Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 11

Thread: Báo Chí Quốc Nội

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Báo Chí Quốc Nội

    Báo Chí Quốc Nội
    123 trường hợp đang được cách ly tại Bệnh viện dă chiến huyện Củ Chi
    Cập nhật lúc 23:23, Thứ tư, 26/02/2020 (GMT+7)print


    (ĐCSVN) - Ngày 26/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh thông tin, TP hiện có 123 trường hợp đang được cách ly tại Bệnh viện dă chiến huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh), tăng thêm 34 trường hợp so với ngày 25/2

    Ảnh minh họa: Nguyên Mi
    Bên cạnh đó, tổng số người được cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung của quận, huyện trên địa bàn TP tính đến nay là 55 trường hợp. Trong đó, đă có 43 người kết thúc thời gian theo dơi 14 ngày, c̣n 12 người đang tiếp tục được theo dơi.

    Tổng số người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 2.979 trường hợp. Hiện đă có 2.956 người hết thời gian theo dơi, c̣n 23 người đang tiếp tục được theo dơi.

    Hiện, ngành Y tế TP tiếp tục áp dụng khai báo y tế đối với người nhập cảnh từ Hàn Quốc hoặc đi qua Hàn Quốc; tổ chức cách ly, kiểm dịch tập trung đối với những người nhập cảnh đi qua hoặc đến từ khu vực Daegu và khu Bắc Gyeongsang trong ṿng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

    Trước t́nh h́nh dịch bệnh hiện nay, đại diện Sở Y tế TP cho biết, TP đă chuẩn bị phương án mở thêm 200 giường bệnh tại Nhà Bè, và sẵn sàng huy động thêm 1000 giường bệnh tại những bệnh viện mới được xây dựng trong t́nh huống dịch bệnh lan rộng… Đồng thời, chuẩn bị các phương án, tập trung nâng cao khả năng phát hiện sớm các trường hợp bệnh nhằm ngăn chặn sự lây lan.

    Bên cạnh đó, Sở Y tế TP đă triển khai các khuyến cáo của Bộ Y tế về pḥng, chống dịch Covid-19 đối với trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu du lịch; người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối./.

  2. #2
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Báo Chí Quốc Nội

    Báo Chí Quốc Nội
    'Nghiên cứu phương án cách ly khu phố khi có dịch'
    bệnh viện Đức Giang đă khám cho hơn 1.000 bệnh nhân có biểu hiện sốt, trong đó hơn 300 người nghi nhiễm nCoV.


    HÀ NỘIÔng Vương Đ́nh Huệ yêu cầu rà soát các phương án chống dịch, bao gồm việc cách ly trong điều kiện các khu phố liên thông nhau ở đô thị.

    Sáng 27/2, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đ́nh Huệ đi kiểm tra công tác chống dịch bệnh tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Đây là một trong 5 bệnh viện của thành phố được chỉ định là nơi tiếp nhận, cách ly và điều trị các ca nhiễm nCoV.

    Bên cạnh ghi nhận nỗ lực của ngành y tế thời gian qua, ông Huệ cho rằng Hà Nội với hơn 10 triệu dân, nhiều tổ chức quốc tế đặt trụ sở, điểm đến của du khách khắp nơi, v́ vậy thành phố cần sẵn sàng ứng phó dịch ở mức cao nhất.

    Theo ông, hiện có rất đông người Hàn Quốc ở Hà Nội, tập trung chủ yếu khu vực quận Thanh Xuân, Cầu Giấy. "Nếu xảy ra trường hợp nào đó th́ cơ sở nào để cách ly? Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc cách ly một xă (Sơn Lôi) rất tốt. Nhưng nông thôn cách ly c̣n dễ, chứ thủ đô nhà liền nhà, phố liền phố th́ cách ly như thế nào?", ông nói và yêu cầu cơ quan chức năng tính toán phương án cách ly từng khu phố nếu cần thiết.


    Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đ́nh Huệ nghe lănh đạo Bệnh viện đa khoa Đức Giang báo cáo công tác pḥng, chống dịch. Ảnh: Viết Thành.

    Ông Vương Đ́nh Huệ cũng đề nghị bệnh viện đa khoa Đức Giang chủ động học hỏi kinh nghiệm từ các cơ sở y tế đă chữa trị khỏi cho những trường hợp mắc bệnh; chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc cách ly, chữa trị người nhiễm nCoV.

    "Chiều mai tôi làm việc với Bộ Tư lệnh thủ đô, trong đó sẽ bàn cụ thể việc chuẩn bị xây dựng bệnh viện dă chiến để cách ly những trường hợp từ vùng dịch trở về", ông cho hay.


    Những người từ vùng dịch trở về được cách ly tại đơn vị của Bộ Tư lệnh quân khu thủ đô ở thị xă Sơn Tây. Ảnh: Dũng Nguyễn.

    Theo Giám đốc bệnh viện đa khoa Đức Giang Nguyễn Văn Thường, cơ sở này đă chuẩn bị sẵn sàng khu cách ly với khoảng 70 giường bệnh. Thời gian qua, bệnh viện Đức Giang đă khám cho hơn 1.000 bệnh nhân có biểu hiện sốt, trong đó hơn 300 người nghi nhiễm nCoV.

    Giám đốc Sở y tế Nguyễn Khắc Hiền thông tin, tính đến hết ngày 26/2 đă có 650 người đến từ vùng dịch đang cách ly tại các đơn vị của Bộ Tư lệnh Thủ đô; dự kiến ngày 27/2, các đơn vị này đón thêm khoảng 800 người.

    Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đ́nh Huệ phát biểu tại Sở y tế Hà Nội sáng 27/2. Ảnh: Vơ Hải.

    Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, trước diễn biến phức tạp của Covid-19, thành phố ứng phó với tinh thần không để xảy ra các trường hợp nào nào nhiễm bệnh, đồng thời sẵn sàng đối phó kịp thời và hiệu quả những t́nh huống xấu nhất.

    Ông Huệ nói thêm, sau khi làm việc với Bộ tư lệnh thủ đô, ông sẽ cùng Chủ tịch UBND TP chủ tŕ cuộc họp định kỳ của Ban chỉ đạo pḥng, chống Covid-19 để đưa ra những chỉ đạo cụ thể nhằm ứng phó với dịch bệnh.

    Hiện khu cách ly của Bộ Tư lệnh Thủ đô tiếp nhận khoảng 650 người trở về từ vùng dịch ở Hàn Quốc. Những công dân này nhập cảnh vào Việt Nam qua sân bay Nội Bài, sau đó được đưa về khu cách ly ở thị xă Sơn Tây.

    Trong 650 người này, không ai có triệu chứng liên quan đến bệnh viêm đường hô hấp cấp. Tuy nhiên, theo quy định, người từ vùng dịch về phải cách ly theo dơi trong ṿng 14 ngày mới được về với gia đ́nh.

  3. #3
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Báo Chí Quốc Nội

    Thủ tướng: 'Giảm biên chế để cải cách tiền lương'


    Nguồn để cải cách tiền lương được lấy từ một phần vượt thu ngân sách trung ương và tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh quan điểm trên tại phiên họp Ban chỉ đạo trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xă hội và ưu đăi người có công, chiều 4/3.

    Cho rằng cải cách tiền lương là bài toán khó v́ liên quan đến nhiều đối tượng, nhưng Thủ tướng khẳng định, "không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng". Ông nói "phải là cải cách thực sự, chứ không chỉ bù trượt giá" và cần được tiến hành đồng bộ với các đối tượng.

    Thủ tướng đề nghị Bộ Nội vụ sớm xây dựng thang bảng lương, trên tinh thần mức lương mới phải được cải thiện so với mức lương cũ và đảm bảo công bằng giữa các đối tượng; tiếp tục giảm biên chế, tinh gọn bộ máy, cơ cấu lại chi ngân sách.


    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP

    Chính phủ sẽ dành một phần từ vượt thu ngân sách trung ương để cải cách tiền lương. "Giảm đầu mối, giảm biên chế là cơ sở quan trọng để cải cách tiền lương", Thủ tướng nói và lưu ư cần có phương án điều chỉnh phù hợp với lương hưu từng thời kỳ, đặc biệt là người về hưu trước năm 1995.

    Việc điều chỉnh chính sách ưu đăi người có công phải đảm bảo có cuộc sống bằng hoặc cao hơn mức trung b́nh của người dân nơi sinh sống. "Đă cải cách th́ phải ra cải cách, chứ không phải chỉ điều chỉnh đôi chút, không có nhiều ư nghĩa", Thủ tướng nói.

    Tại cuộc họp, nhiều ư kiến đồng t́nh, tinh giản biên chế, cân đối ngân sách, đẩy mạnh tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập là "gốc của vấn đề" để có kinh phí thực hiện cải cách tiền lương. Một số ư kiến khác nhấn mạnh thang bảng lương phải dựa vào từng vị trí việc làm; tiền lương phải đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động.

    Từ tháng 2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban chỉ đạo trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xă hội và ưu đăi người có công. Đây là phiên họp đầu tiên của Ban chỉ đạo do Thủ tướng chủ tŕ.

    Viết Tuân

  4. #4
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Báo Chí Quốc Nội

    Đảng và Nhà nước đặt ưu tiên cho thúc đẩy b́nh đẳng giới
    Cập nhật lúc 19:40, Thứ tư, 04/03/2020 (GMT+7)print


    (ĐCSVN) - Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá cao vai tṛ của Nhóm AWCH như một cầu nối hữu nghị, hợp tác giữa phụ nữ Việt Nam với phụ nữ các nước ASEAN nói riêng và người dân trong cộng đồng ASEAN nói chung cũng như giữa ASEAN với thế giới, góp phần tăng cường đoàn kết ASEAN và đưa bản sắc văn hóa, h́nh ảnh của Cộng đồng ASEAN đến với cộng đồng quốc tế.

    Phó Chủ tịch nước Đặng Ngọc Thịnh tiếp Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội
    Chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày quốc tế phụ nữ 8/3, trong khuôn khổ các hoạt động chính thức của Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội trong Năm ASEAN 2020 tại Việt Nam, chiều ngày 04/3/2020, Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội (AWCH) do Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Chủ tịch danh dự của Nhóm, dẫn đầu, đă tới chào Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước.

    Bày tỏ niềm vui mừng khi gặp gỡ các thành viên của Nhóm AWCH, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá cao vai tṛ của Nhóm AWCH như một cầu nối hữu nghị, hợp tác giữa phụ nữ Việt Nam với phụ nữ các nước ASEAN nói riêng và người dân trong cộng đồng ASEAN nói chung cũng như giữa ASEAN với thế giới, góp phần tăng cường đoàn kết ASEAN và đưa bản sắc văn hóa, h́nh ảnh của Cộng đồng ASEAN đến với cộng đồng quốc tế. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh hoan nghênh những sáng kiến và hoạt động thiết thực của Nhóm qua 5 năm hoạt động, nhất là việc tổ chức Ngày Gia đ́nh ASEAN, mở rộng mạng lưới đối tác, giao lưu văn hóa, ẩm thực, các chuyến đi thực tế thăm, làm việc tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.

    Phó Chủ tịch nước cảm ơn Phu nhân các Đại sứ cũng như các thành viên Nhóm AWCH với những hoạt động thiện nguyện mang đến những điều tốt đẹp hơn cho các trẻ em, phụ nữ thiệt tḥi trên mọi miền của đất nước, nhất là các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Phó Chủ tịch nước mong muốn, Nhóm AWCH tiếp tục phát huy sự sáng tạo, tâm huyết, có thêm nhiều hoạt động phong phú, thiết thực hơn nữa nhằm chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động cộng đồng đồng thời khẳng định luôn ủng hộ và sẵn sàng hỗ trợ Nhóm triển khai các hoạt động trong thời gian tới. Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh các hoạt động của Nhóm cần hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN trên 3 trụ cột, nhất là gắn kết con người, lấy con người làm trung tâm, quan tâm đến nhóm yếu thế trong xă hội gồm phụ nữ trẻ em nghèo, ở vùng sâu vùng xa, dân tộc ít người. Đặc biệt trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2020, với chủ đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng”, các hoạt động của ASEAN nói chung và Nhóm AWCH nói riêng sẽ góp phần vào củng cố đoàn kết thống nhất trong ASEAN, nâng cao năng lực thích ứng, chủ động phối hợp giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu, v́ sự phát triển bền vững của ASEAN, đóng góp vào
    thịnh vượng chung của thế giới.

    Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh khẳng định chính sách của Đảng và Nhà nước trong đặt ưu tiên cho thúc đẩy b́nh đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, qua đó tạo điều kiện để phụ nữ Việt Nam ngày càng chủ động tham gia và đóng góp tích cực trong mọi lĩnh vực của đời sống và cho đất nước. Phó Chủ tịch nước cũng đánh giá cao các hoạt động của cán bộ nữ Bộ Ngoại giao và đề nghị Bộ Ngoại giao tiếp tục làm đầu mối tổ chức các hoạt động cho các nữ lănh đạo, nữ nghị sỹ của Việt Nam và ASEAN giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong công việc chuyên môn cũng như lĩnh vực b́nh đẳng giới.

    Thay mặt Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga đă gửi lời chúc mừng nhân dịp Ngày Quốc tế phụ nữ 08/3 và bày tỏ sự cảm ơn chân thành Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đă dành thời gian tiếp Đoàn.

    Cũng tại cuộc gặp, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga đă báo cáo với Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh về các hoạt động của AWCH kể từ khi thành lập (8/2015). Nhóm gồm các Đại sứ nữ, Phu nhân Đại sứ, các cán bộ nữ của các Đại sứ quán các nước ASEAN tại Hà Nội, các phu nhân và lănh đạo nữ của các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao và mạng lưới các đối tác đă triển khai nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân, tăng cường giao lưu văn hóa, truyền thống đậm đà bản sắc của Việt Nam và các nước ASEAN, gắn kết ASEAN với bè bạn quốc tế.

    Để thiết thực kỷ niệm 5 năm thành lập Nhóm gắn với 5 năm h́nh thành Cộng đồng ASEAN, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga cho biết Nhóm sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có ư nghĩa đối với Cộng đồng, các hoạt động xă hội, từ thiện “tương thân, tương ái”, góp phần tăng cường gắn kết, nâng cao nhận thức của người dân ASEAN và bạn bè quốc tế về Cộng đồng, xây dựng bản sắc văn hóa chung ASEAN, v́ sự phát triển ngày càng vững mạnh của Cộng đồng. Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga khẳng định hoạt động của Nhóm thời gian tới sẽ tích cực hỗ trợ công tác b́nh đẳng giới của Việt Nam và đóng góp vào thúc đẩy b́nh đẳng giới ở khu vực và thế giới; đồng thời cũng mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ, định hướng để các hoạt động của Nhóm ngày càng thiết thực, phục vụ tốt cho các hoạt động lớn của ASEAN năm 2020 như các Hội nghị Cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng

    Trong không khí thân mật, đàm ấm, các phu nhân Đại sứ các nước ASEAN tại Hà Nội, các Đại sứ nữ, Vụ trưởng nữ của Bộ Ngoại giao bày tỏ sự xúc động và niềm vinh dự khi có dịp được đến chào Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; chia sẻ về t́nh cảm gắn bó, yêu quư Việt Nam, những đóng góp tích cực đối với các hoạt động thiết thực và hiệu quả của Nhóm AWCH. Đó chính là những t́nh cảm thiết thực nhất nhằm góp phần gắn kết phụ nữ ASEAN tại Hà Nội, nâng cao nhận thức của người dân về Cộng đồng ASEAN.

    Nhân dịp này, Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước đă gửi lời chúc mừng Phu nhân Đại sứ, các Đại sứ và Vụ trưởng nữ của Bộ Ngoại giao nhân dịp 08/3./.

    Mạnh Hùng

  5. #5
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Báo Chí Quốc Nội

    Đô thị lớn chuẩn bị phương án cách ly diện rộng
    Thứ năm, 5/3/2020, 20:14 (GMT+7)



    Khu cách ly dă chiến tại 108 Trần Quang Diệu, quận 3, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Nguyễn.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các đô thị đông dân phải chuẩn bị kế hoạch cách ly trên diện rộng, nếu Covid-19 bùng phát.

    Tại cuộc họp thường trực Chính phủ chiều 5/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh chỉ đạo trên, đặc biệt với hai thành phố lớn Hà Nội và TP HCM.

    Thủ tướng cho rằng Việt Nam pḥng chống Covid-19 "rất tốt", 23 ngày qua không ghi nhận ca nhiễm mới. Tuy nhiên, dịch đang lây lan nhanh ở nhiều nước nên "không được chủ quan, không mệt mỏi, chần chừ mà cần kiên định hơn để chống dịch".

    Người đứng đầu Chính phủ nhắc lại quan điểm cách ly tập trung bằng các h́nh thức là đối sách quan trọng. Lực lượng quân đội và các địa phương cần tiếp tục chuẩn bị thêm cơ sở cách ly. "Tổ dân phố phải biết người dân sống thế nào, t́nh h́nh dịch bệnh ra sao", Thủ tướng nói và đề nghị các địa phương sáng tạo cách làm mới để phát hiện mầm bệnh, tránh nguy cơ lây lan.




    Ngành y tế được yêu cầu điều chuyển nhân lực và trang thiết bị hỗ trợ các địa phương nếu xuất hiện dịch. Bộ Y tế được giao mua thêm 20 triệu khẩu trang dự trữ (với 10 triệu chiếc trước đây là 30 triệu), một số khẩu trang N95, đồ bảo hộ chống Covid-19.

    "Cần lập kế hoạch dự pḥng về vị trí, chỗ ở lẫn nguồn cung ứng nhu yếu phẩm nếu phải cách ly trên diện rộng, không để t́nh trạng bất an, không tốt đối với người bị cách ly", Thủ tướng nói và yêu cầu ngành tài chính "đáp ứng mọi nhu cầu chống dịch bệnh đúng mức, kịp thời, hiệu quả".

    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao phối hợp với các địa phương huy động một số khách sạn để tổ chức cách ly người từ vùng dịch trở về.

    Nhấn mạnh dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xă hội, làm đứt găy chuỗi cung ứng ở một số đối tác quan trọng của Việt Nam, Thủ tướng cho biết sẽ ban hành các giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn, duy tŕ sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xă hội.

    Bùng phát từ Vũ Hán từ tháng 12/2019, đến hôm nay Covid-19 đă lan ra 84 quốc gia, vùng lănh thổ, khiến gần 96.000 người nhiễm bệnh, 3.286 người chết. Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy, Iran ghi nhận nhiều ca nhiễm.

    Tại Việt Nam, 16 người nhiễm nCoV đă khỏi, 23 ngày qua không ghi nhận thêm ca nhiễm mới. Tuy nhiên, 92 người nghi nhiễm đang được cách ly; 16.190 người tiếp xúc gần với người nghi nhiễm và từ vùng dịch về, đang được theo dơi sức khỏe.

    Số ca liên quan đến nCoV tại Việt Nam
    Nơi khởi bệnh Nhiễm Tử vong
    TP Hồ Chí Minh 3 -
    Khánh Ḥa 1 -
    Thanh Hóa 1 -
    Vĩnh Phúc 11 -
    16
    0
    16
    Cập nhật: 12:00, 3/3
    Last edited by dtkcamau; 06-03-2020 at 04:45 AM.

  6. #6
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Báo Chí Quốc Nội

    Thủ tướng: Tổ dân phố phải biết người dân sống thế nào, dịch bệnh ra sao
    17:57, 05/03/2020





    (Chinhphu.vn) – Cần lập kế hoạch dự pḥng về vị trí, chỗ ở lẫn nguồn cung ứng nhu yếu phẩm nếu phải cách ly trên diện rộng. Không để t́nh trạng bất an, không tốt đối với người bị cách ly. Có phương án huy động một số khách sạn, cơ sở lưu trú khi cần thiết. Bộ Y tế mua thêm 20 triệu chiếc khẩu trang dự trữ…

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ngành tài chính đáp ứng mọi nhu cầu chống dịch bệnh đúng mức, kịp thời, hiệu quả.
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tại cuộc họp Thường trực Chính phủ, chiều 5/3, về công tác pḥng, chống dịch bệnh COVID-19.

    Biểu dương nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt các chiến sĩ áo trắng, các lực lượng vũ trang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, chúng ta đă triển khai cách ly y tế rất sớm, ngay từ đầu, thậm chí di dời, nhường doanh trại quân đội cho công tác cách ly.

    Bộ Quốc pḥng đă tổ chức diễn tập toàn quân, đă phát động, chuẩn bị 90 bệnh viện dă chiến, đă chuẩn bị cơ sở để tiếp nhận trên 30.000 người cách ly.

    Do đó, kết quả pḥng, chống dịch bệnh COVID-19 rất tốt. Trong 23 ngày qua, không ghi nhận ca mắc mới tại Việt Nam. Các địa phương được giao đều thực hiện nghiêm túc chủ trương của Thủ tướng, của Ban Chỉ đạo. Thủ tướng cũng nhấn mạnh “phải kỷ luật sắt với tinh thần chống dịch như chống giặc”; ứng xử nhân văn đối với tất cả người cách ly, đặc biệt là người nước ngoài.

    Tuy nhiên, trước t́nh h́nh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, hiện lây lan ra 84 quốc gia và vùng lănh thổ, hơn 3.000 người tử vong, Thủ tướng nêu rơ, không được chủ quan, không mệt mỏi, chần chừ, cần kiên định, kiên quyết hơn trong pḥng, chống COVID-19. “Khi chúng ta đạt kết quả rồi, các cấp, các ngành, các địa phương cũng dễ thỏa măn, dễ chủ quan trong tư tưởng và hành động”, Thủ tướng nhắc nhở.

    Những h́nh thức, cách làm mới phải được vận dụng phù hợp, kịp thời, đặc biệt là các nguồn, đường lây nhiễm, mầm bệnh tại cộng đồng… đều phải chủ động phát hiện để tránh nguy cơ lây lan rộng. Tổ dân phố phải biết người dân sống thế nào, t́nh h́nh dịch bệnh ra sao.

    Do đó, cách ly tập trung dưới một số h́nh thức là một đối sách quan trọng, trong đó lực lượng vũ trang, đặc biệt là quân đội, các địa phương tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng cơ sở cách ly.


    Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên báo cáo cập nhật về t́nh h́nh dịch bệnh COVID-19. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
    Nhắc lại mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xă hội, Thủ tướng cho rằng, dịch có ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xă hội, không chỉ làm đứt găy chuỗi cung ứng ở một số đối tác quan trọng của nước ta. Do đó, trong hôm nay, Thủ tướng sẽ kư ban hành Chỉ thị về các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, duy tŕ sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xă hội ứng phó với dịch bệnh COVID-19.

    Về phương án đối phó với t́nh huống xấu nếu dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, Thủ tướng yêu cầu các đô thị đông dân đều phải lên kế hoạch cách ly trên diện rộng, đặc biệt là TPHCM và Hà Nội.

    Ngành y tế và các ngành có liên quan cần củng cố và chi tiết hóa kế hoạch điều chuyển nhân lực y tế và nguồn lực hỗ trợ khác một cách nhanh chóng và hiệu quả đến các nơi trong t́nh huống ổ dịch xảy ra. Tiếp tục diễn tập khả năng phản ứng nhanh, tập trung và phối hợp liên ngành, liên địa phương.

    Cần lập kế hoạch dự pḥng, về vị trí, chỗ ở lẫn nguồn cung ứng nhu yếu phẩm nếu phải cách ly trên diện rộng, không để t́nh trạng bất an, không tốt đối với người bị cách ly.

    Thủ tướng chỉ đạo ngành tài chính đáp ứng mọi nhu cầu chống dịch bệnh đúng mức, kịp thời, hiệu quả.


    Ảnh: VGP/Quang Hiếu
    Thủ tướng đồng ư các kiến nghị cụ thể của Ban Chỉ đạo quốc gia pḥng, chống dịch bệnh COVID-19 như việc dừng hiệu lực của giấy miễn thị thực cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài song song với dừng miễn thị thực đơn phương đối với quốc gia đó. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND các tỉnh, thành phố có phương án huy động một số khách sạn, cơ sở lưu trú để thực hiện việc tổ chức cách ly (khi đă hết cơ sở cách ly do quân đội bố trí).

    Công dân thuộc tỉnh, thành phố nào th́ được theo dơi, cách ly tại đó theo nguyên tắc: Khi nhập cảnh vào Việt Nam được đưa vào khu cách ly tập trung ban đầu; tại đây được khám sàng lọc, những trường hợp không có biểu hiện sốt, ho, khó thở và không đến hoặc đi qua vùng dịch th́ được chuyển về địa phương để theo dơi, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Thủ tướng giao Bộ Y tế mua thêm 20 triệu chiếc khẩu trang dự trữ (cộng với 10 triệu ban đầu là 30 triệu chiếc) và một số khẩu trang N95, trang phục chống dịch.

    Đức Tuân

  7. #7
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Báo Chí Quốc Nội

    Chủ nhật, 8/3/2020, 08:45 (GMT+7)
    Việt Nam công bố ca nhiễm nCoV thứ 21



    Người đàn ông 61 tuổi, ngồi gần Nguyễn Hồng Nhung trên chuyến bay từ Anh về nước, xét nghiệm dương tính với nCoV.

    Bộ Y tế sáng 8/3 xác nhận ông là ca nhiễm nCoV thứ 21 tại Việt Nam và là ca thứ tư ở Hà Nội. Bệnh nhân đi công tác tại Anh, trở về trên chuyến bay VN0054 của Vietnam Airlines (cùng chuyến và ngồi gần bệnh nhân Nhung).

    Ngày 6/3, bệnh nhân mệt mỏi và ho khan, chưa điều trị ǵ. Sáng 7/3 bệnh nhân được đưa sang Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương bằng xe riêng và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả dương tính với nCoV.

    Bệnh nhân đă tiếp xúc gần (F1) với 26 người, trong đó vợ và lái xe đă được cách ly, c̣n 24 người ở nơi làm việc đang được xác minh. 23 người khác tiếp xúc gần dạng F2, 29 người F3. Sau khi có kết quả dương tính, khu nhà bệnh nhân đă được phun khử khuẩn bằng Cloramin B.

    Tổng cộng 50 người liên quan được cách ly, trong đó cách ly tại nơi ở 9 người, tại bệnh viện 41 người. Y tế đă lấy 15 mẫu bệnh phẩm, của vợ và 14 người tiếp xúc gần với lái xe, để xét nghiệm

    Trong hai ngày qua Việt Nam công bố thêm 5 ca dương tính nCoV, chấm dứt hơn ba tuần không có bệnh nhân mới. 16 bệnh nhân trước đó đă khỏi bệnh xuất viện.

    Bệnh nhân thứ 17 là cô Nhung, từ châu Âu về nước ngày 2/3, đi qua Milan, Italy.

    Bệnh nhân thứ 18 là thanh niên từ Daegu, ổ dịch ở Hàn Quốc, về nước ngày 4/3, được cách ly theo dơi lập tức.

    Bệnh nhân thứ 19 và 20 là bác gái và lái xe riêng của Nhung, tiếp xúc gần với người bệnh.

    Ban Chỉ đạo Pḥng chống Covid-19 đang gấp rút thực hiện các biện pháp kiểm soát, cách ly người tiếp xúc gần bệnh nhân, ngăn ngừa lây lan. Hà Nội cho nâng cấp các biện pháp cách ly lên một bậc.

  8. #8
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Báo Chí Quốc Nội

    Siêu thị đồng loạt đo thân nhiệt khách hàng
    Chủ trương thông minh hay XHCN?



    Sau khi "bệnh nhân 35" được xác định là nhân viên bán hàng tiếp xúc với du khách nhiễm nCoV, nhiều siêu thị yêu cầu khách đo thân nhiệt và đeo khẩu trang.



    Chia sẻ với VnExpress, cả VinCommerce - sở hữu chuỗi bán lẻ VinMart, VinMart+, Big C, Lotte, Thế Giới Di Động đều cho biết sẽ trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ gồm, khẩu trang, găng tay, nước rửa tay cho nhân viên và khách hàng. Họ cũng bố trí đo thân nhiệt, đặt nước sát khuẩn tại nhiều nơi trong siêu thị cho khách hàng rửa tay.


    VinCommerce sẽ tạm đóng cửa các cửa hàng nằm trong khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao - những nơi bị cách ly và chỉ đảm bảo hoạt động trở lại khi không gian mua sắm an toàn. Với những chuỗi c̣n hoạt động, từ ngày 11/3, hệ thống sẽ kiểm dịch ngặt nghèo.

    Khách hàng đến siêu thị đều phải đeo khẩu trang và đo thân nhiệt. Ảnh: Kim Ngân.
    Khách hàng đến siêu thị đều phải đeo khẩu trang và đo thân nhiệt. Ảnh: Kim Ngân.

    Thế Giới Di Động cũng siết chặt hơn việc pḥng ngừa dịch bệnh tại các siêu thị, cửa hàng. Riêng siêu thị Điện máy xanh tại số 7 Nguyễn Văn Linh (Đà Nẵng) đă được đóng cửa sau thông tin một nữ nhân viên tại đây mắc nCoV khi tiếp xúc với hai bệnh nhân người Anh. Họ cũng đă phun khử khuẩn 2 lần siêu thị này. Toàn bộ nhân viên được cách ly tại nhà.

    Hệ thống Lottemart, Saigon Co.op th́ cho biết sẽ nhanh chóng tăng cường lưu thông không khí tại các điểm bán hàng.

    Trước đó, khoảng 18h ngày 4/3, một phụ nữ người Việt 29 tuổi ở Đà Nẵng, sau khi tiếp xúc trực tiếp với du khách Anh, đă nhiễm nCoV. "Bệnh nhân 35" là nhân viên bán hàng tại Siêu thị Điện máy Xanh ở quận Hải Châu, Đà Nẵng. Cô này tiếp xúc trực tiếp với hai người Anh tại siêu thị, những người này sau được xác định là ca bệnh thứ 22 và 23.

    Số ca liên quan đến nCoV tại Việt Nam
    Nơi khởi bệnh Nhiễm Tử vong
    Vĩnh Phúc 11 -
    TP Hồ Chí Minh 4 -
    Hà Nội 4 -
    Quảng Ninh 4 -
    Đà Nẵng 3 -
    Lào Cai 2 -
    Quảng Nam 2 -
    Thừa Thiên - Huế 1 -
    Ninh B́nh 1 -
    Khánh Ḥa 1 -
    Thanh Hóa 1 -
    B́nh Thuận 4 -
    38
    0
    16
    Cập nhật: 17:50, 11/3
    Nguồn: Bộ Y Tế

  9. #9
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Báo Chí Quốc Nội

    Tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma. Buổi tưởng niệm diễn ra ngắn gọn trong khoảng 15 phút ?
    Sáng 14/3, cựu binh Trường Sa ở Đà Nẵng tổ chức tưởng niệm 32 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988) tại chân cầu Mân Quang, sát vịnh Đà Nẵng.


    Đại tá Hoàng Duy Lập, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Công binh 83, nhắc lại vắn tắt sự kiện và thắp hương trước bài vị 64 liệt sĩ được in trên tấm pano màu xanh nước biển. "Covid-19 đang căng thẳng nên chúng tôi tổ chức lễ tưởng niệm ngắn gọn, không ăn uống và thả hoa xuống biển như những năm trước để tránh tập trung đông người", đại tá Lập nói.


    Buổi tưởng niệm diễn ra ngắn gọn trong khoảng 15 phút. Ảnh: Nguyễn Đông.

    Mắt đỏ hoe khi thắp hương cho chồng - liệt sĩ Trần Văn Pḥng (quê Kiến Xương, Thái B́nh) cùng 63 đồng đội, bà Nguyễn Thị Bích Lạc (60 tuổi, quê Hà Nội) đứng lặng hồi lâu. Chồng bà là cán bộ chính trị của Trung đoàn công binh E83, không có tên trong danh sách ra xây dựng cụm đảo Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao năm 1988. Do chỉ huy trưởng khung đảo bị tai nạn giao thông, thượng úy Pḥng có chút kinh nghiệm về xây dựng nên xung phong đi thay.

    Bà lạc kể: "Lúc đó tôi đang là quân y sĩ trong đơn vị, biết t́nh h́nh ở Trường Sa nên xác định chuyến đi này rất căng thẳng. Nhưng không thể tưởng tượng được giữa thời b́nh lại mất mát quá lớn với 64 gia đ́nh như vậy". Chồng hy sinh khi con gái đầu mới 14 tháng tuổi, bà Lạc suy sụp, sụt tới 18 kg.

    Những năm trước, bà Lạc thường giỗ chồng theo ngày âm (28/2). Vài năm nay, ngày 14/3 "là sự kiện được cả nước nhắc đến" nên bà quyết định giỗ theo ngày dương và đến tham gia lễ tưởng niệm cùng đồng đội.

    Bà Nguyễn Thị Bích Lạc mắt đỏ hoe khi trong lễ giỗ 32 năm của chồng và đồng đội. Ảnh: Nguyễn Đông.
    Bà Nguyễn Thị Bích Lạc trong lễ giỗ 32 năm của chồng và đồng đội. Ảnh: Nguyễn Đông.

    Năm nay, lễ tưởng niệm được tổ chức tại không gian riêng dưới chân cầu Mân Quang. Nơi đây vốn là băi đất trống, được cựu binh Trần Văn Tiến (nguyên là lính thông tin tại đơn vị công binh E83) xin phép thành phố cải tạo.

    Ngoài lát đá tạo h́nh bản đồ Việt Nam trên diện tích rộng gần 200 m2, ông Tiến dựng hai mô h́nh cột mốc nhỏ mang tên Hoàng Sa và Trường Sa, trang trí thêm tiểu cảnh chùa Một Cột (biểu tượng Hà Nội) và cầu Vàng (Đà Nẵng).

    Ông Tiến nói, khu vực dưới chân bán đảo Sơn Trà này rất đông cựu binh của E83 nên nếu được quy hoạch th́ sẽ là điểm đến để mọi người cùng ôn kỷ niệm, các em nhỏ cũng có nơi vui chơi kết hợp với t́m hiểu lịch sử.

    Tháng 3/1988, Việt Nam đưa tàu ra xây dựng cụm đảo ch́m Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao trong bối cảnh Trung Quốc liên tục chiếm đóng trái phép các băi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.

    Rạng sáng 14/3/1988, khi bộ đội Việt Nam đang chuyển vật liệu lên băi Gạc Ma, phía Trung Quốc đưa nhiều tàu chiến cùng binh lính đến cướp cờ, giết hại chiến sĩ. 64 chiến sĩ Việt Nam hy sinh, 9 người bị bắt.

    Tàu HQ-604 và HQ-605 bị bắn ch́m. Tàu HQ 505 bị bắn cháy đă lao hết tốc lực lên băi, trở thành cột mốc sống bảo vệ chủ quyền Cô Lin. Việt Nam giữ được Cô Lin, Len Đao. C̣n Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm trái phép đến nay.

    Nguyễn Đông

  10. #10
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Báo Chí Quốc Nội

    Kết luận thanh tra liên quan Phó Chủ tịch Hà Nội bất ngờ bị gỡ bỏ

    TPO - Trên Cổng giao tiếp điện tử Thanh tra Thành phố Hà Nội, Kết luận số 6238/KL-TTTP(VP) về việc Thanh tra vi phạm tại Dự án tổ hợp dịch vụ công cộng, văn pḥng và nhà ở tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm bất ngờ biến mất.


    Ảnh chụp màn h́nh lúc 10h sáng 19/3
    Yêu cầu kiểm điểm phó Chủ tịch Hà Nội liên quan sai phạm dự án nhà ở ngh́n tỷ
    Sáng 19/3, trên Cổng giao tiếp điện tử Thanh tra Thành phố Hà Nội, Kết luận số 6238/KL-TTTP(VP) về việc Thanh tra vi phạm tại Dự án tổ hợp dịch vụ công cộng, văn pḥng và nhà ở tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm bất ngờ biến mất.

    Kết luận này đăng ngày 16/3, trong đó chỉ ra loạt sai phạm của Công ty Coma 6 và một số cơ quan trong quá tŕnh thực hiện dự án nhà ở Dream Town tại phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm), đồng thời kiến nghị UBND TP chỉ đạo kiểm điểm nhiều tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm trong đó có ông Nguyễn Văn Sửu nguyên Giám đốc Sở KH-ĐT hiện là phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội.

    Liên hệ với Thanh tra Thành phố Hà Nội về sự việc này, đại diện đơn vị cho biết, Kết luận Thanh tra được đăng trong 15 ngày sau đó có quyền gỡ bỏ. Tuy nhiên, với Kết luận này gỡ bỏ là do nhầm lẫn. Kết luận này đă được đăng trở lại sau đó.

    Đến 10h sáng cùng ngày, kiểm tra tại Cổng thông tin Thanh tra Thành phố Hà Nội, nội dung này đă được đưa trở lại.

    Trong Kết luận thanh tra chỉ rơ, trong quá tŕnh thực hiện dự án Công ty Coma 6 và một số cơ quan để xảy ra nhiều sai phạm.

    Cụ thể, theo báo cáo tài chính năm 2008 (chưa được kiểm toán), nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty Coma 6 đến 31/12/2008 là 24 tỷ đồng, không đảm bảo 20% tổng mức đầu tư của dự án (tổng mức đầu tư là gần 283 tỷ đồng).

    Dù được Sở Tài chính yêu cầu công ty cần tiến hành các thủ tục để được bổ sung vốn điều lệ và tăng nguồn vốn chủ sở hữu theo đúng quy định hiện hành nhưng Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KH-ĐT) không yêu cầu công ty này bổ sung vốn điều lệ và tăng nguồn vốn chủ sở hữu mà vẫn có văn bản số 1148 ngày 26/11/2009 do ông Nguyễn Văn Sửu - Giám đốc Sở kư báo cáo UBND TP đề nghị cho phép Công ty Coma 6 nghiên cứu lập và thực hiện dự án.

    Theo kết luận thanh tra, việc này đă vi phạm quy định tại Khoản 3, Điều 6 Quyết định số 22/2007 ngày 09/02/2007 của UBND TP, trong đó, TP quy định “Sở KH-ĐT là cơ quan xem xét tŕnh UBND TP chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập và triển khai dự án đầu tư”.

    Việc này cũng vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3, Điều 22 Quyết định số 15/2007 ngày 23/01/2007 của UBND TP, trong đó, TP quy định “Nội dung thẩm tra: Năng lực tài chính của nhà đầu tư: nguồn vốn chủ sở hữu (không nhỏ hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án do nhà đầu tư đề xuất), khả năng huy động vốn của nhà đầu tư để thực hiện theo tiến độ của dự án”.

    Bên cạnh đó, khi lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư năm 2010, tổng mức đầu tư của dự án là hơn 1.186 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty Coma 6 là 13,6 tỷ đồng (theo Báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2009) bằng 1,1% tổng mức đầu tư là không đủ năng lực tài chính theo quy định.

    Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Tứ - Phó Giám đốc Sở KH-ĐT kư vẫn kư văn bản số 430 báo cáo UBND TP chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án là chưa thực hiện đúng quy định.

    “Trách nhiệm thuộc pḥng đô thị thời điểm năm 2009, 2010 (nay là pḥng quản lư ngoài ngân sách), ông Nguyễn Văn Tứ - Phó Giám đốc Sở KH-ĐT năm 2010 và ông Nguyễn Văn Sửu - Giám đốc Sở KH-ĐT năm 2009-2010 đă kư văn bản theo đề xuất của pḥng ban chuyên môn mà thiếu sự kiểm tra, xem xét”, kết luận thanh tra nêu rơ.

    TRẦN HOÀNG
    https://www.tienphong.vn/xa-hoi/ket-...bo-1625870.tpo

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •