Page 29 of 45 FirstFirst ... 1925262728293031323339 ... LastLast
Results 281 to 290 of 448

Thread: TIN TỨC HOA KỲ

  1. #281
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    Hải Quân Mỹ loan báo trường hợp tử vong đầu tiên do COVID-19 trên mẫu hạm Roosevelt
    Apr 13, 2020

    Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt hiện đang đậu tại quân cảng Guam ở Apra Harbor. (H́nh: Tony Azio/AFP/Getty Images)
    WASHINGTON, DC (AP) — Một nhân viên thủy thủ đoàn hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt, hiện đang bị cách ly ở Guam, đă thiệt mạng hôm Thứ Hai, 13 Tháng Tư, v́ các biến chứng sau khi lây nhiễm COVID-19, theo các giới chức Hải Quân Mỹ.

    Nạn nhân, hiện chưa được công bố danh tánh cùng các chi tiết khác, v́ c̣n chờ thông báo cho thân nhân, đă được xác nhận dương tính với COVID-19 hôm 30 Tháng Ba, sau đó được đưa ra khỏi chiến hạm và đưa vào nơi biệt lập trên đảo Guam cùng với bốn thủy thủ khác. Hôm 9 Tháng Tư, người này được t́m thấy nằm bất tỉnh ở nơi cách ly và được đưa vào pḥng điều trị tích cực (ICU) tại một bệnh viện địa phương.

    Chiếc Roosevelt đang trong một cuộc khủng hoảng liên quan đến COVID-19, khiến quyền Bộ Trưởng Hải Quân Thomas Modly giải nhiệm hạm trưởng, Đại Tá Brett E. Crozier, hôm 2 Tháng tư. Năm ngày sau đó, ông Modly bay đến Guam, lên mẫu hạm Roosevelt và có những lời phát biểu có tính cách miệt thị Đại Tá Crozier và cũng chê bai thủy thủ đoàn là tỏ thái độ ủng hộ ông Crozier.

    Ngày hôm sau đó, trước sự phản đối mạnh mẽ từ mọi phía, ông Modly từ chức.

    Tính đến hôm Chủ Nhật vừa qua, có 585 người trong thủy thủ đoàn chiếc Roosevelt đă thử nghiệm dương tính với COVID-19. Khoảng gần 4,000 thủy thủ khác được đưa lên bờ.

    Cuộc điều tra về việc lây nhiễm COVID-19 trên hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt cùng là những diễn tiến liên hệ vẫn c̣n đang tiến hành. Chiến hạm này đă neo đậu ở Guam kể từ ngày 27 Tháng Ba tới nay. (V.Giang)

  2. #282
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    Một công ty tại Irvine được phép khử trùng tái sử dụng khẩu trang N95
    Apr 12, 2020 cập nhật lần cuối Apr 12, 2020

    Trước t́nh trạng thiếu trang bị, một y tá biểu t́nh đưa bảng yêu cầu cung cấp vật dụng bảo vệ. (H́nh: AP Photo/Cedar Attanasio)
    WASHINGTON, DC (NV) – Công ty Advanced Sterilization Product, thành phố Irvine, California vừa được Cơ Quan Quản Trị Dược Phẩm (FDA) cho giấy phép khử trùng một ngày bốn triệu khẩu trang N95 nhằm mục đích tái sử dụng.

    Trong thông cáo đưa ra ngày Chủ Nhật, 12 Tháng Tư, viện dẫn nhu cầu khẩn thiết nhằm cung cấp dụng cụ bảo vệ cho các giới chức y tế, FDA chuẩn thuận khẩn cấp cho công ty trên được tiến hành khử trùng các khẩu trang y tế nhằm mục đích tái sử dụng.

    Công ty khử trùng khẩu trang có trụ sở tại thành phố Irvine, tiểu bang California này, có 10,000 máy khử trùng đặt tại 6,300 bệnh viện tại Hoa Kỳ.


    Mỗi máy có thể khử trùng tới 480 khẩu trang một ngày.

    Ông Stephen M. Hahn, giám đốc FDA, tuyên bố: “Các nhân viên y tế là những anh hùng trong đại dịch COVID-19 này và chúng ta cần phải làm hết sức để cung cấp mọi y cụ cần thiết cho họ, như khẩu trang N95.”

    Trên trang mạng thông tin của Cơ Quan Pḥng Chống Bệnh Dịch (CDC) cho biết, những khẩu trang xài một lần này không được cho phép khử trùng kiểu thông thường và tái xử dụng theo tiêu chuẩn điều trị.

    Tuy nhiên, quy định này sẽ được cân nhắc như giải pháp chiến lược trong t́nh trạng khẩn cấp nhất định. (MPL) (KN)

  3. #283
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    ‘Detroit’s Big 3’ có nhân viên thứ 21 tử vong v́ COVID-19
    Apr 13, 2020 cập nhật lần cuối Apr 13, 2020

    Những nhân viên làm việc trong ngành sản xuất xe hơi thường phải làm việc khi họ đứng rất gần nhau. (H́nh minh họa: Getty Images)
    DEARBORN, Michigan (NV) – Hăng sản xuất xe hơi Mỹ Ford xác nhận có nhân viên thứ 8 tử vong v́ COVID-19, nâng tổng số nhân viên tử vong làm việc tại 3 công ty sản xuất xe hơi lớn hàng đầu của Mỹ là “Detroit’s Big 3” bao gồm Ford, General Motors và Fiat Chrysler lên con số 21 người.

    Nhật báo Detroit Free Press vào ngày 12 Tháng Tư dẫn lời ông Brian Rothenberg, phát ngôn viên của Nghiệp đoàn công nhân xe hơi Mỹ United Auto Workers – UAW, nói rằng: “Chúng tôi đau buồn khi thông báo tin này và xin được chia sẻ nỗi buồn sâu sắc với gia đ́nh và người thân của nhân viên tử vong trong thời điểm khó khăn này.”

    Bà Kelli Felker, phát ngôn viên của hăng Ford, cho biết: “Chúng tôi đau buồn thông báo một nhân viên nữa của hăng Ford bị tử vong v́ nhiễm COVID-19. Đây là điều đáng báo động, nhắc nhở chúng ta rằng virus Corona vẫn c̣n ở khắp mọi nơi và chúng tac cần phải chú ư đến điều này. Chúng tôi xin được chia buồn cùng người thân, gia đ́nh, bạn bè và đồng nghiệp của nạn nhân.”

    Bà nói: “Không có ǵ quan trọng hơn sức khỏe của người dân, khách hàng, các nhân viên và cộng đồng của chúng ta trong thời gian này. Chúng tôi sẽ làm hết sức theo đúng yêu cầu và lời khuyên của các chuyên gia y tế để bảo vệ sức khỏe cho tất cả chúng ta.”

    Cả Ford, General Motors và Fiat Chrysler đều đang phải tạm thời đóng cửa nhà máy, tạm dừng việc sản xuất xe hơi để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.


    “Detroit’s Big 3” bao gồm Ford, General Motors và Fiat Chrysler có 21 nhân viên tử vong v́ COVID-19.
    Hiện vẫn chưa có các thông tin cho biết cụ thể nhân viên của Ford thiệt mạng v́ bị lây nhiễm virus Corona như thế nào và có bao nhiêu nhân viên khác có khả năng đă tiếp xúc với nạn nhân và bao nhiêu người có thể cần được thông báo về việc này để cách ly.

    Những nhân viên làm việc trong ngành sản xuất xe hơi thường phải làm việc khi họ đứng rất gần nhau, theo Detroit Free Press. (C.Thành)

  4. #284
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    Mike Pence vị Tướng như món quà Chúa ban cho TT Donald Trump và Dân mỹ ngay lúc này


  5. #285
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    V́ sao Mỹ bị lệ thuộc vào vật tư y tế của Trung Quốc?
    14/04/2020
    Ngọc Lễ


    Các bác sỹ và y tá ở Mỹ thiếu trầm trọng đồ bảo hộ y tế


    Hệ thống phân phối của Mỹ lúc đầu bị hỗn loạn với t́nh trạng tranh mua, tranh bán cộng với việc các hăng xưởng Mỹ không đủ thời gian chuẩn bị để chuyển sang sản xuất vật tư y tế khiến cho Mỹ lệ thuộc nhiều vào sự cung cấp của Trung Quốc giữa đại dịch corona, một kinh tế gia nói với VOA.

    Do sự hoành hành của dịch bệnh Covid-19 mà hiện Mỹ đang thiếu hụt trầm trọng các thiết bị y tế như máy thở, khẩu trang, nước sát khuẩn, trang phục bảo hộ, găng tay… Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia sản xuất nhiều nhất các mặt hàng này và đang được các nước tranh nhau để hỏi mua.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump đă phải viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc pḥng (tức DPA) để buộc các công ty Mỹ phải tuân thủ chỉ thị của chính quyền về việc sản xuất và phân phối các mặt hàng y tế thiết yếu.

    V́ sao thiếu hụt?

    Trao đổi với VOA, GS-TS Khương Hữu Lộc, người giảng dạy chương tŕnh Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại Keller Graduate School of Management, cho biết Mỹ trước giờ vẫn sản xuất các vật tư y tế kể trên ở trong nước, nhưng trong thời gian qua họ lại ‘bán ra nước ngoài nhiều’.

    “Từ tháng 11 năm ngoái cho đến tận tháng 2 năm nay, các công ty Mỹ tiếp tục xuất hàng PPE (tức trang thiết bị bảo hộ) cho Trung Quốc và các nước khác. Trong đó, Trung Quốc đă mua ồ ạt kể từ đầu năm,” ông giải thích v́ sao Mỹ đang bị thiếu hụt.

    Theo lời ông th́ sở dĩ có t́nh trạng đó là Mỹ ‘bị chậm trễ trong tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp’ v́ ‘không ngờ rằng dịch bệnh lây lan ở Mỹ nhiều như vậy’ trong khi lúc đầu mới chỉ có mấy chục ca.

    “Sự lan tràn của virus corona ngoài dự đoán của nước Mỹ khiến Mỹ bị chậm trễ hai tháng để tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia.”

    Sau khi Tổng thống Trump viện dẫn DPA th́ nhiều công ty sản xuất trong các lĩnh vực khác như các hăng xe hơi General Motors, Ford hay hăng chế tạo thiết bị gia đ́nh Philipps đă bắt đầu chuyển sang sản xuất PPE. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Lộc th́ các hăng này ‘không mặn mà lắm với việc này v́ họ thấy không có lợi cho họ’.

    Và măi cho tới gần đây, các hăng Mỹ vẫn c̣n được xuất cảng thiết bị y tế sang các quốc gia khác như EU, Canada v́ họ trả giá cao, ông Lộc cho biết.

    “Mỹ đă sản xuất những hàng hóa sử dụng lao động giá rẻ như khẩu trang N95 hay thuốc men mấy chục năm nay, nhưng họ đă chuyển sản xuất sang Trung Quốc rất nhiều. Đó là lư do Trung Quốc có thể kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh v́ hàng hóa đó có rất nhiều ở Trung Quốc mà Hoa Kỳ lại không có,” ông giải thích.

    Ông đơn cử như mặt hàng khẩu trang N95 của hăng 3M hiện vừa duy tŕ sản xuất ở Mỹ vừa có nhà máy ở Trung Quốc.

    Phân phối phức tạp

    Bên cạnh nguồn cung thiếu hụt, hệ thống phân phối thiếu tập trung của Mỹ cũng là một nguyên nhân xảy ra t́nh trạng hỗn loạn trên thị trường Mỹ, ông Lộc nói.

    Theo lời ông th́ cách nay 1, 2 tháng, Tổng thống Trump đă hướng dẫn các tiểu bang ra thị trường tự do muốn mua ǵ th́ mua.

    Tuy nhiên, sau đó nhiều thống đốc cho biết 50 tiểu bang tranh giành nhau trên eBay. Họ đấu giá đẩy giá hàng hóa lên rất cao, cộng với luật phạt những công ty lên giá là không rơ ràng nên gây ra t́nh trạng hỗn loạn.

    “Hàng hóa có thể có trong chuỗi cung ở Mỹ, nhưng khi các tiểu bang ra ngoài thị trường để mua, nếu họ đưa ra mức giá thấp hơn ngoại quốc th́ các công ty Mỹ vẫn tiếp tục bán cho ngoại quốc,” ông nói.

    C̣n nếu mua ở nước ngoài, nhất là ở Trung Quốc, th́ việc tranh mua đă khiến phía Trung Quốc ‘tăng giá để trục lợi’, ông cho biết.

    Vả lại, khi mua hàng ở nước ngoài, các tiểu bang không có khả năng mua bằng liên bang vốn có nhu cầu mua với số lượng lớn và sẵn sàng trả giá cao hơn tiểu bang, ông Lộc nói thêm.

    Để giải quyết t́nh trạng này, gần đây chính phủ Mỹ mới giao cho Cơ quan Quản lư T́nh trạng thảm họa Quốc gia (FEMA) đứng ra làm đầu mối thu gom và phân phối hàng, đồng thời cũng viện dẫn DPA để buộc các công ty của Mỹ không được bán hàng cho nước ngoài mà phải bán cho FEMA trước tiên, cũng theo nhà phân tích này.

    Do đó, sau khi FEMA can thiệp th́ nhiều đơn đặt hàng của nước ngoài cũng như của các tiểu bang và tư nhân đều bị treo lại hết, ông Lộc nói, và các tiểu bang buộc phải liên lạc FEMA để được phân phối.

    “Hiện tại FEMA nhúng tay vào rất mạnh làm thế giới rất bực bội v́ họ không hiểu rơ là Mỹ đang giành hàng qua con đường mua chính thức hay là trả giá gấp đôi, gấp ba để mua hàng họ đă đặt hay không,” ông Lộc nói và nhắc đến các vụ lùm xùm gần đây mà một số nước cáo buộc Mỹ giữ lại hàng của họ đă mua.

    Không chỉ đối với các công ty sản xuất trong nước mà cả công ty Mỹ ở nước ngoài như 3M th́ FEMA cũng có quyền được ưu tiên mua, Giáo sư Lộc cho biết thêm.

    Ông Lộc thừa nhận việc này là ‘chính phủ liên bang xen vào hoạt động của thị trường tự do, quyết định chuỗi cung, nhu cầu và giá cả’. “Các công ty sản xuất sẽ được trả giá vừa phải chứ không thể lợi dụng thời cơ để đẩy giá lên cao,” ông nói.

    Hàng vật tư y tế sau khi FEMA thu gom sẽ để 10% vào kho dự trữ quốc gia vốn không dùng mà để dành cho trường hợp khẩn cấp sau này (kể cả máy thở); 40% dành để phân phối cho các tiểu bang chống dịch, c̣n 50% c̣n lại giao cho 7 công ty phân phối trên thị trường, trong đó có bệnh viện tư, nhà thuốc hay thậm chí bán ra nước ngoài theo giá thị trường, Tiến sĩ Lộc cho biết.

    Việc FEMA phân phối sẽ đảm bảo công bằng cho các tiểu bang, ông giải thích, để tránh t́nh trạng những tiểu bang giàu có thu gom hết trong khi những tiểu bang ít tiền hơn mà bị dịch nhiều sẽ không mua được.

    Ông so sánh hệ thống phân phối này với cách phân phối tập trung của Trung Quốc: “Trung Quốc họ độc tài nhưng hệ thống phân phối hữu hiệu v́ tất cả tập trung vào trung ương trong khi ở Mỹ có sự rối loạn giữa liên bang, tiểu bang rồi tư nhân.”

    Thay đổi cục diện chiến tranh thương mại?

    Với t́nh h́nh như hiện nay, chuyên gia này chỉ ra rằng các quốc gia phương Tây ‘đang lệ thuộc vào Trung Quốc ngày càng nhiều’ và lưu ư điều nghịch lư là mặc dù là nơi xuất phát của virus corona nhưng Trung Quốc giờ đang hành xử như ‘vị cứu tinh’.

    “Bây giờ thế giới đang cầu cạnh Trung Quốc. Thành ra họ trở thành ân nhân, người tốt mà Mỹ lại mang tiếng xấu. Mỹ cần cẩn trọng và cần có sự đối xử công bằng với các đồng minh,” Giáo sư Lộc khuyến cáo.

    Nh́n về tổng thể cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, vốn mới đạt được thỏa thuận giai đoạn 1, ông Lộc nói rằng việc Mỹ lệ thuộc vào vật tư y tế Trung Quốc ‘ảnh hưởng đến khả năng thương lượng và địa vị chính trị của Trung Quốc đối với Mỹ’.

    Theo ông, Bắc Kinh giờ ‘có khả năng thay đổi hoàn toàn cuộc chiến’. Tổng thống Trump biết rằng trong giai đoạn này, nếu Trung Quốc không bán đồ cho Mỹ th́ số người Mỹ chết sẽ gia tăng và điều này có thể làm ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào cuối năm nay, ông Lộc phân tích.

    “Mỹ bây giờ phải cầu cạnh Trung Quốc v́ hàng hóa Trung Quốc có thể bán cho các nước khác rất cần mua, chứ không cần bán cho Mỹ.”

    Do đó, Tiến sĩ Lộc dự đoán trong khoảng thời gian từ 6 đến 18 tháng tới, Mỹ sẽ ‘ở thế bất lợi để đàm phán với Trung Quốc’. Ngoài ra, có nhiều hàng hóa của các công ty Mỹ sản xuất ở Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại, giờ ông Trump phải dỡ bỏ thuế quan để cho nhập những mặt hàng đó.

    “Vấn đề là không thể để tất cả hàng hóa này tập trung hết ở một chỗ nh[ng không nhất thiết phải chuyển về Mỹ mà có thể chuyển sang Ấn Độ hay Việt Nam”, ông nói.

    C̣n nếu dời tất cả những hăng xưởng sản xuất thiết bị y tế từ Trung Quốc về Mỹ th́ chính phủ Mỹ phải nên xem mặt hàng này là hàng ưu tiên quốc gia cần được trợ cấp của chính phủ trong ṿng 5-7 năm, vẫn theo phân tích của chuyên gia này, v́ giá lao động ở Mỹ quá cao nên sản xuất những mặt hàng như khẩu trang hay trang phục bảo hộ ở Mỹ sẽ không có lời như ở Trung Quốc. Theo đó, ông Lộc đề xuất Mỹ giảm thuế hay trợ giá, chẳng hạn như 5 đô th́ chính phủ trợ giá 1 đô la cho mỗi chiếc khẩu trang.

    “Con virus này sẽ xảy ra nữa. Khẩu trang sẽ rất cần, cho nên cần được coi là hàng thiết yếu để được trợ giá th́ mới duy tŕ sản xuất lâu dài được ở Mỹ,” ông lập luận.

    Để hàng y tế chuyển về Mỹ sản xuất cạnh tranh được với hàng giá rẻ của Trung Quốc, Tiến sĩ Lộc nói khi đó Mỹ ‘có thể dùng thuế quan để đánh vào hàng Trung Quốc’.

    Riêng về thị trường cho mặt hàng này ở Mỹ, ông thừa nhận đây là ‘bài toán khó giải quyết’ nhưng đề xuất ‘chính phủ liên bang đứng ra mua để bỏ vào kho dự trữ quốc gia v́ với dân số trên 300 triệu th́ Mỹ cần rất nhiều’.

    Theo phân tích của chuyên gia này, hiện nay dù các hăng xưởng Mỹ đă chuyển sang sản xuất thiết bị y tế nhưng họ ‘cần vài tuần cho đến cả tháng để chỉnh sửa máy móc cho phù hợp’ và phải đến tháng 9 th́ họ mới sản xuất ra đủ cho nhu cầu trong nước Mỹ.

    “Đợi từ đây đến đó th́ số người chết ở Mỹ sẽ rất nhiều. Trung Quốc họ có sẵn hàng, bán ra rất nhiều và sản xuất ngày càng nhiều. Họ đang nắm đằng cán.”

    “Nếu Mỹ chuẩn bị sớm, có thời gian để phản ứng, bắt đầu đi vào t́nh trạng khẩn trương sớm th́ có thể không xảy ra t́nh trạng như vậy,” ông nói thêm.

  6. #286
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    Ư kiến chuyên gia: Hoa Kỳ cần phải thức tỉnh trước các mối đe dọa của chính quyền Trung Quốc
    B́nh luậnMộc Miên • 09:20, 14/04/20• 89 lượt xem


    Ông Gordon G. Chang, tác giả cuốn "The Coming Collapse of China" (Sự sụp đổ của Trung Quốc), tại New York ngày 30/9/2015. (Benjamin Chasteen / Epoch Times)

    Hoa Kỳ nên nhận định lại mối quan hệ với Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ)- chính quyền đă gieo rắc mầm bệnh chết người khiến dịch bệnh lan rộng trên toàn cầu, nền kinh tế các nước bị đ́nh trệ, Gordon Chang (chuyên gia về Trung Quốc) cho biết.

    Việc che giấu t́nh h́nh dịch bệnh là một phần trong chiến lược trở thành bá chủ thế giới của chính quyền Trung Quốc, và cho thấy rằng “cách thức hành động” này của Bắc Kinh đă trở thành mối đe dọa đối với thế giới tự do, Chang nói với tờ The Epoch Times.

    “Đây là lúc tôi nghĩ rằng đă đến lúc người Mỹ bắt đầu nhận ra được dă tâm của Trung Quốc trước những lời thách đố của họ đối với Hoa Kỳ và bản chất thật sự của ‘cuộc công kích’ này”, ông nói.

    Vào giữa tháng 12/2019, Trung Quốc đă xuất hiện nhiều bằng chứng chứng minh rằng virus có thể lây lan từ người sang người. Các bác sĩ ở Vũ Hán đă cảnh báo đến người dân sau khi thấy rằng có sự gia tăng đột ngột một lượng lớn bệnh nhân mang virus lạ trong phổi. Bác sĩ Ngải Phân và Lư Văn Lượng là những người đầu tiên đă cảnh báo đến các đồng nghiệp của ḿnh về một bệnh viêm phổi mới đang lây lan giữa các bệnh nhân.

    ĐCSTQ đă “bịt miệng” những bác sĩ đó và tuyên bố rằng virus Corona Vũ Hán có thể “khống chế” và “kiểm soát” được. Vào ngày 14/1, Tổ chức Y tế Thế giới, dẫn theo lời các quan chức Trung Quốc mà tuyên bố rằng: “không có bằng chứng rơ ràng về việc lây truyền từ người sang người”. Sáu ngày sau đó, Hoa Kỳ đă phát hiện bệnh nhân số 0, và cùng ngày hôm đó, một bác sĩ chuyên khoa phổi nổi tiếng của Trung Quốc cũng đă thừa nhận rằng virus này có thể lây lan ở người.

    Ba ngày sau, chính quyền Trung Quốc đă phong tỏa toàn bộ thành phố Vũ Hán, nhưng trước đó có khoảng 5 triệu người dân rời khỏi Vũ Hán để đi du lịch mọi miền đất nước và thậm chí là đến các quốc gia khác để đón Tết Nguyên đán, điều này đă vô t́nh giúp lan truyền virus chết người ra cộng đồng thế giới. Một nghiên cứu vào tháng 3/2020, ước tính rằng 86% tất cả các ca nhiễm virus ở Vũ Hán trước khi phong tỏa thành phố đă không được ghi nhận.

    Vào tháng 2/2020, chính quyền Trung Quốc cũng lên tiếng chỉ trích các quốc gia cấm nhập cảnh đối với người dân Trung Quốc.

    Ông Chang cho biết “Trung Quốc đă biết rơ virus này sẽ lây lan. Nhưng họ đă cố t́nh im lặng để các quốc gia khác không có bất cứ động thái pḥng ngừa nào. Đây thực sự là một tội ác. Bạn có thể cho rằng đây là một sự bất cẩn, cũng có thể nói rằng việc này là có chủ ư phía sau đó. Chính quyền Trung Quốc có thể cảnh báo với thế giới về mức độ nguy hiểm của virus Corona Vũ Hán, nhưng họ đă không làm vậy. Chính quyền Trung Quốc muốn tự xử lư và không cho thế giới biết”.


    Một sĩ quan cảnh sát bán quân sự đứng canh gác tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 11 tháng 3 năm 2018. (Greg Baker / AFP qua Getty Images)
    Ư đồ thay đổi cục diện toàn cầu của chính quyền Trung Quốc
    Khi ư đồ khống chế virus trong im lặng bị phá hỏng, dẫn đến dịch bệnh bùng phát và ngày một trầm trọng hơn trên toàn cầu. Chính quyền Trung Quốc đă t́m thấy một cơ hội đảo ngược thế cờ...

    Trên Twitter, nhiều người trong hơn 100 nhà ngoại giao Trung Quốc đă tạo tài khoản trong vài tháng gần đây nhằm để quảng bá rằng: Trung Quốc là vị cứu tinh của thế giới, và tuyên bố virus Corona Vũ Hán có nguồn gốc từ các quốc gia khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ.

    Trong một bài chia sẻ nổi tiếng hiện nay trên twitter, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă tuyên bố rằng Quân đội Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm v́ đă đưa virus đến Vũ Hán.

    Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sau đó đă triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ và tổ chức một cuộc điện đàm với nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc qua twitter.

    “Chúng tôi chưa từng nhận được lời xin lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc gửi đến Hoa Kỳ v́ ḍng twitter giả dối đầy kích động, nguy hiểm đó,” ông Chang nói. “Đến khi nhận được lời xin lỗi, chúng tôi cũng biết chắc chắn rằng không có sự thay đổi cơ bản nào trong quan điểm của Bộ ngoại giao nước này, và thậm chí là của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

    Trong nỗ lực để trở thành một nhà lănh đạo toàn cầu về việc chống lại dịch bệnh bùng phát, chính quyền Trung Quốc đă gửi các chuyên gia y tế và viện trợ thiết bị y tế cho các quốc gia bị nhiễm virus.

    Một bài báo ngày 26/3 trên nhật báo Tân Hoa Xă đă ví von việc viện trợ cho các nước khác như “đang sưởi ấm” cho “những trái tim băng giá trong mùa đông", “Việc viện trợ của Trung Quốc đă khiến thế giới chú ư tới”.

    Một bài b́nh luận khác của Tân Hoa Xă đăng ngày 7/4 cũng cho rằng chính quyền Trung Quốc đă công khai, minh bạch và rất có trách nhiệm trong mọi nỗ lực của ḿnh.

    Trong những tuyên bố của ḿnh, Chang nói: như chúng ta từng biết chính quyền Trung Quốc “không chỉ cố gắng viết lại lịch sử, mà họ c̣n muốn viết lại cả sự thật ở hiện tại”.

    Tuy nhiên, không phải tất cả những nỗ lực của chính quyền Trung Quốc đều thành công. Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan đă thu hồi thiết bị của Trung Quốc sau khi phát hiện chúng bị lỗi hoặc không đạt tiêu chuẩn.

    Tham vọng của Trung Quốc
    Chính quyền Hoa Kỳ gần đây đă tăng cường kiểm tra các dự án do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn. Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh, là kế hoạch đầy tham vọng của ĐCSTQ để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng trên khắp châu Âu, châu Phi và Đông Nam Á, đă bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ trích v́ cố t́nh đưa các nước đang phát triển vào “bẫy nợ”.

    Các chuyên gia và quan chức các nước này cũng đă thiết lập hệ thống mạng internet 5G với các công ty “thân” ĐCSTQ, đây được xem như là một rủi ro an ninh quốc gia.

    Các sáng kiến của chính quyền Trung Quốc có xu hướng tự phục vụ cho chính họ và “buộc các quốc gia phụ thuộc vào chính quyền này” theo ông Chang cho biết.

    Đối với các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ, lúc này nên là thời điểm để nhận ra những mối đe dọa lâu dài như vậy từ chính quyền Trung Quốc và cắt đứt quan hệ kinh tế với họ, ông Chang cho biết.

    Chang nói: “Tôi nghĩ là chúng ta sẽ nhận ra rằng không thể có mối quan hệ ḥa b́nh trên cơ sở lâu dài với Trung Quốc. Hoặc chỉ có Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa, hoặc chỉ có Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, mà sẽ không phải là cả hai".

    Mộc Miên

    Theo The Epoch Times

  7. #287
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    TIN VỊT VỀ CHUYỆN TT TRUMP TÍNH ĐUỔI BÁC SĨ FAUCI!


  8. #288
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    Covid-19 : Sắp đạt đỉnh dịch, các bang ở Mỹ đă tính chuyện « mở lại » hoạt động



    Chống Covid-19 : Tàu bệnh viện USNS Comfort ngoài khơi Manhattan để giải tỏa áp lực cho thành phố New York.

    Vào lúc nước Mỹ sắp đạt đỉnh dịch virus corona, theo AFP, hôm 13/04/2020, chính quyền nhiều bang đă bàn tính đến việc tổ chức giải tỏa dần các hoạt động kinh tế. Tổng thống Donald Trump vẫn nôn nóng muốn nền kinh tế khởi động trở lại một cách nhanh chóng.



    Hoa Kỳ vẫn là ổ dịch virus corona lớn nhất thế giới cả về số người nhiễm cũng như số người chết v́ Covid-19. Nhưng khi vừa xuất hiện một số dấu hiệu ổn định, hôm qua, 9 bang của Mỹ thông báo bắt đầu các công việc chuẩn bị « mở lại » hoạt động kinh tế, gỡ bỏ các biện pháp phong tỏa.

    Thống đốc New York, ông Andrew Cuomo cho biết, các bang New York, New Jersey và Connecticut sẽ phối hợp các bước tiến hành cùng với các bang Delawere, Pennsylvania và Rhode Island.

    Ở bờ tây Hoa Kỳ, thống đốc các bang California, Oregon, Washington cũng thông báo đă thỏa thuận được với nhau về cách thức cùng khởi động lại hoạt động kinh tế. Tuy nhiên các bang chưa đưa ra cụ thể lịch tŕnh và vẫn khẳng định sức khỏe người dân là trên hết.

    Thế nhưng trước đó ít giờ, tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng quyền quyết định « mở lại » nền kinh tế là thuộc về ông. Ông Trump cũng xác nhận có căng thẳng với các thống đốc bang về vấn đề này. Tuy nhiên Hiến pháp Mỹ quy định, các bang có toàn quyền điều tiết các hoạt động của địa phương ḿnh, sự can thiệp của tổng thống rất hạn chế.

    Cho đến giờ, dù chính quyền liên bang đă công bố các chỉ thị nhằm hạn chế virus corona lây lan, như giăn cách xă hội, đeo khẩu trang …Nhà Trắng chưa hề có chỉ đạo nào ở quy mô toàn quốc liên quan đến việc đóng cửa các cơ sở trường học, dịch vụ công cộng hay công ty. Tất cả các quyết định như vậy đều do chính quyền các bang tự quyết, tự chịu trách nhiệm.

    Tổng thống Trump luôn sốt ruột muốn cho mở lại các hoạt động kinh tế ngay từ đầu tháng 5 khi mà chỉ trong ṿng 3 tuần phong tỏa, nước Mỹ đă có 15 triệu người mất việc làm.

    Về t́nh h́nh dịch. Số ca nhiễm virus tại Mỹ, sau khi đạt con số nửa triệu người bắt đầu ổn định dần trên quy mô cả nước. Hôm qua, trong ṿng 24 giờ, toàn nước Mỹ có thêm 1.509 ca tử vong, tương tự như với nhịp độ tăng một ngày trước đó theo thống kê của Đại học Y Johns Hopkins. Như vậy từ đầu dịch, Mỹ đă có 23.529 người chết v́ Covid-19, mức cao nhất thế giới.

    Giám đốc Trung tâm Pḥng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC), Robert Redfiels, hôm qua phát biểu trên kênh truyền h́nh NBC rằng Hoa Kỳ đang « tiếp cận đỉnh dịch ». Ông cũng cảnh báo việc mở cửa trở lại các hoạt động sẽ là « một tiến tŕnh dần dần, từng giai đoạn, tùy theo các dự liệu ».

  9. #289
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    10 tiểu bang Mỹ lên kế hoạch phối hợp để mở cửa kinh tế
    15/04/2020



    Reuters
    Dịch COVID-19 tại Hoa Kỳ. Quảng trường Times ở New York, thường ngày tấp nập, vắng bóng người hôm 23/3/2020, (Photo by Angela Weiss / AFP)


    Mười tiểu bang của Hoa Kỳ đang phối hợp các kế hoạch độc lập với Ṭa Bạch ốc để mở lại các doanh nghiệp bị đóng cửa v́ dịch Covid-19.

    Hôm thứ Hai, 3 tiểu bang ở Bờ Tây Hoa Kỳ do Thống đốc California Gavin Newsom lănh đạo, và 7 bang ở Bờ Đông do Thống đốc New York Andrew Cuomo dẫn đầu, cho biết các bang này sẽ thúc đẩy các kế hoạch có phối hợp để mở cửa kinh tế tại địa phương của họ.

    Ngoại trừ Massachusetts, tất cả 9 bang c̣n lại đều nằm dưới quyền lănh đạo của các thống đốc thuộc đảng Dân chủ.

    10 tiểu bang này tổng cộng tạo ra 38,3% GDP - tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ trong quư 4 năm 2019, nêu bật mức độ nền kinh tế Mỹ phụ thuộc vào các tiểu bang đông dân nhất.

    Chỉ nội hai bang là California, bang lớn nhất, và New York, bang lớn thứ ba, đă chiếm khoảng 23% tổng sản phẩm quốc nội của Hoa Kỳ, theo số liệu của Cục Phân tích Kinh tế Mỹ (BEA).

    Thông báo về kế hoạch của 10 bang được đưa ra sau khi Tổng thống Donald Trump, người của Đảng Cộng ḥa, tuyên bố bất kỳ quyết định nào về việc mở lại nền kinh tế cũng sẽ là quyết định của ông. Ṭa Bạch Ốc cho biết là đang chuẩn bị các kế hoạch riêng và dự kiến sẽ sớm công bố các kế hoạch đó.

    Trước đây TT Trump cũng từng đề nghị rằng ông muốn để các thống đốc tự ra quyết định này.

    Ngoài ra, hai bang có đóng góp lớn nhất cho GDP là Texas và Florida, chiếm 14% tổng sản phẩm quốc nội. Cả hai bang đều nằm dưới quyền các thống đốc thuộc đảng Cộng ḥa.

    Thống đốc Newsom hôm qua cho biết California sẽ công bố chi tiết kế hoạch của họ với bang Oregon và Washington trong ngày hôm nay, thứ Ba 14/4.

    Ở Đông Bắc Hoa Kỳ, các bang New York, New Jersey, Connecticut, Delaware, Pennsylvania, Rhode Island và Massachusetts sẽ phối hợp để từng bước mở lại nền kinh tế của họ. Thống đốc New York Cuomo nói cuối cùng mỗi bang sẽ đưa ra quyết định riêng dựa trên các điều kiện cụ thể của ḿnh.

  10. #290
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    TT Trump không có ‘toàn quyền’ mở lại hoạt động kinh tế Mỹ
    Apr 14, 2020 cập nhật lần cuối Apr 14, 2020

    Tổng Thống Donald Trump tại cuộc họp báo ở Ṭa Bạch Ốc. (H́nh: Alex Wong/Getty Images)
    WASHINGTON, DC (NV) — Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Hai, 13 Tháng Tư, nói rằng ông có thẩm quyền tối thượng để quyết định khi nào mở cửa lại nền kinh tế Mỹ, vốn đang bị đóng phần lớn để ngăn chặn t́nh trạng lây lan của COVID-19.

    Ông Trump cũng đả kích giới truyền thông, nói rằng họ đă “sai lầm” khi loan tin các thống đốc Mỹ mới là những người sẽ có quyết định sau cùng về khi nào tái lập các hoạt động kinh tế b́nh thường, theo bản tin của hăng thông tấn Reuters hôm Thứ Ba, 14 Tháng Tư.

    Tuy nhiên, các chuyên gia về luật pháp nói rằng các tổng thống Mỹ có thẩm quyền rất giới hạn liên quan tới việc ra lệnh cho dân chúng phải đi làm trở lại, hoặc các thành phố phải mở lại văn pḥng chính phủ liên bang, hệ thống chuyên chở công cộng hay ra lệnh các doanh nghiệp địa phương làm việc trở lại.

    Mỹ là một nước cộng ḥa liên bang, trong đó quyền hành được chia sẻ giữa chính quyền liên bang và tiểu bang.

    Theo Tu Chính Án Thứ Mười của Hiến Pháp Mỹ, các chính quyền tiểu bang có quyền kiểm soát và điều hành các vấn đề liên quan đến bảo vệ an toàn dân chúng. Trong những năm đầu khi nước Mỹ mới được thành lập, các tiểu bang và chính quyền địa phương mới có quyền chỉ huy các biện pháp đưa ra để đối phó với dịch sốt vàng da, chứ không là chính quyền liên bang.

    Ông Steve Bunnell, từng là luật sư cao cấp nhất tại Bộ Nội An, hiện làm việc trong tổ hợp O’Melveny & Myers, nói rằng thể theo nền tảng hiến pháp này, các biện pháp đối phó với tai ương cũng như việc trợ giúp dân chúng thường là do chính quyền tiểu bang tiến hành, với sự hỗ trợ của chính quyền liên bang.

    Một cựu giới chức DHS khác, ông John Cohen, hiện là giáo sư dạy đại học Georgetown, nói rằng việc để cho giới chức chính quyền tiểu bang có hành động đối phó cần thiết là điều hợp lư về mặt chính sách.

    ‘Thường th́ các giới chức tiểu bang và chính quyền tại địa phương biết rơ nhất về các vấn đề ảnh hưởng tới người dân trong tiểu bang họ,” ông Cohen nói.

    Như vậy, có thể nào một tổng thống Mỹ hủy bỏ lệnh “đóng cửa ở trong nhà” do tiểu bang đưa ra hay không?

    Theo giáo sư Robert Chesney, dạy về luật an ninh quốc gia ở University of Texas th́ câu trả lời là “không.”

    Theo giáo sư Chesney, chính phủ của Tổng Thống Trump có thể đưa ra các hướng dẫn trên b́nh diện quốc gia, nhưng nếu tổng thống có biện pháp hủy bỏ lệnh của một thống đốc th́ đó sẽ là điều vi hiến.

    Ngay cả các thị trưởng hay giám đốc quận hạt ở Mỹ cũng đều có những quyền hạn như thống đốc trong địa phương của họ, cũng theo giáo sư Chesney.

    “Đây là nguyên tắc căn bản về cách hoạt động của nước cộng ḥa liên bang: tổng thống có quyền kêu gọi bất cứ điều ǵ theo ư ông muốn, nhưng ông không thể trực tiếp chỉ huy các chính quyền tiểu bang, buộc họ phải thay đổi các chính sách riêng của họ,” theo giáo sư Chesney.

    Giáo sư Chesney nói rằng các hướng dẫn về giữ khoảng cách khi tiếp xúc mà Tổng Thống Trump từng loan báo để giảm mức lây lan của COVID-19, cũng chỉ là các “hướng dẫn”, cũng giống như những ǵ ông có thể sẽ đưa ra để giảm bớt sự quyết liệt trong nỗ lực chống dịch thời gian tới đây.

    “Đó là các hướng dẫn. Tổng thống có thể thay đổi lời khuyên. Ông có toàn quyền để khuyên bảo dân chúng. Đây là một phần quan trọng của vai tṛ tổng thống: đó là ông ở vị thế để làm nhiệm vụ này, v́ dân chúng nh́n về ông để có các lời khuyên đó,” theo giáo sư Chesney. (V.Giang) (Đ.D.)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •