Tại sao Donald Trump lại cho hạ sát tướng Iran Qassem Souleimani? Ông đă tham vấn ai trước khi lao vào chiến dịch phiêu lưu này? Quyết định này của tổng thống Mỹ không phải cũng được ai đồng t́nh. Theo ông Michael Klare trên tờ Le Monde Diplomatique số ra tháng 2/2020, nguyên do là tại Nhà Trắng h́nh thành hai phe cố vấn đối đầu nhau.
Việc tổng thống Mỹ ra lệnh triệt hạ tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng Al-Qods của Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo đă gây bất ngờ cho không ít nhà quan sát. Dẫu biết rằng căng thẳng đă bao trùm từ bao lâu nay trong khu vực, nhưng không có ǵ cho phép tiên đoán một cuộc đối đầu sắp tới giữa Mỹ và Iran, hay giữa Iran và nhiều cường quốc khác tại vùng Vịnh Ả Rập – Ba Tư. Ngược lại, có nhiều yếu tố cho thấy tướng Soleimani đến Bagdad là để thảo luận với Ả Rập Xê Út về một giải pháp hạ nhiệt.

Hai trường phái chiến lược ở Nhà Trắng


Có nhiều cách giải thích cho quyết định không ngờ tới này của tổng thống Mỹ. Thế nhưng, theo nhà báo Michael Klare, ngoài vấn đề tâm lư như có thiên hướng ngẫu hứng, Donald Trump c̣n lo sợ bị rơi vào vũng lầy như vụ đại sứ quán Mỹ ở Benghazi bị tấn công năm 2012 để rồi trở thành đối tượng bị công kích như những ǵ bà Hillary Clinton hứng chịu. Ngoài ra, c̣n có nhiều yếu tố khác, trong đó có vấn đề bất đồng trong nội bộ dàn cố vấn của tổng thống Mỹ.
Nhà Trắng tuy tập trung đông đảo các quan chức cao cấp từ bộ Ngoại Giao, Lầu Năm Góc (Ngũ Giác Đài), Cơ Quan T́nh Báo CIA, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia NIS…, nhưng lại bị chia rẽ thành hai trường phái ảnh hưởng mạnh với hai mục tiêu chiến lược đối chọi nhau.

Phe thứ nhất, c̣n gọi là các « nhà tư tưởng », do ngoại trưởng Mike Pompeo và phó tổng thống Mỹ Mike Pence dẫn đầu, chủ trương lấy Cận Đông là mục tiêu chiến lược hàng đầu. Do vậy, Washington nên đi trước một bước, thành lập liên minh quốc tế để kềm hăm Iran, và nếu có thể làm sụp đổ chế độ. Phe này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều chính khách quan trọng tại Quốc Hội cũng như là Nhà Trắng, nhất là từ người con rể của tổng thống, Jared Kushner, nổi tiếng thù ghét Iran và thường xuyên là « chiếc loa » cho Israel cũng như là Arab Saudi.
Phe thứ hai hay c̣n gọi là các nhà « địa chính trị », tập hợp nhiều giới chức quân sự, t́nh báo và bộ Tài Chính, lại cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc chính là cản lực lớn cho chiến lược của Mỹ. Thế nên, Hoa Kỳ nên dốc mọi nguồn lực quân sự từ Cận Đông về châu Á.

Cả hai phe này đều đồng t́nh rằng nhất thiết phải duy tŕ vị thế siêu cường số một thế giới của Hoa Kỳ và thực thi sự thống trị của ḿnh trên khắp các vùng chiến lược. Chỉ có điều ngân sách cho quân đội, tuy đứng hàng đầu thế giới nhưng cũng có giới hạn. Và đây cũng chính là nguồn cội của những bất đồng thường xuyên trong cách thức phân phối tốt nhất các nguồn lực có sẵn (tầu sân bay, các lực lượng quân đội…) cho các vùng xung đột khác nhau.
Phe thứ nhất cho rằng chừng nào khủng bố và Tổ chức Nhà nước Hồi Giáo Daech vẫn c̣n là mối đe dọa chính cho an ninh nước Mỹ th́ Cận Đông vẫn là ưu tiên chính. Thế nhưng, phe « địa chính trị » đánh giá rằng trong tương lai, châu Á mới là tâm điểm tranh giành cho vị thế siêu cường quốc tế và Hoa Kỳ đang bị các cuộc xung đột tại Cận Đông ám ảnh. Sự thiển cận chiến lược này của Mỹ đă tạo cơ hội cho Nga và Trung Quốc, các cường quốc đối thủ tận dụng thời cơ tăng cường sức mạnh quân sự và ảnh hưởng ngoại giao.
Không những thế, Bắc Kinh dường như đă củng cố được năng lực công nghệ cho quân đội, làm xói ṃn dần các lợi thế của Mỹ. Ngần ấy mối lo cũng được nhiều nhân vật quan trọng trong giới kinh doanh đồng chia sẻ dù rằng nhiều người trong số họ có quan hệ chặt chẽ với Nhà Trắng.
Cùng lúc này, để tiến hành chiến dịch ngăn chặn Trung Quốc, đang trở thành một ưu tiên ở Washington, Lầu Năm Góc yêu cầu tăng thêm ngân sách nhiều tỷ đô la để phát triển kho vũ khí và bắt đầu tái bố trí các lực lượng chốt đóng ở các « mặt trận thứ yếu » như Bắc Phi và Cận Đông về những vùng cận với Trung Quốc và Nga.
Định hướng chiến lược này đă được bộ trưởng Quốc Pḥng Mark Esper khẳng định trong bài phát biểu hồi tháng 12/2019 tại thư viện tổng thống Ronald-Reagan, ở Simi Valley: « Lầu Năm Góc quyết định thực hiện một học thuyết chiến tranh mới thông qua việc tái triển khai các lực lượng và trang thiết bị về những vùng mặt trận ưu tiên nhằm đối phó với Trung Quốc và Nga ».


Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan và các chiến hạm hộ tống thuộc Hạm đội 7, Hải quân Mỹ hoạt động trong vùng Biển Đông ngày 06/10/2019.
( Ảnh do Hải quân Mỹ cung cấp cho AFP)


Hạ sát tướng Qassem : Phe diều hâu tạm ghi bàn


Chỉ có điều, chiến lược « tái điều chỉnh các lực lượng và trang thiết bị » đang có ở những vùng xung đột thứ yếu như vùng Vịnh Ả Rập - Ba Tư để tái phân bổ cho những vùng « mặt trận ưu tiên » lại là một hành động phỉ báng đối với phe « tư tưởng », vốn dĩ xem Iran là mục tiêu chính.
Theo quan điểm của phe diều hâu này, chế độ Teheran hiện nay hàm chứa một rủi ro lớn cả về mặt tinh thần lẫn chiến lược. Tinh thần là v́ thái độ thù hằn « đến thấu xương » của chế độ thần quyền đối với Israel, với đạo Do Thái và Hoa Kỳ.
Chiến lược là do ảnh hưởng mà Teheran tác động đối với các lực lượng dân quân tự vệ được trang bị đầy đủ các loại vũ khí hạng nặng trong toàn khu vực, rồi ư đồ trang bị vũ khí hạt nhân cũng như là tham vọng thống trị vùng Vịnh. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence từng có một phát biểu tại Vacxava hồi tháng 2/2019 rằng « Chế độ Iran hiện nay đang t́m cách tái lập đế chế Ba Tư cổ xưa thông qua chế độ thần quyền chuyên chế hiện đại ». Do vậy, chỉ có một lời đáp trả cứng rắn và khắt khe mới cho phép tránh được một thảm họa.
Thế nên, theo ông Michael Klare, khi tái lập chuỗi sự kiện dẫn đến việc ông Trump ra quyết định trừ khử tướng Soleimani, người ta quan sát thấy rằng phe hệ tư tưởng đă tạo một áp lực thái quá với tổng thống Mỹ. Một cách hiển nhiên, chính ông Mike Pompeo chứ không phải là Mark Esper là người được tổng thống Trump lắng nghe tại các cuộc thảo luận bí mật về đối sách với Iran.
Tốt nghiệp trường Vơ bị West Point và cựu sĩ quan bộ binh, tại Washington ông Pompeo nổi tiếng là người phản đối Iran dữ dội nhất và thái độ kiên tŕ của ông t́m cách ngăn cản mọi quyết định giảm quân số và trang thiết bị quân sự tại Cận Đông.
Do vậy, theo tác giả, dường như ông Trump, vốn cũng có tâm trạng chống Iran, đă rơi vào tầm ảnh hưởng của một phe luôn hiện diện trong thượng tầng bộ máy an ninh quốc gia. Điều đó đă mở đường cho ông thông qua vụ ám sát nhằm kích động một phản ứng hung hăng từ Teheran, trong mục đích mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.
Cho dù căng thẳng đă hạ bớt kể từ sau khi Iran đáp trả bằng một chuỗi oanh kích nhắm vào các địa điểm quân sự của Mỹ tại Irak, nhưng Iran có nguy cơ tiến hành những hành động trả đũa gián tiếp như để cho các lực lượng dân quân tự vệ tấn công các vị trí của Mỹ hay các đồng minh.

Hàng ngàn binh sĩ được gởi đến khẩn cấp tại vùng Vịnh để tăng viện cho bộ binh và hải quân trong suốt những tuần qua rất có thể sẽ phải ở lại thêm một thời gian, gạt trừ khả năng « tái triển khai » lực lượng sang vùng châu Á – Thái B́nh Dương.
Dù vậy, tác giả kết luận, dù sớm hay muộn, cán cân một lần nữa sẽ lại nghiêng về phía tập trung chiến lược vào châu Á. Giới lănh đạo ngoại giao Mỹ rất lo lắng trước sức mạnh đang lên của Trung Quốc nên phe này sẽ không để những xung khắc ở Trung Đông, mà theo họ không mấy ǵ quan trọng làm quên đi mục tiêu chính : Duy tŕ thế thượng phong của Mỹ trước các đối thủ địa chính trị là Nga và Trung Quốc.
RFI