Hỏi dân là biết tài sản cán bộ, nhưng liệu dân có bị tội vu khống v́ không bằng chứng?


 9:40 29/04/2020

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa có bài viết quan trọng về một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng. Tiền Phong trao đổi với một số đại biểu Quốc hội, chuyên gia xung quanh bài viết này, đặc biệt là vấn đề tiêu chuẩn, chất lượng cán bộ và kiểm soát tài sản quan chức.


Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị xét xử tội “Cố ư làm trái quy định của Nhà nước về quản lư kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”, vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC)
Ông Nguyễn Túc, ủy viên Đoàn Chủ tịch ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam: Thẩm định tài sản cả trên hồ sơ và trong thực tế

Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu không để lọt vào Trung ương khóa mới những người kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải tŕnh rơ được nguồn gốc; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính cũng chính là mong muốn của mỗi người dân. Bởi như chúng ta thấy, chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khoá XII đến nay, đă có gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lư bị kỷ luật, thậm chí bị xử lư h́nh sự, trong đó có những cán bộ liên quan đến tham ô, tham nhũng với số tiền kỷ lục lên đến hàng triệu đô la.



Nhiều người sau khi được bổ nhiệm làm quan, với quyền cao, chức trọng thay v́ tu dưỡng, đạo đức, ra sức phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân th́ lại chỉ chăm chăm vun vén bổng lộc, tài sản cho cá nhân, gia đ́nh và người thân. V́ thế, theo tôi, lần này, các cơ quan của Đảng, nhất là Tiểu ban Nhân sự và các cơ quan giúp việc cho tiểu ban cả ở cấp trung ương và cấp địa phương phải thẩm định kỹ lưỡng tài sản nhân sự cả trên hồ sơ và trong thực tế.

Cán bộ lănh đạo quản lư, lương theo quy định của Nhà nước chỉ có hơn chục triệu, mà sao gia đ́nh lại, con cái, người thân nhiều tiền, nhiều đất đai đến thế? Rồi vợ, chồng, con cái cũng chỉ làm công nhân, viên chức mà lại sở hữu xe sang, biệt thự, thậm chí như dư luận từng phản ánh có trường hợp sở hữu cả resort? Có trường hợp sau khi làm quan th́ để vợ, con cái lợi dụng làm ăn, lập dự án, kiếm tiền thiếu minh bạch… Tất cả những cái đó dư luận phản ánh cả rồi. Nay các cơ quan phải xác minh, làm rơ tài sản đó có nguồn gốc ra sao. Nếu không chứng minh được nguồn gốc th́ phải xử lư và cương quyết loại khỏi quy hoạch, không giới thiệu vào cấp ủy khóa mới.

Tuy nhiên để thực hiện được việc đó th́ các cơ quan chức năng, nhất là các thành viên trong Tiểu ban Nhân sự phải phát huy vai tṛ tai, mắt của nhân dân và các tổ chức chính trị, xă hội. Phải “bí mật” xuống khu dân cư, hoặc cơ quan nơi nhân sự đó để tiếp xúc, t́m hiểu xem cán bộ đó sinh sống thế nào, tiền bạc ra sao sẽ biết ngay, chứ chỉ dựa vào bản kê khai tài sản hàng năm th́ chưa chắc đă phản ánh đúng thực tế. Ngoài ra, cũng nên có cách thức nào đó để công khai danh sách quy hoạch nhân sự vào Trung ương để các tổ chức chính trị, xă hội, như MTTQ giám sát. Nếu chúng ta biết dựa vào dân th́ chắc chắn sẽ lựa chọn cán bộ có đức, có tài.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân: Lựa chọn cán bộ phải dựa vào thực chứng ở từng vị trí cụ thể

Vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đă đề cập rất rơ ràng việc đánh giá và lựa chọn cán bộ. Việc này sẽ giúp phát hiện ra những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, thiếu tinh thần tự giác, thiếu tính gương mẫu. Nói về cán bộ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đă nhấn mạnh: “Đừng để cái mă bên ngoài che đậy cái sơ sài bên trong”.



Theo tôi, cái bên trong mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước muốn nói đến là trí tuệ và ư chí nung nấu của cán bộ với công việc chung. Cán bộ một ḷng lo cho dân, cho nước, đó mới là cái bên trong. C̣n cái mă bên ngoài, đi xe sang, mặc hàng hiệu th́ bất kể ở cấp nào cũng nên loại bỏ bớt đi. Anh hành động, phát ngôn như thế nào để người ta thuyết phục, nể trọng, chứ làm cán bộ cấp cao mà nói câu nào dân chê cười, dè bỉu câu đó th́ vứt đi.

Bây giờ lựa chọn cán bộ phải dựa vào thực chứng ở từng vị trí cụ thể, chứ không phải những tiêu chí h́nh thức chung chung. Chính trị gia có sứ mệnh căn bản là khởi xướng chính sách và thuyết phục được mọi người ủng hộ, tin tưởng thực hiện. Khác với nhà quản lư, điều hành là phải căn cứ vào luật pháp và phải tuân thủ pháp luật.

Chẳng hạn là đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân th́ anh hiến kế ǵ cho Quốc hội, cho Hội đồng nhân dân? C̣n ở cương vị quản lư lănh đạo th́ sản phẩm điều hành quản lư của anh là ǵ? Trong cả một khóa làm chủ tịch tỉnh, nhưng anh lại chẳng làm được cái ǵ cả. Quy hoạch trước đó nhiều năm anh không làm được, nhiệm vụ quản lư tài chính đất đai không làm được, cứ để thời gian trôi qua, gây tổn hại, thất thoát về nguồn lực.

Ngoài ra, giữ cương vị lănh đạo mà không làm ǵ cả cũng không ổn. Nếu cứ ngồi ́ ra, không làm ǵ hết, rồi đến lúc lấy phiếu lại tín nhiệm cao, như vậy đâu phản ánh đúng bản chất vấn đề. Đó chính là cái sơ sài bên trong, là sự rỗng tuếch về trí tuệ, năng lực, phẩm chất.

Cái đầu th́ như vậy, c̣n trong cái bụng th́ không có đất nước, không có nhân dân, mà chỉ có gia đ́nh, ḍng họ, lợi ích nhóm, bè phái với nhau. Đó chính là nhóm mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói là hại nước hại dân, cần phải loại bỏ ra khỏi dự kiến nhân sự.

Theo Tiền Phong