Page 1 of 10 12345 ... LastLast
Results 1 to 10 of 98

Thread: Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương
    Hàn Quốc bùng nổ với chiến thắng Oscar đầu tiên cho phim ‘Parasite’


    Đạo diễn Bong Joon Ho và dàn diễn viên trong "Parasite" chụp ảnh tại lễ trao giải Oscar ở Hollywood vào ngày 9/2/2020.


    Người dân Hàn Quốc hôm 10/2 bùng nổ trong niềm vui tập thể hiếm hoi sau khi bộ phim Parasite (tạm dịch: “Kư sinh trùng”) của đạo diễn Bong Joon Ho giành được giải Oscar ở hạng mục “Phim xuất sắc nhất” và 3 giải thưởng khác, theo AP. Người Hàn Quốc nhận được thông tin tốt lành này giữa lúc đất nước đang chật vật chống lại virus corona mới và mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.

    Bộ phim giành chiến thắng đă làm nên lịch sử trong cả hai ngành công nghiệp điện ảnh Hollywood và Hàn Quốc v́ là bộ phim đầu tiên không phải bằng tiếng Anh giành được giải “Phim xuất sắc nhất” trong lịch sử 92 năm của giải thưởng danh giá này. Và đây cũng là bộ phim Hàn Quốc đầu tiên đoạt giải Oscar.

    “Bạn có tin ‘Parasite’ giành giải ‘Phim xuất sắc nhất’ của Oscar không?”, tờ báo lớn nhất Hàn Quốc, Chosun Ilbo, chạy tít bài tường thuật. “Bộ phim đă viết lại lịch sử của giải thưởng 92 năm tuổi”.

    Mạng xă hội Hàn Quốc cùng tràn ngập tin nhắn chúc mừng.

    Đạo diễn Bong, phim Parasite và những tin tức liên quan đến giải Oscar đă thống trị trong các cụm từ được t́m kiếm trong suốt ngày 10/2 trên các trang web lớn, vốn đang bị chiếm lĩnh v́ đợt bùng phát virus corona tại Trung Quốc, với hơn 900 người tử vong và làm hàng chục ngàn người khác nhiễm bệnh, chủ yếu tại Trung Quốc.

    Nỗi lo về virus đang gia tăng ở Hàn Quốc, nơi đă có 27 trường hợp được ghi nhận, mặc dù chưa có trường hợp tử vong nào.

    Doanh số của các công ty du lịch, nhà hàng, rạp chiếu phim và cửa hàng bách hóa giảm mạnh, làm tăng lo lắng về tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế đă bị đ́nh trệ của Hàn Quốc. Các đảng đối lập đang cáo buộc chính phủ không hiệu quả trong việc đối phó với dịch bệnh bùng phát.

    Tuy nhiên, những lo ngại về virus và cuộc chiến về chính trị đă giảm bớt hôm 10/2 để mừng chiến thắng của đạo diễn Bong.

    “Một tin vui, như một cơn mưa chào mừng, vừa tới Hàn Quốc, vốn đang chán nản, tŕ trệ và tuyệt vọng v́ bệnh viêm phổi Vũ Hán”, AP dẫn tuyên bố của đảng đối lập chính, Đảng Tự do Hàn Quốc. Vũ Hán là tên thành phố của Trung Quốc, nơi xuất phát dịch.

    Tổng thống Moon Jae-in và các cố vấn của ông bắt đầu một cuộc họp thường kỳ tràng pháo tay để mừng chiến thắng của đạo diễn Bong.

    Ông Moon sau đó tweet rằng ông tự hào về đạo diễn Bong và đội ngũ nhân viên của ông, và “đặc biệt biết ơn họ v́ đă mang đến sự can đảm và niềm tự hào cho những người đang cố gắng vượt qua khó khan”.

    “Tôi nghĩ đây là cơ hội tuyệt vời để cho thế giới biết giá trị thực sự của điện ảnh Hàn Quốc”, AP dẫn lời một nhân viên văn pḥng, ông Cho Sung-ho, 54 nói. “Đây là điều rất có ư nghĩa khi Giải thưởng lần này công nhận chất lượng vượt trội của điện ảnh Hàn Quốc”.

    Đại sứ Hoa Kỳ Harry Harris, người đă theo dơi lễ trao giải Oscar với các nhân viên đại sứ quán, tweet rằng “Wow! Xin chúc mừng đạo diễn Bong, Đội ngũ #Parasite & điện ảnh Hàn Quốc!”

    Hyeonjun Jeong, diễn viên 10 tuổi trong phim Parasite hiện đang ở Seoul, đă hét lên v́ sung sướng khi cậu xem chương tŕnh truyền h́nh về giải thưởng.

    “Tôi nghĩ sẽ thật tuyệt vời khi có được giải thưởng, và chúng tôi thực sự đă giành được nó”, Jeong nói với AP. “Tôi thấy như ḿnh đang trên thiên đường”.

    Tại ngôi trường cũ của đạo diễn Bong, Đại học Yonsei ở Seoul, các sinh viên trong câu lạc bộ điện ảnh của trường đă cùng nhau xem lễ trao giải Oscar.

    “Nó có ư nghĩa sâu sắc đối với điện ảnh Hàn Quốc và nó mở ra con đường phát triển hơn nữa. Thật là một vinh dự lớn lao. Tôi không thể thốt thành lời”, sinh viên Kim Nam-hoon, 21 tuổi, nói với AP.

    Jeong Ho-cheol, một sinh viên 26 tuổi, ca ngợi đạo diễn Bong v́ đă làm hài ḷng cả các nhà phê b́nh phim lẫn công chúng.

    “Cách ông ấy đối phó với mặt trái của xă hội Hàn Quốc và các vấn đề như khoảng cách giàu nghèo, và cách ông thể hiện những vấn đề đó rất biểu cảm”, sinh viên này nói.

    Park Chan-wook, một đạo diễn nổi tiếng của Hàn Quốc, người được coi là đối thủ chính của ông Bong, cũng tham gia chúc mừng.

    “Thật may mắn khi làm việc trong cùng ngành với một người tài năng như ông Bong và có thể được gọi ông ấy là bạn”, AP dẫn lời đạo diễn Park, người đă giành giải Grand Prix tại Liên hoan phim Cannes năm 2004 cho bộ phim “Oldboy”, khi trả lời phỏng vấn nhật báo Munhwa Ilbo.

  2. #2
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Virus corona: Theo báo Hàn Quốc, B́nh Nhưỡng hành quyết người vi phạm lệnh cách ly


    Công nhân nhà máy Songyo Knitwear, B́nh Nhưỡng đang sản xuất khẩu trang pḥng chống virus corona. Ảnh chụp ngày 06/02/2020 Kim Won-Jin / AFP

    Không nên « nhờn » với « kỷ luật sắt » của chế độ B́nh Nhưỡng. Một nhân viên thương mại Bắc Triều Tiên vừa từ Trung Quốc trở về, trong lúc bị cách ly, đă đi tới nhà tắm công cộng. Người này đă bị công an bắt giữ và hành quyết ngay lập tức, theo tờ Daily Mail, trích dẫn thông tin từ báo Hàn Quốc Dong-a Ilbo, ngày 13/02/2020.



    Kể từ khi xuất hiện dịch virus corona (Covid-19), Bắc Triều Tiên đă áp dụng chính sách pḥng chống triệt để : Những người vừa từ Trung Quốc trở về hoặc có tiếp xúc với người Trung Quốc trong những ngày qua đều bị cách ly. Thời gian cách ly vừa được kéo dài, từ 14 lên thành 30 ngày.

    Tất cả các cơ quan chính quyền và người nước ngoài sống và làm việc tại Bắc Triều Tiên phải tuân thủ « vô điều kiện ». Người vi phạm phải hứng chịu h́nh phạt nghiêm khắc, kể cả tử h́nh.

    Báo chí Hàn Quốc cho biết, lănh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un áp đặt quân pháp (tư pháp quân đội) nhằm tăng cường các biện pháp cách ly.

    Nhân viên thương mại nói trên thuộc diện bị cách ly, nhưng đă tự động tới một nhà tắm công cộng mà không được phép. Ngay lập tức, công an bắt giữ và bắn chết người này.

    Vẫn theo nguồn tin trên, một nhân viên của Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Bắc Triều Tiên cũng đă bị đi đày đến một trang trại, v́ đă không khai báo là vừa từ Trung Quốc trở về.

    Thông tin liên quan đến những vụ quan chức Bắc Triều Tiên bị chính quyền thanh trừng hoặc hành quyết đều rất khó kiểm chứng.

    Để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 tràn từ Trung Quốc sang, Bắc Triều Tiên đă đóng cửa biên giới. Báo chí Nhà nước đưa tin là các nhân viên thuộc Hội Chữ Thập Đỏ Bắc Triều Tiên được triển khai ở nhiều nơi để giám sát và phát hiện triệu chứng dịch bệnh trong dân.

    Các quan chức của Tổ Chức Y Tế Thế Giới làm việc tại Bắc Triều Tiên nói rằng họ không được thông báo về các trường hợp lây nhiễm. C̣n chính quyền B́nh Nhưỡng khẳng định không có ca nào. Trong khi đó, một số phương tiện truyền thông Hàn Quốc đưa tin là dường như tại Bắc Triều Tiên, đă có nhiều người bị lây nhiễm, thậm chí có cả các trường hợp tử vong.

    Khi xẩy ra dịch bệnh viêm phổi cấp tính điển h́nh SARS, 2002-2003, Bắc Triều Tiên đă cho đóng cửa toàn bộ biên giới với Trung Quốc và cũng không thông báo, đưa tin ǵ về t́nh h́nh dịch bệnh.

  3. #3
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Triều Tiên có khả năng thử virus corona, nhưng chưa phát hiện ca nào
    15/02/2020
    William Gallo


    Nhân viên y tế Triều Tiên chuẩn bị kiểm tra sức khoẻ các hành khách nước ngoài đến phi trường Pyongyang ở B́nh Nhưỡng, ngày 1/2/2020.


    Triều Tiên có khả năng thử virus corona mới nhưng vẫn chưa báo cáo ca lây nhiễm nào, Tổ chức Y tế Thế giới nói với VOA ngày 14/2, giữa những quan tâm của quốc tế là B́nh Nhưỡng không được trang bị đầy đủ để xử lư dịch bệnh bùng phát có thể xảy ra.

    Triều Tiên hầu như đă cắt đứt tất cả các quan hệ với thế giới bên ngoài để đối phó với virus lây nhiễm cao làm gần 1.400 người thiệt mạng và khiến hơn 60.000 người nhiễm phải—hầu hết tại các nước láng giềng Trung Quốc. Gọi những nỗ lực này là vấn đề “sống c̣n của đất nước,” Triều Tiên đă cấm du khách nước ngoài, ngưng các chuyến bay và tàu điện với các nước láng giềng, và thi hành lệnh cách ly 30 ngày đối với người nước ngoài đến.

    Trích dẫn số liệu Bộ Y tế Công cộng Triều Tiên, WHO nói với VOA là 141 du khách vào Triều Tiên đă thử nghiệm âm tính đối với virus, sau khi có những dấu hiệu nóng sốt. Số người này thuộc nhóm 7.281 du khách đến Triều Tiên từ ngày 30/12/2019 đến 9/2/2020, theo các con số của Triều Tiên.

    “Nước Cộng ḥa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có khả năng thực hiện những cuộc thử nghiệm này và họ có máy PCR, và những nhân viên kỹ thuật pḥng thí nghiệm và các chuyên gia đă được WHO huấn luyện thử nghiệm bệnh cúm, tại một pḥng thí nghiệm của Hong Kong vào năm ngoái,” bác sĩ Edwin Cenizar Salvador, đại diện của WHO tại Triều Tiên, nói.

    WHO cho biết đă cung cấp cho Triều Tiên những dụng cụ thử nghiệm trong pḥng thí nghiệm và trang bị bảo hộ cá nhân, bao gồm kính đeo mắt, găng tay, khẩu trang, và trang phục bảo hộ, theo yêu cầu của Triều Tiên.

    Tuyên bố không nói rơ những ai đang cư ngụ tại Triều Tiên có được thử nghiệm hay không. Một vài cơ quan truyền thông có trụ sở tại Hàn Quốc đă đăng tải những báo cáo chưa được xác nhận là virus đă đến Triều Tiên.

    Có những quan ngại là Triều Tiên là nước duy nhất chưa chuẩn bị cho vụ virus bùng phát gây ra sưng phổi hiện có tên là COVID-19.

    Ngày 13/2, Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về việc Triều Tiên dễ lây nhiễm virus và đang chuẩn bị “nhanh chóng tạo điều kiện” cho những nỗ lực của những tổ chức cứu trợ quốc tế giúp đỡ.

    Triều Tiên đang chịu những chế tài quốc tế v́ chương tŕnh vũ khí của nước này. Các chế tài cấm hợp tác rộng răi với Triều Tiên, có nghĩa là những tổ chức cứu trợ trước tiên phải được miễn trừ.

    Ủy ban Liên hiệp quốc xử lư những miễn trừ này nói với Ban tiếng Hàn Đài VOA trước đây trong tuần rằng sẽ cứu xét những yêu cầu này “càng nhanh càng tốt.”

    Hội Chữ thập Đỏ và Hội Trăng Lưỡi liềm Đỏ Quốc tế trong tuần này cho hay họ sẽ t́m một miễn trừ chế tài khẩn cấp để cung cấp “sự can thiệp cứu mạng người,” trong đó có những dụng cụ thử nghiệm virus corona và trang bị bảo hộ cá nhân.

  4. #4
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Cười và không giận – bí quyết sống thọ của cụ ông cao tuổi nhất hành tinh
    February 16, 2020

    Cụ ông Chitetsu Watanabe đă được giới chức Tổ Chức Kỷ Lục Thế Giới Guinness World Records trao chứng nhận là người đàn ông cao tuổi nhất hành tinh vào ngày 12 Tháng Hai, 2020. (H́nh: Japan Pool/Jiji Press/AFP via Getty Images)
    NIIGATA, Nhật (NV) – Cụ ông người Nhật 112 tuổi đă được Tổ Chức Kỷ Lục Thế Giới Guinness World Records trao chứng nhận là người đàn ông cao tuổi nhất hành tinh vào ngày 12 Tháng Hai, 2020.

    Theo CNN, buổi lễ trao chứng nhận cụ ông sống thọ nhất thế giới cho cụ Chitetsu Watanabe đă diễn ra tại nhà dưỡng lăo ở thành phố Joetsu thuộc tỉnh Niigata.


    Cụ Watanabe sinh ngày 5 Tháng Ba, 1907, và là người con cả trong gia đ́nh tám anh em.

    Cụ thích ăn đồ ngọt như là đường nâu. Nhưng dạo này cụ hay ăn kem bông và bánh trứng v́ răng cỏ không c̣n nữa, theo bản tin của CNN.

    Trước đây, cụ làm việc cho một công ty sản xuất đường trong nhiều năm. Sau đó, cụ chuyển qua làm tại văn pḥng nông nghiệp của chính phủ cho đến lúc nghỉ hưu. Cụ cũng tham gia chinh chiến cho nước Nhật năm 1944 gần cuối Thế Chiến Thứ Hai.

    Cụ có năm người con.

    Lúc về hưu, cụ ông Watanabe sống rất năng động. Cụ thích trồng cây cũng như rau cỏ cho đến khi 104 tuổi. Cụ c̣n triển lăm các cây bonsai do chính cụ trồng và chăm sóc đến năm 2007. Hiện tại cụ đang sống trong viện dưỡng lăo.


    Cụ bà Kane Tanaka, ở tỉnh Fukuoka, Nhật, đă được Tổ Chức Kỷ Lục Thế Giới Guinness World Records công nhận là người cao tuổi nhất thế giới vào ngày 9 Tháng Ba, 2019, khi 116 tuổi. (H́nh: Jiji Press/AFP via Getty Images)
    Trong một phỏng vấn năm ngoái, cụ ông Chitetsu Watanabe nói “bí mật sống thọ là không giận dữ và luôn có nụ cười trên gương mặt.”

    Trước đó, người giữ kỷ lục này là cụ ông Masazo Nonaka sống ở Hokkaido, cũng ở Nhật, người vừa qua đời hồi năm ngoái ở tuổi 113.



    Hiện nay, người được Tổ Chức Kỷ Lục Thế Giới Guinness World Records công nhận là người cao tuổi nhất thế giới là cụ bà Kane Tanaka, 117 tuổi, ở tỉnh Fukuoka, cũng sống tại Nhật.

    Cụ bà Kane Tanaka sinh ngày 2 Tháng Giêng, 1903. (TMT)

  5. #5
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Dịch COVID-19 hoành hành, Nhật Bản có nguy cơ khủng hoảng kinh tế
    On Feb 17, 2020

    Dịch COVID-19 làm hại đến tiêu thụ trong nước của Nhật. (H́nh: CHARLY TRIBALLEAU/AFP via Getty Images)
    TOKYO, Nhật Bản (NV) – V́ dịch bệnh COVID-19, GDP của Nhật Bản giảm 1.6% trong quư vừa qua và nước này đang có nguy cơ bị khủng hoảng kinh tế.

    Theo Sky News, kinh tế Nhật đang chịu nhiều tác hại của thuế thương mại và một cơn băo lớn. Bây giờ, quốc gia này phải chịu ảnh hưởng từ virus Corona và các nhà phân tích cho rằng sẽ có nhiều tác hại hơn nữa.

    Nếu GDP của Nhật tiếp tục giảm thêm một quư liên tục, kinh tế nước này sẽ khủng hoảng.



    Ông Taro Saito, chuyên gia của tổ chức NLI Research Institute, cho rằng kinh tế Nhật Bản sẽ gặp nguy hiểm từ Tháng Giêng đến Tháng Ba.

    Theo ông, virus Corona không chỉ làm hại xuất cảng hàng hóa và du lịch, mà c̣n làm hại đến tiêu thụ trong nước. Nếu dịch bệnh này không bị chặn đứng từ đây cho đến Thế Vận Hội ở Tokyo, kinh tế Nhật sẽ gặp nguy hiểm rất lớn.

    Không chỉ vậy, chỉ số Nikkei giảm 0.7%.

    Các nước Á Châu khác cũng gặp trở ngại về kinh tế. Thái Lan có mức phát triển chậm nhất trong năm năm và Singapore bị chậm lại trong năm 2020. Ngoài ra, Thái Lan c̣n có nguy cơ khủng hoảng kinh tế. (TL)

  6. #6
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Washington – Delhi : Trục chiến lược mới trước họa bá quyền Trung Quốc


    Tổng thống Mỹ Donald Trump tham gia buổi chào mừng thủ tướng Modi tại Houston, Texas, 22/09/2019. REUTERS/Jonathan Ernst

    Chủ Nhật, 22/09/2019, Narendra Modi và Donald Trump, tay trong tay đến đồng chủ tŕ một cuộc mít-tinh tại Houston, bang Texas, quy tụ hơn 50.000 người Mỹ, đa phần gốc Ấn Độ. Một cuộc tụ tập lớn như thế để chào mừng một lănh đạo nước ngoài là hiện tượng hiếm có trên đất Mỹ.


    Thế nhưng theo nhận xét của nhà báo Renaud Girard, trong mục Ư kiến báo Le Figaro (24/09/2019), sự kiện cho thấy rơ một thực tế địa chính trị mới : Sự trỗi dậy của một trục chiến lược giữa một nền dân chủ lớn nhất và một nền dân chủ lâu đời nhất của thế giới. Vậy « trục chiến lược mới Washington – Dehli » được h́nh thành để làm ǵ ? Ông Renaud Girard giải thích.

    Trục liên minh mới giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ được h́nh thành theo hai giai đoạn. Bước đầu được đánh dấu bằng chuyến công du New Dehli của tổng thống Mỹ George W. Bush tháng 3/2006. Nhân chuyến đi này, Hoa Kỳ chấp nhận trao cho Ấn Độ đặc quyền mua công nghệ hạt nhân dân sự của Mỹ. Bước thứ hai là việc kư kết thỏa thuận Comcasa (Communications Compatibility and Security Agreement) tại New Dehli vào tháng 9/2018. Theo thỏa thuận này, Hoa Kỳ không những bán cho Ấn Độ các thiết bị quân sự Mỹ, mà c̣n trao đổi nhanh chóng và an toàn các dữ liệu quân sự nhậy cảm, như vị trí các chốt lính Trung Quốc dọc theo biên giới với Bhutan và Ấn Độ.

    Mùa hè năm 2017, quân đội Ấn Độ gặp khó khăn trong việc theo dơi các hoạt động chuyển quân của các đạo quân Trung Quốc trong cuộc đối đầu giữa hai nước trên cao nguyên Doklam (mà Trung Quốc đang t́m cách xâm lấn, gây thiệt hại cho tiểu vương quốc Bhutan, đồng minh của Ấn Độ). Do vậy, các cuộc tập trận hải quân hàng năm Malabar cho phép hải quân Mỹ và Ấn Độ cùng nhau huấn luyện chống tầu ngầm Trung Quốc thâm nhập Ấn Độ Dương.

    Trước mối họa bá quyền của Trung Quốc tại châu Á, Ấn Độ và Hoa Kỳ quyết định thành lập liên minh. Đôi bên cùng góp sức sao cho mối quan hệ đối tác chiến lược này được vận hành tốt. Cả hai dân tộc đều có cùng một ngôn ngữ chung là tiếng Anh và yêu chuộng dân chủ. Cộng đồng người Ấn tại Mỹ, tuy chỉ chiếm có 1% dân số, nhưng lại rất thành đạt và hội nhập rất tốt. Gương mặt điển h́nh nhất là cựu thống đốc bang South Carolina, cựu đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley (sinh ra tại Nimrata Randhawa). Một nhân vật rất nhiều người xem như là một ứng viên tốt nhất có thể cho đảng Cộng Ḥa cho cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024.

    Về mặt chiến lược, Ấn Độ lo lắng Afghanistan có thể lại rơi vào tay phe Taliban. Họ thúc đẩy Hoa Kỳ không nên rời nước này quá sớm và liên kết với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.

    Ngược lại, với Hoa Kỳ, Trung Quốc là một đối thủ, bởi v́ nước này đang t́m cách « hất cẳng » Mỹ trong cuộc chiến tranh mạng và cuộc chiến không gian. Trung Quốc có một dự án thống trị công nghệ trên hành tinh, và v́ thế mà Hoa Kỳ quyết định chặn lại bằng cách thành lập Bộ Chỉ Huy Không Gian và Mạng, hay tiến hành cuộc chiến chống Hoa Vi… Do vậy, Ấn Độ, vốn chưa bao giờ có hoạt động dọ thám nhắm vào ngành công nghiệp Mỹ, được xem như là một cường quốc bổ trợ và bằng hữu. Tin tưởng, thấu hiểu và hợp tác ngự trị giữa Silicon Valley và Bengalore.

    Tuy nhiên, nhà báo Renaud Girard lưu ư thêm là không có chuyện Ấn Độ phục tùng Hoa Kỳ. Từ lâu, New Dehli có một quan điểm độc lập rất rơ ràng (tự phát triển nội lực răn đe). Ấn Độ trở thành đồng minh của Mỹ, nhưng không phải là chư hầu. Một bằng chứng là New Delhi quyết định chọn mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp để hiện đại hóa không quân đất nước.

    Cuối cùng, tác giả kết luận, Ấn Độ tuy chậm trễ về công nghệ và công nghiệp so với Trung Quốc, nhưng các định chế chính trị của nước này lại trội hơn Trung Quốc. Về mặt dân số, tương lai thuộc về Ấn Độ nhiều hơn là Trung Quốc. Và người Mỹ hiểu rơ rất điều này !

    Sinh viên Trung Quốc : Đồng môn Hồng Kông là những đứa trẻ « hư hỏng »

    Le Figaro tiếp tục dẫn độc giả đến Trung Quốc. Những cuộc biểu t́nh của sinh viên – học sinh Hồng Kông không được các đồng môn Bắc Kinh đồng t́nh, cho đấy là « những đứa trẻ được nuông chiều ».

    Một đất nước hai chế độ nhưng cũng hai thế hệ trẻ. Bầu không khí tĩnh lặng có chủ định tại trường đại học Bắc Kinh tương phản với t́nh h́nh sôi sục, với các cuộc băi khóa, tẩy chay trường học liên tục tại Hồng Kông.

    Giọng điệu của các sinh viên Bắc Kinh đối với đồng môn Hồng Kông thật khắt khe, thể hiện đúng y như đường lối cứng rắn được truyền thông Trung Quốc loan tải. Họ có những phát biểu chẳng khác ǵ h́nh ảnh của một tờ Hoàn Cầu Thời Báo, lên án các cuộc biểu t́nh phản đối ở Hồng Kông là « một cuộc cách mạng mầu » do Washington và Luân Đôn giật dây.

    Với nhiều sinh viên Bắc Kinh, biểu t́nh tại trường đại học là điều « không thể », v́ họ được « hưởng nhiều quyền lợi từ hệ thống ». Do vậy các bạn ở Hồng Kông là « những đứa trẻ được nuông chiều, hư hỏng ». Cách sống của họ khác với sinh viên Bắc Kinh. Trung Quốc là quốc gia xă hội chủ nghĩa nên học sinh – sinh viên được hưởng « một nền giáo dục khác ».

    Vẫn theo những sinh viên mà Sebastien Falletti, thông tín viên nhật báo tại Bắc Kinh có dịp trao đổi, « sự khác biệt lớn chính là cách có được thông tin. Tại Hồng Kông, họ bị nhiễm quá nhiều nguồn tin xấu, do các hăng tin nước ngoài loan truyền và bêu xấu Trung Quốc. Trong khi đó, chúng tôi, chúng tôi đọc các nguồn tin Trung Quốc, cũng như là các nguồn tin nước ngoài. Do vậy chúng tôi được thông tin tốt hơn ! »

    Những sinh viên này cho rằng « sàng lọc thông tin là tốt nhằm bảo vệ những người không được giáo dục. Hồng Kông là một ví dụ tốt về nguy cơ thao túng những đám đông không được thông tin chính xác ».

    Cuối cùng, những sinh viên Bắc Kinh này khẳng định nếu Hồng Kông đ̣i độc lập, chính quyền trung ương sẽ gởi quân đội đến. Nguy cơ ở đây là Hoa Kỳ quá can thiệp. Với họ, cuộc đọ sức này chẳng khác ǵ như « trứng chọi đá » nên sẽ « sớm chấm dứt v́ chính phủ của chúng tôi rất mạnh », một nữ sinh tuyên bố với Le Figaro.

    Căng thẳng Trung Đông : Liên Hiệp Quốc bất lực

    Cuộc họp thường niên Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bắt đầu hôm nay, 24/09/2019, tại New York. Khủng hoảng nghiêm trọng giữa Iran, Mỹ và Ả Rập Xê Út chiếm lĩnh các cuộc tranh luận. Báo Les Echos ghi nhận : « Liên Hiệp Quốc bất lực trước cuộc leo thang căng thẳng ở Trung Đông ».

    Một lần nữa, tổng thư kư Liên Hiệp Quốc chỉ mong muốn rằng những ngày sắp tới có thể « xúc tiến một cuộc đối thoại và mở ra một hướng đi cho các giải pháp chính trị ». Chỉ có điều các nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc khi được thông qua thường chỉ mang tính biểu tượng. Bởi v́, việc cho phép dùng vũ lực trong một cuộc xung đột lại thuộc đặc quyền của Hội Đồng Bảo An nhóm họp 15 quốc gia nhưng chỉ có 5 nước thành viên thường trực (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Pháp và Anh) là có quyền phủ quyết. Và trong những cuộc khủng hoảng lớn, Hội đồng hầu như bị tê liệt do có sự cạnh tranh lẫn nhau.

    Sự sống của Liên Hiệp Quốc không chỉ diễn ra ở cuộc họp Đại Hội Đồng thường niên. Các cuộc họp và các cuộc gặp diễn ra bên lề cũng không kém phần quan trọng.

    Yemen : Xung đột vẫn sẽ dai dẳng ?

    Về cuộc xung đột tại Yemen, Libération có bài phỏng vấn ông Farea al – Muslimi, chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Sana’a về đề nghị hưu chiến và đối thoại của phe nổi dậy người Huthi với Ả Rập xê Út.

    Đầu tiên hết, nhận định về đề nghị bất ngờ của người Huthi, ông Farea al – Muslimi lưu ư đây không phải là lần đầu tiên phe nổi dậy này t́m cách thu hút sự chú ư của Ả Rập Xê Út, lúc th́ bằng đề nghị ḥa b́nh, lúc th́ bằng các cuộc tấn công. Đề nghị mới đây của phe Huthi cũng không có ǵ khác mấy bởi v́ vấn đề chính với phe Huthi chính là ưu tiên chiến tranh, điều dẫn đến quyết định can thiệp của Ả Rập Xê Út, được tiến hành để chống lại người Yemen.

    Họ sẵn sàng đi đến Riyad và thậm chí xa hơn nữa để nói chuyện với người Ả Rập Xê Út nhưng họ không chấp nhận ngưng hành động gây hấn chống lại người dân. Do vậy, theo vị chuyên gia này, « cho dù có một sự đồng thuận giữa người Huthi và Ả Rập Xê Út, vấn đề chính vẫn sẽ c̣n đó ».

  7. #7
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Ấn Độ tổ chức mít tinh khổng lồ chào đón Tổng thống Trump
    24/02/2020


    Tổng thống Mỹ Donald Trump (giữa), Đệ nhất phu nhân Melania Trump (phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.


    Được hơn 100.000 người nhiệt liệt chào đón tại lễ khai mạc sân vận động cricket lớn nhất thế giới ở Ấn Độ hôm 24/2, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hứa hẹn “một thỏa thuận thương mại phi thường” và một hợp đồng bán “thiết bị quân sự đáng gờm nhất hành tinh” tại cuộc mít tinh lớn nhất mà ông có ở nước ngoài, theo Reuters.

    Người dân Ấn Độ đă đeo mặt nạ và đội nón có chữ “Namaste Trump” (“Chào ông Trump”) để chào đón tổng thống Mỹ tại sân vận động khổng lồ Motera mới ây tại thủ phủ chính trị của Thủ tướng Narendra Modi, thành phố Ahmedabad ở miền tây của Ấn Độ.

    Ông Modi là một người theo chủ nghĩa dân tộc đă tái đắc cử vào năm ngoái và đă chuyển đất nước sang cánh hữu bằng các chính sách mà các nhà chỉ trích cho là độc đoán và gây chia rẽ dân tộc. Thủ tướng Modi đă ca ngợi mối quan hệ của ông với nhà lănh đạo Hoa Kỳ như là bằng chứng cho vị thế toàn cầu của bản thân.

    Trong khi đó, các quan chức Hoa Kỳ mô tả chuyến thăm của Trump là một cách để đối trọng với sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một siêu cường.

    “Các bạn đă tạo một vinh dự lớn lao cho đất nước chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhớ các bạn măi măi. Kể từ ngày này trở đi, Ấn Độ sẽ luôn giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của chúng tôi”, Reuters dẫn lời ông Trump nói trong những tràng pháo tay vang dội.


    Cuộc mít ting "Namaste Trump" tại Ấn Độ vào ngày 24/2/2020.
    Ấn Độ là một trong số ít các quốc gia lớn trên thế giới có tỷ lệ ủng hộ cá nhân dành cho ông Trump trên 50%. Quốc gia này đă xây dựng mối quan hệ với Hoa Kỳ trong những năm gần đây khi mối quan hệ của Washington trở nên căng thẳng với Pakistan - kẻ thù của Ấn Độ.

    “Trong lúc chúng ta tiếp tục tăng cường hợp tác quốc pḥng, Hoa Kỳ mong muốn cung cấp cho Ấn Độ một số thiết bị quân sự tốt nhất và đáng gờm nhất trên hành tinh”, Tổng thống Trump nói thêm.

    Ông Trump cho biết hai nước sẽ kư các thỏa thuận mua bán trực thăng quân sự trị giá 3 tỷ USD và Mỹ sẽ trở thành đối tác quốc pḥng hàng đầu của Ấn Độ, vốn lâu nay vẫn dựa vào thiết bị của Nga kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

    Trước đó, Reuters đưa tin rằng Ấn Độ đă thông qua việc mua 24 trực thăng của công ty Lockheed Martin của Mỹ trị giá 2,6 tỷ USD.

    Vẫn theo tường thuật của Reuters, Thủ tướng Modi đă ôm chầm ông Trump khi ông rời khỏi chiếc Air Force One cùng với Đệ nhất phu nhân Melania.

    Trong chuyến thăm Ấn Độ, ông Trump sẽ đi thăm đền Taj Mahal ở Agra và có các cuộc họp chính thức ở Delhi.

    Các vũ công dân gian Ấn Độ với những chiếc ô đầy màu sắc đă nhảy múa dọc theo thảm đỏ trong khi các tay trống, kèn và các nghệ sĩ khác biểu diễn ngay tại phi trường để chào đón ông Trump và phái đoàn Hoa Kỳ.

    Đám đông xếp hàng dọc theo lộ tŕnh đoàn xe của ông Trump và nhiều người tranh thủ dùng điện thoại để chụp ảnh.


    Trước chuyến thăm, hai bên đă không giải quyết một số khác biệt c̣n lại về nông nghiệp, thiết bị y tế, thương mại kỹ thuật số và đề xuất thuế quan mới. Ông Trump nói ông sẽ thảo luận về mối quan hệ kinh tế với ông Modi, và mô tả thủ tướng Ấn Độ là một nhà đàm phán cứng rắn.

    “Chúng tôi sẽ thực hiện các thoả thuận thương mại lớn chưa từng có. Hiện chúng tôi đang trong giai đoạn đầu của việc thảo luận về một thỏa thuận thương mại phi thường nhằm giảm bớt rào cản đầu tư giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ”, Reuters dẫn lời ông Trump nói.

    “Tôi lạc quan về khả năng hợp tác với nhau. Thủ tướng và tôi có thể đạt được một thỏa thuận tuyệt vời, tốt đẹp cho cả hai nước chúng ta – cho dù ông ấy là một nhà đàm phán rất cứng rắn”.

    Hai bên đă tranh căi về yêu cầu của Hoa Kỳ trong việc tiếp cận thị trường gia cầm và sữa của Ấn Độ, việc kiểm soát giá của Ấn Độ trên các thiết bị y tế như ống đỡ động mạch, và các quy tắc lưu trữ dữ liệu địa phương nghiêm ngặt mà các công ty công nghệ Mỹ nói là sẽ làm tăng chi phí kinh doanh.

    Chính phủ của ông Modi đă t́m cách khôi phục các nhượng bộ thương mại mà ông Trump đă rút vào năm 2019 và tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường Hoa Kỳ cho dược phẩm và nông sản Ấn Độ.

    Ông Modi đă xây dựng mối quan hệ cá nhân với ông Trump và đang dồn hết sức lực cho chuyến thăm của tổng thống Mỹ, mặc dù triển vọng cho một thỏa thuận thương mại được xem là khá mong manh.

    Trong khi đó, ông Trump - người đang trong chiến dịch tái tranh cử năm nay - thường xuyên ca ngợi ông Modi về sức thu hút đám đông của thủ tướng Ấn.

    Năm ngoái, ông Trump đă tổ chức một cuộc tuần hành mang tên “Howdy Modi” (“Ông khoẻ không, Modi?”) ở Houston, thu hút khoảng 50.000 người, chủ yếu là người Mỹ gốc Ấn. Vào thời điểm đó, ông Trump đă ví ông Modi với Elvis Presley v́ sức hút đối với đám đông.

    Đoàn tùy tùng của ông Trump bao gồm con gái Ivanka và con rể Jared Kushner cũng như các thành viên trong nội các của ông, bao gồm Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross.

  8. #8
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Hàn Quốc t́m cách cấp tốc tái tục đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều
    25/02/2020


    Reuters
    Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha


    Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc ngày 24/2 kêu gọi nhanh chóng tái tục các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều đang ngưng trệ, và nói thêm rằng chính phủ của bà sẵn sàng tiếp xúc với B́nh Nhưỡng để tạo điều kiện dễ dàng cho đối thoại.

    Bà Kang Kyung-wha, đọc diễn văn trước Hội nghị Giải trừ Vũ khí do Liên hiệp quốc bảo trợ, nói mục đích vẫn là hoàn toàn phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bị chia đôi.

    “Một cuộc tái tục nhanh chóng những cuộc thương thuyết giữa Mỹ và Cộng ḥa Dân chủ nhân dân Triều Tiên là trọng yếu nên các bên liên hệ giữ và xây dựng đà tiến của những cuộc đối thoại phải khó khăn mới đạt được. Chúng tôi sẵn sàng giao tiếp với miền Bắc theo phương thức tạo điều kiện dễ dàng và tăng tốc cuộc đối thoại Mỹ-Triều,” bà Kang nói tại diễn đàn Geneva.

    “Hàn Quốc đang tăng cường các dự án với Cộng ḥa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, và chúng tôi làm điều này nhưng trung thành tuân thủ các chế tài quốc tế đối với Triều Tiên,” bà Kang nói.

    Triều Tiên đă bị Liên hiệp quốc chế tài kể từ năm 2006. Những chế tài này được Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc củng cố trong những năm qua nhằm mục đích cắt các nguồn tài trợ cho chương tŕnh phi đạn đạn đạo và hạt nhân của B́nh Nhưỡng.

    Năm ngoái Triều Tiên tiếp tục củng cố chương tŕnh phi đạn đạn đạo và hạt nhân, vi phạm các chế tài của Liên hiệp quốc, theo như một phúc tŕnh mật của Liên hiệp quốc Reuters thấy được tại New York trong tháng này.

    Triều Tiên nói trong những cuộc thương thuyết tại Geneva tháng trước là Hoa Kỳ bất chấp hạn chót cuối năm cho những cuộc đàm phán hạt nhân nên B́nh Nhưỡng không c̣n bị ràng buộc v́ những cam kết, trong đó có việc ngưng thử nghiệm hạt nhân và bắn các phi đạn đạn đạo liên lục địa.

    Không có phản ứng tức th́ từ phái đoàn Triều Tiên và Mỹ ngày 24/2 trong lúc hội nghị tiếp diễn.

  9. #9
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Ấn Độ hứa mua 3 tỉ đô la thiết bị quân sự của Mỹ



    Tổng thống Mỹ Donald Trump (P) và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại New Delhi ngày 25/02/2020.

    Ngày 25/02/2020, tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân Melania Trump đến Raj Ghat, khu tưởng niệm Mahatma Gandhi, cha đẻ của nước Cộng Ḥa Ấn Độ. Ngày làm việc thứ hai và cũng là ngày cuối của chuyến thăm của nguyên thủ Mỹ được hai bên dành để bàn về thương mại, hợp tác an ninh.


    Trong cuộc họp báo ngày 24/02 tại thủ đô New Delhi, với thủ tướng Ấn Độ, tổng thống Mỹ cho biết chưa có thỏa thuận nào được kư, nhưng hai bên tiếp tục đàm phán và New Delhi sẽ mua 3 tỉ đô la trang thiết bị quốc pḥng của Hoa Kỳ. Ông Donald Trump cũng nhắc đến tầm quan trọng về mức độ an toàn của mạng 5G đang được New Delhi lên kế hoạch triển khai. Phát biểu của tổng thống Mỹ có thể được hiểu như lời cảnh báo về nhà cung cấp thiết bị Hoa Vi của Trung Quốc.

    Theo AFP, quan hệ giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ trở nên căng thẳng hơn do cả hai bên lần lượt tăng thuế đối với nhiều loại mặt hàng và dịch vụ, dù quy mô không lớn bằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Từ vài tháng gần đây, Ấn Độ đă tăng thuế một số mặt hàng nhập từ Mỹ như hạnh nhân, táo, thép, hóa chất…

    Năm 2018, trao đổi thương mại giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ đạt gần 145 tỉ đô la, trong đó Mỹ nhập siêu 25 tỉ đô la và điều này khiến tổng thống Donald Trump bất b́nh. Chủ nhân Nhà Trắng cũng cho rằng doanh nghiệp Mỹ không được tạo đủ cơ hội để thâm nhập thị trường khoảng 1,3 tỉ dân, nổi tiếng được bảo hộ.

    Tọa kháng chống luật công dân mới biến thành bạo lực

    Cũng trong tối 24/02, một vụ xô xát lớn đă xảy ra ở phía bắc thủ đô, chỉ cách khách sạn nơi tổng thống Mỹ nghỉ vài kilomet, khiến 7 người chết, trong đó có một cảnh sát và hàng chục người bị thương.

    Theo thông tín viên RFI Sébastien Farci, vụ xô xát xảy ra trong một khu phố nơi phần lớn người dân theo đạo Hồi. Họ tổ chức tọa kháng để phản đối luật công dân mới của Ấn Độ. Trong khi đó, nhiều nhóm theo Ấn Độ giáo, dường như được cảnh sát nương tay, đă đến quấy phá và đốt nhiều cửa hiệu của người Hồi giáo. Đến sáng 25/02, lực lượng giữ an ninh đă được điều đến để kiểm soát t́nh h́nh.

  10. #10
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Á Châu - Ấn Độ Thái Bình Dương

    Nhật chuẩn bị bố trí hỏa tiễn trên đảo ở Biển Hoa Đông
    Feb 26, 2020

    Thân nhân thủy thủ đoàn vẫy chào các chiến hạm Nhật lên đường công tác. (H́nh minh họa: STR/JIJI Press/AFP/Getty Images)
    TOKYO, Nhật (NV) — Bộ Quốc Pḥng Nhật hiện đang tính tới việc cải tiến hệ thống hỏa tiễn mới, bay rất nhanh, có tên HVGP, và đưa ra bố trí trên đảo ở Biển Hoa Đông, để đối phó với các hoạt động của Trung Quốc trong khu vực phía Tây Nam nước Nhật.

    Theo bản tin của hăng thông tấn UPI th́ tờ báo Mainichi Shimbun hôm Thứ Ba, 25 Tháng Hai, loan tin Bộ Quốc Pḥng Nhật đang tính đến việc gia tăng tầm hoạt động của loại hỏa tiễn có khả năng đánh ch́m hàng không mẫu hạm Trung Quốc này.

    Loại hỏa tiễn mới sẽ được bố trí vào năm 2026 để bảo vệ khu vực quần đảo Nansei của Nhật.


    Theo các chuyên gia quân sự loại HVGP có đầu đạn sẽ tách rời khỏi hỏa tiễn, sau khi được phóng lên không trung, rồi bay với tốc độ siêu âm về phía mục tiêu, qua sự hướng dẫn của hệ thống định vị GPS.

    Hệ thống hỏa tiễn này sẽ sẵn sàng để đối phó với các cuộc tấn công có thể xảy ra, nhắm vào quần đảo Senkaku của Nhật ở Biển Hoa Đông. Trong giai đoạn hai của việc phát triển hỏa tiễn này, quân đội Nhật sẽ tăng cường khả năng của HVGP, với tốc độ nhanh hơn, tầm hoạt động xa hơn, và với mức độ tàn phá cao hơn, theo tờ Mainichi.

    Quân đội Nhật hiện đang quan tâm trước sự hiện diện thường xuyên của tàu chiến Trung Quốc quanh hải phận Nhật và việc Bắc Kinh đóng thêm hàng không mẫu hạm.

    Năm 2019, Trung Quốc loan báo việc chính thức đưa hàng không mẫu hạm mới, chiếc Shandong, vào hoạt động trong hải quân quốc gia này.

    Quần đảo Senkaku được coi là đảo tiền tuyến của Nhật và nằm cách Okinawa, nơi có một căn cứ quân sự lớn của Hoa Kỳ, khoảng 260 dặm. (V.Giang)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 16-11-2014, 02:57 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 23-07-2014, 04:16 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 19-04-2012, 02:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •