Page 16 of 18 FirstFirst ... 612131415161718 LastLast
Results 151 to 160 of 171

Thread: Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

  1. #151
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

    Liên minh Five Eyes công bố hồ sơ cáo buộc Trung Quốc che giấu chứng cứ dịch bệnh


  2. #152
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

    Thượng viện Mỹ đề xuất dự luật trừng phạt Trung Quốc v́ che giấu COVID-19
    Lê Vy•Thứ Tư, 13/05/2020 • 20 Lượt Xem
    Thượng viện Mỹ đang xem xét dự luật trao quyền cho Tổng thống Donald Trump trừng phạt Trung Quốc, nếu Bắc Kinh không đưa ra thống kê đầy đủ về sự bùng phát COVID-19.


    Ảnh từ SkyPost
    Hôm 12/5, các Thượng Nghị sĩ đảng Cộng Ḥa đă đề xuất một dự luật mới với tên gọi “Đạo luật trách nhiệm giải tŕnh COVID-19” (COVID-19 Accountability Act), theo đó trao cho Tổng thống Donald Trump quyền trừng phạt Trung Quốc nếu Bắc Kinh không đưa ra thống kê đầy đủ về sự bùng phát của đại dịch Viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), theo tin từ AFP.

    Thượng nghị sĩ Jim Inhofe, một trong những người đề xuất dự luật cho biết: “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải chịu trách nhiệm về vai tṛ phản diện mà họ đă gây ra trong đại dịch. Sự lừa dối trắng trợn của họ về nguồn gốc và sự lây lan của virus đă khiến thế giới phải trả giá về thời gian và mạng sống khi nó bắt đầu lan rộng”.

    Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một đồng minh thân cận của Tổng thống Donald Trump, th́ nói rằng ông tin rằng nếu không phải v́ “sự lừa dối” của ĐCSTQ, virus này sẽ không xuất hiện ở Mỹ và gây ra cái chết cho hơn 80.000 công dân.

    “Tôi tin rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ hợp tác với một cuộc điều tra nghiêm túc, trừ khi họ bị buộc phải làm như vậy”, Thượng nghị sĩ Graham nói.



    > Thượng viện Mỹ thông qua dự luật ủng hộ việc đưa Đài Loan vào WHO

    Dự luật sẽ cho Tổng thống Donald Trump 60 ngày để chứng nhận trước Quốc hội rằng Trung Quốc đă cung cấp bản thống kê đầy đủ về đại dịch COVID-19 cho một cuộc điều tra có thể do Mỹ và các đồng minh, hoặc cơ quan Liên Hợp Quốc như Tổ chức Y tế Thế giới đảm nhận.

    Tổng thống Trump cũng phải xác nhận rằng Trung Quốc đă đóng cửa các khu chợ có nguy cơ cao và thả các nhà hoạt động Hồng Kông sau khi đại dịch kết thúc.

    Nếu không có những chứng nhận này, Tổng thống Trump được ủy quyền theo luật để áp dụng các biện pháp trừng phạt, như đóng băng tài sản, cấm đi lại, hủy bỏ thị thực cũng như hạn chế các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận vốn và thị trường tài chính của Mỹ.

    Lê Vy

  3. #153
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

    Mỹ tố tin tặc liên hệ với Trung Quốc ăn cắp nghiên cứu về COVID
    14/05/2020
    Reuters


    Camera theo dơi trước trụ sở cũ của Google tại Bắc Kinh. Tin tặc Trung Quốc bị cáo buộc xâm nhập Google và các cơ quan chính phủ Mỹ cũng như các nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc.


    Các tin tặc có liên hệ đến Trung Quốc xâm nhập vào các tổ chức của Mỹ đang nghiên cứu về COVID-19, các giới Mỹ ngày 13/5 cho biết và cảnh báo các nhà khoa học và các giới chức y tế công cộng coi chừng kẻ cắp trên mạng.

    Trong một tuyên bố chung, Cục Điều tra Liên bang FBI và Bộ An ninh Nội địa DHS nói FBI đang điều tra các vụ xâm nhập vào các tổ chức của Mỹ do các tin tặc có liên hệ đến Trung Quốc thực hiện và FBI đă theo dơi “nỗ lực t́m kiếm và thủ đắc một cách bất hợp pháp tài sản trí tuệ có giá trị và những dữ liệu y tế công cộng liên hệ đến vaccine, chữa trị, và xét nghiệm từ những mạng lưới và cá nhân liên quan đến những cuộc nghiên cứu về COVID-19.”

    Tuyên bố không nêu thêm chi tiết về danh tách của những mục tiêu hay của tin tặc.

    Ṭa đại sứ Trung Quốc tại Washington không trả lời yêu cầu b́nh luận. Trung Quốc thường xuyên bác bỏ những cáo buộc gián điệp trên mạng từ trước tới nay của Mỹ.

    Các cuộc nghiên cứu và dữ liệu liên hệ đến virus corona đă nổi lên như một ưu tiên t́nh báo quan trọng đối với đủ loại tin tặc. Tuần trước Reuters loan tin là gián điệp trên mạng có liên hệ đến Iran đă nhắm vào nhân viên của công ty dược Gilead Sciences của Mỹ. Thuốc chống virus Remdesivir của công ty này là thuốc duy nhất cho tới nay chứng tỏ giúp ích cho các bệnh nhân COVID-19.

    Vào tháng 3 và tháng 4, Reuters đă loan tin là các tin tặc nỗ lực xâm nhập Tổ chức Y tế Thế giới giữa lúc đại dịch lây lan trên toàn cầu.

  4. #154
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

    Dự luật trừng phạt Trung Quốc nếu từ chối hợp tác điều tra đại dịch
    B́nh luậnNguyễn Minh • 07:48, 14/05/20• 439 lượt xem

    Thượng nghị sĩ Lindsay Graham nói chuyện với các phóng viên tại một cuộc họp báo vào ngày 9/4/2019 tại Thành phố Washington. (Ảnh: Alex Edelman / Getty Images)

    "Điều luật cứng rắn này cho phép xử phạt Trung Quốc cho đến khi họ chịu hợp tác với các nhà điều tra", Thượng nghị sĩ Lindsey Graham tuyên bố.

    Hôm thứ Ba (12/5), Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, Hoa Kỳ, đă đưa ra dự luật mới cho phép Tổng thống Trump áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt đối với chính phủ Trung Quốc nếu nước này từ chối hợp tác trong cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của virus corona, Fox News đưa tin.

    "Nếu không có sự lừa dối của Đảng Cộng sản Trung Quốc, virus sẽ không lan sang Hoa Kỳ. Trung Quốc từ chối cho phép cộng đồng quốc tế t́m hiểu và điều tra trong pḥng thí nghiệm Vũ Hán. Họ từ chối các nhà nghiên cứu đến điều tra về cách thức dịch bùng phát này," ông Lindsey nói.

    Thượng nghị sĩ Mỹ nói tiếp: "Tôi tin rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ chịu hợp tác trong một cuộc điều tra nghiêm túc trừ phi họ bị bắt buộc phải hợp tác. Điều luật cứng rắn này sẽ cho phép xử phạt Trung Quốc cho đến khi họ chịu hợp tác với các nhà điều tra".

    Dự luật có tên "The COVID-19 Accountability Act" (tạm dịch: Đạo luật chịu trách nhiệm dịch Covid-19).

    Đạo luật này sẽ yêu cầu Trung Quốc thực hiện những việc sau:

    Hợp tác trong cuộc điều tra ở cấp quốc tế về virus corona. Cuộc điều tra này sẽ do Hoa Kỳ, hoặc một nước đồng minh hoặc một cơ quan của Hoa Kỳ dẫn đầu thực hiện;
    Đóng cửa tất cả các chợ hải sản có liên quan đến vụ dịch,
    Thả những người biểu t́nh ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, những người đă bị bắt trong cuộc khủng hoảng mới đây.
    Theo Đạo luật, nếu Trung Quốc không thực hiện được những điều trên, Tổng thống Trump sẽ được Quốc hội cho phép áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt. Cụ thể trừng phạt bao gồm đóng băng tài sản, cấm đi lại và cấm các tổ chức Hoa Kỳ cho các doanh nghiệp Trung Quốc vay nợ.

    Nhiều Thượng nghị sĩ (TNS) ủng hộ Dự luật này, bao gồm TNS Thom Tillis, TNS Cindy Hyde-Smith, TNS Mike Braun, TNS Rick Scott, TNS Steve Daines, TNS Todd Young, TNS Jim Inhofe, và TNS Roger Wicker.

    "Trung Quốc phải hợp tác nhiều hơn khi các cuộc điều tra bắt đầu và chúng tôi nỗ lực t́m ra các bài học từ thảm họa này. Dự luật này là thông điệp cho ĐCSTQ hiểu rằng thế giới cần câu trả lời về cách thức đại dịch này bắt đầu và lây truyền trên toàn cầu", ông Hyd Hyde-Smith nói.

    Hiện Hoa Kỳ tập trung điều tra cách thức virus đă lây lan, đặc biệt t́m hiểu xem liệu virus có phải là kết quả của một vụ tai nạn tại pḥng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc hay là do lây nhiễm từ một chợ hải sản.

    Theo tờ Telegraph của Úc, một tài liệu dài 15 trang từ các cơ quan t́nh báo của Hoa Kỳ, Canada, Úc và New Zealand chỉ ra rằng việc Trung Quốc che giấu "tác động đến sự minh bạch quốc tế".

    Tài liệu này nêu rơ chính phủ Trung Quốc phủ nhận sự lây truyền giữa người với người ở thời điểm đầu của dịch bùng phát, bịt miệng các bác sĩ, hủy các bằng chứng về virus và từ chối cung cấp các mẫu virus cho các nhà khoa học phát triển vaccine.

    Nguyễn Minh

  5. #155
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

    Đă xác nhận: TQ ép WHO không tuyên bố COVID-19 là t́nh trạng khẩn cấp toàn cầu
    Xuân Thành•Thứ Năm, 14/05/2020 • 1.1k Lượt Xem
    Trung Quốc đă ép Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không được tuyên bố đại dịch virus corona là t́nh trạng y tế cộng đồng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế, một quan chức t́nh báo cao cấp Mỹ nói với Daily Caller News.



    Quan chức t́nh báo Mỹ giấu tên đă xác nhận một số nội dung trong bài báo của Newsweek đăng ngày 12/5, trong đó dẫn báo cáo của CIA tuyên bố rằng Trung Quốc đă thúc ép WHO không được tuyên bố đại dịch virus corona là t́nh trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.

    WHO được cho là sẽ đưa ra quyết định vào ngày 22/1 về việc có nên tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu hay không, nhưng Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cuối cùng đă tŕ hoăn ra quyết định thêm một ngày.

    Trong thông báo về việc tŕ hoăn này, ông Tedros đă ca ngợi “sự hợp tác của Bộ trưởng Y tế Trung Quốc, người mà tôi đă nói chuyện trực tiếp trong vài ngày và vài tuần qua”.

    “Quyết định về việc liệu có hay không tuyên bố t́nh trạng y tế cộng đồng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế (PHEIC) là điều tôi cực kỳ nghiêm túc, và là điều mà tôi chỉ sẵn sàng thực hiện với sự xem xét tất cả các bằng chứng phù hợp”, ông Tedros nói thêm.


    Một ngày sau đó, WHO đă lựa chọn không tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. “Hôm nay, tôi không tuyên bố t́nh trạng y tế cộng đồng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế”, ông Tedros nói hôm 23/1.

    “Như ngày hôm qua [22/1], Ủy ban Khẩn cấp đă bị chia rẽ về việc liệu dịch bệnh virus corona chủng mới có phải là PHEIC hay không. Không nghi ngờ ǵ nữa. Đây là t́nh trạng khẩn cấp tại Trung Quốc, nhưng nó chưa trở thành t́nh trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu. Nó có thể chưa trở thành như thế”, ông Tedros nói thêm.

    WHO đă không tuyên bố dịch virus corona là t́nh trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu cho đến ngày 31/1. Và cho tới ngày 11/3, WHO mới chính thức tuyên bố bệnh COVID-19 là đại dịch toàn cầu.

    Dưới dự lănh đạo của Tổng giám đốc Tedros, phát ngôn của WHO về virus corona luôn phù hợp với tuyên truyền của Trung Quốc về chủ đề này.

    >>TGĐ WHO Tedros do Trung Quốc dựng lên để phục vụ cho chế độ Bắc Kinh?

    Bất chấp thực tế rằng Trung Quốc đă cố t́nh che giấu tính nghiêm trọng của virus corona, các quan chức WHO vẫn nhiều lần đi ngược với tôn chỉ của tổ chức này để ca ngợi “tính minh bạch” của Trung Quốc.

    Theo hăng tin AP, Bộ An ninh Nội địa Mỹ hôm 1/5 đă công bố báo cáo nói rằng giới chức Trung Quốc đă đánh giá thấp tính nghiêm trọng của virus corona một phần là để nước này có thể bắt đầu thu gom vật tư y tế từ khắp nơi trên thế giới.

    WHO trong nhiều tuần đă lặp lại những tuyên bố sai lệch của Trung Quốc về khả năng truyền nhiễm từ người sang người của virus corona. Một quan chức cấp cao của WHO sau đó nói rằng bà đă nghi ngờ “ngay từ đầu”, vào ngày 31/12, rằng virus corona đang lây nhiễm từ người sang người.

    WHO cũng có lập trường kiên quyết chống lại Tổng thống Donald Trump khi ông gọi virus corona là “Virus Vũ Hán” để đề cập tới nguồn gốc của loại virus này.

    WHO tuyên bố rằng việc định danh virus theo cách đó sẽ làm gia tăng nạn phân biệt đối xử, mặc dù cách đặt tên bệnh như vậy đă có lịch sử từ lâu. Thế giới vẫn gọi tên bệnh Lyme có nguồn gốc từ Lyme, bang Connecticut, bệnh viêm năo Nhật Bản hay bệnh Cúm Tây Ban Nha.



    Một quan chức t́nh báo cao cấp của Mỹ đă nói với Daily Caller rằng quan điểm của đa số người trong cộng đồng t́nh báo Mỹ là virus corona là loại virus tự nhiên, nhưng đă vô t́nh bị ṛ rỉ ra từ một pḥng thí nghiệm virus tại Vũ Hán.

    Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc đă ra sức ngăn cản các nước khác và WHO tiến hành điều tra độc lập nguồn gốc virus corona.

    Daily Caller cho biết họ đă nhiều lần liên lạc với WHO để yêu cầu b́nh luận về câu chuyện tổ chức này bị Trung Quốc gây sức ép, nhưng đều không nhận được phản hồi.

    Xuân Thành (Theo Daily Caller News)

  6. #156
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

    Đă đến lúc điều tra về virus Vũ Hán đến từ Trung Quốc
    David Spencer•Thứ Năm, 14/05/2020 • 624 Lượt Xem
    ĐCSTQ nhất định phải đối mặt với những hậu quả về trách nhiệm của họ đối với đại dịch. Dưới đây là bài b́nh luận của David Spencer trên Taiwan News.



    Bill Gates không phải là một nhà chính trị, cũng không phải là một nhà ngoại giao, ông chắc chắn cũng không phải là một nhà dịch tễ học.

    Đó là một người đàn ông cực kỳ giàu có, đă chi một phần tài sản khổng lồ để giúp những người kém may mắn hơn. Ông có uy tín lớn v́ những điều đó, nhưng sự hào phóng này không tự động biến ông thành chuyên gia của những vấn đề mà ông chi tiền cho.

    Trước đó, Bill Gates đă trả lời phỏng vấn với Farres Zakari của hăng tin CNN, bàn luận về một loạt chủ đề quanh dịch virus Vũ Hán. Trong buổi phỏng vấn, ông đă nói về việc đổ lỗi cho ĐCSTQ.

    “Tôi không cho rằng đó là một việc cần làm lúc này,” ông Gates nói, nhấn mạnh “đó là một việc cố t́nh gây xao lăng. Tôi nghĩ có rất nhiều điều không đúng và không công bằng đă được nói ra, nhưng không phải lúc để thảo luận điều đó.”

    Đó là ư kiến của ông Gates, và trong khi phần lớn những người có tư duy đúng đắn sẽ không đồng ư với ông, ông có quyền bày tỏ ư kiến đó. Nhưng nó trở nên nguy hiểm khi ư kiến của ông xoay sang hướng lan truyền những thông tin gây hiểu lầm.

    “Trung Quốc đă làm nhiều việc đúng đắn ngay từ đầu,” ông Gates tuyên bố trong cuộc phỏng vấn. B́nh luận đó là sai lầm có tính khách quan. Chứng cứ về sự che đậy của Trung Quốc có vẻ là điều không thể chối căi.


    Virus Vũ Hán bắt đầu ở Trung Quốc. Chính quyền ĐCSTQ đă thất bại trong việc che giấu dịch bệnh, và sau đó đă làm giả dữ liệu nhằm trông như đă kiểm soát được khủng hoảng.

    > Josh Rogin: B́nh luận của Bill Gates là sai lầm và nguy hiểm

    Đă đến lúc phải điều tra Trung Quốc
    Khi một chế độ độc tài nguy hiểm phải chịu trách nhiệm về một đại dịch toàn cầu khiến thế giới điêu đứng, phần lớn mọi người sẽ đồng ư rằng không bao giờ là quá sớm để hỏi về điều ǵ đă xảy ra và ai là người chịu trách nhiệm.

    Rơ ràng, cần phải tiến hành một cuộc điều tra quốc tế khẩn cấp để xác định sự thật. Điều này cần được đưa ra bởi một cơ quan độc lập thực sự (tức là không phải WHO), với các chuyên gia từ tất cả cá nước (gồm cả Trung Quốc), có khả năng đi tới mọi nơi và có được bất cứ bằng chứng nào mà họ cần..

    Tất cả các chính phủ cần phải cam kết hoàn toàn công khai và minh bạch với cuộc điều tra chính thức này. Tuy vậy, có rất ít cơ hội để việc này được thực hiện.

    Tại Trung Quốc, nhiều bằng chứng đă bị tiêu huỷ, trong khi những người cố gắng lên tiếng nhanh chóng bị bắt giữ hay “mất tích.” Cơ hội để họ sống sót trở về và cung cấp bằng chứng cho một cuộc điều tra như vậy xem chừng thật xa vời.

    Đó là lư do v́ sao các b́nh luận của ông Bill Gates trở nên nguy hiểm. Chúng ta chờ cuộc điều tra lâu chừng nào th́ ĐCSTQ càng có thêm thời gian để thủ tiêu bằng chứng về sự thật.

    Nước lớn đầu tiên kêu gọi mở một cuộc điều tra về bùng phát dịch virus corona Vũ Hán là Úc. Phản ứng của ĐCSTQ với lời kêu gọi này đă cho thế giới thấy khả năng hợp tác của chế độ đó.

    Đại sứ Trung Quốc tại Úc, ông Cheng Jingye, nói rằng nhân dân Trung Quốc “tức giận, hoang mang và thất vọng“ với đề nghị của Úc.

    Sau đó, ông Cheng tiếp tục đưa ra những lời đe dọa rơ ràng với việc chấm dứt du lịch và thương tại trong lĩnh vực rượu vang và thịt ḅ với Úc nếu nước này kiên tŕ với đề xuất này. Hu Xijin, tổng biên tập Thời báo Toàn cầu, cũng lặp lại những đe doạ này.



    > Mỹ: 18 bang kêu gọi Quốc hội điều tra Trung Quốc che giấu đại dịch

    Đối diện với hậu quả
    May mắn là Úc không tỏ ra nhượng bộ. Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham nói với tờ Newsweek: “Úc sẽ không thay đổi quan điểm chính sách liên quan đến vấn đề sức khỏe cộng đồng v́ sự ép buộc kinh tế hoặc các mối đe dọa cưỡng chế, tương tự như việc chúng tôi giữ vững các quan điểm chính sách trên những vấn đề an ninh quốc gia.”

    Điều này khiến ông Hu Xijin thậm chí tiến xa hơn và đe dọa rút tất cả sinh viên Trung quốc khỏi Úc. Ông Hu sau đó mô tả một cách xúc phạm nước Úc như “như viên kẹo cao su dính vào đế giày Trung Quốc, đôi khi bạn phải t́m một ḥn đá để cạo nó ra.”

    Đă từ rất lâu, ĐCSTQ đă quen đi con đường riêng của họ trên trường quốc tế. Nhưng dịch virus Vũ Hán đă hoàn toàn thay đổi vị thế toàn cầu của Trung Quốc với thế giới.

    Mặc cho đe doạ và âm mưu che giấu sự thật của ĐCSTQ, sẽ có một cuộc điều tra toàn cầu về đại dịch và sự thật sẽ được đưa ra ánh sáng theo cách này hoặc cách khác. Trái ngược với những điều ông Bill Gates nói, thời khắc cho cuộc cuộc tra đó là ngay bây giờ.

    Và một khi sự thật được đưa ra, ĐCSTQ sẽ phải đối mặt với những hậu quả do các hành động của họ, cũng như các yêu cầu đ̣i bồi thường đến từ khắp nơi trên thế giới.

    ĐCSTQ sẽ phải đối mặt với sự phán xét toàn cầu, điều này sẽ phải xảy ra. Khi đó, có lẽ những hậu quả mà đại dịch mang lại sẽ không hoàn toàn là những điều tệ hại.

    David Spencer (Xuân Lan biên dịch)

  7. #157
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

    Tổng thống Trump: 100 hiệp định thương mại cũng không bù đắp được tổn thất do dịch bệnh
    B́nh luậnHoàng Hoa • 07:25, 15/05/20• 307 lượt xem


    Ngày 13/5, ông Trump viết trên Twitter cá nhân rằng: “So với tổn thất do dịch bệnh gây ra, 100 Hiệp định thương mại Mỹ-Trung cũng không đủ để bồi thường. (Ảnh: FRED DOFOUR/AFP/Getty Images)

    Dịch viêm phổi Vũ Hán lan rộng toàn cầu, gây ra cho các quốc gia những tổn thất không thể đo lường đối với nền kinh tế cũng như sinh mệnh con người. Trên Twitter cá nhân, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă nhiều lần đả kích việc chính quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh khiến thế giới phải chịu tai họa. Ngày 13/5, ông Trump viết: ‘100 Hiệp định thương mại Mỹ-Trung cũng không bồi thường được những tổn thất do dịch bệnh gây ra’...

    Dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát trong hơn 4 tháng qua đă gây ra thiệt hại rất lớn đối với sức khỏe, cuộc sống, kinh tế, chính trị, văn hóa của nhân dân thế giới.

    Tính đến ngày 13/5, số người nhiễm virus COVID-19 trên toàn thế giới là 4,3 triệu người; trong đó có tới 297.579 ca tử vong. Bởi v́ một vài chính phủ như Trung Quốc và Iran... cung cấp số liệu thiếu trung thực, khiến số liệu thống kê không thể hiện được chính xác mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh [theo như t́nh h́nh] thực tế. Cho tới nay, số ca lây nhiễm tại Mỹ đă vượt qua 1,3 triệu người; hơn 8.000 người đă tử vong.

    Ngày 13/5, Tổng thống Trump đăng trên Twitter cá nhân: “Kết giao với Trung Quốc là một việc vô cùng đắt đỏ, Mỹ-Trung vừa thỏa thuận thành công Hiệp định thương mại vĩ đại, nhưng Hiệp định c̣n chưa được thực hiện th́ thế giới đă bị đột kích bởi virus đến từ Trung Quốc. (Cho dù có) 100 hiệp định thương mại cũng không thể bồi thường hết những tổn thất và những sinh mạng đă mất đi”.


    Donald J. Trump

    @realDonaldTrump
    As I have said for a long time, dealing with China is a very expensive thing to do. We just made a great Trade Deal, the ink was barely dry, and the World was hit by the Plague from China. 100 Trade Deals wouldn’t make up the difference - and all those innocent lives lost!

    180K
    10:33 AM - May 13, 2020
    Twitter Ads info and privacy
    70K people are talking about this
    Hai bên Mỹ-Trung kư kết Hiệp định thương mại vào ngày 15/1. Theo đó, Trung Quốc cam kết sẽ mua ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong ṿng 2 năm, trong đó có 32 tỷ USD nông sản Mỹ; c̣n Mỹ sẽ cắt giảm một nửa hàng rào thuế quan (từ 15% xuống 7,5%) đối với hàng hóa Trung Quốc với tổng trị giá ước tính là 120 tỷ USD. Tuy nhiên, Mỹ vẫn duy tŕ mức thuế 25% trị giá 250 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc.

    Ngày 30/4, trong buổi trả lời phỏng vấn tại Nhà Trắng, ông Trump cho biết: “Trong tháng 1/2020, Mỹ-Trung đă kư Hiệp định thương mại giai đoạn I, giải quyết vấn đề nhập siêu trường kỳ trong thương mại Mỹ-Trung. Trung Quốc cam kết mua hàng trăm tỷ USD hàng hóa Mỹ, c̣n Mỹ vẫn duy tŕ mức thuế phạt 25% đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, mọi người đều rất hài ḷng”.

    Sau đó, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán i xuất hiện, gây ra những sự việc mà không ai lường được trước. Ông Trump cho biết: “Việc Trung Quốc không thông báo [thông tin thực tế] về dịch bệnh làm thay đổi rất lớn cách nh́n của ông đối với ông Tập Cận B́nh, bởi v́ nó khiến cho toàn bộ sự việc rẽ sang một chiều hướng hoàn toàn khác”.

    Ông Trump nói: “Từ giữa tháng 1 hoặc cho tới trước tháng 2/2020, Mỹ đang có nền kinh tế [phát triển] mạnh nhất trong lịch sử thế giới, rồi bỗng nhiên phải đóng cửa nền kinh tế, đóng cửa đất nước. Cần xử lư sự việc này, bởi v́ ai cũng thấy số người chết rất nhiều, khiến người ta [cảm thấy] bi thương tới cực độ, đây là tai nạn chưa từng có”.

    Không chỉ Mỹ mà 184 quốc gia khác trên thế giới đều phải chịu nhận hậu quả của trận dịch này.

    Ông Trump cho rằng: “Cách thức đối đăi với thế giới của chính phủ Trung Quốc thực sự rất tệ. Họ cấm du lịch trong nước nhưng lại không ngăn người dân nước ḿnh đi tới các nước khác, trong đó có Mỹ. Người tại Vũ Hán không thể bay tới Bắc Kinh hay bất cứ nơi nào tại Đại Lục nhưng lại có thể bay từ Vũ Hán tới khắp nơi trên thế giới. Ông Trump tỏ ra nghi ngờ đối với động thái này của Trung Quốc”.

    Có thể xuất phát từ một nguyên nhân, chính phủ Trung Quốc bị dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn, nên họ cũng “không ngại” khiến cho các khu vực khác trên thế giới chịu ảnh hưởng tương tự. Ông nói: “Đối với thông tin chính xác mà chúng tôi nhận được, chúng tôi sẽ công bố báo cáo vô cùng có sức thuyết phục, tôi cho rằng đây sẽ là một báo cáo có chứng cứ vô cùng xác thực”.

    Ông Trump nhấn mạnh rằng không loại trừ khả năng Mỹ sẽ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc để trừng phạt việc chính phủ nước này phát tán virus.


    Ngày 6/5/2020, ông Trump nói chuyện trực tiếp với giới truyền thông về quan điểm của ông đối với việc bùng phát virus viêm phổi Vũ Hán tại Mỹ. (Ảnh: Doug Mills Pool/Getty Images)
    Việc dịch bệnh bùng phát đă làm Mỹ mất một lượng lớn công việc, ông Trump đề cập điều này trong một bài trả lời phỏng vấn. Ông dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ có chuyển biến vào quư III tới. Ông tỏ ra lạc quan với tương lai của kinh tế Mỹ sau khi mở cửa trở lại.

    Ngày 11/5, trong buổi báo cáo ngắn về dịch bệnh tại Nhà Trắng, khi được hỏi về việc tái thảo luận Hiệp nghị thương mại Mỹ-Trung, Tổng thống Trump cho biết: “Họ muốn một lần nữa đạt được hiệp nghị thương mại, tôi chẳng có chút hứng thú nào đối với việc này hết. Chúng ta cùng xem xem họ có thể hoàn thành được những ǵ đă cam kết trong hiệp nghị mà họ đă kư không”.

    Hoàng Hoa

    Theo NTDTV

  8. #158
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

    Virus corona : Kiện Trung Quốc, chuyện không đơn giản


    Lối vào Ṭa Án H́nh Sự Quốc Tế (ICC/CPI) tại La Haye, Hà Lan. Ảnh chụp ngày 03/03/2011. REUTERS/Jerry Lampen
    Thùy Dương
    Trong khi đại dịch Covid-19 hoành hành gây tang thương khắp các châu lục, nặng là Mỹ và châu Âu (đặc biệt là Anh Quốc, Ư, Tây Ban Nha và Pháp), rất nhiều nước muốn đ̣i Bắc Kinh phải trả giá v́ đă để virus corona lây lan ra toàn cầu. Thế nhưng, luật pháp quốc tế khiến việc khởi kiện và kết án được Trung Quốc không phải đơn giản.


    Đó là nhận định của Les Echos, tờ báo kinh tế uy tín tại Pháp, ngày 06/05/2020, dựa trên ư kiến của một số chuyên gia Pháp về luật quốc tế.

    Những thủ tục tố tụng nào đă được tiến hành ?
    Cho đến này, thủ tục tố tục vẫn được ưu tiên tiến hành : đó là kiện lên ṭa án quốc gia. Nhiều hành động theo nhóm đă được tổ chức ở nhiều nơi, chẳng hạn tại một số bang của Mỹ như Florida, Nevada, Texas hay ở quốc gia Nigeria. Bang Missouri, Mỹ, đă tự nộp đơn khiếu nại trên danh nghĩa của bang. Họ muốn đ̣i Trung Quốc bồi thường hàng tỷ đô la để bù đắp cho những thiệt hại kinh tế có liên quan đến đại dịch. Tuy nhiên, theo chuyên gia luật quốc tế Catherine Le Bris, thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp CNRS, cho dù đó là cá nhân, doanh nghiệp, hiệp hội hay chính quyền địa phương, th́ cách thức tiến hành đều như nhau : Họ phải đệ đơn kiện lên các ṭa án quốc gia chứ họ không có tư cách pháp nhân quốc tế.

    Những phiên ṭa này có thể khiến Trung Quốc bị kết án hay không ?
    Thực ra, ngay từ đầu, kiểu thủ tục tố tụng này đă gần như vô hiệu. Đó là do có một nguyên tắc quan trọng trong luật quốc tế : nguyên tắc về quyền miễn trừ tài phán của một quốc gia để bảo vệ quốc gia này khỏi bị tư pháp của nước khác trừng phạt. Nollez-Goldbach, nhà nghiên cứu luật quốc tế của CNRS, giải thích : « Một Nhà nước có thể không bị kiện ra ṭa án của một nước khác ». Chuyên gia luật quốc tế Catherine Le Bris diễn giải : « Đó sẽ là một cuộc tấn công vào chủ quyền của Trung Quốc ».

    C̣n giáo sư về luật quốc tế, Thibaut Fleury-Graff, thuộc đại học Versailles, Pháp, nhấn mạnh : « Quyền miễn trừ tài phán bảo vệ một quốc gia khỏi bị xét xử bởi một quốc gia khác. Ngoài ra, quyền miễn trừ thi hành án bảo vệ họ khỏi việc phải thi hành bản án mà nước khác bất chấp mọi chuyện để tuyên án chống lại họ ». Bà Catherine Le Bris cho biết thêm là mục đích của kiểu tŕnh tự tố tụng này chủ yếu mang tính chính trị, bởi v́ xét về mặt pháp lư, nó sẽ không mang lại thành công.

    Vai tṛ của các ṭa án quốc tế là ǵ ?
    Những ṭa án quốc tế đúng là được lập ra để có thể xét xử các quốc gia, nhưng phải có những điều kiện nhất định. Trước hết, Ṭa án H́nh sự Quốc tế, được thành lập năm 2002, chỉ xét xử các tội phạm quốc tế nghiêm trọng nhất : tội diệt chủng, tội ác chống lại nhân loại và tội ác chiến tranh. Nhà nghiên cứu luật quốc tế, Raphaëlle Nollez-Goldbach, nhấn mạnh : « Những tội như trên không liên quan đến Trung Quốc lần này, trừ khi chúng ta chứng minh được Bắc Kinh đă tạo ra virus corona chủng mới gây Covid-19 và để nó lây lan như một lại vũ khí sinh học để hại người dân Trung Quốc cũng như người dân các quốc gia khác. Quư vị tưởng tượng xem, các bằng chứng cần thiết cho những cáo buộc như thế này phải nhiều đến thế nào ! » Hơn nữa, Ṭa h́nh sự quốc tế không xét xử các Nhà nước mà là các cá nhân. Do đó, chỉ những người đứng đầu Nhà nước hoặc các quan chức cấp cao của một nước mới có thể bị xét xử ở cấp ṭa án này.

    C̣n Ṭa Công Lư Quốc Tế ?
    Đúng là c̣n một lựa chọn khác là Ṭa Công Lư Quốc Tế, ṭa án của Liên Hợp Quốc được thành lập vào năm 1945, để xét xử tranh chấp giữa các quốc gia. Tuy nhiên, chuyên gia Catherine Le Bris dự báo giả thuyết một quốc gia chủ động lên ư tưởng kiện Trung Quốc là ít có khả năng xảy ra : « Không một nước nào muốn tạo tiền lệ và lănh nguy cơ sau này bị kiện ». Cho đến nay, Úc mới chỉ yêu cầu mở một cuộc điều tra quốc tế. Theo chuyên gia Thibaut Fleury-Graff, các luật gia gần như nhất trí : « Việc đưa Trung Quốc ra xét xử ở ṭa án dường như rất khó có thể xảy ra ».

    Có cách nào để trừng phạt Trung Quốc ?
    Nhà nghiên cứu luật quốc tế Thibaut Fleury-Graff nhận định : « Luật pháp quốc tế cho phép pḥng ngừa, ngăn chặn xung đột và khủng hoảng, nhưng khi luật quốc tế bị vi phạm, vấn đề bồi thường thiệt hại trở nên phức tạp hơn và thường phải được giải quyết thông qua các con đường khác ngoài tư pháp. Nhiều người đă nắm được điều này. Chẳng hạn, trên đài Fox News của Mỹ, một dân biểu phe Cộng Ḥa tại Indiana đă đề xuất hàng loạt cách thức để buộc Trung Quốc phải trả giá cho các thiệt hại mà đại dịch đă gây ra ở Hoa Kỳ. Một trong số các đề xuất đó là buộc Trung Quốc phải hủy nợ một phần cho Mỹ.

    C̣n tại Úc đợt này, một dân biểu tính đến việc tịch thu một số tài sản và đất đai thuộc về Trung Quốc để bù đắp cho những thiệt hại mà Úc đă gánh. Luật pháp quốc tế cho phép các nước áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế với hai điều kiện: luật của một quốc gia đă bị một quốc gia khác vi phạm và biện pháp trừng phạt tương xứng với mức độ vi phạm. Khi Nga sáp nhập bán đảo Crime của Ukraina, các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm khắc đă được Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đơn phương áp đặt. Tôi nghĩ rằng họ sẽ có thể làm điều tương tự với Trung Quốc ».

    Ai dám trừng phạt Trung quốc ?
    Trừng phạt Trung Quốc về kinh tế cũng là biện pháp được báo chí Pháp nhắc đến trong thời gian gần đây. Chẳng hạn, Le Monde, ngày 22/04 đề xuất nhóm G20 và Mỹ áp thuế 20%/năm và trong ṿng 5 năm đối với tất cả các sản phẩm nhập từ Trung Quốc. Số tiền này ước tính đạt 2.500 tỉ đô la/năm và sẽ được dùng để phục hồi kinh tế và tái thiết các nước đă bị dịch bệnh tàn phá nặng nề.

    Báo Le Figaro nêu quan điểm của Francis Journot, người điều hành trang web Collectivité nationale của Pháp, theo đó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula Von der Leyen và tổng thống Mỹ phải kư một thỏa thuận chung đ̣i Trung Quốc bồi thường một phần thiệt hại. Bởi v́, nếu châu Âu và Mỹ, hai nạn nhân lớn nhất của đại dịch Covid-19, ngại đối đầu với Trung Quốc hay làm lơ trách nhiệm của Bắc Kinh trong việc làm lây lan virus ra toàn cầu, tức là phương Tây chấp nhận để người dân sau này phải làm việc nhiều hơn, đóng nhiều thuế hơn để bù đắp và các nước sẽ phải áp dụng các chính sách thắt lưng buộc bụng.

    Tuần báo Pháp Le Point hôm 12/04 nhận định nếu có một ṭa án h́nh sự quốc tế đủ thẩm quyền th́ phải khẩn trương kiện Trung Quốc ra ṭa với các cáo buộc « gây hại cho sức khỏe người dân toàn thế giới » và « gây tội ác chiến tranh y tế ». Thế nhưng, có một câu hỏi đặt ra là : « Liệu có nước nào dám kết án Trung Quốc ? ». Các vị chưởng lư của Pháp và các nước khác sẽ đều lẩn tránh v́ vụ án quá lớn ! Tất cả đều phải sợ ! Đây chẳng phải điều đáng tự hào !

    Trung Quốc đang chơi tṛ « mèo vờn chuột » với toàn thế giới. Và chuột th́ sẽ phải cẩn thận để không chọc giận mèo ! Thế giới hiện đang cần khẩu trang của Trung Quốc, phụ thuộc vào dược phẩm và cả nguồn dược thiệu thô của Trung Quốc để bào chế dược phẩm. Nhiều mặt hàng hàng chiến lược, thậm chí mang tính sống c̣n của chúng ta đều phụ thuộc vào Trung Quốc.

    Cây bút chuyên mục Thời luận của Le Point cay đắng kết luận sẽ không ai dám tấn công Trung Quốc, thậm chí c̣n cảm thấy may mắn là chưa bị Trung Quốc xếp vào « danh sách đen » !

  9. #159
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

    Wolton: Các nền dân chủ dư sức đối đầu Trung Quốc như với Liên Xô cũ


    Chân dung Tập Cận B́nh tại quảng trường Thiên An Môn trong cuộc diễu hành kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc, ngày 01/10/2019. © REUTERS/Thomas Peter/File Photo
    Thụy My
    Theo nhà báo, nhà sử học Thierry Wolton, cũng giống như Liên Xô cũ trong thời kỳ giảm căng thẳng, Trung Quốc thủ lợi từ những trao đổi thương mại với phương Tây và phô bày tham vọng thống trị thế giới. Thời trước, phương Tây đáp trả bằng việc chận đứng sự bành trướng của Liên Xô ; và nay vẫn có đủ phương tiện để chống lại người khổng lồ châu Á nếu muốn.



    Đối với Trung Quốc, đại dịch virus corona đă trở thành một thứ vũ khí chính trị, được sử dụng theo nhiều cách. Chẳng hạn « ngoại giao khẩu trang », các biện pháp pḥng chống được nêu cao như h́nh mẫu cho toàn thế giới, gởi các nhân viên y tế đến các nước, đặc biệt là châu Phi, tuyên truyền dồn dập, huy động mạng lưới ngoại giao lên án phương Tây là xuất xứ của thảm nạn…

    Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định ngưng đóng góp tài chính cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bộ Ngoại Giao Pháp triệu tập đại sứ Trung Quốc ở Paris để phản đối các bài viết vu khống, xúc phạm trên trang web của đại sứ quán. Tổng thống Emmanuel Macron công khai bày tỏ sự nghi ngờ về các tuyên bố của Bắc Kinh vào thời kỳ đầu cuộc khủng hoảng…Tất cả cho thấy các nền dân chủ không hề bị hoa mắt trước những tṛ múa may của Bắc Kinh.

    Ngất ngây với vị thế mới

    Thái độ này của Trung Quốc có thể gây ngạc nhiên, v́ trọng lượng kinh tế và vị trí trên trường quốc tế hiện nay đủ để Bắc Kinh có thể tự hài ḷng về tham vọng đại cường thành hiện thực, sau 20 năm tăng trưởng ngoạn mục. Nhưng ngược lại, chính quyền Bắc Kinh dường như đang trong trạng thái ngây ngất, và lợi dụng lúc các nước tư bản đang bận rộn chống dịch để ra tay.

    Chính sách này khiến người ta nhớ lại thái độ của Matxcơva trong thời kỳ tan băng thập niên 70, Liên Xô cảm thấy chưa bao giờ mạnh như thế. Vào thời đó, trao đổi thương mại Đông-Tây tăng nhanh. Người ta nói về « vũ khí ḥa b́nh », sự hào hiệp, hội tụ các hệ thống dưới một nền kinh tế thị trường mang lại lợi ích cho tất cả các bên.

    Nhờ chính sách này, ảnh hưởng Liên Xô tăng tiến chưa từng thấy : tại châu Á (Việt Nam, Cam Bốt, Lào, Afghanistan), châu Phi (Somalia, Bénin, Ethiopia, Angola, Mozambique, Zimbabwe), Trung Đông (Nam Yemen), châu Mỹ la-tinh (Nicaragua).

    Trong nước, chủ yếu bộ máy kỹ nghệ của giới quân sự được hưởng lợi qua việc buôn bán với phương Tây. Nền kinh tế xô-viết được cấu tạo theo một cách mà các công nghệ tư bản, được mua về hoặc đánh cắp, được ưu tiên dành cho Hồng quân.

    Nhưng « Vũ khí ḥa b́nh » nhằm chuẩn bị chiến tranh. Khi ư thức được t́nh h́nh này với việc Liên Xô đưa quân sang Afghanistan năm 1979, các nền dân chủ đă cứng rắn hơn trong các quy chế thương mại. Sự tỉnh thức này sau đó đă gây thiệt hại nặng nề cho Matxcơva, khi ông Gorbatchev đang hy vọng được các nước tư bản viện trợ tài chính để cứu văn chế độ. Sự hoài nghi của Âu-Mỹ trước perestroika là một trong những nguyên nhân khiến Liên Xô sụp đổ cuối năm 1991.

    Nhảy lên hàng đại cường nhờ đầu tư và công nghệ của tư bản

    Tác giả Thierry Wolton cho rằng nhắc nhở này là cần thiết. Đă hẳn vị trí Trung Quốc ngày nay trong nền kinh tế toàn cầu hóa giúp Bắc Kinh tránh được những đ̣n trả đũa trong thương mại, vốn đă làm Liên Xô yếu đi trước đây. Nhưng ngược lại, rơ ràng Trung Quốc leo lên được vị trí này là nhờ mở cửa cho chủ nghĩa tư bản, như Liên Xô mạnh lên một phần nhờ trao đổi với phương Tây.

    Hàng trăm tỉ đô la mà phương Tây đầu tư vào Trung Quốc trong hơn 20 năm qua, việc chuyển giao hàng loạt công nghệ thông qua các liên doanh, đă giúp chế độ cộng sản hiện đại hóa quân đội, hoàn thiện bộ máy công an, tăng cường sự kiểm soát của đảng đối với dân chúng. Tương tự như Liên Xô cũ, kỹ nghệ quốc pḥng được ưu tiên trong nền kinh tế Trung Quốc.

    Khi đă bước lên hàng cường quốc, Trung Quốc bèn tiến hành chính sách đối ngoại hiếu chiến : bành trướng trên Biển Đông, vận động đưa người nắm quyền các tổ chức quốc tế, quyền lực mềm, con đường tơ lụa mới…Bắc Kinh muốn áp đặt các quan điểm của ḿnh cho toàn thế giới, và đại dịch xuất phát từ Vũ Hán đă mang lại cho họ thêm một cơ hội.

    Tiểu nhân đắc chí

    Các nước dân chủ đang quay cuồng chống dịch, Bắc Kinh nhân đó dấn xa hơn. Trong thời kỳ tan băng, Liên Xô nghĩ rằng có thể lợi dụng t́nh h́nh mà không có rủi ro nào v́ điện Kremlin tin là đến một lúc nào đó chủ nghĩa tư bản sẽ kết thúc. Tự tin vào sức mạnh, không lường đến phản ứng phương Tây, Matxcơva lao vào ḷ lửa Afghanistan, khiến cho giọt nước tràn ly.

    Phải chăng Trung Quốc đang phạm phải cùng một sai lầm, khi khai thác quá mức đại dịch ? Trong chế độ cộng sản, nhân tố ư thức hệ là cốt yếu, là lư do tồn tại. Tập Cận B́nh có thể có cùng lư lẽ với các đồng nhiệm Kremlin ngày xưa. Dưới sự lănh đạo của ông ta, tin rằng chủ nghĩa tư bản đang suy tàn, Trung Quốc dấn mạnh những con cờ để trả thù lịch sử. Hoàn Cầu Thời Báo ngạo mạn cho rằng thời cơ đă đến cho « toàn cầu hóa theo kiểu Trung Quốc », trong lúc phương Tây suy sụp.

    Hai sự kiện gần đây là minh chứng. Tại Hồng Kông, Bắc Kinh lợi dụng thế giới đang tập trung vào dịch virus corona, để bắt giữ các nhà lănh đạo phong trào dân chủ. Tại Anh, tranh thủ lúc thủ tướng Boris Johnson phải nhập viện, Trung Quốc âm mưu thâu tóm một nhà sản xuất chip điện tử có giá trị công nghệ cao của Anh.

    Theo tác giả Thierry Wolton, Trung Quốc phải là mối quan tâm lớn nhất của thế giới. Chỉ có sự cứng rắn của các nước dân chủ phương Tây mới chặn đứng được tham vọng của Tập Cận B́nh, như đă chặn Brejnev trước đây.

    Sau cuộc khủng hoảng dịch tễ này, Trung Quốc cũng bị yếu đi, Bắc Kinh cũng lệ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu qua các thị trường tư bản, như các nước này cần sản phẩm Trung Quốc. Chưa hẳn đă « mèo nào cắn mỉu nào » như Bắc Kinh vẫn nghĩ.

  10. #160
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

    New Zealand hưởng ứng lời kêu gọi điều tra nguồn gốc virus Corona Vũ Hán tại Trung Quốc
    B́nh luậnDu Miên • 18:53, 15/05/20• 247 lượt xem


    Tổng giám đốc Bộ Y tế, Ashley Bloomfield, nói chuyện với truyền thông trong cuộc họp báo tại Bộ Y tế vào ngày 23/3/2020 tại Wellington, New Zealand. (Ảnh của Hagen Hopkins / Getty Images)

    New Zealand là quốc gia mới nhất tham gia lời kêu gọi của thế giới về việc thiết lập một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán tại Trung Quốc.

    Động thái này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa 2 quốc gia này sau khi Trung Quốc bày tỏ sự không hài ḷng mạnh mẽ với việc New Zealand ủng hộ Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào tuần trước, theo báo Stuff Co NZ.

    Người phát ngôn của Bộ Y tế New Zealand cho biết quốc gia này ủng hộ việc đánh giá lại phản ứng của toàn cầu đối với đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), bao gồm nguồn gốc và sự phát triển của chủng virus và dịch bệnh này.

    Ông nói: “Bất kỳ cuộc điều tra nào cũng cần được [thực hiện] độc lập và kiểm tra hành động của các quốc gia cũng như các tổ chức kể từ những ngày bùng phát đầu tiên, để xem chúng ta có thể cải thiện ở đâu trong tương lai [...] Đây là để học về những ǵ chúng ta có thể [làm] trong tương lai. Điều này nên được đón nhận bởi mọi quốc gia”.

    Đáp lại lời kêu gọi của thế giới về một cuộc điều tra minh bạch và độc lập đối với virus Corona Vũ Hán, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) phát biểu trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ Ba (12/5):

    “Vấn đề nguồn gốc và sự lây lan của virus [Corona Vũ Hán] cần được đánh giá một cách khoa học bởi các chuyên gia y tế [...] Các động thái chính trị trong bối cảnh đại dịch sẽ chỉ làm gián đoạn nỗ lực hợp tác quốc tế chống virus và sẽ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào”.

    Cũng trong ngày này, Trung Quốc tuyên bố cấm nhập khẩu thịt ḅ từ 4 công ty của Úc, sau khi Bộ trưởng Bộ Y tế nước này là ông Greg Hunt đưa ra lời kêu gọi một cuộc điều tra độc lập tại Trung Quốc về virus, bao gồm xem xét công việc điều tiết ở các khu chợ tươi sống và có thể có cả việc thanh tra quyền lực độc lập. Được biết, 4 công ty bị đ́nh chỉ chiếm 35% sản lượng thịt ḅ xuất khẩu từ Úc sang Trung Quốc.

    Đây không phải lần đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp dụng các biện pháp “răn đe” hay “dọa nạt” cứng rắn khi các quốc gia khác làm “phật ḷng” chính quyền này.

    Trong một tuyên bố đưa ra ngày 12/5 gửi tới chính phủ Pháp, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă lên tiếng phản đối và cảnh báo quan hệ ngoại giao với Pháp sẽ bị tổn hại sau hợp đồng bán vũ khí của nước này cho Đài Loan.

    Để đáp lời, ngày 13/5, Pháp đă bác bỏ các cảnh báo của Trung Quốc về việc bán vũ khí cho vùng lănh thổ Đài Loan. Pháp nói rằng nước này đang thực hiện các thỏa thuận đă có và rằng Bắc Kinh nên tập trung vào cuộc chiến với COVID-19, theo hăng tin Reuters.

    Bộ Ngoại giao Pháp tuyên bố: "Trong bối cảnh này, Pháp tôn trọng các cam kết trong hợp đồng đă thực hiện với Đài Loan và không thay đổi lập trường kể từ năm 1994. Đối diện với cuộc khủng hoảng COVID-19, tất cả sự chú ư và nỗ lực của chúng ta nên tập trung vào vấn đề chống dịch".

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Sự tham chiến của Trung Cộng trong chiến tranh Việt Nam
    By Hiếu Thiện in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 0
    Last Post: 18-02-2020, 12:50 PM
  2. Replies: 21
    Last Post: 11-09-2018, 07:42 AM
  3. Sự thật về chiến tranh Việt Nam. Website cuả cựu chiến binh Mỹ
    By Hiếu Thiện in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 20-03-2018, 10:49 AM
  4. Chiến tranh đến gần?
    By anlocdia in forum Tin Việt Nam
    Replies: 3
    Last Post: 10-05-2012, 08:09 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 15-01-2011, 04:51 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •