Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 15

Thread: Tự Hào Dân Tộc - Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tự Hào Dân Tộc - Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa

    Tự Hào Dân Tộc - Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa

    V́ sao QĐ Mỹ chú trọng việc phong tướng gốc Việt cho tất cả các Quân Binh Chủng?



  2. #2
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tự Hào Dân Tộc - Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa

    Ngũ hổ Tướng Mỹ gốc Việt trong hàng ngũ Hải Lục Không quân Hoa Kỳ làm rạng danh Việt Nam




  3. #3
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tự Hào Dân Tộc - Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa

    2 NHÀ KHOA HỌC NỔI TIẾNG LỪNG DANH Ở MỸ TỪNG ĐẠP XÍCH LÔ và BÁN VÉ SỐ DẠO Ở VIỆT NAM



  4. #4
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tự Hào Dân Tộc - Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa

    Thế giới nể phục tài năng chế tạo Siêu VK Laser cho QĐMỹ của TS gốc Việt Đ́nh Nguyễn?


  5. #5
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tự Hào Dân Tộc - Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa

    Nữ Tiến Sĩ Gốc Việt phát minh ra PIN tuổi thọ 400 năm khiến thế giới tán dương nể phục


  6. #6
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tự Hào Dân Tộc - Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa

    Danh Ca Thái Thanh - Phim Tài Liệu


  7. #7
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tự Hào Dân Tộc - Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa

    PBN Collection | Thái Thanh - Tiếng Hát Vượt Thời Gian


  8. #8
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tự Hào Dân Tộc - Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa

    Tự Hào Dân Tộc - Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa
    Kiều Chinh: Hành tŕnh chông gai của một người tị nạn đến Hollywood
    28/04/2020
    Hoài Hương-VOA


    Kiều Chinh trong phim The Joy Luck Club. Ảnh chụp ngày 22/9/2015 tại Hungtington Beach, California.(AP Photo/Nick Ut)


    Đúng vào ngày này 45 năm về trước, Kiều Chinh đang trên một chuyến bay ṿng quanh thế giới bất tận. Máy bay đáp xuống phi trường của những thành phố hoa lệ nhất thế giới, nhưng không thành phố nào mở cửa đón chào nữ minh tinh màn bạc hàng đầu của miền Nam Việt Nam bởi v́ Kiều Chinh bỗng nhiên trở thành một người vô tổ quốc, mang passport ngoại giao của một chính phủ không c̣n được công nhận. 45 năm sau, Kiều Chinh kể lại với VOA về bước đầu gian nan của cuộc đời một người tị nạn Việt Nam, phấn đấu làm lại cuộc đời từ con số không, để cuối cùng t́m lại cho ḿnh một chỗ đứng dưới ánh mặt trời tại Hollywood, thủ đô điện ảnh của thế giới.

    Thân phận tị nạn, vô tổ quốc

    “Tôi hiểu rằng tôi phải ra đi. Lúc đó đi không phải là dễ, dù rằng trong tay tôi có passport diplomatique. Sang tới Singapore, ngay lập tức tôi bị tống vào tù là bởi v́ cái passport diplomatique không c̣n hiệu lực. Họ nói cái passport đó thuộc về một chính phủ không c̣n power,” Kiều Chinh chia sẻ với VOA.


    Kiều Chinh trong vai ni cô Như Ngọc trong phim "Hồi Chuông Thiên Mụ" (1957)

    Đó là khoảnh khắc không bao giờ quên trong cuộc đời đầy thăng trầm của cựu ngôi sao điện ảnh miền Nam Việt Nam, khi Kiều Chinh nhận thức được thân phận của một người vô tổ quốc, và thấm thía nỗi mất mát to lớn của ḿnh trong những ngày cuối cùng dẫn tới biến cố 30/4/1975. Mất hết tất cả, gia đ́nh, tiền tài, danh vọng, Kiều Chinh trở thành người nhập cảnh bất hợp pháp tại nơi mà chỉ hơn một tuần trước, bà từng được săn đón trong tư cách là minh tinh màn bạc trong một bộ phim đ́nh đám, vừa quay xong vào ngày 15/4/1975.

    Căi lại lời khuyên gia đ́nh, bà trở về giữa một Sài G̣n đang hấp hối. Tất tả ra đi một tuần sau đó, bà đă phải trả những cái giá đắt cho quyết định đó. Với sự can thiệp của các nhà ngoại giao và bạn bè, Kiều Chinh được thả khỏi nhà tù với điều kiện phải lập tức rời Singapore.

    Sau một chuyến bay ṿng quanh thế giới dài như vô tận, Kiều Chinh đáp xuống phi trường Toronto vào 6 giờ chiều ngày 30/4/1975, và nghiễm nhiên trở thành một người tị nạn.

    Như hàng trăm ngàn người tị nạn khác, Kiều Chinh đă trải qua những đắng cay của cuộc đổi đời, phải làm lại tất cả, từ hai bàn tay trắng để cuối cùng trở thành một trong những diễn viên gốc Việt được biết tiếng nhiều nhất ở Hollywood.

    Kiều Chinh không bao giờ quên được cú điện thoại đă giúp bà thoát cảnh cơ cực với công việc dọn chuồng gà trong những ngày đầu tị nạn tại Canada. Dốc hết số tiền dành dụm được, Kiều Chinh gọi cho một số đồng nghiệp và bạn cũ ở Hollywood. Thất vọng v́ không gặp được ai, bà đánh liều với số tiền c̣n lại vào một cú điện thoại cuối cùng, và bắt liên lạc được với một phụ nữ chỉ gặp qua một lần ở Sài G̣n: minh tinh màn bạc Mỹ Tippi Hedren.


    Tippi Hedren

    “Tôi gọi cầu may vậy thôi, nhưng tôi ngạc nhiên khi bà là người nhấc máy điện thoại trả lời. Tôi nói “Tippi, đây là Kiều Chinh đây, tài tử Việt Nam ở Sài G̣n. Chúng ta gặp nhau cách đây 10 năm, có nhớ không? Bà ấy nói ối tôi mừng quá mừng quá! Khi Sài G̣n thất thủ tôi có nghĩ tới you. Tôi không biết you sống hay chết, đang ở đâu. Tôi khóc ̣a lên, tôi nói là tôi không c̣n tiền để mà nói tiếp nữa, xin gọi lại. Lúc bấy giờ tôi mới kể lại t́nh trạng của tôi. Bà ấy nói thôi đừng khóc nữa “Everything will be OK. Bà ấy đă mở ṿng tay và trái tim ra và giúp đỡ tôi. Bà mua vé máy bay cho tôi từ Toronto đi sang Hollywood,” Kiều Chinh xúc động thuật lại.

    Những bước đầu tại Hollywood

    Chen chân vào thủ đô điện ảnh thế giới là điều không dễ dàng, dù Kiều Chinh được sự bảo trợ của một số bạn bè có thế lực ở Hollywood như tài tử William Holden và Tippi Hedren.

    Kiều Chinh đă bỏ lỡ nhiều dịp may hiếm có như cơ hội được đóng một vai trong phim Apocalypse Now (1979), v́ phim quay ở nước ngoài, không thể trở về Mỹ do t́nh trạng di trú bấp bênh trong thời gian đầu. Khởi sự với những vai nhỏ, Kiều Chinh đă bắt đầu thấy ánh sáng ở cuối đường hầm khi được chọn đóng vai cô bạn gái của nhân vật Hawkeye Pierce do tài tử Alan Alda đóng trong M.A.S.H., phim truyền h́nh nhiều tập rất ăn khách của Mỹ lúc bấy giờ.

    Sự nghiệp điện ảnh của Kiều Chinh thực sự khởi sắc với phim Joy Luck Club, dựa trên một tiểu thuyết của Amy Tan. Kiều Chinh đóng vai một bà mẹ thời chiến đứt ruột bỏ lại hai đứa con song sinh dưới một gốc cây. Cảnh này, theo New York Times, là cảnh gây xúc động nhất trong phim Joy Luck Club.

    Kiều Chinh đă truyền được cảm xúc của ḿnh tới người xem v́ liên tưởng tới cảnh đời thực, khi ở tuổi 15, bị cha bỏ lại tại phi trường để đi t́m người anh đă bỏ nhà ra đi theo cách mạng vào đêm trước khi gia đ́nh di cư vào Nam.

    Đây cũng là một trong những bộ phim đắc ư nhất của Kiều Chinh. “Cho tới bây giờ đi dâu, đi ngoại quốc, tôi mới ở Luân Đôn về, mới ở bên Pháp về, tôi đi đâu người ta cũng vẫn nhận ra ḿnh trong phim Joy Luck Club, ngay cả trên máy bay, những người hôtesse de l’air cũng nhận ra ḿnh, họ nói Wow! Trong phim Joy Luck Club phải không? Lại mang cho tôi một lon nước đặc biệt, hay là mang cho tôi một cái bánh đặc biệt, những cái nhỏ nhỏ đó nó làm cho ḿnh ấm cúng lắm,” nữ minh tinh cho biết.

    Thành tựu


    30th Annual GLAAD Media Awards

    Dù không t́m lại được vị thế ngôi sao điện ảnh hàng đầu đă mất khi Sài G̣n sụp đổ, nhưng Kiều Chinh đă nhiều lần được làng điện ảnh quốc tế vinh danh, trong số này phải kể đến Giải Emmy cho phim tài liệu ``Kieu-Chinh: A Journey Home'' – (Kiều Chinh: Hành tŕnh trở về) của FOX Television (1996), Kiều Chinh cũng được trao Giải Nữ diễn viên Đặc biệt tại Đại hội Điện ảnh Delle Donne ở Ư (2003), Giải Thành tựu cả đời tại Liên hoan Điện ảnh Việt Nam Quốc tế (2003), và Thành tựu cả đời tại Liên hoan Phim San Diego (2006) cũng như tại Lễ hội Điện Ảnh San Francisco, Lễ hội Toàn cầu (2015).

    Người nghệ sĩ đa năng đa tài hai lần phải bỏ lại tất cả sau lưng để đi tị nạn, lần đầu một ḿnh xuôi Nam, và lần thứ nh́, bỏ xứ ra đi trên chuyến bay ṿng quanh thế giới dài vô tận, Kiều Chinh nay đă chiếm được một chỗ đứng đặc biệt trong xă hội Mỹ, quê hương thứ hai, và trong trái tim của cộng đồng người Việt khắp nơi.

    Kiều Chinh từng được Quốc hội Hoa Kỳ vinh danh là “Người Tị nạn Trong Năm” vào năm 1990. Kỷ niệm 60 năm bà hoạt động trong ngành điện ảnh, Dân biểu Luis Correa đại diện bang California đă vinh danh Kiều Chinh tại Hạ viện Hoa Kỳ về những đóng góp to lớn cho kỹ nghệ điện ảnh và cho các hoạt động thiện nguyện, phục vụ các cộng đồng trên khắp thế giới.

    Kiều Chinh là phụ nữ Việt Nam đầu tiên được mời phát biểu tại lễ Kỷ niệm 10 năm Ngày đặt viên đá đầu tiên để xây Tượng đài Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington vào năm 1992.

    Kiều Chinh c̣n có một cái tài khác ít được biết đến hơn. Từ năm 1993 tới nay, bà là một trong những diễn giả chuyên nghiệp của Greater Talent Network, thường xuyên được mời phát biểu hay đọc diễn văn tại các sự kiện lớn, như các hội nghị, hội thảo của giới khoa bảng và các đại học trên khắp nước Mỹ.

    Kiều Chinh chia sẻ với VOA một kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp làm diễn giả khi bà được mời đọc diễn văn khai mạc một sự kiện của Hội Phụ nữ Toàn quốc Mỹ, đúng một ngày sau biến cố 11/9/2001.

    “Nói ǵ với nhau, nói ǵ với nước Mỹ? Nói ǵ với những gia đ́nh, nói ǵ với những người phụ nữ? Hôm đó tôi đi ra, thường th́ trên sân khấu th́ nào là đèn đóm, nhưng hôm ấy tôi đi ra, ngay lập tức tôi tắt đèn xuống, ngay lập tức tôi ngỏ lời cầu nguyện. Cầu nguyện cho những nạn nhân vừa chết, cầu nguyện cho nước Mỹ và nói lên tấm ḷng, cảm xúc của người phụ nữ. Tôi là người sanh đẻ ở một quê hương chiến tranh, lớn lên trong chiến tranh, gia đ́nh tôi cũng từng bị tan nát, hàng ngày tôi cũng đă chứng kiến biết bao nhiêu người nằm xuống, bao nhiêu là đổ máu…”

    Bài diễn văn của Kiều Chinh, không có th́ giờ để soạn trước v́ vụ khủng bố xảy ra đột ngột, hoàn toàn dựa trên cảm xúc, đă đi thẳng vào trái tim của người nghe. Cử tọa đă đồng loạt đứng lên vỗ tay không dứt.

    Người phụ nữ Đông phương, người con của Hà Nội

    Sinh hoạt và làm việc với người Tây Phương, sinh sống ở hải ngoại lâu hơn thời gian ở Việt Nam, nhưng Kiều Chinh không bao giờ quên nguồn cội và luôn giữ trong tim h́nh ảnh của Hà Nội, v́ theo lời bà, ‘thời gian ở Hà nội là thời gian hạnh phúc nhất, c̣n có sự yêu thương và đùm bọc của bố, của anh’.

    Trong những lần xuất hiện tại những sự kiện điện ảnh hay hội nghị, hội thảo quốc tế hoặc những buổi vinh danh những đóng góp của người Mỹ gốc Việt, Kiều Chinh luôn luôn mặc áo dài, và vẫn giữ nguyên vẻ khả ái, dịu dàng, nền nếp của một phụ nữ Đông phương.

    Bà chia sẻ:

    “Tôi luôn luôn hănh diện là người Việt Nam, tôi luôn luôn mặc áo dài Việt Nam, như lần lănh Emmy Award cho documentary về Việt Nam ... Tôi nghĩ rằng đó là thái độ của một người tự hào về nguồn gốc của ḿnh”.

    Hai lần phải bỏ lại tất cả sau lưng để đi tị nạn, nghị lực nào, động lực nào đă thúc đẩy Kiều Chinh tiếp tục cuộc hành tŕnh, và đến tuổi bát tuần, vẫn làm việc, vẫn đóng góp cho xă hội?

    “Tôi có những bất hạnh trong đời. Tôi cũng có may mắn vô cùng. Tôi bị vấp ngă rất nhiều lần, nhưng luôn luôn cố gắng để đứng dậy, và tôi luôn luôn có sự giúp đỡ của bề trên, không biết bằng cách nào đó đă cho tôi cái sức mạnh đó,” Kiều Chinh bộc bạch.

    Mất mẹ từ lúc lên 6, xa bố từ tuổi 15 để không bao giờ được gặp lại, đau xót trong lần trở về thăm mộ cha, gặp lại người anh sau 41 năm xa cách... Cuộc đời ba ch́m bảy nổi của Kiều Chinh, quả như lời một nhà báo của New York Times, là một bộ phim đời thực có những t́nh tiết c̣n gay cấn hơn cả những câu chuyện mà bất cứ một nhà viết truyện phim nào có thể tưởng tượng.

    Xin chân thành cảm ơn Kiều Chinh đă dành cho VOA-Việt ngữ cuộc phỏng vấn này.

    16x9 Image
    Hoài Hương-VOA

  9. #9
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tự Hào Dân Tộc - Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa

    Tranh tô màu tôn vinh ‘anh hùng thầm lặng’ của họa sĩ Mỹ gốc Việt
    29/04/2020
    Khánh An-VOA
    Hai bức tranh tô màu tôn vinh "những anh hùng thầm lặng" trong đại dịch COVID-19 của Họa sĩ - DJ Dan Nguyen, do Hội đồng Nghệ thuật Long Beach phát hành vào tháng 4/2020.


    Một nghệ sĩ Mỹ gốc Việt, Dan Nguyễn, đă đóng góp vào dự án của Hội đồng Nghệ thuật Long Beach, bang California, Hoa Kỳ, những tấm tranh tô màu chân dung của những “anh hùng thầm lặng”, những người đang vất vả làm việc trong đại dịch COVID-19 để giúp cho cư dân được ở nhà khỏe mạnh và an toàn.

    Hai chân dung được Dan Nguyễn chọn vẽ là những người làm dịch vụ y tế khẩn cấp (EMS) và các nhân viên siêu thị.

    “Lúc vẽ, Dan nghĩ đến những người không bị (nhiễm virus corona) mà họ bắt buộc phải đi làm. Dan nghĩ mỗi sáng dậy đi làm, chắc họ cũng sợ lắm. Nhưng nếu không đi làm th́ không có lương để chăm sóc cho gia đ́nh. Họ cũng hơi bị stuck (bị kẹt, khó khăn). Dan nghĩ đến những người đó và cả những người đang bị (nhiễm bệnh) rồi và đang struggle (chống chọi lại bệnh tật)”, Dan Nguyễn nói với VOA.

    Hai bức tranh tô màu của Dan Nguyễn đă được Hội đồng Nghệ thuật Long Beach phát hành trong tháng này cùng với các tác phẩm của những nghệ sĩ địa phương khác nhằm tôn vinh những người đang làm việc ở tuyến đầu trong đại dịch do virus corona gây ra.

    Chọn nét vẽ và phong cách trẻ trung, năng động, hợp thời cho hai bức tranh, Dan Nguyễn muốn gửi đi thông điệp rằng đại dịch ảnh hưởng đến tất cả mọi người, bất kể già trẻ hay giàu nghèo. Anh mong muốn những người trẻ khi nh́n vào tranh sẽ có “cảm giác gần gũi”, chứ không chỉ là chân dung một nhân vật xa lạ.


    Họa sĩ - DJ Dan Nguyễn.
    Như bao thanh niên được sinh ra và lớn lên ở Mỹ, Dan Nguyễn đă trải qua những “cú sốc văn hóa” nhất định trong thời niên thiếu, khi gia đ́nh chọn cách giáo dục anh theo truyền thống Việt Nam.

    Dan kể: “Ba mẹ cũng nói tiếng Anh nhưng ba mẹ nói rằng ở trong nhà th́ phải nói tiếng Việt để không mất gốc, nên dạy Vietnamese way (theo cách người Việt Nam). Lúc Dan bước ra ngoài cửa th́ everything change (mọi thứ đổi khác). Tất cả là Western culture (văn hóa phương Tây). Nhiều lúc Dan rất confused (bối rối)”.

    Một trong những chuyện “gây bối rối” cho chàng trai gốc Việt là khi đang học cấp 3, Dan Nguyen theo bạn bè xin đi làm thêm bán thời gian tại một hiệu sách. V́ mới 16 tuổi nên Dan Nguyen phải xin chữ kư của bố mẹ để được làm việc.

    “Việc đó Dan làm chỉ khoảng 5 tiếng/tuần, after school (sau giờ học ở trường) để Dan lấy discount (giảm giá) mua sách. Khi Dan về nói ba mẹ sign (kư) cái này cho con để con đi làm, th́ ba mẹ rất giận, nói ‘Đi làm rồi bỏ học, đi ra đường kiếm tiền rồi không đi học nữa hả?’. I was so confused (Tôi đă rất bối rối), không hiểu ǵ, v́ thấy mấy đứa bạn trong high school ai cũng đi học đi làm, nên Dan (lớn tiếng) hỏi “Why?” (tại sao vậy)”, Dan Nguyễn kể.


    Những tác phẩm của Dan Nguyễn trên đường phố Sài G̣n.
    Và “nút thắt” cho những va chạm văn hóa trong Dan Nguyễn đă được gỡ dần sau thời gian trở về, sống và làm việc tại Việt Nam, bắt đầu từ một chuyến nghỉ hè 2 tháng, rồi quyết định ở lại 1 năm, 2 năm, 3 năm và cuối cùng là 10 năm tại Việt Nam. Dan Nguyễn nói khoảng thời gian này đă giúp anh có cơ hội t́m hiểu về nguồn cội, văn hóa người Việt và dần “hiểu” cha mẹ ḿnh hơn.

    “Sau khi Dan về Việt Nam sống một ít thời gian th́ mới hiểu ra là ba mẹ rất traditional (truyền thống). Dan học hỏi rất nhiều, về (nguồn) gốc, về everything (mọi thứ), and then finally (và cuối cùng) hiểu ba mẹ”, Dan nói.

    Ngoài khả năng vẽ, Dan Nguyễn c̣n được biết tiếng trong giới nghệ thuật về tài DJ. Anh đă từng đi đến hơn 20 quốc gia để tham gia biểu diễn tại các lễ hội âm nhạc lớn trên thế giới dưới tên Demon Slayer.

    Khi về Việt Nam, Dan Nguyễn dễ dàng kiếm việc trong môi trường âm nhạc và nghệ thuật mà anh nói là “đang phát triển và tràn đầy năng lượng” tại đây.

    Có một lượng fan và người ủng hộ khá đông tại Việt Nam, trong khi vẫn duy tŕ công việc ở Mỹ, chàng trai gốc Việt cảm nhận ḿnh có thể “đóng góp” chút ǵ đó trở lại cho quê hương cũng như “cân bằng” chính bản thân ḿnh bằng cách làm cầu nối văn hóa giữa hai quê hương.

    Dan cho biết: “Chơi nhạc ở đây, đi diễn ở bên Mỹ, Dan chơi mấy bài của Việt Nam, rồi chia sẻ những art works (tác phẩm nghệ thuật) của Vietnamese artists (các họa sĩ Việt Nam). Rồi khi về Việt Nam, Dan lại đem những tác phẩm nghệ thuật mới, nhạc mới của Los Angeles, của Mỹ Dan share (chia sẻ) với bên đó”.


    Dan Nguyễn làm DJ trong một sự kiện âm nhạc.
    Tuy nhiên, để đi đến thành công hôm nay, Dan Nguyễn đă phải vượt qua một thời gian dài dằn văt trong việc chọn nghề.

    “V́ Dan vẽ từ nhỏ đến lớn nên ba mẹ cũng respect (tôn trọng) nhưng cũng push (thúc đẩy) Dan đi học. Dan đi học làm bác sĩ tâm lư v́ hồi đó Dan cũng muốn giúp người. Một năm học pharmacy (dược), Dan thấy là ‘Oh my God! This is so boring’ (Trời ạ, sao nó chán thế!) nên Dan chuyển qua học bác sĩ tâm lư. V́ Dan thấy bác sĩ tâm lư là ở giữa yêu cầu của ba mẹ và yêu cầu của Dan. Sau khi học vài năm th́ Dan thấy nó không hợp với Dan nên Dan focus (tập trung) vào âm nhạc và nghệ thuật thôi v́ Dan thấy cái đó nó cũng giúp người”, Dan Nguyễn cho biết thêm.

    Hơn ba mươi tuổi, chàng trai đa tài này mới thực sự chọn con đường âm nhạc và nghệ thuật là nghề nghiệp chính thức của ḿnh.

    Dan nói: “Dan nghĩa là mỗi người có mặt trên thế giới này đều có một sứ mệnh để đóng góp và giúp đỡ người khác bằng một cách nào đó. Tài năng của ḿnh chính là công cụ để ḿnh sử dụng cho người khác. Sau này tôi mới phát hiện ra là công cụ của ḿnh chính là nghệ thuật, và đó là cách mà tôi đóng góp những điều tích cực cho thế giới này”.

    Trong đại dịch COVID-19, ngoài đóng góp tác phẩm tranh tô màu, Dan Nguyễn c̣n thực hiện những buổi livestream DJ nhạc ngay tại nhà để phục vụ nhu cầu âm nhạc của tất cả những ai cần một chút thư giăn trong lúc bị cầm chân trong nhà v́ đại dịch.

    Hiện chàng trai trẻ gốc Việt đang giữ vị trí Giám đốc nghệ thuật trong một công ty quảng cáo ở California, nơi anh thực hiện những sản phẩm quảng bá cho các thương hiệu nổi tiếng như McDonald, Coca-Cola, Samsung…

  10. #10
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tự Hào Dân Tộc - Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa

    Celine Thiên Ân, 13 tuổi, và bài ca đem lại niềm tin giữa dịch COVID-19
    May 1, 2020 cập nhật lần cuối May 2, 2020

    Celine Thiên Ân, khuôn mặt thiên thần với tiếng hát thiên thần. (H́nh: Celine Huỳnh cung cấp)
    Đằng-Giao/Người Việt

    DALLAS, Texas (NV) – Bé Celine Thiên Ân Huỳnh, 13 tuổi, ở Dallas, Texas, vừa giúp rất đông người trên thế giới t́m lại niềm tin vừa bị đại dịch COVID-19 cướp mất qua nhạc phẩm “Xin” và được nhà thờ cũng như thính giả khắp nơi trên thế giới hưởng ứng nồng nhiệt.

    “Xin” là một sáng tác mới nhất của nhạc sĩ Đoàn Vi Hương, nói về tâm tư loài người giữa dịch COVID-19, tuy có lạc lơng, hoài nghi nhưng vẫn một ḷng vững tin vào một đấng cứu rỗi.


    Nữ nhạc sĩ Vi Hương nói: “Ngay khi vừa hoàn tất nhạc phẩm này, tôi nghĩ ngay đến khuôn mặt thiên thần của Celine. ‘Xin’ là một lời cầu khẩn th́ phải là một giọng ca thánh thiện của thiên thần mới có thể chuyển tải được.”

    Nhiều linh mục khắp nơi trên thế giới đă phổ biến nhạc phẩm “Xin” với giọng ca Celine Thiên Ân bằng nhiều cách khác nhau. Linh Mục Paul Dương Nguyễn ở Paris, Pháp, phát “Xin” trong giờ chầu mỗi ngày. Linh Mục Phong Sương ở Việt Nam th́ chuyển “clip” thành “karaoke” với hai ngôn ngữ Việt và Anh. Linh Mục Peter Ngữ Lê ở Canada chia sẻ “Xin” với lời Anh cho giáo dân ngoại quốc.

    Ngoài ra, những trang Facebook lớn tại Mỹ như “Công Giáo: Đạo Vào Đời” hoặc “T́nh Yêu Thiên Chúa Thánh Ca Công Giáo” đều phổ biến “Xin” trong trang riêng của ḿnh. Do đó, lượng “view” tăng rất nhanh. Chỉ trong ngày đầu, con số đă vượt quá 10,000.

    Dĩ nhiên, nhiều “fan” của Celine cũng thưởng thức và “share” nhạc phẩm mới nhất này của bé.

    Trong vài ngày mà số lượt nghe giọng ca Celine Thiên Ân trong “Xin” ở YouTube đă hơn 76,000 rồi.

    Bấm vào đây để nghe “Xin”:



    Celine Thiên Ân Huỳnh (phải) cùng gia đ́nh. (H́nh: Huỳnh Đạo cung cấp)
    Đă hát hay, Celine c̣n học giỏi nữa. Mới lớp Tám mà bé đă thi PSAT và được xếp hạng 1% cao nhất nước.

    Về tương lai, bé nói: “Con muốn thành bác sĩ nhưng cuối tuần, con muốn đi hát.”

    Celine Thiên Ân, bằng tiếng Việt rành rọt, kể: “Cả tháng nay con rất buồn khi thấy trên TV có rất nhiều người bị bệnh COVID-19 rồi chết. Các bác sĩ và y tá t́m đủ mọi cách để cứu họ mà không được.”

    Cô bé cũng buồn v́ không được gặp ông bà ngoại. Bé chia sẻ: “Ông bà con ở rất gần nhà con mà con cũng không được qua thăm. Con nhớ ông bà con.”

    Nỗi buồn trẻ thơ này đă làm tâm hồn của bé nhuốm chút ưu tư trước tuổi. “Nhiều khi ngồi một ḿnh, con thắc mắc không biết thế giới này sẽ ra sao. Con sợ, con lo cho con và cho gia đ́nh con.”

    Chính v́ những tâm tư chín chắn đó mà khi nhận được nhạc phẩm “Xin” do nhạc sĩ Đoàn Vi Hương từ Orange County, California, gởi sang, bé như gặp dịp quá tuyệt vời để bày tỏ nỗi ḷng. “Con đọc lời bài hát mà cảm thấy vô cùng xúc động v́ nó rất giống với những ǵ trong đầu con. Và con nhận lời hát ngay,” Celine Thiên Ân nói.

    Hôm ấy cả gia đ́nh bé đang bị cảm cúm phấn hoa.

    Mọi người trong nhà cùng bị ho, nhảy mũi và khàn tiếng.

    Ông Huỳnh Đạo, cha bé, cho biết khi nhận được phần ḥa âm từ California gởi sang, Celine nghe rồi quyết định hát ngay. “Lúc đó gần 1 giờ sáng bên này mà cháu v́ quá thích bài hát nên hăng hái hát liền,” ông kể. “Sau khi thử hát một câu, thấy c̣n có thể phát âm được th́ biết thuốc (cúm) đă ngấm nên Celine không muốn đợi ngày mai v́ biết đâu có thể sẽ bị nặng hơn.”


    Celine Thiên Ân Huỳnh thu âm ca khúc “Xin” ngay trong pḥng ngủ. (H́nh: Celine Huỳnh cung cấp)
    Việc thực hiện bài “Xin” cũng rất hy hữu.

    Tất cả mọi pḥng thu âm ở Orange County, California, và Dallas, Texas, đều bị đóng cửa.

    Nhưng v́ cả nhạc sĩ lẫn ca sĩ cùng đồng ḷng, họ đă thành công một cách bất ngờ.

    Nhạc sĩ Đoàn Vi Hương nói: “Không t́m được pḥng thu, tôi nảy ra một ư kiến rất táo bạo là nhờ anh Đạo phát phần nhạc đệm do Thịnh của TVP Music ḥa âm bằng một cellphone rồi để Celine thu phần ca bằng một cellphone khác. Tôi đề nghị nên vô pḥng ngủ v́ có mùng mền chăn gối để tránh bị vang.”

    Bé Celine cười: “Lúc đang hát, con rất muốn khóc nhưng con phải ngăn lại để hát cho xong. Con rất thích bài ‘Xin’ này v́ lời ca rất có ư nghĩa và nó ‘đụng’ vô trái tim con.”

    Bé cho biết khi hát xong, bé cảm thấy một niềm hạnh phúc rất dễ chịu lan tỏa trong ḷng ḿnh.

    Ông Đạo cho biết ông từng ngạc nhiên v́ tiếng hát của con ḿnh rồi nhưng lần này, khi em cất giọng hát bài “Xin” trong pḥng ngủ, ông không ngăn được nước mắt.

    “Tôi cảm nhận ngay được tấm ḷng thành khẩn và sự nức nở của con ḿnh, như cảm thông cho cả thế giới đang phải điêu đứng v́ nạn COVID-19,” ông nói. “Celine, như mọi người, chỉ ở nhà và theo dơi thông tin trên TV thôi mà không ngờ bé lại có thể diễn đạt được những rung động sâu lắng như vậy.”

    Cả Celine Thiên Ân và Đoàn Vi Hương cùng thấm thía v́ câu trong bài “Xin”: “Xin loài người cúi đầu, cùng xin có một niềm tin/Tin nơi t́nh yêu Người, thử thách cũng sẽ vượt qua…”


    Cô bé gốc Việt 13 tuổi hát quốc ca Hoa Kỳ mở màn trận đấu bóng rổ NBA hồi Tháng Ba, 2020, giữa đội Mavericks và đội Phoenix Suns. (H́nh: Huỳnh Đạo cung cấp)
    Celine không là người xa lạ với âm nhạc. Năm 2015, khi mới tám tuổi, bé đă lọt vào ṿng “top 10” trong cuộc thi VStar Kids do Thúy Nga, VietFace TV và Dancesation tổ chức.

    Tháng Ba năm nay, Celine Thiên Ân Huỳnh bước chân vào lịch sử thể thao Hoa Kỳ khi bé mặc áo dài truyền thống Việt Nam và hát quốc ca Hoa Kỳ trước 25,000 khán giả, mở đầu cho trận bóng rổ NBA tại Dallas giữa hai đội Mavericks và Phoenix Suns.

    “Con mặc áo dài v́ con muốn mọi người biết con là người Việt Nam,” cô bé 13 tuổi hănh diện nói. (Đằng-Giao) [qd]

    —–
    Liên lạc tác giả: ngo.giao@nguoi-viet.com

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •