Page 8 of 19 FirstFirst ... 45678910111218 ... LastLast
Results 71 to 80 of 184

Thread: Biển Đông - Đông Nam á Châu

  1. #71
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Hun Sen bất b́nh về quy định của VN bắt buộc khách từ Campuchia khai báo y tế
    11/03/2020


    Tư liệu: Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu với hành khách của du thuyền Westerdam, ở cảng Sihanoukville, Campuchia ngày 14/2/2020. (AP Photo/Heng Sinith)


    Thủ tướng Campuchia Hun Sen đă phản ứng gay gắt trước quy định của Việt Nam yêu cầu khách nhập cảnh từ Campuchia phải khai báo y tế, bắt đầu từ ngày 7/3. Quy định này cũng áp dụng cho các nước thuộc khối EU.

    Tin này được VNA, Thông Tấn Xă Việt Nam phổ biến hôm thứ Sáu 6/3, theo đó người nhập cảnh từ EU và Campuchia bắt buộc phải khai báo y tế. VNA dẫn văn bản của Bộ Y tế thông báo việc áp dụng tờ khai y tế với các hành khách ‘đến từ (hoặc đi qua) các nước thuộc Liên minh châu Âu EU và Campuchia’, nói rằng Bộ Y tế đánh giá nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam từ các nước EU và Campuchia là rất lớn. Do đó, biện pháp này sẽ được áp dụng tại tất cả cửa khẩu, nơi kiểm dịch viên y tế sẽ hướng dẫn khách làm thủ tục nhập cảnh và đóng dấu xác nhận. Khi phát hiện bất cứ ai có biểu hiện nghi ngờ Covid-19, kiểm dịch viên y tế sẽ tiến hành cách ly người bệnh, báo đơn vị y tế để đưa về địa điểm cách ly để giám sát.

    VNA cũng cho biết phiên dịch tiếng Anh và tiếng Khmer sẽ làm việc tại các cửa khẩu để hỗ trợ việc khai báo y tế và sàng lọc tờ khai.

    Phát biểu tại lễ khánh thành Quốc Lộ 55 tại tỉnh Pursat hôm 9/3, ông Hun Sen đ̣i Thông tấn xă Việt Nam VNA, phải xoá điều mà ông nói là “tin giả” về Covid-19 nhắm vào Campuchia.

    Báo Khmer Times dẫn lời Thủ tướng Hun Sen nói:

    “Hôm thứ Bảy và Chủ nhật, tôi đă yêu cầu Ngoại trưởng Prak Sokhonn gửi thư cho Đại sứ quán Việt Nam. Thư này không liên hệ với chính phủ Việt Nam, mà với Thông Tấn Xả Việt Nam, VNA, hăng tin này đă phổ biến những tin tiêu cực về Campuchia.”

    Ông Hun Sen nói đại sứ quán Việt Nam ở Pnom Penh đă phản hồi, nói rằng chính quyền Việt Nam đề nghị tất cả công dân thuộc đủ moi quốc tịch phải được sàng lọc y tế trước khi được nhập cảnh.

    Ông Hun Sen nhấn mạnh “Thế th́ tại sao VNA lại tường tŕnh là Việt Nam hạn chế công dân của các nước Châu Âu và Campuchia?”

    Ông nói điều đó có nghĩa là Việt Nam hạn chế người Campuchia, và đó là “điều không thế chấp nhận được”.

    Thủ tướng Campuchia c̣n nói:

    “Nếu VNA không gỡ bài báo đó xuống, chúng tôi sẽ gửi thêm một thư phản đối nữa đến Việt Nam. Tại sao Campuchia lại được coi là một mối nguy cho Việt Nam?”

    Sau khi Thủ tướng Hun Sen than phiền, VNA đă cập nhật bài viết, không nêu đích danh Campuchia và các nước EU.

    Bài báo được cập nhật dẫn lời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu "thực hiện khai báo y tế bắt buộc với tất cả hành khách nhập cảnh vào Việt Nam từ 6 giờ ngày 7/3".

    Ngoài ra, ông Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ, ngành triển khai khai báo y tế bắt buộc bằng h́nh thức điện tử ngay tại sân bay, trước khi hành khách lên máy bay qua đó, tạo thuận lợi cho hành khách nhập cảnh vào Việt Nam.

    Việt Nam và Campuchia chia chung một đường biên giới đất liền dài khoảng 1.245km đi qua 10 tỉnh, từ KonTum đến Kiên Giang. Trong đó, đoạn từ Tây Ninh đến Kiên Giang chủ yếu là đồng bằng, có nhiều kênh rạch, đường ṃn, nên qua lại biên giới dễ dàng, gây khó khăn cho công tác tuần tra kiểm soát, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép.

  2. #72
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Khu trục hạm Mỹ đi vào bên trong 12 hải lư quần đảo Hoàng Sa
    Mar 11, 2020

    Khu trục hạm USS McCampbell. (H́nh: US Navy)
    BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Báo chí Trung Quốc đưa tin một chiến hạm của Mỹ đă đi vào bên trong phạm vi 12 hải lư của quần đảo Hoàng Sa hôm Thứ Ba, 10 Tháng Ba, và đă bị hải quân của họ “trục xuất.”

    Tờ báo quân đội Trung Quốc phiên bản Anh Ngữ ChinaMil và tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) hôm Thứ Tư, 11 Tháng Ba, dẫn lời giận dữ của phát ngôn viên Bộ Tư Lệnh Quân Khu phía Nam của Trung Quốc nói rằng khu trục hạm USS McCampbell đă “xâm phạm vùng biển của quần đảo Hoàng Sa (mà họ gọi là Tây Sa) không xin phép.” V́ vậy quân đội Trung Quốc đă “cho cả tàu chiến và máy bay theo dơi, xác định và cảnh cáo xua đuổi” ra khỏi khu vực.

    Phát ngôn viên Li Huamin (Lư Hoa Dân) của Bộ Tư Lệnh phía Nam kêu rằng: “Mỹ vẫn cứ phô diễn cơ bắp và quấy rối ở Biển Đông lấy cớ tự do hải hành.” Ông ta lên án Mỹ là “hành động khiêu khích” và gọi Mỹ là “nguồn gốc của xáo trộn” đe dọa ḥa b́nh và ổn định ở khu vực, theo tường thuật của ChinaMil.


    Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đă bị Trung Quốc xua lực lượng cướp từ VNCH sau một trận hải chiến hồi đầu năm 1974. Hơn một chục năm trở lại đây, Bắc Kinh gia tăng bồi đắp mở rộng thêm diện tích và xây dựng các căn cứ quân sự quy mô trên các đảo tại quần đảo Hoàng Sa bên cạnh việc bồi đắp và biến bảy băi đá ngầm (cướp của Việt Nam năm 1988) thành bảy căn cứ khổng lồ tại Trường Sa.

    Chưa thấy các hăng thông tấn quốc tế và cả Hải Quân Mỹ đưa tin ǵ về vụ này. Ngày 6 Tháng Giêng, 2019, USS McCampbell cũng đă đi vào bên trong phạm vi 12 hải lư của một số đảo tại quần đảo Hoàng Sa. Hồi đó, báo chí Trung Quốc cũng đă dẫn lời chức sắc ngoại giao và quân sự của Bắc Kinh đả kích dữ dội, gọi là “xâm phạm chủ quyền và lănh thổ của Trung Quốc.”

    Tuy một phần của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc cướp đoạt, Việt Nam vẫn lập đi lập lại lời tuyên bố chủ quyền với các bằng chứng lịch sử và dữ liệu “không thể tranh căi.”

    Ngày 25 Tháng Giêng vừa qua, khu trục hạm USS Montgomery thuộc Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ đă đi vào phạm vi 12 hải lư của đảo nhân tạo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là chuyến “tự do hải hành” đầu tiên trong năm nay Hải Quân Mỹ thực hiện qua các vùng biển đảo tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Việt Nam.

    Đảo nhân tạo Đá Chữ Thập có phi đạo dài 3,000 mét có thể tiếp nhận các phi cơ quân sự lớn nhất của Trung Quốc. Trên đảo này có các nhà chứa máy bay, hệ thống hỏa tiễn pḥng không, radar, viễn thông vệ tinh, cảng biển.

    Tuy Hoa Kỳ tuyên bố không tham gia vào các vụ tranh chấp chủ quyền lănh thổ nhưng không chấp nhận những tuyên bố chủ quyền phi lư, trái luật pháp quốc tế, nên vẫn coi các khu vực gần các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các vùng biển quốc tế, có quyền qua lại.

    Chuyến “tự do hải hành” của khu trục hạm USS McCampbell ở khu vực quần đảo Hoàng Sa diễn ra khi nhóm tàu đặc nhiệm do mẫu hạm USS Theodore Roosevelt dẫn đầu vừa kết thúc chuyến thăm viếng cảng Đà Nẵng năm ngày.

    Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink viết trong một bản tuyên bố phổ biến hôm 11 Tháng Ba là “Những cuộc thăm viếng như thế này không những củng cố đối tác giữa Hoa Kỳ với Việt Nam mà c̣n tiếp tục bảo đảm ḥa b́nh và ổn định cũng như tự do giao thương qua khu vực.”

    Nhiều nhà phân tích thời sự từng cảnh báo rất nhiều lần về mưu đồ muốn nuốt trọn khu vực Biển Đông của Trung Quốc khi họ lập các căn cứ quân sự quy mô trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (TN)

  3. #73
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Biển Đông và Đông Nam Á ..;.. lính mà cứ ở nhà nấp vú th́ làm sao mà đánh giặc... !!

    ngày 14- 03- 2020/// trời nắng to mà lạnh lắm OAT = -3 oC...
    ... nhà nước ta cho đem lính ra giàn quân lo chống đỡ th́ cũng tốt thôi ! chứ từ đầu năm đến giờ chỉ cả ngày... bên váy vợ !.. thế th́ làm sao mà chống đỡ đám Tàu phù được cơ chứ !!

    Ván cờ Đông Á h́nh như, dè dặt đoán.... bước vô phép thử..nếu như... một khi khơi mào ở xứ chú Ủn.. Thế là mất miếng thịt mỡ do ông mun..v́ đă vội vàng lên kể hoạch mà làm hư bột hư đường..., để nay th́..;
    .... một khi con đường trên biển đang có cơ h́nh thành v́ bài bản chao đảo nhờ con Virút.;.làm cho nó cứ tưng tửng-capriciously play..! và chọc ghẹo...tất cả cái thế giới vô minh !

    Xin hăy đợi ít lâu, cũng không có xa lắc... khi mà con dường trên biển lại rất cần đến sự hợp lực, cộng tác với chú Samourai ! c̣n Samourai cũng thầm mong muốn Tự lực trông nom canh gác lấy đất nước của xứ " Mặt trời mọc..", và ổn định châu Á của người Á châu .
    Nước cờ thế..đang bày trên bàn cờ.. đợi kẻ nhấc quân cờ ... xin hăy đợi...
    kẻ gơ bài dại dột phơi bày.. hy vọng là đoán sai.. v́ đoán bâng quơ khi nh́n lên bản đồ thế giới ! ./. kegobai

  4. #74
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Quân đội Trung Quốc nói đă đuổi tàu chiến Mỹ khỏi khu vực Hoàng Sa
    RFA
    2020-03-15

    H́nh minh hoạ. Tàu USS McCampbell của Hải quân Mỹ
    Courtesy of Navylive
    Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 12/3 loan tin cho biết quân đội nước này đă đuổi một tàu chiến Mỹ khỏi vùng nước gần quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh đang chiếm đóng ở Biển Đông, và gọi hành động của Mỹ là phô trương sức mạnh nhằm tạo ảnh hưởng trong khu vực.

    Trang tin China Daily trích lời Đại tá Li Huamin, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Miền Nam, Quân đội Nhân dân Trung Quốc cho biết, tàu USS McCampbell có tên lửa dẫn đường của Hải quân Mỹ đă vào vùng nước của Trung Quốc hôm 11/3 mà không được phép. Quân đội Trung Quốc đă huy động hải quân và không quân theo sát tàu Mỹ, cảnh báo và đuổi tàu Mỹ khỏi khu vực.

    “Trung Quốc có chủ quyền không tranh căi đối với quần đảo (Hoàng Sa) ở Biển Đông và vùng nước xung quanh. Quân đội Trung Quốc duy tŕ cảnh giác cao độ mọi lúc và sẽ có những biện pháp cần thiết kiên quyết bảo vệ chủ quyền, hoà b́nh và ổn định ở Biển Đông”, người phát ngôn Li Huamin nói.

    Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trích lời một chuyên gia hải quân của Trung Quốc là Li Jie nhận định Hoa Kỳ đang nh́n nhận Biển Đông là chiến trường chính chống lại Trung Quốc và sẽ gia tăng các hoạt động trong tương lai v́ Mỹ đang ngày càng mất sự ảnh hưởng của ḿnh ở Biển Đông.

    Báo Trung Quốc cũng cho biết hồi cuối tháng 1 vừa qua, Trung Quốc đă đuổi một tàu chiến khác của Mỹ là tàu Montgomery khỏi vùng nước gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa các nước.

    Từ năm 2015, Hoa Kỳ đă thực hiện chương tŕnh tự do hàng hải (FONOP), gửi tàu chiến và máy bay đi quan khu vực Biển Đông, thách thức đ̣i hỏi về chủ quyền quá mức của Trung Quốc ở vùng nước tranh chấp.

    Trung Quốc hiện đ̣i chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển và đă bị Toà Trọng tài quốc tế bác bỏ tính hợp lư.

    Những nước khác cũng đ̣i chủ quyền ở khu vực này bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

  5. #75
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Biển Đông nóng trở lại: Hải Quân Mỹ bất ngờ diễn tập tại phía Bắc Băi Tư Chính?


  6. #76
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Chiến đấu cơ Đài Loan xua đuổi máy bay quân sự TQ
    18/03/2020


    Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn là người có lập trường cứng rắn với Trung Quốc


    Đài Loan loan báo đă cho không lực xua đuổi máy bay quân sự Trung Quốc bay vào không phận Đài Loan tối ngày 16/3.

    Bộ Quốc pḥng Đài Loan cho hay một nhóm chiến đấu cơ và máy bay do thám của Trung Quốc bay ngang vùng biển ngoài khơi bờ biển Tây Nam của Đài Loan trong khuôn khổ các cuộc diễn tập về đêm và tiến tới gần vùng nhận dạng pḥng không của Đài Loan.

    Kể từ khi bà Thái Anh Văn được bầu làm Tổng thống Đài Loan vào năm 2016, Bắc Kinh thực hiện nhiều cuộc diễn tập hàng hải và hàng không ở eo biển Đài Loan như một cách áp lực Đài Bắc chớ tuyên bố độc lập.

    Trung Quốc xem đảo tự trị Đài Loan là một tỉnh của ḿnh và thề quyết sẽ sáp nhập bằng vơ lực nếu cần thiết.

  7. #77
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Mỹ, Trung Quốc theo nhau tập trận trên Biển Đông
    Mar 22, 2020

    Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và tàu tác chiến trực thăng tập trận trên Biển Đông ngày 15/3/2020. (H́nh: US Navy)


    WASHINGTON, Mỹ (NV) .- Mỹ vừa loan tin nhóm tàu đặc nhiệm của Hải quân tập trận xong, người ta thấy báo SCMP nói Hải quân Trung Quốc cũng cho máy bay tuần tra chống tàu ngầm tập trận trên Biển Đông.

    Hôm Thứ Sáu vừa qua, tờ Stars and Stripes, báo quân đội Hoa Kỳ, đưa tin nhóm tàu đặc nhiệm do mẫu hạm nguyên tử USS Theodore Roosevelt cầm đầu đă mở một cuộc tập trận trên biển Đông vào các ngày từ 15 đến 18/3 trên Biển Đông nhưng không nói rơ địa điểm.

    Đây là cuộc tập trận thứ hai của nhóm tàu đặc nhiệm này từ Tháng Hai đến nay của các nhóm tàu đặc nhiệm USS Theodore Roosevelt, nhóm tàu tấn công viễn chinh (chở trực thăng) cùng đơn vị TQLC số 31 nhằm phối hợp giữa các đơn vị hải quân và TQLC, chứng tỏ khả năng hoạt động hiệu quả về mọi mặt.

    Các cuộc tập trận của các lực lượng vừa kể được thực hiện sau khi nhóm tàu đặc nhiệm do mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đến thăm Việt Nam tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 9/3/2020 nhân dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập bang giao giữa hai kẻ cựu thù.

    Khi nhóm mẫu hạm Roosevelt rời Đà Nẵng tiến ra Biển Đông, báo chí Trung Quốc nói một chiến hạm của Mỹ đă đi vào bên trong phạm vi 12 hải lư của quần đảo Hoàng Sa hôm Thứ Ba 10/3 và đă bị hải quân của họ “trục xuất”.

    Tờ báo quân đội Trung Quốc phiên bản Anh ngữ ChinaMil và tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) dẫn lời giận dữ của phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Quân khu phía Nam của Trung Quốc nói rằng khu trục hạm USS McCampbell đă “xâm phạm vùng biển của quần đảo Hoàng Sa (mà họ gọi là Tây Sa) không xin phép”. V́ vậy quân đội Trung Quốc đă “cho cả tàu chiến và máy bay theo dơi, xác định và cảnh cáo xua đuổi” ra khỏi khu vực.

    Hôm Chủ Nhật 22/3, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, phó bản của tờ Nhân Dân Nhật Báo tại Bắc Kinh, la lối rằng từ đầu năm 2020 đến nay, Hải quân Mỹ đă thực hiện 5 chuyến “tuần tra hải hành” vào bên trong phạm vi 12 hải lư của các đảo mà Trung Quốc cướp của Việt Nam trên Biển Đông. Chỉ nội trong Tháng Ba này, Hải quân Mỹ đă làm như thế ba lần vào các ngày 10, 13 và 15.


    Máy bay tuần tra biển của Trung Quốc tuần tiễu trên Biển Đông. (H́nh: Hải quân TQ/SCMP)
    Mục đích của Mỹ, tờ Hoàn Cầu tuyên truyền là “lôi kéo sự chú ư (của dư luận) ra khỏi sự kềm chế thất bại dịch COVID-19 và thị trường chứng khoán tuột dốc thảm hại bằng cách gia tăng nỗ lực leo thang căng thẳng trên khu vực Biển Đông”.

    Nhưng chỉ một ngày hôm trước tức Thứ Bảy 21/3, tờ South China Morning Post ở Hongkong thuật lại tin từ Bộ Quốc Pḥng Trung Quốc đưa tin Hải quân nước này cho hai máy bay tuần tra biển tập trận chống tàu ngầm trên Biển Đông nhưng không cho biết địa điểm khi Mỹ gia tăng các cuộc tập trận và tuần tra hải hành tại khu vực.

    Cuộc diễn tập chống ngầm của máy bay Trung Quốc thực hiện có gần khu vực nhóm tàu đặc nhiệm của Hải quân Mỹ tập trận hay không, không thấy báo chí Trung Quốc hoặc báo chí quân đội Mỹ đưa tin. Tuy nhiên, theo SCMP thuật lại từ nguồn tin quân sự, hai máy bay tuần tra biển của Trung Quốc tập trận “không bao lâu sau khi các đơn vị hải quân và TQLC Mỹ tập trận ở vùng biển đang có tranh chấp ở khu vực” và đă “xác định được một số đối tượng đáng ngờ”.(TN)

  8. #78
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Đảo Hải Nam : Tiền đồn quân sự Trung Quốc khống chế Biển Đông


    Thủ phủ Hải Khẩu của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 06/05/2018. China Daily via REUTERS

    Đảo Hải Nam có vị trí chiến lược đối với Trung Quốc trong vùng Biển Đông. Tại thành phố Tam Á, phía nam ḥn đảo rộng 34.000 km2, Trung Quốc lập một căn cứ quân sự hùng hậu nhằm cân bằng với sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Tây Thái B́nh Dương, đặc biệt phải kể đến đội tầu ngầm (tấn công quy ước và hạt nhân) thuộc Hạm Đội Nam Hải.(Tạp chí phát lần đầu ngày 04/06/2018)



    Đảo Hải Nam c̣n hỗ trợ về mặt hậu cần và quân sự cho các đảo và đá bị Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông, trong đó có 7 ḥn đảo nhân tạo ở Trường Sa, nằm cách Hải Nam hơn 1.000 km.

    Ngoài vai tṛ chiến lược về mặt quân sự, tháng 04/2018, chủ tịch Trung Quốc nâng tầm của Hải Nam lên một bậc khi quyết định biến ḥn đảo thành vùng tự do thương mại. Chưa đầy một tháng sau, chính quyền địa phương đă khởi công ba dự án công nghiệp lớn trong khu vực Hainan Resort Software Community và đưa ra chính sách đăi ngộ nhằm thu hút một triệu tài năng, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Theo chính sách mới, công dân 59 nước được miễn visa du lịch với thời hạn lưu trú tối đa là 30 ngày với điều kiện đặt tour qua các hăng lữ hành.

    Nằm cách bờ biển Việt Nam khoảng 300 km, chiến lược thay đổi trên đảo Hải Nam có tác động như thế nào đối với Việt Nam và các nước trong khu vực, cũng như trong chiến lược đ̣i chủ quyền trên gần toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc ? Ban tiếng Việt đài RFI đă đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Mathieu Duchâtel, chuyên gia về Trung Quốc, trợ lư giám đốc chương tŕnh châu Á của Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại Châu Âu (European Council on Foreign Relations).




    T.S. Mathieu Duchatel_Hai Nam



    RFI : Đảo Hải Nam có vị trí chiến lược như thế nào đối với miền bắc Việt Nam và trong vùng ?

    Mathieu Duchâtel : Đảo Hải Nam dĩ nhiên là có một vị trí chiến lược theo hai hướng. Trước hết, bởi v́ đảo là tiền đồn, vừa là của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, đặc biệt là Hải Quân và Không Quân nhằm phô trương sức mạnh Trung Hoa ở Biển Đông, vừa là của lực lượng dân quân, đóng chủ yếu ở bên bờ đông của đảo, giúp Trung Quốc duy tŕ sự hiện diện quan trọng ở Biển Đông. Chính v́ vậy, đảo Hải Nam là một tiền đồn thực sự quan trọng đối với Trung Quốc.

    Tiếp theo, yếu tố quan trọng nhất khi chúng ta chú ư một chút đến cách tiếp cận của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp lănh hải, chính là ư đồ răn đe hạt nhân của Trung Quốc v́ tại căn cứ hải quân Du Lâm (Yulin), nằm ở phía nam đảo Hải Nam, có đội tầu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) đang t́m lối ra vùng biển sâu để có thể trú ẩn, xây dựng sức răn đe hạt nhân và khả năng tấn công của Trung Quốc.

    Đây là một chi tiết thường ít được nhắc đến khi nói về vấn đề hàng hải ở Đông Nam Á, nhưng đây lại là yếu tố hoàn toàn mang tính quyết định để hiểu được cách tiếp cận của Trung Quốc và những ǵ mà nước này đang tiến hành, có nghĩa là các công tŕnh xây dựng tiền đồn quân sự trên đảo Phú Lâm, ở quần đảo Hoàng Sa và trên các đá Chữ Thập, đá Xu Bi, đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, vừa để bảo vệ đội tầu ngầm vừa để đảm bảo sự hiện diện hải quân ở trong vùng.

    RFI : Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân ở đảo Hải Nam như thế nào ?

    Mathieu Duchâtel : Điều quan trọng đối với tôi chính là đội tầu ngầm mang tên lửa đạn đạo v́ đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với mọi chính sách quốc pḥng của Trung Quốc. Điều cần chú ư là Trung Quốc đă đưa ra chương tŕnh trong những năm 1960 và cố đóng được một tầu ngầm tấn công có năng lực đáng tin cậy. Để thực hiện được điều này, yếu tố đầu tiên là tầu phải có khả năng ra khỏi căn cứ mà không bị theo dơi, một cách kín đáo và có thể ẩn trong đại dương, mà không bị tầu ngầm, hoặc máy bay tuần tra hàng hải của Mỹ phát hiện.

    Dù nếu không bị phát hiện, nhưng để có khả năng răn đe hạt nhân một cách tin cậy, tầu ngầm đó phải có khả năng bắn được các tên lửa liên lục địa. Tuy nhiên, về điểm này, Trung Quốc vẫn chưa phát triển được một cách khả quan, ví dụ theo những ǵ chúng tôi được biết, loại tên lửa JL-2 mà nước này đang phát triển chưa đạt hiệu quả. C̣n tên lửa JL-3 thế hệ mới vẫn chưa hoạt động.

    Điểm lư thú có thể nhận thấy trong sự năng động này, đó là Trung Quốc có căn cứ quân sự ở phía nam đảo Hải Nam, cùng với nhiều tầu ngầm tấn công, nhưng lại chưa có khả năng răn đe hạt nhân mà nước này vẫn t́m kiếm.

    V́ thế, Trung Quốc đang trong giai đoạn tăng tốc hiện đại hóa. Đây cũng là một cách giải thích cho những hoạt động của Trung Quốc ở phía nam đảo Hải Nam, ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc cần bảo vệ căn cứ hải quân và đội tầu ngầm này để sớm trang bị được khả năng răn đe dưới đại dương, hiện vẫn c̣n thiếu. Đó là một yếu tố vô cùng quan trọng trong cách tiếp cận của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này giải thích một phần những công tŕnh xây dựng quân sự mà chúng ta thấy được tiến hành với nhịp độ rất nhanh.

    RFI : Sự kiện oanh tạc cơ Trung Quốc diễn tập hạ cánh ở đảo Phú Lâm có liên quan đến căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam hay không ?

    Mathieu Duchâtel : Tôi cho rằng việc oanh tạc cơ chiến lược hạ cánh trên đảo Phú Lâm mang một ư nghĩa khác. Sự kiện đó mang ư nghĩa răn đe, không phải đối với Hoa Kỳ mà là với các nước trong khu vực đang có tranh chấp với Bắc Kinh, như Việt Nam, Philippines.

    Loại oanh tạc cơ H-6K này được truyền thông giới thiệu rất nhiều là một loại oanh tạc cơ nguyên tử, điều này là đúng ! Và có khả năng tấn công đến tận đảo Guam, điều này cũng đúng ! Nhưng tôi không cho rằng Bắc Kinh muốn phô trương khả năng hạt nhân của loại oanh tạc cơ H-6K mà thực ra, muốn chứng tỏ với khu vực rằng Trung Quốc có khả năng tấn công quy ước, ví dụ đến những thực thể ở Trường Sa do các nước khác kiểm soát.

    Ngược lại, những hoạt động mà Trung Quốc đang tiến hành ở các đá Xu Bi, Vành Khăn, Chữ Thập, như lập hệ thống pḥng không, chống hạm, đúng là nhằm mục đích bảo vệ đội tầu ngầm hạt nhân và ngăn chặn điều cản trở nhất đối với Trung Quốc, có nghĩa là cách giám sát, chủ yếu là từ phía Mỹ, các hoạt động hàng hải và tầu ngầm mà Trung Quốc luôn tự cho ḿnh là nạn nhân.

    RFI : Đảo Hải Nam có vai tṛ như thế nào trong chiến lược đ̣i chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực ?

    Mathieu Duchâtel : Trung Quốc có một logic là làm chuyện đă rồi về mặt hành chính trong khu vực. Có nghĩa là nói với các nước láng giềng trong khu vực và cộng đồng quốc tế, theo kiểu : « Hăy nh́n đây, tôi thực sự quản lư hành chính vùng này. Khu vực này nằm dưới quyền quản lư hành chính trực tiếp của chúng tôi ! »

    Thành phố Tam Á (Sanya) được h́nh thành theo kiểu đó và là h́nh ảnh phản chiếu cho cộng đồng quốc tế thấy rằng Trung Quốc đă quản lư vùng này. V́ vậy, Hải Nam đóng một vai tṛ quan trọng.

    RFI : Khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh quyết định biến đảo Hải Nam thành một khu vực tự do thương mại, ông muốn đưa ra chiến lược ǵ ?

    Mathieu Duchâtel : Có một điểm rất quan trọng là tất cả những ǵ liên quan đến kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển, Hải Nam từng là một tỉnh đầu tầu trong chương tŕnh cải cách của Đặng Tiểu B́nh. Năm 2018, nhân dịp 30 năm thành lập tỉnh Hải Nam, ông Tập Cận B́nh thông báo xây dựng một vùng tự do thương mại hướng đến lĩnh vực biển. Ông thậm chí c̣n nói là Hải Nam sẽ trở thành viên ngọc trai của Trung Quốc.

    Như vậy, ông Tập biến Hải Nam thành biểu tượng của chính sách mở cửa của Trung Quốc và đặc biệt nhấn mạnh vào lĩnh vực du lịch. Hiện Hải Nam có cả một kế hoạch thu hút khách du lịch nước ngoài lưu lại lâu hơn trên đảo, như không cần visa, thời hạn lưu trú dài hơn so với những thành phố khác của Trung Quốc. Người ta nhận thấy có sự tăng tốc trong tiến tŕnh mở cửa ở Hải Nam. V́ là một ḥn đảo, Hải Nam không dính với phần c̣n lại của Trung Hoa lục địa nên có thể dễ dàng thử nghiệm hơn những chính sách theo hướng mở cửa.

    Cũng cần chú ư là tất cả những ǵ liên quan đến kinh tế biển như vận tải hàng hải, chuyên chở container, du lịch biển, đánh bắt hải sản, tất cả những ǵ liên quan đến sinh vật biển, sử dụng sản vật biển để bào chế thuốc… đang phát triển rất mạnh. Đó là những lĩnh vực mà Trung Quốc chú trọng và đảo Hải Nam đóng một vai tṛ thực sự quan trọng.

    Đây cũng là một thách thức chính trị, cạnh tranh giữa các tỉnh miền nam Trung Quốc, như Hải Nam, Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang… để trở thành tỉnh dẫn đầu về ngành kinh tế biển. Ở điểm này, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă thật sự lựa chọn Hải Nam làm tiền đồn để phát triển một nền kinh tế hướng đến tự do trao đổi nhiều hơn, mở cửa hơn với những chính sách ưu đăi để phục vụ tiến tŕnh quốc tế hóa của đảo. Những chính sách này rất có lợi cho sự phát triển của Hải Nam.

    RFI : Du lịch Hải Nam phát triển mạnh có gây tác động đến Việt Nam và các nước khác trong vùng không ?

    Mathieu Duchâtel : Có, tôi nghĩ là sẽ có tác động v́ Trung Quốc đă phát triển du lịch ở quần đảo Hoàng Sa mà nước này chiếm từ Việt Nam và đang quản lư hành chính. Thông qua h́nh thức du lịch, Trung Quốc t́m cách củng cố quyền quản lư quần đảo Hoàng Sa.

  9. #79
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Singapore Airlines giảm 96% các chuyến bay, ngưng hoạt động phần lớn phi cơ
    Mar 23, 2020 cập nhật lần cuối Mar 23, 2020

    Một phi cơ Airbus A350 của Singapore Airlines (SIA) cất cánh từ phi trường Changi ở Singapore. (H́nh: Roslan Rahman/AFP/Getty Images)
    SINGAPORE (NV) — Công ty hàng không Singapore Airlines (SIA) hôm Thứ Hai, 23 Tháng Ba, loan báo sẽ hủy khoảng 96% các chuyến bay vốn đă được dự trù hoạt động cho tới cuối Tháng Tư.

    Theo bản tin của CNA, quyết định này được đưa ra sau khi có thêm các biện pháp siết chặt biên giới của các chính phủ khắp nơi hồi tuần qua, nhằm ngăn chặn lây lan của virus COVID-19, thông cáo của SIA cho biết.

    Có khoảng 138 phi cơ của SIA và SilkAir, trong phi đội gồm 147 chiếc, sẽ phải ngừng hoạt động. Hăng hàng không giá vé rẻ Scoot của công ty sẽ hủy phần lớn các chuyến bay và ngưng hoạt động 47 trong số 49 phi cơ hiện có.

    Bản thông cáo của SIA nói rằng quyết định được loan báo giữa khi “SIA Group phải đối đầu với thử thách lớn nhất từ trước đến nay cho sự sống c̣n của ḿnh.”

    “Hiện chưa rơ khi nào SIA Group có thể tái lập hoạt động b́nh thường, do t́nh trạng bất ổn và các biện pháp kiểm soát chặt chẽ biên giới hiện nay không biết lúc nào sẽ được tháo gỡ,” theo công ty.

    “Việc giảm mạnh nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không đă đưa tới việc sút giảm thương vụ của SIA,” cũng theo công ty.

    Trong ít ngày qua, công ty SIA Group phải vay mượn từ ngân hàng để có tiền điều hành hoạt động công ty. SIA Group cho hay đang thảo luận với một số công ty tài chánh về nhu cầu tài trợ trong tương lai của ḿnh.

    SIA là hăng hàng không quốc gia Singapore, lớn hàng thứ 15 trên thế giới, và từng nhiều lần được sắp hạng là hăng hàng không phục vụ tốt nhất thế giới. (V.Giang)

  10. #80
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Virus corona : Mỹ lo chống dịch, Trung Quốc lợi dụng lấn thêm tại Biển Đông


    Không ảnh Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa, nơi đang xảy ra tranh chấp lănh hải giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực. U.S. Navy/Handout via Reuters/File

    Đầu năm 2020, Hoa Kỳ liên tục có những hành động thể hiện cam kết tăng cường hiện diện ở vùng Ấn Độ-Thái B́nh Dương, đặc biệt là Biển Đông : bắt đầu từ chuyến tuần tra « khai xuân » ngày 25/01, tiếp theo là chuyến thăm hữu nghị ngày 05/03 tại Đà Nẵng của tầu USS Theodore Roosevelt (CVN 71), đánh dấu 25 năm Mỹ-Việt b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao. Nhưng liệu những cam kết này có bị tác động v́ virus corona không ?



    Trung Quốc lợi dụng dịch Covid-19 để đẩy quân cờ ở Biển Đông

    Thực tế cho thấy Trung Quốc đang tranh thủ thời điểm toàn thế giới gồng ḿnh chống dịch Covid-19 để tiến những nước cờ ở Biển Đông. Hành động mới nhất, được Tân Hoa Xă đưa tin ngày 20/03/2020, là Trung Quốc vừa khánh thành hai trạm nghiên cứu trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Đá Xu Bi (Subi Reef), thuộc quần đảo Trường Sa.

    Trên giấy tờ, hai cơ sở được đặt dưới sự quản lư của Trung tâm Nghiên cứu Tổng hợp các Đảo và Đá thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) chỉ đơn thuần mang tính chất khoa học, chuyên « nghiên cứu tổng hợp về rạn san hô và biển sâu ». Tuy nhiên, việc Trung Quốc khánh thành hai trạm nghiên cứu mới vào lúc này là một diễn biến nghiêm trọng, theo đánh giá của Collin Koh, chuyên gia về an ninh biển hàng hải trong khu vực.

    Trước đó, ngày 20/03, Hải Quân Trung Quốc tuyên bố đă tiến hành diễn tập chống tầu ngầm ở Biển Đông, ngay sau khi Hải Quân Mỹ thông báo một cuộc tập trận cũng ở Biển Đông huy động lực lượng hùng hậu, trong đó có đội tầu sân bay USS Theodore Roosevelt, từ ngày 15 đến 18/03.

    Trả lời Inquirer ngày 24/03, ông nhận định : « Hẳn nhiều người nghĩ rằng dịch virus corona đang diễn ra có lẽ sẽ khiến Bắc Kinh không chú ư đến những điểm nóng hàng hải. Thực tế lại không như vậy. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, bất chấp virus corona ».

    Covid-19 làm xáo trộn các chiến dịch của quân đội Mỹ

    Thực vậy, lợi thế có vẻ đang thiên về Bắc Kinh. Trung Quốc đang từng bước thoát khỏi dịch Covid-19 trong khi cả thế giới đang dốc hết sức lực chống dịch, từ Mỹ đến Anh, Pháp, cũng như các nước Đông Nam Á.

    Bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ trấn an rằng « nhiệm vụ đầu tiên của quân đội Mỹ vẫn là bảo vệ người dân Mỹ, đất nước và lợi ích của Hoa Kỳ ở nước ngoài ». Tuy nhiên, nhiều hoạt động quân sự của Mỹ ở nước ngoài bị xáo trộn do chiến lược chống dịch của mỗi nước, từ Trung Đông (Irak), Nam Á (Afghanistan), Đông Á (Hàn Quốc) đến châu Âu (cuộc tập trận Defender-20) và châu Phi.

    Khắp nơi trên thế giới, quân nhân Mỹ phải ở lại trong doanh trại, mọi ra vào đều được kiểm tra nghiêm ngặt thông qua tŕnh báo sức khỏe, đo thân nhiệt hoặc cách ly người bị nhiễm virus corona. Từ đầu tháng 03/2020, quân nhân Mỹ bị cấm du lịch hoặc về thăm nhà do đă có nhiều trường hợp nhiễm virus corona.

    Dù chưa có trường hợp mắc Covid-19 nào trong Hạm đội 7 Hoa Kỳ, đóng Yokosuka (Nhật Bản), nhưng Hải Quân Mỹ đă điều nhiều nhóm y tế và thiết bị cần thiết đến các tầu USS Theodore Roosevelt (CVN 71), US Blue Ridge (LCC 19) và USS America (LHA 6) để có thể xét nghiệm ngay trên tầu mà không cần gửi mẫu bệnh phẩm lên bờ.

    Trên thực tế, theo bác sĩ quân y Christine Sears khi trả lời trang America’s Navy, « toàn bộ đội ngũ quân nhân Hạm Đội 7 rất chú ư đến dịch Covid-19 ngay từ đầu và triển khai nhiều biện pháp bảo đảm y tế cộng đồng. Lực lượng nhân viên y tế tăng viện c̣n giúp tăng cường thêm khả năng chống dịch » của Hạm Đội 7.

    Tuy nhiên, chuyên gia Collin Koh lo ngại : « Thế giới có thể sẽ lơ là về những tranh chấp khi ưu tiên chống dịch Covid-19. Điều này cũng có thể xảy ra đối với khu vực Biển Đông ». C̣n Bắc Kinh, chắc chắn sẽ không ngừng những hành động lấn chiếm, gia tăng quân sự hóa ở Biển Đông trong thời dịch v́ ngừng lại là đồng nghĩa với việc gửi một tín hiệu xấu đến công luận Trung Quốc, đang mạnh mẽ chỉ trích cách xử lư dịch của chính quyền trung ương.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 16-11-2014, 02:57 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 23-07-2014, 04:16 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 19-04-2012, 02:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •