Page 5 of 10 FirstFirst 123456789 ... LastLast
Results 41 to 50 of 98

Thread: Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

  1. #41
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Dịch Covid-19: Hàn Quốc phát 3 triệu khẩu trang cho người có nguy cơ cao


    Người dân Hàn Quốc xếp hàng mua khẩu trang tại một trung tâm thương mại ở Seoul ngày 27/02/2020. REUTERS/Heo Ran

    Theo Yonhap, Hàn Quốc hôm qua, 03/04/2020, quyết định kéo dài giai đoạn ‘‘giăn cách xă hội’’ thêm hai tuần, trong bối cảnh dịch bệnh tuy chững hẳn, nhưng vẫn có nguy cơ bùng lên trở lại. Chính quyền Seoul quyết định phân phối thêm hơn 3 triệu khẩu trang cho những người lao động làm việc trong các môi trường có nguy cơ nhiễm virus cao nhất, bao gồm người lao động nước ngoài.


    Thông tín viên Frédéric Ojardias tường tŕnh từ Seoul :

    ‘’3,65 triệu khẩu trang sẽ được bộ Lao Động phân phát cho các tài xế tắc-xi, tài xế xe buưt, người làm nghề đưa hàng, từ đây cho đến ngày 08/05. Hàng trăm ngh́n người lao động nước ngoài, không có quyền được nhận 2 khẩu trang/tuần của hệ thống phân phối quốc gia từ đầu dịch đến nay, cũng sẽ được phát khẩu trang lần này. Nhiều người trong số họ làm việc trong các ngành công nghiệp và cung ứng.

    Các nhân viên làm việc tại các trung tâm giao dịch với khách hàng qua điện thoại cũng nhận được khẩu trang. Đây là môi trường có nguy cơ truyền virus cao, v́ các nhân viên nói suốt ngày và làm việc trong các văn pḥng, nơi khoảng cách giữa người này với người kia là rất gần. Hồi giữa tháng 3, một ổ dịch đă được phát hiện tại một trung tâm giao dịch qua điện thoại ở Seoul, buộc chính quyền phải tổ chức xét nghiệm hàng trăm nhân viên và cư dân tại khu vực trụ sở văn pḥng.

    Kể từ đầu khủng hoảng đến nay, đại đa số người Hàn Quốc mang khẩu trang, đôi khi bằng vải, nếu như không có ǵ tốt hơn, ngay khi họ bước chân ra ngoài. Đây cũng là một thói quen ở Hồng Kông, Đài Loan hay Nhật Bản. Điều này dường như giải thích một phần cho việc dịch bệnh lan truyền chậm hơn tại các quốc gia này.

    Virus gây bệnh Covid-19 có thể truyền đi qua những tia nước bọt. Chính v́ vậy, mang khẩu trang, cho dù không phải là khẩu trang y tế, cũng tạo ra một rào cản đầu tiên, đặc biệt cho phép bảo vệ những người khác. Những người mang virus, tuy ở thể lành tính, không có triệu chứng nào, cũng có thể làm lây nhiễm virus sang người khác, mà không hay biết. Hàn Quốc dường như đă thành công trong việc kiểm soát dịch, và không buộc phải phong toả toàn bộ dân cư, cho dù đă trải qua một đỉnh dịch hồi đầu tháng 3’’.

  2. #42
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Tại sao Đài Loan được Trời phù hộ trong dịch viêm phổi Vũ Hán?- Tinh Hoa TV chuyên đề


  3. #43
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    ĐÀM PHÁN BẤT THÀNH: Lính Triều Tiên NỔ TUNG Đê số 5 Đập Tam Hiệp,
    TQ di tản gấp 500.000 giữa đêm

    Tin Không Thể Kiểm Chứng


  4. #44
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    ☀ĐÊM QUA-Triều Tiên Khai Hoỏa SIÊU TÊN LỬA Nhắm Bắn BAC-KINH, T.C.B̀NH Tiêu That Rồi

    Tin Không Thể Kiểm Chứng? Có phải từ Giao Chỉ Hán Gian tung hỏa mù ?


  5. #45
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Người Nhật coi nhẹ Covid-19, không tuân thủ khuyến cáo pḥng dịch


    rung tâm Tokyo giữa những ngày dịch Covid-19, mặc dù chính quyền kêu gọi mọi người hăy ở trong nhà. (Ảnh chụp ngày 28/03/2020) REUTERS - Issei Kato

    Nhật là nước bị dịch Covid-19 khá nặng ở châu Á, với 4000 ca nhiễm và 80 người chết cùng số ca nhiễm mới vẫn tăng mỗi ngày. Chính phủ không áp dụng phong tỏa dân cư ngoài các khuyến cáo pḥng trừ. Người dân Nhật vẫn đến các nơi tập trung đông người.

    Những thói quen này đang gây lo ngại cho chính quyền khi mà vài ngày qua số người nhiễm mới ở thủ đô Tokyo tăng gấp 4 lần và ngày càng có nhiều người trẻ nhiễm virus.

    Thông tín viên RFI, Bruno Duval gửi về bài phóng sự :



    Có dịch hay không th́ rất đông thanh niên Tokyo tiếp tục đi quán bar, hộp đêm, hát karaoké. Chính quyền khuyên can rất nhiều không nên đến những nơi thông gió kém như vậy, nhưng thông điệp vẫn không được ai để ư.

    « Virus này không làm tôi quá sợ, một thanh niên quả quyết. Thực ra th́ 8/10 ca là nhẹ ». Một thanh niên khác đứng cạnh nói : « Đây là con virus già. Tôi c̣n trẻ và khỏe. Dù sao, nếu tôi bị nhiễm virus, tôi sẽ đẩy nó ra khỏi người ḿnh bằng cách nhảy như điên cả đêm ».

    C̣n một cô gái khác cho biết : « Tôi biết virus này giết chết rất nhiều người ở nước ngoài, tôi xem trên truyền h́nh thấy thế….nhưng tôi cảm thấy nó ở rất xa. Thực sự tôi không cho rằng ḿnh cũng có thể bị nhiễm ».

    Ngay cả những thanh niên ư thức được nguy hiểm vẫn mạo hiểm đến các cơ sở giải trí như thế.

    « Vô lư, rơ ràng ở nhà sẽ tốt hơn », một người trong nhóm thanh niên có ư kiến. Trong khi một người khác giải thích : « trong những hộp đêm thế này rất ồn ào, để nói chuyện được với nhau người ta phải gào hét và ở khoảng cách rất gần. Chắc chắn như thế sẽ càng làm tăng nguy cơ lây nhiễm ».

    « Giam ḿnh trong nhà mọi buổi tối, như thế tôi sẽ không chịu nổi », một chàng trai thốt lên như vậy.

    « Sau một ngày làm việc, tôi phải đi uống bia cho tới tối muộn mới về. Cuộc sống của tôi sẽ là địa ngục nếu không như thế. Tôi sẽ không chịu được », một người khác thêm vào.

    Nhưng người già chắc hẳn cũng không thể làm gương cho giới trẻ. Rất đông người cao tuổi, bất chấp dịch bệnh, vẫn cứ đến các pḥng đầy kín người đặt các máy đánh bạc mà người Nhật gọi là « Pachinko »

  6. #46
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Nhật điều chế thành công thần dược và sẵn sàng cung cấp miễn phí cho Thế Giới




  7. #47
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Trung Quốc tiếp tục gây náo loạn chống lại Đài Loan giữa đại dịch viêm phổi Vũ Hán
    B́nh luậnMộc Miên • 08:13, 06/04/20• 48 lượt xem



    Nhân viên sân bay đang xịt khử trùng cho hành khách khi họ đến sân bay quốc tế Đào Viên ở Đài Loan vào ngày 19 tháng 3 năm 2020. (Sam Yeh / AFP qua Getty Images)

    Trong khi các nước trên thế giới đang tập trung vào việc ngăn chặn đại dịch viêm phổi Vũ Hán, th́ Trung Quốc lại chuyển hướng sang đẩy mạnh các mục tiêu địa chính trị trong một loạt các hoạt động quân sự gần đây, đặc biệt nhắm mục tiêu vào Đài Loan.

    Bắc Kinh đang thực hiện các cuộc diễn tập quân sự để gây áp lực lên chính phủ của quốc đảo Đài Loan (do Tổng thống Thái Anh Văn lănh đạo). Đất nước này đă nhận rất nhiều lời tán thưởng từ cộng đồng quốc tế v́ ngăn chặn được virus Corona Vũ Hán lây lan, mặc dù khoảng cách địa lư của ḥn đảo này rất gần với Trung Quốc Đại lục.

    The Epoch Times tuyên bố trong một bài xă luận ngày 18/3 rằng virus này cần được gọi là virus ĐCSTQ, bởi v́ tên gọi này sẽ “buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm v́ đă coi thường mạng sống nhân loại và từ đó gây ra đại dịch toàn cầu.

    “Trung Quốc đă đưa ra mục tiêu chính trị để tấn công chính quyền Thái Anh Văn, với cáo buộc rằng chính phủ này đă ‘dựa vào đại dịch’ để t́m kiếm sự độc lập chủ quyền dân tộc khỏi Trung Quốc, giáo sư Kuo Yu-jen thuộc Viện Trung Quốc và Châu Á-Thái B́nh Dương của Đại học Quốc lập Đài Loan, đă chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn. Ông cũng là giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu chính sách quốc gia (INPR) - một tổ chức tư nhân có trụ sở tại Đài Bắc.

    Hoa Kỳ sau đó đă thể hiện sự hỗ trợ quân sự cho Đài Loan.

    ĐCSTQ chống lại Đài Loan
    Quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan rất căng thẳng, v́ Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xem Đài Loan chỉ như một tỉnh lẻ đang “nổi loạn”. Thậm chí khi quốc đảo này tuyên bố ḿnh đă là một quốc gia độc lập, có chính phủ, bầu cử, quân đội và hiến pháp riêng.

    Bà Thái đă nêu rơ điều này trong một cuộc phỏng vấn với đài British Broadcasting Corp (BBC) vào giữa tháng 1/2020, bà đă thẳng thắn nêu rơ các quan điểm về chủ quyền của Đài Loan, và nói rằng không cần phải tuyên bố Đài Loan là một quốc gia độc lập: “V́ chúng tôi đă là một quốc gia độc lập và chúng tôi là Trung Hoa Dân Quốc".

    Trong một chương tŕnh nghị sự của Bắc Kinh tại Đài Loan nhằm thuyết phục công dân Đài Loan chấp nhận thống nhất với Đại Lục, ông Kuo nói rằng sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân Đài Loan đối với bà Thái trong việc đối phó với đại dịch đă khiến Bắc Kinh phải “cố chịu”.

    Kể từ tháng 2/2020, đă có ít nhất bốn trường hợp máy bay phản lực quân sự Trung Quốc bay gần không phận Đài Loan.

    Vào ngày 9/2, một số máy bay quân sự của Trung Quốc, bao gồm phi cơ tiêm kích J-11, đă bay từ eo biển Bashi ở phía Nam Đài Loan, đi qua phía Tây Thái B́nh Dương, và sau đó đến eo biển Miyako ở phía Bắc Đài Loan.

    Theo Bộ Quốc pḥng Đài Loan cho hay, vào ngày hôm sau, một nhóm các máy bay phản lực Trung Quốc đă hộ tống một máy bay ném bom H-6 nhanh chóng vượt qua đường trung tuyến của eo biển Đài Loan, trước khi trở về không phận Trung Quốc. Một máy bay ném bom H-6 khác bay qua vùng biển phía Tây Nam Đài Loan vào ngày 28/2.

    Vào ngày 16/3, các máy bay của Trung Quốc bao gồm phi cơ tiêm kích J-11 và máy bay cảnh báo sớm KJ-500 đă bay qua vùng biển phía Tây Nam Đài Loan và tiếp cận không phận kiểm tra đảo, một khu vực mà máy bay phải cung cấp thông tin cá nhân trước khi bay vào hoặc ra. Chiếc máy bay rời đi sau khi bị máy bay Đài Loan phát hiện.

    Bà Thái đă lên án các động thái của Bắc Kinh trên trang twitter của bà vào ngày 24/3.

    “Trong khi thế giới đang phải vật lộn với sự ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, th́ các cuộc diễn tập quân sự của Trung Quốc xung quanh Đài Loan lại tiếp tục gia tăng mà không suy giảm.”


    Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu tại buổi tiệc thiết đãi kiều bào tại Los Angeles trong chuyến thăm Los Angeles vào ngày 12/8/2018. (Ringo Chiu / Reuters)
    Bà nói thêm: “Cho dù đó là pḥng thủ quốc gia hay ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, lực lượng vũ trang của chúng tôi vẫn cảnh giác như mọi khi”.

    Kuo cho biết các động thái quân sự vừa qua của Trung Quốc là trùng khớp với hàng loạt lời tuyên truyền “hoa mỹ” của các kênh truyền thông chính thống Trung Quốc và truyền thông địa phương “thân” Bắc Kinh tại Đài Loan, với mong muốn chống lại chính phủ Đài Loan, “trong một nỗ lực để gây áp lực chính trị”.

    Vào ngày 7/2, tờ báo “diều hâu” của Trung Quốc Global Times đă đăng tải một bài viết ​​trích dẫn lời của Văn pḥng Sự vụ Đài Loan: “Đảng dân tiến đă thất bại trong việc lợi dụng quyền hạn của ḿnh để ‘khai thác đại dịch’ nhằm tuyên bố sự độc lập của quốc đảo Đài Loan”.

    Tổng thống Thái Anh Văn là thành viên của đảng Dân Tiến - đảng có đa số thành viên trong cơ quan lập pháp duy nhất của quốc đảo này.

    Một tuần sau, tờ báo Tân Hoa Xă của nhà nước Trung Quốc cáo buộc Đảng Dân Tiến “là ổ dịch gây ra việc bùng phát virus corona”. Và đây là lời của một quan chức tại Văn pḥng Sự Vụ Đài Loan: “Đảng Dân Tiến đă vấp phải một thất bại đáng xấu hổ”.

    Ư đồ chính trị của ĐCSTQ
    Việc tổ chức các cuộc diễn tập quân sự cũng chỉ để phục vụ cho mục đích chính trị quan trọng của chủ tịch nước Trung Quốc - ông Tập Cận B́nh. Kuo nói: Đây là một “phép thử” ḷng trung thành của các lực lượng quân sự Trung Quốc khi đứng trước những lời chỉ trích về sự tắc trách của Bắc Kinh trong việc bùng phát dịch bệnh.

    Kuo cho biết “Các cuộc diễn tập của quân đội nhằm để thực thi các mệnh lệnh từ Quân Ủy Trung ương Trung Quốc. Đứng đầu là chủ tịch Tập, đây là cơ quan hàng đầu của ĐCSTQ xử lư các vấn đề về quân sự”.

    Nói cách khác, chủ tịch Tập đang diễn tập quân sự để khẳng định quyền lực của ḿnh và ngăn chặn một cuộc đảo chính chính trị, Kuo cho biết.

    Gần đây ông trùm bất động sản Trung Quốc Nhậm Chí Cường đă mất tích sau khi ông công khai chỉ trích chủ tịch Tập Cận B́nh v́ đă thất bại trong các chiến dịch kiểm soát dịch bệnh bùng phát. Điều này, khiến các nhà phân tích suy đoán rằng cuộc đấu đá phe phái trong ĐCSTQ đang gia tăng. Ông Nhậm, con trai của cựu quan chức cấp cao của ĐCSTQ Nhậm Tuyền Sinh, từng là Thứ trưởng Bộ thương mại trước khi ông nghỉ hưu năm 1983, được coi là một “hoàng thân” của Đảng.


    Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), chủ tịch của Hua Yuan Group, có bài phát biểu trong Diễn đàn kinh tế cao cấp năm 2006 tại Câu lạc bộ quốc tế Luxehills ở Thành Đô, Trung Quốc vào ngày 7 tháng 1 năm 2006... (Ảnh Trung Quốc / Ảnh Getty)
    Cư dân mạng Trung Quốc cũng bày tỏ sự phẫn nộ về việc che giấu virus thời kỳ đầu của chính quyền Bắc Kinh. Nhiều người đă kêu gọi tự do ngôn luận sau khi bác sĩ nhăn khoa Lư Văn Lượng, một trong tám nhân viên y tế đầu tiên đăng tải tin tức trên mạng xă hội để cảnh báo về “một bệnh viêm phổi không rơ tên” vào cuối tháng 12/2019 và đă chết sau khi nhiễm virus từ một bệnh nhân. V́ bài đăng trên trang cá nhân của ḿnh nên ông Lư đă bị cảnh sát địa phương bắt phạt với lư do “tung tin đồn thất thiệt”.

    Trong tổng số năm khu quân sự của Trung Quốc, Kuo cho biết ông Tập muốn kiểm tra sự trung thành của các thành viên trong khu quân sự phía Đông và Nam, v́ họ được giao nhiệm vụ chủ yếu là đối đầu với lực lượng quân sự của Hoa Kỳ và Đài Loan.

    Phản ứng của Hoa Kỳ
    Quân đội Hoa Kỳ đă tỏ thái độ ngay lập tức trước sự khiêu khích quân sự của Trung Quốc đối với Đài Loan, Kuo nói, các tàu và máy bay phản lực của Mỹ vẫn đang hoạt động gần Đài Loan kể từ tháng 2/2020.

    Vào ngày 15/2, Hạm đội 7 của Hoa Kỳ tuyên bố trên Facebook rằng, tàu tuần dương tên lửa USS Chancellorsville (CG-62) đă đến Biển Đông từ Biển Hoa Đông. Trong khi hải quân Mỹ không hề chỉ định tuyến đường nào cho các tàu chiến của Mỹ. Sau đó, Bộ Quốc pḥng Đài Loan đă xác nhận CG-62 đă đi qua eo biển Đài Loan.

    Vào ngày 25/03, hăng Thông tấn Trung ương (CNA) do chính phủ Đài Loan điều hành báo cáo có một máy bay trinh sát EP-3E của Hải quân Hoa Kỳ đang bay trên vùng biển gần bờ biển phía Tây Nam Đài Loan.

    Ngày hôm sau, Hạm đội Thái B́nh Dương Hoa Kỳ đă viết trên Twitter rằng tàu tuần dương tên lửa USS McCampbell đă đi qua eo biển Đài Loan một ngày trước đó.

    Vào ngày 31/3, máy bay P-3C của Hải quân Hoa Kỳ đă bay qua vùng biển phía Nam Đài Loan. Theo CNA, đây là lần thứ tư máy bay quân sự của Hoa Kỳ đă bay đến gần không phận Đài Loan.

    “Hoa Kỳ đang ngầm tuyên bố rằng Trung Quốc không thể đơn phương thay đổi thành chính sách Một Trung Quốc”, ông Kuo nói thêm rằng Đạo luật Sáng kiến Bảo vệ và Tăng cường Đồng minh Quốc tế Đài Loan (Đạo luật TAIPEI) cũng có cùng mục đích như trên.


    Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết: “Chúng tôi xin chân thành cảm ơn @POTUS đă kư đạo luật #TAIPEI. Đạo luật thể hiện sức mạnh của mối quan hệ giữa Đài Loan và Hoa Kỳ. Điều này đă mở đường cho các trao đổi song phương mở rộng, trong khi vẫn giữ được phần lănh thổ của đất nước trước chiến dịch cưỡng chế độc đoán của Trung Quốc”.


    外交部 Ministry of Foreign Affairs, ROC (Taiwan) 🇹🇼

    @MOFA_Taiwan
    Our sincere thanks to @POTUS for signing #TAIPEIAct into law. The bill reflects the strength of #Taiwan-#US ties. It also paves the way for expanded bilateral exchanges while preserving the country's international space in the face of authoritarian #China's campaign of coercion.

    View image on Twitter
    3,205
    7:33 AM - Mar 27, 2020
    Twitter Ads info and privacy
    1,015 people are talking about this
    Tổng thống Donald Trump đă kư Đạo luật TAIPEI vào ngày 27/3, một đạo luật tăng cường hỗ trợ quân sự của Mỹ đối với Đài Loan trên phạm vi quốc tế.

    Cảnh báo sớm từ Đài Loan
    Để cô lập Đài Loan, Trung Quốc đă “chặn” Đài Loan gia nhập các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và tham gia vào chính sách “ngoại giao bằng đô la” để lôi kéo các đồng minh của Đài Loan chuyển sang công nhận ngoại giao với Bắc Kinh.

    Từ năm 2009 đến 2016, các Bộ trưởng Y tế Đài Loan, đă tham gia Hội nghị Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết định của WHO, với tư cách là quan sát viên. Nhưng kể từ năm 2017, Trung Quốc đă ngăn cản việc Đài Loan tham gia hội nghị này cũng như bất kỳ cuộc họp nào của WHO.

    Phó tổng thống Đài Loan Chen Chien-jen (Trần Kiến Nhân) cho biết quốc đảo này đă cảnh báo cho WHO về nguy cơ lây truyền từ người sang người của một căn bệnh truyền nhiễm như bệnh viêm phổi ở Trung Quốc vào ngày 31/12 năm ngoái.

    Vào tháng 1/2020, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Đài Loan cũng đă cử hai chuyên gia y tế đến các thành phố của Trung Quốc để điều tra. Tại cuộc họp báo được tổ chức ở Đài Loan sau chuyến đi kéo dài bốn ngày, các chuyên gia cho biết họ không thể loại trừ khả năng virus có thể lây truyền từ người sang người.

    Bắc Kinh đă không công khai thừa nhận việc truyền từ người sang người cho đến ngày 20/1.

    V́ WHO không để tâm đến những cảnh báo sớm của Đài Loan, nên Liên Hợp Quốc cần cải cách lại và chào đón Đài Loan gia nhập, để các nước khác có thể học hỏi những bài học quan trọng về sức khỏe cộng đồng từ Đài Loan, Kuo nói.

    “Đài Loan đă trở thành h́nh mẫu trong đợt pḥng chống dịch bệnh bùng phát này. Tôi hy vọng các nước trên thế giới có thể nhận ra rằng vị trí địa lư của Đài Loan rất gần với Trung Quốc”, ông Kuo nói.

    Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hiểu rơ, “chính quyền Trung Quốc có xu hướng che đậy dịch bệnh trên diện rộng”, khiến cho Đài Loan trở thành một nguồn thông tin trọng yếu trong đại dịch.

    Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo và Thượng nghị sĩ Cory Gardner (R-Colo.) đă bày tỏ sự ủng hộ để Đài Loan tham gia tổ chức WHO.

    Mộc Miên

    Theo The Epoch Times

  8. #48
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Ấn Độ cấm xuất cảng thuốc trị sốt rét Hydroxychloroquine
    Apr 5, 2020 cập nhật lần cuối Apr 5, 2020

    Trạm sát trùng được lập ra khắp mọi ngă đường thủ đô New Delhi. (H́nh: ARUN SANKAR/AFP via Getty Images)
    NEW DELHI, Ấn Độ (NV) – Chính phủ Ấn Độ vừa ban hành lệnh cấm xuất cảng toàn bộ thuốc sốt rét Hydroxychloroquine.

    Thông báo ngày Thứ Bảy, 4 Tháng Tư, đăng trên trang thông tin Cục Ngoại Thương Ấn Độ cho biết, nước này cấm xuất cảng toàn bộ thuốc sốt rét hydroxychloroquine và các loại thuốc có công thức tương tự, ngoại trừ trường hợp đặc miễn, theo Bloomberg News trích dẫn.

    Ngay từ Tháng Ba, cơ quan này đă hạn chế xuất cảng loại thuốc trên, chỉ cho phép các ngoại lệ hạn chế trên căn bản nhân đạo và hoàn tất các hợp đồng trước đó.

    Lệnh cấm này phản ánh mối quan tâm ngày một càng gia tăng của Ấn Độ trước sự lây lan nhanh chóng của COVID-19 tại quốc gia có 1.3 tỷ dân này.

    Tính đến Chủ Nhật, 5 Tháng Tư, Ấn Độ có 3,588 ca nhiễm bệnh, 99 tử vong.

    Dù những con số liên quan đến bệnh dịch c̣n rất thấp so với nhiều quốc gia khác, Ấn Độ đă ban hành cách ly toàn quốc trong ba tuần lễ, bắt đầu từ ngày 25 Tháng Ba.


    Người dân Ấn xếp hàng nhận khẩu phần hàng ngày trong thời gian áp dụng cách ly toàn quốc. (H́nh: Yawar Nazir/Getty Images)
    Trong cuộc họp cập nhật t́nh h́nh bệnh dịch tại Ṭa Bạch Ốc, Thứ Bảy, 4 Tháng Tư, Tổng Thống Donald Trump cho biết ông đă nói chuyện với Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi về các đơn đặt hàng của Mỹ từ trước.

    Thủ tướng Ấn trả lời sẽ thận trọng cân nhắc sự việc này, theo Tổng Thống Trump tường thuật.

    Giá loại thuốc sốt rét Hydroxychloroquine tăng vọt trên thị trường quốc tế sau khi Tổng Thống Donald Trump tuyên bố thuốc này là “bửu bối” để chống bệnh COVID-19 trong ngày 19 Tháng Ba.

    Giới chức y tế Hoa Kỳ, trong thời gian đó, c̣n dè dặt về việc dùng thuốc này chữa trị COVID-19.

    Măi cho đến 30 Tháng Ba, Cơ Quan Kiểm Soát Thuốc Hoa Kỳ (FDA) mới chuẩn thuận khẩn cấp việc cho phép sử dụng thuốc sốt rét Chloroquine hay Hydroxychloroquine dùng chữa COVID-19 dưới sự chỉ định và theo dơi của bác sĩ.

    Trong thời gian qua, nhiều báo cáo riêng lẻ từ một số quốc gia như Trung Quốc, Pháp, và Nam Hàn cho biết dùng Hydroxychloroquine và Chloroquine chữa trị thành công bệnh COVID-19, trong một số thử nghiệm từ 20 đến 30 bệnh nhân.

    Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu sâu trên phạm vi rộng lớn, để bảo đảm tính đồng nhất về công hiệu của loại thuốc này trong việc chữa trị loại virus mới COVID-19, cũng như theo dơi những phản ứng phụ mà loại thuốc này gây ra.

    Để có sự hiểu biết rơ ràng như vậy đ̣i hỏi những công tŕnh nghiên cứu kéo dài nhiều năm. (MPL)

  9. #49
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Pakistan nhận được khẩu trang viện trợ của Trung Quốc làm từ đồ lót
    B́nh luậnMinh Thanh • 12:47, 06/04/20• 21101 lượt xem


    H́nh ảnh một công xưởng sản xuất khẩu trang của Trung Quốc (Ảnh: STR/AFP via Getty Images)

    Trong khi virus Corona Vũ Hán đang lây lan trên toàn thế giới, chính quyền Trung Quốc tích cực hỗ trợ nước ngoài các vật tư pḥng chống dịch và mưu đồ trở thành "vị cứu tinh toàn cầu". Tuy nhiên khẩu trang xuất khẩu và bộ kit xét nghiệm nhanh của Trung Quốc liên tiếp bị tố cáo là không đủ tiêu chuẩn. Gần đây ngay cả ‘anh em thân thiết’ Pakistan cũng tố cáo Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rằng: khẩu trang viện trợ thực ra lại được làm từ đồ lót!

    Bắc Kinh và Pakistan có quan hệ rất mật thiết. Theo báo International Business Times, mới đây quan chức của ĐCSTQ đă yêu cầu Pakistan mở biên giới vào ngày 1/4 để cho phép viện trợ y tế của Trung Quốc vào nước này. Trong bức thư của Đại sứ quán Trung Quốc gửi Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết đây là vật tư y tế do tỉnh trưởng Khu tự trị Tân Cương gửi cho Pakistan, bao gồm 200.000 khẩu trang thông thường, 2.000 khẩu trang N-95, 5 máy thở và 2.000 dụng cụ xét nghiệm, 2.000 bộ quần áo bảo hộ.

    Nhưng bài báo chỉ ra rằng cái gọi là "đồ viện trợ y tế chất lượng cao" lại là những chiếc khẩu trang N95 làm từ đồ lót. Một người dẫn truyền h́nh của Kênh Tin tức Pakistan khi đưa tin này đă tức giận nói: "China ne chuna laga diya!”. Câu này có nghĩa là "Trung Quốc thực sự đă lừa dối chúng ta".

    Sau khi ông Gaurav Arya, một chuyên gia chiến lược và thiếu tá kỳ cựu nổi tiếng của Ấn Độ, chia sẻ thông tin này của Pakistan trên Twitter, đă làm dấy lên phản ứng lớn trong cộng đồng mạng. Cư dân mạng cũng đăng lại thông tin lên Reddit - diễn đàn lớn nhất ở Hoa Kỳ. Cư dân mạng nước ngoài liên tiếp b́nh luận: "Việc này thật quá đáng", "nếu Trung Quốc gọi Pakistan là bạn mà c̣n dám làm như thế, th́ thử nghĩ xem họ sẽ làm ǵ với các nước khác", "chúng tôi muốn trả lại hàng", "Vâng… chúng tôi muốn đeo khẩu trang, không phải áo lót".


    Major Gaurav Arya (Retd)

    @majorgauravarya
    China promised to send top quality N-95 masks to Pakistan. When the consignment landed, Pakistanis found that China had sent masks made of underwear.

    Pakistani anchor says “China ne Choona laga diya”. #ChineseVirusCorona
    https://twitter.com/i/status/1246278491735113730
    Embedded video
    32.5K
    11:28 PM - Apr 3, 2020
    Twitter Ads info and privacy
    18.1K people are talking about this
    Gần đây, liên tiếp có những tin tức phản ánh về đồ tiếp viện y tế của ĐCSTQ không đủ tiêu chuẩn, bao gồm khẩu trang N95 và bộ kit xét nghiệm nhanh. Nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Cộng ḥa Séc và Tây Ban Nha phát hiện là chúng không thể sử dụng được. Một số quốc gia bắt đầu từ chối “viện trợ” của ĐCSTQ.

    Mặt khác, trong khi ĐCSTQ đă quyên góp ồ ạt cho "các quốc gia đối tác chiến lược", th́ các y bác sĩ ở tuyến đầu nhiều địa phương của Trung Quốc lại bị thiếu vật tư trong thời gian dài, một số người Trung Quốc cũng nói rằng không có đủ khẩu trang.

    Minh Thanh

    Theo Sound of Hope

  10. #50
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Cuộc chạy đua tranh giành nguồn cát thiên nhiên


    Xe tải chở cát tại bang Texas, Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày 13/02/2019. Reuters

    Sau nước ngọt, cát là nguồn tài nguyên cần thiết nhất đối với đời sống của loài người. Để bảo đảm cho nhu cầu tiêu thụ của nhân loại ngày càng lớn, các nhà cung cấp cát đang lao vào một cuộc chạy đua giành nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Hậu quả kèm theo là từ Âu sang Á, các mạng lưới buôn lậu cát ngày càng tung hoành. Tạp chí được phát lần đầu ngày 13/08/2019



    Tại Ấn Độ, các đường dây buôn cát bất hợp pháp nguy hiểm không thua các tổ chức tội phạm mafia ở Ư. Trên đây là kết quả cuộc điều tra do đài phát thanh Pháp Radio France và một nhóm các phóng viên thuộc tổ chức Forbidden Stories công bố hồi tháng 5/2019.

    Khi nói đến công nghiệp khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mọi người nghĩ ngay đến những mỏ vàng, mỏ kim loại, mỏ dầu khí ..., ít người nghĩ đến những mỏ cát trên thế giới. Nhưng đấy lại là một thị trường trị giá 200 tỷ đô la một năm. Cát hiện diện trong gần như mọi vật thể bao quanh chúng ta, từ điện thoại thông minh đến cốc, chén, phân bón hay thuốc đánh răng, từ lốp xe hơi đến thuốc sơn móng tay...

    Christian Buchet, giám đốc trung tâm nghiên cứu về Biển, trường Công Giáo Paris, ghi nhận khoáng chất trong cát được dùng để làm rất nhiều việc. Cũng chính v́ thế mà buôn cát là một dịch vụ hái ra tiền.

    Chuyên giaPascal Peduzzi, giám đốc khoa học thuộc Chương T́nh Bảo Vệ Môi Trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP/PNUE) đưa ra một vài con số về nhu cầu của hành tinh :

    "Mỗi ngày, b́nh quân, một đầu người tiêu thụ khoảng 18 kư cát, như vậy là chúng ta tiêu thụ từ 40 đến 50 tỷ tấn một năm. Đây là một khối lượng khổng lồ tương đương với một dải cát có chiều rộng 27 mét, dầy 27 mét và chiều dài tương đương với đường xích đạo. Trong bất kỳ công tŕnh xây dựng nào, chúng ta cũng cần phải có cát".

    Ngành xây dựng và mục tiêu lấn biển

    Ngành xây dựng là khu vực tiêu thụ cát lớn nhất : 70 % cát được rút ra từ ḷng đất. Để xây một ngôi nhà b́nh thường ta cần trung b́nh 200 tấn cát ; 3.000 tấn cho phép xây được một bệnh viện. C̣n để xây được một cây số đường xa lộ th́ cần có được 30.000 tấn.

    Theo các số liệu chính thức của tổ chức bảo vệ môi trường Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc hiện nay là nguồn tiêu thụ cát lớn nhất thế giới, 57 % cát khai thác trên hành tinh đổ về thị trường đông dân nhất toàn cầu này ; đứng thứ nh́ là Singapore. Để so sánh khối lượng tiêu thụ của Trung Quốc cao gấp 25 lần so với của Hoa Kỳ và trong giai đoạn từ 2011 đến 2013 khối lượng xi măng tiêu thụ tại Trung Quốc tương đương với của Hoa Kỳ trong suốt thế kỷ 20.

    Trở lại với trường hợp giữa ông khổng lồ Trung Quốc và một nước Singapore tí hon: Trung Quốc rộng lớn với nhiều băi sa mạc hùng vĩ, những ḍng trường giang... và những mỏ cát với trữ lượng rất lớn. Singapore không có được những lợi thế đó nên phải nhập khẩu cát từ nước ngoài, chủ yếu là từ các nước láng giềng như Malaysia, Indonesia, Sri Lanka, Philippines Miến Điện hay Cam Bốt và cả Việt Nam. Christian Buchet, trung tâm nghiên cứu về Biển giải thích :

    "Singapore trong vài thập niên lấn ra biển đến 120 km2. Ở đây chúng ta miễn bàn về tác động đối với môi trường, đối với hệ động thực vật, nhưng rơ ràng là để lấn ra biển như vậy Singapore đă phải nhập khẩu không biết bao nhiêu là cát. Những quốc gia mà phải bán cát th́ hậu quả trực tiếp là nước biển tràn vào bờ, đất canh tác và mạch nước bị nhiễm mặn. Cũng chính v́ mất hết cả cát ở ven bờ cho nên khi bị sóng thần, nước tràn sâu hơn vào đất liền. Đất bị sạt lở. Khai thác cát quá độ là một tai họa đối với các loài sinh và động vật, và là một thách thức đối với nhân loại".

    Không chỉ có Singapore mà cả Hồng Kông hay Dubai cũng áp dụng chiến thuật lấn biển. Những ḥn đảo bị đe dọa nhận ch́m trong ḷng đại đương v́ mực nước biển dâng cao, như đảo Maldive (Ấn Độ Dương) hay Kiribati (Thái B́nh Dương) ... cần hàng triệu tấn cát để đắp đê. Trung Quốc trong công cuộc bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông cũng cần đến cát.

    Hiểm họa môi trường

    Cát có hai ưu thế vừa nhiều và dễ khai thác, lại vừa rẻ. Giá một tấn cát dao động từ 8 đến 12 đô la. Các tập đoàn khai thác có thể xúc cát từ ḷng đại dương, sông ng̣i hay các mỏ cát.

    Có điều như Chirsitan Buchet vừa giải thích, hoạt động khai thác cát quá độ làm hủy hoại môi trường thiên nhiên và môi trường sống của không ít con người. Pascal Peduzzi giám đốc khoa học thuộc Chương T́nh Bảo Vệ Môi Trường của Liên Hiệp Quốc cho biết :

    "Đây thực sự là một sự tàn phá môi trường. Khi chúng ta tàn phá một ḍng sông, th́ tất cả những ngôi làng chung quanh, tất cả những cư dân sống nhờ vào con sông đó bị đe dọa. Như vậy thành phần này phải bỏ làng đi nơi khác kiếm sống và thường th́ họ về sống ở thành thị. Nghĩa là phải có nhà ở cho những người này. Các công tŕnh xây dựng đó đ̣i hỏi nhiều sỏi cát. Trái đất đang nóng lên và hiện tượng biến đổi khí hậu đă và đang dẫn đến nhiều vấn đề như ô nhiễm không khí, và đa dạng sinh thái bị đe dọa, nhưng chúng ta không ngờ là phải giải quyết thêm một vấn đề khác xuất phát từ việc khai thác cát đến cạn kiệt".

    Chuyên gia của Liên Hiệp Quốc này lo ngại khi thấy một số quốc gia tại Đông Nam Á, trong đó có Cam Bốt và Philippines hay Miến Điện, xem ngành xuất khẩu cát là một trong những cột trụ để phát triển. Cam Bốt năm 2016 xuất khẩu 7,7 triệu tấn cát và 89 % trong số này được dành để bán cho Sigapore.

    Một bài phóng sự của báo Les Echos hồi tháng 2/2018 cho thấy tại khu rừng chàm Koh Sralau, Cam Bốt, các hoạt động khai thác cát trong khu vực bảo tồn thiên nhiên này tăng nhanh trong những năm gần đây. Hậu quả kèm theo là có từ 70 đến 90 % các loại thực vật bị tuyệt chủng.

    Các đường dây tội phạm được bao che

    Ư thức được mối đe dọa đối với môi trường, các nước xuất khẩu cát ban hành một loạt các lệnh cấm hoặc giới hạn khai thác và xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Nhưng tại nhũng quốc gia bị lũng đoạn v́ tham nhũng, luật pháp chỉ có trên giấy tờ.

    Điều tra của nhóm phóng viên đài Radio France với Forbidden Stories hồi tháng 5/2019 xoáy vào trường hợp của bang Uttar Pradesh, miền nam Ấn Độ. Đây là nơi mà hồi tháng 6/2015, nhà báo độc lập Jagendra Sink điều tra về một đường dây khai thác cát bất hợp pháp đă bị thiêu sống. Hồ sơ mà ông theo dơi liên quan đến một viên chức địa phương.

    Gần đây, hơn nữ phóng viên Sandhya Ravishankar tại Chennai, thủ phủ bang Tamil Nadu, bị đe dọa tính mạng v́ một loạt các bài phóng sự của bà liên quan đến "những mảng mờ ám" của tập đoàn VV Mineral. Tập đoàn nổi tiếng này nằm trong tay nhà tỷ phú Vaikhundarajan. Qua các bài phóng sự đó, nhà báo điều tra này cho thấy đằng sau các tập đoàn khai thác cát, luôn có bóng dáng các chính trị gia Ấn Độ. Đường dây buôn cát lậu tại Ấn Độ hoạt động theo kiểu Mafia Ư. Tệ hơn nữa các tổ chức này được các quan chức trong chính quyền ở mỗi bang bao che, họ đă mua chuộc được từ cảnh sát đến các quan ṭa.

    Giáo sư Aunshul Rege, giảng dậy tại đại học Temple, Philadelphia, Hoa Kỳ, kết luận "mạng lưới mafia buôn cát ở Ấn Độ là một trong những tổ chức tội phạm quy mô nhất, nguy hiểm và khép kín nhất"

    Đóng lại trang web của Forbidden Stories, có mấy ai nghĩ rằng, những hạt cát hiền lành trên băi biển có thể là nguyên nhân dẫn tới án mạng ?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 16-11-2014, 02:57 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 23-07-2014, 04:16 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 19-04-2012, 02:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •