Page 14 of 19 FirstFirst ... 4101112131415161718 ... LastLast
Results 131 to 140 of 184

Thread: Biển Đông - Đông Nam á Châu

  1. #131
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Mỹ nói Trung Quốc nên ngừng 'hành vi bắt nạt' ở Biển Đông
    19/04/2020



    Tàu thám hiểm "Hải Dương Địa Chất 8" của Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc (Ảnh: China Geological Survey)


    Mỹ ngày thứ Bảy kêu gọi Trung Quốc ngừng “hành vi bắt nạt” ở Biển Đông và nói rằng Mỹ lo ngại trước các báo cáo về “những hành động khiêu khích” của Bắc Kinh nhắm vào các hoạt động phát triển dầu khí ngoài khơi ở vùng biển tranh chấp.

    Ba nguồn tin an ninh khu vực nói với Reuters ngày thứ Sáu rằng một tàu khảo sát của chính phủ Trung Quốc đang đeo bám một tàu thăm ḍ do công ty dầu khí nhà nước Petronas của Malaysia vận hành ở vùng biển đó.

    Tàu Hải dương Địa chất 8 trước đó trong tuần này đă được nh́n thấy ngoài khơi Việt Nam, nơi mà năm ngoái nó đă thực hiện các hoạt động nghi là khảo sát thăm ḍ dầu khí trong các khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    “Mỹ lo ngại trước các báo cáo về các hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhắm vào việc phát triển dầu khí ngoài khơi của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền khác,” Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một thông cáo gửi qua email cho Reuters trả lời câu hỏi về sự hiện diện của Hải dương Địa chất 8 ở vùng biển Malaysia.

    “Trong trường hợp này, (Trung Quốc) nên chấm dứt hành vi bắt nạt của ḿnh và không tham gia vào hoạt động khiêu khích và gây bất ổn kiểu này,” thông cáo nói.

    Các hành động của Trung Quốc đe dọa an ninh năng lượng trong khu vực và làm suy yếu thị trường năng lượng Ấn Độ-Thái B́nh Dương tự do và rộng mở, thông cáo nói thêm.

    Đầu tuần trước, khi tàu khảo sát này xuất hiện trong vùng biển ngoài khơi Việt Nam, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói con tàu đang tiến hành các hoạt động b́nh thường và cáo buộc các quan chức Mỹ bôi nhọ Bắc Kinh.

    Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông giàu tài nguyên và cũng là một tuyến đường thương mại trọng yếu. Philippines, Brunei, Việt Nam, Malaysia và Đài Loan cũng có những tuyên bố chồng chéo.

  2. #132
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Singapore trở thành nước có nhiều ca nhiễm dịch nhất Đông Nam Á
    B́nh luậnNguyễn Sơn • 17:57, 19/04/20• 633 lượt xem


    Đường phố khu trung tâm Singapore vắng vẻ, ngày 14/4/2020. (Ảnh: ROSLAN RAHMAN/AFP via Getty Images)

    Trong ngày 18/4, Singapore có thêm 942 ca nhiễm virus corona Vũ Hán, tạo một kỷ lục mới về số người nhiễm mới trong một ngày.

    Tổng cộng hiện Singapore đă có 6.588 người bị nhiễm dịch, vượt qua Indonesia, trở thành quốc gia nhiều ca bệnh nhất Đông Nam Á.

    Hầu hết các bệnh nhân mới bị nhiễm đều là người lao động nước ngoài tại các kư túc xá. Các trường hợp người địa phương tiếp tục giảm, chỉ có 14 trường hợp.

    Khoảng 60% bệnh nhân được chẩn đoán ở Singapore sống trong kư túc xá cho công nhân nước ngoài, chủ yếu là công nhân từ các quốc gia Nam Á. Họ có từ 12 đến 20 người chen lấn trong một căn pḥng và nhà vệ sinh chung.

    Ca nhiễm mới tại kư túc xá dành cho công nhân nước ngoài gia tăng một phần do các nỗ lực xét nghiệm liên tục và cách ly công nhân bị nhiễm của Singapore.

    Thủ tướng Lư Hiển Long đă viết trên mạng xă hội Facebook rằng vài ngày tới sẽ là thời điểm quan trọng, kêu gọi dân chúng hăy hết sức khắc chế bản thân để chống lại dịch bệnh. Ông nói số trường hợp bị bệnh trong các khu kư túc xá lao động nước ngoài đă tăng lên từng ngày. May mắn thay, hầu hết trong số họ là những bệnh nhân trẻ và bị nhẹ.

    Người lao động nhập cư sống ở khu vực Cochrane Lodge II bị cách ly, ngày 18/4/2020 ở Singapore. (Ảnh: Ore Huiying/Getty Images)
    Người lao động nhập cư sống ở khu vực Cochrane Lodge II bị cách ly, ngày 18/4/2020 ở Singapore. (Ảnh: Ore Huiying/Getty Images)
    Quốc gia Ca nhiễm mới Tổng ca nhiễm Ca tử vong mới Tổng ca tử vong
    Singapore 596 6.588 0 11
    Indonesia 327 6.575 47 582
    Phillippines 172 6.259 12 409
    Malaysia 84 5.389 1 89
    Thái Lan 32 2.765 0 47
    Việt Nam 0 268 0 0
    Brunei 0 137 0 1
    Campuchia 0 122 0 0
    Myanmar 9 107 0 5
    Lào 0 19 0 0
    Đông Timor 0 18 0 0
    Tổng 1.220 28.247 60 1.144
    Ngày 16/4, bà Hà Tinh (Ho Ching), phu nhân của thủ tướng Singapore Lư Hiển Long, đă viết trên mạng xă hội, cho rằng Singapore đánh giá thấp dịch bệnh COVID-19 và đă phải trả giá đắt.

    Bà Hà Tinh viết, sau khi dịch bệnh bùng phát trên quốc tế, Singapore đă kêu gọi các công dân ở nước ngoài trở về Singapore. Bà nói rằng mặc dù Singapore yêu cầu những người trở về từ nước ngoài phải cách ly tại nhà, nhưng đă không ngay lập tức yêu cầu tập trung cách ly tại các cơ sở cụ thể.

    Thời gian cách ly 14 ngày không thể xác định đầy đủ các bệnh nhân lây nhiễm không có các triệu chứng và ảnh hưởng của các bệnh nhân không triệu chứng này lớn hơn nhiều so với dự kiến trước đây và cuối cùng đă ảnh hưởng đến nhóm người lao động nước ngoài.

    Xem thêm:

  3. #133
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    TIN MỚI 20/4/2020 HOAN HÔ: BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ĐỨNG LÊN "BẢ0 VỆ" C.QUYÊN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM


  4. #134
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Biển Đông : Chiến lược giữ chủ quyền bằng tầu hải cảnh của Việt Nam và các nước láng giềng

    Đăng ngày: 20/04/2020 - 10:26

    Một tầu hải cảnh Trung Quốc bắn ṿi rồng vào tầu tuần tra Việt Nam ở Biển Đông, ngày 02/05/2019. REUTERS/Vietnam Marine Guard/Handout via Reuters
    Thu Hằng
    Cơn khát tài nguyên biển đă khiến Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn. Trung Quốc liên tiếp gây sức ép với các nước láng giềng cũng đ̣i hỏi chủ quyền ở Biển Đông và hăm dọa đối thủ bằng đội tầu chấp pháp (tầu « vỏ trắng »), lực lượng dân quân biển và ngư dân, được quân đội đào tạo bài bản.

    QUẢNG CÁO
    Đây là nhận định của ông Martin A. Sebastian, giám đốc Trung tâm v́ An ninh và Ngoại giao Hàng hải, thuộc Viện Hàng hải Malaysia, trong bài tham luận đăng trong Nghiên cứu số 73 « Ngoại giao tầu hải cảnh ở Đông Nam Á » (Etude n°73 : La Diplomatie des gardes-côtes en Asie du Sud-Est), do Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM) phát hành tháng 03/2020.

    Tầu hải cảnh, cùng với lực lượng dân quân biển và ngư dân đóng vai tṛ ǵ, có công dụng như thế nào trong chiến lược bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông của Việt Nam, cũng như của các nước khác trong khu vực ? Giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, một trong hai giám đốc phụ trách tập Nghiên cứu số 73, lần lượt giải thích một số câu hỏi của RFI Tiếng Việt.

    *****



    RFI : Thưa ông Benoît de Tréglodé, Nghiên cứu số 73 - « Ngoại giao tầu hải cảnh ở Đông Nam Á » - của Viện IRSEM nhấn mạnh đến sự hiện diện ngày càng thường xuyên của các đội tầu hải cảnh, c̣n được gọi là tầu « vỏ trắng » ở các vùng biển Đông Nam Á. Xu hướng này được giải thích như thế nào ?

    Benoît de Tréglodé : Chị có lư khi nhấn mạnh đến « tầu vỏ trắng ». Về mặt ngữ nghĩa, người ta xếp tầu « vỏ trắng », có nghĩa là tầu tuần duyên, bên cạnh tầu « vỏ xám », tức là tầu của các lực lượng hải quân các nước trong vùng.

    Đúng là từ ba thập niên nay, Biển Đông là một khu vực có nhiều nhập nhằng chiến lược sâu sắc khiến các nước láng giềng phải tính đến những phương tiện khác để xây dựng khả năng phản ứng ngoài khơi của họ và thoát khỏi những phương pháp truyền thống, mà vào lúc đó họ không có biện pháp nào hơn, như kiểu tầu hải quân có nguy cơ dẫn đến xung đột liên quốc gia. V́ thế, cần phải xây dựng những phương tiện khác để có thể khẳng định chủ quyền trong một vùng đặc trưng bởi tính mập mờ chiến lược, bởi những vùng xám và thiếu rơ ràng về chủ quyền.

    V́ vậy, phải t́m ra được một công cụ mới, một nhân tố mới để có thể hành động trên thực địa. Và tầu hải cảnh được sử dụng vào mục đích đó. Nhưng cũng cần phải đặt lại hiện tượng này vào bối cảnh lịch sử : Quyết định dùng tầu hải cảnh được Trung Quốc đưa ra vào nửa sau thập niên 1990. Sau đó, toàn bộ các nước trong vùng có tranh chấp theo đuổi ư tưởng này. Việt Nam cũng làm tương tự, tương đối muộn, bằng cách thông qua luật về lực lượng Cảnh sát biển vào cuối những năm 2000.

    RFI : Trung Quốc có chiến lược ǵ khi sử dụng tầu hải cảnh trong vùng ? Đâu là khả năng của Việt Nam, cũng như các nước trong vùng, hiện có tranh chấp với Trung Quốc ?

    Benoît de Tréglodé : Phải trở lại sự khác biệt về các loại tầu. Ban đầu, các tầu hải cảnh làm đúng nhiệm vụ cảnh sát biển. Chúng xuất hiện ở đó để buộc tuân thủ trật tự, quy định trong vùng biển của một nước, cũng như làm nhiều nhiệm vụ khác như bảo vệ môi trường, cứu hộ ngoài khơi… C̣n các tầu « vỏ xám » của lực lượng hải quân là một công cụ cho chính sách đối ngoại, làm nhiệm vụ hoàn toàn khác.

    Có một điều thú vị cần nhắc đến, nếu chú ư đến sự thay đổi hoạt động trong khu vực này từ cuối những năm 2010, đó là, từ giờ, chính đội tầu hải cảnh lại đảm nhiệm thêm nhiệm vụ tối cao, có nghĩa là bảo vệ chủ quyền. Nhiệm vụ này không hề được dự kiến ban đầu. Như vậy, có một sự thay đổi hợp lư, như trông đợi, nhưng quan trọng để hiểu được hành động của tầu hải cảnh trong khu vực. Lực lượng này đang từng bước trở thành công cụ bảo vệ quốc gia và điều này hoàn toàn thay đổi so với nhiệm vụ ban đầu.

    Tiếc là có khá ít nghiên cứu về lực lượng hải cảnh ở Biển Đông. Nhưng đội ngũ này lại trở thành lực lượng trung tâm trong việc tái triển khai các hoạt động ở Biển Đông từ 30 năm nay, dù lực lượng này được phát hiện hơi muộn.

    Tôi xin nhắc lại một trong những hành động mang tính biểu tượng, đó là Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, được kư năm 2000, nhấn mạnh đến hợp tác song phương về an ninh giữa hai nước. Đó chính là một thỏa thuận về cảnh sát biển.

    Điều thú vị hiện nay, dường như cả một bộ máy hành chính được triển khai ở Việt Nam, cũng như ở Philippines, Malaysia và dĩ nhiên là cả Trung Quốc, để triển khai và hiện đại hóa lực lượng ngư dân để có thể năng động hơn trên thực địa nhằm giúp Nhà nước truyền thông điệp mà không cần gây xung đột vũ trang, quá trực diện và quá nghiêm trọng. Đây là lực lượng ở cấp thấp hơn nhưng phục vụ cùng mục đích.

    Rơ ràng vụ tầu cá Việt Nam bị đâm ch́m vào đầu tháng 04/2020 là một bằng chứng cho việc sử dụng những tác nhân mới nhằm phát đi tín hiệu chính trị đối với một Nhà nước. Và h́nh thức này sẽ tiếp tục được sử dụng trong tương lai. Tại v́, cứ thử h́nh dung rằng nếu xảy ra một sự cố giữa tầu tuần tra th́ sẽ gây ra những hậu quả chính trị nặng nề. C̣n nếu xảy ra với đội dân quân biển, th́ thiệt hại ít hơn, ít tốn kém hơn, trong khi cả hai kiểu đều cùng hướng đến một mục tiêu.

    RFI : Tầu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 hoạt động ở Biển Đông và xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào tháng 04/2020. Đi kèm con tầu này là đội tầu hải cảnh và dân quân biển. Lực lượng này có nhiệm vụ ǵ ?

    Benoît de Tréglodé : Một lần nữa, phải nhắc lại là tham vọng hành động của các nước quanh Biển Đông là sử dụng mọi mặt, từ lực lượng hải quân, để tái khẳng định những đ̣i hỏi chủ quyền của họ. Đây là hành động mà tất cả các nước trong vùng đang tiến hành. Đúng là hiện nay, tầu « vỏ xám » được sử dụng ít hơn, trong khi tầu « vỏ trắng » lại hoạt động thường xuyên hơn từ khoảng 20 năm.

    Giờ xuất hiện thêm nhiều yếu tố khác, như lực lượng dân quân biển và lực lượng ngư dân. Toàn bộ các lực lượng trên biển chủ chốt này đều được các nước sử dụng để khẳng định sự hiện diện trên thực địa.

    Trong một vùng có tranh chấp giữa hai nước, lấy ví dụ Trung Quốc và Việt Nam, song song với những tranh chấp, hai nước lại có chính sách hợp tác kinh tế quan trọng và mạnh mẽ, nên khó sử dụng được những nhân tố công kích như Hải quân Quốc gia. V́ thế họ sử dụng những phương tiện « trung lập » hơn, như lực lượng hải cảnh. Nhưng hiện tại, lực lượng này không đủ, nên họ sử dụng cả những lực lượng c̣n « trung lập » hơn nữa, đó là đội dân quân biển và ngư dân. Có nghĩa là sử dụng cả ba cấp độ khác nhau để khẳng định chung một điều : Hiện diện trên thực địa đang có tranh chấp.

    RFI : Liệu Trung Quốc có tranh thủ thời cơ đại dịch Covid-19 đang tác động nghiêm trọng đến nhiều nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, để tăng cường hoạt động ở Biển Đông không ?

    Benoît de Tréglodé : Tôi nghĩ rằng sự kiện hôm 02/04/2020 một tầu cá Việt Nam bị tầu Trung Quốc đâm ch́m ở quần đảo Hoàng Sa không được xem là đánh dấu một bước ngoặt trong chiến lược hàng hải Trung Quốc trong giai đoạn dịch Covid-19.

    Các tầu của lực lượng dân quân biển hoặc ngư dân Việt Nam và Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp luôn chơi tṛ « mèo đuổi chuột ». Đây là điều thường xuyên xảy ra, mà sự kiện gần nhất là vào đầu tháng 04/2020. Tiếp theo là việc tầu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tôi không biết là có nên xem đó là chính sách tổng thể của Bắc Kinh hay không, trong một năm được cho là rất quan trọng đối với các lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông.


    Tôi xin nhắc lại là Trung Quốc muốn các cuộc đàm phán gay go về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông mang lại kết quả. V́ thế, phải hỏi ngược lại : Bắc Kinh có lợi ǵ khi đổ thêm dầu vào lửa trong khu vực này vào năm 2020 và tranh thủ sự lơ là của nhiều nước đang phải chật vật xử lư khủng hoảng Covid-19 ? Thực sự, tôi không tin đây là món quà trời ban cho chính sách ngoại giao hàng hải của Trung Quốc trong năm nay.

    RFI : Đầu năm 2020, Trung Quốc tập trận chống tầu ngầm ở phía bắc Biển Đông. Tầu sân bay Liêu Ninh cũng có kế hoạch tập trận trong khu vực. Phải hiểu những sự kiện này như thế nào ?

    Benoît de Tréglodé : Từ đầu năm đến tháng Tư này, hải quân Trung Quốc có hai sự kiện khá quan trọng. Đầu tiên là cuộc tập trận chống tầu ngầm diễn ra ở phía bắc Biển Đông. Thứ hai là các bài tập cất cánh và hạ cánh trên tầu sân bay Liêu Ninh, ở cùng khu vực. Hai sự kiện này cho thấy điều ǵ ? Chúng chứng minh rằng Bắc Kinh muốn cải thiện khả năng hoạt động của lực lượng hải quân trong khu vực. Điều này không cho thấy có một bước ngoặt hoặc ư định khẩn trương chiếm thêm đảo mà chỉ chứng minh Trung Quốc muốn khẳng định chính sách hàng hải xứng tầm một cường quốc.

    Việt Nam cũng đang chứng minh tương tự, khi muốn trở thành cường quốc hàng hải từ nay đến năm 2030. Luật Cảnh sát biển, tăng cường trang thiết bị hàng hải, rồi tầu cá của ngư dân, hiện đại hóa chương tŕnh tầu « vỏ xám » của Hải Quân Việt Nam đều nằm trong chiến lược này. Và đây cũng là chiến lược chung của rất nhiều nước trong khu vực.

    RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

  5. #135
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Việt Nam cần phát huy vai tṛ Chủ tịch ASEAN
    Tương Tam Phong
    2020-04-19



    H́nh minh hoạ H́nh chụp hôm 14/4/2018 - máy bay chiến đấu J15 đậu trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
    AFP
    Trung Quốc ngày càng lấn lướt trên biển Đông
    Trong hai tháng đầu năm 2020, dữ liệu từ AMTI cho biết có hơn 100 tàu Trung Quốc đă được phát hiện gần Thị Tứ - Cấu trúc thuộc Trường Sa mà Philippines đang kiểm soát trên Biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tuyên bố triển khai hai cơ sở nghiên cứu mới trên Băi đá Subi và đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa. Tuy Trung Quốc tuyên bố đây là các trạm nghiên cứu, nhưng giới quan sát cho rằng đó chỉ là b́nh phong, và Trung Quốc đang mưu đồ ǵ đó ở đây. Song song đó, Trung Quốc cũng tiến hành một cuộc tập trận chống tàu ngầm trên Biển Đông. Ngày 2/4, tàu hải cảnh Trung Quốc đâm ch́m một tàu đánh cá của Việt Nam tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa. Ngày 18/4, Trung Quốc tuyên bố thành lập chính quyền “khu Tây Sa” và “khu Nam Sa” thuộc cái gọi là thành phố Tam Sa, nhằm quản lư 4 nhóm cấu trúc trên biển Đông và các vùng nước phụ cận.

    Những vụ việc này nhắc nhở người dân Việt Nam về cuộc đối đầu khốc liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm ngoái. Trung Quốc đă liên tục triển khai tàu khảo sát Hải dương 8 để ngăn chặn các hoạt động khoan thăm ḍ dầu khí của Việt Nam xung quanh Băi Tư Chính, ngay trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Mặc dù, trong năm nay, Trung Quốc vẫn chưa áp dụng các chiến thuật tương tự để chống lại Việt Nam, nhưng cũng không loại trừ khả năng này khi Bắc Kinh vượt qua t́nh trạng tồi tệ nhất do COVID-19.

    Việt Nam nỗ lực phát triển quan hệ
    Sách Trắng Quốc pḥng Việt Nam, mới được công bố vào tháng 11/2019, đă nhấn mạnh những lo ngại của Việt Nam về các thách thức đối với an ninh quốc gia xuất phát từ những diễn biến mới trên Biển Đông, trong đó bao gồm “các hành động đơn phương, cưỡng chế dựa trên sức mạnh, vi phạm luật pháp quốc tế, quân sự hóa, thay đổi hiện trạng và xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được quy định bởi luật pháp quốc tế”.

    Mặc dù tiếp tục duy tŕ chính sách “Ba không” trước đó, như để yên ḷng quốc gia láng giềng to lớn, nhưng Sách Trắng cũng nêu rơ “tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ xem xét phát triển các mối quan hệ quân sự và quốc pḥng cần thiết, phù hợp với các quốc gia khác”. Tuyên bố này ám chỉ rằng Mỹ và Nhật Bản nằm trong tư duy chiến lược của Hà Nội.


    H́nh minh hoạ. Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mark Esper (trái) và Bộ trưởng Quốc pḥng Việt Nam Ngô Xuân Lịnh (phải) ở Hà Nội hôm 20/11/2019 AFP
    Việt Nam đă đón một phái đoàn quốc pḥng cấp cao Nhật Bản và hai bên đồng ư chuyển giao công nghệ đóng tàu quân sự vào ngày 2/3/2020. Các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cũng đề nghị Nhật Bản hỗ trợ nâng cao năng lực cho các kỹ thuật viên ngành công nghiệp quốc pḥng, cũng như các lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh.

    Động thái này bổ sung thêm vào mối quan hệ quốc pḥng ngày càng mạnh mẽ giữa hai nước trong vài năm gần đây, bắt đầu từ việc Nhật Bản cung cấp 6 tàu tuần tra cho Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam, sau đó là các hoạt động tư vấn hàng hải thường niên và hỗ trợ kỹ thuật cho các thiết bị quốc pḥng mà Nhật Bản đă cung cấp cho Việt Nam để giám sát hàng hải.

    Nhân dịp kỷ niệm 25 năm b́nh thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đă ghé thăm cảng Đà Nẵng vào hồi đầu tháng 3/2020. Những cuộc ghé thăm khác từ các tàu quân sự Nhật Bản và Mỹ cũng có khả năng được thực hiện trong tương lai, với phần lớn được nh́n nhận như một cách để Việt Nam tạo lập cơ sở chống lại dă tâm độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.

    Việt Nam cần nhận thức rơ tác động tiêu cực của sự cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, có nguy cơ biến Biển Đông thành “điểm nóng” hoặc không gian xung đột. Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều là đối tác kinh tế và chiến lược hàng đầu của Việt Nam, v́ vậy, Việt Nam cần xử lư một cách thận trọng để cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và Nhật Bản.

    Hà Nội đă kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào tháng 1/2020. Mặc dù Sách Trắng thừa nhận hai quốc gia có sự khác biệt trong vấn đề chủ quyền ở Biển Đông, nhưng nó cũng cho thấy cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này. Theo đó, vấn đề này cần được giải quyết theo tính chất pḥng ngừa, tránh các tác động tiêu cực đối với ḥa b́nh chung, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia.

    Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Trung Quốc đă triển khai các dự án cơ sở hạ tầng kết nối khu vực biên giới của hai quốc gia trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), nhưng cho tới nay, Việt Nam vẫn đang thận trọng với các dự án BRI, cũng như công nghệ 5G do Tập đoàn Viễn thông Huawei của Trung Quốc. Việc thận trọng này cũng xuất phát từ lo ngại của Việt Nam trước các viễn cảnh xấu của các quốc gia tham gia BRI, cùng các cảnh báo về BRI từ truyền thông phương Tây. Thêm nữa, t́nh cảm và thái độ của dân chúng Việt Nam đối với Trung Quốc cũng là vấn đề mà Hà Nội cần phải tính tới khi bắt buộc phải “dấn thân” tham gia BRI.

    Trong khi đó, Nhật Bản là nhà tài trợ phát triển chính thức lớn nhất, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng đầu và là thị trường du lịch lớn thứ ba, đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng tuyên bố rằng, là một quốc gia đang phát triển ổn định và có tiềm năng kinh tế, Việt Nam mong muốn tăng cường kết nối giữa hai nền kinh tế thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái B́nh Dương (CPTPP)

    Việt Nam cũng là điều phối viên trong quan hệ ASEAN - Nhật Bản giai đoạn 2018 – 2021, do đó, sự hợp tác sâu rộng hơn nữa giữa Hà Nội và Tokyo trong năm nay khi Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, bao gồm các cuộc thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), có thể diễn ra.

    Những thách thức trước mắt
    Việt Nam đă có nhiều tham vọng trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm nay, tuy nhiên t́nh h́nh dịch bệnh đă khiến Việt Nam giảm cơ hội thể hiện vai tṛ của ḿnh. Mặc dù vậy, Hà Nội vẫn đang cố gắng thể hiện và tận dụng vai tṛ của ḿnh. Chúng ta c̣n nhớ thời gian Việt Nam lần đầu tiên làm chủ tịch ASEAN năm 2010, Hà Nội đă đề xuất cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc pḥng ASEAN mở rộng, với sự tham gia của các cường quốc bên ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia.


    H́nh minh hoạ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại thượng đỉnh ASEAN trực tuyến ở Hà Nội hôm 14/4/2020 AFP
    Đến nay, Việt Nam đang có cơ hội định h́nh chính trị khu vực với vai tṛ là Chủ tịch ASEAN, đặc biệt là việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đông Á năm 2020 với sự có mặt của các nhà lănh đạo trong và ngoài ASEAN.

    Dư luận trong nước cũng như các quốc gia ASEAN bị Trung Quốc đe doạ trên biển Đông đang kêu gọi và trông chờ Việt Nam phát huy bản lĩnh trong vai tṛ Chủ tịch ASEAN, có thể đưa ra những sáng kiến, kêu gọi và thúc đẩy ASEAN lên tiếng về vấn đề biển Đông, đặc biệt khi toàn thế giới đang chống dịch COVID 19, và Trung Quốc th́ đang lợi dụng t́nh h́nh đó để lấn lướt trên biển Đông.

    Ngoài ra, tiến tŕnh đối thoại cho việc t́m kiếm Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc cũng đang chờ đợi vai tṛ thúc đẩy từ Việt Nam, Chủ tịch ASEAN lần này.

    * Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

  6. #136
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Trung Quốc đặt tên cho các đảo và thực thể ở Biển Đông, phản đối Việt Nam trước UN
    RFA
    2020-04-20


    H́nh minh hoạ. Lính Trung Quốc tuần tra ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa hôm 29/1/2016
    Reuters
    Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 19/4 cho biết Bắc Kinh vừa công bố “danh xưng tiêu chuẩn” cho hàng chục đảo và băi đá ở khu vực Biển Đông, một hành động mà nước này gọi là để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển đang tranh chấp.

    Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Bộ Dân Chính và Bộ Tài Nguyên Trung Quốc đă công bố các tên, kinh độ và vĩ độ đối với 25 đảo và 55 thực thể địa lư dưới biển ở khu vực này.

    Theo tờ Tuổi Trẻ, trong số những băi cạn được đặt tên, có những băi nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có điểm chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 60 hải lư, hoặc đường cơ sở của Việt Nam khoảng 50 hải lư.

    Trước đó ,vào ngày 18/4, Bắc Kinh cũng tuyên bố thành lập hai quận đảo Tây Sa và Nam Sa để quản lư hai quần đảo đang tranh chấp với các nước là Hoàng Sa và Trường Sa.

    Ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố thành lập hai quận Tây Sa và Nam Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đă lên tiếng phản đối và cho rằng đây là hành vi “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp t́nh h́nh Biển Đông, khu vực và thế giới”.

    Hành động đặt tên cho các đảo và băi đá cũng như việc lập hai quận mới quản lư các đảo ở Biển Đông là những hành động mới nhất mà Trung Quốc thực hiện sau khi vào ngày 17/4, nước này đệ tŕnh lên Liên Hiệp Quốc (UN) một tài liệu cáo buộc Việt Nam “đưa quân xâm lược và chiếm đảo, đá thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc ḥng tạo ra tranh chấp”.

    Nam Sa là tên mà Trung Quốc đặt cho quần đảo Trường Sa.

    Trong văn bản gửi lên UN, Bắc Kinh c̣n “phản đối sự xâm lược và chiếm đóng trái phép của Việt Nam" và "yêu cầu Việt Nam rút tất cả người và phương tiện, thiết bị ra khỏi các đảo, đá đă xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp”.

    Trong một diễn tiến khác, báo Người Lao Động hôm 20/4 đưa tin cho biết công ty TNHH giày Apache Việt Nam ở khu công nghiệp Long Giang thuộc tỉnh Tiền Giang đă treo 6 bản đồ lạ bằng ngôn ngữ Trung Quốc, trong đó thể hiện chi tiết Biển Đông là South China Sea.

    Báo Người Lao Động cho biết vào chiều cùng ngày, đoàn kiểm tra của tỉnh Tiền Giang đă đến công ty để kiểm tra và xác minh việc treo bản đồ lạ này để xử lư theo quy định….

  7. #137
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    TQ “thả bẫy”, lập huyện - quản lư Hoàng Sa, Trường Sa của VN


  8. #138
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Trung Quốc đ̣i Việt Nam rút khỏi các đảo, băi đá Trường Sa: Nguy cơ xung đột quân sự?
    Apr 20, 2020 cập nhật lần cuối Apr 20, 2020

    Dân Hà Nội biểu t́nh chống Trung Quốc nhân ngày tưởng niệm băi đá Gạc Ma, quần đảo Trường Sa, bị Trung Quốc đánh chiếm ngày 14 Tháng Ba, 1988, giết 64 lính CSVN. (H́nh: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
    NEW YORK, Mỹ (NV) – Bắc Kinh nộp văn bản tại Liên Hiệp Quốc lập lại tuyên bố chủ quyền mà qua đó chiếm gần hết Biển Đông và đ̣i Hà Nội rút lực lượng khỏi các đảo và băi đá đang chiếm giữ tại quần đảo Trường Sa.

    Đây là dấu hiệu cho thấy căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh về chủ quyền biển đảo trên Biển Đông đang gia tăng nguy hiểm, với nguy cơ xung đột vơ trang xuất hiện.

    Ngày 17 Tháng Tư, Bắc Kinh gửi văn bản cho Liên Hiệp Quốc (LHQ) lập lại tuyên bố chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông mà họ nói có không những có chủ quyền, quyền tài phán, lại c̣n cả “quyền lịch sử” đối với các quần đảo và băi đá cùng các vùng nước chung quanh mà họ liệt kê gồm “Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa và Đông Sa”.

    Đồng thời, Bắc Kinh đ̣i Việt Nam rút khỏi các đảo và băi đá ngầm hiện đang trấn giữ tại quần đảo Trường Sa trong phạm vi “Đường Lưỡi Ḅ” mà họ ngang ngược tuyên bố chủ quyền.

    Văn bản Trung Quốc gửi LHQ vừa kể cùng một ngày với việc Bắc Kinh loan báo thành lập các huyện “Tây Sa” và “Nam Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam) trực thuộc thành phố “Tam Sa” (tức ba nhóm quần đảo và băi đá ngầm mà họ gọi là Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa).

    Nhà cầm quyền CSVN sau đó cho Bộ Ngoại Giao ra tuyên bố đ̣i Bắc Kinh rút lại quyết định ngang ngược này.

    Văn bản ngày 17 Tháng Tư từ phái đoàn thường trực Trung Quốc tại LHQ gửi tổng thư kư Antonio Guterres dẫn lại các văn bản Việt Nam gửi LHQ ngày 30 Tháng Ba và ngày 10 Tháng Tư, 2020, để gửi phản bác. Trong đó, Bắc Kinh nêu lại các văn kiện hồi năm 1958 nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lănh hải 12 hải lư được nhà cầm quyền Cộng sản Bắc Việt công nhận qua thư của Phạm Văn Đồng (thủ tướng) gửi Chu Ân Lai (thủ tướng).

    Từ đó, Bắc Kinh nói rằng sau 1975, Hà Nội làm ngược lại điều này khi tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi “đưa quân chiếm đóng một số đảo và băi ngầm ở Nam Sa (Trường Sa) nhằm kích động tranh chấp”.

    Đây là sự ăn nói ngược ngạo bất chấp sự thực v́ trước đó, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) và Việt Nam Cộng Ḥa đă cho lực lượng địa phương quân đến đồn trú bảo vệ suốt cho tới khi miền Nam sụp đổ.


    Trang 2 văn thư Trung Quốc gửi LHQ ngày 17 Tháng Tư, 2020, lập lại văn thư Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai năm 1958 công nhận chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc để đ̣i Việt Nam rút lực lượng khỏi các đảo, băi đá đang trấn giữ. (H́nh: NV crop văn bản TQ)
    Trung Quốc cướp quần đảo Hoàng Sa Tháng Giêng năm 1974 sau trận hải chiến với Hải quân VNCH. Nay vu cho CSVN chiếm đóng các đảo và băi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa “bất hợp pháp” nên văn bản ngày 17 Tháng Tư, 2020, của Bắc Kinh đ̣i Hà Nội “rút tất cả mọi lực lượng và cơ sở ra khỏi các đảo và băi đá ngầm mà họ đă xâm lăng và chiếm đóng.”

    Việt Nam thường xuyên ở trong t́nh thế bị Trung Quốc đe dọa quân sự mỗi khi có chuyện Hà Nội làm Bắc Kinh tức giận.

    Hồi năm 1988, trước khi xua quân đánh chiếm một số băi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa, ngày 22 Tháng Hai, 1988, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho phát ngôn viên đưa ra bản tuyên bố đ̣i CSVN phải rút khỏi các vị trí đang trấn giữ ở Trường Sa.

    Bản tuyên bố dọa là nếu cản trở “hành động hợp pháp” (ăn cướp ngày) của Bắc Kinh th́ Hà Nội “phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và hậu quả”.

    Đến ngày 14 Tháng Ba, 1988, th́ Bắc Kinh xua tàu tới đánh chiếm băi đá Gạc Ma và một số băi đá ngầm khác tại Trường Sa nhưng không đánh các đảo đang do Hà Nội trấn giữ. Bây giờ, Bắc Kinh lại đ̣i Hà Nội rút lực lượng khỏi các đảo và băi đá ngầm ở Trường Sa khiến người ta nhớ lại chuyện tương tự từng diễn ra hồi 32 năm trước.


    Bản tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 22 Tháng Hai, 1988, đ̣i lực lượng CSVN rút khỏi Trường Sa trước khi xua quân cướp các băi đá ngầm tại đây. (H́nh: tài liệu của nhóm South China News)
    Tháng Sáu năm 2017, tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch quân ủy Trung ương Trung Quốc, đă giận dữ bỏ Hà Nội về nước, không tham dự chương tŕnh “giao lưu biên giới” giữa hai nước khi không thuyết phục được Hà Nội từ bỏ chương tŕnh t́m kiếm dầu khí tại các lô 118 (ngoài khơi Quảng Nam -Quảng Ngăi) và lô 136-3 (đông nam Vũng Tàu 200 hải lư) tuy hoàn toàn nằm trong vùng thềm lục địa đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng có cái vạch chủ quyền h́nh “Lưỡi Ḅ” của Trung Quốc vắt chéo qua.

    V́ bị Phạm Trường Long dọa đánh chiếm các vị trí tại Trường Sa nên CSVN cũng đă phải cho nhà thầu Rapsol bỏ ngang cuộc khoan t́m tiến hành tại lộ 136-3 được đặt tên là dự án Cá Rồng Đỏ.

    Tháng Bảy năm 2016, ṭa Trọng tài Quốc tế tại The Hague, Ḥa Lan, đă phán quyết chủ quyền theo đường 9 đoạn nối lại thành h́nh “Lưỡi ḅ” chiếm đến 90% Biển Đông mà Bắc Kinh ngang ngược vẽ ra là vô giá trị, theo đơn kiện của Philippines.

    Bắc Kinh cậy sức mạnh quân sự ăn trùm các nước nhỏ phía nam ở khu vực, mỗi ngày một lấn thêm một mức. Biển Đông sẽ nổi sóng những ngày sắp tới hay không, những dấu hiệu đang diễn ra không thể không lo ngại. (TN) (KN)

  9. #139
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    TIẾT LỘ âm mưu 11 ĐẬP THUỶ ĐIỆN của TRUNG CỘNG GIỮA NƯỚC khiến HẠN NẶNG ở hạ lưu sông MÊ KÔNG


  10. #140
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng đe dọa Việt Nam về Biển Đông
    21/04/2020


    VOA Tiếng Việt
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (ảnh tư liệu, tháng 3/2020)


    Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21/4 nói rằng họ vừa “giao thiệp nghiêm khắc” để đáp trả điều mà họ gọi là “Việt Nam tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp ở biển Hoa Nam [tức Biển Đông]”, theo tin của Reuters và The Beijing News.

    Tin cho hay ông Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói tại một cuộc họp báo hàng ngày rằng kể từ cuối tháng 3 vừa qua, Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đă gửi một số công hàm tới Tổng Thư kư LHQ, “liên tục tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp” tại Biển Đông, cũng như “cố phủ nhận” chủ quyền và các quyền của Trung Quốc ở vùng biển này.

    “Trung Quốc kiên quyết phản đối điều đó và đă giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam”, ông Cảnh Sảng tuyên bố, vẫn theo tin của Reuters và The Beijing News.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp đến nhấn mạnh rằng bất kỳ nước nào cố phủ nhận chủ quyền và quyền chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông dưới bất kỳ h́nh thức nào đều là “vô hiệu” và “chắc chắn sẽ thất bại”, bản tin của Reuters và The Beijing News cho biết.

    “Trung Quốc sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền, các quyền và lợi ích của ḿnh ở Trung Hoa Nam Hải [tức Biển Đông]”, ông Cảnh Sảng nói.

    Theo quan sát của VOA, cho đến khi bản tin này được đăng, phía Việt Nam chưa đưa ra phản ứng chính thức nào về tuyên bố mới nhất của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.


    Các tàu cảnh sát biển VN và TQ vờn nhau ở Biển Đông hồi tháng 5/2014
    Trước đó, như VOA đă đưa tin, Việt Nam đă phản đối những nỗ lực bành trướng của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp, bao gồm cả việc gửi tuyên bố chủ quyền đến LHQ.

    Rất có khả năng là lúc này, Trung Quốc có thể sẽ có hành động mạnh tay hơn ở khu vực Biển Đông.
    Nhà nghiên cứu Hoàng Việt

    Một số nhà phân tích và quan sát nhận định với VOA rằng cụm từ “mọi biện pháp cần thiết” trong tuyên bố hôm 21/4 của phía Trung Quốc là rất đáng lưu ư v́ nó có hàm ư đe dọa, cũng như không loại trừ việc Trung Quốc tiến tới sử dụng biện pháp quân sự.

    Đây là lần thứ hai chỉ trong ṿng 4 ngày, Trung Quốc nói bóng gió đến việc sử dụng vũ lực, theo thạc sĩ luật Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu lâu năm về Biển Đông.

    Ông Việt nhắc đến công hàm hôm 17/4 của Trung Quốc gửi đến Tổng Thư kư LHQ để phản đối Việt Nam, trong đó có đoạn: “Trung Quốc kiên quyết đ̣i Việt Nam phải rút mọi lực lượng và phương tiện khỏi các đảo và đá mà nước này đă xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp” ở quần đảo Trường Sa.

    Nhà nghiên cứu Hoàng Việt nhận định với VOA về những tín hiệu liên tiếp phát đi từ Trung Quốc trong ít ngày qua:

    “Rất có khả năng là lúc này, Trung Quốc có thể sẽ có hành động mạnh tay hơn ở khu vực Biển Đông”.

    Đối sách của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, theo ông Hoàng Việt, là “phải giữ vững được thực địa” kết hợp với các biện pháp ngoại giao, ḥa b́nh. Ông nói thêm với VOA:

    “Việt Nam đang chiếm giữ, kiểm soát tất cả là 21 cấu trúc ở Trường Sa, cũng như các giàn ĐK, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, th́ Việt Nam phải kiên quyết giữ vững được. Nếu không giữ vững được th́ có thể bị đe dọa rất là lớn. Việt Nam cần tiếp tục gửi công hàm, và Việt Nam phải vận động các quốc gia trực tiếp liên quan như Malaysia, Philippines cũng phải gửi công hàm lên tiếng cho trường hợp này”.

    Một điểm trú đóng của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa (ảnh tư liệu, tháng 4/2010)
    Một điểm trú đóng của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa (ảnh tư liệu, tháng 4/2010)
    Trên b́nh diện rộng hơn, ông Việt, thành viên Ban Nghiên cứu luật Biển, thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đề xuất Việt Nam tận dụng vị thế chủ tịch đương nhiệm của khối các nước Đông Nam Á (ASEAN) để làm việc cùng các thành viên và đưa ra một tuyên bố chung. Thêm vào đó, Việt Nam cần kêu gọi sự lên tiếng của các nước khác trong cộng đồng quốc tế, vẫn theo lời thạc sĩ Hoàng Việt.

    Có những phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ bao vây, chặn các đường tiếp tế của phía Việt Nam đến các đảo ở khu vực Trường Sa hoặc các dàn ĐK. Đấy là những việc Việt Nam phải tính đến, làm sao vừa bảo vệ được ḿnh mà không mắc bẫy của Trung Quốc.
    Thạc sĩ Hoàng Việt

    Biện pháp thứ tư trong số các đối sách là Việt Nam khởi kiện Trung Quốc ra ṭa quốc tế, nếu cần thiết, ông Hoàng Việt nói với VOA.

    Trong bối cảnh t́nh h́nh mỗi lúc một căng thẳng thêm, nhà nghiên cứu này cảnh báo rằng Việt Nam cần giữ b́nh tĩnh trước các hành vi khiêu khích, hay c̣n gọi là “dưới ngưỡng chiến tranh”, của Trung Quốc:

    “Có những phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ bao vây, chặn các đường tiếp tế của phía Việt Nam đến các đảo ở khu vực Trường Sa hoặc các dàn ĐK. Đấy là những việc Việt Nam phải tính đến, làm sao vừa bảo vệ được ḿnh mà không mắc bẫy của Trung Quốc vào chuyện nổ súng trước hoặc khiêu khích Trung Quốc, để Trung Quốc tạo cớ”.

    Về nguyên nhân Trung Quốc trở nên hung hăng hơn trong giai đoạn hiện nay, ông Hoàng Việt, thành viên Ban Nghiên cứu luật Biển, thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nhận định với VOA rằng nhà lănh đạo tối cao của Trung Quốc, ông Tập Cận B́nh, có thể đă và đang gặp những thách thức chính trị nội bộ trong bối cảnh kinh tế năm qua sụt giảm v́ thương chiến với Mỹ, nên ông Tập muốn hướng sự chú ư ra bên ngoài, đặc biệt nhắm đến Biển Đông.

    Bên cạnh đó, vẫn theo thạc sĩ Hoàng Việt, t́nh h́nh quốc tế hiện cũng đang có thuận lợi cho Trung Quốc theo đuổi các mục đích của họ ở Biển Đông, khi các nước bận rộn đối phó với dịch Covid-19, trong đó, Hải quân Mỹ đang tạm thời suy giảm sức mạnh v́ hai tàu sân bay có nhiều thủy thủ bị nhiễm bệnh, phải dừng hoạt động.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 16-11-2014, 02:57 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 23-07-2014, 04:16 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 19-04-2012, 02:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •