Page 4 of 45 FirstFirst 1234567814 ... LastLast
Results 31 to 40 of 448

Thread: TIN TỨC HOA KỲ

  1. #31
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    CDC đưa hướng dẫn sơ khởi cho trường học và cơ sở thương mại trong trường hợp có dịch
    Feb 25, 2020

    Bác Sĩ Nancy Messonnier trong một cuộc họp báo tại Bộ Y Tế. (H́nh: Samuel Corum/Getty Images)
    WASHINGTON, D.C. (NV) – Trung Tâm Kiểm Soát và Pḥng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC) hôm Thứ Ba, 25 Tháng Hai, đưa ra các hướng dẫn sơ khởi về những điều nên làm cho các trường học và cơ sở thương mại trong trường hợp virus COVID-19 trở thành dịch ở Hoa Kỳ.

    Bác Sĩ Nancy Messonnier, giám đốc Trung Tâm Bệnh Truyền Nhiễm và Hô Hấp Quốc Gia, trực thuộc CDC, nói rằng các trường học nên nghĩ tới việc chia học sinh thành từng nhóm nhỏ hoặc đóng cửa trường, theo bản tin của CNBC.



    Hôm Thứ Ba, CDC gia tăng nỗ lực báo động để công chúng Hoa Kỳ khởi sự các biện pháp đối phó với t́nh trạng dịch bệnh có thể xảy ra trong nước, vốn khởi sự từ Trung Quốc và cho đến nay đă làm ít nhất 80,000 người nhiễm bệnh cùng 2,700 người thiệt mạng trên toàn thế giới, chỉ trong chưa đầy hai tháng.


    “Chúng tôi kêu gọi công chúng Hoa Kỳ cùng làm việc với chúng tôi để chuẩn bị đối đầu với biến chuyển có thể là xấu này,” theo CDC.



    Bác Sĩ Nancy Messonnier nói các trường học có thể chuẩn bị kế hoạch chia học sinh các lớp ra thành từng nhóm nhỏ, hay đóng cửa trường và dùng cách dạy học qua Internet.

    “Đối với người lớn, các cơ sở thương mại có thể thay thế các cuộc họp tận mặt bằng các cuộc điện đàm hay dùng hệ thống họp qua màn h́nh và mở rộng chương tŕnh cho nhân viên làm việc từ xa,” theo Bác Sĩ Messonnier.


    Nhân viên làm việc tại trung tâm điều hành trường hợp khẩn cấp của CDC ở Atlanta, Georgia. (H́nh: AP Photo/John Amis)
    Bà nói rằng các cộng đồng địa phương và các thành phố nên cần “sửa đổi, hoăn lại hay hủy bỏ các cuộc tụ tập đông người.” Các bệnh viện nên chuẩn bị có các cách phân loại bệnh nhân khác đi, có thêm dịch vụ chẩn bệnh qua điện thoại, truyền h́nh và tạm hoăn các cuộc giải phẫu không cấp thiết, cũng theo Bác Sĩ Messonnier.

    “Nay là lúc để cho các cơ sở thương mại, các bệnh viện, cộng đồng, trường học và tất cả mọi người khởi sự việc chuẩn bị đối phó với dịch bệnh,” bà Messonnier kêu gọi.



    “Tôi hiểu t́nh trạng này có thể quá ghê gớm và thay đổi hẳn đời sống hàng ngày của nhiều người. Tuy nhiên, đây là điều chúng ta cần khởi sự nghĩ tới, ngay lúc này. Các bậc cha mẹ phải nghĩ đến việc phải làm ǵ nếu trường học hay nơi giữ trẻ phải đóng cửa,” Bác Sĩ Messonnier nói. (V.Giang)

  2. #32
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    Cháy lớn sau vụ nổ tại xưởng lọc dầu Marathon gần thành phố Long Beach
    Feb 26, 2020

    Đám cháy tại xưởng lọc dầu Marathon Refinery tại Carson, California. (H́nh: Scott Varley/The Orange County Register via AP)
    CARSON, California (NV) — Các đội lính cứu hỏa vào sáng sớm ngày Thứ Tư, 26 Tháng Hai, đă ngăn chặn được đám cháy lớn ở xưởng lọc dầu Marathon Petroleum, ở thành phố Carson, nằm cạnh Long Beach và cách trung tâm Los Angeles chỉ 13 dặm (gần 21 km) về hướng Nam.

    Lửa của đám cháy này lớn đến nỗi có thể nh́n thấy từ ở tận thành phố Fullerton, thuộc quận Orange County, với cột khói đen bốc cao hàng trăm feet lên bầu trời đêm. Một số cư dân báo cáo nghe thấy tiếng nổ lớn trong khu vực nơi lửa bùng ra ngay sau lúc 11 giờ khuya ngày Thứ Ba.

    Cả hai chiều Bắc và Nam của đoạn xa lộ 405 chạy qua nơi này, cũng như một số các con đường nhỏ lân cận, có lúc tạm thời bị đóng, tuy nhiên lưu thông đă được tái lập khoảng gần một giờ sau đó.



    H́nh ảnh do đài truyền h́nh địa phương KABC 7 ghi nhận trong đám cháy. (H́nh: KABC7)
    Các nhân viên cứu hỏa của nhà máy đă t́m cách dập lửa và xịt nước lên các bồn chứa nhiên liệu chưa bị cháy để giảm nguy cơ phát nổ. Các đơn vị cứu hỏa từ Sở Cứu Hỏa quận Los Angeles County cũng đến để trợ giúp.

    Giới hữu trách nói rằng có vụ nổ xảy ra trước khi lửa bùng lên tại một khu vực trong nhà máy này.

    Nguồn tin trên cũng cho biết là lửa nay đă được ngăn chặn, không lan rộng ra và dần dần được dập tắt.

    Đứng từ xa, vào lúc khoảng 6 giờ sáng, giờ địa phương, người ta nh́n thấy các tia lửa bùng ra, nhưng phát ngôn viên Sở Cứu Hỏa quận Los Angeles, ông Tony Imbrenda, nói rằng các tia lửa này là do việc đốt khí thặng dư trong tiến tŕnh lọc dầu, để khỏi lan tỏa vào không khí.

    Ông Imbrenda nói thêm rằng dân chúng sống trong khu vực không phải lo ngại về khí thở độc hại, nhưng cũng khuyến cáo là họ ở trong nhà, đóng cửa sổ.

    Một giới chức an toàn tại nhà máy nói các máy đo cho thấy không có khí độc thoát ra do đám cháy này.

    Hiện chưa có báo cáo về thương tích trong vụ cháy. Nguyên do vụ nổ hiện vẫn c̣n đang được điều tra. Nhà máy lọc dầu Marathon được coi là lớn nhất ở vùng bờ biển Miền Tây Hoa Kỳ, có công xuất lọc khoảng 363,000 thùng dầu mỗi ngày. (V.Giang)

  3. #33
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    Người Mỹ có nên lo lắng về dịch COVID-19?
    Feb 26, 2020

    Một hành khách mang khẩu trang y tế ở phi trường LAX. Mỹ hiện chỉ có 30 triệu khẩu trang trong kho dự trữ chiến lược quốc gia, trong khi nhu cầu là 300 triệu cái. (H́nh: Getty Images)
    Mỗi ngày đang có hàng ngàn ca nhiễm COVID-19 mới được xác nhận khắp thế giới, và con số thực sự có thể cao hơn gấp 10 lần. Mỹ hiện có 59 ca, c̣n Canada có 10 ca.

    BBC dẫn lời các giới chức y tế Bắc Mỹ cho biết, vào thời điểm này, nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn c̣n thấp, nhưng t́nh h́nh có thể sẽ thay đổi v́ họ dự trù sẽ xuất hiện thêm nhiều ca nữa.

    Mỹ đă chuẩn bị như thế nào?


    Tổng Thống Donald Trump tuyên bố là t́nh h́nh “vẫn trong tầm kiểm soát,” c̣n Trung Tâm Pḥng Ngừa Dịch Bệnh CDC th́ cảnh báo COVID-19 sẽ lây lan và có thể làm xáo trộn đời sống hằng ngày.

    Bộ Trưởng Y Tế Alex Azar đă yêu cầu Quốc Hội chi $2.5 tỷ chống dịch, nhưng các nhà lập pháp cho rằng cần phải chi nhiều hơn. Hơn $1 tỷ sẽ dành để t́m ra vaccine. Số c̣n lại sẽ lo chi phí cách ly và vật dụng y tế, trong đó có khẩu trang y tế. Ông Azar nói Mỹ hiện chỉ có 30 triệu khẩu trang trong kho dự trữ chiến lược quốc gia, trong khi nhu cầu là 300 triệu cái.

    Các đối thủ chính trị của Tổng Thống Trump lại chỉ trích ông v́ đă quyết định giải tán đội y tế toàn cầu của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia năm 2018. Ban y tế toàn cầu của CDC cũng bị cắt giảm ngân sách mạnh năm đó.

    Những mối lo ngại chính là ǵ?

    Chi phí khám chữa bệnh cao có thể làm t́nh h́nh trở nên tồi tệ. Nhiều người dân Mỹ không muốn đi bác sĩ v́ không đủ tiền.

    Tháng trước, một ông ở Florida có vài triệu chứng nên quyết định làm xét nghiệm virus Corona. Kết quả, ông bị công ty bảo hiểm gửi hóa đơn đến $3,270.

    Đi làm mà xin nghỉ bệnh cũng không phải dễ. Không phải hăng xưởng nào cũng trả lương lúc nghỉ phép, nên ngay cả khi bị bệnh, nhân viên cũng thường phải đi làm.

    Điều này có thể khiến virus lây lan, v́ người bị nhiễm virus có thể chưa phát triệu chứng nghiêm trọng trong ṿng 14 ngày.

    Người dân nên làm ǵ?

    Những triệu chứng ban đầu của COVID-19 là sốt và ho khan, hiếm khi bị hắt hơi hoặc sổ mũi. Sau đó, bệnh có thể gây khó thở, và nếu nặng, có thể gây viêm phổi và suy thận.

    Người dân nên rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh hô hấp, tránh xa động vật hoang dă, súc vật, và nấu chín kỹ thịt, trứng.

    Tự cách ly như thế nào?

    Theo ông Fergus Walsh, phóng viên y tế của BBC, có năm điều cần biết khi tự cách ly.

    1-Ở nhà. Khi bị yêu cầu phải ở nhà, người dân phải ở trong nhà, không được đi học hoặc đi làm, không được đến những nơi công cộng, không nên tiếp khách.

    2-Gọi điện thoại trước. Nếu có triệu chứng, số hoặc ho, nên gọi điện thoại trước cho bác sĩ, không nên đến ngay pḥng khám hoặc bệnh viện.

    3-Tự ngăn ḿnh với người khác. Nếu sống chung với người khác, nên ở trong pḥng thoáng khí và đóng cửa lại. Nếu phải dùng chung pḥng tắm, phải chờ người khác dùng xong th́ mới đến lượt ḿnh. Không dùng chung khăn tắm và các vật dụng khác.

    4-Cẩn thận với rác thải. Phải dùng hai lớp bao để chứa rác thải. Ai bị dương tính với virus Corona, th́ rác thải của họ phải được đổ riêng.

    5-Mua hàng qua mạng hoặc điện thoại. Nếu ở một ḿnh, có thể mua hàng qua mạng, hoặc nhờ bạn bè giúp đỡ, nhưng họ phải để đồ ở trước cửa.

    Tại sao phải tự cách ly?

    Cũng theo ông Walsh, cứ năm người th́ virus Corona chỉ khiến bốn người bị bệnh nhẹ. Tự cách ly sẽ giúp bảo vệ người cao tuổi và người đang có sức khỏe kém không bị nhiễm bệnh. (Th.Long)

  4. #34
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    Ṭa kháng án liên bang cho chính phủ cắt trợ giúp các ‘thành phố ẩn náu’
    Feb 26, 2020

    Nhân viên cảnh sát di trú ICE bắt giữ di dân bất hợp pháp tại California. (H́nh: AP Photo/Gregory Bull,File)
    NEW YORK, New York (AP) – Chính phủ của Tổng Thống Donald Trump có quyền cắt ngân khoản trị giá hàng triệu đô la cho các cơ quan công lực ở các tiểu bang, để buộc họ hợp tác với cơ quan cảnh sát di trú liên bang, theo phán quyết của một ṭa kháng án liên bang tại New York hôm Thứ Tư, 26 Tháng Hai.

    Phán quyết này tuy vậy đi ngược với phán quyết của ba ṭa kháng án liên bang ở các nơi là Chicago, Philadelphia và San Francisco.

    Phán quyết của Ṭa Kháng Án Số 2 tại Manhattan đă hủy bỏ phán quyết của một ṭa dưới, theo đó buộc chính phủ phải tiếp tục cấp ngân khoản cho thành phố New York và bảy tiểu bang là New York, Connecticut, New Jersey, Washington, Massachusetts, Virginia và Rhode Island.


    Các tiểu bang và thành phố này đưa đơn kiện chính phủ Hoa Kỳ sau khi Bộ Tư Pháp vào năm 2017 loan báo sẽ không cấp ngân khoản trợ giúp cho cơ quan công lực ở các thành phố và tiểu bang cho tới khi họ cho giới chức di trú có được danh sách tù nhân và thông báo trước mỗi khi có di dân bất hợp pháp sắp được thả ra khỏi tù.

    Trước khi có thay đổi này, các thành phố và tiểu bang được cấp ngân khoản trợ giúp chỉ cần cho thấy rằng họ không ngăn cấm giới chức công lực địa phương thông báo với giới hữu trách liên bang về t́nh trạng di trú của những người bị giam giữ. (V.Giang)

  5. #35
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    Hoa Kỳ lần đầu có trường hợp nhiễm COVID-19 không rơ xuất xứ, tại Bắc California
    Feb 27, 2020

    Một giáo dân Công Giáo đeo khẩu trang để ngừa lây lan khi tham dự Lễ Tro tại nhà thờ Cathedral of Our Lady of the Angels. (H́nh: Mario Tama/Getty Images)
    SAN FRANCISCO, California (NV) – Trung Tâm Kiểm Soát và Pḥng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC) hôm Thứ Tư, 26 Tháng Hai, báo cáo rằng có một cư dân ở Bắc California được phát giác nhiễm COVID-19, nhưng lần này không xác định được xuất xứ của việc lây lan.

    Giới hữu trách nói bệnh nhân là cư dân Solano County và hiện đang được điều trị tại Sacramento County, theo thông báo của cơ quan y tế tiểu bang California, được tờ San Francisco Chronicle trích thuật.

    Đây là trường hợp đầu tiên nhiễm COVID-19 ở Hoa Kỳ mà không rơ nguồn gốc.


    “Đây có thể là trường hợp của việc COVID-19 lây lan trong cộng đồng’ (community spread), lần đầu tiên được thấy ở Hoa Kỳ,” theo bản thông cáo của CDC.

    “Community spread” chỉ về việc lây lan của bệnh trong cộng đồng mà giới chức y tế không t́m ra được nguồn gốc. Tuy nhiên, CDC cũng cho hay người bệnh nhân này có thể đă t́nh cờ gặp một người bệnh từ ngoại quốc trở về Hoa Kỳ.

    Bệnh nhân, cư dân Solano County, được đưa vào bệnh viện UC Davis Medical Center, từ một bệnh viện khác ở vùng Bắc California, hôm 19 Tháng Hai, nhưng không được CDC thử nghiệm cho tới bốn ngày sau đó, v́ không được coi là “thành phần tiêu biểu” có nguy cơ nhiễm virus COVID-19.

    CDC hôm 26 Tháng Hai xác nhận người này nhiễm virus.

    Giới chức bệnh viện UC Davis Medical Cener, nơi đă từng điều trị các bệnh nhân COVID-19 khác, nói rằng nguy cơ người bệnh này lây cho những người khác tại nơi đây rất thấp v́ bệnh viện có các biện pháp pḥng ngừa kỹ càng.

    Tuy vậy, UC Davis Medical Center cũng cho biết một số nhỏ nhân viên được yêu cầu ở nhà và theo dơi t́nh trạng sức khỏe của họ.

    Cho đến khi khám phá ra bệnh nhân này, tất cả 59 trường hợp bệnh khác hiện có ở Mỹ là do du lịch ngoại quốc hay tiếp xúc gần gũi với người du lịch ngoại quốc. Giới chức y tế thời gian qua đă cảnh giác đề pḥng t́nh trạng lây lan trong cộng đồng.

    Virus hiện nay có thể gây sốt nóng, ho, hắt hơi và viêm phổi. Giới chức y tế nghĩ rằng bệnh có thể lây lan từ người này sang người kia qua các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, cũng giống như cách lan truyền của bệnh cúm. (V.Giang)

  6. #36
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    QUÁ HAY - TT Mỹ Donald Trump LẬT MẶT 2 Gián Điệp của Obama cài vào nội các hoa kỳ


  7. #37
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    Bộ Tư Pháp Mỹ lập văn pḥng chuyên tước quyền công dân của di dân phạm luật
    28/02/2020


    Tư liệu: Một ứng viên mang theo lá cờ Mỹ tại Lễ Nhập tịch do Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ cử hành tại Rockefeller Plaza ở New York ngày 17/9/2019. REUTERS/Shannon Stapleton


    Bộ trương Tư pháp Hoa Kỳ hôm 26/2 loan báo việc thành lập một văn pḥng mới để điều tra người nhập cư bị t́nh nghi nhập tịch bất hợp pháp, và xin lệnh của ṭa cho phép tước quyền công dân của những người vi phạm.

    Theo bản tin của VOA, động thái này là một phần trong chính sách của chính quyền Tổng Thống Trump, thực thi gắt gao luật di trú đă được áp dụng trong ba năm qua, kể cả các luật cho phép chính phủ Mỹ tước quốc tịch và trục xuất các công dân sinh ở nước ngoài.

    Theo một quan chức của Bộ Tư Pháp th́ từ năm 2017, Bộ đă đệ lên ṭa án liên bang 94 hồ sơ tước quốc tịch, tăng 200% hàng năm. Trong cùng thời gian, số lượng ca được đề nghị xem xét để tước quốc tịch tăng vọt lên 600% một năm, vẫn theo quan chức này.

    Bộ Tư pháp cho biết văn pḥng mới được tạo ra để đáp ứng số lượng tăng vọt các hồ sơ đề nghị xem xét tước quốc tịch đến từ các cơ quan thực thi pháp luật như Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS).

    Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cho biết văn pḥng mới sẽ điều tra và truy tố các hồ sơ liên quan đến các thành phần bị coi là khủng bố, tội phạm chiến tranh, tội phạm t́nh dục và những kẻ gian lận khác.

    Những người chỉ trích cho rằng chính quyền của Tổng Thống Trump đă sử dụng biện pháp tước quốc tịch để trấn áp thành phần nhập cư, dù hợp pháp hay bất hợp pháp. Đầu năm 2017, Bộ trương Tư pháp lúc bấy giờ là Jeff Sessions, tuyên bố bộ “sẽ tích cực theo đuổi biện pháp tước quyền công dân” và rằng "biện pháp này sẽ đóng một vai tṛ quan trọng để đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống di trú Mỹ ".

    Theo luật của Hoa Kỳ, công dân nhập tịch có thể bị tước quyền công dân nếu họ có được nhập tịch mà không hội đủ các điều kiện pháp lư, hoặc v́ họ đă nói dối về một sự kiện có thực trong quá tŕnh xin nhập tịch.

    Bị tước quyền công dân không tự động dẫn tới trục xuất. Những người bị tước quyền công dân sẽ trở lại t́nh trạng thường trú nhân, nhưng thẻ xanh của họ có thể bị lấy lại, và nếu vậy họ có thể bị trục xuất.

    Giới chỉ trích chỉ ra rằng ỳ muốn của chính phủ Mỹ ưu tiên áp dụng biện pháp tước quyền công dân nêu bật ư kiến cho rằng các công dân nhập tịch có ít quyền hơn so với những người sinh ra tại Hoa Kỳ, và những người nhập cư không nên tin chắc rằng họ không thể nào bị trục xuất dù đă qua tiến tŕnh nhập tịch.

    Báo New York Times nói Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ chưa công bố ai sẽ lănh đạo văn pḥng mới này, nhưng một số quan chức và luật sư dự kiến người sẽ đảm nhiệm văn pḥng này sẽ là ông Timothy Belsan, người cho tới nay đă dẫn đầu các nỗ lực tước quyền công dân của Bộ Tư Pháp.

    Ông Belsan là người có công dẫn tới việc thu hồi quyền công dân của một phụ nữ bị kết án là tội phạm chiến tranh. Bà này quê quán ở Nam Tư, đă không khai trong đơn xin nhập tịch việc bà đă từng hành quyết thường dân không vũ trang trong các cuộc xung đột ở Balkan vào năm 1990.

    Bộ Tư pháp dưới thời Tổng thống Barack Obama cũng áp dụng biện pháp tước quyền công dân nhắm vào những đối tượng đă nói dối trong hồ sơ xin nhập tịch và phạm các tội ác khác.

    Nhưng biện pháp tước quốc tịch được đẩy mạnh dưới thời chính quyền Tổng Thống Trump. Theo các số liệu chính thức của bộ, trong số 228 trường hợp tước quyền công dân của Bộ Tư Pháp từ năm 2008, 40% được đệ tŕnh từ năm 2017.

    Trong ba năm qua, các ca tước quyền công dân được đề nghị lên Bộ Tư Pháp đă tăng 600%. Từ những ngày đầu tiên của chính quyền TT Trump, các quan chức như Stephen Miller, phụ tá Toà Bạch ốc, người thúc đẩy phần lớn chính sách di trú của Tổng thống Trump, đă nói rằng biện pháp tước quốc tịch có thể được sử dụng như một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn để siết chặt chính sách di trú.

    Một số luật sư di trú của Bộ Tư pháp bày tỏ lo ngại rằng biện pháp đó có thể bị lạm dụng, thi hành rộng răi để tước quyền công dân, theo hai luật sư yêu cầu dấu danh tính v́ sợ bị trả thù.

    Nhưng một quan chức Bộ Tư Pháp phản bác rằng văn pḥng mới sẽ ưu tiên xem xét những đối tượng đă vi phạm luật pháp một cách nghiêm trọng.

  8. #38
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    Ông Trump hạ giảm nguy cơ virus ở Mỹ, mâu thuẫn với giới chuyên môn
    28/02/2020


    Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Washington, ngày 26 tháng 2, 2020.


    Tổng thống Donald Trump đối diện với thử thách quan trọng khi ứng phó với dịch virus corona: yêu cầu người Mỹ tin lời ông sau khi ông và một số cố vấn hàng đầu mâu thuẫn với các nhà khoa học liên bang Hoa Kỳ trong việc hạ giảm tầm mức mối đe dọa này.

    Nhận thức rơ mức độ rủi ro của Covid-19 không chỉ đối với sức khỏe cộng đồng mà c̣n cho uy tín của ḿnh, Tổng thống Trump tổ chức một cuộc họp báo chiều tối 26/2 nhằm trấn an mọi người rằng ông kiểm soát được cuộc khủng hoảng này.

    Đứng quanh ông Trump là các chuyên gia y tế hàng đầu và ông khuyến khích người Mỹ chuẩn bị cho khả năng virus này lây lan.

    Nhưng ông tiếp tục hạ giảm nguy cơ của virus khi nói rằng dịch “có thể lan rộng hơn một chút; có thể không lan rộng hơn nữa.” Và ông tiếp tục đi chệch khỏi quan điểm đă nêu ​ của các quan chức y tế công cộng rằng chuyện virus lây lan ở Mỹ là điều không thể tránh khỏi.

    “Tôi không nghĩ là không thể tránh khỏi,” ông Trump nói tại cuộc họp báo, nơi ông tuyên bố Phó Tổng thống Mike Pence sẽ dẫn đầu nỗ lực của chính quyền ứng phó với dịch. “Tôi nghĩ nó có thể trở nên trầm trọng hơn. Nhưng không có ǵ là không thể tránh khỏi.”

    Ông cũng nói rằng ông vừa được biết là mỗi năm có hàng ngàn người chết v́ cúm, so sánh con số đó với số người chết v́ virus corona.

    Trước cuộc họp báo, ông Trump hạ giảm tầm mức nghiêm trọng của dịch bệnh được xác nhận là đă giết chết 2.700 người trên toàn cầu. Cố vấn kinh tế hàng đầu của ông, Larry Kudlow, hôm 25/2 cũng nói rằng Mỹ đă “khống chế” được mối đe dọa dịch bệnh bùng phát trong nước.

    Các phát biểu của ông Trump và ông Kudlow mâu thuẫn với các cảnh báo từ các quan chức của Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh (CDC), những người cho rằng các cộng đồng ở Mỹ cần phải chuẩn bị ngay bây giờ cho t́nh huống bệnh bắt đầu lan rộng trong nước. Chỉ có 60 trường hợp nhiễm virus corona được xác nhận tại Mỹ.

    “Thông điệp mà Nhà Trắng phát đi không hữu ích,” Lawrence Gostin, giáo sư luật y tế toàn cầu tại Đại học Georgetown, nói, theo AP. “Điều mà Nhà Trắng đang làm là thể hiện sự tự tin thái quá. ... Tất nhiên, chúng ta muốn giữ b́nh tĩnh nơi công chúng, nhưng [thông điệp của Nhà Trắng] trái ngược hoàn toàn với sự thật.”

    Trong khi ông Trump hạ giảm tầm mức đe dọa của dịch bệnh, những lần trong quá khứ ông công kích các nhà khoa học của chính phủ về mọi thứ, từ dự báo băo đến biến đổi khí hậu, và việc ông phát biểu không đúng sự thật, đều ảnh hưởng đến mức độ khả tín của thông điệp của ông.

    Ông Trump mùa thu năm ngoái đă dùng bút lông chỉnh sửa đường đi của Băo Dorian trên bản đồ dự báo thời tiết do các nhà khoa học và nhân viên chuyên nghiệp của chính phủ lập ra.

    Ông Trump, trước đây từng chỉ trích Tổng thống Obama về cách thức ứng phó dịch Ebola, giờ cũng đối mặt với những chỉ trích rằng chính quyền của ông đang ứng phó thiếu thỏa đáng.

    Ngân sách của ông Trump, vốn đề xuất cắt giảm ngân quỹ cấp cho y tế cộng đồng, bị Quốc hội bác bỏ và ngược lại ngân quỹ c̣n được tăng lên v́ có sự ủng hộ lưỡng đảng mạnh mẽ.

  9. #39
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    Mỹ cân nhắc dùng quyền đặc biệt tăng sản xuất thiết bị bảo hộ chống corona
    28/02/2020


    Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) Alex Azar


    Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang xem xét viện dẫn các quyền lực đặc biệt thông qua một luật gọi là Đạo luật Sản xuất Quốc pḥng để nhanh chóng mở rộng sản xuất khẩu trang và quần áo bảo hộ trong nước để chống lại virus corona tại Mỹ, Reuters dẫn lời hai quan chức Mỹ cho biết.

    Việc sử dụng luật, vốn được Quốc hội thông qua vào năm 1950 vào đầu Chiến tranh Triều Tiên, sẽ đánh dấu sự leo thang phản ứng của chính quyền đối với dịch bệnh. Virus COVID-19 lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc và kể từ đó đă lan sang các nước khác kể cả Mỹ.

    Các quan chức y tế Hoa Kỳ đă kêu gọi dân Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho sự lây lan của COVID-19 tại Mỹ.

    Luật pháp trao cho Tổng thống quyền mở rộng sản xuất công nghiệp các vật liệu hoặc sản phẩm chính yếu v́ an ninh quốc gia và các lí do khác. Các nhà sản xuất khẩu trang lớn nhất tại Mỹ bao gồm 3M Corp và Honeywell International Inc.

    Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) Alex Azar nói với các nhà lập pháp trong tuần này rằng Mỹ cần một lượng dự trữ khoảng 300 triệu khẩu trang N95 - thiết bị bảo vệ hô hấp - để chống lại sự lây lan của virus. Mỹ hiện chỉ có sẵn một phần của số đó để sử dụng ngay lập tức, Bộ trưởng Azar nói trong phần khai chứng.

    Trong một cuộc gọi liên bộ hôm 26/2, các quan chức của HHS và Bộ An ninh Nội địa (DHS) đă thảo luận về khả năng viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc pḥng để sản xuất các “thiết bị bảo vệ cá nhân” có thể đeo/mặc để ngăn ngừa nhiễm trùng, Reuters dẫn lời một quan chức của DHS cho biết.

    Những thiết bị như vậy có thể bao gồm khẩu trang, găng tay và đồ liền thân.

    Bộ trưởng Azar phát biểu tại một phiên điều trần ở Quốc hội hôm 26/2 rằng Trung Quốc kiểm soát rất nhiều nguyên liệu thô cũng như năng lực sản xuất có liên quan đến khẩu trang.

    “Rất ít những thứ này dường như được sản xuất tại Mỹ, v́ vậy nếu chúng tôi phải sản xuất trong nước th́ điều này có thể sẽ nhọc nhằn,” quan chức của DHS nói với Reuters.

    Một quan chức Nhà Trắng xác nhận rằng chính quyền đang cân nhắc sử dụng luật này để thúc đẩy sản xuất đồ bảo hộ. Cả quan chức DHS và Nhà Trắng đều yêu cầu ẩn danh khi nói về vấn đề này.

    Viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc pḥng là một trong một số lựa chọn đang được chính quyền xem xét để chống lại virus, các quan chức cho biết, và chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra. Ông Trump đă viện dẫn luật này vào năm 2017 để giải quyết sự thiếu hụt công nghệ trong năng lực sản xuất vắc-xin và các mặt hàng khác như thiết bị vi điện tử.

    Luật này trao cho Tổng thống thẩm quyền rộng lớn để “tăng tốc và mở rộng cung cấp tài nguyên từ cơ sở công nghiệp của Hoa Kỳ để hỗ trợ các chương tŕnh quân sự, năng lượng, không gian và an ninh nội địa,” theo một bản tóm tắt trên website của Cơ quan Quản lư T́nh trạng Khẩn cấp Liên bang.

  10. #40
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TIN TỨC HOA KỲ

    KINH TẾ MỸ TỪ TỔNG THỐNG OBAMA ĐẾN TỔNG THỐNG DONALD TRUMP (TRỌNG ĐẠT)
    Tháng 2 27, 2020
    P1

    ‘…Chính sách của TT Trump khác hẳn các vị tiền nhiệm trong nhiều thập niên qua, không ai đoán trước được ông ta sẽ làm ǵ. TT Trump đánh Tầu dữ dội cả về kinh tế lẫn chính trị trong khi các chính phủ trước thích vuốt ve, làm ăn với nước đông dân nhất hành tinh này…

    Trước thời Obama

    Ngày 3-11-1992, Bill Clinton thắng ông Bush cha với tỷ lệ khá cao, hơn Bush cha 202 phiếu cử tri đoàn và gần 6 triệu phiếu phổ thông (1). Thời TT Bush cha thất nghiệp nhiều, kinh tế yếu kém (2) sang thời TT Clinton công ăn việc làm khá hơn nhiều nhờ sự bùng nổ của internet, high tech.

    Tại cuộc tranh cử ngày 7-11-2000, ông Bush con đắc cử với 271 phiếu cử cư đoàn, hơn cựu Phó Tổng Thống Al Gore chỉ có 5 phiếu. Ông đă thắng trên 30 tiểu bang, Al Gore chỉ thắng trên 20 tiểu bang. Ông Bush con lại thua Al gore 543,000 phiếu phổ thông toàn quốc (khoảng nửa triệu). Cuộc tranh cử giữa hai ông này gây tranh căi tốn nhiều giấy mực. Hiến Pháp ấn định ứng cử viên Tổng Thống nào được đủ 270 phiếu là đắc cử không kể đến phiếu phổ thông. Ông Bush con ở đây đă được 271 phiếu, dư sức trở thành Tổng Thống, Ṭa Bạch Ốc lại mang tên Bush một lần nữa.


    TT Bush cha

    Tuy nhiên v́ ông Bush con thắng ông Al Gore với tỷ lệ rất khít khao tại tiểu bang Florida (Bush chỉ hơn Gore khoảng một ngàn phiếu) nên người ta cho đếm lại. Theo Luật bầu cử, ai thắng phiếu Phổ thông tại tiểu bang nào sẽ chiếm được số phiếu Cử tri đoàn của Tiểu bang ấy. Hồi đó tại Florida có khoảng 6 triệu phiếu Phổ thông và 25 phiếu Cử tri đoàn. Khi đếm lại th́ ông Bush vẫn hơn ông Gore 537 phiếu Phổ thông, người Mỹ nói khi đếm lại Bush con hơn đối thủ tỷ lệ mỏng manh như lưỡi dao cạo (razor- thin margin) chỉ có 537 phiếu. T́nh cờ con số này lại vừa bằng toàn bộ số phiếu Cử tri đoàn của toàn quốc, một sự trùng hợp thật mầu nhiệm. Ông Bush con thắng cử không vẻ vang, nhưng dù thắng ít cũng vẫn làm Tổng Thống, kỳ này cá nhân tôi bỏ phiếu cho Al Gore nhưng cái số ông này không được làm Tông Tông nên chỉ thua đối thủ một tí tẹo, thật là đau như hoạn. Dù sao Dân Chủ đă làm hai nhiệm kỳ và người dân muốn đưa Cộng Ḥa lên thay. Dưới thời TT Bush con tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp. Stock lên cao, khi mới nhậm chức vài năm, tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp (US unemployment rate) nhưng ông bị sa lầy v́ cuộc chiến tranh Iraq vả lại cuối nhiệm kỳ bị Recession suưt gây khủng hoảng kinh tế, chứng khoán tụt đốc, hăng xưởng sa thải nhân công (3).

    Khủng bố đẫm máu hàng ngày diễn ra tại Iraq khiến dân vô cùng chán nản. Từ giữa năm 2008 tới ngày bầu cử Tổng thống, tháng 11- 2008 bỗng khủng hoảng tài chính diễn ra dữ dội, thị trường chứng khoán xuống dốc, có ngày Dow Jones mất gần 800 điểm, có ngày mất tiêu một ngàn tỉ, ngày nào cũng tụt xuống từ 700 tới 500 điểm, khủng hoảng kéo dài mấy tuần liên tiếp đă làm tiêu tan trên 8 ngàn tỉ Mỹ kim. Nhiều ngân hàng phá sản, hăng xưởng cho công nhân viên nghỉ hàng loạt... Biện pháp bail out lấy công quĩ 700 tỉ của chính phủ để cứu nguy thị trường chứng khoán y như muối bỏ biển.

    Cộng Ḥa đưa bà Sarah Palin trẻ đẹp ra làm ứng cử viên phó Tổng thống cho McCain nhưng cũng không cứu văn nổi t́nh thế. Mới đầu thăm ḍ cho thấy Cộng Ḥa lên điểm nhờ mỹ nhân kế nhưng rồi cũng tàn lụi dần.

    Về chi tiết xin nói thêm:

    Khi TT Bush con mới nhậm chức đầu năm 2001 chỉ số Dow Jones là 10,800 (coi Dow Jones Industrial Average- Wikipedia), tới ngày 9-10-2007 lên cao nhất từ trước đến 2007 là 14,176 điểm, sau đó nó tụt dần xuống đầu năm 2008 c̣n 13,000, tới 27-6-2008 xuống c̣n 11,346 ngày này được coi là Chứng khoán tuột dốc (Bear market), tới ngày bầu cử Tổng Thống 4-11 nó tụt xuống c̣n 9,625. Khiến cho McCain ứng cử viên Cộng Ḥa không c̣n hy vọng ǵ. Người dân hốt hoảng trước viễn tượng khủng hoảng kinh tế, uy tín của Cộng Ḥa bị phá sản, người dân quá sợ Con Voi


    Barack Obama

    Thời Obama

    Ứng cử viên Dân Chủ Obama hứa hẹn rất nhiều: “Change, yes we can” khiến giới trẻ rất hâm mộ, họ hô hào đi bầu cho đông, người ta tin tưởng ông sẽ làm một cuộc cách mạng thay đổi cả nước Mỹ. Obama lại được truyền thông, TV, báo chí phe ta ngày đêm cổ vơ ầm ĩ, ông có nhiều lợi điểm v́ trước mắt người ta quá chán Cộng Ḥa, họ dồn phiếu cho Dân Chủ. Obama thắng cử vẻ vang: ông được 365 phiếu Cử tri đoàn so với McCain 173 phiếu, hơn McCain 192 phiếu (gấp đôi), hơn McCain 9 triệu rưỡi phiếu phổ thông. Hạ Viện Dân Chủ thắng 21 ghế thành 257 ghế (53%), Thượng Viện thắng 8 ghế thành 57 ghế (57%), Cộng Ḥa 41, trước đó hai bên bằng nhau 49 ghế (Wikipedia).

    Dân Chủ đại thắng, họ lấy lại Ṭa Bạch Ốc, giữ ưu thế Lưỡng Viện Quốc Hội và cả Thống Đốc các tiểu bang tỷ lệ 32/24. Một bài b́nh luận trên báo tiếng Việt tại Quận Cam nói Cộng Ḥa tan như xác pháo trước sự phẫn nộ của người dân.

    Ai nấy vui mừng tin tưởng vào Obama như vị cứu tinh dân tộc, người sẽ phục hồi nền kinh tế do chính phủ trước để lại. Mới đâu TT Obama dùng biện pháp bail out, tháo khoán tiền để giúp các ngân hàng, các công ty phá sản và cứu thị trường chứng khoán.

    Ông dùng phương pháp bail out như ông Bush con nhưng với số tiền khổng lồ gấp bội lần, cứu được các ngân hàng khỏi phá sản, chận đứng sụp đổ của thị trường chứng khoán một thời gian. Dow Jones tháng 1, tháng 2 -2009 tụt thê thảm xuống dưới 7,000 rồi từ từ lên 7,000, 8,000… đến gần cuối năm lên 10,000, người dân cho là chính phủ đi đúng đường.

    Nhiều người biểu t́nh chống đối chính phủ lấy tiền thuế của dân để cứu các ngân hàng, hăng xe hơi… họ muốn bỏ cho nó chết luôn nên chính phủ cũng gặp trở ngại sau đó stock lại xuống dốc không phanh.


    Bill Clinton

    Obama bail out rất nhiều tiền để cứu trợ nhưng chỉ như muối bỏ biển khiến nợ công ngày càng tăng: khi ông nhậm chức Dow Jones chỉ c̣n 7,950, chưa đầy hai tháng sau vào ngày 9-3-2009 xuống đáy vực chỉ c̣n 6,546. Chưa có ai xài tiền nhiều như Obama khiến nợ công ngày càng tăng, khi măn nhiệm kỳ 2016 nó tăng lên tới 19,570 tỷ (gần 2,000 tỷ), được coi là kinh hoàng nhất từ xưa đến nay (4). Cuối năm 2000 nợ công của TT Clinton là 5 ngàn tỷ rưỡi, TT Bush con khoảng 10 ngàn tỷ. Người dân tin tưởng ủng hộ TT Obama tràn trề hy vọng ông sẽ ra tay cứu văn khủng hoảng kinh tế. Lễ nhậm chức Tổng Thống của Obama đầu năm 2009 thật là huy hoàng với chi phí một trăm triệu đô la, tốn kém và danh giá nhất từ trước đến nay. Hai năm trôi qua, người ta tưởng ông có phép lạ cứu nguy khủng hoảng kinh tế, đem lại việc làm nhưng tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao. Cuối năm 2008 khi ông Bush bàn giao cho ông Obama tỷ lệ thất nghiệp là 7.3, tháng 10- 2010 nó leo lên 10 chấm.

    Obama càng cứu chữa th́ t́nh trạng càng thê thảm hơn. Người dân và các nhà đầu tư hốt hoảng rút tiền tại ngân hàng gây khủng hoảng nhiềm tin, trương mục tiết kiệm 401 K của những người đi làm dành dụm bị hao hụt nặng. Tính đến cuối năm 2009 Obama đă bail out tới 3 ngản tỷ (5), thật là khủng khiếp. Chính phủ xài tiền quá nhiều để kích thích nền kinh tế nhưng không thấy hiệu quả, trợ cấp cho công ty hăng xưởng, ngân hàng tạo lên tính ỷ lại.

    Người dân bất măn v́ không có việc làm, họ biểu t́nh chống chính phủ Obama đầy đường đầy chợ, họ mang nhiều biểu ngữ: Đâu? Việc làm của chúng tôi đâu? Ông hứa hẹn thay đổi, cách mạng đem lại việc làm cho chúng tôi đâu? Cuối nhiệm kỳ TT Bush con 2008 người dân quá chán Cộng Ḥa nhờ đó Dân Chủ thắng lớn, nay người ta lại chán ngấy Dân Chủ. Cuối năm 2008 người ta tưởng như Cộng Ḥa sẽ không bao giờ ngóc đầu dậy được, Dân Chủ đại thắng sẽ được ngự trị lâu dài, nhưng ngày vui qua mau, sự nghiệp của Dân Chủ bắt đầu xuống dốc và Cộng Ḥa lại được người dân chiếu cố. Người dân thay đổi ư kiến luôn, khi Cộng Ḥa làm dở người ta bầu cho Dân Chủ và bây giờ Dân Chủ quá tệ người ta lại cần tới Cộng Ḥa.

    Cuộc bầu cử Quốc Hội giữa nhiệm kỳ ngày 2-11-2010 Cộng Ḥa đại thắng vẻ vang, tại Hạ Viện họ lấy được 63 ghế (sáu mươi ba ghế), đó là mức thắng Hạ Viện lớn nhất từ năm 1938 đến nay (Republicans made their largest gain in House seats since 1938). Tại Thượng Viện Cộng Ḥa lấy thêm 6 ghế (thành 47 ghế) nhưng chưa đạt được đa số, tổng cộng Cộng Ḥa thắng 69 ghế (sáu mươi chín ghế) (Wikipedia). Cử tri bầu cho Cộng Ḥa giữ Hạ Viện để kiểm soát chính sách chi tiêu của chính phủ. Ngoài ra Cộng Ḥa cũng chiếm giữ đa số Thống Đốc các tiểu bang, trước đây Dân Chủ chiếm 32 tiểu bang, Cộng Ḥa 24, nay đổi ngược lại Cộng Ḥa chiếm 32, Dân Chủ chỉ c̣n 24 (6)

    Từ 2012 tỷ lệ thất nghiệp thời TT Obama xuống dần (coi trong US unemployment by year) năm 2011 c̣n 8.5, năm 2012 c̣n 7.9, năm 2013 c̣n 6.7, năm 2014 c̣n 5.6, 2015 c̣n 5.00, 2016 c̣n 4.7. Sau hai nhiệm kỳ tỷ lệ thất nghiệp từ 10 chấm mới xuống c̣n 4.7 là quá chậm.

    Khi Obama nhậm chức Dow Jones xuống c̣n 7,949 (20-1-2009) đến tháng ngày 9-3, chưa đầy 2 tháng nó tụt xuống c̣n 6,747. Từ năm 2010 và 2011 thị trường chứng khoán bắt đầu lên lại, người ta khen ông Obama cứu được thị trường chứng khoán nhưng tỷ lệ thất nghiệp xuống rất chậm. Cuối năm 2010 Dow Jones lên được 11,570, cuối năm 2012 lên 13,000, cuối 2013 lên 16,500, cuối 2014 lên 18,000, cuối năm 2015 xuống c̣n 17,420, cuối 2016 lên 19,700 (7)

    Tăng trưởng kinh tế thời TT Obama rất chậm, chưa bao giờ đạt tới 3 chấm:

    Năm 2009 tăng trưởng -2.5, năm sau 2010 tăng 2.5, năm 2011 tăng 1.6, 2012 tăng 2.2, năm 2013 tăng 1.7, năm 2014 tăng 2.5, năm 2015 tăng 2.6, năm 2016 tăng 1.9. (The Obama economy in 10 charts, Eonomic growth). Chính sách kinh tế của Obama bị chỉ trích là tăng trưởng tŕ trệ, trong quá khứ kinh tế Mỹ đă tăng trung b́nh hơn 3%. (One of the biggest criticisms of Obama's economy is that growth has been sluggish. Historically, the

    U.S.economy has expanded 3% or more a year, on average)

    Tính trung b́nh một năm tăng trưởng chỉ có 1.6.

    Kinh tế bị suy yếu không lên nổi, ông đổ cho Bush con nhưng ông này chỉ chịu trách nhiệm năm 2008 do thị trường địa ốc sụp đổ. Obama phải cứu chữa nhưng mọi biện pháp của chính phủ không hiệu quả. Người dân vẫn qui trách nhiệm cho Obama v́ ông hứa hẹn nhiều quá, vả lại năm 2009, 2010... khi Obama đă vào Ṭa Bạch Ốc hai năm nhưng kinh tế vẫn tiếp tục suy thoái, thất nghiệp cao, chứng khoán tuột dốc... khiếp đảm hơn thời TT Bush con khiến người dân hốt hoảng .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •