Page 14 of 26 FirstFirst ... 410111213141516171824 ... LastLast
Results 131 to 140 of 255

Thread: Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

  1. #131
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    TRONG THỜI DỊCH BỆNH, FACEBOOK XIẾT CHẶT NGÔN LUẬN NHƯ CÔNG AN (TUẤN KHANH)
    Tháng 4 03, 2020 Lượt xem: 11
    ‘…Facebook đang tạo dựng ra một ban tuyên giáo của ḿnh, hoạt động theo thời sự và kiểm soát theo ư ḿnh, hoặc hợp tác kiểm soát theo ư một nhà nước, nhóm người nào đó…’


    Từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3/2020, Facebook nhiều lần được nhắc tên trên báo chí về những việc ngăn cản ngôn luận đầy khó hiểu, đặc biệt liên quan đến vấn đề dịch bệnh Coronavirus.

    Trên tờ The Verge, giữa tháng 3, có nhắc đến chuyện này. Tờ báo nói Facebook liên tục đánh dấu một số bài đăng, dẫn đường liên kết (link) đến thông tin và bài viết về coronavirus và COVID-19 là thư rác, hoặc coi là tin giả hoặc vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, theo quan sát của một phóng viên Verge và nhiều người dùng trên Twitter.

    Tuy nhiên, khi chuyện lớn lên, th́ ông Guy Rosen, phó chủ tịch liêm chính của Facebook (Facebook’s vice president of integrity) là vấn đề này là do lỗi của công cụ lọc trong hệ thống chống thư rác. Ông Rosen cũng cho biết công ty bắt đầu tiến hành khắc phục ngay khi phát hiện ra vấn đề.

    Tuy nhiên đây không phải là chuyện nhầm lẫn mang tính đơn lẻ. Dường như Facebook đang nhân cơ hội đợt dịch bệnh trên toàn cầu và áp dụng các biện pháp lọc, duyệt tin tức dựa trên các công cụ AI – trí thông minh nhân tạo – để có thể phác thảo ra các không gian ngôn ngữ, vùng địa phương – mà các thuật toán của Facebook có thể kiếm soát được khuynh hướng các nguồn tin mà minh muốn.

    Nói một cách nào khác, th́ Facebook đang tạo dựng ra một ban tuyên giáo của ḿnh, hoạt động theo thời sự và kiểm soát theo ư ḿnh, hoặc hợp tác kiểm soát theo ư một nhà nước, nhóm người nào đó.

    Thời cơ là vấn đề quan trọng. Và biết tận dụng thời cơ, th́ mọi thứ đều có h́nh ảnh tốt đẹp của nó. Giống như kiểu Bắc Kinh đẩy mạnh các công cụ nhận dạng công dân để kiểm soát bằng hệ thống camera AI trong thời dịch bệnh. Khi Bắc Kinh rằng đây là cách để tracking – theo dấu các người nhiễm bệnh th́ không ai có thể bắt bẻ ǵ. Nhưng cũng chính hệ thống này ở ngày thường, đă bị vô số ḷi chỉ trích về vấn đề nhân quyền.

    Các tờ như Business Insider hay Guardian cũng có đưa các tin tức về việc công ty Facebook “rà soát” chặt chẽ các nguồn tin về dịch bệnh để chống tin giả, nhưng hầu hết các tờ báo lớn và uy tín trên thế giới cũng bị đưa vào diện spam và người đăng lại bài cũng có thể bị khóa trang của ḿnh một thời gian.

    Ông Rosen cho biết Facebook đă giải quyết vấn đề và khôi phục các bài đăng bị ảnh hưởng. “Chúng tôi đă khôi phục tất cả các bài đăng bị xóa không chính xác, bao gồm các bài đăng về tất cả các chủ đề - không chỉ những bài liên quan đến COVID-19”, Rosen giải thích. Theo Facebook, vấn đề là do một công cụ kiểm duyệt tự động và không liên quan đến bất kỳ quan điểm riêng hay chủ trương nào từ phía người điều hành.

    facebook_kiemduyet03
    Nhưng ở Việt Nam th́ không phải vậy. Không phải người nào bị Facebook khóa hay xóa bài vô lư cũng được phục hồi một cách công bằng. Hơn như vậy, những người bị xóa bài và khóa bài… trở thành một danh sách dài của các người dùng mạng xă hội bị công an Việt Nam t́m tới sách nhiễu, hăm dọa, và cả phạt tiền.

    Những điều đó khiến giới quan sát hoạt động của Facebook tại Việt Nam trở nên ṭ ṃ hơn. Ngoài những danh sách bị Facebook trừng phạt ở màn một, sau đó họ c̣n bị công an Việt Nam đến nhà, gửi giấy triệu tập là màn hai của vở kịch mờ ảo này.

    Nhiều cây bút trên Facebook do thận trọng hơn,lách né tốt hơn trong từng câu chữ và sự kiện nên không thể bắt bẻ, cũng lên tiếng nói rằng dường như họ bị một thuật toán nào đó của Facebook nên bài viết của họ giống như bị che đi (hide) trên ḍng timeline, ít người nh́n thấy hay đọc được. Thậm chí có những người luôn có những lượng view và like ổn định từ 500 đến 1000 ở mỗi bài, đă nhận ra sự khác thường khi liên tục giảm số người biết và đọc bài của họ trong một thời gian.

    Cuối tháng 3, Cục An ninh mạng và Pḥng chống Tội phạm Sử dụng Công nghệ cao thuộc Bộ Công an Việt Nam báo công cho biết họ đă có hồ sơ đầy đủ những người trên mạng Facebook bị gọi là đưa tin ngoài luồng, khác với tin tức của Bộ Y tế và Ban tuyên giáo Việt Nam muốn. Cục này nói đă có hơn 300 trên gần 700 trường hợp bị cho đưa tin sai sự thật về dịch bệnh COVID-19 trên mạng xă hội trong 2 tháng qua đă bị cơ quan chức năng xử lư.

    Đại diện Cục An ninh mạng cho biết như trên vào ngày 26/3 và được truyền thông trong nước loan tin cùng ngày. Theo thống kê của Cục An ninh mạng th́ từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, trên không gian mạng Việt Nam đă có hơn 900 ngàn thông tin liên quan đến dịch bệnh được đăng tải. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, trong một phát biểu hồi đầu tháng 2/2020 cũng đă ca ngợi Facebook và Google luôn hợp tác chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông để xử lư các đối tượng xấu, theo quan điểm nhà nước.

    Cũng giống như Trung Quốc đang gia tăng kiếm soát công dân bằng kỹ thuật số, người ta đang tự hỏi Facebook đang làm ǵ, đóng vai tṛ nào trong việc xiết chặt ngôn luận tự do ở Việt Nam của Nhà nước Việt Nam.

    Tuấn Khanh

    Nguồn: https://www.rfavietnam.com/node/6107

  2. #132
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Việt Nam đă vướng vào “bẫy nợ” của Trung Quốc như thế nào?
    03/04/2020



    Trong Chiến lược Quốc pḥng Quốc gia năm 2018 của Hoa Kỳ, phía Hoa Kỳ đă cảnh báo là Trung Quốc đang sử dụng chính sách “kinh tế cưỡng đoạt” để nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược tại khu vực châu Á cũng như trên toàn cầu. Một trong những h́nh thức của chính sách “kinh tế cưỡng đoạt” đó chính là chính sách “ngoại giao bẫy nợ” được giăng ra với các nước đang và chậm phát triển.

    “Chính sách ngoại giao bẫy nợ” được một số nhà nghiên cứu của Trường đại học Harvard giải thích “là một kỹ nghệ đang được Trung Quốc gia tăng áp dụng để tận dụng các khoản nợ cộng dồn lại, từ đó đạt được các mục tiêu chiến lược mà Trung Quốc đă đặt ra”. Theo đó, có 3 mục tiêu chiến lược quan trọng mà các “bẫy nợ” của Trung Quốc giăng ra để đạt được, đó là: 1) Thiết lập trên thực tế chiến lược “chuỗi ngọc trai” để có thể chi phối được khu vực châu Á; 2) Làm suy yếu mạng lưới đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ, để Trung Quốc có thể nắm ưu thế tại biển Đông; 3) Hỗ trợ Hải quân Trung Quốc vượt qua Chuỗi đảo thứ nhất để có thể vươn ảnh hưởng ra khu vực Thái B́nh Dương.



    Cách thức thực hiện chính sách “ngoại giao bẫy nợ” này được Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Rex Tillerson tóm tắt: “Khuyến khích sử dụng các hợp đồng không rơ ràng, thực hiện các khoản vay mang tính chất cưỡng đoạt, đi đến các thoả thuận bằng các phương cách tham nhũng, từ đó đẩy các quốc gia vay mượn lún sâu vào nợ nần, từ đó họ phải bán rẻ chủ quyền của chính họ…”

    Báo chí gần đây nhắc đến trường hợp nhiều quốc gia vướng phải bẫy nợ phải bán rẻ chủ quyền cho Trung Quốc như trường hợp Srilanka đối với việc phải bắt buộc cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota với thời hạn 99 năm, sau khi không trả nổi món nợ khổng lồ từ Trung Quốc.

    Tuy nhiên, câu chuyện Việt Nam lại gần như không được nhắc tới như các “nạn nhân” của chính sách “kinh tế cưỡng đoạt” này của Trung Quốc. Vậy chẳng lẽ Việt Nam nằm ngoài chính sách của TQ? Hay dân VN thông minh nên không bị mắc bẫy? Chắc chắn là không rồi, cùng điểm qua một số dự án có đầu tư Trung Quốc mà VN thất bại hoàn toàn, đă không sử dụng được lại c̣n mang về một đống nợ cho con cháu để sáng mắt ra:

    1. Dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông:

    Tuyến đường sắt này thực hiện từ khoản vay 250 triệu USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, do Công ty Hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc làm tổng thầu thi công. Sau đó, số vay nợ tăng lên 550 triệu USD (gần 8.800 tỷ đồng) và điều chỉnh tăng lên 868 triệu USD (18.000 tỷ đồng). Đến nay qua 4 đời Bộ trưởng GTVT và tính đến ngày 31/12/2019 là 9 lần lỗi hẹn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, nhưng đă đến hạn phải trả tiền lăi cho Ngân hàng Trung Quốc khoảng 650 tỉ đồng/ năm.



    2. Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải pḥng

    Cuối tháng 11/2019, dư luận Việt Nam rộ lên việc Bộ giao thông vận tải Việt Nam đang triển khai lập kế hoạch chi tiết cho tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Pḥng. Thông tin từ báo chí cũng cho biết là Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng tài trợ số tiền 10 triệu nhân dân tệ, tương đương 33,4 tỉ đồng để khảo sát lập quy hoạch cho dự án này. Các nhà nghiên cứu cho rằng, tuyến đường sắt này thực sự không đáp ứng nhu cầu đi lại cùa người dân mà chiếm vốn đầu tư ban đầu lên tới khoảng 100.000 tỉ đồng là quá phung phí. Chưa kể như người phương Tây hay nói “không có bữa trưa nào là miễn phí” để giải thích việc không phải bỗng dưng mà phía Trung Quốc “cho không” hơn 33 tỉ đó.

    3. Nhà máy đạm Ninh B́nh

    Theo phân tích của các chuyên gia th́ nhà máy Đạm Ninh B́nh đang phải gồng ḿnh trả khoản nợ 5.000 tỷ đồng với lăi suất 4%/năm cho Ngân hàng Eximbank Trung Quốc. Và nguồn vốn mà Chính phủ Trung Quốc cho phía Việt Nam vay đầu tư nhà máy Đạm Ninh B́nh thông qua Eximbank không phải là vốn ODA.

    Theo thông lệ quốc tế, ODA là h́nh thức cho vay đặc biệt bởi tính lợi nhuận không cao, nó là các quan hệ hỗ trợ nhau trong quá tŕnh phát triển. Các nước đi tiên phong thường viện trợ hoặc cho các nước chậm phát triển vay ưu đăi, hỗ trợ họ nhanh chóng ngang bằng với các nước khác ở nhiều phương diện nhằm tạo ra một hệ thống phát triển tương đồng hơn.

    Nhưng khi vay tiền của Exim bank Trung Quốc, một trong những điều kiện của họ là Việt Nam phải sử dụng nhà thầu của họ.



    Tờ báo Đất Việt cho biết: “Ban đầu phía Việt Nam tưởng có lợi khi được vay với lăi suất 4%, dù không thấp nhưng vẫn rẻ hơn so với vay thương mại, tuy nhiên nó lại đi kèm với điều kiện phải sử dụng nhà thầu Trung Quốc, dùng máy móc, thiết bị thay thế của Trung Quốc…

    Đó là những ràng buộc khiến bên đi vay “sập bẫy” và khi ấy công cụ tài chính của Trung Quốc đă vượt khỏi mục tiêu kinh tế đơn thuần. Đằng sau đó là vấn đề chính trị, nền móng của sự phát triển. Quan hệ giữa hai bên cũng không phải là hai đối tác b́nh thường, ṣng phẳng và b́nh đẳng trong nền kinh tế thị trường, giữa người cho vay và bên đi vay nữa mà nó đă mang tính chất giữa hai chính phủ, hai quốc gia.”

    4 Dự án mở rộng nhà máy Gang thép Thài Nguyên giai đoạn 2

    Thông tin về dự án này trên báo Pháp luật TPHCM như sau: “dự án này được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2005; giao VNS tổ chức thẩm định, xem xét phê duyệt; Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) là chủ đầu tư.

    Tổng mức đầu tư (TMĐT) được HĐQT VNS phê duyệt là 3.843 tỉ đồng, gồm hai gói thầu chính: (1) Gói thầu mỏ sắt Tiến Bộ đă hoàn thành đưa vào sử dụng với giá trị thanh toán là 224 tỉ đồng; (2) Gói thầu EPC dây chuyền công nghệ luyện kim (143 triệu USD, sau là 160,9 triệu USD) đấu thầu rộng răi, Tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) trúng thầu với giá 160,9 triệu USD.

    Sau kư hợp đồng, MCC đă được tạm ứng 35,6 triệu USD; tiếp đó TISCO và MCC kư 10 phụ lục điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng của hợp đồng EPC đă kư.

    Ngày 15-5-2013, chủ tịch HĐQT TISCO kư quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án là hơn 8.100 tỉ đồng (tăng 4.200 tỉ đồng), thời gian thực hiện đến hết năm 2014 đi vào hoạt động. Thực tế, gói thầu EPC đă tạm dừng thi công từ năm 2013 đến nay, các hạng mục đều chưa hoàn thành.



    TISCO đă thanh toán thay MCC tiền thuế là 11,6 triệu USD, thanh toán chi phí xếp dỡ, bảo quản thiết bị là 4,737 tỉ đồng, vượt giá trị hợp đồng, trong khi MCC chưa chuyển đủ thiết bị, cung cấp nhiều máy móc thiết bị sai khác về xuất xứ, thông số kỹ thuật, không phù hợp với quy chuẩn Việt Nam với giá trị xác định bước đầu là 38,8 triệu USD (42 xe ô tô là 1,033 triệu USD, năm đầu máy toa xe là 5,4 triệu USD…).”

    Sai phạm tại dự án này cũng liên quan tới nhà thầu Trung Quốc, đă khiến ông Hoàng Trung Hải – đương kim Bí thư thành uỷ Hà Nội, Cựu phó thủ tướng đă bị chịu án kỷ luật.

    Một báo cáo của Bộ kế hoạch đầu tư Việt Nam năm 2018 cho biết: “trong số 12 đại dự án thua lỗ ngh́n tỷ của Bộ Công thương, có đến 4 dự án là sử dụng vốn vay từ Trung Quốc. Trong đó, nhà máy Đạm Ninh B́nh có tổng vốn đầu tư 6.000 tỷ, bị đội vốn lên tới 10.000 tỷ đồng; nhà máy Đạm Hà Bắc đội vốn lên hơn 10.000 tỷ đồng; dự án mở rộng giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên bị đội vốn từ hơn 3.800 tỷ đồng ban đầu lên hơn 8.100 tỷ đồng; dự án khai thác mỏ sắt Quư Xa và Nhà máy Gang thép Lào Cai bị đội vốn gấp đôi từ 175 triệu USD lên hơn 335 triệu USD.”

    Các khoản vay từ Trung Quốc “lăi suất cao hơn gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần so với các thị trường khác; điều kiện vay kém ưu đăi; yêu cầu chỉ định thầu cho các công ty Trung Quốc; các dự án cho nhà thầu Trung Quốc thực hiện thường xuyên bị chậm tiến độ, đội vốn…”

    Chỉ qua 4 trường hợp mà báo chí Việt Nam nêu gần đây đă cho thấy, các cảnh báo từ phía các nhà nghiên cứu và chính khách Hoa Kỳ về “chính sách ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc là hoàn toàn có cơ sở thực tế. Tất cả các dự án sai phạm lớn của Việt Nam mà bài này đă nêu đều có bóng dáng của Trung Quốc với những vấn đề như hợp đồng không rơ ràng, lăi suất cao, các điều kiện kèm theo như sử dụng nguyên liệu và bên thi công từ Trung Quốc… Tất cả những yếu tố này được Trung Quốc triển khai trong bối cảnh chính quyền thiếu minh bạch, công khai và không loại trừ việc các bên kư kết các hợp đồng như vậy có bóng dáng của tham nhũng.

    Những lo ngại về việc chính quyền Việt Nam nhượng bộ hoặc “vướng vào” tham nhũng với phía Trung Quốc, từ đó sẽ dẫn đến những nhượng bộ về chủ quyền như trường hợp Srilanka, Pakistant là hoàn toàn có lư do. Chính v́ vậy, nếu chính quyền Việt Nam thực tâm muốn vượt qua “bẫy nợ” này th́ chỉ có công khai, minh bạch các thông tin, tôn trọng sự phản biện từ các chuyên gia mới có thể thực hiện được.

    T.H

    https://tambao.net/viet-nam-da-vuong...u-the-nao.html

  3. #133
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Việt Nam đ̣i Trung Quốc bồi thường tàu cá bị đâm ch́m
    Apr 3, 2020

    Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm ch́m gần Hoàng Sa hồi 6 năm trước. (H́nh: AFP/Getty Images)


    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) .- Bộ Ngoại giao CSVN trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc bồi thường chiếc tàu đánh cá tỉnh Quảng Ngăi bị đâm ch́m hôm Thứ Năm ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa.

    Báo chí tại Việt Nam thuật bản thông cáo báo chí của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CSVN Lê Thị Thu Hằng phổ biến hôm Thứ Sáu cho hay như vậy về việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm ch́m tàu đánh cá QNg 90617 TS của tỉnh Quảng Ngăi buổi sáng sớm mùng 2 Tháng Ba, bắt giữ 8 thuyền viên. Hai tàu đánh cá khác của Việt Nam ở khu vực gần đó đă chay tới cứu các nạn nhân nhưng đă bị kéo về đảo Phú Lâm. Theo tin tức báo chí trong nước, các ngư dân đă được thả sau đó.


    “Hành động trên của tàu công vụ Trung Quốc đă xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe doạ an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam”, bà Lê Thị Thu Hằng viết trên bản thông cáo.

    Dịp này, bà Hằng đả kích hành động đâm ch́m tàu của ngư dân Việt Nam của Trung Quốc là “đi ngược lại nhận thức chung của lănh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân, đi ngược lại Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp t́nh h́nh và không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy tŕ hoà b́nh, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.”

    Lời đả kích này đă được Hà Nội lập đi lập lại rất nhiều lần nhưng Bắc Kinh vẫn tảng lờ kể cả việc bà Hằng “nhắc lại Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lư khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.”

    Bản thông cáo kể trên nói cũng trong ngày Thứ Sáu mùng 3 Tháng Tư, đại diện Bộ Ngoại giao CSVN đă giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối.


    Tàu cá Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm hư hỏng hai năm trước. (H́nh: Người Lao Động)
    “Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rơ, xử lư nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thoả đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam”, lời bà Hằng trên bản thông cáo báo chí.

    Tháng Ba năm ngoái, một tàu đánh cá của huyện đảo Lư Sơn tỉnh Quảng Ngăi đă bị tàu tuần Trung Quốc đâm ch́m ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Hà Nội cũng đă phản đối Bắc Kinh và đ̣i bồi thường cho ngư dân Việt Nam, nhưng giống như nhiều lần trước đó, đều không có tác dụng.

    Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Cộng cướp đoạt sau trận hải chiến với Hải quân VNCH hồi Tháng Giêng 1974. Sau đó, Bắc Kinh bồi đắp, cơi nới một số đảo, đặc biệt là đảo Phú Lâm, xây dựng thành những căn cứ quân sự khổng lồ trên biển.

    Tết Canh Tư vừa qua, lănh tụ đảng và nhà nước CSVN và Trung Quốc đă trao đổi những lời chúc tết. TTXVN thuật lời ông Nguyễn Phú Trọng nói với ông Tập Cận B́nh “Khẳng định quan hệ hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện là phù hợp nguyện vọng thiết tha và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước.”

    Đáp lại, ông Tập Cận B́nh “Khẳng định, Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống với Việt Nam, sẵn sàng cùng với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam tăng cường sự tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác thực chất và hiệu quả trên các lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân hai nước, đẩy mạnh giao lưu nhân dân, tạo nền tảng dân ư vững chắc cho quan hệ hai nước”.

    Ngày 9/2/2020, tờ Thanh Niên đưa tin, nhà cầm quyền Hà Nội trao tặng một số trang thiết bị vật tư y tế “tốt nhất” giúp Trung Quốc đối phó với dịch COVID-19 đang làm tê liệt cả Hoa lục. Nay Bắc Kinh vẫn cho tàu hải cảnh đâm ch́m tàu đánh cá của Việt Nam.(TN)

  4. #134
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    E'VN đưa trung tâm nhiệt than “vào diện bảo vệ an ninh đặc biệt”, đây là nơi sản xuất điện hay doanh trại quân sự trá h́nh hay khu căn cứ bí mật?


     11:16 10/07/2019

    Những ngày qua dư luận rất hoang mang khi hay tin, E'VN o ép các dự án điện gió, điện mặt trời một nguồn năng lượng sạch mà cả thế giới đang hướng tới. Nhiều người cho rằng, chỉ v́ lo sợ các dự án cung cấp nguồn năng lượng sạch đe do ngôi vị độc tôn mà E'VN đă ra tay triệt hạ đối thủ vừa mới manh nha. Thật không thể tin nổi thời đại 4.0 rồi mà E'VN vẫn không chịu tiếp thu cái tiến bộ của xă hội loài người, vẫn ôm khư khư cái công nghệ lạc hậu giết người hàng loạt. Ấy vậy mà, E'VN c̣n đề nghị đưa nhà máy nhiệt than“vào diện bảo vệ an ninh đặc biệt”? V́ sao tập đoàn này lại xem mạng dân như cỏ rác như thế?

    Tại cuộc họp bàn về công tác bảo vệ môi trường, ông Lê Văn Danh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty phát điện 3 (Genco3 – thuộc E'VN), cho biết E'VN đang có kiến nghị lên Chính phủ và Bộ Công an “đưa Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân vào diện bảo vệ an ninh đặc biệt”. Ông Nguyễn Ngọc Hai Chủ tịch UBND tỉnh B́nh Thuận đă đồng ư. Được biết đây là dự án E'VN hợp tác sản xuất với Trung Quốc.



    Lạ là, trước đó Bộ TN&MT đă đưa ra danh sách 28 doanh nghiệp sẽ chịu sự kiểm soát đặc biệt về môi trường theo Chỉ thị 25 của Thủ tướng Chính phủ sau khi xảy ra sự cố môi trường For mosa (Hà Tĩnh). Trong danh sách 28 doanh nghiệp bị kiểm soát đặc biệt (chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất xi măng, nhiệt điện, khai thác khoáng sản…) th́ Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân (B́nh Thuận) đứng thứ ba, sau thép For mosa (Hà Tĩnh) và thép Ḥa Phát. Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân đứng đầu trong danh sách tàn phá môi trường, nhưng v́ sao không vào diện kiểm soát đặc biệt mà lại cho vào diện “bảo vệ nghiêm ngặt”?

    Như ta đă biết, than là nguồn nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất và ô nhiễm nhất. Khi đốt than để sản xuất điện, nhiều loại khí độc, kim loại nặng: ch́, thủy ngân, cadmium và thạch tín cũng như các đồng vị phóng xạ sẽ thoát ra, gây ô nhiễm cho nguồn nước và đất nông nghiệp ở xung quanh các nhà máy nhiệt điện than, đồng thời gây hiện tượng nóng lên toàn cầu, tạo ra những cơn mưa axít. Thạch tín sẽ gây ra các bệnh về da, ung thư phổi và ung thư bàng quang và cũng có thể gây tổn thương cho hệ thần kinh ở những người bị phơi nhiễm thạch tín. Hệ thủy sinh của địa phương nằm gần khu vực chôn xỉ than cũng sẽ bị phá hủy.



    Một nhà máy nhiệt điện than với công suất 500MW, sẽ sản sinh ra 170 pound (gần 85kg) thủy ngân và 225 pound (hơn 100kg) thạch tính mỗi năm. Chỉ cần một th́a cà phê thủy ngân đổ xuống một hồ rộng 10 ha cũng đủ khiến cá trong hồ này trở nên không an toàn cho tiêu thụ. Ch́ và cadmium cũng là các kim loại độc hại có thể tích lũy trong các mô của động vật và con người, dẫn đến chậm phát triển trí tuệ, gây rối loạn phát triển và gây tổn hại hệ thần kinh, có thể dẫn đến bệnh tự kỷ. C̣n những người uống nước có 50 phần tỉ là thạch tín có nguy cơ phát triển bệnh ung thư cao hơn. Như vậy nhà máy nhiệt Vĩnh Tân với công suất 1.244MW mỗi năm th́ lượng thủy ngân và thạch tín thải ra môi trường sẽ là bao nhiêu? Cần bao nhiêu lâu th́ cả vùng đất, vùng biển và con người B́nh Thuận bị hủy diệt bởi nhà máy nhiệt than này?

    Đấy điện than là kẻ gi ết người không dao như thế, nhưng v́ sao người ta lại đổ tiền ngàn tỷ vào đầu tư? Sắp tới, cả nước sẽ có 80 nhà máy mọc khắp mọi miền tổ quốc do TQ đổ về. Bởi nhiệt điện than ở nước này bị cấm, do mức độ gây chết người của nó rất lớn.

    Chỉ một Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân thôi nhưng mỗi năm có khoảng 3,3 triệu tấn/năm ngang bằng với lượng xỉ thép và các chất thải khác của For mosa; tổng lượng nước làm mát thải ra biển khoảng 28,3 triệu khối/ngày: Tàn phá nơi tập trung sản xuất tôm giống của cả nước, chồng lấn lên khu bảo tồn biển Ḥn Cau khiến tiêu diệt sự sống của nơi đây. Vậy th́ tương lai mỗi tỉnh b́nh quân có đến 1-2 nhà máy nhiệt than, th́ người dân sẽ sống như thế nào? Thử hỏi một quốc gia mà người dân suốt ngày phải chống chọi với bệnh tật liệu có hùng cường, thịnh vượng?





    Tác hại của nhiệt than tàn phá thật kinh hoàng, khiến thế giới từ bỏ tập trung vào năng lượng điện gió điện mặt trời, ngay cả một quốc gia phụ thuộc vào nhiệt than như TQ cũng nói không. Vậy mà mang về Việt Nam E'VN xem như báu vật, phải bảo vệ cẩn thận. Ưu ái cho nhiệt than, rồi quay sang o ép nguồn năng lượng tái tạo. Cũng may mà Bộ trưởng Bộ Công thương đă nhận được phản ánh của dư luận, kịp thời chỉ đạo E'VN trong vụ cạnh tranh bẩn này.

    Mục đích bảo vệ nhà máy nhiệt than của E'VN là ǵ? Giữ thế độc quyền hay c̣n âm mưu ǵ khác? Vĩnh Tân – B́nh Thuận có vị trí độc đạo nối liền Nam – Bắc, đây là một khu vực xung yếu về an ninh – quốc pḥng. Liệu TQ có dùng nơi đây làm khu tự trị bất khả xâm phạm như quốc gia thu nhỏ For mosa? Bởi không phải ngẫu nhiên mà thầu Trung Quốc lại chọn nơi đây đặt một trung tâm nhiệt điện quy mô lớn nhất cả nước nhưng không thuận lợi cho việc sản xuất điện. Nếu quả thật như, th́ E'VN đưa trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân vào diện bảo vệ đặc biệt, phải chăng nơi đây có ǵ mờ ám, doanh trại quân sự trá h́nh hay khu căn cứ bí mật? E'VN ơi, hết tăng giá điện hút máu dân bù lỗ cho khoản vay ngh́n tỷ, dùng nhiệt than đầu độc dân nghèo, nay lại tiếp tay cho giặc Tàu thực hiện dă tâm thôn tính Việt Nam, tội của mi làm sao gột rữa cho hết?

    (Tường Lâm)
    https://tambao.net/nhiet-dien-ke-gi-...-dac-biet.html

  5. #135
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Việt Nam cảm ơn Trung Quốc, bàn cách ‘hợp tác chống dịch’


  6. #136
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Đại Hội 13: Có hay không việc Vũ “nhôm” và đồng bọn đă bắt đầu phản công?


  7. #137
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Kiến nghị 6 điểm về BT Tô Lâm mà Tổng BT & Bộ Chính trị nên xem xét lại trước khi cơ cấu vào tứ trụ?



  8. #138
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Hai anh em trên một chuyến xe... tang


    Đàn anh Trung cộng lại bùng phát dịch cúm Vũ Hán

    Chân Như (Danlambao) - Hôm 01/04/2020, báo South China Morning Post đưa tin Trung Quốc đã ra lệnh tái phong tỏa huyện Giáp, tỉnh Hà Nam gần thành phố B́nh Đỉnh Sơn, liên quan đến Covid-19. Theo đó khoảng 600.000 dân TQ được yêu cầu phải ở trong nhà. Nếu muốn ra khỏi nhà, người dân phải có giấy phép đặc biệt của Ủy ban Nhân dân huyện cho phép. Đồng thời, mọi cửa hàng trong huyện đều phải ngưng hoạt động, trừ siêu thị, bệnh viện, trạm xăng, nhà thuốc. Đây là những biện pháp đă được áp dụng triệt để tại TP Vũ Hán trước khi cúm Tàu lây lan ra khắp thế giới.

    Ca đầu tiên xuất hiện tại huyện Giáp tỉnh Hà Nam là một bác sĩ họ Lưu vừa quay về từ tâm dịch Vũ Hán và trở lại làm việc tại bệnh viện trong vùng sau khi hoàn tất 2 tuần cách ly. Tuy nhiên, do bệnh chưa hết hẳn nên bác sĩ Lưu đă lây tiếp cho 2 đồng nghiệp và một bạn học cũ. Ba người trên đă nhận kết quả dương tính vào ngày 29/03/2020. Các bác sĩ này hàng ngày đều tiếp xúc với bệnh nhân và cứ thế, số người lây nhiễm cứ tăng lũy tiến không ngừng tại Hả Nam.



    Hà Nam một tỉnh trù phú với gần 100 triệu dân, tiếp giáp phía bắc của Hà Bắc, nơi có thành phố Vũ Hán phát sinh ra đại dịch cúm Tàu hồi 2019.

    Riêng tại Vũ Hán đến nay vẫn chưa hoàn toàn dứt bệnh, theo ước tính vẫn còn khoảng 600 cư dân Vũ Hán còn mang virus Covid-19 "thầm lặng" trong người tuy họ không có một biểu hiện triệu chứng nào ra bên ngoài. Nay theo lệnh nhà cầm quyền TC, toàn dân TQ đều phải trở lại nhà máy, công xưởng sản xuất hầu phục hồi kinh tế sau hơn 3 tháng đình trệ, và 600 mầm bệnh này chính là một nguy cơ khiến Vũ Hán có thể bùng phát đại dịch lần thứ hai. (1)

    Chỉ vì lo sợ áp lực kinh tế sẽ đe dọa cho vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản mà TC đã bất chấp sinh mạng của hàng triệu dân TQ, ép buộc người dân phải bắt tay ngay vào làm việc ngay sau đại dịch vừa chững lại chứ chưa được dập tắt hoàn toàn, nên dịch cúm mới có cơ hội bùng nổ tại huyện Giáp tỉnh Hà Nam nhanh chóng như vậy. Và con số hơn 80.000 người TQ lây nhiễm và khoảng 3.300 ca tử vong mà nhà cẩm quyền TC đưa ra trước đây đang từ từ được thế giới chứng minh là những con số hoàn toàn giả dối. Thật không có chính quyền nào đối với dân lại dã man, tàn bạo như nhà cầm quyền TC.

    Tình hình dịch cúm Tàu tại VN

    Chịu khó chú ý sẽ thấy Ban Tuyên Láo của CSVN có cách đưa tin về cúm Tàu rất lươn lẹo. Ở các nước văn minh chỉ cần gõ vào Google một phát là người ta tìm được những thông tin hết sức minh bạch về số ca lây nhiễm, số người tử vong của mỗi quốc gia, thậm chí mọi diễn biến về đại dịch từng giờ. Riêng tại VN thì các thông số được Bộ Y tế đưa ra một cách định hướng, bưng bít, rối nùi với vô vàn chi tiết rối rắm, nào là bệnh nhân số 123 có tiếp xúc gần dưới dạng F1 với bệnh nhân 234, rồi họp hành, dự đám cưới, đám ma... thêm hàng trăm người dưới dạng F2... khiến người dân đọc báo như lạc vô mê hồn trận.

    Và chỉ riêng ở VN mới có đặc sản trong mùa cúm này là nhóm bệnh nhân “nghi nhiễm”. Nghi nhiễm được định nghĩa là nhóm F1 tiếp xúc gần với người bệnh hơn 15 phút, có đủ các triệu chứng ho, sốt, và kết quả xét nghiệm là... bí mật quốc gia.



    Chúng ta thử đọc những thông tin dưới đây do báo Thế Giới & Việt Nam đã đưa ngày hôm qua, 03/04/20:

    Ngoài ra, (VN) hiện có 4.557 ca nghi nhiễm đang được cách ly, theo dơi chặt chẽ; 72.942 ca tiếp xúc với người nghi nhiễm và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dơi (cách ly), trong đó 34.135 ca cách ly tại nhà, nơi lưu trú. (2)

    Tại sao nghi nhiễm mà phải cách ly và theo dõi chặc chẽ tại bệnh viện? Có phải các bệnh nhân nghi nhiễm đều là đảng viên và người nhà đã được xét nghiệm ra dương tính nên được ưu tiên vào chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện, hoặc bèo lắm thì cũng là những tên Tàu cộng sang VN du lịch rồi lăn quay ra mắc dịch vào chiếm giường bệnh của dân Việt? Thế tổng số thực sự có bao nhiêu người lây nhiểm Covid-19 tại VN hôm nay?

    Con số mà báo chí tuyên bố ngày 03/04/2020 có 237 người dương tính với Covid-19, sang ngày 04/04/2020 tăng lên có 3 người, tổng cộng 240 người nhiễm Corona! Những con số này có đáng tin cậy không? Nếu con số lây nhiễm thấp đến lý tưởng như vậy, lại không có người tử vong thì tại sao lại phong tỏa cả nước đến nghiêm ngặt như thế?

    Mười ngày trước chắc chắn tình trạng lây lan phải ít hơn hôm nay, vậy mà báo chí còn cho chạy tít: “Tính đến ngày 25/03/2020, TP HCM đă xuất hiện 2 ổ dịch Covid-19 ở quận 2 và quận 8, lo ngại có thêm một ổ dịch thứ 3 ở Bình Chánh.” (3)

    Báo chí nhà sản còn giải thích thêm: Ổ dịch thứ nhất từ những người tham dự sự kiện tôn giáo tại Malaysia (khu dân cư 750 người có đạo ở quận 8). Ổ dịch thứ 2 là từ hàng trăm người ngoại quốc tham gia lễ hội trong quán bar Buddha đă lây lan ra 10 người. Và ổ dịch thứ 3 là những người đi dự đám tang tại một gia đ́nh có người thân là Việt kiều về nước mang theo mầm bệnh, dẫn đến phải cách ly nhiều nhân viên y tế ở Bệnh viện huyện B́nh Chánh và cộng đồng dân cư xung quanh. Chưa kể bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), mỗi ngày có khoảng 15.000 lượt người ra vào, nay cũng đã là một ổ dịch trong tình trạng báo động.

    Mọi thông tin lớn nhỏ đều phải qua Bộ Y tế kiểm duyệt nên chuyện đánh động như vậy là nhằm hai mục đích. Một là hé mở một phần cho người dân biết nạn dịch đang sắp bùng phát tại VN, hai là định hướng dư luận chỉa mũi dùi vào tác nhân gây bệnh không ai khác hơn là những người có đạo, người ngoại quốc các nước tư bản và khúc ruột ngàn dặm... chứ không bao giờ nguyên nhân là hàng chục triệu tên láng giềng khốn nạn đang được CSVN mở cửa cho tự do ra vào như nhà của chúng.

    Trên cộng đồng mạng đang lan truyền một đúc kết về tình hình cúm Tàu tại VN rất chính xác: “Tất cả các ca nhiễm đều không chết - Tất cả các ca chết đều không nhiễm!”

    Theo quan sát của người viết thì kịch bản dịch cúm của VC và đàn anh TC chỉ còn mỗi một kết cục "Hai anh em trên một chuyến xe tang".

    Chú thích:

    1. https://thanhnien.vn/the-gioi/mot-hu...i-1204888.html

    2. https://baoquocte.vn/cap-nhat-dich-c...nh-112820.html

    3. https://thanhnien.vn/thoi-su/tphcm-d...3-1201305.html

    04.04.2020


    Chân Như
    danlambaovn.blogspot .com

  9. #139
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Từ đại dịch, Việt Nam – Trung Quốc ‘nh́n rơ nhau hơn’?
    05/04/2020
    Khánh An-VOA


    Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường.

    Những động thái quyết liệt gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời điểm cả thế giới đang tập trung chống dịch Covid-19 đang tác động xấu lên mối quan hệ chiến lược vốn c̣n “rất ít niềm tin” giữa Việt Nam và Trung Quốc, một chuyên gia nghiên cứu nhận định với VOA, đồng thời dự báo rằng hành động “không ḥa b́nh” có thể sẽ xảy ra trong một vài tuần tới nếu Bắc Kinh tiếp tục gây hấn.

    Thông tin trái ngược

    Mới nhất hôm 3/4, sau khi công bố thông tin về sự kiện Trung Quốc trao trả 8 ngư dân Việt Nam sau khi đâm ch́m tàu cá của họ ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết “đă giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rơ, xử lư nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu Hải cảnh” đă gây ra sự việc trên, và “không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam”.

    Trước đó một ngày, truyền thông Việt Nam đưa tin tàu cá của ngư dân Trần Hồng Thọ (ở tỉnh Quảng Ngăi) đă bị tàu Trung Quốc đâm ch́m và bắt đi toàn bộ 8 ngư dân. Tàu Trung Quốc sau đó c̣n tiếp tục truy đuổi và lai dắt 2 tàu cá đến “cứu hộ” của các ngư dân khác về đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền song trên thực tế do Bắc Kinh kiểm soát từ năm 1974.

    “Hành động trên của tàu công vụ Trung Quốc đă xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe dọa an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lănh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói trong cuộc họp báo ngày 3/4.

    Đáp lại, khi được hỏi về sự kiện trên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong cuộc họp báo cùng ngày, đưa ra một phiên bản thông tin hoàn toàn trái ngược.

    Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói rằng tàu hải cảnh Trung Quốc đă bắt gặp tàu cá của Việt Nam đánh bắt bất hợp pháp trong khu vực quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) của Trung Quốc vào sáng 2/3 nên đă kêu gọi tàu này dời đi. Nhưng tàu cá Việt Nam không chịu dời đi và “bất ngờ quay ngoắt về phía tàu Trung Quốc” khiến cho tàu hải cảnh đâm vào tàu cá “dù đă cố hết sức để tránh”.

    Người phát ngôn của Trung Quốc nói thêm rằng phía Trung Quốc sau đó lập tức cứu hộ 8 ngư dân Việt Nam và để cho họ trở về sau khi thực hiện các thủ tục điều tra và thu thập chứng cứ.

    Trước đó một tuần, hôm 24/3, Trung Quốc công bố khánh thành hai “trạm nghiên cứu”, mà báo chí quốc tế gọi là các cơ sở quân sự mới, trên Đá Chữ Thập và Đá Subi ở Trường Sa, cũng là nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền, khiến Hà Nội phải lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh “tôn trọng chủ quyền”.

    Những sự việc liên tiếp trên xảy ra chỉ vài tháng sau một chuỗi đụng độ vào mùa hè năm ngoái khiến cho mối quan hệ Việt – Trung trở nên căng thẳng cực độ, xuất phát từ việc tàu hải cảnh Trung Quốc đi vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở băi Tư Chính, gần quần đảo Trường Sa, và ngang nhiên hoạt động tại đây trong nhiều tháng với lư do “khảo sát địa chất”.

    Qua nhiều chuỗi sự kiện, hành động, phản ứng và trao đổi qua lại giữa Hà Nội và Bắc Kinh, với những phiên bản thông tin trái ngược, cũng đă trở nên quen thuộc với giới quan sát và truyền thông quốc tế. Tờ International Business Times hôm 4/4 thậm chí c̣n đưa ra “khuôn mẫu” cho những sự kiện kiểu này, nói rằng “Ngư dân Việt Nam th́ sẽ tường thuật câu chuyện cho giới hữu trách địa phương để tŕnh lên các cấp trên. C̣n phía Trung Quốc th́ thường giữ im lặng. Và bởi v́ Việt Nam không thể đọ được với Trung Quốc về mặt quân sự, nên vụ việc sẽ dần dần lắng xuống khi cả thế giới phải lo đối phó với dịch Covid-19”.

    Việt Nam đă ‘lường trước’ và ‘chuẩn bị’?

    Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà nghiên cứu an ninh và chính trị khu vực của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS- Yusof Ishak có trụ sở ở Singapore, t́nh h́nh ở Biển Đông hiện nay “rất khó khăn” cho phía Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đang diễn ra đại dịch.

    Theo tiết lộ của nhà nghiên cứu này, Trung Quốc không chỉ công khai khánh thành trạm nghiên cứu hay đâm ch́m tàu cá ngư dân Việt, mà c̣n gây ra “một số chuyện nữa” mà sẽ “dần dần được nói ra”.

    Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban biên giới quốc gia Việt Nam, th́ nhận định với VOA rằng việc Trung Quốc đâm ch́m tàu cá của ngư dân Việt Nam là “câu chuyện không mới”, và Bắc Kinh thường sử dụng chiêu thức tung tin “vu khống” hay “đổ lỗi” cho phía Việt Nam trước khi thực hiện một hoạt động gây hấn hay xâm lấn trên Biển Đông.

    Theo cả hai nhà nghiên cứu Việt Nam, những động thái quyết liệt của Trung Quốc gần đây cho thấy Bắc Kinh đang có “mưu toan rất lớn”, không chỉ ở Biển Đông mà cả trong khu vực, chẳng hạn như vấn đề Đài Loan.

    “Trong bối cảnh toàn thể thế giới đang lao đao v́ đại dịch, mà xuất phát từ Trung Quốc, tôi nghĩ họ đang tính toán những bước phiêu lưu mới”, TS. Trần Công Trục nói với VOA.

    Tuy nhiên, hai nhà nghiên cứu trên cho rằng Việt Nam đă “lường trước” và “chuẩn bị kỹ” cho những t́nh huống xấu có thể xảy ra sắp tới.

    “Việt Nam sẽ ứng xử lại bằng hành động chứ họ không nói nhiều nữa đâu”, TS. Hà Hoàng Hợp nói, trong khi TS. Trần Công Trục cho rằng “Việt Nam sẽ có những biện pháp đấu tranh mạnh mẽ, kể cả trên phương diện pháp lư, truyền thông chính trị lẫn trên thực tế”.

    Trong vụ việc lần này, có thể thấy phản ứng công khai của phía Việt Nam gần như diễn ra ngay lập tức, khác hẳn với những lần khác trong quá khứ, mà gần đây nhất là vụ băi Tư Chính với khoảng một tuần sau, hoặc kín đáo và chậm chạp hơn nữa trong những vụ việc xa hơn.

    Chỉ “ngoại giao”

    Một sự trùng hợp là sự kiện Trung Quốc trao trả 8 ngư dân lại được truyền thông Việt Nam đưa tin trong cùng một ngày (3/4) với sự kiện Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường để “bàn cách hợp tác chống dịch Covid-19”.

    Trang thông tin chính thức của chính phủ Việt Nam nói trong cuộc điện đàm, ông Phúc c̣n ca ngợi “thành quả to lớn” mà Trung Quốc đă đạt được trong việc chống dịch Covid-19, dưới sự lănh đạo của Chủ tịch Tập Cận B́nh, Thủ tướng Lư Khắc Cường và Quốc vụ viện Trung Quốc. Ông Phúc cũng cảm ơn sự hỗ trợ của Bắc Kinh qua h́nh thức chia sẻ kinh nghiệm và một số địa phương đă hỗ trợ vật tư y tế cho Việt Nam.

    Mặc dù trên b́nh diện thông tin, hai sự kiện trên là hoàn toàn tách biệt, nhưng theo nhận định của TS. Hà Hoàng Hợp, chúng thực chất “có liên quan với nhau”.

    Ông giải thích: “Về mặt hợp tác, v́ hai nước có ‘hợp tác đối tác chiến lược’, trên nền tảng hai nước đều là thành viên của Liên Hiệp Quốc th́ phải có những hợp tác giúp nhau chống dịch bệnh, thiên tai. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường gọi điện cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và chắc là có thỏa thuận với nhau ǵ đó về chuyện bên Trung Quốc sẽ gửi một số vật tư y tế để giúp Việt Nam chống dịch này. Từ trước tới giờ là không có. Kể từ khi bùng phát dịch th́ chưa thấy có ǵ cả, bây giờ th́ lại có. Theo tôi biết th́ thủ tướng Việt Nam có nêu chuyện Biển Đông nhưng không thấy báo chí nêu”.

    Theo TS. Hà Hoàng Hợp, những lời ca ngợi của thủ tướng Việt Nam về thành tựu của Trung Quốc trong việc pḥng chống dịch Covid-19 thời gian qua chỉ “hoàn toàn là ngoại giao”.

    “V́ ở Việt Nam giờ chả ai tin người Trung Quốc”, TS. Hà Hoàng Hợp khẳng định.

    Theo ông, những vấn đề liên quan đến đại dịch Covid-19 như khi nào dịch thuyên giảm, chấm dứt hay sẽ bùng phát trở lại là những câu hỏi mà không ai hiện giờ có thể trả lời.

    “Thế th́ khi người Trung Quốc họ nói rằng họ ngớt dịch, rồi hết dịch, từ đó họ làm chuyện nọ chuyện kia… th́ khen họ chả mất ǵ cả nên ông [thủ tướng] cứ khen thôi”.

    Thêm vào đó, theo nhà nghiên cứu này, nếu Trung Quốc thực sự hết dịch th́ “Việt Nam cũng được nhờ” và chuyện “mừng cho anh cũng có nghĩa là mừng cho tôi”.

    “V́ nếu Trung Quốc không hết dịch th́ nó lại lây sang Việt Nam. Đợt vừa rồi, 16 người đầu tiên là từ Trung Quốc, từ Vũ Hán sang”, TS. Hà Hoàng Hợp nói thêm.

    Quan hệ Việt – Trung đă thay đổi?

    Theo lời TS. Hà Hoàng Hợp – mà ông khẳng định không phải là “suy đoán” – th́ trong câu chuyện “ngoại giao” giữa hai nguyên thủ quốc gia c̣n kèm theo một nội dung từ phía Việt Nam.

    “Đó là dù thế nào th́ dù, Trung Quốc không nên lấy chuyện chống được dịch để gây ra những chuyện lớn ở Biển Đông. Đấy là thông điệp mà tôi chắc là thủ tướng Việt Nam đă nói với ông kia [thủ tướng Trung Quốc]”.

    Nhà nghiên cứu của Viện ISEAS khẳng định mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện giờ “đă thay đổi”, và ngôn ngữ “ngoại giao” trao đổi giữa hai bên đôi khi không nói lên thực chất của mối quan hệ, mà chỉ là “nói với nhau vậy thôi”.

    “Bây giờ quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thay đổi nhiều rồi, việc nào phải ra việc đấy thôi. Nhân vụ đại dịch này th́ người ta nh́n rơ nhau hơn”, TS. Hà Hoàng Hợp nhận định.

    Nhà nghiên cứu này khẳng định Việt Nam giờ chỉ xem Trung Quốc là quốc gia “đối tác”, và v́ đối tác này luôn sẵn sàng “gây sự” bất cứ lúc nào nên “không tin được nhau” và “niềm tin chiến lược bây giờ c̣n rất ít”.

    “Trong khi đó, niềm tin đối với Mỹ th́ ngày càng tăng, nhưng tăng đến mức trở thành đồng minh với nhau th́ chưa thấy”, TS. Hà Hoàng Hợp b́nh luận thêm.

    Theo dự đoán của ông, nếu Trung Quốc tiếp tục lấn tới trong hoạt động nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, th́ những động thái “không ḥa b́nh” có thể sẽ diễn ra trên thực tế trong vài tuần sắp tới.

  10. #140
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giao Chỉ Đại Hán 2020 ?

    Lệnh chống dịch ‘chông chênh’ v́ Nguyễn Phú Trọng không ban bố t́nh trạng khẩn cấp
    Apr 4, 2020

    Khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm hôm 4 Tháng Tư vắng vẻ do nhà chức trách khuyến cáo phạt nặng đối với những người ra đường “không cần thiết.” (H́nh: VOV)
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm 4 Tháng Tư, một số Facebooker đặt câu hỏi v́ sao ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, chủ tịch nước CSVN, không ban bố t́nh trạng khẩn cấp trong bối cảnh dịch bệnh virus COVID-19 diễn biến phức tạp.

    Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ông Trọng, với vai tṛ chủ tịch nước CSVN, có quyền ban bố t́nh trạng khẩn cấp. Sau đó áp dụng theo Nghị Định 71 và Luật Pḥng, Chống Bệnh Truyền Nhiễm th́ chính quyền mới được áp dụng các biện pháp hạn chế như trong Chỉ Thị 16 mà Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc vừa loan báo.

    Thay v́ làm một hành động chính danh như vậy, ông Trọng chỉ xuất hiện qua một tấm ảnh được phát trên kênh truyền h́nh VTV cùng giọng đọc của MC nhà đài về “lời kêu gọi toàn dân chung sức chống dịch COVID-19.” Các báo nhà nước hôm 30 Tháng Ba được lệnh của Ban Tuyên Giáo phải đăng nguyên văn mệnh lệnh của ông Trọng để cho người dân thấy “sự chỉ đạo sát sao của người đứng đầu đảng CSVN.”

    Việc chủ tịch nước không hề ban bố t́nh trạng khẩn cấp dẫn đến hệ lụy là các mệnh lệnh, biện pháp do thủ tướng và chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội ban hành để chống dịch đều chông chênh về mặt pháp lư.

    Trong số đó, Chỉ Thị 16 của ông Phúc được ghi nhận là khiến giới luật sư và những người am hiểu luật “thất kinh về độ lùng bùng.” Văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật của ông Phúc có những câu chữ ḷng tḥng: “…Gia đ́nh cách ly với gia đ́nh, thôn bản cách ly với thôn bản, xă cách ly với xă, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh…”


    Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, chủ tịch nước CSVN trong lần “hiện h́nh” gần nhất trên đài truyền h́nh VTV. (H́nh chụp qua màn h́nh)
    Facebooker, nhà quan sát Dương Quốc Chính b́nh luận trên trang cá nhân: “Chỉ Thị 16 chả có giá trị pháp lư ǵ cả, coi như lệnh mồm thôi. Về lư th́ lệnh mồm dù có in thành text th́ cũng vô nghĩa, nên nó có lùng bùng cũng chỉ để đọc chơi chơi. Các tỉnh hiểu và triển khai chỉ thị khác nhau. Quảng Ninh th́ đổ đấp lấp đường, [áp dụng] thiết quân luật, Thái B́nh, Hải Pḥng th́ chặn xe từ tỉnh khác, loạn xà ngầu. Hài hước nữa là chỉ thị vừa ra được nửa ngày là chủ nhiệm Văn Pḥng Chính Phủ phải lên báo giải thích nội dung.”

    Cùng thời điểm, trên trang Facebook Truong Huy San, nhà báo tự do Huy Đức chỉ trích ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội, về mệnh lệnh “từ hôm 4 Tháng Tư, xử phạt người vi phạm lệnh hạn chế ra đường.”

    Tác giả cuốn “Bên Thắng Cuộc” nhận định rằng việc ông Chung muốn xử phạt “chỉ có thể thực hiện khi chủ tịch nước ban bố t́nh trạng khẩn cấp.”

    “Hà Nội không phải là một quốc gia riêng. Tướng Chung nên rút lệnh ngay tối nay nếu không ngày mai, khi quan chức phường xă, quận huyện lộng quyền, hành dân th́ không những cấp trên sẽ xử lư ông mà dân chúng cũng không hết lời ta thán,” theo Facebook Truong Huy San. (N.H.K)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Việt Kiều về Việt Nam ăn Tết 2020
    By dtkcamau in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 3
    Last Post: 25-02-2020, 10:53 AM
  2. Việt Kiêu Hải Ngoại ăn Tết 2020
    By dtkcamau in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 19
    Last Post: 28-01-2020, 09:33 AM
  3. Chúc Mừng Năm Mới 2020
    By BlackHole in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 01-01-2020, 08:54 AM
  4. Niềm vui ̣a vỡ - Tokyo đăng cai Olympic 2020
    By Hoai Nam in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 20-09-2013, 05:43 AM
  5. (1990-2020) VN sẽ sát nhập vào TQ?
    By longquan in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 22-01-2012, 09:24 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •