Results 1 to 2 of 2

Thread: GIÁ TRỊ "CỘNG HÒA" TRƯỜNG TỒN TẠI VIỆT NAM

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    GIÁ TRỊ "CỘNG HÒA" TRƯỜNG TỒN TẠI VIỆT NAM

    GIÁ TRỊ "CỘNG HÒA" TRƯỜNG TỒN TẠI VIỆT NAM
    Việt Nam Cộng ḥa giáo dục người dân tinh thần chống Cộng’



    Việt Nam Cộng ḥa có chương tŕnh giáo dục chính trị để xây dựng tinh thần chống Cộng ở quan chức và người dân và tinh thần chống Cộng này đă đi theo di dân người Việt sang Mỹ và trở thành bản sắc của cộng đồng di dân Việt.

    Hội thảo: Chống Cộng là ‘bản sắc’ của người Việt hải ngoại
    28/10/2019
    Ngọc Lễ

    Ông Nguyễn Thiện Ư trả lời VOA bên lề hội thảo về nền Cộng ḥa ở miền Nam Việt Nam

    Tinh thần chống Cộng của người Việt tại hải ngoại có nguồn gốc sâu xa từ việc giáo dục tuyên truyền có chủ ư từ những ngày đầu của Việt Nam Cộng ḥa vốn được duy tŕ trong suốt thời kỳ tồn tại của quốc gia này và sau này được người tị nạn Việt Nam mang theo ra đến hải ngoại, một nhà nghiên cứu nhận định tại một hội thảo mới đây.

    Chương tŕnh giáo dục tuyên truyền đó được gọi là ‘Chương tŕnh Học tập Chính trị’ vốn được khởi xướng dưới thời Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm ngay sau khi Hiệp định Geneva được kư kết năm 1954 để tạm thời chia đôi Việt Nam, ông Nguyễn Thiện Ư, nghiên cứu sinh Tiến sỹ về xă hội học, cho biết tại hội thảo về nền cộng ḥa và các giá trị cộng ḥa của miền Nam Việt Nam được tổ chức tại Đại học Oregon ở Eugene hôm 14/10.

    ‘Quốc gia chống Cộng’

    “Chương tŕnh Học tập Chính trị’ (CTHTCT) là cách chính quyền đưa ư chí của ḿnh đến với người dân và biến ư chí chính phủ thành tinh thần của người dân,” ông Ư giải thích và cho biết lư thuyết của chương tŕnh này được xây dựng dưới thời Ngô Đ́nh Diệm và được củng cố qua chiến dịch tố Cộng – diệt Cộng vào giai đoạn 1959-1960.

    “Mục đích của chương tŕnh này là làm cách nào để người dân hiểu được bổn phận của ḿnh trong quốc gia, bổn phận của công dân trong một quốc gia chống Cộng là ǵ,” ông nói thêm và nhận định đây là ‘thành quả chính trị’ của nỗ lực xây dựng quốc gia của miền Nam Việt Nam.

    Nội dung của CTHTCT này được dựa trên hoạt động và tư tưởng của Đảng Cần Lao do hai anh em Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Nhu sáng lập, ông Ư nói. “Nó được dùng để xây dựng ḷng trung thành cho chế độ bằng cách đảm bảo rằng những người đi học sẽ thấm nhuần những tư trưởng được truyền dạy.”

    Chương tŕnh này được điều phối ở cấp chính quyền trung ương và là một cách thức quan trọng để truyền bá tư tưởng chính trị dưới thời Việt Nam Cộng ḥa, cũng theo lời nhà nghiên cứu này.

    Ông Ư cũng nói thêm rằng việc tham dự lớp học là chưa đủ mà c̣n các học viên c̣n được yêu cầu ‘áp dụng vào hành vi trong cuộc sống hàng ngày’.

    Ông cho biết CTHTCT này ‘đă ăn sâu’ vào đời sống ở Việt Nam Cộng ḥa và nhà chức trách đă nỗ lực để đảm bảo các lớp học này được tham dự đông đủ và người tham gia hăng hái học. Những biện pháp như điểm danh, thưởng, phạt cũng đă được áp dụng, ông nói.

    “Những biện pháp này giúp cho CTHTCT trở thành một hoạt động thường xuyên và giúp nó trụ lại lâu nhất có thể,” ông nói thêm và chỉ ra những nội dung của chương tŕnh từ thời Đệ nhất Cộng ḥa tiếp tục được vận dụng trở lại dưới thời Đệ nhị Cộng ḥa.

    Từ Hiệp định Geneva

    Ông Nguyễn Thiện Ư cho biết thông điệp chính của CTHTCT được xây dựng từ việc kư kết Hiệp định Geneva vào năm 1954.

    Ông nói rằng thông điệp đó lúc đầu là để biện giải tại sao người dân cần phải ủng hộ Việt Nam Cộng ḥa và cũng như cần phải chống Cộng một cách quyết liệt. Đồng thời nó cũng giúp đảm bảo tính chính danh cho chính quyền của ông Ngô Đ́nh Diệm.

    Theo đó, luận điệu này cho rằng phe Cộng sản là những ‘kẻ phản quốc bán rẻ miền Nam Việt Nam cho quốc tế cộng sản’, ‘lợi dụng khát khao độc lập của người dân Việt Nam’ và rằng ‘bên ngoài cộng sản kêu gọi ḥa b́nh nhưng trên thực tế lại tiến hành chiến tranh’. Nó cũng khẳng định lập trường của Việt Nam Cộng ḥa là ‘bác bỏ đề xuất thống nhất của miền Bắc v́ đất nước cần được thống nhất và độc lập dưới sự tự do chứ không phải nô lệ’ và ‘rằng Việt Nam Cộng ḥa không phải là một bên kư kết hiệp định nên không bị ràng buộc’.

    Lúc đầu các tài liệu học tập tập trung đưa ra bằng chứng về ‘sự tàn ác của cộng sản’ nhưng sau khi tái cấu trúc vào năm 1958, CTHTCT ngày càng trở nên xoay quanh những mối bận tâm ngoại giao của miền Nam Việt Nam trong thế giới tự do, ông Ư cho biết.

    “Trọng tâm mới là tiến tŕnh dân chủ đang phát triển của miền Nam Việt Nam như là giải pháp cho những khó khăn kinh tế và chính trị thời kỳ hậu thuộc địa,” ông nói.

    “Do đó, luận điệu về Hiệp định Geneva bắt đầu được đưa thêm vào sự tương phản giữa miền Nam tự do và miền Bắc áp bức,” ông giải thích. “Nó khắc họa miền Bắc không chỉ là kẻ phản quốc mà c̣n là những kẻ xâm lăng quân sự và là bên vi phạm hiệp định được kư kết vào năm 1954.”

    “Thông điệp lặp đi lặp lại là miền Bắc là bên kư hiệp định nhưng lại phát động bạo lực ở miền Nam trong khi miền Nam không kư hiệp định nhưng lại mong muốn ḥa b́nh.”

    Sau cái chết của Ngô Đ́nh Diệm vào năm 1963 và sự sụp đổ sau đó của Đệ nhất Cộng ḥa, thông điệp của CTHTCT không hề mất đi mà trái lại có sự hồi sinh dưới thời Đệ nhị Cộng ḥa, ông Ư nói và cho biết dưới các chính quyền khác nhau th́ chương tŕnh này lại có trọng tâm khác nhau.

    Mặc dù CTHTCT dưới thời Đệ nhị Cộng ḥa có những tên gọi khác nhau nhưng nó ‘cũng cùng bản chất, sử dụng lại ư chí, tài liệu cũ’, ông nói thêm.

    “Dưới thời Đệ nhị Cộng ḥa, luận điệu được lái theo một phương hướng mới để định h́nh các cuộc đàm phán đang diễn ra ở Paris.”

    Chính quyền của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu khi đó mô tả miền Nam Việt Nam là ‘một quốc gia yêu chuộng ḥa b́nh nhưng lại bị chiến tranh tàn phá thảm hại bởi những người cộng sản Bắc Việt’, đưa ra yêu sách cơ bản là ‘miền Bắc phải rút quân hoàn toàn khỏi miền Nam’ th́ mới thực thi ḥa b́nh và chỉ ra ‘bản chất lường gạt của Việt Cộng như đă chứng tỏ trong việc vi phạm Hiệp định Geneva’.

    Cho đến Washington và Hà Nội tiến gần đến một thỏa thuận ở Paris, các tài liệu học tập của CTHTCT bắt đầu tuyên truyền về ‘tính chất hai mặt của cộng sản và việc cộng sản vi phạm hiệp định đă được kư kết là không thể tránh khỏi’, ông Ư nói thêm và giải thích rằng bằng cách này, Hiệp định Paris đă được mô tả theo tinh thần của luận điệu chống Hiệp định Geneva vốn chi phối ở miền Nam.

    Sợi dây kết nối

    Nhà nghiên cứu này cho rằng chính tinh thần chống Hiệp định Geneva và Hiệp định Paris từ CTHTCT đă nuôi dưỡng thông điệp chính trị của những người Việt hải ngoại ngày nay, những người đă bất chấp nguy hiểm t́m đường tị nạn sau ngày 30/4 năm 1975.

    Chính quan điểm chống Cộng này là sợi dây kết nối những người di cư từ miền bắc vào miền Nam vào năm 1954 cũng như làn sóng di cư ồ ạt ra hải ngoại sau năm 1975, nhà nghiên cứu này cho biết.

    “Tôi cho rằng điểm tương đồng giữa hai cột mốc thời gian này ít cho thấy đó là sự tị nạn chạy trốn cộng sản hơn là cho thấy sự duy tŕ một luận điệu chính trị vốn đă có từ thời nền Đệ nhất Cộng ḥa và tiếp tục có ảnh hưởng lên người Việt ở Mỹ ngày nay,” ông nói.

    Ông cũng giải thích thêm rằng do những sỹ quan và công chức của Việt Nam Cộng ḥa, những người tham gia nhiều vào CTHTCT, sau này trở thành các lănh đạo của cộng đồng người Việt hải ngoại, nên những tư tưởng của CTHTCT trở thành một gạch nối giữa Việt Nam Cộng ḥa và cộng đồng người Việt hải ngoại hiện nay.

    Ông Ư đưa ra một ví dụ là các tài liệu và ấn phẩm của Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam (tức Mặt trận Hoàng Cơ Minh) vốn chi phối đời sống chính trị của người Việt ở Mỹ vào những năm 1980 đă so sánh sự di cư từ Bắc vào Nam sau hiệp định Geneva năm 1954 với thảm cảnh của người tị nạn miền Nam sau năm 1975.

    “Khi qua tới bên Mỹ, tinh thần chống Cộng này được đưa vào trong báo chí, sách vở và trong cách người Việt nói chuyện với nhau,” ông nói.

    Trao đổi với VOA bên lề hội thảo về làm sao những người gốc Việt trẻ sinh ra ở hải ngoại thấu hiểu và chia sẻ tinh thần chống Cộng của cha mẹ của họ trong khi họ không hề có trải nghiệm trực tiếp về cộng sản, ông Nguyễn Thiện Ư giải thích rằng tư tưởng chống Cộng đă trở thành ḍng ‘tư tưởng bao trùm’ (hegemony) - ảnh hưởng đến tất cả mọi người, lấn át tất cả mọi quan điểm khác và định h́nh bộ cách làm văn hóa chính trị của người Việt ở Mỹ.

    “Những người không có trải nghiệm nghe riết thành ra tin vào lập luận này và nó trở thành câu chuyện của họ luôn.”

    “T́nh cảm chống Cộng đối với người Việt ở ngoại c̣n là lời giải thích là tôi từ đâu đến, tại sao tôi có mặt ở đất nước này,” ông nói và cho biết đó là điều tạo nên ‘bản sắc’ và ‘tính thống nhất’ của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại.

    “Tinh thần chống Cộng của người Việt ở Mỹ sẽ thay đổi. Sẽ không bao giờ có sự lặp lại y hệt (lập luận),” ông nói thêm. “Trong tương lai nó tùy thuộc vào thế hệ trẻ sẽ vận dụng tinh thần chống Cộng này như thế nào, chẳng hạn như ủng hộ các cuộc biểu t́nh v́ dân chủ ở Hong Kong hay dùng nó để hoạt động chính trị.”

    Có phải là thành kiến?

    Trả lời câu hỏi của VOA rằng CTHTCT của Việt Nam Cộng ḥa về bản chất có phải không khác ǵ với chính sách tuyên truyền của chính quyền Cộng sản miền Bắc hay không, ông Ư nh́n nhận rằng ‘nhiều phần giống như vậy’.

    Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra một khác biệt là trong CTHTCT, người học được quyền phê b́nh hay phản bác những ǵ mà họ không đồng ư với tài liệu giảng dạy.

    Về câu hỏi khi áp đặt tư tưởng lên người dân như vậy th́ có đi ngược lại nguyên tắc dân chủ mà miền Nam theo đuổi hay không, ông Ư giải thích: “Ở Việt Nam hiểu dân chủ khác với phương Tây. Không phải mọi người được nói hết những ǵ họ muốn nói. Cho nên miền Nam áp dụng dân chủ nhưng có phần nào độc tài trong đó.”

    Khi được hỏi những người trở nên chống Cộng v́ họ được dạy về tinh thần chống Cộng chứ không phải do trải nghiệm của cá nhân họ về cộng sản th́ tinh thần chống Cộng đó có phải là cảm tính hay không, ông Ư nói: “T́nh cảm và sự thật đi đôi với nhau.”

    Ông giải thích rằng nhiều người mặc dù không trải nghiệm trực tiếp nhưng qua nghe kể lại câu chuyện của người thân, bạn bè họ hoặc nghe về những ‘tội ác cộng sản’ như Cải cách Ruộng đất hay phong trào Nhân văn Giai phẩm rồi khi tiếp xúc với CTHTCT th́ ‘lư thuyết đó giúp giải thích cho những ǵ họ đă nghe thấy’.

    “Sau năm 1975, trong số những người bỏ chạy có những người đă sống với cộng sản nên biết rằng họ không bao giờ sống chung với cộng sản được, cũng có những người v́ nghe những câu chuyện về cộng sản nên rất sợ phải bỏ chạy và cũng có những người đi theo gia đ́nh của họ,” ông Ư cho biết.

    Ông kết luận rằng tinh thần chống Cộng có một vai tṛ nổi bật trong việc xây dựng nên cộng đồng người Việt ở Mỹ, nhưng tinh thần đó ‘không phải tự nhiên mà có’ mà là sản phẩm được Việt Nam Cộng ḥa xây dựng ‘một cách cẩn thận và có hệ thống’.

    “Lịch sử là sản phẩm của những hành động có chủ ư như thế,” ông nói.

  2. #2
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    GIÁ TRỊ "CỘNG HÒA" TRƯỜNG TỒN TẠI VIỆT NAM

    Hội thảo: ‘Miền Nam giáo dục cho ḥa b́nh, miền Bắc phục vụ chiến tranh’
    29/10/2019
    Ngọc Lễ


    Chủ tịch Hồ Chí Minh vui với trẻ em nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi năm 1969


    Nền giáo dục miền Nam trước 1975 có mục tiêu lâu dài là xây dựng thế hệ công dân xây dựng đất nước trong khi miền Bắc tập trung vào mục tiêu trước mắt là đào tạo lớp chiến binh kế cận đi chiến đấu và điều này đă tạo lợi thế lớn cho miền Bắc trong cuộc chiến, các nhà nghiên cứu nhận định tại một hội thảo mới đây tại Eugene, bang Oregon, Hoa Kỳ.

    Tại phiên thảo luận về giáo dục, nghệ thuật và truyền thông trong khuôn khổ hội thảo về nền Cộng ḥa và các giá trị Cộng ḥa Việt Nam được tổ chức hôm 15/10 tại Đại học Oregon ở Eugene, các nhà nghiên cứu đă có cái nh́n so sách về tầm nh́n và chiến lược giáo dục của hai miền ở Việt Nam trong cuộc chiến.

    ‘Kính yêu và thù hận’

    ‘Nền giáo dục miền Bắc có mục tiêu và tầm nh́n rơ ràng,” bà Olga Dror, giáo sư Sử học tại Đại học Texas A&M, nhận định. “Nền giáo dục miền Bắc dựa trên hai điều: yêu và hận’.

    “Yêu là kính yêu Bác Hồ. Do ở miền Bắc ít người hiểu được chủ nghĩa cộng sản là ǵ huống ǵ là trẻ em nên các em được hướng yêu điều ǵ đó mà các em có thể hiểu,” bà Olga giải thích. “C̣n ghét là ghét Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ở miền Nam.”

    Đối tượng giáo dục mà bà Olga nói đến trong phần tŕnh bày của bà không phải là sinh viên mà là học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 17 và tầm nh́n mà các chế độ ở miền Bắc và miền Nam muốn truyền đạt cho thế hệ trẻ của họ.

    Trong khi đó, miền Nam không thể giáo dục trẻ em của họ như miền Bắc v́ ‘họ không thể nào trở thành một nhà nước chuyên chế như miền Bắc’, bà Olga nói.

    “Họ không muốn giáo dục con trẻ của họ thành những người tuân theo chế độ chuyên chế. Điều này cho thấy sự đa dạng ở miền Nam mà trong đó mọi người đều có quyền tự do có ư kiến của ḿnh,” bà nói thêm.

    Bà giải thích rằng do miền Nam có sự đa dạng xă hội với nhiều cộng đồng tôn giáo khác nhau cũng như nhiều nhóm có tư tưởng chính trị khác nhau, từ chống Cộng triệt để cho đến thân Cộng và con cháu của họ có thể đi học chung một trường một lớp cho nên ‘cần có sự chung sống’.

    Một nguyên nhân nữa mà miền Bắc dễ tiến hành nền giáo dục mang tính tuyên truyền là họ chỉ có một chính phủ thống nhất, trong khi đó điều này khác hoàn toàn ở miền Nam.

    “Khi Ngô Đ́nh Diệm nắm quyền, mọi người đều ca ngợi ông ấy. Nhưng khi ông ấy bị lật đổ th́ ông ấy lại trở thành một kẻ xấu xa nhất,” bà nói. “Do đó trẻ em miền Nam bị rối.”

    Ngoài ra, do nền kinh tế thị trường ở miền Nam mà không nhà xuất bản nào có thể xuất bản ồ ạt những tác phẩm ca ngợi các tổng thống như Ngô Đ́nh Diệm hay Nguyễn Văn Thiệu như cách làm ở miền Bắc v́ ‘sẽ không có ai mua’, cũng theo vị giáo sư Sử học này.

    Bà Olga đưa ra ví dụ về một bức tranh cổ động ở miền Bắc mà trong đó vẽ một đứa bé c̣n nhỏ với chiều cao khiêm tốn nhưng lại ước mơ rằng em sẽ chóng cao lớn ‘để đi bộ đội đánh đuổi giặc Mỹ’. Trong khi đó, ở miền Nam, bà Olga kể lại giai thoại rằng khi thầy cô giáo hỏi các em có muốn lớn lên gia nhập quân đội hay không th́ các em nói rằng các em muốn đến khi ḿnh 18 tuổi đất nước sẽ không c̣n chiến tranh nữa.

    “Miền Bắc nuôi dưỡng con em họ cho chiến tranh, c̣n miền Nam giáo dục con em họ cho ḥa b́nh,” bà nói.

    “Điều này (giáo dục cho ḥa b́nh) thật sự tệ hại trong thời điểm chiến tranh,” bà nói thêm. “Miền Bắc đă thành công với chiến lược của họ.”

    “Tuy nhiên, chiến lược này lại trở nên rất dở sau chiến tranh bởi v́ người dân miền Bắc lúc đó không có được sự chuẩn bị để xây dựng đất nước cũng như sống trong xă hội mới. Trong khi đó miền Nam không có được cơ hội thực hiện tầm nh́n của ḿnh,” bà kết luận.

    Trao đổi với VOA bên lề hội thảo về có khi miền Nam cảm thấy nhu cầu phải làm theo miền Bắc trong điều kiện chiến tranh như vậy hay không, bà Olga nói rằng ‘nếu họ làm như vậy th́ không có lư do ǵ miền Nam tồn tại’ và rằng miền Nam sẽ ‘phải xem xét lại hoàn toàn mô h́nh Nhà nước mà họ muốn xây dựng’.

    Mặc dù lựa chọn này khiến miền Nam gặp bất lợi trong cuộc chiến nhưng ‘đó là lựa chọn của họ’.

    Bà cũng nói thêm rằng do áp lực của Mỹ lúc đó mà miền Nam không thể xây dựng chế độ chuyên chế để phục vụ cho cuộc chiến. “Người Mỹ không muốn ủng hộ thêm một đất nước chuyên chế nữa ở miền Nam Việt Nam sau khi họ đă ủng hộ các chế độ độc tài ở Đài Loan và Hàn Quốc,” bà cho biết.

    ‘Tầm nh́n dài hạn’


    Giáo dục Việt Nam Cộng ḥa không phục vụ chiến tranh’


    Trong phần tŕnh bày của ḿnh, bà Trương Thùy Dung, nghiên cứu sinh Tiến sỹ chuyên ngành giáo dục tại Đại học Hamburg, Đức, nêu bật ‘tầm nh́n dài hạn’ của nền giáo dục miền Nam.

    Theo đó, nhiệm vụ của nền giáo dục miền Nam là ‘đào tạo công dân tương lai và xây dựng h́nh ảnh của Việt Nam Cộng ḥa như là một đất nước hiện đại và phát triển’.

    “Nền Cộng ḥa đó cam kết theo đuổi khát vọng của người dân. Nó thừa nhận và chấp nhận các sự tương đồng và khác biệt nội tại với mục đích đạt được sự thống nhất và đa dạng trên con đường phát triển,” bà nói.

    Trao đổi với VOA bên lề hội thảo, bà Dung nói rằng chương tŕnh giáo dục trong các trường đại học của Việt Nam Cộng ḥa ‘không hề giáo dục công dân của họ để đi chiến đấu với một đối tượng nào đấy’.

    “Họ chỉ dạy công dân dựa trên nền tảng dân tộc, khoa học, khai phóng, và người công dân đấy có thể phát huy được hết khả năng của ḿnh để phụng sự cho nhiệm vụ xây dựng quốc gia vào thời điểm đấy dựa trên năng lực thực tế của từng cá nhân.”

    “Nền giáo dục đấy được thiết kế để phát huy thế mạnh của từng cá nhân chứ không phải là để rập khuôn phục vụ cho lư tưởng, mục tiêu của Nhà nước,” bà nói thêm.

    Trả lời câu hỏi tại sao miền Nam không nh́n vào thực tế cuộc chiến để điều chỉnh nền giáo dục cho phù hợp, bà Dung trả lời rằng ‘do miền Nam hướng đến tương lai xa và không nh́n cuộc chiến là cái ǵ đó lâu dài v́ cuộc chiến nào rồi cũng kết thúc’.

    “Miền Nam khi đó vừa chịu áp lực cuộc chiến, vừa chịu áp lực của Mỹ nên họ mong muốn xây dựng nội lực mạnh để tự đứng vững từ đó có thể bước qua thời kỳ chiến tranh để xây dựng đất nước trong giai đoạn hậu chiến chứ không phải chỉ xây dựng con người cho cuộc chiến,” bà giải thích.

    Bà cũng nói rằng không nên lồng ghép chiến tranh vào mục tiêu giáo dục.

    “Giáo dục là giáo dục. Cần tách biệt với chính trị. Giáo dục hướng tới xây dựng con người nên không thể để bị ảnh hưởng bởi cái khác.”

    “Có thể tạm gọi đó là mục tiêu viễn vông (đối với Việt Nam Cộng ḥa) trong thời điểm đấy nhưng nền giáo dục đó đă thực hiện đúng nhiệm vụ của nó,” bà nói và không đồng ư cho rằng nền giáo dục đă góp phần làm cho Việt Nam Cộng ḥa thua trong cuộc chiến.

    Trả lời câu hỏi nền giáo dục Việt Nam hiện nay có thể rút ra bài học kinh nghiệm ǵ từ hai nền giáo dục của miền Bắc và miền Nam trước đây, bà Dung nói: “Rơ ràng những di sản của nền giáo dục Việt Nam Cộng ḥa vẫn c̣n đâu đó trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay, từ những nhân lực được đào tạo trong thời Việt Nam Cộng ḥa.”

    Bà đưa ra một ví dụ cho thấy nền giáo dục Việt Nam hiện nay và của Việt Nam Cộng ḥa trước đây đă có điểm gặp nhau là ‘áp dụng mô h́nh đào tạo theo tín chỉ’ vốn là một mô h́nh tiến bộ vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước.

    “Nền giáo dục Việt Nam hiện nay và của Việt Nam Cộng ḥa đă gặp nhau ở chỗ nh́n ra được cái ǵ là lựa chọn tốt nhất,” bà nhận định.

    Về triết lư giáo dục ‘nhân bản, khai phóng, khoa học’ của miền Nam mà bà Dung cho rằng ‘đă được ghi trong Hiến pháp của nền Đệ nhị Cộng ḥa’, bà nhận định ‘đó là triết lư tiến bộ cho đến bây giờ’ và rằng ‘các nền giáo dục nên đi theo’.

    “Mặc dù không thể hiện cụ thể trong các văn bản nhất định, nhưng trong các phát biểu đâu đó của các quan chức giáo dục Việt Nam đă cho thấy rằng nền giáo dục Việt Nam đang theo đuổi mục tiêu này,” bà cho biết.

    ‘Thời hoàng kim’

    Bà Trương Thùy Dung, vốn nghiên cứu sâu về nền giáo dục của Việt Nam Cộng ḥa, nói rằng giao đoạn cuối những năm 1960 và đầu 1970 là ‘thời hoàng kim’ của nền giáo dục đại học ở miền Nam.

    Bà cho biết trong giai đoạn này các trường đại học ‘được thành lập nhiều nhất trong suốt 20 năm tồn tại của Việt Nam Cộng ḥa’ so với chỉ một phân nhánh của trường đại học do Pháp thành lập ở Sài G̣n dưới thời thuộc địa.

    Bà dẫn ra những ví dụ như ‘đủ nhân lực vận hành’, ‘có thành quả học thuật’, ‘có những diễn đàn để thảo luận các vấn đề khoa học rộng răi’ và ‘sự phát triển mạnh mẽ của xuất bản’ để chứng minh giáo dục đại học trong giai đoạn này là ‘thời đại hoàng kim’.

    Bà cũng nhấn mạnh về ‘tính trung thực’ trong giáo dục đại học ở miền Nam trong việc thi cử va đánh giá sinh viên. Theo đó, các giáo sư đánh giá sinh viên ‘một cách công bằng không thiên vị’ để đảm bảo chất lượng đầu ra và để không cho sinh viên nào có năng lực bị mất cơ hội học hành và thành đạt.

    Theo bà Dung th́ do các trường đại học ở miền Nam được tự do thiết kế chương tŕnh học và không bị bắt buộc phải tuân theo tư tưởng của Nhà nước nên họ được dạy ‘tất cả các trào lưu triết học, tư tưởng, kể cả chủ nghĩa Marx’.

    “Các sinh viên có cơ hội điều chỉnh tư tưởng của ḿnh dựa trên những ǵ mà họ được nghe các giáo sư giảng dạy và các tài liệu ấn phẩm xuất bản vào thời đó,” bà nói và cho biết rằng chính sự tự do tư tưởng này cũng là một phần nguyên nhân ‘dẫn đến phong trào phản chiến’ vốn phổ biến trong các trường đại học ở miền Nam vào những năm 1960 và 1970.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 25-05-2012, 06:38 AM
  2. Replies: 6
    Last Post: 11-12-2011, 12:31 AM
  3. Replies: 9
    Last Post: 08-11-2011, 08:37 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 24-05-2011, 11:10 PM
  5. Phim "ĐẤT KHỔ" vai chính "Diễn viên" Trịnh Công Sơn (1973)
    By Cu Cường in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 06-04-2011, 11:31 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •