Page 11 of 12 FirstFirst ... 789101112 LastLast
Results 101 to 110 of 113

Thread: THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM

  1. #101
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    ....CHIẾN SĨ VÔ DANH...! (TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG)
    Tháng 4 29, 2020 Lượt xem: 48
    …Càn khôn danh lợi hư không
    Sống gởi thác về một vòng tử sanh…


    Anh linh hóa khí thiêng sông núi
    Đời vô danh không tuổi không tên
    Chiến công lịch sử không quên
    Máu xương gởi đất nhẹ tênh mây trời

    Đền nợ nước trọn đời chiến sĩ
    Trả núi sông hồ thỉ tang bồng
    Càn khôn danh lợi hư không
    Sống gởi thác về một vòng tử sanh

    Trần Thị Tuyết Nhung

  2. #102
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Tự do ngôn luận: một quyền thiêng liêng!
    29/04/2020


    Phạm Phú Khải
    Tựa phim tài liệu Through Our Eyes - The Vietnam War. H́nh minh họa. Photo USAVN.org


    Hôm nay đánh dấu 45 năm tưởng niệm biến cố 30 tháng Tư, ngày Việt Nam Cộng Ḥa sụp đổ, ngày chế độ độc tài cộng sản toàn trị bắt đầu các chính sách tàn ác, thô bạo, phân biệt đối xử, với mọi quân cán chính, tôn giáo, trí thức, và bao nhiêu người khác tại miền Nam.

    Không có ǵ ngạc nhiên khi nhân quyền hoàn toàn không hiện hữu trong 45 năm qua. Một chế độ độc tài với bản chất Marxist - Leninist muốn duy tŕ hệ thống quyền lực toàn diện và tuyệt đối trên mọi vấn đề của đất nước th́ mọi văn bản chế độ này kư tên vào không có giá trị ǵ, kể cả Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em (UNCRC). Các báo cáo từ Việt Nam chủ yếu dẫn chứng bao nhiêu bộ luật này nọ, nhưng chẳng có giá trị ǵ, v́ họ có tôn trọng và áp dụng luật nào đâu.

    Nếu chế độ này sụp đổ vào một lúc nào đó, là điều tất nhiên nhưng chỉ không biết khi nào sẽ xảy ra, th́ liệu Việt Nam sẽ có dân chủ lúc đó không? Sẽ mất bao lâu để xây dựng dân chủ? Khi nào Việt Nam mới có được nền dân chủ đích thực? v.v…

    Đây là những câu hỏi chưa ai trả lời được vào lúc này. Nhưng các cuộc cách mạng thiết lập dân chủ trong lịch sử nhân loại cho thấy dân chủ là cả một tiến tŕnh đấu tranh không ngừng và không có đích cuối cùng. Sẽ có lúc tiến và có lúc thoái. Như đă thấy trong những năm gần đây ngay tại cái nôi dân chủ và các nền dân chủ tiên tiến nhất.

    Cũng cần nhắc lại rằng một trong các mục đích quan yếu của thể chế dân chủ là làm sao để mọi công dân có quyền được nói, được bày tỏ tư tưởng của ḿnh như tất cả mọi người khác, được liệt kê trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

    Khi nh́n thấy viễn ảnh Thế Chiến II rồi cũng sẽ đến Hoa Kỳ, cố Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Delano Roosevelt t́m cách thuyết phục cả quốc hội Hoa Kỳ cần phải chủ động t́nh thế để bảo vệ một nền dân chủ lâu đời và lớn mạnh nhất. Ông nói: “Không có điều ǵ bí ẩn về nền tảng của một nền dân chủ lành mạnh. Những điều cơ bản mà người dân mong đợi cho hệ thống chính trị và kinh tế của họ rất đơn giản. Đó là: b́nh đẳng về cơ hội cho người trẻ và mọi người khác; việc làm cho những người có thể làm việc; an ninh cho những người cần nó; sự kết thúc đặc quyền dành cho thiểu số; việc duy tŕ quyền tự do dân sự cho mọi người; sự hưởng thụ thành quả của tiến bộ khoa học trong mức sống cao hơn và không ngừng tăng trưởng.” Cũng trong bài phát biểu ngày 6 tháng Giêng năm 1941 này, ông FDR nhấn mạnh rằng người dân ở mọi quốc gia trên thế giới chia sẻ bốn quyền tự do mà người dân Mỹ được hưởng: tự do phát biểu và bày tỏ; tự do thờ phượng Thượng Đế theo cách riêng của ḿnh; tự do từ sự ham muốn; và tự do từ sự sợ hăi.

    Nghĩa là, tự do căn bản nhất của nền dân chủ là tự do phát biểu và bày tỏ.

    Đă là con người, ai cũng muốn có tiếng nói, và ai cũng mong tiếng nói ḿnh được tôn trọng. Bản chất con người đều như thế ở mọi nơi. Trong mọi gia đ́nh, nhà trường, xă hội, công sở, cộng đồng, quốc gia cũng như quốc tế. Với mọi tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa.

    Nhưng có những người và những nơi mà một số, hay nhiều thành phần không có quyền được nói. Quyền nói và bày tỏ của họ đă bị chèn ép, khống chế, hay tước đoạt ngay từ lúc c̣n bé, một cách ư thức hay vô thức. Qua thời gian, những người dân này quên mất rằng các quyền thiêng liêng căn bản này phải thuộc về ḿnh. Cha mẹ họ cũng không có quyền ǵ để tước đoạt nó. Thầy cô giáo , các cấp trên hay lănh đạo của họ tại công sở cũng không có quyền đó. Kể cả các lănh đạo tôn giáo, xă hội, kinh tế, văn hóa hay chính trị cũng vậy.

    Nói cách khác, v́ bị đánh cắp ngay từ nhỏ nên nhiều người trên thế giới không biết rằng quyền tự do phát biểu và bày tỏ là quyền bất khả xâm phạm, là quyền thiêng liêng của mọi con người trên thế giới. Tạo hóa cho ta cặp mắt, lỗ tai, cái miệng và hai bàn tay để truyền thông, để diễn đạt suy nghĩ của ḿnh, ngay cả khi người đó không thể nói được bằng lời.

    Một người khi ư thức được điều này sẽ dần dần t́m cách khắc phục chính ḿnh, vượt qua lo ngại hay sợ hăi, để bày tỏ tiếng nói và quan điểm của ḿnh. Ngược lại, một người bị kiềm hăm, nghiêm cấm lâu dài, tiếng nói không những không được tôn trọng mà c̣n bị xem là vi phạm quy định hay pháp luật, th́ nó sẽ trở thành măn tính, để rồi chấp nhận rằng ḿnh chẳng có quyền ǵ cả, kể cả quyền được nói và bày tỏ.

    Người dân Việt Nam cũng như người dân sống trong các chế độ độc tài và cộng sản toàn trị có thể làm ǵ để có tiếng nói của ḿnh?

    Thứ nhất là tập nói. Nói th́ ai cũng nói được, nhưng lưu loát, găy gọn, chính xác, hợp lư, rơ ràng và dễ hiểu mới là điều khó. Nói bừa nói ẩu th́ càng dễ hơn. Chưa kể, lối nói phải khéo léo, tế nhị để tránh sự hiểu lầm, ngộ nhận, tự ái. Cho nên cần phải tập nói làm sao để người khác hiểu ḿnh, và nhất là hiểu cả những hàm ư ǵ ḿnh tuy không nói ra. Đây là cả một tiến tŕnh dài nhưng cần thiết. Truyền thông hiệu quả nằm ở đây. Đó là một kỹ năng mà ai trong chúng ta cũng cần phải ư thức tập luyện, dù có tài giỏi hùng biện đến mấy.

    Thứ hai là tập tôn trọng ư kiến của người khác và chấp nhận phê b́nh. Trong các nền dân chủ cấp tiến (liberal democracy), bất cứ người dân thường nào cũng đều có quyền bày tỏ quan điểm của ḿnh và thẳng thắn phê b́nh các lănh đạo chính trị một cách trực tiếp hay gián tiếp. Giới lănh đạo chính trị quốc gia hiểu rơ quyền bất khả xâm phạm này của người dân, và họ luôn dùng lời lẽ ôn tồn, lư luận thuyết phục, để hồi đáp mặc dầu trong ḷng họ có ấm ức hay bực dọc cách mấy. Nhưng quyền tự do phát biểu không có nghĩa là có quyền lên án, vu khống, chụp mũ người khác một cách vô cớ. Là công dân trong một đất nước tự do, dân chủ, một xă hội văn minh, nhân bản, chúng ta cần sử dụng các quyền này một cách có trách nhiệm với chính ḿnh và mọi người chung quanh.

    Thứ ba là tập khẳng định các quyền này cho con em ngay từ khi c̣n bé. Quyền tự do phát biểu và bày tỏ phải được cha mẹ, anh chị em, thầy cô giáo, những người lớn và nói chung là thành viên của xă hội chung quanh khuyến khích và tôn trọng, nhất là đối với trẻ em. Truyền thống giáo dục Việt Nam trong gia đ́nh thường bắt chúng nghe theo ḿnh, không có ư kiến và không căi lại. Nhưng đây lại là cách phản tác dụng nhất. Cách này sẽ khiến cho con em ḿnh tưởng chúng không được quyền nói lên tiếng nói của ḿnh. Nó sẽ ăn sâu vào tiềm thức của chúng. Đây là phương thức gần như phổ quát đối với đa số các gia đ́nh Việt Nam.

    Nhưng nếu một đứa bé nghĩ và nói sai th́ cách hiệu quả nhất là hướng dẫn nó biết suy nghĩ, lư luận, dựa trên các dữ kiện và thông tin khả tín. Thay v́ cấm đoán hay mắng chửi đứa bé.

    Tự do ngôn luận trong mọi tầng lớp xă hội và mọi địa hạt của con người là điều kiện quan yếu để xây dựng một nền dân chủ cấp tiến. Không có nó th́ mọi sự thật sẽ dễ dàng bị chôn vùi hay bị che đậy để lừa gạt người khác. Nhưng muốn có nó th́ phải xây dựng nền tảng và phải bắt đầu ngay từ khi c̣n bé.

    Ngày 30 tháng Tư mỗi năm nhắc nhở chúng ta một cơ hội quư báu cho toàn dân tộc bị cướp đoạt. Đó là một miền Nam Việt Nam, tuy chưa tự do và dân chủ như một mô h́nh lư tưởng, nhưng đă có những nền tảng căn bản. Ngày này cũng nhắc nhở chúng ta những ǵ căn bản nhất mà cần nỗ lực xây dựng v́ nó nằm trong khả năng của mỗi chúng ta.

  3. #103
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    PHÓNG SỰ CỘNG ĐỒNG: Tưởng niệm Quốc Hận 30/4/2020 tại Nam California


  4. #104
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    30/4 nhớ những lời ca
    30/04/2020
    p1


    Thẻ đoàn viên Lực lượng Sinh viên Học sinh Pḥng vệ Hậu phương (Ảnh: Bùi Văn Phú)


    Bùi Văn Phú


    Vào bậc tiểu học tôi học lớp Năm tại trường công lập Nghĩa Hoà với thày Nguyễn Văn Cường, khi đó có thày Nguyễn Ngọc Tích làm hiệu trưởng. Học sinh đi học mặc quần soọc xanh, áo sơ mi trắng, đội mũ ca nô xanh.

    Mỗi buổi chào cờ, thày Cường hô: “Học sinh chú ư đứng. Nghiêm. Chào cờ. Chào.” Các em cất tiếng hát, hướng mắt nh́n lên lá cờ vàng được một bạn kéo lên chầm chậm, khi tới đỉnh th́ bài quốc ca cũng vừa dứt:

    “Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi
    Đồng ḷng cùng đi hy sinh tiếc ǵ thân sống
    V́ tương lai quốc dân cùng xông pha khói tên
    Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền…”

    Mới đi học những buổi đầu tiên, tôi và các bạn cùng lớp chỉ biết đứng nghiêm nghe các bạn lớn hơn hát. Thày cô không dậy đám học tṛ nhỏ nhất trường ở tuổi lên sáu, lên bẩy những lời ca đó. Nghe nhiều lần cũng thấm vào ḷng chúng tôi rồi cùng cất tiếng hát.


    Các bạn lớp 12-A1 Nguyễn Bá Ṭng Gia Định trong một buổi đi chơi ở Búng, Lái Thiêu năm 1973. Tác giả ở b́a phải. Lê Minh Châu, b́a trái, là chuẩn úy đă mất tích trong chiến tranh (Ảnh: Bùi Văn Phú)
    Lớp Ba của thày giáo Thành chúng tôi được học hát, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp:

    “Cái nhà là nhà của ta
    Công khó ông, cha lập ra
    Cháu con phải ǵn giữ lấy
    Muôn năm với nước non nhà.”

    Tết Trung Thu chúng tôi hát về chú Cuội, chị Hằng để tối cùng trẻ con trong xóm rước đèn đi chơi:

    “Tết Trung thu rước đèn đi chơi
    Em rước đèn đi khắp phố phường
    Ḷng vui sướng với đèn trong tay
    Em múa ca dười ánh trăng rằm…”

    “Bóng trăng trắng ngà có cây đa to
    Có thằng Cuội già ôm một mối mơ…”

    “Chú Cuội yêu chị Hằng Nga
    Nói dối ông bà lên viếng mặt trăng
    Ôi tang t́nh tang ôi tang t́nh t́nh…”

    Trẻ con đi rước với đèn xếp, lồng đèn các loại: con cá, con thỏ, ông sao, tàu bay, tàu thủy bằng giấy bóng kiếng.

    Tôi có ông chú mỗi năm đều làm đèn trung thu bán. Chú rất thương tôi nên có năm đă làm riêng cho tôi một chiếc lồng đèn con cá chép to rất đẹp, nhiều mầu sắc mà khi đi rước đèn nổi hẳn lên trong ánh nến làm tôi nhớ măi.


    Toán Du ca Hạc Trắng trong một buổi hát cộng đồng ở San Jose, California tháng 12/1980 (Ảnh: Bùi Văn Phú)
    Những năm sau có đèn con bướm bằng sắt, có đèn bằng lon côca côla với que đẩy chạy trên mặt đất kêu lách tách.

    Chúng tôi cũng biết bài “Ḱa con bướm vàng” nhưng thường hát cho học tṛ con gái múa:

    “Ḱa con bướm vàng, ḱa con bướm vàng
    Xoè đôi cánh, xoè đôi cánh…”

    Lời ca quen thuộc có khi đổi thành: “Giờ chơi đến rồi, giờ chơi đến rồi…” hay “Giờ cơm đến rồi, giờ cơm đến rồi, mời anh xơi mời anh xơi…”

    Năm lớp Nhất, trong dịp học sinh được đưa lên Tân Phú đón Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ đến khánh thành một xă dân sinh mới thành lập, chúng tôi được dạy lời ca biến cải để cùng hát với cả ngh́n học sinh từ các trường khác tụ họp ở nơi tổ chức lễ:

    “Xă Tân Phú này, xă Tân Phú này
    Đẹp xinh ghê, đẹp xinh ghê
    Dân chúng nay sống yên b́nh
    Dân chúng nay sống yên b́nh
    Tang t́nh tang, tang t́nh tang…”

    Và rồi có cả những ca từ không đẹp ǵ mấy.

    Lên trung học đệ nhất cấp, tôi học trường Thánh Tâm ở Ngă ba Ông Tạ. Mỗi tuần có giờ sinh hoạt hiệu đoàn với thày Nguyễn Văn Khải. Thày nói giọng nam, trông mặt thày khó tính, ít khi cười và hay nhéo tai khi học sinh phạm kỷ luật.



    Sinh viên Đại học Berkeley hát cho thuyền nhân tháng 2/1982. Tác giả với đàn ghi-ta (Ảnh: Bùi Văn Phú)
    Thích sinh hoạt, hát ḥ nên tôi thuộc nhiều bài ca cộng đồng và thường xướng lên cho các bạn cùng hát. Tôi thuộc típ người “hát hay không bằng hay hát”.

    Giờ sinh hoạt, thày chia đội, ra một đề tài cho học sinh thảo luận. Tuần sau, mỗi toán cử một đại diện lên thuyết tŕnh, một đại diện lên hát. Đề tài xoay quanh đức dục như lễ phép, vâng lời, trách nhiệm, tự trọng, tự tin, trung thành hay nhân nghĩa lễ trí tín.

    Tôi thường được các bạn cử làm đại diện đội ra trước lớp thuyết tŕnh. Hát th́ có Trần Bá Nam, Lê Quang Phúc với những ca khúc như “Cánh hoa thời loạn”, “Những đóm mắt hoả châu”, “Ḷng mẹ”. Bạn Nghĩa cận thị, giọng người Nam, hát một bài có lời ca rất ư nghĩa được thày khen. Đến nay tôi c̣n nhớ, nhưng không rơ tác giả hay tên bài hát:

    “Tôi yêu mến cơi bờ Việt Nam
    Một giang sơn từ nam chí bắc
    Bốn ngàn năm dẫy đầy liệt oanh sử xanh
    Tây giáp nước Ai Lao và biên thuỳ Cao Miên
    Bắc giáp đất người Tầu tức là nước Trung Hoa
    Đông th́ liền với biển tên gọi Thái B́nh Dương…”

    Một đội khác có bạn Nguyễn Đức Bảo, hát hay mà c̣n biết đàn ghi-ta nữa. Nghe bạn vừa đàn vừa hát “Diễm xưa” tôi rất cảm phục.


    Du ca San Jose tham gia biểu t́nh tuần hành ở ĐH Berkeley tháng 7/1981. Anh Ngô Thanh Lập cầm đàn đi đầu (Ảnh: Bùi Văn Phú)
    Năm học giảng văn với thày Nguyên Xuân Sinh và thày đă dành ít thời giờ mỗi tuần để dạy học sinh chút kiến thức âm nhạc không chính thức có trong chương tŕnh. Chúng tôi được học sơ về nhạc lư với các nốt đồ rê mi fa son la, về cách cầm que đánh nhịp. Thày dạy nhiều bài, nhưng hai bài tôi c̣n nhớ măi v́ bị khảo bài là “Vầng trăng mờ” và “Không phải là lúc”.

    “Vầng trăng mờ một trời thơ
    Xa xa tiếng ca êm đềm đưa
    Chân mây thưa ánh sao úa
    Sương buông mờ đường về làng xưa…”

    Bài hát không được biết đến nhiều ngoài công chúng, nhưng tôi phải đứng trước lớp hát một cách êm ả, chậm răi, xuống giọng ở chữ “mờ” rồi vút lên sau đó ở chữ “xưa”. Hát xong thày phê b́nh tôi xuống giọng chưa đủ thấp ở chỗ phải xuống nên chỉ được 7 điểm. Đó là điểm thấp làm tôi nhớ măi v́ là học sinh giỏi, thường đạt điểm 9 hay 10 trong các bài tập cũng như bài thi.

    Bài thứ hai, quen hơn. Thày dạy phải ngắt đúng ngay sau những chữ vần “úc” hay “ua”. V́ thích hát cộng đồng trong sinh hoạt nên khi trả bài tôi hát to, hát mạnh, ngắt đúng nơi nên được điểm tối đa.

    “Không phải là lúc cứ ngồi mà đặt vấn đề nữa rồi
    Phải dùng bàn tay mà làm cho tươi mới
    Hàng chục năm qua ta ngồi ngó nhau, nghi ngờ nhau
    Khích bác nhau cho cay cho sâu cho thật đau
    Không phải là lúc cứ ngồi mà căi suông…”

    Lớn lên tôi biết ḿnh chỉ hát được nhạc cộng đồng, c̣n đơn ca hay song ca th́ không có giọng.

    Khi thày Trần Văn Thuận dạy văn, học sinh rất thích v́ thày rất văn nghệ, thích nhạc Trịnh Công Sơn và đă đem đàn vào lớp hát cho học tṛ nghe.


    Du ca trong chương tŕnh văn nghệ đấu tranh tại San Jose Center for Performing Arts năm 1982 (Ảnh: Bùi Văn Phú)
    Đó cũng là năm học sau Tổng Công kích Tết Mậu Thân. Chiến tranh đă vào thành phố với súng nổ, bom rơi, trực thăng bắn rốc-kết. Tiếng súng ngưng, anh hàng xóm lấy xe Honda chở tôi chạy lên hướng Bảy Hiền, Bà Quẹo thấy hai bên đường c̣n xác dân, xác Việt Cộng nằm la liệt.

    Khi cuộc tấn công đợt hai xảy ra, trường Thánh Tâm đă được dùng làm trạm tiếp cư cho người tị nạn tạm trú.

    Sau Mậu Thân, Việt Cộng pháo kích vào thành phố. Nhiều đêm nghe tiếng hoả tiễn 122 ly rít trong không gian rồi nổ đâu đó trong khu dân cư, thân người chết văng tung toé.

    Một chiều nghe tiếng nổ lớn, chạy ra đường Nguyễn Văn Thoại, nơi có nhiều quán bar xem chuyện ǵ, thấy xác lính Mỹ xác dân cháy đen, cụt chân tay trên mặt đường. Nghe nói do chất nổ TNT gài trong xe đạp.

    Năm đó tôi biết đến nhạc Trịnh nhiều hơn, không chỉ là t́nh ca mà c̣n những ca khúc về quê hương đă được nghe thày Thuận và bạn Bảo đàn hát trong lớp.

    “Ghế đá công viên rời ra đường phố
    Người già co ro em bé loă lồ
    Từng hạt cơm khô trong miếng hững hờ
    Đạn về đêm đêm đốt cháy quê hương…”

    Năm lớp 9, tôi và vài bạn được chọn làm đại diện trường lên thành phố tham gia Chương tŕnh Sinh hoạt Học đường (CPS), ở chỗ gần Nhà thờ Đức Bà.

    Đến đó chúng tôi được học hát, nhảy múa, sinh hoạt chung với các bạn từ nhiều trường khác, dưới sự hướng dẫn của các anh chị lớn:

    “Anh em ta cùng mẹ cha
    Như chuyện cũ trong tích xưa
    Khi thế gian c̣n mù mờ…”

    “Từ Nam Quan Cà Mau
    Từ non cao rừng sâu
    Gặp nhau cho non nước ta xây cầu…”

    “Chiêng trống cồng mừng anh trên rẫy
    Xuống đồi xuống nương đi cày
    Ôi rừng ơi núi ơi sông ơi
    Ôi thác suối ơi, rừng ơi núi ơi
    Tang tính t́nh đàn tre dây nứa…”

    Thời gian đó, nhiều nhà đă có ra-đi-ô nên trong xóm vang vang nhiều bài hát qua sóng phát thanh. Tôi nhớ nhất “Thương về miền Trung” qua giọng hát Phương Dung và “Anh đi chiến dịch” với Hoàng Oanh.

    Tuy chẳng có liên hệ ǵ đến quê hương miền Trung, nhưng tôi cứ nhớ măi câu ca:

    “Mời anh dừng lại nơi đây nghỉ chân
    Nhà em tuy nhỏ đơn sơ nghèo nàn
    Nhà em có cơm rau với cà
    Và có em thơ mẹ già
    Mẹ thương em lắm anh ơi…”

    Có lẽ v́ tả t́nh cảnh nghèo, như nhà tôi lúc đó thường cũng chỉ cơm canh với cà mỗi bữa nên nghe cũng tủi ḷng.

    Rồi nh́n những anh lớn trong xóm lên đường ṭng quân, khi nghe một điệp khúc hùng tráng tôi hay gơ nhịp bằng tay trên phản gỗ:

    “Không quên lời xưa đă ước thề
    Dâng cả đời trai với sa trường
    Nam nhi cổ lai chinh chiến hề
    Nào ai ngại ǵ v́ gió sương…”

    Năm lớp 10 tôi vào trường Nguyễn Bá Ṭng trên đường Bùi Thị Xuân. Năm đó không phải thi cử ǵ, thỉnh thoảng tôi trốn học đi ăn đậu đỏ bánh lọc trên đường Kỳ Đồng, vào toà soạn Tuổi Hoa bên cạnh nhà thờ Ḍng Chúa Cứu Thế đọc báo. Tôi cũng bắt đầu sưu tầm tem thư nên hay đạp xe ngang bưu điện xem có biểu ngữ thông báo phát hành tem thư để c̣n dành dụm tiền mua phong b́ phát hành ngày đầu tiên.

    Không chăm học mà tôi lại thích đàn ghi ta nên tự học để nghêu ngao những ca khúc nhạc Trịnh ḿnh thích hay những bản t́nh ca mơ mộng.

    Mua cây đàn ghi-ta cũ, mua sách tự học, lần ṃ gảy nốt, đệm gam nghêu ngao “Diễm xưa”, “Hạ trắng”, “T́nh sầu”, “Những ngày xưa thân ái”, “Ḷng mẹ”, “Nỗi buồn hoa phượng”, “Một chuyến bay đêm” hay hát to những bài đồng ca “Nối ṿng tay lớn”, “Gia tài của mẹ”, “Tôi sẽ đi thăm”, “Huế Sài G̣n Hà Nội”, “Việt Nam Việt Nam”, “Việt Nam quê hương ngạo nghễ”.

    Ở trung học đệ nhất cấp tôi được bảng danh dự mỗi tháng và cuối năm thường đứng nhất nh́ trong lớp. Lên lớp 10 ham chơi nên xuống tầm giữa lớp trong số 60 học sinh.

    Hai năm cuối bậc trung học, tôi chuyển qua trường Nguyễn Bá Ṭng, số 4 Hoàng Hoa Thám, Gia Định.

    Ở đó có hát ḥ sinh hoạt với các bạn. Tôi và bạn Phước đen, v́ mầu da con lai, thường hay xướng lên nhạc cộng đồng hay những bài dân ca “Chiêng trống cồng”, “Trống cơm”, “Qua cầu gió bay”.

    “Đoàn người tưng bừng về trong sương gió
    Hồn như đám mây trắng lững lờ
    Giang hồ không bờ không bến
    Đẹp như chí trai anh hùng…”

    “Hy vọng đă vươn lên, trong màn đêm bao ưu phiền
    Hy vọng đă vươn lên, trong lo sợ mùa chinh chiến
    Hy vọng đă vươn lên, trong nhục nhằn tràn nước mắt
    Hy vọng đă vươn dậy như làn tên, đang rực lên trong màn đêm
    Hy vọng đă vươn lên trong trong ḷng tôi, trong ḷng anh, trong ḷng em…”

    Bạn cùng lớp 12 là Duy Nam, học tṛ của Duy Khánh nên có giọng hát giống như sự phụ. Nam hát nhạc của Duy Khánh, Trúc Phương, Trịnh Lâm Ngân rất mùi.

    “Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
    Khi thấy mai đào nở vàng bên hiên…”

    Năm cuối bậc trung học có văn nghệ mừng xuân lần đầu tiên tại trường. Năm đó tôi c̣n làm bích báo cho lớp 12-A1, dưới sự hướng dẫn của thày Trần Bằng Phong dạy văn, hay đấm cho học sinh nam một quả vào bắp tay nếu không thuộc bài.

    Ở ngưỡng cửa của tuổi động viên, chiến tranh c̣n kéo dài, chúng tôi lo lắng v́ thi trượt là phải lên đường. Các kỳ thi Tú tài 1 và Tú tài 2 rất khó và quan trọng đối với nam sinh, v́ kết quả định đoạt tương lai c̣n được ở lại trường hay phải vào quân trường.

    Năm 1972 với tổng tấn công Mùa Hè Đỏ Lửa và chính phủ có lệnh đôn quân. Nam sinh lớp 11 thi rớt th́ vào trường hạ sĩ quan Đồng Đế ở Nha Trang, thi đậu nếu quá tuổi hoăn dịch vẫn phải nhập ngũ, đi sĩ quan trừ bị Thủ Đức.

    Tương lai bản thân, tương lai đất nước, bao giờ chiến tranh chấm dứt là những suy tư nóng bỏng của tuổi trẻ. Cuối tuần gặp nhau đàn hát, có khi là những ca vang vang tính đấu tranh, có khi nặng trĩu nỗi buồn:

    “Tuổi trẻ chúng tôi đă bao nhiêu năm
    Lần lượt đi trên giàn lửa thiêu…
    Sao chúng tôi không có quyền lên tiếng nói
    T́m về nguồn nguồn yêu thương bao ngh́n năm anh dũng…”

    “Thà như giọt mưa
    Rớt trên tượng đá
    Thà như giọt mưa
    Khô trên tượng đá…
    Ta hỏng tú tài
    Ta hụt t́nh yêu
    Thi hỏng mất rồi
    Ta đợi ngày đi
    Đau ḷng ta muốn khóc…”

    Buồn và nhớ nhất là khi cất tiếng ca cho những đứa bạn đă vĩnh viễn ra đi từ chiến trường: Duy Nam, Lê Minh Châu, Nguyễn Đức Tuyển, Trần Văn Doanh, Phạm Văn Thông.

    Càng lớn lên, nghe nhạc Trịnh càng thấy thấm vào ḷng người. Thanh niên trong xóm ngơ, người thân của gia đ́nh trở về trong quan tài phủ lá quốc kỳ: chú Viêm, chú Thuận, chú An, anh Trịnh Xuân Tác. Không t́m được xác như chú Nguyễn Văn Tuynh, anh Đinh Văn Vũ, bạn thời tiểu học Nguyễn Văn Nam, bạn thời trung học Lê Minh Châu.

    “Anh nằm xuống sau một lần đă đến đây
    Đă vui chơi trong cuộc đời này…”

    “Anh trở về có khi là ḥm gỗ cài hoa
    Anh trở về trên chiếc băng ca
    Trên trực thăng sơn mầu tang trắng…”

    Giọng Khánh Ly hát t́nh ca đầy mê hoặc, nhưng hát t́nh ca cho quê hương của Trịnh Công Sơn nghe như những lời thở than. Chậm. Buồn cho thân phận con người, cho quê hương chiến tranh, chia cắt, cho mơ ước hoà b́nh:

    “Đêm mẹ ngồi cầu kinh
    Tường trắng im ĺm
    Đêm con nằm không ngủ
    Bom rung từng liếp cửa…”

    “Quê hương ta c̣n đau nặng
    Anh em ta nhận vũ khí…”

    “Dù hôm nay tôi chưa nh́n Hà Nội
    Dù hôm nay em chưa thấy Sài G̣n
    Nhưng trong ḷng tôi vẫn chưa mất niềm tin
    V́ quê hương sẽ có ngày hoà b́nh
    Cố nuôi vững bền những t́nh thương lớn…”

  5. #105
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    30/4 nhớ những lời ca
    30/04/2020
    p2



    Chúng tôi hát cho nhau nghe cũng là cách để nói lên những ước mơ của ḿnh.

    Tôi tham gia sinh hoạt chính trị, đi vận động cho ứng cử viên hội đồng tỉnh Gia Định là giáo sư Nguyễn Duy Bảo, dấu hiệu ba bông lúa. Ông tốt nghiệp cử nhân văn chương, cao học xă hội, được sự ủng hộ của Phong trào Quốc gia Cấp tiến và trong ban vận động có mấy anh học Quốc gia Hành chánh. Chúng tôi đi đến nhiều nhà dân ở vùng Bà Quẹo, Bà Điểm gơ cửa xin phiếu. Giáo sư Bảo thắng cử và sau đó làm Chủ tịch Hội đồng Tỉnh.


    Du ca Bắc California sinh hoạt trong Hội Tết Fairground 2012 (Ảnh: Bùi Văn Phú)
    Trong xóm tôi có anh Tiến, anh Quang dấn thân ra ứng cử trưởng ấp, ứng cử hội đồng xă. Năm 18 tuổi, tôi có thẻ cử tri và đă tham gia bầu cử hội đồng xă Tân Sơn Hoà.

    Khi các bên kư kết Hiệp định Ba Lê ngày 27/1/1973 trong ḷng tôi vui, v́ nghĩ hoà b́nh đă đến trên quê hương.

    Sáng hôm đó, một bạn thân chở chạy ṿng quanh những khu phố của Sài G̣n xem có ǵ lạ, nhưng chẳng thấy có chút không khí mừng vui. Chúng tôi ghé qua nhà sách Khai Trí t́m xem có sách truyện ǵ mới, rồi qua trước cửa bưu điện nhâm nhi ḅ bía trong một ngày trời hơi xe lạnh.

    Thời sinh viên tôi biết thêm những bài hát mới, với lời ca làm nhức nhối con tim:

    “Năm chục đồng ai mua tôi bán
    Năm chục đồng một thằng thanh niên
    Đôi chân c̣n lành, đôi tay c̣n mạnh
    Ai mua tôi bán, ai mua tôi bán
    Thêm một triệu đồng bán cả lương tâm
    Thêm một triệu đồng bán cả dân tôi…”

    Những bài ca được truyền cho nhau hát mà không biết tác giả là ai, có những ca khúc được thu vào băng cát-sét:

    “Tôi trót sinh ra làm dân nhược tiểu
    Vú mẹ gầy cơm chẳng nuôi thân
    Chút t́nh này ôi máu mẹ nuôi con
    Tôi trót sinh ra vào nước chia cắt…”

    “Kính thưa thày đây bài chính tả của con
    Bài chính tả viết về nước Mỹ
    Con viết hai lần sai chữ America
    Con viết hai lần sai chữ Communist
    Con viết hai lần sai chữ Liberty
    Làm sao thuộc bài con học
    Bởi anh con vừa chết…
    Con không đậu tú tài để đi sĩ quan Đà Lạt
    Con không đậu tú tài để thành bác sĩ, kỹ sư…”

    Lời ca xoáy xoay vào tim chúng tôi, những người trẻ sống trong một đất nước nhiễu nhương. Hiệp định Ba Lê đă kư mà súng vẫn nổ, bom c̣n rơi, những người lính vẫn phải hy sinh ngoài chiến trường. Quê hương rồi sẽ ra sao, đất nước sẽ đi về đâu?

    Lên đại học tôi học luật, tham gia phong trào chống tham nhũng của Linh mục Trần Hữu Thanh. Dự định ứng cử vào ban đại diện sinh viên. Tôi cũng t́m hiểu sinh hoạt đảng phái và đang xin gia nhập Đảng Quốc tiến của cựu Nghị sĩ Trương Vĩnh Lễ.

    Một số cựu học sinh Thánh Tâm, trong đó có Phạm Văn Sơn, là anh của Phạm Đăng Lâm học cùng lớp 9 với tôi. Anh Sơn là sinh viên lớp lớn hơn và năng động. Với Lâm, kỷ niệm tôi c̣n nhớ măi là trong Việt văn với thày Trương Quang Gia, khi làm luận văn Lâm viết về “thuyết trung dung” của Khổng Tử, thày bảo nếu bạn giải thích được thuyết này ra sao th́ cho điểm cao. Lâm không có lời giải nên nhận zêrô cho bài luận.

    Anh Sơn đứng ra tổ chức gặp gỡ những cựu học sinh Thánh Tâm nay đă tốt nghiệp trung học, có bạn là sinh viên, có bạn đă nhập ngũ, có bạn làm công chức. Chúng tôi bàn thảo t́m đường hướng tham gia vào các sinh hoạt, các phong trào lúc bấy giờ.

    Chúng tôi hăng say bàn luận, có ư kiến ủng hộ những chính sách của chính phủ. Có ư kiến chống đối, trong đó có tôi, v́ chính quyền tham nhũng. Có bạn mạt sát, muốn đuổi người Mỹ ra khỏi quê hương. Dù quan điểm, lập trường khác nhau tuổi trẻ chúng tôi đều muốn làm điều ǵ đó cho đất nước.

    Tôi có niềm mơ ước hoà b́nh như bao thanh niên Việt, thể hiện qua chiếc cổng sắt trước nhà với mẫu thiết kết tôi vẽ, đưa cho tiệm hàn x́ làm, với hai dấu hiệu hoà b́nh ở giữa mỗi cánh cửa.

    Ông trưởng ấp trông thấy, bảo bố tôi gỡ đi, tôi không chịu. Bố nói không muốn thấy cảnh sát đến nhà làm khó dễ. Tôi chỉ đồng ư che hai dấu hiệu hoà b́nh bằng hai miếng nhôm, che từ phiá ngoài đường để người ngoài không thấy dấu hiệu, c̣n trong nhà nh́n ra vẫn thấy.

    Không lâu sau, một đêm có kẻ cắp tháo cổng, mới gỡ được một bên, nghe động nên bỏ chạy. Hàng xóm đồn rằng v́ đó là dấu hiệu phản chiến nên cảnh sát t́m cách dẹp nó đi.

    T́nh h́nh thủ đô lúc đó rất căng thẳng với biểu t́nh liên miên. Trong xóm đạo từ Tân Sa Châu, Tân Chí Linh xuống đến An Lạc, Lộc Hưng thường có biểu t́nh và đụng độ với cảnh sát dă chiến. Cảnh sát ném đá trước, gây đổ máu cho dân. Chúng tôi nhặt đá ném lại.

    Một hôm có nhóm thanh niên theo cộng sản chiếm đóng trường Thánh Tâm. Ban đêm gắn loa lên nóc toà nhà cao giữa sân trường phát thanh tuyên truyền cho cách mạng. Sau nhiều đợt cảnh sát của xă tiến vào giải toả không thành công, v́ bị bàn ghế từ trên cao ném xuống, chính chỉ huy trưởng cảnh sát Đô Thành là Chuẩn tướng Trang Sĩ Tấn phải đích thân xuống dẹp, bắt giam mấy thanh niên thiếu nữ.

    Biến cố 30/4/1975 xảy ra, tôi rời Việt Nam trên một con tàu không máy mang tên Saigon II, được kéo đi từ Kho 5.

    Sau ba tháng qua các trại tị nạn, đến Mỹ được định cư ở thành phố đại học Berkeley.

    Thời gian đầu trong cuộc sống mới, dành dụm được ít tiền tôi mua cây ghi-ta thùng để đàn hát cho đỡ nhớ nhà. Vừa đi học ESL vừa học thêm dân ca (folk song) của Mỹ.

    Được nhận vào Đại học Berkeley, gặp gỡ sinh viên gốc Việt rồi thành lập hội. Các bạn chọn tôi lo việc báo chí văn nghệ nên lại có cơ hội ôm đàn hát ḥ cùng sinh viên.

    Từ kư túc xá réo rắt những lời t́nh ca của Phạm Duy như “Ngh́n trùng xa cách”, “Biển nhớ” của Trịnh Công Sơn như “Như cánh vạc bay” hay ca từ của Lê Uyên Phương:

    “Theo em xuống phố trưa nay
    Đang c̣n ngất ngất cơn say
    Theo em bước xuống cơn đau
    Bên ngoài nắng đă lên mau…”

    Tôi thích nhất:

    Phố núi cao phố núi đầy sương
    Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
    Anh khách lạ đi lên đi xuống…

    Khuôn viên đại học cây lá xanh ŕ, với những con giốc leo lên giảng đường sao mà thơ mộng, t́nh tứ quá. Nơi đây cũng gợi lại nhiều nỗi nhớ về “con đường Duy Tân cây dài bóng mát”.

    Nhạc cộng đồng lại vang vang trên miền đất mới trong những buổi pic-nic, họp mặt, trong dịp quây quần bên nhau đón tết hay qua đêm không ngủ: “Nối ṿng tay lớn”, “Việt Nam Việt Nam”, “Đến với quê hương tôi”, “Đường Việt Nam”, “Việt Nam quê hương ngạo nghễ”, “Huế Sài G̣n Hà Nội”, “Xin chọn nơi này làm quê hương”.

    “Rừng núi giang tay nối lại biển xa
    Ta đi ṿng tay lớn măi để nối sơn hà
    Mặt đất bao la anh em ta về
    Gặp nhau mừng như băo cát quay cuồng…”

    “Từ Nam Quan Cà Mau, từ non cao rừng sâu
    Gặp nhau do non nước xây cầu
    Người thanh niên Việt Nam, quay về với xóm làng
    Tiếng reo vui rộn trong ḷng…”

    Từ khuôn viên đại học chúng tôi cất tiếng hát những lời ca mới, gọi là “Ngục ca” do nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Nguyễn Chí Thiện, để nhớ về những người đang bị cầm tù ở quê nhà:

    “Một tay em trổ đời xua đuồi
    Một tay em trổ hận vô bờ
    Thê giới ơi ai có thể ngờ
    Đó là một tù nhân tám tuổi…”

    “Bao giờ tôi gặp lại em
    Sẽ kể nghe chuyện khoai sắn
    Chuyện thương tâm
    V́ là chuyện cùm chuyện bắn
    Chuyện nhục nhằn v́ là phản phúc gian manh…”

    “Bà kia tuổi sáu mươi rồi
    Mà sao không được phép ngồi bán khoai
    Cụ kia tuổi bảy mươi hai
    Mà sao hội họp mệt nhoài chẳng tha
    Tự do tôi quí thiết tha
    Mà sao tù ngục hết ra lại vào…”

    Đầu thập niên 1980, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ dần được thành h́nh. Hai miền nam bắc California nở rộ những sinh hoạt xă hội, văn hoá, đấu tranh.

    Năm 1980 ở San Jose có Toán Du ca Hạc Trắng, rồi có Đoàn Du ca San Jose.

    Thỉnh thoảng tôi xuống sinh hoạt cùng Du ca San Jose với các anh Trần Mạnh Hoà, Ngô Thanh Lập, Hoàng Đoàn, Trần Anh Kiệt.

    Đây là một tập thể văn nghệ mang tính cộng đồng lớn nhất trong vùng Vịnh San Francisco, với hơn 50 đoàn viên. Các bạn mặc đồng phục áo bà ba nâu và thường góp lời ca, tiếng hát trong các sinh hoạt từ biểu t́nh đến văn nghệ đấu tranh, từ San Jose lên San Francisco, Berkeley.

    Một lần có văn nghệ đấu tranh tại San Jose Center for Performing Arts, hơn 100 ca viên của hai đoàn du ca San Jose và Pomona – anh Lưu Văn Lễ làm đoàn trưởng Pomona – hợp lại đă hát vang những ca khúc đấu tranh trước ba ngh́n khán giả.

    Anh Nguyễn Đức Quang, con chim đầu đàn của du ca Việt Nam cũng đă nhiều lần đến San Jose hát trong thập niên 1980.

    Hải ngoại lúc đó có cặp song ca Việt Dzũng và Nguyệt Ánh với nhạc đấu tranh mới, với những lời ca cho thuyền nhân tị nạn, cho quê hương tù đày.

    “Gửi về cho chị dăm ba sấp vải
    Chị may áo cưới hay chị may áo tang…
    Con gửi về cho cha một manh áo trắng
    Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây…”

    “Em vẫn mơ một ngày nào
    Quê dấu yêu không c̣n cộng thù…
    Bên mái hiên ta ngồi chuyện tṛ
    Khoai nướng thơm hương t́nh ruộng đồng
    Con thơ ngoan hiền ê a đánh vần
    Vê en nờ là Việt Nam kiêu hùng…”

    Những năm làm việc trong các trại tị nạn, tôi lại được cùng các bạn trẻ cất tiếng hát vang nhiều ca khúc quen thuộc xưa nơi vùng trời Đông Á, bên ngoài nước Việt Nam.

    Mùa xuân năm 2012, đi chơi Hội Tết Fairgrounds. Ghé lều du ca, gặp lại một số người quen như anh Trương Xuân Mẫn, Lại Đức Hùng, luật sư Tâm Nguyễn, chị Mây Lan và nhiều khuôn mặt mới đang đồng ca, tôi lại cất tiếng hoà chung với các bạn:

    “Tuổi trẻ chúng tôi đă nghe trong tim
    Lời gọi âm vang từ ngh́n xưa
    Tuổi trẻ chúng tôi đă nghe trong tim
    Tiếng réo sôi trong đêm giao mùa
    Này vùng lên này vùng lên
    Tạo nên kiếp sống mới sống mới
    Đưa quê hương thoát ṿng ngục tù
    Thoát xích xiềng gông cùm nhục ô…”

    Anh đoàn trưởng Trương Xuân Mẫn và Nguyên Nhu là hai người tôi đă có dịp gặp trước đây, đă nghe họ đàn hát trong chương tŕnh văn nghệ chủ đề “Nhớ về thời sinh viên” do IRCC tổ chức ở Foothill College vào mùa xuân 2008.

    Hôm đó trên sân khấu có người anh cả Nguyễn Đức Quang cùng Trương Xuân Mẫn, Đồng Thảo, Nguyên Nhu, Trần Anh Kiệt.

    “Nắng nóng cháy da đă về rồi
    Trên thân người đẹp tôi
    Băo tố buốt xương cũng về rồi
    Cho thêm tàn phai
    Nàng nằm đớn đau
    Tháng năm dài buồn thiu
    Nàng cầu cứu tôi
    Giữa cơn bệnh đầy vơi…

    Giờ c̣n có nhau
    Giúp nhau cho thật nhiều
    Ngày nào mất nhau
    Sớt chia chẳng được đâu.”

    “Người đẹp tôi” đây, theo anh Nguyễn Đức Quang là quê hương và tinh thần của giới trẻ Việt Nam đă biểu hiện trong những câu ca một thời vang vang trên quê hương:

    “Ai từng đi trên đường Việt Nam
    Bước âm thầm và tim nát tan
    Bao ḷng tham chất chứa đầy
    Những mưu đồ bạo tàn đang ngăn lối

    Nhưng càng mưa giông càng vươn tới
    Bước chân hùng c̣n đi rất hăng
    Đi dựng lấy quê hương nhà
    Giống da vàng nầy là vua đấu tranh…”

    Một nửa thế kỷ đă qua, tên tuổi của các anh khai sinh phong trào du ca đă thổi vào tâm hồn người trẻ tinh thần dấn thân cộng đồng qua những lời ca mà nay vẫn c̣n nhiều người thuộc.

    Những tên tuổi luôn gắn liền với phong trào là Nguyễn Đức Quang, Hoàng Ngọc Tuệ, Bùi Công Thuấn, Trầm Tử Thiêng, Ngô Mạnh Thu, Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Thiện Cơ, Trần Đ́nh Quân, Giang Châu v.v… Nhiều người đă từ bỏ cuộc chơi, nhưng tinh thần du ca vẫn c̣n âm vang và sôi sục trong ḷng thế hệ mai sau:

    “Ta như nước dâng, dâng tràn có bao giờ tàn
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
    Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm
    Đôi mắt ta rực sáng khua nhịp xích kêu loang xoang…

    Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
    Xương da thịt này cha ông miệt mài
    Từng ngày qua, cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi
    Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
    Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
    C̣n Việt Nam, triệu con tim này c̣n triệu khối kiêu hùng.”

  6. #106
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Nữ dược sĩ Việt 70 tuổi, bỏ ra $35 ngàn chạy ‘marathon,’ mang Cờ Vàng đến Nam Cực
    Apr 29, 2020 cập nhật lần cuối Apr 30, 2020

    Dược Sĩ Phạm Ngọc Quế (trái) cùng một bạn đồng hành giương lá cờ VNCH tại Nam Cực. (H́nh nhân vật cung cấp)
    Ngọc Lan/Người Việt

    WESTMINSTER, California (NV) – Bị “bứng” khỏi Sài G̣n ngay thời khắc quê hương “đổi chủ,” nữ dược sĩ trẻ vừa tốt nghiệp đại học chưa lâu khi đó, luôn mang trong ḷng nỗi bồi hồi khó tả mỗi khi nh́n thấy lá Cờ Vàng, nhất là những năm đầu sau khi tới Mỹ.

    Để rồi ở tuổi 70, với hơn nửa đời người sống nơi đất khách, người dược sĩ về hưu đó đă thực hiện được ước mơ của đời ḿnh: Mang lá cờ VNCH đến tận Antarcica, miền cực Nam trái đất, qua một cuộc chạy “marathon,” như một cách biểu hiện t́nh yêu đối với quốc gia – dù rằng VNCH không c̣n tồn tại trên bản đồ thế giới từ 45 năm qua.

    Nữ dược sĩ đó là Phạm Ngọc Quế, hiện sống ở Houston, Texas.

    Rời quê hương trong ngỡ ngàng, hoang mang

    “Gia đ́nh tôi không ai đi lính, nhà chỉ có mấy chị em gái, nên thật sự không ai biết phải làm ǵ trong thời điểm lộn xộn đó. Tôi nhớ sáng ngày 30 Tháng Tư, 1975, tôi vẫn mở cửa nhà thuốc tây ở Khánh Hội để bán. Khi thấy mọi người cứ tràn vào mua nước suối, ḿ gói, sữa Guigoz, tôi hỏi sao phải mua nhiều những thứ này, th́ họ nói ‘Chị không biết ǵ à? Ngoài kia có tàu Trường Xuân chở mọi người đi Mỹ.’ Thế là tôi bỏ tiệm chạy,” bà Quế nhớ lại thời khắc lịch sử cách nay 45 năm.

    Bà chạy về gọi người nhà. Một cuộc tranh luận diễn ra trong gia đ́nh khi cha bà nhất định không chịu đi.

    Bà kể: “Bố tôi nói không muốn đi, v́ ông đă di cư từ Bắc vô Nam, đă bỏ hết của cải rồi, giờ bắt ông bỏ nữa ông không đành ḷng. Rồi mọi người khóc lóc đủ thứ hết. Sau cùng, mẹ tôi chiều theo các con, nhưng nói trước nếu ra bến tàu không leo lên được th́ sẽ quay về.”


    Dược Sĩ Phạm Ngọc Quế chạy “marathon” tại Perth, Úc. (H́nh nhân vật cung cấp)
    Tại Khánh Hội, nơi chiếc tàu Trường Xuân đang neo, đông nghịt người. Xe hơi, xe máy bị người ta vứt lại la liệt. Mạnh ai nấy tranh nhau leo lên tàu nhưng không phải ai cũng lên được. Đó là những h́nh ảnh đập vào mắt cô dược sĩ trẻ Phạm Ngọc Quế trong những giờ phút cuối cùng ở Việt Nam, theo lời kể.

    Theo lời bà, do may mắn gặp được ông chú họ ngay bến tàu, ông có được thuyền nhỏ giúp đưa luôn mẹ và các chị em bà ra tàu lớn, đi t́m vùng đất tự do mới, khi mà “tôi ra đi chỉ có đúng bộ quần áo trên người thôi.”

    Rạng sáng ngày 1 Tháng Năm, 1975, chiếc tàu Trường Xuân do tỷ phú Trần Đ́nh Trường làm chủ, rời Sài G̣n, mang theo trên đó khoảng 4,000 người bỏ lại quê hương.

    Tàu Trường Xuân sau đó được một chiếc tàu buôn của Đan Mạch cứu, tiếp tế thức ăn, nước uống. Sau đó, tất cả được đưa đến Hồng Kông, như lời bà Quế nói: “Chúng tôi là nhóm tị nạn đầu tiên đến đây.”

    Chưa đầy một năm ở Hồng Kông, gia đ́nh bà được phái đoàn Mỹ đến phỏng vấn, và được đưa sang tiểu bang Louisiana, qua sự bảo lănh của người d́ ruột đă sang Mỹ trước đó.

    Học tiếp để làm dược sĩ tại Mỹ

    “Lúc mới sang Mỹ, tôi đi làm thông dịch viên v́ cũng biết chút tiếng Anh, đồng thời nộp đơn vào một số trường đại học nhưng trường nào cũng bắt học lại từ đầu chứ không chấp nhận tín chỉ (credit) nào hết, trong khi tôi đă là dược sĩ,” bà Quế nhớ lại.

    Sau đó, theo lời chỉ dẫn của bạn bè, bà Quế nộp đơn vào đại học University of Texas ở Austin.


    Dược Sĩ Phạm Ngọc Quế cầm lá Cờ Vàng cùng người bạn Lưu Phát Tấn ở Amsterdam, Ḥa Lan. (H́nh nhân vật cung cấp)
    “Có lẽ do ḿnh gặp được ông trưởng khoa và mấy ông thầy thương người Việt Nam nên họ gọi tôi qua Texas phỏng vấn. Lúc đó mới chân ướt chân ráo tới, cũng chẳng biết phỏng vấn là làm cái ǵ. Khi qua, ông trưởng khoa kêu vào văn pḥng nói chuyện và cho biết tôi đă xong một cái phỏng vấn. Ông chỉ qua gặp mấy thầy khác hỏi vài câu nữa là xong thủ tục cho cuộc phỏng vấn thứ hai, để được nhận vào trường dược học tiếp năm thứ ba,” bà kể.

    Vẫn bằng giọng nói nhỏ nhẹ của người “Hà Nội 54,” bà Quế tiếp tục kể lại câu chuyện những ngày đầu đi học tại Mỹ với nhiều kỷ niệm khó quên.

    “Lúc đó tiếng Anh ḿnh bập bẹ đủ sống thôi, nhưng để vào học năm thứ ba đại học dược th́ ḿnh lạng quạng lắm. Tôi nhớ khi đó vô lớp tôi không ghi ghép được bài giảng, tôi ngồi khóc. Một cô sinh viên lớn tuổi trong lớp thấy tội nghiệp nên mỗi lần cô ghi chép xong th́ cô cho ḿnh ghi chép lại để học. Năm đó tôi ‘pass’ với sáu con ‘C,’” bà kể cùng tiếng cười chứa đầy niềm hạnh phúc.

    Bà tiếp: “Qua được mùa học đó th́ những mùa sau tôi đỡ hơn. Tôi cũng được ‘Dean’s List’ (danh sách khen thưởng trưởng khoa) mà lúc đầu tôi c̣n không biết là ǵ nữa.”

    Bà Quế học ở Austin, sau đó đi thực tập ở Galveston, và “làm việc tại đó khoảng sáu năm th́ chuyển lên Houston làm tổng cộng là 25 năm th́ tôi về hưu, khi mới 59 tuổi. Tôi về hưu sớm v́ lúc đó đă đủ điểm rồi, sau đó tôi đi làm bán thời gian ở một vài nhà thương cho đến năm 2015 th́ tôi về hưu hoàn toàn.”

    Bắt đầu tập chạy bộ ở tuổi về hưu

    “Tôi về hưu lúc 66 tuổi, khi đó cũng buồn, th́ có cô bạn rủ tập chạy bộ cho khỏe người,” bà cho biết.

    Bà tham gia nhóm những người lớn tuổi chạy có huấn luyện viên hướng dẫn.


    Tại mức đến ở Singapore, Dược Sĩ Phạm Ngọc Quế vui mừng với tấm huy chương. (H́nh nhân vật cung cấp)
    “Tôi thuộc nhóm già nên vừa đi vừa chạy chứ không phải chạy không. Lúc đầu tôi trong nhóm chạy 2 phút đi 1 phút, rồi chạy 3 phút đi 1 phút, chạy 5 phút đi 1 phút. Cứ vừa chạy vừa đi như vậy. Ngày đầu tiên chỉ chạy 2 dặm, xong dần dần tăng lên. Họ huấn luyện cho ḿnh chạy ‘half marathon’ tức 13.1 dặm rồi ‘full marathon.’ Chạy cũng vừa phải thôi, vừa chạy vừa nói chuyện được,” bà nói về cách tập chạy.

    Bắt đầu tập chạy từ Tháng Tám, 2015, và chỉ hai tháng sau, bà ghi danh tham gia cuộc chạy 10 dặm đầu tiên.

    “Sau cuộc thi đó là tôi mê liền cô ơi, dù lúc đó ḿnh cũng chạy lọng cọng lọng cọng vậy. Nhưng cảm giác lúc ḿnh chạy đến đích và được người ta đeo vô cổ cho cái huy chương nó khoái ǵ đâu,” bà lại cười vang nụ cười hạnh phúc.

    Từ cuộc chạy đầu tiên, tiếp đến năm sau đó cứ trung b́nh hơn một tháng bà Quế lại ghi danh chạy mỗi khi có những nơi tổ chức chạy trong tiểu bang Texas.

    Cho đến Tháng Tư, 2018, bà cùng một người bạn Philippines, cũng có sinh nhật trong tháng, ghi danh tham dự cuộc chạy “half marathon” ở Madrid, Tây Ban Nha.

    “Đó là lần chạy ở ngoại quốc đầu tiên của tôi,” bà nói.

    Đến sinh nhật năm 2019, cũng Tháng Tư, bà Quế lại tham gia chạy “full marathon” 26.2 dặm (khoảng 42 cây số) ở Paris, Pháp.

    Tháng Bảy, 2019, bà Quế lại ghi danh tham gia cuộc đi bộ bốn ngày “International Four Days Marches Nijmegen” ở Nijmegen, Ḥa Lan, có hàng chục ngàn người tham dự.

    “Cuộc đi bộ này diễn ra trong bốn ngày liên tiếp, mỗi ngày chạy 30 cây số, tức khoảng 18 dặm. Tôi ghi danh tham gia thử v́ nghĩ nếu tôi có đủ sức đi được th́ tôi sẽ ghi danh tham gia hành tŕnh 8 ngày có tên ‘Triple 8 Quest’ đến Nam Cực,” bà Quế cho biết.


    Dược Sĩ Phạm Ngọc Quế (thứ ba từ trái) cùng bạn đồng hành ở Ai Cập. (H́nh nhân vật cung cấp)
    Hành tŕnh mang Cờ Vàng đến Nam Cực

    Sau khi ở Ḥa Lan về, bà Quế cảm thấy có đủ tự tin để ghi danh tham gia chương tŕnh “Triple 8 Quest” do công ty Marathon Adventures, nơi chuyên tổ chức các cuộc chạy “marathon” khắp thế giới, tổ chức vào Tháng Giêng, 2020.

    Những người tham dự “Triple 8 Quest 2020” sẽ chạy tám cái “marathon” hoặc tám cái một nửa “marathon,” hoặc tám cái “ultra marathon,” mỗi cái 50 cây số, liên tục diễn ra tại tám lục địa trong tám ngày liên tiếp.

    Lịch tŕnh ngày thứ nhất, 21 Tháng Giêng, ở Auckland, New Zealand. Ngày thứ hai ở Perth, Úc. Ngày thứ ba ở Singapore. Ngày thứ tư ở Cairo, Ai Cập. Ngày thứ năm ở Amsterdam, Ḥa Lan. Ngày thứ sáu ở Garden City, New York. Ngày thứ bảy ở Punta Arenas, Chile. Ngày thứ tám, 28 Tháng Giêng, ở King George Island, Nam Cực.

    Bà nói: “Cảm thấy đây là cơ hội để Cờ Vàng được tung bay ở Nam Cực, tôi ghi danh tham dự. Tôi chọn chạy tám ‘half marathon,’ mỗi ngày 13.1 dặm, trong tám ngày.”

    “Khi biết tôi tham gia hành tŕnh này, ai cũng ngăn cản hết, ai cũng nói tôi ‘điên,’ vừa là do số tiền bỏ ra đến cả $35,000, vừa là v́ nghe những nơi đến sợ nguy hiểm. Thực ra vấn đề tiền th́ ít thôi v́ tôi sống một ḿnh, chồng tôi mất từ năm 1989, tiền bạc không chật vật, nhưng các con tôi hơi lo lắng về vấn đề sức khỏe khi nh́n thấy lộ tŕnh tôi đi. Tôi th́ muốn đi, dù thực sự trong ḷng cũng hơi lo lo, sợ không chạy được hay ốm dọc đường th́ cũng khổ,” bà Quế chia sẻ.

    Để chuẩn bị cho hành tŕnh này, ngoài chuyện mỗi ngày tập chạy nơi công viên gần nhà, bà Quế c̣n phải tập ăn thêm thịt, ăn nhiều hơn b́nh thường, v́ như bà nói: “Trước đây tôi ít ăn thịt, mà cũng ăn ít lắm, v́ lúc nào cũng sợ mập mặc áo dài không đẹp, riết thành thói quen. Nhưng để chuẩn bị tham gia hành tŕnh này, sợ không ăn th́ không đủ sức, nên tôi cố tập ăn nhiều hơn.”

    Bà kể: “Hành trang tôi chuẩn bị phải sẵn sàng cho đủ bốn mùa v́ khí hậu mỗi nơi mỗi khác. Chỉ riêng đồ dùng cho Nam Cực, gồm giầy chạy và quần áo ấm để chạy, cũng như để ngủ qua đêm trong lều tạm, đă chiếm nguyên một vali hành lư.”


    Dược Sĩ Phạm Ngọc Quế và lá cờ VNCH tại Chile. (H́nh nhân vật cung cấp)
    Bà cho biết: “New Zealand, Úc, Singapore là đang mùa Hè, trời rất nóng và hầm, rất khó chịu, vừa chạy vừa thở hồng hộc, mồ hôi chảy nhễ nhại, ướt đẫm. Nhưng ngày 24 Tháng Giêng đến Ai Cập th́ khí hậu hơi lạnh, trên lộ tŕnh chạy rất nhiều bụi, và có nhiều chó hoang chạy lung tung, may mà không ai bị chó cắn.”

    “Châu Âu và Bắc Mỹ vào Tháng Giêng rất lạnh, nhiệt độ sấp sỉ 25-35 độ F. Punta Arenas, Chile, th́ rất lạnh, gió mạnh, và thổi ngược chiều nên chạy cũng khá vất vả,” bà nói.

    Nói về sinh hoạt trong hành tŕnh tám ngày liên tục đó, bà cho biết: “Sáng dậy lúc 4-5 giờ sáng, thay đồ, ăn điểm tâm xong là xe van chở tới địa điểm. Chạy. Xong về khách sạn, ăn trưa, xe van đưa ra phi trường, làm thủ tục lên máy bay, gởi hành lư, lên máy bay, t́m đúng chỗ ngồi, ăn, ngủ hoặc chỉ nằm duỗi hai chân cho đỡ mỏi. V́ bay xuyên lục địa nên chuyến bay nào cũng ít nhất 10 tiếng, dài nhất 20 tiếng. Đó là lư do tôi phải mua vé hạng nhất hay hạng thương gia, mặc dù rất đắt tiền, nhưng lại rất cần thiết để có được giường nằm thoải mái. Tới nơi xuống máy bay, lấy hành lư, về tới khách sạn cũng đă 9-10 giờ tối. Tắm rửa, soạn sẵn đồ nghề cho sáng hôm sau, chợp mắt 2-3 tiếng lại thức dậy lúc 4-5 giờ sáng, và lặp lại như thế.”

    Tuy nhiên, theo bà Quế: “Cuộc chạy ở Nam Cực là cam go nhất, khó chạy nhất trong cuộc hành tŕnh ‘Triple 8 Quest,’ và cũng vất vả hơn tất cả các cuộc chạy ‘marathon’ cũng như ‘half Marathon’ mà tôi từng chạy. Nhưng có gian nan như thế mới cảm nhận được sự hiên ngang của lá cờ quốc gia khi phần phật tung bay trong gió lạnh của miền Nam Cực.”

    “Lộ tŕnh chạy toàn đá trộn sỏi. Đá to bằng trái bưởi, trái quưt, tṛn và ướt nên rất trơn, vô ư giẫm lên sẽ ngă. Cũng có loại h́nh tam giác, nhọn và sắc, nếu mang loại giầy không thích hợp sẽ bị đâm vào chân. Khó hơn nữa là đồi cao. Tôi được huấn luyện chạy lên đồi và chạy xuống những dốc ở Houston, tưởng chỉ có vài ba cái đồi, nhưng không ngờ suốt 13.1 dặm chỉ toàn đồi và dốc. Leo lên cũng khổ, đi xuống phải rất thận trọng nếu không sẽ ngă hoặc bị đá nhọn đâm chân. Dù đang là mùa Hè ở Nam Cực, thời tiết vẫn lạnh dưới 0 độ C và gió tàn bạo. Quá mệt mỏi và đuối sức, tôi đă mấy lần muốn bỏ cuộc, nhưng nhờ bạn đồng hành khích lệ, động viên tinh thần, nên cuối cùng tôi cố gắng về được tới đích,” bà Quế nói một cách hănh diện.


    Hành tŕnh chạy “marathon” của Dược Sĩ Phạm Ngọc Quế để mang lá Cờ Vàng xuống Nam Cực. (H́nh nhân vật cung cấp)
    Khi được hỏi, “Điều bà cảm thấy xứng đáng nhất trong chuyến đi đó là ǵ?” bà Quế nói ngay: “Là được đem lá cờ Việt Nam Cộng Ḥa đến cắm ở Nam Cực, nơi tận cùng của trái đất. Mục đích chính là như vậy.”

    Bà cười nói thêm: “Số tiền $35,000 là tôi dành dụm để mua một chiếc xe mới, giờ bỏ ra xài rồi th́ thôi đi tiếp xe cũ vậy. Nhưng mà xứng đáng lắm.”

    Nói về mục tiêu kế tiếp của ḿnh, người dược sĩ về hưu cho biết: “Tôi đă ghi tên tham gia nhóm ’50 States,’ tức là chạy hết 50 tiểu bang trong nước Mỹ. Sau chuyến ‘Triple 8 Quest’ trở về ngày 30 Tháng Giêng th́ một tuần sau đó tôi đă chạy ở Louisiana, rồi hai tuần sau nữa lại chạy ở Tennessee.”

    “Như vậy, tính đến giờ tôi đă chạy ở Texas, Florida, New York, Louisiana, và Tennessee, mới có năm tiểu bang thôi, c̣n đến 45 tiểu bang nữa mới hết nước Mỹ. Tôi dự tính một tháng chạy khoảng hai nơi, nhưng t́nh h́nh dịch bệnh này nó cột gị rồi,” bà nói.

    Vẫn bằng giọng nói thanh tao và tiếng cười khiến người nghe luôn cảm thấy vui lây, bà Quế nói thêm: “Giờ tôi đă 70 tuổi rồi, cũng phải tính đến ngày tôi sẽ ra đi. Kế hoạch chạy qua 50 tiểu bang hăy c̣n dài, cũng có thể tôi không sống đủ để hoàn thành hành tŕnh này. Nhưng đó là mục tiêu của tôi.” (đ.d.)

  7. #107
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Trần Doăn Nho: Việt Nam Cộng Ḥa lừng lững đi vào ḷng đất nước
    p1


    1.
    30/4/1975, Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH)[i] tức tưởi chết!

    Đọc được từ một email t́nh cờ lạc vào inbox tôi:

    “C̣n nhớ trưa ngày 30/4/1975 dưới bầu trời u ám như muốn đổ lệ, tôi đứng ngay cổng xe lửa số 6 trên đường Trương Minh Giảng - Phú Nhuận. Lúc đó lính Cộng Ḥa đă trút bỏ quần áo đi bộ từng đoàn thất thểu. Súng ống, ba-lô, quân phục họ vất đầy lề đường. Xe tăng và các binh đoàn Motolova của Cộng Sản đă tràn vào thủ đô Sài G̣n, chạy rầm rầm hướng về Bộ Tổng Tham Mưu. Chung quanh ai cũng hốt hoảng lo t́m đường chạy về nhà, giờ này đi di tản kể như đă quá trễ. Lâu lâu lại thấy một vài đứa khốn nạn Cách Mạng 30/4 đeo băng đỏ ngồi trên xe Jeep cầm súng chĩa lên trời, chúng bắn từng tràng đạn chào mừng ngày Giải Phóng. (…) Sau ngày 30/4 vào khoảng tháng 5 khi có chiến dịch Bài Trừ Văn Hóa Đồi Trụy Mỹ Ngụy, có một vụ chấn động Sài G̣n là vụ nổ ở một tiệm cho mướn sách cũ. Chủ tiệm lùa hết bọn đeo băng đỏ vào trong rồi mở kíp lựu đạn tự sát cho dính chùm. Nghe đâu chết vài mống Cách Mạng 30/4, ông chủ cũng chết. Tiệm này nằm trong phường 10, quận Phú Nhuận (chung với phường của nhà ḿnh bên đường Thiệu Trị - Nguyễn Huỳnh Đức). C̣n một vụ khác vào khoảng năm 1976, có một gia đ́nh bên khu đường rầy xe lửa hướng đi ra Cống Bà Xếp. Gia đ́nh này có hai vợ chồng và tám đứa con. V́ căm phẫn chế độ Cộng Sản, họ đă t́m ra đường thoát. Hôm đó, họ nấu một nồi cháo vịt, bỏ thuốc giết chuột vô, cả nhà cùng ăn chung bữa cuối cùng rồi nắm tay nhau chết hết.[ii]

    Đọc được từ một nữ bộ đội miền Bắc, sau này là nhà văn nổi tiếng Dương Thu Hương: “Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài G̣n năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười th́ tôi lại khóc. V́ tôi thấy tuổi xuân của tôi đă hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp v́ nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà v́ tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ.”[iii]


    2.

    Chao ôi, đă bốn mươi lăm năm rồi kể từ cái ngày tang thương 30/4/1975 !

    Trong những ngày này, khi tất cả chúng ta ngậm ngùi nhớ lại thời điểm bi thảm đó, th́ trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, chính quyền Cộng Sản Việt Nam đang cố gắng vô hiệu hóa công hàm nhượng bộ Trung Quốc của thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 bằng cách khẳng định tính cách hợp pháp của chế độ VNCH trong cuộc đấu tranh pháp lư giành lại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua hai Công Hàm 257-HC năm 2016[iv] và A/72/692 năm 2018 do họ gửi cho Liên Hiệp Quốc.[v] Xin dẫn một trích đoạn liên hệ: “Từ khi quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1956, chính quyền VNCH đă tiếp quản quần đảo Trường Sa từ Pháp. Bằng Sắc Lệnh Số 143-NV đề ngày 22 tháng 10 năm 1956, Chính Phủ nước Việt Nam Cộng Hoà đă chuyển quần đảo Trường Sa từ tỉnh Bà Rịa về tỉnh Phước Tuy. Trong khoảng thời gian giữa 1954 và 1975, Việt Nam tạm thời bị chia thành hai phần. Do vị trí địa lư, vào thời gian này, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được đặt dưới quyền cai trị của chính phủ VNCH (Miền Nam Việt Nam). Như thế, sự kiện chính phủ VNCH hành xử việc cai trị lănh thổ hai Quần Đảo trong thời điểm đó là phù hợp với thực tế và luật pháp trong bối cảnh của giai đoạn này. Thông lệ quốc tế chỉ rơ rằng trong thời Chiến Tranh Lạnh, có sự hiện diện của hai quốc gia giống Việt Nam như Đức, Yemen…(…) Vào năm 1975, sau khi Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm cứ quần đảo Hoàng Sa (vào tháng 1 năm 1974), Chính Phủ VNCH đă công bố một Bạch Thư đưa ra những bằng chứng lịch sử xác định một cách rơ ràng và đầy thuyết phục chủ quyền lâu dài của Việt Nam trên hai quần đảo này.”[vi]

    Trong lúc nguy cấp, rốt cuộc, nhà cầm quyền Cộng Sản buộc phải bỏ cái thói kiêu ngạo cố hữu, chính thức thừa nhận sự hiện hữu hợp pháp của VNCH như một cái phao cứu sinh.

    Thực tế là, VNCH đă từng là một quốc gia có cương thổ, có quân đội, có chủ quyền pháp lư, được 87 quốc gia trên thế giới công nhận và đă là thành viên của nhiều Uỷ Ban trong Liên Hiệp Quốc, trong lúc vào thời điểm đó, chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa của miền Bắc chỉ được một số rất ít các quốc gia trong khối Cộng Sản thừa nhận. Khi nói đến VNCH, thường th́ người ta chỉ nghĩ đến các chính quyền: chính quyền Ngô Đ́nh Diệm, chính quyền Nguyễn Khánh, chính quyền Nguyễn Cao Kỳ, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu... Và khi nghĩ đến các chính quyền, người ta chỉ nh́n thấy một VNCH đầy những h́nh ảnh tiêu cực: tham nhũng thối nát, thay ngôi đổi chủ xoành xoạch, lệ thuộc ngoại bang…và dựa vào đó, quy cho VNCH là phồn vinh giả tạo, là đầy dẫy các tệ nạn xă hội, là bất công, áp bức, vân vân và vân vân. Thực ra, cũng như những quốc gia khác, VNCH là một tổng thế, có cái tiêu cực, nhưng không thiếu những điều tích cực. Và những điều tích cực đó là h́nh ảnh của một VNCH khác, đẹp đẽ, nhân bản, dân tộc, thường bị che giấu bởi thiên kiến hay bị xuyên tạc một cách bất công.



    Với riêng tôi (mà cũng là cả thế hệ chúng tôi) sinh trưởng trong ḷng chế độ VNCH, nơi chúng tôi được trưởng thành như những con người tự do, được học hành, được mơ ước, được tranh đấu chống bất công, áp bức, nói tóm lại, được tự hào là người Việt Nam, th́ VNCH không chỉ là một một quốc gia, một dân tộc mà hơn thế nữa, đó là một quá khứ thân thuộc, êm đềm, sinh động, đa dạng và phong phú. VNCH tuy không c̣n nữa, nhưng với chúng tôi, VNCH không hề biến mất.

    3.

    Người bạn học thời trẻ của tôi, Lê Hiếu Đằng, một cán bộ Cộng Sản hoạt động nằm vùng, trong “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…”, kể lại:

    “Nhắc đến đây tôi có một kỷ niệm khó quên: ba tôi và mẹ Lư Thiện Sanh nóng ḷng v́ đă đến ḱ thi Tú tài II nhưng chúng tôi vẫn bị nhốt trong tù. V́ vậy ông bà làm đơn hú họa xin hai chúng tôi ra thi. Thế mà chính quyền Thừa Thiên-Huế lúc đó lại giải quyết cho ra thi. Tôi theo ban C Triết học nên chỉ c̣n vài ngày nữa là thi, ba tôi gửi một số sách vào cho tôi. May mắn lúc đó tôi đă đọc nhiều sách triết học của các Giáo sư Nguyễn Văn Trung, Trần Văn Toàn và các tạp chí Sáng tạo, Hiện đại của nhà văn Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, nhà thơ Nguyên Sa, Tô Thuỳ Yên, v.v., kể cả quyển sách viết về Nietzsche của Nguyễn Đ́nh Thi trước năm 1975. Gặp đề thi triết khá hay tôi tán đủ điều, đậu hạng thứ dễ dàng. C̣n Lư Thiện Sanh học ban B vốn rất giỏi nên đậu hạng b́nh thứ. (…) Tôi không biết với chế độ gọi là “ưu việt” hiện nay có người tù nào đă được cho ra đi thi như chúng tôi hay không?”[vii]



    Những chi tiết Lê Hiếu Đằng tŕnh bày ở trên là hoàn toàn chính xác, theo tôi. Lê Hiếu Đằng học Đệ Nhất C, Lư Thiện Sanh và tôi Đệ Nhất B, dù không ngồi cùng lớp, nhưng thường hay đi cà phê cà pháo, bàn luận chuyện văn chương thế sự với nhau. Các bạn nào đă từng học Quốc Học vào thời điểm đó (1964) đều ít nhiều biết rơ vụ Lê Hiếu Đằng và Lư Thiện Sanh bị bắt giam v́ bị nghi là hoạt động cho Cộng Sản, nhưng được chính quyền địa phương cho mang sách vở vào lao Thừa Phủ học thi, được ra đi thi như những học sinh b́nh thường khác và rồi đậu tú tài II. Được phóng thích sau gần nửa năm bị cầm tù, Lê Hiếu Đằng tiếp tục tham gia hoạt động cho Cộng Sản ở các trường đại học Sài G̣n, c̣n Lư Thiện Sanh theo học Y Khoa, tốt nghiệp bác sĩ, làm việc tại bệnh viện Nguyễn Văn Học, Gia Định. Thành thật mà nói, trong nhiều bài viết có tính cách phản tỉnh một cách triệt để vào lúc cuối đời của Đằng, th́ những gịng này khiến tôi cảm động, v́ anh nêu ra một chi tiết rất nhỏ nhưng lại nói được một điều khá lớn và đầy ư nghĩa. Những cái “ưu việt” của Cộng Sản mà Đằng đă từng v́ chúng mà theo suốt cuộc đời, hóa ra không thể so sánh được với cái “nghĩa cử” đầy t́nh người của chính quyền Thừa Thiên-Huế hồi đó. Nghĩa cử này chắc chắn không xuất phát từ ḷng xót thương của một cá nhân, hay từ lỗ hổng của luật pháp mà từ cái cơ chế b́nh thường của nó, của VNCH. Biết đâu chính cái chi tiết nho nhỏ này đă ám ảnh Đằng và là động lực khiến anh chọn lựa ra khỏi đảng Cộng Sản vào lúc cuối đời!



    Nhân chi tiết khá lư thú đó, tôi thấy cần phải giới thiệu lại một bài viết, đúng hơn là một phần trong tập hồi kư của một trong những khuôn mặt trí thức tả khuynh nổi tiếng hàng đầu ở miền Nam trước năm 1975, giáo sư Nguyễn Văn Trung: “Tưởng niệm Việt Nam Cộng Ḥa” (In memoriam Việt Nam Cộng Ḥa); hồi kư này đượcviết từ năm 1993 và được công bố lần đầu tiên trong tạp chí Văn Học (Cali) năm 2000.[viii] Giới thiệu phần hồi kư đặc biệt này, tạp chí Văn Học viết, “Chúng tôi xem bài viết của giáo sư Trung là một biểu hiện của sự liêm khiết và can đảm của người trí thức, v́ cho đến nay, trên toàn cầu, giới trí thức khuynh tả vẫn chưa có can đảm ‘tự phán’ một cách ṣng phẳng, rốt ráo. Họ không dám nhận rằng chỗ đứng an toàn của họ không đâu khác hơn là xă hội cho phép họ được công khai bày tỏ lập trường khuynh tả, và khi chế độ bị họ khinh miệt tiêu vong, để thay thế bằng một chế độ toàn trị, th́ số phận của họ cũng bị tiêu vong theo. Hay nói như Giáo sư Nguyễn Văn Trung, ‘tham gia cách mạng là tham gia vào một quá tŕnh tự tiêu diệt sau này’.” (Thư ṭa soạn)

    Qua hồi kư, Nguyễn Văn Trung đă phác họa lại h́nh ảnh chân xác của VNCH bằng cách hướng cái nh́n vào một số nét cụ thể khá đa dạng và phong phú không lệ thuộc vào các chính phủ, thường bị bỏ quên hay bị che mờ bởi thiên kiến hay bởi một nhăn quan lệch lạc, thậm chí có tính cách thù nghịch. Một trong những nền tảng của VNCH là cơ chế công chức. Theo ông, “Khi người Pháp ra đi, một trong những điều tích cực của họ để lại là một số thể chế nhà nước, cụ thể là một nền hành chánh và một giới công chức được đào tạo theo tinh thần phân biệt tôn giáo và nhà nước.”[ix] Trong ṿng 20 năm (1955-1975), dù có nhiều thay đổi trong chính phủ, cái hệ thống hành chánh, guồng máy đó vẫn như thế, vẫn chạy đều như không có ǵ xảy ra. Công chức cấp dưới có tŕnh độ văn hóa tương đối, c̣n công chức cao cấp tối thiểu cũng có bằng tú tài hay tốt nghiệp đại học. Và dù ở cấp nào, giới công chức vẫn giữ phong cách của những người làm việc công: mực thước, tôn trọng của công, tôn trọng luật pháp và phục vụ công chúng.

    Một đặc điểm khác của VNCH là “xă hội dân sự”. “Những ‘chính quyền’ hay [những] thay đổi ở miền Nam cần phân biệt với ‘chế độ xă hội’ miền Nam ít nhiều vẫn duy tŕ và phát huy những sinh hoạt của điều mà ta gọi là xă hội dân sự (société civile).”(…) “Nếu phân biệt ‘xă hội công’ (le social public) với ‘xă hội tư’(le social privé) th́ ‘xă hội dân sự’ là một loại h́nh xă hội trong đó nhà nước không can thiệp vào xă hội tư về các quan hệ nghề nghiệp, giáo dục, tư tưởng, văn hóa, cứu tế, liên đới xă hội và các quan hệ về mặt t́nh cảm (gia đ́nh, họ hàng, bè bạn, thầy tṛ…). Xă hội dân sự miền Nam, do đó, là một xă hội đa dạng với vô số tổ chức, hội đoàn tư nhân lớn, nhỏ hoạt động độc lập và hợp pháp, được chính quyền tôn trọng và giúp đỡ từ tôn giáo, nghề nghiệp, cho đến kinh doanh, văn nghệ, vân vân. Lợi dụng điều này, người Cộng Sản đă đứng ra thành lập nhiều hội đoàn, tổ chức hợp pháp để ngụy trang cho các hoạt động của ḿnh. Có thể đây chính là lư do khiến nhà cầm quyền Cộng Sản hiện nay rất sợ h́nh thức “xă hội dân sự”.

  8. #108
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Trần Doăn Nho: Việt Nam Cộng Ḥa lừng lững đi vào ḷng đất nước
    p2




    Đề cập đến pháp lư và đạo lư, Nguyễn Văn Trung viết, “Một trường hợp cũng khá phổ biến trước đây ở miền Nam: Trong cái thế đối lập giữa hai trật tự: trật tự pháp lư chính trị và trật tự đạo lư t́nh người, có những lựa chọn trật tự cao hơn (đạo lư t́nh người), chẳng hạn anh em, con cháu, bạn bè theo Việt Cộng trà trộn trong cơ quan, trong dân chúng, biết mà không tố cáo, thậm chí c̣n cho tá túc trong nhà v́ coi t́nh nghĩa ruột thịt, bạn bè cao hơn quyền lợi chính trị, pháp luật…”. Mặt khác, một người có người thân hay họ hàng đi theo Cộng Sản, con cái họ chẳng gặp khó khăn ǵ trong việc học hành, thi cử và những quyền lợi hợp pháp khác và khi lớn lên, nếu không trực tiếp tham gia hoạt động cho Cộng Sản th́ vẫn được đi làm việc b́nh thường, không bị phân biệt đối xử. Có người c̣n được cấp học bổng đi du học nước ngoài, và về sau lại hoạt động chống đối kịch liệt VNCH. Chính v́ thế, “Dù người dân có khinh ghét chính quyền Sài G̣n thế nào đi nữa, có lẽ ít ai nghĩ rằng ḿnh đang sống trong vùng Mỹ-ngụy, vùng tạm chiếm mà chỉ nh́n nhận: Việt Nam là một dân tộc, nhưng hiện đang bị chia cắt, có hai thể chế chính trị: Việt Nam Cộng Hoà và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, và mong muốn một ngày nào đó có thống nhất trong hoà b́nh,” theo ông.

    Nói về quân đội, Nguyễn Văn Trung nhận định, “Trong quân đội ngay từ những khóa hạ sĩ quan Nam Định hồi 1951-1952 đến các khóa học của trường Vơ Bị Đà lạt, Nha Trang, Thủ Đức hồi đầu thời Đệ Nhất Cộng Ḥa cũng dần dà tạo được một giới sĩ quan có tŕnh độ tú tài hay đại học không hề mặc cảm là lính đánh thuê của quân đội viễn chinh, trái lại họ có được một điều mà nền Đệ Nhất Cộng Ḥa đă tạo cho họ đó là một bản sắc, một căn cước quốc gia (identité nationale).”

    Một trong những mặt xuất sắc nhất của VNCH là văn học nghệ thuật. Nó thoát thai từ sự kiện: VNCH là một xă hội mở, xă hội tự do. Theo Nguyễn Văn Trung, trong kinh nghiệm rất riêng của ḿnh, những nhà văn, nhà trí thức miền Nam viết bất cứ cái ǵ mà không bận tâm mấy về an ninh bản thân. Họ chỉ bận tâm về “viết cái ǵ” và “viết thế nào”, chứ không phải về “có thể viết được hay không.” Có được như thế là nhờ phong cách làm việc trí thức của giới công chức trong các bộ liên hệ: bộ Văn Hóa, bộ Thông Tin và bộ Nội Vụ. Về điểm này, cũng theo Nguyễn Văn Trung, trong một bài viết khác, “Hướng về Miền Nam Việt Nam”,th́ dưới chế độ VNCH, “Báo th́ không phải kiểm duyệt nhưng có thể bị tịch thu đưa ra ṭa. Trong khuôn khổ chính sách hạn chế tự do chính trị như vậy, nếu không xuất bản công khai, hợp pháp, vẫn có thể in ronéo, phổ biến, bày bán ngay cả trên các sạp báo và có thể bị tịch thu… Người cầm bút viết những điều cấm kỵ, phê phán chính sách này, chính sách kia của nhà nước, thậm chí họp nhau viết kháng thư phản đối, đăng trên báo mà không lo ngại về an ninh chính trị của bản thân gia đ́nh bạn bè. Nói cách khác, viết phê phán mà không sợ nhà nước.”[x]Trong bài thuyết tŕnh “Tính ‘văn học’ trong Văn Học Miền Nam”[xi] đọc trong buổi hội thảo về Văn Học Miền Nam tổ chức tại ṭa soạn nhật báo Người Việt vào ngày 6/12/2014, tôi đă phân tích kỹ về tính chất đa dạng, tự do, hiện đại, kế tục, nhân bản… của Văn Học Miền Nam, những tính chất khiến cho tự bản thân, nền văn học đó đă mang một giá trị bất khả bàn căi và cao hơn hẳn một nền văn học được chỉ đạo bằng các nghị quyết chính trị.

    Xin cụ thể hóa nhận định trên của Nguyễn Văn Trung bằng một trích đoạn đề cập đến việc tiếp quản trường Đại Học Vạn Hạnh sau ngày 30/4/1975 trong một bài viết ngắn của một người miền Bắc có tham gia vào công việc này:

    “Nhưng miền Bắc không chỉ giải phóng miền Nam khỏi những văn bản cổ của văn minh nhân loại hay những trước tác nóng hổi nhất trên thế giới nửa thế kỉ trước, miền Bắc chúng ta đă giải phóng họ khỏi một nền đại học được xây dựng trên ư niệm tự do. Trong số sách Thư viện Vạn Hạnh c̣n sót lại, có một loại sách đặc biệt, do trường xuất bản, in những bài phát biểu của các diễn giả được mời đến nói chuyện và tranh luận với giảng viên, sinh viên của trường. Đọc những cuốn sách đó, bạn sẽ nhận ra Đại Học Vạn Hạnh đương thời giống như một diễn đàn khổng lồ của xă hội dân sự, nơi tất cả các xu hướng tư tưởng khác nhau đều được cất lên tiếng nói của ḿnh, từ chống Cộng Sản đến chống Hoa Kỳ, ủng hộ miền Bắc đến ủng hộ VNCH… Tất cả đều có một không gian b́nh đẳng để giải thích v́ sao họ suy nghĩ và hành động như vậy. Lúc đó tôi đă tự hỏi, giữa Sài G̣n thời đó th́ có những tiếng nói chống lại hệ thống Cộng Sản là đương nhiên, nhưng tại sao chế độ Việt Nam Cộng hoà lại để cho Đại Học Vạn Hạnh (và đương nhiên không chỉ Vạn Hạnh) trở thành nơi những người chống lại ḿnh có thể phát biểu tư tưởng? Câu trả lời nằm ở Hiến pháp 1967 miền Nam Việt Nam: Đại học là tự trị. (…) Những trải nghiệm như thế làm cho mọi chàng ‘miền Bắc có lư luận’ cảm thấy ḿnh thuộc về ‘miền Nam’.”[xii]

    Quy chế “đại học tự trị” quả là một ưu điểm đáng kể của VNCH, góp phần tạo nên một môi trường tri thức thực sự, không thua bất cứ một đại học của một nước tiên tiến nào trên thế giới. Chính v́ thế mà dù sống trong thời chiến, các giáo sư và sinh viên vẫn được hưởng một không khí thoải mái trong nghiên cứu và học tập, thậm chí trong các cuộc đấu tranh đ̣i dân chủ, ḥa b́nh và chống chính quyền.[xiii] Tác giả bài viết trên tỏ ra ngạc nhiên về tính cách “tự do tư tưởng” khi tiếp quản trường Đại Học Vạn Hạnh, một trường mới được thành lập sau khi chế độ Ngô Đ́nh Diệm sụp đổ. Thực ra, sự cởi mở của VNCH về phương diện tư tưởng đă hiện hữu từ thời Đệ Nhất Cộng Ḥa. Hồi đó, hầu hết các tác phẩm được viết trước năm 1945 của những tác giả đang sống và phục vụ dưới chế độ Cộng Sản miền Bắc (trừ một số tác phẩm nặng tính chất tuyên truyền của Tố Hữu, Nguyễn Đ́nh Thi…) từ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tô Hoài, Anh Thơ cho đến Thế Lữ, Nguyễn Tuân…đều được tái bản, không những thế, c̣n được đưa vào chương tŕnh dạy văn của học sinh từ tiểu học đến trung và đại học, được đánh giá xứng đáng với giá trị nghệ thuật và vai tṛ của chúng trong lịch sử văn học. Các tác phẩm đó được nghiên cứu y như chúng hoàn toàn độc lập đối với lập trường và hành vi chính trị hiện đương của các tác giả. Nhờ thế mà thế hệ chúng tôi lớn lên ở miền Nam biết khá rơ giá trị văn chương của từng tác giả, để làm cơ sở đối chiếu với những sáng tác đầy tính chất tuyên truyền, phi-văn chương sau này của họ. Cũng cần ghi nhận ngay bản “Quốc ca” VNCH (đă đổi lời một phần) được sử dụng tại miền Nam hồi đó và tại hải ngoại hiện nay cũng được ghi tên tác giả là Lưu Hữu Phước vốn là một người Cộng Sản. Nhà thơ Nguyễn Đăng Thường đă từng đưa lên trang mạng “Talawas” một Phụ Lục “Thay lời phi lộ” là lời của nhà xuất bản Hoa Tiên khi cho tái bản tại miền Nam các tác phẩm Lửa thiêng của Huy Cận năm 1967, Tiếng thu của Lưu Trọng Lư năm 1968, Quê ngoại của Hồ Dzếnh năm 1969… Lời phi lộ cho thấy nhà xuất bản đă tách rời văn bản ra khỏi con người tác giả.[xiv]

    Sau 1975, nhà nước Cộng Sản t́m mọi cách hủy diệt nền văn học nghệ thuật VNCH qua một chiến dịch rất bài bản, liên tục và quyết liệt bằng cách đốt sách báo và bắt bỏ tù nhà văn, nhà báo và cả những người giữ sách báo, nhưng rốt cuộc, chỉ là công dă tràng. Họ chỉ có thể đốt phá cái hữu h́nh nhưng không thể đốt phá được cái vô h́nh: tư tưởng và tấm ḷng. Rốt cuộc, không những nền văn học đó không biến mất mà tồn tại, dai dẳng tồn tại và được trân trọng bảo tồn cả ở trong Nam lẫn ngoài Bắc. Càng về sau, văn học miền Nam càng được đánh giá một cách tích cực, từ những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp cho đến ngay cả từ chính nhà cầm quyền Cộng Sản. Trong bài nghiên cứu khá kỹ và ít thiên kiến, “Chiến tranh, xă hội tiêu thụ và thị trường văn học miền Nam 1954 – 1975”, đăng trên tập san “Nghiên cứu văn học”, một trong những cơ quan nghiên cứu văn học hàng đầu của nhà nước Cộng Sản, có đoạn viết:

    “Thật vậy, những cơ sở báo chí và xuất bản trung thực đă giúp người đọc miền Nam nh́n rơ hơn xă hội ở chung quanh ḿnh, đă liên kết những người thiện chí trong một nỗ lực vận động cho ḥa b́nh, tự do, độc lập dân tộc và một nền văn hóa văn nghệ tiến bộ, cho thấy mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt, sinh hoạt văn hóa miền Nam không có tính chất một chiều mà c̣n có những mầm mống của dân chủ, thông qua tiếng nói phản biện và phản kháng.

    Trong đời sống văn học miền Nam, những sáng tác và công tŕnh nghiên cứu chứa đựng những yếu tố dân tộc, nhân đạo, dân chủ và cách tân, xuất hiện trên cái nền của hoạt động báo chí và xuất bản rất đa dạng và phức tạp của nhiều khuynh hướng khác nhau về tư tưởng cũng như về nghệ thuật. Giữa các khuynh hướng đó không có ranh giới tuyệt đối, mà có sự giao thoa, tương tác và chuyển hóa lẫn nhau. Sách báo thân chính quyền cũng có lúc ấn hành những tác phẩm đả kích quan chức của chế độ, thậm chí bị tịch thu. Sự chuyển biến của sách báo khuynh tả cũng là một quá tŕnh từ tự phát đến tự giác. Trên một tờ báo hay một nhà xuất bản có thể xuất hiện những cộng tác viên đối lập nhau về lập trường chính trị và quan điểm văn học.”[xv]

    Một nhận định văn học khá lạ, nhất là dưới cái nh́n của kẻ thắng cuộc nh́n về kẻ thua cuộc. Nếu không trích dẫn nguồn, có thể chúng ta sẽ cho đó là bài viết của một cây bút VNCH nào đó tự đánh giá văn học miền Nam. C̣n lạ hơn nữa, mới đây, “Nhân Dân”, tờ báo chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam, cho đi một bài của Hạnh Nguyên, Ứng xử với văn học miền nam trước 1975, trong đó có đoạn:

    “Từ chỗ bị phê phán gay gắt, bị loại bỏ, cấm phổ biến, văn học miền Nam dần dần đă được coi là một bộ phận không thể tách rời của văn học Việt Nam, được xuất bản và nghiên cứu nghiêm túc. Nhiều tác giả (nhà văn, nhà phê b́nh) miền nam

    xuất hiện trở lại trong đời sống văn học đương đại, nhiều tác phẩm (sáng tác, nghiên cứu, phê b́nh, văn học sử) được in lại và được bạn đọc ghi nhận. Báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam đều từng mở chuyên mục giới thiệu văn học miền nam trước 1975; nhiều tạp chí chuyên ngành ở trung ương và địa phương cũng đăng tải những nghiên cứu về các tác giả, tác phẩm, hiện tượng văn học, phê b́nh văn học Sài G̣n trước 1975; không ít luận án, luận văn cao học và không ít đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, cấp Bộ, cấp Nhà nước đă lấy văn học, học thuật miền nam 1954-1975 làm đối tượng khảo sát, phân tích, đánh giá; một số nhà xuất bản, công ty văn hóa truyền thông đă chọn lọc giới thiệu những “người lạ mặt quen thuộc”… Nói cách khác, sự thay đổi trong thái độ đối với văn học miền nam diễn ra ở cả khu vực nghiên cứu, xuất bản, lẫn giảng dạy, sưu tầm, giới thiệu, phổ biến đến công chúng. Hoạt động được khuyến khích là vượt qua định kiến, thiên kiến, tỉnh táo chọn lọc những tác phẩm có yếu tố dân tộc, tinh thần nhân đạo, dân chủ, yêu nước và tiến bộ, có giá trị cách tân.

    Có thể nói, nếu không có không khí cởi mở, chắc chắn những sáng tác của Du Tử Lê, Trần Thị NgH, Đinh Hùng, Nguyên Sa, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện…; những nghiên cứu của Nguyễn Văn Trung, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Thanh Lăng, Toan Ánh… không có điều kiện tái xuất hiện trong đời sống văn học. Nhờ sự thay đổi trong cách ứng xử, mới có những nghiên cứu về các trường hợp như Lê Tuyên, Thanh Tâm Tuyền… về tư tưởng triết học và các khuynh hướng lư luận - phê b́nh văn học ở đô thị miền nam 1954 - 1975. Theo GS Huỳnh Như Phương: “Từ 1975 đến nay, khoảng 160 tác giả và dịch giả ở các đô thị miền nam có tác phẩm được tái bản chính thức trong nước, trong đó có người c̣n sống, người đă mất và một số ít đang định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, việc làm đó chưa thật hệ thống và đầy đủ. Trong thời điểm hiện nay, xúc tiến việc tập hợp, tuyển chọn những tác phẩm, công tŕnh có giá trị là việc làm đúng lúc và cần thiết, không chỉ để cung cấp tài liệu cho các nhà nghiên cứu mà c̣n góp phần làm phong phú và đa dạng đời sống tinh thần của đất nước.”[xvi]

    Từ chỗ “ngăn chặn, chống, phê phán, đấu tranh, quét sạch văn hóa nô dịch, đồi trụy, lai căng; xóa bỏ những xuất bản phẩm phản động, khiêu dâm; trừng trị nghiêm khắc những ai cố ư vi phạm các quy định của Nhà nước…” đến chỗ thừa nhận văn học miền Nam là “một bộ phận không thể tách rời của văn học Việt Nam”, “không chỉ để cung cấp tài liệu cho các nhà nghiên cứu mà c̣n góp phần làm phong phú và đa dạng đời sống tinh thần của đất nước” quả là một thay đổi 180 độ. Đâu là động lực của thái độ tích cực đó? Có nhiều lư do, nhưng một trong những lư do chính theo tôi, đó là giá trị thuyết phục của tự bản thân Văn Học Miền Nam. Nhận định về ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật miền Nam đối với miền Bắc, nhà thơ Hoàng Hưng, một trong những thành viên ṇng cốt của trang mạng Văn Việt ở trong nước, nhận xét:

    Sự tiếp xúc với Văn học Miền Nam trước 1975 đă tạo bước ngoặt quyết định về khuynh hướng tư tưởng cho không ít tác giả của nền văn học “chính thống” miền Bắc. Tinh thần tự do, nhân bản và cách tân của nó đă dần dần “tẩy rửa” thói quen “tự kiểm duyệt” và “phục vụ chính trị”, giáo điều “hiện thực xă hội chủ nghĩa”… vốn ngấm sâu vào tâm trí của thế hệ cầm bút “chống Pháp chống Mỹ”. Chắc chắn nó đă khởi hứng cho những ư tưởng thay đổi mạnh mẽ của vài nhà lănh đạo văn nghệ cuối thập niên 1970 như Trần Độ, Nguyên Ngọc… và của nhiều cây bút thành công từ sau khi có chính sách “Đổi mới”cuối thập niên 1980. Hầu hết những cây bút trẻ hiện nay ở Việt Nam đang đi theo tinh thần ấy.[xvii]

    4.

    Trong lúc các tác phẩm văn học VNCH vẫn c̣n được xuất bản hạn chế, th́ một h́nh thái nghệ thuật khác của VNCH, ca nhạc, hay nói theo cách nói phổ biến hiện nay là nhạc vàng, gần như “thống trị” sinh hoạt ca nhạc trong nước. Ca nhạc miền Nam đă có ảnh hưởng từ đầu, ngay sau ngày 30 tháng Tư. “Sau khi Quân đội miền Bắc tiếp quản miền Nam, dường như nhạc miền Nam lại đổ bộ ra Bắc,” theo Jason Gibbs trong một bài nghiên cứu công phu về loại nhạc này, Nhạc vàng “hóa vàng”.[xviii]Gibbs viết:

    “Sau năm 1975, với sự sụp đổ của Sài G̣n, trước sự ra đi của người Mỹ và sự tan ră của Việt Nam Cộng hoà, những quan toà văn hoá Việt Nam đối diện với t́nh huống khó xử mới. Họ tiếp quản một địa bàn có đến hàng triệu tờ, đĩa và băng - gần hết là nhạc vàng – đă được mua bán trao đổi phân phối. (…) Từng bị tiêm nhiễm một thứ văn hoá, không dễ dàng để một người từ bỏ nó chỉ một sớm một chiều. Mặc dù không có khả năng nghe một bài hát cũ nữa, một người có thể nhớ nó, hát hoặc nhảy với nó trong một thời gian dài trong tương lai. Một bài hát cũ chỉ có thể chắc chắn đă chết khi nó không thể c̣n được nhớ đến, nhảy múa hay hát ḥ ǵ nữa. Tuy nhiên, ngoài vấn đề làm hồi tỉnh những ai đă nuốt phải thuốc độc của chủ nghĩa thực dân mới, họ phải đối phó với sự lan truyền của những người lính Quân đội miền Bắc khi họ mang theo loại nhạc này khi trở về nhà hay làng quê họ. Một nhà nghiên cứu giải thích rằng sự quảng bá của loại nhạc này đối với người miền Bắc thành ra một vấn đề cấp thiết hơn là cố ngăn dừng chúng lại ở miền Nam bởi v́ người Bắc nghe nhạc ấy như một món mới lạ và chưa được “miễn dịch” chống lại trước đó.” (…) “Lần đầu đến Việt Nam năm 1993 tôi đă rất kinh ngạc là thứ nhạc phổ biến ở Việt Nam cộng sản lại giống với nhạc mà người Mỹ gốc Việt vẫn nghe, dĩ nhiên là chúng không được phát thanh, và trong mọi trường hợp là bất hợp pháp. Tuy là sản phẩm buôn lậu, những băng cassette và video vẫn được trao đổi tự do, và nhạc này có ở trong gần như mọi nhà tôi đến. Mặc dù nhạc vàng vẫn phải mang tội danh phản động, ít người nghe b́nh thường để ư đến điều đó.” Rốt cuộc, nhạc vàng, thay v́ hiểu là thứ nhạc vàng vọt, ủy mị th́ lại trở thành thứ nhạc với ư nghĩa tích cực: vàng là kim loại quư, như được hiểu trước năm 1975 ở Sài G̣n, cũng theo Gibbs.

    Nói về sự “thống trị” của ca nhạc VNCH trong sinh hoạt giải trí hiện nay ở trong nước, nhà thơ Hoàng Hưng, cho biết, “Nhu cầu ca hát, một trong những nhu cầu tự nhiên nhất của con người, sau nhiều năm bị “nhạc đỏ” độc quyền thống trị, đă bùng lên với “nhạc vàng” khắp phố phường ngơ xóm (…) Đến mức bây giờ, nhạc “bolero” một thời vốn không được đánh giá cao lắm bởi giới có học ở Sài G̣n, nay đang “tràn ngập lănh thổ”, chiếm lĩnh không gian âm nhạc cả chính thống lẫn tự phát!” Tại sao có sự chiếm lĩnh đó? Theo nhận xét của Hoàng Hưng, một trong những điểm đáng nói là phong cách hát. “Các ca sĩ miền Bắc nh́n chung được học bài bản hơn, nhưng sau khi nghe ca sĩ miền Nam, số đông người nghe bỗng nhận ra cái ǵ đó không thú lắm ở lối hát miền Bắc. Th́ ra kỹ thuật thanh nhạc không thay thế được t́nh cảm tự nhiên, càng không lại được cái hồn gửi vào tiếng hát, và ‘bel canto’ của ‘opera’ không thể cuốn hút bằng cái sự tṛn vành rơ chữ tiếng Việt!”[xix]

    Nói chung là như thế, nhưng nếu đi sâu hơn, ta sẽ nhận ra rằng chuyện nhạc vàng-nhạc đỏ không chỉ thuần túy là vấn đề ca nhạc, mà hàm chứa trong đó một cuộc “đấu tranh chính trị” dai dẳng và quyết liệt. Cứ theo dơi chuyện tranh căi về việc “cho cho cấm cấm” rồi lại “cấm cấm cho cho” một số các bản nhạc miền Nam như “Con đường xưa em đi”, “Tôi đưa em sang sông”, hay “Ly rượu mừng” chẳng hạn, chúng ta sẽ thấy trước sau, nhà nước Cộng Sản đứng trước một sự chọn lựa “chẳng đặng đừng”, một chọn lựa đau đớn khi cho phép ḍng nhạc miền Nam tiếp tục chiếm lĩnh thị trường giải trí cả nước. Phải nói là “không ngăn chặn được” chứ không phải là “cho phép”. Dù trực tiếp hay gián tiếp, dù bóng gió xa xôi hay êm đềm gần gũi, nhạc miền Nam nói chung chứa đựng trong đó tất cả cái không khí đa dạng, thấm đẫm t́nh người, t́nh nước của Việt Nam Cộng Ḥa. Nói như Đỗ Trung Quân, sự thắng thế của nhạc miền Nam là cuộc “phục thù ngọt ngào” của bên thua cuộc. “Khán giả chọn lựa nó, thứ âm nhạc chôn mà không chết. Muốn nó chết, dễ thôi! Các anh hăy làm nhạc hay hơn nó, có tài năng hơn nó để vĩnh cửu như nó …Dèm pha, mai mỉa, xúc phạm nó vô nghĩa! Nó càng bất tử! Chỉ vậy thôi!”[xx]

  9. #109
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Trần Doăn Nho: Việt Nam Cộng Ḥa lừng lững đi vào ḷng đất nước
    p3




    Quả thật là phục thù ngọt ngào! Trong “Trận chiến nhạc vàng”, tác giả Kiva đánh thẳng vào mục tiêu, không ỡm ỡm ờ ờ ǵ cả khi cho rằng:

    “Sự hồi sinh mạnh mẽ của ḍng nhạc vàng cho thấy âm nhạc VNCH lúc xưa chưa có thua. Sau 40 năm chiến đấu cam go, bằng một sức mạnh mềm, nhạc vàng đă lật ngược được thế cờ, giành chiến thắng trên cả nước. Đầu thế kỷ 21, tôi đă thấy được một cuộc chiến tranh nhân dân ôn ḥa, lăng mạn, thú vị mà không do những người Cộng Sản điều khiển. Một cuộc chiến tranh không có bom đạn, sắt máu, mà chỉ có lời ca tiếng nhạc du dương, êm đềm, thơ mộng. Nhạc xưa đă trở lại, nhưng không phải là sự thụt lùi mà là sự đáp ứng nhu cầu, phản ảnh tâm thức của người dân muốn hướng đến một xă hội tràn đầy yêu thương, nhân bản, thấm đượm t́nh quê hương dân tộc.”[xxi]

    Ngay cả trên một trong những tờ báo mạng hàng đầu ở trong nước hiện nay (vnexpress.net), ta cũng t́m thấy những lời ca ngợi âm nhạc miền Nam và thẳng thắng phê phán chính sách cấm đoán của nhà cầm quyền Cộng Sản đối với loại nhạc này:

    “Những thân phận lạc loài v́ chiến tranh, kêu đ̣i ḥa b́nh, kêu gọi chấm dứt chiến tranh là điểm nhấn của cả một thời kỳ người đô thị miền Nam hát v́ yêu nước, đến nay cũng vẫn không được phổ biến một cách oan uổng; như ca khúc Da vàng của Trịnh Công Sơn, dù nhạc sĩ sau ngày Thống nhất cho đến tận khi mất vẫn cống hiến rất nhiều cho âm nhạc nước nhà. Nếu nghe thật kỹ ca từ "Một mai giă từ vũ khí" của Trịnh Lâm Ngân, chỉ thấy khắc khoải mơ ước ḥa b́nh để xây dựng lại một xă hội người người thương yêu nhau, vậy mà nó luôn nằm đầu bảng danh sách các ca khúc bị cấm biểu diễn. (…) Quan trọng hơn, một thực tế không thể chối căi, đó là rất nhiều trong những bài hát bị cấm phổ biến vẫn được mọi người yêu mến. Dù được viết đă rất lâu, bằng cách nào đó, chúng đang và c̣n nói được tiếng ḷng đại chúng ở hiện thời. Việc cấm sử dụng các ca khúc được nhiều người yêu mến là đi ngược quy luật xă hội, vô ích trong quản lư và tốn thêm các chi phí khác cho việc giám sát.”[xxii]

    Nhạc miền Nam trở lại không chỉ bằng nhạc mà bằng cả chính các ca nhạc sĩ một thời xây dựng nên không khí VNCH. Dân miền Nam muốn sống lại những tháng năm xưa êm đềm với các thần tượng của ḿnh, c̣n dân miền Bắc th́ lại muốn được trực tiếp chia xẻ cái không khí chứa chan t́nh người mà họ không có cơ hội được hưởng v́ sự biến mất đau đớn của VNCH. Những chương tŕnh ca nhạc như thế, nhất là ở Hà Nội, là những “biến cố” xưa nay hiếm, đánh động vào một thế giới hoài niệm rưng rưng, xa xót![xxiii]

    Văn học nghệ thuật quả đă mang VNCH lừng lững đi vào, đi sâu trong ḷng đất nước. Đây không phải là một diễn biến ḥa b́nh. Cũng không phải một vận động thay ngôi đổi chủ. Đơn thuần chỉ là một hiện tượng phục hồi. Sự phục hồi của một giá trị, một giá trị vô cùng lớn lao mà nếu biết vận dụng, nó có thể đưa đến sự thay đổi ngoạn mục của ḍng sinh mệnh dân tộc.

    5.

    Ngoài yếu tố tự thân, sự phục hồi này c̣n được hỗ trợ bởi những yếu tố khách quan khác.

    Trước hết là sự phát triển của mạng xă hội, đặc biệt là facebook. Qua mạng xă hội, lần đầu tiên người dân cảm thấy ḿnh được tự do, được thoát ra khỏi sự kềm chế của nhà nước, được nói, được viết, được trao đổi đủ thứ thông tin đa dạng, đa chiều mà không phải thông qua một hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt của bộ máy công an. Cũng qua mạng xă hội, họ xây dựng được một xă hội khác với thứ xă hội bị kềm kẹp bên ngoài: xă hội dân sự. Tất cả tạo thành một sức mạnh, làm đối trọng với nhà cầm quyền. Các tư tưởng dân chủ, tự do được đề cao. Và đặc biệt, các trang mạng xă hội cũng là nơi chứa đựng h́nh ảnh và thông tin đáng quư và hữu ích về một VNCH ngày cũ, từ âm nhạc, văn chương, nghệ thuật cho đến quân đội, giáo dục, kinh tế…

    Mặt khác, do sự biến mất các yếu tố hấp dẫn của các chiêu bài lư tưởng (độc lập, giai cấp, chủ nghĩa…) cũng như v́ sự mâu thuẫn về quyền lợi phát sinh do một đảng cầm quyền quá lâu, “Nền chính trị Việt Nam đă chính thức bước vào chế độ tài phiệt (plutocracy),” theo Đoan Trang và Nguyễn Hữu Long. Phân tích về điểm này, hai tác giả nhận định:

    “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhân vật trung tâm của chính trị Việt Nam thập kỷ qua, đă phơi bày một phần cuộc đấu đá quyền lực trong đảng ra trước mặt báo và pháp đ́nh, thông qua chiến dịch chống tham nhũng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử đảng. Chiến dịch này đă làm thay đổi hẳn cách nh́n về quan chức nhà nước và cơ quan nhà nước trong công chúng nước ta. Trước đây, người ta coi làm quan, làm nhà nước là một công việc ổn định, vừa màu mỡ vừa an toàn, “đến hẹn lại lên”. Nay, ấn tượng đó đă sụp đổ cùng với những Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, v.v. (…) Hai cái chết bí ẩn của Nguyễn Bá Thanh và Trần Đại Quang, cùng với vụ mất tích kỳ lạ của Đinh Thế Huynh, tiếp tục phủ bóng chính trường với nhiều màu sắc ma quái, tạo ra ấn tượng mạnh mẽ trong công chúng về những phương pháp thanh trừng nội bộ cổ xưa. Pháp luật, suy cho cùng, vẫn chỉ là công cụ thanh trừng chứ không phải là nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước. Không có thứ công lư nào đạt được với một thứ pháp luật như vậy.”[xxiv]

    Trong t́nh huống này, phủ nhận cơ chế nhà nước Cộng Sản hiện nay tất yếu phải dẫn đến chỗ thừa nhận những giá trị mà VNCH đă từng thể hiện trong thời gian 20 năm trước đây. Nh́n chiến hạm Mỹ Theodore Roosevelt ghé thăm Đà Nẵngvào tháng 3/2020 vừa qua, nh́n cách nhà nước Cộng Sản đang loay hoay đ̣i biển đ̣i đảo, loay hoay trườn ra khỏi ảnh hưởng của chế độ bá quyền xảo quyệt phương Bắc, tôi nhận ra một điều vừa khôi hài lại vừa chua chát: Chính quyền Cộng Sản đă mất công chiến đấu, phỉnh gạt và hy sinh bao nhiêu thế hệ để cũng đi đến cái mục tiêu mà VNCH đă từng theo đuổi: thân Mỹ, chống Tàu, biến Việt Nam thành một đất nước pháp trị với tam quyền phân lập, đa nguyên trong sinh hoạt chính trị, tự do trong kinh tế thị trường, cởi mở trong văn học nghệ thuật, đất đai thuộc sở hữu tư nhân, tự trị đại học…Bị giam giữ trong nhà tù ư thức hệ, bị nhốt kín trong nỗi đam mê thành tích quá khứ, đảng Cộng Sản tiếp tục dẫn dắt dân tộc đi vào một con đường “dead-end”, không lối thoát.

    Bốn mươi lăm năm bát nháo, ỡm ờ! Bốn mươi lăm năm loay hoay. Bốn mươi lăm năm sinh sát. Rốt cuộc, chính quyền Cộng Sản hiện h́nh là một cơ chế nửa nạc nửa mỡ, tiến thối lưỡng nan. Hơn thế nữa, cái chính quyền đó tự biến thành một khối u ác tính của chính ḿnh. Nó tự đối đầu với chính nó, tự bào ṃn chính nó, tự cắt xé chính nó. Thế lực phản động không c̣n đến từ bên ngoài, mà mưng mủ từ bên trong. Biến cố Đồng Tâm chẳng hạn là biểu hiện sinh động, là đỉnh cao của cái ung nhọt tự phát trong ḷng chế độ. Chính những người đă từng hy sinh xương máu của họ để phục vụ chế độ càng ngày càng đứng lên chống lại nó, rạch ṛi, dứt khoát và đầy chính nghĩa.

    Trong một bối cảnh như vậy, nếu người ta hướng về VNCH cũng là điều rất hiển nhiên. Và hợp lư. Một trong những nhà nghiên cứu văn học tiếng tăm trong nước, Vương Trí Nhàn, đă can đảm nhận định về Tô Thùy Yên và qua đó, về những con người VNCH như sau:

    “Qua nhiều tài liệu về các trại tù cải tạo được thiết lập sau 75, tôi biết có một nguyên tắc chi phối các trại tù này là làm cho những người bị giam trong đó mất hết cảm giác và suy nghĩ của một con người b́nh thường, không c̣n đớn đau mà cũng không c̣n hy vọng, tóm lại là chỉ biết sống qua ngày như một thứ súc vật bị làm nhục. Trường hợp con người trong Tô Thùy Yên sau khi ra tù bộc lộ qua bài thơ "Ta về" chứng tỏ mọi ư đồ loại đó đă phá sản, đây không phải trường hợp cá biệt ở một hai người mà phổ biến ở rất nhiều người. Sau khi bị tù đầy trở về họ vẫn giữ được ḷng khao khát yêu đời và có đủ khả năng gia nhập vào cuộc sống hiện đại khi ra sống ở hải ngoại. Chính họ là niềm hy vọng của dân tộc chúng ta. Mà điều đó không phải là ngẫu nhiên v́ nó đă được chuẩn bị từ trong cuộc sống hai mươi năm 1955-1975” (Tôi nhấn mạnh).

    Đây là một nhận định chính xác, can đảm của một nhà phê b́nh văn học, người ở bên phe thắng cuộc. Những người hiện đứng lên tranh đấu cho một nước Việt Nam giàu mạnh, tự do, dân chủ ở trong nước đang đ̣i hỏi cái mà chúng tôi đă từng tranh đấu để có và đă từng có vào những năm tháng VNCH. Giá trị VNCH, do đó, không có ǵ cao xa, cũng chẳng cần phải dựa trên một lư thuyết nào, trái lại, rất đơn giản. Đơn giản như lao Thừa Phủ ngày nào đă cho phép hai tù nhân học sinh Lê Hiếu Đằng và Lư Thiện Sanh được đi thi Tú Tài để khỏi đánh mất tương lai. Đơn giản như những bài hát bolero VNCH, dân dă, thắm t́nh. Không cần kinh qua những cuộc đấu tố cải cách long trời lở đất và những năm tháng chiến tranh hao người tốn của. Cũng không cần những bà mẹ anh hùng, những tượng đài, những địa đạo, những thi đua, những sùng bái cá nhân và lăng tẩm, vân vân.

    Xin được nhắc lại, nhất định là không thừa: Rốt cuộc, đổi mới là ǵ, cải cách là ǵ nếu không muốn nói là con đường dẫn đến những giá trị VNCH. Chả thế mà, giáo sư Nguyễn Văn Trung nhận định, “Cái gọi là “đổi mới” thực chất là “đổi mới chẳng qua là trở về những cái cũ đă bị phủ nhận”.[xxv] Hiểu như thế, VNCH không phải là quá khứ, mà chính là tương lai. Là mô h́nh của một Việt Nam đổi mới, dân chủ, tự do.

    Khi thừa nhận tính cách hợp pháp của chế độ VNCH, nhà cầm quyền Cộng Sản chắc không muốn nghĩ tới điều đơn giản đó.

    Không sao!

    Lịch sử có những lối đi riêng bất ngờ của nó.

    TDN
    (4/2020)

    ____________________ _

    Tài liệu tham khảo:

    - FB Vương Trí Nhàn

    https://www.facebook.com/permalink.p...00007958417043

    - Jason Gibbs, Nhạc vàng hóa vàng (Nguyễn Trương Quư dịch)

    http://www.talawas.org/talaDB/showFi...s=4775&rb=0206

    - FB Nguyễn Lương Hải Khôi: ĐH Vạn Hạnh được tiếp quản như thế nào?

    https://baotiengdan.com/2018/12/21/t...n-nhu-the-nao/

    ·- FB Nhật kư yêu nước:Đỗ Trung Quân nói về âm nhạc và Nguyễn Long Ẩn

    https://www.facebook.com/nhatkyyeunu...8934198466638/

    · Dương Thu Hương

    - Nhân Dân online: Ứng xử với văn học miền Nam trước 1975 (Hạnh Nguyên)

    https://www.nhandan.com.vn/cuoituan/...ruoc-1975.html

    - Phỏng vấn Hoàng Hưng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

    - Nguyễn Văn Trung, Tưởng niệm VNCH (Văn Học (Cali) số 174, 10/2000)

    - Đoan Trang & Nguyễn Hữu Long, Chính trị Việt Nam: một thập kỷ nh́n lại, Luật Khoa tạp chí.

    - Tạp chí Nghiên cứu văn học, Viện Văn học – Viện Hàn lâm Khoa học xă hội Việt Nam, số 4 – 2015, tr. 27-40.

    http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/ngh...1954-1975.html

    - Đoan Trang & Nguyễn Hữu Long, Chính trị Việt Nam: một thập kỷ nh́n lại, Luật Khoa tạp chí. Xem ở:

    https://www.luatkhoa.org/2019/12/chi...p-ky-nhin-lai/

    [i] Trong toàn bài, nhóm chữ “Việt Nam Cộng Ḥa”, do phải lập đi lập lại nhiều lần, nên để tránh rườm rà, người viết sử dụng chữ tắt VNCH để thay thế.

    [ii]Michael Bùi, Lucky Ride luckyride9@yahoo.com [ThoVan] thovan@yahoogroups.c om, April 25th, 2020.

    [iii]Dương Thu Hương, Chốn vắng, tiểu thuyết. Có thể xem ở Đinh Quang Anh Thái, Giọt nước mắt người phụ nữ “bên thắng cuộc”:http://www.buctranhvancau.com/new-bl...-thng-hai-2018

    [iv]Để biết rơ hơn về hai Công Hàm này, vào xem ở: Phùng Anh Khương, Há miệng mắc quai: Nếu luật sư Trung Quốc dùng lư lẽ VNCH là “ngụy quyền”…(Luật Khoa tạp chí)
    https://www.luatkhoa.org/2020/04/ha-...la-nguy-quyen/

    [v]Công Hàm A/72/692 được kư ngày 26/12/2017 và được đưa vào hồ sơ lưu trữ Liên Hiệp Quốc ngày 30/1/2018. Xem ở:
    https://undocs.org/pdf?symbol=en/A/72/692

    [vi]https://baotiengdan.com/2020/04/23/cong-ham-257-hc-nam-2016-viet-nam-gui-lhq-da-khang-dinh-VNCH-la-mot-chinh-the-doc-lap/

    [vii]https://tvtsonline.com.au/vi/chuyen-nganh-vi/lich-su-chinh-tri-ton-giao-van-hoa/le-hieu-dang-suy-nghi-trong-nhung-ngay-nam-binh/

    [viii] Nguyễn Văn Trung, “Nh́n Lại Những Chặng Đường Đă Qua”, chương 8: Tưởng niệm Việt Nam Cộng Ḥa, Tạp chí Văn Học (Cali) số 174, 10/2000, từ trang 3 đến trang 32. Có thể t́m xem ở thư Viện Người Việt: https://issuu.com/nvthuvien/docs/tap...ode=doublePage

    [ix] tức là tách biệt tôn giáo khỏi nhà nước.

    [x]Hướng về Miền Nam Việt Nam, Khởi Hành số 92, tháng 6/2004. Dẫn theo Thụy Khuê, Văn Học miền Nam 1954-1975. Xem ở: http://vanviet.info/van-hoc-mien-nam/van-hoc-mien-nam/

    [xi] Trần Doăn Nho, “Tính văn học trong Văn Học Miền Nam”. Xem ở Da Màu: https://damau.org/34977/tinh-van-hoc...n-hoc-mien-nam

    [xii]Đại Học Vạn Hạnh được tiếp quản như thế nào sau 1975?, FB Nguyễn Lương Hải Khôi. Xem ở Tiếng Dân: https://baotiengdan.com/2018/12/21/t...n-nhu-the-nao/

    [xiii]Các cuộc hội thảo hay “đêm không ngủ” của sinh viên học sinh chống chính quyền thường được tổ chức trong khuôn viên để tránh bị giải tán hay đàn áp. Lực Lượng Cảnh Sát bố trí bên ngoài, cho người giả dạng sinh viên vào bên trong chỉ để lấy tin tức. Cảnh Sát chỉ can thiệp khi sinh viên kéo nhau ra ngoài đường để đi biểu t́nh

    [xiv]Xem Trả lời Tuư Vân của Nguyễn Đăng Thường, Talawas
    http://www.talawas.org/talaDB/showFi...s=9603&rb=0102

    [xv]Tạp chí Nghiên cứu văn học, Viện Văn học – Viện Hàn lâm Khoa học xă hội Việt Nam, số 4 – 2015, tr. 27-40.
    http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/ngh...1954-1975.html

    [xvi]Hạnh Nguyên, Ứng xử với văn học miền nam trước 1975. Xem ở:
    https://www.nhandan.com.vn/cuoituan/...ruoc-1975.html

    [xvii] Phỏng vấn nhà thơ Hoàng Hưng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

    [xviii]Jason Gibbs, Nhạc vàng “hoá vàng” (Nguyễn Trương Quư dịch). Xem:
    http://www.talawas.org/talaDB/showFi...s=4775&rb=0206

    [xix]Hoàng Hưng (trả lời Phỏng Vấn của Diễn Đàn Thế Kỷ). Muốn hiểu hết tính cách của sự chiếm lĩnh này, hăy thử vào hai trang mạng chuyên về nhạc đỏ và nhạc vàng. Trong lúc trang “Nhạc Vàng” (facebook.com/nhacvang/) có hàng trăm ngàn người “follow” và hàng trăm ngàn người “like”, th́ trang “Nhạc Đỏ Chọn Lọc” (facebook.com/nhacdochonloc/) chỉ có chừng vài trăm người “follow” và “like”.

    [xx] Xem ở FB “Nhật kư yêu nước”:
    https://www.facebook.com/nhatkyyeunu...8934198466638/

    [xxi] Trận chiến nhạc vàng. Kiva, trang mạng amnhac.fm
    https://amnhac.fm/tan-nhac/6260-tran-chien-nhac-vang

    [xxii]Phạm Hoài Nam/Những bài hát bị cấm/Chủ nhật, 6/10/2019, 21:40/VNExpress.
    https://vnexpress.net/nhung-bai-hat-bi-cam-3987828.html

    [xxiii] Các ca sĩ hải ngoại về nước tŕnh diễn thường bị chê trách, thậm chí bị lên án và sỉ nhục. Điều này thục dễ hiểu, v́ rơ ràng là nhà nước Cộng Sản, khi cho phép các ca sĩ hải ngoại về nước, là t́m cách chia rẽ cộng đồng hải ngoại và đánh bóng chế độ. Tuy nhiên, nếu xét ở một điểm khác, điều này góp phần làm phong phú thêm giá trị VNCH đối với người dân trong nước, nhất là đối với giới trẻ.

    [xxiv]Đoan Trang & Nguyễn Hữu Long, Chính trị Việt Nam: một thập kỷ nh́n lại, Luật Khoa tạp chí. Xem ở:
    https://www.luatkhoa.org/2019/12/chi...p-ky-nhin-lai/

    [xxv] Nguyễn Văn Trung, bài đă dẫn (Xem ghi chú số 8)

  10. #110
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    TƯỞNG NHỚ TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM (HOÀNG NHƯ TÙNG)
    Tháng 5 03, 2020 Lượt xem: 129
    ‘..Khi qua phà Cần thơ bà lặng lẽ khấn vái rồi thả xuống sông Hậu nửa số tro như là thủy táng cho ông để kỷ niệm vùng đất ngày trước ông trấn nhậm, nửa kia đem về thờ ở chùa Già lam, Saigon. Mỗi lần có dịp về Saigon tôi thường đến thắp nhang tưởng niệm…’


    Người ta có thể từ bỏ mọi thứ, nhưng không ai từ bỏ được lịch sử. Trước sau ǵ lịch sử của bậc anh hùng sẽ phải được dựng lại ở chính nơi mà những người vĩ đại đă ngă xuống- Tổng thống Abraham Lincoln

    Diễn văn đọc trong lễ tưởng niệm tướng Nguyễn khoa Nam tại Houston, Texas ngày 4 tháng 5 năm 2008.

    Kính thưa liệt quư vị,
    Kính thưa quư chiến hữu các cấp của QLVNCH,
    Thưa quư bạn trẻ,

    Trong gian pḥng ấm cúng hôm nay chúng ta tưởng niệm các anh hùng vị quốc vong thân và đặc biệt là kỷ niệm lần thứ 33 húy nhật của thiếu tướng Nguyễn khoa Nam. Với vô vàn xúc động, tôi linh cảm anh linh của các vị quá văng phảng phất đâu đây mặc dầu chúng ta không trông thấy, như thi hào Victor Hugo có nói “Les morts sont des invisibles mais non des absents.”

    Gần gũi hơn, bên kia đường Bellaire, đài kỷ niệm chiến sĩ Việt Mỹ và quân cán chính bỏ ḿnh v́ tổ quốc đang chứng giám.

    Câu nói đầu tiên của tôi là tôi xin cám ơn ban tổ chức đă cho tôi cơ hội hiếm có để nói đôi gịng về lịch sử cận đại của Việt Nam và sự thật về việc tuẫn tiết của Thiếu tướng Nguyễn khoa Nam, tư lệnh Quân đoàn IV kiêm vùng IV chiến thuật.

    Về lịch sử, tôi xin có đôi lời giản dị để nói với các bạn trẻ về giai đoạn từ 1945 đến 1975. Đối với quí vị cùng thế hệ, tôi xin phép thưa rằng sự nhận định về các biến cố lịch sử là do chính kiến cá nhân mà tŕnh bày. Nếu có điều ǵ không giống suy nghĩ của các bậc lăo niên, các bậc uyên bác ở đây th́ tôi thành kính xin quí vị cảm thông và lượng thứ.

    Kính thưa quí vị,

    Trước 1945 Việt Nam, Lào và Cam bốt trên bán đảo Đông dương (Indochina) là thuộc địa của Pháp. Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật lật đổ Pháp và nước VN tuyên bố độc lập trong ảnh hưởng của Nhật. Giữa năm 1945 đệ nhị thế chiến kết thúc, với sự chiến thắng của phe đồng minh (Anh, Mỹ, Pháp, Trung hoa quốc gia) và chiến bại của phe Đức-Ư-Nhật (gọi là phe trục). Thừa lúc quân Nhật đầu hàng, lợi dụng khoảng trống chính trị lúc đó, mặt trận Việt Minh từ mật khu nhảy ra cướp chính quyền vào tháng 8 năm 1945 và thành lập nước VNDCCH (tiền thân của chính quyền cọng sản sau này).

    Chưa đầy một năm sau, năm 1946, người Pháp trở lại Đông dương, không phải để đặt lại nền đô hộ như xưa nhưng nhằm biến các thuộc địa cũ như Việt Nam, Lào và Cam bốt thành những nước nằm trong Liên hiệp Pháp.

    Những người không cọng sản và quan tâm đến vận mệnh đất nước thấy hai hiểm họa trước mắt: một là chủ nghĩa cọng sản đang bành trướng, hai là người Pháp trở lại với một h́nh thức có thể gọi là “thực dân mới”. Biết không thể nào đối đầu được với hai lực lượng ấy, một số chính trị gia đành chọn tạm thời hợp tác với Pháp, qua các thỏa hiệp. Vậy là chiến tranh bùng nổ: một bên là Quốc gia VN, do cựu ḥang Bảo Đại làm quốc trưởng, và người Pháp, một bên là mặt trân Việt Minh (cộng sản), mỗi phe cai quản vùng mà ḿnh đă chiếm được, không có ranh giới rơ ràng về lănh thổ.

    Sau gần 9 năm chiến tranh, và với trận Điện biên phủ mà phe thắng là Việt Minh, một hội nghị được thành lập tại Genève (Thụy sĩ) năm 1954 với sự tham dự của đại diện Pháp, Anh, Nga (hồi đó gọi là Liên xô), Trung Cọng, và hai phe của VN: Quốc gia VN và nước VNDCCH (cọng sản).

    Kết quả của hội đàm Genève là chấm dứt cuộc chiến và tạm thời chia nước VN thành hai lănh thổ theo hai chế độ chính trị khác nhau:
    - Từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc là lănh thổ của nước VNDCCH theo chủ nghĩa cọng sản, sau lưng là khối cọng sản khổng lồ: Liên xô (Nga), Trung Cọng và các nước Đông Âu.
    - Từ vĩ tuyến 17 trở xuống Nam là lănh thổ của nước VNCH (tên mới, thay thế cho “Quốc gia VN”), có các nước đồng minh, đứng đầu là Hoa kỳ, và các nước khác công nhận.
    Người Pháp rút lui khỏi VN.
    Súng đạn tạm vắng mặt trên quê hương chưa được 10 năm th́ cọng sản Bắc Việt nhất định xúc tiến cuộc chiến tranh mà họ gọi bằng nhiều tên: chiến tranh giải phóng, chiến tranh để thống nhất đất nước, chống Mỹ cứu nước, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào.” Họ được Liên Xô (tức là nước Nga bây giờ) và Trung Cọng tích cực yểm trợ. Để đương đầu với họ VNCH phải cần sự giúp đỡ của Thế giới Tự do, đặc biệt là Hoa kỳ.

    Thực chất có phải là chiến tranh giải phóng không, hay chiến tranh ư thức hệ, hay chiến tranh xâm lược?

    Tại hội nghị Genève năm 1954, ngày 12 tháng 5, ngoại trưởng Nguyễn Quốc Định trong phái đoàn Quốc gia VN có nói với phái đoàn cọng sản, đại ư: lịch sử sẽ nói với quí vị rằng quí vị có thể dựa vào chủ nghĩa cọng sản để đưa đất nước thóat khỏi chế độ thuộc địa của Pháp (pour ne plus être une colonie francaise) nhưng nước VN sẽ thành một vệ tinh của nước Tàu (devenir un satellite de la Chine). Lời tuyên bố chính trị này đang dần dần rơ nét.

    Ngày 30-4-75 mà cọng sản huênh hoang gọi là “đại thắng mùa xuân,” ngày mà họ cho là “măi măi về sau quê hương sạch bóng quân thù” th́ ngoài khơi VN cờ Trung Cọng bay phấp phới trên đảo Hoàng sa. Tại hải đảo máu thịt này của tổ quốc, năm 1974 - ngày mà, sau hiệp định Paris 1973, quân đội Mỹ không c̣n dính vào chiến tranh quốc cọng - người chiến sĩ trung tá hải quân Ngụy văn Thà đă anh dũng bảo vệ đất nước và chết theo tàu khi kiêu hùng đánh trả quân thù. Gần đây Trung Cọng đă lập bản đồ hành chính tỉnh Tây sa, nuốt chửng Trường sa của VN.

    Rơ ràng VN cọng sản không dám chống cự “đàn anh xă hội chủ nghĩa" của họ. Họ cùng nhau chiến đấu để bành trướng chủ nghĩa cọng sản. Đây là một cuộc chiến tranh ư thức hệ.

    Đồng thời cũng là một cuộc chiến tranh xâm lược, v́ sau hiệp định Genève VN đă trở thành hai nước, th́ nước này đánh chiếm nước kia là xâm lược. Họ rêu rao chính phủ miền Nam là “ngụy”, là tay sai của Mỹ, nhưng chúng ta hăy nghe một nhân vật nổi tiếng của chính họ là giáo sư và sử gia Trần quốc Vượng trả lời phỏng vấn của đài BBC tháng 12 năm 2000:

    Không thể gọi họ là ‘ngụy’ được. VNCH có quốc tế công nhận. Và sự việc đau thương nhất sau năm 1975 là không có ḥa giải ḥa hợp dân tộc. Bằng chứng là cả triệu người miền Nam bỏ nước ra đi, hàng trăm ngàn người chết trên đường vượt biển, so với cái chết trên đường Trường sơn (vào những năm chiến tranh) c̣n hăi hùng và hào hùng hơn nhiều. V́ sao? V́ họ ra đi để t́m tự do!”

    Và theo cuốn sách “Nhân Vật Lịch Sử,” cũng của phía cọng sản, xuất bản lần thứ 4 ở Hà nội năm 1997, th́ từ đời Hùng Vương đến Cọng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam (tức nước VN bây giờ) có lúc VN là hai nước, VNDCCH và VNCH (xin nhắc lại, đây là tài liệu của chính phía cọng sản).

    Như vậy chúng ta mất nước tháng 4 năm 1975 v́ bị miền Bắc xâm lược với súng đạn của khối cọng sản, trong khi đồng minh chúng ta bỏ bạn giữa đường, núp bóng hiệp định Paris 1973 để an toàn rút lui. Không cứu được quốc gia, dân tộc, một số tướng lănh đă tự kết liễu đời ḿnh chứ không đầu hàng quân địch: tướng Hưng, tướng Hai, tướng Vỹ, tướng Phú và tướng Nguyễn Khoa Nam. Họ là những vị anh hùng của dân tộc.

    Tướng Nam bên nội thuộc gia tộc Nguyễn Khoa là một họ lớn từ đời Nguyễn Hoàng, thời nào cũng có người tài ba giúp nước. Bên ngoại là họ Nguyễn Phước, hệ vua Minh Mạng nhà Nguyễn.

    Từ khi ra trường vơ bị ông là sĩ quan tài ba trong chiến tranh, chức vụ cuối cùng là Tư lệnh vùng IV chiến thuật kiêm Quân đoàn IV quân lực VNCH.

    Ông là quân nhân gương mẫu tài đức song toàn hiếm thấy của quân đội. Ông cũng là người có khiếu về hội họa, âm nhạc và là một Phật tử thuần thành, hiểu sâu về triết lư của thiền. Ông đă thừa hưởng những di truyền tốt đẹp cả bên nội lẫn bên ngoại. Một người bạn thân của ông đă mô tả ông là “con gịng cháu giống” như người Pháp nói “Bon sang ne sait pas mentir.” Khách quan hơn, xin mượn lời một phóng viên kiêm sử gia Pháp là Pierre Darcourt: “Điều đầu tiên làm cho ta chú ư đến ông là ông có vẻ mặt của một chiến sĩ cao quí.”

    C̣n riêng tôi, duyên nào lại gặp tướng Nam vào những giờ bi đát của lịch sử tại vùng IV chiến thuật?
    Tôi vốn là người ở cùng làng với ông, làng Vỹ dạ, nơi mà tộc Nguyễn Khoa nhiều người cư ngụ. Thuở nhỏ tôi học cùng trường với ông, trường trung học Khải định Huế, sau ông 4 lớp. Bẵng đi thật lâu tôi mới gặp lại vào tháng 11-1974 khi ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh vùng IV c̣n tôi th́ đang phục vụ tại quân y viện Phan Thanh Giản Cần thơ. Tôi cảm thấy vui v́ được làm việc với người đàn anh đồng hương. Tôi định đến dinh để kính chào thăm viếng nhưng chưa kịp thực hành ư định th́ Ban mê thuột mất, quân đ̣an II rút lui hỗn lọan, quân đoàn I vào tay quân cọng sản, chiến tranh lan đến quân đoàn III.

    Tướng Nam rất phẫn uất. Ông đă trả lời nhà báo Pierre Darcourt: “Mọi người đang nổi giận, quân đội đang bị hạ nhục.”

    Ngày 28-4-75, gặp tướng Pazzi trong đoàn ngọai giao Pháp tại Cần thơ, tướng Nam nói “Ông làm chứng giùm tôi, quân đoàn IV chúng tôi không thua, chính trị Saigon đă trói tay chúng tôi, bắt buộc chúng tôi phải thua.”

    T́nh h́nh quân sự biến đổi quá nhanh, tôi hoang mang nên t́m đến gặp vị tư lệnh để xin ư kiến.
    Câu đầu tiên ông hỏi tôi:
    “ Quân y có việc ǵ đó?”
    Tôi đáp:
    “ Thưa thiếu tướng t́nh h́nh đất nước quá xấu. Lănh thổ quân khu IV có kế hoạch ǵ không?”
    Ông b́nh tĩnh trả lời:

    “Đừng lo, ḿnh vừa đi họp với phái bộ ṭa đại sứ Pháp. Sẽ có giải pháp ngọai giao, miền Tây không mất đâu, c̣n đầy đủ quân số tác chiến.”

    Tôi toan xin phép ra về, không hiểu sao ông lại hỏi:
    “ Nếu phải đánh nhau, Quân y tính sao?”

    Tôi đáp:
    “Xin tuân lệnh.”

    Ông nói tiếp:
    “Quân y cần ǵ?”

    Tôi thưa:
    “Nếu phải chiến đấu th́ QYV không có phương tiện pḥng vệ để chống lại pháo 122 ly của địch. Xin thiếu tướng cho công binh xây gấp hầm nổi kiên cố để làm pḥng mổ và một máy phát điện dự pḥng.

    Ông đáp:
    “Tôi sẽ ra lệnh thi hành gấp. Có thể BTM sẽ chuyển về Cần thơ.
    Hầm giải phẫu nổi xây gần xong th́ mất nước.

    Sáng ngày 30-4-75 trong lúc các đơn vị trưởng đang họp tại pḥng hội quân đ̣an IV để nghe Tư lệnh và Tư lệnh phó chỉ thị, th́ tiếng loa phóng thanh loan tin tướng Dương văn Minh ra lệnh buông súng. Tướng Nam buồn bă thi hành lệnh thượng cấp. Đại tá Nguyễn đ́nh Vinh, tham mưu trưởng quân đoàn, nghiêm trang nói to:

    “Binh nghiệp chúng ta chấm dứt từ giờ phút này, xin quí vị dành cho thiếu tướng tư lệnh và tư lệnh phó lời chào kính cuối cùng.”
    “ Nghiêm!”

    Rồi tan hàng, ră ngũ.

    Phần tôi nhiệm vụ chưa hết, tôi trở về đơn vị tiếp tục phần hành chuyên môn v́ thương binh vẫn c̣n nhập viện, ḷng buồn vô hạn, ngày mai không c̣n tự do, cọng sản sẽ dành cho người thua trận những ǵ? Riêng với các tướng Hưng, tướng Nam và các tướng lănh khác không di tản, họ sẽ ra sao? Suy nghĩ mông lung mà lệ chảy lúc nào không hay.

    Suốt ngày 30-4 vẫn chưa thấy bóng dáng Việt cọng. Cần thơ yên tĩnh một cách khác thường. 5 giờ 30 chiều QYV được tin tướng Nam sắp đến thăm thương bệnh binh. Ông vẫn mặc quân phục tác chiến, áo mũ vẫn c̣n thêu hai sao đen. Ông hỏi tôi:

    “Anh c̣n ở lại?”
    Tôi thưa:

    “ Dạ, giống như thiếu tướng vậy.”
    Ông bảo:

    “Anh đưa tôi đi thăm anh em thương binh.”

    Hai chúng tôi lặng lẽ đi bên nhau, ḷng chĩu nặng. Nhà thương vắng hoe, bệnh nhân c̣n lại khoảng 200 người nằm rải rác khắp các trại, những người khác đă tự động về nhà. Ông thăm không sót một ai. Ngay cả trại dành cho thương binh cọng sản ông cũng vào đứng trầm ngâm, không nói một lời. Ôi nhân hậu làm sao!

    Tiễn ông ra xe, tôi cầu mong chuyến về dinh b́nh an. Nếu gặp Việt cọng sự thể sẽ ra thế nào?
    Đêm 30-4 không yên tĩnh như suốt ngày vừa qua. Quân nhân chưa ră ngũ mang súng bắn chỉ thiên loạn xạ, như để trút hết uất ức, căm thù. Người ta tưởng tướng Nam và tướng Hưng đánh úp VC.

    Về khuya tiếng súng im. Đêm rơi vào im lặng, đêm dài tưởng chừng như bất tận. 11 giờ đêm tướng Hưng bắn vào tim quyên sinh tại nhà, vợ con có mặt. Phu nhân tướng Hưng báo tin ngay cho tướng Nam.

    Vào khoảng 6 giờ sáng QYV Phan Thanh Giản được điện thoại từ dinh tư lệnh cho biết tướng Nam đă tuẫn tiết bằng súng lục Browning.

    Tôi tuy đă dự đoán trước việc này nhưng vẫn bàng hoàng, đau thương trước cái chết của người anh hùng. Bằng xe hồng thập tự, chúng tôi rước xác thiếu tướng về để làm thủ tục khai tử, khâm liệm và an táng. Lần này đón thi thể của vị tướng tư lệnh là đủ mặt nhân viên QYV c̣n ở lại đơn vị. Ai nấy đều xúc động, rưng rưng nước mắt.

    BS trực Trần quốc Đông (hiện ở Úc) làm tờ y chứng. Thủ tục khám nghiệm đă xong, QYV xúc tiến tang lễ. Kiểm điểm tư trang của người quá cố chỉ thấy:

    -Một cuốn kinh Phật nhỏ đựng trong một túi nylon.
    -Một khẩu súng lục hiệu Browning 7.2 mm
    -Một thẻ bài kim khí cá nhân.

    Ba món này đă được bỏ vào quan tài để làm vật lưu dấu pḥng thất lạc thi hài người chết.

    Toàn thành phố Cần thơ xúc động v́ hai tướng Hưng, Nam tuẫn tiết. Hội Hồng thập tự, do BS Lê văn Thuấn làm chủ tịch, biếu hai quan tài loại tốt nhất, dành cho tướng Nam và BS Nguyễn văn Tựu, y sĩ đại úy thuộc quân đoàn IV, bị VC sát hại đêm 30-4-75.

    Thi thể tướng Nam được trang trọng đặt nằm trên một brancard có trải drap trắng. Ông nằm như ngủ, mặt hiền từ trắng xanh, tay chân c̣n mềm. Bên cạnh là thi hài của bác sĩ Tựu.

    Bàn thờ hai vị được thiết lập đơn sơ nhưng trang nghiêm, có nhang thơm nến cháy. Toàn thể nhân viên QYV buồn bă nghiêng ḿnh tiễn đưa vị anh hùng và người thầy thuốc chết vào giờ thứ 25 của cuộc chiến.

    Nắp áo quan đóng lại. Anh em sĩ quan, trong đó có tôi, khiêng quan tài tướng Nam và BS Tựu ra xe dân sự tiến về phía nghĩa trang quân đội Cần thơ. Hướng dẫn xe tang và chỉ huy lễ hạ huyệt do thiếu tá dược sĩ Mai bá Vỵ sĩ quan CTCT thi hành. Một bán tiểu đội cơ hữu của QYV phụ trách việc đào huyệt. Rất may tang lễ được hoàn tất trước khi người của chế độ mới vào tiếp thu BV.

    Trước khi bước vào phần kết thúc tôi xin phép được sơ lược nêu lên vài điều đặc biệt trong cái chết của tướng Nam.

    1) Thứ nhất, có một sự trùng hợp giữa tướng Nam và cụ Phan Thanh Gian, kinh lược sứ miền Tây năm 1867, cách đây 141 năm: hai vị cùng trấn nhậm miền Tây, hai vị cùng tuẫn tiết khi không bảo toàn được lănh thổ, và lễ an táng tướng Nam được cử hành tại QYV mang tên Phan Thanh Giản.

    Tuy nhiên cũng có một điểm khác biệt. V́ không giữ được 3 tỉnh miền tây, mặc dầu đă tự sát, cụ Phan đă bị vua Tự Đức và triều đ́nh giận dữ và cho đục tên cụ trên bia tiến sĩ. C̣n tướng Nam th́ muốn đánh trả quân thù nhưng bị thượng cấp trói tay.

    2) Tướng Nam tuy đă chết nhưng hùng khí vẫn vẫn c̣n làm quân địch lo sợ. Họ nghĩ là ông chưa chết, tử thi an táng không phải thật. Họ định quật mồ nhưng đă không làm được. Dân chúng Cần thơ tin là ông vào lập chiến khu ở trong bưng để chờ ngày phục quốc. Những ai có mặt ở quân khu IV vào những ngày đó đều biết.

    3) Chiều 30-4 ông đi thăm các chiến sĩ đang bị thương tật ở BV Phan Thanh Giản, sáng hôm sau, 1 tháng 5, ông là một tử sĩ được chính BV này rước về làm tang lễ. Chiều hôm trước ông đi thăm thương bệnh binh, sáng hôm sau anh linh ông đi thăm các tử sĩ tại nghĩa trang quân đội Cần thơ, và ông an nghỉ nơi đây cùng với họ gần 10 năm, cho đến ngày cải táng.

    4) Các tướng lănh tuẫn tiết như tướng Phú, tướng Hai, tướng Vỹ, tướng Hưng có thân nhân lo về chung sự, trong niềm thương đau và không khí gia đ́nh ấm cúng. Riêng tướng Nam, suốt đời binh nghiệp ông sống độc thân, lấy quân đội làm đại gia đ́nh, lấy đơn vị làm tiểu gia đ́nh. Và cuối cùng ông được quân đội và chiến hữu lo tṛn tang lễ với lễ nghi quân cách, ấm cúng t́nh huynh đệ chi binh.

    5) Việc cải táng phục tang cho ông mang nhiều chi tiết ư nghĩa. Tháng hai năm 1984 người em dâu tướng Nam, vợ của cựu thượng nghị sĩ Nguyễn khoa Phước, bào đệ của ông, là giáo sư Kim Đính về Cần thơ bốc mộ và hỏa táng. Những ǵ QYV Phan Thanh Giản bỏ vào quan tài khi khâm liệm vẫn c̣n đủ: thẻ bài cá nhân, cuốn kinh Phật, khẩu súng Browning đă rỉ sét. Khi qua phà Cần thơ bà lặng lẽ khấn vái rồi thả xuống sông Hậu nửa số tro như là thủy táng cho ông để kỷ niệm vùng đất ngày trước ông trấn nhậm, nửa kia đem về thờ ở chùa Già lam, Saigon. Mỗi lần có dịp về Saigon tôi thường đến thắp nhang tưởng niệm.

    Tướng Nam đă đi vào lịch sử bằng nhiều bút tích ghi lại biến cố 30-4-75, và không ít thi sĩ đă viết về Người, mà thơ là tiếng nói trung thực nhất của tâm hồn. Để kết thúc tôi xin mượn bài thơ sau đây của một quân y sĩ quân lực VNCH là BS Hà thúc Như Hỷ viết truy điệu người anh hùng:

    Một mai sau
    Và măi măi muôn đời
    Nguyễn khoa Nam
    Tên Người c̣n nhắc nhở
    Người anh hùng vị quốc vong thân
    Sinh vi tướng, tử vi thần
    Một cái chết muôn ngàn lần sống
    Một cái chết cúi đầu giặc cọng
    Để miền Nam kiêu hănh ngẩng mặt lên
    Cho Hương giang rửa sạch ưu phiền
    Và Tiền giang triền miên thương tiếc.

    Kính thưa liệt quí vị,

    Đến đây là thật sự kết thúc. Trước khi dứt lời tôi thành thật xin lỗi là đă lạm dụng th́ giờ quí báu của quí vị quá nhiều, v́ những biến cố lịch sử chỉ xảy ra có một lần và nhân chứng cũng chỉ sống có một đời, chắc quí vị niệm t́nh tha thứ. Nay người thuyết tŕnh là một quân nhân xấp xỉ 80 tuổi, trước khi đi xa có đôi lời tâm huyết bộc bạch sự thật được chứng kiến để tỏ ḷng tôn kính, tri ân quư vị anh hùng liệt sĩ.
    Và một lần nữa kính cám ơn ban tổ chức đă bỏ bao công sức và tâm huyết để thực hiện buổi lễ ư nghĩa hôm nay.

    Hoàng Như Tùng
    nguyên Chỉ Huy Trưởng QY Viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ.

    Nguồn: www.svqy.org/nguyenkhoanam.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 04-06-2015, 08:58 AM
  2. Replies: 10
    Last Post: 27-10-2011, 08:54 AM
  3. Người Lính VNCH trong kho tàng âm nhạc Việt Nam.
    By Hoàng Nhật Thơ in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 12-12-2010, 12:35 AM
  4. Người Lính VNCH trong tâm hồn và ḍng nhạc của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.
    By Hoàng Nhật Thơ in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 1
    Last Post: 05-12-2010, 11:21 AM
  5. Cờ Vàng VNCH Xuất Hiện Trong Lễ Phong Thánh.
    By nghiep in forum Tin Việt Nam
    Replies: 4
    Last Post: 22-10-2010, 01:13 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •