Khi số ca nhiễm và tử vong do virus corona tăng lên, người Trung Quốc cũng bắt đầu bị "từ chối" ở nhiều nơi trên thế giới.

Nhiều hăng hàng không tạm ngừng khai thác chuyến bay tới Trung Quốc. Nhiều trường học ở châu Âu tạm ngừng nhận học sinh trao đổi. Nhiều nhà hàng ở Hàn Quốc thẳng thừng từ chối phục vụ khách Trung Quốc.
Đây là những điều đang diễn ra trên thế giới khi số ca nhiễm bệnh và tử vong do virus corona (nCoV - bắt đầu bùng phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc) ngày càng gia tăng, theo Bloomberg.
Trong khi chủng virus chết người này đă lan đến khắp 31 tỉnh thành của Trung Quốc đại lục, th́ các doanh nghiệp và trường học đang hết sức đau đầu trước những lựa chọn. Vào lúc này, bảo vệ sức khỏe của mọi người là ưu tiên số 1. Tuy nhiên, việc lựa chọn cách để làm điều đó mà không làm tổn hại đến uy tín của cả một dân tộc lại là một trở ngại lớn. Ngoài việc gây bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV, virus corona c̣n gây ra một làn sóng kỳ thị nhắm vào người Trung Quốc trên khắp thế giới, kể cả ở Châu Á.

Tính tới thời điểm hiện tại, số người tử vong do virus nCoV đă lên đến 170, và số người nhiễm bệnh đă tăng lên hơn 7.700.
Trước nỗi lo về dịch bệnh, nhiều công ty quốc tế có chi nhánh tại Trung Quốc đă yêu cầu nhân viên của ḿnh làm việc tại nhà. Nhiều hăng hàng không hạn chế và đ́nh chỉ các chuyến bay tới quốc gia này, và một số quốc gia cũng đă bắt đầu đưa người dân của họ (những người đang bị mắc kẹt tại các khu vực bị kiểm soát gắt gao gần Vũ Hán) về nước.
Mặc dù đại đa số các ca bệnh đều là những người đến từ các thành phố trung tâm của Trung Quốc hoặc các thành phố lân cận và những người tiếp xúc với họ, nhưng nhiều người có ngoại h́nh "châu Á" trên toàn thế giới cho biết họ đă phải đối mặt với ánh nh́n lo ngại, thậm chí là thái độ tẩy chay quyết liệt của những người xung quanh khi dịch cúm Vũ Hán bắt đầu lan rộng.
Tại Hàn Quốc, một số nhà hàng đă bắt đầu treo những tấm biển nêu rơ: "Không tiếp khách Trung Quốc". Một casino Hàn Quốc thường phục vụ nhiều khách nước ngoài cũng thẳng thừng từ chối các nhóm du khách tới từ Trung Quốc. Hơn nửa triệu người dân nước này đă cùng kí tên để thỉnh cầu chính phủ ban bố lệnh cấm du khách đến từ quốc gia 1,4 tỉ dân.
Trong khi đó, tại quốc gia láng giềng Nhật Bản, một người phụ nữ Trung Quốc cho biết khi người này tới một nhà hàng ở thành phố Ito, người phục vụ của nhà hàng đă hét lớn vào mặt bà: "Người Trung Quốc! Ra ngoài!"
Trả lời cuộc gọi của phóng viên, một người phụ nữ được cho là nhân viên của nhà hàng nói trên cho biết cơ sở này từ chối phục vụ khách Trung Quốc và Đông Nam Á do chủ nhà hàng lo sợ về virus nCoV. "Nếu ông chủ của chúng tôi bị chết v́ loại virus này, th́ ai sẽ chịu trách nhiệm đây?" - người phụ nữ này nói.

Báo South China Morning Post (SCMP) hôm 29/1 tường thuật rằng những thành kiến chống Trung Quốc, những lời chế nhạo lối ẩm thực của người Trung Quốc, truyền nhanh đến chóng mặt trên các trang mạng xă hội. Bài báo nói rằng thái độ kỳ thị do thiếu hiểu biết không những đáng lên án, mà c̣n nguy hiểm.
Tờ SCMP tường thuật rằng tại Singapore, vào lúc mọi người tụ tập để chào đón Tết Âm lịch, nhiều lời bàn ra tán vào về thói quen ẩm thực của người Trung Quốc được tung lên mạng, dân mạng chế nhạo rằng “người Tàu ăn bất cứ thứ ǵ có 4 chân - ngoại trừ cái bàn, và họ ăn tất cả những ǵ bay được- ngoại trừ máy bay”, họ cho rằng thói quen ẩm thực đó đă tạo điều kiện để phát sinh virus corona ở Vũ Hán.
Rồi có ư kiến trấn an: “Nhưng đừng lo, virus corona sẽ không sống lâu v́ nó được “made in China- sản xuất tại Trung Quốc.”
Những lời bông đùa phảng phất tính kỳ thị như vậy dần dà dẫn tới những lời kêu gọi, đ̣i chính quyền Singapore cấm cửa du khách Trung Quốc.
Một kiến nghị trên trang change.org khởi sự ngày 26/1 đă thu thập được 118.858 chữ kư vào chiều thứ Tư 29/1. Trong số những người kư tên vào kiến nghị kêu gọi chính quyền đặt sức khỏe của dân lên trên đồng tiền, có Ian Ong. Ông này viết: “Chúng ta không phải là những kẻ ăn thịt chuột hay thịt dơi, không nên bắt chúng ta phải chịu đựng v́ thói ăn uống của họ.”
Trước đó, một số nước Á Châu khác trong đó có Philippines, đă ngưng cấp chiếu khán nhập cảnh cho công dân Trung Quốc. Papua New Guinea c̣n gắt hơn, nước này đóng cửa tất cả các cửa khẩu, cả sân bay lẫn bến tàu, đối với tất cả người ngoại quốc đến từ Châu Á.
Tại Malaysia, nhiều người kêu gọi cấm cửa du khách Trung Quốc, các b́nh luận trên mạng xă hội c̣n cho rằng vụ bột phát virus cúm Vũ Hán là để “trời phạt người Tàu về cách đối xử tàn tệ với người Hồi giáo Uighur ở Tân Cương.” Malaysia đă ngưng cấp visa cho du khách Trung Quốc đến từ Hồ Bắc. Tại Nhật Bản, một cửa hiệu treo bảng ghi hàng chữ: “Cấm người Trung Quốc. Tôi không muốn làm lây nhiễm virus”, đă khiến các giới chức ngành du lịch Nhật phải lên tiếng xin lỗi.

Theo Bloomberg, bên cạnh những lo ngại về sức khỏe, th́ phản ứng của người dân Hàn Quốc và Nhật Bản trước loại virus nCoV này cũng cho thấy mối quan hệ căng thẳng giữa các quốc gia này và Trung Quốc - ngay cả khi ḍng du khách khổng lồ từ Trung Quốc đă giúp các quốc gia này phát triển ngành du lịch.
Không chỉ các quốc gia châu Á, mà tại châu Âu, một số nước như Pháp, Đan Mạch cũng phát cảnh báo đối với người dân về chủng virus mới này. Một tờ báo Pháp được cho là đă gây phẫn nộ với ḍng tít "Cảnh báo Vàng" của bà viết về virus corona trên trang nhất, do cách dùng từ này gợi nhớ đến phong trào bài trừ người dân Đông Á có tên là "Hiểm họa Vàng" hồi thế kỷ 19.


H́nh châm biếm khiến Bắc Kinh nổi giận đăng trên tờ Jyllands-Posten hôm 27/1, trong đó lá cờ Trung Quốc với những ngôi sao vàng
được biến tấu thành h́nh ảnh những con virus corona mới.

Trong khi đó, báo Jyllands-Posten của Đan Mạch đă "chế" những ngôi sao trên quốc kỳ Trung Quốc thành h́nh virus corona, và động thái này đă khiến Trung Quốc tức giận.
Theo Telegraph, Đại sứ quán Trung Quốc tại Đan Mạch gọi tranh biếm họa này là “một sự xúc phạm đối với Trung Quốc”, “gây tổn thương tới cảm xúc của người dân Trung Quốc”.
Đại sứ quán cũng cho rằng cách biếm họa này đă vượt qua “lằn ranh đạo đức của tự do ngôn luận” và yêu cầu tờ báo của Đan Mạch cũng như tác giả của tranh biếm họa, Niels Bo Bojesen, “tự khiển trách bản thân v́ lỗi lầm của họ và phải công khai xin lỗi người dân Trung Quốc”.
Tuy nhiên, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nói rằng tự do ngôn luận của Đan Mạch bao gồm cả tranh biếm họa.
“Chúng tôi có một truyền thống rất mạnh ở Đan Mạch, không chỉ về tự do ngôn luận mà c̣n về những bức vẽ biếm họa, và chúng tôi vẫn sẽ duy tŕ chúng trong tương lai”, bà Frederiksen nói. “Đó là một lập trường được biết tới rộng răi của Đan Mạch và chúng tôi sẽ không thay đổi điều đó”.
Hôm 28/1, Tổng biên tập của tờ Jyllands-Posten, ông Jacob Nybroe, nói rằng tờ báo này sẽ không tiếp tục chọc ngoáy, đùa cợt vào t́nh h́nh ở Trung Quốc, nhưng ông cũng từ chối xin lỗi.
“Chúng tôi không thể xin lỗi đối với điều chúng tôi không thấy sai. Chúng tôi không có ư định hạ thấp hay chế nhạo, chúng tôi cũng không nghĩ bức vẽ đó có ư nghĩa như vậy”, ông Nybroe cho biết.
“Theo những ǵ tôi thấy, vấn đề ở đây chỉ là về cách thông hiểu văn hóa khác biệt”.
Không chỉ những người Trung Quốc, mà người gốc Hoa sinh sống ở những quốc gia khác cũng phải đối mặt với sự xa lánh. Tại Sri Lanka, một nhóm du khách Singapore (quốc gia có nhiều người gốc Hoa) đă bị cấm leo núi Ella Rock v́... ngoại h́nh của họ, dù không ai trong đoàn từng đến Trung Quốc, theo Tucker Chang, một thành viên trong đoàn khách du lịch này.

Các chương tŕnh trao đổi học sinh


Tại Pháp, Bộ Ngoại giao nước này đă khuyến nghị các trường phổ thông và đại học tạm thời đ́nh chỉ các chương tŕnh trao đổi học sinh với Trung Quốc. Đă có ít nhất một trường phổ thông ở Paris rút giấy mời đối với một nhóm học sinh Trung Quốc dự định sẽ tới Pháp trong tuần này.
Tại Canada, các phụ huynh ở cộng đồng Bắc Toronto đă khởi xướng một phong trào kêu gọi các trường học yêu cầu học sinh mới trở lại từ Trung Quốc tự cách ly tại nhà trong ṿng ít nhất 17 ngày để pḥng tránh nguy cơ dịch bệnh lây lan. Phong trào này đă thu được ít nhất 10.000 chữ kư trong cộng đồng nhiều người gốc Hoa và châu Á này.
Trước phản ứng mạnh mẽ của các bậc phụ huynh, các lănh đạo trường York đă gửi thư tới phụ huynh nhằm xoa dịu t́nh h́nh, và khuyên nhủ họ rằng những yêu cầu đó không thực sự cần thiết, bởi nó sẽ càng khiến những định kiến và vấn nạn kỳ thị, phân biệt chủng tộc thêm nghiêm trọng.
VOA, ZingNews, Trithuctre