Page 22 of 26 FirstFirst ... 12181920212223242526 LastLast
Results 211 to 220 of 255

Thread: Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

  1. #211
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Con trai Lê Đức Anh bị gọi là ‘bệnh hoạn’ v́ b́nh luận về ‘tù cải tạo’
    May 3, 2020

    Ông Lê Mạnh Hà. (H́nh: Giaoduc.net.vn)
    SÀI G̉N, Việt Nam (NV) – Một số Facebooker bày tỏ sự giận dữ trước một b́nh luận được cho là của ông Lê Mạnh Hà, cựu phó chủ nhiệm Văn Pḥng Chính Phủ CSVN, và là con trai Tướng Lê Đức Anh, cựu chủ tịch nước, người qua đời hồi Tháng Tư, 2019.

    Ông Hà viết lời b́nh luận trên một “status” của Facebooker Trần Quốc Quân, với nội dung: “… Bạn muốn phe chiến thắng vị tha nhưng bạn lại không ‘vị tha’ cho sai lầm của phe chiến thắng (buộc cải tạo quan chức dân sự, bác sĩ quân y…). Bạn ủng hộ nhiệt thành việc chính phủ cách ly (nhốt) những người nghi bị nhiễm cúm (F1) nhưng lại phản đối việc cách ly (nhốt) những người bị nghi là nguy hiểm (quan chức dân sự, bác sĩ quân y). Quan điểm của bên chiến thắng với hai việc này là như nhau thôi. Nhốt nhầm c̣n hơn bỏ sót.”

    B́nh luận của ông Hà khiến Luật Sư Lê Công Định viết trên trang cá nhân: “Lê Mạnh Hà, con thằng chột [ám chỉ Lê Đức Anh], lúc đương chức giám đốc Sở Thông Tin Truyền Thông ở Sài G̣n năm 2009 đă kư lệnh điều tra công ty của anh Trần Huỳnh Duy Thức, dẫn đến việc bắt giam anh cho đến tận bây giờ.”

    Bên dưới post của Luật Sư Định, các Facebooker khác b́nh luận rằng ông Hà “rừng rú, ác tâm cầm thú.”

    Trên trang Facebook cá nhân, nhà báo Ngọc Vinh, cựu thư kư ṭa soạn báo Tuổi Trẻ, gọi quan điểm của ông Hà là “bệnh hoạn” và viết: “So sánh việc đưa đi cải tạo lâu dài các sĩ quan và quan chức dân sự chế độ VNCH (một chính sách vô nhân đạo của chế độ Bắc Việt sau chiến tranh cần bị lịch sử lên án) với những người nhiễm virus Vũ Hán là việc cực ngu xuẩn không nên có ở một quan chức cấp cao ngày hôm nay của chế độ CHXHCNVN! Vậy mà comment này (của ông Hà) c̣n bảo rằng, thà nhốt lầm c̣n hơn bỏ sót những con người đó.”

    Ông Hà là quan chức được ghi nhận “hạ cánh an toàn” dù bị Bộ Công An CSVN chính thức cáo buộc ông này dính líu đến thương vụ MobiFone mua AVG khiến hai cựu bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông CSVN phải vào tù.


    B́nh luận của ông Lê Mạnh Hà. (H́nh chụp qua màn h́nh)
    Hồi Tháng Chín, 2019, báo Thanh Niên đăng bài “V́ sao các ông Bùi Quang Vinh [cựu bộ trưởng Kế Hoạch – Đầu Tư CSVN], Lê Mạnh Hà không bị xử lư h́nh sự trong vụ AVG?” Bài báo cho hay: “Ngày 12 Tháng Mười Một, 2015, ông Lê Mạnh Hà kư văn bản đề nghị Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư, Bộ Tài Chính đưa ư kiến về dự án đầu tư dịch vụ truyền h́nh của MobiFone của Bộ Thông Tin Truyền Thông.”

    Tờ báo cũng viết thêm rằng, ông Hà “có văn bản thông báo ư kiến của thủ tướng [Nguyễn Tấn Dũng] chấp thuận chủ trương cho MobiFone mua cổ phần của AVG, và giao Bộ Thông Tin Truyền Thông thực hiện dự án trên theo đúng quy định của pháp luật.”

    Tiếp đó, báo Thanh Niên dẫn nguồn Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra giải thích rằng công văn mà ông Hà kư “là văn bản hành chính, không phải là căn cứ để ông Nguyễn Bắc Son (cựu bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông CSVN) đưa vào quyết định phê duyệt đầu tư dự án.” Do vậy, “không đủ căn cứ để xem xét về mặt h́nh sự đối với ông Lê Mạnh Hà và các cá nhân liên quan ở Văn Pḥng Chính Phủ.”

    Trong vụ bê bối này, ông Hà được “giơ cao đánh khẽ,” chỉ bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương “khiển trách” và nghỉ hưu.

    Thời điểm ông Lê Đức Anh qua đời, ông Hà có hành động muốn “xoa dịu công luận, đề nghị làm quốc tang “giản dị” trong lúc cộng đồng mạng nguyền rủa vị cựu chủ tịch nước CSVN, người đă ra lệnh cho binh lính Việt Nam “không nổ súng” trong cuộc hải chiến Gạc Ma, quần đảo Trường Sa, hồi năm 1988, khiến 64 thủy binh Việt Nam thiệt mạng dưới tay quân Trung Quốc.

    Ông Hà nêu đề nghị trên trang web “lemanhha.vn,” trang tin chính thức của cá nhân ông cho hay, tang lễ ông Lê Đức Anh tổ chức tại Hà Nội nhằm giảm chi phí đi lại của lănh đạo các cấp, đại diện các cơ quan, đơn vị và tiết kiệm cho ngân sách” rồi linh cữu được chuyển vào an táng tại Sài G̣n “bằng máy bay hành khách, các thành viên gia đ́nh mua vé máy bay như các hành khách khác đi cùng chuyến bay.”
    Tuy vậy, đám ma ông Anh vẫn diễn ra “trọng thể” trong hai ngày với đầy đủ nghi thức quốc tang dành cho người thuộc hàng “tứ trụ.” (N.H.K)

  2. #212
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    ‘Khoa học lịch sử’ thật đáng sợ
    04/05/2020

    H́nh minh họa.


    Tuần trước, một trong những chủ đề tiếp tục thu hút nhiều người tham gia thảo luận vào dịp tṛn 45 năm ngày “Giải phóng miền Nam” (30/4/1975 – 30/4/2020) là ai thảo tuyên bố đầu hàng để ông Dương Văn Minh (Tổng thống cuối cùng của chính thể Việt Nam Cộng ḥa) đọc trên Đài Phát thanh Sài G̣n?

    Có hai nhân vật liên quan đến yếu tố này: Ông Bùi Văn Tùng lúc ấy là Trung tá, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 và ông Phạm Xuân Thệ lúc ấy là Đại úy, Phó Chỉ huy trưởng Trung đoàn 66 bộ binh. Cả hai đơn vị này cùng thuộc Quân đoàn 2… và cùng bảo rằng chính ḿnh đă làm điều đó – và lịch sử đảng vẫn lấp lửng không xác định ai đúng, ai sai!

    ***

    Trong mười năm đầu tiên sau sự kiện 30/4/1975, ông Tùng vẫn được xem như tác giả tuyên bố đầu hàng, đến 1985, sau khi ông Tùng đă về hưu với cấp bậc Đại tá, ông Thệ liên tục xuất hiện như tác giả tuyên bố đầu hàng ấy... Do đa số nhân chứng c̣n sống, vật chứng cũng c̣n nguyên nên cuộc tranh luận thật – hư hết sức… sôi nổi (1)!

    Đáng lưu ư là trong cuộc tranh luận kéo dài ấy, có cả sự tham gia của hai cơ quan chuyên… nghiên cứu về khoa học lịch sử tại Việt Nam. Qua Tạp chí Xưa và Nay, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đưa ra nhiều nhân chứng, vật chứng, chứng minh ông Tùng đúng. Viện Lịch sử Quân sự của Bộ Quốc pḥng làm ngược lại!

    Đến giờ, “đảng ta” – nơi thường xuyên đề cập đến “sự thật lịch sử”, không chịu phân xử nên trong vấn đề vừa đề cập, “lịch sử” có tới hai… “sự thật”, công chúng muốn chọn “sự thật” nào cũng… được! Ông Tùng đă chết. Ông Thệ sau này trở thành Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Tư lệnh Quân đoàn 2, rồi Tư lệnh Quân khu 1,… th́ “tả xung, hữu đột” dọa kiện nhiều nơi, đ̣i xử lư nhiều người v́ xuyên tạc “sự thật lịch sử” theo hướng không có lợi cho ông!

    Cuối tuần vừa rồi, nhân dịp 30 tháng 4, ông Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, quay trở lại vấn đề vừa đề cập. Ông Khoa dẫn lại ư kiến của nhiều nhân chứng, khẳng định ông Tùng mới là tác giả tuyên bố đầu hàng và mong Viện Lịch sử Quân sự, nơi từng tổ chức “hội thảo khoa học”, từng soạn sách để… ủng hộ ông Thệ… làm tác giả tuyên bố đầu hàng “kết luận lại” v́: Nếu nhập nhèm, người ta sẽ không c̣n tin vào những trang sử khác cũng rất vinh quang của quân đội chúng ta (2)...

    Có một điểm khác cũng cần chú ư, trong sự kiện 30/4/1975, chỉ tính riêng phạm vi Dinh Độc Lập đă có tới năm, bảy “sự thật lịch sử” khác nhau: Chẳng hạn chiếc tăng nào (một mang số hiệu 390, một mang số hiệu 843) húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập. Dù có hàng trăm nhân chứng, các “sử gia” của “đảng ta” vẫn khẳng định, đó là chiếc tăng mang số hiệu 843 do ông Bùi Quang Thận chỉ huy. Nhờ vậy, ông Thận thăng tiến không ngừng, trở thành Đại tá, Chủ nhiệm Tăng – Thiết giáp của Quân đoàn 2…

    “Sự thật lịch sử” chỉ được… cải sửa sau 1995, khi Francoise Demulder – một nhà báo Pháp, từng hiện diện tại Dinh Độc lập ngày 30/4/1975, đem sang Việt Nam những tấm ảnh ông chụp ngày hôm ấy tại Dinh Độc Lập. Theo đó, chiếc tăng mang số hiệu 309 mới húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập. Lúc ấy, ông Vũ Đang Toàn – người chỉ huy chiếc tăng mang số hiệu 309 đă giải ngũ được mười năm với cấp bậc đại úy và đang cày ruộng, nuôi heo, gà, làm bánh đa (3)…

    ***

    Lịch sử “đảng ta” nói riêng và lịch sử Việt Nam do các “sử gia” của “đảng ta” biên soạn nói chung có nhiều “sự thật” không… thật như thế. Chẳng hạn năm ngoái, chỉ vài giờ sau khi phát phóng sự đặc biệt “Ṿng vây lửa”, kênh số 1 của Đài Truyền h́nh Quốc gia (VTV1) “tự ư đục bỏ” link” giới thiệu “phóng sự đặc biệt” này. Lư do: Nhân vật chính của phóng sự - Thượng úy Phạm Bá Miều, cựu binh Trung đoàn 174, Đại đoàn 316 “nhận vơ công lao đánh đồi A1” (4) trong trận Điện Biên Phủ nên bị phản ứng dữ dội…

    Trước nữa, nhiều “sự thật lịch sử” khác cũng đă bị lột trần. Ví dụ: “Anh hùng” Lê Văn Tám chỉ là nhân vật được “đảng ta” hư cấu (5). “Anh hùng” Vơ Thị Sáu chỉ là một cô gái có khiếm khuyết về sức khỏe tâm thần, bị “đảng ta” lợi dụng để khoa trương thanh thế từ lúc sống cho đến khi đă chết (6). “Anh hùng” Nguyễn Văn Bé không như “đảng ta” tuyên truyền, không những không “hy sinh”, “Anh hùng” Nguyễn Văn Bé c̣n hồi chánh, về với chính nghĩa quốc gia ở miền Nam Việt Nam (7)…

    ***

    Cũng vào cuối tuần vừa qua, Linh Nguyen, 27 tuổi, cựu phóng viên BBC, vừa đưa lên channel “Chuyện của Linh” trên YouTube, tâm sự của cô về sự kiện 30/4/1975. Cô gái mà cha mẹ từ Bắc vào Nam định cư tại Ban Mê Thuật, tỉnh Đắk Lắk, sau tháng 4 năm 1975, kể rằng, cô đă từng hết sức tự hào về xứ sở của ḿnh, về sự tuyệt vời của “đảng ta” cho đến khi rời Việt Nam du học, chứng kiến thái độ của thiên hạ khi nghe đề cập đến cộng sản, rồi đọc thêm sách báo, tài liệu về chiến tranh Việt Nam…

    Theo Linh, kể từ đó cô mới biết về “thuyền nhân”, về những thông tin mà ngày c̣n sống, c̣n đi học tại Việt Nam cô chưa từng được nghe và những “góc nh́n” đó khác hoàn toàn với sách giáo khoa về “lịch sử” tại Việt Nam. Linh nhận ra, cách “chúng ta” nh́n cuộc chiến Việt Nam, nh́n “chúng ta” khác hoàn toàn với thiên hạ... Linh khuyên mọi người nên bước ra ngoài, hỏi, nghe thiên hạ nghĩ ǵ về cuộc chiến Việt Nam, về Việt Nam và sẽ rất dễ dàng nhận ra thiên hạ không nghĩ về “chúng ta” như “chúng ta” vẫn nghĩ (8)…

    “Đổi mới” bằng cách quay trở lại con đường trước nay thiên hạ vẫn đi để được hội nhập, rồi Internet và sự phổ quát của các thiết bị số, tiếp tục làm thứ “lịch sử” phải bỏ trong ngoặc kép tại Việt Nam phân ră. Bất kể thế nào, nỗ lực… dẫn dắt lịch sử theo hướng lừa bịp để thu đoạt sự tin phục, đem lại lợi ích cho một số cá nhân nói riêng và “đảng ta” đang hóa thành thành… công dă tràng. Hệ thống giáo dục, tuyên truyền của “đảng ta” vô vọng trong việc ngăn chặn thế hệ trẻ Việt Nam tiếp tục bĩu môi với… “môn sử”.

    Cho dù mức độ nghiệt ngă, tàn bạo trong “ngăn chặn, xử lư thông tin xấu, độc” mỗi ngày một cao nhưng cuối cùng, ai cũng có thể nhận ra, tác dụng của cả lớn họng lẫn hà khắc giảm dần, không thể duy tŕ được sự mê muội và tạo ra được sự sợ hăi như “đảng ta” ước muốn, chúng chỉ làm sự chán ngán tăng nhanh. Có thời nào, ở đâu “khoa học lịch sử” và “sự thật lịch sử” làm người ta tởm và oán giận đến mức như thế?

    Chú thích

    (1) https://tuoitre.vn/nhan-chung-dac-bi...the-198768.htm

    (2) https://www.facebook.com/nhathotrand...63129733881540

    (3) https://vi.wikipedia.org/wiki/Vũ_Đăng_Toàn

    (4) https://nongnghiep.vn/nhan-vo-cong-l...1-d241143.html

    (5) http://daotao.vtv.vn/gs-phan-huy-le-...ng-le-van-tam/

    (6) http://tuanbaovannghetphcm.vn/do-la-...guoi-anh-hung/

    (7)

    (8) https://www.youtube.com/watch?v=ytL8...ncủaLinh

  3. #213
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Có thể đẩy lùi nạn chạy chức, chạy quyền tại Đại hội đảng XIII không?
    RFA
    2020-05-06


    H́nh minh hoạ. Một viên công an đứng canh trước tấm áp phích kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội hôm 3/2/2020
    AFP

    Trong buổi hội nghị giao ban trực tuyến toàn ngành triển khai nhiệm vụ công tác tháng 5 do Ban Tổ chức Trung ương đàng cộng sản Việt Nam chủ tŕ vào ngày 5/5, t́nh h́nh tuyển chọn nhân sự cho Đại hội Đảng XIII diễn ra vào tháng 1/2021 lại được nhắc đển.

    Trong đó có việc không bao che, tiếp tay cho hành động chạy chức, chạy quyền, không để cán bộ bị lợi dụng và biến thành công cụ cho những người chạy chức, chạy quyền.

    Nội dung này không chỉ Ban Tổ chức Trung ương mà ngay cả Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong hội nghị cán bộ toàn quốc được tổ chức vào ngày 23/4 cũng nêu ra.

    Bên cạnh đó, người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam vào cuối tháng 4 vừa qua cũng có bài viết khẳng định kiên quyết không để những người bị cho có tư chất xấu lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Cụ thể bao gồm những người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, tham nhũng, phe cánh, lợi ích nhóm, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản mà không giải tŕnh được nguồn gốc, bản thân và gia đ́nh lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính…

    Nhận xét về những lời kêu gọi vừa nêu, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà phân tích chính trị, đồng thời là nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á có trụ sở ở Singapore cho rằng:

    “Trước đây cũng mạnh nhưng bây giờ người ta nhấn mạnh thêm v́ chắc chắn có chạy chức chạy quyền. Chạy bằng nhiều thứ như vậy bằng tiền, bằng các mối quan hệ, bằng các tiêu chuẩn… C̣n một cách chạy mà ít nguời hiểu là chạy theo cơ cấu như cơ cấu vùng miền Nam, Trung, Bắc, nữ, thanh niên… Nhưng dường như danh sách 205 người ra ứng cử Ban chấp hành trung ương khóa XIII mà đại hội tổ chức cuối tháng giêng năm tới th́ không biết chạy thế nào và khó có thể nói đẩy người này ra đưa người kia vào.”

    Trao đổi với RFA vào tối 6/5, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn pḥng Quốc hội Việt Nam, người có cùng tuổi đời và tuổi đảng với Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lại lập luận:

    “Chạy chức chạy quyền là thế nào, chạy đi đâu, th́ họ cứ chạy đến ông có quyền bởi v́ đây là tập trung dân chủ. Nội dung ngăn chặn chạy chức, chạy quyền, bè phái được xem như là một dạng hối lộ để được chức cao hơn th́ đại hội nào cũng nhắc nhưng kỳ này đại hội nhắc rơ hơn, cụ thể hơn. Trên thực tế là sau Đại hội XII th́ số cán bộ bị kỷ luật rất cao, lên tới 50 ủy viên Bộ Chính trị cũng bị kỷ luật, bị tù, họ che chắn nhau nên bị lọt lưới như thế.”

    Phát biểu trong cuộc họp Tiểu ban Nhân sự đảng diễn ra ngày 19/3, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng công tác nhân sự là nhiệm vụ ‘then chốt’ của ‘then chốt’, có liên quan đến sự sống c̣n của đảng, của chế độ.

    V́ vậy, bên cạnh kêu gọi không chạy chức, chạy quyền, Ban Tổ chức Trung ương vào ngày 5/5 cũng bày tỏ quyết tâm đẩy lùi những hiện tượng cục bộ, bè phái, lợi ích nhóm.



    H́nh minh hoạ. Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (thứ 2 từ phải sang) tại một kỳ họp Quốc hội ở Hà Nội hôm 21/10/2019 AFP
    Giải thích thế nào là lợi ích nhóm và nói rơ hơn về t́nh h́nh này tại bộ máy lănh đạo nhà nước hiện nay, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho hay:

    “Lợi ích nhóm có nhiều loại: lợi ích trong công nghiệp, trong kinh tế, trong phát triển xă hội, các vấn đề quốc pḥng – an ninh, các vấn đề cơ cấu về thanh niên, phụ nữ, vùng miền… Lợi ích nhóm c̣n kèm cục bộ nữa, nhiều tỉnh người ta chơi với nhau và làm sao tạo ra lợi ích lớn hơn cho tỉnh đấy. Đấy là lợi ích nhóm kèm theo cục bộ, rất mạnh.”

    C̣n theo Nhà báo Phạm Thành, cựu phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, t́nh trạng cục bộ, vùng miền trong nước đă có từ lâu và vẫn đang phát triển:



    “Bao giờ Tổng Bí thư cũng là người miền Bắc, Thủ tướng là người miền Nam, Chủ tịch Quốc hội là người miền Trung. Thậm chí ông Nguyễn Phú Trọng c̣n nói rằng Tổng Bí thư phải là người miền Bắc mới có lư luận. Đâu phải người miền Bắc mới có lư luận, người nào học hành, chữ nghĩa và nghiên cứu th́ người ta đều có lư luận chứ đâu phải chỉ người miền Bắc.”

    Tuy nhiên, nhà báo Phạm Thành cho rằng vẫn có ngoại lệ như việc ông Lê Duẩn là Tổng Bí Thư và ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng là không đúng mô tuưp mà đảng đề ra do vấn đề nhân sự.

    Ông cho rằng lănh đạo và báo chí đều nói nhiều về vấn đề nhân sự này v́ c̣n có mục đích khác:

    “Họ muốn nói thế để mị dân cho dân thấy các ông cấp trên công bằng chính trực, không vùng miền nhưng trên thực tế th́ không bao giờ. Hoặc điều đó phản ảnh cục bộ, vùng miền vẫn tồn tại trong Đại hội đảng và tôi cho rằng giai đoạn này là giai đoạn các nhóm lợi ích đánh nhau quyết liệt nhất từ trước đến nay trong lịch sử đảng cộng sản tồn tại hơn 70 năm nay, phản ánh tính cục bộ, vùng miền quyết liệt nhất.”

    Do đó, nhà báo Phạm Thành cho rằng lời kêu gọi mà chính phủ Hà Nội mỗi lần họp bàn nhân sự đại hội đảng đều nêu ra thể hiện ư muốn duy ư chí và không thể thực hiện được:

    “Mồm nói như vậy nhưng cơ chế vận hành của chủ nghĩa xă hội lại không đảm bảo cho việc đó đạt được kết quả. Do thể chế chính trị, cơ cấu vận hành của thể chế chính trị tạo ra ṿng xoáy cơ hội cho những phần tử ham muốn quyền lực, chỉ biết lợi ích riêng của ḿnh mà không biết đến lợi ích cộng đồng chui vào bộ máy nhà nước v́ mục đích quyền, tiền. Làm ǵ có cơ hội cho những người liêm chính, sống v́ mục đích cộng đồng, dám hy sinh cái tôi của ḿnh để cống hiến cho xă hội. Tuy nhiên cũng có tác dụng với người không hiểu biết và vẫn tin tưởng vào đảng.”

    Đồng quan điểm vừa nêu, Luật sư Trần Quốc Thuận cũng cho rằng việc ngăn chặn ‘mua quan, bán chức’, chống cục bộ, lợi ích nhóm nghe th́ có thể tưởng tượng ra được nhưng đi vào cụ thể th́ không đơn giản. Do đó, ông đề nghị:

    “Tôi ủng hộ nên làm sao để nhân dân tham gia vào việc chọn lựa cán bộ, tự do báo chí được quyền đăng nói về đời tư riêng, tài sản th́ có thể loại bỏ bớt cơ hội đưa vào trong đảng. Nếu dân chủ tập trung th́ dân chọn lựa từ ṿng ngoài, vào ṿng trong sẽ loại bớt những thành phần cơ hội, tham nhũng, có nhiều tiêu cực.”

    Vẫn theo Luật sư Thuận, phương pháp đẻ ra hậu quả nên nếu chỉ chăm chăm vào việc thay đổi kết quả mà không t́m ra ngọn nguồn nguyên nhân th́ thay đổi chỉ dừng lại ở mức độ kêu gọi, hy vọng.

    Nguyên nhân của t́nh trạng chạy chức, chạy quyền c̣n do cơ chế hiện hành; nếu không thay đổi được cơ chế sinh ra t́nh trạng này th́ biết đến bao lâu mới có thể chấm dứt.

  4. #214
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    ‘Báo đảng’ tuyên truyền: Dân nghèo ‘t́nh nguyện không nhận tiền cứu trợ COVID-19′
    May 7, 2020 cập nhật lần cuối May 7, 2020

    Căn nhà của người dân ở tỉnh Thanh Hóa được ghi nhận là “t́nh nguyện không nhận tiền trợ giúp của chính phủ”. (H́nh: Minh Hải/Thanh Niên)
    THANH HÓA, Việt Nam (NV) – Bệnh dịch COVID-19 tiếp tục phô bày kiểu tuyên truyền “ép phê ngược” của báo chí do đảng CSVN độc quyền kiểm soát.

    Sau loạt bài tuyên truyền nói hàng chục cụ bà 80, 90 tuổi ở các địa phương góp tiền chung tay chống dịch COVID-19, nay báo nhà nước lại tung chiêu khác để người đọc cảm nhận “sự đồng ḷng” của người dân và chính quyền trong khó khăn.

    Tờ Thanh Niên hôm 6 Tháng Năm khiến công luận ngạc nhiên xen lẫn ngờ vực khi cho biết nhiều người dân, gia đ́nh ở tỉnh Thanh Hóa “làm đơn xin không nhận tiền cứu trợ do dịch bệnh Covid-19, nhằm bớt gánh nặng cho chính phủ”.

    Trước đó, ngân khoản cứu trợ an sinh xă hội 62,000 tỷ đồng ($2.6 tỷ) của chính phủ CSVN khiến mạng xă hội bàn tán rôm rả, v́ lượng người được nhận trên thực tế rất “nhỏ giọt” và việc trao tiền diễn ra khá chậm, trong lúc phần lớn nghi ngờ rằng khoản này “chỉ thấy trên TV”.

    Theo báo Thanh Niên, trong lúc công tác trao tiền cứu trợ đă sẵn sàng th́ gia đ́nh ông Nguyễn Văn Thiện và vợ ông, bà Trương Thị Nương, ở xă Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, đă làm đơn xin không nhận khoản tiền cứu trợ 2.1 triệu đồng ($89.7) dù họ là “hộ cận nghèo”. Tờ báo cũng mô tả căn nhà bốn gian của ông Thiện xây gần 40 năm trước, “đă dột nát, phải giăng bạt khắp nơi để ngăn nước mưa”.

    “Một phần v́ kinh tế gia đ́nh cũng dần ổn định, hai đứa con cũng lớn rồi. Phần cũng nghĩ chính phủ, rồi nhiều ngành nghề đang gặp khó khăn, nên vợ chồng tôi cũng xin rút khỏi danh sách nhận tiền trợ giúp để bớt gánh nặng cho nhà nước, dù đó là số tiền cũng giúp cho gia đ́nh tôi đủ ăn cả tháng trời,” ông Thiện được tờ báo dẫn lời.


    Ông Nguyễn Văn Thiện. (H́nh: Minh Hải/Thanh Niên)
    Báo Thanh Niên cũng ghi nhận lời của bà Nguyễn Thị Nguyệt, cán bộ xă Hoằng Phụ rằng việc người dân tự nguyện xin không nhận tiền cứu trợ “là hành động đẹp, giúp cho chính phủ, kinh tế đất nước bớt khó khăn hơn”.

    Nhà báo tự do Từ Thức dự báo nửa đùa nửa thật trên trang cá nhân: “Tôi chờ đọc trong những ngày tới về chuyện dân nghèo kư kiến nghị xin tăng tiền điện, để cứu Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN sắp phá sản), dân không có xe xin được đóng tiền hàng ngày để giúp các BOT bi thất thu v́ giao thông tê liệt. Các tỉnh khác cũng sẽ thi đua viết đơn xin ráo riết, không thể để Thanh Hóa độc quyền yêu nước.”

    Liên quan đến ngân khoản cứu trợ an sinh xă hội, trước đó, báo Nghệ An hôm 2 Tháng Năm xác nhận nhóm 27,000 “người có công với cách mạng” được chính quyền tỉnh này “ưu tiên” hơn nhóm người nghèo và lao động mất việc do bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tổng kinh phí trợ giúp cho nhóm này lên đến 40.4 tỷ đồng ($1.7 triệu). (N.H.K) (kn)

  5. #215
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    ... Đều từ ‘tiền, đất và công tác cán bộ’ mà ra cả
    07/05/2020



    Trân Văn
    UBKT BCH TƯ đảng đă đề nghị khai trừ ông Nguyễn Văn Hiến, cựu Thứ trưởng Quốc pḥng, cựu Ủy viên Ủy ban An ninh – Quốc pḥng của Quốc hội ra khỏi đảng. (Screenshot từ Báo Giao Thông)


    Thông cáo về kết quả kỳ họp thứ 44 của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) thuộc BCH TƯ đảng CSVN (1) buộc người ta phải ngẫm nghĩ đến tuyên bố trước đó của ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc về Công tác cán bộ...

    Theo Thông cáo đă đề cập th́ tại kỳ họp mới nhất, UBKT BCH TƯ đảng CSVN đă đề nghị khai trừ ông Nguyễn Văn Hiến, cựu Thứ trưởng Quốc pḥng, cựu Ủy viên Ủy ban An ninh – Quốc pḥng của Quốc hội Việt Nam ra khỏi đảng CSVN.

    ***

    Tháng 6 năm ngoái, dư luận rúng động khi UBKT BCH TƯ đảng CSVN đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư đảng CSVN xem xét, kỷ luật ông Hiến – nhân vật được xác định là phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm của Quân chủng Hải quân và phải chịu trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lư, sử dụng đất quốc pḥng (2).

    Giống như tất cả các vụ cần UBKT BCH TƯ đảng CSVN trực tiếp “kiểm tra” từ trước tới nay, cơ quan này chỉ loan báo những vi phạm của ông Hiến đến mức phải kỷ luật về mặt đảng, chờ Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, chứ không mô tả ông Hiến nói riêng, các cá nhân trong Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nói chung, vi phạm những ǵ…

    Sau khi ông Hiến bị khởi tố hồi tháng 10 năm ngoái v́ “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, giữa tháng 3 năm nay, bị truy tố, “ta” mới chính thức xác định, ông đă tham gia chuyển hóa ba mảnh đất quốc pḥng thành… tài sản của một số doanh nghiệp, khiến công quỹ mất gần… 1.500 tỉ đồng (3)!

    ***

    Có một điểm cần chú ư là vi phạm của ông Hiến xảy ra vào giữa thập niên 2000, sau khi theo “qui hoạch”, ông được lựa chọn làm Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN khóa 10. Từ đó đến khi UBKT BCH TƯ đảng CSVN khóa 12 thấy cần “kiểm tra” tṛm trèm 15 năm.

    Ba mảnh đất quốc pḥng mà về bản chất là công thổ kèm theo nhiều công thự trên đó đă bị chuyển hóa quyền sử dụng không nằm ở… rừng sâu hay trên… núi cao mà tọa lạc giữa… trung tâm TP.HCM. Tuy nhiên suốt 15 năm ấy, không cá nhân hay cơ quan hữu trách nào trong đảng muốn… “kiểm tra”!

    Đó chính là lư do sau khi công khai thực hiện các vi phạm mà măi đến năm ngoái mới bị xem là đến mức phải kỷ luật, ông Hiến - lúc ấy là Tư lệnh Quân chủng Hải quân, được “qui hoạch” làm Thứ trưởng Quốc pḥng, rồi được vinh thăng từ Phó Đô đốc (tương đương Trung tướng) lên Đô đốc (tương đương Thượng tướng), đồng thời tiếp tục được “qui hoạch” làm Ủy viên BCH TƯ đảng khóa 11, kiêm Ủy viên Ủy ban đặc trách về Quốc pḥng và An ninh của Quốc hội Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam…

    ***

    Trong Thông báo về kỳ họp thứ 44 mà UBKT BCH TƯ đảng CSVN vừa loan báo rộng răi, ngoài chuyện thấy cần nên đề nghị Bộ Chính trị và Ban Bí thư khai trừ ông Hiến ra khỏi đảng, cơ quan này c̣n xem xét vi phạm của:

    - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Ban Thường vụ Đảng ủy của TKV.

    - Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và năm cá nhân lănh đạo VEC.

    - Đảng ủy Thanh tra Bộ Xây dựng và tám cá nhân là lănh đạo cơ quan chuyên trách chống tham nhũng ở lĩnh vực xây dựng trên toàn quốc.

    - Bí thư đồng thời là Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN khóa này và Phó Bí thư kiêm Chủ tịch tỉnh Quảng Ngăi.

    - Ba cựu Tỉnh ủy viên Điện Biên. Hai sĩ quan cấp tá từng lănh đạo Sư đoàn 363 Quân chủng Pḥng không - Không quân.

    Giống như ông Hiến, vi phạm của những cá nhân vừa bị UBKT BCH TƯ đảng CSVN khiển trách, cảnh cáo, khai trừ đảng hoặc đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét để quyết định h́nh thức kỷ luật trong đảng đều liên quan đến tiền, đất và… công tác cán bộ!

    Giống như ông Hiến, đa số vi phạm đều xảy ra từ… lâu, tính chất – mức độ vi phạm đều có dấu hiệu nghiêm trọng nhưng UBKT BCH TƯ đảng CSVN không cho biết thiệt hại, không giải thích tại sao bây giờ mới “kiểm tra”!

    ***

    Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN lại vừa đề cập đến việc lựa chọn – sắp đặt nhân sự cho hệ thống chính trị, hệ thống công quyền các cấp từ phường, xă trở lên để bảo đảm Đại hội Đại biểu đảng CSVN toàn quốc lần thứ 13 thành công tốt đẹp (4).

    Giống như các đại hôi đảng trước đây, chỉ đạo của ông Trọng không có ǵ mới: Công tác nhân sự phải được tiến hành theo một quy tŕnh chặt chẽ, khoa học, nhất quán, bảo đảm thật sự công tâm, thật sự công bằng, trong sáng, khách quan. Kể cả khi ông dùng tới hai từ “đặc biệt” để tăng tính thuyết phục: Đặc biệt là phải có con mắt tinh đời trong việc giới thiệu, đánh giá, lựa chọn cán bộ và khẳng định đó là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng liên quan đến sự sống c̣n của đảng.

    Nếu hiểu đặc biệt là hiếm có hay ít thấy th́ chuyện phải có con mắt tinh đời trong việc giới thiệu, đánh giá, lựa chọn cán bộ rơ ràng là chẳng có ǵ… đặc biệt! Điểm duy nhất có thể xem là đặc biệt nằm ở chỗ “qui hoạch nhân sự” theo kiểu như đă biết chỉ chọn ra và đặt toàn những người như ông Hiến vào tất cả các vị trí, song cả ông Trọng lẫn đảng vẫn không muốn thay đổi, vẫn xem đó đó là yếu tố sống c̣n. Liệu xứ sở này, dân tộc này c̣n sống hay không với quan điểm và phương thức qui hoạch nhân sự như thế?

    Chú thích

    (1) http://ubkttw.vn/tin-tuc-thoi-su/-/a...tra-trung-uong

    (2) https://tuoitre.vn/de-nghi-ky-luat-d...3163148376.htm

    (3) https://tuoitre.vn/vi-sao-cuu-thu-tr...7081059458.htm

    (4) http://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/...ng-553479.html

  6. #216
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Đại sứ quán TQ: Việt, Trung chống dịch tốt nhờ ‘đặt sinh mạng dân trên hết’
    08/05/2020


    Một áp phích tuyên truyền chống dịch Covid-19 trên đường phố Hà Nội.


    Lư giải nguyên nhân v́ sao Trung Quốc và Việt Nam kiểm soát tốt dịch Covid-19, đại diện của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam nói “đơn giản là Đảng và Chính phủ hai nước đều đặt sinh mạng của người dân trên hết”.

    Phát biểu của bà Doăn Hải Hồng, Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, được đưa ra trong cuộc họp báo trực tuyến vào ngày 7/5, với nội dung về quan hệ Việt – Trung và hợp tác quốc tế trong công tác pḥng, chống dịch Covid-19.

    “So sánh với các nước phương Tây, nhiều người thắc mắc v́ sao Trung Quốc và Việt Nam không phải các nước phát triển, hệ thống y tế không phải tiên tiến nhất thế giới nhưng vẫn có thể tạo ra kỳ tích về việc kiểm soát dịch bệnh. Tôi cho rằng lư do đơn giản là Đảng và Chính phủ hai nước đều đặt sinh mạng của người dân lên trên hết. Quan trọng nhất là cả hệ thống chính trị của hai nước đều tham gia vào chống dịch, người dân từ trên xuống dưới đều đoàn kết một ḷng, phối hợp với các biện pháp mà chính phủ đưa ra, từ trung ương tới địa phương đều phối hợp cùng hành động”, VTC dẫn lời bà Doăn nói.

    Theo đại diện của Trung Quốc, việc hợp tác chống dịch Covid-19 đă trở thành “điểm sáng” trong mối quan hệ Việt – Trung.

    Bà Doăn cũng nhắc lại việc Việt Nam đă ủng hộ vật tư cho Trung Quốc trị giá 500.000 USD “trong thời điểm Trung Quốc khó khăn nhất” và các hỗ trợ khác. Bà tán dương Việt Nam đă “xuất sắc” trong việc pḥng chống dịch.

    Tính cho tới nay, Việt Nam báo cáo chính thức chỉ có 288 ca nhiễm và chưa có trường hợp tử vong nào v́ chủng virus corona mới.

    Thời gian qua, đă xuất hiện một số lư giải về thành quả chống dịch của Việt Nam, trong đó có cả lư luận cho rằng Việt Nam sở dĩ tiến hành các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh ngay từ sớm là do Hà Nội nghi ngờ những ǵ Bắc Kinh công bố về dịch bệnh này.

    Hôm 22/4, công ty an ninh mạng hàng đầu của Mỹ, FireEye, công bố một nghiên cứu cho thấy nhóm tin tặc APT32, được xem là “do chính phủ Việt Nam hậu thuẫn”, đă nhắm mục tiêu vào các trang mạng của chính phủ Trung Quốc để thu thập thông tin về cách Bắc Kinh xử lư dịch Covid-19.

    Theo báo cáo này, các cuộc tấn công của nhóm tin tặc Việt Nam đă nhắm thẳng vào Bộ Quản lư Khẩn cấp của Trung Quốc cũng như các quan chức chính quyền ở Vũ Hán, nơi xuất phát đại dịch.

    Công ty an ninh mạng của Mỹ nói rằng các cuộc tấn công đầu tiên của APT32 được thực hiện vào ngày 6/1, một ngày sau khi Tổ chức Y tế Thế giới công bố cảnh báo đầu tiên về dịch Covid-19.

    Bộ Ngoại giao Việt Nam ngay sau đó đă phản bác, nói rằng đây là thông tin “không có cơ sở”, và Việt Nam nghiêm cấm cũng như trừng trị nghiêm khắc các hành vi tấn công mạng.


  7. #217
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Việt Nam đối mặt với cuộc chiến kinh tế sau khi chiến thắng đại dịch
    09/05/2020



    VOA Tiếng Việt
    Một người bán hàng rong chờ khách gần một biển quảng cáo của một khu mua sắm và chung cư ở TP HCM. Việt Nam, sau khi thành công trong dập tắt dịch COVID-19 giờ đây đối diện với việc phục hồi kinh tế.


    Sau dịp lễ kỷ niệm 30/4, Việt Nam đă mở cửa lại các trường học và cho phép việc kinh doanh được trở lại b́nh thường với hy vọng đưa nền kinh tế phục hồi sau 3 tháng bế quan toả cảng như một biện pháp để dập tắt đại dịch virus corona bắt nguồn từ nước láng giềng Trung Quốc.

    Với người Việt Nam, đại dịch virus corona gợi nhớ tới dịch cúm SARS đầu những năm 2000. Họ biết rằng nếu không thực hiện bế quan toả cảng một cách nghiêm túc th́ dịch bệnh sẽ không được dập tắt.

    Vào cuối tháng 2, khi Tổng thống Donald Trump nói với người dân Mỹ rằng cần phải thực hiện việc đóng cửa kinh tế để dập dịch, th́ thời điểm đó, Việt Nam đă đóng cửa các đường biên giới và đă bắt đầu phát triển bộ xét nghiệm COVID-19 của riêng họ. Với hơn 96 triệu dân, Việt Nam chỉ ghi nhận 288 ca nhiễm cho tới ngày 8/5 và không có trường hợp tử vong nào.

    Tuy nhiên dù với thành công, như quốc tế ca ngợi về sự chống dịch của Việt Nam, nền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này, cũng như các nước khác bị ảnh hưởng bởi đại dịch, cũng không thể tránh được tác động tiêu cực của nó. GDP của Việt Nam tụt xuống 3,8% trong quư đầu năm nay, so với 6,8% trong cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam.

    Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo trong tháng trước rằng GDP của Việt Nam sẽ có mức tăng 2,7% trong năm nay, một mức tăng trưởng thấp hơn nhiều so với con số 7% ấn tượng của năm ngoái.

    Để bù đắp cho sự sụt giảm của năm nay, chính phủ Việt Nam gần đây đă đề ra mục tiêu tăng trưởng hàng năm ở mức 7% từ năm 2021 đến 2025. Nhằm giúp phục hồi kinh tế, chính phủ ở Hà Nội đă đưa ra gói hỗ trợ tín dụng trị giá 10,8 tỷ USD, giảm lăi suất, lùi thời hạn đóng thuế và phí sử dụng đất cho các doanh nghiệp. Chính phủ c̣n hỗ trợ tài chính cho các công ty và lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

    Sẵn sàng cho giới đầu tư

    Trong lúc mở cửa lại nền kinh tế, Việt Nam đă có được những thuận lợi so với các quốc gia khác trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế và những nhà quan sát Việt Nam. Các hoạt động kinh doanh sẽ không c̣n như trước do sự bùng phát của đại dịch virus corona, nhưng nhờ có sự phục hồi về kinh tế sớm được dự báo của Việt Nam, các nhà sản xuất toàn cầu đang t́m kiếm sự đang dạng trong các chuỗi cung ứng ở Việt Nam.

    Dù chưa thoát khỏi nguy hiểm của đại dịch, Việt Nam đă chuẩn bị tốt cho trường hợp một làn sóng bùng phát dịch thứ 2 nếu xảy ra. Việt Nam giờ đây có thể sản xuất 7 triệu khẩu trang vải và 5,72 triệu khẩu trang y tế mỗi ngày, trong khi Vingroup – tập đoàn giàu nhất ở Việt Nam hiện nay – nói họ có thể sản xuất 55.000 máy trợ thở mỗi tháng. Việt Nam cũng đă chuẩn bị đầy đủ các thiết bị y tế cần thiết trong các bệnh viện mới trong trường hợp cần đến, theo truyền thông trong nước.

    Theo Economist, COVID-19 đang ảnh hưởng đến các nền kinh tế mới nổi, như Việt Nam, trong ít nhất 3 lĩnh vực: toàn xă hội phải cách ly, xuất khẩu sụt giảm và vốn đầu tư nước ngoài bị chậm lại. Việt Nam đă vượt qua được trở ngại đầu và đang trên đường giải quyết những khó khăn c̣n lại.

    “Với việc ứng phó nhanh đối với dịch virus corona, chúng tôi cho rằng đầu tư nước ngoài sẽ đổ vào Việt Nam sau đại dịch,” Kizuna Joint Development Corp, chuyên xây dựng các nhà máy sẵn sàng cho các nhà đầu tư sử dụng ở Việt Nam, nói với Reuters.

    Các chuyên gia tư vấn – những người giúp các công ty nước ngoài chuyển dịch quốc tế, nói rằng sự thành công của Việt Nam trong việc khống chế dịch đă làm tăng sự tự tin ở những nhà đầu tư nước ngoài đối với quốc gia Đông Nam Á.

    Theo Michael Sieburg, một quản lư của công ty tư vấn YCP Solidiance chuyên về châu Á, nói với Reuters, Việt Nam thậm chí sẽ nổi lên hơn nhiều so với nhiều quốc gia khác trên thế giới trong tầm ngắm của các nhà đầu tư v́ sự thành công trong cuộc chiến dịch bệnh virus corona.

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam cho biết rằng quốc gia Đông Nam Á này đang ở vị thế tốt để giúp các nhà sản xuất t́m kiếm cơ sở sản xuất mới.

    “Những cơ hội này sẽ bao gồm dịch chuyển đầu tư, đặc biệt của các tập đoàn sản xuất đa quốc gia t́m cách đa dạng hoá chuỗi cung ứng của họ tới các khu vực khác, bao gồm cả Đông Nam Á,” thứ trưởng Trần Quốc Phương nói trong một thông cáo đăng trên trang web chính phủ. “Việt Nam là một trong số các quốc gia đó.”

    Hôm 29/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết rằng Mỹ đang hợp tác với một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, để đưa chuỗi cung ứng toàn cầu của Mỹ ra khỏi Trung Quốc. Nhiều công ty của Mỹ đă và đang đưa các dây truyền sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc sang các quốc gia láng giềng như Việt Nam kể từ khi thương chiến Mỹ-Trung xảy ra trong gần 2 năm qua.

    Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lại dự đoán rằng Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á bất chất tác động của COVID-19. Ngân hàng này cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ phát triển trở lại ở mức 6,8% trong năm 2021, nếu trong bối cảnh dịch bệnh được khống chế.

    Ngân hàng Thế giới, trong báo cáo về Đông Á và Thái B́nh Dương trong thời đại COVID-19, nhận định rằng kinh tế Việt nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh khi cho rằng Việt Nam đang hưởng lợi từ nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các điều kiện thuận lợi về thị trường lao động.

    Việt Nam hiện có 12 FTA với các quốc gia và khối liên minh trên thế giới. Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam vừa kư kết với Liên minh châu Ấu (EVFTA) đang mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường trị giá 18.000 tỷ USD.

  8. #218
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải bộc lộ động cơ chính trị thô bạo và sa lầy của CSVN
    < A >

    Trần Quang Thành (Danlambao) - Sau 3 ngày họp, chiều 8-5-2020 Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao, dưới sự chủ tọa của chánh án Nguyễn Hoà B́nh đă phán quyết bác bỏ kháng nghị của Viện trưởng viện kiểm sát nhân tối cao về vụ án tử tù Hồ Duy Hải.

    Vụ án xảy ra cách đây 12 năm đối với một con người cụ thể, nhưng đă gây sự bức xúc đối với dư luận trong nước và quốc tế về quá tŕnh điều tra xét xử của các cơ quan tư pháp Việt Nam, về vụ án đă kéo dài trong suốt 12 năm đă qua ba đời Chủ tịch nước từ bác bỏ đơn xin ân xá của bị can đến yêu cầu Chánh án toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét lại vụ án không để oan sai. Trước đây khi c̣n giữ chức Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ông Nguyễn Hoà B́nh bác bỏ đơn xin giám đốc thẩm của tử tù Hồ Duy Hải. Gần đây người kế nhiệm ông là ông Viện trưởng Lê Minh Trí đă kư kháng nghị xem xét hủy bỏ bản án cũ để xét xử lại.

    Dư luận xă hội bày tỏ sự quan tâm về vai tṛ của ông chánh án Nguyễn Hoà B́nh khi đương nghiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đă kư quyết định bác đơn của tử tù Hồ Duy Hải khi xử giám đốc thẩm vụ án, nay trên cương vị Chánh án Toà án nhân dân tối cao ông là người chủ tọa cuộc họp của Hội đồng thẩm phán để phán quyết kháng nghị của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cao người kế nhiệm ông phải chăng là người vừa đá bóng vừa thổi c̣i?!

    Chung quanh việc giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải, từ Sài G̣n, nhà báo Nguyễn Đ́nh Ngọc đă có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành đôi điều suy nghĩ phải chăng đây là một việc làm phơi bày động cơ chính trị thô bạo và sa lầy của giới cầm quyền cộng sản Việt Nam.

    Nôi dung như sau - Mời quư vị cùng nghe Youtube phỏng vấn Nguyễn Đ́nh Ngọc.



    9/05/2020


    Trần Quang Thành
    danlambaovn.blogspot .com

  9. #219
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Phiêm ṭa giám đốc thẩm xét xử Hồ Duy Hải: Vở kịch hoàn hảo
    < A >

    Bà Loan mẹ của Hồ Duy Hải sau phiên toà chiều 8/5/2020. Ảnh facebook Trương Châu Hữu Danh
    Thảo Ngọc (Danlambao) - Vậy là phiên Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải, người đă bị 2 phiên ṭa Sơ thẩm và Phúc thẩm kết án tử h́nh v́ can tội giết 2 nhân viên bưu điện Câu Voi đă khép lại với một kết quả đúng như dự đoán của nhiều người. Hội đồng thẩm phán biểu quyết bác kháng nghị vụ Hồ Duy Hải với kết quả 17/17.

    Có nghĩa là Hồ Duy Hải vẫn sẽ phải chịu tử h́nh.

    Ngay từ việc đuổi LS Trần Hồng Phong, không cho ông tham dự phiên ṭa v́ “hết phận sự”, khi ông mới tham dự phiên ṭa được buổi sáng 6/5, mặc dù giấy mời ông tham dự 3 ngày, đă làm cho dư luận nghi ngờ về một phiên ṭa thiếu công minh.

    Mặc dù LS Trần Hồng Phong nêu những điềm bất thường trong vụ án, như cơ quan tiến hành tố tụng Long An có hành vi rút ra khỏi hồ sơ vụ án nhiều tài liệu quan trọng, là chứng cứ ngoại phạm của Hồ Duy Hải.

    Bịa đặt kết quả giám định dấu vân tay của Hồ Duy Hải. Cụ thể, CQĐT đă giám định dấu vân tay của Hồ Duy Hải, so sánh với dấu vân tay của hung thủ thu giữ được tại hiện trường vụ án.

    Kết luận giám định ngày 11.4.2008 kết luận: “Các dấu vân tay thu giữ tại hiện trường vụ án không trùng khớp với 10 ngón tay của Hồ Duy Hải”. Đây chính là chứng cứ ngoại phạm của Hồ Duy Hải nhưng kết quả giám định dấu vân tay này đă bị rút ra khỏi hồ sơ vụ án.

    Tại phiên ṭa sơ thẩm, đại diện VKS tỉnh Long An đă nói dối rằng “dấu vân tay không giám định được” (trang 6 bản án sơ thẩm).

    Ngụy tạo vật chứng, hung khí con dao gây án, khi CQĐT kết luận Hồ Duy Hải dùng dao cắt cổ 2 nạn nhân nhưng thực tế không thu giữ được tang vật. Sau khi bắt giam Hồ Duy Hải, CQĐT cử người ra chợ mua một con dao và dùng làm chứng cứ buộc tội.

    Anh Đinh Vũ Thường là người duy nhất vào Bưu điện Cầu Voi tối xảy ra vụ án. Tại biên bản ghi lời khai ngày 31-3-2008, anh Thường khai không thể nhận dạng chính xác người thanh niên đó qua khuôn mặt được.

    Tuy nhiên, cáo trạng lại căn cứ vào lời khai này và cho rằng "nhân chứng Đinh Vũ Thường phát hiện thấy Hồ Duy Hải ngồi trong bưu điện" tại thời điểm xảy ra vụ án.

    Lời khai của nhân chứng Đinh Vũ Thường có vai tṛ đặc biệt quan trọng trong việc xác định hung thủ là ai.

    Tuy nhiên khi xét xử, ṭa án đă không triệu tập nhân chứng này tham gia phiên ṭa. Các bản án sơ thẩm và phúc thẩm cũng thể hiện anh Thường không tham dự phiên ṭa. Hội đồng xét xử đă xét xử mà không và không thể thẩm vấn, làm rơ t́nh tiết anh Thường có nh́n thấy Hồ Duy Hải tại bưu điện hay không.

    V́ vậy việc ṭa Giám đốc thẩm hôm nay tuyên y án là rất dễ hiểu v́ những lư do sau:

    1. Người ngồi ghế chánh án, Chủ tọa phiên ṭa Giám đốc thẩm hôm nay là ông Nguyễn Ḥa B́nh, người mà năm 2011 đă bác đề nghị Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải. Nay nếu ông tuyên khác đi th́ chẳng khác ǵ ..nhổ ra rồi lại liếm.

    2. Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Phủ bênh phủ, huyện bênh huyện”. V́ ngay từ khi điều tra viên và một số phương tiện truyền thông như VTV và một số báo đài khác, rêu rao rằng, “mặc dù thừa nhận có một số sai sót trong quá tŕnh điều tra, nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”. Có nghĩa là một số báo chí đă được chỉ đạo từ trước phải định hướng dư luận viết theo chỉ đạo.

    Danh sách 17 thẩm phán giơ tay biểu quyết, nhất trí 100% bác bỏ kháng nghị của Viện Kiểm Sát và Y ÁN TỬ H̀NH với Hồ Duy Hải trong phiên giám đốc thẩm chiều nay, 08/05/2020:

    Chánh án Ṭa án nhân dân tối cao:

    1- Nguyễn Ḥa B́nh.

    Các Phó Chánh án Ṭa án nhân dân tối cao:

    2- Bùi Ngọc Ḥa: Phó Chánh án thường trực

    3- Tống Anh Hào

    4- Nguyễn Văn Tiến

    5- Nguyễn Văn Thuân

    6- Nguyễn Thúy Hiền

    7- Dương Văn Thăng, Chánh án Ṭa án Quân sự Trung ương

    8- Lê Hồng Quang

    Các thẩm phán Ṭa án nhân tối cao:

    9- Nguyễn Trí Tuệ

    10- Lương Ngọc Trâm

    11- Lê Văn Minh

    12-Nguyễn Văn Du

    13- Chu Xuân Minh

    14- Đặng Xuân Đào

    15- Trần Văn C̣

    16- Đào Thị Xuân Lan

    17- Nguyễn Thị Hoàng Anh

    Chỉ riêng với việc các vị thẩm phán biểu quyết 100% y án sơ thẩm đă chứng tỏ việc đưa vụ án Hồ Duy Hải ra Giám đốc thẩm chỉ là một tṛ hề, một vở kịch không hơn không kém, nhằm đánh lừa dư luận mà thôi.

    Lịch sử sẽ ghi công các vị thẩm phán này, v́ đă có công giết người vô tội.

    Xin mượn lời tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Túc tại phiên ṭa ngày 14 tháng 9, 2018, khi bị ṭa án Thái B́nh kết án tù 13 năm, 5 năm quản chế với tội danh là “âm mưu lật đổ chính quyền”, th́ ông không thèm nói một lời nào để biện bác hoặc xin xỏ cho ḿnh, mà chỉ chửi đổng một câu: “ĐỊT MẸ T̉A”.

    8/05/2020


    Thảo Ngọc
    danlambaovn.blogspot .com

  10. #220
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Đại hội 13: Chuyển giao quyền lực khó khăn trong thể chế bất ổn
    TS. Phạm Quư Thọ
    2020-05-11

    H́nh minh hoạ. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
    Reuters
    Tổng bí thư và ‘tam trụ’ (chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội) là các vị trí quyền lực lănh đạo tập trung cao nhất và mang tính nguyên tắc đối với chế độ đảng cộng sản toàn trị. Việc chuyển giao quyền lực có tầm quan trọng để ổn định chế độ. Quá tŕnh chuyển đổi nền kinh tế tập trung sang thị trường đ̣i hỏi sự phân quyền ngày càng lớn hơn, làm thay đổi cách lănh đạo tập thể, nguyên tắc dân chủ tập trung… làm gia tăng sự bất ổn thể chế. Tại Đại hội 13 Đảng CSVN, dự kiến tổ chức đầu năm 2021, sự chuyển giao quyền lực, đặc biệt ở cấp cao nhất sẽ là thách thức trong t́nh h́nh thể chế bất ổn ngày càng phức tạp qua các nhiệm kỳ gần đây, đặc biệt trong Khoá 12.

    Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là lănh đạo cao nhất có thâm niên đảng kéo dài liên tục, hơn 20 năm là uỷ viên BCT, giữ nhiều cương vị trọng trách như Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư nhiệm kỳ Khoá 11 (2011-2016) và đương nhiệm Khoá 12 kiêm Chủ tịch nước từ 2017 đến nay… Ông thấu hiểu thực trạng suy thoái của bộ phận đội ngũ lănh đạo đảng viên, kể cả cấp cao là nguy cơ lớn nhất với sự tồn vong chế độ. Với tư cách Trưởng Tiểu ban Nhân sự cho Đại hội 13 ông kêu gọi hăy làm tốt công tác cán bộ không để lọt những kẻ cơ hội lọt vào bộ máy lănh đạo đảng các cấp, nhất là cấp trung ương.

    Trong bài phát biểu gần đây ông cho rằng thực trạng ‘‘tự diễn biến, tự chuyển hoá’, ‘suy thoái về tư tưởng và đạo đức’, tham nhũng, lợi ích nhóm… của ‘bộ phận không nhỏ’ cán bộ lănh đạo đảng trong hệ thống chính quyền’ là nghiêm trọng nhất, đặc biệt đă diễn ra từ các nhiệm kỳ đại hội đảng gần đây, nhất là Khoá 12, mà chính ông trải nghiệm.

    Ông là người hơn ai hết hiểu một số ‘đồng chí’, được thế hệ đi trước tin tưởng giới thiệu, nắm trọng trách đă ‘suy thoái’ như thế nào. Mức độ nghiêm trọng ở chỗ đă h́nh thành phe nhóm trong đảng, đă tạo nên hiện tượng ‘bất tuân’ của đa phần các uỷ viên trung ương khoá 11 khi bỏ phiếu không ủng hộ quyết định của Bộ Chính trị về việc kỷ luật ‘đồng chí X’ (nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) tại Hội nghị TƯ 6 Khoá 11 năm 2012.

    Hơn thế, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chắc chắn biết rằng vẫn c̣n những ‘đồng chí’ thuộc ‘phe kia’, đă h́nh thành bởi sự thoả hiệp theo nguyên tắc lănh đạo tập thể, hiện vẫn đang hoạt động trong bộ máy cầm quyền hiện hành. Liệu họ có thể là những kẻ cơ hội, ‘giấu ḿnh, chờ thời’ hay có ứng xử kiểu “… gặp thời thế, thế thời phải thế” - như câu đối đáp của Ngô Th́ Nhậm (1746 – 1803), danh sĩ đời hậu Lê và Tây Sơn, trước thách đố nghiệt ngă, thâm thù bởi Đặng Trần Thường, nghịch quan cùng thời xét xử.


    H́nh minh hoạ. Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) và cựu Uỷ viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng tại Hà Nội hôm 2/7/2015 Reuters
    Mặc dù, cho rằng cần tổng kết rút kinh nghiệm từ những khoá đại hội trước, nhưng trong bài viết ông đă chỉ ra các yêu cầu ‘kiên quyết không để lọt vào BCH TƯ khoá 13’ những người có một trong các khuyết điểm được mô tả bởi sáu nhóm biểu hiện ‘suy thoái’, đơn cử như ‘cơ hội chính trị’, ‘dân tuư’, ‘kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh’…

    Bởi vậy, ngay sau Đại hội 12 đầu năm 2016, dưới sự lănh đạo của ông Tổng Bí thư, Nghị quyết TƯ 4 đă được ban hành, làm cơ sở để ngăn chặn quá tŕnh suy thoái này. Theo đó, hai nhóm giải pháp chủ yếu được Đảng tập trung là chống tham nhũng và sửa đổi, ban hành các quy định để củng cố tổ chức đảng. Trước hết, chiến dịch ‘đốt ḷ’, biểu tượng chống tham nhũng, được đẩy mạnh. Từ năm 2016, đầu nhiệm kỳ đến nay ‘gần 100 cán bộ lănh đạo cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị và Ban bí thư quản lư đă bị kỷ luật và bị án tù, trong đó có các uỷ viên BCT, uỷ viên TƯ của khoá 11 và 12, thậm chí có nhiều các tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang…

    Đơn cử một số trường hợp ‘nổi cộm’. Năm 2018 nguyên uỷ viên BCT Đinh La Thăng bị án tù 30 năm, nguyên Bí thư thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bị cách chức, các nguyên bộ trưởng Bộ Thông tin nhận hối lộ trong đại án AVG… Mới đây, Uỷ viên BCT, nguyên bí thư Hà Nội bị cảnh cáo và luân chuyển công tác là phó trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội. Ông Lê Thanh Hải bị cách chức nguyên uỷ viên BCT thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011-2015. Nguyên tư lệnh Quân chủng hải quân bị khai trừ đảng, và theo quy tŕnh, sẽ bị xét xử theo pháp luật…

    Mặt khác, một loạt các chỉ thị, quyết định của đảng về kỷ luật, và nêu gương của cán bộ cấp trung ương, về tiêu chuẩn cụ thể cho các vị trí lănh đạo cho đến cấp cao nhất được ban hành, sửa đổi để làm căn cứ cho công tác nhân sự cho nhiệm kỳ tới…

    Sau Đại hội 12 đầu năm 2016, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dần tập trung được quyền lực đảng, hơn thế khi ông kiêm giữ vị trí Chủ tịch nước. Ông hiện ở thế ‘thượng phong’ để có thể kiểm soát t́nh h́nh bất ổn. Tuy nhiên, theo các quy định hiện hành về giới hạn độ tuổi, không quá hai nhiệm kỳ và sức khoẻ… sự chuyển giao quyền lực cao nhất là một trọng trách, bởi vậy việc t́m kiếm sự ổn định chế độ là ưu tiên cá nhân. Bởi vậy, ông dồn tâm sức cho công tác cán bộ chuẩn bị cho Đại hội 13.

    Ngoài việc nhấn mạnh các tiêu chuẩn cán bộ lănh đạo, đức và tài… ông yêu cầu cán cán bộ làm công tác tổ chức đảng phải nh́n người ‘tinh tường’, đánh giá đúng bản chất cán bộ đảng, đừng để ‘bề ngoài che đậy sơ sài bên trong’… Và theo Quyết định 224/QD-TW năm 2014 về Quy chế bầu cử trong Đảng th́ Ban chấp hành khoá trước có vai tṛ quan trọng đề cử cán bộ lănh đạo chủ chốt cho khoá sau… Ông đặt vấn đề quy trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân giới thiệu nhân sự lănh đạo đảng.

    Chuyển đổi sang kinh tế thị trường, dù có định hướng XHCN hay không, đều khiến bùng nổ các hoạt động kinh tế đa dạng, phức tạp, phát sinh mạng lưới các mối quan hệ xă hội chằng chịt, phức tạp ngoài tầm kiểm soát của cơ chế hiện hành. Bởi vậy, trong quá tŕnh vận hành hệ thống chuyển đổi sẽ có nhiều loại cán bộ lănh đạo với các h́nh thức thể hiện hành vi khác nhau, trong đó khó tránh khỏi không ít kẻ bị ‘cám dỗ’ bởi ḷng tham, ‘sẵn sàng chui đầu vào tḥng lọng’ nếu món lợi đủ lớn và nhiều kẻ trục lợi bởi ‘lỗi hệ thống’ đang thay đổi…

    Bất luận ‘ḷ đốt củi’ tham nhũng của ông Tổng Bí thư vẫn đang cháy, mới đây, vụ án ‘băng nhóm ‘Đường Nhuệ’ núp bóng doanh nghiệp, ‘tung tác’ trong thời gian dài do được bảo kê bởi một số lănh đạo tỉnh Thái B́nh, vừa bị khởi tố điều tra với sự tham gia của Bộ Công an. Việc phá rừng nghiêm trọng ở Kon Tum cũng do được bảo kê, hơn thế vụ việc được phát hiện và đưa lên công luận bởi phóng viên chứ không phải chính quyền. Trong điều kiện cả nước đối phó với đại dịch COVID-19, th́ cán bộ lănh đạo trung tâm kiểm soát bệnh dịch (CDC) Hà Nội và một số tỉnh vẫn ‘tham nhũng’ bằng cách nâng khống gấp nhiều lần giá trị gói thầu mua sắm Hệ thống Realtime PCR tự động - xét nghiệm virus corona chủng mới, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước…

    Chuẩn bị nhân sự cho Đại hôi 13, Đảng muốn loại bỏ những kẻ ‘suy thoái về tư tưởng và đạo đức’, đồng thời tuyển chọn đội ngũ cán bộ ‘vừa hồng vừa chuyên’, nhưng một bộ máy cầm quyền với sự đan xen phức tạp các loại cán bộ lănh đạo sẽ là khó khăn đối với chuyển giao quyền lực, kể cả ở cấp cao nhất. Nhân sự lănh đạo là công việc nội bộ của Đảng, ngoài ra, trong t́nh thế bất ổn hiện nay th́ ‘các vị trí tứ trụ’ cho chế độ vẫn là ẩn số. Tuy nhiên, theo cơ chế hiện hành những ai được ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ‘hậu thuẫn’ sẽ có thể có ưu thế.

    Phạm Quư Thọ gửi từ Hà Nội

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Việt Kiều về Việt Nam ăn Tết 2020
    By dtkcamau in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 3
    Last Post: 25-02-2020, 10:53 AM
  2. Việt Kiêu Hải Ngoại ăn Tết 2020
    By dtkcamau in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 19
    Last Post: 28-01-2020, 09:33 AM
  3. Chúc Mừng Năm Mới 2020
    By BlackHole in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 01-01-2020, 08:54 AM
  4. Niềm vui ̣a vỡ - Tokyo đăng cai Olympic 2020
    By Hoai Nam in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 20-09-2013, 05:43 AM
  5. (1990-2020) VN sẽ sát nhập vào TQ?
    By longquan in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 22-01-2012, 09:24 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •