Page 12 of 19 FirstFirst ... 28910111213141516 ... LastLast
Results 111 to 120 of 184

Thread: Biển Đông - Đông Nam á Châu

  1. #111
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Trung Quốc xây 100 cây số tường biên giới, siết nhập cảng với Việt Nam
    Apr 10, 2020 cập nhật lần cuối Apr 10, 2020

    Trung Quốc đang cho xây tường dọc biên giới gần cửa khẩu Chi Ma ở Lạng Sơn. (H́nh: Châu Như Quỳnh/Dân Trí)
    LẠNG SƠN, Việt Nam (NV) – Song song với việc xây dựng tường rào biên giới giáp tỉnh Lạng Sơn, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng đă gửi công hàm thông báo sẽ “tăng cường quản lư, áp dụng các biện pháp siết chặt, hạn chế nhập cảnh, nhập cảng với Việt Nam.”

    Theo báo Zing, không chỉ có Bộ Ngoại Giao Trung Cộng, cơ quan hữu trách tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) cũng đưa ra thông báo về việc áp dụng các biện pháp “tăng cường quản lư người và xe cộ qua các cửa khẩu biên giới đất liền với tỉnh Lạng Sơn.”

    Thực tế, theo Bộ Công Thương CSVN một số cửa khẩu biên giới Việt Nam-Trung Quốc đă mở nhưng “năng lực thông quan chưa cải thiện nhiều do hai bên đều ưu tiên các biện pháp pḥng, chống dịch bệnh COVID-19, đồng thời thiếu nhân lực vận chuyển, giao nhận, bốc xếp, sang tải hàng hóa.”


    Với những biện pháp mà phía Trung Quốc mới thông báo áp dụng, nếu lưu lượng xe và hàng hóa xuất cảng từ các tỉnh, thành phố ở Việt Nam đưa lên khu vực biên giới phía Bắc không giảm th́ sẽ xảy ra t́nh trạng tồn đọng, ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu.

    Tính đến hết ngày 8 Tháng Tư, trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đang tồn khoảng 1,698 xe và một toa hàng, trong đó riêng Lạng Sơn c̣n tồn 1,582 xe, chủ yếu là các mặt hàng nông sản, trái cây như thanh long, dưa hấu, chuối, xoài, mít…

    “Do đó, các hộ nông dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến xuất cảng nông sản và trái cây tươi cần chủ động có kế hoạch sản xuất, đóng gói, giao nhận, xuất cảng hàng hóa, tránh để phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác,” ông Trần Tuấn Anh, bộ trưởng Công Thương, khuyến cáo trong công văn gửi Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh, thành ở Việt Nam.


    Trung Quốc vừa thông báo siết chặt quản lư người và xe cộ qua các cửa khẩu với Việt Nam. (H́nh: Việt Hùng/Zing)
    Cùng với việc ra công hàm trên, phía Trung Quốc cũng đang cho xây dựng một đoạn tường rào gần biên giới giáp tỉnh Lạng Sơn “nhằm từng bước đưa hàng hóa xuất nhập cảng vào quy củ.”

    Xác nhận với báo Zing về việc này, một lănh đạo của tỉnh Lạng Sơn cho biết Trung Quốc đă xây dựng tường rào từ lâu với chiều dài khoảng 100 cây số.

    Một lănh đạo Cục Hải Quan Lạng Sơn cũng xác nhận phía Trung Quốc đă xây dựng tường rào gần lối mở Co Sa, cửa khẩu Chi Ma từ lâu.

    “Trước đây, lối này mở ra để cho hàng tạm nhập tái xuất đi qua, nhưng sau đó Bộ Công Thương phúc tŕnh thủ tướng không đồng ư cho hàng tạm nhập về và dừng hoạt động cả năm nay. Phía Trung Quốc cũng không cho xuất hàng qua các cửa khẩu này,” vị này cho biết.

    Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn CSVN cũng từng cho biết Trung Quốc đang dần siết chặt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam vẫn duy tŕ tập quán làm ăn nhỏ lẻ, giao thương tiểu ngạch (xuất cảng không chính thức) sẽ gặp nhiều khó khăn.

    “Muốn xuất cảng hàng hóa bền vững sang Trung Quốc cần phải tổ chức lại sản xuất, xây dựng chiến lược,” bộ này cho hay. (Tr.N)

  2. #112
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Lầu Năm Góc: ‘TQ đâm ch́m tàu VN’ đi ngược quan điểm Mỹ về biển ‘tự do, rộng mở’
    10/04/2020



    Tuyên bố của Lầu Năm Góc về vụ tàu cá Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm ch́m. Photo Defense.gov


    Hôm 9/4, Bộ Quốc pḥng Hoa Kỳ bày tỏ “quan ngại sâu sắc” và kêu gọi các bên “kiềm chế” sau vụ một tàu cá Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm ch́m.

    “Bộ Quốc pḥng Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc về tin tức cho hay tàu hải cảnh Trung Quốc va chạm và đâm ch́m tàu cá Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa”, Lầu Năm Góc nói trong tuyên bố được phát đi ngày 9/4 trên trang web chính thức.

    “Hành động của Trung Quốc trái ngược với tầm nh́n của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương tự do và rộng mở, trong đó tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều được bảo đảm chủ quyền, không bị cưỡng ép và có quyền phát triển kinh tế phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực quốc tế”, tuyên bố của Bộ Quốc pḥng Hoa Kỳ viết tiếp.

    “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các nỗ lực hỗ trợ đồng minh và những nước đối tác đảm bảo tự do hàng hải và các cơ hội phát triển kinh tế ở Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương”.

    Tuyên bố c̣n nói rằng: “Việc đại dịch COVID-19 đang hoành hành thế giới đă cho thấy rơ hơn tầm quan trọng của trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, bởi đây là nền tảng cho phép các nước giải quyết mối đe dọa chung một cách minh bạch, tập trung và hiệu quả”.

    “Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế các hành động gây mất ổn định khu vực, có thể làm chệch hướng nỗ lực tập trung đối phó với đại dịch hoặc gây ra nguy cơ không cần thiết dẫn đến tổn thất về người và tài sản.”

    Trước đó, hôm 6/4, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng bày tỏ sự quan ngại tương tự sau khi có các báo cáo cho hay Trung Quốc đâm ch́m một tàu cá Việt Nam ở gần quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông.

    Vào tối 2/4, giới hữu trách tại Quảng Ngăi cho báo chí biết một tàu cá của ngư dân Trần Hồng Thọ đă bị tàu Trung Quốc đâm ch́m ở gần đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền.



  3. #113
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Trung Quốc sắp đưa thủy phi cơ ra Biển Đông và phát ngôn lâu nay của Việt Nam
    RFA
    2020-04-10

    Thủy phi cơ AG 600 do Trung Quốc sản xuất, sẽ bay thử nghiệm trong năm 2020.
    AFP
    Đài Truyền h́nh trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm 6/4 cho biết Bắc Kinh đang lên kế hoạch đưa thủy phi cơ đổ bộ cỡ lớn AG600 đến Biển Đông.

    CCTV dẫn lời ông Lục Dương, Phó giám đốc dự án AG600 tại Kinh Môn rằng các thủy phi cơ AG600 đang trong quá tŕnh tinh chỉnh, tối ưu hóa thiết kế tại thành phố Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc. Thủy phi cơ AG600 sẵn sàng cho các chuyến bay thử nghiệm trong năm nay và sẽ có chuyến bay đầu tiên từ Chu Hải. Chiếc thủy phi cơ AG600 đầu tiên sẽ được dự kiến bàn giao cho quân đội Trung Quốc vào năm 2022.

    Trung Quốc cho biết thủy phi cơ AG600 được sử dụng trong công tác cứu hỏa cháy rừng và cứu hộ trên biển, cũng như hỗ trợ cho việc phát triển, khai thác, thăm ḍ tài nguyên biển.

    Báo Thanh Niên Online, vào ngày 10/4, trích lời của Tiến sĩ Satoru Nagao, thuộc Viện Nghiên cứu Hudson, Hoa Kỳ, vào hôm 9/4 đă đưa ra nhận định với báo này rằng thủy phi cơ đổ bộ là loại khí tài đáp ứng chiến lược của Trung Quốc ở Ấn Độ-Thái B́nh Dương và Trung Quốc phát triển thủy phi cơ AG600 nhằm phát gia tăng năng tiếp cận nhanh các đảo nhỏ, băi đá ở Biển Đông mà Trung Quốc nuôi tham vọng bá quyền ở khu vực này.

    Khi được báo giới yêu cầu b́nh luận về tin vừa nêu tại cuộc họp báo trực tuyến hôm 9/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lặp lại tuyên bố Hà Nội mong muốn các nước tăng cường hợp tác, đóng góp thiết thực nhằm duy tŕ ḥa b́nh, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Đó là lợi ích và trách nhiệm của các nước trong và ngoài khu vực.

  4. #114
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Trung Quốc sẽ tiếp tục đâm tàu Việt Nam trên Biển Đông
    Apr 12, 2020 cập nhật lần cuối Apr 13, 2020

    Tàu đánh cá vỏ sắt của Trung Quốc đậu san sát như lá tre tại bến. (H́nh: STR/AFP/GettyImages)
    HỒNG KÔNG (NV) – Trung Quốc sẽ c̣n đâm tàu đánh cá của Việt Nam để khẳng định chủ quyền Biển Đông khi lực lượng bán quân sự được sử dụng trong kế hoạch hạ thấp khả năng đụng độ quân sự.

    Ngày 2 Tháng Tư vừa qua, tàu hải cảnh Trung Quốc đâm ch́m tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngăi tại một địa điểm gần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

    Bắc Kinh vu ngược lại là tàu cá Việt Nam đâm vào tàu hải cảnh Trung Quốc rồi ch́m. Không riêng ǵ Việt Nam phản đối hành động tàn ác của tàu hải cảnh, Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Pḥng rồi Thượng Viện Hoa Kỳ tuần qua ra tuyên bố lên án hành động của Bắc Kinh.

    Mấy năm trước, khi đám tàu đánh cá Trung Quốc được điều động tham gia các vụ tranh chấp liên quan chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, ông Carl Thayer, giáo sư Học Viện Quốc Pḥng Hoàng Gia Úc từng báo động về vai tṛ của lực lượng dân quân biển Trung Quốc.

    Bắc Kinh đă cho thành lập lực lượng dân quân biển từ hơn hai chục năm qua. Ngư dân Trung Quốc được huấn luyện quân sự và hướng dẫn chiến thuật đấu tranh trên biển.

    Báo chí tại Việt Nam từng thuật lời các cấp chỉ huy quân sự Hà Nội than phiền hàng đoàn tàu đánh cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Không những chúng ngang nhiên đánh cá trộm mà c̣n xua đuổi tàu đánh cá ngư dân Việt Nam. Lượng cảnh sát biển của Việt Nam, quá ít, quá yếu không làm ǵ nổi.

    Việt Nam cũng bắt chước Trung Quốc lập lực lượng dân quân biển. Cuối năm ngoái, báo chí trong nước cho hay nhà cầm quyền CSVN cho lập “Hải đội dân quân tự vệ để tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo và phát triển kinh tế biển,” VNExpress ngày 31 Tháng Mười Hai, 2019 cho hay.

    Theo nguồn tin vừa kể, ban đầu, nhà cầm quyền CSVN sẽ cho thành lập “hải đội dân quân tự vệ” ở sáu tỉnh Nam Trung Bộ, sau đó mở rộng ra 14 tỉnh. Lư do thành lập được thuật lại qua lời tướng Phan Văn Giang, tổng tham mưu trưởng, thứ trưởng Quốc Pḥng, là t́nh h́nh khu vực và Biển Đông “có những thời điểm diễn biến phức tạp.”

    Việc cho thành lập “hải đội dân quân tự vệ” vừa để “bảo vệ chủ quyền biển, đảo với phát triển kinh tế biển” vừa “góp phần pḥng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xung đột vũ trang trên biển.”

    Ṭa Án Trọng Tài Quốc Tế tại The Hague, Ḥa Lan, Tháng Bảy, 2016 đă phán quyết tuyên bố chủ quyền theo 9 vạch nối lại giống h́nh “Lưỡi Ḅ” của Trung Quốc chiếm gần 90% Biển Đông là vô giá trị. Báo chí quốc tế đăng tải rất nhiều tin tức hàng trăm tàu đánh cá Trung Quốc, thực chất là đám dân quân biển, có các tàu hải cảnh hộ tống tham gia các vụ lấn chiếm trên Biển Đông, ngày mỗi nhiều hơn.


    Tàu cá của Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm ch́m sáng sớm ngày 2 Tháng Tư vừa qua, chỉ c̣n nhô lên phần mũi. (H́nh: Ngư dân cung cấp-Tuổi Trẻ)
    Chính phủ Philippines cho hay chỉ riêng trong năm 2019, họ đă ghi nhận ít nhất 275 tàu đánh cá, tức tàu dân quân biển Trung Quốc, tham gia vây giữ băi cạn gần đảo Thị Tứ tại Trường Sa mà Phi đang trấn giữ và tuyên bố chủ quyền suốt từ năm 1971 đến nay.

    Tháng Sáu năm ngoái, tàu đánh cá cỡ lớn của Trung Quốc đă đâm ch́m tàu đánh cá của ngư dân Philippines tại Reed Bank (Băi Cỏ Rong) mà Philippines xác nhận chủ quyền. Nếu không được một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam vớt, 22 ngư dân Philippines đă có thể mất mạng.

    Theo tổ chức nghiên cứu an ninh nổi tiếng Rand tại Hoa Kỳ, lực lượng dân quân biển của Trung Quốc rất lớn nên không thể coi thường. Phần lớn chúng có căn cứ trên đảo Hải Nam. Tuy Việt Nam cũng lập “hải đội tự vệ” nhưng đội tàu vừa nhỏ bé lại ít hơn rất nhiều, không thể nào so sánh với lực lượng Trung Quốc.

    Báo South China Morning Post thuật tài liệu của ông Nguyễn Khắc Giang tại Viện Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Sách của Việt Nam, thống kê lực lượng dân quân biển của Trung Quốc có 762,000 tàu máy trong khi phía Việt Nam chỉ có khoảng 8,000 tàu. Nhưng theo tài liệu của Ngũ Giác Đài, lực lượng dân quân biển của Trung Quốc có 439,000 tàu với 21 triệu dân quân.

    Việc cả Trung Quốc và Việt Nam đều sử dụng các tàu dân quân biển v́ cũng có những động cơ giống nhau, SCMP thuật ư kiến của ông Isaac Kardon, một giảng viên tại Học Viện Hải Chiến Hoa Kỳ (US Naval War College).

    Cũng v́ vậy, tuy có thể tránh leo thang đụng độ quân sự, nhưng nguy cơ những vụ đụng ch́m tàu đánh cá sẽ c̣n tái diễn. (TN) (KN)

  5. #115
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Trung Quốc đưa nhóm mẫu hạm Liêu Ninh xuống Biển Đông tập trận
    Apr 13, 2020 cập nhật lần cuối Apr 13, 2020

    Mẫu hạm Liêu Ninh và nhóm tàu tác chiến tập trận trên biển Hoa Đông hồi năm 2018. (H́nh: AFP via Getty Images)
    BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Đội đặc nhiệm mẫu hạm Liêu Ninh mới đây đi qua eo biển Miyako và Bashi hướng về Biển Đông để tập trận. Báo quân đội Trung Quốc bản Anh ngữ ChinaMil loan báo theo phát ngôn viên quân sự.

    Tờ China Mil cũng như tờ Hoàn Cầu Thời Báo hôm Thứ Hai 13 Tháng Tư đồng loạt loan báo tin này đồng thời thuật lời phát ngôn viên quân sự Gao Xiucheng (Cao Tú Thành) nói đó là “chương tŕnh huấn luyện hàng năm, và đồng thời phù hợp với luật lệ quốc tế và các công ước liên quan”.

    Phát ngôn viên Gao Xiucheng c̣n loan báo thêm rằng, “Trong tương lai, Hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động huấn luyện như đă lập kế hoạch nhằm nâng cao khả năng tác chiến của nhóm tàu mẫu hạm”.


    Trước khi Bộ Quốc Pḥng Trung Quốc loan báo, hôm Thứ Bảy, cả báo chí Nhật Bản và Đài Loan đều đă báo động là nhóm tàu Liêu Ninh đang tiến qua eo biển Miyako chiều ngày Thứ Sáu cùng với hai khu trục hạm trang bị hỏa tiễn lớp 52D, hai khinh hạm trang bị hỏa tiễn lớp 54A, một tàu tiếp liệu lớp 901.

    Báo chí Đài Loan cho hay đảo quốc này theo dơi sát hành động của nhóm tàu Liêu Ninh. Để đề pḥng, họ đă cho một khu trục hạm trang bị hỏa tiễn ứng trực tại cảng Keelung trong khi một khu trục hạm khác tiến ra khơi. Đồng thời cũng có sự theo dơi của khu trục hạm USS Barry, hạm đội 7 Hoa Kỳ, ở dưới nước trong khi máy bay trinh sát của Hải quân Mỹ EP-3C bay theo dơi trên trời.

    Việc Trung Quốc cho nhóm tàu Liêu Ninh xuống tập trận trên Biển Đông một tuần lễ sau chuyện tàu hải cảnh Trung Quốc đâm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, tiếp nối theo việc Việt Nam nộp bản phản bác Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ngang ngược trên Biển Đông, cho người ta cảm tưởng các sự việc có liên quan với nhau.

    Một mặt cho báo chí viết b́nh luận đe dọa trên mặt thông tin, một mặt cho nhóm tàu mẫu hạm tới Biển Đông tập trận, thách đố cả Việt Nam và Mỹ. Dù đang phải dồn sức đối phó với đại dịch COVID-19 trên cả Hoa lục, Bắc Kinh không thấy lơ là các hoạt động quân sự.

    Sau khi nhóm tàu đặc nhiệm Mỹ, do mẫu hạm USS Theodore Roosevelt dẫn đầu, thăm cảng Đà Nẵng của Việt Nam rồi tập trận trên Biển Đông, Trung Quốc cũng cho một nhóm tàu chiến phối hợp với phi đội khu trục tập trận ở khu vực như kiểu đáp trả.


    Thông tin hoạt động tàu biển quốc tế cho thấy tàu khảo sát địa chất số 8 (Haiyang Dizhi 8) đang trên Biển Đông hướng về phía nam với một số tàu hộ tống. (H́nh: South China Sea news/Twitter)
    Nay th́ đưa thêm nhóm tàu mẫu hạm Liêu Ninh tới Biển Đông tập trận, với dấu hiệu trả lời cho việc Hà Nội đ̣i bồi thường cho ngư dân bị đâm ch́m tàu cũng như nộp bản phản bác tuyên bố chủ quyền Biển Đông ngang ngược của Bắc Kinh.

    Đài CNN giữa tuần trước nêu ư kiến của ông Carl Schuster, một hạm trưởng hải quân Mỹ nghỉ hưu và cũng từng là một sĩ quan t́nh báo của Bộ Tư Lệnh Thái B́nh Dương cho rằng, Trung Quốc đang lợi dụng lúc lực lượng Hải quân Mỹ bị dịch bệnh cầm chân để tăng cái thế của họ trên Biển Đông. Họ muốn chứng tỏ trong khi Mỹ bị kẹt với hàng trăm thủy thủ bị dịch, tàu phải ngừng hoạt động mà hải quân Trung Quốc vẫn hoạt động.

    Trong khi nhóm tàu Liêu Ninh đang tiến về Biển Đông, sơ đồ vị trí hoạt động hàng hải được nhóm Thông tin Biển Đông (South China Sea News) cho hay, tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8 Hao (Hải Dương Địa Chất số 8) đang cùng với một nhóm tàu hộ tống hoạt động trên Biển Đông hướng về phía nam.

    Chủ đích của nhóm tàu này là ǵ, phải vài ngày nữa mới có thể hiểu rơ hơn. Năm ngoái, Bắc Kinh đă cho tàu nhóm tàu Haiyang Dizhi 8, quấy rối, đe dọa hoạt động ḍ t́m và khai thác dầu khí của Việt Nam tại băi Tư Chính trên thềm lục địa Việt Nam suốt hơn 3 tháng. Nhóm tàu này chỉ đi khỏi khi tàu ḍ t́m dầu khí mà Việt Nam thuê của công ty Nhật rời khu vực. (TN) (KN)

  6. #116
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Trung Quốc phân tích tại sao Việt Nam ‘xâm nhập’ Biển Đông lúc này, cảnh báo leo thang căng thẳng
    14/04/2020
    VOA Việt Ngữ



    Binh sỹ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tuần tra đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa. Hoàn cầu Thời báo của Bắc Kinh vừa lên tiếng cảnh báo căng thẳng sẽ leo thang ở Biển Đông.


    Truyền thông chính thống của Trung Quốc vừa lên tiếng cáo buộc Việt Nam “xâm nhập’ lănh hải của họ cũng như cảnh báo sự “ủng hộ” của Washington đối với Hà Nội sẽ làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông trong khi đưa tàu Hải Dương 8 trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng tàu cá của Việt Nam đâm vào tàu hải cảnh của Trung Quốc gần đảo Tây Sa hồi đầu tháng này và gửi công hàm phản đối “với mục đích t́m kiếm bồi thường” trước áp lực kinh tế v́ đại dịch COVID-19.

    Bộ Ngoại giao ở Hà Nội hôm 3/4 cho biết đă “giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối” cũng như yêu cầu Bắc Kinh “bồi thường thoả đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam” sau khi tàu cá QNg 90617 TS cùng 8 ngư dân Việt bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm ch́m trước đó cùng ngày.

    Tuy nhiên, Trung Quốc nói rằng tàu cá Việt Nam “đă xâm phạm lănh hải Trung Quốc và làm hư hại tàu hải cảnh” của họ, theo bài xă luận ra ngày 11/4 của Hoàn cầu Thời báo – một ấn phẩm của Nhân dân Nhật báo (People’s Daily). Tờ báo này cho biết “Trung Quốc có đủ bằng chứng bằng video của những ǵ đă thực sự xảy ra trong vụ đụng độ để chứng minh sự vô tội của họ.”

    Nhận định về vấn đề này, Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales – người chuyên phân tích về các vấn đề Việt Nam và khu vực – cho rằng tuyên bố của Trung Quốc rằng tàu cá Việt Nam đâm tàu hải cảnh của Trung Quốc là một sự “tuyên truyền và hoàn toàn đánh lạc hướng” dư luận. Theo vị giáo sư của Học viện Quốc pḥng Úc, cần phải có thêm chi tiết về vụ đụng độ mà Trung Quốc lại “chưa cung cấp bằng chứng bằng video để hỗ trợ cho tuyên bố của họ.”

    VOA đă liên lạc với người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam để xin b́nh luận về những cáo buộc trên của tờ báo Trung Quốc cũng như liệu Hà Nội có yêu cầu Bắc Kinh đưa ra bằng chứng về việc tàu cá Việt Nam đâm tàu hải cảnh Trung Quốc hay không, nhưng chưa nhận được hồi đáp.

    Hoàn cầu Thời báo c̣n cho rằng Việt Nam “t́m kiếm bồi thường” trong vụ đụng độ trên biển Đông giữa lúc có những áp lực về kinh tế khi đưa ra số liệu cho thấy “hơn 300 doanh nghiệp Việt Nam đang tạm ngừng hoạt động và hơn 40.000 người có nguy cơ thất nghiệp” giữa lúc bùng phát dịch COVID-19. Tờ báo của Trung Quốc nhận định Việt Nam dùng vụ đụng độ trên biển Đông lúc này để đánh lạc hướng sự “yếu kém” trong việc đối phó với đại dịch virus corona.

    Tuy nhiên, chính phủ Mỹ đă lên tiếng chỉ trích Trung Quốc trong vụ đụng độ với tàu cá Việt Nam diễn ra hôm 3/4 gần quần đảo Hoàng Sa. Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc pḥng và ít nhất 5 thượng nghị sỹ Mỹ đă đưa ra các thông cáo chỉ đích danh tàu hải cảnh Trung Quốc là thủ phạm đâm ch́m tàu cá Việt Nam. Mỹ nói họ sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng minh và các đối tác trong khu vực đảm bảo tự do hàng hải và các cơ hội phát triển kinh tế ở Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương. Tháng trước, Mỹ đă đưa một tàu sân bay cập cảng Đà Nẵng.

    ‘Căng thẳng leo thang’

    Trước sự chỉ trích của Mỹ, Hoàn cầu Thời báo cho rằng Washington đang “đứng về phe” với Hà Nội và “đổ trách nhiệm” cho Bắc Kinh.

    “Sự ủng hộ ngay tức th́ của Mỹ sẽ khích lệ chính phủ Việt Nam và ngư dân Việt Nam tham gia vào hoạt động khai thác IUU (đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định),” Hoàn cầu Thời báo nói và cho rằng điều này sẽ xâm phạm lợi ích và quyền lănh hải của Trung Quốc quanh các đảo ở Tây Sa “một cách trơ tráo”.

    “Điều này có thể sẽ làm leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam,” tờ báo của Bắc Kinh cảnh báo và kết luận rằng “dù ǵ th́ cả Mỹ và Việt Nam đang thổi bùng thêm ngọn lửa nhằm đạt được các mục đích chính trị của họ.”

    Chỉ vài ngày sau khi Hoàn cầu Thời báo cảnh báo sự leo thang, Trung Quốc đă gửi ngay tàu khảo sát Hải Dương 8 quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Theo dữ liệu hành tŕnh hàng hải mà Reuters trích dẫn, tàu Hải Dương 8 – từng tiến hành khảo sát địa chấn trong lănh hải Việt Nam nhiều tháng trời vào năm ngoái – hôm 14/4 đă xuất hiện ở khu vực cách bờ biển Việt Nam khoảng 158km và trong vùng đặc quyền kinh tế. Chiếc tàu này được ít nhất một tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống. Cũng theo dữ liệu này, có ít nhất 3 tàu của Việt Nam đang đi theo hướng của tàu Trung Quốc.

    Nhận định về việc Trung Quốc đưa tàu khảo sát trở lại Việt Nam, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở ở Singapore, nói với Reuters rằng đây “là hành động của Bắc Kinh nhằm một lần nữa đưa ra các tuyên bố chủ quyền không có cơ sở trên biển Đông.”

    “Trung Quốc đang lợi dụng việc đánh lạc hướng vào đại dịch virus corona để tăng cường tuyên bố chủ quyền trên biển Đông giữa lúc Mỹ và châu Âu đang phải đối phó với loại virus mới,” theo TS Hợp.

    Để phản đối các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam hôm 7/4 nói họ đă gửi công hàm lên LHQ, sau khi Philippines và Malaysia đă có động thái tương tự.

    Công hàm do phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc gửi cho Tổng thư kư LHQ Antonio Guterres nói rằng các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông”.

    Nhưng ngày 14/4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng các đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lănh thổ Trung Quốc và rằng các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam là “phi pháp và không có giá trị.”

    Người phát ngôn của Bắc Kinh nói các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam “vi phạm luật quốc tế bao gồm Hiến chương LHQ và Công ước LHQ về luật biển.”

  7. #117
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Biển Đông : Tàu thăm ḍ địa chất Trung Quốc trở lại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam


    Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với gần như toàn bộ các nguồn tài nguyên ở Biển Đông bất chấp các tranh chấp với Việt Nam, Brunei, Philippjnes. AFP/File

    Hăng tin Reuters hôm nay 14/04/2020, loan tin, tàu thăm ḍ địa chất Trung Quốc, hồi cuối năm ngoái từng khuấy động căng thẳng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nay đang tiến vào vùng biển của Việt Nam, giữa lúc Hà Nội đang phải tập trung đối phó với dịch Covid-19.



    Đầu tháng 9 năm ngoái, tầu thăm ḍ địa chất biển của Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 đă nhiều lần xâm nhập hoạt động trong vùng biển băi Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sự việc đă làm dấy lên căng thẳng trong quan hệ Việt –Trung cũng như mối lo ngại của cộng đồng quốc tế.

    Hăng tin Reuters dẫn các số liệu của Marine Traffic, một trang mạng chuyên theo dơi các hoạt động hàng hải, cho biết hôm nay, 14/04 tàu Hải Dương Địa Chất 8, được ít nhất một tầu hải cảnh hộ tống, đă xuất hiện ỏ cách bờ biển Việt Nam 98 hải lư (158km). Như vậy con tàu này đă ở trong Vùng Đặc Quyền Kinh Tế của Việt Nam (ZEE). Vẫn theo thông tin của trang Marine Traffic, đă có ba chiếc tàu của Việt Nam di chuyển về hướng tàu Trung Quốc.

    Tàu thăm ḍ địa chất của Trung Quốc xuất hiện trong Vùng Đặc Quyền Kinh Tế Việt Nam giữa lúc Hà Nội đang phải lo chống dịch virus corona và chính phủ đang đứng trước quyết định khó khăn kéo dài hay ngừng lệnh cách ly xă hội. Sự việc cũng diễn ra không lâu sau khi hôm 02/04 một tàu hải cảnh Trung Quốc đâm ch́m một tàu cá Việt Nam ở gần đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đă chiếm và Việt Nam luôn đ̣i chủ quyền.

    Hà Nội đă lên án hành động đâm ch́m tàu cá của Việt Nam. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đă lên tiếng tố cáo Trung Quốc lợi dụng t́nh h́nh dịch bệnh toàn cầu, các nước lơ là mất cảnh giác để tăng cường hiện diện, lấn chiếm Biển Đông. Philippines cũng tỏ lo lắng về hành vi của Trung Quốc trong vụ việc trên mà Bắc Kinh gọi là « sự cố nhỏ ».

    Hôm thứ Bảy vừa qua, tờ Hoàn Cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc c̣n lớn tiếng chỉ trích Việt Nam đă lợi dụng sự cố trên để đánh lạc hướng sự thiếu năng lực trong quản lư khủng hoảng dịch virus corona.

    Được Reuters liên hệ, Bộ Ngoại Giao Việt Nam hiện tại không đưa ra b́nh luận về thông tin tàu Hải Dương Địa Chất 8 trở lại vùng biển Việt Nam.

  8. #118
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Tṛ chơi hai mặt của Bắc Kinh tại Miến Điện


    Cờ Trung Quốc tại một cánh đồng ở Kokang, vùng biên giới Miến Điện-Trung Quốc. Ảnh tư liệu chụp ngày 24/03/2015. © REUTERS/Wong Campion/File Photo

    Theo L’Express, Trung Quốc vừa giữ quan hệ với chính phủ Miến Điện, vừa xúi giục các nhóm vũ trang, để cố t́nh làm nước láng giềng yếu đi.



    Chuyến thăm của ông Tập Cận B́nh hồi tháng Giêng sẽ phải mở ra « một kỷ nguyên mới » giữa Trung Quốc và láng giềng Miến Điện. Chuyến đi được cụ thể hóa bằng khoảng 30 hợp đồng liên quan đến việc phát triển « hành lang kinh tế Trung Quốc – Miến Điện », sẽ giúp Bắc Kinh mở được ngơ vào chiến lược sang Ấn Độ Dương.

    Tuy nhiên liệu các nhà lănh đạo Miến Điện có nhân cơ hội này đặt ra một câu hỏi đă cũ và tế nhị : « V́ sao các ông lại ủng hộ các nhóm thiểu số nổi dậy ở miền bắc mà chúng tôi đang nhọc công đối phó ? »

    Với chiều dài 2.200 km, vùng biên giới giữa hai nước có rất nhiều sắc tộc sinh sống, và đa số nổi dậy chống chính quyền trung ương Miến Điện để đ̣i quyền tự trị. Nhóm mạnh nhất United Wa State Army (UWSA), dù không chính thức xung đột, đứng đầu một Nhà nước nhỏ độc lập trên thực tế.

    Được Trung Quốc hỗ trợ về quân sự và có nguồn tài chính từ buôn ma túy, UWSA – xuất thân từ đảng Cộng Sản Miến Điện quá cố - với 30.000 quân là một lực lượng răn đe trước bất kỳ chiến dịch tấn công nào của Miến Điện.

    Nếu từ vài tháng qua, các nhóm thiểu số miền bắc vẫn duy tŕ t́nh trạng ngưng bắn mong manh, Arakan Army lại không ngồi im. Đây là một tổ chức được thành lập năm 2009 với sự hỗ trợ của Bắc Kinh. Phong trào hoạt động ở bang Rakhin, cách biên giới Trung Quốc vài trăm cây số về phía tây nam, trong những tháng gần đây tung ra những trận đánh dữ dội làm hàng trăm thường dân và quân lính thiệt mạng.

    Vừa ủng hộ quân nổi dậy, chế độ Bắc Kinh lại vừa ve vuốt Naypyidaw qua việc phản đối đưa các tướng lănh Miến Điện liên can đến những vụ thảm sát người Rohingya ra trước ṭa án quốc tế. V́ sao lại chơi tṛ hai mặt như thế ?

    Aung Zaw, tổng biên tập tờ The Irrawaddy nhấn mạnh : « Trung Quốc muốn có một Miến Điện yếu và bất ổn nhằm duy tŕ sự kiểm soát và ảnh hưởng lên đất nước này ». C̣n theo Anthony Davis, chuyên gia về vấn đề quân sự châu Á : « Để theo đuổi các mục tiêu chiến lược ở Miến Điện, Bắc Kinh phải tạo quan hệ tốt với chính quyền trung ương đồng thời giữ liên lạc với các nhóm nổi dậy thiểu số, nhân tố gây mất ổn định dọc theo biên giới ».

    Như vậy mặc cho sự xuất hiện của con virus corona, một cuộc ngưng bắn tại các vùng xung đột hăy c̣n xa vời.

  9. #119
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    CHIỀU QUA : Sân Bay DARASAKOK Của TQ Tại CAMPUCHIA Bị Pháo 122mm Của VN Cày TAN NÁT


  10. #120
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    VN có ‘hạ gục’ được TQ ở Biển Đông?


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 16-11-2014, 02:57 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 23-07-2014, 04:16 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 19-04-2012, 02:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •