« Tại Munich, sự đối địch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nổ ra công khai ». Hội nghị về an ninh lần thứ 56 là dịp để Washington và Bắc Kinh đấu khẩu kịch liệt.

Người Trung Quốc là bọn ăn cắp, c̣n người Mỹ là những kẻ nói dối. Những từ ngữ nặng nề như thế đă được tung ra giữa đôi bên. Năm nay, đoàn đại biểu Mỹ đến Munich rất hùng hậu với ít nhất ba bộ trưởng và khoảng 40 dân biểu gồm đủ mọi khuynh hướng chính trị. Bất chấp nỗ lực đối phó với virus corona của Bắc Kinh, cả Cộng Ḥa lẫn Dân Chủ Mỹ đều tố cáo mối đe dọa từ Trung Quốc đang đè nặng lên thế giới tự do.

Loạt đạn dữ dội nhất là từ bộ trưởng Quốc Pḥng Mark Ester, ngay từ sáng thứ Bảy 15/2, ông đă tấn công vào sự độc tài của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Rằng đảng « đi về một hướng sai lạc, có thái độ vơ biền hung hăng. Trung Quốc xử sự theo kiểu phá hoại và đe nẹt trong khu vực. Chúng ta cần phải thức tỉnh ».
Bị chạm nọc, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trả đũa, cho rằng cáo buộc trên là « dối trá », do « Hoa Kỳ không chấp nhận sự thành công của một nước xă hội chủ nghĩa ».
Ngoài việc bành trướng trên Biển Đông với việc quân đội Trung Quốc đe dọa tất cả các nước láng giềng và xung đột thương mại, Washington c̣n lo ngại trước tham vọng công nghệ của Bắc Kinh, đặc biệt là dự án « Made in China 2025 ». Ông Mark Esper phẫn nộ : « Trung Quốc tiếp tục chính sách đi ăn cắp. Họ đánh cắp công nghệ ! »
Vương Nghị tự ca tụng : « Chúng tôi có đảng Cộng Sản hùng mạnh, có 5.000 năm lịch sử, không sức mạnh nào trên thế giới ngăn được chúng tôi ». Nhưng Mark Esper đáp trả : « Phương Tây có một tương lai rạng ngời và sẽ chiến thắng. Thượng Đế sẽ phù hộ cho thế giới tự do và Hoa Kỳ ».

Trước mắt tỉ lệ tăng trưởng của Trung Quốc trong những năm tới sẽ sụt xuống dưới 4%, và hậu quả trong trung hạn được minh họa trong chính chữ Hán « nguy cơ » - vừa nguy hiểm vừa là cơ hội. Đây là sự khủng hoảng tính chính danh của một chế độ hứa hẹn thịnh vượng đổi lấy tự do, mà Hồng Kông và Đài Loan chỉ là bề nổi phía trên cơn sóng ngầm Tây Tạng và Tân Cương.
Từ một năm qua, người dân Trung Quốc rất bất măn trước khủng hoảng dịch heo : 300 triệu con heo bị tiêu diệt, khiến giá thịt heo mà họ vốn ưa thích tăng vọt. Nhưng câu trả lời của Nhà nước là đầu tư cho những nhà máy kiêm nông trại 12 tầng lầu, để mặc các hộ chăn nuôi gia đ́nh tự xoay sở, trong khi dân chúng mong muốn một cuộc sống « xanh và sạch », thuận với thiên nhiên.
Nh́n chung trên toàn cầu, cuộc khủng hoảng mô h́nh Bắc Kinh sẽ làm tăng quá tŕnh phi toàn cầu hóa, tái chuyển dịch sản xuất. Những nước đang phát triển chẳng hạn ở châu Phi sẽ thoát được chế độ thực dân mới, c̣n với những nước phát triển, có thể hạn chế được t́nh trạng tiêu dùng quá lố, bất chấp hệ quả xă hội, môi trường. Theo báo Pháp Les Echos, như vậy con virus corona chưa hẳn chỉ mang lại toàn tin xấu.
Cũng tin liên quan xung đột Mỹ- Trung

Mỹ điều tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan, tiến vào Biển Đông



Tuần dương hạm USS Chancellorsville (CG-62) của HQ Mỹ mang tên lửa dẫn đường đi vào Biển Đông qua eo biển Đài Loan hôm 15/02 vừa qua
Theo CNA, một tàu chiến của Mỹ đă đi qua eo biển Đài Loan vào hôm 15/2, đánh dấu sự hiện diện quân sự thứ 3 của quân đội Mỹ ở khu vực tính riêng trong tuần này.
Động thái này được thực hiện sau khi xảy ra sau hai lần liên tiếp máy bay chiến đấu F-16 của Đài Loan xuất kích để bám theo các máy bay ném bom của Trung Quốc đi vào vùng trời eo biển Ba Sĩ tại phía nam đảo Đài Loan.
Tàu chiến Mỹ vừa đi vào Biển Đông chính là tuần dương hạm USS Chancellorsville (CG-62) mang tên lửa dẫn đường. Con tàu thuộc lớp Ticonderoga, trực thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, lực lượng phụ trách các chiến dịch an ninh và ổn định trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương.
Tờ Stars and Stripes dẫn lời các quan chức Mỹ xác nhận thông tin này.

Đây là lần thứ 2 trong năm nay tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan. Trước đó vào ngày 17/1, một tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường khác là USS Shiloh (CG-67) cũng thực hiện hành tŕnh tương tự.
Vào ngày 9 và 10/2, các máy bay chiến đấu J-11 và máy bay ném bom H-6 của quân đội Trung Quốc đă bay qua vùng trời eo biển Ba Sĩ ở phía nam đảo Đài Loan.
Sau đó, Mỹ đă điều động 2 máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress thực hiện các chuyến bay về phía nam ngoài khơi bờ biển phía đông của Đài Loan. Một máy bay vận tải chiến đấu đa nhiệm MJ-130J Commando II cũng bay qua eo biển Đài Loan, hướng về phía nam.
Một máy bay khác của Mỹ là chiếc P-3 Orion - chuyên thực hiện các nhiệm vụ giám sát và chống ngầm, cũng xuất hiện hôm 13/2 trên vùng trời ngoài khơi Mũi Eluanbi ở phía nam đảo Đài Loan.
RFI, ZingNews