Page 6 of 10 FirstFirst ... 2345678910 LastLast
Results 51 to 60 of 98

Thread: Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

  1. #51
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Á châu và đại dịch kinh tế
    Nguyễn Xuân Nghĩa
    2020-03-05

    Thống Đốc Jerome Powell tại cuộc họp báo sau thông báo bất ngờ về việc Liên bang cắt giảm lăi suất vào ngày 3 tháng 3, 2020 tại Washington,DC.
    AFP

    Hôm Thứ Ba mùng ba, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ bất ngờ hạ lăi suất căn bản xuống 50 điểm bách phân để kích thích kinh tế ra khỏi sự tŕ trệ v́ dịch bệnh mà các thị trường tài chính Mỹ lại sụt giá nặng trong con hốt hoảng. Thật ra, các nước Á Châu mới bị thiệt hại nặng về dịch bệnh xuất phát từ Trung Quốc, và lại hội nhập vào chuỗi cung ứng của nền kinh tế này, nên có thể theo nhau hạ lăi suất để tránh cơn hoạn nạn kinh tế. Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ t́m hiểu tại sao…

    Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, việc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ vừa đột ngột hạ lăi suất vào hôm Thứ Ba mùng ba mà lại làm thị trường cổ phiếu Mỹ sụt giá nặng khiến mọi người kinh ngạc. Nhưng nếu nh́n từ Á Châu, biện pháp tiền tệ này của Hoa Kỳ sẽ có ảnh hưởng ra sao?

    Đặc tính văn hóa Mỹ
    Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ là chúng ta nên quen dần với vài đặc tính văn hóa của người dân Mỹ. Là công dân của một siêu cường rất trẻ, người Mỹ thường hay lạc quan tưởng nước Mỹ làm ǵ cũng được, thí dụ như gửi người lên cung trăng rồi bay về. Nhưng cũng v́ có lịch sử quá mỏng, dân Mỹ lại ưa hốt hoảng bậy khi gặp một bài toán mới, mà nhiều dân tộc đă trải qua. Lạc quan tếu rồi hốt hoảng bậy là một đặc tính văn hóa và tâm lư thái quá của người Mỹ.

    T́nh h́nh Á Châu: “công chúa Mỹ đứt tay bằng anh thuyền chài Á Châu thủng bụng”.
    -Nguyễn Xuân Nghĩa
    - Đặc tính thứ ba là Hoa Kỳ có nền tự do báo chí số một của thế giới, với ảnh hưởng rất lớn của truyền thông, trong khi nhiều nhà báo lại thiếu am hiểu về chuyên môn kinh tế mà vẫn chi phối thị trường, nên càng dễ gây hốt hoảng. Thứ tư, kinh tế Hoa Kỳ tùy thuộc tới 70% vào sức tiêu thụ của người dân, khi dịch bệnh lan rộng và việc cách ly xảy ra làm giảm sức tiêu thụ đó th́ nhiều người lo sợ suy trầm hay khủng hoảng, chứ về căn bản th́ nền kinh tế này không sa sút như người ta lo sợ.

    - Thứ năm, Ngân hàng Trung ương Mỹ có nhiệm vụ theo dơi t́nh hinh kinh tế và thay v́ đợi khóa họp định kỳ của Ủy ban Tiền tệ và Tín dụng FOMC vào hai ngày 17-18 này th́ bất ngờ quyết định hạ lăi suất tới 50 điểm là 0,50% và giảm thuế trên dự trữ mà các ngân hàng tư nhân kư thác vào Ngân hàng Trung ương để bơm thêm thanh khoản vào kinh tế. Biện pháp đột ngột ấy lại gây tác dụng ngược sau cuộc họp báo của ông Thống đốc Jerome Powell v́ làm người ta suy đoán rằng cơ chế này thấy là t́nh h́nh đen tối hơn mọi người biết mà không nói ra. V́ vậy, các thị trường tài chính Mỹ rơi vào sự hoảng loạn khi truyền thông diễn giải theo lối bi quan, trong khi cổ phiếu Mỹ đă lên giá quá cao so với mức lời. Hậu quả là hiện tượng bán tháo trong bảy phiên giao dịch vừa qua.

    - Điểm thứ sáu, năm nay Hoa Kỳ lại có tổng tuyển cử, các chính khách ra tranh cử đều muốn lấy ḷng cử tri, nên hoặc gièm pha hoặc đề nghị biện pháp mị dân trong khi giới khoa học chưa t́m ra giải pháp ngăn ngừa dịch bệnh. V́ vậy chính trường mới có nhiều nhiễu âm ồn ào, làm dư luận càng phân vân. Sau cùng, trị trường Mỹ bị nhợt nhạt trong ngày Thứ Ba, qua Thứ Tư lại hồ hởi vọt tăng giá, nếu cứ theo đó th́ chúng ta sẽ chóng mặt!

    T́nh h́nh Á Châu
    Nguyên Lam: Bây giờ nh́n qua Á Châu th́ thưa ông, t́nh h́nh ra sao?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta nên thấy hiện tượng “công chúa Mỹ đứt tay bằng anh thuyền chài Á Châu thủng bụng”. Nói về dịch bệnh th́ ngoài Trung Quốc, các nước Á Châu bị nặng hơn Hoa Kỳ, từ số nhiễm bệnh đến tử vong, như Nam Hàn, Nhật Bản, Thái Lan hay Phi Luật Tân, v.v… Mặt khác, các nền kinh tế Á Châu lại hội nhập và lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc nhiều hơn Mỹ nên bị rủi ro suy trầm cao hơn, như trường hợp của Nan Hàn, Nhật Bản, hay Đài Loan. Khi sản lượng kinh tế Trung Quốc sa sút mạnh như người ta thấy vào tuần qua, các nước Châu Á sẽ bị hiệu ứng nặng hơn kinh tế Hoa Kỳ.


    Gía cổ phiếu Nikkie tại Nhật và cổ phiếu các thị trường khác ở cháu Á tăng vào ngày 5/03/20. AFP
    - Chuyện thứ hai, Chính quyền Donald Trump cứ hay công kích các nước về tội “lũng đoạn ngoại hối” khi can thiệp vào tỷ giá đồng bạc cho thấp hơn so với các ngoại tệ khác, nhất là đồng Mỹ kim. Họ quên rằng sau vụ khủng hoảng tài chính vào Tháng Chín năm 2008 rồi nạn Tổng suy trầm Toàn cầu là “Global Recession” năm 2008-2009, Hoa Kỳ cũng học theo Nhật mà hạ lăi suất tới gần số âm và ào ạt bơm tiền theo phương pháp “quantitative easing” là nâng mức lưu hoạt có định lượng, với hậu quả là đô la sụt giá làm sản phẩm của Mỹ rẻ hơn và dễ bán hơn.

    - Ngày nay, khi Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ cắt lăi suất và c̣n có thể cắt nữa, các nước Châu Á lâm nạn v́ dịch bệnh và kinh tế sẽ thoải mái áp dụng biện pháp tiền tệ này, là cũng hạ lăi suất. Đó là trường hợp của Nhật Bản, Hàn Quốc hay cả Hong Kong là khu vực vẫn giàng giá đồng bạc vào đô la Mỹ.

    Nguyên Lam: Như vậy, ông cho rằng nay mai các nước sẽ theo nhau hạ lăi suất để kích thích sản xuất kinh tế?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Hôm Thứ Ba, giới lănh đạo tài chính và ngân hàng của nhóm G-7 là bảy nước công nghiệp tiên tiến gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ư và Canada đă thảo luận với nhau về chuyện này mà chỉ có Mỹ là hạ lăi suất. Lần này, tôi mong là các nước Á Châu sẽ phối hợp cùng nhau để có chung biện pháp tiền tệ, là cắt lăi suất hầu kích thích kinh tế. Ba nền kinh tế bị suy trầm nặng nhất là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, sau đó là Indonesia, Thái Lan, hay Philippines đều nghĩ tới việc này mà có lẽ chẳng muốn sai biệt về lăi suất của họ với Hoa Kỳ sẽ lại đào sâu.

    - Tôi xin nhắc lại là các nước Châu Á lệ thuộc hơn Hoa Kỳ vào xuất nhập khẩu và chuỗi cung ứng với kinh tế Trung Quốc nên bị thiệt hại nặng hơn Mỹ. Dư luận Mỹ chỉ nói đến các tập đoàn lớn đang buôn bán với Tầu nên làm như sắp chết, chứ đại đa số doanh nghiệp loại nhỏ và vừa của Mỹ thật ra phục vụ thị trường nội địa và không bị hiệu ứng Trung Quốc như báo chí Mỹ than văn tựa bọn trẻ nít!

    Hạ lăi suất
    Nguyên Lam: Như vậy, ông cho rằng các nước Á Châu cũng sẽ theo nhau hạ lăi suất như Ngân hàng Trung ương Mỹ vào tuần qua?

    Chúng ta đang gặp nguy cơ suy trầm toàn cầu, bị nhẹ nhất là Hoa Kỳ mà nặng nhất là các nước Á Châu quá lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Biện pháp tiền tệ như hạ lăi suất và bơm thêm thanh khoản là cần thiết trong ngắn hạn. Về dài th́ vẫn là hội nhập với nhau và thoát dần ra khỏi chuỗi cung ứng với kinh tế Trung Quốc.
    - Nguyễn Xuân Nghĩa
    Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Giới kinh tế có một ẩn dụ là kích thích kinh tế bằng hạ lăi suất cũng tựa như “đẩy một sợi dây”, nhưng các ngân hàng trung ương không thể không làm ǵ khi t́nh h́nh sa sút. V́ vậy, việc cắt lăi suất tới gần số không, thậm chí tới số âm như trường hợp Nhật Bản, vẫn là yếu tố tâm lư cần thiết. Tuy nhiên, gặp hoàn cảnh quá bất thường này và sau khi Mỹ đă mở đường, các nước Á Châu cũng sẽ làm như vậy, nhưng nên phối hợp với nhau để bơm thêm thanh khoản và giúp các doanh nghiệp dễ có thêm tiền mặt.

    - Người ta nói về “đại dịch toàn cầu”, nhưng kinh tế Á Châu đang bị một đại dịch lớn hơn, chưa nói tới các nước Âu Châu c̣n bị nặng hơn gấp bội. Chúng ta đang gặp nguy cơ suy trầm toàn cầu, bị nhẹ nhất là Hoa Kỳ mà nặng nhất là các nước Á Châu quá lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Biện pháp tiền tệ như hạ lăi suất và bơm thêm thanh khoản là cần thiết trong ngắn hạn. Về dài th́ vẫn là hội nhập với nhau và thoát dần ra khỏi chuỗi cung ứng với kinh tế Trung Quốc.

    Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích khá rắc rối của tuần này.

  2. #52
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    ĐÀI LOAN TIẾP TỤC QUA MẶT TRUNG CỘNG GIẢI CỨU THẾ GIỚI KHIẾN TRUNG CỘNG TỨC TỐI ...



  3. #53
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Cuộc đua giành đảo để chiếm ưu thế hàng hải


    Ảnh chụp vệ tinh ngày 08/04/2015 cho thấy các hoạt động bồi đắp một đảo nhỏ và phát triển một cảng nhân tạo tại những băi rạn san hô của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa, Biển Đông. REUTERS/CSIS's Asia Maritime Transparency

    Không c̣n là nơi xa xôi hẻo lánh, bị cô lập, những ḥn đảo trên biển đang trở thành những mảnh ghép chiến lược quan trọng được nhiều cường quốc đua nhau chiếm đoạt hay tranh giành ảnh hưởng nhằm kiểm soát những vùng lănh hải bao la. Việc chiếm đóng và xây dựng các đảo đá ngầm ở Biển Đông là một trong số các ví dụ điển h́nh nhất trong cuộc đua giành đảo này.



    Mỏm đá, đảo nhỏ, đảo?

    Thống kê của Liên Hiệp Quốc đưa ra một con số ấn tượng : 460.000 đảo trên khắp hành tinh. Từ cổ chí kim, nói đến đảo là nhắc đến nhiều chức năng của đảo : Một vị trí chủ chốt để kiểm soát một eo biển, Điểm giao thương và giao thoa văn hóa, Chốn thiên đường để quay phim giải trí, Một khu bảo tồn sinh thái…

    Sự giầu có của một ḥn đảo giờ không chỉ gắn liền với mảnh đất h́nh thành nên nó, và dưới thời thực dân, cho phép cường quốc cai trị đảo trở nên giầu có, mà c̣n đi liền với cả vùng biển bao bọc đảo – hay đúng hơn với cả đáy biển và những ǵ chúng cất trữ. Vậy trước hết, như thế nào mới được xem là đảo ? Bà Marie Redon, nhà địa chất học trường đại học Paris 13, tác giả tập sách « Vị thế địa chính trị của các đảo » (Nhà xuất bản Le Cavalier Bleu) giải thích trên đài RFI :

    « Định nghĩa nghe có vẻ hiển nhiên. Nếu chúng ta bảo một ai đó « vẽ cho tôi một ḥn đảo đi », một cách ngẫu nhiên, chúng ta sẽ có một mảnh đất chung quanh bao bọc nước và điều này chỉ dừng ở đó. Như vậy, một mảnh đất xung quanh toàn là nước, đương nhiên rồi, nhưng mảnh đất nào mới được ? Diện tích mảnh đất đó là bao nhiêu ? Liệu đó có là một mỏm đá, một đảo nhỏ ? Hay đó là một mảnh đất không nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống để được xem là một ḥn đảo ? Phải chăng nước Anh vẫn luôn là đảo bất chấp đường hầm dưới biển Manche ? Hay như đảo Ré (phía tây nước Pháp) vẫn luôn là một ḥn đảo ?

    Thật t́nh, có điều ǵ đó thoáng nghĩ có vẻ rất rơ ràng trong định nghĩa về đảo, nhưng đồng thời cũng cực kỳ phức tạp khi chúng ta đi sâu hơn trong khái niệm này. Do vậy, định nghĩa đơn giản : Đó là một mảnh đất chung quanh bao bọc nước. Định nghĩa phức tạp hơn, dĩ nhiên chúng ta sẽ đề cập đến trong suốt chương tŕnh này. Điều quan trọng đối với tôi chính là bản thân định nghĩa về đảo cũng đang trở thành một thách thức địa chính trị và kinh tế quan trọng. »

    Vùng đặc quyền kinh tế : 200 hay 350 hải lư ?

    Thế rồi xuất hiện một kư hiệu rất dễ thương nhưng có một tầm quan trọng lớn: Đó là EEZ – vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư (tương đương với 370,4 km) được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS lần III công bố năm 1982. Điều này có nghĩa là từ đường bờ biển, các quốc gia ven biển được quyền tiến ra khơi xa đến 370,4 km. Việc quốc tế công nhận vùng đặc quyền kinh tế EEZ đă mở đường cho quyết định công nhận các đảo quốc nhỏ đang phát triển như là một nhóm quốc gia đặc biệt trong ḷng tổ chức quốc tế này 10 năm sau đó. Nhờ có EEZ mà vai tṛ những đảo quốc nhỏ này cũng tăng dần cùng với thời gian trên bàn cờ địa chính trị.

    Lợi ích kinh tế và chiến lược từ biển cả mang về ngày càng lớn do vậy ngày càng có nhiều quốc gia đ̣i hỏi mở rộng EEZ. Hiện Ṭa Án Công Lư Quốc Tế đang xem xét khả năng mở rộng các vùng đặc quyền kinh tế từ 200 hải lư lên đến 350 hải lư. Nghĩa là các nước duyên hải có thể vươn ra khơi xa đến 600 km tính từ bờ biển. Câu hỏi đặt ra : V́ sao là 200 và 350 hải lư ? Bà Marie Redon giải thích tiếp :

    « V́ sao là 200 hải lư và 350 hải lư ? Con số 200 hải lư, độ rộng này không phải được chọn một cách ngẫu nhiên. Con số này từng phù hợp và bây giờ vẫn phù hợp với ḍng hải lưu Humboldt, đi dọc theo bờ biển Thái B́nh Dương. Đ̣i hỏi 200 hải lư này là do các quốc gia duyên hải như Pêru, Chilê đưa ra nhằm bảo vệ các vùng ngư trường của họ. Bởi v́ khi người ta đề cập đến vùng EEZ này, đây là một thuật ngữ rất quan trọng, những quốc gia đó muốn độc quyền bảo vệ các nguồn tài nguyên như thủy sản và tài nguyên dưới ḷng đáy biển.

    C̣n 350 hải lư tương đương với việc mở rộng ranh giới thềm lục địa. Ở đây chúng ta đang bước vào lĩnh vực thuật ngữ hải dương học. Thềm lục địa chính là việc nối dài về mặt kỹ thuật từ đất liền ra biển cả, và thường th́ chính sâu dưới thềm lục địa chúng ta sẽ t́m thấy các nguồn dầu khí. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của mọi yêu sách. Bởi v́, những quốc gia nào không có nước láng giềng đối mặt, có thể mở rộng và có một thềm lục địa vượt quá 200 hải lư với nguồn dầu hỏa được t́m thấy hoặc có hy vọng t́m thấy dưới thềm lục địa th́ những nước đó sẽ t́m cách đẩy xa hơn nữa giới hạn này. »

    Cuộc đua giành đảo : Hoàng Sa, Trường Sa là ví dụ điển h́nh

    Đây chính là trường hợp của nhiều cường quốc lớn hiện nay như Hoa Kỳ, Pháp, vốn dĩ là những quốc gia có EEZ rộng lớn nhất thế giới. Và đó cũng chính là nguyên nhân của mọi xung đột trong tương lai. Tại Bắc Băng Dương, dưới tác động của hiện tượng khí hậu ấm dần, băng tuyết tại đây tan nhanh dẫn đến sự thèm muốn sở hữu những vùng lănh hải được cho là giầu nguồn tài nguyên chưa được khai thác và có thể sẽ là những con đường hàng hải chiến lược trong tương lai.

    Hoa Kỳ, Nga, Canada… bắt đầu khởi động cuộc đua giành quyền kiểm soát nhiều đảo quan trọng. Sự kiện gây chú ư gần đây nhất là ư định mua đảo Groenland bất thành của tổng thống Mỹ Donald Trump do bị Đan Mạch bác bỏ. Vụ việc thoáng nghe có vẻ khôi hài nhưng thật chất đó là cả một ư đồ chiến lược của Mỹ, nhằm bảo vệ sân sau Bắc Cực trước thế mạnh đang lên của Nga và Trung Quốc.

    Nếu như các cường quốc xưa và nay rất « chăm chút » cho việc mở rộng ảnh hưởng hàng hải của ḿnh, th́ những cường quốc mới trỗi dậy cũng t́m cách chen chân vào cuộc chơi. Trung Quốc, những năm gần đây, một mặt không ngừng mở rộng quan hệ với các đảo quốc nhỏ ở Thái B́nh Dương, nhằm triệt tiêu dần nguồn lực ủng hộ của Đài Loan, ḥn đảo « cứng đầu, khó trị » luôn t́m cách cưỡng lại mọi ư đồ hợp nhất Đài Loan về với Hoa Lục. Mặt khác, Bắc Kinh liên tục xâm chiếm các băi đá ngầm ở Hoàng Sa và Trường Sa, rồi tiến hành cải tạo biến chúng thành đảo, lập các tiền đồn quân sự. Hành động này của Trung Quốc ở Biển Đông đă bị các nước có tranh chấp chủ quyền tại những băi đá ngầm như Việt Nam, Philippines phản đối gay gắt. Năm 2013, chính quyền Manila quyết định kiện Trung Quốc trước Ṭa án Trọng tài Thường trực La Haye về việc nước này đơn phương tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn đối với toàn bộ vùng Biển Đông.

    Năm 2016, Ṭa án quốc tế La Haye ra phán quyết bất lợi, không công nhận chủ quyền của Bắc Kinh tại những băi đá ngầm trên. Về điểm này, bà Marie Redon cho rằng chính hồ sơ này cũng cho thấy rơ có những bất cập và một số kẽ hở pháp lư về cách định nghĩa như thế nào là đảo.

    « Thời gian gần đây, tôi cho là khoảng những năm 2016 - 2017, một phán quyết của ṭa án Công lư Quốc tế đă được đưa ra nêu rơ định nghĩa về đảo khi cho rằng đảo phải là một mảnh đất nổi lên mặt nước khi thủy triều lên và không phải do nhân tạo, mà phải là tự nhiên. Và yếu tố cuối cùng chính là đảo phải có thể thích hợp với điều kiện sinh sống của con người.

    Thế nhưng, thuật ngữ « thích hợp với điều kiện sinh sống con người » lại không mấy rơ ràng. Liệu việc « thích hợp cho điều kiện sinh sống con người » này có được là nhờ vào nguồn cung cấp từ bên ngoài hay là tự thân, điều này chưa mấy rơ. Dẫu sao th́ các luật gia, các chuyên gia về luật biển cũng đang suy nghĩ về khái niệm này.

    Trong trường hợp của Hoàng Sa và Trường Sa, tôi nhớ là vào năm 2014, chúng tôi có xem những bức ảnh chụp làm cho mọi người ph́ cười bởi v́ quư vị sẽ thấy những ḥn đảo ở đây đang ph́nh to ra, đúng hơn là những đảo nhỏ, những mỏm đá đang ph́nh to. Bởi v́ Trung Quốc hy vọng có thể biến các mỏm đá thành đảo, những băi đá không nhô lên khỏi mặt nước lúc thủy triều lên và những băi đá này không hề có quy chế đảo.

    Biến băi đá ngầm thành đảo khi cho xây dựng ở đó các cảng sân bay trực thăng, cảng biển … phán quyết của La Haye đưa ra là « Không ». Đây không phải là những ḥn đảo. Đó chỉ là những băi đá ngầm, do vậy quư vị không được quyền có vùng đặc quyền kinh tế EEZ cùng với các mục tiêu địa chất. Quư vị chỉ có quyền một vùng lănh hải 6 hải lư nhưng không có quyền vùng EEZ. »

    Mỗi một siêu cường một « bảo bối »

    Không chỉ tại Biển Đông, tham vọng của Trung Quốc c̣n mở rộng sang cả vùng Ấn Độ Dương, cạnh tranh với Ấn Độ giành quyền kiểm soát tuyến lưu thông hàng hải thiết yếu qua việc lập các căn cứ quân sự hay xây cảng biển tại các nước đối tác trong khu vực với dự án « chuỗi ngọc » nổi tiếng. Bà Marie Redon tóm lược chính sách chinh phục đảo của Trung Quốc cũng như một số cường quốc như sau.

    « Để tóm tắt, về t́nh h́nh Biển Đông, tại Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tại Ấn Độ Dương, nếu nh́n trên bản đồ, người ta nhận thấy là không gian hàng hải ở đây thật sự bị khép kín và căng thẳng gia tăng bởi v́ một cuộc đua chiếm hữu không chỉ về mặt lănh thổ thông qua việc chiếm đảo, mà nhất là cả « đất biển » như vùng EEZ, những ǵ mang lại cho Trung Quốc quyền khai thác đối với các nguồn tài nguyên biển, dầu hỏa và cả với việc kiểm soát lối đi chiến lược.

    Bởi v́, 90% giao thương thế giới đều được thực hiện bằng con đường hàng hải. Đương nhiên, việc có một ḥn đảo nằm ngay giữa một eo biển giống như trường hợp nước Pháp tại eo biển Mozambic đối với quần đảo Eparses chẳng hạn, điều đó đồng nghĩa với việc có quyền giám sát những ǵ đang xảy ra và ai đi qua eo biển này ! »

    Tóm lại, trong cuộc đua giành đảo này, Trung Quốc không hề đơn thương độc mă. Mỗi một siêu cường đều nhắm một « bảo bối » riêng. Về việc Trung Quốc chiếm lấy toàn bộ Biển Đông, phương Tây cũng khó mà lên tiếng, nên chỉ đành chấp nhận ở việc kêu gọi « tự do lưu thông hàng hải » mà thôi !

  4. #54
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Nhật Bản chi hơn 2 tỷ USD hỗ trợ các công ty rời Trung Quốc


     21:08 09/04/2020

    Nhật Bản sẽ chi hơn 2 tỷ USD để hỗ trợ các công ty nước này chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong lúc dịch Covid-19 đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng giữa các đối tác thương mại lớn.



    Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo (Ảnh: Reuters)

    Theo SCMP, Nhật Bản đă dành hơn 2 tỷ USD trong khuôn khổ gói cứu trợ kinh tế của nước này nhằm giúp các công ty đưa quy tŕnh sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu.

    Phần ngân sách này sẽ được dùng để bù đắp các tác động của dịch bệnh. Nó bao gồm 220 tỷ yên (2 tỷ USD) cho các công ty chuyển cơ sở sản xuất về Nhật Bản và 23,5 tỷ yên cho các công ty chuyển hệ thống sản xuất sang các quốc gia khác.

    Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đă và đang có đấu hiệu trở nên nồng ấm hơn trong thời gian qua. Theo kế hoạch ban đầu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh có kế hoạch công du cấp nhà nước Nhật Bản hồi đầu tháng. Tuy nhiên, chuyến thăm đầu tiên của một chủ tịch nước Trung Quốc tới Nhật Bản trong 10 năm qua đă phải hoăn lại v́ dịch bệnh và chưa có lịch thay thế.

    Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, tuy nhiên, nhập khẩu từ Trung Quốc đă giảm gần 1 nửa hồi tháng 2 do ảnh hưởng của Covid-19 khiến các nhà máy đóng cửa. Điều này đẩy các nhà sản xuất của Nhật Bản vào t́nh cảnh thiếu các thành phần cần thiết để duy tŕ sản xuất.

    Động thái mới nhất của chính phủ Tokyo được cho sẽ làm nóng lên các cuộc tranh luận liên quan tới việc các công ty Nhật Bản giảm phụ thuộc vào Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất.

    Phía Nhật Bản hồi tháng trước đă thảo luận về nhu cầu sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao được chuyển về Nhật Bản và việc sản xuất các hàng hóa khác được đa dạng khắp khu vực Đông Nam Á.

    Chuyên gia kinh tế tại viện Nghiên cứu Nhật Bản Shinichi Seki dự đoán rằng “sẽ có một sự chuyển dịch”, nhấn mạnh một số công ty sản xuất của Nhật Bản đă cân nhắc kế hoạch chuyển khỏi Trung Quốc. Ông Shinichi nói rằng khoản ngân sách hỗ trợ từ chính phủ Nhật Bản có thể “tạo động lực lớn”.

    Khi được hỏi về động thái của Nhật Bản, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 8/4 cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng hết sức để nối lại phát triển kinh tế. Chúng tôi hy vọng các nước khác cũng sẽ hành động như Trung Quốc và có các biện pháp hợp lư nhằm đảm bảo nền kinh tế thế giới và chuỗi cung ứng sẽ ít bị ảnh hưởng nhất có thể”.

    Dân Trí
    https://tambao.net/nhat-ban-chi-hon-...rung-quoc.html

  5. #55
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Virus corona : Số ca nhiễm tại Hàn Quốc xuống thấp nhất từ đầu dịch


    Người dân đeo khẩu trang đi dạo ở Daegu, Hàn Quốc. Ảnh chụp ngày 14/03/2020 REUTERS - KIM KYUNG-HOON

    Theo Yonhap, số ca nhiễm Covid-19 mới ở Hàn Quốc lần đầu tiên kể từ khi dịch bùng phát mạnh (20/02) đă giảm xuống dưới ngưỡng 30 người, thành phố Daegu, ổ dịch chính, không ghi nhận thêm ca nhiễm nào.

    Theo số liệu của Cơ Quan Kiểm Soát Bệnh Tật Hàn Quốc, ngày hôm qua, 09/04/2020, cả nước chỉ phát hiện thêm 27 ca nhiễm virus, so với hôm trước là 39 ca. Tổng số người nhiễm của Hàn Quốc đến nay là 10.450, trong đó riêng Daegu ghi nhận 6800 ca. Số người chết v́ Covid-19 đến nay được thống kê là 208 trên cả nước.

    Dịch virus corona bùng phát từ Daegu và lan nhanh trên cả nước từ hồi giữa tháng Hai. Vào thời điểm cao nhất ngày 29/02, Hàn Quốc có 909 ca nhiễm mới. Một tuần trở lại đây, mỗi ngày nước này trung b́nh ghi nhận có thêm 50 ca.

    Trước t́nh h́nh dịch lay lan nhanh chóng, chính phủ Hàn Quốc đă cho tiến hành xét nghiệm tầm soát người bệnh rộng khắp song song với các biện pháp « giăn cách xă hội » nghiêm ngặt và kiểm soát chặt biên giới. Theo Yonhap, từ đầu dịch đến giờ, tại Hàn Quốc đă có hơn 500 ngh́n người được xét nghiệm Covid-19.

    Mặc dù có dấu hiệu dịch lắng dịu, cơ quan y tế Hàn Quốc vẫn rất cảnh giác với làn sóng dịch mới có thể đến từ nước ngoài. Các biện pháp giăn cách xă hội tiếp tục được duy tŕ.

  6. #56
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    HÔM QUA : Biên Giới TRUNG -TRIỀU Căng Thẳng, T.C.B̀NH Sơ Tán Gấp 300,000 Dân Binh Vào Sâu Lục Địa


  7. #57
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Khu trục hạm Mỹ đi qua Eo biển Đài Loan cùng ngày TQ tập trận
    11/04/2020



    Tư liệu - Khu trục hạm phi đạn điều hướng của Hải quân Hoa Kỳ USS Barry


    Một khu trục hạm với phi đạn điều hướng của Hải quân Hoa Kỳ đă đi qua eo biển Đài Loan nhạy cảm vào ngày thứ Sáu, quân đội Hoa Kỳ và Đài Loan cho biết, cùng ngày mà các máy bay chiến đấu của Trung Quốc diễn tập trong vùng biển gần ḥn đảo này.

    Hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ cho biết con tàu đi qua eo biển Đài Loan là USS Barry thuộc lớp Arleigh Burke.

    “Barry được điều động tiền phương tới khu vực hoạt động của Hạm đội 7 Hoa Kỳ để hỗ trợ an ninh và ổn định ở khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương,” lực lượng này nói trong một thông cáo ngắn gọn đăng trên trang Facebook của ḿnh vào ngày thứ Bảy.

    Bộ Quốc pḥng Đài Loan cho biết các lực lượng vũ trang của họ đă theo dơi con tàu khi nó đi về phía nam qua thủy lộ này. Bộ mô tả con tàu của Mỹ thực hiện một “nhiệm vụ b́nh thường.”

    Cũng trong ngày thứ Sáu, Đài Loan cho biết máy bay ném bom H-6 và máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc một lần nữa thực hiện các cuộc tập trận bên trên vùng biển phía tây nam. Không quân Đài Loan đă theo dơi sát hoạt động này, bộ cho biết thêm.

    Đài Loan đă nhiều lần phàn nàn về việc Trung Quốc tiếp tục gây áp lực quân sự giữa cuộc khủng hoảng virus corona.

    Đài Loan là vấn đề lănh thổ và ngoại giao nhạy cảm nhất của Trung Quốc và Bắc Kinh chưa bao giờ loại trừ việc sử dụng vũ lực để thu phục ḥn đảo được cai trị dân chủ này. Eo biển Đài Loan hẹp ngăn cách ḥn đảo với Trung Quốc thường xuyên là nguồn cơn căng thẳng.

    Hải quân Hoa Kỳ đă gia tăng các cuộc tuần tra qua Eo biển, với lần tuần tra gần đây nhất chưa đầy một tháng trước. Trung Quốc đă cáo buộc Mỹ chơi tṛ nguy hiểm bằng sự ủng hộ của họ dành cho Đài Loan.

    Mỹ, như hầu hết các quốc gia, không có quan hệ chính thức với Đài Loan, nhưng là nước quan trọng nhất ủng hộ ḥn đảo này trên trường quốc tế và là nguồn cung cấp vũ khí chính.

    Vào tháng 1, một tàu chiến khác của Mỹ đi qua Eo biển chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Thái Anh Văn giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử với lập trường kháng cự Trung Quốc.

  8. #58
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Tứ trụ Kim cương Ấn Mỹ Nhật Úc với Đại dịch


  9. #59
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Tiềm lực của Việt Nam để chống Trung Quốc ở Biển Đông


    Tàu ngầm lớp Kilo 636 của Nga được giao cho Việt Nam. Ảnh minh họa. naval-technology.com

    Biển Đông là một trong những trọng tâm thảo luận tại Hội nghị bộ trưởng Quốc Pḥng ASEAN mở rộng (ADMM+) diễn ra ngày 18/11/2019 tại Bangkok, Thái Lan. Trước những hành động ngày càng hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông, Việt Nam hiện là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc, khác với thái độ của một số nước ASEAN có tranh chấp.(Tạp chí phát lần đầu tiên ngày 18/11/2019)



    Tránh và không thể đối đầu trực diện với Trung Quốc, Việt Nam « kiên quyết » nhưng « khôn khéo » trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền. Theo một số chuyên gia, Hà Nội đang khéo léo mở ba mặt trận chống Trung Quốc : tăng cường khả năng quân sự, đấu tranh về mặt ngoại giao và giảm phụ thuộc vào Bắc Kinh.

    Để đối phó với những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam đă chi 5,1 tỉ đô la cho lĩnh vực quốc pḥng trong năm 2019, trong đó 32,5% dành cho việc mua trang thiết bị quân sự. Ngân sách quốc pḥng của Việt Nam dự kiến tăng hàng năm khoảng 9,43% trong giai đoạn 2020-2024, để đạt đến 7,9 tỉ đô la vào năm 2024. Tuy nhiên, tương quan lực lượng rơ ràng thiên về Trung Quốc, với ngân sách quốc pḥng lên đến 228 tỉ đô la.

    Ngoài ra, số quân nhân giữa hai nước cũng chênh lệch : Việt Nam có khoảng 482.000 quân nhân thường trực, trong khi Trung Quốc có gần 2,3 triệu quân. Nhiều dự liệu khác cũng cho thấy sự chênh lệnh : Việt Nam có 2.575 xe tăng so với 13.050 xe của Trung Quốc ; 6 tầu ngầm so với 76 ; 64 tầu chiến các loại so với 714 tầu, trong đó Việt Nam không có tầu sân bay, tầu khu trục.

    Vậy Việt Nam có chiến lược ǵ để có thể kiềm chế nước láng giềng khổng lồ, đặc biệt là ở Biển Đông ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (Ecole normale supérieure de Lyon)


    PV. Laurent Gédéon

    RFI : Xét về thực lực quân sự, Việt Nam không thể đối đầu trực diện với quân đội Trung Quốc. Vậy Việt Nam có thể làm được ǵ để hạn chế Trung Quốc tung hoành ?

    Laurent Gédéon : Trước tiên cần đặt câu hỏi là nếu trong trường hợp xảy ra xung đột giữa hai bên, th́ sẽ là ở đâu ? Việc Việt Nam có đường biên giới trên bộ với Trung Quốc khiến người ta có thể h́nh dung đến khả năng xảy ra xung đột trên bộ. Nhưng trên thực tế, giả sử xảy ra xung đột, th́ có lẽ sẽ diễn ra trên biển và có nhiều khả năng là trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Nếu như căn cứ vào thực tế cuộc xung đột trên biển hiện nay, không chỉ ở Biển Đông nói chung, mà kể cả trong vùng biển của Việt Nam, và trong giả thuyết này, lực lượng hải quân Việt Nam sẽ giữ thế pḥng thủ, chủ yếu chống lại hành động của quân đội Trung Quốc và sẽ tiến hành những hành động có chủ đích giúp họ giữ được lợi thế kỹ thuật, bất chấp bối cảnh bất cân xứng với đối thủ.

    Chính v́ thế, trong vài năm gần đây, Việt Nam đă mua nhiều trang thiết bị quân sự để cân bằng phương tiện. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua nhiều lĩnh vực, như việc mua 6 tầu ngầm, dù chỉ mang tính chất tương đối, nhưng cũng giúp Hà Nội tăng khả năng răn đe so với lực lượng của Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam cũng triển khai nhiều phương tiện theo dơi quan trọng, trong đó có thiết bị bay không người lái, hệ thống radar thế hệ mới, các lực lượng tại chỗ và máy bay.

    Quân đội Việt Nam có một bước phát triển hướng ngoại, thông qua chiến lược Chống tiếp cận/Chống xâm nhập (Anti-Access/Area Denial, A2/AD), một khái niệm chưa có trước đó ở Việt Nam. Chiến lược này nhằm bảo vệ những ḥn đảo mà Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa và dọc bờ biển Việt Nam. Chiến lược này cũng góp phần vào việc tăng khả năng pḥng thủ của Việt Nam, thông qua việc phát triển hệ thống tên lửa tầm ngắn và tầm trung, mà Hà Nội trang bị nhiều trong những năm gần đây.

    Theo tôi, trong trường hợp xảy ra đối đầu trực tiếp với quân đội Trung Quốc, Việt Nam sẽ không giành được chiến thắng về mặt quân sự, dù quân đội Việt Nam có nhiều chiến lược. Nhưng Việt Nam có thể sẽ gây khó khăn cho Trung Quốc và sẽ khiến một cuộc tấn công của Trung Quốc trở nên kém hiệu quả hơn.

    RFI : Việt Nam đang mở rộng quan hệ hợp tác quân sự với nước ngoài, liệu chiến lược này có nguy cơ trở thành con dao hai lưỡi không ?

    Laurent Gédéon : Điều đáng lưu ư là Việt Nam thực hiện chiến lược ngoại giao vận động hành lang từ nhiều năm nay. Và rơ ràng là Hà Nội nhận thấy sự phát triển những mối quan hệ này như một yếu tố cân bằng, một cách bù vào mức độ chênh lệch với Trung Quốc.

    Hà Nội t́m cách phát triển quan hệ, chí ít là về mặt quân sự, với nhiều đối tác như đối tác chiến lược với Nhật Bản. Một ví dụ khác là mối quan hệ với Hoa Kỳ đă được tăng cường hơn rất nhiều. Điều này không có ǵ đáng ngạc nhiên nếu nh́n vào những điểm tương đồng về lợi ích giữa hai nước, khi mà cả hai đều lo ngại về ư đồ bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

    Rơ ràng phía Mỹ sẽ tiếp tục và tăng cường sự năng động này trong tương lai, song song với việc số lượng trang thiết bị quân sự của Mỹ cung cấp cho Việt Nam đă tăng gấp đôi kể từ khi lệnh cấm vận được băi bỏ năm 2016. Từ đó, Hà Nội đă mua nhiều máy bay không người lái, tầu tuần duyên và nhiều trang thiết bị khác. Ngoài ra, Việt Nam c̣n tăng cường hợp tác quân sự với nhiều nước khác, như Úc, Ấn Độ, cũng như nhiều nước châu Âu.

    Về câu hỏi : Chiến lược này có phải là con dao hai lưỡi hay không ? Trong mọi trường hợp, đây là chiến lược cần được tiến hành một cách thận trọng bởi v́ mục đích của Hà Nội là tăng cường khả năng quân sự nhưng không để bị phụ thuộc vào một hoặc nhiều đối tác. Ngoài ra, chiến lược này cũng không nên để Trung Quốc diễn giải như là một mối đe dọa. V́ vậy, Việt Nam t́m cách phát triển khả năng pḥng thủ và điều chỉnh các tuyên bố trong giới hạn khuôn khổ đ̣i chủ quyền, như vẫn làm trong những thập niên qua, mà không bao gồm những khu vực không nằm trong những yêu sách trước đó.

    Ngoài ra, về mặt thương mại, Hà Nội cũng phải tính đến việc Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trung Quốc cũng là nhà đầu tư trực tiếp lớn thứ 5 vào Việt Nam với số tiền gần 2,5 tỉ đô la trong năm 2018. Đó là một số yếu tố khiến chiến lược của Việt Nam khá là tế nhị. Chiến lược đó không phải là không áp dụng được nhưng cần được Hà Nội tiến hành một cách rất thận trọng và đó là điều mà Việt Nam đang làm một cách hiệu quả.

    RFI : Việt Nam đề ra chính sách « Ba không » (không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào ; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam ; không dựa vào nước này để chống nước kia), nhưng trước sự đe dọa của Trung Quốc, liệu Việt Nam có nên xem lại chính sách này không ?

    Laurent Gédéon : Đây không phải là chính sách gần đây mà xuất hiện lần đầu tiên trong Sách Trắng Quốc Pḥng năm 1998, sau đó thường xuyên được nhắc đến, vào năm 2004, 2009 và tiếp tục được nêu lên trong Luật Quốc Pḥng mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

    Dù mang tính mệnh lệnh « Ba không » nhưng thực ra chính sách này không hoàn toàn bó buộc. Và Việt Nam đă khai thác khía cạnh này dưới góc độ « đối tác ». Có ba kiểu « đối tác », đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác toàn diện. Cụ thể, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Ấn Độ, Trung Quốc ; quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Úc, Pháp và đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Đáng chú ư là không có bất kỳ đối tác nào trong số này mang tên « liên minh quân sự ».

    Có thể thấy là Việt Nam tăng cường khả năng pḥng thủ, cũng như hợp tác quân sự với nhiều cường quốc tham gia ǵn giữ trật tự thế giới và đó là những lực lượng, với nhiều lư do khác nhau, tỏ ra ngờ vực Trung Quốc. Điều mà chúng ta có thể nói là Việt Nam vừa củng cố các phương tiện của ḿnh, vừa phải làm việc trực tiếp với Bắc Kinh về các biện pháp xây dựng niềm tin nhằm ngăn cản Trung Quốc thống trị toàn bộ Biển Đông.

    Nhưng Việt Nam cũng phải tự chuẩn bị trong trường hợp căng thẳng gia tăng. Và Hà Nội đang thực hiện điều này qua việc tăng cường quan hệ với các bên, trên thực tế, ít nhiều là những đối thủ của Bắc Kinh. Việt Nam phải tính đến việc bên cam kết mạnh nhất và có sức mạnh quân sự lớn nhất, đó là Mỹ và Ḥa Kỳ lại có những mục tiêu riêng và những thách thức địa-chính trị riêng.

    Và t́nh thế này cũng cần được cân nhắc với nhiều câu hỏi : Liệu Việt Nam có khả năng lấy lại các ḥn đảo mà Hà Nội đ̣i chủ quyền mà không để xảy ra xung đột, mà cuộc xung đột đó lại do những nhân tố khác khởi xướng, ví dụ như Mỹ ? Liệu mâu thuẫn hiện nay giữa Bắc Kinh và Washington, nếu gia tăng thêm, có cho Việt Nam cơ hội không bị cuốn theo hay không ? Một câu hỏi khác cũng được đặt ra : Liệu những cam kết của Mỹ, trong trường hợp quan hệ với Bắc Kinh được cải thiện, có phải là « dấu chấm hết » cho những yêu sách và hy vọng của Việt Nam một ngày nào đó lấy lại chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa ?

    Có thể thấy chính sách « Ba không » không ngăn cản Việt Nam có những thỏa thuận quân sự, nhưng có vẻ không chắc cho Việt Nam bởi v́ chính sách đó bị hạn chế trong những đ̣i hỏi chủ quyền. Có nghĩa là để lấy lại chủ quyền đối với một số ḥn đảo, có thể sẽ xảy ra một cuộc xung đột vũ trang nhưng cuộc xung đột vũ trang đó sẽ kéo theo việc Việt Nam phải từ bỏ một nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của ḿnh. V́ thế, cho đến nay, những vấn đề này được đặt ra nhưng chưa có câu trả lời.

    RFI : Biển Đông là một vấn đề căng thẳng trong thời gian gần đây, với sự hiện diện của tầu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc trong ṿng nhiều tháng. Giả sử trong trường hợp xảy ra xung đột nhỏ, khẩn cấp, Việt Nam có khả năng giải quyết như thế nào ?

    Laurent Gédéon : Trường hợp trên giống trường hợp Bắc Kinh điều giàn khoan đến ngoài khơi đảo Tri Tôn vào tháng 05/2014, có nghĩa là Trung Quốc dùng chính sách « sự đă rồi », nhưng không thiên về hướng đe dọa quân sự. Lần trước Việt Nam cũng đưa tầu ra bám sát và phản đối ngoại giao. Lần này, phía Việt Nam cũng kiên quyết về mặt chính trị, nhưng cũng không t́m cách dùng vũ lực đuổi tầu Trung Quốc.

    Theo quan điểm của tôi, chiến lược này có lẽ là tốt nhất v́ tránh được đối đầu trực diện, đẩy Việt Nam vào thế tấn công, không có lợi như thế pḥng thủ. Và chiến lược này cũng cho phép Hà Nội duy tŕ được h́nh ảnh « kiềm chế, hợp pháp » trước hành động được coi là « xâm lược » của Bắc Kinh. Và hành động này mang tính tích cực trong bối cảnh h́nh ảnh của Trung Quốc đang bị xấu đi trên thế giới.

    RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (Ecole normale supérieure de Lyon).

  10. #60
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Covid-19 : Tranh căi tại Đài Loan về sử dụng dữ liệu cá nhân để chống dịch


    Du khách mang khẩu trang đi qua khu tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, Đài Bắc, Đài Loan, ngày 11/03/2020 REUTERS - Ann Wang

    Các dữ liệu cá nhân, nhất là các dữ liệu định vị, có thể là một công cụ hiệu quả để chống dịch Covid -19 ? Tại Đài Loan, được xem là mô h́nh về chống virus corona, chính phủ sử dụng tín hiệu điện thoại để theo dơi những người đang bị cách ly.



    Nhưng một nhà hoạt động tỏ vẻ quan ngại về biện pháp này, như tường tŕnh của thông tín viên Adrien Simorre từ Đài Bắc :

    « Trên máy vi tính của lănh đạo Cục An ninh mạng của chính phủ Đài Loan, có một bản đồ của Đài Loan trên đó hiện rơ vị trí của 19.000 điểm, đó là 19.000 người đang được theo dơi sau khi từ nước ngoài về, hoặc sau khi tiếp xúc với một bệnh nhân.

    Ông giải thích : Chúng tôi sử dụng tín hiệu điện thoại. Tuy nó không chính xác bằng tín hiệu định vị toàn cầu GPS, nhưng làm như vậy, chúng tôi giữ được sự cân bằng giữa một bên là theo dơi dịch bệnh và bên kia là bảo vệ đời tư.

    Theo kết quả các cuộc thăm ḍ, dân Đài Loan nói chung hài ḷng về biện pháp nói trên, nhất là v́ biện pháp này chỉ áp dụng đối với một bộ phận dân số rất nhỏ. Tuy vậy, một số người vẫn tỏ vẻ quan ngại, như nhóm tin tặc công dân Đài Loan collectif g0v.

    Lisa, một thành viên của nhóm này, nói :Trên thực tế, việc này rất nguy hiểm, v́ không phải là do quyết định của một thẩm phán, mà chính phủ tự quyết định chọn theo dơi người này hoặc người kia. Điều này có nghĩa là chính phủ có thể biết bất cứ ai đang ở đâu.

    Chính quyền Đài Loan bảo đảm là hệ thống theo dơi sẽ chấm dứt hoạt động ngay sau khi hết dịch bệnh. Nhưng các nhà hoạt động ở Đài Loan sẽ vẫn tiếp tục giám sát, như Tammy, một thành viên của nhóm collectif g0v.

    Cô nói : Tôi nghĩ là sau một thời gian nào đó, quyền lực sẽ trở lại vào tay nhân dân. Không phải là tôi tin tưởng chính phủ, nhưng bởi v́ tôi tin vào nhân dân Đài Loan để giám sát chính phủ và giành lại quyền này. »

    C̣n tại Trung Quốc, trong ṿng 24 tiếng đồng hồ đă có thêm 108 ca lây nhiễm virus coronavirus, theo số liệu của Ủy ban Y tế Quốc gia ( bộ Y Tế ) Trung Quốc hôm nay, 13/04. Con số cao hơn một ít so với 99 ca được thông báo hôm qua. Từ ngày 05/03 đến nay, chưa bao giờ Trung Quốc ghi nhận nhiều ca bệnh mới như thế. Ủy ban Y tế Quốc gia nói rơ là trong số các ca mới, có 108 ca là « nhập » từ bên ngoài. Bắc Kinh hiện lo ngại là các ca bệnh từ bên ngoài vào sẽ tạo ra một đợt dịch bệnh thứ hai tại Trung Quốc.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 16-11-2014, 02:57 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 23-07-2014, 04:16 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 19-04-2012, 02:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •