Page 9 of 15 FirstFirst ... 5678910111213 ... LastLast
Results 81 to 90 of 149

Thread: HỒ SƠ SAI PHẠM - XỬ LÝ ?

  1. #81
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    HỒ SƠ SAI PHẠM - XỬ LÝ ?

    Vụ án Hồ Duy Hải: Công lư XHCN đă có biểu tượng!
    08/05/2020
    Thiên Hạ Luận


    Chánh án Nguyễn Ḥa B́nh trong phiên giám đốc thẩm Hồ Duy Hải, ngày 5/5/2020. Photo PLO


    Trân Văn


    Hội đồng thẩm phán của Ṭa án Tối cao tại Việt Nam vừa công bố phán quyết phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải “giết người” và “cướp tài sản”...

    12 năm trước – tháng 1 năm 2008, tại Bưu điện Cầu Voi, tọa lạc ở xă Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An xảy ra án mạng: Hai nữ nhân viên của bưu điện này bị giết. Ba tháng sau, Hồ Duy Hải bị bắt với cáo buộc đă giết và cướp tài sản của hai nạn nhân. Cuối năm 2008, trong phiên xử sơ thẩm vụ án này, Ṭa án tỉnh Long An tuyên bố dành cho Hải h́nh phạt tử h́nh. Thêm bốn tháng nữa, vào tháng 4 năm 2009, khi phúc thẩm vụ án, Ṭa Tối cao bác kháng cáo của Hải, tuyên y án sơ thẩm…

    Tuy nhiên hệ thống tư pháp Việt Nam không thể đóng hồ sơ vụ án này v́ cả dư luận lẫn công luận đều không đồng t́nh bởi quá tŕnh điều tra, truy tố có quá nhiều sai sót kỳ quái: Kết quả điều tra hiện trường thu được nhiều dấu tay nhưng không có dấu tay của Hải. Hiện trường có nhiều vết máu nhưng việc thu thập, phân tích những vết máu này cũng bị bỏ qua. Thời điểm mà cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xác định nạn nhân bị giết mâu thuẫn với kết quả giám định pháp y, nếu theo kết quả này th́ rơ ràng Hải là ngoại phạm.

    Đó là chưa kể song song với vô số mâu thuẫn của các tài liệu trong hồ sơ vụ án, việc sửa chữa nhiều tài liệu một cách tùy tiện để chứng minh Hải là hung thủ, c̣n có chuyện cơ quan điều tra không thu được hung khí (dao để cắt cổ, thớt để đập đầu các nạn nhân) nên đă cử người đi… mua các hung khí này về làm tang vật cho khớp với kết luận điều tra, cáo trạng. Người ta c̣n phát giác cơ quan điều tra đă bỏ đi nhiều tài liệu và làm ngơ không đào bới sâu hơn trong khi vụ án c̣n có nghi can khác…

    Chẳng phải chỉ có công an, kiểm sát mắc những sai sót vừa phi lư, vừa phi pháp, không thể chấp nhận được khi điều tra, giám sát điều tra, truy tố, lúc xét xử, ṭa án các cấp cũng tự biến hệ thống tài phán trở thành đáng ngờ khi bỏ qua tất cả những sai sót kỳ quái như đă kể, thậm chí bỏ luôn, không thèm triệu tập một số nhân chứng mà lời khai của họ có thể vô hiệu hóa Kết luận điều tra, Cáo trạng và Hội đồng xét xử khó mà thản nhiên xác định Hồ Duy Hải “giết người”, “cướp tài sản” để phạt tử h́nh…

    Dư luận từ công chúng, báo giới, nhiều luật sư, chuyên gia pháp lư, một số viên chức hữu trách của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền đă khiến hệ thống tư pháp chựng lại trong việc thi hành án tử h́nh Hồ Duy Hải nhưng đó chỉ là chựng lại. Tháng 5 năm 2011, Ṭa án Tối cao tuyên bố không kháng nghị (không yêu cầu xem lại) bản án chung thẩm. Tháng 10 năm 2011, tới lượt Viện Kiểm sát Tối cao đưa ra tuyên bố tương tự, mở đường cho Chủ tịch Nhà nước bác đơn xin ân xá của Hồ Duy Hải vào tháng 5 năm 2012...

    Tháng 11 năm 2014, Hội đồng Thi hành án tử h́nh của tỉnh Long An quyết đinh tử h́nh Hồ Duy Hải vào ngày 5 tháng 12 năm 2014. Thêm một lần nữa, dư luận, công luận lại dậy lên thành băo… Một ngày trước khi bản án được thi hành, Chủ tịch Nhà nước đề nghị Ṭa án Tối cao tạm hoăn thi hành án. Hồ Duy Hải tạm thời thoát chết để chờ hệ thống tư pháp xem xét số phận của ḿnh. Chẳng riêng thân nhân của Hải, nhiều người ở nhiều nơi đă t́m đủ cách để tác động đến việc xem lại bản án bằng nhiều cách…

    Thế rồi tháng 11 năm ngoái – sau năm năm im lặng từ lúc án tử h́nh được tạm hoăn, Viện Kiểm sát Tối cao đột nhiên loan báo kháng nghị bản án tử h́nh Hồ Duy Hải theo h́nh thức giám đốc thẩm. Cơ quan này khẳng định, có đủ căn cứ để kháng nghị hai bản án (sơ thẩm, phúc thẩm) nhằm làm rơ những mâu thuẫn, thiếu sót trong tố tụng và điều tra lại là thật sự cần thiết (1). Ṭa án Tối cao đă tổ chức phiên xét xử theo h́nh thức giám đốc thẩm trong ba ngày và bác kháng nghị, tuyên y án (2)!

    ***

    Tin Ṭa án Tối cao xem lại vụ án Hồ Duy Hải “giết người” và “cướp tài sản” theo h́nh thức giám đốc thẩm đă từng tạo ra sự hứng khởi nơi nhiều giới. Trong mắt nhiều người, diện mạo công lư tại Việt Nam tuy nhơ nhuốc nhưng ít nhất lần này cũng sẽ được tẩy rửa một phần để trong chừng mực nào đó c̣n có thể yên tâm v́ tư pháp xă hội chủ nghĩa không man rợ tới mức, thản nhiên giết một cá nhân mà quá tŕnh điều tra, truy tố, xét xử từng bộc lộ vô số dấu hiệu cho thấy hết sức vô nhân.

    Đó cũng là lư do phán quyết của Hội đồng Thẩm phán với 17 thành viên của Ṭa án Tối cao về vụ án Hồ Duy Hải làm người ta chưng hửng, phẫn nộ. Nguyễn Lân Thắng mỉa mai: Có sai sót nhưng không làm thay đổi bản chất khốn nạn của nền tư pháp xứ Đông Lào... Y án tử h́nh Hồ Duy Hải! Đồng bào đă sáng mắt chưa (3). Nghiêm Việt Anh ngao ngán nhận xét về phiên giám đốc thẩm là “tṛ hề” (4). C̣n Phùng Chí Kiên th́ vừa thấy tên ḿnh trong danh sách tử tù dự bị nếu vẫn tuân theo nền tư pháp mọi rợ này (5).

    Trương Huy San nhận xét: Công lư và số phận của Hồ Duy Hải có phải đă là ưu tiên quan trọng nhất? “Y án” không đơn giản chỉ để cứu uy tín chính trị của Chánh án Nguyễn Ḥa B́nh (khi c̣n là Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao ông đă từ chối kháng nghị). Bằng phán quyết này, thành tích “phá trọng án” của cơ quan điều tra 12 năm trước được bảo vệ, nền tư pháp không phải ghi thêm một án oan vào sổ đen…

    Trong lịch sử tố tụng của nước ta, hung thủ của các vụ án mạng nghiêm trọng gần như đều nhanh chóng bị bắt. Tiền thưởng, huân chương, sao gạch… nhanh chóng được ban phát. Oan sai gần như chỉ được phát hiện khi “nạn nhân” từ “cơi chết trở về” (trường hợp em Tỏ ở Tiền Giang) hoặc hung thủ thật ra đầu thú ([như trong vụ Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang và “bảy thanh niên nhận tội giết người ở Sóc Trăng” gần mười năm trước).

    Chúng ta không biết rơ ai là thủ phạm nhưng 17 vị tối cao thẩm phán biết rơ bằng chứng để buộc tội Hồ Duy Hải có rất nhiều điểm khá mù mờ. Nhiều bằng chứng được thu thập theo cách vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Một khi có thể mua một con dao ngoài chợ thay thế tang vật, việc khiến cho một bị can cung khai trôi chảy một kịch bản giết người chẳng phải khó khăn ǵ.

    Giá như các vị đừng ngồi trên cái ghế có nhiều hệ lụy như thế mà thử đặt ḿnh trong vị trí của các dự thẩm, tôi nghĩ, các vị sẽ không dám tuyên như vậy. Các vị đă đưa ra một phán quyết rất có giá trị chính trị nội bộ nhưng đêm nay, nếu không đi uống rượu, các vị thử gác tay lên trán, tự hỏi xem đó có phải là một phán quyết dựa trên pháp luật và niềm tin nội tâm của quư vị không?

    Chúng tôi không đủ cơ sở để nói Hồ Duy Hải là vô tội. Nhưng chúng tôi cần được chứng kiến một phiên ṭa công khai, nơi, công tố viên thuyết phục hội đồng xét xử bằng những chứng cứ thuyết phục. Thuyết phục trong trường hợp Hải được tuyên vô tội, thuyết phục ngay cả trong trường hợp Hải bị tuyên có tội.

    Hủy án khi không đủ bằng chứng để kết tội ai đó không phải là sự thất bại của một nền tư pháp mà là sự chiến thắng của công lư. Ngay cả trong các nền tư pháp trưởng thành không phải mọi trọng án đều t́m ra được hung thủ. Tuyên bố vô tội cho một nghi phạm không có có nghĩa là các cơ quan tố tụng tuyên bố đầu hàng. Bởi tuyên bố đó xác nhận hung thủ vẫn ngoài ṿng pháp luật và các cơ quan tố tụng vẫn tiếp tục thi hành phận sự.

    Mười năm ngồi tù oan của những bị án oan như ông Nguyễn Thanh Chấn là 10 năm tự do có thể gây án của những hung thủ thật. Các vị có c̣n để cho niềm tin nội tâm của ḿnh vận hành không. Một phán quyết như vụ Hồ Duy Hải, nếu oan, không chỉ làm tan nát một gia đ́nh mà c̣n cấp thủ tục pháp lư cho hung thủ thật (nếu có) tự do gây án ngoài xă hội. Một phán quyết như vụ Hồ Duy Hải không những không có khả năng chấm dứt tranh căi mà c̣n xói ṃn hơn niềm tin của dân chúng vào khả năng cung cấp công lư của nền tư pháp vốn có rất nhiều khiếm khuyết này (6).

    ***

    Trước khi tiến hành xét xử vụ án Hồ Duy Hải “giết người” và “cướp tài sản” theo h́nh thức giám đốc thẩm, Ṭa án Tối cao từng giới thiệu rộng răi kế hoạch dựng “biểu tượng công lư” ở trụ sở các ṭa án trên toàn Việt Nam và tạc tượng các Chánh án Ṭa Tối cao. “Sáng kiến” này đă bị công chúng chỉ trích kịch liệt và có thể sẽ phải xếp xó. Tuy nhiên, dù muốn hay không, tuyên bố bác kháng nghị, y án đối với Hồ Duy Hải đă tạo ra một biểu tượng cho công lư ở Việt Nam.

    Hao-Nhien Q. Vu vừa gọi 17 Thẩm phán trong Hội đồng Thẩm phán Ṭa án Tối cao vừa nhất trí đưa ra phán quyết đă kể là 17 bù nh́n giống như các bù nh́n khác của chế độ. Theo facebooker này, điểm khác biệt của 17 bù nh́n đó, khiến cho họ có thành tích đặc biệt là thí mạng người dân để bảo toàn thành tích bù nh́n của ḿnh, nên có bị nguyền rủa đặc biệt nhiều hơn các bù nh́n khác th́ cũng đáng đời (7). Bên cạnh sự khinh miệt đang được bày tỏ rộng răi trên mạng xă hội như Hao-Nhien Q. Vu, c̣n có sự căm phẫn.

    Đang có không ít người như Thùy Linh, công khai khẳng định về sự nguyền rủa đời đời dành cho Nguyễn Hoà B́nh cùng đồng đảng của ông ta. Một lũ khát máu người vô tội. Quyền lực và sự giàu có của bọn họ xây trên sự nghèo đói, oan khuất của dân đen... Thùy Linh nhấn mạnh: Hăy nhớ ngày này. Máu kêu trả máu (8). Sáu năm trước, một số viên chức hữu trách ở Long An từng công khai càm ràm về việc chần chừ tử h́nh Hồ Duy Hải nguy hại cho “ổn định chính trị”. Nay, số phận nghiệt ngă của Hồ Duy Hải góp thêm lư do khiến nhiều người như Quách Gia sực tỉnh: Cộng sản sống bằng dối trá và bạo lực. Đó là điều chắc chắn (9).

    Chú thích

    (1) https://tuoitre.vn/vien-kiem-sat-de-...8152512439.htm

    (2) https://tuoitre.vn/hoi-dong-tham-pha...8144802024.htm
    (3) https://www.facebook.com/nkmh2011/po...58303995153808

    (4) https://www.facebook.com/vietanh.ngh...96489830428484

    (5) https://www.facebook.com/phungchikie...58756846914095

    (6) https://www.facebook.com/Osinhuyduc/...29313317103831
    (7) https://www.facebook.com/haonhien/po...58146153795132

    (8) https://www.facebook.com/linh.thuy.7...14878418656741

    (9) https://www.facebook.com/hdquachgia/...38807739777266

  2. #82
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    HỒ SƠ SAI PHẠM - XỬ LÝ ?

    Hồ Duy Hải đă không được xem như một con người
    09/05/2020
    Trân Văn


    Bà Nguyễn Thị Loan, thân mẫu tử tù Hồ Duy Hải, từ Long An ra Hà Nội, nhưng không được vào pḥng xử án giám đốc thẩm con trai.

    Phán quyết của Hội đồng Thẩm phán Ṭa án Tối cao khi giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải “giết người”, “cướp tài sản” làm nhiều người ngỡ ngàng, thất vọng. Những tâm trạng ấy là tất nhiên nhưng lại chưa… đúng đắn v́ ngộ nhận cả về bản chất chế độ cộng sản lẫn đặc điểm tư pháp xă hội chủ nghĩa.

    Hoạt động của hệ thống tư pháp trong điều tra, truy cứu trách nhiệm và xử lư h́nh sự dựa trên Luật Tố tụng h́nh sự và Luật H́nh sự. Luật Tố tụng h́nh sự qui định về thủ tục, cách thức tiến hành điều tra, truy tố, xét xử c̣n Luật H́nh sự qui định về tội danh và h́nh phạt tương ứng với tội danh và mức độ phạm tội.

    Sở dĩ phải có Luật Tố tụng h́nh sự và phải đặt bộ luật này bên cạnh Luật H́nh sự v́ đó là cách duy nhất để ngăn chặn các cơ quan tiến hành tố tụng (công an, Viện Kiểm sát, Ṭa án) khám xét, thu thập bằng chứng, bắt giữ, hỏi cung, truy tố và xét xử bất kỳ ai một cách tùy tiện, xâm hại các quyền căn bản của con người.

    Về nguyên tắc, tất cả những vi phạm qui định của Luật Tố tụng H́nh sự đều có thể dẫn đến hai hậu quả: Thứ nhất, khiến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử trở thành vô hiệu. Thứ hai, tùy tính chất, mức độ vi phạm mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán sẽ bị xử lư v́ “vi phạm tố tụng”, kể cả phải vào tù.

    Hoạt động điều tra, truy tố, xét xử Hồ Duy Hải là một trong những ví dụ điển h́nh về “vi phạm tố tụng”. Những “vi phạm tố tụng” này trầm trọng đến mức tháng 11 năm ngoái, Viện Kiểm sát Tối cao quyết định kháng nghị. Ở phiên giám đốc thẩm, đại diện Viện Kiểm sát Tối cao đă tŕnh bày sáu vấn đề liên quan đến “vi phạm tố tụng” (1).

    Phán quyết của Hội đồng Thẩm phán Ṭa án Tối cao thừa nhận các “vi phạm tố tụng” nhưng nhận định những “vi phạm tố tụng” ấy không làm thay đổi bản chất vụ án, không hủy các bản án đă tuyên đối với Hồ Duy Hải (2) chính là bằng chứng rất rơ ràng cho thấy, 17 Thẩm phán của Ṭa án Tối cao xem Luật Tố tụng h́nh sự là rác.

    Khi Luật Tố tụng h́nh sự là rác th́ chỉ ngậm ngùi cho số phận của Hồ Duy Hải sẽ là thiếu sót lớn, thậm chí là thiển cận v́ ai cũng có thể bị như thế. Đó là thân phận chung của cả trăm triệu công dân Việt Nam. Trên thực tế, Hồ Duy Hải không phải là nạn nhân đầu tiên của việc khinh rẻ các “vi phạm tố tụng”.

    Nếu Luật Tố tụng h́nh sự được tôn trọng như phải thế, sẽ không có những cá nhân không phạm tội nhưng vẫn cúi đầu nhận tội v́ bị tra tấn, không bị bắt oan, không bị truy tố oan, không bị phạt đủ loại h́nh phạt từ tù có thời hạn đến chung thân, tử h́nh, không có những gia đ́nh tan nát. Oan sai không trở thành vấn nạn nghiêm trọng như đă thấy.

    Chuyện 17 thẩm phán của Ṭa án Tối cao đồng thanh nhận định những “vi phạm tố tụng” không làm thay đổi bản chất vụ án khi xét lại vụ án Hồ Duy Hải theo tŕnh tự giám đốc thẩm chính là một kiểu tái khẳng định, sẽ c̣n vô số những Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long,...

    Đă từng có nhiều Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán của hệ thống tư pháp xă hội chủ nghĩa thăng tiến nhờ “vi phạm tố tụng” mà đạt được vô số “thành tích” khi tham gia xử lư h́nh sự nhiều cá nhân. Đồng bào không phải là công dân với các quyền hiến định, đồng bào, thậm chí đồng chí chỉ là công cụ phục vụ… sự nghiệp cá nhân và đảng!

    Phán quyết từ phiên giám đốc thẩm về hai bản án dành cho Hồ Duy Hải của Hội đồng Thẩm phán Ṭa án Tối cao chính là cam kết tập thể, nó giống như chứng thư, bảo đảm kiểu thăng tiến vừa kể vẫn c̣n giá trị. Phán quyết ấy có thể làm nhiều triệu người chưng hửng nhưng giúp hàng triệu đồng chí, đồng đội bớt hoang mang, thêm hứng thú.

    Nói cách khác, cho dù được chọn tham gia Hội đồng Thẩm phán của Ṭa án Tối cao để tiến hành giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, 17 cá nhân đại diện cao nhất cho tư pháp xă hội chủ nghĩa vẫn chỉ xem Hồ Duy Hải như một loại công cụ và không hề ngán ngại khi cùng nhổ toẹt vào hy vọng của nhiều triệu người: Được nh́n thấy Luật Tố tụng h́nh sự c̣n thoi thóp chứ không phải đă mệnh một và sẽ khiến các viên chức trong hệ thống tư pháp xă hội chủ nghĩa chùn tay, bớt làm càn.

    ***

    Thật đáng buồn khi phải mường tượng, dường như Hồ Duy Hải chỉ là công cụ của nhiều cá nhân trong hệ thống tư pháp xă hội chủ nghĩa nhưng khó có thể nghĩ khác.

    Tại sao chín năm trước (2011), hết Ṭa án Tối cao đến Viện Kiểm sát Tối cao cùng bác bỏ đề nghị kháng nghị hai bản án mà Ṭa án Long An (sơ thẩm), rồi Ṭa án Tối cao tại TP.HCM (phúc thẩm) đă dành cho Hồ Duy Hải và ngậm tăm suốt từ khi Chủ tịch Nhà nước đề nghị hoăn thi hành án tử h́nh, xem lại vụ án (2014) đến nay?

    Những lời đồn đoán về việc sắp đặt nhân sự lănh đạo đảng CSVN nhiệm kỳ 13 cũng như các dấu hiệu cho thấy nhiều nhóm trong đảng đang triệt hạ lẫn nhau để giành ưu thế nhằm thâu tóm quyền lực, có liên quan ǵ đến sự kiện Viện Kiểm sát Tối cao đột nhiên đổi ư, kháng nghị các bản án đă tuyên với Hải vào tháng 11 năm ngoái?

    Nếu Hội đồng Thẩm phán phiên giám đốc thẩm vụ án này tuyên hủy hai bản án ấy, phán quyết đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến uy tín, sự nghiệp chính trị của ông Trần Quốc Vượng, nhân vật từng là Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao giai đoạn 2007 – 2011 và giờ là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư?

    Nếu Hội đồng Thẩm phán phiên giám đốc thẩm vụ án này tuyên hủy hai bản án ấy, phán quyết đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến uy tín, sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Ḥa B́nh, nhân vật từng là Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao giai đoạn 2011 – 2016 và từ 2016 đến nay là Chánh án Ṭa án Tối cao?

    Phải thắc mắc như thế v́ với bối cảnh chính trị, xă hội, nhân tâm như hiện nay và đặc biệt là với những bằng chứng hết sức rơ ràng đă được Viện Kiểm sát Tối cao liệt kê, sau đó được cả 17 thành viên của Hội đồng Thẩm phán Ṭa án Tối cao thừa nhận là “vi phạm tố tụng”, tại sao cả hội đồng nhất trí… y án, bất kể Luật Tố tụng h́nh sự vẫn c̣n hiệu lực!

    Đó cũng là lư do tại sao ngỡ ngàng, thất vọng về phán quyết của Hội đồng Thẩm phán Ṭa án Tối cao sau phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải là chưa đúng đắn. Tâm trạng đúng phải là phẫn nộ. Chỉ phẫn nộ v́ một đồng loại bị biến thành công cụ, trở thành nạn nhân của hàng loạt “vi phạm tố tụng” song án tử h́nh vẫn lơ lửng trên đầu suốt 12 năm qua chưa đủ mà c̣n phải phẫn nộ về thân phận cũng như tương lai của chính ḿnh, của thân nhân, của bạn bè ḿnh! Con người không thể và không nên để bị dùng như công cụ!

    Chú thích

    (1) https://tuoitre.vn/vien-kiem-sat-de-...8152512439.htm

    (2) https://tuoitre.vn/hoi-dong-tham-pha...8144802024.htm

  3. #83
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    HỒ SƠ SAI PHẠM - XỬ LÝ ?

    Mẹ Hồ Duy Hải gửi đơn kêu cứu khẩn cấp
    Hoàng Minh•Chủ Nhật, 10/05/2020 • 1.1k Lượt Xem
    Không đồng t́nh với kết luận y án đối với tử tù Hồ Duy Hải sau phiên giám đốc thẩm ngày 8/5, bà Nguyễn Thị Loan – mẹ Hồ Duy Hải tiếp tục gửi đơn cầu cứu đến Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Viện KSND Tối cao, ĐBQH mong làm rơ vụ án.


    H́nh ảnh bà Nguyễn Thị Loan sau khi có phán quyết bác kháng nghị, y án tử h́nh đối với Hồ Duy Hải, chiều 8/5. (Ảnh: Lê Hoàng/FB Báo sạch)
    Sáng nay (10/5), gia đ́nh bà Nguyễn Thị Loan – mẹ Hồ Duy Hải đă có đơn kêu cứu khẩn cấp gửi bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Ông Lê Minh Trí – Viện trưởng Viện KSND Tối cao và Ông Lê Thanh Vân – Đại biểu Quốc Hội.


    ĐƠN KÊU CỨU KHẨN CẤP

    Kính gửi: Bà LÊ THỊ NGA, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội

    (Đồng kính gửi: Bà Lê Hiền Đức, Công dân Liêm Chính của Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2008)

    Tôi tên là NGUYỄN THỊ LOAN, sinh năm 1963, là mẹ của tử tù Hồ Duy Hải – người đă bị kết án tử h́nh về tội giết người, cướp của đă qua cả ba cấp sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm.

    Địa chỉ: ấp 1, xă Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.

    Thưa bà, trước hết tôi thay mặt gia đ́nh hai bên nội ngoại xin gửi tới bà lời chào kính trọng và lời tri ân sâu sắc về tất cả những ǵ bà đă làm cho con trai tôi là cháu Hồ Duy Hải mà bà đă gặp ở trại giam cách đây đă 5 năm.

    5 năm trước, trong chuyến công tác đặc biệt với tư cách Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội về “t́nh h́nh oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về h́nh sự, tố tụng h́nh sự và bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng h́nh sự theo quy định của pháp luật” tôi đă được bà mời gặp mặt để bà t́m hiểu về quá tŕnh trưởng thành của cháu Hồ Duy Hải từ nhỏ đến khi bị bắt tạm giam. Năm năm đă trôi qua, tôi chưa có dịp nào được gặp lại bà, nhưng h́nh ảnh một người phụ nữ cương nghị và nguyên tắc trong công việc, cùng sự cảm thông chia sẻ từ trái tim người phụ nữ nhân hậu với một người mẹ khổ đau của một tử tù măi c̣n ghi khắc trong trái tim tôi.

    Thưa bà, Bản Báo cáo Kết quả Nghiên cứu vụ án Hồ Duy Hải bị kết án tử h́nh về tội “Giết người” và tội “Cướp tài sản” tại tỉnh Long An, kư ngày 10/2/2015 gửi Quốc hội cho Kết luận: “Việc Ṭa án hai cấp kết tội Hồ Duy Hải là chưa đủ cơ sở vững chắc, có đầy đủ căn cứ để giám đốc thẩm”.

    Ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2020 vừa qua, phiên ṭa Giám đốc thẩm diễn ra tại Ṭa án Nhân dân Tối cao ở số 48, phố Lư Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Hội đồng thẩm phán đă bác quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao. Hội đồng thẩm phán Ṭa án Nhân dân Tối cao đă công bố quyết định giám đốc thẩm về việc giữ nguyên bản án đối với Hồ Duy Hải, theo đó, bản án sẽ tiếp tục được thi hành và Hồ Duy Hải buộc phải chấp hành h́nh phạt.

    Thưa bà, sau khi nghe được kết quả này, dư luận nhân dân cả nước, đặc biệt là giới luật sư và các nhà b́nh luận đă phẫn nộ bức xúc; và tôi cùng gia đ́nh th́ hoàn toàn suy sụp.

    Tôi làm đơn này, một lần nữa khẩn thiết kính đề nghị Bà, với cương vị công tác và quyền hạn của ḿnh có kiến nghị đến các cấp thẩm quyền và báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Ṭa án Nhân dân Tối cao, và đề nghị xem xét các t́nh tiết quan trọng của vụ án do Luật sư Trần Hồng Phong đưa ra nhưng Hội đồng Thẩm phán Ṭa án Nhân dân Tối cao không xem xét nghiêm túc và khách quan.

    Thưa bà, tôi xin gửi tới Bà t́nh cảm tri ân sâu sắc và bày tỏ niềm hy vọng về những cố gắng tiếp theo của Bà v́ sự Thượng tôn Pháp luật và Đức Hiếu sinh của một người phụ nữ!

    Xin gửi tới Bà lời kính chào trân trọng!

    Người làm đơn

    Nguyễn Thị Loan

    Trước đó, ngày 8/5, kết thúc phiên giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Ḥa B́nh (chủ tọa) cùng các thành viên trong Hội đồng thẩm phán đă giơ tay biểu quyết, tuyên y án tử tù Hồ Duy Hải.

    Nhiều ĐBQH sau đó đă lên tiếng về vấn đề này. Cụ thể:

    ĐBQH Lê Thanh Vân cho rằng: “Việc thực hiện ngay một cuộc giám sát tối cao của Quốc hội đối với hoạt động xét xử trong vụ án này là rất cần thiết. Tôi nguyện sẽ hết sức ḿnh để thúc đẩy công việc ấy!”.

    ĐBQH Lưu B́nh Nhưỡng cho rằng:

    “Khi Chánh án TAND Tối cao từng là Viện trưởng Viện KSND Tối cao, là người trực tiếp không kháng nghị vụ việc, mà bây giờ lại ngồi ghế chủ tọa để xét xử th́ đương nhiên xă hội, người dân, cử tri có quyền nghi ngờ tính công minh, thiên vị, vô tư của Chánh án TAND Tối cao; nghi ngờ việc mang tính định kiến tư pháp vào ghế chủ tọa”;
    “Việc kết luận Hồ Duy Hải có tội là một sự khiên cưỡng”;
    “Cần xem lại tính độc lập của nền Tư pháp”.
    ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cho rằng: “Vật chứng trong vụ Hồ Duy Hải là cái thớt th́ lại được đi mua cái khác giống như vậy. Nếu không đủ chứng cứ th́ phải thả ra, tiếp tục theo dơi, thu thập chứng cứ chứ không thể xử ép”.

    Hoàng Minh

  4. #84
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    HỒ SƠ SAI PHẠM - XỬ LÝ ?

    Cử tri TP.HCM đề nghị xử lư ông Lê Thanh Hải về mặt chính quyền


     14:55 07/05/2020

    Cử tri quận 3 nhắc đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, yêu cầu giải quyết quyền lợi cho người dân, đề nghị xử lư nguyên Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải về mặt chính quyên.



    Sáng 6/5, đoàn ĐBQH TP.HCM, đơn vị 1 đă có buổi tiếp xúc cử tri quận 1, quận 3 và quận 4 trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14.

    Cử tri Nguyễn Hữu Châu (quận 3), cho biết, trong sai phạm ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, người chịu trách nhiệm chính là ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM. Có cả phần trách nhiệm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015.

    Cử tri TP.HCM đề nghị xử lư ông Lê Thanh Hải về mặt chính quyềnCử tri Nguyễn Hữu Châu (quận 3) đề nghị xử lư ông Lê Thanh Hải và nhiều cán bộ liên quan vê mặt Chính quyền trong sai phạm ở Thủ Thiêm. Ảnh: Phong Thuận“Ông Lê Thanh Hải và những người liên quan đă bị Bộ Chính trị xử lư về mặt đảng, nhưng sai phạm này rất lớn nên nhân dân đề nghị xử lư cả về mặt chính quyền”, ông Châu kiến nghị.

    Cùng nhắc đến vụ việc này, ông Hoàng Mạnh Chiến ( quận 3) “phê b́nh” các đoàn ĐBQH nhiều địa phương, trong đó có TP.HCM vẫn chưa sâu sát trong dân, chưa làm tốt trách nhiệm của ḿnh.

    Ông Chiến cho rằng, tại TP có hàng chục vụ khiếu kiện đông người, nhiều vụ án đất đai tồn đọng dân rất bức xúc. Ông ví dụ vụ “đại án” khu Thủ Thiêm, dân ṃn mỏi đi kiện, đau khổ hàng chục năm… nhưng trách nhiệm đại biểu ở đâu?

    Ông đề nghị các đoàn ĐBQH phải nắm bắt t́nh h́nh, gỡ rối cho dân, giúp dân đỡ khổ. Thậm chí ông c̣n nhắc đến vụ Nguyễn Xuân Đường ở Thái B́nh, để cho thấy các đoàn đại biểu ở đấy cũng làm không tốt, để đối tượng tác oai tác quái…

    Thay mặt tổ đại biểu trả lời vấn đề này, Phó bí thư Thường trực TP Trần Lưu Quang cho biết: “Cử tri phê b́nh làm chưa tốt có ǵ đó chưa thỏa đáng với chúng tôi”.

    Ông ví dụ như vụ Thủ Thiêm, các tổ đại biểu rất sâu sát với bà con. “Như chị Nguyễn Thị Quyết Tâm là người đồng hành ngay từ đầu với bà con Thủ Thiêm, chúng tôi chứng kiến nhiều lần chị Tâm đă khóc trong các buổi tiếp xúc cử tri, cho thấy rất trách nhiệm”, lời ông Quang.

    Theo ông Quang, dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm đang có những bước cơ bản để giải quyết quyền lợi của bà con.

    Phó bí thư Thường trực Thành ủy Trần Lưu Quang trả lời chất vấn của cử tri TP.HCM. Ảnh: Phong ThuậnTP cùng các cơ quan ban ngành đă phối hợp với Trung ương tính toán, hoàn chỉnh từng bước, chuẩn mực lại… để giải quyết quyền lợi cho bà con, cũng như xây dựng Khu đô thị Thủ Thiêm như mục đích ban đầu.

    “Nói chung, không chỉ vụ việc Thủ Thiêm mà c̣n nhiều vụ việc khác, các tổ đại biểu đă cố gắng làm hết trách nhiệm của ḿnh”, ông Quang chia sẻ.

    Theo ông Quang, cũng có những việc rất khó, không thể giải quyết ngay và không phải việc ǵ cũng làm được.

    Nhiều cử tri cũng quan tâm đến việc đề xuất dựng tượng của ngành Ṭa án; đề cập đến việc buông lỏng pḥng chống Covid-19 sau thời gian giăn cách xă hội; vấn đề tham nhũng trong việc mua thiết bị xét nghiệm Covid-19…

    Theo ông Quang, về đề xuất dựng tượng một ông tổ như Vua Lư Thái Tông th́ không có ǵ quá đáng. “Nhưng như đại biểu đề cập, trong khi chúng ta c̣n khó khăn, th́ việc này không nên lăng phí tiền bạc của nhân dân. Chúng tôi tiếp thu ư kiến này và sẽ chuyển đến ông Chánh án Ṭa án tối cao”, ông Quang cam kết.

    Về buông lỏng pḥng, chống Covid-19, ông Quang cũng cho rằng có nơi, có địa phương cũng xảy ra như phản ánh của cử tri tại các băi tắm (Vũng Tàu, Cửa Ḷ…). Riêng TP.HCM và cả Chính phủ luôn nhắc nhở trong các phiên họp, không lơi lỏng, nếu không muốn trả giá đắt.

    Vietnamnet

  5. #85
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    HỒ SƠ SAI PHẠM - XỬ LÝ ?

    Giám đốc thẩm y án tử h́nh - C̣n “lối thoát” nào cho Hồ Duy hải?
    Cao Nguyên
    2020-05-09


    H́nh minh hoạ. Chánh án Toà án Nhân dân tối cao Nguyễn Hoà B́nh tại phiên Giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải ở Hà Nội hôm 8/5/2020
    Courtesy of VNA
    Chiều 8/5/2020, sau 3 ngày diễn ra phiên toà Giám đốc thẩm, Hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân (TAND) Tối cao đă đưa ra phán quyết là giữ nguyên bản án phúc phẩm, tử h́nh đối với Hồ Duy Hải.

    Theo đó, Tất cả 17 thành viên Hội đồng thẩm phán đều thống nhất các quan điểm cho rằng Hồ Duy Hải không bị ép cung, lời khai phù hợp với chứng cứ, khớp với lời khai của các nhân chứng, với biên bản khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi… nên xác định Hải phạm tội "giết người, cướp tài sản" là đúng.

    Bản án bất công
    Trước hết, nhận định về kết quả toà giám đốc thẩm, Luật sư Ngô Anh Tuấn, thuộc đoàn luật sư Hà Nội nói với RFA rằng ông thấy khá bất ngờ v́ tất cả 17/17 thành viên Hội đồng thẩm phán đều biểu quyết như nhau:

    “Điều đó khá bất ngờ v́ nếu người ta bỏ phiếu kín th́ tôi nghĩ là kết quả sẽ không như thế. Nhưng ở đây tất cả thành viên hội đồng giơ tay công khai 4 vấn đề biểu quyết. Những người đó đều là những người thẩm phán dưới quyền quản lư của ông chủ toạ. Tôi nghĩ rằng nếu là ư của ông chủ toạ th́ những người khác cũng không dám có ư kiến khác.

    Xét về mặt pháp lư th́ tôi thấy cái kết quả này là sai lầm nghiêm trọng về cả mặt tố tụng và nội dung. C̣n về nhận định của một con người b́nh thường th́ đây là một bản án bất công, không chỉ riêng đối với bị cáo Hải mà c̣n đối với niềm hi vọng của nhiều người khác đang hi vọng về một cấp xét xử đặc biệt nó khách quan và công minh.”

    Luật sư Nguyễn Duy B́nh cũng cho rằng điều đương nhiên là vụ án này nên được điều tra, xét xử lại:

    “Riêng tôi cũng như nhiều luật sư khác ở Việt Nam cảm thấy hơi sốc với kết quả này. Cứ nghĩ rằng vụ án có vi phạm tố tụng rơ ràng, th́ với một cách thận trọng nhất, nên xem xét điều tra lại cho nó rơ các chứng cứ, lúc đó mới có cơ sở để kết luận.”

    Cơ hội sống mong manh…
    Với kết quả y án tử h́nh, theo ư kiến các luật sư, cơ hội sống của Hồ Duy Hải trở nên mong manh hơn rất nhiều. Luật sư Ngô Anh Tuấn nói:

    “Xét về mặt tố tụng th́ đó (giám đốc thẩm-PV) là cấp xét xử cuối cùng rồi, là thủ tục tố tụng đặc biệt. Cơ hội đang dần càng mong manh hơn đối với Hồ Duy Hải.”

    Luật sư Vơ An Đôn cho rằng theo luật th́ coi như Hồ Duy Hải không c̣n “cửa thoát”:

    “Theo luật th́ hết rồi, không c̣n cửa thoát nào. Bởi v́ Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao là cơ quan cao nhất để xem xét bản án.”

    H́nh minh hoạ. Tử tù Hồ Duy Hải tại một phiên toà trước đây
    H́nh minh hoạ. Tử tù Hồ Duy Hải tại một phiên toà trước đây Courtesy of FB
    Luật sư Nguyễn Duy B́nh phân tích, đến thời điểm hiện tại, vụ án của Hồ Duy Hải không thể đi theo con đường tố tụng mà cũng không c̣n kháng nghị được nữa:

    “Hôm nay, Hội đồng Thẩm phán của TAND Tối cao, là cơ quan ṭa án cao nhất của Việt Nam, đă ban hành quyết định giám đốc thẩm, th́ bây giờ giờ không c̣n cấp ṭa nào để xem xét lại bản án, cơ hội để đi theo con đường tố tụng coi như đă hết.

    Thứ hai là Cơ quan kháng nghị Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao đă kháng nghị rồi và đến hôm nay đă có quyết định giám đốc thẩm. Bây giờ, theo thủ tục tố tụng th́ không c̣n cơ quan nào có thể kháng nghị được nữa, để xem xét lại quyết định giám đốc thẩm.”

    Nhưng vẫn c̣n “lối thoát”
    Dù vô cùng khó khăn, nhưng các luật sư vẫn chỉ ra 3 “lối thoát” có thể cứu Hồ Duy Hải lúc này.

    1. Thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán:

    Theo luật sư Ngô Anh Tuấn th́ “Phía bên Ủy ban Tư pháp Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền yêu cầu xem xét lại cái bản án giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét xử ngày hôm nay. Đó là cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu xem xét lại vấn đề.”

    Điều 404, bộ luật Tố tụng h́nh sự, quy định “nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Tư pháp Quốc hội yêu cầu, Chánh án TAND Tối cao đề nghị th́ Hội đồng Thẩm phán Ṭa án nhân dân tối phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.”

    H́nh minh hoạ. Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ tử tù Hồ Duy Hải sau khi nghe kết quả phiên Giám đốc thẩm vụ án của con hôm 8/5/2020
    H́nh minh hoạ. Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ tử tù Hồ Duy Hải sau khi nghe kết quả phiên Giám đốc thẩm vụ án của con hôm 8/5/2020 Ảnh của nhà báo Trương Châu Hữu Danh
    Về trường hợp này, luật sư Nguyễn Duy B́nh cho rằng các cơ quan của Quốc hội cũng không được phép can thiệp sâu vào các hoạt động bên Tư pháp:


    “Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu Hội đồng Thẩm phán ṭa Tối cao xem xét lại là quyền của bên Ủy ban thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, xem lại nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là không được can thiệp sâu vào hoạt động Tư pháp. Cho nên, theo tôi cơ quan Tư pháp cao nhất Việt Nam đến đây đă hết rồi, đă hết cơ hội để xem xét lại rồi.”


    2. Chủ tịch nước ân xá

    Cả luật sư B́nh và luật sư Tuấn đều cho rằng Hồ Duy Hải c̣n có thể chờ Chủ tịch nước ân xá. Cho dù, cơ hội này cũng không khả quan lắm:

    “Một cửa cuối cùng, nhưng mà cực kỳ khó khăn là tử tù Hồ Duy Hải có thể viết đơn gửi Chủ tịch nước để xin xem xét ân xá, không thực hiện án tử mà chuyển qua án chung thân. Trường hợp này tiền lệ rất ít, rất là khó. Lư do phải cực kỳ đặc biệt th́ lúc đó mới được ân xá.” - theo LS Nguyễn Vũ B́nh.

    Cùng quan điểm, Luật sư Ngô Anh Tuấn cho rằng cơ hội này cũng rất nhỏ:

    “Trước đây, Chủ tịch nước đă từng một lần bác đơn. Lúc đó Hồ Duy Hải không kêu oan mà chỉ xin giảm nhẹ án. Vậy th́ khả năng tiếp một lần nữa cũng sẽ rất thấp, gần như là không có.


    Theo luật Tố tụng h́nh sự, nếu người bị kết án có đơn xin ân giảm h́nh phạt tử h́nh th́ bản án chỉ được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm.

    Năm 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đă bác đơn xin ân xá của Hồ Duy Hải. Sau đó, trước sự phản đối mạnh mẽ của dư luận trong nước và quốc tế, ông Trương Tấn Sang lại ra lệnh tạm dừng thi hành án tử h́nh đối với Hồ Duy Hải vào năm 2014.

    3. Sự lên tiếng của cộng đồng

    Theo luật sư Ngô Anh Tuấn, có một thực tế là ở vụ án này, dù toà giám đốc thẩm đă tuyên y án nhưng sẽ không thi hành án ngay được v́ vẫn c̣n nhiều lấn cấn và dư luận đặc biệt quan tâm. Theo ông, nếu cộng đồng tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ hoặc đến một thời điểm mà những quan chức hiện giờ không c̣n tại vị th́ cơ hội cứu Hồ Duy Hải vẫn c̣n:

    “Cái bản án này muốn được thi hành cũng phải rất lâu bởi v́ c̣n nhiều lấn cấn. Cho nên người ta sẽ không dễ dàng thi hành án vào lúc này đâu. Có thể, đến một thời điểm nào đó, những người xét xử, điều tra hiện nay không c̣n tại vị nữa, có thể người khác sẽ khách quan hơn. Họ sẽ xem xét lại đơn thư tố cáo và t́m các chứng cứ liên quan, t́m ra người bị tố cáo, liệu rằng người đó có phải là hung thủ thực sự hay không. Và nếu như t́m được hung thủ th́ cái cơ hội t́m lại sự thật vụ án và và giải oan cho Hồ Duy Hải là vẫn c̣n.

    Nhiều vụ án đă được xét xử lại v́ sức mạnh của nhân dân. Tôi nghĩ rằng, nếu như luận mà vẫn mạnh mẽ như lâu nay. Thứ nhất là về mặt pháp lư th́ các luật sư lên tiếng mạnh mẽ, phân tích pháp lư và gửi các cơ quan có thẩm quyền. Thứ hai là về cộng đồng mạng cũng có những bước đi, tất nhiên đó không phải là bước đi pháp lư nhưng cũng có những tiếng kêu nhất định, mạnh mẽ th́ cũng có thể sẽ tác động một phần nào đó.” - LS Ngô Anh Tuấn nhận định.

  6. #86
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    HỒ SƠ SAI PHẠM - XỬ LÝ ?

    XEM LẠI HỒ SƠ CỦ
    Luật sư nêu đích danh kẻ có dấu hiệu phạm tội trong vụ án Hồ Duy Hải!
    Thanh Trúc


    2019-12-19
    H́nh minh hoạ. Bà Nguyễn Thị Loan kêu oan cho con là Hồ Duy Hải
    Courtesy of FB

    Sau khi vụ án với 2 bản kết tội sơ thẩm và phúc thẩm đối với Hồ Duy Hải được Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị hủy bỏ để điều tra lại, luật sư Trần Hồng Phong có bài “ Vụ án Hồ Duy Hải: Những dấu hiệu phạm tội của Nguyễn Văn Nghị” .

    Cơ sở nào để khẳng định danh tính can phạm như thế?

    Trao đổi qua điện thư với RFA, luật sư Trần Hồng Phong cho biết:

    “Thực ra không phải là tôi viết, mà sau khi mới đây VKSNDTC có quyết định kháng nghị, th́ báo chí đăng bài phản ánh, trong đó có dẫn lại nội dung đơn tố giác đối tượng Nguyễn Văn Nghị của gia đ́nh Hồ Duy Hải từ năm 2015 mà tôi là người giúp gia đ́nh Hải soạn lá đơn đó, cũng như ư kiến trao đổi của tôi. Trong vụ án Hồ Duy Hải, qua nghiên cứu hồ sơ, tôi thấy vai tṛ của một người có tên Nguyễn Văn Nghị là rất quan trọng, v́ đây là một nhân chứng có khả năng cao đă vào Bưu điện Cầu Voi trong đêm xảy ra vụ án, thậm chí có thể liên quan đến cái chết của hai nạn nhân”.

    Vẫn lời luật sư Trần Hồng Phong, điều rất bất thường là toàn bộ thông tin liên quan đến đối tượng này đă bị cơ quan tiến hành tố tụng rút khỏi hồ sơ vụ án. Trong hồ sơ vụ án chỉ có duy nhất cái tên "Nghị" trong một bản khai của một nhân chứng phụ. Chính v́ vậy, gia đ́nh Hồ Duy Hải đă làm đơn tố giác đối tượng này, với mục đích là qua đó chứng minh hung thủ thật sự không phải là Hồ Duy Hải. Vấn đề này cũng đă được nêu trong quyết định kháng nghị mới đây của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao. Điều này cho thấy nội dung tố giác của gia đ́nh Hồ Duy Hải Hải là có cơ sở bước đầu.

    Trong vụ án Hồ Duy Hải, qua nghiên cứu hồ sơ, tôi thấy vai tṛ của một người có tên Nguyễn Văn Nghị là rất quan trọng.
    -LS. Trần Hồng Phong
    Với câu hỏi là vào khi thông tin về đơn tố giác Nguyễn Văn Nghị xuất hiện trên mạng hai ngày qua, luật sư Trần Hồng Phong có lường được tính chất nguy hiểm cho gia đ́nh Hồ Duy Hải lẫn bản thân người bào chữa là ông hay không, hơn nữa nếu bị cho là tố giác không đúng ông sẽ bị kết tội vu khống, luật sư Trần Hồng Phong cho rằng đúng là chuyện không đơn giản khi là đơn tố giác một người không liên quan đến hành vi giết người. Vẫn qua điện thư, ông viết:

    “V́ nếu tố giác không đúng có thể bị quy chụp là "vu khống". Tuy nhiên tôi có thể khẳng định là đă nghiên cứu rất kỹ hồ sơ và hết sức thận trọng trước khi quyết định gửi đơn tố giác Nguyễn Văn Nghị. Việc mới đây trong quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của VKSNDTC có nêu vấn đề chưa làm rơ thông tin về Nguyễn Văn Nghị cũng như dấu vân thu giữ tại hiện trường cho thấy những nội dung mà chúng tôi nêu ra trong đơn tố giác Nguyễn Văn Nghị là có cơ sở”.

    "Vu khống" được xác định là việc một người biết rơ là một người khác không có hành vi đó, nhưng vẫn cố t́nh bịa đặt ra ra và gửi đơn tố giác, công khai ra bên ngoài xă hội. Ở đây, tôi đă nghiên cứu hồ sơ rất kỹ và hoàn toàn dựa trên những chứng cứ, t́nh tiết có thật, nên tôi và gia đ́nh Hồ Duy Hải không ngại bị quy kết là "vu khống". Nhưng cũng cần nói thật là tôi đă rất đắn đo cân nhắc, và chỉ khi đă tự xác định đây là việc cần thiết nên làm để bảo đảm sự khách quan, công minh của pháp luật, tránh gây oan sai cho Hồ Duy Hải tôi mới đi đến quyết định gửi đơn tố giác đối tượng Nguyễn Văn Nghị”

    Tưởng cần nhắc từ tháng Năm 2015, sau khi có quyết định hoăn thi hành án đối với Hồ Duy Hải, với sự hỗ trợ của luật sư Trần Hồng Phong th́ gia đ́nh Hồ Duy Hải đă gởi đơn tố giác Nguyễn Văn Nghị lên Công an tỉnh Long An cũng như Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Long An. Khi nhận thấy đơn tố giác không có tác dụng, luật sư bào chữa đă gởi tiếp một đơn tố cáo hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án.


    Anh Hồ Duy Hải trong phiên xử sơ thẩm tại TAND tỉnh Long An năm 2008- Ảnh TL Photo: RFA
    Luật sư Trần Hồng Phong cho hay khi ấy ông không cảm thấy bất ngờ về kết quả tiêu cực của đơn tố giác Nguyễn Văn Nghị mà gia đ́nh Hồ Duy Hải gởi đến các cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm ở Long An :

    “Tuy nhiên chúng tôi cũng không bất ngờ ǵ về điều này, v́ Long An chính là nơi đă điều tra xét xử Hồ Duy Hải trước đây, nên sẽ rất khó để họ chấp nhận và giải quyết đơn tố giác Nguyễn Văn Nghị, v́ điều này có khác nào thừa nhận họ đă điều tra, truy tố sai Hồ Duy Hải”.

    “Ngoài việc gửi đơn đến Long An, chúng tôi c̣n gửi đơn tố giác đối tượng Nguyễn Văn Nghị, và sau đó từ tháng 3/2017 làm và gửi thêm đơn tố giác hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án đến Bộ công an, VKSNDTC. Thật đáng mừng là nay đă có kết quả bước đầu, sau nhiều năm kiên tŕ gửi đơn. Cụ thể là những nội dung mà chúng tôi nêu trong các lá đơn đều đă được VKSNDTC ghi nhận trong quyết định kháng nghị giám đốc thẩm mới đây”.

    “Qua việc làm và gửi thêm đơn tố cáo hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án, chúng tôi muốn chứng minh một cách toàn diện và mạnh mẽ hơn khả năng Hồ Duy Hải đă bị kết án oan, do quá tŕnh điều tra, truy tố và xét xử có quá nhiều sai sót, sai phạm ở mức độ rất nghiêm trọng và không thể chấp nhận được”.

    Từ lâu dư luận liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải cho rằng có nhiều điều khuất tất trong vụ án này. Nhiều người c̣n nghĩ rằng thủ phạm đích thực được bao che hay được chống lưng bằng một thế lực nào đó rất mạnh. Không những thế, v́ sao lại có tiếng nói can thiệp hay yêu cầu từ cấp lănh đạo cao nhất như chủ tịch nước hay thủ tướng chính phủ chẳng hạn. Luật sư Trần Hồng Phong phân tích:

    Người có tên Nguyễn Văn Nghị này có thể là con cháu của một trong những lănh đạo cao cấp.
    -LS. Nguyễn Hà Luân
    “Chỉ từ việc rút toàn bộ thông tin, tài liệu về đối tượng Nguyễn Văn Nghị ra khỏi hồ sơ vụ án và kết án Hồ Duy Hải một cách rất chủ quan, với nhiều sai sót mang tính chất cố ư của các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An, đă cho thấy vụ án này có ǵ đó chưa rơ ràng, thậm chí khuất tất. Tuy nhiên cho tới giờ phút này, cả tôi cũng không thể và không có quyền kết luận rằng một ai đó (không phải là Hồ Duy Hải) là hung thủ thật sự. Chúng tôi chỉ tố giác đối tượng có dấu hiệu nghi vấn, việc c̣n lại là của cơ quan điều tra. C̣n việc có ai đó được chống lưng hay không thật sự tôi không nắm rơ”.

    Cùng câu hỏi đặt ra cho luật sư Nguyễn Hà Luân, Đoàn Luật Sư Hà Nội, th́ câu trả lời từ luật sư Nguyễn Hà Luân là:

    “Tôi cũng có suy nghĩ riêng của ḿnh, thực sự ra những nghi ngờ trên truyền thông cả chính thức và không phải bây giờ mới đưa ra mà từ nhiều năm rồi, cho rằng người có tên Nguyễn Văn Nghị này có thể là con cháu của một trong những lănh đạo cao cấp. Thực ra chưa có bất kỳ cơ sở nào để tin hoặc không tin vào những đồn đoán đó, tuy nhiên tôi cho rằng nếu Nguyễn Văn Nghị là một công dân b́nh thường th́ chắc hẳn không bao giờ có sự bỏ qua của cơ quan điều tra Long An, mà sự bỏ qua đó lại c̣n bất thường như vậy. Cho nên sự đồn đoán đó của dư luận tôi cho rằng có một phần khá vững chắc về mặt cơ sở”

    C̣n luật sư Trần Hồng Phong th́ cho biết ông rất vui khi thấy rằng một trong những lư do để vụ án được kháng nghị giám đốc thẩm là nhờ có văn bản yêu cầu làm rơ từ văn pḥng Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ. Vẫn theo lời ông th́ các vị này có nhận được kháng thư lưu ư nhà nước Việt Nam về vụ Hồ Duy Hải từ Liên Hợp Quốc. Đây là những t́nh tiết có thể nói là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử tố tụng h́nh sự tại Việt Nam, ông khẳng định.

    Trong khi nội vụ vẫn chưa được sáng tỏ th́ luật sư Trần Hồng Phong báo cho biết gia đ́nh Hồ Duy Hải lẫn cá nhân ông vẫn an toàn. Ông đồng thời cũng bày tỏ mong muốn phải t́m ra sự thật và Hồ Duy Hải được xét xử một cách thật sự công bằng đúng theo pháp luật.

    Sự đồng t́nh từ du luận xă hội, kể cả các cơ quan pháp luật, truyền thông và báo chí về vụ án Hồ Duy Hải trước nay, luật sư Trần Hồng Phong kết luận, đă cho ông niềm tin là gia đ́nh Hồ Duy Hải cũng như bản thân ông vẫn tiếp tục được bảo vệ và được an toàn trong những ngày tới.

    Dưới mắt luật sư Nguyễn Hà Luân, Đoàn Luật Sư Hà Nội, việc làm của luật sư Trần Hồng Phong thể hiện tư cách đáng khuyến khích của một người bảo vệ pháp lư cho thân chủ của ḿnh đến nơi đến chốn:

    “ Đây là một nỗ lục mà các đồng nghiệp của tôi, nhất là anh Trần Hồng Phong, trong một thời gian rất dài mà cuối cùng tạo cơ hội dẫn đến một kết quả lớn, xác định Hồ Duy Hải không phải người thủ ác trong vụ án tại bưu điện Cầu Voi ở tỉnh Long An ngày đó”

    “Khi mà có dấu hiệu oan khuất, đồng thời bỏ lọt kẻ thực sự phạm tội th́ trong vụ án Hồ Duy Hải này đă có được những cơ sở cho rằng Hồ Duy Hải thực sự bị oan, tôi cho rằng lập luận mà đồng nghiệp Trần Hồng Phong đưa ra là hết sức hợp lư. Nếu trong tay tôi có những hồ sơ liên quan đến vụ án này th́ chắc hẳn tôi cũng sẽ đưa ra những điều hợp lư về sự dính líu của một người khác có khả năng là kẻ thủ ác trong vụ án này”.

  7. #87
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    HỒ SƠ SAI PHẠM - XỬ LÝ ?

    PHÁP LUẬT KHÔNG V̀ CÔNG LÍ (PHẠM Đ̀NH TRỌNG)
    Tháng 5 10, 2020 Lượt xem: 70
    ‘…Nhà nước thối nát mới có những tướng cảnh sát như Trần Đại Quang gây ra cái chết đau đớn cho người dân lương thiện là ông Trịnh Xuân Tùng. Mới có ông tướng cảnh sát Tô Lâm gây ra cái chết rùng rợn cho người dân trung thực như cụ Lê Đình Kình. Mới có ông quan tòa như Nguyễn Hòa Bình tuyên bản án tử hình với Hồ Duy Hải…’


    CHÍNH QUYỀN VÌ NGƯỜI DÂN VÀ PHÁP LUẬT VÌ CÔNG LÍ LÀ HAI THÀNH TỐ CƠ BẢN NHẤT, QUYẾT ĐỊNH NHẤT TẠO LÊN NỀN TẢNG BỀN VỮNG CỦA MỘT XÃ HỘI, MỘT NHÀ NƯỚC, MỘT THỂ CHẾ .

    TUYÊN Y ÁN TỬ HÌNH VỚI HỒ DUY HẢI, PHIÊN TÒA GIÁM ĐỐC THẨM NGÀY 8.5.2020 CHÀ ĐẠP LÊN CÔNG LÍ CŨNG ĐÃ TUYÊN TỬ HÌNH VỚI NHÀ NƯỚC THỐI NÁT ĐÃ DỰNG LÊN PHIÊN TÒA GIÁM ĐỐC THẨM BẤT LƯƠNG, BẤT CÔNG 8.5.2020.

    Nhà nước thối nát

    1. Dùng sức mạnh bạo lực nhà nước đàn áp dân. Chính quyền hèn nhát khoanh tay nhìn giặc bắn giết dân, bình thản nhìn giặc làm chủ lãnh thổ của cha ông để lại ngoài biển Đông. Nhà nước bạc nhược với giặc xâm lược nhưng lại hùng hổ động binh xuất tướng, xuất quân đánh dân. Huy động cả bộ công an mở chiến dịch lớn do trung tướng thứ trưởng bộ Công an chỉ huy, điều động cả một trung đoàn cảnh sát cơ động thiện chiến với xe bọc thép, vũ khí điện tử đánh úp thôn xóm nhỏ bé, hiền hòa và người dân lương thiện ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội. Đang đêm cảnh sát vũ trang phá cửa, xông vào nhà dân, bắn chết cụ Lê Đình Kình 84 tuổi đời, gần 60 tuổi cộng sản ngay trên giường ngủ. Chỉ nhà nước tận cùng thối nát mới hành xử với dân như vậy.

    2. Cả những quan chức cấp cao của đảng cầm quyền, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên trung ương đảng, cả bộ máy nhà nước từ trung ương đến điạ phương hối hả cướp bóc của dân, vơ vét của cải, tài nguyên của nước. Ủy viên Bộ Chính trị Lê Thanh Hải, Ủy viên Trung ương đảng Tất Thành Cang hơn chục năm ngang ngược lộng hành vi phạm pháp luật, cướp đất của dân, phá nát qui hoạch một khu đô thị hiện đại nhất Đông Nam Á, gây thất thoát hàng ngàn ngàn tỉ đồng tiền của dân của nước, gây nên cái chết thảm cho nhiều người dân, gây tang thương tan nát cho nhiều gia đình, đẩy hàng trăm ngàn người dân vào cuộc sống vất vưởng, khốn cùng, đau đớn, không nhà cửa, không gia đình, không đường kiếm sống.

    Tội trời không dung, đất không tha, nhưng Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang chỉ bị đảng của Hải và Cang kỉ luật nhẹ như không, cách chức vụ trong đảng mà Hải đã bàn giao cho người khác từ lâu. Còn pháp luật nhà nước thì không dám động đến lông chân hai tên tội phạm kếch xù Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang. Chỉ nhà nước tận cùng thối nát mới diễn ra sự bất công, bất lương ngang nhiên như vậy, mới thao túng, dung dưỡng bọn sâu dân mọt nước và mới khinh bỉ pháp luật, khinh bỉ người dân như vậy..

    3. Vụ án hai cô gái ở bưu điện Cầu Voi, Long An, cô Hồng và cô Vân bị giết đêm 13.1.2008 là một vụ án quá đơn giản. Nghi phạm số một của vụ án là một gã trai nghiện ma túy tên Nghị si mê nhan sắc cô Hồng nhưng Hồng đã có người đàn ông của Hồng là Mi Sol. Tuy chưa cưới nhưng họ vẫn thường xuyên công khai ăn ngủ với nhau ở ngay bưu diện Cầu Voi.

    Tối 13.1.2008, Nghị đến bưu điện Cầu Voi gặp Hồng thì thấy Hồng đang chuyện trò với một người trai trẻ. Nghị hằn học ra ngồi quán cà phê. Với nỗi hằn học, Nghị đã gây sự ở quán cà phê ngay tối đó. Và ngay đêm đó án mạng bưu điện Cầu Voi xảy ra.

    Nghị đã bị bắt, đã khai cung. Nhưng vụ việc đơn giản không còn nữa, vụ án trở thành phức tạp, mờ ám, lắt léo khi một loạt bất thường, sai phạm cố tình liên tiếp diễn ra: Nghị bỗng được thả ra và lập tức trốn biệt tăm. Cùng với sự biệt tăm của Nghị là sự biến mất những vật gây án mang dấu vân tay, dấu máu hung thủ: Cái thớt đập đầu cô Hồng. Con dao cắt cổ cô Hồng. Cái ghế i nốc phang cô Vân. Cùng với sự biệt tăm của Nghị là sự biến mất khỏi hồ sơ vụ án những trang hồ sơ về Nghị. Và Hồ Duy Hải bị bắt thế mạng Nghị. Dù các dấu vân tay để lại ở bưu điện Cầu Voi đêm 13.1.2008 không có dấu vết nào trùng với vân tay Hồ Duy Hải.

    Cảnh sát điều tra Việt Nam phá án bằng nhục hình ép cung buộc nhận tội đã trở thành bình thường, như là đương nhiên. Báo cáo với Quốc hội, một ông tướng công an đã phải thú nhận chỉ từ tháng 11. 2011 đến tháng 9.2014, chưa tới ba năm đã có 226 người bị chết trong các trại giam do công an quản lí. Dù con số thú nhận còn xa lắc xa lơ với sự thật nhưng chưa tới ba năm mà có tới 226 tội phạm và nghi phạm bị tước đoạt mạng sống cho thấy mức độ bạo lực khủng khiếp như thế nào sau cánh cửa trại giam.

    Có người chưa bị bắt về nhà tạm giam, chỉ vừa giáp mặt công an đã bị công an tới tấp vụt dùi cui đánh gãy cổ chết trong đau đớn như ông Trịnh Xuân Tùng bị công an đánh chết ở bến xe Giáp Bát, Hà Nội ngày 28.2.2011. Nhục hình, ép cung đã dẫn đến muôn vàn những bản án oan khiên mà điển hình là những bản án tử hình oan giáng xuống những dân lành Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long. Hồ Duy Hải làm sao không bị đòn tra đến phải nhận tội khi những kẻ làm án mờ ám đã thả nghi phạm Nguyễn Văn Nghi và bắt Hải thế mạng!

    Mọi khuất tất, lắt léo đều hướng vào kẻ nghiện ma túy, kẻ hằn học thất tình và là nghi can rõ nhất của vụ án, nghi can Nguyễn Văn Nghị. Nhưng Nghị đã được cảnh sát điều tra mau lẹ giải thoát và cho biến mất.

    Mọi bằng chứng đều gỡ tội cho Hồ Duy Hải. Căn cứ duy nhất buộc tội Hải là lời cung nhận tội của Hải. Lời cung nhận tội bởi nhục hình, ép cung đã dẫn đến nỗi ô nhục của các quan tòa, nỗi ô nhục mang tên Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long. Nay phiên tòa giám đốc thẩm của tòa án tối cao với ông chánh án Nguyễn Hòa Bình cùng bộ máy 17 cánh tay biểu quyết lại chuốc nỗi ô nhục đó khi 17 cánh tay rô bốt biểu quyết y án tử hình Hồ Duy Hải. Chỉ ở nhà nước tận cùng thối nát mới diễn ra một phiên tòa nhục nhã như vậy.

    Những mạng người chết oan

    Tôi đã để lại toàn bộ năm tháng tuổi trẻ rực rỡ, quí giá của cuộc đời tôi vào cuộc chiến tranh lê thê, khốc liệt để mang lại chiến thắng cho nhà nước thối nát này. Tuổi trẻ của tôi đã bị chêt oan ức, tức tưởi.

    Hàng triệu con trai, con gái phơi phới tuổi xanh đã bỏ xác trong bão lửa ngoài mặt trận, đã bỏ xác trong âm thầm rừng sâu vì sự tồn tại của nhà nước thối nát này. Cả triệu cái chết oan ức, tức tưởi.

    Nhà nước thối nát mới có những tướng cảnh sát như Trần Đại Quang gây ra cái chết đau đớn cho người dân lương thiện là ông Trịnh Xuân Tùng. Mới có ông tướng cảnh sát Tô Lâm gây ra cái chết rùng rợn cho người dân trung thực như cụ Lê Đình Kình. Mới có ông quan tòa như Nguyễn Hòa Bình tuyên bản án tử hình với Hồ Duy Hải

    Nhà nước thối nát, chính quyền không vì người dân, pháp luật không vì công lí, một cuộc chiến tranh đang âm thầm và khốc liệt diễn ra trong đạo đức xã hội sẽ còn gây ra nhiều cái chết oan cho người dân mang thân phận con ong cái kiến, thấp cổ bé họng…

    Phạm Đ́nh Trọng

    Nguồn: facebook.com/kesiviet/posts/1346547742213269

  8. #88
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    HỒ SƠ SAI PHẠM - XỬ LÝ ?

    Vụ Hồ Duy Hải: Phiên giám đốc thẩm bị chính trị hoá
    Nguyễn Hoàng
    2020-05-10E

    H́nh minh hoạ. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hoà B́nh (giữa) tại phiên Giám đốc thẩm xử vụ án của tử tù Hồ Duy Hải ở Hà Nội hôm 8/5/2020
    Courtesy of Báo Công Lư
    Nguyễn Phú Trọng hô hào “Nhốt quyền lực vào lồng” chỉ là một vế của phương tŕnh. C̣n vế thứ hai ông Trọng quên không nhắc đến, đó là “và phải giao ch́a khoá của cái lồng ấy cho nhân dân”. Thiếu “tam quyền phân lập”, phiên kháng nghị giám đốc thẩm tử tù Hồ Duy Hải biến thành màn bi hài kịch về nền tư pháp mù loà của Việt Nam.

    _____________

    Từ tháng 11/2019, sau nhiều năm im lặng khi án tử h́nh Hồ Duy Hải được tạm hoăn, Viện Kiểm sát Tối cao (VKSTC) đột nhiên loan báo kháng nghị bản án tử h́nh ấy theo h́nh thức giám đốc thẩm. Cơ quan này khẳng định, có đủ căn cứ để kháng nghị hai bản án (sơ thẩm, phúc thẩm) nhằm làm rơ những mâu thuẫn, thiếu sót trong tố tụng và việc tái điều tra là thật sự cần thiết. Ṭa án Tối cao (TATC) tổ chức phiên giám đốc thẩm trong ba ngày (từ 6 – 8/5) nhưng rồi vẫn bác kháng nghị và tuyên y án.


    Theo phân tích của blogger Nguyễn Ngọc Già trên trang RFA, phiên giám đốc thẩm tuy thừa nhận có đến hàng chục lỗi (có tài liệu thống kê chính xác phạm tất cả đến 40 lỗi) về tố tụng, mà TATC vẫn khẳng định là không thay đổi bản chất vụ án th́ thật là “bó tay chấm com!”. Bộ Luật Tố Tụng H́nh Sự (BLTTHS), điều 4 “Giải thích từ ngữ”, tại khoản 1 có tất cả 14 khái niệm được giải thích, không có khái niệm nào được định danh là “bản chất vụ án”.


    Cũng theo blogger Nguyễn Ngọc Già, điều 15 trong Bộ luật thượng dẫn đă bác bỏ khái niệm “bản chất vụ án". Đúng thế, khi vụ án h́nh sự diễn ra, người có thẩm quyền phải “xác định sự thật của vụ án”, chứ không phải lo xoay xở định nghĩa “bản chất vụ án”. Dù có đổi hay không đổi cũng hoàn toàn sai, v́ trong BLTTHS ấy không quy định. Như vậy, 17 người trong cái gọi là “Hội đồng toàn thể Thẩm phán Ṭa án nhân dân tối cao” (HĐTP) đă vi phạm vào mục o khoản 1 điều 4 và điều 15 của BLTTHS. Nói cách khác, kết luận “Sai sót tố tụng không làm thay đổi bản chất vụ án” là vô nghĩa, phi pháp và hoàn toàn không chuyên nghiệp của 17 người mang danh thạc sĩ – tiến sĩ luật.


    Mọi khuất tất đáng ra phải hướng vào nghi can nghiện ma túy, kẻ hằn học thất t́nh và là nghi can rơ nhất, có tên là Nguyễn Văn Nghị (cháu của bà cựu phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa). Nhưng Nghị đă được cảnh sát điều tra cho cao chạy xa bay. Mọi bằng chứng đều gỡ tội cho Hồ Duy Hải. Căn cứ duy nhất buộc tội Hải là lời cung nhận tội của Hải. Lời cung nhận tội bởi nhục h́nh, ép cung ấy đă dẫn đến nỗi ô nhục của các quan ṭa. Nay phiên giám đốc thẩm của TATC với Chánh án Nguyễn Ḥa B́nh cùng 17 cánh tay biểu quyết đă chuốc nỗi ô nhục đó khi 17 cái rô-bốt y án tử h́nh Hồ Duy Hải. Chỉ ở một nhà nước tận cùng thối nát mới diễn ra một phiên ṭa điếm nhục như vậy!


    Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội Lưu B́nh Nhưỡng phát biểu: “Rất nhiều cử tri gọi tôi phản ánh và nghi ngờ tính vô tư, công tâm của Hội đồng thẩm phán Ṭa Tối cao. Với hồ sơ, vật chứng ngụy tạo, dấu vân tay không phải của Hải, thớt dao mua ngoài chợ đem về, nghi can Nguyễn Văn Nghị là ai, tại sao mất dấu?... Vi phạm tố tụng như vậy mà kết tội là khiên cưỡng!”


    Đại biểu Quốc hội Lưu B́nh Nhưỡng cho rằng, đă có sự không vô tư và định kiến tư pháp khi ông Nguyễn Ḥa B́nh từng làm Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao đă không kháng nghị bản án đối với Hồ Duy Hải, mà nay ông B́nh là Chánh án Toà án Tối cao lại ngồi ghế chủ tọa phiên giám đốc thẩm. Nghĩa là Viện trưởng Nguyễn Hoà B́nh không đời nào lại tự vả vào miệng của Chánh án Nguyễn Hoà B́nh! Và bản thân điều này cũng là một vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng! Đại biểu Quốc hội Lưu B́nh Nhưỡng cũng nghi ngờ cả cái kết quả biểu quyết 100% của 17 vị Hội đồng thẩm phán là do “bị áp lực”.


    Không thể thu gọn về đây các làn sóng phẫn nộ từ mọi loại lề trên các trang mạng xă hội đối với vụ giám đốc thẩm có lẽ là vô tiền khoáng hậu này. Trong mắt nhiều người, diện mạo công lư tại Việt Nam tuy nhơ nhuốc nhưng ít nhất lần này hy vọng được tẩy rửa một phần. Không thể thản nhiên giết một tử tù mà quá tŕnh điều tra, truy tố, xét xử từng bộc lộ vô số dấu hiệu cho thấy hết sức phi pháp và vô nhân. Đó cũng là lư do phán quyết vừa qua của HĐTP của TATC gây phẫn nộ trong công luận.


    FB Nguyễn Lân Thắng mỉa mai: Có sai sót nhưng không làm thay đổi bản chất khốn nạn của nền tư pháp xứ Đông Lào... Y án tử h́nh Hồ Duy Hải! Đồng bào đă sáng mắt chưa? Nghiêm Việt Anh ngao ngán gọi phiên giám đốc thẩm là “tṛ hề”! C̣n Phùng Chí Kiên th́ thấy tên ḿnh có thể nằm trong danh sách tử tù dự bị nếu hệ thống xét xử vẫn theo nền tư pháp mọi rợ này. Trương Huy San nhận xét: Công lư và số phận của Hồ Duy Hải có phải đă là ưu tiên quan trọng nhất? “Y án” không đơn giản chỉ để giải cứu uy tín chính trị của Chánh án Nguyễn Ḥa B́nh (khi c̣n là viện trưởng VKSTC ông đă từ chối kháng nghị). Bằng phán quyết này, thành tích “phá trọng án” của cơ quan điều tra 12 năm trước được bảo vệ, nền tư pháp không phải ghi thêm một án oan vào sổ đen…


    Dư luận sẽ c̣n tố cáo nhiều về quá tŕnh điều tra, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải đă vi phạm nghiêm trọng pháp luật về tố tụng h́nh sự. Đặc biệt là vai tṛ “ba trong một” của Nguyễn Ḥa B́nh: i) Là phó giáo sư, tiến sỹ luật, thiếu tướng, phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an: Nguyễn Ḥa B́nh đă đào tạo, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra cho toàn ngành. ii) Là viện trưởng VKSTC, ngày 24/10/2011 Nguyễn Ḥa B́nh ban hành quyết định không kháng nghị vụ án. Và iii) là chánh án TATC, chủ tọa phiên giám đốc thẩm: Nguyễn Ḥa B́nh, tuyên bác kháng nghị, giữ nguyên án tử h́nh.


    Nguyễn Ḥa B́nh với ba vai tṛ – điều tra, công tố, thẩm phán – trong một tư cách đảng viên. V́ đảng tính, 17 con người có quyền lực nhưng táng tận lương tâm buộc một thanh niên vào chỗ chết trong khi chưa có chứng cứ chắc chắn, có khả năng xảy ra oan trái, đă phạm một tội ác. Thật ra, con người như Nguyễn Ḥa B́nh không c̣n lương tâm để xúc động! Bởi cách đây 4 năm, y đă gián tiếp dính vào một vụ án chấn động cả nước khi bảo kê cho đàn em Lê Viết Chữ ở Quảng Ngăi gây ra một tội ác tày đ́nh (Xem “Đốm lửa từ những hùng thần Quảng Ngăi” trong tài liệu tham khảo).


    Đấy là chưa kể đến giả thuyết cuối cùng: Vụ giám đốc thẩm vừa qua là một sới vật trước Đại hội 13. Từ Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển, TS. Hoàng Ngọc Giao b́nh luận với BBC: “Bằng hành động này, người ta khẳng định rằng người ta hoàn toàn đúng và không ai phải chịu trách nhiệm cả. Điều này phải chăng để gỡ vấn đề trách nhiệm cho những người trong suốt quá tŕnh tố tụng ở Long An, rồi sơ thẩm, phúc thẩm – gỡ được trách nhiệm của nhiều cá nhân hiện đang giữ chức vụ cao cấp”.


    Một trong “nhiều cá nhân hiện đang giữ chức vụ cao cấp” mà ông Giao nói bóng gió ở đây chính là candidate Tổng bí thư cho Đại hội 13 Trần Quốc Vượng. Cách đây 12 năm, ông Vượng chính là tiền nhiệm của viện trưởng VKSTC Nguyễn Hoà B́nh. Nghĩa là khởi thuỷ của vụ án Cầu Voi đầy bí ẩn hoá ra có liên quan đến một yếu nhân “to be” cầm đầu hệ thống lănh đạo “triệt để và toàn diện” cái xă hội bê bết của Việt Nam hiện nay. Không chỉ v́ quyền lợi cá nhân, mà v́ uy tín của quan thầy, Nguyễn Hoà B́nh dĩ nhiên không bao giờ dám “lật kèo” Trần Quốc Vượng./.


    Tài liệu tham khảo:


    https://www.voatiengviet.com/a/nguye...i/5411685.html


    http://bon-phuong.blogspot.com/2020/...-ngoc-gia.html


    https://baotiengdan.com/2020/05/10/d...an-quang-ngai/


    http://bon-phuong.blogspot.com/2020/...-pham-inh.html


    https://baotiengdan.com/2020/05/09/t...uyen-hoa-binh/

    * Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

  9. #89
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    HỒ SƠ SAI PHẠM - XỬ LÝ ?

    Đề nghị Quốc hội giám sát tối cao xét xử vụ án Hồ Duy Hải
    RFA
    2020-05-11

    ĐBQH Lê Thanh Vân đề nghị Quốc hội giám sát tối cao việc xét xử vụ án Hồ Duy Hải
    Courtesy of quochoivn -RFA edited
    Quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao trong phiên giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải vừa qua là không thoả đáng với các căn cứ đă được VKSND tối cao đưa ra trong kháng nghị trước đó.

    Đó là ư kiến của Tiến sĩ luật Lê Thanh Vân-Đại biểu quốc hội tỉnh Cà Mau được truyền thông trong trích đăng vào ngày 11 tháng 5.

    Tử tù Hồ Duy Hải là người đă bị kết án tử h́nh trong một vụ án xảy ra 12 năm về trước với cáo buộc giết người và cướp của. Tuy nhiên việc điều tra vụ án bị cho là có nhiều sai sót.

    Hội đồng Thẩm phán toà án Nhân dân Tối cao hôm 8/5 vừa qua đă tuyên y án tử h́nh với Hồ Duy Hải với khẳng định hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm kết án anh Hồ Duy Hải về tội cướp tài sản, giết người là có căn cứ, không oan sai.

    Theo đó, ông Vân nói ông đă kiến nghị trực tiếp với Chủ tịch Quốc hội đề xuất Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Quốc hội vào cuộc để giám sát tối cao đối với vụ án Hồ Duy Hải đang được dư luận trong và ngoài nước rất quan tâm.

    Tiến sĩ Luật Lê Thanh Vân cũng cho rằng khi vụ án có nhiều thủ tục tố tụng bị vi phạm như vậy th́ rất cần được điều tra lại.

    Ông Vân phân tích cụ thể rằng do Viện trưởng VKSND Tối cao đă ra kháng nghị hủy án, Chánh án TAND Tối cao là chủ toạ hội đồng xét xử vừa qua, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội th́ đă có ư kiến từ năm 2015, nên hiện nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể tiến hành giám sát vụ án này. Từ đó có thể yêu cầu Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xem xét lại bản án.

    Trong cùng ngày, tiến sĩ luật Dương Thanh Biểu - nguyên Phó viện trưởng VKSND Tối cao cũng cho rằng, theo nguyên tắc th́ Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao là cơ quan xét xử cao nhất. Vụ án này đến nay vẫn có thể được xem xét theo Điều 404 Bộ luật Tố tụng h́nh sự.

    Phát biểu với truyền thông trong nước hôm ngày 10/5, Đại biểu Quốc hội, luật sư Trương Trọng Nghĩa cũng lư giải rằng bản án này là án tử h́nh, và đă tử h́nh nếu sai sót th́ chúng ta sẽ không c̣n cơ hội để sửa chữa. Do đó, ông nhất trí với đề nghị Quốc hội giám sát tối cao việc xét xử vụ án Hồ Duy Hải.

    Ông Nghĩa cũng nói thêm những vụ oan sai như Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén và một số án oan sai khác có đặc trưng là chủ yếu dựa vào lời nhận tội của bị can và những chứng cứ gián tiếp. Những kinh nghiệm đó cho thấy việc dựa chủ yếu vào bản cung của các bị can, vào chứng cứ gián tiếp th́ có nguy cơ oan sai.

  10. #90
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    HỒ SƠ SAI PHẠM - XỬ LÝ ?

    Khi Nhà ngoại giao làm thẩm phán: Tay ngang thế này liệu có án oan?


     16:40 11/05/2020

    Một nữ Đại sứ được Quốc hội khoá XIII bỏ phiếu phê chuẩn bổ nhiệm thành viên Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có lẽ khiến nhiều người ngạc nhiên. Liên quan đến vấn đề này, nhiều người lo ngại việc bổ nhiệm nhà ngoại giao làm thẩm phán, “tay ngang” như thế liệu có xảy ra án oan?



    Việc Quốc hội bổ nhiệm thành viên Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao được dư luận đặc biệt quan tâm, bởi đây là lần đầu tiên Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm thẩm phán Toà án tối cao và là lần đầu tiên có các thẩm phán tối cao không thuộc ngành toà án. Điều chưa từng có trong tiền lệ là trong danh sách 15 Thẩm phán được phê chuẩn bổ nhiệm có cái tên: Nguyễn Thị Hoàng Anh – Đại sứ Việt Nam tại Cộng hoà Liên bang Đức.

    Nhiều người cho rằng nhà ngoại giao làm thẩm phán th́ là “tay ngang”, nhưng Đại sứ Hoàng Anh lại là dân luật chính cống với bằng Tiến sĩ Luật Đại học Tổng hợp Humboldt (Berlin, Đức), chuyên ngành công pháp quốc tế.



    Bà Hoàng Anh sinh ngày 23 tháng 5 năm 1960 tại Jakarta, Indonesia, nhưng quê quán tại xă Hải Tân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Từ 1980 đến 1984, học Đại học Luật tại ĐH Tổng hợp Humboldt, Berlin, Đức..

    Từ năm 1985 đến năm 1988, làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ Luật chuyên ngành Công pháp quốc tế tại ĐH Tổng hợp Humboldt, Berlin, Đức.

    Từ năm 1991 đến năm 1997, là Chuyên viên, Trưởng pḥng Công pháp quốc tế, Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế – Bộ Ngoại giao Việt Nam.

    Từ năm 1997 đến năm 2000, là Phu Nhân Trưởng Văn pḥng Berlin, Đại sứ quán CHXHCN Việt Nam tại Cộng ḥa Liên bang Đức.

    Từ năm 2000 đến năm 2002, là Trưởng pḥng Điều ước quốc tế, Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế.

    Từ năm 2002 đến năm 2003, là Trợ lư Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế phụ trách các vấn đề về pháp chế và điều ước quốc tế.

    Từ năm 2003 đến năm 2009, là Phó Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế, phụ trách các vấn đề về công pháp quốc tế và biên giới lănh thổ.

    Từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 5 năm 2012, là Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế.

    Từ tháng 7 năm 2012, là Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền CHXHCN Việt Nam tại CHLB Đức. Nguyễn Thị Hoàng Anh nhận nhiệm vụ thay người tiền nhiệm là Tiến sĩ Đỗ Ḥa B́nh hết nhiệm kỳ công tác tại Đức.









    Là người từng cùng bà Hoàng Anh soạn thảo một số văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Ngoại giao, như Luật Điều ước, Luật về Cơ quan đại diện ngoại giao, Đại sứ Nguyễn Bá Sơn, nguyên Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, đánh giá: “Tôi rất tin tưởng ở sự hiểu biết về pháp luật Việt Nam, cũng như pháp luật quốc tế của Hoàng Anh.

    Chính sự hiểu biết và những nỗ lực trong công tác làm luật của Hoàng Anh đă xây dựng được ḷng tin của các cơ quan Quốc hội và các bộ, ngành khác. Do đó, việc Hoàng Anh trở thành Thẩm phán tối cao chính là kết quả của một quá tŕnh rất dài nỗ lực nghiên cứu và xây dựng uy tín của cá nhân chị”.

    Hy vọng với một người am hiểu về luật pháp Việt Nam, cũng như pháp luật quốc tế như bà Hoàng Anh lên làm thẩm phán sẽ có nhiều thay đổi, nhất là đừng để xảy ra oán an như vụ Hồ Duy Hải. Người dân trông chờ vào bà.

    T.H

    Tags: Nguyễn Thị Hoàng Anh.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •