Page 17 of 22 FirstFirst ... 7131415161718192021 ... LastLast
Results 161 to 170 of 220

Thread: Trung Quốc Hậu Hán Dịch - Vủ hán Dịch Corona: Có Chạy thoát tội "Diệt chủng" Thế Giới?

  1. #161
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Quốc Hậu Hán Dịch - Vủ hán Dịch Corona: Có Chạy thoát tội "Diệt chủng" Thế Giới?

    ĐCS Trung Quốc bóp chết tự do báo chí, thế giới phải trả giá đắt bằng mạng sống
    B́nh luậnMinh Thanh • 19:46, 23/04/20• 1098 lượt xem


    Chính phủ Trung Quốc che giấu dịch bệnh và gây ra sự bùng phát virus Corona Vũ Hán ra toàn cầu (Ảnh: Spencer Platt / Getty Images)

    Vào ngày 27/1, Phó tổng biên tập của tờ Thượng Hải Thương Báo, ông Trần Quư Băng (Chen Jibing) đă có một bài viết đăng trên Wechat với tiêu đề “Viêm phổi Vũ Hán ngày 50, tất cả người dân Trung Quốc phải trả giá bằng chết chóc bởi truyền thông”.

    Bài báo liệt kê các phóng viên đưa tin về Vũ Hán, nơi tâm chấn của dịch bệnh, đă gặp phải nhiều trở ngại. Ví dụ, phóng viên của Caixin qua liên hệ gián tiếp với một số bác sĩ được biết Trung tâm Pḥng chống dịch bệnh có lệnh các y bác sĩ không được tiếp nhận phỏng vấn, không được tiết lộ dịch bệnh ra bên ngoài; một phóng viên Nhật Bản đă bị bắt đưa đến đồn cảnh sát v́ chụp ảnh trước chợ hải sản Hoa Nam; một phóng viên cao cấp từ một tờ báo Hồ Bắc đă bị xử phạt v́ đăng tin trên Weibo.

    Bài báo viết: "Thông tin công khai là vaccine pḥng bệnh tốt nhất", "Chặn các kênh tin tức cung cấp thông tin cho xă hội nhận thức được các rủi ro an toàn tiềm ẩn, cuối cùng sẽ gây ra tác hại nghiêm trọng hơn ‘tin đồn’". Sau đó, bài viết này nhanh chóng gây sự chú ư của chính quyền và đă nhanh chóng bị xóa. Tài khoản công khai đăng bài viết này cũng biến mất trên mạng Internet.

    Một phóng viên trẻ làm việc trong ngành truyền thông Trung Quốc nói với VOA rằng anh được phái đến Vũ Hán sau Tết Nguyên đán và rời đi sau khi thành phố đóng cửa. Trong suốt thời gian 72 ngày trước và sau đó, anh đă chứng kiến ​​sự yếu ớt, phẫn nộ, thống khổ và tuyệt vọng của thành phố này, cũng đă trải nghiệm nhiều lần v́ đề tài nhạy cảm, bài viết của anh đă bị xóa, gác lại và bị cấm…

    Anh nói: "Tôi cũng đă quen với điều này, làm tin tức ở Trung Quốc chính là như thế".

    Bà Rebecca Vincent, Giám đốc Văn pḥng Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) ở Anh, đă chỉ ra trong một cuộc phỏng vấn với CNN rằng: "Nếu Trung Quốc có tự do báo chí, nếu những người cảnh báo không bị bịt miệng th́ trận đại dịch này đă có thể bị chặn lại và nó sẽ không phát triển thành đại dịch như hiện nay”.

    Bà Vincent nói rằng trước đây mọi người thường chỉ nói về tự do báo chí ở khía cạnh lư thuyết, nhưng dịch bệnh này cho thấy tự do báo chí có tác động thực sự và nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.

    Vào ngày 21/4, Tổng bộ của RSF có trụ sở tại Paris đă công bố "Báo cáo chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2020". Báo cáo cho thấy trong số 180 quốc gia và khu vực, Trung Quốc đại lục đứng thứ 177 về tự do báo chí, giống như năm ngoái ở vị trí áp chót thứ 4 từ dưới lên. Thứ hạng của Bắc Triều Tiên đă giảm một bậc so với năm ngoái, và đứng cuối bảng.

    Báo cáo chỉ ra rằng trong cuộc đua đàn áp tự do báo chí, Trung Quốc luôn đuổi sát theo Triều Tiên. Bắc Kinh tiếp tục nâng cấp hệ thống kiểm soát thông tin và tiếp tục đàn áp các nhà báo và blogger bất đồng chính kiến. Vào tháng 2 năm nay, chính quyền đă bắt giữ ít nhất 3 nhà báo công dân để che giấu cuộc khủng hoảng virus Corona Vũ Hán. Trung Quốc là nhà tù giam giữ nhà báo lớn nhất thế giới, và hiện có khoảng 100 nhà báo đang bị giam giữ, hầu hết là người Duy Ngô Nhĩ.

    Vào tuần trước, RSF đă viết một lá thư cho hai báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc, yêu cầu chính thức lên án chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) v́ che giấu dịch bệnh khiến hàng ngàn người dân vô tội bị nhiễm virus. RSF nói rằng, cho dù là đối với cộng đồng trong nước hay quốc tế, chính phủ Trung Quốc đă đặt tính mạng của công chúng và nhân loại vào chỗ nguy hiểm.

    Ngoài việc chỉ trích chế độ độc tài và chính quyền chuyên chế của ĐCSTQ trong việc đàn áp thông tin, RSF cũng kêu gọi mọi người cảnh giác với những thông tin sai lệch do Bắc Kinh đưa ra trên khắp thế giới. Tổ chức này cho biết kể từ khi bắt đầu đại dịch, Bắc Kinh đă cẩn thận lên kế hoạch cho hoạt động này với mục đích trừ khử những lời chỉ trích.

    Ông Cedric Alviani, Giám đốc điều hành của Văn pḥng RSF Đông Á cho biết: "Bắc Kinh mượn cớ ‘lập kỷ lục liên tục không có ca nhiễm virus Corona Vũ Hán’, truyền bá những lời dối trá và thông tin không chính xác, làm mất uy tín của các phóng viên và nghi ngờ thông tin họ công bố". Ông nhắc nhở công chúng đừng để những thông tin này che mắt, và nên ưu tiên cho các kênh truyền thông tôn trọng các nguyên tắc của báo chí.

    Cũng trong hôm thứ Ba (21/4), trên Twitter, trang mạng xă hội bị chính phủ Trung Quốc chặn, các tổ chức truyền thông và ngoại giao chính thức của ĐCSTQ tiếp tục tiến hành tuyên truyền cho Bắc Kinh. Ví dụ, tài khoản Twitter của tờ China Daily viết: "Làm thế nào Trung Quốc có thể kiểm soát sự lây lan của dịch coronavirus nhanh như vậy? Làm thế nào Trung Quốc có thể giảm thành công tỷ lệ tử vong xuống mức tương đối thấp? Vui ḷng đọc "Trung Quốc thực hiện pḥng chống coronavirus".

    Một người dùng Twitter trả lời rằng đây đều là những lời nói dối.

    Minh Thanh

    Theo secret china

  2. #162
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Quốc Hậu Hán Dịch - Vủ hán Dịch Corona: Có Chạy thoát tội "Diệt chủng" Thế Giới?

    Đại dịch Covid-19: Trung Quốc và hiệu ứng ‘‘gậy ông đập lưng ông’’


    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh (P) lần đầu tiên đến thăm một bệnh viện Vũ Hán, gần 2 tháng sau khi chính thức công bố dịch, phong tỏa Vũ Hán. Ảnh chụp ngày 10/03/2020. Xie Huanchi/Xinhua via REUTERS
    Trọng Thành
    Covid-19 tiếp tục là chủ đề chính của các tuần báo Pháp. Trong lúc L’Obs tập trung làm sáng tỏ hậu trường của chiến dịch chuẩn bị gỡ bỏ phong tỏa sắp tới, Le Point chỉ ra những thói tật của bộ máy quan liêu khiến nước Pháp trả giá đắt trong đại dịch. L’Express bàn về những bài học thành công của nước Đức. Courrier International chú ư đến thay đổi lớn trong giao tiếp xă hội thời kỳ hậu phong tỏa.


    Le Point tuần này có bài xă luận đáng chú ư của nhà b́nh luận Nicolas Baverez mang tựa đề: ‘‘Trung Quốc và hiệu ứng gậy ông đập lưng ông’’. Bài viết so sánh đại dịch Covid-19, bùng lên từ Trung Quốc rồi lan khắp thế giới hiện nay, với cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ nước Mỹ năm 2008. Nhà báo Le Point nhận định : Giống như Hoa Kỳ, thoạt tiên, chính quyền Trung Quốc đă được hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng xuất phát từ nước ḿnh. Tuy nhiên, cũng tương tự như nước Mỹ đă phải gánh chịu ‘‘làn sóng dân túy bùng lên’’ sau khủng hoảng, giờ đây chính quyền Trung Quốc ‘‘có thể sẽ phải chứng kiến vị thế của Trung Quốc bị suy yếu do trách nhiệm của Bắc Kinh, trong giai đoạn bệnh dịch xuất hiện và khi đại dịch lan rộng khắp thế giới’’.

    Bắc Kinh hiện rơ chân tướng

    Cuộc khủng hoảng y tế hiện nay, mà Bắc Kinh cố gắng chứng minh đă ‘‘xử lư một cách mẫu mực’’, cho thấy rơ ‘‘bản chất toàn trị của chế độ Trung Quốc, gắn liền với chính sách tuyên truyền dối trá, và một Nhà nước bạo lực’’. Giờ đây công luận thế giới bắt đầu hiểu rằng ‘‘dịch bệnh đă bị bưng bít hơn hai tháng trời, một giai đoạn có ư nghĩa quyết định, khiến dịch lan rộng’’. Số lượng người nhiễm virus và người chết bị bóp méo.

    Đọc thêm :Để dịch virus corona vượt tầm kiểm soát: Tội chính của Bắc Kinh là giấu thông tin?
    Lănh đạo Trung Quốc Tập Cận B́nh đă làm đúng những lời tổ sư Mao Trạch Đông để lại: Bóp méo sự thật theo đ̣i hỏi của thực tế. Bắc Kinh đă không tính đến những người chết v́ Covid - 19 tại gia đ́nh. Theo thống kê mới điều chỉnh, số người chết tại gia đ́nh chiếm 1/3 tổng số người thiệt mạng. Tuy nhiên, con số người chết thực sự có thể lên đến ít nhất 25.000 người, so với số chính thức 4.632 hiện nay. Bởi, theo chính một số nghiên cứu dịch tễ học Trung Quốc, số người vừa chết v́ Covid - 19, vừa chết do bệnh khác chiếm đến 72% người qua đời tại các bệnh viện Vũ Hán. Cho đến nay, Bắc Kinh chỉ chấp nhận thống kê số người chết duy nhất v́ bệnh Covid -19.

    Đại dịch Covid-19 cũng phơi bày t́nh trạng kiểm soát công dân bằng kỹ thuật số, ngày càng sát sao tại Trung Quốc. Bắc Kinh có chính sách chi đến một triệu nhân dân tệ cho tất cả doanh nghiệp nào phát triển một dự án kỹ thuật số liên quan đến dịch bệnh. Ví dụ như thiết lập các ‘‘hộ chiếu y tế’’ cho tài xế tắc-xi hay giới tài xế nói chung, do tập đoàn Alibaba quản lư. Việc sử dụng máy bay không người lái để kiểm soát công dân, kiểm soát việc đi lại, kỹ thuật nhận dạng người qua vơng mạc hay tập hợp thông tin về sức khỏe người dân, hoàn toàn không cần tính đến sự chấp thuận của các công dân. T́nh trạng kiểm soát gia tăng là một trong những nguyên nhân khiến người dân Trung Quốc hiện nay dè dặt trong việc tiêu thụ, bên cạnh các nguyên nhân khác như sợ thất nghiệp, bị hạ lương. Kinh tế Trung Quốc hiện nay đang trong t́nh trạng mất cân đối cung - cầu nghiêm trọng, một bên là sản xuất bị bắt buộc phải nối lại (với hoạt động bằng 90% so với trước), bên kia là nhu cầu bị cắt đến một nửa (do nhu cầu nội địa không tăng mạnh, cũng như nhu cầu bên ngoài, do kinh tế thế giới tê liệt).

    Về mặt địa chính trị, trước mắt Trung Quốc đang ở thế thượng phong trong khủng hoảng hiện nay, trong một bối cảnh chưa từng có kể từ năm 1945, khi Hoa Kỳ hoàn toàn rút khỏi cuộc chơi. Đối với Bắc Kinh, đại dịch cho thấy thế giới đang ngừng ‘‘phương Tây hoá’’, các nền dân chủ thể hiện đang bất lực, c̣n Trung Quốc củng cố quan hệ với các quốc gia đang trỗi dậy, bằng ngoại giao y tế (cung cấp ồ ạt trang thiết bị y tế), đầu tư thông qua các dự án Con Đường Tơ Lụa Mới, và kiểm soát các định chế đa phương, đầu tiên là Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Thế nhưng, theo Le Point, đại dịch này làm nổi bất tính chất tương phản sâu xa, đằng sau ‘‘thế thượng phong bên ngoài của Trung Quốc’’, một quốc gia có nền công nghệ phát triển, là các hành xử ‘‘rất cổ hủ’’. Những thiệt hại ghê gớm cho thế giới hiện nay đang làm dấy lên những đ̣i hỏi phải khởi kiện Trung Quốc.

    ‘‘Chủ nghĩa đa phương quốc tế trong cơn hôn mê’’

    ‘‘Chủ nghĩa đa phương quốc tế trong cơn hôn mê’’ là tựa đề một bài phân tích khác của Le Point, ghi nhận cuộc đại khủng hoảng 2020 đang làm tăng tốc tiến tŕnh tan ră của cơ chế hợp tác quốc tế, được đặt nền móng từ sau Thế chiến Hai. Le Point trở lại với cội nguồn của trật tự thế giới hiện nay, với nhận định của cố tổng thư kư Liên Hiệp Quốc, chính trị gia Thụy Điển Dag Hammarskjöld: Mục tiêu xây dựng Liên Hiệp Quốc ‘‘không phải là để đưa nhân loại đến thiên đường, mà là để giúp chúng ta không rơi xuống địa ngục’’. Rốt cục, sứ mạng của Liên Hiệp Quốc đă thất bại : Đại dịch này cho thấy rơ.

    Đọc thêm: Virus corona - Covid-19: Tổ Chức Y Tế Thế Giới có góp phần để dịch trầm trọng hơn?
    Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, định chế phụ trách y tế của Liên Hiệp Quốc đă không đảm nhiệm được vai tṛ: WHO bênh vực Bắc Kinh, gạt Đài Loan ra ngoài, trong khi nền dân chủ này đă có chính sách đúng trong cuộc chiến chống dịch, WHO cũng không tiến hành điều tra một cách không thiên vị nguồn gốc virus… Về phần ḿnh, Hội Đồng Bảo An cũng tồi tệ không kém. Ngày 10/04, định chế có vai tṛ lớn đối với nền an ninh thế giới này mới họp lần đầu tiên về Covid-19, nhưng không ra đuợc nghị quyết.

    Dù sao, Le Point cũng kết thúc bài phân tích với một sắc thái lạc quan, khi nhấn mạnh là, thời đại chúng ta cho thấy, thường là sau mỗi lần trải qua chiến tranh hay khủng hoảng, nền dân chủ, nhân quyền và hợp tác quốc tế lại được thiết lập. Sau mỗi lần rơi vào đại thảm họa, nhân loại lại trở về t́m kiếm thống nhất và tinh thần đoàn kết. ‘‘Đại dịch 2020 có thể là điểm khởi đầu cho việc tái xây dựng hệ thống quan hệ quốc tế’’.

    ‘‘2020 là năm tốt nhất để đối phó với một đại dịch’’

    Đại dịch 2020 có thể là điểm khởi đầu cho một hệ thống quan hệ quốc tế mới. Le Point có bài phỏng vấn nhà b́nh luận chính trị Thụy Điển Johan Norberg cho thấy triển vọng này, với tiêu đề ‘‘2020 là năm tốt nhất để đối phó với một đại dịch’’. Nhà b́nh luận Thụy Điển - theo quan điểm tự do, ủng hộ tiến tŕnh toàn cầu hoá hiện nay, cho dù cần phải điều chỉnh - tỏ ra tin tưởng là nền khoa học với tŕnh độ và mức độ toàn cầu hóa như hiện nay hoàn toàn có thể cho phép nhân loại đối phó tốt với đại dịch, với điều kiện ‘‘phải đoàn kết’’. Theo ông, về mặt nghiên cứu khoa học, chưa bao giờ quốc tế lại phản ứng mau lẹ như vậy với một bệnh dịch mới xuất hiện: Khoảng một tuần sau khi virus được xác nhận, các nhà khoa học Trung Quốc đă thiết lập được bản đồ gen, vào giữa tháng 2, các nhà khoa học Đức đă chế được xét nghiệm nhanh…

    Ra khỏi phong tỏa: Vẻ đẹp của ‘‘vũ điệu’' không tiếp xúc

    Quan điểm lạc quan của nhà b́nh luận Thụy Điển có thể mang lại một không khí hưng phấn về dài hạn, nhưng trước mắt rất nhiều xă hội hiện nay đang lúng túng trước viễn cảnh c̣n lâu mới có vác-xin, trong lúc thời kỳ phong tỏa không thể kéo dài. Sống sao đây trong giai đoạn ra khỏi phong tỏa, khi nguy cơ một đợt dịch mới bùng phát bất cứ lúc nào, là chủ đề chính của tuần san Courrier International?

    Thời kỳ hậu phong tỏa sẽ chứng kiến một thay đổi lớn trong cách thức giao tiếp xă hội, xưa nay dựa trên tiếp xúc cơ thể, từ cái bắt tay, ôm hôn, hay hôn má, tùy theo mỗi nền văn hóa. Tiếp xúc cơ thể thuộc về nền tảng của quan hệ con người. Tuy nhiên, giờ đây, giăn cách xă hội, tránh né tiếp xúc lại là đ̣i hỏi bắt buộc của thời kỳ chung sống với Covid-19. Liệu một xă hội có thể tồn tại b́nh thường không, khi mọi người không c̣n có những tiếp xúc về cơ thể?

    Theo một bài viết trên nhật báo Đức Süddeutsche Zeitung, một kỷ nguyên ‘‘không tiếp xúc’’ là ‘‘không thể tránh khỏi’’. Một bài viết khác trên Washington Post th́ nhấn mạnh, đối diện với thảm họa kinh hoàng, với bao người thiệt mạng do virus, th́ ‘‘lối sống chắc chắn sẽ bị đảo lộn hoàn toàn’’. Cây viết Gia Kourlas, một chuyên gia về vũ đạo, trên New York Times, h́nh dung lối sống mới với nhiều chất thơ, khi quan sát những cảnh tượng hoàn toàn mới mẻ trên đường phố New York, khi giăn cách xă hội là điều bắt buộc, mỗi người như trở thành một diễn viên múa, với những chuyển động lạ kỳ, tránh mọi tiếp xúc với người khác. Những cảnh tượng, theo tác giả, mang lại một vẻ đẹp lạ thường.

    Nạn quan liêu khiến Pháp điêu đứng

    Trong lúc Courrier International chú ư nhiều đến khía cạnh thi vị trong sự thay đổi lối giao tiếp trong xă hội thời ra khỏi phong tỏa, th́ Le Point tuần này tập trung làm sáng tỏ những tệ hại của nền quan liêu khiến nước Pháp sa lầy trong đại dịch Covid - 19, không những trong giai đoạn phản ứng đầu tiên, mà đặc biệt trong giai đoạn ra khỏi phong tỏa và phục hồi kinh tế. Điều tra của Le Point đánh giá là chính phủ đă không xác lập được một chính sách rơ ràng, giống như các nền dân chủ châu Á, hay láng giềng Đức. Một nghị sĩ cánh trung ở vùng Haut-Rhin cáo buộc chính phủ bỏ lỡ cơ hội hành động sớm ba tuần, khiến phong tỏa phải kéo dài, gây thiệt hại ước tính 100 tỉ euro.

    Ngoài vấn đề thiếu máy trợ thở, thiếu khẩu trang nghiêm trọng, Le Point cũng nêu bật việc nước Pháp thiếu chiến lược xét nghiệm, do thể chế quan liêu nặng nề. Từ năm 2013, các pḥng thực nghiệm y sinh về thú y không có quyền sử dụng các sinh phẩm có nguồn gốc người, và ngược lại. Cho dù Viện Hàn Lâm Y Học Pháp lên tiếng phản đối từ sớm, nhưng chỉ đến ngày 05/04 (tức hơn hai tuần sau khi phong tỏa hăm dịch), chính phủ mới dỡ bỏ hạn chế này. Cũng trong thời gian đó, tại Ư hay Đức, đă hoàn toàn không có sự đối lập như vậy. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Pháp bị chậm chân trong sản xuất xét nghiệm đại trà. Một ví dụ khác là việc Cơ quan y tế cấp vùng (ARS) trong một thời gian dài đă không cho phép xét nghiệm nhân viên làm việc tại các nhà dưỡng lăo (Ehpad). Việc chậm xét nghiệm bị cáo buộc là đă dẫn đến số người nhiễm virus và tử vong cao tại các Ehpad.

    Theo Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OCDE), có đến 20% chi phí y tế tại Pháp là ‘‘không cần thiết, gây lăng phí khổng lồ cho công quỹ’'. Theo chủ tịch Liên minh các bệnh viện Pháp (FHF), ông Frédéric Valletoux, nước Pháp cần nhiều đầu tư hơn cho y tế, nhưng cần đầu tư một cách thông minh hơn.

    ‘‘Hậu trường’’ chiến dịch gỡ phong tỏa: Sứ mạng gần như bất khả

    L’Obs tuần này chú ư đến ‘‘những vấn đề trong hậu trường’’ của chiến dịch ra khỏi phong tỏa tại Pháp. Ư tưởng chính của phóng sự điều tra của L’Obs là ‘‘phong tỏa dễ hơn rất nhiều so với việc ra khỏi phong tỏa. Chính quyền hiện nay ư thức rơ đang phải đối mặt với một bài toán vô cùng hắc búa. Phương pháp điều hành xă hội từ trên xuống, bằng uy quyền, sẽ là không đủ, nhưng làm thế nào có thể chinh phục được dư luận, trong lúc khủng hoảng kinh tế đă bắt đầu, và các khiếu kiện nhắm vào chính quyền đang xuất hiện ngày một nhiều?’’. Một nhân vật thân cận với tổng thống giải thích: ‘‘Hiện tại, một kẻ thù chung (dịch bệnh) giúp chúng ta đoàn kết… nhưng đến khi giai đoạn này chấm dứt, điều kinh khủng sẽ xảy ra, các rạn nứt xă hội sẽ bùng lên…’’.

    Nhiều nhân vật thân cận với tổng thống Emmanuel Macron coi mục tiêu ra khỏi phong tỏa một cách an toàn, tức không xẩy ra làn sóng lây nhiễm lớn thứ hai, là ‘‘nhiệm vụ bất khả’’. Một trong những nguyên nhân chính là giới khoa học dần dần phát hiện ra rằng một người có thể nhiều lần bị nhiễm virus, trong lúc ''trước đó toàn bộ chiến lược dựa vào khả năng miễn dịch’’. Nhiều người trong giới thân cận với tổng thống Macron đặt niềm tin vào sức mạnh phi thường của vị nguyên thủ, luôn sẵn sàng đối đầu với thách thức.

    L’Obs trở lại bài phát biểu lần thứ 4 của tổng thống Emmanuel Macron, ngày 13/04, thu hút gần 37 triệu khán thính giả, điều chưa từng có trong lịch sử truyền h́nh Pháp. Mười lăm phút trước đó, toàn bộ các bộ trưởng, các nhân vật trọng yếu trong đảng cầm quyền đều không hay biết ǵ về những đường nét lớn của chiến lược phong tỏa, về ngày bắt đầu ra khỏi phong tỏa (11/05). Theo L’Obs, sau một thời gian dựa hẳn vào hội đồng khoa học, giờ đây vào giai đoạn đặc biệt bất trắc này, tổng thống Macron nhận lănh trở lại vai tṛ người ra quyết định cuối cùng. Ngày bắt đầu ra khỏi phong tỏa mà ông đưa ra được coi là sớm hơn nhiều so với dự tính của bộ Giáo Dục. Tuy nhiên, theo L’Obs, cũng chính tổng thống Pháp đă lắng nghe tối đa tư vấn từ các phía, giới chuyên gia, triết gia, trí thức, giới chính trị, lănh đạo tôn giáo, giới chủ, các nghiệp đoàn… trước khi ra quyết định sau cùng.

    Thủ tướng Pháp có hai tuần lễ để thảo ra kế hoạch chi tiết ra khỏi phong tỏa, với 17 chương tŕnh hành động khác nhau do các bộ phụ trách. Những vấn đề thực tế hàng đầu đặt ra là : Mở lại trường học, tổ chức giao thông, tổ chức các không gian làm việc tại doanh nghiệp như thế nào?

    ‘‘Dân Pháp không bạc ác với thế hệ cao niên!’’

    Riêng về chủ đề tỉ lệ tử vong cao tại các trung tâm chăm sóc người cao tuổi sống phụ thuộc (gọi tắt là Ehpad), cũng thường gọi là nhà dưỡng lăo, Le Point có bài phỏng vấn cựu nghị sĩ đảng Xă Hội Jérôme Guedj. Cuộc đối thoại được Le Point đánh giá là không có ‘‘vùng cấm’’. Tỉ lệ người chết v́ Covid-19 tại các Ehpad rất cao gây bàng hoàng công luận (theo thống kê của bộ Y Tế ngày 23/04, trong số 21.856 người qua đời v́ Covid-19, có 8.309 người chết tại các cơ sở y tế-xă hội, trong đó chủ yếu là tại các Ehpad).

    Cựu dân biểu đảng Xă Hội nhấn mạnh là cần đặt vấn đề này trong xu hướng lăo hóa chung của các quốc gia phát triển. Đến năm 2040, nước Pháp ước tính sẽ có khoảng 4 triệu người trên 85 tuổi. Đây là điều mà nhà bác học Lévi-Strauss từng ví như một trong những biến đổi nhân chủng học lớn lao, để lại những hệ quả ghê gớm, có thể so sánh với thời điểm nhân loại chọn lối sống định cư vào thời kỳ đồ đá mới. Làm thế nào chăm sóc tốt cho sức khỏe những người già cả nhất trong những năm tháng cuối đời là một vấn đề rất lớn của xă hội.


    Về số lượng người cao tuổi tử vong tại các nhà dưỡng lăo, cựu nghị sĩ Jérôme Guedj cho biết, hàng năm có 150.000 người trên tổng số khoảng 600.000 cụ ông, cụ bà sống trong các Ehpad, ra đi. Trung b́nh các cụ đến Ehpad với nhiều căn bệnh nặng, và chỉ sống trung b́nh khoảng hai năm tại đây. Ehpad thường được coi là nơi ở cuối đời của rất nhiều người già tại Pháp. Cựu nghị sĩ Guedij cũng hy vọng là, cuộc khủng hoảng y tế hiện nay là một cơ hội cho thấy cần đầu tư nhiều hơn để cải thiện việc chăm sóc người cao tuổi.

    Người Đức giành thắng lợi như thế nào?

    Hồ sơ chính của L’Express là về các bài học từ nước Đức. Bài ‘‘Virus corona: Người Đức đă giành thắng lợi như thế nào’’ nhận xét: Trừ phi có một làn sóng dịch thứ hai, có thể nói Đức là quốc gia thành công nhất trong số các nước châu Âu đông dân. Số lượng người chết v́ Covid-19 tại Đức chỉ chưa bằng một phần tư tại Pháp (tính đến ngày 21/04) (dưới 5.000 người so với trên 20.000 người tại Pháp), trong lúc cả hai quốc gia gần như đối diện với dịch Covid-19 vào cùng thời điểm.

    Về ưu thế của Đức, bác sĩ Gernot Marx, trưởng khoa hồi sức, bệnh viện Aix-la-Chapelle, nhận xét: Trên thực tế, ngành y tế Pháp và Đức có thể nói có chất lượng gần giống như nhau, vấn đề tạo sự khác biệt là quyết định chính trị của chính phủ Đức. Berlin đă mau chóng nhận ra vai tṛ quyết định của xét nghiệm nhanh. Ngay từ giữa tháng Giêng, tức chỉ ít ngày sau khi có những thông tin đầu tiên về dịch tại Trung Quốc, một ê-kíp của Bệnh viện Đại học nổi tiếng Charité (Berlin) đă bắt tay chế tạo loại xét nghiệm này.

    L’Express cũng thừa nhận nước Đức cũng có nhiều điểm yếu tương tự như Pháp, ví dụ như trong vấn đề phụ thuộc vào Trung Quốc về khẩu trang, cũng như đang trong quá tŕnh cải tổ hệ thống bệnh viện, với khả năng sẽ giảm mạnh số lượng bệnh viện trên toàn quốc, để giảm chi phí. Tuy nhiên, người Đức đă tỏ ra có hiệu quả hơn trong đại dịch này, và chính đại dịch Covid-19 cũng là một cơ hội để người Đức trở lại nh́n nhận lại các giá trị của một hệ thống y tế, đă được đặt nền móng từ cuối thế kỷ XIX, dưới thời thủ tướng Bismarck, để xem xem những ǵ nên giữ, những ǵ nên bỏ.

  3. #163
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Quốc Hậu Hán Dịch - Vủ hán Dịch Corona: Có Chạy thoát tội "Diệt chủng" Thế Giới?

    Covid-19 : Bắc Kinh gây áp lực để châu Âu không tố cáo Trung Quốc loan tin thất thiệt


    (Ảnh minh họa) - Trụ sở Nghị Viện Châu Âu tại Strasbourg, Pháp. Eddy LEMAISTRE / Contributeur / Getty Images
    Tú Anh
    Báo cáo của Liên Hiệp Châu Âu tố cáo Trung Quốc là thủ phạm của chiến dịch loan tin thất thiệt hiện nay vẫn bị Bắc Kinh t́m cách cản trở. Đó là lư do mà hồ sơ, theo dự kiến được công bố ngày 21/04/2020, đă bị chậm đến ba ngày và nội dung lên án Trung Quốc th́ kém phần chính xác và mạnh mẽ. Reuters tố giác như trên trong bản tin ngày 25/04/2020.


    Trích dẫn bốn nguồn tin ngoại giao và nhiều phóng viên chuyên ngành, Reuters cho biết là một quan chức Trung Quốc đă liên lạc với đại diện ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu hôm 21/04/2020, tức là ngày mà Bruxelles dự kiến công bố báo cáo với chủ đề Bắc Kinh bóp méo thông tin. Nhân vật này, tên là Dương Tiểu Quang (Yang Xiao Guang), đe dọa là nếu báo cáo được công bố với nội dung như thế th́ có khả năng quan hệ song phương sẽ bị tác hại. Dương Tiểu Quang c̣n cáo buộc Liên Hiệp Châu Âu muốn làm hài ḷng "ai đó", hàm ư nói đến Washington. Sở dĩ Trung Quốc biết được nội dung để can thiệp là v́ mạng thông tin Mỹ Politico tiết lộ một số đoạn của báo cáo.

    Trong bối cảnh khủng hoảng Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc và thái độ thiếu minh bạch của Bắc Kinh gây căng thẳng trong quan hệ quốc tế, Liên Hiệp Châu Âu chọn thái độ dung ḥa. Reuters nêu một số thay đổi trong hồ sơ.

    Về nội dung, trong văn kiện ngày 20/04, ở trang đầu, các nhà ngoại giao Châu Âu tố cáo "Trung Quốc tiếp tục tổ chức một chiến dịch bóp méo thông tin trên toàn cầu, để chuyển hướng công luận vốn đang công kích Trung Quốc về việc làm lây lan đại dịch, và cũng để đánh bóng h́nh ảnh trên trường quốc tế qua các hành động công khai và thủ đoạn mờ ám". Thế nhưng, trong bản tóm tắt Liên Hiệp Châu Âu công bố trên mạng hôm 21/04, đoạn văn này đă được sửa lại, không c̣n gọi đích danh chính quyền Trung Quốc mà thay bằng cụm từ "các nguồn" do "một số chính quyền hỗ trợ, trong đó có Nga, và ít nghiêm trọng hơn là Trung Quốc". C̣n đoạn nói về "chứng cớ quan trọng cho thấy Trung Quốc giật dây" bị đẩy xuống gần cuối cùng.

    Tuy nhiên, cũng theo Reuters, một nhà ngoại giao Châu Âu khẳng định không có chuyện giảm nhẹ nội dung : Báo cáo về t́nh trạng bóp méo thông tin được công bố nguyên văn. Đại sứ Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu cũng lư giải : "Bóp méo thông tin là kẻ thù chung".

  4. #164
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Quốc Hậu Hán Dịch - Vủ hán Dịch Corona: Có Chạy thoát tội "Diệt chủng" Thế Giới?

    TQ – Kẻ bán vé „vào ḷ“ cho người dân thế giới


  5. #165
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Quốc Hậu Hán Dịch - Vủ hán Dịch Corona: Có Chạy thoát tội "Diệt chủng" Thế Giới?

    Đại dịch - triệu chứng ‘văn hóa tham nhũng và tội phạm’ của Bắc Kinh!
    B́nh luậnNguyên Hương • 19:51, 26/04/20• 214 lượt xem



    Theo cựu Bộ trưởng Tư pháp Canada Irwin Cotler, ĐCSTQ tiếp tục “đàn áp sự thật”. Đây là phần cơ bản của cuộc đàn áp trên diện rộng ở Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua, và cũng là nguyên nhân của đại dịch viêm phổi Vũ Hán hiện đang gây họa loạn trên toàn cầu.

    Trong một cuộc phỏng vấn, ông Cotler nói: “Đại dịch [viêm phổi Vũ Hán] thực sự được tạo ra bởi sự đàn áp sự thật của ĐCSTQ, bằng cách bắt giữ và “diệt khẩu” những người t́m cách nói lên sự thật - họ là những bác sĩ y khoa hoặc nhà bất đồng chính kiến, và bằng một chiến dịch tuyên truyền thông tin lừa đảo trên toàn thế giới để che giấu sự thật và đổ lỗi cho quốc gia khác về những ǵ đă xảy ra”.

    Đại dịch toàn cầu là triệu chứng mới nhất của “văn hóa tham nhũng và tội phạm” của ĐCSTQ, ông Cotler nói về các hành vi vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Trung Quốc, như việc bắt giữ tù nhân lương tâm Pháp Luân Công, đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng, cũng như việc đàn áp các nhà báo và nhà hoạt động dân chủ.

    Bắc Kinh đang phải đối mặt với áp lực quốc tế ngày càng tăng do sự vô trách nhiệm của họ trong giai đoạn bùng phát ban đầu của dịch bệnh, không có sự minh bạch và chính xác đối với con số chính thức lây nhiễm và tử vong, cũng như đă cung cấp thiết bị và vật dụng y tế chất lượng kém hoặc “hét giá” cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh do họ gây ra. Một số quốc gia Tây phương, bao gồm Hoa Kỳ và Úc, đă yêu cầu thế giới tiến hành điều tra nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán và con đường lây truyền của chủng virus mới này.

    Nhưng dù sao, một trong những nguyên nhân khiến virus Corona Vũ Hán lây lan thành đại dịch toàn cầu là do cộng đồng quốc tế chưa đồng ḷng đứng lên phản đối và bắt buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm cho những hành động lạm dụng y tế có hệ thống trong nhiều năm qua, ông David Matas, một luật sư nhân quyền nổi tiếng của Canada cho biết.

    Ông Matas nói: “Nếu hệ thống toàn cầu đồng ḷng yêu cầu ĐCSTQ minh bạch và chịu trách nhiệm đối với hành động lạm dụng cấy ghép nội tạng; theo đó, Trung Quốc [ĐCSTQ] phải chịu áp lực toàn cầu về những vấn đề này, th́ giờ đây [thế giới] chúng ta sẽ không có đại dịch virus Corona này”.

    “Chúng ta đang phải trả giá cho việc nhắm mắt làm ngơ [trước tội ác của ĐCSTQ]”.

    Luật sư David Matas là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên về vấn đề mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công. Năm 2006, The Epoch Times bắt đầu đưa tin về nạn lạm dụng cấy ghép tạng và tội ác mổ cướp nội tạng trên cơ thể sống của tù nhân lương tâm Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

    ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về đại dịch viêm phổi Vũ Hán

    Hoa Kỳ gần đây tuyên bố sẽ dừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới WHO và tiến hành điều tra về việc xử lư sai lầm của WHO trong đại dịch. WHO có quan hệ mật thiết với Trung Quốc, liên tục hạ thấp nguy cơ lây lan của virus Corona Vũ Hán, mù quáng sử dụng dữ liệu sai lệch về dịch bệnh của ĐCSTQ để liên lạc với thế giới, kể cả khi đă xuất hiện nhiều bằng chứng về sự che giấu dịch bệnh của ĐCSTQ.

    Theo ông Matas, trong những nỗ lực không ngừng giải quyết vấn đề về đại dịch, thế giới cần dừng tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng của ĐCSTQ, cũng như cần tăng cường các hệ thống pháp lư để truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ.

    Ông Matas nói.“Chúng ta phải cảnh giác với hệ thống y tế của Trung Quốc, cũng như phải thận trọng với thông tin từ chính phủ Trung Quốc; chúng ta không thể dựa vào dữ liệu của họ, không thể tin vào những công bố của họ”.

    “ĐCSTQ đang cố gắng gây ảnh hưởng trên thế giới với chiến dịch tuyên truyền, gây áp lực, đe dọa sử dụng đ̣n bẩy kinh tế và chính trị để che đậy, phủ nhận, che giấu thông tin và viết lại lịch sử của đại dịch ngược với thực tế”. Và có quá nhiều người trên thế giới đă lựa chọn “tặc lưỡi” chấp nhận để không ảnh hưởng về mặt chính trị và kinh tế.

    Ngày 17/4, Trung Quốc báo cáo bổ sung 50% con số tử vong ở Vũ Hán, tâm chấn của đại dịch, nâng con số này lên 3.869 ca. Lư do họ đưa ra là do thiếu nguồn lực ư tế nên đă bỏ sót các trường hợp này. Tuy nhiên, giống như tất cả các dữ liệu mà ĐCSTQ cung cấp, con số cập nhật này cũng đang bị hoài nghi.

    Khác với một số quốc gia phương Tây công khai chỉ trích việc xử lư đại dịch của ĐCSTQ, giới chức Canada đă giữ im lặng.

    Tại một cuộc họp báo ngày 17/4, các phóng viên đă hỏi Thủ tướng Justin Trudeau liệu ông có nh́n nhận việc Trung Quốc sửa đổi con số tử vong là một bằng chứng của việc Bắc Kinh che đậy về dịch bệnh. Ông Trudeau đă không trả lời trực tiếp mà nói rằng bây giờ “không phải là thời điểm” để đàm luận về cách quản lư dịch bệnh của “các quốc gia khác”.

    Cựu thượng nghị sĩ Consiglio Di Nino cho rằng Canada cần có lập trường cứng rắn hơn về sự thiếu minh bạch và giả dối thông tin xung quanh sự bùng phát dịch bệnh của chính quyền Trung Quốc, cũng như Canada cần tiến hành điều tra độc lập đối với các dữ liệu của ĐCSTQ.

    Ông nói: “[ĐCSTQ] thậm chí ra sức không cho phép thế giới hiểu rơ hơn về những ǵ đang diễn ra. Nếu chúng ta hợp tác cùng nhau như một gia đ́nh nhân loại và có thể giải quyết hầu hết các vấn đề của ḿnh… th́ Trung Quốc sẽ không thể coi chúng ta là đối tác ngang hàng trong gia đ́nh này”.

    Ông Di Nino phát biểu rằng ông mong muốn Ủy ban nghị viện Canada-Trung Quốc mới thành lập sẽ tiến hành điều tra về sự ứng phó của Trung Quốc trong giai đoạn đầu bùng phát của dịch bệnh.

    Ông nói: “Theo tôi, chính phủ Canada nên hoàn toàn tán thành và ủng hộ Ủy ban này, cung cấp điều kiện thuận lợi để họ tiến hành nghiên cứu, khai thác nhân chứng ở bất cứ nơi nào cần thiết trên thế giới. Điều này có thể giúp chúng ta có được kết luận chính xác hơn về những ǵ đang diễn ra”.

    Ông Cotler cho biết, Canada tối thiểu có thể sử dụng Đạo luật Magnitsky để áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức ĐCSTQ vi phạm nhân quyền như che giấu dịch bệnh có chủ ư và đàn áp những người tố giác.

    Ông nói: “Những cá nhân này phải chịu trách nhiệm cho việc gây rađại dịch toàn cầu bi thảm như bây giờ”.

    Ông Cotler cũng cho rằng có thể áp dụng những sáng kiến ​​mang tính pháp lư khác để truy cứu trách nhiệm của Bắc Kinh, giống như một số nhà lập pháp Mỹ đang làm. Ví dụ, một nhà lập pháp của Hoa Kỳ đang yêu cầu Bộ Ngoại giao kiện Trung Quốc trước Ṭa án Công lư Quốc tế, và trong một trường hợp khác, một nghị sĩ đă đưa ra dự luật để người Mỹ có thể dễ dàng khởi kiện ĐCSTQ về đại dịch. Ngày 20/4, tiểu bang Missouri đă khởi kiện ĐCSTQ v́ những sai lầm trong cách xử lư gây ra đại dịch toàn cầu.

    Theo ông Cotler, việc truy cứu trách nhiệm này là sự phân biệt rơ ràng giữa ĐCSTQ - thủ phạm gây ra đại dịch và người dân Trung Quốc - cũng là nạn nhân của đại dịch. Ông nói: “Điều quan trọng là chúng ta ủng hộ người dân Trung Quốc”.

    Nguyên Hương

    Theo The Epoch Times

  6. #166
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Quốc Hậu Hán Dịch - Vủ hán Dịch Corona: Có Chạy thoát tội "Diệt chủng" Thế Giới?

    Virus Corona: Tại Sao Đảng Cộng Sản Trung Quốc Nói Dối? | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt


  7. #167
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Quốc Hậu Hán Dịch - Vủ hán Dịch Corona: Có Chạy thoát tội "Diệt chủng" Thế Giới?

    Trung Quốc chạy quảng cáo tuyên truyền trả phí trên Facebook


  8. #168
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Quốc Hậu Hán Dịch - Vủ hán Dịch Corona: Có Chạy thoát tội "Diệt chủng" Thế Giới?

    Điều tra độc lập về Covid-19 : Trung Quốc dùng đ̣n kinh tế dọa Úc


    (Ảnh minh họa) – Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và ngoại trưởng Úc Payne, trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 08/11/2018. REUTERS/Thomas Peter/Pool
    Thanh Hà
    Đại sứ Trung Quốc tại Canberra, Thành Cạnh Nghiệp (Cheng Jingye) cảnh báo : Du khách và sinh viên Trung Quốc sẽ tẩy chay Úc nếu chính quyền Canberra yêu cầu mở điều tra về Covid-19.



    Cảnh báo trên được đưa ra khi đại sứ Trung Quốc tại Úc trả lời phỏng vấn của báo tài chính Australian Financial Review ngày 26/04/2020. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy quan hệ giữa Bắc Kinh và Canberra tiếp tục xấu đi. Hôm 19/04/2020, trên đài truyền ABC, ngoại trưởng Marise Payne tuyên bố Canberra tán đồng kêu gọi của Washington về một cuộc điều tra độc lập liên quan đến nguồn gốc virus corona và cách Bắc Kinh xử lư khủng hoảng khi dịch bệnh vừa bùng phát.

    Tuyên bố này của ngoại trưởng Payne khiến Bắc Kinh phẫn nộ. Đại sứ Trung Quốc, Thành Cạnh Nghiệp, hù dọa rằng việc Úc đ̣i mở điều tra độc lập là một hành vi « nguy hiểm » sẽ không được quốc tế hưởng ứng, thêm vào đó công luận Trung Quốc sẽ « bức xúc, hoang mang và thất vọng trước thái độ đó của Úc, họ sẽ tự hỏi Úc có c̣n là nước bạn của Trung Quốc nữa hay không (…) Du khách Trung Quốc sẽ suy nghĩ lại về khả năng tham quan nước Úc ».

    Đại sứ Trung Quốc tại Canberra c̣n nêu lên khả năng dân Trung Quốc tẩy chay từ rượu đến thịt ḅ của Úc, sinh viên Trung Quốc quay lưng lại với các trường đại học Úc. Cũng trong cuộc trả lời báo tài chính Úc, đại sứ Trung Quốc không quên tố cáo Canberra là cái loa phóng thanh của Washington, lập lại quan điểm của Mỹ.

    Đáp lại cáo buộc của Bắc Kinh, ngoại trưởng Payne trên tờ Sydney Morning Herald ngày 27/04/2020 cho rằng chính phủ Úc « bác bỏ tất cả những tuyên bố hàm ư dùng đ̣n kinh tế gây áp lực », nhất là trên hồ sơ Covid-19, cộng đồng quốc tế cần có một sự « hợp tác toàn cầu ». Vẫn theo ngoại trưởng Úc, yêu cầu mở điều tra độc lập về dịch Covid-19 là chính đáng, do cuộc khủng hoảng y tế đă « dẫn đến nhiều tác động nghiêm trọng cả về kinh tế và xă hội ».

  9. #169
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Quốc Hậu Hán Dịch - Vủ hán Dịch Corona: Có Chạy thoát tội "Diệt chủng" Thế Giới?

    Bắc Kinh tung video khen việc giúp Manila chống Covid-19: Dân Philippines giận dữ

    Một khu phố thủ đô Manila (Philippines) bị phong tỏa để chống dịch Covid-19. Ảnh chụp ngày 24/04/2020. REUTERS - ELOISA LOPEZ
    Trọng Nghĩa
    Để ca ngợi sự giúp đỡ mà Trung Quốc đã dành cho Philippines trong công cuộc chống dịch Covid-19 và tình hữu nghị đoàn kết giữa hai nước, đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã cho thực hiện và công bố hôm 24/04/2020 một videoclip âm nhạc bằng tiếng Hoa và tiếng Tagalog, ngôn ngữ chính của Philippines.



    Thế nhưng clip video tuyên truyền mang tựa đề song ngữ Iisang Dagat (Hải Đích Na Biên), tạm dịch là “Một biển”, đã bất ngờ bị rất nhiều người Philippines phản đối và đả kích, xem đấy là một âm mưu của Bắc Kinh nhằm khẳng định chủ quyền Trung Quốc trên toàn bộ Biển Đông trong đó có các vùng biển của Philippines.

    Sau hai ngày lên Youtube: 135.000 “ghét” và 1.800 “thích”

    Tính đến hết ngày 26/04, tức là hai hôm sau khi được tung lên mạng Youtube cũng như trang web của đại sứ quán Trung Quốc, clip video này đã thu hút được hơn 470.000 lượt người xem trên Youtube, và được gần 20.000 bình luận.

    Về thái độ của người xem, clip này đã bị 135.000 phản ứng “ghét” (dislikes), so với vỏn vẹn 1.800 phản ứng “thích” (likes).

    Bên cạnh đó còn có hàng ngàn bình luận giận dữ, điều mà theo báo mạng Philippines Inquirer, cũng được ghi nhận trên mạng Facebook hay trên tài khoản Twitter của con gái nữ danh ca Immelda Papin, một “nữ hoàng” ca khúc của Philippines đã tham gia video clip.

    Theo thông tín viên nhật báo Singapore The Straits Times tại Manila, điều khiến nhiều người dân Philippines giận dữ chính là tựa đề của bài hát “Một biển” (lisang Dagat theo tiếng Tagalog), được dùng làm nền cho clip video, bị cho là hàm ý hợp thức hóa các yêu sách của Trung Quốc trên các vùng biển mà Philippines cho là thuộc chủ quyền của họ.

    Clip bị cho là tuyên truyền cho ý đồ cướp vùng biển của Philippines

    Trên Twitter, dân biểu Rufino Biazon, chủ tịch Ủy Ban Quốc Pḥng tại Hạ Viện Philippines không che giấu thái độ bực tức: “Họ (tức là Trung Quốc) đã có thể chọn 'Iisang Mundo' (Một thế giới), hoặc 'Iisang Laban' (Một cuộc chiến), hoặc 'Iisang Adhikain' (Một mục tiêu). Thế nhưng không. họ lại chọn Iisang Dagat (Một biển), điều rõ ràng là không thích hợp với những tranh chấp chủ quyền đối lập nhau ở Biển Tây Philippines (tên Philippines đặt cho Biển Đông)”.

    Chính khách này tự hỏi “Nếu giờ đây ta nói “Hai Trung Quốc” thì sao?”

    Những lời b́nh luận trên YouTube, cũng rất gay gắt với Trung Quốc.

    Một người tên Joel Tanangonan viết: “Trung Quốc là loại bạn giả vờ đưa tay phải ra bắt tay bạn, nhưng lại dùng tay trái để đánh cắp của bạn”.

    Cũng trên Youtube, một người dùng khác lấy tên là bà Angel Pulido, nói: “Chúng tôi không cần những bài hát cổ động. Chúng tôi chỉ muốn lấy lại đảo của chúng tôi mà thôi”.

    Còn người có tên Josh Acevedo thì liệt kê những ǵ mà ông thấy là việc làm sai trái của Trung Quốc, từ việc Hải Quân Trung Quốc có tình sách nhiễu ngư dân Philippines gần các đảo tranh chấp, cho đến việc các sòng bài trên mạng của Trung Quốc hoạt động tại Philippines, liên quan đến các vụ mại dâm, buôn người, trốn thuế.


    Tiếng nói bênh vực rất ít

    Trong số những bình luận cũng có một vài tiếng nói bênh vực Trung Quốc. Có người thì khẳng định tất cả những hành vi mô tả Trung Quốc là một kẻ xấu ở Đông Nam Á đều là “tin giả - fake news”, Có người thì kêu gọi: “Im đi, đồ ngốc. Hăy thưởng thức bài hát và từ bỏ thái độ cay đắng đi”.

    Tuy nhiên nh́n chung, các phản ứng từ người Philippines đều không có thiện cảm đối với Trung Quốc.

    Đây quả là một vố đau cho đại sứ quán Trung Quốc, vốn đã đầu tư rất nhiều vào công việc tuyên truyền này, với chinh đại sứ Hoàng Khê Liên (Huang Xilian) viết lời cho bài hát, với những người hát bao gồm phía Trung Quốc là nhà ngoại giao Trung Quốc cùng với nam diễn viên Vu Bân (Yu Bin), và phía Philippines là nam ca sĩ Johnvid Bangayan, một người gốc Hoa, và nữ danh ca Imelda Papin rất nổi tiếng với những bản tinh ca thời thập niên 1970.

    Nữ danh ca này đã bị rất nhiều người chỉ trích, người thì gọi bà là một “kẻ phản bội”, đã tiếp tay cho một chiến dịch “tuyên truyền của Trung Quốc”, người thì tự hỏi là bà đã nhận bao nhiêu tiền để làm việc đó.

  10. #170
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Quốc Hậu Hán Dịch - Vủ hán Dịch Corona: Có Chạy thoát tội "Diệt chủng" Thế Giới?

    LẠNH NGƯỜI khi biết SỰ THẬT PHÁP đă "GIAO HÀNG" cho TRUNG CỘNG HUỶ D.I.Ệ.T THẾ GIỚI


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 07-03-2020, 06:43 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 11-02-2020, 06:04 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 08-02-2020, 06:59 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 04-09-2019, 04:05 AM
  5. Trung Quốc "hù" không đuợc th́ "xoa"
    By Đại Lăn in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 20-01-2013, 11:12 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •