Page 32 of 45 FirstFirst ... 2228293031323334353642 ... LastLast
Results 311 to 320 of 448

Thread: TIN TỨC HOA KỲ

  1. #311
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    Thị trưởng NY: Thiếu xét nghiệm COVID-19 có thể làm chậm việc mở cửa lại thành phố
    20/04/2020
    Reuters



    Thị trưởng New York Bill de Blasio tại Trung tâm Đào đạo Trong nhà USTA nơi được dùng làm bệnh viện tạm thời với 350 giường bệnh để chữa trị cho những người nhiễm virus corona.


    Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio hôm 20/4 cho biết rằng có thể mất vài tuần nếu không nói là vài tháng trước khi thành phố đông dân nhất của Mỹ có thể mở cửa trở lại, với lư do thiếu khả năng xét nghiệm rộng răi, trong khi nhiều nơi khác đang bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế đối với cuộc sống hàng ngày.

    De Blasio, người đứng đầu thành phố hiện đang là tâm điểm của cuộc khủng hoảng virus corona ở Mỹ, cho biết New York cần phải tiến hành hàng trăm ngàn xét nghiệm mỗi ngày để việc nhập viện giảm hơn nữa trước khi mở cửa lại nền kinh tế.

    “Chúng tôi có thể tới được đó nhưng chúng tôi không thể làm điều đó mà không tiến hành xét nghiệm rộng răi và cho đến nay chính phủ liên bang vẫn không thể xử lư được việc này,” ông de Blasio nói trên chương tŕnh “Morning Joe” của đài truyền h́nh MSNBC, và cho biết thêm rằng việc chấm dứt giăn cách xă hội quá sớm có thể làm virus bùng phát trở lại.

    “Chính phủ liên bang đặc biệt cần phải lưu ư rằng việc này chưa kết thúc và nếu bạn làm như nó đă qua rồi th́ nó sẽ quay trở lại và làm cho mọi điều trở nên tồi tệ hơn mà thôi,” ông de Blasio nói.

    Cảnh báo của thị trưởng New York về việc xét nghiệm trùng với ư kiến của một số thống đốc các tiểu bang hồi cuối tuần qua về việc Tổng thống Donald Trump cho rằng họ đă có đủ các xét nghiệm về COVID-19, căn bệnh hô hấp do chủng virus mới corona gây ra.

    Theo thống kê của Reuters, Mỹ hiện đứng đầu thế giới về số ca nhiễm virus corona được xác định, với hơn 750.000 ca dương tính và hơn 40.500 ca tử vong, gần một nửa trong số đó từ tiểu bang New York.

  2. #312
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    Bộ Tài Chánh đă gửi ra ngân phiếu cứu trợ cho dân Mỹ
    Apr 20, 2020

    Máy in ngân phiếu an sinh xă hội. (H́nh: William Thomas Cain/Getty Images)
    WASHINGTON, DC (NV) – Bộ Tài Chánh xác nhận ngân phiếu cứu trợ dịch COVID-19, từ ngân khoản cứu nguy nền kinh tế trị giá $2.2 ngàn tỉ, đă được gởi ra và đang trên đường tới tay người thụ hưởng.

    Qua một email gởi ra Thứ Hai, 20 Tháng Tư, giới chức Bộ Tài Chánh đính chính lại câu trả lời “các ngân phiếu này sẽ gửi ra tuần sau” của Bộ Trưởng Steve Mnuchin tại Ṭa Bạch Ốc, Chủ Nhật hôm trước.

    ABC News cho biết trong điện thư gửi ra từ phát ngôn viên của Bộ Tài Chánh tuyên bố: “Không có bất kỳ sự tŕ hoăn nào trong việc gửi ra tiền cứu trợ. Hàng triệu ngân phiếu đă được gửi ra và sẽ nằm trong các thùng thư trong vài ngày nữa. Không chừng một số các ngân phiếu đă đến nơi.”


    Tuy nhiên, Bộ Tài Chánh vẫn khuyến khích người dân Mỹ nên ghi danh để nhận tiền trực tiếp vào tài khoản ngân hàng nhanh chóng hơn.

    Những ai muốn ghi danh nhận tiền trực tiếp vào tài khoản, xin vào đường dẫn (link) sau: Get My Payment .

    Chủ Nhật vừa qua, Bộ Trưởng Tài Chánh Mnuchin cho biết nếu ai muốn nhận chi phiếu tiền cứu trợ phải đợi thêm một thời gian nữa, v́ bộ chưa in những chi phiếu này.

    Trả lời kư giả Jake Tapper trên đài truyền h́nh CNN, ông Mnuchin tỏ ư, Bộ Tài Chánh muốn kéo dài thời gian gửi ra chi phiếu v́ hy vọng sẽ có nhiều người hơn ghi danh nhận tiền trực tiếp.

    Bộ Tài Chánh xác nhận đă chuyển khoản cho 80 triệu người Mỹ số tiền cứu trợ dịch COVID-19. (MPL)

  3. #313
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    Giá dầu thô Mỹ xuống mức âm do nhu cầu quá thấp; thị trường chứng khoán giảm mạnh
    Apr 20, 2020

    Giá dầu thô khai thác nội địa Mỹ hiện đang giảm mạnh. (H́nh minh họa: AP Photo/Eric Gay, File)
    NEW YORK, New York (AP) — Giá dầu thô của Mỹ giảm xuống mức âm hôm Thứ Hai, 20 Tháng Tư, v́ nhu cầu thị trường hiện quá thấp do đang trong t́nh trạng đại dịch toàn cầu, và các nhà buôn bán dầu thô không muốn mua trữ để rồi không bán được cho ai.

    Giá dầu thô chuẩn mực ở Mỹ West Texas Intermediate (WTI), thường được thấy khai thác ở Texas, North Dakota và Louisiana, giảm xuống âm $37.3 một thùng vào lúc 3 giờ chiều, giờ miền Đông nước Mỹ, một điều chưa từng thấy từ trước tới nay. Giá âm có nghĩa là các công ty khai thác dầu hỏa nay sẽ phải trả tiền cho người mua để họ lấy bớt dầu ra khỏi các bồn chứa của các công ty này, theo bản tin của CNBC.

    Thị trường chứng khoán cũng giảm mạnh. Vào cuối phiên giao dịch hôm Thứ Hai, chỉ số S&P mất hơn 50 điểm (1.79%), xuống c̣n 2,823.16 điểm; chỉ số Dow Jones giảm 592.05 điểm (2.44%), xuống c̣n 23,650.44 điểm; và NASDAQ giảm 89.41 điểm (1.03%), xuống c̣n 8,560.73 điểm.

    Phần lớn việc sút giảm giá dầu để rơi vào mức âm là v́ lư do kỹ thuật theo các chuyên gia thị trường dầu hỏa. Theo giải thích của họ, giao kèo giao dầu cho Tháng Năm sắp đến hạn nên không có nhiều mua bán, và nếu có cũng nhiều giao động mạnh.

    Tuy nhiên, giá cho dầu thô giao trong các tháng sau đó cũng thấy giảm, do t́nh trạng nhu cầu năng lượng đang giảm mạnh khắp nơi, trong khi các kho chứa đă gần đầy.

    Theo nhận định của phân tích gia Chris Midgley, ở công ty S&P Global Platts, th́ các bồn chứa dầu có thể đầy ắp chỉ trong ṿng 3 tuần nữa.

    Giá dầu thô WTI cho các giao kèo đặt hàng cho Tháng Năm 2020 có vẻ “b́nh thường” hơn, ở mức $21.32 một thùng, nghĩa là chỉ giảm 14.8%

    Giá dầu thô Brent, được coi là loại dầu thô chuẩn mực quốc tế, giảm $1.78, xuống c̣n $26.30 một thùng. (V.Giang)

  4. #314
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    Huntington Beach có số ca nhiễm COVID-19 mới nhiều nhất, 2 ngày sau biểu t́nh phản đối ‘cách ly’
    Apr 19, 2020 cập nhật lần cuối Apr 19, 2020

    Người biểu t́nh đ̣i dỡ lệnh cách ly tại thành phố Huntington Beach ngày Thứ Sáu 17 Tháng Tư. (H́nh: AP Photo/Mark J. Terrill)
    SANTA ANA, California (NV) – Hai ngày sau cuộc biểu t́nh phản đối lệnh cách ly, thành phố Huntington Beach có số ca nhiễm bệnh cao nhất trong số 79 ca nhiễm bệnh mới tại Orange County.

    Theo thông báo ngày Chủ Nhật, 19 Tháng Tư, Sở Y Tế Orange County cho biết có thêm 79 ca nhiễm mới khiến nâng tổng số người nhiễm bệnh là 1,636.

    Trong số những ca mới này, thành phố Huntington Beach chiếm nhiều nhất với 24 người nhiễm bệnh trong số 34 thành phố thuộc Orange County.

    Ngoài ra, cơ quan y tế của Orange County cho biết một tin lạc quan là không có tử vong nào được báo cáo và số người chết giữ nguyên mức 32.

    Có 24 trong tổng số 25 bệnh viện tại Orange County đang điều trị 144 bệnh nhân COVID-19. Trong số bệnh nhân trên, có 56 người phải vào pḥng săn sóc đặc biệt.

    Tính đến Chủ Nhật, Orange County có tổng cộng 17,994 người được xét nghiệm COVID-19, theo tỉ lệ trong 10,000 người có 55.9 người được xét nghiệm.


    Một người cầm loa hô hào trong cuộc biểu t́nh tại Huntington Beach ngày Thứ Sáu, 17 Tháng Tư. (H́nh: Thiện Thành)
    Theo báo cáo, thành phố Huntington Beach có 24 ca nhiễm mới, đây là số ca nhiễm cao nhất giữa các thành phố tại Orange County.

    Đáng chú ư, mới hai hôm trước, Thứ Sáu, 17 Tháng Tư, có khoảng hơn 100 người tụ tập tại Huntington Beach biểu t́nh phản đối lệnh cách ly.

    Hô hào tập hợp qua mạng truyền thông xă hội, những người biểu t́nh nhóm lại tại góc đường Main St. và Walnut Ave, khoảng 1 giờ trưa Thứ Sáu, 17 Tháng Tư, theo tường thuật của nhật báo The Orange County Register.

    Trong số những người biểu t́nh này, có một số đeo khẩu trang, một số cầm theo khẩu hiệu “Sống tự do hay là chết!” và cùng la vang khẩu hiệu “U.S.A!”

    Một số người biểu t́nh đưa ra thông điệp mang tính chính trị hơn như đội nón đỏ Make America Great Again hay cầm theo biểu ngữ mang tên của Tổng Thống Donald Trump.

    Một người mặc áo với ḍng chữ CDC (Trung Tâm Pḥng Ngừa Bệnh Tật), tay cầm biểu ngữ với những mô tả dịch bệnh COVID-19 là dối trá.

    Một số người biểu thị tiếc nuối sinh hoạt thường nhật bị ngừng lại với khẩu hiệu: “Mang khẩu trang, chơi ‘football!’” (MPL) (KN)

  5. #315
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    Covid-19 làm “vàng đen” Mỹ rớt giá, một đ̣n đau cho Donald Trump


    Một mỏ dầu tại California, Mỹ. Ảnh tháng 3/2014. AFP/Archivos
    Minh Anh
    Thứ Hai, 20/04/2020, ngày đen tối cho thị trường dầu lửa của Mỹ. Giá dầu thô WTI có niêm yết trên sàn chứng khoán New York rớt giá đến 300%, kết thúc phiên giao dịch ở mức -37,63 đô la/thùng. Nhu cầu tụt giảm, giá dầu lao dốc, một triển vọng khiến tổng thống Mỹ quan ngại.


    Chuyện hy hữu trong lịch sử ngành dầu khí của Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Tốc độ lao dốc của giá dầu Mỹ WTI (West Texas Intermediate) không kém ǵ với đà lây lan dịch virus corona. Từ mức giá dưới 15 đo la/thùng trên sàn giao dịch chứng khoán châu Á, WTI lần lượt rớt giá trong ngày xuống c̣n dưới 10, 5, 1 để rồi kết thúc dưới ngưỡng 0 đô la : -37,63 USD/thùng. Để so sánh, mức giá WTI đầu năm nay là 60 đô la/thùng, và giá của WTI năm 2001 là 114 đô la/thùng.

    Nói một cách khác, các nhà sản xuất và đầu tư đang t́m cách bán tống bán tháo, và chấp nhận trả tiền cho người mua để “tống khứ” số hàng hiện không ai muốn mua. Tuy nhiên, giới chuyên gia lưu ư, hiện tượng này chỉ liên quan đến hợp đồng giao dầu cho tháng Năm và hết hạn vào ngày 21/04. C̣n hợp đồng giao dầu WTI cho tháng Sáu vẫn ở mức trên 20 đô la/thùng.

    Nguyên nhân v́ đâu ? Theo giới quan sát, có hai lư do để giải thích t́nh trạng giá dầu xuống thấp đến như vậy. Thứ nhất, cung vượt quá cầu, đây là hệ quả của dịch virus corona (Covid-19) bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc. Cả thế giới hiện trong t́nh trạng phong tỏa, mọi hoạt động di chuyển từ hàng không, hàng hải, đường bộ và các hoạt động sản xuất, kinh tế đều bị đ́nh chỉ khiến nhu cầu dầu lửa giảm mạnh.

    Cuộc chiến dầu lửa giữa Nga và Ả Rập Xê Út trong tháng Ba c̣n làm cho t́nh h́nh thêm tồi tệ. Việc Nga khước từ đề nghị của Ả Rập Xê Út giảm bớt sản lượng đă khiến cho Ryad tức giận, quyết định mở thêm van dầu. Phải đến đầu tháng Tư này, với sự can dự của Mỹ, các quốc gia sản xuất dầu lửa mới chấp nhận giảm gần 10 triệu thùng/ngày so với mức 100 triệu thùng hiện nay.

    Thế nhưng, theo giới phân tích, mức giảm này (chỉ có 10%) và chỉ được bắt đầu áp dụng kể từ ngày 01/5 là quá ít, chưa đủ để bù đắp cho mức giảm mạnh nhu cầu. Theo dự đoán của Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế AIE, nhu cầu tiêu thụ dầu trong tháng 4/2020 giảm xuống c̣n 29 triệu thùng/ngày, tức giảm đến 30% so với cùng kỳ năm 2019.

    Vấn đề đặt ra là người ta không thể đột ngột khóa van các giếng dầu v́ những lư do kỹ thuật và cạnh tranh. Hệ quả là lượng dầu tồn kho tích tụ, đặc biệt là tại Mỹ, quốc gia sản xuất dầu lửa hàng đầu thế giới kể từ năm 2018. Khả năng cất trữ đă bị băo ḥa chính là lư do thứ hai của cuộc khủng hoảng dầu lửa ngày hôm qua.


    Ông Jasper Lawler, thuộc London Capital Group trên Le Monde nhận định : « Hoa Kỳ, v́ là một thị trường khai thác lục địa, có một vấn đề nghiêm trọng về kho lưu giữ. Mức cầu thấp hơn mức cung đến mức lượng lưu giữ trong kho đă chạm ngưỡng 70-80% khả năng ».

    Thiếu khách hàng, thiếu kho lưu giữ, lượng vàng đen khai thác quá mức giờ c̣n phải được cất trữ trên các tầu chở dầu, các bể chứa tại các nhà máy hóa lọc, vốn cũng đang phải đối mặt với nguy cơ quá tải.

    Theo AFP, việc giá dầu WTI của Mỹ tụt dưới 0 đô la/thùng ngày hôm qua là vố đau cho tổng thống Mỹ. Để hạn chế thiệt hại, Hoa Kỳ buộc phải ngưng sản xuất dầu đá phiến, vốn là một chính sách năng lượng trọng tâm, trong chiến lược độc lập về năng lượng của Donald Trump.

    Giá dầu thấp c̣n là một vấn đề gai góc cho lĩnh vực khai thác khí đá phiến của Mỹ. Để có lăi, dầu đá phiến cần giá dầu cao, ở mức 50 USD/thùng, cao hơn rất nhiều mức giá hiện nay.

    Nếu xu hướng này không đảo chiều, hàng ngàn việc làm có thể bị hủy. Đây có thể sẽ là một đ̣n khủng khiếp cho chiến dịch tái tranh cử của chủ nhân Nhà Trắng hiện nay.

  6. #316
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    TIN MỚI 22/4/2020: HOAN HÔ, DÂN HOA KỲ HÔ VANG KHẨU HIỆU MỞ CỬA ĐẤT NƯỚC
    ỦNG HỘ T.T TRUMP


  7. #317
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    Dân biểu Hoa Kỳ: Chính phủ Trung Quốc không đáng tin tưởng
    B́nh luậnDu Miên • 07:00, 22/04/20• 346 lượt xem


    Dân biểu Doug Collins phát biểu trong phiên điều trần tại Ṭa nhà Quốc hội ở Washington. (Mandel Ngân / AFP / Getty Images)

    Nghị sĩ Doug Collins đă đề nghị Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) xem xét lại một quyết định gần đây về việc nhập khẩu cam quưt Trung Quốc, trước vụ bê bối của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khi che đậy thông tin về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).

    Nhà lập pháp bang Georgia đă gửi một lá thư đến phó Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp USDA Greg Ibach hôm 21/4 để bày tỏ mối quan ngại của ông về việc nhập khẩu cam quưt không nhăn mác từ chính phủ Trung Quốc. Lư do ông đưa ra là v́ việc ĐCSTQ xử lư đại dịch không trung thực đă dẫn đến nhiều thiệt hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ.

    Ông Collins đă viết trên Twitter ngày hôm nay (22/4): “Việc ĐCSTQ che giấu dịch bệnh COVID-19 và những lời nói dối liên tục của họ về nguồn gốc của dịch bệnh đă cho thấy rằng chúng ta không thể tin vào lời của chính quyền này. Đó là lư do tại sao tôi kêu gọi USDA xem xét lại việc Hoa Kỳ cho phép nhập khẩu cam quưt từ Trung Quốc”.

    Vào ngày 14/4, bộ phận Dịch vụ Kiểm tra Sức khỏe Động vật và Thực vật của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (APHIS) đă cho phép nhập khẩu 5 loại trái cây có múi từ Trung Quốc. Các nhà khoa học của APHIS xác định rằng sau khi “phân tích” các loại quả gồm bưởi, quưt mật ong Nam Phong, cam mật ong, cam ngọt và quưt Satsuma từ Trung Quốc, kết quả cho thấy các sản phẩm này đạt đủ tiêu chuẩn an toàn để nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

    Ông Collins đă viết: “Tôi rất quan ngại với quyết định gần đây từ phía Dịch vụ Kiểm tra Sức khỏe Động vật và Thực vật, khi bộ phận này cho phép nhập khẩu cam quưt tươi từ Trung Quốc. Tôi hiểu rằng các quy định này đă được tiến hành xem xét trong một thời gian v́ có liên quan đến các hiệp định ngoại thương. Tuy nhiên, đại dịch viêm phổi Vũ Hán đă chứng minh cho chúng ta thấy rằng chúng ta không thể tin vào lời nói của ĐCSTQ”.

    USDA nói rằng một loạt các biện pháp đă được các nhà trồng trọt, đóng gói và vận chuyển thực hiện để giảm thiểu rủi ro dịch hại trước khi nhập khẩu, nhưng ông Collins cho rằng ĐCSTQ vốn không trung thực và không đáng tin tưởng. Vị dân biểu này nói rằng Hoa Kỳ không thể tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ tuân theo các giao thức đă thỏa thuận trong khâu kiểm tra sản phẩm.

    Ông Collins giải thích thêm rằng: “Sự chấp thuận này đặc biệt dựa vào việc chính phủ Trung Quốc sẽ thực thi các giao thức, nhằm loại bỏ nguy cơ các loại quả có múi nhập khẩu từ Trung Quốc có thể mang sâu bệnh thực vật và các loài bị cách ly khác”.

    “Bản thân việc ĐCSTQ che giấu thông tin vụ dịch COVID-19 từ ban đầu và những lời dối trá liên tục của họ về nguồn gốc dịch bệnh đă được chứng minh, không có căn cứ nào để tin tưởng rằng chính quyền này sẽ hành động v́ lợi ích tốt nhất cho sức khỏe cộng đồng. Do đó, tôi yêu cầu quư vị xem xét lại việc cho phép nhập khẩu cam quưt Trung Quốc và, ở mức tối thiểu, đặt các hệ thống để xác minh độc lập về vấn đề an toàn của bất kỳ loại cam quưt nào được nhập khẩu từ Trung Quốc”.

    Dân biểu Collins cũng lo ngại rằng việc nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tác động xấu đến thị trường sản xuất của Hoa Kỳ, nhất là vào thời điểm hiện tại khi nền kinh tế đang bị ảnh hưởng.

    Ông đă chia sẻ mối quan ngại của ḿnh đối với thông báo gần đây của Dịch vụ Thị trường Nông nghiệp USDA, rằng họ sẽ “tạm thời dừng việc dán nhăn xác định Xuất xứ Quốc gia (COOL)” của sản phẩm.

    “Thông báo này có thể gây hại cho nhu cầu đối với các sản phẩm của Mỹ”, ông Collins cho biết. “Ngoài ra, tôi lo lắng rằng việc này có thể bị khai thác bởi một số nhà bán lẻ đang t́m cách ngụy trang hàng hóa nhập khẩu thành hàng hóa trong nước. Trước những lo ngại này, tôi yêu cầu quư vị xem xét lại vấn đề từ bỏ dán nhăn xuất xứ, điều này chỉ nên áp dụng cho các mặt hàng có nhu cầu vượt quá nguồn cung trong nước”.

    Ông Collins muốn USDA ưu tiên cho nông dân Hoa Kỳ v́ họ đang làm việc ở tuyến đầu v́ sức khỏe của người dân Mỹ.

    “Trong khoảng thời gian đặc thù chưa từng có này, điều quan trọng là các cơ quan và các quan chức đắc cử sẽ làm việc cùng nhau để bảo vệ và nâng đỡ những người nông dân chăm chỉ của Mỹ, những người tiếp tục làm việc không mệt mỏi để đảm bảo chúng ta có đầy đủ thực phẩm”, ông Collins nói.

    Để hỗ trợ nông dân Mỹ trong đại dịch, ngày 17/4 Tổng thống Trump đă công bố kế hoạch cứu trợ trị giá 19 tỷ đô la Mỹ (khoảng 445 ngh́n tỷ VNĐ) trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán cho nông dân và chủ trang trại. Dự án này có thể bao gồm cả việc thanh toán trực tiếp cho các cá nhân, và thực hiện chương tŕnh mua thực phẩm từ nông dân Mỹ và chủ trang trại được phân phối trên khắp Hoa Kỳ thông qua các ngân hàng thực phẩm.

    Du Miên

    Theo The Epoch Times

  8. #318
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    Gallup: Người dân Mỹ lo sợ nhiễm COVID-19 hơn là t́nh trạng suy thoái kinh tế
    Apr 22, 2020

    Người dân New York ra ban công gơ nồi niêu xoong chảo để bày tỏ ngưỡng mộ nhân viên y tế. (H́nh: Cindy Ord/Getty Images)
    WASHINGTON, DC (NV) — Đại dịch COVID-19 hiện đứng hàng đầu trong số những vấn đề người dân Mỹ coi là quan trọng nhất, theo kết quả một cuộc thăm ḍ được công bố hôm Thứ Ba, 21 Tháng Tư.

    Theo bản tin hăng thông tấn UPI, cuộc thăm ḍ do việc Gallup thực hiện cho thấy có 45% người Mỹ coi COVID-19 là vấn đề trầm trọng nhất, so với mức 13% hồi Tháng Ba.

    Trước Tháng Ba, những người tiến hành cuộc thăm ḍ đă không hỏi ư kiến dân chúng về vấn đề COVID-19.

    Vấn đề quan trọng thứ nh́ mà nước Mỹ đang phải đối diện là giới lănh đạo chính quyền yếu kém, ở mức 20%, giảm nhiều so với con số 27% hồi Tháng Ba. Vào Tháng Hai, số người lo lắng về vấn đề này là 32%.


    Lời cám ơn từ cửa sổ một căn chung cư. (H́nh: Cindy Ord/Getty Images)
    Những vấn đề c̣n lại khiến người dân Mỹ quan tâm là y tế và kinh tế, chiếm 6% cho mỗi lănh vực; đoàn kết quốc gia và thất nghiệp, cũng chiếm 3% mỗi lănh vực; rồi tới di trú, môi trường/thay đổi khí hậu/ô nhiễm, liêm chính/đạo đức, thiếu tôn trọng người khác, truyền thông, khoảng cách giàu nghèo, mỗi lănh vực chiếm 2%.

    Sự lo ngại về thất nghiệp tăng từ 1% trong Tháng Hai lên tới 3% trong Tháng Tư, trong khi vấn đề di trú giảm từ 8% trong Tháng Hai xuống c̣n 2% vào Tháng Tư.

    Tuy các lo ngại về t́nh h́nh kinh tế và việc làm đă tăng lên từ Tháng Hai tới nay, kết quả cuộc thăm ḍ cho thấy người dân Mỹ lo sẽ nhiễm COVID-19 hơn là các khó khăn tài chánh do đại dịch này gây ra, theo viện Gallup.

    “Kể từ Tháng Hai, vấn đề kinh tế hay thất nghiệp có được đề cập tới nhiều hơn. Nhưng ngay cả trong hoàn cảnh mức thất nghiệp lên rất cao, sự lạc quan vào nền kinh tế giảm mạnh, và cứ 10 người Mỹ th́ hết 7 người nói nước Mỹ đang trong t́nh trạng suy thoái hay suy trầm, người dân vẫn coi chính quyền là vấn đề lớn, hơn cả t́nh h́nh kinh tế,” theo Gallup.

    Tính tới trưa ngày Thứ Ba, có hơn 816,000 trường hợp bệnh COVID-19 được xác nhận ở Mỹ, với số tử vong lên đến ít nhất 43,000, theo các con số của Johns Hopkins University. (V.Giang)

  9. #319
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    TT TRUMP ra lệnh B.Ă.N tàu Iran nếu họ quấy rối, chuẩn bị cấp thêm 500 tỷ đô cứu trợ kinh tế Hoa kỳ


  10. #320
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    Hoa Kỳ: Nạn nhân của cuộc khủng hoảng kép Covid-19 và dầu lửa


    Giá dầu thô WTI của Mỹ ngày 20/04/2020 là -37,63 $/thùng REUTERS - DADO RUVIC
    Minh Anh
    Thiếu đầu ra, thừa nguồn cung, khả năng cất trữ băo ḥa,… thị trường dầu lửa từ nhiều tuần qua không ngừng biến động. Đỉnh điểm là vào ngày 20/04/2020, giá dầu thô WTI của Mỹ niêm yết trên sàn chứng khoán New York, lao dốc xuống dưới ngưỡng 0 USD/thùng dầu và dừng ở đỉnh giá gần -38 USD cho một thùng dầu 159 lít. Thế mạnh cường quốc dầu hỏa hàng đầu thế giới của Mỹ bị lung lay. Kế hoạch chấn hưng kinh tế sau đại dịch của nguyên thủ Mỹ cũng bị đe dọa.



    « Đại Phong Tỏa » : Đại hạn của ngành dầu hỏa

    Thị trường dầu lửa thế giới và nhất là tại Mỹ giờ chẳng khác ǵ trong trạng thái « trợ thở nhân tạo ». Virus corona hoành hành khiến dầu thô trên thị trường thế giới liên tục rớt giá từ nhiều tháng nay : 63 đô la/thùng (tháng Giêng năm 2020), rồi 35 đô la/thùng (tháng Ba), 22 đô la/thùng (trung tuần tháng Tư).

    Nhưng có lẽ thê thảm nhất là giá dầu thô WTI (West Texas Intermediate) của Mỹ. Khởi động đầu năm 2020 ở mức 60 USD/thùng, dầu thô WTI cũng lần lượt rớt giá như đối thủ cạnh tranh Brent để rồi đến cuối ngày thứ Hai 20/04, dừng lại ở mức -37,63 USD/thùng. Điều đó có nghĩa là người bán phải trả tiền cho người mua để tống khứ hàng.

    V́ đâu nên nỗi ? Trước hết, giới chuyên gia đều có chung một nhận định : Virus corona chủng mới là « thủ phạm » đầu tiên. Dịch Covid-19, bùng lên từ Vũ Hán Trung Quốc, hoành hành trên khắp các châu lục đẩy thế giới vào một trạng thái chưa từng có trong lịch sử nhân loại : Đại Phong Tỏa.



    Hơn 4,4 tỷ người dân trên khắp thế giới được yêu cầu phải ở trong nhà, các hoạt động đi lại từ trên bộ, hàng không, hàng hải và sản xuất trên thế giới hầu như bị ngưng trệ nhất là tại các quốc gia phát triển, làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu. Hệ quả là mức tiêu thụ nhiên liệu giảm, nhu cầu mua dầu lửa giảm.

    Ông Vincent Collen, nhà báo chuyên trách mục Dầu hỏa của nhật báo kinh tế Les Echos đưa ra con số ước tính : « Ở quư hai, các nhà phân tích dự báo mức cầu thế giới giảm từ 20 – 30%, thậm chí một số nhà quan sát c̣n cho đến 35%, nghĩa là giảm từ 20 – 30 triệu thùng/ngày so với một mức tiêu thụ lúc b́nh thường là 100 triệu thùng/ngày. Đây tuyệt đối là điều chưa từng thấy ! »

    Matxcơva – Riyad đọ sức, Washington lănh đạn ?

    T́nh h́nh càng thêm trầm trọng khi Nga và Ả Rập Xê Út lao vào cuộc chiến giá cả hồi trung tuần tháng 3/2020. Tức giận trước việc Nga từ chối cùng giảm bớt sản lượng là 10 triệu thùng/ngày, mức cao nhất chưa từng có trong lịch sử OPEC, Ả Rập Xê Út thông báo mở thêm van dầu, tăng mức khai thác kể từ ngày 01/04, đẩy giá dầu lao dốc nhanh hơn nữa.

    V́ sao Nga và Ả Rập Xê Út lại đối đầu nhau vào lúc thị trường dầu lửa đang trong giai đoạn căng thẳng ? Theo các nhà quan sát, câu trả lời nằm ở phía Mỹ. Các hăng khai thác dầu khí Nga bất măn v́ phải giảm sản lượng. Họ cho rằng trong quá khứ đă giảm nhiều lần. Matxcơva chỉ trích Washington tiếp tục tăng mức sản xuất và như vậy đe dọa thị phần của Nga.

    Về phía Ả Rập Xê Út, giới phân tích lấy làm ngạc nhiên về phản ứng khó hiểu của thái tử Mohammed Ben Salman. Quyết định mở van dầu có thể làm tổn hại đến Mỹ, đồng minh chiến lược của Ả Rập Xê Út tại vùng Vịnh. Nhà báo Vincent Collen nhận định như sau :

    « Khi Nga sập cửa tại cuộc họp OPEC ngày 06/03, Ả Rập Xê Út đă có một thái độ cứng rắn, không chỉ không giảm sản lượng, không duy tŕ mức khai thác hiện có, mà c̣n tăng sản lượng lên từ gần 10 triệu thùng/ngày lên hơn 12 triệu thùng/ngày và như vậy, c̣n làm gia tăng hơn nữa hiện tượng dư thừa nguồn cung so với mức cầu.

    Đúng là người ta bắt đầu thắc mắc về chiến lược này của Ả Rập Xê Út, bởi v́ đồng minh chính của nước này là Hoa Kỳ. Vương quốc dầu hỏa này rất cần sự hỗ trợ về mặt quân sự của Mỹ trong vùng Vịnh để đối phó với Iran. Họ tăng mức sản xuất lên đến ngần ấy để rồi làm cho giá dầu bị giảm đến mức như vậy, và một trong những nạn nhân đầu tiên chính là ngành sản xuất dầu lửa của Mỹ. Thế nên, người ta không khỏi thắc mắc về động cơ của Ả Rập Xê Út.

    Có một điều chắc chắn, không có ǵ khác, đó là những quyết định chính trị. Một số chuyên gia khẳng định là Nga cũng như Ả Rập Xê Út, bề ngoài có vẻ đang đọ sức với nhau, nhưng trên thực tế, cả hai đều có lợi về những ǵ đang diễn ra lúc này. »

    Cuộc chiến giá dầu lần này buộc Hoa Kỳ quay trở lại với bàn cờ địa chính trị dầu lửa. Thị trường rớt giá nhanh chóng khiến tổng thống Trump lo lắng. Theo quan sát của nhà báo Collen, thông thường ông Donald Trump chỉ can thiệp vào các cuộc họp của OPEC qua mạng xă hội quen thuộc Twitter nhằm hạn chế giá dầu tăng vọt gây tổn hại cho người tiêu dùng Mỹ.

    Vậy th́ lần này giá dầu thấp, tại sao tổng thống Mỹ lại can thiệp ? Nguyên thủ Mỹ cho rằng trong bối cảnh phong tỏa hiện nay, người dân Mỹ không được hưởng lợi, nhưng nhiều doanh nghiệp Mỹ tại những bang chiến lược, bị đe dọa và có nguy cơ phá sản.

    Do vậy, tổng thống Mỹ đă mời gọi Nga, Ả Rập Xê Út và các đồng minh của hai nước này, cùng họp lại để thương thảo. Cuối cùng, OPEC và Nga đă quyết định giảm bớt 10 triệu thùng/ngày trong sản lượng hiện có ngay trong tháng 05 và 06/2020. Sau đó, sẽ giảm 8 triệu thùng/ngày đến cuối 2020, rồi 6 triệu thùng/ngày từ 01/2021 đến 04/2022.

    Một thỏa thuận « lịch sử » như tuyên bố của ông Donald Trump. Hay đúng hơn là một thỏa hiệp ngầm giữa ba « ông » dầu hỏa lớn nhất hành tinh : Hoa Kỳ - quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới, Nga và Ả Rập Xê Út. Chỉ riêng ba nước này đă chiếm đến 40% sản lượng thế giới.

    « Thánh » Trump không cứu được WTI

    Chỉ có điều tỷ lệ giảm này lại quá ít không đủ để bù đắp cho mức giảm cầu đến 30% (30 triệu thùng/ngày). Trong khi chờ đợi đến ngày bắt đầu áp dụng chính thức giảm mức sản xuất (01/5), nhu cầu tiêu thụ và mua dầu tiếp tục đà giảm, nhưng các nhà sản xuất lại không mấy hào hứng với việc khóa bớt van dầu. Hệ quả là việc dư thừa sản xuất bắt đầu dẫn đến t́nh trạng thiếu kho băi cất trữ như ghi nhận của nhà báo Collen :

    « Vấn đề ở chỗ việc khóa van dầu đ̣i hỏi nhiều thời gian. Đóng một giếng dầu không đơn giản chút nào, rất là tốn kém. Trong một số trường hợp, họ có nguy cơ làm hỏng các trang thiết bị khi buộc phải ngưng sản xuất, bất kể nguyên nhân là ǵ điều này có nghĩa là giếng dầu đó phải bị đóng vĩnh viễn. Điều đó giải thích v́ sao rất nhiều nước sản xuất do dự giảm sản lượng.

    Nhưng dẫu sao th́, việc này rồi cũng sẽ phải đến v́ một lư do chính đáng đó là người ta không c̣n chỗ để trữ dầu nữa. Chi phí để cất trữ tăng vọt khắp nơi trên thế giới. Họ bắt đầu phải cất trữ dầu trên các ʺsupertankerʺ, những loại tầu thường dùng để chở dầu. Giờ th́ chúng được biến đổi thành những kho trữ dầu nổi. Tiền thuê những chiếc tầu dầu đó tăng vọt : Đầu tháng Ba, giá thuê một chiếc tầu có sức chứa 2 triệu thùng tầm khoảng 30.000 đô la/ngày nay đă lên thành 150.000 đô la/ngày ».

    Và chuyện ǵ đến phải đến. Cung vượt quá cầu. Hệ thống kho băi thiếu thốn – một trong những điểm yếu của ngành dầu lửa Mỹ, không t́m được khách hàng, lượng « vàng đen » quá thừa thăi của Mỹ đành phải được bán tống bán tháo trong ngày thứ Hai 20/04, cho đợt giao hàng tháng Năm gây khủng hoảng trên thị trường dầu lửa.

    Theo chuyên gia Francis Perrin, Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược IRIS trên kênh truyền h́nh quốc tế Pháp France 24, cuộc khủng hoảng vừa qua tuy chỉ là nhất thời, nhưng sẽ ảnh hưởng phần nào kinh tế và việc làm người dân Mỹ, vốn là một trong những ưu tiên trong chương tŕnh tái tranh cử của ông Donald Trump.


    « Dầu ǵ đi chăng nữa, cuộc khủng hoảng dầu lửa này đe dọa đến lĩnh vực dầu khí tại Mỹ. Đây là một lĩnh vực cực kỳ quan trọng. Đừng quên rằng Hoa Kỳ là quốc gia sản xuất dầu lửa hàng đầu thế giới và là nước sản xuất khí ga tự nhiên hàng đầu. Do vậy, có rất nhiều việc làm tại Mỹ có liên quan đến các ngành khai thác, phát triển và sản xuất dầu và khí ga. Và những hoạt động và việc làm này đang bị cuộc khủng hoảng dầu lửa mà chúng ta đang chứng kiến giáng cho một đ̣n đau.

    Bản thân cuộc khủng hoảng dầu lửa này là hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, vốn dĩ cũng do từ cuộc khủng hoảng dịch tễ virus corona mà ra. Thế nên, đối với một quốc gia như Mỹ, đây là một mối họa. Dĩ nhiên, mối họa này là không như nhau trên toàn lănh thổ nước Mỹ, Texas hay Bắc Dakota quan trọng hơn là New York, nhưng vụ việc ảnh hưởng đến hàng triệu việc làm ở Mỹ.

    Đương nhiên tổng thống Mỹ phải lo lắng cho nền kinh tế đất nước, cho việc tái tranh cử của ông, kỳ hạn là vào tháng 11 năm nay, do vậy hành động chính yếu của ông Trump là phải duy tŕ một nền kinh tế Mỹ khỏe mạnh, kể cả trong lĩnh vực dầu khí, hiện đang bị suy sụp, nhưng t́nh trạng này sẽ không kéo dài bao lâu. »

    Trong trước mắt, nhu cầu thế giới chưa thể sớm trở lại ở mức tiêu thụ b́nh thường cho dù hoạt động kinh tế đang dần hồi phục tại một số nước. Các nhà kinh tế dự báo mức tiêu thụ dầu giảm 10 triệu thùng/ngày cho toàn năm 2020. Giá dầu vẫn sẽ tiếp tục dao động khó lường. Trước cuộc khủng hoảng này, bộ trưởng các nước thành viên khối OPEC đă có cuộc họp trực tuyến ngày thứ Ba 21/04. Ả Rập Xê Út cho biết sẵn sàng giảm tiếp sản lượng để « b́nh ổn thị trường dầu lửa » khi phối hợp cùng với Nga và các nước đồng minh.

    Về phần ḿnh, tổng thống Donald Trump thông báo mua 75 triệu thùng dầu cho kho dự trữ chiến lược quốc gia. Một h́nh thức hỗ trợ các ngành công nghiệp dầu khí, đồng thời bảo đảm lá phiếu cử tri theo phe Cộng Ḥa, nhất là tại bang Texas, vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng dầu lửa này.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •