Page 5 of 26 FirstFirst 12345678915 ... LastLast
Results 41 to 50 of 255

Thread: Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

  1. #41
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Đại dịch Covid-19 và "phép lạ" Ba Đ́nh


    CTV Danlambao - Vào ngày thứ 3, 26.01.2020, theo công bố chính thức - tổng cộng có 79757 người bị nhiễm Covid-19, 25272 hồi phục. Ngoài con số bị nhiễm từ Tàu là 77345, có 11 quốc gia có số người bị nhiễm cao hơn VN: Nam Hàn 833, Ư 229, Nhật 146, Singapore 90, Hồng Kông 81, Iran 61, Hoa Kỳ 53, Thái Lan 35, Đài Loan 30, Úc 22, Mă Lai 22. Việt Nam là ổ lao động, du lịch Tàu, cửa khẩu mở rộng nhưng chỉ có 16 người được công bố nhiễm coronavirus và 15 người được thông báo là hồi phục. Ba Đ́nh đang dùng côn an và tuyên giáo để vẽ lên "phép lạ" tại Việt Nam.

    Tại Hàn quốc, chỉ trong một ngày đă có thêm 231 ca nhiễm nâng tổng số người bị nhiễm Covid-19 lên 833. Và đă có 8 người chết v́ vi khuẩn này. Tại Ư, tổng số người nhiễm và chết tăng vọt: 229 nhiễm và 7 chết. Đây là 2 quốc gia phát triển, có nền y tế cao hơn Việt Nam, chỉ thua Việt Nam về mặt tuyên truyền và hoạt động của côn an.

    Tại Iran, chỉ với 61 ca nhiễm đă có 12 người chết. Đó là tỉ lệ tử vong cao nhất trong các quốc gia có người bị nhiễm Covid-19.

    Cả thế giới đang lo lắng và bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Tàu. Thị trường chứng khoán của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia giảm trầm trọng trong 3 ngày liền và có chiều hướng đi vào khủng hoảng.

    Tại Hoa Kỳ, cơ quan FBI mua khẩu trang và nước sát khuẩn chuẩn bị đối phó đại dịch và Ṭa Bạch Ốc dự kiến sẽ yêu cầu Quốc hội tài trợ khẩn cấp quỹ pḥng chống dịch COVID-19.

    Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng Covid-19 có tiềm năng trở thành đại dịch trên toàn thế giới. Và Cộng đồng chung Âu châu chuẩn bị kế hoạch để đối phó với đại dịch sau khi Covid-19 bùng phát tại Ư. Hiện nay đă có 34 quốc gia có người bị nhiễm coronavirus.

    Trong khi đó, tại Việt Nam "phép lạ" Ba Đ́nh xảy ra. Với khẩu hiệu tuyên truyền "chống dịch như chống giặc"... Tàu - dịch Tàu đă được Ba Đ́nh "vô hiệu hoá" như đă vô hiệu hoá hiểm hoạ của một loại dịch Tàu khác với giàn khoan HD-981 ở Vịnh Bắc bộ, Hải Dương Địa chất 8 tại Băi Tư chính... Bất cứ cái ǵ lạ - phép lạ, tàu lạ, nước lạ của Ba Đ́nh đều là tai hoạ cho dân tộc VN.

    Để tóm lại cho "phép lạ" Ba Đ́nh hăy đưa ra tuyên bố của một quan chức y tế. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nổ rằng "Đây là loại virus mới nên chưa có vaccine cũng như thuốc đặc hiệu. Dù vậy, đến lúc này, Việt Nam tự tin có thể điều trị được dịch bệnh do virus corona gây ra."

    Trong khi Tàu là nơi phát xuất dịch SARS và bây giờ là Covid-19 đang khủng hoảng v́ chưa t́m được cách ngăn chận dịch th́ cũng theo Nguyễn Thanh Long:

    "Chúng ta có kinh nghiệm quư từ pḥng, chống được hội chứng hô hấp cấp SARS 2003. Lúc ấy, cả thế giới chưa biết lối ra thế nào. Nhưng khi ta tự tin công bố điều trị được SARS, rồi công bố hết dịch SARS th́ cả thế giới thở phào".

    Để xem thế giới thở phào với CSVN về đại dịch Covid-19 như thế nào!?

    Với những tṛ giấu diếm sự kiện, ngăn chận mọi thông tin nhiễm bệnh bằng hệ thống côn an và tuyên giáo, cộng với những tuyên bố lếu láo của quan chức, gần 100 triệu người dân Việt Nam đang đặt sinh mạng của ḿnh trong tay một hệ thống cai trị dối trá và bất nhân.

    25.02.2020


    CTV Danlambao
    danlambaovn.blogspot .com

  2. #42
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Covid-19 tiếp tục đe doạ thế giới. Ba Đ́nh tuyên bố chiến thắng chống giặc virus Tàu!


    CTV Danlambao - Trong khi các quan chức CSVN huyên hoang tuyên bố đă thành công trong sứ mạng "chống dịch như chống giặc" th́ Covid-19 có chiều hướng trở thành đại dịch lan tràn trên thế giới. Tại cường quốc số 1 Hoa Kỳ, Trung tâm kiểm soát và pḥng ngừa dịch bệnh quốc gia hôm thứ Ba đă ra cảnh báo người dân nên chuẩn bị cho bệnh COVID-19 bắt đầu lan rộng. Dịch Covid-19 không c̣n là câu hỏi nếu đại dịch có xảy ra tại Hoa Kỳ hay không mà là khi nào.

    Tại Hàn Quốc đă có đến gần 1300 ca nhiễm, con số cao nhất của quốc gia ngoài Trung Quốc. Số người chết tại Hàn Quốc là 12 người, nâng tổng số tử vong toàn thế giới lên 2700. Đó là những con số được công bố chính thức mà nhiều người nghi ngờ thực tế c̣n cao hơn rất nhiều - nhất là tại Vũ Hán. Riêng tại Ư, chỉ trong ṿng 2 ngày, số ca nhiễm đă tăng gấp 3 và số người nhiễm vào thứ Tư tuần này đă lên đến 382 người với 12 tử vong. Tại Iran, số người nhiễm bệnh tăng vọt trong đó có Thứ trưởng Y tế - Iraj Harirchi. Iran cũng là quốc gia có tỉ lệ chết cao nhất với 19 người trong số 139 người bị nhiễm.



    Tại vùng Châu Mỹ La Tinh, Brazil là quốc gia đầu tiên có người bị nhiễm bệnh và vi khuẩn Tàu từ Vũ Hán đă lan ra khắp chốn - từ Châu Á sang Âu Châu, Trung Đông, Châu Mỹ La Tinh... với tổng số hơn 81 ngàn người bị nhiễm vi khuẩn Vũ Hán:


    Điều đáng chú ư là vào thứ Ba, tổng số ca nhiễm mới tại các quốc gia đă vượt cao hơn con số người mới bị nhiễm ở Trung Quốc. Việc này dẫn đến suy đoán là Bắc Kinh t́m mọi cách để báo cáo con số dưới sự thật.

    Trong các quốc gia, Việt Nam là nước duy nhất mà quan chức cầm quyền tuyên bố đă ngăn chận và kiểm soát được đại dịch và có phương pháp chữa trị người bị nhiễm Covid-19:

    - “Với sự khiêm tốn của người Việt, chúng tôi ít nói đến điều này, nhưng đến nay có thể đánh giá Việt Nam đă kiểm soát được dịch” - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Y tế Vũ Đức Đam.

    Và:

    - "Việc tiếp tục cho học sinh cả nước nghỉ học sẽ gây nghi ngờ về tuyến bố Việt Nam đă kiểm soát dịch bệnh, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xă hội" - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

    Tiếp nối "tuyên bố chiến thắng" giặc vi khuẩn Tàu của Vũ Đức Đam và Mai Tiến Dũng, Bộ Y tế kư quyết định "Công bố hết dịch Covid-19 tại Khánh Hoà kể từ ngày 26.02.2019".

    Đồng thời, để bảo đảm thêm cho "chiến thắng chống giặc vi khuẩn Tàu", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cấp tốc kư quyết định 07/2020/QĐ-TTg với một số sửa đổi về điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó quy định nếu sau thời gian "ủ bệnh" 14 ngày mà không có kết quả dương tính và sau 28 ngày nếu không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới th́ được xem là hết dịch.

    27.02.2020


    CTV Danlambao
    danlambaovn.blogspot .com

  3. #43
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Đồng Bằng Sông Cửu Long, chuyên gia và… Bộ Chính Trị
    27/02/2020
    Trân Văn



    Những cánh đồng lúa khô hạn ở Sóc Trăng, 2016.


    Tuần rồi, chính quyền tỉnh Cà Mau kêu gọi các chuyên gia giúp t́m đường thoát: Thiếu nước tưới, nông dân phải bỏ hoang 18.000 héc ta đất trồng lúa. 42.000 héc ta rừng đang khô héo. Số điểm sụt, lún đă vượt quá mức 1.000 trong đó có nhiều tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xă,… tổng chiều dài các đoạn đường có bề mặt đột nhiên sụt, lún là 21,6 cây số. Không chỉ có đường, nhiều đoạn kênh, rạch, đê ngăn nước mặn cũng bị sụt, lún, biến dạng. Ngoài ra, hiện có 20.500 gia đ́nh thiếu nước ăn uống, tắm giặt… Đặc biệt đáng ngại khi thiệt hại chưa ngừng ở đó mà sẽ tăng nhanh và cao hơn khi hạn hán càng ngày càng nghiêm trọng (1)!

    T́nh trạng vừa kể không chỉ xảy ra ở Cà Mau mà là thực trạng chung của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Gần đây, cứ tới mùa khô, mực nước của hệ thống sông, rạch ở ĐBSCL tụt xuống, nước mặn từ biển lại tràn vào thế chỗ nhưng năm nay, phạm vi xâm nhập của nước mặn vào khu vực ĐBCSL đă vượt qua mức 100 cây số! Tổng cục Thủy lợi của Bộ NN PTNT loan báo, mùa khô năm nay, nước mặn xâm nhập ĐBSCL xảy ra sớm hơn, sâu hơn, hậu quả nghiêm trọng hơn mùa khô năm 2015-2016 (vốn đă được cho là chưa từng có). Thậm chí mọi thứ có thể sẽ tồi tệ hơn nữa do diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu toàn cầu và thượng lưu sông Mekong bị chặn để khai thác thủy điện!

    ***

    Nh́n một cách tổng quát, tương lai của ĐBSCL - nơi cư trú của khoảng 17 triệu người – càng ngày càng ảm đạm. Khu vực có diện tích khoảng 40.500 cây số vuông từng nổi tiếng v́ sự phong phú của đủ loại sản vật tự nhiên, từng là vựa lúa cung cấp tới 90% lượng gạo xuất cảng, 60% lượng thủy sản xuất cảng, giữa thập niên 2010 c̣n đạt tốc độ tăng trưởng 7,8%, vượt xa tốc độ tăng trưởng chung của Việt Nam (6,8%) đang tuột từ từ xuống đáy v́ cơ hội sinh tồn, phát triển giảm dần. Bởi càng ngày càng khó sống, càng ngày càng nhiều cư dân ĐBSCL bỏ xứ tha hương. Từ giữa thập niên 2010, tỉ lệ tăng dân số cơ học (mức chênh lệch giữa xuất cư và nhập cư) của ĐBSCL luôn luôn là âm.

    Một số chuyên gia ước đoán, trong mười năm từ 2008 đến 2018, có khoảng 1,7 triệu cư dân ĐBSCL ly hương. Nói cách khác, môi trường sống biến đổi theo hướng khắc nghiệt hơn, cơ hội thoát khỏi nghèo đói càng ngày càng nhỏ hơn là lư do chính khiến mỗi năm, ĐBSCL mất khoảng 24.000 dân và con số này càng ngày càng tăng (2). Đáng ngạc nhiên là tác động của biến đổi khí hậu, của việc khai thác thượng nguồn sông Mekong làm thủy điện đến tương lai của ĐBSCL đă được cảnh báo từ đầu thập niên 2010 (3) và được minh họa rơ ràng hơn qua đợt hạn hán chưa từng thấy vào mùa khô 2015 – 2016 ở ĐBSCL nhưng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam chỉ ban hành… nghị quyết!

    Nghị quyết 120/NQ-CP được công bố hồi cuối năm 2017 nhằm giúp ĐBSCL “phát triển bền vững”, giúp khu vực này “thích ứng với các tác động của biến đổi khi hậu” giống như một họa phẩm trên giấy, ĐBSCL tiếp tục được sử dụng như một thứ công cụ giúp hệ thống công quyền có thể đạt các chỉ tiêu tăng trưởng do hệ thống chính trị đề ra. V́ chỉ khai thác và đầu tư theo kiểu nhỏ giọt, ĐBSCL trở thành khu vực thiếu thốn đủ thứ, từ hạ tầng giao thông đến cơ hội giáo dục, chăm sóc y tế... Mức thu nhập trung b́nh tính theo đầu người/năm ở ĐBSCL chỉ dao động trong khoảng từ 80% đến 85% so với mức thu nhập trung b́nh tính theo đầu người/năm của Việt Nam.

    Theo một thống kê được công bố hồi cuối năm 2017, trong năm năm từ 2010 đến 2015, Việt Nam đă chi 850 tỉ để thực hiện chương tŕnh “xây dựng nông thôn mới”. Đến cuối năm 2015, Quốc hội Việt Nam “nhất trí”, từ 2016 đến 2020 sẽ chi thêm 193 ngàn tỉ đồng nữa để… tiếp tục thực hiện chương tŕnh “xây dựng nông thôn mới”! Chương tŕnh “xây dựng nông thôn mới” đă dựng lên vô số cổng chào, bưu điện trung tâm, chợ,… ở vài ngàn xă. Dù chính quyền của 53/63 tỉnh, thành phố thi nhau kêu gọi đầu tư, xây dựng đủ thứ “trời ơi, đất hỡi” theo “tiêu chuẩn nông thôn mới”, cuối 2017 vẫn c̣n 15.277 tỉ đồng chưa thể thanh toán nhưng tiền giúp ĐBSCL “phát triển bền vững” th́ không!

    ĐBSCL có thể “thích ứng với các tác động của biến đổi khi hậu” khi bề mặt sụt, lún, nước biển dâng, hạn hán, không thể chủ động khi thượng nguồn Mekong bị các công tŕnh thủy điện chặn nguồn nước chảy xuống hạ lưu? Từ những trường hợp như Hà Lan, Israel,… các chuyên gia khẳng định là có nếu nghiên cứu kỹ lưỡng, suy tính cẩn thận để xác định giải pháp phù hợp. Chẳng hạn muốn hóa giải tác hại của sụt, lún bề mặt th́ phải cấp đủ nước, ngưng khai thác nước ngầm, thay đổi cả tư duy lẫn cách thức qui hoạch trong nhiều lĩnh vực (4),…

    Vấn đề nan giải nhất không nằm ở những biến đổi trong tự nhiên mà nằm trong đầu từng thành viên… Bộ Chính trị, thành viên chính phủ, chính quyền các địa phương. Làm sao có thể “phát triển bền vững” khi viễn kiến của những cá nhân có thẩm quyền quyết định chỉ chạm đến thời điểm… cuối nhiệm kỳ và v́ vậy chỉ chọn những giải pháp có lợi nhất cho chính cá nhân ḿnh? Làm sao có thể giúp ĐBSCL “thích ứng với các tác động của biến đổi khi hậu” khi tất cả mọi thứ vẫn chỉ phụ thuộc vào những cá nhân có thẩm quyền lựa chọn – phê duyệt giải pháp nhưng chỉ biết “kinh tế chính trị Mác – Lenin”, thạo “Xây dựng đảng” và thuộc “Lịch sử đảng”?…

    Trên Thời báo Kinh tế Sài G̣n, ông Bùi Trinh – một chuyên gia kinh tế - vừa mới cảnh báo: “Đồng bằng sông Cửu Long ốm th́ cả nước cũng yếu” (5) kèm theo khá nhiều dẫn chứng. Giữa lúc ĐBSCL đang trải qua giai đoạn “nước sôi, lửa bỏng” nhưng dường như hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam chỉ bận tâm đến chuyện làm sao để COVID-19 không ảnh hưởng đến khả năng đạt “chỉ tiêu tăng trưởng” đă được đề ra cho năm nay, nên ông Trinh mới lưu ư, môi trường ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, nếu chỉ lao vào tăng trưởng GDP sẽ có những hậu quả nghiêm trọng về môi trường từ đó ảnh hưởng ngược lại đến niềm say mê GDP.

    Tương lai của ĐBSCL nói riêng, tương lai của Việt Nam nói chung khiến người ta mong các viên chức hữu trách sẽ tỉnh ra, ngộ được đâu là chính, đâu là phụ, ở vị trí lănh đạo quốc gia, dân tộc nên xem cái ǵ là ưu tiên hàng đầu nhưng trước giờ, những phân tích, cảnh báo như phân tích, cảnh báo của ông Bùi Trinh không phải là ít và dù hết sức rơ ràng, những phân tích, cảnh báo ấy vẫn chỉ như những cơn gió thổi qua một căn nhà trống! Thành ra mong th́ cứ mong, c̣n… thở c̣n nên… hy vọng dẫu không chắc các thành viên Bộ Chính trị, lănh đạo Nhà nước, lănh đạo Quốc hội, thành viên chính phủ,… có khả năng hiểu được những điều vốn hết sức đơn giản đó!

    Chú thích

    (1) https://tuoitre.vn/ca-mau-moi-cac-nh...0125518483.htm

    (2) https://tuoitre.vn/dan-dbscl-dan-bo-...0085014275.htm

    (3) https://vnexpress.net/khoa-hoc/mat-4...t-2225111.html

    (4) https://baocantho.com.vn/-megastory-...g-a114618.html

    (5) https://www.thesaigontimes.vn/td/300...cung-yeu-.html

  4. #44
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    LỆ THUỘC VÀO TÀU ĐĂ THẤM CHƯA? (PHẠM TRẦN)
    Tháng 2 27, 2020
    ‘…nguồn vốn rót thực hiện của nhà đầu tư nước ngoài bị sụt giảm trong khoảng thời gian thông tin dịch bệnh từ Covid-19 xuất phát ở Trung Quốc và lan rộng đi nhiều nước cũng phần nào cho thấy dịch bệnh đă ảnh hưởng đến quyết định rót vốn triển khai của doanh nghiệp…’


    Nhân viên ngân hàng tỉnh Tế Xuyên khử trùng tiền giấy - CNN
    Chỉ khi xảy ra nạn dịch chết người Vũ Hán (Trung Cộng) có tên khoa học COVID-19 (Corona Virus Disease-2019), Việt Nam Cộng sản mới thấy thấm đ̣n lệ thuộc vào kinh tế Trung Cộng đă đe dọa nghiêm trọng đến độc lập và chủ quyền quốc gia.

    Trước hết, Việt Nam không dám đóng cửa biên giới để ngăn người Tầu, có thể nhiễm Coronoa tràn qua Việt Nam.

    Lư do, theo Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm B́nh Minh, :”Giữa Việt Nam và Trung Quốc có hiệp định biên giới, chỉ đóng cửa khi xuất hiện vấn đề an ninh, dịch bệnh, nhưng phải có thoả thuận giữa Chính phủ hai nước và báo trước 5 ngày nên một bên không thể đơn phương áp dụng.” (theo VNEXPRESS, ngày 30/1/2020)

    Nhưng Việt Nam và Trung Cộng chưa tổ chức bất cứ cuộc họp song phương nào về vấn đế này, sau khi xảy ra dịch Vũ Hán từ trung tuần tháng 12/2019. Ngược lại, Ngoại trưởng Trung Cộng, Vương Nghị đă đơn phương yêu cầu Việt Nam “khôi phục việc đi lại của công dân Trung Quốc sang Việt Nam”, v́ công nhân Tầu về nước nghỉ Tết cần trở lại Việt Nam làm việc tại các dự án kinh tế của Trung Cộng ở Việt Nam. Nhưng tại sao tại Trung Quốc, Chính phủ đa ra lệnh hạn chế di chuyển để ngăn chận lay lan đă được thi hành tại 29/31 Tỉnh, Thành phố. Riêng 50 triệu người dân Tỉnh Hồ Bắc, có trung tâm dịch lây nhiễm là Thủ đô Vũ Hàn với 10 triệu dân, đă bị cô lập với thế giới bên ngoài.

    Họ Vương đă đưa ra đề nghị với Phó Thủ tướng, Bộ trường Ngoại giao Phạm B́nh Minh tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong - Lan Thương lần thứ 5, và Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc về hợp tác ứng phó COVID-19 tổ chức tại Vientiane, Lào. (báo Quốc tế.VN, ngày 19/02/2020)

    Như vậy, Trung Cộng một mặt tăng cường kiểm soát trong nước để bảo đảm sức khỏe cho dân, nhưng lại muốn Việt Nam mở cửa để đón công nhân Tầu trong t́nh trạng “nếu có bệnh chữa sau” th́ có phải là một áp lực ngoại giao dành cho Việt Nam Cộng sản không ?

    Bằng chứng như đă diễn ra trong cuộc họp báo ngày 20/02/2020 của Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt.

    Nguyện văn:

    (Báo Tuổi trẻ) H: Liên quan đến đề nghị của ông Vương Nghị về đề nghị sớm khôi phục đi lại giữa Trung Quốc và Việt Nam, phía Việt Nam trả lời thế nào? Có thông tin cập nhật ǵ thêm không?

    (Đoàn Khắc Việt) Đ: “Để pḥng chống dịch bệnh COVID-19 lan rộng và có ảnh hưởng đến sức khỏe của công dân Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua đă và đang phối hợp rất chặt chẽ trong việc quản lư các hoạt động giao thương, giao thông vận tải giữa hai nước. Trên tinh thần pḥng chống dịch nhưng không “đóng cửa”, không để ảnh hưởng đến các hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại, thời gian vừa qua, trao đổi thương mại qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc đă từng bước được khôi phục, song vẫn đảm bảo tuân thủ nghiêm quy tŕnh kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo nguyên tắc an toàn nhất.”

    Cho đến nay, sau hơn 2 tháng từ khi dịch Vũ Hán được xác nhận lây nhiễm nhanh từ người sang người, Việt Nam đă áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát gắt gao nạn dịch, trong đó có việc ngưng gửi lao động qua Trung Cộng; ngưng các chuyến bay đến các vùng miền có dịch ở Trung Quốc và Nam Hàn; kiểm soát và khám y tế bệnh dịch những người Tầu qua Việt Nam và người Việt từ Tầu về nước.

    Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xă hội, hiện có 33.700 lao động người Tầu có phép làm việc ở Việt Nam, trong đó có 26.400 người về Tầu ăn Tết.

    Tuy nhiên, mới có 7.600 công nhân Tầu quay lại Việt Nam. Trong số này, có 5.112 người đang được cách ly tại 41 tỉnh, thành trên cả nước (theo báo Thanh Niên và Zing.VN)

    Trong tương lai, khi những công nhân Tầu c̣n lại trở qua Việt Nam làm việc th́ liệu dịch Vũ Hán đă kết thúc chưa, hay Thế giới đă có thốc diệt nó chưa ?

    Không ai biết chắc, nhưng trong khi Việt Nam khoe thành công chữa lành người thứ 16 nhiễm Covid-19 th́ đă chuẩn bị đối phó với hàng ngàn công nhân Tầu như thế nào ?


    Hiệp định nói ǵ?

    Nên biết, hai nước Việt-Trung đă kư Hiệp định “về cửa khẩu và Quy chế quản lư cửa khẩu biện giới trên đất liền” ngày 18/11/2009 tại Bắc Kinh, có giá trị 10 năm, nhưng đă được tự động gia hạn kể từ năm 2020.

    Tuy Hiệp định chỉ có 12 Điều, nhưng nội dung trong Điều 5 cho thấy, trong bối cảnh dịch Vũ Hán (Covid-19) và hoàn cảnh bị lệ thuộc vào Trung Cộng, nước Việt Nam Cộng sản đă bị lép vế và phải làm theo những ǵ Trung Cộng muốn.

    Nguyên văn Điều 5 như sau:

    1. Các cửa khẩu biên giới đă mở chính thức làm việc tất cả các ngày trong tuần, kể cả trong các ngày nghỉ lễ theo luật định của hai Bên, trừ khi hai Bên có thỏa thuận khác.

    Thời gian làm việc của các cửa khẩu đường sắt thực hiện theo giờ tàu chạy do hai Bên thỏa thuận.

    2.Trong trường hợp đặc biệt phải đóng cửa khẩu hoặc tạm thời mở cửa ngoài thời gian làm việc, hai Bên cần phải thông báo và trao đổi thống nhất với nhau qua đường ngoại giao trước ít nhất 5 ngày. Việc mở lại cửa khẩu cần phải thông báo cho phía Bên kia qua đường ngoại giao và phải được phía Bên kia xác nhận.

    3. Để bảo vệ lợi ích xă hội, an ninh quốc gia hoặc v́ lư do thiên tai nghiêm trọng, dịch bệnh truyền nhiễm lớn, dịch bệnh động thực vật và các trường hợp bất khả kháng khác, một Bên có thể tạm thời đóng hoặc hạn chế việc qua lại cửa khẩu. Tuy nhiên, cần phải thông báo cho phía Bên kia trước 5 ngày, trong trường hợp khẩn cấp không được ít hơn 24 giờ.

    4. Việc thay đổi vị trí, loại h́nh, thời gian mở và thời gian làm việc ở các cửa khẩu biên giới đă được mở cần thông qua chính quyền cấp tỉnh (khu tự trị) ở vùng biên giới hai nước hiệp thương thống nhất và phải được sự đồng ư của Chính phủ hai Bên; đồng thời, thông qua đường ngoại giao để xác định. Văn bản thỏa thuận liên quan sẽ trở thành văn bản bổ sung của Hiệp định này.

    5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, không Bên nào được quyền đơn phương đóng cửa khẩu nếu chưa được Bên kia đồng ư; nếu một Bên đơn phương đóng cửa khẩu gây thiệt hại cho phía Bên kia, hai Bên sẽ thông qua đường ngoại giao hiệp thương giải quyết các vấn đề liên quan.

    Áp lực kép

    Qua việc thi hành Hiệp định Cửa khẩu từ khi xảy ra dịch Vũ Hán (COVID-19), Việt Nam đă phải nhượng bộ Trung Cộng trong đ̣i hỏi phải mở cửa biên giới cho lưu thông đường bộ của các loại xe, tầu lửa và người giữa hai nước.

    Lư do thứ hai buộc Việt Nam phải mở cửa biên giới v́ Việt Nam hầu như hoàn toàn phải lệ thuộc vào kinh tế Trung Cộng để sống c̣n.

    Các ngành dệt may, giầy dép, thời trang và điện tử, đóng vai quan trọng hơn 1/3 lợi tức của kinh tế Việt Nam đều phải nhập nguyên liệu từ Trung Cộng. Trong khi nông sản, xuất khẩu chính sang Trung Cộng sẽ bị tồn đọng, nếu dịch Vũ Hán tiếp tục hoành hàng ở Trung Hoa khiến công nhân Tầu không thể đi làm và nhiều nhà máy sản xuất phải đ́nh trệ.

    Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Pḥng Thương mại và Công nghệ Việt Nam nói:” Sự đứt gẫy của các chuỗi giá trị, sự suy giảm sức khỏe của doanh nghiệp và nền kinh tế dưới tác động của dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường và sẽ c̣n kéo dài.

    Những tác động từ dịch cúm có thể kể đến như t́nh trạng ứ đọng sản phẩm hàng hóa, nhất là hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, thiếu nguyên liệu, vật tư nhập khẩu từ Trung Quốc; thị trường vận tải, dịch vụ bị thu hẹp, du lịch thưa thớt, sản xuất kinh doanh đ́nh đốn, người lao động phải nghỉ việc do thiếu việc làm; số doanh nghiệp thành lập mới giảm, doanh nghiệp ngừng sản xuất, đóng cửa giải thể tăng lên…”

    “Nguyên nhân của căn bệnh kinh tế này mang tên “phụ thuộc” - t́nh trạng phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc và các nền kinh tế ở Đông Bắc Á ở cả đầu ra lẫn đầu vào của nhiều ngành kinh tế và các chuỗi giá trị toàn cầu” (theo Một Thế Giới, ngày 25/02/2020)

    Vẫn chưa nhúc nhích

    Ông Lộc đưa ra viễn ảnh không sáng cho kinh tế Việt Nam vào lúc nhiều chuyên gia của Chính phủ Việt Nam vẫn chưa muốn “điều chỉnh” các mục tiêu phát triển kinh tế. Ngược lại họ muốn nhà nước phải “quyết liệt trong chống dịch cần tiếp tục được phát huy, bởi khó khăn hiện nay chính là do Covid-19 gây nên.” (theo tin TTXVN (Thông tấn xă Việt Nam)

    Ư kiến này được đưa ra tại phiên họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia ngày 25/02 (2020), do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ tọa.

    Đối với thị trường nhập khẩu, các chuyên viên yêu cầu: “Cần tích cực xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) sau Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), thay v́ tập trung vào một số thị trường. Việc đa dạng hóa thị trường cần thực hiện với cả hàng hóa nhập khẩu, bởi hiện nay tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc của các doanh nghiệp khá lớn.”

    Trong cương vị Chủ tịch Hội đồng, VNTTX viết: ”Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến các tổ chức, như: Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đánh giá kinh tế nhiều nước sụt giảm, trong đó nhiều nước có quan hệ kinh tế, thương mại chặt chẽ với Việt Nam, khiến không ít chuỗi sản xuất, thương mại bị đứt găy. Trước bối cảnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề: Cần có loại vaccine chữa trị căn bệnh sụt giảm tăng trưởng kinh tế Việt Nam để đạt được mục tiêu kép, đó là ưu tiên ngăn ngừa Covid-19 lây lan, để không ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân, đồng thời giữ được nhịp độ phát triển của kinh tế Việt Nam.”

    Vaccine ǵ trong bối cảnh Việt Nam đang lưỡng đầu thọ địch với Trung Cộng cả vế sức ép chính trị và hàng hóa nhập và xuất khẩu?

    Trước mắt, Việt Nam đang mất nhiều du khách, nhiều khách sạn, khu tham quan, nhà hàng vắng như chùa bà đanh. Công nhân trong nước mất việc. Nhiều dịch vụ như kỹ nghệ Taxi, xem ôm, xe du khách, xe bus, tầu bay, tầu thủy, xe lửa, du thuyền v.v… bị đ́nh trệ, vắng khách, ế ẩm.

    Rồi từ những thứ xuống dốc không phanh này, đời sống của các hàng quán, sản phẩm tiêu dùng, phục dịch khác sẽ ra sao mà ông Thủ tướng Phúc c̣n “lăng ba vi bộ” kế “Vaccine kép” ?


    Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc nói tiếp: ”Trong thế giới này, chẳng có doanh nghiệp nào, quốc gia nào có thể tự ḿnh làm từ A đến Z. Nhưng riêng khách du lịch Trung Quốc chiếm tới 30% tổng lượng khách nước ngoài tới Việt Nam, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 35% kim ngạch suất khẩu nông sản của Việt Nam, linh kiện phụ tùng cho các ngành dệt may, da giày, túi xách, điện tử… nhập từ Trung Quốc chiếm tới 50-60% tổng giá trị đầu vào cho sản xuất th́ khó có thể yên ổn được.

    “Chuỗi giá trị toàn cầu mà Việt Nam là một mắt khâu đang trở nên mong manh và dễ bị tổn thương. Với t́nh trạng này th́ khi doanh nghiệp Trung Quốc “hắt hơi”, doanh nghiệp Việt Nam không “sổ mũi” th́ mới là chuyện lạ và tác động của COVID-19 chỉ là một ví dụ”.

    Đă rơ như ban ngày chưa?

    Hăy đọc nhận định ngắn của hai Tác giả Nguyễn Quang Thái và Bùi Trinh trên Thới báo Kinh tế Sàigon (TBKTSG) ngày 27/11/2019: ”Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có chung đường biên giới dài 1.281km với Việt Nam. Quan hệ thương mại giữa hai nước như một sự tất yếu và nếu có chính sách đúng th́ có lợi cho sự phát triển của cả hai nước.

    Tuy nhiên, trong quan hệ này phía Việt Nam luôn bị thâm hụt thương mại và t́nh trạng ngày càng trầm trọng, do Việt Nam hầu như không chịu thay đổi ǵ trong nhiều năm qua, sản xuất luôn phụ thuộc vào nhập khẩu đầu vào.”

    Trong khi đó Tác giả Hùng Lê, cũng của TBKTSG đă cho biết một tin không vui: ”Chiều ngày 25-2, Cục Đầu tư nước ngoài (FIA—Foreign Invesment Agency) công bố báo cáo về t́nh h́nh đầu tư nước ngoài 2 tháng đầu năm 2020, trong đó điểm đáng chú ư trong báo cáo này là số tiền rót để triển khai thực hiện các dự án của doanh nghiệp trong khu vực này có dấu hiệu bị sụt giảm.

    Cụ thể trong 2 tháng đầu năm nay, vốn thực hiện dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 2,45 tỉ đô la Mỹ, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tức trong tháng qua, thời điểm bùng nổ thông tin phát dịch do Covid-19 từ Trung Quốc, nhà đầu tư nước ngoài ước chỉ rót khoảng 850 triệu đô la Mỹ, bằng hơn phân nửa số vốn thực hiện của tháng liền kề trước đó và giảm khoảng 180 triệu đô la so với cùng kỳ năm ngoái.

    Dữ liệu hai năm qua của FIA cho thấy số vốn triển khai thực hiện của doanh nghiệp khu vực này luôn có mức tăng trưởng 7-10%. Do đó, nguồn vốn rót thực hiện của nhà đầu tư nước ngoài bị sụt giảm trong khoảng thời gian thông tin dịch bệnh từ Covid-19 xuất phát ở Trung Quốc và lan rộng đi nhiều nước cũng phần nào cho thấy dịch bệnh đă ảnh hưởng đến quyết định rót vốn triển khai của doanh nghiệp.”

    Như vậy, cơn ác mộng nào đang chờ Việt Nam khi các Lănh đạo, từ thời Tổng Bí thư “Thành Đô” Nguyễn Văn Linh cho đến ông Nguyễn Phú Trọng là 34 năm, mà chưa ông nào dám nghĩ thoát Trung?

    (02/2020)
    Phạm Trần

  5. #45
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Tô Lâm, Nguyễn Phú Trọng giỏi luật rừng, ngu luật pháp


  6. #46
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Trong tăm tối – Hà Nội t́m cách giảm lệ thuộc Bắc Kinh?


  7. #47
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Nhân sự Đại hội 13 bất ngờ thay đổi: Những ai sẽ lọt vào tứ trụ? Ai sẽ kế nhiệm chức TB'T?


  8. #48
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Có thể nào gia cố nhân cách người Cộng Sản Việt Nam?



    Nguyễn Ngọc Già (Danlambao)

    Câu chuyện thứ nhất

    Báo news.zing.vn ra ngày 26 tháng Hai năm 2020 với bài [1] "Lộ 4 clip nóng nghi của lănh đạo cơ quan thi hành án". Bài báo cho biết, mỗi clip dài 3 phút, trong đó thấy rơ mặt người đàn ông, bị nghi ngờ là một lănh đạo của cơ quan thi hành án dân sự ở tỉnh Hậu Giang. Thông tin này do Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Hậu Giang đưa ra.

    Cũng theo trang báo nói trên, người đàn ông trong clip trả lời phóng viên: "Chưa nói được ǵ hết, đây có thể là một âm mưu nào đó. Nhờ báo chí quan tâm giúp, v́ ảnh hưởng đến cá nhân, gia đ́nh và mọi cái. Ai sai th́ bị xử lư theo pháp luật, kể cả cá nhân tôi".

    Sự việc nói trên không phải lần đầu tiên và không ai dám nói đó là lần cuối cùng bị phơi lên mặt báo, về sự tệ hại trong "cung cách" giải quyết sinh lư của người Cộng Sản Việt Nam (CSVN).

    Điều đáng mang ra mổ xẻ - Nhân cách của người CSVN, khi gắn kết với chủ trương "học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" vẫn đang c̣n hiệu lực trong "cộng đồng dân tộc CSVN".

    Thật tội nghiệp, khi người đàn ông CSVN bỗng chốc trở thành "người ngay mắc nạn" tức th́ như lời ông ta nói với phóng viên. Dễ thử, nếu thật sự không phải là người mây mưa trong clip, người đàn ông CSVN đang "lănh hàm oan" kia, không trợn mắt phồng mang đúng "tính đảng" mà nó vốn được tích tụ từ sự hung tợn qua mấy mươi năm "đời ta có đảng" sao (?!).

    Lại nữa, nếu nhân vật trên là một thường dân - khả năng rất cao - họ không bị "bôi nhọ" như thế. Ngay đây, hai câu hỏi cần đặt ra cho người CSVN:

    1. Tại sao người dân cứ lăm lăm canh me "dân tộc CSVN" để gây ra "thảm cảnh" cho họ như vậy?!

    2. Tại sao thói ŕnh ṃ ngày càng tràn lan trong dân chúng như thế?!

    Sự căm ghét và khinh bỉ trong quần chúng, đối với nhân cách người CSVN lên đến đỉnh điểm từ lâu mà người dân không biết làm sao "hồi đáp" trước những kẻ tự nhận là công bộc. Thế nên, người dân "học lấy học để" cái thói bẩn thỉu đó! Và rồi, khi dân chúng học nằm ḷng và trả bài rành rẽ theo đúng cái cách được dạy dỗ, lại bị lên án là "dân trí thấp".

    Ŕnh ṃ để hăm hại người khác là hành vi của kẻ tiểu nhân. Đúng! Và hăy soi xét lại hành vi của giới công an trên mọi lănh vực, nhất là lănh vực công an giao thông mệnh danh "Anh Hùng Núp" để mà ngậm ngùi về sự tàn phá mănh liệt nhân cách Việt Nam do người CSVN gây ra!

    Câu chuyện thứ nh́

    Liên quan đến nhân cách của người CSVN, báo Tuổi Trẻ ngày 27 tháng Hai năm 2020 cho hay [2]: "Tối 26-2, trên mạng lan truyền thông tin được cho là giám đốc Bệnh viện Q.G̣ Vấp (TP.HCM) thu gom khẩu trang bán với giá cao".

    Dư luận khinh bỉ và phẫn nộ tột độ, bởi giữa lúc dân t́nh hoang mang, nhốn nháo về COVID-19 lại nhận được tin tức khốn nạn như vậy mà lại từ một kẻ mang danh... "từ mẫu"! Quả thật! "Từ mẫu" chỉ riêng có của dân tộc CSVN!

    Lời thề Hyppocrates trở nên lố lăng hơn bao giờ hết, trước lời bào chữa của Phạm Hữu Quốc - Giám đốc bệnh viện G̣ Vấp, khi ông ta cố gắng chứng minh chỉ v́ ḷng tốt mà bị "hàm oan" (!).

    Từ tiếng kêu oan của Quốc, lần ngược lại "lịch sử" của hắn, người dân biết được người CSVN này từng bị tố cáo trong tư cách thanh tra của Sở Y Tế, đă bảo kê cho các pḥng khám Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh, cách đây 8 năm như báo VNExpress loan tin [3] vào ngày 5 tháng Bảy năm 2012.

    Ngày 29 tháng Hai năm 2020, báo Thanh Niên cho hay [3A}, Phạm Hữu Quốc bị đ́nh chỉ công tác và hồ sơ mua bán mờ ám này chuyển qua công an để làm rơ.

    Dường như Phạm Hữu Quốc chưa bao giờ biết Bộ trưởng Bộ Giác ngộ quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xă - Paul Joseph Goebbels từng dạy: "Sự thật là sự dối trá được lặp đi lặp lại nhiều lần" (!)

    Nhân cách người CSVN - Phạm Hữu Quốc càng "rạng ngời" bởi chiếc áo blouse trắng tinh khôi được trang hoàng lấp lánh nhiều h́nh ảnh Hồ Chí Minh được gọi là Việt Nam Đồng lên đến tiền tỷ!.

    Câu chuyện thứ ba

    Ông Nguyễn Đ́nh Lương, nguyên trưởng đoàn đàm phán hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) vào năm 2000, khi hồi tưởng lại cái gọi là "thành công", đă bộc bạch trước phóng viên Vietnamnet:

    "Tại ṿng đàm phán cuối cùng, trong buổi gặp riêng hai trưởng đoàn, tôi bảo ông JOE Damond - Trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ: ta cứ ghi vào BTA "phía Hoa Kỳ sẽ xem xét dành GSP cho Việt Nam" c̣n khi nào xem xét, được hay không ta sẽ bàn sau. Ông Damond thấy đề xuất hợp lư, đồng ư ghi vào.

    "Về nước tôi không dám khoe thành tích đó v́ tôi hiểu đó chỉ là một cụm từ "làm đẹp" BTA cho "cả nhà đều vui" nhưng có người lại báo cáo rằng ṿng đàm phán này ta đă giành thắng lợi, ta đă kiên tŕ đấu tranh đă bắt Mỹ dành cho ta GSP!" (GPS - Quy chế tối huệ quốc, cho đến nay chưa hề có, v́ vậy BTA hữu danh vô thực, dù đă 20 năm kư kết)

    Tính "láu cá" của người Cộng Sản Việt Nam được mô tả như trên, nó vẫn vẹn nguyên theo mấy câu hát [4]:

    Dù ai rào giậu ngăn sông
    Ḷng ta vẫn giữ là dân Bác Hồ
    (Hoa Sen Tháp Mười - Trương Quang Lục).

    Chỉ tiếc, khi đă "là dân Bác Hồ", nhân cách làm người Việt Nam ngày càng xập xệ mà tính "láu cá" như tŕnh bày như trên, không những không làm cho kinh tế Việt Nam tốt hơn mà nhân dáng người Việt Nam ngày càng xiêu vẹo trong mắt thế giới.

    Để thế giới nh́n thấy sự tàn phế tâm hồn là một điều tủi nhục khôn cùng. Càng đau đớn hơn, khi dân tộc Việt Nam phải gánh chịu sự ô uế đó thay v́ dân tộc CSVN phải chịu trách nhiệm!

    Kết

    Người CSVN vốn không học hành và không chịu học hành tử tế mà lại tự cho phép trở thành "đội tiên phong" và "lănh đạo Nhà nước và xă hội" như trong điều 4 Hiến pháp (của họ).

    Bản chất ngoa ngôn, lộng ngôn của người CSVN nếu dừng lại ở những bữa yến tiệc linh đ́nh - nơi những tay trọc phú thời đại nói dóc vênh váo tụ tập với nhau - người dân Việt Nam chỉ cười x̣a và sẵn sàng bỏ qua. Rất tiếc, nó nghễu nghện và phủ trùm cả đất nước này dưới tên gọi "hiến pháp", đó là siêu thảm họa mà dân tộc Việt Nam buộc phải gánh lấy hàng chục năm qua!

    Mới đây, Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng cho phóng viên báo Dân Trí biết vào ngày 28 tháng Hai năm 2020 [5]: "... ai cũng biết Bác Hồ rất giỏi ngoại giữ và biết 9 thứ tiếng...".

    Điều làm độc giả nhạo báng bản chất người CSVN không chỉ dừng lại ở tính nói dóc, nó c̣n ở chỗ, Vũ Khoan ngoa ngôn với chữ "AI CŨNG BIẾT".

    Điều tồi tệ nhất, sự ngoa ngôn của Vũ Khoan càng làm cho h́nh ảnh Hồ Chí Minh thêm cùi ṃn về nhân cách, vốn đă quá xấu xí với lịch sử cá nhân bất minh.

    Tuổi tác và vị trí trong xă hội không tạo ra nhân cách của một Con Người.

    Chú thích:

    [1] https://news.zing.vn/lo-4-clip-nong-...st1051988.html

    [2] https://tuoitre.vn/bi-to-thu-gom-kha...2708502542.htm

    [3] https://vnexpress.net/suc-khoe/thanh...c-2278973.html

    [3A] https://thanhnien.vn/thoi-su/tam-din...n-1189016.html

    [4] https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/h...MZWi5Gbdq.html

    [5] https://dantri.com.vn/the-gioi/nguye...8000316270.htm



    Nguyễn Ngọc Già
    danlambaovn.blogspot .com

  9. #49
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    VN: 17 triệu dân “khát nước” - Bộ Chính trị chỉ lo ra nghị quyết


  10. #50
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    VIỆT NAM THOÁT ĐI ĐÂU? (TRƯƠNG NHÂN TUẤN)
    Tháng 3 02, 2020
    ‘…Thoát là thoát về “ư thức hệ”, về “mô h́nh chính trị”… chớ không thể thoát về địa lư, về văn hóa, về “pha trộn” giữa các nền văn minh Trung hoa, Ấn độ, Pháp, Mỹ, Nga v.v…’


    Ảnh BBC

    TQ “tê liệt” v́ viruscorona người ta mới thấy nền kinh tế thế giới bị “lệ thuộc” vào TQ như thế nào. Các ngành cơ khí, điện tử, dược phẩm, may mặc, giày dép v.v… của các quốc gia Âu, Á, Mỹ… đều bị “chới với”. Sản xuất đ́nh trệ, công nhân phải tạm thời nghỉ việc, v́ “dây chuyền cung ứng” về phụ tùng, nguyên liệu cần thiết cho quá tŕnh hoạt động và sản xuất của xí nghiệp bị cắt đứt. Chứng khoán từ hai tuần nay “đỏ rực sàn”.

    Thế giới có thể bước vào t́nh trạng khủng hoảng kinh tế ở b́nh diện rộng. Trong khi các quốc gia như Nhật, Nam Hàn, Iran, Ư… c̣n lâm vào “khủng hoảng y tế”. Người nhiễm bệnh liên tục được phát hiện, con số lên tới hàng ngàn, mà “nguồn bệnh”, tức “bệnh nhân zéro – bệnh nhân đầu tiên phát tán ra bệnh”, không (hay chưa) truy t́m ra được. Châu Âu đang lo ngại họa “đại dịch – pandemie”, tức bệnh dịch lan tràn đồng loạt trên nhiều vùng lănh thổ, châu lục…

    Điều “lạ” ở VN là con số người bệnh vẫn ở số 16, con số công bố từ nhều tuần trước. Đây là một hiện tượng “khoa học” cần được các khoa học gia để tâm. Bởi v́, nếu ta có xem các video clips quay ở các cửa khẩu vùng biên giới Việt-Trung, ta sẽ thấy một số lượng “khổng lồ” người TQ “tràn” qua VN, h́nh như để “tị nạn y tế”. Không phải v́ bác sĩ (và y tá) VN “mát tay”, mà (có lẽ) v́ thổ nhưỡng VN “có cái ǵ đó” khiến virus Covid-19 không thể lây qua người khác được.

    Theo tôi thấy, lănh đạo các nước tư bản giẫy chết người ta lấy quyết định qua những “con số dự báo” chính xác. Thí dụ vụ cúm Vũ hán. Hầu hết các quốc gia đều có chung phương pháp xử lư. Khi phát hiện một người bị bệnh, cả gia đ́nh cũng như những người có tiếp xúc với người bệnh, đều bị “cách ly” để quan sát (và chữa trị nếu nhiễm bệnh). Một khu vực có hai hay 3 người bị bệnh lập tức cả khu phố bị “cách ly”. Một trường học có 1 học sinh bị bệnh, trường học đóng cửa…

    Phương cách có vẻ “cực đoan” (nhất là ở TQ) v́ khoa học gia đến nay vẫn “chưa biết ǵ” về viruscorona, ngoài một số dữ liệu cơ bản. Việc lây lan hiện nay đă đến hơn 52 quốc gia.

    V́ không biết (hay chưa biết nhiều) về viruscorona do đó người ta thận trọng, không dám “sơ xuất”.

    VN hiện nay có khả năng đến đâu trong việc “phát hiện” người bị nhiễm Covid-19? Tôi không tin là y tế VN có thể “kiểm tra”, lấy mẫu thử nghiệm Covid-19 dân chúng trên b́nh diện lớn. Nói chi tới các biện pháp “pḥng ngừa”, hay ngăn chặn dịch lây lan ở các thành phố phức tạp, đông đúc dân cư.

    C̣n về kinh tế. Nghe các chuyên gia “khuyến cáo” VN nhân dịp này nên “cách ly” với TQ, “thoát Trung”, sao cho kinh tế VN bớt lệ thuộc vào TQ.

    Theo tôi thấy, chuyên gia kinh tế các quốc gia tiên tiến cũng có ư nghĩ y chang như vậy. Họ cũng cảnh báo phải “hồi hương” các cơ sở sản xuất công kỹ nghệ của quốc gia họ đă chuyển qua TQ từ nhiều thập niên trước.

    VN có thể “hồi hương” cái ǵ từ TQ? VN không có cái ǵ để “hồi hương” từ TQ cả!

    Các xí nghiệp Âu, Mỹ… nếu rút bỏ TQ, v́ lư do y tế, th́ họ cũng không đến VN (hay các quốc gia kế cận).

    C̣n nếu tài phiệt Âu, Mỹ rút bỏ TQ v́ lư do “chính trị” hay v́ “chiến tranh kinh tế với Mỹ”, th́ họ cũng không “mặn mà” với VN.

    Bởi v́ VN “rập khuôn” mô h́nh chính trị (và kinh tế) TQ. Nếu Mỹ “đánh” TQ th́ trước sau ǵ Mỹ cũng sẽ “đánh” VN.

    Điều VN cần thay đổi là “mô h́nh chính trị”.

    VN không thể “thoát Trung” đi đâu hết cả. Các quốc gia Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, (thậm chí Hong Kong)… họ không thể “thoát” đi đâu hết. Cách đây khá lâu tôi có bàn về việc “thoát Trung”. Thoát là thoát về “ư thức hệ”, về “mô h́nh chính trị”… chớ không thể thoát về địa lư, về văn hóa, về “pha trộn” giữa các nền văn minh Trung hoa, Ấn độ, Pháp, Mỹ, Nga v.v…

    Lư ra, với vị trí địa lư là trung tâm “hội tụ giữa các nền văn minh”, từ Trung hoa, Ấn độ, Pháp, Mỹ, Nga…, tất cả đều là các nền “văn minh rực rỡ”. VN lại tự ḿnh “tụt hậu”, tự ḿnh cô lập và “chôn vùi” xác thân và tư tưởng trong thùng rác của nhân loại…

    Trương Nhân Tuấn

    Nguồn:

    https://www.facebook.com/nhantuan.tr...08881615810287

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Việt Kiều về Việt Nam ăn Tết 2020
    By dtkcamau in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 3
    Last Post: 25-02-2020, 10:53 AM
  2. Việt Kiêu Hải Ngoại ăn Tết 2020
    By dtkcamau in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 19
    Last Post: 28-01-2020, 09:33 AM
  3. Chúc Mừng Năm Mới 2020
    By BlackHole in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 01-01-2020, 08:54 AM
  4. Niềm vui ̣a vỡ - Tokyo đăng cai Olympic 2020
    By Hoai Nam in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 20-09-2013, 05:43 AM
  5. (1990-2020) VN sẽ sát nhập vào TQ?
    By longquan in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 22-01-2012, 09:24 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •