Page 10 of 10 FirstFirst ... 678910
Results 91 to 98 of 98

Thread: Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

  1. #91
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Hàn Quốc: TT Moon Jae In đ̣i làm sáng tỏ vụ thảm sát thường dân ở Gwangju năm 1980


    Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, ngày 10/05/2020 tại Nhà Xanh. © REUTERS - KIM MIN HEE
    Tú Anh
    40 năm trước, vào ngày 18/05/1980, quân đội Hàn Quốc dập tắt trong biển máu một cuộc nổi dậy đ̣i dân chủ ở Gwangju, chiếc nôi của phe tả. Một ngày trước lễ tưởng niệm, trong chương tŕnh đặc biệt dành cho đài truyền h́nh địa phương MBC, tổng thống Hàn Quốc yêu cầu phải làm sáng tỏ danh tính, trách nhiệm của những người ra lệnh dùng quân đội đàn áp thường dân cách nay 40 năm.


    Vào tháng 5 năm 1980, một năm sau khi tổng thống Park Chung Hee bị giám đốc mật vụ Nam Hàn KCIA hạ sát, chính quyền Hàn Quốc do tướng Chun Doo Hwan lănh đạo. Tại Gwangju, 270 km ở phía nam thủ đô, xảy ra một cuộc nổi dậy của sinh viên và đông đảo dân cư địa phương chống chế độ quân phiệt. Trong ṿng 10 ngày, hàng ngàn binh sĩ Nhảy Dù được điều động. Đàn áp được mô tả rất tàn bạo, có cả trực thăng vơ trang, bắn vào đám đông. Số liệu chính thức nói có 200 người chết, 1.800 bị thương. Tuy nhiên, theo Yonhap, một số nguồn khác cho rằng thiệt hại nhân mạng thật sự c̣n cao hơn nhiều.

    Theo yêu cầu của Seoul, một số tài liệu lịch sử đă được Hoa Kỳ giải mật và công bố hôm thứ Sáu 15/05/2020.

    Vào thời điểm xảy ra khủng hoảng Gwangju, đại sứ Mỹ William Gleysteen được tướng Lee Hui Sung, người trách nhiệm thi hành thiết quân luật tại Gwangju, cảnh báo : Ảnh hưởng Cộng sản rất mạnh trong giới sinh viên địa phương đe dọa sinh tồn của Nam Hàn. Nếu không dập tắt cuộc nổi dậy, Nam Hàn sẽ bị Cộng sản hóa như Việt Nam năm năm trước đó.

    Ngoài tướng Lee Hui Sung c̣n ai nữa?
    Đối với tổng thống Hàn Quốc, "vẫn c̣n nhiều mưu toan che giấu hay bóp méo sự thật". "Chưa biết ai là người ra lệnh nổ súng và dùng trực thăng bắn vào dân. Đâu là trách nhiệm pháp lư sau cùng của quyết định này".

    Theo Yonhap, biến cố Gwangju cho đến nay vẫn là nguồn gây tranh căi chính trị và ư thức hệ gây bất ḥa trong nội bộ Hàn Quốc, kể cả trong giới khoa bảng và chính trị, cho dù đất nước đă dân chủ hóa. Nhiều vị cho rằng phong trào sinh viên Gwangju thân Cộng sản Bắc Triều Tiên.

    Có lẽ một phần v́ thế, tổng thống Moon Jae In tuyên bố thêm là ông muốn làm sáng tỏ sự thật, không phải để trừng phạt những người có trách nhiệm. Mục tiêu sâu xa là để thực hiện ḥa giải dân tộc và đoàn kết quốc gia.

  2. #92
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Căng thẳng thương mại với Trung Quốc, doanh nghiệp Úc có thể t́m thị thường khác


    Thịt ḅ Úc được bày bán tại siêu thị Walmart ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 23/09/2019. Ảnh minh họa. REUTERS - Tingshu Wang
    Minh Anh
    Bộ trưởng Thương Mại Úc, ông Simon Birmingham, ngày 17/05/2020 cảnh báo các chính sách can thiệp trong hoạt động giao thương « khó lường » của Bắc Kinh có nguy cơ đẩy các nhà sản xuất Úc t́m kiếm các thị trường mới.


    Trả lời phỏng vấn hăng truyền h́nh ABC’s Insiders, bộ trưởng Thương Mại Úc c̣n nói thêm rằng việc đa dạng thị trường cũng đang được khuyến khích v́ những rủi ro trên. Ông cho biết đă đề nghị đồng nhiệm Trung Quốc mở các cuộc thương lượng về vấn đề giao thương nhưng chưa được phía Bắc Kinh đáp trả. Ông khẳng định : « Chúng tôi sẵn sàng mở cuộc thương thuyết này cho dù c̣n có nhiều vấn đề khó khăn cần thảo luận ».

    Ông Birmingham tuyên bố Úc vẫn bảo lưu quyền kiện Trung Quốc trước Tổ Chức Thương Mại Thế Giới nếu như Bắc Kinh áp thuế nhập khẩu lúa mạch của Úc.

    Quan hệ Úc - Trung Quốc trở nên căng thẳng sau khi chính quyền Canberra đưa ra những lời cáo buộc Bắc Kinh can dự vào chuyện nội bộ của Úc và bày tỏ quan ngại trước tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại vùng Thái B́nh Dương.

    Căng thẳng dường như c̣n tăng thêm một nấc khi chính phủ Úc gần đây đ̣i mở một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc dịch virus corona, sau những lời chỉ trích của tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Bắc Kinh sẽ gánh lấy hậu quả nếu không nh́n nhận trách nhiệm của ḿnh trong nạn dịch này.

    Chính quyền Canberra nhấn mạnh là lời kêu gọi mở điều tra về đại dịch, rất có thể bắt nguồn từ khu chợ buôn bán động vật hoang dă ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, không mang tính chính trị nhắm vào Bắc Kinh.

  3. #93
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Nhật Bản - Con Nợ Lớn Không Bao Giờ “Vỡ Nợ”


  4. #94
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Nhật Bản : Suy thoái kinh tế v́ Covid-19


    Màn h́nh lớn chiếu cảnh thủ tướng Nhật Shinzo Abe họp báo về dịch Covid-19, trên một phố ở khu Kabukicho, Tokyo, Nhật, ngày 14/05/2020 REUTERS - ISSEI KATO
    Thanh Hà
    Tăng trưởng của Nhật giảm trong hai quư liên tiếp, GDP trong ba tháng đầu năm 2020 sụt giảm 3,4 %. Theo thống kê sơ bộ của chính phủ Nhật được công bố ngày 18/05/2020 nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới chính thức lâm vào suy thoái chủ yếu do tác động virus corona gây nên. Tuy nhiên giới phân tích lo ngại t́nh h́nh sẽ xấu đi nghiêm trọng trong ba tháng sắp tới.



    Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles phân tích :

    "Theo giới phân tích tại Tokyo, kinh tế Nhật sẽ giảm 22 % tính theo nhịp độ của cả năm trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6/2020. Đây sẽ là mức sụt giảm tệ hại nhất trong lịch sử. Tiêu thụ chiếm đến một nửa nền kinh tế Nhật bị sa sút do biện pháp tăng thuế trị giá gia tăng TVA đang từ 8 lên 10 % được áp dụng từ tháng 10 năm ngoái, thêm vào đó và chủ yếu là do khủng hoảng về y tế. Kim ngạch xuất khẩu giảm 6 % trong ba tháng đầu năm 2020. Tập đoàn xe hơi Toyota dự phóng mức lăi giảm 80 % trong năm nay, tức là tính cho tới cuối tháng 3/2021.

    Chính quyền đă dỡ bỏ t́nh trạng khẩn cấp trên một phần lớn lănh thổ, nhưng biện pháp này vẫn được duy tŕ tại thủ đô Tokyo và ở nhiều thành phố lớn cho đến hết tháng 5. Tokyo cũng đă bơm thêm gần 1.000 tỷ euro vào cỗ máy kinh tế dưới h́nh thức tín dụng và các khoản trợ cấp cho doanh nghiệp. Nội các của thủ tướng Abe chuẩn bị kế hoạch đầu tư vào các công ty vừa và lớn đang bị dịch bệnh làm suy yếu. Mục tiêu đề ra là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này dễ dàng được ngân hàng cấp tín dụng, tránh để bị phá sản. Tuy nhiên các biện pháp của chính phủ bị chỉ trích là chưa đủ và đă được ban hành quá trễ. Sẽ phải mất ít nhất hai năm kinh tế Nhật Bản mới có thể phục hồi do guồng máy hành chính quá chậm chạp, theo như đánh giá của kinh tế gia Martin Schulz thuộc tập đoàn Fujitsu tại Tokyo".

  5. #95
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Nhật Bản muốn thắt chặt hơn quan hệ với Đài Loan sau khi bà Thái nhậm chức
    Thanh Thuỷ•Thứ Năm, 21/05/2020 • 639 Lượt Xem
    Sau khi Tổng thống Thái Anh Văn chính thức bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai ngày hôm qua 20/5, phát ngôn viên chính phủ và Chánh Văn pḥng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết Nhật Bản mong muốn sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ với Đài Loan, theo Japan Times.


    Bà Thái Anh Văn (giữa), đứng cạnh Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và Chánh văn pḥng nội các Nhật Yoshihide Suga (Ảnh: Japan-forward.com)
    “Chúng tôi muốn chúc mừng Tổng thống Thái Anh Văn với nhiệm kỳ thứ hai,” ông Suga phát biển trong cuộc họp báo.

    Đài Loan là “một đối tác quan trọng và một người bạn đáng quư,” cùng chia sẻ các giá trị cơ bản với Nhật Bản, ông Suga nói, mong muốn hai bên sẽ cùng thắt chặt quan hệ đối tác kinh tế và tăng cường trao đổi với nhau hơn nữa.


    Trong sách xanh ngoại giao thường niên phát hành hôm 19/5 vừa qua, Nhật Bản đă gọi Đài Loan là “đối tác cực kỳ quan trọng” – một sự tăng cấp so với mô tả năm ngoái khi chỉ gọi Đài Loan là “đối tác quan trọng.”

    Để làm nổi bật thêm tầm quan trọng của mối quan hệ giữa hai quốc gia, năm nay sách xanh của Nhật cũng dành hẳn một trang riêng cho Đài Loan, gấp đôi không gian so với phiên bản 2019.



    Bà Thái, thuộc đảng Dân chủ tiến bộ (DPP), đă giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 1 năm nay với số ủng hộ kỷ lục sau khi bà phản đối chính sách “một quốc gia, hai chế độ” của Trung Quốc Đại lục.

    Trong khi đó, Bắc Kinh tiếp tục ngăn chặn nỗ lực của Đài Bắc nhằm tăng cường sự công nhận quốc tế của ḥn đảo này. Gần đây nhất, Đài Loan đă không thể tham gia vào hội nghị năm nay của WHO với tư cách là quan sát viên mặc dù được nhiều quốc gia, gồm cả Nhật Bản, ủng hộ và đưa ra lời kêu gọi.

    Sách xanh Nhật Bản năm nay cũng lần đầu tiên nhấn mạnh rằng Nhật Bản sẽ “liên tục hỗ trợ” Đài Loan trong việc đạt được vị thế quan sát viên tại Hội đồng Y tế Thế giới.

    Trong cuộc họp báo, ông Suga bày tỏ sự cảm kích với người dân Đài Loan v́ “sự ủng hộ nồng ấm” của họ với Nhật Bản trong đại dịch. Đài Loan đă tặng 2 triệu khẩu trang cho Nhật Bản vào tháng 4 khi nước này đang thiếu hụt khẩu trang do nhu cầu tăng cao.

    Thanh Thuỷ

  6. #96
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Covid-19 làm đảo lộn tham vọng chính trị của Shinzo Abe

    Trong buổi lễ tại Tokyo ngày 24/07/2019, đánh dấu một năm trước khi bắt đầu Thế vận hội Tokyo 2020.
    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu trong buổi lễ tại Tokyo ngày 24/07/2019, đánh dấu một năm trước khi bắt đầu Thế vận hội Tokyo 2020. © Behrouz MEHRI / AFP
    Minh Anh
    Covid-19 phá hỏng tham vọng chính trị của thủ tướng Nhật Bản ; Giới khoa học truy lùng Covid-19 trong nước thải ; Pháp t́m cách lưu giữ kư ức thảm họa Covid-19 trên mạng và Du lịch Thụy Điển trả giá v́ chính phủ không áp dụng lệnh phong tỏa. Trên đây là những nội dung chính của tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.


    Covid-19 làm lu mờ ánh hào quang của thủ tướng Abe
    Dịch virus corona chủng mới, bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc đă làm chao đảo đời sống thường nhật của hàng triệu con người trên khắp hành tinh và gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng cũng như kinh tế. Và ngành công nghiệp thể thao thế giới cũng không thể tránh khỏi « trận cuồng phong » Covid-19.

    Không chỉ làm cho nhiều giải thi đấu quốc tế như Ṿng đua xe đạp nước Pháp, Giải quần vợt Roland Garros bị đ́nh chỉ, Covid-19 c̣n đe dọa đến các tham vọng địa chính trị của nhiều nước như Qatar, muốn dùng thể thao như một quân cờ cho các mục tiêu chiến lược.

    Covid-19 c̣n phá hỏng cả những tham vọng chính trị của nhiều lănh đạo thế giới. Sau tổng thống Nga, Vladimir Putin, bị Covid-19 tước mất quyền tổ chức lễ duyệt binh hùng hậu mừng ngày chiến thắng phát xít Đức 9/5, đến lượt thủ tướng Shinzo Abe cũng bị Covid-19 « chiếm đoạt » mất cơ hội để phô trương h́nh ảnh đất nước và cũng như đánh bóng uy tín chính trị của ḿnh, khi phải hoăn ngày tổ chức Thế Vận Hội Mùa Hè Tokyo năm 2020 sang năm 2021.

    Chuyên gia địa chính trị, Pascal Boniface, Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS, trên kênh truyền h́nh Arte, nhận định đây thật sự là một thảm họa cho nước Nhật và bản thân thủ tướng Shinzo Abe.

    « Đây là một thảm họa kinh tế. Nhật Bản sẽ bị thiệt hại đến 3 tỷ đô la, thật sự là một vố nặng. Hơn nữa, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn biến Thế Vận Hội này thành một thắng lợi, một thắng lợi cá nhân. Bởi v́ ông Abe có lẽ đă muốn dùng sự kiện thể thao này cho một nhiệm kỳ mới và vượt mọi kỷ lục thời gian cầm quyền. Ông cũng muốn dùng sự kiện này để thông qua một chương tŕnh cải tổ Hiến Pháp. Giờ th́ ông sẽ không có được thời khắc vinh quang quan trọng này.

    Nhưng Thế Vận Hội mùa hè đối với Nhật Bản c̣n là một cách để thể hiện ḿnh, nhất là với Trung Quốc, quốc gia từng tổ chức sự kiện thể thao này năm 2008. Giữa Tokyo và Bắc Kinh vẫn luôn có một sự cạnh tranh mạnh mẽ. Hơn nữa, là một nước rất phát triển, Nhật Bản cũng muốn nhân kỳ Thế Vận Hội dành cho người khuyết tật để phô trương chính sách cho người khuyết tật, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Nhật Bản sẽ bị tước mất diễn đàn này, nhưng họ sẽ được tổ chức vào năm tới.

    Tuy nhiên, vụ việc để lại hậu quả nghiêm trọng cho thủ tướng Abe hơn là cho chính nước Nhật. Đối với đất nước, Thế vận chỉ bị hoăn có một năm, nhưng với ông Shinzo Abe, lịch tŕnh chính trị của cá nhân ông đă hoàn toàn bị xáo trộn. »

    Hệ thống cống rănh : Nơi trú ngụ sau cùng của Covid-19
    « Nếu như nước thải ở cống rănh có thể giúp chống lây lan Covid-19 ? ». Đây chính là điều mà nhiều nhà dịch tễ học chuyên về xử lư nước thải đang nghĩ đến.

    Vào lúc một nước Châu Âu bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa, nhiều nhà khoa học cho rằng phân tích nước thải có thể giúp tránh một đợt lây nhiễm mới. Giáo sư Davey Jones, ngành Khoa học Môi trường, trường đại học Bangor, giải thích với kênh truyền h́nh quốc tế Pháp France 24 : « Phần đông người dân biết là virus corona được lây truyền qua những giọt nước li ti để đi vào trong phổi. Nhưng điều ít được biết đến là người ta c̣n thải virus ở trong phân. Những ǵ chúng tôi đang quan sát đơn giản chỉ là đoạn người ta thải ra ở toa-lét ».

    Nhiều nghiên cứu cho thấy là virus Covid-19 có thể được t́m thấy trong nước thải. Nghiên cứu do cơ quan làm sạch nước thải của Paris chứng minh được có sự tương ứng giữa mật độ virus cao trong nước cống rănh với số ca bị nhiễm bệnh tại thành phố. Ông Davey Jones cho biết tiếp : « Chúng tôi có thể theo dơi số lượng virus trong nước thải và sử dụng các dữ liệu này để xác định xem có bao nhiêu người trong dân cư bị nhiễm bệnh. Đây là một công cụ bổ sung để t́m hiểu xem liệu các biện pháp như phong tỏa có hiệu quả hay không. »

    Theo France 24, tiến tŕnh này cũng đă từng được sử dụng để chống bệnh sốt bại liệt, hay để t́m hiểu t́nh trạng kháng thuốc trụ sinh ở gia súc chăn nuôi. Một số nhà khoa học đánh giá là kỹ thuật này ít tốn kém hơn và nhanh hơn so với một chiến dịch tầm soát trên diện rộng, như nhận xét của Alex Corbishley, bác sĩ thú y tại Roslin Institute:

    « Qua việc phân tích nhiều phần khác nhau tại một đường ống thoát nước, chúng tôi sẽ có thể thu thập được nhiều mẫu phân quan trọng từ hàng trăm, ngàn ngàn, thậm chí là hàng triệu người. Điều này cho phép chúng tôi có một suy đoán về mức độ lây nhiễm ngay trong ḷng một bộ phận dân cư, mà không cần phải đi ra ngoài và gơ cửa từng nhà để lấy mẫu từng cá nhân. »

    Dù vậy, các nhà khoa học nhắc lại rằng virus corona chủng mới không thể lây truyền qua nước thải. Nhà nghiên cứu Davey Jones nói : « Tôi hoàn toàn hiểu rơ nỗi sợ của người dân nhưng chẳng có ǵ phải đáng lo cả. Covid-19 chỉ lây truyền từ người qua người qua những giọt nước li ti. Khi virus thâm nhập trong hệ thống cống rănh, chúng đă bị mất tác dụng. Nước thải không là một nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng. »

    Pháp lưu giữ kư ức dịch Covid-19 trên mạng
    Cuối tháng Giêng năm 2020, chủ đề về virus corona bắt đầu nở rộ trên các trang mạng của Pháp. Trước tầm mức của hiện tượng, Thư viện Quốc gia Pháp (BNF) mở một chiến dịch sưu tập đặc biệt, như là đă từng làm đối với vụ tấn công khủng bố ở Paris năm 2015, hay phong trào « Áo Vàng ».

    Một trong những chủ đề trỗi dậy đầu tiên là việc từ chối kỳ thị cộng đồng người Hoa với từ khóa #JeNeSuisPasUnVirus (Tôi không phải là một con virus). Hiện tại, khoảng 100 thủ thư ở Paris và ở các vùng đang thu lượm hàng teraoctet dữ liệu nhờ vào một rô-bốt lập tŕnh khá mạnh.

    Trả lời đài RFI, bà Tiphaine Vacqué, trợ lư giám đốc cơ quan lưu chiểu tại BNF, cho rằng chương tŕnh này không thể thu thập hết toàn bộ, nhưng cho thấy sự phong phú của các bài đăng trên mạng. Bà nói : « Với bộ sưu tập này, chúng tôi đề cập đến mọi khía cạnh của xă hội hiện nay bị dịch bệnh làm chao đảo : các vấn đề y khoa, xă hội, chính trị… Chúng tôi t́m lại các chủ đề có tính chất liên ngành như về nữ quyền, đời sống gia đ́nh, các cuộc bầu cử ».

    Vẫn theo bà Tiphaine Vacqué, bộ sưu tập này được lấy lại một phần những ǵ đăng trên trang mạng liên quan đến virus corona, mà không cần phân biệt quan điểm. « Việc nạp bản được áp dụng theo nguyên tắc không đánh giá về thẩm mỹ hay đạo đức của tác phẩm được lưu trữ tại BNF. Người ta không thể phỏng đoán về những ǵ sẽ hấp dẫn một nhà nghiên cứu trong những năm hay những thế kỷ tới. »

    Trước một cơn đại dịch đang làm chao đảo cuộc sống nhân loại, BNF vẫn trung thành với nhiệm vụ nạp bản, được hoàng đế François Đệ Nhất quy định trong sắc lệnh năm 1537 : Tránh cho kư ức nhân loại bị thất lạc.

    Không áp dụng lệnh phong tỏa, du lịch Thụy Điển trả giá ?
    Vào lúc dịch bệnh Covid-19 có xu hướng giảm cường độ tại châu Âu, Thụy Điển lại có một bảng tổng kết đầy tương phản về t́nh h́nh dịch virus corona chủng mới. Một mặt, người dân nước này không bị áp đặt lệnh phong tỏa như nhiều nước khác tại châu Âu. Nhưng mặt khác, nước này lại có tỷ lệ tử vong so với số dân cao nhất giữa các nước Bắc Âu. Kết quả là trong khi biên giới được mở khắp nơi tại châu Âu, th́ các láng giềng của Thụy Điển lại không muốn mở cửa biên giới của họ với nước này.

    Từ Stockholm, thông tín viên Frédéric Faux giải thích :

    Nhật báo Thụy Điển Aftonbladet không thể che giấu nỗi lo lắng : Nếu như Thụy Điển bị ʺruồng bỏʺ trong kỳ nghỉ hè này th́ sao ? Liên Hiệp Châu Âu khuyến nghị mở cửa biên giới trở lại, khi khuyến khích những nước nào có cùng cảnh ngộ đối phó dịch bệnh th́ cùng làm với nhau. Chính như thế mà người ta thấy các nước nói tiếng Đức lập một không gian du lịch không ràng buộc chỉ dành riêng cho các đồng hương của họ. Các nước vùng Baltic cũng làm tương tự. Nhưng tại vùng Bắc Âu, th́ mọi việc lại không như thế.

    Ở Đan Mạch, phe đối lập chẳng hạn muốn mở rộng lệnh cấm lưu trú đă được áp dụng đối với người Thụy Điển, ngoại trừ những lao động ở biên giới. Tại Na Uy, người ta yêu cầu những công dân nào đă đến Thụy Điển phải tuân thủ biện pháp cách ly 10 ngày. C̣n Phần Lan th́ áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt ở biên giới.

    Chính là nhằm chấm dứt t́nh trạng cô lập này mà thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven liên tục giải thích, nhất là cho các hăng thông tấn nước ngoài : ʺChúng tôi chưa bao giờ đóng cửa biên giới của chúng tôi với các nước khác trong Liên Hiệp. Chúng tôi nghĩ rằng Ủy Ban Châu Âu đă sáng suốt cho khởi xướng một cuộc đối thoại về cách thức mở cửa trở lại biên giới có phối hợp hơn so với lúc đầu cuộc khủng hoảng, khi mà một số nước đóng cửa biên giớiʺ.

    Chỉ có điều là, với một tỷ lệ tử vong 380 người cho một triệu dân, và virus dường như đă nhiễm bệnh cho một phần tư dân số thành phố Stockholm, t́nh h́nh dịch bệnh tại Thụy Điển rơ ràng là khác hẳn so với các nước láng giềng.

  7. #97
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Covid-19 : Tổng thống Hàn Quốc trấn an dân trước ngày mở cửa lại trường học


    Máy đo thân nhiệt được lắp tại các trường học ở Hàn Quốc. Ảnh minh họa chụp tại một trường học ở Chungju, Hàn Quốc, ngày 20/05/2020. REUTERS - Yonhap News Agency
    Minh Anh
    Thứ Tư, 27/05/2020, khoảng 2,37 triệu học sinh Hàn Quốc sẽ trở lại trường học. Thế nhưng, dịch bệnh lại nổ ra lẻ tẻ ở một số nơi. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In ngày 26/05/2020 cam kết chính phủ sẽ nỗ lực bằng mọi giá để chận đà lây nhiễm virus corona chủng mới.


    Theo Yonhap, việc mở cửa lại trường học ngày mai là bước thứ hai trong kế hoạch b́nh thường hóa từng giai đoạn hệ thống học đường bị dịch Covid-19 gây xáo trộn. Giai đoạn này sẽ cho phép đánh giá mức độ thành công hay thất bại của biện pháp « cách ly trong đời sống thường nhật » đang được thực hiện, theo như nhấn mạnh của tổng thống Moon Jae-In trong cuộc họp hội đồng bộ trưởng.

    Nguyên thủ Hàn Quốc trấn an rằng trong trường hợp phát hiện một ca nhiễm virus corona chủng mới ở trường học, một « hệ thống ứng phó khẩn cấp » sẽ được kích hoạt theo như một cẩm nang hướng dẫn.

    Tổng thống Moon khẳng định chính phủ sẽ phối hợp các giới chức địa phương gia tăng kiểm soát thực địa các cơ sở có « nguy cơ cao », như các câu lạc bộ và pḥng hát karaoke, những nguồn và là cầu nối cho một chuỗi lây nhiễm mới đây. Ông cảnh báo mối nguy lây nhiễm vẫn sẽ c̣n đó cho đến khi nào t́m được vác-xin.

  8. #98
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Căng thẳng Ấn Độ - Trung Quốc tại biên giới


    Ảnh minh họa. Nữ quân nhân Ấn Độ đi tuần ở biên giới giáp Bangladesh. Ảnh chụp ngày 11/08/2014. REUTERS - JAYANTA DEY
    Trọng Nghĩa
    Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc ngày 28/05/2020 vẫn tiếp tục đối đầu với nhau tại khu vực Ladakh ở biên giới đang tranh chấp giữa hai bên trên cao nguyên dăy Hy Mă Lạp Sơn (Himalaya). Cách nay ba tuần, lính Trung Quốc đă vượt qua đường ranh giới và chạm trán với lực lượng Ấn Độ trấn giữ khu vực. Từ đó đến nay, hai bên đã gởi quân tăng viện đến vùng Ladakh.



    Giới phân tích gắn liền hành vi của Trung Quốc tại vùng biên giới với Ấn Độ với động thái lấn lướt tương tự nhắm vào Hồng Kông và Đài Loan, nhằm chứng minh quyền kiểm soát của Bắc Kinh không hề suy yếu sau cuộc khủng hoảng virus corona.

    Từ New Delhi, thông tín viên RFI Sébastien Farcis tường trình:

    Vào ngày 05/05, khoảng 250 binh sĩ Trung Quốc được cho là đă xâm nhập lănh thổ Ấn Độ, tiến vào khu vực tranh chấp Ladakh, gây ra một cuộc xô xát bằng gậy gộc, làm cho 100 binh sĩ bị thương. Bốn hôm sau, một cuộc tấn công tương tự đă diễn ra ở vùng giáp giới bang Sikkim, xa hơn về phía đông.

    Bắc Kinh dường như muốn dằn mặt New Delhi, vốn đã cho xây dựng những tuyến đường và phi đạo mới ở vùng Ladakh để triển khai quân đội. Tuy nhiên, theo chuyên gia Harsh Pant, giám đốc nghiên cứu tại trung tâm tham vấn độc lập Observer Research Foundation ORF, New Delhi, hành vi gây hấn mới này của Trung Quốc đồng thời là một thông điệp cảnh cáo chính trị nhắm vào Ấn Độ.

    Theo chuyên gia Harsh Pant, “Ấn Độ đă thay đổi chính sách đối với Trung Quốc kể từ cuộc khủng hoảng virus corona, đã ủng hộ yêu cầu điều tra về nguồn gốc của virus và nhất là hai nghị sĩ Ấn Độ đă dự lễ tuyên thệ nhậm chức của nữ tổng thống Đài Loan, điều chưa từng thấy từ trước đến nay”.

    Chuyên gia Ấn Độ cho rằng thái độ mới của New Delhi bắt nguồn từ nhận định là cho đến nay, Trung Quốc không hề đếm xỉa đến thái độ nhạy cảm của Ấn Độ trên vấn đề Pakistan, vậy tại sao Ấn Độ lại không làm như vậy với Đài Loan? Do đó, theo ông Harsh Pant, "Đài Loan có thể trở thành một công cụ mới trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ".

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, gặp khó khăn kể từ cuộc khủng hoảng Covid-19, dường như đang tìm cách chứng tỏ ông vẫn giữ quyền kiểm soát trên các vùng biên giới đang tranh chấp đúng vào lúc Quốc Hội Trung Quốc đang họp.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 16-11-2014, 02:57 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 23-07-2014, 04:16 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 19-04-2012, 02:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •