Page 15 of 15 FirstFirst ... 51112131415
Results 141 to 149 of 149

Thread: HỒ SƠ SAI PHẠM - XỬ LÝ ?

  1. #141
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    HỒ SƠ SAI PHẠM - XỬ LÝ ?

    Vụ Hồ Duy Hải: Người đối đầu với 17 thẩm phán ‘ngây ngô’ là ai?
    20/05/2020
    Nguyễn Hùng


    Ông Lê Minh Trí. (H́nh: Trích xuất từ kênh YouTube của Viện Kiểm sát)


    Viện trưởng Viện kiểm sát Lê Minh Trí đă tái khẳng định việc cần thiết phải huỷ án sơ thẩm và phúc thẩm trong vụ án Hồ Duy Hải để điều tra lại. Ngoài văn bản gửi Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng Quốc hội và các cơ quan khác, ông Trí cũng đă phát biểu trước các cử tri ở thành phố Hồ Chí Minh trong vai tṛ Đại biểu Quốc hội khoá 14.

    Ông được báo Thanh Niên dẫn lời nói hôm 18/5: “Viện trưởng không nói là Hồ Duy Hải có tội hay không có tội. Nhưng thấy nó c̣n có nhiều sai sót, và chứng cứ chứng minh chưa chặt chẽ, thậm chí c̣n mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa hiện trường, mâu thuẫn giữa lời khai, giữa thực nghiệm điều tra.

    “Thế th́ Viện trưởng thấy là cần thiết phải yêu cầu kháng nghị huỷ các bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại xem có tội hay không có tội một cách thận trọng, khách quan và đảm bảo bảo vệ tính mạng của người dân chúng ta khi mà chúng ta chưa có một cái chứng cứ trực tiếp khẳng định việc có giết người hay không.

    “[C]hắc chắn Viện trưởng kháng nghị không sai luật đâu.”

    Quyết định của toàn bộ 17 thẩm phán bác kháng nghị của Viện kiểm sát do ông Lê Minh Trí dẫn đầu đă bị người đứng đầu Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển coi là “ngây ngô”. Viện trưởng Hoàng Ngọc Giao nói với trên một triệu người xem Bàn tṛn Thứ năm của BBC Tiếng Việt hồi giữa tháng Năm rằng chuyện Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao đă sai khi coi kháng nghị của Viện kiểm sát vi phạm luật v́ đơn xin ân xá của ông Hồ Duy Hải đă bị chủ tịch nước bác.

    Tiến sỹ Giao nói: “Thứ nhất kháng nghị là người ta kháng nghị anh để xem xét và điều tra lại… trong giai đoạn cuối cùng của tố tụng, tức là giám đốc thẩm, trong khi đó việc ân xá là ân xá với những người đă bị kết án, có bản án và nay v́ những lư do nhân đạo xin được giảm án. Hai nội dung khác nhau, không liên quan ǵ cả nhưng mà Toà án tối cao, Hội đồng Thẩm phán lại lập luận cho rằng trái pháp luật. Tôi thấy nó ngây ngô quá.”

    Tiến sỹ Giao cũng nói đây không chỉ là chuyện mạng sống của một con người mà c̣n là sự chính đáng của cả hệ thống tư pháp. Ông cũng nói vụ Hồ Duy Hải cho thấy chuyện Việt Nam bác bỏ đề nghị thành lập toà án hiến pháp từng được đưa vào dự thảo luật cách đây nhiều năm là điều sai lầm. Sự tồn tại của toà án hiếp pháp, theo ông, sẽ giúp giải quyết khủng hoảng hiện nay. Nhưng ông cũng nói Quốc hội Việt Nam vẫn có thể ra pháp lệnh về vấn đề này để t́m hướng giải quyết.

    Ông Lê Minh Trí là ai?

    Vậy người đang đối đầu với 17 thẩm phán “ngây ngô” ở Việt Nam là ai?

    Chức vụ cấp thành phố đầu tiên mà ông Trí đảm nhiệm là vị trí phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hồi cuối năm 2009 sau hơn bốn năm làm chủ tịch Quận 1. Trong bài đưa tin về việc bổ nhiệm này, báo Pháp Luật cũng nói ông Trí từng là Trung tá an ninh, thư kư cho Bộ trưởng công an, phó chánh văn pḥng uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và chủ tịch Quận 11. Cũng đưa tin về sự kiện này, VnExpress nói thêm ông Trí sinh năm 1960 tại Củ Chi. Các báo khác nói ông Trí tốt nghiệp Đại học An ninh và là cử nhân luật.

    Ba năm sau, vào tháng 4/2013, ông Trí được cử giữ chức phó Ban nội chính trung ương. Trước đó hai tháng ông có chân trong Ban chỉ đạo trung ương về pḥng, chống tham nhũng, cùng vai tṛ uỷ viên như ông Nguyễn Hoà B́nh, Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

    Ông Trí trở thành viện trưởng Viện kiểm sát hồi tháng 4/2016 thay ông Nguyễn Hoà B́nh, người đứng đầu Hội đồng Thẩm phán mới đây, với sự tín nhiệm của gần 64% Đại biểu Quốc hội khoá 13. Trước đó, hồi tháng 1/2016, ông Trí được bầu vào Ban chấp hành trung ương của Đảng Cộng sản tại Đại hội 12. Một tháng sau khi trở thành viện trưởng kiểm sát, ông Trí cũng được bầu làm Đại biểu Quốc hội khoá 14 và tái đắc cử chức viện trưởng kiểm sát hồi tháng 7/2016 với số phiếu chuẩn thuận lần này lên tới trên 90% tại Quốc hội.

    Cũng giống như công lư ở Việt Nam, ông Trí dường như đang ở thế yếu hơn trong cuộc đấu với các chính trị gia trong đó có đối thủ Nguyễn Hoà B́nh, người có chân trong Ban bí thư của Đảng cộng sản. Nhưng nếu ông Trí thắng trong cuộc đấu tranh bảo vệ nguyên tắc suy đoán vô tội và chống lại sự cẩu thả trong điều tra và xét xử, công lư ở Việt Nam sẽ lấy lại được chút niềm tin mà chế độ đang rất cần.

  2. #142
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Hồ sƠ sai phạm - xỬ lý ?

    Hoăn họp báo về vụ án tử tù Hồ Duy Hải
    RFA
    2020-05-22

    H́nh minh hoạ. Phiên giám đốc thẩm vụ án của tử tù Hồ Duy Hải (góc bên phải)

    Photo: RFA
    Cuộc họp báo về vụ tử tù Hồ Duy Hải mà Công an tỉnh Long An dự định tổ chức vào chiều ngày 22 tháng 5 bị hoăn lại.

    Mạng báo Tiền Phong loan tin ngày 22 tháng 5 dẫn lời ông Đại tá Phạm Văn Tâm, Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An về thông tin hoăn cuộc họp báo như vừa nêu. Theo báo này, ông Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An nói lẽ ra cuộc họp báo về vụ tử tù Hồ Duy Hải diễn ra vào chiều ngày 22 tháng 5; tuy nhiên do một số người liên quan bận việc đột xuất nên phải hoăn cuộc họp báo theo dự kiến.

    Ông Phạm Văn Tâm nói với phóng viên báo Tiền Phong rằng Công an tỉnh Long An vẫn chuẩn bị cho buổi họp báo. Thời gian cụ thể cuộc họp sẽ được thông báo cho báo giới và khi diễn ra cuộc họp báo, Công an tỉnh Long An sẽ trả lời tất cả những câu hỏi được báo chí nêu ra.

    Vụ án tử tù Hồ Duy Hải tiếp tục thu hút quan tâm của công chúng sau khi vào ngày 8 tháng 5 vừa qua, Hội đồng Thẩm phán phiên xử theo thủ tục giám đốc thẩm bác đơn kháng nghị của Viện Kiểm Sát Nhân dân Tối cao đề nghị hủy bản án tử h́nh đối với anh Hồ Duy Hải để điều tra lại.

    Ngoài chứng cứ ngoại phạm, và vấn đề vật gây án được mua ngoài chợ về, giới luật sư và những người quan tâm c̣n chỉ ra rằng ông chánh án Ṭa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Ḥa B́nh là người từng bác kháng nghị cho điều tra lại vụ án từ đầu, nay lại ngồi ghế chủ tọa phiên xử là vi phạm qui định của chính luật pháp Việt Nam.

    Ông Nguyễn Ḥa B́nh cũng tuyên bố tại phiên xử theo thủ tục giám đốc thẩm rằng trong quá tŕnh điều tra vụ án có những sai phạm nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án.

    Một số đại biểu quốc hội Việt Nam đă lên tiếng và gửi văn bản chính thức đến các cấp lănh đạo yêu cầu xem xét lại vụ án.

    Tổng thư kư Quốc hội Việt Nam vào ngày 18 tháng 5 vừa qua cũng cho biết đă chuyển vụ việc đến các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lư vụ án được nhiều người quan tâm này.

    Vụ án xảy ra vào tối ngày 13 tháng 1 năm 2008 khi hai nữ nhân viên Bưu diện Cầu Voi tại ấp 5, xă Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An bị giết một cách dă man. Chừng 2 tháng sau, thanh niên Hồ Duy Hải bị bắt và tại hai phiên ṭa cả sơ thẩm và phúc thẩm bị tuyên án tử h́nh về tội ‘giết người, cướp tài sản’.

  3. #143
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Hồ sƠ sai phạm - xỬ lý ?

    Nhiều cán bộ bị kỷ luật liên quan gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ đồng
    RFA
    2020-05-22

    Ảnh minh họa: Một số địa phương bắt đầu thực hiện chi trả tiền cho lao động tự do.
    Courtesy plo
    Nhiều cán bộ vừa bị kỷ luật v́ vi phạm liên quan việc thực hiện gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ đồng cho người gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

    Truyền thông trong nước loan tin vừa nói dẫn báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh & Xă hội (LĐ-TB&XH) gởi Thủ tướng Chính phủ hôm 22/5, và cho biết trong quá tŕnh thực hiện, tỉnh Thanh Hóa và Ninh Thuận có một số sai phạm.

    Đáng chú ư, ở tỉnh Thanh Hóa c̣n có lănh đạo xă đưa người nhà vào danh sách hộ nghèo. Ngoài ra, một số thôn của các huyện Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương có hiện tượng vận động người dân không nhận tiền hỗ trợ, điền thông tin vào mẫu đơn in sẵn tự nguyện không nhận.

    Tại Ninh Thuận, các cán bộ đă chi thiếu tiền hỗ trợ cho sáu người nghèo ở thôn Liên Sơn 2, xă Phước Vinh, huyện Ninh Phước.

    Bộ LĐ-TB&XH trong báo cáo cho biết đă yêu cầu địa phương chấn chỉnh sai sót, thu hồi văn bản không phù hợp, xử lư kỷ luật cán bộ có liên quan. Mức xử phạt như thế nào chưa thấy được thông báo cụ thể.

    Cảnh báo về t́nh trạng sai phạm khi phân phối khoản tiền hỗ trợ v́ dịch COVID-19 được chính các lănh đạo cấp cao nêu ra khi gói hỗ trợ được chính phủ Hà Nội phê duyệt. Tại cuộc họp vào ngày 27 tháng 4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng LĐ-TB & XH phát biểu “Gói hỗ trợ này rất quan trọng, chúng tôi mong muốn các cán bộ khi thực hiện đừng để như chuyện dê, gà đi lạc đường, đừng để ai vi phạm bị xử lư…”

    Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, tổng số tiền đă chi chi hỗ trợ cho các đối tượng tính tới ngày 20/5 là 17.500 tỉ đồng.

  4. #144
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Dự án Cát Linh- Hà Đông chậm: không thể đổ thừa v́ dịch COVID-19!
    RFA
    2020-05-22


    H́nh minh họa: Dự án đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông.
    RFA Edited

    Báo cáo Bộ Giao thông- Vận tải gởi Quốc hội hôm 21 tháng 5 năm 2020 về các công tŕnh chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, có 6 dự án gồm 1 dự án đường bộ là cao tốc và 5 dự án đường sắt đô thị. Đáng chú ư, Bộ Giao thông vận tải cho biết, dịch Covid-19 đă làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ đường sắt Cát Linh - Hà Đông, khi các nhân sự của tổng thầu, tư vấn giám sát, tư vấn đánh giá an toàn hệ thống vẫn chưa thể sang Việt Nam.

    Tuy nhiên trước đó, dù hạn chế người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để pḥng chống dịch Covid-19, vào ngày 5 tháng 3 năm 2020, Ban Chỉ đạo pḥng chống dịch Covid-19 đă đồng ư đề xuất của Bộ Giao thông- Vận tải, cho 43 chuyên gia Trung Quốc tham gia dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được nhập cảnh vào Việt Nam. Nhưng những người này phải được kiểm dịch y tế và được cách ly tại khách sạn theo đề nghị của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

    Nay Bộ Giao thông- Vận tải lại lấy lư do các nhân sự của tổng thầu, tư vấn giám sát, tư vấn đánh giá an toàn hệ thống của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa thể sang Việt Nam, v́ dịch Covid-19.

    Dự án Cát Linh - Hà Đông cứ kéo dài măi và đến bây giờ vẫn chưa biết bao giờ mới có thể đưa vào sử dụng được. Dịch Covid-19 có thể gây một tác động nhất định, nhưng tôi nghĩ về cơ bản là vấn đề nhà thầu đă kéo dài quá lâu.
    -TS. Lê Đăng Doanh
    Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lư Kinh tế Trung ương, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này hôm 22 tháng 5 năm 2020, nhận định:

    “Tôi rất là sốt ruột về dự án Cát Linh - Hà Đông cứ kéo dài măi và đến bây giờ vẫn chưa biết bao giờ mới có thể đưa vào sử dụng được. Dịch Covid-19 có thể gây một tác động nhất định, nhưng tôi nghĩ về cơ bản là vấn đề nhà thầu đă kéo dài quá lâu.”

    Trước đó vào tháng 2 năm 2020, Ông Đường Hồng, Giám đốc Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, là cán bộ dự án phía Trung Quốc có hộ chiếu công vụ nên vẫn được vào Việt Nam. Đến ngày 9 tháng 3 năm 2020, ông Đường Hồng đă hết thời hạn cách ly và trở lại làm việc.

    Ông Trần Bang, một kỹ sư xây dựng chuyên ngành cầu đường, người rất quan tâm đến dự án này, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do qua tin nhắn hôm 22 tháng 5 năm 2020, tỏ vẻ nghi ngờ về lư do chậm trễ dự án Cát Linh – Hà Đông, mà Bộ Giao thông- Vận tải đưa ra:

    “Nếu trước khi có dịch cúm Tàu Covid-19, lúc tháng 1 năm 2020 mà Dự án Cát Linh - Hà Đông đúng tiến độ th́... đổ thừa cho dịch nghe cũng xuôi tai. Nhưng trước khi xảy ra dịch Covid-19 th́ tiến độ dự án, vốn, kỹ thuật, mỹ thuật công tŕnh, bê bối trong thi công, tai nạn lao động... đă xảy ra rồi.

    Trước tháng 1 năm 2020 đă bao nhiêu lần Bộ Giao thông Vận tải hứa sẽ xong... tôi nhớ không nhầm th́ từ năm 2018 Bộ Giao thông Vận tải đă nói chỉ c̣n 1% khối lượng chưa hoàn thành. Nếu tiến độ dự án là 5 năm x 365 ngày/năm = 1.825 ngày. Vậy 1% khối lượng công việc sẽ làm trong 18,2 ngày, làm tṛn là 1 tháng. Nhưng đến tháng 1 năm 2020 là hơn hơn 24 tháng, mà vẫn ́ ra th́ đủ biết ‘há miệng mắc quai’ với cộng sản Trung Quốc, với nhà thầu Trung Quốc?! Càng đổ thừa càng ḷi đuôi ‘trơ trẽn’.”

    Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án giao thông vận tải hôm 12/9/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đă yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phải chịu trách nhiệm báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/9/2019 về tiến độ chạy thử và đưa vào sử dụng dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông.

    Đến ngày 17/9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết đă yêu cầu tổng thầu cam kết mốc thời gian cụ thể đưa dự án vào vận hành khai thác thương mại.

    Hôm 28/10/2019, tổng thầu EPC dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho biết 5 ngày sau tức ngày 2/11/2019, họ sẽ cho tuyến Cát Linh - Hà Đông chạy thử tích hợp và cam kết sẽ hoàn thành 100% hạng mục, đủ điều kiện bàn giao chủ đầu tư trước ngày 31/12/2019.

    Tuy nhiên sau nhiều lần khất hẹn, đến tháng 2 năm 2020, tức trước khi dịch Covid-19 bùng phát, đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa thể vận hành thương mại.

    Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trong một lần chạy thử nghiệm.
    Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trong một lần chạy thử nghiệm. AFP
    Trở lại với báo cáo gửi Quốc hội hôm 21/5/2020, Bộ trưởng Bộ Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, không đưa ra lời hứa cụ thể về thời gian vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông như trước đây. Ông chỉ báo cáo ‘đang chỉ đạo’ xây dựng kế hoạch bàn giao và đưa dự án vào khai thác ‘trong thời gian sớm nhất’ khi đủ điều kiện.

    Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho báo chí trong nước biết thêm, công tác vận hành thử toàn hệ thống và đánh giá an toàn vẫn đang được thực hiện, đồng thời khắc phục một số tồn tại khác...

    Trả lời Đài Á Châu Tự Do, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch của Pḥng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nói:

    “Tôi nghĩ là do sơ hở sơ hở ngay từ đầu, từ lúc đàm phám với họ, Tôi cũng không rơ là các hợp đồng của các cơ quan nhà nước kư với phía Trung Quốc như thế nào mà để xảy ra t́nh trạng như t́nh trạnh đường sắt Cát Linh - Hà Đông, nói rất nhiều mà rút cuộc bây giờ người ta ́ ra như vậy, tiền th́ đội lên bao nhiêu, thời gian th́ kéo dài ra mưới mấy năm mà cũng không xử lư được. Mà cứ phải vay nợ măi Trung Quốc, thành ra giá cứ đội lên măi, khoảng nợ th́ cứ tăng lên, dự án th́ không hoàn thành. Tôi nghĩ cái này trước hết là do khi đàm phán với nhau không rơ ràng và không đưa vào văn bản cho đầy đủ. Ở đây có thể do tŕnh độ của những người đàm phán bên phía Việt Nam không hiểu biết về các vấn đề kinh tế.”

    Theo Bà Phạm Chi Lan, thông thường những dự án này là Việt Nam vay vốn của Trung Quốc, mà theo hợp đồng vay vốn họ sẽ chỉ định thầu nên tổng thầu EPC do họ chỉ định, trường hợp đường sắt Cát Linh – Hà Đông họ đă chỉ định một công ty chưa bao giờ có kinh nghiệm, họ lấy Việt Nam làm nơi để thử nghiệm, xem tŕnh độ kém th́ làm được không và sẽ kéo dài trong bao lâu, hồ sơ chứng từ cũng không đầy đủ, rồi đủ các thứ tṛ đă xảy ra... Tổng thầu Trung Quốc đă dùng hết cách này cách khác để ép phía Việt Nam, mà càng kéo dài, càng tăng vốn th́ họ càng có lợi.

    Ngoài ra, bà Phạm Chi Lan c̣n cho rằng, những người làm ở Bộ Giao thông Vận tải đă làm rất nhiều dự án, kể cả việc vay vốn ODA với Ngân hàng Thế giới World Bank và nhiều đối tác khác, nhưng vẫn không học được kinh nghiệm để ứng dụng trong hợp đồng với Trung Quốc, là điều thật sự không thể hiểu nổi.

    Đến tháng 1 năm 2020 là hơn hơn 24 tháng, mà vẫn ́ ra th́ đủ biết ‘há miệng mắc quai’ với cộng sản Trung Quốc, với nhà thầu Trung Quốc?! Càng đổ thừa càng ḷi đuôi ‘trơ trẽn’.
    -Trần Bang
    Trong báo cáo do Bộ Công Thương thay mặt Chính phủ gửi các Đại biểu Quốc hội hôm 20 tháng 5 năm 2020, về kết quả xử lư yếu kém các dự án, doanh nghiệp có tranh chấp, vướng mắc hợp đồng EPC với phía Trung Quốc, chính phủ cho rằng việc khởi kiện ra ṭa trọng tài quốc tế, để xử lư tranh chấp Hợp đồng EPC, sẽ không thuận lợi và khả năng thắng kiện thấp, chi phí theo đuổi vụ kiện lớn...

    V́ lo ngại thua kiện, do đó báo cáo của Chính phủ cho rằng Bộ Tài chính cần phối hợp với các bên liên quan hướng dẫn việc chủ đầu tư ‘tự quyết toán’ phù hợp với t́nh h́nh thực tế của các dự án hiện nay hoặc khai phá sản.

    Liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định:

    “Theo tôi là khó tự quyết toán, bởi v́ tàu chạy cũng là tàu từ phía Trung Quốc, th́ không biết phía Việt Nam sẽ xử lư hết các việc đó như thế nào? Và để làm việc này cũng phải xem xét hợp đồng giữa Việt Nam với phía nhà thầu Trung Quốc, để làm rơ trách nhiệm của hai bên cho việc hoàn thành dự án này.”

    Ban đầu, dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, dài khoảng 13km, dự kiến thực hiện từ năm 2008 và hoàn thành vào tháng 11/2013. Nhưng sau đó, dự án được lùi lại đến năm 2010 mới khởi công và dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2014. Tuy vậy đến nay, sau khoảng hơn 10 lần chậm tiến độ thực hiện, dự án này vẫn chưa thể đi vào vận hành.

    Theo báo cáo của Bộ GTVT, tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án là 419 triệu USD, sau khi điều chỉnh phải tăng thêm 250 triệu USD. Nhưng vào năm 2011, đă đội vốn thành 552 triệu USD. Và đến năm 2019 đă thành 886 triệu USD.

    Trong đó, phần vốn vay của Trung Quốc cũng lên con số 13,8 ngàn tỷ đồng (tương đương trên 669 triệu USD).

    Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, các dự án loại này phải có một dự án tiền khả thi rất là chính xác, và cần phải có một sự giám sát độc lập và rất là sít sao trong từng khâu, từng công đoạn, để tránh những hiện tượng chậm trễ và không đảm bảo chất lượng, bởi v́ các dịch vụ giao thông công cộng đều cần phải hết sức an toàn.

  5. #145
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Người thanh niên trong đêm xảy ra thảm án là ai?


     10:54 22/05/2020

    Trong suốt hơn 10 năm theo đuổi vụ kiện Bưu cục Cầu Voi tưởng đă đọc hết mọi hồ sơ vụ án, nhưng luật sư Trần Hồng Phong chưa bao giờ nghe đến cái tên Đinh Văn C̣i và Lê Thanh Trí. Không có bất kỳ trang hồ sơ nào nhắc đến hai nhân vật này.

    Hai cái tên này đột ngột xuất hiện một cách bí hiểm trong vai nhân chứng với lời khai về đêm xảy ra thảm án. Theo đó, cả hai đều đă nh́n thấy một thanh niên ngồi với hai nạn nhân trong bưu cục trong khoảng thời gian từ 19:40 – 20:00.



    Hơn 12 năm trước, Đinh Văn C̣i là thiếu tá pḥng Cảnh sát Cơ động – Bảo vệ và Hỗ trợ Tư pháp (PC 22) thuộc Công an tỉnh Long An. Đêm 13/1/2008, C̣i và Trí trước khi đến bưu cục Cầu Voi mua card điện thoại đă ăn cháo vịt tại Cầu Ván, một địa điểm cách bưu cục khoảng 2,6km. Theo biên bản lời khai của C̣i, cả hai rời khỏi quán cháo vịt vào lúc 19:30. Cả hai đến bưu cục vào khoảng 19:40 bằng xe máy.

    Tại bưu cục, cả Trí và C̣i đều khai nh́n thấy một thanh niên ngồi bên cạnh nạn nhân Hồng trên ghế salon sau quầy giao dịch. Nạn nhân Vân là người bán card điện thoại cho C̣i và Trí.
    Mô tả với cơ quan điều tra, Trí cho biết “có nh́n thấy một thanh niên tuổi 30-33, tóc gọn, mặt tṛn, mặt áo thun màu vàng sậm ngắn tay”.

    Nhân chứng C̣i cũng cho biết nh́n thấy “một thanh niên khoảng 28-30 tuổi… người hơi mập, nước da trắng, mặt tṛn, tóc hơi dợn, mặc áo thun cổ màu vàng nhạt ngắn tay”.

    Vậy là từ lời khai của hai nhân chứng này có thể thấy những điểm tương đồng là thanh niên mặt tṛn, tóc ngắn, mặc áo thun ngắn tay có màu vàng. Thanh niên này xuất hiện ở bưu cục Cầu Voi trong khoảng thời gian được cho là hung thủ Hồ Duy Hải có mặt để gây án.

    Cả hai lời khai này đều được thực hiện vào ngày 15/1/2008, chỉ hai ngày sau khi thảm án xảy ra. Khi đó chưa xác định “đối tượng” là Hồ Duy Hải.

    Thế nhưng đến khi vào Cáo trạng (số 97/QĐ.KSĐT) ngày 1/10/2008 th́ Hồ Duy Hải bị buộc tội giết hai nạn nhân bởi lời khai của nhân chứng duy nhất là Đinh Vũ Thường. Bản cáo trạng viết: “Nhân chứng Đinh Vũ Thường phát hiện thấy Hồ Duy Hải ngồi trong ghế tại Bưu điện lúc 19:39”. Thậm chí trong cáo trạng này c̣n viết sai trầm trọng: “phù hợp lời khai của Đinh Vũ Thường người gọi điện thoại cuộc cuối cùng cho bị can”. Thường và Hải chưa bao giờ biết nhau trước đó.

    Trong một bản viết tay của Đinh Vũ Thường cho luật sư Trần Hồng Phong, người này viết: “tôi không khẳng định nhận dạng được người thanh niên, mà tôi thấy tối hôm 13/1/2008 tại bưu cục Cầu Voi”. Đinh Vũ Thường cũng xác nhận không hề được mời tham dự toà trong tư cách nhân chứng. Bản viết tay này được viết vào ngày 7/1/2011.



    Theo các hồ sơ của vụ án, Hồ Duy Hải mặc áo thun sọc xanh, để tóc hai mái, và lúc đó Hải chỉ mới là một thanh niên 23 tuổi. Cũng theo các hồ sơ của vụ án, không hề có bất kỳ lời khai nào của hai nhân chứng Đinh Văn C̣i và Lê Thanh Trí được đưa vào. Dù những lời khai này đă được đánh số bút lục, tức đă trở thành hồ sơ điều tra.

    Lời khai của Đinh Vũ Thường bị “mông má” lại để buộc tội Hồ Duy Hải được sử dụng là lời khai nhân chứng duy nhất tại mọi phiên toà dù không được mời có mặt. Lời khai của hai nhân chứng khác không trùng với nhân dạng của Hồ Duy Hải, được lấy lập tức sau ngày án mạng xảy ra, lại bị âm thầm rút ra khỏi hồ sơ.

    Tại sao phải triệt buộc tội chết cho một con người? Hồ Duy Hải đă khai báo bất nhất thế nào trong những lần làm việc với các điều tra viên?

    TRUNG BẢO

  6. #146
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    HỒ SƠ SAI PHẠM - XỬ LÝ ?

    Công an tỉnh Long An tổ chức họp báo vụ Hồ Duy Hải để làm ǵ?


    Thảo Ngọc (Danlambao) - Báo Tiền Phong ra hôm 22/5/2020 có bài: “Công an tỉnh Long An sẽ tổ chức họp báo vụ Hồ Duy Hải.” Theo đó: “Sáng 22/5/2020, trao đổi với phóng viên Tiền Phong liên quan tới vụ án Hồ Duy Hải, đại tá Phạm Văn Tâm- Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An cho hay: Theo dự kiến chiều hôm nay 22/5, Công an tỉnh Long An sẽ tổ chức họp báo thông tin một số vấn đề liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải.

    Tuy nhiên, buổi họp báo chưa diễn ra v́ 1 số người liên quan bận công tác đột xuất. Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An thông tin thêm rằng, hiện công an tỉnh vẫn chuẩn bị cho buổi họp báo, nội dung liên quan và thời gian tổ chức sẽ thông báo cụ thể cho báo chí sau.

    Chúng tôi sẽ trả lời tất cả những nội dung mà báo chí quan quan” – Ông Tâm khẳng định với phóng viên nếu cuộc họp báo diễn ra” (1).

    Câu hỏi đặt ra là Công an tỉnh Long An tổ chức họp báo vụ Hồ Duy Hải vào thời điểm này nhằm mục đích ǵ?

    Vào chiều ngày 15/5/2020, ông Đại tá Phạm Văn Tâm, Phó GĐCA Long An cũng đă hẹn gặp báo chí. Nhưng sau đó khi phóng viên đến trụ sở CA tỉnh Long An để t́m gặp ông th́ ông ấy đă lặn mất tiêu không sủi bọt, ông ư đă “lủi như chạch”, tránh gặp gỡ phóng viên theo cuộc hẹn:

    "Chiều 15/5, thông qua điện thoại, đại tá Phạm Thanh Tâm – Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An - đă đồng ư tiếp xúc PV Dân Việt tại trụ sở Công an tỉnh Long An vào sáng ngày 16/5, nhằm làm rơ xung quanh thông tin về anh Nguyễn Hữu Nghị, người được cho là liên quan tới vụ án Hồ Duy Hải chứ không phải Nguyễn Văn Nghị.

    Khoảng 8h30 ngày 16/5, PV Dân Việt và một đồng nghiệp có mặt tại trụ sở Công an tỉnh Long An. Tuy nhiên, thông qua cán bộ trực ban, ông Phạm Thanh Tâm đă từ chối không tiếp xúc với báo chí, dù PV đă điện thoại trực tiếp, ông Tâm không bắt máy" (2).

    V́ vậy phải chăng cuộc họp báo lần này là để công an Long An t́m cách biện bạch, bao che cho những sai phạm có tính hệ thống trong hơn 12 năm qua, và những kẻ đứng đằng sau chống lưng cho họ?

    Phải chăng là để thừa nhận việc họ đă cho một số kẻ thân hữu tung hỏa mù nhằm đánh lạc hướng dư luận, khi họ sáng tác ra một nhân vật Nguyễn Hữu Nghị nào đó để nói rằng tôi (Nguyễn Hữu Nghị) không liên quan đến vụ án?

    Là để giải bày việc họ đă cho người lục tung 4.000 bộ hồ sơ mà không có người mang họ tên Nguyễn Văn Nghị như báo chí và dư luật truy t́m?

    Nh́n lại vụ Giám đốc thẩm vừa qua, chúng ta thấy chưa bao giờ dư luận Việt Nam lại đồng thuận phản ứng mạnh mẽ với Ṭa Án Tối Cao như phiên “giám đốc thẩm” vụ án Hồ Duy Hải. Từ báo chí, mạng xă hội, từ giới học thuật đến các chuyên gia, từ cử tri đến đại biểu Quốc Hội. Và ngay Quốc Hội cũng đáp ứng nhanh chóng hiếm thấy. Chỉ 10 ngày sau khi tuyên án, Quốc Hội đă lên tiếng giao cơ quan chuyên môn xem xét vụ án.

    Phải chăng khi các vị ĐBQH đề nghị hủy tất cả các bản án trước đây về Hồ Duy Hải và tiến hành điều tra lại toàn diện và khách quan, th́ cha con mới tái mặt và lo sốt vó, mới t́m cách chống chế một cách yếu ớt?

    Bây giờ dù cho công an tỉnh Long An có biện bạch, chống chế và thanh minh thanh nga cỡ nào th́ cũng chẳng ai tin vào ở những con người đă dám “coi trời bằng vung”, coi thường pháp luật, đă lừa dối nhân dân, lừa dối dư luận ngay từ đầu vụ án này. Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Nhất sự bất tín, vạn sự bất tin”.

    V́ dù có giấu giếm giỏi cỡ nào th́ đây là lúc “cái kim trong bọc đă ḷi mũi ra”.

    Có người nghi ngờ đặt câu hỏi rằng ông Chánh án TANDTC Nguyễn Ḥa B́nh dính líu đến vụ án này “sâu” đến mức độ nào, khi mà ngay từ lúc vụ án xảy ra vào ngày 13/1/2008 tại Bưu điện Cầu Voi, ông Nguyễn Ḥa B́nh là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an.

    Rồi đến năm 2011, khi ngồi ghế Viện trưởng VKSNDTC, cũng chính ông Nguyễn Ḥa B́nh bác đề nghị Giám đốc thẩm vụ án này.

    Và nay, khi đă yên vị chức Chánh án TANDTC, th́ ông đưa vụ này ra Giám đốc thẩm, và kết quả như thế nào th́ mọi người đă rơ.

    Phải chăng chính ông Nguyễn Ḥa B́nh là chiếc ô dù chắc chắn đủ che chở, là nơi ẩn nấp cho những kẻ lộng hành và vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong vụ án này mười mấy năm qua?

    Với con người “Ba trong Một” này th́ dư luận nghi ngờ là có cơ sở.

    Nhà báo Hữu Sự đă phát hiện điều rất thú vị nơi ông Chánh án Nguyễn Ḥa B́nh này là: Ông Nguyễn Ḥa B́nh không phải là Thẩm phán.

    Theo đó: “Ông Nguyễn Ḥa B́nh sinh ngày 24/5/1958, ông vào ngành công an từ năm 1980 và khởi nghiệp ở văn pḥng công an huyện Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng). Từ đó, ông lần lượt làm việc ở công an tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng, ở bộ công an, trưởng thành và thăng tiến dần lên chức thiếu tướng công an. Rồi từ thiếu tướng công an, ông được điều về làm bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngăi. Từ chức bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngăi, ông được bầu làm viện trưởng viện VKSNDTC. Và ông được quốc hội khóa XIII bầu làm chánh án TANDTC nhiệm kỳ 2011-2016, và tái cử nhiệm kỳ 2 -2016- 2021. Trước ngày 8/4/2016, ông Nguyễn Ḥa B́nh chưa từng công tác một ngày nào trong ngành ṭa án” (3).

    V́ không được đào tạo chuyên ngành ṭa án để ngồi ghế Thẩm phán xét xử các vụ án, nhất là vụ án h́nh sự nghiêm trọng như vụ Bưu điện Cầu Voi, nên ông Nguyễn Ḥa B́nh đă để lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng trong vụ án Hồ Duy Hải là quá rơ. Nó có thể làm sụp đổ nền tư pháp Việt Nam như GS-TS khoa học Thái Vĩnh Thắng đă nhận xét.

    Với những diễn biến như trên, có thể nói rằng ông Chánh Án TANDTC Nguyễn Ḥa B́nh đă tự đào hố chôn ḿnh!

    Trở lại về thông báo cuộc họp báo của công an tỉnh Long An: Lúc đầu lănh đạo công an tỉnh Long An hẹn gặp báo chí, nhưng sau đó lại trốn mất tăm mà không một lời giải thích. Nay chỉ mỗi việc lúc đầu thông báo buổi họp báo sẽ được tổ chức vào chiều 22/5/2020, nhưng sau đó lại thông báo chưa ấn định ngày họp, cho thấy CA tỉnh Long An đang bối rối, cuống quưt và lính quưnh như gà mắc tóc vậy. Bây giờ vụ án này, đối với họ như cục gân gà Tào Tháo năm xưa đang mắc ngang cổ họng: “Khạc chẳng ra cho nuốt chẳng vào”. Thật tội nghiệp.

    Muốn giải quyết rốt ráo vụ án này, chỉ cần bắt và truy tố ngay ông Lê Thành Trung, điều tra viên vụ án Bưu điện Cầu Voi năm 2008, mà nay có tin nói là Trưởng CA huyện Thủ Thừa (Long An) về tội cố ư hủy chứng cứ, tang vật vụ án và tội cố t́nh làm sai lệch hồ sơ vụ án giết người nghiêm trọng này, qua đó lôi ra ánh sáng “những đồng chí c̣n nấp trong đống rơm”, những kẻ đứng sau chống lưng cho ông Lê Thành Trung thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng này.

    Cùng với đó là cần điều tra v́ sao một số điều tra viên, kiểm sát viên, luật sư và 2 công an viên xă Nhị Thành liên quan đến vụ án là Nguyễn Thanh Hải và Huỳnh Kim Minh bị chết bất thường đầy bí ẩn?

    Bàn tay không che nổi mặt trời.

    Khi mà vụ án này đă vượt ra ngoài khuôn khổ ngành ṭa án Việt Nam, ra ngoài biên giới nước Việt, tới các Tổ chức Nhân quyền quốc tế đ̣i công lư cho Hồ Duy Hải, th́ nó đă trở thành một đám cháy cực lớn, với sự hỗ trợ của làn sóng dư luận yêu chuông công lư trong và ngoài nước, th́ nó sẽ thiêu cháy mọi thế lực ngăn cản nó.

    Xin mượn lời nhà báo Trương Châu Hữu Danh, một nhà báo có tâm đă đeo đuổi vụ án oan này suốt 12 năm qua để bênh vực cho Hồ Duy Hải, người đă t́m ra rất nhiều chứng cứ mới của vụ án để chứng minh Hồ Duy Hải vô tội, rằng: “Những tài liệu mới nhất về vụ án Hồ Duy Hải không chỉ đủ để tai thẩm mà c̣n có thể “ninh như thẩm”.

    Cần lột mặt nạ những kẻ cố t́nh phạm pháp, bất kể chúng là ai.

    Chú thích:

    (1) https://www.tienphong.vn/phap-luat/c...ai-1661740.tpo

    (2) https://danviet.vn/vu-an-ho-duy-hai-...uyen-huu-nghi-

    (3) https://www.facebook.com/permalink.p...00012513496781

    23.05.2020


    Thảo Ngọc
    danlambaovn.blogspot .com

  7. #147
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    HỒ SƠ SAI PHẠM - XỬ LÝ ?

    Những mốc thời gian không ai có thể can thiệp đă giữ mạng Hồ Duy Hải tới bây giờ


     10:58 26/05/2020

    Một người từng gần gũi với Nguyễn Mi Sol vẫn theo dơi diễn tiến vụ án Bưu điện Cầu Voi nói đại ư “Hồ Duy Hải cao số thật”.

    Một nữ nhà báo ở PLO bỏ công nghiên cứu vụ án, đă nói về chuyện mắt của “trời cao”. Bởi trong vụ án này, nếu không có 03 mốc thời gian mà không ai can thiệp được, th́ bị án có thể đă bị xử tử từ hồi nào rồi, đó là:

    1. 19h13p39: Hồ Duy Hải nhận cuộc gọi của Vơ Lộc Đang khi đang ở tiệm cầm đồ Kim Hưng (thị trấn Thủ Thừa), cách hiện trường vụ án khoảng 7,5km.



    Bị án phải thực hiện cầm đồ, về nhà đổi xe máy, gặp bạn, đi đưa tiền cá độ,… liệu có kịp đến Bưu điện lúc 19h30, trong điều kiện trời tối, đường rất xấu?

    2. 19h39p: Nhân chứng Đinh Vũ Thường gọi điện cho người thân từ điện thoại tại Bưu điện Cầu Voi, thấy một thanh niên.

    Cơ quan điều tra cho là Hồ Duy Hải, nhưng anh Thường không thể nhận dạng.

    3. 21h01p: Nhân chứng Nguyễn Thanh Long xuất hiện trong camera của cây xăng Cầu Voi.

    Anh Long là chồng người bán trái cây – Nguyễn Thị Bích Ngân. Đêm xảy ra án mạng, anh Long có mặt khi chị Ngân bán trái cây cho Vân, và đă từ quầy trái cây đi bộ đến cây xăng (cách khoảng 50m). Camera ghi h́nh sự có mặt của anh Long vào lúc 21h01p.

    Theo hồ sơ vụ án, Vân đi mua trái cây vào lúc khoảng 20h30p. Quầy trái cây bên kia đường cách bưu điện khoảng 3-4 phút đi bộ. Vậy Vân đi mua lúc 20h30 hay gần 21h00?…

    Những MỐC trên khiến vụ án c̣n những “lấn cấn” về thời gian gây án, khả năng xuất hiện của bị án Hồ Duy Hải tại hiện trường, động cơ giết người,… V́ đó, có thể một số hữu trách c̣n băn khoăn về khả năng gây oan sai, nên việc thi hành án tử với bị án suốt 12 năm qua không thể dứt khoát.


    Hiện tại, dư luận xă hội lại đang xôn xao về hai nhân vật tên Đinh Văn C̣i và Lê Thanh Trí, đă đến Bưu điện Cầu Voi lúc khoảng 19h40p để nạp card, thấy một thanh niên tuổi 30-33,… ngồi với hai nạn nhân (?).

    Đáng chú ư, Đinh Văn C̣i từng là sĩ quan CA tỉnh Long An.



    Từ đó, lại càng khó để thi hành án tử đối với bị án, và càng không nên giam giữ bị án lâu hơn nữa trong t́nh trạng như hiện nay, bởi bất cứ con người nào cũng chỉ có một lần sống, một cuộc đời.



    Theo PLO

  8. #148
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Hà Nội phá đường dây đánh bạc ‘online’ hàng tỷ đô la
    May 28, 2020

    Công an khám xét nơi điều hành đường dây đánh bạc. (H́nh: Tuổi Trẻ)
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một đường dây đánh bạc qua internet có quy mô “lớn chưa từng thấy” từ xưa tới nay ở Việt Nam, với số tiền cá cược lên đến $2.75 tỷ, do thanh niên 37 tuổi ở Hà Nội cầm đầu đă bị công an triệt phá.

    Ngày 28 Tháng Năm, nghi can Trương Ngọc Tú (37 tuổi, trú phường Việt Hưng, quận Long Biên), người cầm đầu tṛ chơi đánh bạc “online” với hàng triệu tài khoản, cùng 15 người đă bị Công An Hà Nội phối hợp với Cục An Ninh Mạng và Pḥng Chống Tội Phạm Công Nghệ Cao Bộ Công An, bắt giữ để điều tra về tội “Đánh bạc và tổ chức đánh bạc.”

    Báo VNExpress cho biết đường dây đánh bạc có tên “Nổ Hũ” này hoạt động từ năm 2018, chuyên tổ chức cho các con bạc “sát phạt” với nhau trên mạng Internet bằng nhiều tṛ chơi mô phỏng các tṛ cờ bạc truyền thống như đánh bài, bầu cua, xóc đĩa…

    Theo đó, người chơi chỉ cần tải app (ứng dụng) về điện thoại di động hoặc đăng nhập trực tiếp vào website trên máy tính, rồi nạp tiền thông qua hệ thống các đại lư để lấy điểm cá cược là có thể chơi. Khi thắng, người chơi quy đổi từ điểm ra tiền thật để thanh toán với nhau.

    Nhóm của ông Tú sẽ hướng dẫn “con bạc” cách nạp và rút tiền thông qua bốn đại lư để hưởng hoa hồng, tương đương 2% số tiền mỗi lần nạp hoặc rút.

    Để tránh sự phát giác của công an, ông Tú đặt máy chủ tṛ chơi ở ngoại quốc. Đàn em đều là bạn bè thân thiết, người nhà hoặc người am hiểu về công nghệ thông tin. Mỗi người được ông Tú phân công một nhiệm vụ như: trực kỹ thuật tư vấn, hỗ trợ người chơi, vận hành nạp, rút tiền,…


    Giới hữu trách thu giữ nhiều máy tính, thiết bị điện tử các nghi can sử dụng để điều tra.(H́nh: VNExpress)
    Tờ Tuổi Trẻ cho hay, qua kết quả điều tra ban đầu cho thấy đă có hàng triệu tài khoản ghi danh tham gia đánh bạc thông qua 24 đại lư cấp 1 và hàng trăm đại lư cấp 2, với lượng tiền giao dịch lên đến 64,000 tỷ đồng ($ 2.75 tỷ).

    Đến nay, Công An Hà Nội xác định ông Tú cùng với các nghi can như: Nguyễn Ngọc Trung (ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội); Nguyễn Trọng Tuấn (ở quận Ba Đ́nh); Trần Hữu Hùng (trú huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh); Nguyễn Văn Toàn và Khuất Vinh Quang (đều trú huyện Phúc Thọ, Hà Nội) đă góp vốn mua tài khoản làm đại lư của đường dây đánh bạc này.

    Ngoài việc lập tài khoản ảo trên mạng, các nghi can trên c̣n đứng ra mở nhiều tài khoản tại các ngân hàng khác nhau để giao dịch, chuyển tiền, thanh toán tiền với người chơi bạc.

    Khám xét nhiều địa điểm mà các nghi can điều hành, công an thu giữ 34 điện thoại các loại, 23 thẻ ATM, năm máy vi tính và hàng trăm sim điện thoại…

    Hiện Công An Hà Nội đang tiếp tục điều tra để khởi tố vụ án. (Tr.N) [kn]

  9. #149
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Bị cáo nhảy lầu tự sát tại ṭa án B́nh Phước sau khi nghe tuyên án
    May 29, 2020

    Trụ sở Ṭa Án Nhân Dân tỉnh B́nh Phước, nơi ông Lương Hữu Phước nhảy lầu tự tử sau khi nghe tuyên án. (H́nh: Tuổi Trẻ)
    B̀NH PHƯỚC, Việt Nam (NV) – Người đàn ông cho rằng ḿnh bị tuyên án không đúng, đă uống thuốc trừ sâu rồi lên tầng 2 trụ sở Ṭa Án Nhân Dân tỉnh B́nh Phước nhảy lầu tự sát.

    Theo báo Thanh Niên, sáng 29 Tháng Năm, Ṭa Án Nhân Dân tỉnh B́nh Phước tổ chức xử phúc thẩm bị cáo Lương Hữu Phước (55 tuổi, ngụ phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài, tỉnh B́nh Phước) và y án sơ thẩm ba năm tù giam về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.”

    Sau khi ṭa án tuyên vào buổi sáng, đến chiều cùng ngày ông Phước đi lên lầu 2 trụ sở Ṭa Án Nhân Dân tỉnh B́nh Phước và nhảy xuống tự sát.


    Theo báo Tuổi Trẻ, ông Phước là bị cáo trong một vụ án h́nh sự được ṭa án tỉnh B́nh Phước xét xử vào ngày 26 Tháng Năm. Theo nội dung vụ án, khoảng 11 giờ trưa 15 Tháng Giêng, 2017, sau khi uống rượu ở nhà ông Phạm Văn Tuấn tại khu phố Phước An (phường Tân Xuân, thị xă Đồng Xoài, tỉnh B́nh Phước), ông Phước đi về nhà.

    Đến khoảng 1 giờ trưa cùng ngày, ông Trần Hữu Quư gọi điện thoại cho ông Phước kêu quay lại nhà ông Tuấn để đổi dép, do trước đó ông Phước đi nhầm dép của người khác.

    Ông Phước quay lại nhà ông Tuấn th́ ông Quư rủ ông Phước đi hát karaoke. Ông Phước chở ông Quư đi đến ngă tư Sóc Miên th́ thấy ông Quư không đội mũ bảo hiểm nên chở ông Quư đi về nhà ông Quư để lấy mũ bảo hiểm.

    Khi đi đến gần trước nhà ông Quư thuộc khu phố Suối Đá, phường Tân Xuân th́ ông Phước dừng xe lại bên lề phải theo chiều đi của ḿnh để ông Quư xuống đi vào nhà lấy mũ bảo hiểm, nhưng ông Quư không chịu xuống xe.

    Lúc này ông Quư không chịu xuống, nên ông Phước lái xe (không bật tín hiệu đèn xi nhan) rẽ trái đi qua đường. Khi xe của ông Phước tới phần đường dành cho xe đi ngược chiều hướng ngă ba trạm điện đi ngă tư Sóc Miên th́ bị xe gắn máy do anh Lâm Tươi điều khiển chở anh Trị Tiếp đi bên phải theo hướng ngă ba Trạm Điện đi vào ngă tư Sóc Miên đụng vào gây tai nạn, khiến ông Lương Hữu Phước và ông Trần Hữu Quư bị thương. Đến ngày 17 Tháng Giêng, 2017, ông Quư tử vong.


    Nội dung trên Facebook cá nhân được cho là của ông Lương Hữu Phước. (H́nh chụp màn h́nh Facebook Luong Huu Phuoc)
    Theo báo Thanh Niên, đến ngày 9 Tháng Năm, 2017, Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Công An thành phố Đồng Xoài đă khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lương Hữu Phước để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” nhưng cho ông Phước được tại ngoại.

    Ngày 29 Tháng Ba, 2018, xử sơ thẩm, ṭa án thị xă Đồng Xoài tuyên phạt ông Phước ba năm tù về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.” Sau đó, ông Phước kháng cáo kêu oan.

    Tiếp đó, ngày 6 Tháng Mười Hai, 2019, ṭa án Đồng Xoài xét xử sơ thẩm lần 2, vẫn tuyên phạt ông Phước ba năm tù. Ông Phước tiếp tục kháng cáo, kêu oan.

    Đến ngày 26 Tháng Năm, 2020, tại phiên ṭa phúc thẩm, Luật Sư Dương Vĩnh Tuyến (Đoàn Luật Sư tỉnh B́nh Phước, bào chữa cho ông Phước) đề nghị Hội Đồng Xét Xử chấp nhận kháng cáo, tuyên ông Lương Hữu Phước không phạm tội v́ nguyên nhân gây ra tai nạn do anh Lâm Tươi điều khiển xe trong t́nh trạng không có giấy phép lái xe, đă uống rượu, chạy tốc độ cao, chạy không đúng làn đường (chạy làn đường bên trái), không tập trung quan sát phía trước (vừa điều khiển xe vừa quay đầu về phía sau nói chuyện với anh Trị Tiếp). Đến khi quay mặt về phía trước th́ thấy xe do ông Phước điều khiển đang ở làn đường bên phải, anh Lâm Tươi lúng túng bẻ tay lái về bên phải và tông vào vùng tản nhiệt đầu ṇng bên phải xe của ông Phước.

    Tuy nhiên, sau ba ngày nghị án, sáng 29 Tháng Năm, Ṭa Án Nhân Dân tỉnh B́nh Phước đă tuyên y án sơ thẩm ba năm tù giam về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” đối với ông Phước.


    Ông Lương Hữu Phước tại ṭa trước khi nghe tuyên án vào buổi sáng. (H́nh: Luật Sư Dương Vĩnh Tuyến/Tuổi Trẻ)
    Chiều cùng ngày, trên Facebook cá nhân được cho là của ông Lương Hữu Phước đă đăng một status có nội dung: “Nếu một cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh B́nh Phước th́ cũng đáng lắm chớ!” Sau đó, ông Phước đă lên lầu 2 TAND tỉnh B́nh Phước nhảy xuống đất tử vong.

    Nói với báo Thanh Niên, Đại Tá Dương Văn Mạnh, phó giám đốc Công An tỉnh B́nh Phước, cho biết hiện sự việc đang được công an điều tra. Bước đầu xác định ông Phước uống thuốc trừ sâu trước khi nhảy lầu.

    Theo báo Nhà Báo và Công Luận, trong phiên xử phúc thẩm có mặt ông Lê Viết Ḥa, phó chánh án Ṭa Án Nhân Dân tỉnh B́nh Phước, người đă từng xét xử phiên ṭa phúc thẩm vụ án tranh chấp 40 mét vuông đất của ông Vơ Chánh, để rồi sau khi tuyên án đă khiến ông Chánh uất ức tự sát. (Tr.N) [qd]

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •