Page 8 of 10 FirstFirst ... 45678910 LastLast
Results 71 to 80 of 98

Thread: Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

  1. #71
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Covid-19 : Chính phủ Nhật bị chỉ trích chậm chống dịch


    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp trong cuộc họp tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 07/04/2020. REUTERS - POOL
    Thu Hằng
    Tại Nhật Bản, số ca nhiễm virus corona đă vượt qua con số 10.000 người và 171 ca tử vong tính đến ngày 19/04/2020, cho dù t́nh trạng khẩn cấp, ban đầu được ban hành trên 7 vùng, đă được áp dụng trên cả nước từ ngày 16/04.


    Giới y tế Nhật Bản báo động số ca nhiễm hàng ngày tăng vọt, trong khi chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe bị chỉ trích chậm trễ trong việc pḥng chống dịch.

    Từ Tokyo, thông tín viên RFI Frédéric Charles giải thích :

    “Thủ tướng Shinzo Abe bị chỉ trích đă đưa virus corona vào Nhật Bản. Thái độ quan liêu của ông từng được thể hiện vào cuối tháng Giêng khi xử lư dịch Covid-19 trên du thuyền Diamond Princess ở cảng Yokohama.

    Hiện tại, Nhật Bản có hơn 10.000 ca nhiễm virus corona trên tổng số 126 triệu dân. Con số này là ít so với những nước khác. Sức đề kháng này, nh́n từ số liệu, có lẽ được giải thích qua chiến lược xét nghiệm Covid-19 rất hạn chế. Nhật Bản chỉ xét nghiệm những người đă có triệu chứng. Trên thực tế, số người nhiễm virus corona có thể cao gấp ba lần con số thống kê và hơn 30.000 ca dương tính.



    Việc số ca nhiễm virus corona tăng một cách rơ rệt trong những tuần gần đây, đặc biệt là ở Tokyo, làm suy yếu hệ thống y tế Nhật Bản, vốn đang thiếu giường bệnh và trang thiết bị bảo hộ. Các bệnh viện ở Tokyo từ chối ngày càng nhiều bệnh nhân, có một người bệnh được xe cứu thương chuyển đến nhưng đă bị tới 80 bệnh viện từ chối tiếp nhận”.

  2. #72
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Covid-19 : Nhật Bản vội vă sửa sai v́ chần chừ chống dịch


    Ảnh chụp tại một bến tàu ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 09/04/2020. AFP
    Thu Hằng
    So với các nước phát triển trên thế giới, Nhật Bản hiện bị dịch Covid-19 tác động ít nghiêm trọng hơn, với hơn 10.000 ca nhiễm, cho dù ở ngay cạnh Trung Quốc, nơi xuất phát virus corona. Tuy nhiên, hệ thống y tế, đặc biệt là ở Tokyo, có nguy cơ vỡ trận do số ca nhiễm mới tăng lên từng ngày. Chính phủ bị chỉ trích tŕ trệ và cân nhắc giữa kinh tế và mạng người.


    Trường hợp một bệnh nhân nghi nhiễm virus corona được xe cấp cứu đưa đến nhưng bị tới 80 bệnh viện từ chối có thể là ví dụ rơ nhất, đầy đủ nhất về t́nh trạng thiếu chuẩn bị và trang thiết bị của hệ thống y tế Nhật Bản trong pḥng chống dịch Covid-19. Điều này được bộ trưởng Y Tế Ozaki thừa nhận hôm 16/04 : “Nhật Bản đă không xây dựng kiểu hệ thống (y tế) cho phép các bệnh viện thông thường cấp cứu bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm”, thêm vào đó, “tốc độ lây nhiễm nhanh hơn dự kiến”.

    Quyết định ngày 16/04 ban hành t́nh trạng khẩn cấp trên cả nước được nhiều người dân Nhật xem là sự thừa nhận ngầm của chính phủ về những thiếu sót và chậm trễ trong việc pḥng chống dịch, theo nhận định của báo Le Monde (16/04).

    Trước hết phải kể đến thái độ tŕ trệ quan liêu trước t́nh trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, đây lại là chiến lược có tính toán của chính phủ nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế, tránh tác động đến sản xuất. “Đối với chính phủ và các doanh nghiệp, không có chuyện để nền kinh tế và GDP giảm sút v́ các biện pháp hạn chế trong nước”, trong khi đó, kí ức khó khăn thời hậu chiến vẫn chưa phai, theo nhận định trên nhật báo Les Echos của nhà sử học, giáo sư Christian Kessler, đại học Musashi (Nhật Bản).

    Thái độ chậm trễ của chính phủ trong việc đưa ra quyết định pḥng chống dịch c̣n nhằm một mục đích khác : Duy tŕ tổ chức Thế Vận Hội Tokyo năm 2020, một dự án lớn của thủ tướng Abe. Và “để tạo cảm giác là t́nh h́nh nằm trong tầm kiểm soát, chính phủ đă t́m cách giảm thiểu số người bị nhiễm”, theo nhận định trên Twitter của cựu thủ tướng Yukio Hatoyama (thuộc đảng đối lập).


    Tuy nhiên, Tokyo, một lần nữa, có lẽ sẽ phải xem lại khả năng tổ chức Thế Vận Hội vào tháng 07/2021. Giáo sư Kentaro Iwata, thuộc đại học Kobe, nhận định : “Thế Vận Hội phải hội đủ hai điều kiện : khống chế dịch Covid-19 tại Nhật Bản và kiểm soát dịch ở các nước khác, v́ phải mời các vận động viên và khán giả trên khắp thế giới”. Thủ tướng Shinzo Abe kỳ vọng khép lại nhiệm kỳ ba với thành công của Thế Vận Hội 2021.

    Ngoài ra, thái độ quan liêu c̣n được thể hiện qua việc rất khó đưa ra một quyết định mang tầm quốc gia, căn cứ vào hệ thống chính trị hiện nay của Nhật Bản, theo nhận định của nhà sử học Kessler (đại học Musashi). Không ai dám gánh trọng trách đưa ra một quyết định cứng rắn, có thể tác động đến cuộc sống hàng ngày. Kinh nghiệm này từng được thấy qua cách xử lư thiên tai trong quá khứ, từ trận động đất năm 1995 ở Kobe, đến trận động đất gây sóng thần ở Fukushima hoặc cuộc khủng hoảng hạt nhân tháng 09/2011. Trước khi phải ban hành t́nh trạng khẩn cấp trên toàn quốc, chính thủ tướng Shinzo Abe cũng đẩy trách nhiệm cho các tỉnh trưởng trong việc đưa ra các biện pháp hạn chế đi lại, đóng cửa trường học, hàng quán không cần thiết ... tại địa phương.

    Tuy nhiên, chính việc không xét nghiệm trên diện rộng khiến số ca nhiễm không cao (theo số liệu chính thức) và tạo cảm giác an toàn cho người dân : Virus corona hoành hành ở đâu, chứ không phải ở Nhật Bản. Người dân xứ hoa anh đào vẫn tự hào về tính kỉ luật, ư thức vệ sinh cao cũng như thói quen đeo khẩu trang nên họ vẫn ra đường, giới trẻ tiếp tục đến các tụ điểm vui chơi giải trí ở Tokyo v́ tin rằng khẩu trang và dung dịch khử trùng, được đặt ở khắp nơi, giúp họ tránh được virus.

    T́nh trạng khẩn cấp tại Nhật Bản được áp dụng ít nhất đến ngày 06/05. Tuy nhiên, hai chuyên gia Iwata và Ozaki cảnh báo các biện pháp được đưa ra vẫn chưa đủ : “Mặc dù họ nói đến kiểm soát ở biên giới và hạn chế tiếp xúc giữa các cá nhân, nhưng họ lại cho các cửa hàng tiếp tục hoạt động”. Nhưng để có thể xử lư dịch hiệu quả hơn, liệu chính phủ dám đưa ra những hạn chế nghiêm ngặt hơn không ? Và người dân có chấp nhận hy sinh một phần tự do không ?

  3. #73
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Hàn Quốc : Không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe của Lănh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un


    Truyền h́nh Hàn Quốc chụp lại ảnh lănh tụ Bắc Triều Tiên trong một lần xuất hiện trước công chúng. Ảnh chụp lại ngày 21/04/2020. REUTERS - HEO RAN
    Thùy Dương
    Các quan chức chính phủ Hàn Quốc hôm 21/04/2020 khẳng định không có dấu hiệu bất thường nào về t́nh trạng sức khỏe của lănh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Thông tin này được hăng tin Hàn Quốc Yonhap đăng tải sau khi đài CNN của Mỹ loan tin Washington "đang nghiên cứu thông tin" theo đó Kim Jong Un "gặp nguy hiểm nghiêm trọng sau khi được phẫu thuật".



    Hàn Quốc không xác nhận các thông tin theo đó lănh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un vừa trải qua phẫu thuật. Phát ngôn viên của tổng thống Hàn Quốc cho biết : "Chúng tôi không có ǵ để xác nhận và không phát hiện ra sự di chuyển đặc biệt nào ở Bắc Triều Tiên".

    Bộ Thống Nhất và Bộ Quốc Pḥng Hàn Quốc đều từ chối b́nh luận. C̣n ông Moon Chung In, cố vấn an ninh cho tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, nói với AFP là không nghe thấy tin ǵ đặc biệt về sức khỏe của lănh đạo Bắc Triều Tiên.

    Tin đồn bắt nguồn từ Daily NK, một phương tiện truyền thông trực tuyến chủ yếu do những người Triều Tiên đào ngũ điều hành. Daily NK cho biết Kim Jong Un đă được phẫu thuật trong tháng Tư v́ các vấn đề về tim mạch và hiện đang tĩnh dưỡng trong một biệt thự ở tỉnh Pyongan. Daily NK trích dẫn một nguồn tin không xác định từ Bắc Triều Tiên theo đó lănh đạo Kim phải điều trị cấp cứu về tim mạch v́ ông hút thuốc lá quá nhiều, béo ph́ và mệt mỏi. Đài CNN của Mỹ th́ không nói rơ liệu "thông tin" mà họ nói tới có phải là từ bài báo của Daily NK hay không.

    Một số quan chức Hàn Quốc bày tỏ nghi ngờ về mức độ đáng tin cậy của Daily NK. C̣n theo Reuters, việc đưa tin về Bắc Triều Tiên đặc biệt phức tạp, nhất là thông tin về đời sống riêng tư của Kim Jong Un, một trong những bí mật được chế độ B́nh Nhưỡng giữ kín nhất.

    Các tin đồn đoán ngày càng nhiều trong bối cảnh trong lễ kỷ niệm 108 năm ngày sinh của người sáng lập ra chế độ Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành, ông nội của lănh đạo Kim Jong Un, vào ngày 15/04, một trong những ngày kỷ niệm quan trọng nhất ở B́nh Nhưỡng, người ta không thấy ông Kim Jong Un trong bất kỳ bức ảnh nào được truyền thông chính thức Bắc Triều Tiên công bố.


    Lần cuối cùng truyền thông Bắc Triều Tiên đưa tin về các hoạt động của nhà lănh đạo Kim Jong Un là vào ngày 12/04. Và đây cũng không phải là lần đầu tiên "sự vắng mặt" của Kim Jong Un gây ra các tin đồn thất thiệt về nhà lănh đạo này.
    Last edited by dtkcamau; 21-04-2020 at 10:22 PM.

  4. #74
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    CHẤN ĐỘNG: Kim Jong Un và Nguyễn Phú Trọng hẹn nhau ngủm củ tỏi cùng lúc?


  5. #75
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Nhật Bản : Tổng cộng hơn 12.700 ca được xác nhận nhiễm virus corona


    Ảnh chụp ngày 16/04/2020. Tại thủ đô Nhật Bản, nhiều người không có chỗ ngủ qua đêm kể từ khi t́nh trạng khẩn cấp được ban bố. REUTERS/Kim Kyung-Hoon
    Thùy Dương
    |
    Thanh Hà
    Số ca được xác nhận nhiễm virus corona tại Nhật Bản đă tăng lên thành 12.756 người tính đến thứ Sáu 24/04/2020, với thêm 327 ca mới trên toàn quốc.



    Đài truyền h́nh NHK của Nhật cho biết số liệu thống kê bao gồm những người được xét nghiệm tại các trạm kiểm dịch tại sân bay, các quan chức, nhân viên bộ Y Tế, nhân viên kiểm dịch và các cá nhân trở về từ Trung Quốc theo kế hoạch của chính phủ Nhật.

    Nếu tính thêm 712 ca dương tính trên du thuyền Diamond Princess th́ tổng số ca nhiễm virus tại Nhật lên đến 13.468 người. Số ca tử vong là 344 người.

    C̣n tại thủ đô Tokyo, số người vô gia cư đă tăng vọt kể từ khi chính quyền ban bố t́nh trạng khẩn cấp hồi đầu tháng Tư. Trước khi dịch bệnh bùng phát, người lao động nghèo không có tiền thuê nhà ở thường ngủ quanh năm suốt tháng trong các quán cà phê internet hoặc cà phê truyện tranh, những nơi mở cửa 24 giờ mỗi ngày. Nhưng các quán này giờ đây lần lượt bị phong tỏa và phải đóng cửa theo lệnh chính quyền. V́ thế, nhiều khách trọ quen thuộc của các quán này không c̣n nơi nào để đi.

    Từ Tokyo, thông tín viên đài RFI Bruno Duval gửi về bài phóng sự :


    « Trước khi t́nh trạng khẩn cấp được ban bố, có ít nhất 4.000 người dân Tokyo tối nào cũng ngủ tại các quán cà phê internet hoặc quán cà phê truyện tranh manga. Với giá khoảng 12 euro/đêm, họ c̣n có thể tắm rửa và giặt quần áo. Thế nhưng, v́ dịch bệnh, những người lao động nghèo khó giờ đây trở thành người vô gia cư.

    Một người chia sẻ : « Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi không biết đêm nay sẽ phải ngủ ở đâu. Tôi không có tiền để thuê pḥng khách sạn. C̣n quán cà phê truyện tranh mà tôi vẫn thường ngủ trọ th́ đến nửa đêm là phải đóng cửa ». Một người khác phàn nàn : «Tôi chẳng có nơi nào để đến. Tôi không có chỗ ở và chẳng ai muốn cho tôi ở nhờ. Thật là không hay chút nào : Họ bắt tôi phải nhanh chóng chuyển đi chỗ khác, trong khi tôi ngủ ở đó từ nhiều năm nay rồi ». Có người lại nói : « Có những người ngủ trong các quán cà phê internet, nhưng không phải v́ họ thích như thế để được chơi điện tử cả đêm, mà bởi v́, giống như tôi chẳng hạn, họ không có nơi nào để ngủ qua đêm ».

    Một số nơi ở trọ đă được xắp xếp cho những người thường ngủ tại các quán cà phê internet. Một trong số những người như trên giải thích : « Tôi phải dọn đi, nhưng cuối cùng th́ tôi cũng được cho ngủ tại pḥng tập thể dục thể thao của một trường học, ở đó các giường ngủ tạm thời đă được bố trí cho những người như chúng tôi. Tôi cảm thấy hài ḷng : Ở đây có giường và tôi ngủ ngon hơn là ngủ trên một chiếc ghế ở quán cà phê internet ».

    Nhưng không phải ai cũng có được may mắn đó. Các hiệp hội trợ giúp người vô gia cư ngập trong vô số cuộc gọi điện thoại nhờ t́m giải pháp giúp đỡ những người không thể nào t́m được chỗ để ngủ qua đêm ».

    Trong khi đó, tại Hàn Quốc, Seoul thông báo có thêm 10 ca nhiễm Covid-19. Tại Bắc Kinh, bộ Y Tế cho biết có thêm 12 trường hợp dương tính với virus corona và gần như tuyệt đại đa số là những người từ nước ngoài mang bệnh về Hoa Lục. Theo giới quan sát, mặc dù Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm soát, nhưng số ca nhiễm du nhập từ bên ngoài vẫn tăng lên. Các tỉnh Quảng Tây và vùng Nội Mông ngày càng có nhiều ca lây nhiễm.

  6. #76
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Chính phủ Mỹ và Nhật rót tiền để DN lập tức rời khỏi Trung Quốc, đẩy nhanh quá tŕnh tách rời nền kinh tế khỏi nước này


     20:39 26/04/2020

    Hiện tại, Iris Ohyama, một thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản, có khả năng là doanh nghiệp đầu tiên nhận được trợ cấp “Kế hoạch tái thiết chuỗi cung ứng” của chính phủ Nhật Bản. Họ đang lên kế hoạch di dời dây chuyền sản xuất nguyên liệu khẩu trang không dệt từ Trung Quốc về Nhật Bản để tăng sản lượng khẩu trang trong nước.

    Chính phủ Nhật Bản tuyên bố vào ngày 9 tháng 4 rằng, họ đă chi 2,2 tỷ đô-la Mỹ để giúp các công ty Nhật Bản rút khỏi Trung Quốc, trở về Nhật Bản hoặc chuyển sang các khu vực khác như Đông Nam Á. Cùng ngày, ông Larry Kudlow – Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, đề nghị Hoa Kỳ nên hỗ trợ tất cả các công ty Mỹ muốn rời khỏi Trung Quốc và thanh toán mọi chi phí di dời.



    Stephen Moore – Chuyên gia về mô h́nh kinh tế truyền thống: “Nhiều công ty Mỹ đă đang di dời khỏi Trung Quốc rồi, cũng không phải là dưới sự trợ giúp của chính phủ. Bởi v́ họ cũng cho rằng Trung Quốc không c̣n đáng tin cậy nữa, Made in China không c̣n hấp dẫn người mua nữa. Có nhiều yếu tố dẫn đến việc quay trở về nước nhà, để sản phẩm mang nhăn Made in the USA. ”

    Trong t́nh h́nh dịch bệnh, ngoài chuỗi cung ứng, giới tài chính Hoa Kỳ cũng đang kiểm tra lại rủi ro của các công ty Trung Quốc trên sàn chứng khoán Mỹ.

    Hôm 21 tháng 4, năm người gồm Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Kế toán Công ty niêm yết Hoa Kỳ, v.v. đă ban hành một tuyên bố chung, để cảnh báo các nhà đầu tư hăy cảnh giác với những rủi ro tài chính của các công ty Trung Quốc. Bởi v́ trong một thời gian dài, báo cáo tài chính của các công ty này đều không minh bạch, một khi đầu tư sai, rất có khả năng không được bồi thường.

    Các chuyên gia tin rằng, dịch bệnh đang buộc các nước nghĩ lại về những rủi ro khi trao đổi kinh tế với Trung Quốc, và nhanh chóng tách khỏi sự phụ thuộc này.

    Harry Kazianis – Giám đốc cao cấp của Trung tâm lợi ích quốc gia: “Khi bạn thấy nhiều chuỗi cung ứng rời khỏi Trung Quốc để trở về Hoa Kỳ và các nước khác, th́ chính là lúc họ không c̣n lư do ǵ để lấy ḷng TQ nữa rồi. Sau đó, h́nh thế sẽ rất nhanh xảy ra biến hóa.”

  7. #77
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    TIN BIỂN ĐÔNG: Mỹ hiến 4 kế sách CỰC HAY cho Việt Nam răn đe Trung Cộng trên biển Đông


  8. #78
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Nguyên Ngoại trưởng Úc: Trung Quốc đă chọn sai thời điểm để buông lời đe dọa


    Nguyên Ngoại trưởng Úc: Trung Quốc đă chọn sai thời điểm để buông lời đe dọa
    Nguyên Ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop phát biểu trong cuộc họp báo Tham vấn Bộ trưởng Úc-Mỹ (AUSMIN) tại Viện Hoover trong khuôn viên Đại học Stanford vào ngày 24/7/2018, tại Stanford, California. (H́nh ảnh Justin Sullivan / Getty Images)

    B́nh luậnDu Miên • 07:09, 02/05/20• 145 lượt xem
    Nguyên Ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop đă kêu gọi Trung Quốc thực hiện nghĩa vụ quốc tế của nước này và hỗ trợ một cuộc điều tra về đại dịch toàn cầu.

    Phát biểu tại chương tŕnh “Sunrise” của kênh Channel 7 vào ngày 30/4, bà Bishop cho biết rằng một cuộc điều tra là điều “thiết yếu” để xác định xem điều tương tự như đại dịch viêm phổi Vũ Hán lần này có thể xảy ra lần nữa hay không.

    Bà nói: “Phải có một cuộc điều tra về cách thức loại virus này xâm nhập vào xă hội nhân loại - bất cứ nơi nào nó được báo cáo lần đầu tiên - để chúng ta có thể chuẩn bị tốt hơn, để chúng ta có thể xác định liệu virus đă có thể được ngăn chặn hay không”.

    Trung Quốc có trách nhiệm đặc biệt trong việc bảo vệ ḥa b́nh và an ninh quốc tế với tư cách là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ). Bà Bishop tin rằng đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) này là một mối đe dọa đối với an ninh quốc tế v́ sự gián đoạn mà nó gây ra đối với nền kinh tế và xă hội toàn cầu.

    Bà Bishop cũng đă chỉ ra tiền lệ của cuộc điều tra về vụ dịch Ebola trước đó. Bà khẳng định: “Tôi tin rằng thật sự cần thiết để có một cuộc điều tra như vậy, và đă có [trường hợp tương tự] trong quá khứ”.

    Đe dọa và ép buộc
    Bà Bishop cũng nói rằng đây không phải là thời điểm để Trung Quốc đưa ra các lời “đe dọa hay cưỡng chế”, bởi cộng đồng quốc tế đang phải hứng chịu một đại dịch toàn cầu.

    Mối quan hệ ngoại giao giữa Úc và Trung Quốc hiện đang trải qua giai đoạn gia tăng căng thẳng, sau khi Đại sứ Trung Quốc cố gắng sử dụng “áp lực kinh tế” để ngăn chặn cuộc điều tra từ phía Úc về nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán.

    Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Australian Financial Review vào ngày 26/4, Đại sứ Trung Quốc Cheng Jingye cho biết rằng nếu Úc tiếp tục thăm ḍ nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán, th́ “công chúng Trung Quốc” có thể tẩy chay và bài xích các sản phẩm cũng như các trường đại học của Úc.

    Trong một động thái hiếm hoi ngày 28/4, Bộ Ngoại giao và Thương mại (DFAT) đă đưa ra một tuyên bố nhắc nhở về vấn đề Đại sứ quán Trung Quốc đă phá vỡ giao thức về việc phát hành thông tin ngoại giao giữa Đại sứ quán và Bộ trưởng DFAT Frances Adamson.

    Trong một cuộc họp báo ngày 29/4, Thủ tướng Scott Morrison cho biết nước Úc sẽ tiếp tục theo đuổi một đánh giá độc lập về đại dịch COVID-19. Đại dịch do virus Corona Vũ Hán gây ra này đă cướp đi hơn 200.000 sinh mạng trên toàn cầu và khiến nền kinh tế thế giới phải đóng băng.

    Ông nói: “Chúng tôi không hề xác lập những quan điểm [đang có] về vấn đề này một cách hời hợt, và chúng tôi sẽ giữ vững quan điểm của ḿnh”.

    Thủ tướng cũng lưu ư rằng Úc đă không theo đuổi một cuộc “tấn công nhắm vào mục tiêu” cụ thể nào, mà thay vào đó là “một hành động rất hợp lư và hợp t́nh”.

    Ông Morrison khẳng định: “Nước Úc sẽ làm những ǵ v́ lợi ích của chúng tôi, v́ lợi ích toàn cầu và tất nhiên chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các động thái để đảm bảo có được đánh giá độc lập đúng đắn về những ǵ đă xảy ra ở đây. Ư tôi là, đó là v́ lợi ích sức khỏe toàn cầu, điều này nằm trong lợi ích kinh tế toàn cầu”.

    Du Miên

    Theo The Epoch Times

  9. #79
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Covid-19 : Nhật Bản kéo dài tình trạng khẩn cấp


    Thủ tướng Shinzo Abe họp báo tại Tokyo ngày 04/05/2020 thông báo triển hạn t́nh trạng khẩn cấp trên toàn lănh thổ Nhật Bản đến cuối tháng 5/2020. REUTERS - POOL
    Trọng Nghĩa
    Thủ tướng Nhật Bản loan báo quyết định gia hạn t́nh trạng khẩn cấp cho đến ngày 31/05/2020. Tokyo cho rằng hiện còn quá sớm để bãi bỏ biện pháp này trước diễn tiến của dịch bệnh Covid-19.



    Phát biểu ngày 04/05/2020 nhân một cuộc họp của nhóm chuyên gia tư vấn cho chính phủ, ông Shinzo Abe xác nhận rằng tình trạng khẩn cấp ban bố ngày 07/04, trên nguyên tắc sẽ kết thúc vào ngày 06/05. Tuy nhiên, t́nh trạng khẩn cấp sẽ tiếp tục có hiệu lực đến ngày 31/05 ở tất cả các vùng trên lãnh thổ Nhật Bản.

    Thủ tướng Abe để ngỏ khả năng dỡ bỏ t́nh trạng khẩn cấp trước cuối tháng Năm, sau buổi xem xét t́nh h́nh dự kiến ​​vào khoảng ngày 14/05 ở tất cả các vùng lãnh thổ.

    Bộ trưởng đặc trách chống dịch Yasutoshi Nishimura trước đó đã cho biết c̣n quá sớm để bãi bỏ tình trạng khẩn cấp. Theo ông: “Số lượng các ca nhiễm mới đă giảm, nhưng quá chậm so với mức dự kiến”.

    Theo hãng tin Pháp AFP, t́nh trạng khẩn cấp ở Nhật Bản không chặt chẽ bằng một số quốc gia châu Âu và Hoa Kỳ. Chính quyền không có quyền áp đặt các hạn chế đối với quyền tự do di chuyển của công dân và cũng không có biện pháp trừng phạt nào được dự kiến.

    Với dân số khoảng 126 triệu người, Nhật Bản đă ghi nhận ca bệnh đầu tiên vào giữa tháng Giêng. Từ đó đến nay, nước này đă bị hơn 15.000 ca nhiễm và 510 trường hợp tử vong, ít hơn nhiều so với số liệu được công bố tại các quốc gia khác.


    Tuy vậy, các hiệp hội y tế Nhật Bản cảnh báo rằng các bệnh viện tại nước này đă rơi vào tình trạng căng thẳng và có thể nhanh chóng bị quá tải do sự tiến triển của dịch bệnh.

    Số lượng giường chăm sóc đặc biệt ở Nhật Bản được ước tính khoảng 6.500, tức là 5 trên 100.000 dân, ít hơn một nửa so với tỷ lệ tại Ý.

    Để giảm bớt áp lực cho hệ thống y tế, một số biện pháp đă được thực hiện chẳng hạn như đưa bệnh nhân có triệu chứng nhẹ vào khách sạn thay v́ giữ họ trong bệnh viện quá đông. Chính phủ cũng đă loan báo gia tăng biện pháp xét nghiệm, nhưng vẫn bị chỉ trích v́ số lượng xét nghiệm tương đối thấp được thực hiện.

  10. #80
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Úc thiết kế và chế tạo máy bay quân sự lần đầu tiên sau 50 năm
    B́nh luậnVăn Thiện • 23:41, 05/05/20• 329 lượt xem


    Loyalty Wingman, máy bay quân sự đầu tiên do Úc sản xuất trong ṿng 50 năm qua. (Ảnh: Cung cấp bởi hăng Boeing)

    Boeing và Không quân hoàng gia Úc cho ra mắt chiếc máy bay quân sự đầu tiên được thiết kế và chế tạo tại Úc trong ṿng hơn 50 năm qua. Điều này đánh dấu một cột mốc lịch sử đối với nước này trong việc tăng cường năng lực quốc pḥng.

    Theo cam kết về việc tăng trưởng và phát triển năng lực pḥng thủ địa phương, chính phủ Úc đă đầu tư tới 40 triệu AUD (khoảng 26 triệu USD) vào Loyalty Wingman, một máy bay không người lái. Boeing Australia hợp tác với Không quân Hoàng gia Úc, chịu trách nhiệm phát triển và thử nghiệm loại máy bay này.

    Đây cũng là khoản đầu tư lớn nhất của Boeing vào một chương tŕnh máy bay không người lái bên ngoài Hoa Kỳ. Chiếc Loyalty Wingman cũng sử dụng cả trí thông minh nhân tạo để mở rộng khả năng của các nền tảng có người lái và không người lái.

    Ra mắt vào tháng 2/2019, Loyalty Wingman có chiều dài 11,7 mét (38 feet). Máy bay này sẽ có phạm vi hoạt động hơn 3.700 km.


    Phần thân chính của máy bay Loyalty Wingman chụp vào ngày 10/2 (Ảnh: Cung cấp bởi hăng Boeing)
    Thủ tướng Scott Morrison nói rằng chương tŕnh hợp tác này sẽ thúc đẩy Úc trong ba lĩnh vực của nước này - phát triển ngành công nghiệp quốc pḥng, nâng cao tiềm lực xuất khẩu toàn cầu và tạo việc làm cho người dân.

    Ông Morrison cho biết vào ngày 5/5: “Chương tŕnh Loyalty Wingman đă giúp hỗ trợ khoảng 100 công việc công nghệ cao ở Úc. Những dự án như vậy sẽ rất quan trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng và hỗ trợ việc làm khi nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19”.

    Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Quốc pḥng Úc Melissa Price cho rằng đây là một cột mốc quan trọng đối với nước này, đặc biệt là các ngành công nghiệp địa phương. Viết trên Twitter vào ngày 4/5, bà cho biết: “Lần đầu tiên ngành công nghiệp [Úc] thiết kế, phát triển và sản xuất một loại máy bay loại này”.


    Melissa Price MP
    @Melissa4Durack
    One for the aircraft fanatics! Check this out 👇🏻 The first @BoeingAustralia Loyal Wingman aircraft has been unveiled. It’s the first time 🇦🇺 industry are locally designing, developing and manufacturing an aircraft of this type https://bit.ly/2yuMKyB

    View image on Twitter
    17
    7:40 PM - May 4, 2020
    Twitter Ads info and privacy
    See Melissa Price MP's other Tweets
    Đầu tháng 2, nhóm các doanh nghiệp địa phương của Boeing Australia bao gồm BAE Systems Australia, RUAG Australia, Ferra Engineering và AME Systems đă hoàn thành việc chế tạo phần thân chính của máy bay, bao gồm bộ dụng cụ phần cứng, linh kiện máy chính xác và hệ thống dây điện để hỗ trợ máy bay.

    Nhóm nghiên cứu đă giới thiệu nguyên mẫu Loyalty Wingman vào ngày 5/5 và lên kế hoạch bắt đầu thử nghiệm mặt đất vào cuối năm nay.

    Văn Thiện

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 16-11-2014, 02:57 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 23-07-2014, 04:16 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 19-04-2012, 02:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •