Page 10 of 22 FirstFirst ... 6789101112131420 ... LastLast
Results 91 to 100 of 220

Thread: Trung Quốc Hậu Hán Dịch - Vủ hán Dịch Corona: Có Chạy thoát tội "Diệt chủng" Thế Giới?

  1. #91
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Quốc Hậu Hán Dịch - Vủ hán Dịch Corona: Có Chạy thoát tội "Diệt chủng" Thế Giới?

    ĐCS Trung Quốc thao túng các doanh nghiệp vơ vét vật tư các quốc gia ngay trước khi đại dịch bùng phát
    B́nh luậnMinh Thanh • 07:42, 02/04/20• 6 lượt xem


    H́nh ảnh khẩu trang N95 bán trên thị trường (Ảnh: Epoch Times)
    Truyền thông Úc tiết lộ rằng ngay khi virus Corona Vũ Hán chỉ mới bắt đầu bùng phát tại Vũ Hán, các doanh nghiệp có vốn của Trung Quốc đă nhận được lệnh từ chính quyền Trung Quốc rằng: phải ‘vơ vét mua sạch’ vật tư y tế trên toàn cầu rồi chuyển về Trung Quốc.

    Theo tin từ các kênh truyền thông chính thức Đại Lục, các xí nghiệp của Trung Quốc, các hiệp hội người Hoa và pḥng thương mại Trung Quốc ở nước ngoài đồng bộ tham gia, tạo nên một làn sóng mua sắm khổng lồ trên khắp thế giới. Có nhiều dấu hiệu cho thấy việc này do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ đạo, các lănh sự quán Trung Quốc ở nước ngoài phối hợp thực thi kế hoạch. Hiện giờ dịch bệnh diễn biến ngày càng trầm trọng, nhiều quốc gia đang phải đối mặt với t́nh trạng thiếu hụt hoặc thậm chí cạn kiệt các vật tư pḥng chống dịch.

    Các công ty Trung Quốc ồ ạt mua vật tư y tế tại Úc
    Theo tin của truyền thông Úc, khi Covid-19 hoành hành ở Vũ Hán hồi đầu năm, tập đoàn bất động sản toàn cầu hàng đầu Greenland Group được ĐCSTQ hỗ trợ, đă nhận được chỉ lệnh cho nhân viên tạm ngưng công việc b́nh thường để mua số lượng lớn vật tư y tế trên khắp thế giới và chuyển về Trung Quốc.

    Vào ngày 31/1, truyền thông chính thức của ĐCSTQ, tờ Tân Hoa Xă đă dẫn lời Chủ tịch Tập đoàn Greenland: "Theo yêu cầu của Trung ương và Chính quyền thành phố Thượng Hải, Greenland sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc mua sắm vật tư pḥng chống dịch trên toàn cầu để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước".

    Bài báo cũng cho biết, Tập đoàn Greenland “phát huy các lợi thế của ḿnh trong thương mại quốc tế, huy động, khai thác trực tiếp các nguồn hàng trên toàn cầu và mua vật tư y tế với quy mô lớn ở Canada, Thổ Nhĩ Kỳ và Úc”. Tính đến ngày 31/1, Greenland đă mua 3 triệu khẩu trang, 700.000 quần áo bảo hộ y tế và 500.000 đôi găng tay y tế ở nước ngoài.

    Trang truyền thông Úc seniorsnews.com.au đă đưa tin vào ngày 26/3 rằng, mặc dù việc mua, vận chuyển hàng số lượng lớn là hợp pháp, nhưng một lượng lớn các mặt hàng vận chuyển về Trung Quốc là những vật phẩm các công dân Úc và các chuyên gia y tế đang rất cần và thiếu.

    Bài báo cũng cho biết Tập đoàn Greenland đă mua 3 triệu khẩu trang phẫu thuật, 500.000 đôi găng tay và một lượng lớn chất khử trùng và khăn ẩm ở Úc và các quốc gia khác nơi họ hoạt động. Tập đoàn này đă bí mật ‘vơ vét’ các mặt hàng này và nói thẳng là "nguồn khẩu trang của Úc cạn kiệt v́ Trung Quốc".

    Báo Sydney Morning Herald cũng đưa tin rằng Tập đoàn Greenland đă đi trước một bước và ‘tranh mua hết sạch’ các thiết bị chống virus Vũ Hán của Úc.

    Vào tháng 2, ông Sherwood Luo, Tổng giám đốc của Greenland Group Australia, đă khoe trên Facebook và WeChat rằng: "Tập đoàn Greenland Australia đă ra tay. Lô nhiệt kế đo trán không tiếp xúc thứ hai sẽ sớm được vận chuyển bằng hàng không đến Trung Quốc!"

    Tập đoàn Greenland được thành lập tại Thượng Hải vào năm 1992 và do chính quyền Thượng Hải kiểm soát phần lớn cổ phần. Tập đoàn này tới Sydney và Melbourne vào năm 2013 và hiện đang vận hành các dự án bất động sản lớn tại hơn 100 thành phố ở 9 quốc gia.

    Ông Trương Ngọc Lương (Zhang Yuliang), Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Tập đoàn Greenland, đă được truyền thông Trung Quốc đại lục gọi là "Thương gia cộng sản hàng đầu". Theo thông tin công khai trên trang Baidu, ông này là một đảng viên, và từng là Phó bí thư đảng ủy thị trấn Giang Kiều, quận Gia Định, thành phố Thượng Hải. Những lời mà ông Trương thường nói là: "Hăy làm những ǵ chính phủ muốn".

    Theo sau Tập đoàn Greenland, một công ty bất động sản khác là Risland cũng ‘vơ vét’ vật tư y tế ở Sydney, đă thu hút sự chú ư của truyền thông Úc. Công ty này từng được biết đến với cái tên của công ty mẹ “Country Garden”, là một trong những công ty phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc.

    Tờ Sydney Herald Morning trích dẫn thông tin công ty Risland công bố trên LinkedIn, nói rằng vào ngày 24/2, chuyên cơ của công ty đă vận chuyển vật tư y tế đă từ Sydney đến Vũ Hán, có trên 90 tấn vật tư y tế, bao gồm 100.000 quần áo bảo hộ và 900.000 đôi găng tay.

    Bài báo cũng nói rằng việc các công ty Trung Quốc này mua lượng lớn hàng ở Úc và vận chuyển về Trung Quốc có thể là một trong những lư do khiến nguồn vật tư y tế của Úc thiếu hụt.

    Khi các công ty Trung Quốc trắng trợn thu gom mua hàng số lượng lớn, ở Úc lúc đó chỉ có một vài người được chẩn đoán nhiễm virus Vũ Hán, đến nay(ngày 1/4) con số này đă hơn 4.860 người. Chính phủ buộc phải ra lệnh hủy bỏ tất cả các ca phẫu thuật không khẩn cấp để tiết kiệm tài nguyên y tế.

    Đằng sau việc làm này có sự chỉ đạo của ĐCSTQ
    Trên thực tế, các công ty Trung Quốc không chỉ càn quét mua vật tư ở Úc, mà c̣n mua cả ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Ngoại giới nhận thấy rằng đứng đằng sau việc làm này có sự chỉ đạo của ĐCSTQ.

    Đầu tháng 2, Văn pḥng Thông tin của Hội đồng Nhà nước và tài khoản chính thức trên WeChat của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc đă đưa ra một thông điệp, trong đó nói rằng để bù đắp cho thiếu hụt vật tư sản xuất trong nước, họ đă tổ chức việc mua hàng đặc biệt trên quốc tế. Nhiều doanh nghiệp thông qua các h́nh thức mua bán trên quốc tế và quyên tặng hàng, đă mua được lượng lớn vật tư y tế khẩn cấp từ nhiều nước. Đồng thời, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, kết hợp với Ủy ban Y tế và Cục Quản lư Dược cùng các bộ phận khác, đă đẩy nhanh việc hội nhập, công nhận các tiêu chuẩn nước ngoài vào tiêu chuẩn Trung Quốc, để các sản phẩm xuất khẩu có tiêu chuẩn Châu Âu, Mỹ, Nhật có thể được sử dụng trong một số lĩnh vực tại Trung Quốc.

    Vào ngày 3/2, Wall Street Journal đăng một văn kiện từ Hội đồng Nhà nước của ĐCSTQ, trong đó chỉ ra rằng để đảm bảo dự trữ đủ vật tư để đối phó với dịch bệnh, chính phủ Trung Quốc cần nỗ lực hết sức để thu gom tất cả hàng tồn kho và mua tất cả khẩu trang và quần áo bảo hộ.

    Ngày 5/2, báo People đưa tin, kể từ 10h ngày 2/2, các doanh nghiệp trung ương của Trung Quốc như Sinopharm Group, China Railway Construction, China Energy Construction… đă mua từ nước ngoài về 6.279 triệu khẩu trang và 184.500 quần áo bảo hộ, 511.000 đôi găng tay, 2 tấn vật tư y tế, 312.000 áo choàng phẫu thuật, kính bảo hộ, mặt nạ…; vận chuyển từ nước ngoài về 1.370.300 khẩu trang, 271.000 miếng quần áo bảo hộ, 13,34 tấn vật tư y tế và 4.000 áo choàng phẫu thuật.

    Đại sứ quán và lănh sự quán Trung Quốc ở nước ngoài phối hợp thao túng
    Rất nhiều thông tin cho thấy Đại sứ quán và Lănh sự quán Trung Quốc ở nước ngoài cũng phối hợp để thúc đẩy làn sóng vơ vét mua hàng toàn cầu này.


    Vào ngày 26/1, trên trang web của Tổng lănh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles đă đăng một thông báo liên quan tới các kênh quyên góp vật tư pḥng chống dịch bệnh (Ảnh chụp màn h́nh của Tổng lănh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles)
    Vào ngày 26/1, Tổng lănh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles đă đăng một thông báo về các kênh quyên góp vật tư pḥng chống dịch bệnh trên trang web của ḿnh, nói rằng các vật tư cần gấp cho pḥng chống dịch bệnh, nhấn mạnh "tạm thời không tiếp nhận các vật tư không liên quan đến pḥng chống dịch bệnh" và công bố thông tin liên lạc người nhận đồ quyên tặng, giải thích rơ cách làm thủ tục hải quan. Vào ngày 28/1, Tổng lănh sự quán Trung Quốc tại San Francisco đă công bố thông tin tương tự.


    Vào ngày 28/1, Tổng lănh sự quán Trung Quốc tại San Francisco đă công bố thông tin tương tự. (Ảnh chụp màn h́nh trang web của Tổng lănh sự quán Trung Quốc tại San Francisco)
    Vào ngày 31/1, Tổng lănh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles đă đăng trên trang web chính thức các kênh miễn phí vận chuyển các vật tư quyên góp từ Hoa Kỳ. Thông báo cho biết sau khi kênh quyên góp được công bố ở giai đoạn đầu, lănh sự quán đă chủ động "đàm phán và liên lạc" với Feiyang Express, Tianma Logistics, SF Express cùng các hăng hàng không liên quan, và các công ty này bày tỏ sự sẵn sàng "góp phần cống hiến pḥng chống dịch bệnh".


    Vào ngày 31/1, Tổng lănh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles đă đăng trên trang web của ḿnh các kênh miễn phí vận chuyển vật tư quyên góp từ Hoa Kỳ. (Ảnh chụp màn h́nh trang web của Tổng lănh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles)
    Vào ngày 11/2, Tổng lănh sự quán tại Los Angeles đă công bố một h́nh ảnh cho biết Tổng lănh sự Trương B́nh đă đến thăm các công ty Tianma Logistics và Feiyang Express, chuyên vận chuyển vật tư cho pḥng ngừa dịch bệnh, để bày tỏ sự cảm thông với các nhân viên, nắm t́nh h́nh tiếp nhận và vận chuyển hàng, lắng nghe ư kiến ​​liên quan.


    Vào ngày 11/2, ông Trương B́nh, Tổng lănh sự của ĐCSTQ tại Los Angeles, đă đến thăm công ty vận chuyển hàng quyên góp để t́m hiểu t́nh h́nh nhận và vận chuyển hàng, cho thấy lănh sự quán Trung Quốc đă tham gia vào việc thúc đẩy làn sóng mua lượng lớn các sản phẩm y tế ở nước ngoài của các nhóm Hoa kiều. (Ảnh chụp màn h́nh của Tổng lănh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles)
    Vào ngày 14/2, Tổng lănh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles đă ban hành "Chỉ thị mới nhất về các vật tư quyên góp", cập nhật thông tin về các vật tư y tế cần thiết và vận chuyển hàng quyên góp, đưa ra "gợi ư" cho các nhà tài trợ để lựa chọn và mua vật tư. Thông báo cũng đề cập rằng kể từ khi lănh sự quán công bố thông tin về các kênh giao hàng vào ngày 31/1, các công ty vận chuyển như Feiyang Express và Tianma Logistics đă nhận được khoảng 30 tấn vật tư y tế quyên góp trong Hoa Kỳ. Những vật tư này đă được vận chuyển về Trung Quốc.


    Vào ngày 14/2, Tổng lănh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles đă ban hành "Chỉ thị mới nhất về quyên góp". (Ảnh chụp màn h́nh của Tổng lănh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles)
    Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản cũng đă đưa ra một lưu ư tương tự trên trang web của ḿnh về việc quyên tặng các vật tư ở nước ngoài vào ngày 4/2.

    Đại sứ quán Trung Quốc trú tại Anh tuyên bố trên trang web của ḿnh vào ngày 1/2 rằng đại sứ quán đă tổ chức một buổi lễ quyên góp pḥng chống dịch bệnh của các học giả Trung Quốc ở nước ngoài. Đại sứ Lưu Hiểu Minh đă gặp gỡ đại diện của các học giả Trung Quốc ở nước ngoài và nhận quyên góp, nói rằng tổng số tiền quyên góp là gần 500.000 bảng Anh.


    Ngày 01/02, Đại sứ Trung Quốc tại Anh tuyên bố trên trang web rằng Đại sứ quán đă tổ chức một buổi lễ quyên góp pḥng chống dịch của cộng đồng học giả Trung Quốc ở nước ngoài (Ảnh chụp màn h́nh Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh)
    Ngoài ra, Đại sứ Trung Quốc tại Tây Ban Nha tuyên bố trên trang web của ḿnh vào ngày 28/1 rằng "chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các học giả Trung Quốc ở nước ngoài ở Tây Ban Nha gây quỹ để giúp trong nước chống lại dịch bệnh".

    Theo thông tin tài khoản Twitter đăng ngày 22/3, vào cuối tháng 1, ĐCSTQ đă cử lượng lớn nhân viên an ninh ra nước ngoài để mua khẩu trang. Hành vi vơ vét sạch vật tư pḥng dịch của nước khác này vô cùng nham hiểm. Nói cách khác, việc người dân Trung Quốc mua hết khẩu trang của các quốc gia khác là kết quả của sự thao túng của ĐCSTQ.

    Minh Thanh

    Theo Epoch Times

  2. #92
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Quốc Hậu Hán Dịch - Vủ hán Dịch Corona: Có Chạy thoát tội "Diệt chủng" Thế Giới?

    Trung cộng đang t́m cách chạy tội đă gây ra Đại dịch Cúm Tầu (Pandemic Chinese Virus)
    Hàn Giang Trần Lệ Tuyền





    Những hành động cố t́nh đánh bóng qua các h́nh ảnh “tặng” những vật dụng Y tế cho các quốc gia, từ Hoa Kỳ và các nước Châu Âu, bằng thứ hàng giả, được sản xuất một cách nhanh chóng, mà chính Trung cộng đă công khai đưa lên những h́nh ảnh, để cho cả thế giới đều thấy, biết, để “chứng minh” cho mọi người sẽ lầm tưởng là Trung cộng có “thiện ư”. Nhưng thật ra, chúng không có ư nghĩa tốt ǵ cả.



    Hơn ai hết, chính Trung cộng tự biết, cái con Virus Corona là do chính họ đă “đẻ” ra tại Wuhan (Vũ Hán). Và chính Trung cộng cũng biết, hiện tại, v́ phải đối phó với Đại dịch, th́ “mặt đất có vẻ b́nh yên”, chưa có quốc gia hay các gia đ́nh của những nạn nhân lên tiếng.



    Thế nhưng, sau khi Đại dịch đă qua, th́ có thể có nhiều quốc gia, và những gia đ́nh nạn nhân đă chết sẽ “tính sổ” về những thiệt hại về nhân mạng và kinh tế đối với Trung cộng, bằng Luật pháp Quốc tế.



    Mặt khác, Trung cộng rất lo sợ, sau này, măi măi, lịch sử của nhân loại sẽ khắc ghi tội ác đă gieo rắc thảm họa cho cả thế giới, bắt đầu từ Vũ Hán. Trung cộng không thể đỗ vấy cho “Quân đội Hoa Kỳ”, hay quốc gia nào khác được.



    Người viết xin trích đoạn, một số bản tin như dưới đây, để quư độc giả biết về những hành vi gian manh, lừa dối của Trung cộng, khi đem bán những hàng giả, cho các quốc gia, mà lại nói là “tặng” như dưới đây:



    ***



    BBC: 31/03/2020

    Virus corona: Một số quốc gia châu Âu thu hồi trang thiết bị sản xuất tại Trung Quốc



    Bản quyền hình ảnh Getty Images







    Hà Lan là một trong các quốc gia thu hồi trang thiết bị không đạt chuẩn sản xuất tại Trung Quốc



    Một số nước châu Âu đă từ chối các thiết bị y tế chống virus corona do Trung Quốc sản xuất.



    Hàng ngàn bộ xét nghiệm và khẩu trang y tế của Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn hay bị lỗi, theo giới chức ở Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan.



    Các trang thiết bị có vấn đề ǵ?

    Hôm thứ Bảy, Hà Lan thu hồi 600 ngàn khẩu trang y tế từ Trung Quốc chuyển đến hôm 21/03, và đă được phân phát cho nhân viên y tế tuyến đầu chống virus corona.



    Giới chức Hà Lan nói các khẩu trang này không vừa, và màng lọc không hoạt động đúng cách, mặc dù có dấu tiêu chuẩn chất lượng



    “Phần c̣n lại của chuyến hàng ngay lập tức bị ngưng và chưa được phân phối,” một thông cáo của chính phủ Hà Lan nói. “Hiện chính phủ đă quyết định không dùng bất cứ đồ ǵ trên phần c̣n lại của chuyến hàng này.”



    Chính quyền Tây Ban Nha cũng gặp phải các vấn đề tương tự với các bộ thử đặt từ một công ty Trung Quốc.



    Tây Ban Nha đă mua hàng trăm ngàn bộ thử để chống dịch, nhưng sau đó cho hay 60 ngàn bộ xét nghiệm đă không xác định được kết quả là bệnh nhân từng có virus hay là không.



    Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố họ đă phát hiện một số bộ thử đặt của các hăng Trung Quốc không đủ độ chính xác, mặc dù khoảng 350.000 bộ thử hoạt động tốt.

    Những cáo buộc về trang thiết bị không đạt tiêu chuẩn của Trung Quốc được đưa ra sau khi có ư kiến cho rằng Trung Quốc có thể dùng dịch virus corona để tăng thêm ảnh hưởng của họ.



    Trong một bài blog tuần trước, nhà ngoại giao hàng đầu của EU Josep Borrell cảnh báo có “yếu tố địa chính trị bao gồm cả tranh giành ảnh hưởng thông qua cách uốn nắn thông tin (spinning) và 'chính trị hảo tâm'“.

    “Trung Quốc đang ráo riết đẩy mạnh thông điệp rằng, không như nước Mỹ, Trung Quốc là một đối tác có trách nhiệm và đáng tin cậy,” ông viết. “Với những thông tin thực (facts), chúng ta cần bảo vệ châu Âu trước những kẻ gièm pha”.





    ***



    “Chính phủ Pháp sẽ chi 4 tỷ euro để đặt mua thuốc, khẩu trang, máy hô hấp... không để lệ thuộc nước ngoài”



    Tú Anh



    Covid-19: Pháp bước vào tuần lễ phong tỏa thứ ba, số tử vong vẫn tăng vọt

    Đăng ngày: 01/04/2020 - 14:07Sửa đổi ngày: 01/04/2020 - 14:07





    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thăm nhà máy sản xuất khẩu trang Kolmi-Hopen tại Saint-Barthelemy-d'Anjou gần Angers (Pháp) ngày 31/03/2020. © Loic Venance / Pool via REUTERS



    Thiệt hại nhân mạng do siêu vi Corona chủng mới gây ra chưa có chiều hướng giảm sút tại Pháp. Số tử vong đă lên hơn 3.500 với 499 nạn nhân được ghi nhận trong ngày 31/03/2020. Tính trung b́nh mỗi phút có ba người chết. Biện pháp di tản bệnh nhân giải tỏa áp lực tiếp tục được tăng tốc áp dụng cho Paris và vùng phụ cận.



    Theo bộ Y Tế, một phần ba bệnh nhân từ trần trong khi được cấp cứu là từ các bệnh viện ở Paris và vùng phụ cận, đang mấp mé quá tải. Sau khi hoành hành ở các tỉnh vùng đông nước Pháp, đại dịch lan đến thủ đô từ những ngày qua.



    Để giảm áp lực, hôm nay chuyến TGV trang bị đặc biệt được sử dụng để di tản một số bệnh nhân ở Paris về các khu vực ít dịch.



    Giải pháp này đă được thực hiện nhiều lần, cũng trong mục đích giảm nhẹ công việc cho các bệnh viện tại miền đông, ổ dịch đầu tiên. Tổng cộng cho đến hôm nay, các bệnh viện ở vùng Bretagne và miền tây nam nước Pháp đă nhận 288 bệnh nhân di tản.



    Song song với nỗ lực này, ba nước láng giềng Thụy Sĩ, Đức và Luxembourg tiếp tục nhận bệnh nhân của Pháp.



    Tại Paris, sau khi huy động Bác sĩ, Y tá hồi hưu, đến lượt sinh viên Y khoa ngoại trú năm thứ tư, nhân viên trợ tá được đào tạo khẩn cấp trong một ngày, để lao vào công việc cấp cứu, hối sinh, lẽ ra phải mất hàng tháng.



    Hôm nay, Thủ tướng và bộ trưởng Y Tế phải ra điều trần trước Quốc Hội về “tác động, hệ quả và cách quản lư” chống dịch.



    Ngày hôm qua, khi thăm một trong bốn công ty chế tạo khẩu trang, Tổng Thống Macron cho biết chính phủ sẽ chi ra 4 tỷ euro để đặt mua thuốc, khẩu trang, máy hô hấp. Không nói đến Trung Quốc, chủ nhân điện Elysée cho biết từ nay nước Pháp sẽ ưu tiên sản xuất và sử dụng hàng nội địa, không để lệ thuộc nước ngoài.



    Bốn nhà bào chế của Pháp cho biết thêm sẽ hợp tác sản xuất Hydroxy Chloroquine, thuốc trị sốt rét, mà giai đoạn thử nghiệm lâm sàng chống siêu vi corona đă được tiến hành.





    Châu Âu viện trợ âm thầm, Bắc Kinh bán hàng nhưng khoe cứu trợ thế giới



    Điện Elysée nhấn mạnh sự «có qua có lại» với Trung Quốc, bác bỏ mọi tuyên truyền là Bắc Kinh «cứu vớt» châu Âu. Paris nhắc lại vào cuối tháng Giêng, chính quyền Trung Quốc đă xin Ủy Ban Châu Âu giúp đỡ, và châu Âu đă gởi tặng 56 tấn thiết bị y tế, chủ yếu là các bộ đồ bảo hộ, khẩu trang y tế và hóa chất khử trùng. Tuy nhiên châu Âu làm việc này một cách lặng lẽ để không làm mất mặt Bắc Kinh.



    Ngược lại, khi vừa phục hồi Trung Quốc lại khua chuông gióng trống, để làm quên đi những sai lầm nghiêm trọng, những dối trá trong hai tháng đầu của cuộc khủng hoảng Vũ Hán. Những ngày gần đây, các chuyến hàng khẩu trang, găng, máy thở gởi sang Ư, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Serbia và Pháp, được kèm theo chiến dịch tuyên truyền quy mô, tạo ấn tượng Trung Quốc đang đi «cứu» thế giới.



    Một nguồn tin ở Elysée nói với Le Monde, trong đại dịch này thế mạnh địa chính trị đă chuyển sang phía Trung Quốc và một phần về phía Nga. Bắc Kinh muốn phô trương sức mạnh, tự cho là đă vượt qua khủng hoảng, đánh bại con virus và nay giúp đỡ toàn thế giới, với mục tiêu ngắn hạn là châu Âu. Trước mắt cần chấp nhận thực trạng là Pháp cần những khẩu trang này, nhưng về lâu về dài cần xem lại về sự lệ thuộc kinh tế.



    Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, rơ ràng «ngoại giao khẩu trang» của Trung Quốc đang phát huy thế mạnh.



    ***

  3. #93
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Quốc Hậu Hán Dịch - Vủ hán Dịch Corona: Có Chạy thoát tội "Diệt chủng" Thế Giới?

    Trung cộng đang t́m cách chạy tội đă gây ra Đại dịch Cúm Tầu (Pandemic Chinese Virus)
    Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
    p2


    EU chia rẽ trước chiến lược ‘ngoại giao khẩu trang’ của Trung Quốc


    Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen



    Nhà b́nh luận chính trị nổi tiếng David Hutt cho rằng âm mưu “ngoại giao khẩu trang” của Bắc Kinh hiện đă khiến châu Âu chia rẽ.



    Là nhà báo chuyên viết cho mục “Đông Nam Á” của The Diplomat và thường xuyên viết cho Asia Times, ông Hutt cho rằng việc Trung Quốc thể hiện sự “hào phóng” của họ đối với các nước thành viên EU đang bị virus tấn công, có tác dụng ngược.



    Theo ông Hutt, Liên minh châu Âu (EU) đang từ chối “những lời tán tỉnh” trợ giúp của Trung Quốc, khi Bắc Kinh tăng cường các chiến dịch tuyên truyền và quyền lực mềm, trong đó mô tả họ là đối tác đáng tin cậy trong cuộc chiến chống Covid-19. Đây là một nỗ lực của Bắc Kinh nhằm chống lại tuyên bố của một số chính khách trên thế giới, yêu cầu Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm chính cho đại dịch toàn cầu.



    Ông Josep Borrell, Cao ủy EU về Đối ngoại và An ninh, gần đây đă đả kích cái được gọi là “chính trị hào phóng” Covid-19, như là một mưu toan của Bắc Kinh, gieo rắc sự chia rẽ ở châu Âu, khi các nước này đang phải vật lộn với sự lây lan gây chết người.



    Trong một tuyên bố gần đây, ông Borrell nêu rơ: “Có một cuộc chiến trên toàn cầu đang diễn ra, trong đó thời gian đóng vai tṛ tối quan trọng. Trung Quốc đang tích cực đẩy mạnh thông điệp rằng, không giống như Mỹ, họ là đối tác có trách nhiệm và đáng tin cậy”.

    Ông Borrell cảnh báo có những âm mưu nhằm hạ thấp uy tín của EU, và trong một số trường hợp, người dân châu Âu bị kỳ thị như thể tất cả đều mang theo virus.



    Theo ông Hutt, Ủy ban Hành động Đối ngoại châu Âu (EEAS), cơ quan về chính sách đối ngoại của EU, công bố các bản cập nhật thường xuyên về các chiến dịch “tin tức giả” trên toàn thế giới, đặc biệt là các chiến dịch của các tổ chức có mối liên hệ với chính phủ Trung Quốc và Nga.



    Ông Andrew Small, một thành viên tại Chương tŕnh châu Á của Quỹ Marshall của Đức có trụ sở tại Mỹ, nhận định: “Có rất nhiều sự hoài nghi ở Brussels đối với chính phủ Trung Quốc và chương tŕnh nghị sự chính trị của [Đảng Cộng sản Trung Quốc]. Hành vi của Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng đă củng cố rất nhiều sự hoài nghi này”.



    Năm ngoái, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi đă đến lúc “chấm dứt sự ngây thơ” đối với lợi ích của Trung Quốc ở châu Âu.



    Trang thiết bị y tế, Trung Quốc khởi động lại cỗ máy xuất khẩu

    Đăng ngày: 31/03/2020 - 12:30Sửa đổi ngày: 31/03/2020 - 12:30




    Công nhân nhà máy lắp ráp ghế ô tô Yanfeng Adient tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 24/02/2020. REUTERS - Aly Song



    Thanh Hà



    Trang thiết bị y tế là ch́a khóa cho phép ngành xuất khẩu Trung Quốc bật dậy sau giấc ngủ đông virus corona. Chính quyền của ông Tập Cận B́nh chứng minh rằng thế giới vấn «nghiện» hàng Trung Quốc. Trên đây là phân tích của chuyên gia Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (FRS) của Pháp.



    Vào lúc Âu Mỹ khốn khổ v́ thiếu khẩu trang và máy trợ thở, truyền thông tại Bắc Kinh rầm rộ đưa tin những chuyến máy bay chở đầy ắp hàng made in China đă đáp xuống các phi trường quốc tế. Đấy là những kiện hàng chính quyền Trung Quốc «gửi tặng», của hăng điện thoại Xiaomi hay của nhà tỷ phú chủ nhân Alibaba, của một giáo hội công giáo nào đó ở Trung Quốc gửi tới nhằm giảm bớt áp lực virus corona gây nên.



    Ư, Pháp, Tây Ban Nha cùng nhiều nước đông Âu đă nhận khẩu trang sản xuất từ Trung Quốc. Nhà tỷ phú Trung Quốc Jack Ma, ông chủ Alibaba tặng không cho Hoa Kỳ một triệu khẩu trang made in China”



    Ngày 12/03/2020, chuyến bay đầu tiên từ Tứ Xuyên đáp xuống Roma với khoảng một chục bác sĩ và y tá. Cùng với kinh nghiệm dập dịch tại Hồ Bắc c̣n có cả 2 triệu khẩu trang y tế b́nh thường, 100.000 khẩu trang cao cấp, 50.000 kit xét nghiệm, và 1.000 máy hô hấp. Trước đó một tuần lễ, hăng điện thoại Xiaomi trên Facebook thông báo gửi vài chục ngàn khẩu trang sang Ư để cảm ơn nước này đă mở rộng ṿng tay cho Xiaomi vào Ư hoạt động.



    Với Paris, Bắc Kinh cũng đă có cử chỉ hào phóng tương tự. Tân Hoa Xă đưa tin ngày 18/03/2020 Trung Quốc gửi tặng Pháp 1 triệu khẩu trang, nhưng không thấy nhắc lại rằng trước đó đúng một tháng Pháp đă chuyển 17 tấn trang thiết bị y tế đến Trung Quốc. Đài truyền h́nh nhà nước Trung Quốc cũng không nhắc tới 55 tấn hàng mà Liên Âu đă gửi sang quốc gia châu Á này. Rất nhiều quốc gia khác, từ Iran đến Philippines hay Ba Lan đều “mang ơn” Bắc Kinh khi nhận được tiếp tế vài chục ngàn khẩu trang.



    Trả lời đài RFI tiếng Việt, chuyên gia về Đông Bắc Á, Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (Fondation pour la Recherche Stratégique) nhấn mạnh, các cử chỉ hào phóng đó của Bắc Kinh trước hết bao hàm một ư nghĩa chính trị rất lớn. Trung Quốc t́m cách xóa tội đă ỉm thông tin về tầm mức nguy hiểm của virus corona chủng mới, để rồi, cả thế giới rơi vào ṿng xoáy của một cuộc khủng hoảng vô tiền khoáng hậu. Bên cạnh đó, ông Tập Cận B́nh muốn ghi một bàn thắng quan trọng với công luận trong nước rằng Trung Quốc không chỉ giúp đỡ các nước chậm phát triển, mà ngay cả những nền công nghiệp hàng đầu của thế giới, như Ư hay Pháp trong câu lạc bộ G7 cũng phải chịu ơn Bắc Kinh.



    Dù vậy giới quan sát đặt nhiều nghi vấn về ḷng tốt của Trung Quốc. Trên báo L’Obs (ngày 27/03/2020) nhà Trung Quốc học Stéphane Corcuff, giảng dậy tại trường Khoa Học Chính Trị Lyon nêu thẳng vấn đề : những lô hàng của Trung Quốc chở sang châu Âu là hàng biếu hay là hàng xuất khẩu. Về điểm này chuyên gia Antoine Bondaz trả lời :

    “Có hai loại hàng được chuyển đến châu Âu : hàng tặng không và hàng xuất khẩu. Chính phủ Trung Quốc hay các quỹ từ thiện, các nhà mạnh thường quân Trung Quốc tặng không cho châu Âu khẩu trang. Nhưng đại đa số c̣n lại là hàng Trung Quốc bán cho châu Âu. Madrid đặt mua hơn 500 triệu khẩu trang y tế, 1.000 máy trợ thở. Đây là một thương vụ xuất nhập khẩu b́nh thường, nhưng lại rất quan trọng ở hai điểm.



    Thứ nhất châu Âu đang có nhu cầu rất lớn về trang thiết bị y tế, về quần áo bảo hộ, về khẩu trang và máy hô hấp... Châu Âu không có khả năng đáp ứng nhu cầu đó thành thử ra Trung Quốc lợi dụng thời cơ mở rộng thị phần. Cuối tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc sản xuất trung b́nh 20 triệu khẩu trang một ngày, giờ đây công suất đạt 120 triệu.

    Điểm thứ nh́ cần lưu ư là Trung Quốc bắt buộc phải khởi động lại cỗ máy xuất khẩu. Giờ đây nhu cầu lớn nhất tập trung vào trang thiết bị y tế. Hơn thế nữa, khủng hoảng y tế lần này là một cơ hội đối với các tập đoàn Trung Quốc. Thí dụ, Alibaba đề nghị một phương pháp đọc ảnh X quang qua đó giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh. Hoa Vi th́ đă tăng tốc các dịch vụ internet cho phép ngày càng nhiều các công ty trên thế giới hội họp qua video”.



    Trung Quốc vẫn là công xưởng của thế giới



    Điều không thể chối căi là trong chưa đầy mười tuần, Bắc Kinh đă đảo ngược thế cờ. Cuối tháng 2, “khả năng sản xuất tăng thêm 450%” như báo Libération (ngày 20/03/2020) ghi nhận. Trang mạng của bộ Ngoại Giao Mỹ ghi nhận : ”Trung Quốc cung cấp đến 95% khẩu trang y tế loại được sử dụng trong các pḥng mổ và 60 % khẩu trang thông dụng cho thế giới”. Đâu là phép lạ cho phép Trung Quốc kiểm soát gần hết khẩu trang của thế giới ? Chuyên gia Antoine Bondaz giải thích :

    “Từ cuối tháng Giêng, Bắc Kinh đă huy động tất cả các cơ quan chính phủ, từ cấp Đảng đến các bộ, các công ty nhà nước để nâng cao khả năng sản xuất khẩu trang. Đúng là vào thời điểm đó và kể cả một hay hai tuần lễ đầu tháng 2, Trung Quốc thiếu khẩu trang y tế trầm trọng và phải nhập của châu Âu. Liên Hiệp Châu Âu cũng đă gửi 55 tấn hàng sang giúp Trung Quốc. Nhưng trong hai tháng qua, Bắc Kinh đă tạo tất cả điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp để khắc phục thiếu sót đó và Trung Quốc đă vượt qua được khó khăn này.

    Điểm thứ ba nữa là ngay cả các tập đoàn trong những lĩnh vực khác cũng chuyển hướng, tập trung vào lĩnh vực sản xuất trang thiết bị y tế. Từ thời điểm đó, Bắc Kinh huy động các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu nội địa, và kế tới là hướng tới xuất khẩu. Tập đoàn BYD trong ngành xe hơi chuyển sang sản xuất 5 triệu khẩu trang y tế một ngày. Trong khi đó tại Pháp, phải vất vả lắm mới có được 1 triệu khẩu trang một ngày”.

    Trong lúc trên toàn nước Pháp có bốn nhà cung cấp khẩu trang, th́ tại Trung Quốc giờ đây đang có trên 3.000 hăng xưởng lao vào cuộc. Ngoài hăng xe BYD như Antoine Bondaz vừa nêu, tập đoàn hóa dầu China Petroleum and Chemical Corporation đă đầu tư 25 triệu euro chỉ để sản xuất khẩu trang y tế.

    Để đối phó với đại dịch, các chính phủ từ Anh tới Mỹ và của Liên Âu “tổng động viên” khu vực sản xuất tiếp tay với những chiến sĩ áo trắng đang trên tuyến đầu. Theo quan điểm của chuyên gia Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp, đây là thời điểm để châu Âu định nghĩa lại về chính sách công nghiệp, xét lại xem rằng y tế có thuộc phạm trù “chiến lược hay không”.

    Chuyên gia Pháp kết luận : Covid-19 đang cho phép ông Tập Cận B́nh làm sống lại dự án Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21 tưởng chừng bị virus corona hạ gục. Trong cuộc điện đàm hôm 16/03/2020 với thủ tướng Ư Giuseppe Conte, nguyên thủ Trung Quốc đă đề cập tới khả năng Roma và Bắc Kinh cùng nhau xây dựng một “Con Đường Tơ Lụa Y Tế”.





    V́ sao nước Pháp thiếu các vật dụng Y tế



    Môt trong những khẳng định đầu tiên của nhật báo Le Journal du dimanche hôm Chủ Nhật 22/03/2020 là trong những năm 2000, khẩu trang y tế chất đầy kho dự trữ chiến lược quốc gia Pháp. Ở những năm 2000, các cơ quan y tế nhận định khẩu trang giữ vai tṛ quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của virus. Lo sợ dịch cúm gà có khả năng làm 500.000 dân Pháp thiệt mạng, Kế hoạch quốc gia hồi tháng 01/2006 lấy khẩu trang y tế làm trọng điểm : khẩu trang FFP2, với khả năng bảo vệ cao khi xảy ra dịch bệnh, được dành cho các y bác sĩ hành nghề ở bệnh viện và các pḥng khám tư nhân, cảnh sát và nhân viên bán hàng. Khẩu trang phẫu thuật dành cho những người chưa nhiễm virus.

    Và điều quan trọng đối với bộ Y Tế Pháp dưới thời bộ trưởng Xavier Bertrand, là cơ quan y tế biết họ có bao nhiêu khẩu trang, chủ động được về nguồn cung và biết khẩu trang được tích trữ ở đâu. Để tránh phụ thuộc vào hàng châu Á, chính phủ Pháp cũng thúc đẩy việc thành lập một dây chuyền sản xuất quy mô quốc gia gồm 4 doanh nghiệp với khả năng sản xuất tới 400 triệu khẩu trang/năm. Khẩu trang y tế, nhất là khẩu trang FFP2, được coi là mặt hàng dự trữ chiến lược quốc gia.



    Trả lời phỏng vấn của đài France Inter ngày 23/03, cựu bộ trưởng Xavier Bertrand (2005-2007 và 2010-2012) hồi tưởng là trong chuyến công du châu Á, Trung Quốc, Việt Nam, ông đă được lănh đạo y tế các nước này giải thích là họ coi khẩu trang sản xuất trong nước là phương tiện bảo vệ được ưu tiên. Trở về nước, ông đă trao đổi với tổng thống Jacques Chirac về nguy cơ Pháp không thể được cung ứng khẩu trang nếu xảy ra đại dịch. Tổng thống Jacques Chirac đă bật đèn xanh để bộ Y Tế đặt mua khẩu trang dự trữ cần thiết và cho phép các nhà máy tăng sản lượng nếu cần thiết.



    Từ đó Pháp trở thành một trong các quốc gia có nhiều khẩu trang dự trữ nhất dựa vào tỉ lệ tính theo đầu người. 1/3 lượng khẩu trang sản xuất hàng năm trên thế giới nằm trong tay nước Pháp. Đến năm 2007, nhờ bộ trưởng Y Tế Bertrand, có một điều mới được ghi vào luật : Mỗi năm, bộ trưởng Y Tế phải xác định rơ trong dự trù ngân sách số khẩu trang đặt mua để bổ sung vào kho quốc gia.



    Vào năm 2009, dưới thời tổng thống Nicolas Sarkozy, khi xảy ra dịch cúm H1N1, theo một báo cáo của Thượng Viện Pháp, kho dự trữ quốc gia của Pháp có gần 580 ngàn khẩu trang FFP2 và hơn 1 tỉ khẩu trang phẫu thuật.Trên thực tế, bộ trưởng Y Tế Pháp thời đó là bà Roselyne Bachelot (2007-2010) cũng rất chú ư đến công tác tích trữ khẩu trang đề pḥng xảy ra dịch bệnh.



    Vào tháng Giêng 2010, khi ông Xavier Bertrand lên làm bộ trưởng thay bà Bachelot, Hội đồng Cao cấp về Y tế Công cộng của Pháp HCSP khuyến cáo lănh đạo Y Tế duy tŕ kho khẩu trang FFP2 để dành cho những các nhân viên y tế phải trực tiếp đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao khi xảy ra khủng hoảng dịch bệnh nặng nề. Hôm thứ Sáu tuần trước 20/03, cựu lănh đạo Y Tế Pháp, nay là chủ tịch vùng Haut de France phát biểu với báo giới là khi ông rời chức vụ vào năm 2012, có 1,4 tỉ khẩu trang trong kho quốc gia: 600 triệu khẩu trang FFP2 và 800 triệu khẩu trang y tế thông thường. Giám đốc của các cơ quan y tế cấp vùng (ARS), nắm rơ số lượng khẩu trang dự trữ. Bộ Y Tế vẫn kiểm soát quyền mua khẩu trang cho kho dự trữ chiến lược quốc gia.



    « Bước ngoặt » bắt đầu dưới thời bộ trưởng Y Tế Marisol Touraine, khi nước Pháp nằm dưới quyền lănh đạo của tổng thống François Hollande (2012-2017). Gần 600 triệu khẩu trang FFP2 biến mất dần khỏi kho quốc gia.



    ***



    Chính sự “biến mất” của các vật dụng Y tế dưới thời cựu Tổng Thống François Hollande (đảng Xă Hội-cánh tả), đă khiến cho Kho Dự Trữ Quốc Gia Pháp vơi đi rất nhiều, nên khiến cho nước Pháp phải thiếu đi những vật dụng Y tế cần thiết giữa mùa Đại dịch Vũ Hán.



    Tuy nhiên, tại Pháp, đă có nhiều nhà hảo tâm, đáng quư, họ đă tiếp tay với Chính phủ bằng những việc làm thiết thực như:



    Virus corona: Đến lượt Chanel làm khẩu trang sau Yves Saint Laurent, Balenciaga, Gucci




    Một cửa hiệu của Chanel tại Monte Carlo (Monaco). Ảnh minh họa chụp ngày 09/12/2017, REUTERS - Eric Gaillard


    Mai Vân


    Ngành thời trang may mặc hạng sang tiếp tục tham gia cuộc chiến chống virus corona. Hôm 29/03/2020, đến lượt thương hiệu thời trang huyền thoại Chanel của Pháp nhập cuộc, lao vào việc sản xuất khẩu trang, bên cạnh các tên tuổi Pháp khác như Yves Saint Laurent, Balanciaga, hay Gucci của Ý.


    Trước đó, các hãng mỹ phẩm cao cấp thuộc tập đoàn Pháp LVMH như Dior, Guerlain, Givenchy đã tập trung sản xuất gel rửa tay chống vi khuẩn cho bệnh viện Pháp.

    Trong một thông cáo, Chanel cho biết quyết định “huy động các nhà sản xuất đối tác, các ê kíp - trong đó có 150 thợ may thuộc các bộ phận Hàng May Mặc Cao Cấp (Haute Couture), Hàng May Sẵn, Hàng Nghệ Thuật Nội Thất - sản xuất khẩu trang và áo blouse”. Chanel nói rõ: Một khi được chính quyền Pháp phê chuẩn, các mẫu sẽ được đưa ngay vào sản xuất.

    Trong bối cảnh các bệnh viện Pháp thiếu khẩu trang nghiêm trọng, sáng kiến của Chanel rất đáng hoan nghênh. Không chỉ thế, thương hiệu nổi tiếng này còn thông báo tài trợ 1,2 triệu euro cho hệ thống bệnh viện Pháp để góp phần chống dịch.

    Trước đó, hôm 24/03, tập đoàn hàng xa xỉ Kering của Pháp, cũng đã huy đông xưởng may của các thương hiệu nổi tiếng của tập đoàn là Yves Saint Laurent và Balenciaga vào việc sản xuất khẩu trang.

    Bên cạnh công việc sản xuất, Kering c̣n cho biết sẽ trao cho các cơ quan y tế Pháp 3 triệu khẩu trang mà tập đoàn đã mua ở Trung Quốc để chuyển về Pháp. Kering c̣n giúp một khoản tài chính “đặc biệt” cho viện Pasteur, hỗ trợ nghiên cứu về Covid-19.

    Tại Ý, thương hiệu thời trang Gucci (cũng thuộc tập đoàn Kering) cũng thông báo lao vào sản xuất vật dụng y tế, cam kết sản xuất 1,1 triệu chiếc khẩu trang và 455.000 áo blouse cho nhân viên bệnh viện Ư, nước đứng đầu Châu Âu về dịch bệnh.

    Ngoài những thương hiệu thời trang cao cấp như kể trên, những thương hiệu thời trang ít tên tuổi hơn cũng lao mặt trận khẩu trang, trang phục bảo hộ, đáp ứng lời kêu gọi của giới y tế.

    Tại Pháp có thể kể đến các thương hiệu như Noyoco, Chantal Thomass, Saint James và Manifeste011. Nhìn chung, để đối phó với t́nh trạng khan hiếm khẩu trang trước mắt, ngành dệt may Pháp đã cố huy động lực lượng tham gia sản xuất, với hơn 300 công ty vừa và nhỏ đă ra sức làm ra được hơn 500.000 khẩu trang mỗi ngày.

    Trong lãnh vực chống dịch, phải nói là tập đoàn LVMH đã nêu gương đầu tiên, khi ngay từ ngày 16 đã yêu cầu các cơ sở sản xuất mỹ phẩm Dior, Guerlain và Givenchy sản xuất gel rửa tay chống vi khuẩn. Dù không tự mình làm ra khẩu trang, nhưng LVMH đã bỏ ra khoảng 5 triệu euro để mua của một nhà sản xuất Trung Quốc 10 triệu chiếc khẩu trang chuyển về Pháp.

    https://www.voatiengviet.com/a/5334494.html



    C̣n đây là một bản tin chưa được kiểm chứng, nhưng “Báo Tuổi trẻ” trong nước đă đăng:

    https://tuoitre.vn/ong-trump-tu-tin-...1065235697.htm





    Tạm kết



    Quư độc giả vừa đọc những bản tin trên, đă cho mọi người hiểu biết rằng, không có một hành vi nào của Trung cộng có thể “tin” được là có “thiện ư, giúp tặng” cho một quốc gia khác.



    Trong “chiến dịch” bán hàng giả, rồi tuyên truyền là “tặng” của Trung cộng, với mục đích, là xóa tội, chạy tội đă gieo rắc con Virus Corona bắt nguồn từ Vũ Hán, khiến cả thế giới phải gánh chịu Đại Dịch; và v́ Trung cộng rất sợ, đến một ngày Đại dịch được qua khỏi, th́ có thể có những quốc gia, những gia đ́nh của nạn nhân đă chết sẽ đồng tâm đưa Trung cộng ra trước Luật pháp Quốc Tế, để buộc Trung cộng phải bồi thường những thiệt hại về nhân mạng và cả kinh tế do Đại dịch đă từ chính Vũ Hán, Tầu cộng gây ra.



    Đừng bao giờ tin và nghe bất cứ những ǵ do Trung cộng tuyên truyền. Tất cả chỉ là dối lừa, gian manh, tàn ác, dă man từ bản chất của Hán Chệt.





    01/04/2020

    Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
    https://hon-viet.co.uk/HanGiangTranL...DichCumTau.htm

  4. #94
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Quốc Hậu Hán Dịch - Vủ hán Dịch Corona: Có Chạy thoát tội "Diệt chủng" Thế Giới?

    Trung Quốc - “nhà lănh đạo mới của thế giới”, nhưng lại phân phối thiết bị y tế chống virus ‘hàng rởm’
    B́nh luậnDu Miên • 08:22, 03/04/20• 133 lượt xem


    Các chuyên gia phát hiện thấy các bộ phận quan trọng trong bộ KIT là "đầu ḍ và mồi" đă bị nhiễm virus corona Vũ Hán. (Ảnh: Getty)

    Tuần qua, Trung Quốc được tán dương là “nhà lănh đạo mới” của thế giới về phân phối thiết bị y tế cho các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi virus Corona Vũ Hán, nhưng dường như hầu hết các thiết bị đều có vấn đề.

    Ngày 26/03, tờ báo điện tử NBC News đă nhận sự chỉ trích lớn khi có bài đăng với tựa đề “Khi Hoa Kỳ vật lộn để ngăn chặn virus Vũ Hán, Trung Quốc đă khẳng định vị trí lănh đạo thế giới”. Cùng thời điểm, truyền thông Hà Lan đưa tin đă nhận được 1,3 triệu khẩu trang từ Trung Quốc, tuy nhiên trong số đó có 600.000 chiếc có chất lượng kém, không thể sử dụng. Tây Ban Nha và Cộng ḥa Séc đă đặt hàng trăm ngàn bộ kit thử nghiệm nhưng 80% trong số đó bị lỗi, không sử dụng được.

    Bài đăng ngày 26/3 trên NBC nói rằng:

    “Khi nước Ư rất cần thiết bị y tế, một siêu cường kinh tế đă nhảy vào giúp đỡ. Đó không phải Hoa Kỳ. Mà là Trung Quốc”.

    Tổng thống Donald Trump cho biết Hoa Kỳ đang lên kế hoạch sản xuất 100.000 máy thở để đối phó với đại dịch coronavirus, và cho biết không phải tất cả đều được sử dụng trong nước, mà một số sẽ được gửi tới các đồng minh như Vương quốc Anh.

    Từ một quốc gia đi gieo rắc virus nguy hiểm ra toàn thế giới, nay lại mở rộng bàn tay đi giúp đỡ cho thế giới, bao gồm cả EU, ĐCSTQ cũng nhân tiện lăng xê mô h́nh quản lư 'độc tài' của nó.
    Từ một quốc gia đi gieo rắc virus nguy hiểm ra toàn thế giới, nay lại mở rộng bàn tay đi giúp đỡ cho thế giới, bao gồm cả EU, ĐCSTQ cũng nhân tiện lăng xê mô h́nh quản lư 'độc tài' của nó. (Ảnh: Getty)
    Tin tức về thiết bị gặp lỗi xuất hiện cùng thời điểm ông Bruce Aylward, một thành viên cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới WHO đă dừng một cuộc phỏng vấn với các nhà báo Hồng Kông sau khi họ ám chỉ về việc Đài Loan không phải là một phần của Trung Quốc.

    Phóng viên đặt câu hỏi “Liệu WHO có xem xét lại tư cách thành viên của Đài Loan hay không?”. Điều này dường như là không thể v́ Trung Quốc luôn khẳng định rằng Đài Loan không phải là một quốc gia độc lập.

    Ông Aylward đă không phản ứng ǵ, và vờ như không nghe thấy. Khi phóng viên nhắc lại một lần nữa, ông trả lời rằng đă không nghe thấy, nhưng lại nhanh chóng yêu cầu “đổi sang câu hỏi khác”.

    Khi nữ phóng viên đặt lại câu hỏi một lần nữa, ông Alyward đă dừng cuộc gọi.

    Từ lâu người ta đă nghi ngờ về những con số mà Trung Quốc công bố về số lượng ca nhiễm và tử vong v́ virus Corona ở đất nước này. Vũ Hán, nơi bùng phát dịch bệnh, báo cáo đă có 2.500 ca tử vong, nhưng chỉ trong hai ngày vừa qua, một trong số 8 nhà hỏa táng của thành phố đă nhận về 5.000 b́nh tro cốt, theo Shanghaiist.

    Nhà hỏa táng có kế hoạch trả 500 b́nh tro cốt mỗi ngày, kế hoạch bắt đầu từ ngày 26/3 cho đến ngày 04/04. Nếu 7 nhà hỏa táng c̣n lại của thành phố cũng có chính sách tương tự, th́ tổng số b́nh tro cốt được trả sẽ là 40.000 b́nh.

    Nguyên Hương

    Theo Daily Caller

  5. #95
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Quốc Hậu Hán Dịch - Vủ hán Dịch Corona: Có Chạy thoát tội "Diệt chủng" Thế Giới?

    Khi kẻ đểu Trung Hoa cười nhạo thế giới
    March 31, 2020 0 7074



    Ngày 30-3, chương tŕnh thời sự của các kênh chính đài truyền h́nh nhà nước Pháp như France 2, France Info, CNews Direct đều đồng loạt tố cáo hành vi Trung Quốc dấu nhẹm có chủ ư về con số tử vong giai đoạn dịch bệnh coronavirus tại quốc gia này. Phóng viên Pháp Arnaul Miguel thường trú tại Vũ Hán đă cho thấy h́nh ảnh người nhà những gia đ́nh xấu số xếp hàng chầu chực nhiều giờ để nhận lọ tro người thân tại các nhà hỏa thiêu. Trong một bức ảnh chụp dăy hộp khổng lồ xếp như những công sự của đội quân chết, người xem dễ dàng nhẩm tính có tới 1.800 b́nh tro.
    Phóng viên Pháp nói thẳng tuột, Trung Quốc đă giảm thiểu đến 20 lần con số thực. Sự tương phản trong cách làm thống kê, sự bạch hóa giữa hai thể thức chính trị châu Âu và Trung Quốc có thể đo bằng khoảng cách giữa Trái đất và sao Hỏa. Phía Pháp cập nhật con số tổn thất hàng ngày. Hôm nay (31-3) vượt ngưỡng 3.000 ca tử vong, song nói rơ “đây mới chỉ là những ca tử vong tại bệnh viện, sự thật có thể cao hơn rất nhiều”. Họ thông báo 15 người già trong cùng Viện Ehpad vừa mất chưa xếp trong trường hợp tử vong do nguyên nhân ǵ. Khi tŕnh diện tử thần, công dân Pháp được cấp passeport cái chết ‘rành mạch’, không đi chui được. Ai là tử sĩ, ai chết dịch đều rơ ràng. Cái chết được phong thánh, có đền, khắc tượng hay bị nguyền rủa đều có lư lịch. Kẻ lỏi t́ khó xoay được cho cái chết “tử v́ nước” hoặc kẻ khùng đua xế hộp hôn cột đèn thành “thương phế binh” gặp nạn trong khi “thi hành công vụ” để ăn trợ cấp thương tật.
    Tôi đă cắt một chiếc khẩu trang FFP2 ra xem các lớp cấu tạo để hiểu tại sao trên mạng rao bán tới 29,9 euro. Loại này chúng tôi được phát khi đi làm việc, gồm có năm lớp, sau ba tiếng phải thay chiếc mới. Nước Pháp hiện đang thiếu khẩu trang tốt và nhiều loại khẩu trang chuyên dụng, đang khởi động để sản xuất nhiều loại khác. Hôm 29-3, nhóm bác sĩ Pháp tranh luận trên truyền h́nh thừa nhận họ đă không đánh giá đúng độ ác hiểm của coronavirus, các chỉ số về độ tuổi nạn nhân cũng trật khấc. Hiện có sáu bác sĩ Pháp đă chết v́ Covid-19.
    Do quá lệ thuộc Trung Quốc, từ cái khẩu trang đến máy trợ thở, quạt thông không khí, nên mới hai tuần đầu “các bệnh viện Pháp đă trong t́nh trạng chết đuối”, gần chạm điểm găy đổ v́ không c̣n sức chứa, giường bệnh, thiết bị hồi sức thiếu. Họ đang cải tạo các toa tàu cao tốc thành tàu bệnh viện, một việc chưa từng có tiền lệ trên thế giới. Các bác sĩ Pháp kêu cứu, thịt xương họ không phải để cúng cho súng ‘đại bác corona’ v́ thiếu áo choàng, khẩu trang mua từ “nước lạ”, là vô dụng, thậm chí gây mẩn ngứa chỉ như chiếc dây rắc bột, chiếc rá vớt mỳ trước các tấn công ào ạt của Coronavirus.
    Nước Pháp đă phải tổng động viên để đối phó với làn sóng dịch bệnh sắp đổ ập xuống. Người nhà tiễn người thân vào bệnh viện không biết đấy có phải lần cuối. Nhiều người mới vào đă chết ngay sau hai ngày mắc bệnh. Có cả ca tử vong ở trẻ em. Khi dịch bùng lên ở Vũ Hán, Trung Quốc thông qua các con buôn nằm vùng tỏa đi vét sạch khẩu trang y tế tại thị trường châu Âu, găm cắm. Bây giờ họ bung ra bán lại với giá cắt cổ. Một chiếc FFP 2 bán chợ đen tới 15,99 euro. Khi Trung Quốc lâm nạn, Pháp gửi viện trợ không nhỏ sang giúp vô tư, không vụ lợi. Hiện tại cả thế giới bó cứng chân tay, kinh tế án binh bất động, Trung Quốc một ḿnh một chợ, lấy con bài khẩu trang để áp các nước thành viên EU phải thay đổi chủ trương về Huawei (Hoa Vi).
    Trong bối cảnh các nước phải nhập vật tư y tế từ Trung Quốc để chống dịch, một vụ tai tiếng vừa bùng lên: bộ xét nghiệm mà Tây Ban Nha nhập từ Trung Quốc thiếu chính xác đến mức Madrid phải quyết định tạm ngưng sử dụng. Tây Ban Nha đặt lô hàng 640.000 kit xét nghiệm nhanh của Công ty Shenzen Easy Biotechnology (SEN), trụ sở ở Thâm Quyến. Sau khi đưa 8.000 kit vào thử nghiệm, Madrid ngă ngửa ra rằng các bộ xét nghiệm SEN dối trá như Tàu. Bệnh nhân dương tính Covid-19, qua kit xét nghiệm báo kết quả âm tính!
    Một nạn nhân bị dính hàng kém chất lượng nữa từ Trung Quốc sau Tây Ban Nha là Hà Lan. Nước này trả tiền thật, nhận hàng “dỏm”. Hàng trăm ngh́n khẩu trang KN95 mà Hà Lan nhận được hôm 21-03, phân phát đến các bệnh viện đều không đạt đủ tiêu chuẩn cần thiết. Ngày 28-03, chính phủ Hà Lan ra thông báo thu hồi 600.000 chiếc, chiếm một nửa lô hàng 1,3 triệu khẩu trang FFP2, do những khẩu trang này không đủ độ kín, phần lọc bị ăn bớt không thể cản virus thâm nhập. Trung Quốc biện minh “nhầm” trong khâu giao hàng.
    Nước Pháp đang phải rút bài học, rằng họ đă tự biến thành tù nhân do chính sách lệ thuộc vào kinh tế công xưởng sản xuất thế giới Trung Quốc ra sao. Ngày 28-3, trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế, Bộ trưởng Y tế Pháp nói thẳng là các thiết bị Trung Quốc bán cho châu Âu không đủ độ tin cậy, hàm ư tố cáo hành vi khi “kẻ đếm tiền, người đếm xác”. Sự hiện diện của Thủ tướng Édouard Philippe bên cạnh, chăm chú nghe, không cắt gọt cho câu nói của Tổng trưởng Y tế Olivier Véran đồng nghĩa như tuyên bố của phát ngôn viên chính phủ, thậm chí c̣n gay gắt hơn.
    Một bài báo Đức chỉ trích Trung Quốc
    Nhà báo Christian Stenzen tóm lược cái nh́n khác từ Đức:
    Thành công lớn nhất mà Trung Quốc đạt được là đồ sứ, giấy và dối lừa. 500 năm trước Thiên Chúa Giáng sinh, danh tướng Trung Hoa Tôn Tử đă viết trong cuốn Binh Pháp của ông rằng, nghi binh và lừa dối giỏi là đảm bảo của thành công. Từ đó đến nay thế giới vẫn không thông minh hơn trong tṛ chơi với Tàu. Ngược lại là khác. Sự bùng nổ dịch bệnh corona cho chúng ta một nhận thức đau ḷng tột cùng. Mảnh đất của những nụ cười đang lừa gạt chúng ta, đang cười nhạo vào mặt thế giới. Hết lần này đến lần khác. Trong hai tuần, các nhà lănh đạo nhà nước và đảng ở Bắc Kinh muốn giữ sự bùng phát của dịch corona ở Vũ Hán cho chính họ và che đậy bằng mọi cách.
    Bây giờ Bắc Kinh tuyên bố rằng Corona không đến từ Trung Quốc, mà đến từ nước ngoài. Trung Quốc vẫn sống theo cách đó và dối trá… Điều cay đắng là: Trong nhiều tuần, Đức chẳng làm ǵ khi thấy Trung Quốc ngụy trang con coronavirus của họ, không có biện pháp cản trở người dân Trung Quốc vui vẻ du lịch đến đất nước chúng ta. Thậm chí vỗ tay khen thời gian xây dựng kỷ lục một trong những bệnh viện dă chiến.
    Một số là những người bị lừa. Và có những người khác là những người thích bị lừa. Dễ chịu hoặc có tiền. Hoặc cả hai. Bởi v́ Volkswagen bán hàng triệu xe hơi mỗi năm tại Trung Quốc, ông chủ Volkswagen không muốn biết về các trại cải tạo mà Trung Quốc giam người Duy Ngô Nhĩ và những kẻ được cho là thọc gậy bánh xe. Trong khi hàng ngàn người mỗi ngày trong các trại cải tạo bị tra tấn th́ đa số người bên ngoài vẫn tin giọng lưỡi chính thức dối trá rằng, đó là các cơ sở giáo dục. V́ nước Đức thất bại trong việc phát triển các công nghệ của riêng ḿnh, Huawei được phép xây dựng công nghệ 5G ở đây. Bất chấp tất cả cảnh báo từ các cơ quan t́nh báo, chính phủ Đức vẫn tin vào lời hứa của Trung Quốc rằng Đức chắc chắn sẽ không bị theo dơi. Hứa danh dự.
    Đại dịch này là bài học đắt giá để cộng đồng châu Âu không cho phép quay lại với thế giới cũ, đặt dấu hỏi về vai tṛ của Trung Quốc trong tư cách thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ. Ngày 31-3, phát biểu ngay trong chuyến đi thăm nhà máy sản xuất khẩu trang tại Saint-Barthélemy-d’Anjou (Maine-et-Loire), Tổng thống Emanuel Macron đă nhấn mạnh rất rơ ràng, rành mạch:
    “Mục tiêu hàng đầu của chúng ta hôm nay là cho ra những sản phẩm tại Pháp. Từ giờ cho đến cuối năm chúng ta sẽ sản xuất ra những sản phẩm 100% chất lượng của Pháp, trên đất Pháp. Chúng ta phải hoàn toàn tự chủ toàn phần, trọn vẹn… Ngày mai sẽ không c̣n là ngày hôm qua. Phải rút ra bài học từ những hậu quả này”.
    Xong, chấm xuống ḍng, chàng đểu Trung Hoa, hăy hốc những miếng cuối cùng nước Pháp, của châu Âu đi, ngày mai chú đi chỗ khác kiếm ăn.
    Đúng, chỉ có một điều có thể tin vào Trung Quốc: trên đường vươn tới siêu cường, lời nói dối của họ không phải là sự lừa dối cuối cùng trên thế giới. Điều này tùy thuộc vào cách chúng ta đối phó với gian dối của họ.
    PHẠM CAO PHONG (Paris)

  6. #96
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Trung Quốc hậu Hán Dịch;.. Công và Tội cũng như công tŕnh tiến đến ngôi Lănh Đạo Thế giới.....

    ngày 03- 04- 2020.. ngẫm nghĩ truyện đời .. và ưu tư cuộc sống của kẻ già nua ...
    .. Xin cảm ơn T/v dtkcamau đưa lên mạng cho bàn dân được đọc;.. tư liệu.. coi như tư liệu chiến lược mà giới cầm quyền TQ đă đem ra áp dụng cho công cuộc đi t́m đến giấc mơ t́m ẩn của người xưa khi đặt tên nước Tầu là Trung Hoa. Lư luận có phần dựa theo Binh Pháp Tôn Ngô( Tôn Tử & Ngô Khởi).

    Kẻ gơ bài đă ngồi đọc và đôi khi phải đọc lại nhiều khúc/Paragraph.. đẻ hiểu thấu cái ư nghĩa và lưu giứ trong bộ Ram-Rom đẻ có hi đoạn sau nhắc đến th́ mới có thẻ hiểu và dàn trải ra đẻ thát những bước đi-steps.. trong kế hoạch dăddat và sẽ phải đạt để chuyển tới bước đi tới... Đúng là Binh thư.. và Binh pháp thật quyền biến.. và quyết định do tập thẻ đă đồng ḷng và giữ kín đáo không sa sẩy ra sao ?? để ngày hôm nay làm rung chuyển cả Thế giới qua con Vi rút chứ chưa phải dùng đến vũ khí hay đao to búa lớn làm cho máu chảy thành sông.. chứ như đă h́nh thành ngày nay th́ chỉ là những dẫy ḥm gỗ nằm dài ben nhau chờ đợi lên giàn hoả thiêu !

    .. Xử dụng "đồng tiền.." làm mờ mắt tát cả từ trên xuống đến dưới cùng;.. sự nhẫn nại chịu đựng như là một phận hèn trước mặt kẻ khoe mẽ, đang huênh hoang khoác lác trước thiên hạ !

    Thế mới biết được các điều khôn ngoan của Triết học Đông Phương.. hạ ḿnh nhẫn nhục mà cũng không thoát khỏi lưỡi đao của Bàng Quyên,.. chịu hy sinh một bên chân.. què quặt nhưng mưu đồ vương bá vẫn vận dụng đắc lực trong bộ óc con người.. Tuy với Bàng Quyên cùng là đồ đệ của Quỉ Cốc Tử thế nhưng Bàng quyên tượng trưng cho bên háo thắng quyền uy th́ bên Tôn Tử lại mềm dẻo uyển chuyển, hợp đạo Trời.. để đi tới thành đạt ư nguyện mà không màng tới danh phận.. ( đôi điều mà kẻ gơ bài này... xa xưa nghe Mẹ kể chuyện cổ tích. )..

    Vậy tương lai thế giới sẽ đi về đây khi cuộc chiến thế giới đang lây lan rộng khắp 5 châu 4 biển ??.
    (. ngày nay máu không chảy và băo lửa không tháy hoành hành mà chỉ là những hàng quan tài hay những dayx bao ponchos đựng xác người chờ đến lượt lên giàn hoả thiêu !)..

    Giới lănh đạo thé giới đối phó với nước đang tạo thù hận hôm nay ... xử trí ra sao ?? hay là v́ "nén bạc.." đâm toạc tờ giấy !!.. và sống chết mặc bay..! hay sao ??.. trước miệng tiếng để đời !!.. đôi chút góp ư sau khi đọc...
    Tuy nhiên sự góp ys này cũng chỉ là của 1 tên già hủ lậu nên kẻ gơ bài có lời xin lỗi trước kẻo không lại mang tội với quí Bạn đọc.. Kính mong quí Bạn đọc bỏ qua cho .. Cảm ơn ./. kgb

  7. #97
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Quốc Hậu Hán Dịch - Vủ hán Dịch Corona: Có Chạy thoát tội "Diệt chủng" Thế Giới?

    Cộng sản, cúm TBN, covid-19 và khủng bố
    03/04/2020
    Phạm Phú Khải


    Nhân viên y tế và một bệnh nhân Covid-19 ở Brussels, 1 tháng Tư. H́nh minh họa.


    Cả thế giới đang lên cơn sốt v́ cô vi (Covid-19). Không phải chỉ v́ mức độ truyền nhiễm của nó, hay khả năng gây chết người của nó. Tâm lư sợ lan tràn và chiếm ngự.

    Thị trường chứng khoán của Úc mất 140 tỷ đô la Úc (100 tỷ Mỹ kim) vào ngày 9 tháng Ba tuần trước. Năm công ty kỹ nghệ lớn nhất của Mỹ mất tổng cộng 320 tỷ đô la trị giá chứng khoán, trong đó công ty Apple chiếm gần một phần ba, mất trị giá 100 tỷ đô la Mỹ.

    Một loạt chuỗi ảnh hưởng dây chuyền xảy ra sau đó, làm cho người dân khắp nơi lo sợ, nhất là từ khi một phần Nam Hàn, Ư, Pháp và Tây Ban Nha đă áp dụng biện pháp khóa cửa (lockdown). C̣n bây giờ th́ hầu như mọi nước đă áp dụng biện pháp đóng cửa biên giới; không chỉ phong tỏa việc di chuyển ra ngoài nước, mà bên trong nội địa cũng bị ngăn cấm di chuyển. Nhiều tiểu bang ở Mỹ, Úc v.v… không thể đi xuyên được.

    Úc chiếm địa thế có thể nói là thuận lợi nhất, v́ biên giới không những không giáp với nước nào, mà v́ có thể tự lực cánh sinh mọi thứ, nếu cần. Nông sản của Úc, từ lúa ḿ đến gạo đủ loại xuất cảng đi khắp thế giới. Thịt, từ thịt ḅ đến trừu và cả thịt Kangaroo, đều xuất khẩu. Thịt thà và đồ biển tươi đều không thiếu. Mọi thứ hầu như đều có, nếu không phải dư thừa. Tất nhiên Úc đă không c̣n sản xuất những mặt hàng mà những nước khác có thể làm rẻ hơn gấp nhiều lần, như Trung Quốc chẳng hạn, một nguyên tắc kinh tế căn bản từ cung cầu của thị trường.

    Nhưng chỉ v́ lo và sợ nên người ta có những hành xử thật vô lư. Người ta bắt đầu đi mua đồ dự trữ và tích trữ. Dự trữ tất cả những ǵ có thể. Các siêu thị hầu như không c̣n thịt cá ǵ cả. Giấy vệ sinh mọi loại cũng hết sạch khi bày ra. Người ta có thể dành dật và gây gỗ nhau v́ những thứ này. Sợ bị cách ly, bị phong tỏa. Sợ thiếu. Sợ đói. Và sợ… chết.

    Người ta có vẻ sợ Covid-19 c̣n hơn sợ khủng bố. Mức sợ hăi này không biết có bằng sợ cộng sản không chừng?

    Nhắc đến đại dịch Covid-19, th́ không thể không nhắc đế nạn đại dịch lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Đó là nạn cúm Tây Ban Nha (Spanish flu), năm 1918, cách đây 102 năm, giết 50 triệu người.

    Nó có tên cúm TBN v́ Tây Ban Nha là một trong những nước nhận diện ra nạn dịch này sớm nhất. V́ đứng trung lập trong Thế Chiến I nên báo chí tại Tây Ban Nha tường tŕnh tự do về căn bệnh này mà không bị kiểm duyệt. Nguồn tin từ Tây Ban Nha gửi đến Reuters tại London nói rằng một dạng bệnh lạ mang tính bệnh dịch đă xuất hiện ở Madrid. Cho nên từ đó nó có tên Spanish flu, cúm TBN.

    Theo tạp chí National Geographic th́ đại dịch cúm TBN năm 1918 không phải xuất phát từ Tây Ban Nha. Theo sử gia Mark Humphries của Canada nghiên cứu, công bố năm 2014, th́ có xác xuất cao nó đến từ Trung Quốc. Trong Thế Chiến I, khoảng 96 ngàn người lao động từ Trung Quốc đă được khai triển để làm hậu cần cho quân đội Anh và Pháp ở mặt trận phía Tây. Trong số này có khoảng ba ngàn người lao động bị cách ly y tế. Trong số những người Trung Quốc đến miền Nam nước Anh vào tháng Giêng năm 1918 và sau đó đến Pháp th́ có hàng trăm người chết v́ bệnh hô hấp. Các sử gia cho rằng cúm TBN đă biến đổi và trở nên nguy hiểm nhất vào mùa xuân năm 1918, lan từ châu Âu đến các cảng cách xa nhau như Boston và Freetown, Sierra Leone.

    Muốn t́m hiểu nguồn gốc của dịch bệnh này tất nhiên là điều không dễ. Cũng theo bài báo trên th́ các nhà khoa học sẽ cần một mẫu vi trùng cúm H1N1 được xác định về mặt di truyền lấy từ một nạn nhân đă chết trước khi đại dịch bùng phát đầu tiên vào mùa xuân năm 1918 để chỉ ra thời điểm và địa điểm xuất phát của đại dịch. Nếu có một trường hợp chết từ năm 1917 từ Trung Quốc, chẳng hạn, th́ sẽ giải đáp được bài toán này.

    Một sử gia khác James Higgins, người đă nghiên cứu t́m hiểu đại dịch cúm TBN tại Mỹ, cũng đồng ư với những điều sử gia Humphries tŕnh bày. Tuy chưa thể xác định chắc chắn, ông Higgins cho rằng cần phải để ư đến Trung Quốc như nguồn bệnh đang nổi lên, từ SARS giết 775 mạng sống năm 2003, đến H5N1 giết 384 người kể từ năm 2003, theo WHO.

    Bây giờ là Covid-19 đến từ Vũ Hán (Wuhan).

    Số người bị nhiễm Covid-19 trong lúc biết bài này (2 tháng Tư) là 939.436 người; 47.287 người bị chết; 195.081 được chữa lành. Ư có 13.155 người bị chết; Tây Ban Nha 9.387; Mỹ 5.137; Pháp 4.043; Trung Quốc 3.322; Iran 3.036. Úc có 5.108 ca nhiễm, 24 ca chết. Thủ tướng Úc Scott Morrison công bố tất cả những ai không là công dân Úc hay thường trú nhân th́ sẽ bị cấm đến Úc kể từ 9 giờ tối Úc vào ngày mai thứ Sáu 20 tháng Ba. Bây giờ lệnh cách ly xă hội đă ban hành toàn Úc, và hầu hết các cơ sở thương mại đều tạm ngưng hoạt động và các sinh hoạt xă hội đều bị tŕ hoăn hoặc hủy bỏ.

    Cộng sản, cúm TBN, Covid-19 và khủng bố giống nhau ở chỗ chúng “thà giết lầm c̣n hơn bỏ sót”. Tuy chủ nghĩa cộng sản xuất thân từ Karl Marx người Đức, rồi được Lenin, Stalin nước Nga sử dụng triệt để, nhất là bạo lực cách mạng, nhưng những người như Mao Trạch Đông và Tập Cận B́nh đă áp dụng triệt để nhất để duy tŕ quyền lực của ḿnh cho đến nay. Tất cả các thứ ghê gớm nhất nói trên đều có nguồn, và phần nào đó gốc, từ Trung Quốc.

    Bây giờ Covid-19 gây sợ hăi c̣n hơn các thành phần khủng bố nổi tiếng toàn cầu như ISIS, Taliban, Al-Qaeda và Boko Haram. Nh́n vào thị trường chứng khoán và phản ứng người dân th́ sẽ thấy liền sự khác biệt.

    Tính cho đến nay, số người bị chết v́ cúm TBN là 50 triệu.

    Số người chết v́ SARS, H5N1, và Covid-19 chưa tới 60 ngàn, tuy vẫn đang tiếp tục leo thang (*). Các chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ tiên đoán có thể cả triệu người Mỹ sẽ bị nhiễm và có từ 100 đến 240 ngàn người chết v́ Covid-19 trong t́nh trạng tệ nhất.

    Nạn khủng bố toàn cầu giết hại trung b́nh 21 ngàn người một năm. Năm 2017 th́ tăng đến 26.445 người. Nếu nhân 100 năm th́ cũng chỉ 2,1 triệu người.

    C̣n cộng sản? Nhiều ước tính cho biết trong ṿng 100 năm cộng sản giết 100 triệu người. Là thảm họa lớn nhất cho lịch sử nhân loại.

    Khi Tập Cận B́nh đi thăm Vũ Hán vào ngày 10 tháng Ba, ông Tập muốn gửi thông điệp rằng Trung Quốc đă chiến thắng Coronavirus.

    Ai cũng lo sợ khủng bố; khủng bố th́ cũng sợ Covid-19; mà Covid-19 th́ cũng phải sợ cộng sản gộc đấy!

    Ghi chú: (*) Ghi chú: Ban đầu, các chuyên gia y tế ước đoán tỷ lệ tử vong do Covid-19 là 2 phần trăm. Vào đầu tháng 3 th́ tỷ lệ đó là 3.4 phần trăm. So với các bệnh cúm thường th́ tỷ lệ tử vong thấp hơn 1 phần trăm.

    Với tỷ lệ tử vong trên, và nếu Vaccine được chế tạo thành công trong ṿng 6 tháng tới 12 tháng tới, và với các biện pháp cách ly, đóng biên giới, khoanh vùng và khóa cửa, cùng với khả năng y tế hiện đại, và sự hiểu biết của người dân khắp nơi trong việc giữ ǵn vệ sinh, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi cần, v.v… th́ số tử vong sẽ được ngăn chặn đáng kể, mặc dầu người lớn tuổi vẫn bị rủi ro tử vong cao nhất.

  8. #98
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Quốc Hậu Hán Dịch - Vủ hán Dịch Corona: Có Chạy thoát tội "Diệt chủng" Thế Giới?

    V́ sao 1 tháng trước khi Coronavirus bùng phát, Trung Quốc nhập 2 tỉ khẩu trang y tế vào kho Vũ Hán?


     10:08 04/04/2020



    Trước khi dịch bệnh Coronavirus đe doạ toàn thế giới. Trung Quốc đă thu gom và nhập khẩu hơn 2 tỷ khẩu trang y tế, 25 triệu bộ quần áo bảo hộ gồm cả mặt nạ và thiết bị bảo vệ. Nên cả thế giới giờ đây không trở tay kịp trước t́nh trạng khan hiếm hàng bảo hộ pḥng chống bệnh dịch.



    Hôm thứ Năm, một báo cáo của chính phủ Trung Quốc đă xuất hiện thông tin chi tiết về hoạt động ngoại thương của họ trong hai tháng đầu năm, khi nước này đang ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng virus.

    Khi dịch bệnh COVID-19 bắt đầu lan rộng trên toàn cầu vào tháng 1 và tháng 2, Trung Quốc đă tiên liệu và nhanh tay cho gia tăng thu gom ,mua bằng được tất cả các mặt hàng y tế từ khẩu trang, dụng cụ y khoa và nhiều mặt hàng khác từ tất cả các nước trên thế giới



    Theo một báo cáo bị tiết lộ , Trung Quốc đă thu gom về 2,46 tỷ mẩu vật liệu y tế, bao gồm mặt nạ và thiết bị bảo vệ, đă được Hải quan Quốc gia nước này cho thông qua khoảng thời gian từ 24 tháng 1 đến 29 tháng 2

    Báo cáo cho biết cơ quan này đă tiến hành nhập khẩu từ tất cả các nguồn cung cấp bằng cách thông báo rằng “cơ quan thủ tục hải quan không chậm trễ đối với các mặt hàng pḥng chóng dịch bệnh ”



    Một số các cơ quan của Trung Quốc có trụ sở tại Úc đă xác nhận về điều này.

    Chủ tập đoàn phát triển bất động sản Risland Australia có chủ nhân là người Trung Quốc đă thuê hẳn một chuyên cơ chở hơn 80 tấn các sản phẩm liên quan đến y khoa bay về Vũ Hán trong khoảng thời gian cuối tháng 2



    Phải chăng, Trung Quốc một mặt cho quân đi phát tán dịch bệnh khắp thế giới, một mặt thu gom hết khẩu trang và vật tư y tế – pḥng thủ tuyến đầu và quan trọng nhất trong cuộc chiến chống Covid-19 để hôm nay dân chúng thế giới chết như ngả rạ, kinh tế toàn cầu suy yếu và Trung Quốc sẽ đóng vai người hùng cứu trợ “hàng dỏm, kém chất lượng”, hay vai anh cả chia sẻ nỗi lo với thế giới? Lúc Trung Quốc ch́m trong dịch bệnh, các nước không tiếc viện trợ, gửi hàng tới tấp cho dân Tàu dùng, giờ các nước lao đao th́ TQ thu gom hết mang về cất để nh́n thế giới sụp đổ. Dân Tàu c̣n giương biển chúc mừng Mỹ vượt mốc 100.000, 200.000 bệnh nhân nhiễm Covid-19. Đúng là một đất nước hạng ba th́ không thể có những công dân hạng Nhất. Một nước như TQ th́ dù có giàu mạnh, th́ dân đi đến đâu cũng bị xua đuổi, kỳ thị, chán ghét mà thôi!

    T.H
    https://tambao.net/vi-sao-1-thang-tr...ho-vu-han.html

  9. #99
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Quốc Hậu Hán Dịch - Vủ hán Dịch Corona: Có Chạy thoát tội "Diệt chủng" Thế Giới?

    Thâm như Tàu: V́ sao tỷ phú Trung Quốc đóng cửa 34 bệnh viện của ông tại Úc giữa tâm dịch?


     10:48 04/04/2020

    Tỷ phú Trung Quốc Liu Dian Bo đă mua 34 bệnh viện ở Úc vào năm 2015 với giá 900 triệu đô.Nhưng giờ đây , giữa mùa tâm dịch Covid-19 , ông lại đóng cửa các bệnh viện này. Đây có phải là chiêu tṛ mà ông muốn gây áp lực cho chính phủ Úc không ?

    Tỷ phú Trung Quốc Liu Dianbo là người sáng lập ra tập đoàn Luye vào năm 1994 và là công ty dược hàng đầu Trung Quốc chuyên về các sản phẩm điều trị ung thư, tim mạch và tiêu hoá… Luye Pharma được ca ngợi là một doanh nghiệp dược phẩm sáng tạo hàng đầu ở Trung Quốc đại lục. Công ty đă đạt được những bước đột phá quan trọng cho việc đổi mới và quốc tế hóa sản phẩm thuốc mới của ḿnh và trở thành doanh nghiệp dược phẩm đầu tiên ở Trung Quốc được phê duyệt cho loại thuốc mới từ Cục Quản lư Thực phẩm và (FDA) Hoa Kỳ. Từ năm 2004 đến 2014, Liu Dianbo đă đưa Luye Pharma đến Singapore và sau đó tới Hồng Kông, góp phần vào sự phát triển nhảy vọt trong hoạt động kinh doanh của ḿnh.



    Vị tỷ phú này được đánh giá cao tại Trung Quốc và nhận được những giải thưởng cao quư của Trung Quốc thuộc top 10 về hàng chất lượng và ông là top 60 người ưu tú nhất Trung Quốc trong suốt 60 năm qua. Vào năm 2015 ông đă có quyết định tạo bạo là sang thị trường Úc nhằm thâu tóm trong lĩnh vực y tế, ông chi 900 triệu đô la Mỹ để mua lại 34 bệnh viện với hơn 8000 giường bệnh và hoạt động kinh doanh Y tế của ḿnh cho đến ngày này, đă đem về khoản lợi nhuận không nhỏ cho công ty. Chuyện nhà kinh doanh đầu tư mua bán là lẽ thường t́nh để giúp họ phát triển mà thôi.

    Thế nhưng hành động lần này của vị tỷ phú này có phải là việc làm đúng đắn hay không? Khi ông cho đóng cửa tất cả 34 bệnh viện này ngay khi tâm dịch Vũ Hán Covid-19 lan tràn khắp nơi với mức độ lây lan chóng mặt. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều rất cần vào y tế. Khi mà các Y bác sĩ phải làm việc ngày đêm để phục vụ cho bệnh nhân th́ việc làm của ông lại đi ngược lại với xă hội. Ông cho đóng cửa như vậy đồng nghĩa với hơn 800 nhân viên của các bệnh viện mất việc và cũng đă lấy đi hàng cơ hội cứu lấy mạng sống của những người dân vô tội.



    Thời điểm hiện tại khi các bệnh viện của nhà nước quá tải nên những bệnh viện như Healthe Care (chuỗi 34 bệnh viện của ông Liu Dianbo) đang cánh tay đắt lực cùng với Y tế nhà nước. Thế nhưng hiện tại ông đang giở chiêu tṛ này nhằm tạo áp lực với chính phủ tiêu bang và liên bang của Úc để mong nhận được hỗ trợ về mặt tài chính.

    Việc làm này của ông mang lợi ích kinh tế cho chính ông hay đang là một tội ác với những người dân vô tội phải đối mặt với nghèo đói, thất nghiệp và bệnh tật. Chính phủ cũng đang ra sức giải quyết vụ việc này nhằm ngăn chặn những ư định tương tự của các bệnh viện tư nhân khác tại Úc.

    Thâm độc như Tàu, quả thật không sai!

    BAOLUA
    https://tambao.net/tham-nhu-tau-vi-s...-tam-dich.html

  10. #100
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Quốc Hậu Hán Dịch - Vủ hán Dịch Corona: Có Chạy thoát tội "Diệt chủng" Thế Giới?

    Đại dịch Covid-19: Điều tốt nhất Trung Quốc có thể làm cho thế giới là ǵ?


    Từ Vũ Hán, Trung Quốc, virus corona đă lan ra khắp toàn cầu. Ảnh chụp ngày 26/03 tại một pḥng thí nghiệm ở Brazil. AFP/Archivos

    Trong bối cảnh virus corona đang nhấn ch́m nhiều quốc gia, gây tang thương khắp các châu lục, dịch bệnh Covid-19 là chủ đề chính chiếm trang nhất và nhiều trang bài của các tuần báo Pháp như Courrier International, L’Express, Le Point, L’Obs.

    Courrier International đặt câu hỏi trên trang nhất « Liệu các nền dân chủ của chúng ta có trụ được không ? ». Câu hỏi của L’Obs : « Liệu Big Brother có thể cứu chúng ta hay không ? » Le Point lại quan tâm tới bí kíp đánh đuổi virus của chính quyền Seoul và chạy tựa : « Hàn Quốc đă ḱm hăm được virus corona. Họ làm thế nào » ?

    Courrier International nh́n về Trung Quốc, nơi virus corona bắt nguồn rồi lan ra khắp toàn cầu. Tuần báo giới thiệu bài viết « Trung Quốc muốn giành hết công trạng về việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19 » của phóng viên Hiroyuki Akita của báo Nhật Nikkei Asian Review (Hiroyuki Akita từng là thông tín viên của Nikkei Asain Review tại Trung Quốc). Bắc Kinh chỉ muốn chứng tỏ ưu thế của chế độ độc đoán chuyên quyền trong việc kiểm soát dịch bệnh mà quên đi rằng chính hệ thống này đă cản trở việc sớm đưa ra các biện pháp để ngăn ngừa sự lây lan của virus.

    Hoàn Cầu thời báo mới đây, trong một bài xă luận, chỉ trích mạnh mẽ việc Mỹ và châu Âu không có khả năng ḱm hăm đà lây lan của dịch bệnh, không có các biện pháp thích hợp để chống lại virus. Trước đó, Trung Quốc đă nhiều lần tự ca ngợi là h́nh mẫu về cách đối phó với virus, đ̣i hỏi toàn thế giới phải công nhận những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Đối với Nikkei Asain Review, đ̣i hỏi này thật vô lư, bởi loại virus đang gây ra rất nhiều nỗi đau cho biết bao người, xuất phát từ chính Trung Quốc.

    Mong đợi được khen ngợi v́ làm chậm sự lây lan của virus, mà không thừa nhận trách nhiệm của ḿnh, giống như châm mồi lửa rồi sau đó muốn được hoan nghênh v́ đă mang nước đến dập lửa. Gần đây, Bắc Kinh cho thấy họ đă sẵn sàng để rũ bỏ mọi trách nhiệm về đại dịch. Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), một phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ngày 12/03 viết trên Twitter là quân đội Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về việc khiến Trung Quốc bị lây nhiễm virus corona. Thuyết âm mưu này đương nhiên vấp phải sự phản đối của Hoa Kỳ.

    Trung Quốc có thói quen kích hoạt bộ máy tuyên truyền để bóp méo sự thật, tạo thuận lợi cho chế độ trên trường quốc tế. Ví dụ, khi Hoa Kỳ áp dụng chủ nghĩa bảo hộ, Trung Quốc tuyên bố là nhà vô địch về tự do thương mại. Nhưng điều ǵ có thể thúc đẩy Trung Quốc dùng đại dịch quy mô toàn để tuyên truyền?

    Tuyên bố của các phát ngôn viên chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh muốn viết lại lịch sử bằng cách nói rằng :

    Thứ nhất, Trung Quốc đă tŕ hoăn sự lây lan của dịch bệnh bằng cách hạn chế các quyền tự do cá nhân, nhờ vậy mà phần c̣n lại của thế giới có thời gian quư báu để chuẩn bị đối phó với dịch bệnh. Thứ hai, Hoa Kỳ và Châu Âu đă thất bại trong việc đưa ra các biện pháp mạnh như Trung Quốc, và điều này đă cho phép virus lây lan mạnh. Thứ ba, các cách phản ứng khác nhau cho thấy rơ ràng chính phủ độc đoán của Trung Quốc vượt trội hơn nhiều so với các hệ thống dân chủ của Hoa Kỳ và Châu Âu.

    Một số đại sứ quán Trung Quốc ở nước ngoài nhắc lại lập luận của Bắc Kinh, làm dấy lên sự nghi ngờ của chính quyền Tokyo và Washington, vốn đang cảnh giác để ngăn chặn Trung Quốc tô bóng lại h́nh ảnh thông qua tuyên truyền.

    Theo báo Nhật Nikkei Asian Review, Trung Quốc đáng được hoan nghênh v́ phản ứng mạnh mẽ để ngăn chặn dịch bệnh. Nhưng điều đó không có nghĩa là Bắc Kinh đáng được coi là một h́nh mẫu cho phần c̣n lại của thế giới trong cuộc chiến chống lại đại dịch, cũng như không phải là Trung Quốc đă cứu thế giới. Ngược lại, thế giới sẽ tốt hơn nếu các nhà lănh đạo Cộng Sản phản ứng nhanh chóng khi thông tin về virus được công bố lần đầu tiên vào năm 2019 tại Vũ Hán, thay v́ t́m cách che giấu thông tin.

    Thậm chí, khi cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn, hồi tháng 02/2020, Trung Quốc đă chỉ trích Hoa Kỳ và các quốc gia khác về việc áp đặt các hạn chế nhập cảnh đối với du khách Trung Quốc, gọi các biện pháp này là « phản ứng quá đà ». Đối với báo Nhật, chính phản ứng hung hăng của Bắc Kinh đă khiến các nước khác tŕ hoăn, thay v́ khẩn trương hành động.

    Để được sự ủng hộ của người dân Trung Quốc, một nhà lănh đạo phải làm nên lịch sử, chẳng hạn Mao Trạch Đông, người thành lập nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, hay Đặng Tiểu B́nh, người đă cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người dân với chính sách cải cách kinh tế năm 1979. Các nhà lănh đạo hiện tại đang gặp nhiều khó khăn bởi các vấn đề trong nước, như khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, thiếu nguồn nước, dân số già và hệ thống y tế quá tải …

    Nếu như người Trung Quốc, hầu như cả đời không có tự do chính trị thực sự, tin rằng chế độ Cộng Sản không biết cách bảo vệ dân chúng, uy tín của chính phủ có thể sẽ bị xói ṃn. Do đó, các nhà lănh đạo buộc phải tiếp tục làm cho dân chúng tin rằng họ « luôn luôn đúng và không bao giờ sai » và từ chối thừa nhận sai lầm trong quản lư khi dịch Covid-19 khởi phát.

    Trước khi xảy ra đại dịch, một quan chức cấp cao của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đă nói với một trong những người nước ngoài mà ông quen là một số đảng viên quan chức Trung Quốc thèm muốn được như các chính trị gia phương Tây, bởi v́ « ở phương Tây, khi các nhà lănh đạo chính trị không c̣n được người dân ủng hộ, họ chỉ cần rút lui sau khi bị thua trong kỳ bầu cử. Nhưng chúng tôi không có hệ thống như vậy. Và chúng tôi không thể thất bại. V́ vậy, chúng tôi liên tục chịu áp lực ».

    Nhà báo Nhật nhận xét, nếu điều này là chính xác, th́ đảng Cộng Sản Trung Quốc nên khiêm tốn và « sửa ḿnh », thay đổi cách lănh đạo đất nước. Đầu tiên, cần phải giảm quyền lực thái quá của chủ tịch Tập Cận B́nh và các cộng sự thân cận của ông, những người ngăn cản cấp dưới đưa tin xấu v́ sợ gặp rắc rối, chính điều này khiến các nhà lănh đạo không đưa ra quyết định đúng đắn. Ngoài ra, đảng Cộng Sản Trung Quốc nên bớt nhạy cảm với những lời chỉ trích, đặc biệt là những những chỉ trích trên mạng Internet, để các ư tưởng và thông tin mang tính xây dựng không bị cản trở trước khi đến được với các nhà lănh đạo.

    Sau khi tuyên bố vào ngày 12/03 là Trung Quốc đă đạt đỉnh dịch, Bắc Kinh bắt đầu hợp tác với các cơ quan y tế của Irak, Iran và Ư. Mặc dù sự hỗ trợ này có giá trị, nhưng Bắc Kinh cũng nên học hỏi để có biện pháp quản lư dịch bệnh hiệu quả hơn, qua đó có khả năng ngăn chặn nguy cơ một cuộc khủng hoảng khác xuất phát từ chính Trung Quốc. Báo Nhật Nikkei Asian Review kết luận đây mới chính là điều tốt nhất Trung Quốc có thể làm cho phần c̣n lại của thế giới.

    Đoàn kết quốc tế, sự lựa chọn mang tính đạo đức

    Làm thế nào để thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng dịch bệnh sớm nhất có thể. Theo L’Obs, chỉ có t́nh đoàn kết quốc tế mới làm đươc điều đó. Trong bài xă luận « Sự lựa chọn quan trọng tới đây », L’Obs nhận định trong cuộc khủng hoảng do virus corona, những lựa chọn kiểu như không áp dụng biện pháp phong tỏa, không giảm các hoạt động kinh tế xă hội, không chấp nhận để đất nước lâm cảnh suy thoái và thất nghiệp, để 60% dân số nhiễm virus để đạt miễn dịch cộng đồng như Anh Quốc từng muốn làm … để rồi virus có cơ hội tước đi mạng sống của hàng trăm ngàn người là sự lựa chọn « vô nhân tính ».

    Khắp nơi trên thế giới, các chính phủ lần lượt chấp nhận hy sinh kinh tế, hàng tỉ người dân chấp nhập hy sinh quyền tự do đi lại, an ninh việc làm, quyền đi thăm thân nhân… Lịch sử sẽ ghi nhớ « sự lựa chọn đạo đức và mang tính tập thể » này.

    Nhưng để « toàn thắng », theo L’Obs, « thế giới sau dịch bệnh » cần có những biện pháp mạnh để hỗ trợ kinh tế, chuẩn bị nguồn tài chính, bảo vệ những nước dễ bị tổn thương, ủng hộ các nước đang phát triển không chỉ chịu tác động từ dịch bệnh mà c̣n mất nguồn đầu tư trong khi giá nguyên vật liệu sản xuất sụt giảm … Thế giới có đủ điều kiện để theo lựa chọn nói trên : khác với đại dịch cúm hồi năm 1918, chúng ta đang sống trong một thế giới giàu có, không phải đổ máu v́ Thế chiến, 20 năm qua tỉ lệ nghèo đói cũng đă giảm mạnh. Thứ hai là nhờ toàn cầu hóa, các pḥng nghiên cứu có thể hợp tác để phát triển vaccin.

    Bí kíp Hàn Quốc

    Cũng đi t́m giải pháp trị Covid, Le Point hướng về Hàn Quốc. Từng bất ngờ trở thành một ổ dịch lớn ở châu Á, Hàn Quốc đă có một thắng lợi ngoạn mục, với tỉ lệ tử vong ở người nhiễm virus chỉ là 1,6%, một trong những tỉ lệ thấp nhất thế giới. Vậy đâu là « vũ khí » giúp Hàn Quốc ḱm hăm được đà lây lan của virus nhanh đến như vậy ? Đặc phái viên của Le Point tại châu Á đă đến Hàn Quốc và gửi về một bài phóng sự điều tra dài về chiến thắng ấn tượng của Hàn Quốc.

    Đầu tiên phải nói tới việc xét nghiệm virus corona ở Hàn Quốc « dễ như trở bàn tay ». Chỉ cần có biểu hiện sốt hoặc ho, hay từng tiếp xúc với một người nhiễm virus, hoặc trở về sau một chuyến đi đến nơi có nguy cơ lây nhiễm là người sống ở Hàn Quốc được xét nghiệm tại 1 trong số 600 trung tâm xét nghiệm trong cả nước. Các khu xét nghiệm ở bệnh viện được dựng lên ở khu vực riêng biệt để tránh người bị nghi nhiễm mang mầm bệnh vào bên trong bệnh viện.

    Một « phát minh » của Hàn Quốc là kiểu xét nghiệm « drive in » ở các trạm xét nghiệm lưu động. Không cần đặt lịch hẹn, chỉ cần lái xe đến điểm xét nghiệm ở một băi đậu xe, không cần rời khỏi xe mà vẫn được xét nghiệm. Kết quả sẽ có sau 48 giờ.

    Mục tiêu của Hàn Quốc không phải là xét nghiệm cho toàn dân, không phải là xét nghiệm nhanh và nhiều nhất có thể mà là xét nghiệm những người bị nghi đă lây nhiễm và cách ly họ nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, công tác t́m kiếm khoanh vùng những người có khả năng nhiễm virus được chú trọng… Có hơn 10.000 người trong diện bị cách ly đă được theo dơi bằng một ứng dụng cài đặt trên điện thoại di động. Các biện pháp xử phạt những người cố ư vi phạm lệnh cách ly sẽ được siết chặt từ ngày 05/04 : ai vi phạm sẽ chịu án tù giam 1 năm và nộp phạt 10 triệu won (7.500 euro).

    Một yếu tố quan trọng khác, theo đặc phái viên của Le Point, là tính kỷ luật đă ngấm vào máu người Hàn. Khi xảy ra dịch Mers, chỉ có 35% người dân đeo khẩu trang, tỉ lệ này hồi đầu dịch Covid-19 là 80% và nay là 90%. Hàn Quốc cũng có hệ thống quản lư khủng hoảng dịch bệnh theo mô h́nh bộ Tham mưu. Các phương tiện trang thiết bị y tế không phải những phát minh công nghệ cao, nhưng điều đáng chú ư là cả nền công nghiệp Hàn Quốc được huy động để ứng phó với dịch bệnh.

    Điều cuối cùng là công tác quản lư dữ liệu cá nhân. Khi báo động được nâng lên mức cao nhất, trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc có quyền thu thập dữ liệu cá nhân của công dân, từ dữ liệu định vị, thẻ thanh toán cho đến phương tiện giao thông … để kiểm soát lộ tŕnh di chuyển của những người đang được theo dơi cách ly. Đây là điều mà theo Le Point rất khó thực hiện được tại Pháp nói riêng và châu Âu nói chung.

    Mỹ : Ngành kinh doanh bunker phát đạt

    Nh́n sang nước Mỹ, một trong những quốc gia bị virus corona càn quét dữ dội, đại nạn Covid-19 mang lại cơ hội hiếm có cho ngành xây dựng và kinh doanh bunker. Tuần báo Le Courrier International giới thiệu bài viết của phóng viên Jack Flemming của báo Los Angeles Times.

    Chưa bao giờ nhu cầu bunker, căn pḥng ẩn náu an toàn, lại tăng vọt đến như vậy tại Mỹ. Những người giàu có không tiếc tiền, miễn là sóng sót qua đại dịch. Phần lớn bunker được trang bị hệ thống lọc không khí đặc biệt, mà người mua hy vọng là hữu ích để tránh loại virus được cho là tồn tại trong vài giờ trong không khí. Đối với những người sợ xă hội sẽ sụp đổ sau đại dịch, không có ǵ đáng giá hơn là được trú ẩn trong một căn pḥng an toàn với lượng thực phẩm đủ dùng trong trong một năm.

    Thực ra, bunker không có ǵ mới lạ. Hàng chục ngàn người Mỹ đă xây dựng những nơi trú ẩn riêng chống bom nguyên tử khi chiến tranh lạnh lên đến đỉnh điểm. Ở những vùng thường có lốc xoáy, nhu cầu về nơi trú ẩn, ngầm sâu hay nổi trên mặt đất, luôn giữ ở mức ổn định. Thông thường, giá dao động từ 3.000 đến 11.000 đô la. Nhưng khi đối mặt với virus corona mới, các nhà sản xuất bunker đang hướng đến những khách hàng giàu có nhất.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 07-03-2020, 06:43 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 11-02-2020, 06:04 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 08-02-2020, 06:59 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 04-09-2019, 04:05 AM
  5. Trung Quốc "hù" không đuợc th́ "xoa"
    By Đại Lăn in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 20-01-2013, 11:12 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •