Page 17 of 18 FirstFirst ... 7131415161718 LastLast
Results 161 to 170 of 171

Thread: Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

  1. #161
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

    Nghị sĩ Mỹ muốn điều tra, chế tài và tịch thu tài sản Trung Quốc
    Xuân Thành•Thứ Sáu, 15/05/2020 • 1.2k Lượt Xem
    Một số Thượng nghị sĩ Cộng ḥa đang lên kế hoạch đối đầu với Trung Quốc v́ chế độ này tŕ hoăn, che giấu và đàn áp thông tin quan trọng dẫn đến đại dịch virus corona toàn cầu. Nhiều phương án đang được đưa ra thảo luận, trong đó các nghị sĩ có tính đến “trao quyền cho các ṭa án Mỹ được tịch thu tài sản của chính quyền Trung Quốc” một khi cuộc điều tra “xác nhận được các thiệt hại mà Trung Quốc đă gây ra cho Mỹ và thế giới”.



    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă trực tiếp yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tŕ hoăn công bố thông tin liên quan tới dịch virus corona, theo báo cáo của t́nh báo Đức. Ông Tập đă gặp Tổng giám đốc WHO Tedros hôm 21/1 để yêu cầu tổ chức y tế thế giới giữ kín thông tin và tŕ hoăn tuyên bố dịch virus corona là đại dịch toàn cầu, theo báo cáo của tạp chí Der Spiegel hôm 8/5.

    Thượng nghị sĩ Ted Cruz nói với Daily Caller: “Chúng ta bây giờ biết rằng các lănh đạo ở tầng cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc đă chủ động che giấu virus corona với thế giới, bịt miệng những người cố gắng gióng lên hồi chuông cảnh báo để ngăn chặn đại dịch toàn cầu và cứu sinh mạng. Tuần tới, tôi sẽ giới thiệu Đạo luật 2020 về Chấm dứt Kiểm duyệt và Che giấu Y tế tại Trung Quốc. Đây chỉ là một trong các bước đi pháp lư mà tôi đang thực hiện để buộc các quan chức Trung Quốc liên quan tới kiểm duyệt y tế phải chịu trách nhiệm trực tiếp”.

    Dự luật mà Thượng nghị sĩ Cruz đề cập đến ở trên sẽ áp đặt chế tài mạnh mẽ lên những người liên quan tới việc tŕ hoăn các thông tin phê b́nh chính quyền Trung Quốc và những người liên quan đến:

    Cấm, hạn chế hoặc xử phạt công dân Cộng ḥa Nhân dân Trung hoa thực hành tự do biểu đạt hay tự do tụ họp, bao gồm cả các hành vi cấm, hạn chế hoặc xử phạt liên quan tới việc sử dụng mạng truyền thông xă hội;
    Xử phạt công dân Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa v́ họ lan truyền công khai thông tin dịch tễ chính xác, bao gồm thông tin liên quan tới bùng phát các dịch bệnh hoặc mầm bệnh; hoặc
    Hạn chế tiếp cận báo in, truyền h́nh, báo điện tử hoặc mạng truyền thông xă hội.

    Thượng nghị sĩ Steve Daines bày tỏ đồng tính với ư kiến của Thượng nghị sĩ Cruz. Ông Daines nói với Daily Caller: “Chính quyền cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc họ đă liều lĩnh che giấu dịch virus corona. Tôi đang làm việc về một số dự luật để gây áp lực lên họ và tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để đảm bảo chúng ta gây được áp lực tối đa lên Trung Quốc”.

    Ông Daines thời gian qua cũng liên tục chỉ trích Trung Quốc. Ông cũng đă gửi thư cho Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào đầu tháng Tư yêu cầu tiến hành cuộc điều tra về vai tṛ của Trung Quốc trong dịch virus corona.

    Thượng nghị sĩ Josh Hawley đă nói với Daily Caller rằng “Mỹ nên lănh đạo một cuộc điều tra quốc tế để xác định chính xác cách thức Đảng Cộng sản Trung Quốc đă cho phép chuyển dịch virus corona từ một dịch bệnh địa phương thành một đại dịch toàn cầu. Và cuộc điều tra này nên xác định rơ những thiệt hại mà Trung Quốc nợ Mỹ và thế giới”.

    Ông Hawley sau đó đă nói rằng Mỹ nên “sử dụng mọi biện pháp hiện có để buộc Bắc Kinh chịu trách nhiệm”.

    “Những biện pháp đó bao gồm trao quyền cho các nạn nhân người Mỹ kiện chính phủ Trung Quốc và cho phép các ṭa án Mỹ được tịch thu tài sản của chính phủ Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là có thể sử dụng bất kỳ biện pháp cần thiết nào khác để đảm bảo Đảng Cộng sản Trung Quốc phải trả phí tổn cho những đau đớn và khó khăn mà các nạn nhân phải chịu đựng do hậu quả của sự dối trá và lừa gạt của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, ông Hawley nói.

    Thượng nghị sĩ Rick Scott nói với Daily Caller rằng “Mỹ đang tham gia vào một cuộc Chiến tranh Lạnh Mới với nhà nước Trung Quốc Cộng sản, và Đảng Cộng sản Trung Quốc đă quyết định sử dụng virus corona để giành lợi thế”.

    “Một ngày nào đó chúng ta sẽ nhận thức được rơ quy mô tàn phá do Trung Quốc Cộng sản gây ra, nhưng bây giờ tất cả chúng ta phải hành động để buộc họ chịu trách nhiệm và đền bù tài chính cho những thiệt hại họ đă gây ra. Tôi đang làm việc với các đồng nghiệp trong cơ quan lập pháp để buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm, và tôi khuyến khích mọi người dân Mỹ hăy đứng lên và đặt lợi ích Mỹ lên trên hết bằng cách mua các hàng hóa sản xuất tại Mỹ khi có thể”, ông Rick Scott nói.



    Thượng nghị sĩ Marco Rubio đă chia sẻ những lo lắng của ông với Daily Caller. Ông đồng ư với các thượng nghị sĩ khác rằng Trung Quốc đă che giấu thông tin quan trọng liên quan tới virus corona. Ông Rubio cũng nói rằng có một cách để buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm là chuyển chuỗi cung ứng Mỹ để tránh bị phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.

    “Đảng Cộng sản Trung Quốc đă che giấu sự bùng phát virus corona, cưỡng ép các chuyên gia y tế như cố Bác sĩ Lư Văn Lượng phải im lặng, nói dối về số lượng ca nhiễm, và giữ kín thông tin về virus với cộng đồng thế giới. Một cách để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm là làm điều mà chúng ta đáng lư phải làm từ cách đây lâu rồi, đó là chuyển chuỗi cung ứng và phương tiện sản xuất của chúng ta để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc”, ông Rubio nói.

    Thượng nghị sĩ Cindy Hyde-Smith nói với Daily Caller: “Ngày càng gia tăng bằng chứng về việc Trung Quốc đă không hành động như một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Điều đó củng cố cho việc áp đặt chế tài và các biện pháp trừng phạt khác. Tôi nghĩ nó cũng giúp nhiều người trong chúng ta tin rằng Tổng thống Trump và Quốc hội nên hành động để buộc Trung Quốc và WHO phải chịu trách nhiệm về các hành động hoặc không hành động dẫn đến đại dịch COVID-19”.

    Trong khi đó, các Dân biểu Cộng ḥa tại Hạ viện hôm thứ Năm (14/5) đă thông báo thành lập một tổ công tác đặc biệt để t́m hiểu về các cáo buộc Trung Quốc che giấu và xử lư sai đại dịch virus corona.

    Dân biểu Cộng ḥa Michael McCaul nói với Daily Caller: “Nhiệm vụ và mục tiêu của chúng tôi là rất nhiều. Một là, [chúng ta] phải đi đến tận cùng về điều ǵ đă xảy ra, chúng ta cần biết nguồn gốc COVID-19, cách thức dịch bệnh này đă xảy ra để chúng ta có thể ngăn chặn nó xảy ra một lần nữa. Chúng tôi sẽ có các cuộc họp bí mật cấp cao để t́m ra sự thật về điều ǵ đă xảy ra và buộc Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những ǵ họ đă làm. Chúng tôi thực sự biết rằng virus này đến từ Vũ Hán”.

    Thượng viện đang trở lại các phiên thảo luận và làm việc với Ṭa Bạch Ốc về việc thông qua thêm các luật trong nỗ lực hỗ trợ cuộc chiến chống virus corona và giúp người lao động trên khắp nước Mỹ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

    Xuân Thành (Theo Daily Caller News)

  2. #162
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

    Làm sao kiện Trung Quốc v́ khủng hoảng đại địch virus corona?


    Các báo lớn tại Pháp ngày 18/05/2020 dành nhiều sự chú ư vào sự kiện Tổ Chức Y Tế Thế Giới bắt đầu họp đại hội đồng với tâm điểm vẫn là Trung Quốc, nơi xuất phát dịch bệnh. Covid-19. AFP/Archivos
    Anh Vũ
    Đại dịch virus corona và những hậu quả nhiều mặt, vẫn là đề tài chính trên các báo Pháp ra hôm nay 18/05/2020. Các báo lớn dành nhiều sự chú ư vào sự kiện Tổ Chức Y Tế Thế Giới bắt đầu họp đại hội đồng với tâm điểm chú ư vẫn là Trung Quốc, nơi xuất phát dịch bệnh Covid-19.



    Trang thế giới của nhật báo Libération có bài: "Điều tra của WHO: Trung Quốc bị chỉ mặt" cho thấy trong trận đại dịch này, Bắc Kinh đang ngày càng bị tấn công nhiều mặt. Đi đầu là Hoa Kỳ với những cáo buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm làm lây lan virus corona. Và đây sẽ là một trong những vấn đề gây tranh căi trong phiên họp đại hội đồng của WHO, bắt đầu từ hôm nay.

    Tờ báo ghi nhận: "Cả thế giới mong đợi một cuộc điều tra lớn về xử lư khủng hoảng dịch Covid-19. Sau nhiều tuần bị áp lực từ mọi phía, hôm 08/05 Trung Quốc cuối cùng đă chấp nhận về nguyên tắc cuộc điều tra 'đánh giá t́nh h́nh' dưới sự bảo trợ của Tổ Chức Y Tế Thế Giới". Thế nhưng Bắc Kinh vẫn cố gỡ gạc nói rằng cuộc điều tra này phải diễn ra vào thời điểm thích hợp là sau đại dịch và bước tiến hành phải được các cấp điều hành của WHO thông qua trước và thủ tục này không chỉ nhằm vào riêng Trung Quốc mà liên quan đến cả cách xử lư khủng hoảng ở mọi nước.

    Tờ báo cho biết "nhiều tuần qua, chính quyền Trump, các nghị sĩ, luật sư Mỹ và nhiều chính phủ các nước khác, nhiều định chế, chuyên gia tổ chức xă hội dân sự đă lên tiếng chỉ trách nhiệm thuộc về chính quyền Trung Quốc. Người này th́ muốn t́m ra thủ phạm, người khác th́ hy vọng đ̣i được Bắc Kinh bồi thường và có những người cũng chỉ muốn rút ra những bài học từ trận đại dịch Covid-19". Tất cả các cáo buộc đều cho rằng Bắc Kinh đă cố t́nh che đậy nạn dịch ngay từ đầu.

    Cơ sở pháp lư nào để kiện Trung Quốc ?

    Nhưng Libération đặt câu hỏi: Cấp cơ quan có thẩm quyền nào có thể tiếp nhận vụ kiện vừa mang tính pháp lư nhưng đồng thời cũng mang tính chính trị này?

    "Tội ác về y tế" không tồn tại trong hệ thống pháp lư quốc tế, mà WHO cũng không có cấp pháp lư nào để phán xử. Tuy nhiên tờ báo nhận thấy trong thời gian xảy ra đại dịch, nhiều lần Ṭa H́nh Sự Quốc Tế La Haye (CPI) được nhắc đến như là định chế có thể tiếp nhận vụ kiện Trung Quốc này.

    Trong quá khứ gần đây CPI cũng đă tiếp nhận nhiều hồ sơ kiện theo hướng đó nhưng chỉ phán xử các cá nhân về tội ác diệt chủng, chiến tranh hay chống nhân loại, CPI không có thẩm quyền và cũng không thể chứng minh được chế độ Trung Quốc có ư đồ gây hại cho thế giới trong nạn dịch này.

    Có một định chế pháp lư khác cũng đóng tại La Haye là Ṭa Công Lư Quốc Tế (CIJ) của Liên Hiệp Quốc, nhưng Ṭa chỉ phân xử các bất đồng giữa các quốc gia. Về khả năng này, các chuyên gia luật quốc tế được Libération trích dẫn cũng đánh giá là không khả thi v́ sẽ không có nước nào đối mặt với Trung Quốc đứng ra kiện v́ biết đâu có ngày trận dịch khác bùng phát ở nước ḿnh.

    Mặc dù không có cấp thẩm quyền nào th́ có một văn bản khung có thể làm cơ sở cho các thủ tục pháp lư trong trường hợp dịch Covid: Quy Định Y Tế Quốc Tế (RSI) của WHO. Đó là văn bản luật ra 2005 nhằm "pḥng chống các bệnh dịch lây lan trên phạm vi quốc tế, hành động tránh trở ngại cho thông thương quốc tế".

    Trong một báo cáo hồi đầu tháng Tư, liên quan đến dịch virus corona công ty tư vấn Anh Quốc Henry Jackson Society (HJS) ghi nhận: "Nếu, trong trận dịch này, đảng Cộng Sản Trung Quốc đă hoàn thành nghĩa vụ theo RSI, phần lớn tai họa hiện nay đă có thể tránh được. Nhưng dường như đảng Cộng Sản Trung Quốc đă không rút ra bài học từ dịch SARS (2002-2003)". Các luật gia đều cho rằng, trên phương diện Nhà nước, Trung Quốc thực tế đă không tuân thủ các nghĩa vụ ghi trong Quy Định Y Tế Quốc Tế.

    Dù các tố cáo về trách nhiệm của Trung Quốc trong trận dịch Covid-19, vào đ̣i bồi thường thiệt hại đă có nhiều từ giới chính trị hay các tổ chức xă hội dân sự, đặc biệt ở Mỹ, nhưng không đơn giản để có được phán quyết pháp lư nhằm vào Trung Quốc.

    Theo Libération chỉ c̣n lại giải pháp là một nước hay một nhóm nước đơn phương trừng phạt theo kiểu như đă làm với Nga sau vụ sáp nhập Crimée 2014. Ở khía cạnh này, tổng thống Mỹ Donald Trump đă đe dọa bắt Bắc Kinh phải trả giá bằng các đ̣n áp thuế vào hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.

    Đài Loan đi t́m chỗ đứng trong WHO

    Cũng tại đại hội đồng của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, một vấn đề gai góc được dư luận quan tâm đó là tư cách thành viên trong WHO mà Đài Loan đấu tranh để có.

    Ḥn đảo ly khai từ năm 1949 và luôn bị Hoa Lục coi là 1 tỉnh này đang t́m kiếm một cơ hội để khẳng định vị thế một quốc gia thực thụ trong một định chế quốc tế, qua đại dịch Covid-19.

    Với bài báo: "WHO : Đài Loan thách thức Bắc Kinh giữa lúc Trung –Mỹ đọ sức", Le Figaro ghi nhận: "Một Đài Loan nhỏ bé, dân chủ , tấm gương ứng phó với Covid-19, đang thách thức một nước Trung Quốc chuyên chế, với việc đ̣i có được vị trí quan sát viên tại Tổ Chức Y Tế Thế Giới". Đ̣i hỏi của Đài Loan được My ủng hộ tất nhiên khiến Bắc Kinh bực tức.

    Từ đầu trận dịch này, đảo Đài Loan với 23 triệu dân, chỉ có 440 ca nhiễm và 7 trường hợp tử vong. Đây là một thành công đáng để cho nhiều nước lớn học hỏi. Nhưng Bắc Kinh th́ không hề hài ḷng khi họ đang mở chiến dịch tán dương thành tích xử lư khủng hoảng virus corona, nhằm che khuất các cáo buộc về trách nhiệm để dịch lây lan khắp thế giới.

    Chuyên gia Mathieu Duchâtel, phụ trách khu vực châu Á Viện Montaigne của Pháp phân tích: "Cuộc khủng hoảng Covid-19 đă tặng cho Đài Loan một không gian quốc tế ngoài mong đợi từ cuối thế kỷ 20. Đó là điều mà Bắc Kinh lo lắng". Trong cuộc đấu tranh này Đài Loan có được sự ủng hộ của đồng minh Mỹ.

    Tuy nhiên cuộc chiến ngoại giao của Đài Loan rất gay go, kết quả dường như đă biết trước. Tổng giám đốc của WHO không có quyền mời Đài Loan vào tổ chức mà quyền quyết định thuộc các thành viên tham gia đại hội. Mà các thành viên th́ hầu hết đều bị Bắc Kinh khống chế bằng các mối quan hệ làm ăn hay ngoại giao.

    Mặc dù vậy, Le Figaro ghi nhận đây là một "thách thức lịch sử" cho Đài Loan. Không có chân trong Liên Hiệp Quốc, nếu được hưởng quy chế quan sát viên của một tổ chức quốc tế như WHO th́ Đài Bắc có quyền được chia sẻ thông tin về đại dịch. Từ 2009 đến 2016, Bắc Kinh đă nhượng bộ cho chính quyền Mă Anh Cửu, được cho là thân Bắc Kinh, được hưởng quy chế này, nhưng đến thời bà Thái Anh Văn, người chủ trương độc lập cho Đài Loan, th́ Bắc Kinh ngay lập tức gây sức ép để đẩy Đài Loan ra khỏi WHO. Với Bắc Kinh, điều kiện duy nhất để Đài Loan gia nhập WHO là thừa nhận thỏa thuận 1992, tức là phải tôn trọng nguyên tắc 1 nước Trung Quốc, điều mà chính quyền của bà Thái Anh Văn không thể chấp nhận.

    Vậy là "thách thức lịch sử đă đẩy 23 triệu dân ḥn đảo ra bên lề của con đường sức khỏe giữa đại dịch", Le Figaro kết luận.

    Covid-19 : Cuộc chiến y tế - địa chính trị

    Cũng liên quan đến mặt trận ngoại giao y tế, nhật báo La Croix có bài "Trận chiến chống virus corona cũng là trận chiến địa chính trị".

    Bài viết ghi nhận một thực tế đang diễn ra trong trận dịch Covid-19 này là một số nguyên thủ quốc gia như Donald Trump hay Emmanuel Macron, không c̣n ngại nhảy vào mặt trận các cuộc thử nghiệm lâm sàng trị Covid-19. Lư do là v́ vấn đề điều trị hay vac-xin mang những thách thức được mất về địa chính trị rất lớn, không riêng với Pháp, Mỹ mà với cả nhiều nước lớn khác, trong đó phải kể đến cả Trung Quốc.

    Bên ngoài, ai cũng hô hào các nhà khoa học thế giới phải phối hợp hành động để đẩy lùi virus corona. Nh́n chung th́ các nhà khoa học cũng đă có chia sẻ các nghiên cứu của ḿnh. Nhưng thực chất bên trong đang diễn ra cuộc cạnh tranh giành giật các thành tựu nghiên cứu về cho nước ḿnh.

    Tờ báo nhấn mạnh, không phải ngẫu nhiên mà một số nguyên thủ quốc gia thường hay thay vị trí của các bác sĩ hay các nhà khoa học để thông báo tiến triển từng bước liệu pháp chữa trị bệnh hay nghiên cứu vac-xin,

    Đến giờ chưa thể nói thành công khoa học đẩy lùi đại dịch Covid-19 thuộc về ai, nhưng có điều chắc chắn nước nào triển khai đầu tiên sản xuất vac-xin pḥng ngừa virus corona sẽ có được uy tín quốc tế rất lớn, chưa nói đến nguồn lợi về tài chính.

    La Croix kết luận: "Một trận chiến để cứu mạng người. Nhưng cũng để giữ hoặc để trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, có khả năng cứu vớt phần c̣n lại của thế giới".

    Trở lại với trang nhất các báo Pháp

    Liberation lấy chủ đề chính: "Được giảm phong tỏa cũng không dễ ǵ". Tờ báo lấy ư kiến của nhiều người dân sau khi gỡ bỏ phong tỏa cho thấy, trong khi mà một phần đông dân Pháp t́m lại được niềm vui tự do đi lại, th́ một số không ít lại tỏ ra khó khăn khi được giải tỏa v́ nỗi lo sợ dịch bệnh bên ngoài và có phần tiếc nuối nhịp sống chậm trong phong tỏa v́ Covid-19. Giờ họ đang lại phải dần dần thích ứng với cuộc sống tự do.

    Le Monde chú ư đến mối liên hệ giữa nhập cư với các thầy thuốc tham gia chống đại dịch. Tờ báo dẫn các số liệu thống kê mới đây ở nhiều nước cho thấy: Hơn 1/4 các bác sĩ ở các nước thuộc Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OCDE) là người nhập cư. Những thầy thuốc nhập cư này trên tuyến đầu chống Covid 19 là một đội ngũ cốt tử của hệ thống y tế của các nước giàu. Con số cho thấy các nước giàu có thiếu nhân sự y tế nhưng đồng thời đang làm cạn nguồn lực của các nước nghèo.

  3. #163
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

    Hồng y Joseph Zen ủng hộ buộc tội chính quyền ĐCSTQ trong đại dịch COVID-19
    Minh Nhật•Thứ Hai, 18/05/2020 • 846 Lượt Xem
    Tháng 5 vừa qua, Hồng y Joseph Zen (Giuse Trần Nhật Quân) đă bày tỏ sự ủng hộ đối với tuyên bố chưa từng có tiền lệ của Hồng y Charles Maung Bo, cáo buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có tội trong đại dịch COVID-19, đại dịch đă giết chết hàng chục ngàn người trên thế giới.

    Hồng y Joseph Zen ủng hộ buộc tội chính quyền ĐCSTQ trong đại dịch COVID-19
    Hồng y Joseph Zen. (Ảnh qua Wikipedia)
    Trong một bài báo hồi đầu tháng 4 đăng trên tờ “United Christian News” và tờ “The Tablet the United Kingdom”, Hồng y Bo, Tổng giám mục chính ṭa Tổng giáo phận Yangon và Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á châu, chỉ trích ĐCSTQ v́ đă “dối trá và đàn áp” trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19. Hồng Y Bo tuyên bố: “Thông qua việc xử lư đại dịch corona virus một cách vô nhân tính và vô trách nhiệm, Đảng Cộng sản Trung Quốc đă chứng minh điều mà nhiều người từng nghĩ trước đó: nó là một mối đe dọa của toàn thế giới.” (Xem bài viết của Hồng y Charles Maung Bo: Hồng y Công giáo: Đại dịch cho thấy ĐCSTQ là “đe dọa của toàn thế giới”)

    “Tôi đă ngạc nhiên v́ sự can đảm [của Hồng y Bo], nhưng những ǵ ông ấy viết rất chính xác và công tâm”, Hồng y Joseph Zen chia sẻ trong bài viết trên “United Christian News” vào ngày 6/5.

    Đồng thời, Hồng y Zen cũng đứng ra bênh vực Hồng y Bo trước chỉ trích của nhà thần học-nhân chủng học người Pháp Michel Chambon trong bài viết “Hồng Y Bo nhổ toẹt vào mặt Trung Quốc” cũng đăng trên “United Christian News”. Theo đó, Michel Chambon đă viết: “Sỉ nhục chế độ Trung Quốc cũng bằng như là nhổ toẹt vào mặt [cả] quốc gia [Trung Quốc] vốn đang hỗ trợ chế độ này.”

    Hồng y Zen cho rằng việc Chambon cáo buộc Hồng y Bo “chia cắt thế giới về mặt chính trị” khi lên án Trung Quốc là sai lầm nghiêm trọng. Ông viết: “Một tổ chức gây ra thảm họa cho con người và nạn nhân của nó lại chia thành hai phe đối lập, nhưng không có ǵ là ‘chính trị’ ở đây cả.”

    Hồng y Zen là Hồng y ḍng Salêdiêng như Hồng y Bo và là tổng giám mục Hồng Kông từ năm 2002 tới năm 2009, thường được so sánh với Hồng y quá cố Jaime Cardial Sin của Philippines, người đă đóng vai tṛ then chốt trong Cuộc Cách mạng Quyền lực Nhân dân năm 1986 chống lại Tổng thống Ferdinand Marcos. Hồng y Zen luôn thẳng thắn phê b́nh ĐCSTQ và kêu gọi quyền tự do dân chủ cho Hồng Kông.

    Hồng y Zen sinh ra tại Thượng Hải và khi ĐCSTQ tiếp quản Hồng Kông vào năm 1949 th́ ông đang ở đó để xúc tiến thành lập Giáo hội. Ông nhận xét trong một cuộc phỏng vấn mới đây: “Giáo hội [Công giáo Rôma] đă trở thành một giáo hội câm lặng” sau chiến thắng của phe cộng sản, “nhưng chúng tôi [các tín đồ Kitô giáo Trung Quốc] đă không im lặng”.


    Hồng y Joseph Zen phát biểu trong Đại hội Thánh thể Quốc tế (International Eucharistic Congress) Cebu 2016: “Đừng bỏ quên các giáo dân tại Trung Quốc, họ vẫn đang ch́m trong nước sâu và biển lửa.” (Ảnh qua Inquirer)
    Tháng 9/2018, Vatican và ĐCSTQ đă đạt được một bản thỏa thuận bí mật, trong đó nội dung chủ yếu là đưa 10-12 triệu giáo dân ở Trung Quốc nằm dưới sự kiểm soát của Hiệp hội Yêu nước Công giáo Trung Quốc.

    Mặc dù không được biết nội dung thỏa thuận, lúc đầu, Hồng y Zen đă nói sẽ không công khai phản đối thỏa thuận trên, tuy nhiên sau khi các cuộc biểu t́nh và t́nh trạng đàn áp diễn ra tại Hồng Kông, Hồng y Zen đă thay đổi ư định. Ông lên án sự im lặng của Vatican đối với việc đàn áp tại Hồng Kông. Hồng y Zen viết trên Washington Post:

    “Giáo hội có lịch sử đứng lên v́ chính nghĩa cho Hồng Kông. Khi những người tị nạn cộng sản Trung Quốc bắt đầu đổ về Hồng Kông, các nhà thờ công giáo đă chung tay xây dựng các trường học tạm thời, bệnh viện và các trung tâm xă hội, nhưng trên hết là truyền đi các giá trị ghi trong sách Phúc Âm. Tinh thần và sự hỗ trợ đó giờ đây là điều mà người Hồng Kông cần có từ Vatican.”

    Hồng y Zen cho rằng Vatican “không được phép nhân nhượng” với ĐCSTQ, bởi chính quyền Bắc Kinh là kẻ đàn áp đức tin, “Điều họ muốn chính là hoàn toàn hàng phục họ. Đó là [bản chất của] cộng sản.”



    Trong cuốn sách “Tôi sẽ không im lặng” của ḿnh, Hồng y Zen cho rằng Vatican dưới thời Giáo hoàng Benedict đă phạm phải những sai lầm khiến giáo dân Trung Quốc chịu thiệt tḥi. T́nh h́nh cũng không được sáng sủa dưới thời Giáo hoàng Francis.

    Cũng như Hồng y Bo, Hồng y Zen dẫn chứng về việc Vatican tổ chức một hội nghị về cấy ghép tạng năm 2017, trong đó Tổng giám mục Marcelo Sánchez Sorondo, viện trưởng Viện Khoa học Xă hội và Học viện Khoa học Giáo hoàng, đă mời ông Hoàng Khiết Phu phát biểu. Tuy nhiên ông Hoàng Khiết Phu được biết đến là một người nuốt lời. Năm 2005, khi c̣n là thứ trưởng bộ Y tế, ông Hoàng đă thừa nhận rằng hơn 90% tạng cấy ghép ở Trung Quốc lấy từ các tử tù, và hứa sẽ cải tổ hệ thống y tế. Từ đó ông Hoàng đă đưa ra nhiều tuyên bố không kiểm chứng được về hệ thống cấy ghép tạng tự nguyện tại Trung Quốc. Nhưng năm 2016, một báo cáo của quốc hội Mỹ lưu ư rằng việc thu hoạch nội tạng vẫn đang diễn ra tại Trung Quốc, và rằng nội tạng không phải đến từ tử tù, mà là đến từ các “tù nhân lương tâm”, bao gồm tù nhân tôn giáo và người dân tộc thiểu số. Việc Vatican mời một cựu quan chức nuốt lời, và nằm trong hệ thống phải chịu trách nhiệm cho tội ác thu hoạch tạng cho thấy sự xuống dốc của Giáo hội. (Về tội ác thu hoạch tạng, xem bài: Ṭa án: Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội ác Chống lại loài người)

    Trong cuốn sách của ḿnh, Hồng y Zen đă cảnh báo về việc bán rẻ Giáo hội: “Đối với chúng tôi mà nói, một cảnh tượng kinh hoàng đang diễn ra, đó là việc bán rẻ Giáo hội! Không phải là lập lại sự thống nhất, mà là bị buộc phải sống trong một cái lồng. Từ quan điểm của đức tin, chúng tôi không thấy điều đó mang lại lợi ích ǵ cả.”

    Theo Ucanews, Inquirer
    Minh Nhật tổng hợp

    Xem thêm:

  4. #164
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

    62 nước ủng hộ yêu cầu của Úc về điều tra virus corona Vũ Hán
    Xuân Thành•Thứ Hai, 18/05/2020 • 816 Lượt Xem
    Yêu cầu của Úc về việc tiến hành một cuộc điều tra phản ứng lúng túng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với đại dịch virus corona Vũ Hán bây giờ đă nhận được sự ủng hộ của 62 quốc gia. Những nước này bày tỏ sẵn sàng ủng hộ một dự thảo nghị quyết tuyên bố về vấn đề điều tra virus corona trong phiên họp của Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) tại Geneva, Thụy Sĩ vào thứ Ba (19/5).



    Theo Breitbart News, bản kiến nghị của Úc chứa đựng nhiều lời lẽ mạnh mẽ hơn một phiên bản khác do Liên minh Châu Âu (EU) đưa ra trước đó. Bản kiến nghị của Úc đă nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia quan trọng, trong đó có Ấn Độ, Nhật Bản, Anh Quốc, Canada, New Zealand, Indonesia, Nga, Mexico, Brazil và tất cả 27 quốc gia thành viên EU, cùng nhiều nước khác.

    Theo tờ nhật báo Australian, bản kiến nghị của Úc kêu gọi Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus “vào thời điểm phù hợp sớm nhất hăy bắt đầu một tiến tŕnh từng bước đánh giá công bằng, độc lập và toàn diện” về phản ứng quốc tế đối với đại dịch virus corona, những hành động của WHO và “thời gian biểu” về diễn tiến đại dịch.

    Thủ tướng Úc Scott Morrison quyết tâm không lùi bước trong việc kiến nghị tiến hành điều tra nguồn gốc virus corona và điều này đă khiến Trung Quốc giận dữ. Chế độ Bắc Kinh trước nay coi WHO và lănh đạo của tổ chức này là một phần mở rộng tham vọng địa chính trị của họ.


    Trong vài tuần gần đây, Trung Quốc đă đe dọa sẽ trừng phạt thương mại Úc nếu quốc gia này tiếp tục thách thức Bắc Kinh.

    Trung Quốc cảnh báo rằng nếu Canberra chống Bắc Kinh có thể làm bùng phát tâm lư tẩy chay Úc tại Trung Quốc. Người dân Trung Quốc sẽ không mua hàng Úc như thịt ḅ hay rượu vang, không đi du lịch và học tập tại Úc.

    >>Úc: Bắc Kinh không nên đe dọa kinh tế để ngăn điều tra virus

    Úc cũng là một trong những tiếng nói mạnh mẽ phản đối việc Trung Quốc từ chối đóng cửa các khu chợ bán động vật tươi sống. Một khu chợ như này tại Vũ Hán được cho là nơi phát sinh virus corona chủng mới.

    Thủ tướng Úc Morrison nhiều lần nói rằng chính quyền liên minh theo đường lối bảo thủ của ông sẽ không cúi đầu trước hàng loạt đe dọa từ Trung Quốc, theo SBS News.

    Phát biểu trước báo giới tại Canberra vào tháng trước, Thủ tướng Morrison nói: “Đây là virus đă cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người trên khắp thế giới. Virus này đă khiến nền kinh tế toàn cầu phải đóng cửa. Những ảnh hưởng và tác động của loại virus này là quá to lớn”.

    “Bây giờ, dường như là thời điểm hoàn toàn hợp lư và thực tế khi thế giới muốn có một đánh giá độc lập về cách thức tất cả điều này đă diễn ra, để chúng ta có thể rút ra bài học và ngăn chặn điều này xảy ra lần nữa”, ông Morrison nói thêm.



    Việc Trung Quốc tức giận khi Úc không chịu cúi đầu trước sức ép của họ là điều không mới.

    Bắc Kinh cũng đă gây sức ép mạnh mẽ khi Úc trở thành nước đầu tiên ngoài Mỹ thực hiện ngăn chặn gă khổng lồ viễn thông Huawei cung cấp thiết bị cho mạng di động 5G.

    Khi Úc là một trong những tiếng nói hàng đầu kêu gọi WHO cho phép Đài Loan trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan điều phối hoạt động y tế toàn cầu, Trung Quốc cũng đă mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích Úc can thiệp vào công việc nội bộ của họ.

    Xuân Thành

  5. #165
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

    Covid-19: Hơn 120 quốc gia yêu cầu ‘‘điều tra độc lập’’ về đại dịch


    Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), phát biểu tại cuộc họp đại hội đồng lần thứ 73, Genève, Thụy Sĩ, ngày 18/05/2020. VIA REUTERS - CHRISTOPHER BLACK/WHO
    Trọng Thành
    Đại dịch Covid-19, bùng lên từ Vũ Hán, Trung Quốc, gần như là chủ đề duy nhất của đại hội đồng thường niên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới năm 2020. Hôm qua, 18/05/2020, trong ngày đầu tiên của hội nghị, đă có hơn 120 quốc gia kư tên vào dự thảo một nghị quyết yêu cầu « điều tra độc lập » về đại dịch Covid-19.


    Dự thảo nghị quyết yêu cầu cộng đồng quốc tế tiến hành một cuộc điều tra « không thiên vị, độc lập và đầy đủ » về nguồn gốc của đại dịch Covid-19, về các phản ứng quốc tế đối với dịch bệnh. Theo nhiều nhà quan sát, tuy không bị chỉ đích danh, nhưng Bắc Kinh chắc chắn là một đối tượng hàng đầu của cuộc điều tra, nếu điều tra được cộng đồng quốc tế bật đèn xanh.

    Các nước kư tên vào dự thảo nghị quyết thuộc tất cả các châu lục: các quốc gia Liên Hiệp Châu Âu, Nga, Úc, Nhật Bản, Canada, nhiều nước châu Phi… Theo Foreign Policy, nghị quyết sẽ phải được bỏ phiếu trong ngày hôm nay, 19/05. Nghị quyết sẽ được thông qua, nếu hội đủ 2/3 phiếu bầu, có nghĩa là 2/3 trong số 194 quốc gia thành viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.

    Mỹ đe dọa vĩnh viễn ngừng đóng góp cho WHO

    Trong lúc đó, chính quyền Mỹ tiếp tục gia tăng áp lực lên Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Reuters cho hay, hôm qua, từ Nhà Trắng, tổng thống Trump ra tối hậu thư, đe dọa sẽ cắt bỏ vĩnh viễn các đóng góp của Hoa Kỳ cho WHO, nếu định chế này không tiến hành « cải thiện » cơ bản, Washington thậm chí sẽ xem xét việc rút ra khỏi định chế y tế của Liên Hiệp Quốc. Tổng thống Mỹ một lần nữa gọi WHO là « con rối trong tay Trung Quốc ».

    Bắc Kinh đáp trả ngay tức khắc. Hôm nay, 19/05, người phát ngôn của bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) đă kêu gọi Washington nên « ngừng đổ lỗi cho Trung Quốc » và tập trung vào việc xử lư dịch bệnh, đang hoành hành tại chính nước Mỹ. Theo Trung Quốc, chính quyền Trump chỉ lấy cớ lên án Bắc Kinh để « thoái thác các nghĩa vụ » đối với Tổ Chức Y Tế Thế Giới.

    Từ Genève, thông tín viên Jérémy Lanche cho biết thêm về ngày đầu tiên của hội nghị toàn thể thường niên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới :

    « Thách thức đầu tiên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, trong hội nghị này, không phải là về mặt chính trị, mà là về mặt kỹ thuật. Làm thế nào tổ chức được một cuộc họp đại hội đồng từ xa, với 194 thành viên qua cầu truyền h́nh. Có thể là đă có nhiều trục trặc về kết nối, nhưng rốt cuộc tất cả mọi người hoặc gần như vậy đă phát biểu ư kiến. Trong số những người phát biểu đầu tiên có chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Nguyên thủ Trung Quốc cam đoan là Bắc Kinh hoàn toàn minh bạch trong cuộc khủng hoảng này.

    Ngay sau đó, bộ trưởng Y Tế Mỹ Alex Azar đă bác bỏ tuyên bố của chủ tịch Trung Quốc. Ông nói: ‘‘Ít nhất đă có một quốc gia thành viên không đếm xỉa ǵ đến nghĩa vụ minh bạch, và đă cố t́nh che giấu dịch bệnh. Các hậu quả đối với toàn thế giới thật là kinh khủng. Điều này không bao giờ được phép tái diễn’’.

    Nếu như nhiều nước chia sẻ quan điểm hoài nghi của Hoa Kỳ, th́ ít có người sẵn sàng đi theo Washington trong chiến lược đối đầu với Bắc Kinh và Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Hơn nữa, trong lúc mà Bắc Kinh tham gia vào các kêu gọi để một loại vac-xin trở thành tài sản chung của thế giới. Có nghĩa là có thể đến được với tất cả mọi người. Hiện tại một văn bản liên quan đến chủ đề này đang c̣n đợi được thảo luận. Văn bản này cũng yêu cầu đánh giá về cách thức mà Tổ Chức Y Tế Thế Giới quản lư cuộc khủng hoảng này. Lănh đạo WHO nhắc lại là việc đánh giá này sẽ chỉ diễn ra sau khi đại dịch chấm dứt ».

  6. #166
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

    Trung Quốc lợi dụng vận tải hàng không để 'gieo rắc' virus Corona Vũ Hán từ sớm?
    Du Miên • 14:39, 19/05/20• 2584 lượt xem


    Cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro phát biểu, đứng bên cạnh là Tổng thống Trump và Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos, tại cuộc họp báo về đại dịch Covid-19 ở Washington D.C vào ngày 27/3/2020 (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images)

    Trong một cuộc phỏng vấn hôm Chủ nhật (17/5), ông Peter Navarro, cố vấn thương mại của Nhà Trắng, nói rằng Trung Quốc đă “gửi hàng trăm ngh́n” người lên các chuyến bay tới mọi nơi trên thế giới nhằm mục đích “gieo mầm” để virus Corona Vũ Hán dễ bề lây lan trên diện rộng, Fox News cho biết.

    Trao đổi với chương tŕnh “This Week” của đài ABC News, ông Navarro cho biết: “[Chính quyền] Trung Quốc - đằng sau tấm chắn pḥng hộ là Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - đă che giấu chủng virus này với toàn thế giới trong 2 tháng và rồi gửi đi hàng trăm ngh́n người dân Trung Quốc lên các chuyến bay tới Milan, New York và khắp nơi trên thế giới để ‘gieo rắc’ [loại virus này]. Họ đă có thể giữ chân nó ở Vũ Hán, nhưng thay vào đó, nó trở thành [thảm họa] đại dịch [toàn cầu]”.

    Tuy nhiên, khi được hỏi liệu ông có cáo buộc chính quyền Bắc Kinh đă có t́nh lan truyền chủng virus này, ông Navarro cho biết ông không có ngụ ư về sự cố ư trong t́nh huống này.

    Trong một báo cáo t́nh báo của Bộ An ninh Nội địa (DHS) dài 4 trang vào ngày 01/5 mà Associated Press (AP) đang nắm giữ, có bằng chứng cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đă “cố t́nh che đậy mức độ nghiêm trọng” của thảm họa dịch bệnh hồi đầu tháng 1. Tài liệu này c̣n chưa biết, trong khoảng thời gian này, Trung Quốc đă tăng nhập khẩu các loại vật tư thiết bị y tế và giảm xuất khẩu các loại mặt hàng này.

    Theo Reuters, ông Chung Nam Sơn, một cố vấn y tế cấp cao của Trung Quốc, đă thừa nhận vào ngày 17/5 rằng nước này ban đầu đă báo cáo giảm số lượng các ca nhiễm bệnh ở Vũ Hán, đồng thời mô tả làn sóng tái bùng phát dịch lần 2 đang manh nha sẽ là “một thách thức lớn”.

    Vào ngày 14/5, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đă thông báo hiện có 3 ca nhiễm mới trên toàn bộ đất nước, 2 trong số 3 ca đến từ thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh phía đông bắc Trung Quốc, và 01 ca c̣n lại đến từ thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm.

    Tuy nhiên, vào đầu tuần này (ngày 10 và 11/5), chính quyền thành phố Vũ Hán thông báo có tổng cộng 6 ca nhiễm virus Corona Vũ Hán mới trong thành phố. Tất cả các bệnh nhân đều là cư dân sinh sống tại khu dân cư Sanmin ở quận Đông Tây Hồ. Sau khi có các ca nhiễm mới, chính quyền đă cho phong tỏa khu dân cư, hạn chế ra/vào và yêu cầu toàn bộ người dân trong khu xét nghiệm axit nucleic.

    Du Miên

  7. #167
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

    NATO nhấn mạnh cần đoàn kết để xử lư các mối đe dọa, thông tin sai lệch và các thuyết âm mưu của ĐCSTQ
    B́nh luậnMinh Thanh • 06:57, 20/05/20• 182 lượt xem


    Tổng thư kư NATO ‎Jens Stoltenberg nhấn mạnh việc chính quyền các nước cùng nhau đối mặt với những mối đe dọa, cũng như ngăn chặn thông tin sai lệch và các thuyết âm mưu của ĐCSTQ.(Nguồn ảnh: trang web chính thức của NATO)

    Vào ngày 15/5, Hội nghị thường niên của Bộ trưởng Quốc pḥng NATO đă thảo luận về t́nh h́nh dịch viêm phổi Vũ Hán và nhấn mạnh rằng, một số quốc gia đang truyền bá một lượng lớn thông tin sai lệch về t́nh h́nh dịch bệnh, cố gắng tạo ra các thuyết ngôn luận, truyền bá hạt giống bất măn và làm mất đi ḷng tin ở các nước dân chủ.

    Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO và Đô đốc Stuart Peach của Không quân Hoàng gia đă thông báo tới giới truyền thông về kết quả của Hội nghị thường niên của Bộ trưởng Quốc pḥng NATO. Cuộc họp bàn về các mối đe dọa tiềm ẩn sắp tới và tuyên bố rằng các quốc gia thành viên NATO cần phải cùng nhau đối mặt [với điều này]. NATO cần ngăn chặn những hoạt động lợi dụng dịch bệnh để đạt mục tiêu riêng từ các quốc gia và các tổ chức cá nhân khác.

    Ông Peach cho rằng mặc dù t́nh h́nh hiện nay đầy thách thức, NATO vẫn phải thận trọng trong việc ngăn chặn các quốc gia hoặc tổ chức cá nhân nào đó đang lợi dụng đại dịch để đạt mục tiêu cá nhân. Ông Peach nói rằng: "Chúng ta đang chứng kiến ​​sự bùng phát về những thông tin sai lệch, mục đích là nhằm tạo ra sự chia rẽ trong nội bộ Liên minh Châu Âu (EU) và làm suy yếu nền dân chủ của chúng ta". Ông cũng chỉ ra rằng các đồng minh NATO và các đối tác đều cần kiên tŕ đoàn kết, cùng nhau chịu đựng để vượt qua đại dịch toàn cầu này, theo Đài Á Châu Tự Do (VOA) đưa tin.

    Ông Peach cho biết, trong cuộc họp vừa qua của NATO, các Bộ trưởng quốc pḥng đă nhắc đến việc thỏa thuận duy tŕ sự thống nhất giữa các quốc gia. NATO sẽ không bị ảnh hưởng bởi dịch viêm phổi Vũ Hán nếu các quốc gia tăng cường hợp tác chặt chẽ, kiên tŕ ngăn chặn [các hoạt động phá hoại] và đóng góp cho Bộ Quốc pḥng, [trong đó] bao gồm [các hoạt động tại] chiến trường đa quốc gia ở phía đông, thực hiện các nhiệm vụ trên không và hàng hải từ khu vực Afghanistan đến Kosovo v.v.

    ĐCSTQ đă tung ra những tin đồn giả mạo nhằm chia rẽ nền dân chủ ở phương Tây.
    Ngày 16/5, trang web VOA tiếng Trung đă đăng tải một bài viết "Người dân Trung Quốc đang đối mặt với những tin tức giả của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)". Bài viết c̣n nói rằng việc ĐCSTQ che giấu thông tin về dịch bệnh từ thời điểm ban đầu đă khiến cho dịch bệnh nhanh chóng lây lan ra cộng đồng quốc tế. Sau đó, chính quyền này vẫn tiếp tục chặn các thông tin về dịch bệnh và lan truyền những thông tin giả mạo, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho toàn thế giới. ĐCSTQ thường xuyên sửa đổi những thông tin giả mạo, chẳng hạn như bịa đặt tin tức từ các quốc gia khác, và trộn lẫn tin tức giả với tin tức thực v.v.

    Ngày 27/4, tờ The Epoch Times đưa tin rằng có một báo cáo nội bộ của EU đă đưa ra cáo buộc rằng ĐCSTQ tuyên truyền những "thông tin sai lệch" về t́nh h́nh dịch bệnh để thu về những lợi ích chiến lược. Do đó, ĐCSTQ thường xuyên gây áp lực lên EU nhằm ngăn chặn việc công bố bản báo cáo này.

    Thời báo tài chính cho biết trong bản báo cáo của EU liên tục đưa ra những nghi vấn và cáo buộc ĐCSTQ "cố ư tuyên truyền sai lệch về nguồn gốc virus Corona Vũ Hán"; cũng như việc các nhà ngoại giao, các quan chức và phương tiện truyền thông chính phủ nước này đă thúc đẩy một thuyết âm mưu, nỗ lực lan rộng một chiến dịch tuyên truyền sai sự thật khi nói rằng virus Corona Vũ Hán bắt nguồn từ Quân đội Hoa Kỳ. Bản báo cáo cho biết, các kênh truyền thông của ĐCSTQ đang nỗ lực đẩy mạnh tuyên truyền các thông tin sai sự thật bằng tiếng Ả rập với mục đích chống đối Mỹ và bày tỏ quan điểm ủng hộ ĐCSTQ.

    VOA đưa tin rằng Phó tổng thư kư NATO Mircea Geoana nói rằng việc tuyên truyền thông tin sai lệch như vậy đă xảy ra nhiều lần trong quá khứ, nhưng nó đă bị lạm dụng nhiều hơn kể từ khi dịch bệnh xảy ra. Ông Gewana nói rằng NATO đă nắm giữa trong tay những bằng chứng liên quan đến việc ĐCSTQ đă truyền bá những lời nói dối vô nghĩa và trắng trợn này ra thế giới như thế nào. Các nước đồng minh NATO cũng như các nước dân chủ cần có một kế hoạch khuyến khích công dân nước ḿnh cùng tham gia trong việc phơi bày thông tin giả mạo.

    Các nước đồng minh NATO tin rằng ĐCSTQ đă che giấu những thông tin liên quan đến dịch bệnh, làm Hoa Kỳ và EU không kịp thực hiện các biện pháp để ngăn chặn trận đại dịch này. Hoa Kỳ đă cáo buộc ĐCSTQ can thiệp sâu vào cuộc chiến chống dịch của Hoa Kỳ.

    Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg nói rằng, hoạt động thông tin sai lệch của ĐCSTQ có mục đích là cố gắng gây chia rẽ những nền dân chủ trên thế giới và các nước phương Tây.

    ĐCSTQ thông qua việc ‘ngoại giao khẩu trang’ để tranh giành lợi ích riêng
    Theo South China Morning Post, ông Josep Borrell - người đứng đầu Cơ quan đối ngoại của EU, đă cảnh báo các thành viên EU về việc “ngoại giao mặt nạ” của Bắc Kinh, và cho rằng EU cần nhận thức được rằng yếu tố chính trị vẫn tồn tại (trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh toàn cầu). Đằng sau một [chiến lược] "chính trị hùng hồn" chính là cuộc đấu tranh giành lợi ích riêng của ĐCSTQ, ông cho biết.

    Ông Marcin Przychodniak, một chuyên gia tại Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế tại Ba Lan, nói rằng việc các nhà lănh đạo ĐCSTQ cung cấp các thiết bị hỗ trợ y tế cho các nước là nhằm mục đích đảm bảo rằng các nước vẫn [lệ thuộc] vào Trung Quốc đối với nguồn cung thiết bị, dụng cụ y tế. Ngoài ra, ĐCSTQ c̣n có được “quyền tự do phát ngôn” và quyền áp đặt các điều kiện lên những quốc gia nhận được sự "hợp tác trực tiếp" từ chính quyền này.

    Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen [đưa ra] mối lo ngại về vấn đề viện trợ của ĐCSTQ đối với Châu Âu. Bà gọi sự trợ giúp này là sự "tương hỗ", v́ các nước EU đă cung cấp hỗ trợ tương tự cho Trung Quốc ngay sau khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát tại nước này.

    ĐCS Trung Quốc bị cáo buộc lợi dụng đại dịch để thu mua lại các cơ sở hạ tầng và nhà máy sản xuất các nước
    Vào giữa tháng 4/2020, Tổng thư kư NATO Stoltenberg cho biết: "Trận đại dịch lần này đối với các nhà địa chính trị có thể là rất lớn. Một số người có thể lợi dụng sự suy thoái kinh tế này để bắt đầu t́m những hướng đầu tư mới vào các ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng khác. Điều này sẽ đảm bảo khả năng ứng phó dài hạn [đối với các quốc gia và các công ty] nếu đợt khủng hoảng tiếp theo xảy ra.

    ĐCSTQ [có xu hướng] mua lại các cơ sở hạ tầng quân sự, chiến lược và các nhà sản xuất chủ chốt ở châu Âu. Ông Stoltenberg nói rằng: “Việc chúng ta bước vào [giai đoạn] suy thoái kinh tế này sẽ khiến một số quốc gia đồng minh có [nguy cơ mất] các công tŕnh hạ tầng xă hội. Tôi đă đưa ra tuyên bố này trong cuộc họp, và nhiều đồng minh bày tỏ mối quan ngại [tương tự]”.

    Theo VOA đưa tin rằng Luke Coffey - giám đốc Trung tâm chính sách đối ngoại của Quỹ di sản Washington, và là chuyên gia về các vấn đề của NATO, cho rằng ĐCSTQ đang lợi dụng đại dịch viêm phổi Vũ Hán để trục lợi riêng.

    Ngày 4/5, Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ Esper cho biết: "Hoa Kỳ nhận ra rằng một số quốc gia đang cố gắng tận dụng cơ hội đại dịch này để đầu tư vào các ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng quan trọng ở Châu Âu, từ đó gây ra các ảnh hưởng lâu dài cho nền kinh tế".

    Ông Mark Esper đă chỉ ra rằng, các đối thủ tiềm năng gần như chắc chắn sẽ sử dụng sức mạnh và quyền lực của ḿnh để thâu tóm lợi ích riêng, cũng như tạo ra sự khác biệt giữa NATO và châu Âu. Ông c̣n nói: "Huawei và 5G là một ví dụ điển h́nh quan trọng về các hoạt động độc hại, được thực hiện dưới sự lănh đạo của ĐCSTQ. Sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp Trung Quốc sẽ khiến các cơ cấu hệ thống quan trọng [của các quốc gia] bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhóm gián điệp này có khả năng gây nguy hiểm, v́ họ có thể đánh cắp những thông tin cơ mật".

    Các nhà phân tích tin rằng ĐCSTQ thường xuyên vận dụng những "phương tiện công khai và bí mật" để tiến hành một "chiến dịch tuyên truyền bóp méo thông tin toàn cầu" nhằm thoát khỏi sự truy cứu trách nhiệm đối với Bắc Kinh về đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Mục đích thực sự của ĐCSTQ đă lộ rơ. Sau khi từng bước của kế hoạch này được tiết lộ, quan điểm của các nước NATO về ĐCSTQ đă thay đổi về căn bản, đồng thời họ cũng được tăng cường “sức đề kháng” của ḿnh đối với ĐCSTQ.

    Lư Tịnh

    Theo SOH

  8. #168
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

    Chris Patten nói về Cộng sản TQ: “Chế độ dơ bẩn rồi sẽ bị xóa sổ”
    Chris Pattern•Thứ Tư, 20/05/2020 • 840 Lượt Xem


    Virus corona tàn phá thế giới, cướp đi sinh mạng, làm cho gia đ́nh ly tán, phá hủy việc làm và doanh nghiệp, xé nát nền kinh tế, và là mối đe dọa tồi tệ hơn với các nước nghèo nhất. Chúng ta biết chắc chắn ba điều.

    Đầu tiên, Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán. Thứ hai, những dấu hiệu đầu tiên cho thấy việc lây lan virus đă bị che đậy. Thứ ba, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đă liên tục dối trá về những vấn đề đó và lợi dụng lúc thế giới đang bận bịu chống lại đại dịch để khoe khoang sức mạnh trên toàn cầu bằng cách bắt nạt, đe dọa và bội tín.

    Chúng ta nên rơ ràng một chuyện. Đây không phải lỗi của người dân Trung Quốc. Những bác sĩ và y tá Trung Quốc dũng cảm, cũng như các bác sĩ và y tá của chúng ta, đă mất đi sinh mạng khi chiến đấu với dịch bệnh.

    Khi có ai đó tiết lộ những việc đang diễn ra, các quan chức cộng sản sẽ sử dụng lực lượng an ninh để bịt miệng họ lại.

    Trong khi các nhân viên y tế bị bịt miệng, đại dịch đă lây lan khắp Vũ Hán vào cuối tháng 1 đầu tháng 2. Hàng triệu người rời khỏi thành phố Vũ Hán và rời khỏi tỉnh Hồ Bắc để nghỉ Tết. Họ di chuyển khắp Trung Quốc và đến khắp nơi trên thế giới. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến cho tất cả các quốc gia trên thế giới đều bị đe dọa bởi đại dịch.

    Lỗi ở đâu th́ phải truy về ở đó. Chế độ độc tài Cộng sản Trung Quốc chính là thủ phạm, không phải công dân Trung Quốc, cũng không phải những người Hoa sống và làm việc tại hải ngoại, bao gồm cả những công dân Vương Quốc Anh đến từ Hồng Kông đang sinh sống tại đây.

    Chính sự độc tài của ĐCSTQ, do Tập Cận B́nh đứng đầu, mới là đối tượng cần lên án v́ đă khiến cho các quốc gia trên thế giới bị đe dọa bởi dịch bệnh.

    Đưa những người vô tội ra giơ đầu chịu báng chính là phản bội lại những giá trị của chúng ta, là hành động sai trái không khác ǵ việc một vài người ở Trung Quốc ngược đăi và phân biệt đối xử những người châu Phi đang học tập và làm việc tại Trung Quốc.

    Đài Loan, một cộng đồng người Hoa khác, lại xử lư dịch bệnh một cách hiệu quả. V́ sao? Bởi v́ đó là một xă hội cởi mở và dân chủ với một nền báo chí tự do.

    Kẻ giết người là Cộng sản – chế độ luôn tồn tại dựa trên bí mật và dối trá – chứ không phải là văn hóa hay con người Trung Quốc.

    Chris Patten nói về Cộng sản TQ: "Một ngày nào đó chế độ dơ bẩn và nguy hiểm này sẽ bị xóa xổ"
    Ông Chris Patten, Thống đốc cuối cùng của Hồng Kông, tác giả bài viết.

    Chúng ta sẽ vượt qua bệnh dịch này. Tôi đặc biệt tự hào v́ tại Đại học Oxford, nơi tôi đang làm việc trên cương vị Hiệu trưởng, đang cùng các nhà khoa học y tế giỏi giang phát triển một loại vắc-xin.

    Những nhà khoa học tiên phong này, cũng như các đồng nghiệp của họ ở khắp nơi trên thế giới – kể cả ở Trung Quốc – đều mong muốn chứng kiến quốc tế chung tay hợp tác chống lại đại dịch. Đại dịch này không có quốc tịch và đe dọa mọi ngóc ngách trên thế giới.

    Nhưng hợp tác nên mang ư nghĩa ǵ trong tương lai? Chúng ta không thể đơn giản là quay lại giao thiệp với Cộng sản Trung Quốc và hợp tác kinh doanh như trước đây.

    Thứ nhất, thái độ thù địch của ĐCSTQ đối với sự thật luôn tồn tại một mối nguy hiểm cố hữu.

    Covid-19 không phải là ví dụ đầu tiên về những rủi ro nói trên. Năm 2002 đến năm 2004, dịch SARS đă bắt đầu khởi phát với h́nh thức tương tự như Covid-19 hôm nay, và việc dịch bệnh lây lan cũng là v́ ngay từ đầu nó đă bị che đậy. May thay, hậu quả lần đó không tệ như đại dịch lần này.

    Thứ hai, bà Theresa May đă đúng khi phát biểu rằng chúng ta phải hợp tác để chống lại đại dịch và ngăn chặn bất cứ điều ǵ tương tự như vậy trong tương lai. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể làm điều đó với Trung Quốc, một đất nước bị cai trị bởi chế độ Cộng sản hoàn toàn không thể tin tưởng?

    Rơ ràng, tại Liên Hợp Quốc và các nơi khác, chúng ta nên hợp tác với các quốc gia khác trong việc kêu gọi một cuộc điều tra chuyên môn đầy đủ và cởi mở về nguyên nhân và sự phát tán lúc đầu của virus. Nếu không làm được việc này, th́ không chỉ cuộc chiến chống lại đại dịch hôm nay gặp trở ngại mà cả những nỗ lực ngăn chặn đại dịch tương tự trong tương lai cũng v́ thế mà gặp khó khăn.

    Theo lẽ thường t́nh, trong một thế giới công minh, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nên là tổ chức đứng ra làm việc này. Tuy nhiên, không chỉ từ phía tổng thống Trump, đă có những lo ngại về việc tổ chức này bị Bắc Kinh mua chuộc.

    Nếu có ai nghi ngờ về điều đó, hăy nh́n vào cách mà WHO bắt tay với chính quyền Cộng Sản Trung Quốc để loại bỏ vai tṛ thành viên của Đài Loan, một quốc gia với 24 triệu dân, ra khỏi tổ chức này.

    Cuối tháng 12 năm ngoái, Đài Loan đă cảnh báo với WHO về khả năng lây truyền virus từ người sang người. WHO đă phớt lờ cảnh báo đó trong 3 tuần lễ liền, thay vào đó lặp lại lời của Trung Quốc, phủ nhận việc bệnh dịch lây lan. Đài Loan mặc dù ở ngay cạnh Trung Quốc nhưng chỉ có 380 ca nhiễm và 5 ca tử vong.

    Chúng ta chắc chắn không thể để cho Trung Quốc tiếp tục ngăn không cho Đài Loan, một đất nước tự do và nói lên tiếng nói chân thật, gia nhập WHO.



    Quá tŕnh điều tra vụ việc đă dấy lên một vấn đề khác mà chúng ta nên phải để mắt đến. Vào ngày 30/1/2020, Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Vương Nghị, đă bảo đảm với người đồng cấp của nước Úc, bà Marise Payne, rằng “dịch bệnh về cơ bản là có thể pḥng ngừa, kiểm soát và cứu chữa được.”

    Một hai tuần sau, Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra đă công kích rằng lệnh hạn chế du lịch từ Trung Quốc của Úc là một phản ứng thái quá.

    Tuy nhiên, từ cuối tháng 1, Trung Quốc đă mua và nhập một lượng lớn vật tư y tế từ Úc. Họ đă biết điều ǵ mà không nói với chúng ta?

    Không có ǵ ngạc nhiên khi gần đây ông Scott Morrison, thủ tướng Úc, đă kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về đại dịch. Và Đại sứ Trung Quốc tại Canberra đă đe dọa lời kêu gọi này theo phong cách ngoại giao mới “ngoại giao chiến binh sói” của chính quyền Trung Quốc, rằng trừ khi Úc từ bỏ ư định này, bằng không người Trung Quốc sẽ ngừng mua hàng hóa của Úc.

    Đây là chiến thuật bắt nạt thường thấy của Trung Quốc. Thế giới phải lên án nó. Các quốc gia là bạn của nước Úc hăy lên tiếng đồng thuận với lời kêu gọi của Thủ tướng Úc, càng nhiều càng tốt. Về thương mại và kinh tế, chúng ta phải cùng nhau đối phó với Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào khoáng sản của Úc.

    Đối với nước Anh của chúng tôi, Trung Quốc có thặng dư thương mại lớn. Chúng tôi nhập khẩu 45 tỷ bảng từ Trung Quốc. Chúng tôi xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng một nửa con số đó. Trung Quốc chiếm 3,5% hàng xuất khẩu của Anh và 6,6% hàng nhập khẩu của chúng tôi.

    Vậy đâu là “thời hoàng kim” của thương mại với Trung Quốc? Theo lời cựu lănh đạo Hội đồng thành phố Sheffield th́, hầu hết các khoản đầu tư Trung Quốc hứa hẹn đổ vào Nhà máy điện miền Bắc Vương quốc Anh đă tan biến như “kẹo bông g̣n”.

    Trung Quốc không tuân thủ luật lệ về thương mại, đầu tư và bảo vệ sở hữu trí tuệ như chúng ta. Tổng thống Trump đă đúng khi nói về cách Trung Quốc bẻ cong và vặn vẹo các quy tắc theo hướng có lợi. Nhưng một tổng thống Hoa Kỳ thức thời hơn sẽ hợp tác với những người khác – chứ không phải đứng một ḿnh – để thiết lập lại một sân chơi b́nh đẳng.

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh ghét dân chủ và tất cả những ǵ mà chúng ta đại diện. Không lâu sau khi trở thành nhà độc tài Trung Quốc, ông đă đưa ra những chỉ thị mới cho chính phủ và các quan chức trong Đảng Cộng sản để cảnh báo về những thách thức đối với Chủ nghĩa Cộng sản từ các giá trị tự do và luật pháp của phương Tây. Ông kêu gọi công kích vào các ư tưởng Tây phương về báo chí, về quyền tự do hiểu biết lịch sử, về xă hội dân sự và dân chủ.

    V́ vậy, không có ǵ lạ khi Tập Cận B́nh sử dụng vỏ bọc Covid-19 để siết chặt xă hội tự do của Hồng Kông, bắt giữ các nhà lănh đạo dân chủ và phá vỡ thỏa thuận mà Trung Quốc đưa ra trong một hiệp ước tại Liên Hợp Quốc, rằng Hồng Kông sẽ được hưởng một mức độ tự chủ cao và các quyền tự do truyền thống của nó cho đến năm 2047.

    Việc Trung Quốc vi phạm hiệp ước này là một lư do khác khiến chúng ta phải quan ngại. Nước Anh có đạo đức và nghĩa vụ pháp lư để bàn luận vấn đề này một cách mạnh mẽ trên trường quốc tế. Chúng ta nên khuyến khích bạn bè quốc tế và những người khác làm điều tương tự.

    Trong lúc này, Trung Quốc đang tiếp tục gây ảnh hưởng nặng nề lên các vùng biển lân cận, xây dựng các căn cứ quân sự ở đó và coi thường phán quyết của Ṭa án Hague về biên giới hàng hải hợp pháp.

    Chúng ta không nên cô lập Trung Quốc. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể tin tưởng chế độ độc tài Cộng sản đang cai trị Trung Quốc? Làm thế nào chúng ta có thể đối phó trong các vấn đề thương mại, môi trường, an ninh và sức khỏe – chẳng hạn khi một ngày nào đó chúng ta có thể phải đối mặt với một dịch bệnh khác do việc kháng kháng sinh?

    Trung Quốc sản xuất khoảng 95% kháng sinh trên thế giới và có mức sử dụng b́nh quân đầu người cao gấp đôi so với bất kỳ nơi nào khác.

    Chắc chắn thế giới phải chung tay. Nhưng chúng ta không thể cho phép Cộng sản Trung Quốc phá vỡ hay làm méo mó các quy tắc ḥng đạt được mục đích của họ.

    Một ngày nào đó chế độ dơ bẩn và nguy hiểm này sẽ bị xóa xổ. Cho đến lúc đó, tất cả những người bạn của sự tự do và trung thực sẽ phải cảnh giác.


    Minh Nhật biên dịch

    Ngài Chris Patten là Thống đốc cuối cùng của Hồng Kông trước khi được trao trả cho ĐCSTQ. Ông là một chính trị gia Anh quốc nổi bật, từng gia nhập nội các và giữ chức Bộ trưởng, từng là chủ tịch đảng Bảo thủ Anh. Hiện ông là hiệu trưởng danh dự của Đại học Oxford.

  9. #169
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

    122 quốc gia ủng hộ lời kêu gọi điều tra đại dịch viêm phổi Vũ Hán của Úc, Trung Quốc đe dọa sẽ 'trả thù'
    B́nh luậnNguyên Hương • 07:32, 22/05/20• 1286 lượt xem


    Thủ tướng Úc Scott Morrison phát biểu trong cuộc họp báo ngày 7/4/2020. (Ảnh: Sam Mooy/Getty Images)

    Hiện tại, có 122 quốc gia ủng hộ lời kêu gọi của Úc [đối với việc] tiến hành điều tra độc lập về nguyên nhân của đại dịch viêm phổi khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc.

    Tuy nhiên, Thủ tướng Úc Scott Morrison đang phải đối mặt với sự phẫn nộ của Bắc Kinh, kèm theo lời đe dọa sẽ hủy hoại nền kinh tế của Úc nếu ông không chịu hủy bỏ sáng kiến về cuộc điều tra này. Trung Quốc tỏ rơ thái độ hiếu chiến và hăm dọa Úc rằng họ có thể sẽ áp thuế quan để làm tê liệt mặt hàng xuất khẩu lúa mạch của Úc.

    Ngôn từ trong yêu cầu điều tra này không đề cập đến Trung Quốc, nhưng sắc thái của nó cho thấy đây là một nỗ lực nhằm khám phá và vạch trần hành động che đậy của Bắc Kinh trong giai đoạn đầu bùng phát của dịch bệnh.

    Vương quốc Anh đă đăng kư tham gia hỗ trợ cuộc điều tra và phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Anh cho biết: “Cần phải xem xét lại về đại dịch, ít nhất là nếu xảy ra đại dịch toàn cầu trong tương lai th́ chúng ta có thể chuẩn bị tốt hơn. Một bước tiếp theo quan trọng đối với vấn đề này là Đại Hội đồng Y tế Thế giới phải họp và đưa ra nghị quyết”.

    Đại dịch đă khiến nền kinh tế thế giới lâm vào trạng thái suy thoái. Nhiều quốc gia tự đặt câu hỏi tại sao họ phải thanh toán nợ quốc gia cho Trung Quốc khi dịch bệnh đang cướp đi bao sinh mệnh và tàn phá nền kinh tế của họ là khởi phát từ Vũ Hán, lây lan toàn cầu do sự thiếu minh bạch của chính quyền Bắc kinh.

    Hiện tại, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đă lây nhiễm cho hơn 5 triệu người trên toàn cầu, cướp đi sinh mệnh của gần 330 ngàn người, và hàng triệu người đang phải vật lộn với căn bệnh này.

    Yêu cầu điều tra của Úc hiện được toàn bộ 27 thành viên của Liên minh Châu Âu hưởng ứng tham gia.

    New Zealand, Indonesia, Nhật Bản, Anh, Ấn Độ, Canada, Nga, Mexico và Brazil cũng ủng hộ yêu cầu này của chính phủ Úc.

    Những người phản đối Thủ tướng Úc Scott Morrison cho rằng ông đang sử dụng sáng kiến [phát động cuộc điều tra] này để “bẻ lái” dư luận khỏi những thất bại của ḿnh trong việc xử lư dịch bệnh ở Úc [vào những ngày đầu bùng phát].

    Kể từ khi ông Morrison đưa ra sáng kiến yêu cầu điều tra về đại dịch, uy tín của ông đă tăng lên.

    Ở giai đoạn đầu của đại dịch toàn cầu, nhiều người Úc đă lên án thủ tướng Morrison v́ [ông đă] không hành động nhanh chóng và không có chính sách ứng phó rơ ràng trước mối đe dọa của virus này.

    Who và Trung Quốc
    Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh (Photo by Naohiko Hatta / AFP) (Photo by NAOHIKO HATTA/AFP via Getty Images)
    Đề nghị điều tra của Úc được đưa ra trước Đại Hội đồng Y tế Thế giới, và điều này đ̣i hỏi Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phải "khởi xướng vào thời điểm thích hợp sớm nhất, và tham khảo ư kiến ​​của các quốc gia thành viên để tiến hành đánh giá từng bước một cách vô tư, độc lập và toàn diện”.

    Theo đề xuất chi tiết của Úc, cuộc điều tra sẽ xem xét tất cả "bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác ứng phó với COVID-19 [của toàn thế giới] dưới sự điều phối của WHO”.

    Cuộc điều tra của Úc cũng sẽ đưa ra đánh giá về "hiệu quả của các cơ chế thực thi của WHO, các hành động của WHO và các mốc thời gian liên quan đến đại dịch COVID-19".

    Tuy nhiên, Hoa Kỳ yêu cầu động thái quyết liệt hơn, và đă đặt tên cụ thể cho cuộc điều tra này là “Vũ Hán”; đồng thời cũng [đưa ra] yêu cầu điều tra về tâm chấn của dịch bệnh này.

    Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đă kêu gọi tất cả các quốc gia ủng hộ Úc và cung cấp thông tin liên quan trong quá tŕnh điều tra.

    Đề nghị điều tra của Úc xuất phát từ sự thật rằng, ngày 7/1/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă được thông báo về virus Corona Vũ Hán; nhưng đến ngày 23/1/2020, sau khi hơn năm triệu người đă rời khỏi Vũ Hán để đi đến khắp các vùng miền trên thế giới, th́ Trung Quốc mới phong tỏa tâm chấn của dịch bệnh là tỉnh Hồ Bắc.

    Nguyên Hương

    Theo Express UK

  10. #170
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Mỹ, G7, G20 thế chiến lược xử lý CS Tàu - Quốc Gia Dùng Vủ Khí Sinh Học?

    Kiện Trung Quốc về Covid-19: Triển vọng đến đâu?
    27/05/2020
    Ngọc Lễ


    Cờ Mỹ treo rủ để tưởng niệm trên 100.000 người thiệt mạng v́ Covid-19


    Các nguyên đơn ở Mỹ ‘có đủ cơ sở pháp lư và căn cứ’ để kiện các thực thể ở Trung Quốc đă ‘cố t́nh che giấu và tŕ hoăn công bố thông tin về dịch’ khiến Covid-19 có điều kiện bùng phát và tàn phá nước Mỹ, luật sư thụ lư vụ kiện này nói với VOA.

    Dịch Covid-19 do virus corona chủng mới gây ra khởi phát từ thành phố Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc hồi cuối năm 2019 trước khi lan ra khắp châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Phi. Mỹ hiện là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất với hơn 1,7 triệu ca nhiễm và trên 100.000 người đă chết tính đến ngày 26/5.

    Ngày 12/3, Berman Law Group, một hăng luật tại thành phố Boca Raton, bang Florida, đă khởi sự một vụ kiện tập thể (class action) để đ̣i chính phủ Trung Quốc phải có trách nhiệm pháp lư và bồi thường cho điều mà họ cho là ‘sự lơ là và xử lư tệ dịch Covid-19’. Các nguyên đơn trong vụ kiện tập thể này là ‘tất cả các nạn nhân bị dịch bệnh tác động trực tiếp, bao gồm chủ các doanh nghiệp và thân nhân các nạn nhân tử vong’, theo thông cáo của công ty luật Berman.

    Đến ngày 8/4, hăng luật này thay mặt cho các bác sỹ, y tá ở Mỹ tiếp tục đệ đơn cho vụ kiện tập thể thứ hai với cáo buộc chính phủ Trung Quốc đă đầu cơ và thao túng thị trường trang thiết bị bảo hộ y tế giữa đại dịch.

    Kiện ai?

    Cả hai vụ kiện này đều được đưa ra ṭa án liên bang Hoa Kỳ tại Quận Nam Florida (Southern District of Florida)

    VOA đă liên lạc với ông Jeremy Alters, chiến lược gia trưởng của Berman Law Group, để t́m hiểu về tiến triển vụ kiện, và được ông cho biết là theo yêu cầu của hăng luật, ṭa án đă đồng ư dời phiên xử đầu tiên từ ngày 1/5 sang ngày 4/9 để họ có đủ thời gian phục vụ cho tất cả các bên liên quan, bao gồm nguyên đơn và bị cáo, trong đó có việc dịch tài liệu vụ án sang tiếng Hoa cho phía Trung Quốc và yêu cầu họ phúc đáp trước ngày 31/8.

    Luật pháp Mỹ không cho phép khởi kiện một nước nào đó v́ các quốc gia được hưởng quyền ‘miễn trừ quốc gia’ (sovereign immunity). Về vấn đề này, ông Alters cho biết bị đơn trong các vụ kiện là Đảng Cộng sản Trung Quốc và các thực thể trong Chính phủ Trung Quốc.

    “Đảng Cộng sản Trung Quốc là một đảng chính trị, không phải là một nhà nước có chủ quyền, do đó họ không được hưởng bất kỳ h́nh thức miễn trừ quốc gia nào,” ông giải thích và nói rằng cho dù Đảng Cộng sản nắm quyền kiểm soát đất nước Trung Quốc đi nữa th́ họ vẫn không được xem như là một nhà nước để hưởng quyền miễn trừ.

    Ngoài ra, ông cho biết vụ kiện cũng vận dụng ‘Ngoại lệ về Hoạt động Thương mại’ mà theo đó hoạt động mang tính thương mại của một nước khác trên lănh thổ của Mỹ không được hưởng quyền miễn trừ quốc gia.

    Về phản ứng của phía Trung Quốc đối với vụ kiện, ông cho biết đến nay ‘họ chỉ đưa ra những tuyên bố rằng vụ kiện là nực cười và rằng không phải họ mà chính Mỹ mới phải chịu trách nhiệm’.

    “Họ chưa đưa ra phản hồi chính thức về vụ kiện và họ có thời gian cho tới ngày 31/8 để trả lời,” ông nói thêm.

    Trong trường hợp Trung Quốc bác bỏ toàn bộ vụ kiện và không tham gia, ông Jeremy Alters nói rằng phiên xử vẫn có thể diễn ra và đưa ra phán quyết mà không cần sự tham gia của bị đơn. Khi đó, các bị đơn Trung Quốc tự làm mất đi quyền biện hộ của ḿnh trước ṭa và nếu các nguyên đơn ở Mỹ được xử thắng th́ Ṭa án sẽ cho phép họ tịch thu tài sản của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Mỹ.

    Ông cho biết đă từng có tiền lệ về những vụ kiện như thế này ở Mỹ, chẳng hạn như vụ kiện chính phủ Libya bắn rơi máy bay của hăng Pan-Am giết chết 270 người vào năm 1988 và cuối cùng phía Libya phải bồi thường 2,7 tỷ đô la, theo lời ông, và những vụ kiện nhằm vào Cuba nhưng nước này không tham gia để tự biện hộ để cuối cùng Ṭa ra phán quyết cho phép tịch thu tài sản của họ để bồi thường cho nguyên đơn ở Mỹ.

    Kiện v́ lẽ ǵ?

    Về việc tại sao kiện Trung Quốc đối với những ǵ xảy ra trên đất Mỹ, chuyên gia của hăng luật Berman giải thích: “Virus corona xuất phát ở Trung Quốc. Họ đă không kiểm soát được nó. Họ đă không cảnh báo thế giới đàng hoàng để cho con virus đó tấn công người dân Mỹ. Do đó, thiệt hại đă xảy ra ở đây, trên đất Mỹ. Chính v́ vậy các công dân Mỹ đă bị ảnh hưởng bởi hành động của Trung Quốc.”

    Theo nhận định của người đại diện hăng luật Berman này th́ ‘Trung Quốc biết’ về mức độ nguy hại của sự lan truyền virus corona nhưng ‘thay v́ cảnh báo Mỹ và thế giới th́ họ lại che giấu’. Bằng chứng mà ông đưa ra là việc Trung Quốc trừng phạt bác sỹ nhăn khoa Lư Văn Lượng, một trong những người đầu tiên đưa ra cảnh báo về những ca bệnh bí hiểm ở Vũ Hán, và kiểm soát các cuộc bàn luận trên mạng xă hội về dịch bệnh cũng như không chia sẻ chuỗi gien của virus măi cho đến ngày 10/1.

    Phía Trung Quốc cho đến nay vẫn một mực bác bỏ những cáo buộc che giấu thông tin. Họ khẳng định rằng đă thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới ngay từ những ngày đầu có ca bệnh và Chủ tịch Tập Cận B́nh cũng đă thông báo ngay với người đồng nhiệm Mỹ Donald Trump sau khi Bắc Kinh ư thức được mức độ nguy hại của dịch. Khi đó, Tổng thống Trump c̣n lên Twitter ca ngợi Trung Quốc ‘đă làm rất tốt’ trong kiểm soát dịch.

    “Vấn đề đặt ra là tại sao họ làm như vậy? Họ làm vậy để bảo vệ lợi ích kinh tế của riêng họ,” ông Alters lập luận. “Họ cần phải kư thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Mỹ. Và chỉ sau khi kư xong thỏa thuận họ mới công bố dịch bệnh với thế giới. Nếu họ công bố sớm hơn th́ hàng chục ngàn người Mỹ và người dân khắp thế giới sẽ không chết.”

    Khi được hỏi tại sao có thể đổ lỗi Trung Quốc làm lây bệnh đến Mỹ khi mà Tổng thống Trump đă ra lệnh cấm các chuyến bay từ Trung Quốc đến Mỹ khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, ông Alters nói ngay trước khi có lệnh phong tỏa ở Vũ Hán th́ ‘đă có rất nhiều người ở đây tỏa đi khắp Trung Quốc và khắp thế giới vào dịp Tết Nguyên đán’.

    “Không nghi ngờ ǵ dịch bệnh phát xuất từ Trung Quốc. Mà nếu Mỹ có bị lây từ châu Âu th́ nh́n vào các chuyến bay chúng ta sẽ thấy đă có hàng ngàn người đến châu Âu từ Trung Quốc (trong tháng 1),” ông lập luận.

    Cố t́nh?

    Theo phân tích của ông Alters th́ ‘sự cố t́nh’ của Trung Quốc mà vụ kiện nêu ra ‘không phải là cố t́nh làm lây lan dịch bệnh gây hại cho Mỹ và phương Tây’ mà là ‘cố t́nh che giấu dịch v́ lợi ích riêng của chính quyền và điều này vô t́nh làm lây lan dịch bệnh khắp thế giới’.

    “Tôi không nói là Trung Quốc lấy con virus đó ra từ pḥng thí nghiệm rồi cố t́nh lan truyền nó khắp thế giới. Ư tôi là họ có đầy đủ thông tin về dịch bệnh mà đáng lẽ ra họ nên thông báo cho thế giới biết sớm hơn một tháng. Chính sự không chia sẻ thông tin đó là cố t́nh,” ông giải thích.

    Về việc ‘Trung Quốc có đầy đủ thông tin’ về dịch bệnh ngay từ đầu, nhất là với một chủng virus corona quá mới mà thế giới chưa biết ǵ nhiều, ông dẫn ra việc bà Thạch Chính Lệ, phó giám đốc Viện Virus học Vũ Hán, pḥng nghiên cứu cấp độ 4 duy nhất của Trung Quốc chuyên nghiên cứu các mầm bệnh đặc biệt nguy hiểm, đă ‘nghiên cứu một loại virus tương tự ngay từ năm 2013 mà bà t́m thấy trên một loài dơi hang động nằm cách Vũ Hán hơn 1.800 cây số’ và chủng virus này giống đến 96% chủng virus corona gây dịch Covid-19. Bà Thạch đă thừa nhận việc này trên tạp chí chuyên ngành The Nature hồi tháng 2.

    Khi được hỏi có thể dồn hết trách nhiệm lên Trung Quốc hay không v́ nếu Trung Quốc có che giấu dịch bệnh đi nữa th́ nếu chính quyền Mỹ cảnh giác, không chủ quan, phản ứng đầy đủ và kịp thời th́ cũng không để đến t́nh trạng như hiện nay, ông nói: “Trách nhiệm phải bắt đầu ở nơi dịch bệnh xuất hiện. Tất cả những ǵ xảy ra sau đó đều có nguyên nhân từ đó.”

    “Nếu Trung Quốc hành động đàng hoàng và ngăn chặn được dịch bệnh kịp thời th́ Mỹ đă không phải đương đầu với nó,” ông giải thích.

    Ông cũng cho rằng không nên so sánh giữa dịch Covid-19 hiện nay với dịch H1N1 vốn khởi phát ở Mỹ vào năm 2009 rồi sau đó lan ra gây thiệt hại khắp thế giới, trong đó có Trung Quốc. Ông cho rằng Trung Quốc ‘không thể quy trách nhiệm cho Mỹ về dịch H1N1’.

    “Hai trường hợp hoàn toàn khác nhau. Toàn bộ thông tin về virus H1N1 đă được Mỹ chia sẻ đầy đủ và kịp thời với Trung Quốc,” ông nói. “Nếu Trung Quốc muốn kiện Mỹ th́ cứ việc. Nhưng tôi chắc rằng nếu họ làm như vậy th́ hậu quả kinh tế đối với họ sẽ nặng nề.”

    Trung Quốc trả đũa?

    Về khả năng Trung Quốc sẽ trả đũa nếu Ṭa ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, ông Jeremy Alters nói: “Tôi cho rằng nền kinh tế của họ sẽ bị tàn phá bởi v́ tất cả chúng ta đều biết là nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào xuất khẩu đi thế giới và nhất là Mỹ.”

    Tuy nhiên, ông cho rằng nếu Trung Quốc trả đũa th́ Mỹ cũng sẽ ‘gánh chịu thiệt hại nặng nề’ nhưng những ǵ kinh tế Mỹ đang trải qua hiện nay v́ dịch bệnh ‘cũng đă là quá nặng nề rồi’. “Kinh tế Mỹ không thể bị tồi tệ hơn nữa so với những ǵ đă xảy ra hiện nay mặc dù xuất khẩu hay nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng.”

    Trong trường hợp Trung Quốc không chịu bồi thường thiệt hại cho Mỹ nếu như Ṭa ra phán quyết, ông nói các nguyên đơn có thể tịch thu tài sản của Trung Quốc ở Mỹ như đă từng làm với các vụ kiện nhằm vào Cuba, ông nói và cho biết số tiền mà ông nhắm đến cho thiệt hại của Mỹ là ‘hàng ngàn tỉ đô la’.

    Với vụ kiện tập thể thứ hai về tích trữ vật tư y tế, ông Alters chỉ ra rằng ‘khi dịch bệnh nổ ra ở Trung Quốc, họ đă đi khắp thế giới để mua trang thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) và ‘không cho phép các công ty Mỹ sản xuất khẩu trang ở Trung Quốc như 3M và Honeywell xuất khẩu hàng hóa đi Mỹ’.

    “Khi dịch đă lắng lại ở nước họ và bùng phát trên thế giới họ lại đem vật tư y tế đó đi bán khắp nơi để thu lợi nhuận khổng lồ. Đó là hành vi trục lợi từ việc cố t́nh che giấu thông tin về dịch của họ,” ông phân tích.

    “V́ lẽ đó mà Mỹ và phần c̣n lại của thế giới phải chịu hậu quả,” ông nói.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Sự tham chiến của Trung Cộng trong chiến tranh Việt Nam
    By Hiếu Thiện in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 0
    Last Post: 18-02-2020, 12:50 PM
  2. Replies: 21
    Last Post: 11-09-2018, 07:42 AM
  3. Sự thật về chiến tranh Việt Nam. Website cuả cựu chiến binh Mỹ
    By Hiếu Thiện in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 20-03-2018, 10:49 AM
  4. Chiến tranh đến gần?
    By anlocdia in forum Tin Việt Nam
    Replies: 3
    Last Post: 10-05-2012, 08:09 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 15-01-2011, 04:51 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •