Page 18 of 26 FirstFirst ... 8141516171819202122 ... LastLast
Results 171 to 180 of 255

Thread: Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

  1. #171
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc lập quận quản lư Trường Sa, Hoàng Sa
    B́nh luậnNguyễn Sơn • 21:35, 19/04/20• 1655 lượt xem


    Ảnh chụp cho thấy Trung Quốc đă xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng trên ḥn đảo nhân tạo thuộc khu vực quần đảo Trường Sa nhằm mục tiêu quân sự hóa và tăng cường kiểm soát. (Nguồn: chụp video)

    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái thành lập chính quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa.

    Ngày 19/4/2020, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng trước việc chính quyền Trung Quốc thông báo thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại “thành phố Tam Sa”.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao tuyên bố Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lư để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo trang web của Bộ Ngoại giao.

    Thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam viết:

    Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan v́ đă vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp t́nh h́nh Biển Đông, khu vực và thế giới.

    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, huỷ bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai.

    Bộ Nội vụ Trung Quốc hôm 18/4 ra thông báo Quốc vụ viện đă phê chuẩn thành lập cái gọi là "quận Tây Sa" có trụ sở đặt tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trụ sở của cái gọi là "quận Nam Sa" đặt tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Chính quyền Trung Quốc nói rằng "quận Tây Sa" sẽ quản lư quần đảo Hoàng Sa, Băi Macclesfield và vùng biển xung quanh, trong khi "quận Nam Sa" quản lư quần đảo Trường Sa và vùng biển xung quanh.

    Chủ tịch huyện Hoàng Sa của Việt Nam lên tiếng
    Tối 19/4, ông Lê Phú Nguyện, chánh văn pḥng UBND huyện Hoàng Sa, Đà Nẵng, cho biết Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa Vơ Ngọc Đồng đă ra thông cáo phản đối về việc Trung Quốc thành lập "quận Tây Sa" và "quận Nam Sa", theo báo Tuổi trẻ.

    "Là chính quyền địa phương thuộc thành phố Đà Nẵng, trực tiếp quản lư quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, UBND huyện Hoàng Sa kiên quyết phản đối việc Trung Quốc ban hành quyết định thành lập cái gọi là "quận Tây Sa" và "quận Nam Sa" thuộc cái gọi là "thành phố Tam Sa"," ông Đồng nói.

    "Hành động nêu trên của Trung Quốc đă vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lănh thổ của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và trái với các thỏa thuận giữa hai nước và khu vực, làm phức tạp t́nh h́nh ở khu vực Biển Đông và tổn hại đến các nỗ lực hợp tác giữa các nước. UBND huyện Hoàng Sa kịch liệt phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay lập tức quyết định sai trái trên, chấm dứt ngay các hoạt động bất hợp pháp trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam," ông Đồng nói.

    Chính quyền Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa", đặt trụ sở trên đảo Phú Lâm từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa. Những năm gần đây, Trung Quốc bồi đắp 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa, trong đó có đá Chữ Thập, thành đảo nhân tạo.

    Ngày 30/3, Việt Nam đă gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách chủ quyền vô lư của Trung Quốc.

  2. #172
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Hai bộ ‘chơi nhau,’ Việt Nam mất cơ hội xuất cảng gạo giá cao
    Apr 19, 2020 cập nhật lần cuối Apr 19, 2020

    Philippines là một trong những nước nhập cảng gạo hàng năm từ Việt Nam nhiều nhất. (H́nh: JAY DIRECTO/AFP via Getty Images)
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hai bộ Công Thương và Tài Chính của nhà cầm quyền CSVN kèn cựa, đổ tội cho nhau về những ĺnh x́nh làm kế hoạch xuất cảng gạo kẹt ở bến băi khi giá thị trường thế giới lên cao đă qua đi.

    Mấy ngày tuần qua, thấy báo chí trong nước đăng tải những lời cáo buộc của Bộ Tài Chính CSVN nói đă hai lần, từ đầu tháng tới giữa Tháng Tư, gửi văn thư cho Bộ Công Thương phối hợp giải quyết xuất cảng gạo nhưng cái bộ này “không tiếp thu.”

    Vào dịp này, hai bộ vừa kể đă có ư kiến đối chọi nhau về xuất cảng gạo và vấn đề an ninh lương thực trong nước dẫn đến việc nhà cầm quyền trung ương quyết định “tạm dừng” rồi lại chỉ cho xuất cảng 400,000 ngàn tấn gạo trong Tháng Tư, những tháng sau đó sẽ phải xếp đặt để xuất cảng sau khi đă mua đủ số lượng gạo dự trữ trong nước.


    Ngày 10 Tháng Tư, Bộ Công Thương “loan báo hạn ngạch xuất cảng Tháng Tư, 2020, có hiệu lực từ 0 giờ ngày 11 Tháng Tư,” theo tờ Người Lao Động, “Tuy nhiên, khi Tổng cục Hải quan mở cửa hệ thống khai báo trở lại cho ngành xuất cảng gạo th́ đến sáng 12 Tháng Tư, Tổng Cục Hải Quan thông báo số lượng gạo khai báo đă lấp đầy 400,000 tấn.”

    Rất nhiều trong khoảng 40 doanh nghiệp trúng mối “lấp đầy” xuất cảng vừa kể lại là những doanh nghiệp đă trúng thầu cung cấp gạo cho quỹ dự trữ gạo an toàn trong nước của nhà cầm quyền. Thay v́ giao nộp gạo cho kho nhà nước 160,000 tấn th́ (26/28 doanh nghiệp) lại xin “bỏ chạy” để chộp cái mối xuất cảng v́ có ăn hơn.

    Các báo tại Việt Nam thuật lời kêu ca của nhiều doanh nghiệp nói rằng dù họ theo dơi rất sát t́nh h́nh nhưng khi mở tờ khai điện tử để lập thủ tục xuất cảng gạo th́ vào trang mạng của hải quan không được. Người ta nghi ngờ có sự thông đồng của đám quan chức nhà nước mới dẫn đến t́nh trạng mà họ gọi là “biểu hiện lợi ích nhóm.”

    Trong số những công ty xuất cảng gạo bị “trượt,” phần lớn là những công ty từng trúng thầu bán gạo cho nước ngoài, gạo đă cho vào kho băi tại cảng trước khi có lệnh tạm ngừng xuất cảng để kiểm đếm số lượng gạo “an ninh lương thực” trong nước hồi tháng trước.

    Theo tờ Người Lao Động, chỉ riêng 41 doanh nghiệp xuất cảng gạo tại Cần Thơ đă có hợp đồng kư kết phải giao ước khoảng 216,776 tấn. V́ không được xuất cảng nên “Ước tính riêng chi phí lưu băi, lưu container, tiền phạt, tiền đóng container… thất thoát từ 260 triệu đến 350 triệu đồng/ngày đối với mỗi doanh nghiệp, tùy vào số lượng hàng tại cảng.”

    Trước lời kết tội của Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương CSVN qua báo “Công Thương” tức cái loa tuyên truyền chính thức của bộ này hôm Chủ Nhật, 19 Tháng Tư phân bua rằng đă “thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ Tướng Chính Phủ” khi điều hành xuất cảng gạo.

    Báo Công Thương giải thích rằng “phương án điều hành xuất khẩu 400,000 tấn gạo trong Tháng Tư, 2020, đă được lấy ư kiến 2 lần. Lần thứ nhất là các thành viên của Đoàn công tác liên ngành. Sau đó là trực tiếp lấy ư kiến các bộ trưởng theo chỉ đạo của thủ tướng chính phủ.” Và “phương án điều hành xuất khẩu gạo đă được Bộ Công Thương tổng hợp, tiếp thu, giải tŕnh đầy đủ trong báo cáo gửi thủ tướng chính phủ ngày 6 Tháng Tư, 2020.”


    Nông dân thu gom lúa sau khi phơi khô ngay trên lề đường lộ ở ngoại thành Hà Nội. (H́nh: HOANG DINH NAM/AFP via Getty Images)
    Trước đó, hôm Thứ Sáu 17 Tháng Tư, tờ Công Thương đưa tin “Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành làm việc với một số cơ quan có liên quan để nắm t́nh h́nh về lượng gạo hàng hóa tại các cảng phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo” gồm đại diện nhiều bộ cả Bộ Công An.

    Trong khi các quan chức của chế độ vẫn c̣n đang căi cọ nhau, đổ tội cho nhau về chuyện xuất cảng bị “ách tắc,” th́ tờ Diễn Đàn Doanh Nghiệp (DĐDN) cho hay “sau khi đạt mức giá cao nhất trong ṿng bảy năm qua, gạo Thái Lan đang có chiều hướng hạ nhiệt, gạo 5% tấm giá giảm xuống $530 – $538/tấn, so với $550 – $580/tấn hồi tuần trước. Nguyên nhân là tuần qua ở Bangkok và một số tỉnh trồng lúa đă có mưa, kết thúc giai đoạn khô hạn kéo dài từ Tháng Mười Một, 2019, thiệt hại do hạn hán thấp hơn dự báo lúc ban đầu.” Trong khi cả Ấn Độ và Pakistan đều tạm ngừng xuất cảng gạo.

    Tờ DĐDN thuật ư kiến của ông Nguyễn Văn Thành, giám đốc công ty Phước Thành IV cho hay: “Sau khi t́nh h́nh dịch bệnh tại quốc gia đă tạm ổn, với sức hấp dẫn giá gạo tăng nóng, Trung Quốc đă chớp thời cơ cho mở kho xuất cảng gạo dự trữ cũ cho các quốc gia Châu Phi. Như vậy, Thái Lan đă không c̣n một ḿnh một chợ nữa nên nếu muốn đẩy giá lên nữa cũng không được.”

    Chuyên gia nghiên cứu, phân tích thị trường nông sản Nguyễn Đ́nh Bích dẫn báo cáo của Bộ Canh Nông Hoa Kỳ dự báo sản lượng của Việt Nam đạt trên 43 triệu tấn lúa (hơn 22 triệu tấn gạo), tăng nửa triệu tấn nhưng trong năm tiêu dùng trong nước chỉ khoảng 10 triệu tấn.

    Theo ông, “Nếu chúng ta “chậm chân” th́ khi dịch bệnh trên thế giới được kiểm soát th́ các quốc gia xuất cảng gjao như Ấn Độ, Pakistan… sẽ nối lại xuất khẩu th́ giá gạo sẽ giảm.” (TN) (KN)

  3. #173
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Chủ tịch Quốc Hội đề nghị thành lập Bộ Thanh Niên
    RFA
    2020-04-20



    Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
    AFP
    Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, đề nghị trong tương lai cần tính đến việc thành lập Bộ Thanh niên, nâng cấp từ Đoàn, có chức năng quản lư nhà nước.

    Sáng 20 tháng 4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội cho ư kiến về dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh ‘làm sao luật ra đời th́ có lực lượng thanh niên xung kích đi đầu, bật ra được những công tŕnh được đầu tư công, tạo việc làm cho thanh niên, nhất là thanh niên không có điều kiện học lên cao, chưa có điều kiện học nghề.’

    Bà Ngân đặt vấn đề thành lập Bộ Thanh niên. Bộ trưởng Bộ Thanh niên là Bí thư thứ nhất Trung ương đoàn. Bà Ngân cho rằng, thời kỳ này, thanh niên cần được quản lư Nhà nước chứ không phải chỉ vận động mà không được quyết định, thanh tra hay kiểm tra...

    Báo trong nước trích lời bà Ngân rằng: "Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, quản lư bằng pháp luật nhưng thanh niên không có quyền quản lư ǵ. Có đồng chí đề nghị bổ sung Đoàn thanh niên có chức năng quản lư nhà nước. Làm sao Đoàn thanh niên quản lư được mà đưa từ Bộ Nội vụ sang. Trong điều kiện không có Bộ Thanh niên th́ Bộ Nội vụ quản lư nhà nước nhưng chức năng chính của Bộ Nội vụ là tổ chức cán bộ trong bộ máy của Chính phủ.”

    Đoàn Thanh niên hiện nay là tổ chức chính trị - xă hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản và ông Hồ Chí Minh sáng lập. Tổ chức này được coi là nơi đào tạo cán bộ lănh đạo và là cánh tay nối dài của nhà nước. Đoàn Thanh niên được vận hành hàng dọc từ trung ương xuống đến cấp xă, phường với đầy đủ chức danh thuộc biên chế ăn lương nhà nước.

  4. #174
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    LUẬT PHÁP THÀNH CÔNG CỤ CỦA XĂ HỘI ĐEN


  5. #175
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Chuyên gia an ninh mạng quốc tế: Hacker có liên hệ với Việt Nam lục lấy dữ kiện COVID-19 của Trung Quốc
    Apr 22, 2020

    (H́nh minh họa: Fred Tanneau/AFP/Getty Images)
    WASHINGTON, DC (NV) – Công ty an ninh mạng Mỹ FireEye hôm Thứ Tư, 22 Tháng Tư, nói rằng các tay hacker có liên hệ với chính quyền Việt Nam đă t́m cách xâm nhập vào các cơ quan của chính quyền Trung Quốc có trách nhiệm ngăn chặn lây lan COVID-19.

    Công ty FireEye nói rằng một nhóm hacker, có tên APT32, đă t́m cách xâm nhập vào điện thư cá nhân và nơi làm việc của các nhân viên có trách nhiệm tại Bộ Điều Hành T́nh Trạng Khẩn Cấp Trung Quốc cũng như của chính quyền thành phố Vũ Hán, nơi được coi là tâm dịch ở Trung Quốc, theo bản tin của hăng thông tấn Reuters hôm Thứ Tư.

    Các điều tra viên về an ninh mạng ở FireEye, cũng như các công ty khác cũng chuyên về an ninh mạng, nói rằng họ tin là nhóm APT32 hoạt động theo lệnh của chính quyền Việt Nam. Các hoạt động của nhóm này trong thời gian gần đây, cũng giống như các nhóm có sự hỗ trợ của chính quyền ở các nơi khác, đă t́m cách xâm nhập vào văn pḥng chính phủ, doanh nghiệp cũng như các cơ quan y tế để lục lọi các tin tức về bệnh dịch mới này cũng như các nỗ lực đối phó.

    “Các cuộc tấn công này cho thấy đối phó với COVID-19 đă trở thành một vấn đề ưu tiên cho các cơ quan t́nh báo– mọi người đều tung những ǵ họ có được vào trận chiến và APT32 là lực lượng mà Việt Nam có,” theo lời ông Ben Read, giám đốc điều hành cao cấp, đặc trách phân tích, tại đơn vị Mandiant chuyên chống đe dọa tấn công của FireEye.

    Chính quyền cộng sản Việt Nam không trả lời yêu cầu b́nh luận về việc này.

    Cơ quan điều hành mạng điện toán của Trung Quốc (Cyberspace Administration of China), Bộ Điều Hành Trường Hợp Khẩn Cấp Trung Quốc và chính quyền thành phố Vũ Hán thảy đều không trả lời yêu cầu b́nh luận.

    Chính quyền Việt Nam đă nhanh chóng có phản ứng sau khi có tin tức về loại virus mới, khóa biên giới với Trung Quốc và tiến hành một chương tŕnh ngăn chặn lây lan cứng rắn, gồm cả việc cách ly, và hiện nay giữ được con số nhiễm bệnh trong nước dưới 300 vụ, theo các báo cáo của nhà nước.

    Ông Adam Segal, một chuyên gia về an ninh mạng tại tổ chức Council on Foreign Relations ở New York, nói rằng các hoạt động xâm nhập mạng này cho thấy Hà Nội nhanh chóng có phản ứng.

    Ông cho biết FireEye thấy các hoạt động xâm nhập này diễn ra khoảng một tuần lễ trước khi trường hợp lây nhiễm COVID-19 đầu tiên ở bên ngoài lănh thổ Trung Quốc được loan báo.

    “Điều này xác nhận việc có sự không tin vào loan báo của chính quyền Trung Quốc, cũng như điều vẫn được nêu lên lâu nay là ‘khi Trung Quốc hắt hơi, các láng giềng bị cúm,'” theo ông Segal.

    Công ty FireEye nói rằng APT32 gửi điện thư đến một nhóm nhỏ, có cả việc theo dơi để thông báo khi thư này được mở ra. Sau đó APT32 cài đặt nhu liệu có virus mang tên METALJACK để lén lút xâm nhập vào máy điện toán của các nạn nhân.

    Ông Marc-Étienne Léveillé, một nhà nghiên cứu về an ninh nhu liệu ESET tại Slovakia, nói rằng nhóm APT32 đă dùng cùng loại nhu liệu này trong những tháng gần đây để nhắm vào một số chính phủ cũng như các tổ chức thương mại khác ở vùng Đông Á, cũng như các nhà tranh đấu chính trị và giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam.

    Hiện chưa rơ là các nỗ lực xâm nhập của APT32 tại Trung Quốc có thành công hay không, nhưng các cuộc tấn công này cho thấy thành phần hacker, từ giới tội phạm cho tới các cơ quan t́nh báo quốc gia, đều phải nhanh chóng thay đổi để đối phó với đe dọa của COVID-19, theo lời ông John Hultquist, một giám đốc cao cấp về phân tích tại Mandiant.

    “Đây đúng là điều chúng tôi dự trù sẽ xảy ra. Có cuộc khủng hoảng mà lại không có đầy đủ tin tức, do vậy các tay chuyên thu thập tin tức t́nh báo được tung ra,” ông Hulquist nói.

    “Cuộc khủng hoảng này là điều mà tất cả các quốc gia trên địa cầu này phải chú ư tới và vượt hẳn các nhu cầu tin tức thường thấy có liên hệ đến chiến tranh vơ trang. Đây là điều liên hệ đến sự sống c̣n của các quốc gia,” cũng theo ông Hulquist. (V.Giang)

  6. #176
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Giám đốc CDC Hà Nội và 6 nghi phạm bị bắt
    22/04/2020



    CDC coronavirus. US Consulate General HCMC


    Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Nhật Cẩm đă bị bắt tạm giam vào chiều ngày 22/4 về những sai phạm trong mua sắm thiết bị y tế pḥng dịch, truyền thông Việt Nam đồng loạt đưa tin.

    Hăng tin Reuters cho biết tất cả có 7 người bị bắt trong đó có 3 cán bộ của Trung tâm Kiểm soát bênh tật Hà Nội, về cáo trạng nâng khống giá trị một hệ thống xét nghiệm Covid-19, “gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước.”

    Cổng Thông tin Chính phủ - Bộ Công an nói căn cứ trên kết quả điều tra và các chứng cứ thu thập được, Cơ quan Cành sát điều tra Bộ Công an (C03) đă ra Quyết định khởi tố vụ án h́nh sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.”

    Bộ Công An cho biết trong quá tŕnh điều tra, CO3 đă xác định các đối tượng “cấu kết, gian lận, thông đồng, nâng khống giá trị gói thầu mua sắm Hệ thống Realtime PCR tự động - xét nghiệm Covid-19, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước.”

    Bộ Công An xác nhận danh tính những người bị bắt gồm; Tiến sĩ Nguyễn Nhật Cẩm, Giám đốc CDC Hà Nội, bà Nguyễn Vũ Hà Thanh, Trưởng pḥng Tài chính kế toán CDC, Lê Xuân Tuấn, nhân viên Pḥng Tài chính kế toán (CDC); Ông Đào Thế Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam, ông Nguyễn Trần Duy, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành, ông Nguyễn Ngọc Nhất, nhân viên Công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech, và ông Nguyễn Thanh Tuyền, nhân viên Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông.

    VNN cho biết Cơ quan Cành sát điều tra Bộ Công an đă thi hành quyết định khởi tố và các lệnh khám xét và bắt tạm giam các bị can “theo đúng quy định của pháp luật, sau khi được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn”.

    Hăng tin Reuters nói Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội chưa đưa ra b́nh luận nào về tin này.

  7. #177
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    TRANG CHÍNH | TIN TỨC | BLOG

    Đại hội 13 và chính sách kinh tế thời đại dịch COVID-19
    TS. Phạm Quư Thọ
    2020-04-22

    H́nh ḿnh hoạ. Đường phố Hà Nội giữa dịch COVID-19 hôm 22/4/2020
    AFP
    Dự thảo các báo cáo tŕnh Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, vốn được soạn thảo xong trước đại dịch COVID-19, nay cần thiết phải bổ sung, chỉnh sửa đặc biệt là đánh giá t́nh h́nh và phương hướng phát triển kinh tế xă hội của đất nước. Có rất nhiều nội dung cần làm mới, trong đó, theo tôi, trước hết cần một tư duy và chính sách kinh tế cấp bách trong ngắn hạn, nhưng thân thiện với thị trường, tái cơ cấu trong dài hạn, coi đại dịch này như một động lực thay đổi.

    Khủng hoảng nặng nề và kéo dài
    Tính đến ngày 22/4/2020 trên thế giới đă có gần 2,6 triệu ca mắc COVID-19, số ca tử vong hơn 177 ngh́n người… Khởi phát từ Trung Quốc từ tháng 12/2019, nay trung tâm đại dịch là Mỹ và châu Âu với số ca nhiễm và số tử vong cao nhất, được đánh giá chưa đến đỉnh, tuy nhiên các quốc gia đang chuẩn bị cho các phương án nới lỏng và dỡ bỏ lệnh ‘giăn cách xă hội’ để phục hồi kinh tế.

    Nhiều nhận định rằng thế giới đang và sẽ chịu cuộc khủng hoảng kép: tổn thất lớn do đại dịch và khủng hoảng kinh tế nặng nề, thậm chí là suy thoái, c̣n hơn các khủng hoảng mà thế giới từng trải qua trong thế kỷ trước và gần đây, như Cuộc đại khủng hoảng năm 1929-1933 hay Khủng hoảng tài chính 2008-2009…

    Đây là cuộc khủng hoảng ‘kinh tế thực’. Mọi hoạt động, từ sinh hoạt cộng đồng, vui chơi giải trí đến hoạt động kinh tế bị đột ngột dừng bởi các lệnh ‘giăn cách xă hội’, thậm chí là phong toả để chống coronavirus lây lan. T́nh trạng ‘đóng băng’ nền kinh tế bị dự báo khủng khoảng nghiêm trọng và kéo dài.


    H́nh minh hoạ. Đường phố vắng vẻ bên ngoài trụ sở của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và World Bank ở Washington DC hôm 15/4/2020 AFP
    Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), một Tổ chức có uy tín quốc tế và vốn thường có dự đoán lạc quan, th́ nay đă đưa ra cảnh báo ‘u ám’ trong Báo cáo "Viễn cảnh kinh tế thế giới”, cho rằng kinh tế thế giới năm nay sẽ tăng trưởng -3%, thấp hơn 6,3% so với mức dự đoán 3,3% hồi tháng 1 vừa qua. Nền kinh tế thế giới có thể sẽ ghi nhận mức tăng trưởng ‘tồi tệ nhất’ trong ṿng 90 năm trở lại đây, thấp hơn cả mức tăng trưởng -0,1% của năm 2009, bùng phát khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong đó, các nền kinh tế của Mỹ, Nhật, EU sụt giảm mạnh từ 20 đến 30% so với GDP năm 2019, và châu Á năm nay sẽ dần chậm lại và dừng hẳn (tăng trưởng GDP = 0%), lần đầu tiên trong 60 năm qua. GDP củaTrung Quốc cũng sụt giảm c̣n khoảng 2% từ mức 6,1% năm 2019.

    Không ít b́nh luận bi quan rằng, ‘cuộc khủng hoảng này là một bước ngoặt trong lịch sử’, ‘làm biến đổi nền kinh tế thế giới’, ‘cả hệ thống kinh tế sẽ thay đổi’, và ‘nền kinh tế b́nh thường sẽ không bao giờ quay trở lại’… Hơn thế, cựu ngoại trưởng Mỹ, TS. Henry A. Kissinger, người được cho là có vai tṛ cố vấn ‘b́nh thường hoá’ quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc, cho rằng ‘Đại dịch COVID-19 sẽ thay đổi trật tự thế giới măi măi’… Các chính khách và các nhà nghiên cứu phân tích ‘các hệ lụy của đại dịch này đối với thế giới, châu Á, trong đó cả Đông Nam Á là rất nặng nề’, cảnh báo không nên ‘đánh giá thấp sự suy thoái của đại dịch này’ và kêu gọi coi đây là ‘thời khắc’ để thay đổi tư duy và hành động.

    Giá dầu ngày 20/4 trong hợp đồng tương lai tháng 5 thấp kỷ lục, -37,63$/ thùng, cho thấy sự hoảng loạn của giới đầu tư, nhưng nó cũng là chỉ báo rơ ràng về thu hẹp phạm vi và năng lực sản xuất và tiêu dùng trên toàn cầu. Làn sóng thất nghiệp và đóng cửa các doanh nghiệp sẽ lan rộng không loại trừ quốc gia nào... Để kết nối lại các mạng lưới rộng khắp và phức tạp về cung, cầu và quan hệ xă hội đ̣i hỏi thời gian và chi phí, bởi vậy các chính sách công, trước hết chính sách cứu trợ, có vai tṛ quan trọng.

    Ưu tiên chính sách ngắn hạn, tái cơ cấu trong dài hạn
    Là nước nhỏ về quy mô kinh tế nhưng có độ mở nền kinh tế cao, Việt Nam chắc sẽ không tránh khỏi ‘khủng hoảng kép, y tế và kinh tế’. Sau hơn 3 tháng nỗ lực và chủ động pḥng chống dịch, tổng số ca nhiễm vẫn chỉ là 268, sáu ngày liền chưa có ca nhiễm mới, 222 được chữa khỏi và chưa có tử vong. Thế giới đánh giá cao sự thành công với ‘chi phí thấp’ như bài học đối với nhiều nước đang phát triển.

    Chính phủ Việt Nam đă coi ‘chống dịch như chống giặc nhưng cứu kinh tế phải hơn cứu hoả’. Các đánh giá tác động của đại dịch đến kinh tế và kịch bản tăng trưởng được đưa ra thay đổi theo mức độ nghiêm trọng của nó trên toàn cầu, trong đó phương án xấu có thể xảy ra là tỷ lệ tăng GDP năm 2020 khó đạt 5%.

    Các chuyên gia cho rằng tác động là nghiêm trọng, và dù là nước nghèo nhưng Việt Nam vẫn có đủ nguồn lực để tạo "vùng đệm rủi ro" để giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Cũng theo dự báo nêu trên từ IMF, Việt Nam sẽ ‘lạc quan hơn’ nhiều quốc gia trên thế giới với tăng trưởng GDP của năm 2020, nhưng vẫn suy giảm xuống c̣n 2,7% từ mức 7,02% của năm 2019, đồng thời dự kiến sẽ phục hồi lên 7% vào năm 2021.


    H́nh minh hoạ. Một nông dân đạp xe đi qua một áp phích cảnh báo về dịch bệnh COVID-19 ở Hà Nội hôm 22/4/2020 Reuters
    Các chính sách cứu trợ tập trung vào: Hỗ trợ doanh nghiệp, duy tŕ việc làm và thu nhập cho người lao động và Trợ cấp cho các đối tượng chính sách, người nghèo, yếu thế, lao động tự do. Chính phủ ngày 04/3/2020 đă ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về ‘các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xă hội ứng phó với dịch COVID-19’ với tổng kinh phí khoảng 285 ngh́n tỷ đồng, chiếm khoảng 6% GDP.

    Khác với các nước phát triển tung ra những gói cứu trợ lớn chưa từng có, chiếm tới trên 10% GDP như Mỹ, Việt Nam với nguồn lực c̣n hạn chế, dự kiến thu ngân sách có thể giảm, việc ban hành và thực thi chính sách cứu trợ là một khó khăn. Ngoài ra, việc xác định các đối tượng như lao động tự do trong khu vực phi kết cấu là một thách thức và hiện tượng trục lợi luôn ŕnh rập bởi một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức suy thoái, tham nhũng trong hệ thống chính quyền các cấp.

    Sau cùng, gói cứu trợ 62 ngh́n tỷ cũng được xác định vào đầu tháng 4/2020, sẽ trợ cấp cho mỗi lao động từ 1 đến 1,2 triệu đồng/tháng. Ở đây, khuyến cáo về chính sách tài khoá, tiết kiệm chi được vận dụng từ cả ngân sách trung ương và địa phương, riêng khoản chi cho các chuyến công tác nước ngoài của công chức, viên chức và hội họp, hội thảo… ‘đă cắt giảm được khoảng 700 tỷ đồng’, Bộ trưởng Tài chính cho biết. Việc huy động nguồn lực xă hội cho hoạt động từ thiện, cứu trợ cũng được đẩy mạnh. ‘Máy ATM gạo’ là một sáng kiến được cổ vũ và áp dụng.

    Đồng thời với chủ trương nới lỏng ‘giăn cách xă hội’ với việc phân chia các địa phương thành 3 nhóm nguy cơ cao, trung b́nh, thấp, Chính phủ đang ‘tái khởi động’ nền kinh tế bằng các chính sách đầu tư công, tập trung vào các công tŕnh trọng điểm quốc gia. Việc sản xuất thiết bị y tế như máy trợ thở, khẩu trang, nghiên cứu sản xuất bộ xét nghiệm virus… được lưu ư. Tuy nhiên, việc thúc đẩy hoàn thành các bệnh viện dở dang vẫn chưa được nhắc đến.

    Theo tôi, Chính phủ cần lưu ư bài học chính sách ‘nóng vội’ phục hồi kinh tế, thúc đẩy tài khoá có thể dẫn tới khủng khoảng tài chính, hay ít nhất là lạm phát tăng cao. Giá tiêu dùng trong quư I và tháng đầu quư 2 đă tăng cao hơn cùng kỳ năm 2019. Một nền kinh tế có thể ‘tự cung tự cấp’ nhu cầu cấp thiết về ăn, mặc, ở… có thể kích thích ‘tâm lư’ ảo tưởng về phục hồi kinh tế.

    Chính sách dài hạn về tái cơ cấu kinh tế cần được hoạch định chủ động và tập trung. Ngoài việc gỡ bỏ các biện pháp hành chính kiểu ‘thời chiến’; Chính sách đă từng được ‘Chính phủ kiến tạo’ áp dụng cần khởi động lại, thúc đẩy và được hỗ trợ bởi các chính sách tạo lập các nguyên tắc thị trường, trong đó có sở hữu tư nhân và quyền tài sản; Đa dạng hoá chuỗi cung sản xuất và thị trường tiêu thụ, bớt lệ thuộc vào Trung Quốc cần được xem xét nghiêm túc trong chiến lược phát triển…

    Hiệu lực và hiệu quả của chính sách kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc thực thi bởi bộ máy chính quyền các cấp với nhiều cán bộ đảng viên suy thoái, biến chất, lợi ích nhóm, tham nhũng… Nếu đối với chính sách cứu trợ ngắn hạn để phục hồi kinh tế việc trục lợi là nguy cơ hiện hữu, th́ đối với chính sách tái cơ cấu kinh tế dài hạn nguy cơ chính là tư tưởng bảo thủ, ư thức hệ giáo điều – một kẻ thù có vẻ vô h́nh nhưng nguy hiểm.

    Kết luận
    Người dân Việt từng trải qua những t́nh huống khẩn cấp, và các nhà hoạch định chính sách thường tự an ủi ‘trong nguy cơ, có cơ hội’, khi bị ‘dồn đến chân tường’ th́ ư tưởng chính sách có thể xuất hiện.

    Nhiều nhà nghiên cứu chính sách hẳn c̣n nhớ ‘bài học lịch sử’, kể lại rằng vào đầu những năm 20 của thế kỷ 20, để cứu sự sụp đổ của nền kinh tế và chính quyền nước Nga Xô Viết non trẻ, khi đó lănh tụ cộng sản V. I. Lê Nin đă băi bỏ ‘Chính sách Cộng sản Thời chiến’ trưng thu lương thực của nông dân và thay bằng ‘Chính sách Kinh tế Mới’ giải phóng sức sản xuất của người dân.

    Nền kinh tế chỉ huy, tập trung, thể hiện bản chất chế độ cộng sản, khó thay đổi trong những điều kiện thời b́nh.

    Đại dịch COVID-19 rồi sẽ qua đi, hậu quả nặng nề là khó tránh khỏi, nhưng hy vọng rằng ‘di chứng’ từ các chính sách ‘thời chiến’ không ‘kéo dài’ ưu thế cho bộ phận lănh đạo có tư tưởng giáo điều, cơ hội, bảo thủ và sẽ sớm được thay thế bởi các chính sách kinh tế thân thiện với thị trường và phong cách lănh đạo năng động hướng tới người dân và v́ dân.

    Phạm Quư Thọ

    Gửi từ Hà Nội, ngày 22/04/2020

  8. #178
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Bị Bắc Kinh dọa đánh, Hà Nội bắn tiếng ‘sẵn sàng giải quyết tranh chấp’
    Apr 23, 2020 cập nhật lần cuối Apr 23, 2020

    Mẫu hạm Liêu Ninh và các tàu hộ tống của Trung Quốc xuống Biển Đông tập trận, de dọa Việt Nam và các nước nhỏ phía nam. (H́nh: AFP/Getty Images)
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Bị Bắc Kinh dọa đánh, Hà Nội bắn tiếng “sẵn sàng giải quyết tranh chấp với các quốc gia liên quan thông qua đàm phán cũng như các biện pháp ḥa b́nh khác, kể cả các biện pháp quy định tại UNCLOS.”

    Hôm Thứ Năm, 23 Tháng Tư, nhà cầm quyền CSVN cho phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao lên tiếng về các yêu sách chủ quyền ngang ngược cũng như lời đe dọa của Trung Quốc liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.

    “Trước việc Trung Quốc lưu hành một số công hàm nêu các yêu sách chủ quyền phi lư đối với Hoàng Sa và Trường Sa không phù hợp luật pháp quốc tế cùng các yêu sách biển ở Biển Đông trái với quy định của Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), ngày 30 Tháng Ba, 2020, Việt Nam đă lưu hành công hàm tại Liên Hiệp Quốc để bác bỏ các yêu sách này, như đă được nêu trong nhiều văn bản gửi Liên Hiệp Quốc và các cơ quan quốc tế liên quan,” phó phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN Ngô Toàn Thắng được dẫn lời trong cuộc họp báo.

    Ông Thắng cho biết “Việt Nam cũng đă giao thiệp với Trung Quốc để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam, bác bỏ quan điểm sai trái của Trung Quốc. Ngày 10 Tháng Tư, 2020, Việt Nam lưu hành công hàm để khẳng định lập trường trong vấn đề Biển Đông với các nước liên quan khác.”

    Dịp này, ông Thắng nói “mọi yêu sách biển trái với quy định UNCLOS, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam là không có giá trị.”

    Liên tiếp những ngày gần đây, sau khi Hà Nội gửi công hàm tới Liên Hiệp Quốc phản bác quan điểm ngang ngược của Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đến 90% Biển Đông nằm trong phạm vi “Lưỡi Ḅ,” Bắc Kinh hôm Thứ Hai, 20 Tháng Tư, loan báo thành lập hai huyện Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa) trực thuộc thành phố “Tam Sa” bao gồm các nhóm quần đảo và băi đá ngầm trên Biển Đông, trong đó gồm các quần đảo và vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền.


    Oanh tạc cơ B-1B Lancer (bay thẳng từ căn cứ không quân Ellsworth Air Force Base, South Dakota) bay cùng các chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcons và chiến đấu cơ F-2 của Nhật Bản bay trên vùng biển phía Bắc Nhật Bản hôm 22 Tháng Tư, 2020. (H́nh: U.S. Air Force)
    Hôm Thứ Ba, 21 Tháng Tư, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho phát ngôn viên Geng Shuang (Cảnh Sảng) họp báo nói rằng Bắc Kinh đă nhiều lần phản đối Hà Nội về việc Việt Nam “tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp” nhằm phủ nhận chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc trên Biển Đông.

    Ông Cảnh Sảng xác nhận từ cuối Tháng Ba, phái đoàn thường trực của Việt Nam đă nhiều lần gửi công hàm ngoại giao cho tổng thư kư Liên Hiệp Quốc tuyên bố chủ quyền và phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Rồi đến ngày 17 Tháng Tư, phái bộ thường trực Trung Quốc đă gửi công hàm cho tổng thư kư Liên Hiệp Quốc “tái khẳng định lập trường và bác bỏ quan điểm sai trái về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam.”

    Một ngày sau đó, Bắc Kinh loan báo đặt tên cho “25 đảo, băi đá ngầm và 55 thực thể địa lư dưới biển ở Biển Đông” kèm theo cả kinh độ và vĩ độ của các đảo, băi cạn này. Nhiều chỗ nằm sâu trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 60 hải lư hoặc đường cơ sở Việt Nam khoảng 50 hải lư.


    Tàu chở trực thăng USS America (LHA-6, bên trái) và tuần dương hạm USS Bunker Hill (CG-52) trên Biển Đông ngày 18 Tháng Tư, 2020. (H́nh: US Navy)
    Các lời tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN không đả động ǵ tới công hàm ngoại giao mà Thủ Tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ Tướng Trung Quốc Chu Ân Lai năm 1958 bị Bắc Kinh lôi ra để bắt bí Hà Nội.

    Liệu những lời phân bua của Hà Nội có giúp Bắc Kinh dằn tham vọng xuống hay vẫn cứ lấn tới từng bước? Trên mặt quân sự, nhóm tàu mẫu hạm Liêu Ninh đang tiến về phía biển Tây Philippines, tức hướng về phía quần đảo Trường Sa, theo h́nh ảnh và lược đồ theo dơi tàu biển của các nhóm theo dơi t́nh h́nh Biển Đông.

    Hôm Thứ Tư, 22 Tháng Tư, trong khi Ngoại Trưởng Mỹ Mike Pompeo đả kích Trung Quốc bắt nạt các nước nhỏ trên Biển Đông, oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer đă bay một mạch từ một căn cứ tiểu bang South Dakota tới Nhật Bản để tập trận chung với các máy bay chiến đấu của Mỹ và Nhật nhằm “quen với khu vực,” theo tin của Bộ Tư Lệnh Không Quân Hoa Kỳ. Ngay sau đó nó đă quay trở lại căn cứ.

    Vào lúc này th́ ba chiến hạm của Hạm Đội 7 cũng đang hiện diện ở vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia, nơi Bắc Kinh cho nhóm tàu hộ tống tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8 hoạt động thách đố các nước khác. (TN) [qd]

  9. #179
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Hà Nội : Facebook phải tuân thủ các quy định ở Việt Nam


    Ảnh minh họa. Các tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi Facebook không gia tăng kiểm duyệt ở Việt Nam. REUTERS - Dado Ruvic
    Thanh Phương
    Ngày 23/04/2020, trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Việt Nam, đă lên tiếng về thông tin Facebook phải làm theo yêu cầu của chính quyền Hà Nội, gia tăng kiểm duyệt những nội dung bị coi là bất hợp pháp tại Việt Nam.



    Trong bản tin ngày 21/04, hăng tin Reuters tiết lộ là Facebook đã đồng ý gia tăng kiểm duyệt các bài đăng mà chính quyền Việt Nam cho là có nội dung « chống phá Nhà nước », sau khi việc truy cập vào mạng này tại Việt Nam đã bị chậm lại đáng kể hồi đầu năm 2020.

    Trả lời hăng thông tấn DPA của Đức về thông tin nói trên, phó phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Ngô Toàn Thắng khẳng định : « Là một công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, công ty Facebook đă cam kết tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam quan tâm đến việc Facebook sẽ thực hiện các cam kết này như thế nào trong thời gian tới ». Ông Ngô Toàn Thắng nói thêm là các doanh nghiệp công nghệ thông tin nên hợp tác với chính phủ trong việc xây dựng môi trường mạng « an toàn, lành mạnh ».

    Hai tổ chức nhân quyền quốc tế là Amnesty International và Human Rights Watch đă đồng thanh kêu gọi Facebook rút lại quyết định gia tăng kiểm duyệt các nội dung trên mạng xă hội này ở Việt Nam.

    Cũng trong cuộc họp báo ngày 23/4, đại diện bộ Ngoại Giao đă bác bỏ thông tin của tổ chức an ninh mạng FireEye cho rằng Việt Nam hỗ trợ một nhóm tin tặc tấn công mạng nhắm vào các cơ quan nhà nước của Trung Quốc đặc trách về pḥng chống dịch Covid-19. Ông Ngô Toàn Thắng khẳng định đó là những thông tin « không có cơ sở » và tuyên bố « Việt Nam nghiêm cấm các hành vi tấn công mạng nhắm vào các tổ chức, cá nhân dưới bất kỳ h́nh thức nào. »

  10. #180
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Nỗi lo từ cuộc căi vă về tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng
    Từ Nguyên Trực
    2020-04-24


    H́nh minh hoạ. Người lính hải quân Việt Nam đứng canh ở đảo Thuyền Chài thuộc Trường Sa hôm 17/1/2013
    Reuters
    Thời gian vừa qua, biển Đông liên tục “dậy sóng” bởi các hành động hung hăng nối tiếp hung hăng của Trung Cộng. Trung Cộng vẫn đang thể hiện là một “tay chơi” kiên nhẫn và đầy mưu mẹo. Những vấn đề nội bộ của Trung Cộng cũng nóng bỏng khi quốc gia này đang đối mặt với những vấn đề chính trị, kinh tế, xă hội từ trong nước đến ngoài nước. Trong bối cảnh đó, tung ra vài chiêu tại biển Đông là dư luận cả thế giới im bặt v́ đă dồn hết chú ư vào đó.

    Sự kháng cự của các quốc gia ASEAN có lúc tưởng chừng như vô vọng, nhưng lại được “bơm” bởi một số tuyên bố khích lệ từ các cường quốc, nhất là Hoa Kỳ. Dư luận Việt Nam đang nức ḷng khi lần đầu được thấy tận mắt các Công hàm của Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc phản đối các lập luận của Trung Cộng. Tuy nhiên, niềm hưng phấn ấy không giữ được lâu.

    Ngày 17/4/2020, Trung Cộng tung một Công hàm nhiều ư nghĩa khác nhau cho Việt Nam. Một số chuyên gia lo lắng khi nhận được tín hiệu đe doạ sử dụng vũ lực từ Trung Cộng. Ngoài ra, cũng có chuyên gia nhận thấy rằng, trong Công hàm này, Trung Cộng lại tiếp tục đưa một “cái áo mới” là Tứ Sa chồng lên ái áo cũ “đường lưỡi ḅ” cho lập luận ḥng chiếm cả biển Đông của Trung Cộng.

    Nhưng dư luận Việt Nam dửng dưng trước điều đó, mà tất cả lại đổ dồn về một vấn đề khác. Đó là việc Trung Cộng lại tiếp tục khơi lại luận điểm Việt Nam đă chính thức công nhận chủ quyền của Trung Cộng tại Tây Sa (Tức Hoàng Sa) và Nam Sa (Tức Trường Sa) thông qua cái mà Trung Cộng gọi là “Công hàm năm 1958” do ông Phạm Văn Đồng - Thủ tướng Việt Nam khi đó kư tên trực tiếp.

    Những tranh luận ồn ào về văn bản này lại được dịp bùng lên. Và rất nhanh, như mọi cuộc tranh luận khác, cuộc tranh luận đă nhanh chóng trở thành một cuộc căi vă. Là căi vă bởi v́, chẳng ai muốn nghe ai, chẳng ai đếm xỉa ǵ đến lập luận, mà chỉ cố gắng t́m cách thể hiện. và áp chế quan điểm của riêng ḿnh, c̣n ai nghe hay không mặc kệ.

    Căi vă đầu tiên là liên quan đến tên gọi của văn bản này. Phía Trung Cộng gọi nó là Công hàm ( Tiếng Anh gọi Công hàm là Notes hoặc Công hàm ngoại giao: Notes Verbales), Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc trong một số văn bản gửi lên Liên Hợp Quốc gọi nó là Thư (Tiếng Anh: Letters). Một số người khác th́ gọi nó là Công thư, hàm ư là một thư của Chính phủ, khác với thư của cá nhân.


    Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc Photo: RFA
    Căi vă thứ hai và nhiều nhất là việc nội dung văn bản này có ràng buộc Việt Nam như phía Trung Cộng tuyên bố là đă cấu thành sự công nhận chính thức của phía Việt Nam với chủ quyền của Trung Cộng trên hai quần đảo này. Một số học giả Việt Nam ở trong nước và hải ngoại ra sức phân tích rằng, văn bản này không hẳn đă khiến Việt Nam “thua trắng” nếu ra Toà án quốc tế phân xử.

    Tuy vậy, cuộc căi vă vẫn bùng lên và chưa đến hồi lắng dịu. Trong bài này, tác giả không tập trung vào phân tích tính pháp lư của văn bản v́ nhiều người đă tŕnh bày. Và ngay trong nhiều văn bản chính thức của Phái đoàn Thường trực Việt Nam gửi lên Liên Hợp Quốc cũng thể hiện những nội dung đó rồi.

    Một số luật gia trẻ tuổi thấy bùng lên cơ hội muốn thể hiện khả năng bản thân, thông qua việc phản biện và phê phán các lập luận trước đă đưa ra để “trấn an” công luận. Một số nhà nghiên cứu khác cũng lên tiếng chê bai ông Phạm Văn Đồng, ư muốn nói rằng “đáng đời thằng bán nước”. Cá biệt có nhà nghiên cứu c̣n cho rằng, tất cả những lập luận bảo vệ Việt Nam như vậy, ông ta đă thấy trước và chỉ có cách theo lập luận của ông ta mà thôi.

    Điều rất ngạc nhiên của người viết khi chứng kiến cuộc căi vă “kinh khiếp” này. Cũng sẽ có người nói rằng, với tinh thần khoa học th́ phải mổ xẻ điểm yếu, điểm mạnh của mỗi bên, để có được những sức mạnh pháp lư cần thiết. Thế nhưng, nếu nói về khoa học, có mấy người nào chịu khó đọc tất cả các lập luận của các bên để đưa ra một cái nh́n khách quan, nhiều chiều nhưng phải được đặt trên tổng thể các lập luận đó. Xin nhắc rằng, lập luận về chủ quyền của mỗi bên đều là một tập hợp nhiều luận điểm khác nhau, được hỗ trợ bởi nhiều luận cứ và các bằng chứng lịch sử pháp lư, thế nhưng dường như dư luận Việt Nam, kể cả một số người được cho là nhà nghiên cứu, vẫn chỉ nh́n vào một luận điểm duy nhất với tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng, vậy th́ điều đó có thực sự đă có cái nh́n khoa học? Nếu chỉ nh́n vào một phần mà không nh́n vào tổng thể th́ có khác ǵ “thầy bói mù sờ voi”. Vậy th́ làm sao mà đă có thể khẳng định được mạnh yếu trong lập luận của mỗi bên?

    Cuộc căi vă này nếu chấm dứt th́ kẻ thắng duy nhất lại là Trung Cộng. Chỉ một đ̣n “đàn chỉ thần công” này thôi đă hạ gục bao nhiêu sự hả hê của dư luận Việt Nam chỉ mới được hân hoan vài ngày trước đó.

    Nếu các luật gia, nhà nghiên cứu người Việt đang ra sức căi vă trên Facebook chịu khó t́m hiểu kỹ, th́ tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng chỉ là một trong vài “tuyên bố” gây ra một vài sự bất lợi cho phía Việt Nam mà thôi. Tôi ví dụ nhé, c̣n tuyên bố của Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ung Văn Khiêm năm 1953, Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Việt Nam năm 1965. Thế nhưng, Trung Cộng thích nhất và hay xài nhất chính là tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng, cho dù, tuyên bố này mù mờ hơn rất nhiều và chưa chắc đă có pháp lư mạnh hơn so với tuyên bố của ông Ung Văn Khiêm và của Bộ Ngoại Giao năm 1965.

    Vấn đề cần phải nói trong câu chuyện biển Đông hôm nay, không chỉ là chủ quyền của ai? Cái mà Việt Nam có nhiều bằng chứng chủ quyền nhất là Hoàng Sa th́ giờ Trung Cộng đă nắm trọn. Lấy lại Hoàng Sa trước một Trung Cộng đầy xảo quyệt và gian manh th́ chỉ có thể sử dụng “gươm súng”, v́ thế vẫn c̣n là một tương lai xa vời vợi, cho dù chúng ta vẫn biết rằng chỉ c̣n 1% hy vọng, chúng ta vẫn phải luôn kiên tŕ đeo đuổi.


    Về Trường Sa th́ Việt Nam thông tin chính thức cho biết là đang nắm giữ 21 thực thể, trong đó có 9 “đảo nổi”, 12 “đảo ch́m”, tổng cộng là 33 điểm đóng quân. Trong vấn đề chủ quyền tại Trường Sa th́ giả dụ, nếu điều tệ hại nhất xảy ra là tất cả các lập luận chủ quyền của Việt Nam bị “vô hiệu” th́ theo nguyên tắc “chiếm hữu theo thời hiệu” trong luật quốc tế, được nhắc lại trong Án lệ Pedra Branca năm 2008 th́ ai đang giữ cái ǵ sẽ được tiếp tục giữ cái đó như Toà án Công lư Quốc tế (ICJ) đă phán xử trong Vụ Pedra Branca. Cho dù Malaysia kế thừa chủ quyền từ Tiểu vương Johor, đă thực thi chủ quyền sớm nhất trên Pedra Branca, tuy nhiên v́ Singapore đang chiếm hữu nó trong thực tế, chiếm hữu bằng biện pháp hoà b́nh, nên Singapore được ICJ trao quyền tiếp tục sở hữu Pedra Branca.

    Với t́nh h́nh hiện nay, Việt Nam “giữ lại những ǵ ḿnh đang có” đă là đầy khó khăn, chứ giấc mơ “lấy lại những ǵ đă mất”, thu hồi lại Hoàng Sa và toàn bộ Trường Sa, sẽ là câu chuyện của một tương lai xa vời.

    Điều cấp bách đáng nói hơn cả vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa ở đây là việc Trung Quốc đang xâm chiếm gần hết vùng biển của Việt Nam, trong đó có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là những vùng biển mà Việt Nam đương nhiên có quyền hưởng trong việc thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán tại các vùng này. Các tài nguyên dầu mỏ, khí đốt, băng cháy, các loại hải sản, các tuyến vận tải biển… trên các vùng này phải thuộc về Việt Nam. Thế nhưng, mọi người đang thấy đó, Trung Quốc ngày trước vẽ ra tấm áo “dơ dáy” là “đường lưỡi ḅ”, bây giờ lại khoác lên tấm áo “Tứ Sa” ḥng che đậy cho dă tâm chiếm đoạt các vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia khác.

    Tuy nhiên, vấn đề vùng biển này lại nằm trong quy định của Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (Gọi tắt tiếng Anh là UNCLOS). Và nhờ có UNCLOS, Việt Nam mới có lư do để đ̣i hỏi các vùng biển của chúng ta, chứ nếu không, chắc chúng ta có khi đă trở thành “nước không có biển” như anh bạn Lào vậy.

    V́ thế, nếu giấc mơ nghiên cứu biển Đông với những vấn đề thực sự ảnh hưởng tới tương lai đất nước, th́ có bao nhiêu việc phải làm, phải nghiên cứu. Người viết luôn ủng hộ các tranh luận khoa học để t́m ra các lập luận mới bảo vệ đất nước, nhưng cần nghiên cứu và t́m hiểu một cách thật sự khoa học, tránh rơi vào cuộc căi vă triền miên không có lối thoát. Và trong lúc chúng ta đang căi vă, th́ kẻ thù đang từ từ gặm nhấm biển của chúng ta.

    * Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Việt Kiều về Việt Nam ăn Tết 2020
    By dtkcamau in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 3
    Last Post: 25-02-2020, 10:53 AM
  2. Việt Kiêu Hải Ngoại ăn Tết 2020
    By dtkcamau in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 19
    Last Post: 28-01-2020, 09:33 AM
  3. Chúc Mừng Năm Mới 2020
    By BlackHole in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 01-01-2020, 08:54 AM
  4. Niềm vui ̣a vỡ - Tokyo đăng cai Olympic 2020
    By Hoai Nam in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 20-09-2013, 05:43 AM
  5. (1990-2020) VN sẽ sát nhập vào TQ?
    By longquan in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 22-01-2012, 09:24 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •