Results 1 to 2 of 2

Thread: Dịch virus corona : Chính sách hai mặt của Bắc Kinh trong việc di tản ngoại kiều

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Dịch virus corona : Chính sách hai mặt của Bắc Kinh trong việc di tản ngoại kiều


    Khoảng 206 người Nhật trong tổng số 600 người thoát khỏi vùng tâm dịch Vũ Hán về nước trong một chuyên cơ CP trong đợt đầu tiên đáp xuống phi trường Haneda, Tokyo vào sáng ngày 29/1

    Bệnh dịch virus corona mới ngày càng trở nên nguy hiểm, với số lượng người nhiễm và chết do virus tăng vọt từng ngày. Hàng loạt quốc gia muốn nhanh chóng đưa kiều dân thoát khỏi vùng tâm dịch, tuy nhiên chính quyền Trung Quốc, một mặt cho biết ''sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế'', mặt khác gây trở ngại cho việc di tản ngoại kiều nhiều nước.

    Gần 10 ngày sau khi chính quyền Trung Quốc chính thức công bố dịch, ngày 22/01/2020, mới bắt đầu có những chuyến bay quốc tế đầu tiên đưa kiều dân rời khỏi vùng tâm dịch ở Vũ Hán (Wuhan). Theo nhiều phương tiện truyền thông, chính quyền Trung Quốc đă có nhiều biện pháp ngấm ngầm cản trở các công dân châu Âu sơ tán về nước.
    Trong lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tuyên bố Bắc Kinh ''sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế'' để đối phó với khủng hoảng dịch bệnh, th́ trong hậu trường, giới ngoại giao Trung Quốc có thái độ cứng rắn với các đồng nhiệm châu Âu theo báo Pháp Le Firago.
    Hôm thứ Hai, 27/01, trong cuộc họp với một số đại sứ châu Âu, đại diện của chính quyền Bắc Kinh đă bác bỏ các kế hoạch di tản đang diễn ra. Vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của chính quyền các nước, rốt cục Bắc Kinh đă nhân nhượng bằng cách hứa hẹn không chống lại các kế hoạch sơ tán ngoại kiều. Tuy nhiên, ngay cả khi đă có động thái nhân nhượng bề mặt, chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục có các thủ đoạn ''thọc gậy bánh xe'', gây khó khăn cho việc hồi hương của kiều dân, theo một số nguồn tin ngoại giao châu Âu.

    Nhật Bản và Hoa Kỳ là hai quốc gia đầu tiên đưa công dân rời tâm dịch Vũ Hán (Wuhan), từ ngày thứ Tư 29/01. Cũng hôm qua 31/1, Nhật Bản đưa thêm 149 công dân về nước đợt 2, nâng số tổng số người Nhật rời khỏi Trung Quốc lên 565. Sáng cùng ngày, 368 công dân Hàn Quốc đă từ Vũ Hán trở về nước bằng đường hàng không. 18 người trong số họ có dấu hiệu nhiễm virus. Trong những ngày tới, sẽ có thêm 300 công dân Hàn Quốc rời Vũ Hán.
    Về phía châu Âu, chính quyền Bồ Đào Nha cho biết chuyến bay đưa khoảng 350 công dân châu Âu từ Vũ Hán về nước trong ngày hôm nay 01/2. Luân Đôn sẽ đưa khoảng 200 người hồi hương ngày 01/2, trong đó khoảng 50 người là công dân Anh.

    AFP hôm 30/01 cho hay, một số người Anh nói với BBC là việc vợ, chồng hay con cái của họ mang quốc tịch Trung Quốc không được chính quyền địa phương cho phép đi cùng buộc họ phải cân nhắc trở về nước một ḿnh hay ở lại Trung Quốc với gia đ́nh.
    Đêm hôm nay, một phi cơ quân sự đưa khoảng 200 công dân Pháp rời Vũ Hán. Toàn bộ các công dân Pháp di tản, trở về Pháp hôm nay, sẽ được sống cách ly tại một trại nghỉ ở gần thành phố Marseilles, trong ṿng 14 ngày, thời gian để xác minh xem họ có nhiễm virus corona hay không.


    Những người Nhật sau khi hồi hương được đưa thẳng tới bệnh viện để xét nghiệm

    Một số quốc gia cắt đứt giao thông hàng không


    Lo ngại virus corona, hàng loạt hăng hàng không lớn quốc tế thông báo đ́nh chỉ hoàn toàn hoặc một phần các chuyến bay đến Hoa lục. Ư là quốc gia châu Âu đầu tiên ngưng nối tuyến với Trung Quốc. Tối thứ Năm 30/01, thủ tướng Ư thông báo đ́nh chỉ toàn bộ các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc, để pḥng ngừa nguy cơ lây nhiễm. Trong số các hăng đ́nh chỉ hoàn toàn các chuyến bay có hăng hàng không Pháp Air France (thông báo hôm 30/01), hăng hàng không Anh Britsh Airways (hôm thứ Tư 29/01).
    Cùng ngày, Israel cũng thông báo không tiếp nhận máy bay đến từ Trung Quốc. Hôm nay đến lượt quốc gia Đông Nam Á Singapore tuyên bố không cho phép máy bay từ Trung Quốc hạ cánh tại đảo quốc.
    Chính quyền hai nước Mỹ, Nhật hôm 30/01 khuyến cáo công dân nước này không đến bất cứ khu vực nào tại Trung Quốc, để tránh dịch, nếu không thực sự cần thiết.
    Tiếp theo Bắc Triều Tiên, Mông Cổ và một số quốc gia Trung Á, đến lượt chính quyền Nga thông báo sẽ đóng cửa toàn bộ đường biên giới dài hơn 4.000 cây số với Trung Quốc, để bảo đảm an toàn cho dân chúng.

    ''Thọc gậy bánh xe''


    Hàng loạt trở ngại được dựng nên, từ việc đặt ra các đ̣i hỏi phức tạp về giấy tờ hành chính đối với những người muốn ra đi, cho đến việc các phi cơ Đức hay Pháp bị gây khó dễ trong việc hạ cánh tại Vũ Hán. Đặc biệt là việc vợ, chồng hay con cái của các ngoại kiều, mang quốc tịch Trung Quốc, không được chính quyền Trung Quốc bảo đảm là được phép rời khỏi lănh thổ.

    Kênh truyền thông BFMTV của Pháp tổng hợp nhiều nguồn tin quốc tế, theo đó chính quyền các nước Pháp, Đức, Úc, Anh và Ấn Độ đều gặp nhiều trở ngại trong việc tổ chức các cuộc hồi hương của kiều dân. Trong lúc Hoa Kỳ và Nhật Bản, hai đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, đă sơ tán được hàng trăm người, th́ các nước châu Âu vẫn bị gây khó khăn.
    Trung Quốc bị tố cáo là đă gây áp lực buộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) tŕ hoăn không ban bố ''t́nh trạng khẩn cấp toàn cầu''. Cuối cùng trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát vượt tầm kiểm soát, hôm qua 30/01, WHO đă tuyên bố ''t́nh trạng khẩn cấp toàn cầu'', có nghĩa là khủng hoảng dịch virus corona mới không c̣n là khủng hoảng nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền Trung Quốc, mà đă trở thành vấn đề chung mà cộng đồng quốc tế phải có nghĩa vụ chung tay ngăn chặn.

    Sự thật phũ phàng và nỗi lo mất mặt


    Theo nhiều nhà quan sát, Bắc Kinh không ủng hộ kiều dân các nước rời khỏi Trung Quốc, bởi đây rơ ràng là một dấu hiệu cho thấy cộng đồng quốc tế không tin tưởng vào khả năng kiểm soát dịch bệnh của Bắc Kinh, một thực tế khiến chính quyền Tập Cận B́nh thêm mất mặt trước công luận quốc tế. Về mặt đối nội, việc sơ tán hàng ngh́n ngoại kiều, và có thể cả nhiều người Trung Quốc làm việc cho các công ty nước ngoài, ra khỏi vùng tâm dịch ở tỉnh Hồ Bắc, nơi khoảng 60 triệu dân Trung Quốc đang sống trong t́nh trạng nội bất xuất, ngoại bất nhập, rơ ràng là một vấn đề nhạy cảm, có thể gây những bất b́nh trong xă hội.
    Dù sao, chính quyền Bắc Kinh cũng dần dần từng bước phải chấp nhận đối diện với những sự thật phũ phàng. Từ chỗ che giấu dịch, đến chỗ thừa nhận dịch ; từ chỗ gây khó dễ cho việc sơ tán ngoại kiều, chần chừ trong việc đưa khách du lịch Trung Quốc về nước, đến chỗ phải chấp nhận điều ngược lại. Chính quyền Bắc Kinh không có cách nào khác là buộc phải dần dần minh bạch t́nh trạng dịch bệnh, bởi càng che giấu, khủng hoảng càng có nguy cơ trầm trọng hơn.

    Lo nhất là ''các nước có hệ thống y tế bấp bênh''


    Hồi cuối tuần trước, trong lúc chính quyền Trung Quốc thông báo chỉ có khoảng vài ngh́n người nhiễm virus corona mới, và một chuyên gia của chính quyền dự báo đỉnh dịch sẽ đến trong mươi ngày tới, th́ một số nhà khoa học Hồng Kông ước tính đă có khoảng 40.000 người nhiễm virus và nạn dịch sẽ chỉ đạt đỉnh vào khoảng tháng Tư, tháng Năm tới. Điều đó có nghĩa là dịch bệnh có nguy cơ sẽ lớn hơn gấp bội.

    Thái độ hai mặt, lẩn tránh sự thực, ỷ mạnh hiếp yếu của chính quyền Trung Quốc gây lo ngại là sẽ góp phần làm dịch bệnh corona mới thêm nghiêm trọng. Hôm 30/01/2020, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới Tedros Ghebreyesus cho biết nỗi lo sợ lớn nhất của WHO là ''virus lây lan ở những nước có hệ thống y tế bấp bênh hơn nhiều'', chứ không phải với các quốc gia phát triển có cơ hội nhanh chóng sơ tán kiều dân.
    Cam Bốt là một ví dụ tiêu biểu. Quốc gia đàn em của Trung Quốc tại Đông Nam Á, để chiều ḷng Bắc Kinh, đă khăng khăng khẳng định dịch bệnh virus conora mới hoàn toàn không phải là điều đáng sợ. Hôm 30/01/2020, thủ tướng Cam Bốt Hun Sen, trong một cuộc họp báo tại Phnom Penh, đă đe dọa đuổi các phóng viên và bất cứ ai đeo khẩu trang pḥng dịch ra khỏi pḥng họp.


    Tổng hợp từ RFI
    Last edited by BlackHole; 01-02-2020 at 07:15 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Chiến dịch di tản công dân khỏi Vũ Hán của Mỹ và Nhật Bản


    Personnel in protective clothing approach an aircraft, chartered by the U.S. State Department, after it arrived at March Air Reserve Base in Riverside County, California, on Jan. 29. © Reuters

    Đối mặt t́nh huống bất ngờ khi virus corona bùng phát ở Vũ Hán, chính phủ Nhật Bản và Mỹ vượt qua nhiều rào cản để đưa công dân của ḿnh ra khỏi vùng dịch bệnh.

    Khi phi hành đoàn chuyến bay Kalitta Air K4371 thông báo "Chào mừng trở về Mỹ" khi đến sân bay quốc tế Ted Stevens ở Alaska sáng 29/1, "toàn bộ máy bay vỡ ̣a trong tiếng reo ḥ", bác sĩ Anne Zink, Giám đốc y tế của Alaska, người phụ trách sàng lọc hành khách, cho biết.
    Chiếc máy bay chở hàng được trang bị ghế tạm cho các nhà ngoại giao Mỹ, gia đ́nh của họ và một vài công dân Mỹ trở về từ Vũ Hán, thành phố ở miền Trung Trung Quốc với dân số 11 triệu người.
    Máy bay đă tới Alaska sau chuyến bay kéo dài 9 tiếng rưỡi. Mặc dù chỉ để tiếp nhiên liệu, các hành khách đă cảm thấy nhẹ nhơm.

    Những chuyến bay sơ tán đầu tiên

    Khi máy bay đến đích cuối cùng tại một căn cứ quân sự ở California sau 5 giờ bay nữa, nó cùng máy bay All Nippon Airways tại sân bay Haneda của Tokyo vào sáng 29/1 là hai máy bay sơ tán thành công người khỏi Vũ Hán, tâm điểm của virus chết người.

    Theo Nikkei Asian Review, với ít kinh nghiệm xử lư các t́nh huống tương tự, các chính phủ phải đối mặt với những rào cản bất ngờ, như khi một số hành khách Nhật Bản từ chối kiểm tra sức khỏe khi đến nơi.
    Họ đă đi thẳng về nhà, bỏ ngoài ta một loạt chỉ trích trên mạng xă hội khi nỗi sợ hăi tiếp tục gia tăng đối với virus đă làm ít nhất 6.000 người trên toàn thế giới nhiễm bệnh và giết chết hơn 130 người lúc đó ở Trung Quốc đại lục.
    Australia, Pháp, Mỹ, Canada và Nga đang sắp xếp các cuộc sơ tán tương tự.
    Trong số các quốc gia khác có kế hoạch sơ tán công dân của họ, Thủ tướng Australia Scott Morrison nói những người di tản ban đầu sẽ được gửi đến đảo Christmas, một ḥn đảo xa xôi của Australia gần Indonesia, để cách ly trong hai tuần.
    Anh có kế hoạch hồi hương công dân của ḿnh từ Vũ Hán vào sáng 31/1 và cũng dự định cô lập người di tản tại một căn cứ quân sự trong khoảng hai tuần, theo BBC.
    "Chúng tôi phải nghĩ đến quyền con người khi xử lư các bệnh truyền nhiễm", một quan chức của bộ y tế Nhật Bản cho biết khi chính phủ vẫn c̣n do dự trong việc cách ly công dân.
    Chuyến bay của Kalitta Air rời sân bay quốc tế Tianhe của Vũ Hán với một phi công mặc đồ bảo hộ đầy đủ, theo bức ảnh của Tân Hoa Xă của Trung Quốc.



    Sau khi dừng ở Alaska, máy bay đến căn cứ không quân March gần Riverside, California. Chuyến bay sơ tán ban đầu được thông báo là đi đến San Francisco, nhưng được đổi thành Sân bay Quốc tế Ontario, sân bay dân sự gần Los Angeles, trước khi được chuyển đến một căn cứ quân sự.
    Trong khi đó, chuyến bay NH1952 của ANA mang theo 206 công dân Nhật Bản từ Vũ Hán là chuyến bay sơ tán công dân đầu tiên của Nhật Bản khỏi tâm điểm bùng phát dịch bệnh.
    Chuyến bay thứ 2 của những người di tản Vũ Hán đă đến Tokyo vào sáng 30/1, với 210 hành khách. Tất cả sẽ được kiểm tra và bất kỳ ai có triệu chứng nhiễm virus sẽ được nhập viện ngay lập tức.
    Các quan chức của Bộ Y tế đă xác nhận hôm 30/1 rằng ba người di tản từ chuyến bay đầu tiên đang mang virus corona.

    Kế hoạch chuẩn bị căng thẳng


    Các cuộc di tản là đỉnh điểm của một tuần chuẩn bị căng thẳng.
    Sau khi Vũ Hán tiến hành phong tỏa vào ngày 23/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đă yêu cầu các quan chức địa phương của Tổ chức Thương mại Đối ngoại Nhật Bản bắt đầu thu thập thông tin về nhân viên của các công ty Nhật Bản muốn trở về nước.
    Ông Abe đă gặp nội các vào ngày hôm sau, kêu gọi họ cố gắng hết sức để đảm bảo an toàn cho công dân Nhật Bản. Ông kêu gọi Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi mở đàm phán với chính phủ Trung Quốc về những biện pháp cần thực hiện, bao gồm cả phương án di tản.
    Các quan chức đă cân nhắc nhiều khả năng, bao gồm cả máy bay thuê bao cũng như xe buưt để chở người ra khỏi Vũ Hán và lên các chuyến bay thương mại từ các sân bay khác.
    Nhưng mức độ khẩn cấp vẫn c̣n tương đối thấp. "T́nh h́nh vẫn chưa đến lúc cần phải di tản", một quan chức cấp cao của Bộ cho biết hôm 24/1.


    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) nghe báo cáo từ Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi tại Quốc hội hôm 27/1. Ảnh: Nikkei Asian Review.

    Báo động đă tăng lên vào cuối tuần khi các trường hợp nhiễm virus corona xuất hiện ở nhiều quốc gia và video cho thấy hàng dài bệnh nhân tại bệnh viện Vũ Hán lan truyền trên mạng xă hội.
    Chính phủ Nhật Bản bắt đầu đối mặt với những cáo buộc rằng họ đă hành động quá chậm - không chỉ từ công chúng, mà c̣n từ bên trong đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của ông Abe.
    Hôm 26/1, ông Abe tập hợp các quan chức cấp cao bao gồm Yoshiki Okita, Phó thư kư nội các về quản lư khủng hoảng, tại tư dinh. Họ quyết định đêm đó sẽ gửi máy bay đến đón người di tản.
    "Sẽ có rất nhiều người muốn trở về. Hăy đảm bảo rằng tất cả đều có thể quay lại", ông Abe nói.

    Rào cản ở sân bay Vũ Hán


    Việc đưa những người mang virus tiềm năng trở về từ Vũ Hán gây ra lo ngại tại quê nhà nhưng ông Abe vẫn quyết tâm thực hiện di tản.
    Ông Motegi đă nói chuyện qua điện thoại với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị ba giờ sau cuộc họp, đưa ra kế hoạch rút người và t́m kiếm sự hợp tác của Trung Quốc. Ông Vương bày tỏ sự cảm thông với mong muốn của Nhật Bản.
    Sau khi kế hoạch được công khai, hàng loạt công dân Nhật Bản lẩn tránh thông báo của các quan chức lănh sự và đang t́m cách trở về nhà đă lên tiếng. Chính phủ thống kê được 430 công dân Nhật Bản ở tỉnh Hồ Bắc vào ngày 26/1 nhưng số người di tản đă tăng lên 650 vào sáng 28/1.


    Medical staff wait for Japanese nationals evacuated from Wuhan to disembark from their plane at Haneda Airport on Jan. 29. (Photo by Kento Awashima)

    Bộ Ngoại giao Nhật Bản bắt đầu đàm phán với chính quyền Trung Quốc để gửi hai máy bay ANA chở công dân Nhật Bản nhằm mang tất cả người di tản đi cùng lúc.
    Mỹ và các quốc gia khác cũng đang t́m cách đưa công dân về nhà trong khi việc phong tỏa khiến sân bay Vũ Hán bị kiểm soát chặt chẽ và hạn chế người qua lại.
    Phía Trung Quốc ban đầu chỉ chấp thuận một máy bay cho Nhật Bản. Mỹ cũng chỉ được điều một máy bay.
    Bị giới hạn trong một chuyến bay duy nhất, Tokyo đă chọn chiếc máy bay thuê bao với công suất gần gấp đôi máy bay thuộc sở hữu của chính phủ.
    Các cuộc đàm phán kết thúc vào sáng 28/1. Ông Motegi tuyên bố một chiếc máy bay sẽ cất cánh ngày hôm đó.


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 01-02-2020, 05:02 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 31-01-2020, 02:59 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 11-10-2018, 05:07 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 11-05-2014, 08:06 AM
  5. Replies: 45
    Last Post: 21-10-2011, 05:16 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •