Page 15 of 19 FirstFirst ... 5111213141516171819 LastLast
Results 141 to 150 of 184

Thread: Biển Đông - Đông Nam á Châu

  1. #141
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    TQ sẽ “hành động” bất ngờ với VN ở Biển Đông


  2. #142
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    MỸ BẢO VỆ VIỆT NAM ĐÁNH CHĂN ÂM MƯU LẬP 2 QUẬN QUẢN LƯ HOÀNG SA TRƯỜNG SA CỦA TC


  3. #143
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    TQ „thắt“ ṿng vây VN trên Biển Đông


  4. #144
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Lợi dụng dịch Covid-19, Trung Quốc tiếp tục lấn lướt ở Biển Đông


    Ảnh minh họa: Tàu cá Trung Quốc có tàu hải cảnh đi bảo vệ tại vùng đang có tranh chấp Scarborough, Biển Đông. Ảnh chụp ngày 05/04/2017 REUTERS/Erik De Castro/File Photo
    Thanh Phương
    Đưa tàu khảo sát đến gần khu vực Malaysia thăm ḍ dầu khí, tuyên bố lập hai huyện đảo quản lư Hoàng Sa và Trường Sa, cho tàu cá với sự tháp tùng của tàu hải cảnh đánh cá ở vùng biển Natuna của Indonesia. Trong khi các nước Đông Nam Á nói riêng và cả thế giới tập trung mọi nguồn lực chống dịch Covid-19, Bắc Kinh tiếp tục có những hành động nhằm áp đặt chủ quyền của họ ở Biển Đông, khiến t́nh h́nh tại vùng biển đang tranh chấp này thêm căng thẳng.



    Hành động thể hiện rơ nhất ư đồ này của Trung Quốc là thông báo ngày 18/04/2020 về việc thành lập hai quận thuộc “thành phố Tam Sa”, đó là “quận Tây Sa” ( tức quần đảo Hoàng Sa ) và “quận Nam Sa” ( tức quần đảo Trường Sa ), hai quần đảo mà Hà Nội khẳng định là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngay hôm sau, Việt Nam, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng, đă phản đối mạnh mẽ hành động đó của Trung Quốc.

    Căng thẳng về Biển Đông giữa hai bên đang tiếp diễn. Theo hăng tin Reuters, hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết phía Trung Quốc vừa “giao thiệp nghiêm khắc” để đáp trả việc “Việt Nam tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp ở biển Hoa Nam ( Biển Đông )”. Cụ thể, đó là phản ứng của Bắc Kinh về việc vào cuối tháng 3, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đă gởi công hàm lên tổng thư kư Liên Hiệp Quốc để phản đối lập trường của Trung Quốc về Biển Đông, được thể hiện qua công hàm ngày 23/03 của Trung Quốc gởi tổng thư kư Liên Hiệp Quốc. Trước đó, vào đầu tháng 3, quan hệ Hà Nội - Bắc Kinh cũng đă nóng lên do vụ tàu hải cảnh của Trung Quốc ngăn cản và đâm ch́m một tàu cá của Việt Nam đang hoạt động tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hà Nội cũng đă mạnh mẽ phản đối vụ này.

    Năm ngoái, quan hệ giữa hai nước đă từng căng thẳng cao độ do vụ tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc xâm nhập và hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam suốt nhiều tháng trời. Vào tuần trước, cũng tàu này đă bị phát hiện đang tiến hành khảo sát gần khu vực mà tàu thăm ḍ của công ty dầu khí Nhà nước Malaysia Petronas đang hoạt động.

    Dù đang bận chống dịch Covid-19, Hoa Kỳ cũng không thể để cho Trung Quốc một ḿnh thao túng Biển Đông. Ngày 21/04/2020, Hải quân Mỹ thông báo đă điều tàu tấn công đổ bộ USS America và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill đến gần khu vực mà Trung Quốc và Malaysia đang đối đầu. Hai chiến hạm này cùng với một chiến hạm thứ ba của Mỹ đă tập trận chung với một chiến hạm của Hải quân Úc.

    Sau khi xảy ra vụ tàu Trung Quốc đâm ch́m tàu cá Việt Nam, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đă kêu gọi Bắc Kinh tập trung hỗ trợ cho các nỗ lực của quốc tế chống đại dịch toàn cầu và ngưng lợi dụng lúc các nước khác không quan tâm hoặc đang suy yếu, để mở rộng các đ̣i hỏi chủ quyền “phi pháp” ở Biển Đông.


    Nhưng Bắc Kinh có vẻ phớt lờ những lời kêu gọi của Washington. Giám đốc điều hành Viện Chính sách Chiến lược Úc Peter Jennings, được hăng tin Reuters trích dẫn, nhận định: “Rơ ràng Trung Quốc đang có một chiến lược lợi dụng tối đa lúc thế giới bớt chú ư và năng lực của Hoa Kỳ đang suy giảm để gây áp lực lên các nước láng giềng”.

    Giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái B́nh Dương, có cùng nhận định: “ Dường như là cho dù đang chiến đấu chống dịch, Trung Quốc vẫn không quên những mục tiêu chiến lược dài hạn. Bắc Kinh đang muốn tạo ra một t́nh trạng b́nh thường mới ở Biển Đông và để đạt được điều này, họ có những hành động ngày càng hung hăng”.

  5. #145
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Philippines cũng phản đối Trung Quốc lập hai quận ở Biển Đông


    Một phần đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, Biển Đông, mà Trung Quốc đă chiếm của Việt Nam hồi tháng 01/1974. Ảnh chụp ngày 27/07/2012 AFP/Archivos
    Thanh Phương
    Theo hăng tin Bloomberg, trên mạng Twitter hôm nay, 23/04/2020, ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin thông báo là Manila đă phản đối việc Trung Quốc thành lập hai quận để quản lư quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.



    Ngày 18/04/2020, Trung Quốc đă ra thông báo về việc thành lập hai quận thuộc “thành phố Tam Sa”, đó là “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa), hai quần đảo mà Hà Nội khẳng định là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngay hôm sau, Hà Nội, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng, đă phản đối mạnh mẽ hành động đó của Trung Quốc.

    Nay đến lượt Philippines cũng phản đối việc thành lập hai quận Tây Sa và Nam Sa, v́ Manila cũng là một bên tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, mà họ gọi là Biển Tây Philippines.

    Cũng trên mạng Twitter, ngoại trưởng Teodoro Locsin cho biết Manila cũng đă phản đối vụ tàu Trung Quốc chĩa súng radar vào một tàu của Hải quân Philippines trong vùng biển của nước này. Tuy nhiên, ông Locsin không nêu chi tiết về vụ việc.

    Trong khi đó, Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc lợi dụng t́nh h́nh dịch Covid-19 để gia tăng các hoạt động quân sự gần Đài Loan và ở vùng Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố như trên trong một cuộc họp báo hôm qua, trước khi diễn ra cuộc họp qua video với các ngoại trưởng ASEAN.

    Theo bộ Ngoại Giao Mỹ, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Bắc Kinh đă loan báo thiết lập các « trạm nghiên cứu » trên các đảo tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời cho phi cơ quân sự đặc biệt hạ cánh xuống Đá Chữ Thập.


    Trung Quốc cũng đă gia tăng các cuộc tuần tra trên Biển Đông và điều tàu Hải Dương Địa Chất 8 đến khảo sát gần khu vực mà một tàu của Malaysia đang thăm ḍ dầu khí.

    Bộ Quốc Pḥng Đài Loan th́ cho biết là một hàng không mẫu hạm với 5 chiến hạm hộ tống đă thao dượt trong hai ngày 11 và 12/04 tại vùng biển gần bờ phía đông Đài Loan và vùng biển phía nam đảo này.

  6. #146
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Việt Nam phản đối việc đặt tên đảo và công hàm của Trung Quốc về Biển Đông
    23/04/2020


    Đường băng trên Đá Subi, một trong những đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trong khu vực tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.


    Phản ứng trước động thái đặt tên các đảo, đá trên Biển Đông và công hàm mới đây của Trung Quốc ở Liên Hiệp Quốc, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 23/4 bác bỏ “quan điểm sai trái” của Trung Quốc và nói rằng hành động của Bắc Kinh là “vi phạm chủ quyền” của Việt Nam.

    “Mọi hành vi xâm hại chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam với vùng biển của ḿnh đều không có giá trị, không được công nhận và Việt Nam kiên quyết phản đối”, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng nói trong cuộc họp báo ngày 23/4.

    Trước đó hôm 19/4, Trung Quốc công bố “tên tiêu chuẩn” cho 25 đảo, đá và 55 thực thể địa lư dưới biển trong khu vực Biển Đông. Trong đó, nhiều băi cạn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thậm chí chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 60 hải lư.

    Tờ báo nhà nước Trung Quốc, Hoàn Cầu Thời Báo, nói việc đặt tên này đă được các chuyên gia Trung Quốc ca ngợi v́ đă “tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực”.

    Động thái mới đây của Trung Quốc diễn ra một ngày sau khi nước này tuyên bố thành lập “quận đảo Tây Sa” và “quận đảo Nam Sa” để quản lư quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nơi Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.

    Gần đây, Bắc Kinh liên tiếp thực hiện các hành động nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, giữa bối cảnh cả thế giới đang dồn nỗ lực vào việc đối phó với đại dịch COVID-19, vốn xuất phát từ Trung Quốc.

    Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc công khai diễn ra sau khi tàu hải cảnh của Trung Quốc đâm ch́m một tàu cá của Việt Nam vào đầu tháng này.

    Ngay sau đó, Việt Nam công bố công hàm đă gửi cho Liên Hiệp Quốc vài ngày trước để phản đối yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông, một động thái được xem là mạnh mẽ hiếm hoi của Hà Nội, báo hiệu khả năng xảy ra một vụ kiện pháp lư quốc tế trong tương lai nếu hai bên không giải quyết được tranh chấp trên bàn đàm phán đa phương.

    Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, hôm 21/4 nói phía Trung Quốc đă “giao thiệp nghiêm khắc” với Việt Nam, và cho biết phái đoàn Trung Quốc ở Liên Hiệp Quốc đă gửi công hàm cho Tổng thư kư LHQ Antonio Guterres để tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

    Công hàm của Trung Quốc nói Việt Nam đă đưa quân xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp các đảo, đá thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc nhằm tạo ra tranh chấp.

    Bắc Kinh cũng yêu cầu Việt Nam phải "rút tất cả nhân lực và phương tiện, thiết bị" ra khỏi các khu vực này, đồng thời đe dọa sẽ "thực thi mọi biện pháp cần thiết" để bảo vệ vững chắc chủ quyền, các quyền và lợi ích của ḿnh ở biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông).

    Tại cuộc họp báo ngày 23/4, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói việc Việt Nam gửi công hàm cho LHQ là “việc làm b́nh thường” để thể hiện lập trường và bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ḿnh trước việc Trung Quốc lưu hành các công hàm nêu yêu sách chủ quyền của họ ở Hoàng Sa và Trường Sa.

    “Việt Nam cũng đă giao thiệp với Trung Quốc để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam, bác bỏ quan điểm sai trái của Trung Quốc”, phó phát ngôn viên Ngô Toàn Thắng nói, đồng thời thêm rằng các quốc gia phải tôn trọng nguyên tắc b́nh đẳng chủ quyền quốc gia và “không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế để chống lại toàn vẹn lănh thổ của quốc gia khác”.

    Ông Thắng cũng lặp lại rằng Việt Nam sẵn sàng giải quyết tranh chấp với các quốc gia liên quan thông qua đàm phán cũng như các biện pháp ḥa b́nh khác.

  7. #147
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Mỹ chỉ trích Trung Quốc tại hội nghị ASEAN
    24/04/2020
    AP


    Ngoại trưởng Mike Pompeo trong cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington ngày 22/4/2020.


    Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 23/4 nói với các đối tác Đông Nam Á là Trung Quốc lợi dụng việc thế giới đang bận rộn với đại dịch virus corona để đẩy mạnh những tham vọng lănh thổ tại Biển

    Ông Pompeo đưa ra cáo buộc này trong một hội nghị qua video với Bộ trưởng Ngoại giao 10 nước thành viên Hiệp hội Đông Nam Á.

    Những tuyên bố mở rộng lănh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông chồng chéo với những đ̣i hỏi của các nước thành viên ASEAN như Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Indonesia và bị Wasington phản đối. Hoa Kỳ có sự hiện diện hải quân một cách tích cực tại Thái B́nh Dương.

    “Bắc Kinh đă lợi dụng việc các nước đang chú trọng đến đại dịch để đơn phương loan báo thành lập những quận mới tại các quần đảo và các khu vực trên biển, đánh ch́m một tàu đánh cá Việt Nam trước đây trong tháng, và lập những “trạm nghiên cứu” trên Đá Chữ Thập và Đá Subi,” ông Pompeo nói.

    Ông cũng cáo buộc Trung Quốc đưa các tàu chiến đến vùng này để đe dọa các nước đ̣i chủ quyền khác trong việc khai thác dầu khí ngoài biển khơi.

    Hầu hết các bộ trưởng tham gia đều chú trọng đến các vấn đề y tế, kinh tế và xă hội do COVID-19, một chứng bệnh do virus gây ra.

    “Các Bộ trưởng Ngoại giao trao đổi quan điểm về t́nh h́nh dịch bệnh COVID-19 tại nước họ, cũng như tin tức và những cách thức tốt nhất đối phó với virus bùng phát trên viễn ảnh y tế công cộng,” Singapore nói. “Các Bộ trưởng ghi nhận về ảnh hưởng xă hội-kinh tế nghiêm trọng của COVID-19 và Hoa Kỳ cùng làm việc chặt chẽ về một khuynh hướng tiến về phía trước để giải quyết việc hồi phục kinh tế sau đại dịch.

    Ông Pompeo cám ơn Việt Nam, Malaysia và Campuchia về những trợ giúp vật chất trong việc chống virus bùng phát và lưu ư sự hỗ trợ tài chánh của Mỹ.

    “Cho đến nay Hoa Kỳ đă xuất hơn 35,3 triệu đô la tài trợ y tế khẩn cấp đề giúp các nước ASEAN chống virus, xây dựng trên 3,5 tỉ đô la viện trợ y tế công cộng cung cấp cho các nước ASEAN trong 20 năm qua.” ông nói, và loan báo thêm một dự án mới để thúc đẩy an ninh y tế qua nghiên cứu, y tế công cộng và huấn luyện.

    Ông Pompeo cũng kêu gọi Trung Quốc đóng cửa các chợ động vật hoang dă. Người ta tin rằng virus corona phát xuất từ những chợ như vậy tại Vũ Hán, Trung Quốc, dù rằng việc đổ lỗi cho đại dịch hiện trở thành một đề tài tranh luận nóng bỏng giữa Bắc Kinh và Washington.

    Ông Pompeo nói Hoa Kỳ cũng quan ngại về một phúc tŕnh khoa học mới đây “cho thấy những con đập trên thượng nguồn của Bắc Kinh đă đơn phương làm thay đổi ḍng chảy của sông Mekong,” làm nguy hại cuộc sống của hàng chục triệu người tại hạ lưu ở Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

  8. #148
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Tổng thống Philippines doạ dùng thiết quân luật v́ corona


  9. #149
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Tàu Indonesia đâm ch́m tàu cá Việt Nam, 4 ngư dân mất tích
    RFA
    2020-04-25

    H́nh minh hoạ. Indonesia đánh ch́m tàu cá Việt Nam ở đảo Datuk hôm 4/5/2019
    AFP
    Tàu chấp pháp của Indonesia đă đâm ch́m 1 tàu cá Việt Nam khiến 4 ngư dân mất tích tại khu vực biển gần quần đảo Natuna của Indonesia hôm 19/4 vừa qua. Truyền thông trong nước trích thông tin từ Văn pḥng Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và T́m kiếm cứu nạn, dựa theo thông tin từ Cục Lănh sự (Bộ Ngoại giao) và Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, hôm 25/4.

    Hôm 19/4, tàu chấp pháp Indonesia đă bắt giữ hai tàu cá của B́nh Định số hiệu BĐ30942 TS với 6 lao động và tàu BĐ 30919 TS cùng 6 lao động khác, đồng thời va chạm gây ch́m tàu cá BĐ 92039 gồm 6 lao động khiến 4 người mất tích. Vụ va chạm xảy ra trong vùng biển của Indonesia cách vùng phân định Việt Nam - Indonesia khoảng 160 hải lư.

    Phía Việt Nam đă đề nghị phía Indonesia phát thông báo hàng hải, tổ chức t́m kiếm cứu nạn các ngư dân tàu cá bị nạn.

    Cảnh sát biển Việt Nam cũng điều tàu CSB 8005 từ Vũng Tàu đến hiện trường, phối hợp với Indonesia để t́m kiếm người mất tích.

    Những năm gần đây, nhiều ngư dân Việt Nam đă bị phía Indonesia bắt giữ khi đánh bắt cá ở khu vực gần quần đảo Natuna. Đây là khu vực có vùng chồng lấn chưa phân định giữa hai nước. Chính quyền Indonesia dưới thời của Tổng thống Joko Widodo từ năm 2014 đến nay đă mạnh tay với việc bắt giữ và đánh ch́m các tàu cá nước ngoài vào đánh bắt cá ở vùng biển của nước này.

    Hôm 1/3 vừa qua, Bộ Hàng hải Indonesia cho biết nước này đă bắt giữ 5 tàu cá và 68 ngư dân Việt Nam gần quần đảo Natuna.

    Hồi tháng 4 năm ngoái, phía tàu kiểm ngư của Việt Nam đă va chạm với tàu hải quân của Indonesia để t́m cách giải cứu cho 2 tàu cá Việt Nam gần vùng biển Bắc Natuna. Vụ va chạm khiến một tàu cá của ngư dân Việt Nam bị ch́m, 12 ngư dân bị phía Indonesia bắt giữ.

  10. #150
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Covid-19: Singapore bị thêm gần 1.000 ca nhiễm trong một ngày


    Singapore lập bệnh viện dă chiến ở khu trung tâm triển lăm Changi, ngày 24/04/2020. REUTERS - EDGAR SU
    Thu Hằng
    Singapore tiếp tục là nước có số ca nhiễm virus corona nhiều nhất Đông Nam Á, với 13.624 ca tính đến ngày 26/04/2020, trong đó có thêm 931 ca trong ṿng 24 giờ.



    Theo số liệu của bộ Y Tế Singapore, được trang mạng báo The Strait Times trích dẫn, phần lớn các trường hợp nhiễm mới đều là người lao động nước ngoài sống trong các khu nhà tập thể. Chỉ có 15 trường hợp là người Singapore và thường trú nhân.

    Tuy nhiên, số ca nhiễm mới trong cộng đồng (9 ca vào ngày 25/04) đă khiến giới chuyên gia Singapore quan ngại v́ số liệu này cần phải tiếp tục giảm, ít nhất cho đến tuần đầu tháng Năm, để có thể nói Singapore thoát khỏi giai đoạn khó khăn.

    Trong khi đó, số ca nhiễm mới trong ṿng 24 giờ tại Indonesia và Philippines đều vượt ngưỡng 270 người tính đến ngày 26/04. Cụ thể có thêm 275 ca tại Indonesia, nâng tổng số người bị nhiễm Covid-19 là 8.882 người và 743 người chết. Philippines có 285 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm là 7.579 ca và 501 ca tử vong.

    Malaysia có số ca nhiễm mới thấp hơn hẳn, thêm 38 ca và hiện có 5.780 ca nhiễm, 98 người chết.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 16-11-2014, 02:57 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 23-07-2014, 04:16 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 19-04-2012, 02:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •