Page 17 of 19 FirstFirst ... 713141516171819 LastLast
Results 161 to 170 of 184

Thread: Biển Đông - Đông Nam á Châu

  1. #161
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Biển Đông: Kế sách nào giúp Việt Nam đối phó với Trung Quốc?


    Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt ghé cảng Đà Nẵng ngày 05/03/2020, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai trong vòng 3 năm của một tàu sân bay Mỹ. Ảnh minh họa. REUTERS - Nguyen Huy Kham
    Trọng Nghĩa
    Một loạt động thái mới đây của Trung Quốc tại Biển Đông cho thấy là Bắc Kinh lại thừa cơ thế giới bận đối phó với đại dịch Covid-19 để bắt nạt các nước Đông Nam Á – đặc biệt là Việt Nam - đang cố bảo vệ chủ quyền của mình trên vùng biển mà Trung Quốc tự nhận làm của riêng. Thế yếu của Việt Nam về mặt quân sự trước Trung Quốc đã thúc đẩy nhiều chuyên gia lên tiếng đề nghị những kế sách nhằm giúp Việt Nam đẩy lùi tham vọng của Bắc Kinh.



    Trong bài phân tích đăng trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 05/05/2020, chuyên gia phân tích quốc phòng Derek Grossman thuộc RAND Corporation, giảng viên trường Đại Học Mỹ University of Southern California, một người theo dõi sát tình Biển Đông, đã cho rằng trong bối cảnh Trung Quốc không từ bỏ “thái độ xấu xa”, Việt Nam cần phải tính tới một số phương án mới để đối phó.

    Bài viết mang tựa đề “Rà soát lại các phương án ‘đấu tranh’ của Việt Nam tại Biển Đông - Reviewing Vietnam’s ‘Struggle’ Options in the South China Sea”.

    Việt Nam tiếp tục bị Trung Quốc bắt nạt ở Biển Đông

    Trước hết, tác giả đã nêu bật ba sự kiện gần đây nhất của Trung Quốc ở Biển Đông mà Việt Nam là nạn nhân trực tiếp.

    Sự kiện đầu tiên là vụ một tàu Hải Cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu đánh cá Việt Nam hôm 03/04 ở vùng biển tranh chấp ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa.

    Sự kiện thứ hai diễn ra 10 hôm sau, vào ngày 13/04, khi Bắc Kinh lại cho chiếc tàu khảo sát địa chất Hải Dương Địa Chất 8 xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (trên đường đi xuống vùng biển ngoài khơi Malaysia). Chính chiếc tàu này vào năm ngoái đã được Bắc Kinh cử đến khảo sát hàng tháng trời tại khu vực Bãi Tư Chính và vùng biển ngoài khơi miền Trung, sâu bên trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.

    Qua ngày 18/04, Bắc Kinh tuyên bố đă thiết lập quyền kiểm soát hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp bằng quyết định thành lập hai quận đảo tại các khu vực này.

    Phản đối suông không thay đổi được hành vi xấu của Trung Quốc

    Các hành vi gây căng thẳng của Trung Quốc đã bị Việt Nam công khai phản đối, nhưng theo chuyên gia Mỹ, các tuyên bố đó vẫn không thay đổi được “hành vi xấu xa” của Bắc Kinh.

    V́ vậy, câu hỏi hiển nhiên là ngoài việc công khai tỏ thái độ bất bình, Việt Nam có thể làm ǵ khác để kiềm chế sự quyết đoán của Trung Quốc trong tương lai?

    Chuyên gia Grossman nhắc lại rằng trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam vẫn chủ trương “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”, tức là luôn luôn t́m cách duy trì quan hệ song phương hữu hảo và hữu ích với Bắc Kinh, nhưng đồng thời kháng lại Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông và một số vấn đề khác.

    Vấn đề mà chuyên gia Mỹ đặt ra là vế hợp tác đã được Việt Nam coi trọng hơn trong quan hệ với Trung Quốc, vốn đã được nâng lên thành quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Trong số 3 đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam (Trung Quốc, Ấn Độ và Nga), duy nhất Trung Quốc được ghi nhận là đối tác “hợp tác”.

    Tuy nhiên, rõ ràng là sau cuộc đối đầu Việt Trung kéo dài hàng tháng trời vào năm ngoái ở khu vực Bãi Tư Chính, Hà Nội cần phải suy tính đến những phương thức mới trong việc đấu tranh chống Trung Quốc.

    Nên đình chỉ một số hợp tác với Trung Quốc để tỏ thái độ

    Một trong những phương thức mới mà ông Grossman đề xuất là công khai tỏ thái độ bằng cách đình chỉ một số hợp tác với Trung Quốc.

    Chuyên gia Mỹ ghi nhận là cho đến nay, Việt Nam vẫn chủ trương tách biệt vấn đề Biển Đông ra khỏi các lãnh vực hợp tác khác với Bắc Kinh, không để cho phản ứng của ḿnh đối với hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông phá vỡ các phần khác trong quan hệ song phương.

    Hủy bỏ tuần tra chung, không tham gia Con Đường Tơ Lụa

    Một ví dụ: Ngày 21 và 23/04 vừa qua, Việt Nam quyết định vẫn cùng với Trung Quốc tiến hành các cuộc tuần tra bảo vệ bờ biển thường niên trong Vịnh Bắc Bộ. Theo ông Grossman, mặc dù Hà Nội và Bắc Kinh vào năm 2000 đă đạt thỏa thuận về việc phân định Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam không có nghĩa vụ phải tiếp tục các cuộc tuần tra chung này. Thay vào đó, Hà Nội có thể gửi một thông điệp rơ ràng tới Bắc Kinh rằng các lĩnh vực khác của quan hệ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là trong lĩnh vực nhạy cảm của chính sách trên biển.

    Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể quyết định chấm dứt tham gia vào sáng kiến Một ​​Vành Đai, Một Con Đường của Trung Quốc, một dự án mà chính Hà Nội cũng rất nghi kỵ, cả ở Việt Nam lẫn ở các láng giềng Lào và Cam Bốt.

    Đối với chuyên gia Grossman, Việt Nam còn có nhiều lựa chọn khác để gửi tín hiệu đến Trung Quốc.

    Kiện Trung Quốc trước tòa án quốc tế, giảm cấp quan hệ đối tác

    Hà Nội chẳng hạn có thể biến thành thực tế lời đe dọa gợi lên vào tháng 11 là sẽ kiện Trung Quốc ra ṭa án quốc tế về các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, như Philippines đă làm vào năm 2013 và được Việt Nam hỗ trợ vào năm 2014. Chuyên gia Grossman cho biết là đã nghe thấy được từ một số nguồn tin từ chính phủ Việt Nam rằng khả năng kiện Trung Quốc đang được xem xét nghiêm túc.

    Trong một lãnh vực khác, Việt Nam cũng có thể quyết định là thôi không kiểm duyệt, để cho các phương tiện truyền thông trong nước nói về các hành vi quyết đoán của Trung Quốc, qua đó hun đúc tinh thần chống Trung Quốc, có thể đe dọa đến lợi ích kinh doanh của Trung Quốc tại Việt Nam.

    Hà Nội cũng có thể hạ thấp vị thế đối tác của Trung Quốc, chỉ đơn giản là “đối tác chiến lược toàn diện” để cho thấy rằng quan hệ song phương đang bị ảnh hưởng do các hành động của Bắc Kinh tại Biển Đông.

    Học tập thái độ cứng rắn của Indonesia

    Trong lĩnh vực quân sự, chuyên gia Mỹ cho rằng Việt Nam có thể học tập cách Indonesia đối phó với Trung Quốc trong vụ Natuna, sẵn sàng leo thang quân sự để buộc Bắc Kinh lùi bước.

    Trong một thời gian ngắn vào cuối tháng 12/2019 và đầu tháng 01/2020 ở vùng biển xung quanh quần đảo Natuna, quân đội Indonesia đă phản ứng mạnh mẽ trước việc lực lượng hải cảnh và tàu cá Trung Quốc xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Jakarta đã cho triển khai tàu Hải Quân và máy bay chiến đấu đến khu vực và tàu Trung Quốc đă rút lui ngay sau đó.

    Theo ông Grossman, một phản ứng tương tự của Việt Nam có thể sẽ liên quan đến việc cho triển khai các tàu khu trục lớp Gepard, tàu ngầm lớp Kilo và chiến đấu cơ Su-30MMK để chứng tỏ quyết tâm, mặc dù làm như vậy sẽ có nguy cơ xung đột rộng hơn và do đó cần có chừng mực cẩn thận.

    Ở mức thấp hơn, Việt Nam có thể triển khai lực lượng Cảnh Sát Biển và Dân Quân Biển (vừa được xây dựng) để tuần tra thường xuyên tại các vùng bị tranh chấp, giống như cách mà Bắc Kinh đă làm trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, phương án này rất tốn kém cho các nguồn lực vốn hiếm hoi của Việt Nam.

    Tận dụng chức chủ tịch ASEAN và ủy viên không thường trực HĐBA

    Đối với chuyên gia Grossman, trên bình diện đa phương, Hà Nội cũng có nhiều phương án khả thi để tăng cường đấu tranh.

    Năm nay, Việt Nam vừa là chủ tịch ASEAN vừa là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Cho dù hồ sơ phối hợp hành động chống dịch Covid-19 về cơ bản đă chiếm lĩnh chương tŕnh nghị sự của ASEAN vào năm 2020, Hà Nội vẫn có thể t́m cách thúc đẩy các thành viên hướng tới việc hoàn tất Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông mang tính ràng buộc về pháp lý, có lợi cho an ninh của Việt Nam.

    Hiện đang có tin đồn cho rằng Hà Nội có thể t́m cách gia hạn nhiệm kỳ chủ tịch của ḿnh, cho đến năm 2021, để có thêm thời gian để nắm giữ ảnh hưởng tại diễn đàn quan trọng này.

    Còn tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã cho lưu hành một công hàm phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong tương lại, Việt Nam có thể tiếp tục nêu bật hơn nữa vấn đề thông qua diễn đàn của Hội Đồng Bảo An.

    Việt Nam cũng có thể t́m cách tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác an ninh với các cường quốc.

    Liên kết chặt chẽ với nhóm Bộ Tứ Quad

    Ngoài các nước truyền thống như Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Pháp cũng có thể hỗ trợ Hà Nội ngăn chặn sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

    Mặc dù có rất ít khả năng Việt Nam tham gia nhóm Bộ Tứ Quad - Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ - để cùng tiến hành các cuộc tập trận quân sự hoặc tuần tra để biểu thị quyết tâm đoàn kết chống lại Trung Quốc trên khắp vùng Ấn Độ-Thái B́nh Dương, nhưng Việt Nam có thể đóng vai tṛ đối tác đối thoại với Bộ Tứ về các vấn đề Trung Quốc. Dẫu sao thì Việt Nam cũng đă tham gia nhóm Quad Plus, cùng với New Zealand và Hàn Quốc, để hợp tác về các nỗ lực chống dịch Covid-19.

    Củng cố nhóm nước Đông Nam Á bị Bắc Kinh chèn ép

    Ngoài ra, Hà Nội có thể t́m đến các nước ASEAN có cùng chí hướng để được hỗ trợ. Trong những tháng gần đây, Philippines, Malaysia và Indonesia đều đă tức giận trước các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông. Có lẽ ba quốc gia này có thể tiến hành các cuộc tập trận quân sự hoặc tuần tra cùng nhau. Ư tưởng này đang được gợi lên một cách không chính thức ở Philippines.

    Cuối cùng, sách trắng quốc pḥng mới nhất của Việt Nam, công bố vào tháng 11/2019, đã mở ra cơ hội tăng cường hợp tác an ninh với Hoa Kỳ.

    Thắt chặt thêm quan hệ an ninh quốc phòng với Hoa Kỳ

    Tài liệu này nhắc lại chính sách quốc pḥng “3 không” của Hà Nội - không liên minh, không có căn cứ nước ngoài trên lănh thổ Việt Nam và không liên kết với một nước để chống lại nước thứ ba - nhưng cũng lưu ư rằng, tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, chuyên gia Grossman nhấn mạnh, Việt Nam sẽ xem xét việc phát triển các quan hệ quân sự và quốc pḥng phù hợp và cần thiết với các nước khác.

    Đối với ông Grossman, trên tinh thần đó, Hà Nội hoàn toàn có thể nhờ Washington hỗ trợ thêm nếu hành vi của Bắc Kinh ở Biển Đông không thay đổi. Hà Nội có thể làm việc này dựa trên đà cải thiện quan hệ đáng kinh ngạc trong những năm gần đây với Washington, mà một cái mốc quan trọng được ghi dấu tháng Ba vừa qua khi Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt ghé cảng Đà Nẵng. Đấy là lần thứ hai trong ba năm mà một tàu sân bay Mỹ đến thăm Việt Nam.

    Chuyên gia Grossman kết luận: Việt Nam hiện có nhiều phương án hợp lý khác nhau để đấu tranh chống lại Trung Quốc, vấn đề là Việt Nam cần xác định sẽ đi đến đâu để thành công.

  2. #162
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Biển Đông: Ngư dân Việt Nam và Philippines lên án Trung Quốc cấm đánh cá ở Biển Đông


    Ảnh minh họa : Dân Philippines biểu t́nh đốt cờ Trung Quốc ngày 17/06/2019 tại Manila để phản đối vụ tàu Trung Quốc đâm ch́m tàu cá Philippines. TED ALJIBE / AFP
    Tú Anh
    Hiệp hội nghề đánh cá Việt Nam và Philippines phản đối Trung Quốc cấm đánh cá tại Biển Đông, kêu gọi chính phủ liên quan có hành động chống lại quyết định phi lư của Bắc Kinh và đe dọa trấn áp của cảnh sát biển Trung Quốc.



    Theo bản tin của BenarNews, ngày hôm qua 04/05/2020, Hội Nghề Cá Việt Nam ra thông cáo khẳng định có toàn quyền đánh bắt trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam và lên án Trung Quốc vi phạm luật quốc tế và chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Hiệp hội gửi thư kêu gọi chính quyền Việt Nam phải có biện pháp đối phó với Trung Quốc, cụ thể là tăng cường tuần tra, yểm trợ cho ngư dân đánh cá.

    Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc chỉ thị cấm đánh cá trong mùa hè kéo dài từ nay cho đến ngày 16/08/2020, bao trùm các vùng ngư trường biển đảo của Việt Nam và Philippines cũng như đe dọa "nghiêm trị" các hành động vi phạm.

    Trong một phản ứng tương tự, Hiệp Hội Ngư Dân Philippines, qua tuyên bố của chủ tịch Fernado Hicap, thúc giục chính phủ Manila phải hành động cụ thể "không nên chờ đến khi hải quân Trung Quốc bắt nhốt ngư dân Philippines". Philippines có luật pháp quốc tế, có luật pháp quốc gia trong tay, phải chận đứng các hành động xâm lấn của Trung Quốc.

    Chủ tịch Hiệp Hội Ngư Dân Philippines đặt câu hỏi : Trung Quốc lấy quyền ǵ đánh bắt trong vùng biển của Philippines, ra lệnh cấm đánh cá trong vùng biển của Philippines và phá hoại môi trường của láng giềng qua các công tŕnh bồi đắp đảo phi pháp?

    Khác với thái độ quyết liệt của đồng nghiệp Philippines, các nguồn tin ở Việt Nam khi nói đến các vụ tàu cá ngư dân Quảng Ngăi bị hải cảnh Trung Quốc đánh ch́m trong vùng biển Hoàng Sa, yêu cầu hăng tin quốc tế đừng nêu tên để tránh bị chính quyền Việt Nam gây khó khăn, theo lược thuật của BenarNews.

  3. #163
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Trung Quốc vừa tập trận hải quân ở quần đảo Trường Sa
    B́nh luậnNguyễn Sơn • 20:39, 05/05/20• 2307 lượt xem


    Đội tàu Trung Quốc vừa diễn tập ở quần đảo Trường Sa. (Ảnh: PLA Daily)

    Hải quân Trung Quốc vừa tiến hành đợt diễn tập hộ tống tại vùng biển quanh quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Hôm 2/5, đội tàu của hải quân Trung Quốc gồm tàu khu trục Taiyuan và Jingzhou đă tập trận ở khu vực quần đảo Trường Sa, đi qua eo biển Miyako và kênh Bashi, theo tờ PLA Daily. Hoạt động bao gồm bài tập cứu tàu bị hải tặc tấn công và phối hợp chống hải tặc, được hỗ trợ bởi đội tàu hộ tống số 35.

    Yang Aibin, sĩ quan hải quân Trung Quốc, nói rằng đội tàu Trung Quốc tập trung vào các bài tập chiến đấu để nâng cao khả năng phản ứng trên biển và trên không, theo báo SCMP.

    Đội tàu hộ tống số 35 đi vào biển Đông sau khi kết thúc chuyến diễn tập chống cướp biển trên vịnh Aden vào cuối tháng 4.

    Đội tàu này gồm 690 quân nhân và 2 trực thăng hỗ trợ cho 2 tàu Taiyuan và Jingzhou. Quân đội Trung Quốc nói rằng họ vẫn thực hiện nhiệm vụ bất chấp t́nh h́nh đại dịch COVID-19.

    Nhắm đến hoạt động tuần tra của Mỹ?
    Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) cho rằng cuộc diễn tập của Trung Quốc ở Trường Sa và việc nhắc đến đại dịch COVID-19 có vẻ nhắm đến các hoạt động của Mỹ trên biển Đông.

    “Đây là lần đầu tiên tàu khu trục Taiyuan và Jingzhou tham gia nhiệm vụ này. Do đó, đây là cơ hội để các tàu đó tiếp xúc với huấn luyện trên các vùng biển xa đến vùng Vịnh”, ông Koh nói.

    “Điểm khác biệt duy nhất lần này là việc điều tàu ra biển Đông, khiến cuộc diễn tập ở Trường Sa có ư nghĩa mới. Bắc Kinh rơ ràng có ư định phô trương lực lượng hải quân nhằm củng cố yêu sách của họ”, ông Koh đánh giá.

    Cuộc diễn tập diễn ra vài ngày sau khi Mỹ gia tăng các hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở biển Đông để thách thức các yêu sách chủ quyền trái phép của Trung Quốc.

    Tuần trước, Mỹ cho biết tàu tuần dương tên lửa USS Bunker Hill “đă khẳng định quyền tự do hàng hải ở quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”. Tàu khu trục tên lửa USS Barry của Mỹ cũng thực hiện chuyến tuần tra tự do hàng hải ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

    Mỹ đến nay luôn lên án việc Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự trên biển Đông, triển khai các tên lửa hành tŕnh chống hạm và tên lửa đất đối không ở khu vực này.

  4. #164
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Thuê cảng Cam Ranh: Mỹ không muốn, Việt Nam không thể


    Bán đảo Cam Ranh @you tube
    Minh Anh
    Nhiều tin đồn cho rằng Việt Nam nhắm đến khả năng cho Hoa Kỳ thuê dài hạn cảng Cam Ranh hay một số đảo ở Biển Đông như là một căn cứ hậu cần hay làm một trạm dừng nhằm đối phó với hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông



    Ư tưởng này thường được nêu ra mỗi khi Trung Quốc có những hành động hung hăng ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo quan điểm của giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc Pḥng Úc, trên báo mạng The Diplomat ngày 06/05/2020, khả năng này là ít xảy ra do chính sách quốc pḥng từ cả hai phía.

    Việt Nam với chính sách « Ba Không »

    Chuyên gia người Úc ghi nhận từ hơn một thập niên gần đây, số lần tầu chiến Mỹ cập cảng Việt Nam, hoặc để viếng thăm chính thức, hoặc để bảo tŕ, sửa chữa ngày càng nhiều. Và nhất là năm 2016, ba tầu chiến Mỹ đă ghé thăm cảng Cam Ranh, bên cơ sở dân sự.

    Những sự kiện này cùng với việc chính quyền Philippines dưới thời tổng thống Rodrigo Duterte t́m cách chấm dứt thỏa thuận hợp tác quân sự (EDCA) đă làm rộ lên nhiều lời đồn đoán cho rằng Hoa Kỳ đang nhắm đến việc tiếp cận các cơ sở cảng biển ở Cam Ranh cũng như là các đảo đá của Việt Nam ở Biển Đông.

    Thế nhưng, theo giáo sư Carlyle Thayer, khả năng này bị hạn chế v́ chính sách « Ba Không » của Việt Nam, nghiêm cấm việc cho thuê cảng Cam Ranh hay các đảo đá ở Biển Đông.

    Sách Trắng Quốc Pḥng có từ năm 1998 ghi rơ : « Không liên kết với một quốc gia này để chống lại một nước khác ; Không đối đầu và tấn công bất kỳ quốc gia nào ; và Không tham gia bất kỳ liên minh quân sự cũng như một hoạt động quân sự nào ».

    Tuy Sách Trắng năm 2019 lại có đoạn ghi rằng « Tùy theo t́nh h́nh và những điều kiện cụ thể, Việt Nam có thể phát triển các mối quan hệ quân sự cần thiết và phù hợp với các nước khác… », nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam sẽ thay đổi chính sách đối ngoại và quân sự trong một sớm một chiều.

    Hoa Kỳ : « Places not bases »

    Về phần ḿnh, nước Mỹ từ lâu vẫn chủ trương có các « điểm tiếp nhận chứ không phải là lập căn cứ » (places not bases). Căn cứ có vị trí cố định dễ bị tấn công, trong khi điểm tiếp nhận cho phép Hoa Kỳ có nơi trú ẩn vào những thời điểm quan trọng như thảm họa thiên nhiên hay một cuộc khủng hoảng. Có nhiều khả năng Hoa Kỳ t́m cách cho các tầu chiến thường xuyên cập cảng Việt Nam hơn là thuê một cơ sở để làm căn cứ tiếp tế.

    Hoa Kỳ cho rằng không nhất thiết phải có một « trạm dừng » giữa Singapore và Đài Loan. Bởi v́, Mỹ đă có nhiều căn cứ quân sự ở Thái B́nh Dương như Yokosuka ở Nhật Bản, đảo Guam hay như ở Hawai. Và nhất là các tầu chiến của Mỹ có khả năng nhận tiếp tế ngay trên biển.

    Trong bối cảnh những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng có thái độ hung hăng, đe dọa chủ quyền lănh thổ của Việt Nam ở Biển Đông, chính quyền Hà Nội và Washington đă có các cuộc đàm phán nhằm nâng cao mối quan hệ đối tác từ toàn diện lên thành chiến lược.

    Tuy nhiên, theo chuyên gia Carl Thayer, chính phủ Việt Nam vẫn sẽ tỏ ra cực kỳ cẩn trọng trong việc áp dụng bất kỳ một sự thay đổi nào đối với chính sách đối ngoại và quốc pḥng dài hạn trong kỳ đại hội Đảng lần thứ 13, dự kiến diễn ra trong quư I năm 2021.

    Chủ trương « đa dạng hóa và đa phương hóa » sẽ tiếp tục được duy tŕ trong quan hệ với các cường quốc. Do vậy, sẽ không có chuyện Việt Nam liên kết với Mỹ để chống Trung Quốc. Điều này cũng giải thích v́ sao Việt Nam khó có thể cho Hoa Kỳ thuê cảng Cam Ranh hoặc một số đảo ở Biển Đông lâu dài làm căn cứ tiếp tế hay trạm dừng.

  5. #165
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ chỉ trích Trung Quốc 'ngang ngược' ở Biển Đông
    B́nh luậnNguyễn Sơn • 23:54, 06/05/20• 29 lượt xem


    Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mark Esper tại cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc hôm 5/5. Ảnh: Bộ Quốc pḥng Mỹ.

    Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ lên án Trung Quốc hành xử ngang ngược ở Biển Đông trong lúc cả thế giới nỗ lực chống lại Covid-19.

    “Trong lúc Trung Quốc đẩy mạnh chiến dịch tung tin đánh lạc hướng để tránh bị quy trách nhiệm về đại dịch Covid-19, chúng tôi tiếp tục chứng kiến hành vi gây hấn của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông, từ việc đe dọa tàu hải quân Philippines đến đâm ch́m tàu cá Việt Nam, ngăn cản các quốc gia khác thăm ḍ dầu khí ngoài khơi,” Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mark Esper nói trong cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc hôm 5/5.

    Hồi tuần rồi, hai tàu chiến của Hải quân Mỹ đă thực hiện nhiệm vụ tuần tra đảm bảo tự do hàng hải gần các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp tại Biển Đông.


    Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Barry (DDG 52). (Ảnh: U.S. Navy via Getty Images)
    “Đây là động thái nhằm gửi một thông điệp rơ ràng tới Trung Quốc rằng Mỹ sẽ tiếp tục bảo vệ quyền tự do hàng hải và thương mại cho tất cả quốc gia lớn và nhỏ”, ông Esper nói.

    Về đại dịch Covid-19, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ cho rằng chính quyền Trung Quốc đă không minh bạch ngay từ khi dịch bùng phát và những hành vi ngang ngược gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông là một phần trong chiến dịch đánh lạc hướng thông tin.

    "Nếu họ minh bạch, cởi mở và thẳng thắn hơn để cho phép chúng tôi tiếp cận báo cáo, tiếp cận những người ở thực địa và virus, chúng tôi đă có thể hiểu rơ và tiến xa hơn bây giờ. Nhưng những ǵ chúng tôi có hiện nay là như thế này", ông Esper nói.

    "Chính quyền Trung Quốc lợi dụng đại dịch"
    Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ cũng cho rằng, chính quyền Trung Quốc lại đang cố lợi dụng đại dịch để quảng bá h́nh ảnh rằng họ là "người tốt".

    "Bất chấp những việc họ đă làm và quan trọng hơn là những việc họ không làm, bây giờ họ bước ra và nói: đây, khẩu trang đây. Họ nói 'chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn khẩu trang, cung cấp cái này, cái kia, chúng tôi sẽ tài trợ cho bạn. Hăy nh́n vào tất cả những điều tốt đẹp mà chúng tôi đang làm'", ông Esper nói.

    "Thế nên họ đang nói với các quốc gia là bạn có thể lấy những chiếc khẩu trang này, nhưng hăy nói với thế giới rằng Trung Quốc tốt bụng thế nào, chúng tôi đang làm tốt như thế nào, vân vân. Bởi vậy, có một số việc họ đang làm để cố đánh bóng h́nh ảnh", ông nói thêm.

    Hiện nguồn gốc virus corona Vũ Hán vẫn c̣n là bí ẩn v́ Trung Quốc bị cáo buộc che đậy thông tin. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 3/5 khẳng định có "bằng chứng to lớn" cho thấy bắt nguồn từ pḥng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán.


    Tàu Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc và hải tŕnh từ ngày 3/7 tới 19/7/2019, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (Ảnh chụp màn h́nh HK01)
    Chính quyền Trung Quốc gần đây tăng cường các hành động phi pháp ở Biển Đông.

    Tháng 3/2020, chính quyền Bắc Kinh gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc lập lại tuyên bố chủ quyền theo h́nh “lưỡi ḅ” chiến hơn 80% đến 90% Biển Đông. Ngày 2/4 vừa qua, Trung Quốc cho tàu hải cảnh đâm ch́m tàu đánh cá của Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sau đó Trung Quốc thông báo thành lập hai quận “Tây Sa” (tức Hoàng Sa) và “Nam Sa” (tức Trường Sa). Tiếp theo, Trung Quốc đặt tên cho 80 đảo nhỏ, băi đá ngầm ở cả những khu vực biển nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

  6. #166
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Liệu Việt Nam có dùng lá bài chủ, cho Mỹ thuê Vịnh Cam Ranh?
    07/05/2020


    Đoàn các nhà lập pháp Mỹ do TNS John McCain dẫn đầu đến thăm tàu USS John McCain tại quân cảng Cam Ranh, Khánh Ḥa, ngày 2/6/2017. (Ảnh Người Lao động)


    Biển Đông gần đây lại dậy sóng v́ những hành động khiêu khích của Trung Quốc giữa mùa dịch COVID, và đang có nhiều tin đồn rằng Hà Nội đang cân nhắc giải pháp cho Hoa Kỳ thuê dài hạn Vịnh Cam Ranh hoặc một đảo nào đó ở Biển Đông để làm căn cứ, nhằm đối trọng với các hành động gây hấn dồn dập của Trung Quốc gần đây. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc pḥng Úc/Đại học New South Wales, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam, phân tích chính sách của Việt Nam và của Hoa Kỳ, xem liệu các diễn biến phức tạp ở Biển Đông có đủ nghiêm trọng để lănh đạo VN phải sửa đổi chính sách quốc pḥng và cân nhắc việc dùng “con bài chủ”, cho thuê cảng Cam Ranh?

    Cam Ranh là một trong các cảng nước sâu tốt nhất trong vùng, có tầm quan trọng chiến lược đối với Đông Nam Á, và khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương-Ấn Độ Dương. Một bài báo trên tờ National Interest từng nói rằng căn cứ Cam Ranh có thể thay đổi cục diện Biển Đông, và Việt Nam nắm trong tay con bài chiến lược, có thể quyết định chọn nước nào trong các đại cường đang nḥm ngó an ninh khu vực để cho thuê cảng Cam Ranh.

    Gần đây lại có nhiều tin đồn rằng Việt Nam đang cân nhắc khả năng cho Hoa Kỳ thuê dài hạn cảng Cam Ranh hay một số đảo ở Biển Đông để làm căn cứ hậu cần hay là một trạm dừng nhằm đối phó với hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Trong một bài viết đăng trên báo The Diplomat hôm 6/5/2020, chuyên gia về các vấn đề Việt Nam, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc Pḥng Úc, đặt câu hỏi liệu tin đồn vừa kể có cơ sở hay không?

    Biển Đông và Quan hệ Mỹ-Philippines

    Hiệp ước pḥng thủ chung giữa Hoa Kỳ và Philippines đă có từ năm 1951, cho phép quân đội Mỹ hiện diện tại các căn cứ chiến lược của Philippines.

    T́nh h́nh Biển Đông có lẽ đă khác đi nếu người Mỹ không rút ra khỏi lănh thổ Philippines vào đầu thập niên 1990, v́ những mâu thuẫn dẫn tới việc đàm phán lại Hiệp ước pḥng thủ chung (MDT), khiến Mỹ rút ra khỏi Philippines.

    Sự vắng mặt của Mỹ trong khu vực từ đó, đă tạo chỗ trống cho phép Trung Quốc bành trướng và mở rộng phạm vi ảnh hưởng, để cuối cùng trở thành một mối đe dọa đối với các nước nhỏ hơn trong khu vực.

    V́ mối đe dọa này, Manila đề xuất một thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ "tạm thời" có mặt tại Philippines, dẫn tới Hiệp Ước Thăm Viếng Quân Sự với Mỹ (VFA) năm 1998, và sau đó Thỏa thuận Hợp tác Quốc pḥng Tăng cường (EDCA) giữa Manila và Washington năm 2014.

    Tuy nhiên, loan báo của Tổng thống Philippines Duterte sẽ chấm dứt Hiệp Ước Thăm Viếng Quân Sự với Mỹ sẽ tác động tới EDCA bởi v́ khó có chuyện người Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động và hỗ trợ Philippines nếu nhân sự của họ không được bảo vệ theo các điều khoản ghi trong thỏa thuận VFA.

    Những khúc mắc trong quan hệ hai nước và chính sách bất nhất của TT Duterte đă buộc người Mỹ xoay sang các nước láng giềng, và trong bối cảnh đó, các cơ sở tại Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với Hoa Kỳ, dẫn tới nhiều đồn đoán cho rằng Hà Nội đang cân nhắc việc cho Hoa Kỳ thuê dài hạn Vịnh Cam Ranh hoặc một vài đảo ở Biển Đông.

    Giáo sư Carlyle Thayer nói khả năng này bị hạn chế bởi chính sách « Ba Không » của Việt Nam, ngăn cấm việc cho thuê cảng Cam Ranh hay các đảo đá ở Biển Đông.

    Chính sách Ba Không

    Chính sách đối ngoại và quốc pḥng của VN dựa trên nguyên tắc Ba Không đă được ghi trong Sách trắng Quốc pḥng đầu tiên của VN vào năm 1998. Nguyên tắc Ba Không gồm: “Không liên minh quân sự với nước nào, Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lănh thổ Việt Nam, và Không về phe nước nào chống lại một nước khác.”

    Chính sách này được Hà Nội tái khẳng định nhiều lần. Sách trắng Quốc pḥng mới nhất, công bố vào cuối năm 2019, đổi chính sách Ba không thành Bốn Không:

    “Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lănh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”.

    Giáo sư Thayer nói như vậy nếu chỉ dựa trên nguyên tắc Ba Không, th́ chính sách quốc pḥng của Việt Nam ngăn cấm việc cho Hoa Kỳ hoặc bất kỳ nước nào khác, thuê Vịnh Cam Ranh hay các đảo trên Biển Đông.

    Nhưng GS Thayer lưu ư rằng Sách Trắng Quốc pḥng năm 2019 gợi lên triển vọng Việt Nam có thể cứu xét sửa đổi chính sách Ba Không. Các đoạn sau đây đă thu hút nhiều chú ư:

    “Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quốc pḥng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung”.

    Và,

    “Tùy theo diễn biến của t́nh h́nh và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc pḥng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hợp tác cùng có lợi, v́ lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế.”

    Bản đồ Biển Đông
    Bản đồ Biển Đông
    Cảng Cam Ranh & Biển Đông

    Việt Nam chiếm từ 49 đến 51 tiền đồn trên Biển Đông, trải rộng trên 27 thực thể tại quần đảo Trường Sa, theo Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế tại Washington.

    Năm 2009, Thủ tướng Việt Nam thời đó, ông Nguyễn Tấn Dũng, loan báo các cơ sở thương mại bảo tŕ, sửa chữa tàu của Việt Nam tại Cảng Cam Ranh sẽ mở cửa đón các tàu hải quân của thế giới. Hoa Kỳ là nước đầu tiên nhận lời mời, đưa tàu USNS Safeguard tới cảng Sài G̣n vào tháng 9/2009.

    Năm 2010, Hoa Kỳ và VN kư hợp đồng để sửa chữa và bảo tŕ các tàu hải quân Mỹ.

    Theo GS Thayer, từ hơn một thập niên nay, số tầu chiến Mỹ cập cảng Việt Nam để viếng thăm chính thức, hoặc để bảo tŕ, sửa chữa ngày càng nhiều.

    Cảng Cam Ranh gồm một cảng quân sự và một cảng dân sự. Cảng Quốc tế Cam Ranh, cảng dân sự, chính thức đi vào hoạt động vào tháng Ba năm 2016.

    Tàu hải quân đầu tiên của Mỹ trở lại Cam Ranh là tàu tiếp liệu đạn dược của Hạm đội 7, chiếc USNS Richard E. Byrd, ghé Việt Nam vào tháng 8-2011.

    Trong năm 2016, có tới 3 tàu chiến Mỹ ghé Cảng dân sự Cam Ranh gồm: USS John McCain, USS Frank cable và chiếc USS Mustin.

    Mỹ tránh lập căn cứ quân sự

    Hoa Kỳ từ lâu chủ trương dàn xếp các “điểm tiếp nhận chứ không lập căn cứ” dựa trên lập luận rằng căn cứ có vị trí cố định, dễ là mục tiêu bị tấn công, trong khi điểm tiếp nhận cho phép Hoa Kỳ tiếp cận các cơ sở đó vào những thời khắc quan trọng như thảm họa thiên nhiên hay một cuộc khủng hoảng nào đó. Cho nên theo GS Thayer, có khả năng Hoa Kỳ sẽ điều đ́nh với phía VN để cho phép các tầu chiến của Mỹ được thường xuyên cập cảng Việt Nam, hơn là thuê một cơ sở để thiết lập căn cứ.

    Hoa Kỳ đă có nhiều căn cứ quân sự ở Thái B́nh Dương như Yokosuka ở Nhật Bản, đảo Guam hay như ở Hawai. Và nhất là các tầu chiến của Mỹ có khả năng nhận tiếp tế trên biển.

    Gần đây, v́ những động thái ngày càng gây hấn của Trung Quốc, đe dọa chủ quyền lănh thổ của Việt Nam ở Biển Đông, VN và Mỹ đă có các cuộc đàm phán nhằm nâng mối quan hệ đối tác toàn diện lên thành thành quan hệ đối tác chiến lược.

    Tuy nhiên, theo chuyên gia này, chính phủ Việt Nam sẽ vô cùng thận trọng trong việc áp dụng bất kỳ thay đổi nào đối với chính sách đối ngoại và quốc pḥng dài hạn trong thời gian dẫn tới đại hội Đảng lần thứ 13, dự kiến diễn ra trong quư I năm 2021.

    Ông nói căn cứ trên quá khứ, Việt Nam có nhiều khả năng tiếp tục chính sách “đa dạng hóa và đa phương hóa” trong các quan hệ với các cường quốc thế giới. Do đó, sẽ khó có chuyện Việt Nam liên kết với Mỹ để chống Trung Quốc.

    GS Thayer nói điều này giải thích v́ sao ông đi đến kết luận là "khó xảy ra chuyện Việt Nam cho Hoa Kỳ thuê cảng Cam Ranh" hay một đảo nào đó ở Biển Đông để làm căn cứ.

  7. #167
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    ASEAN chông chênh giữa Mỹ và Trung Quốc


    Quang cảnh một phiên họp trực tuyến của ASEAN về dịch Covid-19 do thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc, nước chủ tịch luân phiên chủ tŕ, ngày 14/04/2020. REUTERS - Handout .
    Thu Hằng
    Chưa bao giờ các nước ASEAN rơi vào t́nh trạng tế nhị và lưỡng nan như hiện nay trong mối quan hệ ngoại giao căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Từ Biển Đông đến khu vực tranh giành ảnh hưởng, Đông Nam Á trở thành điểm nóng trong khi cả thế giới đang chống dịch Covid-19.



    T́nh h́nh căng thẳng hiện nay ở Biển Đông cho thấy rơ sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Chuyên gia Lucio Blanco Pitlo III, trên báo mạng Hồng Kông South China Morning Post ngày 07/05/2020, cho rằng Trung Quốc cần một « điểm nóng » để đánh lạc hướng công luận trong nước về cách xử lư khủng hoảng, bị công luận thế giới chỉ trích.

    Bắc Kinh kích động tinh thần dân tộc thông qua các cuộc tập trận rầm rộ thể hiện sức mạnh quân sự được chiếu trên truyền h́nh Nhà nước để khẳng định không lơ là « bảo vệ chủ quyền » trước « những khiêu khích » của đối thủ, vừa được Hoàn Cầu Thời Báo (05/05) chỉ đích danh là Hoa Kỳ.

    Washington, thông qua ngoại trưởng Mike Pompeo và bộ trưởng Quốc Pḥng Mark Esper, liên tục lên án Bắc Kinh « đục nước béo c̣ », lợi dụng cả thế giới chống dịch để củng cố yêu sách chủ quyền phi lư ở Biển Đông. Trong cuộc họp báo ngày 05/05, bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ phát biểu : « Trong khi Bắc Kinh tăng cường chiến dịch tuyên truyền sai lệch nhằm chuyển hướng chỉ trích và đánh bóng h́nh ảnh, chúng tôi tiếp tục chứng kiến cách hành xử hung hăng của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông, từ đe dọa tầu hải quân Philippines đến đâm ch́m tầu cá Việt Nam và đe doạ các nước khác phát triển dầu khí ngoài khơi ».

    Tầm quan trọng của việc bảo đảm tự do hàng hải và thịnh vượng trong vùng Ấn Độ-Thái B́nh Dương được ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tái khẳng định trong cuộc điện đàm với đồng nhiệm Việt Nam Phạm B́nh Minh ngày 06/05. Trước đó, trang Taipei Times ngày 06/05, trích phát biểu của đại sứ Đài Loan ở Hoa Kỳ, cho biết đích thân tổng thống Mỹ Donald Trump đă ra lệnh cho Hải Quân Mỹ tái lập vai tṛ kiểm soát và bảo đảm tự do hàng hải ở vùng Ấn Độ-Thái B́nh Dương do lo ngại Trung Quốc chiếm ưu thế trong trật tự thế giới thời hậu dịch Covid-19. Nếu điều đó xảy ra, Mỹ sẽ phải chấp nhận các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trong khu vực, liên minh an ninh giữa Mỹ các đồng minh, đối tác trong vùng sẽ bị xói ṃn…

    Ngoài xung đột thương mại, cuộc khẩu chiến gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh về nguồn gốc và cách xử lư dịch Covid-19 cũng cho thấy sự rạn nứt khó hàn gắn được, ít nhất là trong thời gian sắp tới. Trung Quốc trở thành « vật tế thần » hiệu quả của tổng thống Trump để trút hết tội lỗi trong khi ông cũng bị chỉ trích lơ là những khuyến cáo, đánh động ngay từ tháng 01/2020 về mức độ nguy hiểm của dịch. Bắc Kinh th́ tung tin chính Mỹ đem virus corona vào Vũ Hán, tại đại hội thể thao quân sự vào tháng 10/2019 để tự nhận cũng là « nạn nhân » của dịch Covid-19.

    Liệu ASEAN có thể giữ măi im lặng và thụ động ?

    Một số chuyên gia, khi trả lời trang EurAsian Times ngày 03/05, nhận định chừng nào các nước thành viên ASEAN c̣n bất đồng, Trung Quốc sẽ càng dễ « chia để trị » và gặt hái thành quả từ chiến lược này. Gợi ư được đưa ra là ASEAN hợp tác với Mỹ, nước không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng là nước duy nhất có thể ngăn chặn kế hoạch và hành động của Bắc Kinh trong khu vực.

    Báo mạng The Straits Times cũng nêu nhận định của giáo sư Khoong Yuen Foong, trường Chính Sách Công Lư Quang Diệu (Lee Kuan Yew School of Public Policy), trong cuộc hội thảo bàn tṛn trực tuyến ngày 28/04 rằng dịch Covid-19 làm gia tăng căng thẳng mối quan hệ Mỹ-Trung, vốn đă xấu đi do cuộc chiến thương mại và cạnh tranh chiến lược. Có thể hai bên sẽ gây sức ép buộc ASEAN phải chọn phe nào.

    Giáo sư Khoong nhận định các nước ASEAN cũng khó giữ được vị trí trung dung giữa hai đại cường : Một bên là đối tác thương mại hàng đầu, trong đó có dự án cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường, bên kia là đối tác chiến lược giúp ḱm hăm tham vọng bành trướng của nước láng giềng khổng lồ. Một lần nữa, ASEAN lại rơi vào t́nh cảnh « trên đe dưới búa ».

  8. #168
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Nguy cơ căng thẳng tăng cao sau khi Trung Quốc cấm đánh cá trên Biển Đông
    Nguyễn Minh • 12:43, 09/05/20• 4144 lượt xem


    Mặc dù tuyên bố không có ư định quân sự hóa Biển Đông, nhưng ngày nay Bắc Kinh đă triển khai tên lửa chống hạm và pḥng không trên một chuỗi căn cứ quân sự được xây dựng trên các đảo nhân tạo. (Ảnh: Getty)

    Nguy cơ xung đột trong khu vực tăng cao hơn sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông.

    Hồi đầu tháng 5, Trung Quốc đă thông báo cấm các hoạt động đánh bắt cá ở vùng biển gần băi cạn Scarborough, quần đảo Hoàng Sa và Vịnh Bắc Bộ vào mùa hè hàng năm, với lư do để "bảo tồn".

    Bắc Kinh cho hay lệnh cấm bắt đầu có hiệu lực từ trưa ngày 1/5 cho đến ngày 16/8 và lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đă tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt nhất để ngăn chặn mọi hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp.

    Trước lệnh cấm này, cộng đồng ngư dân Việt Nam và Philippines đă thúc giục chính phủ hai nước có lập trường mạnh mẽ.

    Phản ứng của Việt Nam
    Thứ sáu (8/5), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam phản đối quyết định "đơn phương" của Bắc Kinh.

    "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không làm phức tạp thêm t́nh h́nh ở Biển Đông", phát ngôn viên Việt Nam nói trong một tuyên bố.

    "Ngư dân Việt Nam có toàn quyền đánh bắt cá trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam". Hiệp hội Nghề cá Việt Nam Việt Nam cho biết trong một tuyên bố trên trang web chính thức của hiệp hội vào đầu tuần này. Hiệp hội cũng nói rằng lệnh cấm vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.


    Khu vực Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông. (Đồ họa: Google)
    Phản ứng của Phillipines
    Tại Manila, các tổ chức thủy sản địa phương cũng kêu gọi chính phủ Philippines không nhượng bộ đối với hành vi "bắt nạt" này của Trung Quốc.

    "Chính phủ Philippines không nên lăng phí thời gian và chờ đợi các cảnh sát biển của Trung Quốc bắt giữ ngư dân của chúng ta", ông Fernando Hicap, Chủ tịch Liên đoàn các tổ chức ngư dân nhỏ cho biết.

    "Họ không có quyền cũng như đạo đức để tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá núp dưới chiêu tṛ bảo tồn nguồn cá ở vùng biển mà họ không có pháp lư, và đă phá hủy nhanh chóng vùng biển này bằng các hoạt động cải tạo".

    Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra lệnh cấm theo mùa ở vùng biển này vào năm 1999, với lư do là điều này sẽ giúp duy tŕ nguồn cá ở một trong những ngư trường lớn nhất thế giới.

    Vùng biển này cung cấp thực phẩm và việc làm cho hàng triệu người ở các quốc gia trong khu vực.

    Căng thẳng có thể gia tăng
    Lệnh cấm năm nay được đưa ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng về quyền đánh bắt cá. Trong khi đó, các nhà quan sát cảnh báo rằng bất kỳ sai lầm nào cũng có thể làm tăng nguy cơ đối đầu.

    Tháng trước, một thuyền đánh cá của Việt Nam bị ch́m sau khi va chạm với một tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa.

    Kang Lin, một thành viên nghiên cứu của Đại học Hải Nam, cho biết các tàu đánh cá của Việt Nam đặt ra một thách thức trực tiếp với lệnh cấm của Trung Quốc.

    "Theo xu hướng hiện nay, nhiều khả năng các tàu đánh cá Việt Nam sẽ đẩy mạnh các hoạt động của họ trong vài tháng tới đặt ra thách thức đối với lệnh cấm bắt cá của Trung Quốc", ông Kang nói.

    Ông Kang cho biết ngư dân từ các quốc gia khác như Philippines, dự kiến ​​sẽ làm giống Việt Nam.

    Bộ Ngoại giao Philippines từng bày tỏ lo ngại về vụ va chạm giữa tàu đánh cá Việt Nam và tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc và đề cập đến một vụ va chạm tương tự vào năm ngoái giữa ngư dân Phillipines và tàu Trung Quốc. Trong vụ việc này, 22 ngư dân Philippines đă bị để mặc trên biển, nhưng được một tàu đánh cá Việt Nam cứu.

    Quyền đánh bắt cá trên vùng biển Đông vốn luôn căng thẳng, tuy nhiên, các nhà quan sát cảnh báo rằng đại dịch Covid-19 có thể thúc đẩy một cuộc khủng hoảng lương thực, do đó sẽ khiến nguy cơ xung đột trong khu vực tăng cao hơn.

    Nguyễn Minh

  9. #169
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Báo cáo ‘ṛ rỉ’: Trung Quốc có thể tắt hệ thống điện lưới của Philippines vào bất cứ lúc nào
    B́nh luậnThu Ha • 08:29, 10/05/20• 132 lượt xem


    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh (phải) bắt tay Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) trước cuộc gặp song phương của họ trong Diễn đàn Hợp tác quốc tế về Vành đai và Con đường tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 15/5/2017 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh của Etienne Oliveau / Pool / Getty Images)

    Hệ thống điện lưới của Philippines hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc và có thể bị ngừng hoạt động trong thời gian xảy ra xung đột, theo một báo cáo nội bộ của các nhà lập pháp Philippines mà CNN thu thập được.

    Tập đoàn điện lưới nhà nước Trung Quốc có 40% cổ phần trong Tập đoàn điện lưới quốc gia Philippines (NGCP) - một tập đoàn tư nhân chuyên vận hành hệ thống đường điện của Philippines kể từ năm 2009. Kể từ khi thỏa thuận được kư kết vào một thập kỷ trước, chính quyền Philippines đă có những quan ngại về khả năng Trung Quốc sẽ can thiệp vào hệ thống năng lượng của đất nước này.

    Các nhà lập pháp Philippines kêu gọi xem xét khẩn cấp về vấn đề điều hành mạng lưới điện trong tháng 5/2020 này, sau khi báo cáo tuyên bố rằng chỉ có các kỹ sư Trung Quốc mới có quyền truy cập vào các yếu tố chính của hệ thống; và về mặt lư thuyết, hệ thống điện lưới quốc gia của Philippines có thể bị vô hiệu hóa từ xa theo lệnh của Bắc Kinh.

    Trong lịch sử chưa từng xảy ra cuộc tấn công nào giống như vậy của Trung Quốc vào hệ thống điện lưới, cũng như không có bằng chứng nào về một cuộc tấn công như thế trong tương lai. Đây chỉ là khả năng về mặt lư thuyết.

    Báo cáo này do một cơ quan chính phủ soạn thảo và được một nguồn tin (yêu cầu bảo mật) cung cấp cho CNN. Báo cáo đă đưa ra lời cảnh báo rằng hệ thống điện lưới của Philippines hiện đang "nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn" của chính phủ Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc có "toàn bộ khả năng phá vỡ các hệ thống năng lượng của Philippines".

    "An ninh quốc gia của chúng ta hoàn toàn bị tổn hại do tập đoàn NGCP trao quyền kiểm soát và truy cập độc quyền cho chính phủ Trung Quốc", báo cáo cảnh báo.

    Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Tập đoàn điện lưới nhà nước Trung Quốc tham gia vào các dự án do Tập đoàn điện lưới quốc gia Philippines điều hành với tư cách là đối tác của các công ty địa phương".

    "Philippines là quốc gia láng giềng và là đối tác quan trọng của Trung Quốc. Chúng tôi hỗ trợ các công ty Trung Quốc tiến hành kinh doanh tại Philippines, phù hợp với luật pháp và các quy định để mở rộng lợi ích chung và hợp tác theo hướng cùng có lợi", tuyên bố nói thêm. "Chúng tôi hy vọng một số cá nhân ở Philippines cũng nh́n nhận việc hợp tác song phương này với một tinh thần cởi mở cũng như thái độ khách quan và công bằng. Họ không nên quá lo lắng hoặc thậm chí tự ‘nhào nặn’ ra một số vấn đề một cách vô căn cứ".

    CNN đă liên hệ với nhà đầu tư TransCo và NGCP để yêu cầu b́nh luận về vấn đề “chỉ sở hữu nhưng không điều hành” này.

    'Chỉ cần một cú ngắt cầu giao’
    Vào tháng 5/2020, trong một cuộc tranh luận về vấn đề ngân sách năng lượng năm 2020, các thượng nghị sĩ đă nêu ra những quan ngại liên quan đến mạng điện lưới này. Thượng nghị sĩ Sherwin Gatchalian, chủ tịch Ủy ban Năng lượng Thượng viện, đại diện cho chính phủ, nói rằng “có một rủi ro tiềm ẩn” (bởi nhân tố nước ngoài), rằng mạng điện này có thể bị tắt từ xa.

    Vào ngày 5/5, trong một tuyên bố [mà] không đề cập đến Trung Quốc một cách rơ ràng, ông Gatchalian nói: "Chủ tịch tập đoàn Truyền điện Quốc gia TransCo cho biết họ đă nghiên cứu khả năng này. Ông nói hệ thống đường dẫn điện có thể được vận hành theo cách thủ công. Việc bị thao túng có thể xảy ra, nhưng với khả năng kỹ thuật của TransCo hiện nay, họ có thể tiếp quản việc vận hành thủ công này”.

    Ông Gatchalian nói. "Chỉ cần ngắt cầu giao một cái, điện sẽ không truyền được đến bất kỳ các hộ gia đ́nh, các doanh nghiệp, (hoặc) bất kỳ cơ sở quân sự nào của chúng ta". Trong trường hợp này, chúng ta sẽ phải mất từ ​​24 giờ đến 48 giờ để kích hoạt lại mạng lưới.

    Khi Mỹ và Trung Quốc tranh đua, châu Á có nguy cơ bị kẹt ở giữa.


    Một phương tiện tấn công đổ bộ hàng hải của Mỹ (AAV) tiến vào bờ sau khi rời một tàu vận tải đổ bộ (nền) trong một cuộc tập trận trên băi biển tại San Antonio thuộc tỉnh Zambales vào ngày 21/4/2015, như một phần của sự kiện hàng năm Philippine- Mỹ diễn tập chung khoảng 220 km (137 dặm) về phía đông của băi cạn Scarborough ở biển đông. (Ảnh bởi TED ALJIBE / AFP qua Getty Images)
    Thượng nghị sĩ Risa Hontiveros thuộc phe đối lập, cho rằng với tham vọng bá quyền gần đây của Trung Quốc th́ việc họ đồng sở hữu NGCP là "mối quan ngại nghiêm trọng về an ninh quốc gia đối với Philippines”.

    "Nếu các hoạt động của hệ thống điện quốc gia là do các kỹ sư Trung Quốc kiểm soát và quản lư, th́ họ có ‘quyền lực vô biên’ đối với nguồn cung cấp năng lượng của đất nước Philippines”, bà Hontiveros nói. "Điều này sẽ gây rủi ro lớn cho cơ sở hạ tầng công cộng và an ninh quốc gia".

    Thượng nghị sĩ Gatchalian cho biết ông chia sẻ mối quan tâm với bà Hontiveros, và hứa rằng chính phủ sẽ cải thiện việc trông coi và giám sát mạng lưới điện để đảm bảo rằng quyền kiểm soát "vẫn nằm trong tay người Philippines".

    "Hệ thống điện lưới có lẽ là một trong những cơ sở quan trọng nhất của nước ta", ông Gatchalian nói.


    Các máy biến áp Philippines-Tây Ban Nha-công ty-Aboitiz, FOCUS "của Cecil Morella Electric Transformers được nh́n thấy tại kho của Công ty Điện lực Visayas (VECO) thuộc sở hữu của Aboitiz tại Thành phố Cebu, miền trung Philippines vào ngày 01/3/2010.
    Trung Quốc kiểm soát mạng lưới điện Philippines bằng công nghệ của Huawei?
    Tập đoàn NGCP có trọng trách phân phối điện trên toàn đất nước Philippines, kết nối các nhà máy điện với người tiêu dùng trong cả nước, cung cấp điện dân dụng cho gần 78% hộ gia đ́nh với hơn 105 triệu người sử dụng, theo báo cáo nội bộ.

    Tập đoàn này được tư nhân hóa vào năm 2009, với Tập đoàn Grid của nhà nước Trung Quốc nắm giữ cổ phần lớn và cung cấp nhân viên để giúp vận hành các hệ thống ở Philippines.

    Theo báo cáo cung cấp cho CNN, công nghệ vận hành mạng lưới điện này được chuyển sang sử dụng các sản phẩm của Huawei, mà theo báo cáo là "hoàn toàn độc quyền", và chỉ các kỹ sư Trung Quốc mới có thể vận hành. Trong cuộc tranh luận tại Thượng viện, ông Gatchalian đă thừa nhận rằng các kỹ sư Trung Quốc kiểm soát một số hệ thống nhất định và một số sách hướng dẫn chỉ được cung cấp bằng tiếng Trung. Điều này là trái với quy định.

    Đặc biệt, báo cáo cảnh báo rằng hệ thống “Kiểm soát giám sát và thu thập dữ liệu” (SCADA) được sử dụng để giám sát các trạm biến áp, máy biến áp và các tài sản khác của hệ thống điện, hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ của Huawei. "Không ai trong số các kỹ sư địa phương được đào tạo cũng như không ai được cấp chứng chỉ để vận hành hệ thống", báo cáo cho biết.

    Trong một tuyên bố với CNN, Huawei cho biết các tuyên bố trong báo cáo "không phản ánh đúng sự thật".

    "Huawei chưa bao giờ cung cấp bất kỳ thiết bị nào cho các hệ thống điều khiển của NGCP", một phát ngôn viên của Huawei nói. "Là nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin toàn cầu hàng đầu, Huawei luôn tuân thủ nghiêm ngặt mọi luật pháp và quy định hiện hành của các quốc gia nơi công ty hoạt động. Huawei cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ an toàn và đáng tin cậy cho khách hàng của ḿnh".

    Các hoạt động của công ty đă bị tŕ hoăn trong năm nay bởi những cáo buộc về sự đe dọa đối với nền an ninh quốc gia. Chính quyền Washington đă ngăn chặn việc mở rộng các dịch vụ 5G ở Mỹ và thúc đẩy các đồng minh làm điều tương tự. Huawei liên tục tuyên bố ḿnh là doanh nghiệp tư nhân và không cung cấp cho chính phủ Trung Quốc bất kỳ quyền truy cập hoặc kiểm soát công nghệ nào của Huawei.

    Theo báo cáo nội bộ, các hệ thống khác trong mạng điện lưới quốc gia Philippines cũng hầu hết đều do các công ty Trung Quốc cung cấp thiết bị công nghệ và vận hành, bao gồm cả hệ thống cáp ngầm nối các nhà máy điện trên khắp các đảo và thiết bị điều khiển chính. Một số hệ thống được vận hành bởi các kỹ sư ở Trung Quốc thông qua internet.

    Báo cáo mô tả hệ thống điện lưới quốc gia của Philippines là "được vận hành bởi các công dân nước ngoài [Trung Quốc] ở các cấp truy cập quan trọng", cũng như "các hoạt động quan trọng của hệ thống đều do các công dân nước ngoài - trong và ngoài Philippines kiểm soát".

    Báo cáo kêu gọi các nhà lập pháp trả lại quyền kiểm soát và giám sát các hệ thống điện lưới quốc gia quan trọng cho chính phủ Philippines.

    Tranh chấp lănh thổ
    Nhà lănh đạo Thượng viện Juan Miguel Zubiri nói rằng "miễn là chúng ta không bị Trung Quốc xâm chiếm", th́ sự kiểm soát của Trung Quốc đối với mạng điện lưới không phải là vấn đề. Có một số thượng nghị sĩ đă hạ thấp mức độ của mối đe dọa này. Tuy nhiên, những thượng nghị sĩ khác vẫn lo ngại và thúc giục chính phủ Philippines hành động.

    Thượng nghị sĩ Richard Gordon nói: "Rơ ràng trong vấn đề này tiềm ẩn rủi ro về an ninh quốc gia. Chúng ta đă trao [một phần] quyền kiểm soát lưới điện cho một tập đoàn thuộc một quốc gia đang tranh chấp quyền lợi với đất nước của chúng ta ở Biển Tây Philippines".

    Biển Tây Philippines là cách chính quyền Manila gọi phần lớn vùng Biển Đông, nơi đang diễn ra “cuộc tranh chấp lănh thổ không hồi kết” giữa Manila và Bắc Kinh. Bắc Kinh tuyên bố hầu hết vùng biển này là lănh thổ có chủ quyền của Trung Quốc, và trong nhiều năm gần đây họ đă tiến hành các hoạt động quân sự hóa, xây dựng các băi cát và đảo nhân tạo trên khắp khu vực này.

    Năm 2016, ṭa án quốc tế The Hague đă tuyên bố phán quyết có lợi cho Philippines trong một tranh chấp trên biển, và kết luận rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lư để đ̣i quyền sở hữu lịch sử đối với phần lớn Biển Đông.

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă bác bỏ phán quyết của Ṭa án The Hague đối với khu vực giàu tài nguyên này, nơi hàng năm có giao dịch ​thương mại hàng hải trị giá 5 ngh́n tỷ USD.

    "Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ yêu cầu hoặc hành động nào dựa trên những phán quyết đó", ông Tập nói. Trung Quốc đă “tẩy chay” các phiên tố tụng của The Hague.

    Trung Quốc về hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ: Chúng tôi có tên lửa 03:03.


    Các thủy thủ đứng trên boong tàu khu trục tên lửa dẫn đường loại 055 mới Nanchang của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) khi họ tham gia một cuộc diễu hành hải quân để kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân PLA của Trung Quốc trên biển gần Thanh Đảo, tại phía đông tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc vào ngày 23/4/2019. (Ảnh của Mark SCHIEFELBEIN / AFP qua Getty Images)
    Tuy nhiên, dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Manila đă đ́nh chỉ vấn đề tranh chấp và t́m cách củng cố mối quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh. Năm 2018, hai nước đă đạt được thỏa thuận hợp tác sơ bộ trong việc khai thác dầu khí trong khu vực biển Tây Philippines.

    Sau chuyến công du của ông Duterte tới Bắc Kinh vào tháng 9/2019, truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh cho biết, hai nước có thể có một "bước tiến lớn hơn" trong hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi.

    Ông Tập Cận B́nh cho biết: "Miễn là hai bên xử lư đúng vấn đề Biển Đông, th́ bầu không khí quan hệ song phương sẽ ổn định, nền tảng của mối quan hệ sẽ ổn định, cũng như ḥa b́nh và ổn định khu vực sẽ được đảm bảo".

    Ông Duterte cho biết ông Tập đă đề nghị Philippines mua phần lớn cổ phần trong liên doanh, nếu chính quyền Manila đồng ư bỏ qua phán quyết năm 2016 (về việc Trung Quốc không có cơ sở pháp lư để đ̣i quyền sở hữu đối với phần lớn Biển Đông), theo CNN Philippines.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh không đưa ra b́nh luận trực tiếp về vấn đề này. Bà nói rằng, Philippines "sẵn sàng đẩy nhanh hợp tác với Trung Quốc để khai thác dầu khí chung".

    "Hai bên tuyên bố thành lập ban chỉ đạo liên chính phủ chung và một nhóm điều phối các doanh nghiệp có liên quan từ hai nước về vấn đề hợp tác dầu khí", bà nói.

    Tuy nhiên, căng thẳng vẫn tồn tại, và một số chính trị gia ở Philippines đă thất vọng về việc ông Duterte sẵn sàng đánh đổi yêu sách lănh thổ lịch sử để thể hiện thiện chí nhằm làm vừa ḷng Bắc Kinh.

    Vào tháng Tư năm nay, Manila đă viết thư phản đối Trung Quốc về sự hiện diện của hàng trăm tàu ​​Trung Quốc gần một ḥn đảo do Philippines quản lư ở Biển Đông. Ông Duterte sau đó đe dọa sẽ gửi quân đội Philippines tới ḥn đảo để “chiến đấu đến cùng” nếu Bắc Kinh không chịu rời đi.

    Thu Hà

  10. #170
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Bắc Kinh: Hà Nội ‘không có quyền’ b́nh luận về lệnh ngừng đánh bắt cá trên Biển Đông
    12/05/2020
    VOA Tiếng Việt


    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói Việt Nam "không có quyền" b́nh luận về lệnh đánh bắt cá mới được Bắc Kinh ban hành mà Hà Nội gọi là "quyết định đơn phương" trên Biển Đông.

    Trung Quốc phản pháo lại sự chống đối của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá mà Hà Nội gọi là “đơn phương” mới được Bắc Kinh ban hành cho hơn ba tháng mùa hè.

    Theo Tân Hoa Xă, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 11/5 tuyên bố rằng Việt Nam “không có quyền b́nh luận về lệnh ngừng đánh bắt cá vào mùa hè này của Trung Quốc trên vùng Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông) v́ các biện pháp này thuộc quyền hành chính của Trung Quốc.”

    Phát ngôn của ông Triệu Lập Kiên được đưa ra 3 ngày sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng lên tiếng phản đối “quyết định đơn phương” của Trung Quốc. Bà Hằng hôm 8/5 đề nghị phía Trung Quốc “không làm phức tạp thêm t́nh h́nh Biển Đông.”

    Lệnh cấm của Bắc Kinh có hiệu lực trong ṿng 3 tháng rưỡi, từ ngày 1/5 cho đến 16/8, và lực lượng hải cảnh Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt nhất để ngăn chặn “mọi hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp.”

    Lệnh cấm này được Bắc Kinh đưa ra sau khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc lợi dụng sự tập trung của cộng đồng quốc tế vào đại dịch virus corona để bành trướng trên Biển Đông.

    Tân Hoa Xă cho biết, lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm vừa được ban hành áp dụng cho vùng hải lư phía bắc trên vĩ tuyến 12 của biển Nam Trung Hoa – tức Biển Đông. Hơn 50.000 tàu đánh cá của Trung Quốc sẽ ngừng hoạt động trong thời gian lệnh cấm.

    Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Hà Nội hôm 8/5 cho rằng ngư dân Việt Nam “hoàn toàn có quyền đánh bắt cá trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.”

    Ông Lập nói với các phóng viên tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 11/5 rằng không thể tranh căi về việc Tây Sa – mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa – là một phần lănh thổ của Trung Quốc. Người phát ngôn này nhấn mạnh rằng việc tiến hành lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển có liên quan của Biển Đông là một biện pháp hợp lệ của Trung Quốc nhằm thực hiện các quyền hành chính và các nghĩa vụ quốc tế có liên quan theo luật pháp. Theo ông Lập, biện pháp này có lợi cho việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và sự phát triển bền vững trên Biển Đông.

    Người phát ngôn BNG Trung Quốc nói rằng Việt Nam “không nên khuyến khích ngư dân của ḿnh vi phạm các quyền và lợi ích của Trung Quốc cũng như làm suy yếu sự phát triển bền vững của các nguồn lợi thuỷ sản” trên Biển Đông.

    Theo Tuổi Trẻ, Hội Nghề cá Việt Nam vào tuần trước đă gửi công văn tới Văn pḥng Chính phủ và nhiều bộ sở khác để “kịch liệt phản đối hành động hết sức phi lư của phía Trung Quốc.”

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 16-11-2014, 02:57 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 23-07-2014, 04:16 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 19-04-2012, 02:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •