Page 16 of 19 FirstFirst ... 61213141516171819 LastLast
Results 151 to 160 of 184

Thread: Biển Đông - Đông Nam á Châu

  1. #151
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    TRANG CHÍNH | TIN TỨC | TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

    Chiến tranh thông tin về Biển Đông của Trung Quốc
    Nguyễn Hải Quân
    2020-03-24


    H́nh minh hoạ. Bản đồ Biển Đông có đường lưỡi ḅ mà Trung Quốc tự vẽ ra trên biển
    AFP
    Chiến tranh thông tin
    Trong Cổ học tinh hoa có truyện “Tăng Sâm giết người”. Tăng Sâm hay chính là Tăng Tử, một người nổi tiếng là hiền hậu, hiếu kính. Một ngày, có người chạy đến nói với mẹ của Tăng Tử là: Tăng Sâm giết người. Bà mẹ không tin. Nhưng tới người thứ 3 đến nói: Tăng Sâm giết người th́ bà mẹ thực sự hoảng sợ. Sự thực là có người trùng tên là Tăng Sâm mới giết người, chứ không phải là Tăng Tử.

    Câu chuyện đó cho thấy, từ xa xưa, người Trung Quốc đă biết đến yếu tố tác động đến tâm lư, cho dù nó không phải là sự thật, nhưng cũng khiến người ta tin vào nó.

    Thế kỷ 20, ông trùm về tuyên truyền của Đức Quốc xă là Joseph Goebbels cũng đă chủ trương: “Nếu đưa một lời nói dối đủ lớn, nhưng lặp đi lặp lại nó, sẽ khiến người khác tin lời nói dối đó là sự thật”. Đây cũng là những ư tưởng cho việc sử dụng chiến tranh tâm lư của các quốc gia trên thế giới.

    Khi Trung Quốc vươn ḿnh sau giấc ngủ dài, Trung Quốc đă tính đến chuyện thay thế địa vị của Hoa Kỳ để “thống trị thế giới”. Và Trung Quốc bắt đầu từ biển Đông.

    Ngày nay, khi Trung Quốc muốn thay thế vị trí của Hoa Kỳ, nhiều người nghĩ rằng, có khi hai đại cường phải trải qua một trận quyết đấu để phân thắng bại. Tuy nhiên, Dennis F. Poindexter, tác giả của cuốn sách “Chiến tranh thông tin của Trung Quốc”, th́ nghĩ khác. Theo ông ta, viễn cảnh một cuộc đối đầu quân sự giữa hai cường quốc Mỹ - Trung là khó xảy ra, nhưng chiến tranh không nhất thiết phải là chiến tranh quân sự, và kỳ thực, Trung Quốc đang sử dụng cuộc chiến tranh ngoài quân sự để có thể đạt được mục đích tối thượng của ḿnh. Điều này, như trong Binh pháp Tôn Tử của người Trung Quốc cổ xưa đă cho rằng “không đánh mà thắng mới là thượng sách”. Đó chính là cuộc chiến tranh thông tin của Trung Quốc ( Information Wars ), nhằm đoạt vị trí “thiên tử” như xưa kia.

    Một trong các biểu hiện của chiến tranh thông tin của Trung Quốc đó là mặc dù cả thế giới đang nguy hiểm trước đại dịch COVID 19, mà virus này khởi phát từ Vũ Hán( Trung Quốc ), nhưng gần đây, Trung Quốc đang dùng chiến dịch truyền thông để xoá nhoà kư ức của mọi người về nguồn gốc của virus. Thậm chí, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc c̣n t́m cách đổ cho virus xuất phát từ quân đội Hoa Kỳ mang tới Trung Quốc.

    “Tam chủng chiến pháp”
    Theo một nghiên cứu của Doug Livermore, th́ “Tam chủng chiến pháp” của Quân đội Nhân dân Trung Quốc (PLA) chính là một phần của cuộc chiến tranh thông tin mà Trung Quốc đang phát động.

    Tam chủng chiến pháp của PLA bao gồm: Chiến tranh tâm lư; Chiến tranh truyền thông và Chiến tranh luật pháp.

    Chiến tranh tâm lư bao gồm các hoạt động của lực lượng quân sự và/hoặc các lực lượng bán quân sự tiến hành trong giai đoạn chưa xảy ra xung đột quân sự. Các hoạt động này nhằm đe doạ tâm lư của đối phương. Các hoạt động này c̣n được hỗ trợ bởi các cơ quan thuộc các lĩnh vực khác như ngoại giao, kinh tế, văn hoá…

    Chiến tranh truyền thông bao gồm các hoạt động công khai và bí mật nhằm chi phối truyền thông.

    Chiến tranh luật pháp là các hoạt động khai thác tối đa các lĩnh vực liên quan từ hệ thống pháp luật quốc gia cho đến hệ thống pháp luật quốc tế nói chung để nhằm giành lợi thế và bảo vệ các “lợi ích cốt lơi” của Trung Quốc.

    “Tam chủng chiến pháp” được chia thành ba loại h́nh cho dễ nhớ và dễ nhận biết. Trong thực tế, cả ba loại h́nh này được Trung Quốc phối kết hợp một cách nhuần nhuyễn, cái nọ bổ sung và hỗ trợ cho cái kia.

    ‘Tam chủng chiến pháp” trên mặt trận biển Đông
    Trung Quốc muốn thay thế được vị trí của Hoa Kỳ th́ trước hết phải làm “bá chủ biển khơi”. Chính v́ thế, biển Đông được Trung Quốc chọn làm bước mở đầu để Trung Quốc tiến ra biển. V́ vậy, Trung Quốc xác định biển Đông là “lợi ích cốt lơi” của Trung Quốc. Và cuộc chiến tranh thông tin trên mặt trận biển Đông đă được Trung Quốc ráo riết thực hiện.

    Để có lư do “hợp lư” cho việc đ̣i sở hữu 80% biển Đông, Trung Quốc đă tung ra cái gọi là yêu sách “đường lưỡi ḅ”. Mặc dù cái gọi là yêu sách này không dựa trên cơ sở nào của luật pháp quốc tế cả. Nhưng Trung Quốc t́m mọi cách để biện minh cho cái gọi là yêu sách này. Trung Quốc biết sức mạnh của câu chuyện “Tăng Sâm giết người”, nói một lần không tin th́ nói trăm lần cũng phải tin. Và Trung Quốc, một mặt t́m mọi cách để tuyên truyền về “đường lưỡi ḅ”, từ hộ chiếu của người dân Trung Quốc đi du lịch có in h́nh này, đến các phần mềm xe hơi, các bản đồ, địa cầu, phim ảnh…. Mới đây nhất là việc Đại sứ quán Trung Quốc tại Ư, trên Fanpage Facebook của ḿnh, khi cám ơn nước Ư, nhưng cũng đồng thời “trương” tấm bản đồ có “đường lưỡi ḅ” ch́nh ́nh trong đó. Thậm chí, Trung Quốc c̣n t́m cách “mua” một số học giả quốc tế nổi tiếng, thông qua việc ưu đăi họ, cấp cho họ học bổng nghiên cứu, để họ viết bài ủng hộ cho lập trường của Chính phủ Trung Quốc. Tiêu biểu cho các học giả này là Mark Valencia từ Mỹ, Sam Bateman từ Australia… Song song đó, Trung Quốc cho đội ngũ các nhà khoa học của ḿnh tập trung tŕnh bày các luận điểm của ḿnh một cách khéo léo để bảo vệ lập trường của Chính phủ Trung Quốc. Ví dụ, Tạp chí Trung Quốc về Luật quốc tế (Chinese Journal of International Law) là một diễn đàn được các học giả Trung Quốc thành lập ngay tại đại học Oxford (Anh Quốc). Tạp chí này đă dành một số đặc biệt hơn 500 trang để bác bỏ Phán quyết biển Đông năm 2016 của Toà trọng tài quốc tế theo phụ VII của UNCLOS.

    Trên thực địa, Trung Quốc sử dụng các lực lượng dân quân biển để quấy rối các tàu của các quốc gia đi lại hay thăm ḍ trên khu vực biển Đông, cho dù các hoạt động đó diễn ra trên vùng biển của họ hay vùng biển quốc tế. Sự quấy rối này của các tàu dân quân biển Trung Quốc sẽ khiến các quốc gia khó có thể gây căng thẳng cho Trung Quốc khi mối đe doạ này vẫn ở “vùng xám”, tức là dưới ngưỡng chiến tranh. Tuy nhiên, các lực lượng hải quân Trung Quốc luôn bên cạnh để bảo vệ và hỗ trợ các tàu dân quân biển Trung Quốc này. Các trường hợp cắt cáp tàu thăm ḍ Việt Nam năm 2011, triển khai giàn khoan HD 981, quấy phá hoạt động thăm ḍ khai thác của Việt Nam, Malaysia, Philippines. Indonesia trong suốt thời gian vừa qua là nhằm vào mục đích này.

    Trung Quốc cũng áp dụng chiến thuật tâm lư, đặt ra nguy cơ của một cuộc chiến quân sự có thể nổ ra, và nhấn mạnh vào mức độ và quy mô của PLA, và nhắc đi nhắc lại về khả năng chiến thắng và sức mạnh của Hải quân Trung Quốc, khiến các quốc gia ASEAN khác phải lo sợ. Đồng thời, Trung Quốc cũng đe doạ chiến tranh kinh tế nếu có quốc gia nào chống lại âm mưu của Trung Quốc. Philippines năm 2013, khi bắt đầu khởi kiện Trung Quốc đă gặp phải sự trừng phạt kinh tế như vậy.

    Việt Nam cần có chiến lược để chống lại chiến tranh thông tin từ Trung Quốc

    Trong các quốc gia ASEAN tham gia tranh chấp biển Đông, Việt Nam là quốc gia đặc biệt được Trung Quốc lưu tâm. Một mặt, bởi v́ Việt Nam có chung biên giới đất liền với Trung Quốc; Việt Nam cũng là nước chịu nhiều ảnh hưởng từ Trung Quốc, từ văn hoá, kinh tế, thể chế chính trị. Việt Nam là nước duy nhất ở ASEAN có hệ thống chính trị gần gũi với Trung Quốc, với sự “cai trị” của Đảng Cộng sản, nhưng được gọi bằng cái tên mỹ miều là “Đảng lănh đạo”. Tuy nhiên, mặt khác, đặc biệt là việc người dân Việt Nam rất ghét sự tham lam vô độ , muốn chiếm cả biển Đông của Chính phủ Trung Quốc.

    Chính v́ vậy, Trung Quốc đă ráo riết triển khai và áp dụng “tam chủng chiến pháp” đối với Việt Nam, và không thể nói là không có những tác dụng nhất định.

    Việc đe doạ tiến hành chiến tranh bằng việc thực hiện các hành động dưới ngưỡng chiến tranh của các lực lượng dân quân biển trong suốt thời gian qua, cùng với những đe doạ về chính trị, ngoại giao, kinh tế… đă khiến nhiều lănh đạo Việt Nam tê liệt ư chí đối kháng trước Trung Quốc. Trong sự kiện căng thẳng tại khu vực Băi Tư Chính năm 2019, từ Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đều không dám đả động đến Trung Quốc và t́nh h́nh căng thẳng tại khu vực Tư Chính trong các phát biểu của ḿnh.

    Mặc dù là bên khởi phát và chịu nhiều ảnh hưởng của virus Vũ Hán, nhưng Trung Quốc vẫn không ngừng nghỉ các tham vọng của ḿnh, và cuộc chiến tranh thông tin vẫn được Trung Quốc thúc đẩy, thậm chí c̣n mạnh hơn trước. V́ Trung Quốc thấy được đây là thời cơ của ḿnh, trong khi cả thế giới tập trung chống dịch.

    Mới đây, một Think Tank của Trung Quốc (có thể do Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ đằng sau) là SCSPI đă hai lần cung cấp báo cáo về việc các tàu cá Việt Nam xâm nhập trái phép khu vực biển của Trung Quốc nhằm mục đích thu thập thông tin t́nh báo. Đây chính là một điển h́nh cho việc dùng chiến tranh thông tin của Trung Quốc. Báo cáo này dựa trên các dữ liệu thu thập từ các AIS. Tuy nhiên, một câu hỏi đơn giản là nếu các tàu Việt Nam xâm nhập trái phép các vùng biển của Trung Quốc để thu thập thông tin t́nh báo th́ ngu ǵ họ lại bật thông tin AIS để phía Trung Quốc có thể dễ dàng phát hiện và nhận dạng? Cách sử dụng thông tin này cũng tương tự với việc Trung Quốc đổ cho virus Vũ Hán là do quân đội Hoa Kỳ mang tới.

    Tuy nhiên, vấn đề là Việt Nam đă có chiến lược để đối phó với chiến tranh thông tin của Trung Quốc chưa? Câu trả lời là dường như chưa thấy. Có thể các nghiên cứu của Quân đội Việt Nam về vấn đề này vẫn c̣n nằm trong ṿng bí mật? Tuy nhiên, các hành động của Chính phủ Việt Nam cho thấy phía Việt Nam hoàn toàn bị động, chạy theo giải quyết sự việc mà thôi. Chỉ đơn giản nếu Việt Nam không có một chiến lược chủ động, nếu Trung Quốc lặp đi lặp lại các hành động như đă làm tại khu vực Băi Tư chính hồi năm ngoái th́ về lâu về dài, phía Việt Nam sẽ dần dần kiệt sức, không thể chạy măi theo Trung Quốc được.

    * Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

  2. #152
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Trung Quốc vi phạm luật quốc tế khi đặt tên cho các thực thể ở Biển Đông


    Quần đảo Hoàng Sa, Biển Đông, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa (Xisha). © Steve Iksan | Flickr
    Thanh Phương
    Trong cuối tuần qua, Trung Quốc đă đặt tên cho 80 thực thể ở Biển Đông, vùng biển đang tranh chấp nhưng Bắc Kinh khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ. Theo các nhà phân tích được tờ South China Morning Post trích dẫn hôm nay, 27/04/2020, việc đặt tên này có thể là một hành động vi phạm luật pháp quốc tế và sẽ gặp sự chống đối mạnh từ phía các nước ASEAN.


    Theo nhật báo Hồng Kông, việc các nước hay các nhà hải dương học đặt tên cho những thực thể địa lư là chuyện hoàn toàn có thể chấp nhận được. Nhưng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển quy định là các quốc gia không thể đ̣i chủ quyền trên các thực thể dưới đáy biển, trừ phi những thực thể đó nằm trong phạm vi 12 hải lư của một thực thể đất liền.

    Trong cuối tuần qua, Bắc Kinh đă đặt tên cho 25 đảo, băi cạn và đá, cũng như cho 55 thực thể dưới đáy biển. Lần cuối cùng mà Trung Quốc làm như vậy là vào năm 1983 khi họ đặt tên 287 thực thể ở Biển Đông. Trong số 80 thực thể vừa được đặt tên, có 10 băi cạn và 2 đá nhỏ ở quần đảo Hoàng Sa mà trước đây chưa có tên. Ngoài ra c̣n có 13 đá nhỏ hơn, được mô tả là các « thực thể », nằm chung quanh Đá Tây (West Reef), mà Việt Nam hiện đang chiếm giữ.

    Ông Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI), cho rằng hành động của Trung Quốc đặt tên cho các thực thể ở Biển Đông là « bất b́nh thường » và có thể là một sự vi phạm luật pháp quốc tế, bởi v́ việc đặt tên là một h́nh thức khẳng định chủ quyền. Vị chuyên gia này nhấn mạnh : « Không rơ v́ sao Trung Quốc lại quyết định đặt tên mới cho 13 đá chung quanh Đá Tây ». Không có một đá nào khác ở Biển Đông lại được đặt tên như vậy. Và theo ông Poling, chiếu theo luật quốc tế, không thể đ̣i chủ quyền trên các thực thể dưới biển.

    Giáo sư Jay Batongbacal, giám đốc Viện Các Vấn Đề Hàng Hải Và Luật Biển của Philippines, cũng cho rằng việc Bắc Kinh đặt tên cho 80 thực thể ở Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế. Vị giáo sư Philippines lưu ư : « Việc nghiên cứu và đặt tên cho các thực thể dưới biển đáy trong khuôn khổ nghiên cứu khoa học đại dương không thể được tiến hành dựa trên việc khẳng định chủ quyền trên bất cứ phần nào của môi trường biển hoặc bất cứ tài nguyên biển nào ».

    Về phần ông Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, cho rằng việc Bắc Kinh đặt tên cho các thực thể ở Biển Đông sẽ không giúp cải thiện mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN. Theo ông Lê Hồng Hiệp, « những hành động như vậy chỉ gây căng thẳng với Việt Nam, Malaysia và Philippines, mà sẽ khiến các nước ASEAN nghi ngờ thực tâm của Bắc Kinh trong cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC ».


    Giáo sư Douglas Guifoyle, giảng dạy luật an ninh và quốc tế tại Đại học New South Wales Canbarra, đưa ra cùng nhận định : « Có một nguyên tắc lâu đời của luật quốc tế về giải quyết tranh chấp biên giới, đó là các hành động của một quốc gia nhằm xác quyết chủ quyền trên một khu vực không có giá trị pháp lư, nếu khu vực đó đang có tranh chấp với một quốc gia khác ». Nguyên tắc đó chính là nhằm ngăn chặn những hành vi như của Trung Quốc hiện nay.

    Nhưng bà Yan Yan, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Luật Và Chính Sách Đại Dương thuộc Viện Quốc Gia Nghiên Cứu Biển Đông của Trung Quốc, lại biện minh cho hành động của Bắc Kinh, cho rằng « đó chỉ là việc hành xử quyền chủ quyền của nước này ».

  3. #153
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Philippines: Bắc Kinh dùng viện trợ chống dịch Covid-19 để ngăn chặn các chỉ trích về Biển Đông?


    (Ảnh minh họa) – Băi cạn Scarborough. Ảnh chụp ngày 12/03/2016 và do Planet Labs cung cấp. 路透社
    Trọng Nghĩa
    Một chuyên gia về luật hàng hải Philippines, vào hôm nay 27/04/2020, cáo buộc Trung Quốc sử dụng việc trợ giúp các nước khác chống dịch Covid-19 để tránh né việc họ bị chỉ trích về những hành động lấn lướt liên tục ở Biển Đông. Lời cáo buộc đã lập tức bị ngoại trưởng Philippines đă bênh vực Trung Quốc và bác bỏ cáo buộc này.


    Theo ông Jay Batongbacal, giám đốc Viện Hàng Hải và Luật Biển Philippines, Bắc Kinh đã lợi dụng lúc các quốc gia tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông phải đối phó với dịch bệnh để liên tiếp tung ra những thủ đoạn gia tăng quyền kiểm soát Biển Đông.

    Trả lời kênh truyền thông Philippines ANC, chuyên gia này cho rằng “người ta có thể cho rằng (Trung Quốc) sử dụng hợp tác như một phương cách để ngăn chặn mọi chỉ trích, hoạt động chống lại các hành động của Trung Quốc ở Biển Tây Philipines (tên Philippines đặt cho Biển Đông)”, vì các hành vi lấn lướt của Bắc Kinh ở Biển Đông diễn ra cùng một lúc với các hoạt động trợ giúp y tế và đề nghị hợp tác chống dịch.

    Vào tuần qua, Bắc Kinh đă nhận được công hàm phản đối của Manila sau vụ một tàu Trung Quốc chĩa radar điều khiển súng về phía một tàu của Hải quân Philippines vào tháng Hai và tuyên bố những vùng của Philippines ở vùng biển tranh chấp đều thuộc về một tỉnh của Trung Quốc.

    Theo ông Batongbacal, Manila đã chần chờ trong việc phản đối Bắc Kinh vì khi Trung Quốc có hành vi khiêu khích ở Biển Đông, chính quyền Philippines lại phải đẩy mạnh hợp tác với Bắc Kinh, chờ đợi Bắc Kinh gởi viện trợ và nhân viên y tế qua giúp đỡ, và “tất cả các thứ đó phải được làm xong trước khi họ thông báo tin là đă thực sự gởi công hàm phản đối.”

    Đối với chuyên gia Batongbacal, sự cố tháng Hai giữa Hải Quân Philippines và một tàu chiến Trung Quốc là một bước leo thang chưa từng thấy trong lịch sử tranh chấp giữa hai nước, “một hành động gây hấn, một hành động tấn công ... tác hại nặng nề đến ngoại giao”. Theo ông, Trung Quốc dư biết đó là một điều sai trái nhưng vẫn làm.


    Cáo buộc của ông Batongbacal đã lập tức bị ngoại trưởng Philippines bác bỏ. Trong một tin nhắn Twitter, ông Teodoro Locsin Jr. đã bênh vực Trung Quốc, cho rằng không có ǵ liên quan giữa chuyện Bắc Kinh giúp đỡ Philippines chống dịch Covid-19 với những gì diễn ra ở Biển Đông.

  4. #154
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Chuyên gia: VN ‘há miệng mắc quai’ trong tranh chấp Biển Đông với TQ


  5. #155
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Trung Quốc cảnh báo tàu Mỹ vào Biển Đông 'mà không có sự cho phép'
    B́nh luậnNguyễn Sơn • 07:35, 29/04/20• 4182 lượt xem


    Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Barry (DDG 52). (Ảnh: U.S. Navy via Getty Images)

    Quân đội Trung Quốc nói họ đang giám sát một tàu tuần tra Mỹ “xâm nhập” vào Biển Đông "mà không có sự cho phép" của Trung Quốc.

    Ngày 28/4, đại tá Li Huamin, phát ngôn viên của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), cho biết nước này đang giám sát một tàu chiến Mỹ, được cho đă "xâm nhập vào vùng biển Trung Quốc ngoài khơi quần đảo Tây Sa" ở Biển Đông, theo CGTN.

    Tây Sa là cách Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà chính quyền nước này chiếm đóng trái phép.

    Ông Li nói quân đội Trung Quốc đă cảnh báo và yêu cầu tàu chiến Mỹ rút khỏi "Tây Sa".

    Ông Li c̣n cho rằng "hành động của Mỹ đă vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế liên quan và là một sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc".

    Tờ South China Morning Post (Hong Kong) cho biết con tàu Mỹ xuất hiện ở Biển Đông nói trên là tàu khu trục mang tên lửa đẫn đường USS Barry.

    Quân đội Trung Quốc c̣n thông báo trên mạng xă hội rằng họ đă triển khai tàu chiến và máy bay để bám theo khu trục hạm USS Barry và tuyên bố đă "xua đuổi" chiến hạm khỏi khu vực.

    Tuy nhiên, một quan chức hải quân Mỹ khẳng định hoạt động tự do hàng hải (FONOP) của họ được triển khai theo kế hoạch, không gặp phải bất cứ hành vi không an toàn hoặc thiếu chuyên nghiệp nào từ máy bay và tàu chiến Trung Quốc, theo USNI.

    Tàu chiến USS Barry đi qua eo biển Đài Loan 2 lần trong một tháng
    Trước đó, truyền thông Đài Loan đưa tin USS Barry đi qua eo biển Đài Loan lần thứ hai trong tháng này. Trong cả hai lần đó, Trung Quốc đều cử tàu chiến của PLA bám theo.

    Mỹ xem việc điều tàu chiến tuần tra ở Biển Đông là hoạt động tự do hàng hải (FONOPS).

    "Sự di chuyển của con tàu qua eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Mỹ về một Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương tự do và cởi mở. Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục các chuyến bay, tuần tra trên biển và hoạt động ở bất cứ đâu luật pháp quốc tế cho phép" - trung úy Anthony Junco, phát ngôn viên Hạm đội 7 của Mỹ, nói.

    Trong mấy tháng gần đây, Trung Quốc đă thực hiện các cuộc tập trận thường xuyên gần Đài Loan. Tham gia tập trận có các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom có năng lực hạt nhân. Chính quyền Đài Loan cho rằng những động thái đó là nhằm đe dọa Đài Loan.

    Trong buổi họp báo ngày 22/4, Ngoại trưởng Mike Pompeo tố cáo Trung Quốc đang lợi dụng lúc thế giới tập trung ứng phó đại dịch Covid-19 để thực hiện "hành vi khiêu khích" nhằm gây áp lực đối với Hồng Kông, Đài Loan và bắt nạt các nước láng giềng ở Biển Đông, theo hăng tin Reuters.

  6. #156
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    ĐS Kritenbrink: Mỹ phản đối Trung Quốc lợi dụng đại dịch để bành trướng Biển Đông
    29/04/2020
    VOA Tiếng Việt


    Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Daniel Kritenbrink trả lời phỏng vấn VTC1. (Ảnh chụp màn h́nh VTC1 qua Facebook của Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam)


    Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink vừa cho biết rằng Mỹ kịch liệt phản đối việc Trung Quốc lợi dụng đại dịch virus corona để tiến hành các hoạt động khiêu khích trên Biển Đông đồng thời khẳng định mối quan hệ đối tác giữa Mỹ và Việt Nam sẽ ngày càng vững mạnh hơn.

    Tuyên bố của đại sứ Mỹ nhất quán với những ǵ mà chính phủ Mỹ đưa ra trong thời gian vừa qua sau khi Bắc Kinh bị Hà Nội cáo buộc đă dùng tàu hải cảnh đâm ch́m một tàu cá của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa giữa lúc cả cộng đồng quốc tế đang tập trung vào việc ngăn chặn sự lây lan của virus corona khởi nguồn từ Trung Quốc.

    Trong bài trả lời phỏng vấn VTC1 được đăng tải trên trang Facebook chính thức của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, Đại sứ Kritenbrink nói rằng Việt Nam đă gửi hàng triệu khẩu trang tới các quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ.

    “Thật không may Trung Quốc đang có quan điểm khác,” ông Kritenbrink nói với phóng viên VTC1 trong cuộc phỏng vấn được dịch sang tiếng Việt. “Thay v́ tham gia tập trung chống dịch COVID-19 với các nước khác, Trung Quốc, trong vài tháng qua, đă tiến hành nhiều hành vi khiêu khích gây bất ổn trong khu vực như đâm ch́m tàu cá của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, điều tàu ra doạ dẫm tàu cá nước khác cũng như tuyên bố thành lập các khu hành chính mới ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”

    “Mỹ phản đối mạnh mẽ việc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa lợi dụng thời điểm khu vực đang tập trung ứng phó với đại dịch COVID-19 để cưỡng ép các nước láng giềng và thúc đẩy các tuyên bố hàng hải mang tính khiêu thích của ḿnh tại Biển Đông,” theo trích dẫn trên trang Facebook của Sứ quán Mỹ phần trả lời của Đại sứ Kritenbrink với VTC1.

    Sau khi Việt Nam trao công hàm phản đối tàu hải cảnh Trung Quốc đâm ch́m tàu cá của họ trong vụ đụng độ xảy ra hôm 3/4, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc pḥng Mỹ đă ngay lập tức đưa ra thông cáo chỉ trích hành động của Trung Quốc và cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng đại dịch COVID-19 cũng như kêu gọi họ kiềm chế gây bất ổn để tập trung chống dịch. Tuy nhiên, Bắc Kinh nói rằng tàu cá của Việt Nam đâm tàu hải cảnh của họ.

    Cũng trong tháng này, Trung Quốc đă công bố “tên tiêu chuẩn” cho hàng chục đảo đá và thực thể địa lư trên Biển Đông sau khi tuyên bố thành lập “quận Tây Sa” và “quận đảo Nam Sa” để quản lư quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi Việt Nam có tuyên bố chủ quyền. Bộ Ngoại giao ở Hà Nội đều đă lên tiếng phản đối các động thái này của Bắc Kinh.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Nhà Trắng gần đây cho biết Mỹ sẽ tiến hành điều tra một cách nghiêm túc về việc Bắc Kinh xử lư sự bùng phát dịch COVID-19 cũng như t́m cách buộc Trung Quốc phải đền bù thiệt hại liên quan tới virus corona cho Mỹ.

    Nhận định về việc chính quyền ở Washington đang t́m cách buộc Trung Quốc phải có trách nhiệm v́ để lây lan đại dịch ra toàn thế giới như Tổng thống Trump nói, Đại sứ Kritenbrink cho biết “Mỹ đang khuyến khích các quốc gia phản đối hành vi sai trái của Trung Quốc. Và rất nhiều đối tác và bạn bè của chúng tôi đă làm như vậy.”

    Đại sứ Krintenbrink c̣n nhấn mạnh tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo đưa ra trong tháng này về việc tái khẳng định cam kết của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương và sức mạnh mối quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam.

    Hôm 29/4, một ngày trước khi Việt Nam kỷ niệm 45 năm ngày “Giải phóng Miền Nam” theo cách gọi của Hà Nội, Đại sức Kritenbrink viết trên trang Facebook của ĐSQ Mỹ rằng “sau nhiều năm gian khó và hy sinh từ cả hai phía, ngày nay Mỹ và Việt Nam đang hợp tác để cùng xây dựng một tương lai mới.”

    Năm nay đánh dấu 25 năm ngày hai cựu thù b́nh thường hoá quan hệ, và theo Đại sứ Kritenbrink, Mỹ và Việt Nam trong 25 năm qua đă “phát triển mối quan hệ đối tác và t́nh bạn đích thực dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và cam kết chung v́ hoà b́nh và thịnh vượng cho người dân hai nước. Chúng tôi biết rằng cùng nhau hai nước sẽ vững mạnh hơn.”

  7. #157
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Biển Đông: Bắc Kinh lên án Mỹ-Úc tập trận ‘‘gây bất ổn ḥa b́nh khu vực’’


    Tầu chở trực thăng HMAS Parramatta của Hải Quân Úc tập trận với tầu đổ bộ Mỹ USS America, khu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Barry và tầu USS Bunker Hill, tại Biển Đông, ngày 18/04/2020. © REUTERS - Australia Department Of Defence
    Trọng Thành
    Khẩu chiến giữa Trung Quốc và Mỹ cùng đồng minh về Biển Đông tiếp tục. Ngày 01/05/2020, đến lượt bộ Quốc Pḥng Trung Quốc tố cáo Hoa Kỳ thúc đẩy « quân sự hóa » Biển Đông. Tuyên bố được đưa ra hơn một tuần sau cuộc tập trận của Hải Quân Mỹ - Úc tại một khu vực phía nam Biển Đông.



    Trang mạng Financial Review dẫn lời người phát ngôn bộ Quốc Pḥng Trung Quốc Ngô Khiêm (Wu Qian) lên án cuộc tập trận nói trên, với nhận định: « Thực tế đă một lần nữa chứng minh Hoa Kỳ là kẻ tạo điều kiện lớn nhất cho việc quân sự hóa Biển Đông và là kẻ gây bất ổn ḥa b́nh và ổn định khu vực ».

    Phát ngôn viên bộ Quốc Pḥng Trung Quốc khẳng định: « Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân luôn trong t́nh trạng báo động cao, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và các lợi ích phát triển của quốc gia, cũng như ḥa b́nh và thịnh vượng của khu vực ».

    Căng thẳng tại Biển Đông tăng thêm một nấc vào lúc tàu thăm ḍ Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiến hành khảo sát ở khu vực gần nơi mà tàu thăm ḍ của công ty dầu khí Nhà nước của Malaysia Petronas hoạt động, trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.

    Hôm 21/04, Hải Quân Mỹ xác nhận tàu tấn công đổ bộ USS America và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill đă được triển khai ở Biển Đông. Hôm 22/04, bộ Quốc Pḥng Úc cho biết tàu hộ vệ tên lửa HMAS Paramatta của Hải quân Hoàng gia Úc tập trận cùng với ba chiến hạm Mỹ. Hăng tin Anh Reuters cũng xác nhận ba chiến hạm Mỹ đă đến gần khu vực tàu Trung Quốc khảo sát.

    Bắc Kinh bị nhiều quốc gia, trước hết là Hoa Kỳ tố cáo lợi dụng thế giới đang chao đảo v́ đại dịch Covid-19, để lấn lướt ở Biển Đông. Ngày 18/04, Trung Quốc loan báo thành lập « hai quận » quản lư quần đảo Hoàng Sa, mà Việt Nam đ̣i hỏi chủ quyền, và quần đảo Trường Sa, mà một số nước Đông Nam Á, như Việt Nam, Philippines và Malaysia đ̣i hỏi chủ quyển toàn bộ hay một phần. Cùng lúc đó, Bắc Kinh thông báo đặt tên cho 80 thực thể địa lư, trong đó có nhiều vị trí dưới đáy biển. Hành động của Trung Quốc bị nhiều luật gia lên án là vi phạm luật pháp quốc tế.


    Trước đó, ngày 17/04, Trung Quốc gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc đ̣i hỏi đích danh chính quyền Việt Nam « rút mọi lực lượng và phương tiện khỏi các đảo và đá mà nước này đă xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp » ở quần đảo Trường Sa. Công hàm nói trên được nhiều nhà quan sát cho là ngầm ẩn đe dọa sử dụng vũ lực. Một số nhà nghiên cứu khẳng định lần gần nhất Bắc Kinh yêu cầu Việt Nam rút khỏi quần đảo Trường Sa là vào cuối tháng 2/1988, tức chỉ ít tuần trước khi Trung Quốc tấn công đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa.

    Chính quyền Mỹ dường như đang gia tăng sự hiện diện tại Biển Đông để ngăn ngừa nguy cơ Trung Quốc manh động. Ngày 30/04, theo Bộ Tư Lệnh Ấn Độ - Thái B́nh Dương Hoa Kỳ, hai oanh tác cơ chiến lược B-1B Lancer đă có chuyến bay diễn tập trong ṿng 33 giờ với trọng tâm là Biển Đông. Lần diễn tập trước đó của oanh tạc cơ B-1B Lancer là cùng với Lực Lượng Pḥng Vệ Nhật Bản, cách đây một tuần.

  8. #158
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    ĐẠI TÁ TÀI BÁ VINH, CỤC T̀NH BÁO VN ANH DŨNG HY SINH TẠI HẢI NAM TQ, HÀNG TRĂM LÍNH TQ TRẢẢ GIÁ
    TIN KHÔNG THỂ KIỂM CHỨNG

  9. #159
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    TT Philippines và Covid-19: Từ đối phó chậm vì sợ Bắc Kinh đến đòi bắn bỏ dân chống phong tỏa


    Quân đội Philippines kiểm tra giấy tờ tại thành phố Pasay ngày 22/04/2020 vào lúc quốc gia Đông Nam Á bị phong tỏa chặt chẽ để chống dịch Covid-19. REUTERS - Eloisa Lopez
    Mai Vân
    Tính đến hết tháng Tư 2020, Philippines là quốc gia đứng thứ hai Đông Nam Á về số ca tử vong vì Covid-19, với 568 người chết, trong lúc vẫn đứng thứ ba về số lây nhiễm, xấp xỉ mức 8.500 trường hợp.



    Đặc điểm của quốc gia có gần 110 triệu dân này là việc tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chậm trễ hơn các láng giềng trong việc chống Covid-19 để không làm phật ý đồng minh Trung Quốc, để rồi khi bắt tay vào chống dịch thì lại vô cùng cứng rắn, đe dọa bắn bỏ những ai không tuân lệnh phong tỏa mà ông đã ban hành.

    Trong một phóng sự đăng ngày 27/04/2020, Marianne Dardard, thông tín viên tạp chí Pháp L’Express tại Philippines đã không ngần ngại mỉa mai, gọi tổng thống Philippines là một chàng “Cao bồi chống virus corona”.

    Phóng viên L’Express nhắc lại là một người nổi tiếng với những biện pháp không nương tay, tổng thống Philippines đă ra lệnh cho cảnh sát “bắn bỏ” những kẻ “gây loạn” không tôn trọng phong tỏa. Với cách nói thô bạo, ông đã gởi đến những thành phần này lời đe dọa “nếu gây phiền phức th́ tao sẽ đưa bọn mày xuống mồ”.

    Cách phát biểu không khác ǵ lúc ông khởi động “cuộc chiến chống ma túy”, đã làm ít nhất 27.000 người chết theo các tổ chức phi chính phủ, lần này cũng gây lo ngại về những biện pháp trấn áp thô bạo hơn “trong lúc mà người dân các khu phố nghèo lại mất thu nhập v́ phải ở nhà”. Ông Duterte đe dọa sử dụng những biện pháp của thiết quân luật với việc triển khai quân đội.

    Tuy nhiên, nhiều người cũng lưu ý là trước khi có giọng điệu “oai hùng” như thế, trong những tuần lễ đầu năm 2020, ông Duterte đă làm tất cả để khỏi làm phật ḷng Trung Quốc, vào thời điểm Bắc Kinh còn cố t́m cách che giấu quy mô dịch bệnh.

    Tổng thống Philippines đă xích lại gần Trung Quốc để có được đầu tư, nên đă đi theo đúng quan điểm của Bắc Kinh. Ngày nay, ông đang bị chỉ trích là chỉ chăm lo chiều ý Trung Quốc hơn là bảo vệ người dân. Theo Marianne Dardard, những lời chỉ trích này không sai !

    Duterte: Hăy chấm dứt những lời lẽ bài Trung Quốc

    Vào cuối tháng Giêng, bộ trưởng y tế Philippines Francisco Duque vẫn từ chối cấm người Trung Quốc vào Philippines vi e ngại “tác động chính trị và ngoại giao”.

    Qua ngày 01/02, ca tử vong đầu tiên vì virus corona ngoài Trung Quốc được chính thức ghi nhận tại Philippines: Một du khách Trung Quốc, người ở Vũ Hán, trước đó đã đi khắp nơi trên lãnh thổ Philippines.

    Lẽ ra chính quyền Philippines phải đi t́m những người đă có liên hệ, tiếp xúc với “bệnh nhân số 0” này để ngăn chặn việc lây lan trong dân chúng, nhưng họ lại không làm vì điều tra quá kỹ về một người Trung Quốc sẽ làm Bắc Kinh tức giận.

    Theo ghi nhận của nhà nghiên cứu Pháp François Xavier Bonnet ở Manila, thuộc Viện Nghiên Cứu về Đông Nam Á Đương Đại, để không bị dư luận chỉ trích quá nhiều, bộ trưởng Y Tế Philippines đă giải thích là các hăng hàng không đă từ chối cung cấp cho ông tên các hành khách đi cùng chuyến bay với bệnh nhân số 0 đó.

    Và cùng một lúc, chính quyền Philippines cũng đi t́m số 500 du khách Trung Quốc đến từ Vũ Hán đến mừng Tết Nguyên Đán trên các băi biển nổi tiếng, đầy ắp người của đảo Boracay. Việc tìm kiếm rất miễn cưỡng vì phải mất 4 ngày để t́m ra!

    Để đối phó với những lời chỉ trích, tổng thống Duterte đă lên tiếng kêu gọi “Hăy chấm dứt những lời lẽ bài Trung Quốc”.

    Duterte: Trung Quốc không có lỗi gì về việc virus xuất hiện

    Vào trung tuần tháng 3, tổng thống Philippines đã ban hành lệnh phong tỏa trên một phần lớn lănh thổ, cùng một lệnh giới nghiêm rất nghiêm ngặt ở thủ đô Manila. Trong mọi phát biểu, ông không quên cám ơn nồng nhiệt chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh về sự trợ giúp của Trung Quốc trong lúc mà nhiều nước chỉ trích sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh về nạn dịch.

    Gần đây tổng thống Philippines có cố bào chữa cho đồng minh: “Không phải lỗi của Trung Quốc nếu virus xuất hiện trên đất họ”.

    Tuy nhiên, giới quan sát đă ghi nhận là chiến lược thân thiện của Manila đă không mấy có kết quả. Bệnh dịch tại Philippines dự trù sẽ tiếp tục lan rộng, trái với những lời khẳng định là dịch bệnh đang lùi bước của chính quyền.

    Bắc Kinh chẳng trợ giúp bao nhiêu cho Philippines để chống dịch

    Duterte đã được Bắc Kinh thưởng công như thế nào? Theo nhà báo của L’Express thì chẳng bao nhiêu: Chỉ có 400.000 khẩu trang giải phẫu, và 40.000 chiếc loại FFP2, theo số liệu của đại sứ quán Trung Quốc tại Manila.


    Ngoài ra, lănh đạo ngành y tế Philippines còn than phiền là chỉ 40% xét nghiệm mà Bắc Kinh gởi qua là cho kết quả chính xác. Sau đó Y Tế Philippines đã phải đổi ư kiến và xin lỗi về tuyên bố này.

    Vấn đề là Philippines hiện thiếu phương tiện chống dịch một cách nghiêm trọng. Các số liệu chính thức, theo giới quan sát, không đúng với thực tế tại quần đảo hơn 100 triệu dân. Bác sĩ Karl Henson, nhà nhiễm trùng học tại một bệnh viện tư ở Manila, rất lo ngại trước nguy cơ “một kịch bản như tại Ư với ca tử vong tăng vọt trên một đất nước mà hệ thống y tế vô cùng tự do theo kiểu Mỹ”.

    Bác sĩ giải phẫu Kitchie Guanzon-Ridon tại một bệnh viện công lớn ở Manbila không giấu bực tức: “Tại sao các lănh đạo của chúng tôi có thể khẳng định là dịch đă chậm lại khi mà chỉ có không đầy 1% dân chúng là được xét nghiệm?”

    Trong một chuyến thăm Philippines gần đây, các chuyên gia y tế Trung Quốc cũng kết luận là “có một nguy cơ đáng kể là Philippines không thể diệt trừ được nguồn gốc lây nhiễm”.

    Phóng viên L’Express kết luận dí dỏm: “Liệu chàng cao bồi Manila có dám nói ngược lại các chuyên gia Trung Quốc hay không?”

  10. #160
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    TQ chuẩn bị “Hải chiến” với VN trên Biển Đông?


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 16-11-2014, 02:57 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 23-07-2014, 04:16 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 19-04-2012, 02:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •