Page 7 of 10 FirstFirst ... 345678910 LastLast
Results 61 to 70 of 98

Thread: Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

  1. #61
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Kim Jong Un thanh trừng gần một nửa lănh đạo cao cấp Bắc Hàn
    Apr 13, 2020 cập nhật lần cuối Apr 13, 2020

    Lănh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un, (giữa), trong một phiên họp của Bộ Chính Trị. (H́nh: Korean Central News Agency/Korea News Service via AP)
    SEOUL, Nam Hàn (NV) – Lănh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un vừa có cuộc thanh trừng lớn lao trong Ủy Ban Quốc Vụ, cơ quan quyền lực cao nhất ở quốc gia này, thay thế gần một nửa thành viên. Theo tin từ giới truyền thông nhà nước hôm Thứ Hai, 13 Tháng Tư.

    Hăng thông tấn AFP cho biết, Kim Jong Un, chủ tịch Ủy Ban Quốc Vụ (State Affairs Commission SAC) đă thay thế 5 trong số 13 ủy viên trong cuộc họp của Hội Đồng Nhân Dân Tối Cao, một cơ chế giống như quốc hội và chỉ có tính cách bù nh́n, hôm Chủ Nhật vừa qua, theo tường thuật của cơ quan thông tấn Bắc Hàn KCNA.

    “Đây là cuộc thanh trừng lớn lao trong nội bộ SAC,” theo lời cựu phân tích gia của chính phủ Mỹ về Bắc Hàn, bà Rachel Lee.



    Cuộc họp của đại biểu quốc hội Bắc Hàn. (H́nh: Korean Central News Agency/Korea News Service/AP)
    H́nh ảnh do tờ báo Rodong Simmun của nhà nước Bắc Hàn loan tải cho thấy hàng trăm đại biểu ngồi sát nhau mà không ai đeo khẩu trang.

    Một bản báo cáo của chính quyền đưa ra dịp này cũng xác nhận rằng “không có trường hợp nào” của bệnh COVID-19 tại Bắc Hàn, dù có t́nh trạng lây lan trầm trọng ở láng giềng Trung Quốc.

    Chính quyền B́nh Nhưỡng trước đây đă buộc hàng ngàn người dân của họ cũng như hàng trăm người ngoại quốc, gồm cả giới chức ngoại giao, phải cách ly, cùng lúc mở ra các chiến dịch tẩy trùng, để ngăn ngừa lây lan, vốn theo các chuyên gia y tế ngoại quốc th́ sẽ tạo thảm họa cho quốc gia mà nền y tế công cộng vẫn rất yếu kém và t́nh trạng suy dinh dưỡng vẫn c̣n tràn lan nhiều nơi.

    Bản báo cáo của nội các Bắc Hàn nói rằng “Chiến dịch khẩn cấp chống đại dịch sẽ tiếp tục được đẩy mạnh để ngăn ngừa lây lan của COVID-19.”

    Bản tin của nhà nước Bắc Hàn không đề cập đến sự hiện diện của Kim Jong Un trong cuộc họp này, và cũng không thấy ông ta xuất hiện trong các bức h́nh đăng tải.

    Bà Lee nói “Sự kiện Bắc Hàn tổ chức cuộc họp cho thấy họ muốn chứng tỏ sự tin tưởng là kiểm soát được dịch bệnh. Sự kiện không ai đeo khẩu trang cũng là để chứng minh điều này.”

    Thành viên mới của SAC gồm cả Ri So-gwon, cựu tướng lănh Bắc Hàn được đưa giữ chức ngoại trưởng, thay cho nhà ngoại giao chuyên nghiệp Ri Yong-ho bị giải nhiệm. Một cựu ngoại trưởng khác là Ri Su-yong cũng bị đưa ra khỏi SAC. (V.Giang) (KN)

  2. #62
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Bắc Kinh: ‘Mỹ thông đồng với Việt Nam khi lên án Trung Quốc’
    Apr 13, 2020 cập nhật lần cuối Apr 13, 2020

    Tàu hải cảnh 4301 đâm ch́m tàu đánh cá của tỉnh Quảng Ngăi sáng sớm mùng 2 Tháng Tư 2020 nhưng đổ vạ ngược là tàu cá vỏ gỗ nhỏ bé của Việt Nam đâm vào mũi tàu đó nên ch́m. (H́nh: Weibo)
    BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Bắc Kinh nói Việt Nam vu vạ cho Trung Quốc đâm ch́m tàu cá của ḿnh v́ muốn lái sự chú ư của dư luận sang hướng khác, rồi sẽ dẫn đến căng thẳng hơn giữa hai nước.

    Hôm Thứ Bảy vừa qua, Bắc Kinh cho tờ Hoàn Cầu Thời Báo phổ biến một bài b́nh luận nói rằng Việt Nam bị áp lực kinh tế xă hội nội bộ đè nặng v́ không có khả năng đối phó với dịch bệnh COVID-19 nên đổ vạ ngược cho Trung Quốc đâm ch́m tàu cá của ngư dân Quảng Ngăi ngày mùng 2 Tháng Tư 2020.

    Không những vậy, Bắc Kinh c̣n la lối Mỹ thông đồng với Việt Nam khi lên án Trung Quốc là do các “mưu đồ chính trị thầm kín”.


    Tờ Hoàn Cầu Thời Báo (HCTB) là phó bản của tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan tuyên truyền chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc. Cả hai tờ báo này đều ở chung trong một ṭa nhà tại Bắc Kinh.

    HCTB luôn luôn được sử dụng để b́nh luận, đăng tải các bài viết tuyên truyền không thể đăng tải hay phổ biến trên Tân Hoa Xă hoặc tờ Nhân Dân Nhật Báo v́ đó là tiếng nói chính thức của đảng và nhà nước Trung Quốc.

    Bài b́nh luận trên tờ HCTB kư tên Cheng Hanping (Thành Hán B́nh), một giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Hợp tác về Biển Đông tại đại học Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Các học giả thường được chế độ Bắc Kinh sử dụng vào việc tuyên truyền và phản tuyên truyền chính trị trên các kênh bán chính thức.

    Trong bài b́nh luận, ông B́nh vu vạ là tàu đánh cá của Việt Nam đâm vào mũi tàu hải cảnh rồi nhà cầm quyền Việt Nam lại đổ lỗi ngược cho tàu Hải cảnh Trung Quốc để đ̣i bồi thường. Sau đó, Bộ Ngoại Giao Mỹ ra tuyên bố lên án Bắc Kinh.

    Bài báo cáo buộc Mỹ “công khai về phe với Việt Nam, lên án Trung Quốc khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát khắp thế giới. Mỹ lại lần nữa phối hợp với Việt Nam v́ có các động cơ thầm kín”.

    Bài báo viết tiếp, “sự hợp tác, đặc biệt với hành động Việt Nam kích động tinh thần chống Trung Quốc đă phản ảnh sự thông đồng (Mỹ- Việt Nam) trên thực tế.”

    Bài viết dẫn một số vụ việc diễn giải theo cách suy nghĩ thuyết âm mưu của tác giả khi nêu ra chuyện Việt Nam là một trong những nước đầu tiên kêu gọi dân Việt đang kẹt ở Trung Quốc, đặc biệt là ở Vũ Hán, về nước để tránh lây nhiễm và lại c̣n cấm các hăng hàng không bay tới hay từ Trung Quốc bay ra khi đại dịch đang hoành hành ở nước này là “trùng hợp với mưu đồ của Mỹ”.

    Tác giả vu cho Việt Nam “bề ngoài giống như biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh nhưng thật sự khi xét kỹ th́ lại nhằm bẫy Trung Quốc vào cái t́nh thế bối rối”.


    Trung Quốc biểu diễn sức mạnh Hải quân trên Biển Đông ăn trùm khu vực khi cho một đoàn chiến hạm, gồm cả mẫu hạm Liêu Ninh, dàn hàng trên biển. (H́nh: Xinhua)
    Sau đó, bài viết nói khi dịch bệnh tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng lên 257 trường hợp (lúc tác giả viết bài b́nh luận) th́ ngày càng bối rối trước áp lực giữa làm việc trở lại với ngăn ngừa dịch bệnh khi nền kinh tế bị áp lực xuống dốc.

    Trong cái bối cảnh đó, bài viết nói “Bộ Ngoại Giao Việt Nam phản đối Trung Quốc đ̣i bồi thường khi làm hư hại tàu cảnh sát biển Trung Quốc” lại c̣n “lừa dối dư luận với yêu sách giả tạo và cáo buộc ngược lại Trung Quốc”.

    Tác giả Thành Hán B́nh vu cho Hà Nội “chủ trương chuyển sự chú ư từ những áp lực nội tại gần đây và thiếu khả năng đối phó với đại dịch sang căng thẳng quan hệ với Trung Quốc”.

    Với lối lư luận đổ vạ ngược và cái thói trịch thượng xưa nay trên tờ HCTB mỗi khi b́nh luận các vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, lănh thổ với Việt Nam, Thành Hán B́nh dọa rằng việc tàu cá đâm tàu hải cảnh “Nhiều phần sẽ dẫn đến căng thẳng hơn giữa Việt Nam với Trung Quốc”. C̣n Mỹ th́ nhân cơ hội này nhảy vào cùng với Việt Nam “quạt cho lửa cháy để đạt mục tiêu chính trị”.

    Mấy năm trước, khi hai bên c̣n ḱnh chống nhau phía nam quần đảo Hoàng Sa khi Bắc Kinh đưa giàn khoan khổng lồ tới ḍ t́m dầu khí ngay trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tờ HCTB viết b́nh luận dọa rằng người Việt Nam “hăy nhóng tai lên mà nghe tiếng đại bác”. (TN) (KN)

  3. #63
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Bắc Triều Tiên phóng hàng loạt trên lửa ra biển Nhật Bản


    A combination of pictures show the testing of what local media call a super-large multiple rocket launcher in North Korea, in this undated photo released on March 28, 2020 by North Korea's Korean Central News Agency (KCNA). via REUTERS - KCNA

    Hôm nay 14/04/2020, Bắc Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa ra vùng biển giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Các cuộc thử nghiệm được tiến hành chỉ một ngày trước lễ kỷ niệm sinh nhật lănh tụ quá cố Kim Nhật Thành và trước thềm bầu cử Quốc Hội Bắc Triều Tiên.


    Theo Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS), dường như B́nh Nhưỡng phóng ra biển Nhật Bản là tên lửa hành tŕnh tầm ngắn.

    Các vụ phóng tên lửa được thực hiện từ thành phố ven biển Munchon vào khoảng 7h sáng hôm nay, giờ địa phương và kéo dài khoảng 40 phút.

    Hăng tin Hàn Quốc Yonhap dẫn một phát ngôn viên của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc theo đó các tên lửa hành tŕnh của Bắc Triều Tiên đă bay được 150 km trước khi bị hỏng và rơi xuống biển.

    B́nh Nhưỡng cũng cho nhiều máy bay tiêm kích Sukhoi bay trên vùng trời thành phố ven biển Wonsan và phóng nhiều tên lửa không đối địa về hướng biển Nhật Bản. Hiện giờ chưa biết lănh đạo Kim Jong Un có hiện diện tham gia chỉ đạo các cuộc thử nghiệm nói trên hay không.

    Ấn Độ đóng góp 2 triệu đô la hỗ trợ nhân đạo cho Bắc Triều Tiên

    Vẫn theo Yonhap, trong năm 2019, Ấn Độ đă đóng góp đầu tư 2 triệu đô la cho công tác cứu trợ nhân đạo Bắc Triều Tiên thông qua Tổ Chức Y Tế Thế Giới và Chương Tŕnh Lương Thực Thế Giới. Báo cáo 2019-2020 của bộ Ngoại Giao Ấn Độ cho biết 1 triệu đô la được dành để mua thuốc chống lao và 1 triệu đô la để mua lúa ḿ cứu trợ Bắc Triều Tiên.

    Nhiều sinh viên Bắc Triều Tiên đă được mời sang Ấn Độ trong khuôn khổ một chương tŕnh học tiếng Hindi do chính phủ Ấn Độ tổ chức. Trong bối cảnh lệnh cấm vận quốc tế, từ năm 2017, Ấn Độ cũng cấm giao thương với Bắc Triều Tiên, trừ dược phẩm và ngũ cốc.

  4. #64
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Thế giới lo đối phó dịch bệnh, Trung Quốc tăng cường đe dọa Đài Loan


    Quân đội Đài Loan tại căn cứ Đài Nam (Tainan) sẵn sàng chiến đấu ngay trong mùa dịch bệnh. Ảnh chụp ngày 09/04/2020. © REUTERS/Ann Wang

    Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đă giảm xuống tại Hoa lục nhưng đang hoành hành dữ dội tại Mỹ, người Đài Loan càng cảm thấy bất an. Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt đang kẹt tại đảo Guam do con virus corona tấn công vào các thủy thủ. Tháng Ba, quân đội Trung Quốc tập trận hai tuần với Cam Bốt, trong khi Mỹ và các đồng minh hủy bỏ các cuộc tập trận do đại dịch.



    Những chiếc xe tăng kiên nhẫn xếp hàng cùng với xe hơi, xe tải chở hàng và những chiếc taxi màu vàng nghệ, trước khi đèn giao thông bật sang màu xanh. Cuộc diễn tập được tiến hành ở Yuanshan, thành phố ở đông nam Đài Bắc, với mục tiêu đẩy lùi quân Trung Quốc xâm lược.

    The Economist mô tả một số xe tăng vẫn c̣n ràng dây bảo hộ được giấu trong các bụi cây, cố gắng che đậy càng nhiều càng tốt cho một cỗ xe 50 tấn. Đơn vị có lư khi lặp lại các cuộc diễn tập. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh giương oai diễu vơ nhiều hơn với Đài Loan, ḥn đảo độc lập bị coi là một phần lănh thổ của Trung Quốc.

    Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đă giảm xuống tại Hoa lục nhưng đang hoành hành dữ dội tại Mỹ, người Đài Loan càng cảm thấy bất an.

    Trung Quốc hàng năm vẫn cho oanh tạc cơ diễu qua khoảng 2.000 lượt phía trên eo biển Đài Loan, theo bộ Quốc Pḥng nước này. Những phi cơ này bay theo các tuyến đường ngày càng đe dọa hơn. Năm 2016, khi bà Thái Anh Văn trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan, Trung Quốc bắt đầu cho oanh tạc cơ bay ṿng quanh ḥn đảo để biểu dương sức mạnh.

    Năm ngoái, lần đầu tiên từ hai thập niên qua Bắc Kinh cố t́nh cho chiến đấu cơ bay qua điểm giữa eo biển. Tháng 12/2019, chiếc Sơn Đông, hàng không mẫu hạm đầu tiên do Bắc Kinh tự đóng đă đi qua eo biển, hai tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan. Bà Thái Anh Văn vẫn tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ bốn năm.

    Trung Quốc không để cho con virus corona xen vào màn biểu dương sức mạnh của ḿnh. Hoàng Giới Chính (Alexander Huang), trường đại học Đạm Giang (Tamkang), Đài Bắc cho biết : « Trung tâm chỉ huy không quân của chúng tôi hàng ngày luôn phải cảnh báo kể từ tháng Hai ». Vào thời điểm đó, cho dù dịch bệnh đang hoành hành dữ dội ở tỉnh Hồ Bắc, chiến đấu cơ Trung Quốc vẫn xâm nhập không phận nhiều lần, buộc Đài Loan phải cho phi cơ lên ngăn chận.

    Ngày 16/3, lần đầu tiên Trung Quốc tiến hành tập trận ban đêm gần Đài Loan, tung ra hàng loạt phi cơ tiêm kích và thám thính, có thể quan sát xa hơn các radar trên mặt đất, vượt xa điểm giữa eo biển chia cách Đài Loan và Trung Quốc. Cùng ngày, tuần duyên Đài Loan cảnh báo các xuồng máy cao tốc, có thể là của dân quân biển Trung Quốc, đă tông vào một tàu tuần tra Đài Loan gần quần đảo Kim Môn (Kinmen), chỉ cách Hoa lục khoảng 5 km.

    « Thế giới đang ở đỉnh dịch, nếu chế độ cộng sản Trung Quốc mưu toan phiêu lưu quân sự dẫn đến một cuộc xung đột khu vực, họ sẽ bị toàn thế giới lên án » - thứ trưởng Quốc Pḥng Đài Loan cảnh báo hôm 30/3. « Chúng tôi luôn sẵn sàng và đă chuẩn bị một cách tốt nhất ».

    Việc Washington tăng cường hỗ trợ Đài Bắc là điều rất cần thiết. Ngày 12/2, Mỹ gởi hai oanh tạc cơ B-52 đến bờ biển phía đông Đài Loan, hai ngày sau khi các máy bay chiến đấu Trung Quốc vượt qua đường trung tuyến.

    Thời gian gần đây cứ mỗi ba tháng lại có một chiến hạm Mỹ đi qua eo biển Đài Loan, mà theo tuyên bố của Hải quân Hoa Kỳ, nhằm thực hiện « cam kết của Mỹ về một Ấn Độ-Thái B́nh Dương tự do và rộng mở ». Năm ngoái, Washington chấp nhận bán cho Đài Loan một lượng vũ khí khổng lồ có giá trị lên đến 8 tỉ đô la, trong đó có 66 chiến đấu cơ F-16 tối tân.

    Tuy nhiên hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt vừa tuần tra gần Trung Quốc cách đây vài tuần, đang bị mắc kẹt tại đảo Guam do con virus corona xuất phát từ Vũ Hán tấn công vào các thủy thủ. Tháng Ba, quân đội Trung Quốc tập trận hai tuần với Cam Bốt, trong khi Mỹ và các đồng minh hủy bỏ các cuộc tập trận do đại dịch.

    Theo The Economist, để sang một bên vấn đề dịch bệnh, tương quan quân sự đang thay đổi. Brendan Taylor, trường đại học quốc gia Úc giải thích : « Dựa trên xu hướng hiện nay, trừ phi có đột phá về công nghệ, Mỹ có thể đánh mất khả năng bảo vệ Đài Loan trong thập niên này. Các nhà hoạch định chính sách cần lo ngại về nguy cơ khủng hoảng chiến lược đang tăng lên ».

  5. #65
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    BT Quốc Pḥng Esper: Nam Hàn có khả năng và nên trả thêm chi phí cho quân đội Mỹ
    Apr 15, 2020

    Quân đội Mỹ và Nam Hàn cùng tập trận. (H́nh: Ed Jones/AFP/Getty Images)
    SEOUL, Nam Hàn (NV) — Bộ Trưởng Quốc Pḥng Mỹ Mark Esper hôm Thứ Ba, 14 Tháng Tư, nói rằng ông vẫn nghĩ là Nam Hàn có khả năng và nên trả thêm phí tổn cho việc lính Mỹ trấn đóng trên bán đảo Triều Tiên.

    Theo bản tin của hăng thông tấn Yonhap, khi lên tiếng trong một cuộc họp báo tại Ngũ Giác Đài, ông Esper không trực tiếp trả lời câu hỏi về một bản tin Reuters mới đây, theo đó nói rằng Tổng Thống Donald Trump bác bỏ đề nghị của Seoul là chỉ tăng số tiền họ phải đóng góp thêm 13%, so với mức năm ngoái.

    “Tôi sẽ để cho Bộ Ngoại Giao trả lời việc này. Họ đang hướng dẫn cuộc thảo luận với phía Nam Hàn,” ông Esper nói.


    Tuy nhiên, ông Esper cũng cho hay ông đă nói chuyện với Bộ Trưởng Quốc Pḥng Nam Hàn Jeong Kyeong-doo và “quan điểm của tôi vẫn là Nam Hàn là một đồng minh thân cận và đáng tin cậy của Mỹ, nhưng họ cũng là một quốc gia giàu có.”

    “Họ có khả năng và nên trả thêm tiền để giúp cho việc pḥng thủ chung cũng như pḥng thủ của chính quốc gia họ,” theo ông Esper.

    Cả hai quốc gia hiện đang gặp bế tắc trong cuộc thương thảo để tái kư thỏa thuận chia sẻ phí tổn đóng quân Mỹ ở Nam Hàn, được gọi là “Thỏa Thuận Biện Pháp Đặc Biệt” (SMA).

    Phía Mỹ nghe nói đang đ̣i Nam Hàn phải trả tới $5 tỷ, tức nhiều gấp năm lần con số $870 triệu mà Seoul đồng ư trả theo thỏa thuận SMA trước đó, vốn chấm dứt vào cuối năm vừa qua.

    Lấy lư do là không có thỏa thuận mới, phía quân đội Mỹ đă cho khoảng 4,000 công nhân Nam Hàn nghỉ ở nhà không lương kể từ đầu tháng này. (V.Giang)

  6. #66
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Bầu cử Quốc Hội Hàn Quốc : Đảng cầm quyền chiếm đa số tuyệt đối
    Một nhà cựu ngoại giao Bắc Triều Tiên đắc cử dân biểu Hàn Quốc


    Cử tri xếp hàng dài đi bỏ phiếu tại một địa điểm bầu cử ở thủ đô Seoul ngày 15/04/2020, giữa đại dịch Covid-19. REUTERS - KIM HONG-JI

    Theo kết quả kiểm phiếu gần như toàn bộ cho đến trưa ngày 16/04/2020, đảng Dân Chủ Đồng Hành (Minju) của tổng thống Moon Jae In chiếm đa số tuyệt đối trong cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 15/04/2020 với ít nhất 163 trên tổng số 300 ghế, số cử tri tham gia cao ngoài mong đợi. Một thắng lợi vẻ vang của tổng thống Hàn Quốc trong bối cảnh Seoul phải đối mặt với Covid-19.


    Thông tín viên Frédéric Ojardias từ Seoul:

    Đây là một thắng lợi vẻ vang của tổng thống Moon Jae In thuộc cánh trung tả và một bài học về dân chủ tuyệt đẹp. Bất chấp đại dịch, vẫn có hơn 66 % cử tri Hàn Quốc đeo khẩu trang, găng đến các pḥng phiếu. Đây là tỷ lệ cử tri đi bầu cao nhất kể từ năm 1992.

    Qua việc ồ ạt dồn phiếu cho đảng Dân Chủ Đồng Hành của tổng thống Moon, cử tri Hàn Quốc ủng hộ mạnh mẽ chính sách của ông trong việc đối phó với dịch bệnh.

    Với một đa số tuyệt đối tại Quốc Hội, ông Moon Jae In giờ đây dễ dàng điều hành đất nước trong hai năm cuối nhiệm kỳ duy nhất của ḿnh. Thách thức đang ở trước mặt vào lúc đại dịch đang tác động nghiêm trọng đến kinh tế Hàn Quốc.

    Kết quả cuộc bỏ phiếu hôm qua cũng là một vố đau đối với cánh bảo thủ. Đảng Hợp Nhất Tương Lai chỉ trích chính phủ mà không đưa ra được những giải pháp thay thế có sức thuyết phục.

    Tuy nhiên cần chú ư đến thắng lợi của ứng viên thuộc cánh bảo thủ ở quận Gangnam tại Seoul của nhà cựu ngoại giao Bắc Triều Tiên Thae Young Ho. Ông là người tị nạn Bắc Triều Tiên đầu tiên đắc cử tại Hàn Quốc.


    Một nhà cựu ngoại giao Bắc Triều Tiên đắc cử dân biểu Hàn Quốc


    Ông Thae Yong Ho, nguyên phó đại sứ Bắc Triều Tiên tại Anh, xúc động khi biết tin đắc cử vào Quốc Hội Hàn Quốc ngày 16/04/2020.

    Nhà cựu ngoại giao Bắc Triều Tiên, Thae Yong Ho hôm nay 16/04/2020 đắc cử vào Quốc Hội Hàn Quốc, bốn năm sau khi xuất hiện trên trang nhất báo chí quốc tế v́ đào thoát sang phương nam trong lúc đang là nhân vật số 2 của đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Anh.


    Ông Thae là người tị nạn đầu tiên từ phương bắc được cử tri Hàn Quốc trực tiếp bầu vào Quốc Hội – một thông điệp mạnh mẽ cho B́nh Nhưỡng.

    « Đây là một ngày lịch sử không chỉ đối với tôi mà c̣n cho lịch sử Hàn Quốc » - ông nói với AFP. Thae không ngăn được ḍng lệ khi hát quốc ca Hàn Quốc, sau khi biết được kết quả chính thức của cuộc bầu cử hôm qua.

    Thae Yong Ho ứng cử dưới màu cờ đảng bảo thủ đối lập mang tên Hàn Quốc Tự Do, đạt được 58,4% số phiếu tại khu vực bầu cử Gangnam (khu thượng lưu của Seoul, nổi tiếng với điệu nhảy của ca sĩ Psy). Ông dùng tên Tae Ku Min, biệt hiệu sử dụng sau khi từ Luân Đôn đào thoát sang được Hàn Quốc, nhằm tránh bị t́nh báo Bắc Triều Tiên theo dơi.

    Ông nói rằng đă mất đi mọi ảo tưởng về Kim Jong Un, và sang Hàn Quốc để tránh cho các con một cuộc sống « thảm hại » ở Bắc Triều Tiên. Từ đó đến nay, ông Thae luôn là người đả kích dữ dội chế độ B́nh Nhưỡng, cũng như chính sách ḥa dịu của tổng thống trung tả Moon Jae In.

    Tuy vậy đảng của tổng thống vẫn đạt được đa số cao chưa từng thấy kể từ khi nền dân chủ được nhen nhóm năm 1987, với tỉ lệ cử tri đi bầu cao nhất từ 28 năm qua. Chủ yếu là nhờ dân chúng hài ḷng với cung cách chính phủ xử lư cuộc khủng hoảng virus corona.

    Ông Thae bày tỏ mong muốn việc ông đắc cử sẽ mang lại hy vọng cho người Bắc Triều Tiên và giới tinh hoa nước này, khi cho thấy tính chất dân chủ của Hàn Quốc qua cuộc bầu cử tự do. Ở miền bắc, công dân « đi bầu » với những lá phiếu in sẵn mang tên của ứng cử viên độc nhất.

    Tuy vậy Thae Yong Ho không phải là người tị nạn Bắc Triều Tiên duy nhất hiện diện tại Quốc Hội Hàn Quốc. Một người đào tị khác là Ji Seong Ho cũng đă được bầu nhưng nằm trong số các dân biểu được chỉ định theo tỉ lệ, cũng dưới màu áo đối lập. Ông Ji bị mất một bàn tay và một chân, trở nên nổi tiếng năm 2018 khi được tổng thống Mỹ Donald Trump vinh danh trong bài diễn văn về t́nh h́nh Liên bang.

    Từ năm 1953 đến nay có khoảng 33.000 người Bắc Triều Tiên chạy trốn sang Hàn Quốc, nhưng hiếm khi có các quan chức cao cấp. Đào thoát sang Seoul cùng với vợ con, ông Thae bị B́nh Nhưỡng gọi là « rác rưởi của nhân loại », cáo buộc ông tham nhũng một số tiền lớn, hăm hiếp người vị thành niên và làm gián điệp cho Hàn Quốc.
    Last edited by dtkcamau; 16-04-2020 at 09:07 PM.

  7. #67
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Bài học dân chủ Hàn Quốc trong mùa đại dịch Covid-19


    Kiểm phiếu bầu cử lập pháp tại Ủy ban Bầu cử Quốc gia, Seoul, Hàn Quốc, ngày 15/04/2020 REUTERS/Kim Hong-Ji

    Duy tŕ bầu cử lập pháp trong mùa dịch là một tính toán đầy mạo hiểm mà chính quyền Seoul đă dễ dàng vượt qua. Đảng cầm quyền giành được thắng lợi vẻ vang, chiếm đa số tuyệt đối tại Quốc Hội trong cuộc tuyển cử ngày 15/04/2020. Trong khi đó tại các nền dân chủ lâu đời phương Tây, như Anh, Pháp hay Mỹ, công luận chỉ trích chính phủ thiếu chuẩn bị trong cuộc đọ sức với virus corona.



    Thành công rơ rệt đó của tổng thống cánh trung tả Moon Jae In do đâu mà có ?

    Hàn Quốc là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới không bị dịch Covid-19 làm xáo trộn các sinh hoạt chính trị. Để bảo đảm nền dân chủ vận hành tốt, Seoul đă tổ chức chu đáo cuộc bầu cử vừa qua, bảo đảm an toàn cho hơn 40 triệu cử tri được kêu gọi bầu lại 300 đại biểu Quốc Hội, cũng như các nhân viên tại 14.000 pḥng phiếu trên toàn quốc.

    Không những thế Seoul c̣n tạo điều kiện an toàn nhất để 2.800 bệnh nhân dương tính với virus corona cũng như 13.000 công dân Hàn Quốc đang bị cách ly vẫn có điều kiện thi hành bổn phận công dân trong điều kiện an toàn nhất. Tất cả những nỗ lực đó cho thấy ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn nhất Seoul vẫn huy động được đông đảo các cử tri nhất nhằm bảo vệ nền dân chủ của Hàn Quốc. Quyết tâm nói trên cho phép chính quyền trong tay tổng thống Moon Jae In gặt hái được nhiều thành quả : thứ nhất là đă có hơn 66 % cử tri đi bầu. Đây là tỷ lệ cao nhất từ 28 năm nay, điều đó chứng tỏ dân Hàn Quốc tin rằng pḥng phiếu không là nơi nguy hiểm làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm virus corona.

    Thành quả thứ nh́ là đảng Dân Chủ Đồng Hành (Minju) của ông đă giành được đa số tuyệt đối tại Quốc Hội trong cuộc tuyển cử vừa qua.

    Thành công của Seoul lại càng đáng phục hơn khi biết rằng, mới chỉ cuối tháng 02/2020 Hàn Quốc là ổ dịch lớn thứ nh́ thế giới chỉ sau có Trung Quốc. Nhưng trong chưa đầy hai tháng, quốc gia Đông Bắc Á này chẳng những đă khống chế được đà lây lan mà c̣n được xem là một trong những tấm gương sáng để thế giới học hỏi trong việc pḥng chống đại dịch.

    Hàn Quốc đến nay ghi nhận gần 11.000 ca lây nhiễm, với 225 bệnh nhân tử vong và trong nhiều ngày liên tiếp, số ca lây nhiễm mới được kềm hăm ở dưới ngưỡng 30 người. Cộng đồng quốc tế không chút hoài nghi về những thống kê của Seoul về t́nh h́nh dịch bệnh tại quốc gia này.

    Tổng thống Moon liên tục trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm chống virus corona của Hàn Quốc với các lănh đạo trên thế giới. Không cần ồn ào tung ra các chiến dịch tuyên truyền, quốc tế vẫn ồ ạt đặt mua trang thiết bị y tế và nhấn mạnh là các bộ xét nghiệm virus corona của Seoul.

    Có thể nói Covid-19 giúp ông Moon đảo ngược thế cờ. Nhờ nhanh chóng kềm hăm đà lây lan giữ được số ca lây nhiễm và tử vong rất thấp, điểm tín nhiệm của tổng thống Hàn Quốc đă tăng nhanh. Để khống chế dịch, Seoul tập trung vào một số biện pháp nghiêm ngặt trong việc truy lùng nguồn gốc lây lan, cho xét nghiệm đại trà, kèm theo đó là những thông tin minh bạch và rơ ràng. Khác với Trung Quốc hay nhiều nước phương Tây, Hàn Quốc dứt khoát không áp dụng biện pháp phong tỏa.

    Thành tích của chính quyền Moon Jae In về mặt y tế xua tan những chỉ trích mà ông phải hứng chịu trước mùa dịch như những cáo buộc lạm dụng quyền lực, chậm trễ đối phó để kinh tế đ́nh đốn, và nhất là thất bại trong chính sách ch́a bàn tay thân thiện với Bắc Triều Tiên. Giám đốc cơ quan tư vấn Min Consulting, được báo Le Monde (15/04/2020) trích dẫn nh́n nhận « dịch bệnh đă gạt sang một bên tất cả những chỉ trích nhắm vào ông Moon ». Một nhà quan sát khác thậm chí c̣n cho rằng virus corona « giúp phe dân chủ đắc cử ».

    Đương nhiên nhiều thử thách chờ đợi đảng cầm quyền tại Hàn Quốc trong hai năm cuối nhiệm kỳ của tổng thống Moon Jae In nhưng cầm chắc là ông đang trông thấy nhiều cơ hội mở ra trước mặt. Đại dịch lần này là một cơ hội để chấn chỉnh lại cơ cấu kinh tế của đất nước, để đẩy mạnh một số những lĩnh vực mà Hàn Quốc đang chiếm ưu thế như trí thông minh nhân tạo, công nghệ sinh học phục vụ trong ngành dược phẩm …

  8. #68
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Kim Jong-un ở đâu trong ngày Quốc lễ lớn nhất Bắc Triều Tiên?
    B́nh luậnDu Miên • 13:42, 17/04/20• 822 lượt xem

    Kim Jong-un ở đâu trong ngày Quốc lễ lớn nhất Bắc Triều Tiên?
    Kim Jong-un vẫy tay từ xe của ḿnh sau khi đến bằng tàu hỏa tại ga Đông Đằng gần biên giới với Trung Quốc vào ngày 26/2/2019 tại Lạng Sơn, Việt Nam.

    Thứ Tư (15/4) là Ngày Mặt Trời ở Bắc Hàn - ngày sinh của ông Kim Nhật Thành. Tuy nhiên, nhà lănh đạo quốc gia hiện thời là ông Kim Jong-un lại hoàn toàn vắng mặt trong buổi lễ kỷ niệm lớn nhất nước này, theo Daily Wire.

    Thay vào đó, giới lănh đạo Triều Tiên được cho là đă thực hiện một buổi lễ kín để bày tỏ ḷng kính trọng với nhà lănh đạo đầu tiên của ĐCS Triều Tiên và né tránh ánh mắt của công chúng, Fox News đưa tin. Các cơ quan thông tấn trung ương nước này cũng không hề nhắc đến tên nhà lănh đạo nước này hay danh sách cụ thể những người tham dự buổi lễ trong các bài đưa tin về lễ kỷ niệm này.

    Kể từ khi nắm quyền vào năm 2011, ông Kim Jong-un chưa từng bỏ lỡ sự kiện thường niên này như năm nay.

    Theo đánh giá từ các chuyên gia, lư do khiến ông Kim Jong-un vắng mặt trong buổi đại lễ năm nay là để tránh việc tụ họp đám đông do ảnh hưởng của virus Corona Vũ Hán, dù trước đó nhà lănh đạo Bắc Triều Tiên liên tục khẳng định rằng nước này chỉ có duy nhất 1 ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán.

    Một chuyên gia đă nói với France24 rằng, kể từ tháng 1/2020, Triều Tiên đă tiến hành phong tỏa biên giới giáp ranh Trung Quốc và áp dụng kiểm dịch nội bộ ngay cả trước khi Trung Quốc tiến hành phong tỏa hoàn toàn thành phố Vũ Hán. Tới tháng 3/2020, biên giới Trung-Triều vẫn bị đóng cửa, đồng thời Triều Tiên tạm dừng các hoạt động thương mại với Trung Quốc để hạn chế tối đa sự lây lan của virus Corona Vũ Hán vào nước này.

    Tuy nhiên, các nhà phân tích đánh giá rằng thông tin do chính phủ Triều Tiên chia sẻ vốn từ lâu đă được coi là không đáng tin cậy và hầu như nước này không thể tránh việc có nhiều hơn 1 ca dương tính với COVID-19.

    Sau khi đại dịch lan rộng trên toàn cầu hồi tháng 3, Triều Tiên đă từ chối xác nhận bất kỳ thông tin liên quan nào về dịch bệnh. Hiện giờ, ông Kim Jong-un, người đứng đầu chính quyền B́nh Nhưỡng tuyên bố rằng nước này đă áp dụng các biện pháp pḥng ngừa tích cực v́ "sinh tồn quốc gia", nhờ đó mà có thể ngăn chặn virus Corona Vũ Hán.

    Vào đầu tháng 2, một quan chức thương mại của Triều Tiên đă vi phạm lệnh cách ly vô điều kiện trong 14 ngày đối với những người từng đến hoặc tiếp xúc với người dân Trung Quốc. Sau khi trở về nước ông đă tới một nhà tắm công cộng. Ông đă bị bắt và bị xử tử ngay sau khi bị phát hiện. Một quan chức khác của Cục An ninh Quốc gia v́ giấu giếm bản thân từng đến Trung Quốc, kết quả ông này đă bị điều đến trại cải tạo lao động ở một nông trường.

    Du Miên

  9. #69
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Chính phủ Nhật tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp do COVID-19, cho mỗi người dân $930
    Apr 17, 2020

    Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe tại cuộc họp báo. (H́nh: Kiyoshi Ota/Pool/Getty Images)
    TOKYO, Nhật (NV) — Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe sau khi tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp trên toàn quốc, hôm Thứ Sáu, 17 Tháng Tư, loan báo rằng chính phủ sẽ cho mỗi người dân 100,000 yen (khoảng $930) để đối phó với ảnh hưởng kinh tế do COVID-19 gây ra ở cường quốc kinh tế lớn thứ ba thế giới này.

    Theo bản tin AFP, Thủ Tướng Abe trong cuộc họp báo được trực tiếp truyền h́nh hôm Thứ Sáu, 17 Tháng Tư, để giải thích quyết định tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp, nói rằng chính phủ Nhật đang nhanh chóng chuyển tiền đến tất cả mọi người dân trong nước.

    Theo kế hoạch đưa ra lúc đầu th́ mỗi người dân Nhật sẽ được nhận số tiền nhiều gấp ba con số $930 này, nhưng sau đó đă bị hủy bỏ, và ông Abe hôm Thứ Sáu xin lỗi về việc đă làm dân “mừng hụt” này.

    Nhật tương đối có ít ca nhiễm COVID-19 và số tử vong cũng thấp hơn ở các nơi khác như Âu Châu và Mỹ. Tuy nhiên, mới đây đă có sự gia tăng trong các ca bệnh tại Tokyo, với 201 trường hợp bệnh mới hôm Thứ Sáu, được coi là kỷ lục ở quốc gia này, khiến tạo ra lo ngại.

    Ông Abe lúc đầu tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp ở bảy vùng trong nước, nhưng hôm Thứ Năm mở rộng ra khắp lănh thổ Nhật.

    Ông nói rằng quyết định này là để t́m cách giới hạn sự di chuyển trong nước trong thời gian lễ vào cuối Tháng Tư sang đầu Tháng Năm này, thường là lúc nhiều người dân Nhật rời khỏi thành phố để thăm gia đ́nh ở các nơi khác.

    Việc công bố t́nh trạng khẩn cấp cho phép giới chức chính quyền địa phương có quyền yêu cầu dân chúng ở trong nhà, nhưng không gắt gao như những quốc gia khác, và cũng không có biện pháp trừng phạt nào nếu có sự vi phạm.

    Ông Abe nói rằng chính phủ sẽ duyệt xét lại t́nh h́nh vào ngày 6 Tháng Năm, sau thời gian nghỉ lễ.

    Thủ tướng Nhật cũng nói rằng chỉ tiêu do ông đề ra là mỗi người dân Nhật giảm 70% sự tiếp xúc của ḿnh, đến nay vẫn chưa đạt được.

    Từ khi có dịch COVID-19, số du khách đến Nhật đă giảm tới 90%, các kỹ nghệ và lănh vực thương mại ở Nhật cũng bị tŕ trệ, cùng là phải hoăn Thế Vận Hội Tokyo 2020.

    Tháng qua, ông Abe loan báo kế hoạch trị giá $1 ngàn tỉ nhằm bảo vệ công ăn việc làm, tăng tài trợ cho ngành y tế và giảm ảnh hưởng tai hại của COVID-19 về mặt kinh tế đối với gia đ́nh người dân Nhật.

    Hôm Thứ Sáu chính phủ Nhật cũng khởi sự kế hoạch giao cho mỗi nhà hai khẩu trang, một điều gặp nhiều sự chế diễu của dư luận trên mạng. (V.Giang).

  10. #70
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Thượng nghị sĩ Úc: Đă đến lúc cần xem xét lại hợp tác nghiên cứu học thuật với Trung Quốc
    B́nh luậnMinh Dũng • 16:31, 18/04/20• 174 lượt xem


    Thượng nghị sỹ Úc Eric Abetz (Photo by Graham Denholm/Getty Images)

    Thượng nghị sĩ Úc Eric Abetz đang kêu gọi các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu của chính phủ Úc cân nhắc việc hợp tác học thuật với chính quyền Trung Quốc, trong bối cảnh lo ngại chính quyền này đang cố gắng kiểm soát các báo cáo liên quan đến nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán.

    Ông Abetz cho rằng việc chính quyền Trung Quốc hạn chế báo cáo học thuật liên quan đến nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán, đă khẳng định lại một lần nữa ư kiến cho rằng chính quyền nước này đang cố gắng kiểm soát và kiềm chế việc tự do công bố các nghiên cứu học thuật ở trong nước và ở các nước khác trên thế giới.

    “Từ kinh nghiệm hợp tác với Trung Quốc tôi thấy rằng nước này đă và đang cố t́nh tạo ảnh hưởng quá đáng và không thể chấp nhận được đối với hệ thống nghiên cứu của chúng tôi, và sự leo thang gần đây nhất khiến chúng ta phải nhanh chóng xem xét lại hợp tác của chúng ta với chính quyền nước này”, ông Mitch Abetz phát biểu trong một tuyên bố vào thứ Ba (14/4).

    “Đây là lời cảnh báo nghiêm túc đối với hệ thống giáo dục đại học Úc và CSIRO [Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối thịnh vượng chung, là một cơ quan chính phủ liên bang Úc]”.

    Sự “xâm nhập” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào các trường đại học Úc được ghi chép lại và dẫn chứng qua hoạt động của các cơ quan Mặt trận Thống nhất và Viện Khổng Tử, nơi mà tự do ngôn luận và tự do trí tuệ thường không được khuyến khích và thậm chí c̣n bị lên án.

    Một sinh viên Úc, anh Drew Pavlou, đă nhận được tin nhắn “khủng bố” sau khi anh này giúp các sinh viên ủng hộ Hong Kong tại Đại học Queensland vào tháng 7/2019.

    Vào thứ Sáu, ngày 10/4, Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải đă đăng trên trang web của trường một chỉ thị do Vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc ban hành. Bài đăng này đă bị gỡ bị xuống sau khi có nhiều câu hỏi được gửi tới trường đại học này, News Corp cho biết.

    Chỉ thị quy định rằng các nghiên cứu học thuật liên quan đến nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán “phải được quản lư chặt chẽ và kiểm soát một cách ngặt nghèo”. Văn bản này cũng nói thêm rằng các nghiên cứu này cần phải trải qua quá tŕnh hiệu chỉnh bổ sung và được duyệt bởi nhóm đặc nhiệm trước khi làm thủ tục đăng kư xuất bản.

    “Ngay từ đầu, Bắc Kinh đă cố gắng kiểm soát chặt chẽ các báo cáo, che đậy sự bùng phát dịch bệnh ở khu chợ hải sản, “bịt miệng” những người cảnh báo về sự nguy hiểm và khả năng lây nhiễm của virus, cũng như “vô hiệu hóa” Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để tổ chức này bênh vực cho “sự đáng tin cậy nhỏ nhoi c̣n sót lại” của chính quyền nước này”, ông Abetz nói.

    Các chuyên gia đă thực hiện tính toán dựa trên mô h́nh thống kê, thu thập thông tin từ các nhân chứng ở địa phương và các tài liệu do The Epoch Times đă cung cấp trước đó, chỉ ra rằng chính quyền Trung Quốc đă che giấu quy mô thực sự của dịch bệnh ở Vũ Hán và cũng như các khu vực khác của Trung Quốc.

    Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Chính sách Công cộng Hoa Kỳ, hay c̣n gọi là Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (AEI) có trụ sở tại Washington, ít nhất phải có khoảng 2,9 triệu ca nhiễm virus Corona Vũ Hán được xác nhận tại Trung Quốc, thay v́ dưới 100.000 ca theo nước này công bố.

    Ngoài ra, đang nổi lên giả thuyết về nguồn gốc của virus là xuất phát từ pḥng thí nghiệm ở Vũ Hán, một phần v́ đây là nơi có pḥng thí nghiệm sinh học duy nhất của Trung Quốc được phép tiến hành các hoạt động nghiên cứu các mầm bệnh nguy hiểm nhất như Ebola hay SARS.

    Theo ông Abetz, giả thuyết này sẽ âm thầm loại bỏ khả năng virus có nguồn gốc từ các nơi khác v́ điều đó ảnh hưởng đến cộng đồng khoa học và y khoa trên thế giới về khả năng nghiên cứu và thu thập thông tin có thể giúp ngăn chặn sự lây lan và giảm thiểu thiệt hại do virus gây ra.

    Hơn nữa, giả thuyết đó cũng sẽ làm cho các nước nghi ngờ về bất kỳ thông tin y tế hoặc khoa học nào do Trung Quốc công bố ra trong tương lai, và đặc biệt là bất kỳ thông tin y tế hoặc khoa học nào của họ về virus Corona Vũ Hán.

    Eric Abetz là một chính trị gia người Úc, là Thượng nghị sĩ của Tasmania kể từ tháng 2 năm 1994, đại diện cho Đảng Tự do. Ông là Bộ trưởng Việc làm và Lănh đạo Chính phủ tại Thượng viện trong Chính phủ Abbott từ năm 2013 đến 2015.

    Thùy Minh

    Theo The Epoch Times

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 16-11-2014, 02:57 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 23-07-2014, 04:16 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 19-04-2012, 02:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •