Results 1 to 4 of 4

Thread: Thứ c̣n nguy hiểm hơn cả Covid-19: Sự kỳ thị, hắt hủi người gốc Á trên khắp thế giới

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Thứ c̣n nguy hiểm hơn cả Covid-19: Sự kỳ thị, hắt hủi người gốc Á trên khắp thế giới



    Nhiều người Trung Quốc ở trên khắp thế giới đang phải chịu sự kỳ thị, hắt hủi của người dân bản địa sau khi dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán khiến hơn 1.000 người tử vong.

    Dịch Covid-19 đang hoành hành ở Trung Quốc và tràn sang hàng chục quốc gia khác trên thế giới khiến hơn 1.000 người tử vong. Virus lây lan nhanh và diễn biến khôn lường khiến nhiều người trở nên sợ hăi, hoang mang.
    Kể từ đây một bộ phận công chúng cũng sinh tâm lư kỳ thị và tránh xa những người dân Trung Quốc. Đối với nhiều người, họ chính là những con virus sẵn sàng lây nhiễm với bất cứ ai.
    Một cái hắt hơi cũng gây hoảng loạn
    Giờ đây, chỉ cần một người Trung Quốc ho hắng hay hắt hơi ở nơi công cộng th́ ngay lập tức nó sẽ khiến những người xung quanh trở lên hoảng loạn. Ở Canada, một bà mẹ cho biết những đứa trẻ ở trường đă đuổi theo và bắt nạt cậu con trai mang nửa ḍng máu Trung Quốc của cô v́ cho rằng đứa trẻ mang virus corona.
    Tại thành phố Manchester, ở Vương quốc Anh, người gốc Hoa bị coi là "virus độc hại". Tại Rome, dân Trung Quốc bị cấm vào quán bar gần Đài phun nước Trevi, một trong những địa điểm du lịch mang tính biểu tượng của thành phố. Một số người gốc Á ở Pháp đă kể chuyện bị tránh né một cách rơ ràng ở nơi công cộng. Pháp là nước đầu tiên ở châu Âu xác nhận ca nhiễm virus corona.
    Nhiều người bị xúc phạm và đuổi khỏi phương tiện công cộng v́ là người gốc Á. Đó không chỉ là tṛ đùa hay thù ghét trên mạng xă hội”, nhà báo người Pháp Linh Lan Dao viết trên Twitter.

    Một cô gái tên Chen, 25 tuổi, đến từ Bắc Kinh, sinh viên sau đại học tại Đại học California - Los Angeles bị yêu cầu rời một nhà hàng ở khu West Hollywood, Los Angeles, v́ bạn đi cùng cô bị ho.
    “Điều đó thật phi lư, bạn của tôi c̣n không phải người Trung Quốc, cô ấy là người Việt Nam và cũng chưa bao giờ đến Trung Quốc”, Chen nói với Nikkei Asian Review.


    Từ thảm họa đại dịch Vũ Hán, tại Châu Âu nhiều người bị xúc phạm và bị đuổi khỏi các phương tiện di chuyển công cộng v́ là người TQ hay ngay cả gốc Á châu

    Sự phân biệt đối xử người Trung Quốc không chỉ giới hạn tại phương Tây, ngay ở nhiều nước châu Á, người dân cũng bày tỏ thái độ hắt hủi, kỳ thị. Ở Singapore, hàng chục ngh́n người kư đề xuất cấm người Trung Quốc nhập cảnh. Ở Hong Kong, Hàn Quốc, đă có những cửa hàng dán giấy bên ngoài và nói khách Trung Quốc không được chào đón.
    Một người đàn ông họ Ma đến từ Thượng Hải cùng vợ là người Hàn đă đặt pḥng tại một resort suối nước nóng ở gần thành phố Yongpyong, Hàn Quốc. Tuy nhiên khi đến nơi, cặp vợ chồng được lễ tân thông báo rằng họ không thể nhận pḥng, với lư do người chồng là người Trung Quốc, sẽ gây "phiền toái" cho các khách khác. Mặc dù ông đưa ra bằng chứng cho thấy họ đă rời Trung Quốc 10 ngày trước và không có triệu chứng ǵ, resort vẫn từ chối.

    "Tôi là con người không phải là virus"
    Ở Pháp, hashtag #JeNeSuisPasUnVirus (tôi không phải virus) đang được nhắc đến để kêu gọi chấm dứt nạn phân biệt đối xử v́ virus corona. Jiang, một người Italy gốc Hoa, vào tuần trước đă đăng lên Facebook cá nhân video quay lại trải nghiệm của anh giữa trung tâm thành phố Florence và thu hút hơn 10.000 lượt chia sẻ cùng nhiều báo đài của nước này đưa tin.
    Video cho thấy Jiang đeo khẩu trang, bịt mắt, đứng trước một số công tŕnh nổi tiếng ở Florence, bên cạnh là tấm biển bằng 3 thứ tiếng Italy, Trung Quốc và Anh với nội dung: "Tôi không phải là một con virus, tôi là một con người, hăy giải thoát tôi khỏi định kiến".



    Anh Jiang bịt mắt đứng giữa thành phố Florence, bên cạnh tấm biển "Tôi không phải là một con virus, tôi là một con người, hăy giải thoát tôi khỏi định kiến" hôm 2/2.
    Một số người qua đường đă dừng lại, nh́n chằm chằm vào Jiang, số khác th́ tiến lại selfie với anh. Cuối video, mọi người ôm Jiang, cởi khẩu trang và bịt mắt của anh ra. "Tôi làm video này v́ cảm thấy bắt buộc phải truyền tải ư nghĩa của những câu từ mà tôi đă viết trên tấm biển. Tôi rất ngạc nhiên trước phản ứng của mọi người", anh giải thích.
    Nhiều câu chuyện về sự kỳ thị gần đây đă được truyền thông Italy đăng tải, như hai du khách Trung Quốc bị một nhóm trẻ em ở Venice nhổ nước bọt hay hai người châu Á bị một người qua đường chửi bới là "đồ bẩn thỉu" tại Florence. Sự việc tại Florence đă khiến Jiang, 29 tuổi, quyết tâm thực hiện video của anh vào hôm 2/2 để truyền tải thông điệp.
    Lina, một sinh viên đang học tại thị trấn Marburg của Đức, cho biết cô hy vọng dịch Covid-19 và nạn kỳ thị người Trung Quốc nhanh chóng chấm dứt. Trong thời gian qua, Lina, một người đến từ tỉnh Chiết Giang, đă ít nhất 3 lần bị gọi là người mang virus corona.
    "Tôi cảm thấy rất tức giận. Tôi là một con người, không phải là virus. Tuy nhiên, may mắn thay, hầu hết bạn bè tôi đều quan tâm và động viên tôi cũng như gia đ́nh ở quê nhà", Lina nói.

    Một người phụ nữ viết ḍng chữ: Con tôi không phải là virus và chia sẻ lên mạng xă hội.
    Mới đây, một bài xă luận có tiêu đề “Trung Quốc là người ốm yếu thật sự của châu Á” đăng trên Wall Street Journal ngày 3/2, khiến cộng đồng người Hoa tại Mỹ phẫn nộ. Một bản kiến nghị gửi tới Nhà Trắng được tạo ra sau đó ba ngày, kêu gọi Wall Street Journal xin lỗi và rút lại bài viết.
    Bất kể tác giả có quan điểm thế nào về các vấn đề nội tại của Trung Quốc, chỉ riêng cái tít đă thể hiện sự phân biệt chủng tộc đối với người Trung Quốc. Những lời lẽ thiếu trân trọng như vậy đối với công dân Trung Quốc vô tội sẽ chỉ khuyến khích phân biệt chủng tộc và sẽ gây hậu quả đối với người gốc Hoa cũng như gốc châu Á khác”, bản kiến nghị viết.
    Tổng Thư kư Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres cũng bày tỏ lo ngại về vấn đề này trong cuộc họp báo ngày 4/2. Trong các t́nh huống như dịch bệnh, “rất dễ có các quan điểm mang tính phân biệt đối xử, vi phạm nhân quyền, kỳ thị đối với những người vô tội chỉ v́ họ đến từ một nước nào đó. Việc tránh những quan điểm đó là rất quan trọng”, ông nói.
    Nhiều người kêu gọi chấm dứt việc ḱ thị người Trung Quốc trên khắp thế giới.
    SohaNews

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Cậu bé gốc Á, chính xác là gốc Việt, bị kỳ thị sau khi ho trong lớp giữa mùa dịch virus corona

    Một cậu bé gốc Á ở Mỹ đă bị giáo viên buộc phải xuống pḥng y tế sau khi ho trong lớp, trong khi những học sinh Mỹ khác bị ho không phải chịu thái độ đối xử tương tự.
    Một bé trai đă phải xuống pḥng y tá trường học sau khi ho trong lớp. Mẹ của cậu bé cho biết điều này là v́ lo ngại về virus corona mới (Covid-19), theo Fox News.
    “Nó là một đứa trẻ cứng cáp, khỏe mạnh, không phải là một bông tuyết”, mẹ cậu bé, bà Leyna Nguyen, một cựu phát thanh viên lâu năm ở Los Angeles. “Đây không phải vấn đề về một đứa trẻ quá nhạy cảm, đây là về một giáo viên vô cảm”.


    Mẹ cậu bé, bà Leyna Nguyen, một phát thanh viên kỳ cựu ở Los Angeles

    Bà Nguyen nói rằng giáo viên đă bắt con trai bà đến pḥng y tế tại trường trung học Walter Reed hôm 12/2 v́ cậu bé bị sặc khi uống nước.

    “Con tôi nói với tôi những đứa trẻ khác cũng ho nhưng không phải đi xuống pḥng y tế v́ chúng không phải là người châu Á”, bà Nguyen nói.
    Cô y tá đă cho cậu bé lớp 8 Dylan Muriano quay trở lại lớp học. Cậu bé sau đó bị các bạn cùng lứa trêu chọc rằng cậu nhiễm virus corona. Cậu bé cũng nói rằng giáo viên của cậu không hài ḷng khi thấy cậu trở lại và làm ngơ cậu suốt thời gian c̣n lại của lớp học.
    Muriano nói rằng giáo viên đó đă buộc tội cậu gây rối và bắt cậu đến văn pḥng hiệu trưởng ngày hôm sau.
    Bà Nguyen đă gọi điện đến trường học và đăng lên Facebook về việc này. Thật bất ngờ, hàng trăm người khác b́nh luận họ cũng trải qua điều tương tự, tại cửa hàng tạp hóa, trên một chiếc máy bay, không ai muốn ngồi bên một anh chàng châu Á.

    Ngay cả trang web của Trung tâm kiểm soát và pḥng ngừa dịch bệnh Mỹ cũng nói: “Đừng thể hiện thành kiến ​​với những người gốc Á v́ sợ loại virus mới này. Đừng cho rằng một người gốc Á có nhiều khả năng nhiễm virus này hơn người khác”.
    Học khu Los Angeles đang xem xét vụ việc và nói rằng họ không thể b́nh luận về các vấn đề của học sinh hoặc nhân viên v́ đây là vấn đề bí mật nhưng người phát ngôn nói của học khu nói: “Học khu vẫn cam kết giữ an toàn cho tất cả học sinh và không bỏ qua hoặc không dung thứ bất kỳ loại bạo lực nào”


  3. #3
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Người gốc Á bị xúc phạm v́ đeo khẩu trang, tiểu bang California lên án




    Sau các vụ hành hung, xúc phạm người gốc Á ở nhiều tiểu bang của Mỹ, tiểu bang California đang lên tiếng phản đối nhằm đẩy lui những kỳ thị không cơ sở liên quan tới dịch bệnh.

    Một tờ truyền đơn ở Los Angeles, có logo giả của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khuyên mọi người tránh xa các cửa hàng của người Mỹ gốc Á như Panda Express. Một học sinh trung học người Mỹ gốc Á tại Los Angeles bị đánh và phải nhập viện sau khi bạn bè nói cậu nhiễm virus corona.
    Hơn 14.000 người kư đơn đề nghị các trường ở khu vực Alhambra đóng cửa v́ lo ngại virus, mặc dù chỉ có một ca nhiễm ở hạt Los Angeles có dân số 10 triệu người.
    Đó là những sự vụ mà chính quyền Los Angeles đă lên án vào ngày 13/2 để dẹp đi sự kỳ thị chống người gốc Á đang nổi lên ở bang California, nơi có hơn một nửa trong số 15 ca nhiễm của Mỹ.

    Kỳ thị “từ New York tới New Mexico”

    Các vụ việc kỳ thị người Mỹ gốc Á, có cả hành hung, đă được ghi nhận từ New York tới New Mexico, xuất phát từ nỗi lo không có cơ sở rằng người Mỹ gốc Á liên quan tới virus corona chủng mới lây lan từ Trung Quốc.
    Tiểu bang California đang cố gắng “đón đầu” làn sóng kỳ thị này trước khi chúng lan rộng, v́ là bang có cộng đồng người gốc Á lớn nhất trong các bang ở Mỹ.
    “Chúng tôi sẽ không để yên cho sự thù ghét”, một quan chức Los Angeles nói với phóng viên, và kêu gọi người dân tố cáo các sự vụ như vậy.

    Những định kiến nhắm vào người gốc Á, cộng thêm các h́nh ảnh dịch bệnh từ Trung Quốc, đă khiến nỗi sợ hăi lan rộng. Sự kỳ thị có thể sẽ tệ hơn trong những tuần và tháng tới nếu số ca nhiễm ở Mỹ tiếp tục tăng, theo Reuters.
    Khẩu trang vốn được đeo phổ biến ở một số nước châu Á để pḥng khói bụi cũng như để tránh lây bệnh cho người khác, bỗng trở thành lư do khiến người gốc Á bị chú ư ở Mỹ. Những người đeo khẩu trang đă bị lăng mạ, tấn công.
    Giới chức khuyến khích người dân lên tiếng mỗi khi thấy chuyện đó xảy ra với người khác.
    Trước đó, một đoạn video gây sốc đăng lên Twitter hôm 4/2 cho thấy một người đàn ông tấn công một phụ nữ châu Á đeo khẩu trang tại ga tàu ở quận Manhattan, thành phố New York. Người này văng tục và la lên “đừng chạm vào tôi”, rồi nói người phụ nữ bị bệnh, theo Tony He, cư dân New York đă đăng video.
    “Điều mà mọi người quên mất là nhiều người châu Á có thói quen đeo khẩu trang từ lâu trước khi có dịch virus corona”, ông He viết thêm, và nhận xét “dịch bệnh chỉ khiến mọi người chú ư hơn (tới khẩu trang)”.


    Điều mà mọi người quên mất là nhiều người châu Á có thói quen đeo khẩu trang từ lâu trước khi có dịch virus corona

    Cần giáo dục nhận thức đúng về virus corona


    Sự kỳ thị người gốc Á cũng nổi lên tương tự năm 2003 trong đợt bùng phát dịch SARS, cũng bắt nguồn từ Trung Quốc. Đó là thời chưa có mạng xă hội, nơi mà sự kỳ thị, phân biệt, tin giả, chửi bới dễ bị phóng đại. Và đây không chỉ là vấn đề của California.
    Gần đây, một bài xă luận ​​có tiêu đề “Trung Quốc là người ốm yếu thật sự của châu Á” đăng trên Wall Street Journal ngày 3/2, khiến cộng đồng người Hoa tại Mỹ phẫn nộ. Một bản kiến ​​nghị gửi tới Nhà Trắng được tạo ra sau đó ba ngày, kêu gọi Wall Street Journal xin lỗi và rút lại bài viết, hoặc ít nhất là cái tít mang tính kỳ thị.
    Nhà thiết kế Yiheng Yu ở thành phố New York làm việc trong văn pḥng nơi nhiều đồng nghiệp mới trở về từ Trung Quốc, cũng là nơi mọi người đeo khẩu trang để đề pḥng.
    Nhưng một lần, cô đeo khẩu trang bước ra ngoài văn pḥng, và cô bị một phụ nữ theo sau.
    “Bà ta bắt đầu hét lên ‘Cô có bị điên không, biến khỏi đây mau’”, Yu, 34 tuổi, nói với Reuters. “Tôi nhận ra là v́ tôi đang đeo khẩu trang”.
    Thậm chí một cái ho cũng gây ra nỗi sợ, theo Ron Kim, một nghị sĩ ở hội đồng bang New York đang đại diện cho một khu vực ở Queens, thuộc thành phố New York, vốn có cộng đồng lớn người gốc Á.
    “Một nhân viên cấp dưới của tôi ở bến tàu Albany, vừa ho một chút th́ một người tới gần cô và hỏi cô có nhiễm virus không”, Kim nói với Reuters. Ông vừa thành lập hội đồng cố vấn về y tế để nâng cao nhận thức của người New York về dịch bệnh.
    “Chúng ta đang sống trong một xă hội đầy sự sợ hăi, v́ vậy nếu có thêm vấn đề này nữa (dịch bệnh), kiểu ǵ mọi người cũng trở nên xấu tính hơn”, ông Kim nói thêm.
    Manjusha Kulkarni, đứng đầu một tổ chức đại diện cho 1,5 triệu người gốc Á ở hạt Los Angeles, cũng đồng t́nh với việc cần phải chỉ ra thật giả trong chủ đề dịch virus corona.
    “Nhà hàng, cửa tiệm đă chứng kiến lượng khách giảm nghiêm trọng”, Kulkarni nói với Reuters. “Mới chỉ có một ca nhiễm virus corona ở Los Angeles”.

    Trước Los Angeles, một số nơi cũng đă cố gắng giảm nỗi sợ hăi người gốc Á v́ virus corona. Ở Toronto, Canada, các chính khách và quan chức trường học, cộng đồng lên tiếng kêu gọi không lặp lại sự kỳ thị đă bao trùm thành phố vào năm 2003, khi dịch SARS làm 44 người ở đây tử vong.
    ZingNews

  4. #4
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thứ c̣n nguy hiểm hơn cả Covid-19: Sự kỳ thị, hắt hủi người gốc Á trên khắp thế giới

    Dịch bệnh và kỳ thị
    Lê Phan

    February 16, 2020

    Một phụ nữ đeo khẩu trang khi đi mua sắm ở tiệm Costco, thành phố Alhambra, California. (H́nh: FREDERIC J. BROWN/AFP /Getty Image)
    Trong mùa Tết vốn thường rất bận rộn có một điều ǵ không b́nh thường xảy ra ở nhà hàng Peking Duck House ở khu Chinatown lịch sử của thành phố New York là không có một đoàn người xếp hàng chờ.

    Ông Kenny Au, quản lư ở nhà hàng vốn b́nh thường có một danh sách người chờ và đám đông tràn ra sắp hàng ngoài cửa tiệm, than phiền: “Đă là một sự sụt giảm khách hàng đáng kể cho chúng tôi.” Đằng sau ông là một căn pḥng với những bàn ăn trưng bày lịch sự nhưng hầu hết không có khách cho một bữa ăn trưa. Ông Au công nhận “Rất nhiều người sợ và họ không muốn nguy hiểm cho ḿnh.”


    Ở đầu bên kia của lục địa Hoa Kỳ, khi đi qua khuôn viên trường đại học hay ngồi trong lớp học, cô Rosen Huỳnh cố gắng hết sức để không ho.

    Lo sợ về virus Corona đă lan tràn quanh thế giới, và nhiều người như cô Rosen đă đột nhiên bị nhắc nhở đến nguồn gốc Đông Á của ḿnh. Mỗi cái ho, mỗi tiếng húng hắng, cô sinh viên 22 tuổi nói, có vẻ đă dẫn đến những cái liếc mắt nghi ngờ hay cái nh́n la lạ.

    Cô Huỳnh, sống ở Monterey Park, nói “Tôi không biết người ta nh́n tôi v́ tôi ho hay v́ tôi là người Á Châu đang ho, nhưng họ nghĩ tôi có thể có virus Corona. Tôi có cảm tưởng mỗi lần tôi ho, người ta lại cảm thấy khó chịu v́ điều đó. Đáng lẽ tôi không phải cảm thấy như vậy.”



    Virus và bệnh tật thường tạo nên hốt hoảng. Nhưng virus Corona đă tạo nên một chuyện khác nữa ngoài thông tin sai lạc và tin đồn thất thiệt: Kỳ thị, cảm tưởng bài Trung Hoa, và do đó lây sang những người Á Châu khác. Người ta đă có những tấn công tàn nhẫn ở các nơi công cộng, kể cả cái nh́n nghi ngờ và những lời nói độc địa; họ đă thấy người ta cuống quưt tránh né họ.

    Một sinh viên viết trên Snapchat “Đang học Calc 151 với toàn người Á Châu trong lớp… Tôi hy vọng không bị virus Corona… đang tính chuyện bỏ lớp này.”

    Một bác sĩ ở Ontario nói con trai của bà đă bị chặn lại ở trường bởi những đứa học tṛ khác muốn “thử nghiệm” xem nó có virus hay không chỉ v́ nó có nửa máu người Hoa.

    Loại coronavirus mới, vốn tạo nên một loại bệnh đường hô hấp và sưng phổi, đă lây nhiễm trên 24 quốc gia trên thế giới, với nay đă có bốn trường hợp tử vong bên ngoài Trung Quốc, một ở Hồng Kông, một ở Philippines, một ở Nhật Bản và một ở Pháp.

    Những con số thống kê mới nhất của Bắc Kinh hôm Thứ Bảy cho thấy có 66,492 trường hợp nhiễm bệnh với 1,523 người chết hầu hết ở Hồ Bắc. Bên ngoài Hoa lục, đă có khoảng 500 trường hợp ở 24 quốc gia và lănh địa. Tổng Giám Đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Bác Sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus nói toàn thế giới phải chuẩn bị v́ không thể nói dịch bệnh sẽ lan đi đâu. Trong hoàn cảnh như vậy, hốt hoảng cũng hiểu được.

    Nhưng bên cạnh đó, những thông tin sai lạc kể cả khuyến cáo tránh thức ăn Á Châu và những khu vực có người Á Châu đă được phổ biến, và những video chiếu cảnh người Á Châu ăn dơi kèm theo những đồn đoán không đúng về nguồn gốc của virus cũng như những b́nh luận vô nhân đang lan truyền trên Internet.

    Một làn sóng những cuộc thảo luận độc địa và những lời nói khôi hài có tính cách miệt thị về người Hoa hay người Á Châu nói chung đang ngày càng loan truyền trên internet, dựa trên những thành kiến liên hệ người Hoa và người Á Châu với thức ăn bệnh tật và dơ bẩn, theo các chuyên gia.

    Một số người ở California cảm thấy mối lo sợ kỳ thị chủng tộc quanh virus này đă được xác nhận khi cuối Tháng Giêng dương lịch, trung tâm dịch vụ y tế của đại học UC Berkeley nói bài ngoại đối với người Á Châu là “một phản ứng b́nh thường” trong một thông tin đưa lên Instagram tập trung vào việc gọi là “điều ḥa nỗi sợ và lo lắng” liên quan đến căn bệnh giống cúm này. Ngay lập tức viện đại học bị một làn sóng chỉ trích.

    Michelle Lee tweet một cách mỉa mai: “Cảm thấy nỗi sợ nhẹ mà người ta có về tôi ở chốn công cộng suốt tuần.” Angie Chen, phụ tá cho một thành viên Hội Đồng Thành Phố Berkeley và mới tốt nghiệp trường nói thông điệp này là “công khai và kinh khủng” trong sự thiệt hại cho người da màu, và c̣n đáng kể hơn nữa v́ hơn 40% sinh viên năm đầu tiên của trường là gốc Á châu. Và thêm “Người ta có thể hơi lo, điều đó là đúng. Nhưng gộp chung bài ngoại với tất cả những thứ như lo lắng và cảm thấy bất lực, chính thức hóa những phản ứng này cho virus.”

    Trước phản đối, viện đại học vội xóa thông điệp này và xin lỗi. Một tuyên bố của Tang Center viết: “Chúng tôi rất lấy làm tiếc về sự hiểu nhầm nó đă tạo nên.”

    Andrew Nguyễn, 22 tuổi, nhân viên bán hàng của Aape, một tiệm bán quần áo ở West Hollywood, đang tính tiền cho một khách hàng khi một người nh́n ông một cách miệt thị. Khi ông tḥ tay vào bịch để scan nhăn hiệu trên cái mặt nạ mà người này mua (loại mặt nạ thời trang chứ không phải y tế) ngón tay anh đụng vào miếng vải.

    Người khách hàng bảo: “Có thể lấy cho tôi cái mới được không?”

    Andrew hỏi lại “Tại sao?”

    Người kia trả lời “V́ anh đă đụng vào nó.”

    Chuyện này xảy ra khi những video về cảnh người Á Châu ăn những món thịt lạ đang lan tràn trên Internet vào đầu Tháng Hai, và Andrew bảo: “Tôi có cảm tưởng chắc là ông ta đă thấy một trong những đoạn video đó.”

    Đọc những lời b́nh luận độc địa trên những bài báo về virus đă làm cho cô Katherine Lu lo ngại. Cô không sợ bản thân ḿnh sẽ phải trải qua một kinh nghiệm kỳ thị v́ cô sống ở Los Angeles và ít khi phải dùng phương tiện chuyên chở công cộng.

    Cô nói: “Nếu tôi sống ở những thành phố lớn nơi chuyên chở công cộng là tối cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, tôi sẽ lo ngại là người ta lo sợ không muốn chia sẻ cùng không gian với tôi, chỉ v́ màu da của tôi. Virus Corona chỉ là một cơ hội cho họ có thể bày tỏ kỳ thị chủng tộc một cách mà có thể biện minh được.”

    Đó cũng là lúc mà Bác Sĩ Nancy Messonnier, giám đốc Trung Tâm Quốc Gia về Chủng Ngừa và các bênh đường hô hấp của các trung tâm CDC, tuyên bố “Đừng giả định là nếu ai đó gốc Á, họ có virus Corona.”

    Nhưng nhiều người đă hốt hoảng; kêu gọi tự áp đặt hay áp đặt cho toàn cộng đồng những cấm vận không dựa trên những khuyến cáo của các viên chức y tế quốc gia.

    Một sinh viên viết trên một trang Facebook nơi các sinh viên trường đại học UC Santa Barbara dùng để mua bán đồ cho nhau “Đóng cửa tạm thời UCSB trước khi một người trong chúng ta chết v́ virus Corona,” với link cho một kiến nghị trên Change.org.

    Và tiếp “Chúng ta có một số lớn những người thường xuyên đến từ Trung Quốc và những người viếng thăm Trung Quốc vốn có tiềm năng gây bệnh cho mọi người.”

    Post này sau đó bị xóa nhưng trang trên Change.org vẫn c̣n và có được 1,100 chữ kư.

    Giáo Sư Gilbert Gee, giáo sư của Trung Tâm Y Tế Công Cộng Fielding của trường UCLA giải thích: “Chúng ta có khuynh hướng lẫn lộn những người đau ốm với toàn thể những nhóm người, và điều đó là cho nó có tính cách phân biệt đối xử. Khi đưa ra với toàn thể một nhóm người th́ đó là kỳ thị.”

    Nhưng kỳ thị không có ǵ mới mẻ. “Nạn da vàng” đến từ Âu Châu từ thế kỷ thứ 19. Mà không phải chỉ người Hoa. Hồi đầu thập niên 1930, Los Angeles và các viên chức y tế công cộng của California đă đưa một nghị quyết lên Quốc Hội Hoa Kỳ đề nghị trục xuất tập thể những người Philippines. Họ lư luận là mức nhiễm bệnh lao phổi cao trong số người Philippines đă làm quá tải hạ tầng cơ sở y tế công cộng.

    Thành ra nếu như một số dự phóng, dịch bệnh coronavirus sẽ lan tràn khắp thế giới, chúng ta, những người Việt trong cộng đồng nên chuẩn bị tinh thần không những cho những kỳ thị cá nhân mà c̣n cho toàn thể cộng đồng. Nhóm người th́ đó là kỳ thị.”

    Nhưng kỳ thị không có ǵ mới mẻ. “Nạn da vàng” đến từ Âu Châu từ thế kỷ thứ 19. Mà không phải chỉ người Hoa. Hồi đầu thập niên 1930, Los Angeles và các viên chức y tế công cộng của California đă đưa một nghị quyết lên Quốc Hội Hoa Kỳ đề nghị trục xuất tập thể những người Philippines. Họ lư luận là mức nhiễm bệnh lao phổi cao trong số người Philippines đă làm quá tải hạ tầng cơ sở y tế công cộng.

    Thành ra nếu như một số dự phóng, dịch bệnh coronavirus sẽ lan tràn khắp thế giới, chúng ta, những người Việt trong cộng đồng nên chuẩn bị tinh thần không những cho những kỳ thị cá nhân mà c̣n cho toàn thể cộng đồng. (Lê Phan)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 24-10-2018, 03:01 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 28-10-2015, 12:54 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 05-06-2014, 08:21 AM
  4. Replies: 30
    Last Post: 27-06-2011, 06:45 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 29-03-2011, 06:18 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •