Page 23 of 26 FirstFirst ... 131920212223242526 LastLast
Results 221 to 230 of 255

Thread: Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

  1. #221
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Có thể ràng buộc trách nhiệm người đề cử, giới thiệu khi lănh đạo vi phạm?
    RFA
    2020-05-11



    Vào sáng ngày 11 tháng 5 năm 2020, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, được khai mạc tại Hà Nội.

    Vào sáng ngày 11 tháng 5 năm 2020, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, được khai mạc tại Hà Nội. Theo thông tin từ cơ quan ngôn luận của đảng, nội dung chính của hội nghị này chủ yếu tập trung bàn về vấn đề nhân sự cho đại hội đảng lần thứ 13 dự kiến diễn ra vào đầu năm tới.

    Lâu nay vấn đề nhân sự được người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam luôn nhắc tới. Ngoài những tiêu chuẩn như bấy lâu nay, ông Nguyễn Phú Trọng c̣n kêu gọi phải ràng buộc trách nhiệm của người đề cử, trách nhiệm của người giới thiệu nhân sự. Tại hội nghị cán bộ toàn quốc, ông Trọng nhấn mạnh rằng ‘xem giới thiệu ai, qua đó cũng hiểu người đó’. Vấn đề này cũng được qui định rơ trong Hướng Dẫn số 3 của Ban Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam ban hành hồi cuối tháng 3 vừa qua.

    Tôi lại thấy chẳng hay ho ǵ, v́ đáng lẽ ra phải có ứng cử, tranh cử. Tại sao trong đảng này không có việc ứng cử, nghĩa là người ta chỉ chờ. Nếu muốn làm việc này, việc kia th́ phải nhờ người giới thiệu.
    -GS. Nguyễn Đ́nh Cống
    Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại Luật gia Việt Nam, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 11 tháng 5 năm 2020 từ Sài G̣n, nhận định:

    “Về trách nhiệm của người giới thiệu nhân sự... để ràng buộc chặt chẽ người đề nghị hay tiến cử cán bộ là quy định của đảng. Hiền tài là nguyên khí quốc gia, cho nên lần này việc tiến cử người thực tài và có đạo đức, vào vị trí người lănh đạo đảng và nhà nước là nhiệm vụ rất quan trọng để quyết định sự phát triển cùa đất nước. Tôi thấy việc tách trách nhiệm cá nhân trong trách nhiệm tâp thể là điều đảng viên và nhân dân quan tâm, và mong mỏi làm sao ngăn chặn việc chạy chức chạy quyền, mà nguyên nhân sâu xa là suy thoái chính trị đạo đức. Để loại bỏ được những con sâu mọt hại nước, hại dân đó, nên chọn những người có đức có tài vào bộ máy lănh đạo. Mà việc này gắn liền với việc quy định trách nhiệm của người đề cử và tiến cử.”

    Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, phải xác định rơ cơ cấu, số lượng cán bộ, nhưng trước hết phải bảo đảm tiêu chuẩn. Ông Trọng cho rằng, phải làm sao lựa chọn được những cán bộ vừa trung thành với đảng, với nhân dân, vừa có cả đức và tài... Nhưng trong quá tŕnh lựa chọn ấy, trách nhiệm của người đề cử, tiến cử cán bộ, phải được nhấn mạnh hàng đầu.

    Giáo sư Nguyễn Đ́nh Cống, một đảng viên đă từ bỏ đảng, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 11 tháng 5 năm 2020 liên quan vấn đề này, cho biết ư kiến của ḿnh:

    “Việc ràng buộc trách nhiệm người giới thiệu không phải là bây giờ mới có. Trước đây, từ hồi Đông Chu liệt quốc người ta vẫn có, người đề cử ra ai đấy th́ phải chịu trách nhiệm, nếu như người làm quan phạm tội th́ người giới thiệu có liên đới chịu trách nhiệm theo, chuyện đó đă cũ trong lịch sử. Bây giờ ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra chuyện đó th́ cũng hy vọng việc đề cử sẽ có trách nhiệm, để tăng trách nhiệm của người giới thiệu. Nhưng, tôi lại thấy chẳng hay ho ǵ, v́ đáng lẽ ra phải có ứng cử, tranh cử. Tại sao trong đảng này không có việc ứng cử, nghĩa là người ta chỉ chờ. Nếu muốn làm việc này, việc kia th́ phải nhờ người giới thiệu.”

    Theo Giáo sư Nguyễn Đ́nh Cống, chuyện ông Trọng muốn người giới thiệu chịu trách nhiệm th́ cũng là điều tốt. Nhưng đó là cái tốt trong một cái lớn hơn... là không tốt.


    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12. Courtesy chinhphu.vn
    Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 11 tháng 5 năm 2020 từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS, nói:

    “Tôi nghĩ họ luôn luôn nói trách nhiệm của người đề cử, nhưng họ không có ǵ để chế tài, để thực thi trách nhiệm đấy cả. Nhưng gần đây, ông Trọng đă phát minh ra một cách, gọi là cách chức những chức vụ mà họ không c̣n làm nữa, tức của những người về hưu. Có thể cái sáng chế này của ông ấy và đảng cộng sản Việt Nam có một tính răn đe nào đó lên những người giới thiệu cán bộ cho đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng tôi nghĩ, cái này đối với người bị răn đe không thấm vào đâu, so với lợi ích mà họ có thể đưa người vây cánh của họ vào. Cho nên sáng chế đó nghe có vẻ hay đó, mà kỳ thực cũng không có tác dụng là mấy.”

    Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết, xưa nay chưa bao giờ có đảng viên nào bị xử lư trách nhiệm trong việc đề cử, giới thiệu cán bộ. Ông cũng cho rằng sẽ không bao giờ có việc xử lư này. Ông giải thích lư do:

    “Bởi v́, những người này rất khôn lơi, ở Việt Nam người dân thường nói bọn này là bọn có sạn trong đầu... Họ có muôn vàn cách để lách cái sáng chế rất là kỳ cục của đảng cộng sản Việt Nam, như là việc cách chức những chức vụ không c̣n... hay quy trách nhiệm cho người giới thiệu. Tại v́ rất đơn giản, họ không giới thiệu, mà xui người khác giới thiệu, họ nói tập thể giới thiệu... thao túng kiểu đó th́ họ là các bậc thầy.”

    Tôi nghĩ họ luôn luôn nói trách nhiệm của người đề cử, nhưng họ không có ǵ để chế tài, để thực thi trách nhiệm đấy cả.
    -TS. Nguyễn Quang A
    Cũng liên quan việc tiến cử, giới thiệu tại Việt Nam, chỉ số ít các Đại biểu Quốc hội tự ứng cử có thể tham gia diễn đàn quốc hội. Thông thường tất cả các Đại biểu Quốc hội đều do đảng tiến cử theo khẩu hiệu ‘đảng cử, dân bầu’.

    Giáo sư Nguyễn Đ́nh Cống giải thích thêm:

    “Chưa có ai bị xử lư kỷ luật v́ chuyện giới thiệu. Chuyện ‘đảng cử dân bầu’ là trong quốc hội... C̣n đảng là đảng cử, đảng bầu... là chi bộ cũ đề cử... cũng là một dạng đảng cử dân bầu nhưng là kiểu khác... là cấp trên cử, cấp dưới bầu th́ đúng hơn. Cách làm như vậy tôi thấy đó là h́nh thức rất phản dân chủ, chẳng hay ho ǵ.”

    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, trong một bài viết vào cuối tháng 4 năm 2020, liên quan công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng lần thứ 13, được nhiều nhà quan sát trong nước cho rằng những nội dung mà ông nêu ra không có ǵ mới, vẫn mang tính giáo điều, bảo thủ như bấy lâu nay.

    Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định:

    “Tôi nghĩ, đối với quốc hội th́ trước hết họ phải chịu trách nhiệm, ít nhất là đối với ṭa án dư luận... Không ai khác, đảng cộng sản Việt Nam là kẻ phạm tội, đă cử những người như Trương Minh Tuấn, vị bộ trưởng đang bị tù, và họ đă cử không biết bao nhiêu vị Đại biểu Quốc hội khác, hóa ra là bọn lừa đảo, tội phạm... và c̣n vô vàn những kẻ như thế chưa bị lộ vẫn c̣n trong Quốc hội. Cái đấy, đảng cộng sản Việt Nam không chối được tội, và với cái sáng chế bây giờ, mà đảng cộng sản Việt Nam đang bàn trong Hội nghị Trung ương 12 về nhân sự, th́ nhân dân lại có một vũ khí từ chính họ để vạch mặt tội của họ ra.”

    Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng, phải có quy định luật pháp trong vấn đề ràng buộc trách nhiệm của người đề cử, trách nhiệm của người giới thiệu nhân sự, chứ không chỉ xử lư trách nhiệm về mặc đảng. Phải tách trách nhiệm cá nhân trong trách nhiệm tập thể, th́ sau này cán bộ được đề cử đó nếu xa ngă, vướng vào ṿng lao lư, th́ có thể tránh được trường hợp ḥa cả làng, làm ảnh hưởng h́nh ảnh của đảng và nhà nước Việt Nam.

  2. #222
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Trùm tội phạm Tô Lâm âm ưu chiếm ghế Chủ tịch nước VN?


  3. #223
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Vụ Hồ Duy Hải: ‘Nếu muốn bảo vệ chế độ, Đảng Cộng sản phải hành động ngay lập tức’
    11/05/2020
    Khánh An-VOA




    Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao công bố quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải vào ngày 8/5/2020. Photo PLO.


    Một nhà báo tại Việt Nam nhận định với VOA rằng niềm tin mới lấy lại phần nào của công chúng đối với chính quyền từ đại dịch Covid-19 nay đă bị kết quả phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải phá hỏng, khiến cho dư luận “rất phẫn nộ”, mang lại tâm lư “tiêu cực”, “u ám” trong xă hội. Trong khi đó, một trí thức nổi tiếng khác cho rằng nếu những người đứng đầu Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam “đủ thông minh”, th́ họ phải có hành động can thiệp ngay lập tức vào vụ án này.

    Vài ngày sau khi Hội đồng Thẩm phán Ṭa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) bác kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSNDTC) và y án tử h́nh đối với bị cáo Hồ Duy Hải hôm 8/5, công luận Việt Nam đủ mọi tầng lớp không ngớt lên tiếng phản hồi, chỉ trích và kêu gọi nhà chức trách điều tra lại, thậm chí băi miễn chức vụ của 17 vị thẩm phán đă “bầu” ra kết quả cuối cùng của vụ án bị cho là có quá nhiều sai sót nghiêm trọng.

    Trong bài phân tích trên trang Facebook cá nhân về những lư do dẫn đến sự phẫn nộ của người dân đối với Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Tiến sĩ Toán học Nguyễn Ngọc Chu nói rằng vụ này đă “giáng một đ̣n chí mạng lên nền tư pháp nước CHXHCN Việt Nam bằng 7 yếu tố: coi thường pháp luật, tŕnh độ kém, không độc lập, không công tâm, phá bỏ các chuẩn mực nền tảng của giáo dục, nỗi sợ hăi của người dân là họ có thể trở thành “Hồ Duy Hải” bất cứ lúc nào, và nó gây phương hại đến nền tư pháp Việt Nam.

    Hồ Duy Hải bị kết án tử h́nh về tội giết hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi, tỉnh Long An, vào năm 2008, nhưng gia đ́nh Hồ Duy Hải đă liên tục kêu oan suốt 12 năm nay.

    Năm 2011, Viện trưởng VKSNDTC lúc đó là ông Nguyễn Hoà B́nh đă ban hành quyết định không kháng nghị vụ án do “không có t́nh tiết mới”. Năm 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bác đơn xin ân xá của Hồ Duy Hải, nhưng sau đó ra lệnh tạm dừng thi hành án tử h́nh trước sức ép của công luận.

    Tháng 11 năm ngoái, với đề nghị xem xét giải quyết vụ án của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí kháng nghị giám đốc thẩm vụ án, nhưng Hội đồng thẩm TANDTC đă bác kháng nghị này sau khi 17 vị thẩm phán tiến hành bỏ phiếu trong phiên toà kéo dài 3 ngày.

    Theo dơi và t́m hiểu vụ án giết người ngay từ ngày đầu tiên, nhà báo Trương Châu Hữu Danh bày tỏ quyết tâm theo đuổi vụ án cho tới khi nào “sự thật được phơi bày”.

    “Kháng nghị của VKSNDTC nêu rất rơ ràng và cụ thể 17 sai phạm của các bản án dành cho Hồ Duy Hải. Đối với tôi, chỉ cần 1 trong 17 sai phạm được làm rơ th́ cũng đủ để buộc phải điều tra lại”, nhà báo từ Việt Nam nói với VOA.

    Ngoài những yếu tố được nêu ra trong hồ sơ vụ án như không có dấu vân tay và các dấu vết khác của Hồ Duy Hải tại hiện trường vụ án, không có nhân chứng khẳng định nh́n thấy Hồ Duy Hải có mặt tại bưu điện Cầu Voi…, nhà báo Trương Châu Hữu Danh c̣n tự thực nghiệm và tính khoảng thời gian mà thủ phạm thực hiện vụ hiếp dâm rồi giết người theo cáo trạng.

    “Từ vị trí bưu điện tới điểm bán trái cây, đi qua đi lại chỉ trong ṿng 5 phút. Về mặt tâm lư, không có người nào có mục đích hiếp dâm bằng cách điều một người khác đi qua bên đường mua trái cây để ḿnh ở lại trong ṿng 5 phút có thể hiếp dâm được. Suy luận về động cơ (gây án) như vậy là hết sức vô lư”, nhà báo Trương Châu Hữu Danh phân tích.

    Cơ hội bị bỏ lỡ

    Từ Sài G̣n, Luật sư Đặng Đ́nh Mạnh nhận định với VOA rằng sai phạm quan trọng nhất trong vụ án này là vi phạm tố tụng.

    Ông nói: “Khi họ bác kháng nghị của Viện Kiểm sát, th́ họ thừa nhận là có sự sai sót về tố tụng. Nhưng họ lại cho rằng sai sót đó không làm ảnh hưởng đến bản chất vụ án. Thực ra, về mặt pháp lư, khi có sai sót, tức là có vi phạm về tố tụng, th́ bản thân điều đó đă làm cho hồ sơ vụ án không thể chấp nhận được”.

    Theo LS. Đặng Đ́nh Mạnh, điều quan trọng khi xem xét lại một vụ án là t́m xem có vi phạm tố tụng hay không, chứ không phải là “vi phạm nặng hay vi phạm nhẹ”. V́ vậy, theo ông, Hội đồng Thẩm phán của TANDTC trong trường hợp này đă “đặt vấn đề không đúng” và đưa ra một quyết định khiến ông và rất nhiều người dân “vô cùng thất vọng”.

    “Vụ án Hồ Duy Hải th́ ngay cả những người không hiểu biết về pháp luật cũng để ư, quan tâm rất nhiều. Thực ra, đây là dịp mà qua việc làm, qua phán quyết của ḿnh, TANDTC có thể giúp tạo dựng lại niềm tin của người dân mà trong suốt thời gian qua, qua những vụ án oan, đă bị sứt mẻ nhiều. Nhưng rất tiếc, cơ hội phục hồi niềm tin đă bị bỏ lỡ”.

    Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà quan sát thời sự và vận động cho xă hội dân sự tại Việt Nam, nhận định với VOA rằng vụ án Hồ Duy Hải là một “vụ bê bối tư pháp khổng lồ” gây “bàng hoàng” công luận trong những ngày qua. Qua đó, nó cho những người dân b́nh thường thấy rơ những sai phạm căn bản, nghiêm trọng, sự kém cỏi của những người chấp pháp và sự “thối nát” của hệ thống tư pháp Việt Nam.

    “V́ lợi ích của chính Đảng Cộng sản Việt Nam, v́ lợi ích của chính chế độ này – chế độ mà tôi căm ghét – th́ họ phải hành động ngay lập tức”, TS. Nguyễn Quang A nhấn mạnh.

    “Chúng ta cứ nói nhiều đến tam quyền phân lập, nhưng ở Việt Nam nó không có tam quyền phân lập. Ở Việt Nam chỉ có Đảng Cộng sản cai trị, điều khiển hết mọi thứ. Cho nên phải nói toạc móng heo ra là Đảng Cộng sản Việt Nam và người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam là ông Nguyễn Phú Trọng và những người đứng đầu khác là ông Phúc, bà Ngân, những người đó nếu muốn bảo vệ lợi ích của chính họ phải hành động ngay lập tức, và tất nhiên là trong khuôn khổ thủ tục, có thể không hay ho ǵ lắm, nhưng với hiện thời của Việt Nam th́ họ phải làm như vậy”.

    Đảng can thiệp?

    Hành động mà TS. Nguyễn Quang A khuyến nghị giới hữu trách Việt Nam nên làm là phải lập tức can thiệp vào quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANCTC, trong đó có việc băi nhiễm 17 thẩm phán đă biểu quyết cho quyết định vừa qua.

    “Ông Trọng phải bảo bà Ngân, nếu ông ấy thông minh, và bà Ngân phải hăm hở làm một việc là hướng dẫn Uỷ ban thường vụ Quốc hội có một kháng nghị ngay lập tức để buộc họ phải xét lại quyết định của vụ xử”, TS. Nguyễn Quang A nói.

    Nhà hoạt động này cũng đang kêu gọi người dân kư vào bản Tuyên bố Hồ Duy Hải, kêu gọi giới hữu trách “làm sáng tỏ theo kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Ủy ban Pháp luật Quốc hội để luật pháp nhà nước được thực thi công chính, không gây oan sai cho người vô tội, trừng trị đích đáng kẻ có tội dù ở bất cứ cương vị nào và không để có những oan sai tiếp diễn sau này”.

    Đánh giá thêm về tác động vụ án, nhà báo Trương Châu Hữu Danh nói ông thấy tiếc v́ niềm tin của người dân mới được khôi phục một chút sau đại dịch Covid-19 nay lại mất đi qua vụ án h́nh sự này.

    “Mặc dù kinh tế bị thiệt hại nặng nề, nhưng niềm tin của người dân được nâng lên thấy rơ, và người ta đang rất tin vào sự điều hành của chính phủ. Tuy nhiên, phán quyết của toà sau ngày thứ 3 xét xử giám đốc thầm th́ nó tạo ra cho xă hội một tâm lư rất tiêu cực và u ám. Khắp nơi rất phẫn nộ với bản án này bởi v́ hầu hết người dân cho rằng cần thiết phải huỷ án và điều tra lại”, nhà báo Hữu Danh nói.

    Trong khi đó, LS. Đặng Đ́nh Mạnh nhận định thêm rằng: “Có thể toà án đă đạt được bản án như ư họ mong muốn, nhưng tôi cho rằng sự mất mát trong dân, trong suy nghĩ của công chúng th́ lớn lắm, không thể đong đếm được. Đó là sự mất ḷng tin vào luật pháp”.

    Hôm 10/5, bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của tử tù Hồ Duy Hải, đă gửi đơn kêu cứu tới bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Quốc hội, để xin xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Hiện vẫn chưa có phản hồi ǵ từ phía cơ quan này.

    Trong một bài b́nh luận đăng ngày 11/5, tờ Công an Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an, viết rằng “trong vụ án Hồ Duy Hải, phán quyết của Hội đồng Thẩm phán Ṭa án Nhân dân Tối cao chỉ rơ những sai sót chuyên môn của cơ quan tiến hành tố tụng địa phương, nhưng sai sót đó không làm thay đổi bản chất vụ án”.

    Tờ báo viết thêm: “Do đó, không thể suy diễn, thổi phồng vụ án rồi đưa ra yêu cầu ‘tam quyền phân lập’ để chống oan, sai...”

  4. #224
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Những sự thật về Tô Lâm – Hồ sơ tuyệt mật


  5. #225
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Những sự thật về Tô Lâm – Hồ sơ tuyệt mật


  6. #226
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    C̣n xây dựng chủ nghĩa xă hội th́ đừng mơ công lư
    11/05/2020
    Trân Văn


    Chánh án Nguyễn Ḥa B́nh trong phiên giám đốc thẩm Hồ Duy Hải, ngày 5/5/2020. Photo PLO


    Phán quyết của Hội đồng Thẩm phán Ṭa án Tối cao sau khi giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải “giết người” và “cướp tài sản” đă cũng như đang làm nhiều triệu người căm phẫn. Rất nhiều người hoặc lên tiếng đ̣i công lư cho Hồ Duy Hải hoặc bày tỏ sự nghi ngờ về cái gọi là “công lư” ở Việt Nam.

    Có một điểm đáng lưu ư nhưng chưa được chú ư đúng mức là tại những quốc gia theo thể chế xă hội chủ nghĩa như Việt Nam, việc duy tŕ quyền lănh đạo toàn diện, tuyệt đối của các đảng cộng sản để dẫn dắt toàn dân xây dựng chủ nghĩa xă hội đă loại bỏ công lư. Nói cách khác, c̣n xây dựng chủ nghĩa xă hội th́ đừng mơ công lư…

    ***

    Nhiều triệu người chưng hửng, bất b́nh khi 17 thẩm phán của Hội đồng Thẩm phán Ṭa án Tối cao đồng thanh thừa nhận, tiến tŕnh điều tra – truy tố - xét xử Hồ Duy Hải có “thiếu sót” và “sai sót” nhưng “không làm thay đổi bản chất vụ án” thành ra giữ nguyên quyết định “tử h́nh” mà ṭa cấp sơ thẩm và ṭa cấp phúc thẩm từng tuyên (1).

    Phán quyết vừa kể bị nhiều triệu người lên án là man rợ v́ tiếp tục cho phép tước bỏ sinh mạng của Hồ Duy Hải, bất kể tiến tŕnh điều tra – truy tố - xét xử không những phơi bày vô số yếu tố phi lư mà c̣n vi phạm nghiêm trọng nhiều quy định trong Luật Tố tụng h́nh sự, bộ luật đặt định các thủ tục, biện pháp nhằm ngăn ngừa oan sai.

    Tên tuổi, diện mạo của 17 thẩm phán Ṭa án Tối cao tham gia giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải “giết người” và “cướp tài sản” đang được lưu chuyển trên mạng xă hội Việt ngữ như những hung thủ đă thủ tiêu công lư và làm nhiều triệu người băn khoăn về “tư pháp xă hội chủ nghĩa” và công lư.

    ***

    Qua phán quyết về vụ án Hồ Duy Hải, Hội đồng Thẩm phán của Ṭa án Tối cao đă trở thành mối bận tâm chung của công chúng về “tư pháp xă hội chủ nghĩa”, thành ra cần nh́n qua đặc điểm của bộ máy xét xử - hệ thống ṭa án các cấp - tại Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Cách nay khoảng chín năm, vào ngày 10/3/2011, khi điều trần trước Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chức danh tư pháp, Bộ trưởng Tư pháp lúc đó là ông Hà Hùng Cường khẳng định: Chất lượng đào tạo thẩm phán, thư kư ṭa án, kiểm sát viên, chấp hành viên chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu cơ quan sử dụng đề ra. Phần lớn là các cán bộ được cử đi học chứ chưa thực hiện được việc tuyển sinh rộng răi để chọn được người thật sự có năng lực...

    Chánh án Ṭa án Tối cao lúc đó là ông Trương Ḥa B́nh thừa nhận: Sự yếu kém của đội ngũ thẩm phán đang là vấn đề khiến dư luận xă hội bức xúc. Một trong những nguyên nhân là việc đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng xét xử chưa đạt yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Cả Chánh án Ṭa án Tối cao lẫn Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao lúc đó là ông Trần Quốc Vượng cùng đ̣i phải để Ṭa án và Viện Kiểm sát tổ chức đào tạo riêng chứ không để Bộ Tư pháp đảm nhận (2).

    Sáu năm sau, vào ngày 14/1/2017, tại Hội nghị Triển khai công tác ṭa án năm 2017, ông Nguyễn Ḥa B́nh, Chánh án mới của Ṭa án Tối cao, thừa nhận, một trong những bất cập của bộ máy xét xử - nhân danh Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam để đưa ra các phán quyết – là các bản án có quá nhiều sai sót, từ “viết một đằng, tuyên một nẻo” cho tới… sai chính tả! Do vậy, ngành ṭa án hứa sẽ tổ chức tập huấn viết bản án theo mẫu và mời giáo viên đến dạy về chính tả, ngữ pháp, đặt dấu chấm, dấu phẩy (3)!..

    Đội ngũ thẩm phán và nhân viên hệ thống ṭa án các cấp không chỉ cần được bồi dưỡng thêm về những yếu tố liên quan đến học vấn ở mức… căn bản như chính tả, ngữ pháp, đặt dấu chấm, dấu phẩy để các bản án – những phán quyết nhân danh Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam phân xử đủ loại tranh chấp từ hành chính, kinh tế, dân sự đến thực thi pháp luật h́nh sự - không làm thiên hạ mắc… cười, đội ngũ này c̣n gây nghi ngại về tư cách.

    Tháng 8 năm ngoái, tại một cuộc tọa đàm về pḥng – chống tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp, ông Trần Văn Độ, cựu Phó Chánh án Toà án Tối cao, đồng thời là người đứng đầu Nhóm nghiên cứu về hoàn thiện thể chế pháp luật, pḥng - chống tham nhũng trong hệ thống toà án, cho biết: Mỗi năm có khoảng mười cán bộ toà án các cấp bị xử lư kỷ luật v́ có liên quan đến tham nhũng, tiêu cực nhưng số liệu đó chưa phản ánh đúng thực chất về tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động của hệ thống toà án.

    Ông Độ giải thích: Chuỗi các hoạt động của toà án, từ tiếp nhận đơn khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự. Xem xét, phân công thẩm phán phụ trách xét xử, giải quyết vụ việc dân sự, giải quyết vụ án quá hạn luật định. Lập hồ sơ, thu thập chứng cứ và xét xử vụ án. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời… đều có nguy cơ cao xảy ra tham nhũng. Tham nhũng vặt, nhận tiền vặt của đương sự th́ không thiếu, dù là vặt nhưng đều ảnh hưởng đến tính khách quan của quá tŕnh xử lư, giải quyết vụ việc (4)...

    Đến tháng 9 năm ngoái, khi thay mặt Chánh án Ṭa án Tối cao giải tŕnh với Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt nam về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành ṭa án năm 2019, ông Lê Hồng Quang, Phó Chánh án Ṭa án Tối cao, thú nhận: T́nh h́nh khiếu nại về tư pháp vẫn diễn biến phức tạp, vẫn c̣n một số vụ khiếu nại gay gắt, kéo dài, đă qua nhiều cấp giải quyết nhưng đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại gây áp lực rất lớn cho các cơ quan nhà nước nói chung và ngành ṭa án nói riêng.

    Theo giải tŕnh vừa đề cập, chỉ trong mười tháng đầu năm 2019, có tới 20.888 đơn, thư tố cáo, khiếu nại về hoạt động của ṭa án các loại. Trong số này, có 6.668 đơn, thư đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (đề nghị xem xét lại những bản án có giá trị chung thẩm, về nguyên tắc chỉ c̣n thi hành không xem xét nữa). 4.193 đơn, thư khiếu nại các quyết định tố tụng và hành vi tố tụng của các Chánh án, Phó Chánh án và Thẩm phán. 48 đơn, thư tố cáo tiêu cực, tham nhũng (5)...

    ***

    V́ sao từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài đă nhận ra hệ thống ṭa án các cấp tại Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam yếu kém về năng lực mà vẫn không thể chọn được người thật sự có năng lực? V́ sao tham nhũng vặt, nhận tiền vặt của đương sự không thiếu dù ảnh hưởng đến tính khách quan của quá tŕnh xử lư, giải quyết vụ việc nhưng không thể ngăn chặn hữu hiệu, thành ra vài năm gần đây, tham nhũng trong lĩnh vực ṭa án đột nhiên lớn mạnh, càng ngày càng nhiều thẩm phán, viên chức ṭa án bị xử lư h́nh sự?

    Những câu hỏi này đă được nhiều cá nhân có liên quan đến hoạt động ṭa án trả lời từ lâu: Hệ thống xét xử ở Việt Nam chưa độc lập! Đầu thập niên 2010, hệ thống chính trị Việt Nam tuyên bố sẽ “cải cách tư pháp” để ngành ṭa án nói riêng và các ngành khác trong hệ thống “tư pháp xă hội chủ nghĩa” nói chung, có thể độc lập, không lệ thuộc vào đơn vị hành chính. Tuy nhiên làm sao có thể… độc lập khi lựa chọn, bổ nhiệm, xử lư thẩm phán và các viên chức ṭa án vẫn do đảng quyết định?

    Đảng chọn ông Nguyễn Ḥa B́nh, Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao – cơ quan từng bác đề nghị kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải theo thủ tục giám đốc thẩm. Sau đó, đảng chọn ông B́nh làm thành viên Ban Bí thư của BCH TƯ, điều chuyển ông B́nh làm Chánh án Ṭa án Tối cao và ở vị trí này, chính ông là chủ tọa phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải.

    Tại sao 16/17 thẩm phán c̣n lại là thành viên Hội đồng Thẩm phán Ṭa án Tối cao tham gia giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải phải nh́n vào tương quan giữa hồ sơ vụ án và các qui định pháp luật hiện hành (?), phải ngẫm nghĩ về công lư (?) khi cả sự an toàn lẫn cơ hội thăng tiến về mặt nghề nghiệp của chính họ phụ thuộc hoàn toàn vào đồng chí Nguyễn Ḥa B́nh – người đại diện đảng chỉ huy toàn bộ bộ máy xét xử tại Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam?

    Khi “tư pháp xă hội chủ nghĩa” vẫn được đặt dưới sự lănh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng để bảo đảm yêu cầu “xây dựng thành công chủ nghĩa xă hội”, khi đảng vẫn xác định, hệ thống “tư pháp xă hội chủ nghĩa” nói chung, bộ máy xét xử các cấp nói riêng vận hành theo ư chí của đảng là ưu tiên hàng đầu, cho nên vẫn chỉ lựa chọn, bổ nhiệm đảng viên làm thẩm phán, kể cả khi các đảng viên ấy cần được bồi dưỡng về chính tả lẫn ngữ pháp, bày tỏ khát vọng về công lư có khác ǵ mơ b́nh minh sẽ đến từ hướng… Tây!

    Chú thích

    (1) https://tuoitre.vn/hoi-dong-tham-pha...8144802024.htm

    (2) https://tuoitre.vn/xa-hoi-buc-xuc-vi...kem-428375.htm

    (3) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/ngan...ta-1112444.tpo

    (4) https://vov.vn/chinh-tri/co-the-chan...hap-943847.vov

    (5) https://vov.vn/chinh-tri/quoc-hoi/1-...954510.vov#ref

  7. #227
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Nhân sự Đại hội 13: Bế tắc và khủng hoảng


  8. #228
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Dân tố bị ép kư đơn không nhận tiền hỗ trợ COVID-19, chính quyền nói ‘tự nguyện’
    May 12, 2020 cập nhật lần cuối May 12, 2020

    Người dân xă Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nhận tiền hỗ trợ COVID-19. (H́nh: Hà Đồng/Tuổi Trẻ)
    THANH HÓA, Việt Nam (NV) – Người dân lên mạng xă hội phản ảnh chính quyền địa phương ép kư đơn không nhận tiền trợ giúp do đại dịch COVID-19, chính quyền nói “dân tự nguyện.”

    Theo báo Zing, ngày 12 Tháng Năm, trên trang Facebook cá nhân của Linh Mục Trần Chính Trực phản ảnh: “Ép người dân phải kư vào đơn không nhận tiền hỗ trợ do đại dịch COVID-19 đă được làm sẵn theo kiểu này là không được.”

    Kèm theo thông tin là h́nh ảnh một tờ đơn xin tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ do dịch COVID-19 cùng h́nh chụp đoạn tin nhắn việc người dân bị ép kư đơn.

    Thông tin trên được nhiều người chia sẻ và đưa ra nhiều ư kiến, gây bất b́nh công luận.

    Nói với báo Zing, ông Lê Chí Tuấn, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xă Xuân Sinh, khẳng định “không có chuyện xă ép người dân không nhận tiền hỗ trợ từ chính phủ.”

    “Thông tin này là không chính xác, gây mất ổn định t́nh h́nh địa phương. C̣n mẫu đơn để người dân ghi danh là v́ thấy có nhiều gia đ́nh tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ, để tiện cho những người không biết viết đơn,” ông Tuấn giải thích.

    Sáng 12 Tháng Năm, nói với báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Ngọc Thức, phó chủ tịch huyện Thọ Xuân, cho biết: “Đến nay, huyện Thọ Xuân có 2,400 người dân tự nguyện viết đơn không nhận tiền hỗ trợ từ gói an sinh xă hội của chính phủ, với tổng số tiền không nhận là trên 1.5 tỷ đồng ($64,358).”

    Giải thích về việc có nhiều xă làm sẵn mẫu “Đơn xin tự nguyện không nhận hỗ trợ do đại dịch COVID-19” mà không phải là đơn viết tay của người dân, ông Thức cho biết: “Lúc đầu người dân tự tay viết đơn, nhưng có người do lâu ngày không cầm bút nên nội dung, nét chữ trong đơn khó đọc, khó hiểu.”


    Người dân viết trên mạng xă hội phản ứng việc chính quyền làm sẵn mẫu “Đơn xin tự nguyện không nhận hỗ trợ do đại dịch COVID-19.” (H́nh: Zing)
    “V́ vậy, các xă đă thảo ra mẫu đơn chung rồi đánh máy, in trên một mặt giấy A4. Khi người dân nhận tiền hỗ trợ của chính phủ, nếu ai tự nguyện không nhận th́ viết họ tên, địa chỉ và kư tên vào mẫu đơn này, sau đó lănh đạo xă kư xác nhận đơn rồi chuyển lên Pḥng Lao Động Thương Binh và Xă Hội huyện,” ông Thức nói tiếp.

    “Ủy Ban Nhân Dân huyện Thọ Xuân khẳng định, việc người dân không nhận tiền hỗ trợ là trên tinh thần tự nguyện, không bị ép buộc. Huyện, xă không vận động, khuyến khích người dân không nhận tiền hỗ trợ,” ông Thức khẳng định.

    Bạn đọc tên Phương b́nh luận trên báo Tuổi Trẻ: “Cái này cần điều tra kỹ, xem người dân có thực sự không nhận tiền không? Có hẳn mẫu đă in sẵn từ chối nhận tiền, người dân chỉ cần điền họ tên, kư tên là xong. Mẫu ai làm, ở đâu? Cần sáng tỏ.” (Tr.N) [qd]

  9. #229
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Bộ Công an lại tŕ hoăn dự luật biểu t́nh v́ lo ngại về ‘thù địch, phản động’
    12/05/2020
    VOA Tiếng Việt


    Cảnh sát và người biểu t́nh đối mặt nhau trên quốc lộ 1 ở B́nh Thuận, 11/6/2018


    Bộ Công an Việt Nam mới đây cho hay dự luật biểu t́nh chưa thể được tŕnh lên Quốc hội v́ cần phải “nghiên cứu kỹ, không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng”, theo tin của Thanh Niên và Dân Trí hôm 12/5.

    Hai cơ quan báo chí này cho biết thông tin kể trên nằm trong câu trả lời của Bộ Công an dành cho một số cử tri tỉnh B́nh Thuận, những người gửi đề nghị đến Quốc hội sau kỳ họp hồi tháng 11/2019, nói rằng Bộ Công an cần phải sớm tŕnh dự luật biểu t́nh để Quốc hội ban hành.

    Quốc hội Việt Nam lần đầu đề cập đến việc soạn thảo luật biểu t́nh vào năm 2011. Từ đó đến nay, dù nhiều lần đại biểu Quốc hội chất vấn chính phủ, chưa bao giờ một dự luật như vậy được tŕnh ra Quốc hội.

    Theo thông lệ làm luật ở Việt Nam, các dự luật do các bộ liên quan soạn, gửi lên chính phủ và sau đó chính phủ tŕnh quốc hội xem xét, thông qua.

    Các bản tin trong nước hôm 12/5 cho hay Bộ Công an nói dự luật biểu t́nh đă được soạn và xin ư kiến từ các bộ, ngành khác. Tuy nhiên, “vẫn c̣n nhiều vấn đề vướng mắc” về dự luật và các bên liên quan “chưa thống nhất cao” về đối tượng áp dụng, những trường hợp không được tổ chức, tham gia biểu t́nh, thẩm quyền cho đăng kư biểu t́nh..., tin tức dẫn lại lời của Bộ Công an cho hay.

    Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam và trước đây là Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa được sinh ra từ một cuộc biểu t́nh lật đổ chính quyền. V́ cái ảm ánh lật đổ đó ở trong đầu nhà cầm quyền cộng sản, cho nên họ rất sợ rằng trong cuộc đời cai trị của họ, họ sẽ lại bị chính cái hoạt động biểu t́nh sẽ dẫn đến lật đổ họ.
    Nhà báo độc lập Lê Trọng Hùng

    Trong câu trả lời gửi đến cử tri B́nh Thuận, Bộ Công an nói dự luật biểu t́nh “có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xă hội, … nên cần phải được nghiên cứu kỹ, bảo đảm chất lượng, phù hợp với thực tiễn, không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng sự thiếu chặt chẽ của luật mà xuyên tạc, hoạt động chống phá”.

    Tỉnh B́nh Thuận là nơi đă xảy ra một cuộc biểu t́nh lớn “phản đối dự luật đặc khu” và dẫn đến bạo loạn hồi tháng 6/2018, trong đó, nhiều ṭa nhà chính quyền bị đốt phá với thiệt hại lên đến 12 tỉ đồng.

    Đến cuối tháng 10 cùng năm, ṭa án xử án tù đối với ít nhất 45 người v́ “gây rối trật tự công cộng”.

    Quyền biểu t́nh của công dân được quy định trong Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam. Mặc dù vậy, hàng chục năm qua, chưa bao giờ Việt Nam ban hành luật về biểu t́nh. Nhà báo độc lập Lê Trọng Hùng nói với VOA về lư do sâu xa:

    “Bởi v́ nhà nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam và trước đây là Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa được sinh ra từ một cuộc biểu t́nh lật đổ chính quyền. V́ cái ảm ánh lật đổ đó ở trong đầu nhà cầm quyền cộng sản, cho nên họ rất sợ rằng trong cuộc đời cai trị của họ, họ sẽ lại bị chính cái hoạt động biểu t́nh sẽ dẫn đến lật đổ họ, nên họ sẽ t́m mọi cách để tŕ hoăn, để không ra luật biểu t́nh”.


    Chủ tịch Trần Đại Quang nói với cử tri Tp.HCM hồi tháng 6/2018: "Cần có luật biểu t́nh"
    B́nh luận về mối lo ngại của Bộ Công an rằng luật biểu t́nh có thể bị “thế lực phản động, thù địch” lợi dụng để “chống phá”, ông Lê Trọng Hùng đưa ra quan điểm cá nhân là ở Việt Nam chỉ có hai thế lực đáng bị xem là “phản động, thù địch”, đó là giới quan chức tham nhũng ở trong nước, và Trung Quốc ở bên ngoài.

    Những người dân là chủ nhân của đất nước và họ “không thể là thế lực thù địch được”, ông Hùng nói.

    Tin tức trong nước hôm 12/5 trích lời Bộ Công an bày tỏ e ngại về tính hiệu quả khi thực thi riêng rẽ một luật về biểu t́nh, và cho rằng “cần phải hoàn thiện các đạo luật có liên quan, như luật t́nh trạng khẩn cấp, luật quản lư sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ...”

    Với lập luận như vậy, Bộ Công an cùng Thủ tướng Chính phủ đề nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội được phép tŕ hoăn việc tŕnh dự luật biểu t́nh và cũng không đặt ra thời hạn cụ thể nào sẽ tŕnh dự luật.

    Quốc hội phải chủ động soạn thảo ra dự luật biểu t́nh chứ chính phủ không có tư cách ra cái dự thảo luật đó. Bởi v́ nếu chính phủ ra dự luật đó là chính phủ vừa đá bóng vừa thổi c̣i.
    Ông Lê Trọng Hùng

    Báo chí trong nước nhận định rằng gần như chắc chắn là dự luật biểu t́nh sẽ tiếp tục “lỡ hẹn” với Quốc hội khóa này, sau nhiều lần lùi, hoăn trước đây.

    Hồi tháng 11/2019, trong một cuộc họp báo, Tổng Thư kư Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói “không phải là Quốc hội không quan tâm đến luật biểu t́nh mà do chính phủ chưa tŕnh sang”.

    Ông Lê Trọng Hùng, người thường lên tiếng phản biện xă hội và cũng đang t́m cách tự ứng cử đại biểu Quốc hội, b́nh luận về phát biểu của ông Nguyễn Hạnh Phúc:

    “Đấy là cách trả lời vô trách nhiệm và thiếu tính chuyên nghiệp của Quốc hội. Quốc hội bản chất là cơ quan lập pháp, họ phải chủ động đứng ra lập ra các bộ luật để hiện thực hóa các điều trong Hiến pháp. Quốc hội phải chủ động soạn thảo ra dự luật biểu t́nh chứ chính phủ không có tư cách ra cái dự thảo luật đó. Bởi v́ nếu chính phủ ra dự luật đó là chính phủ vừa đá bóng vừa thổi c̣i”.

    Tự đánh giá ḿnh là một công dân “trưởng thành”, nhà báo độc lập Lê Trọng Hùng tỏ ư lấy làm tiếc rằng đa số công dân Việt Nam không nhận thức được là họ có các quyền tự do nêu trong Hiến pháp, bao gồm quyền biểu t́nh, và không chủ động đấu tranh cho các quyền đó.

    Thực trạng này dẫn đến việc ít người dân lên tiếng và không gây được áp lực buộc Quốc hội và chính quyền tôn trọng các quyền của người dân, cũng như ban hành các luật phù hợp, ông Hùng nói.

  10. #230
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Tại sao Đảng cấm ‘livestream’ trên Facebook?


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Việt Kiều về Việt Nam ăn Tết 2020
    By dtkcamau in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 3
    Last Post: 25-02-2020, 10:53 AM
  2. Việt Kiêu Hải Ngoại ăn Tết 2020
    By dtkcamau in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 19
    Last Post: 28-01-2020, 09:33 AM
  3. Chúc Mừng Năm Mới 2020
    By BlackHole in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 01-01-2020, 08:54 AM
  4. Niềm vui ̣a vỡ - Tokyo đăng cai Olympic 2020
    By Hoai Nam in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 20-09-2013, 05:43 AM
  5. (1990-2020) VN sẽ sát nhập vào TQ?
    By longquan in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 22-01-2012, 09:24 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •