Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 15

Thread: THẾ CHIẾN III: TRUNG CỘNG KHỞI CHIẾN? NGA ? G7 LIÊN ÂU ?

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THẾ CHIẾN III: TRUNG CỘNG KHỞI CHIẾN? NGA ? G7 LIÊN ÂU ?


    Chuyên gia Mỹ: Những dấu hiệu cảnh báo Thế chiến thứ 3 xuất phát từ Trung Quốc đă đến rất gần?



  2. #2
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THẾ CHIẾN III: TRUNG CỘNG KHỞI CHIẾN? NGA ? G7 LIÊN ÂU ?

    Cuộc xâm lăng của Trung cộng: Trói buộc các chính khách và doanh nhân Mỹ



  3. #3
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THẾ CHIẾN III: TRUNG CỘNG KHỞI CHIẾN? NGA ? G7 LIÊN ÂU ?

    Hồi trống thứ ba - Trung Quốc đă khơi mào cho THÊ CHIÊN 3!


  4. #4
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THẾ CHIẾN III: TRUNG CỘNG KHỞI CHIẾN? NGA ? G7 LIÊN ÂU ?

    Cộng sản Trung Quốc và THÊ CHIÊN Thứ 3 - Chết dưới tay Trung Quốc!



  5. #5
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THẾ CHIẾN III: TRUNG CỘNG KHỞI CHIẾN? NGA ? G7 LIÊN ÂU ?

    TT Trump Nổ phát Su/gN đầu tiên Thế giới đang nín thở chờ xem căng thẳng Mỹ và Tàu Cộng


  6. #6
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THẾ CHIẾN III: TRUNG CỘNG KHỞI CHIẾN? NGA ? G7 LIÊN ÂU ?

    THẾ CHIẾN III: TRUNG CỘNG KHỞI CHIẾN? NGA ? G7 LIÊN ÂU ?
    Mỹ đă lên kế h0ạch ĐáNH TRUNG QUỐC, kịch bản -THẢM KHỐC sẽ xảy ra?



  7. #7
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THẾ CHIẾN III: TRUNG CỘNG KHỞI CHIẾN? NGA ? G7 LIÊN ÂU ?

    HOA KỲ và ĐỒNG MINH đă SẴNSÀNG cuộc CHIEN TRANH với TRUNG QUỐC trên BIỂN ĐÔNG


  8. #8
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THẾ CHIẾN III: TRUNG CỘNG KHỞI CHIẾN? NGA ? G7 LIÊN ÂU ?

    BIẾN LỚN BIỂN ĐÔNG.
    TÀU SÂN BAY SƠN ĐÔNG CỦA TQ BẤT NGỜ BỊ TÂY BAN NHA DỘI BOM BỐC CHÁY DỮ DỘI

    Tin Không Thể Kiểm CHỨNG


  9. #9
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THẾ CHIẾN III: TRUNG CỘNG KHỞI CHIẾN? NGA ? G7 LIÊN ÂU ?

    Chi phí quân sự thế giới tăng lên mức cao nhất từ thời Chiến Tranh Lạnh


    (Ảnh minh họa) – Binh sĩ Mỹ trước một buổi lễ bàn giao công tác từ lực lượng Liên minh do Hoa Kỳ lănh đạo cho lực lượng an ninh Irak, tại dinh tổng thống ở Nineveh, ngày 30/03/2020. REUTERS - ABDULLAH RASHID
    Trọng Nghĩa
    Theo một báo cáo chính thức công bố vào hôm nay 27/04/2020, Viện Nghiên Cứu Ḥa B́nh Quốc Tế Stockholm SIPRI cho biết là chi phí quân sự trên thế giới vào năm 2019 đã tăng lên mức cao nhất từ sau khi cuộc Chiến Tranh Lạnh kết thúc, và nước chi tiêu hàng đầu là Hoa Kỳ.


    Một cách tổng quát, báo cáo của Viện SIPRI ghi nhận chi phí quân sự trên thế giới đã tăng 3,6% vào năm 2019, đạt mức 1.917 tỷ đô la. Năm quốc gia có mức chi tiêu cao nhất, theo thứ tự là Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Ả Rập Xê Út, chiếm đến 62% tổng chi phí quân sự trên thế giới.

    Trả lời hăng tin AFP, Nan Tian, chuyên gia nghiên cứu ở viện SIPRI, xác định mức chi tiêu của năm 2019 là mức cao nhất từ khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc vào năm 1989. Ngân sách quân sự đứng đầu thế giới vẫn là ngân sách Mỹ, tăng 5,3% trong năm 2019 lên thành 732 tỷ đô la, chiếm 38% chi tiêu quân sự của toàn thế giới. Sau 7 năm suy giảm, ngân sách Mỹ đă tăng trở lại kể từ năm 2018. Đứng sau Hoa Kỳ, nhưng ở khoảng cách khá xa là Trung Quốc, với ngân sách 261 tỷ đô la, tăng 5,1%. Ấn Độ đứng hàng thứ ba với 71,1 tỷ đô la, tăng 6,8%.

    Theo phân tích của nhà nghiên cứu Nan Tian, trong vòng 25 năm qua, mức tăng chi tiêu quân sự của Trung Quốc đi theo đà tăng trưởng kinh tế của nước này và phản ảnh việc Trung Quốc muốn có một quân đội tầm cỡ thế giới. Theo ông, Trung Quốc đă công khai cho thấy ý muốn cạnh tranh với Mỹ trong tư cách cường quốc quân sự thế giới.

    Chính đà tăng của Trung Quốc đã giải thích phần nào đầu tư của Ấn Độ. Siemon Wezeman, một nhà nghiên cứu khác của SIPRI, nhận định: “Các mối căng thẳng và ganh đua giữa Ấn Độ với Pakistan và Trung Quốc cũng là những yếu tố then chốt thúc đẩy New Delhi tăng ngân sách chi tiêu quân sự của mình”. Theo SIPRI, năm 2019 là năm đầu tiên ghi nhận việc hai nước châu Á (Trung Quốc và Ấn Độ) lọt vào bộ ba nước có chi tiêu quân sự cao nhất hành tinh, đẩy hai đại gia cố hữu là Nga và Ả Rập Xê Út xuống hàng thứ tư và năm.

    Còn tại châu Âu, điểm nổi bật là đà tăng chi phí quân sự của Đức, tăng 10% trong năm 2019, một mức tăng được đánh giá là mạnh nhất trong 15 nước đứng đầu danh sách của SIPRI. Một trong những lý do thúc đẩy Berlin tăng cường võ trang là Đức cảm nhận ngày càng mạnh về mối đe dọa đến từ Nga. Dù tăng mạnh, với con số 49,3 tỷ đô la chi tiêu cho quân sự, Đức chỉ đứng hàng thứ 7 thế giới, sau Pháp một bậc.


    Trong bối cảnh toàn thế giới đang bị dịch Covid-19 đe dọa, chuyên gia Nan Tian cho rằng xu hướng giảm bớt chi tiêu quân sự hoàn toàn có thể diễn ra. Covid-19 có nguy cơ đẩy kinh tế thế giới vào vòng suy thoái, và các chính phủ sẽ phải xét lại chi tiêu quân sự so với chi tiêu cho những lănh vực như y tế, giáo dục, và điều đó sẽ “có hệ quả thực sự đối với ngân sách quân sự”. Tuy nhiên, theo chuyên gia của SIPRI, việc giảm ngân sách quân sự trong bối cảnh khủng hoảng cũng sẽ không kéo dài lâu: “Chúng ta có thể thấy giảm từ 1 đến 3 năm, rồi tăng lên trở lại những năm sau đó”.

  10. #10
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THẾ CHIẾN III: TRUNG CỘNG KHỞI CHIẾN? NGA ? G7 LIÊN ÂU ?

    Chuyên gia Ấn Độ: Bắc Kinh gây hấn ở Biển Đông, New Delhi cần cảnh giác


    Tàu đổ bộ tấn công USS America (dẫn đầu) các tàu chiến Úc và Mỹ trong cuộc tập trận trên Biển Đông ngày 18/04/2020. © via REUTERS - Australia Department Of Defence
    Trọng Nghĩa
    Vào lúc cả thế giới đang vất vả chống dịch Covid-19, trong những tuần lễ qua, Trung Quốc liên tiếp tung ra nhiều thủ đoạn nhắm vào các láng giềng Đông Nam Á, từ Việt Nam, Philippines, cho đến Malaysia để củng cố và áp đặt quyền khống chế Biển Đông. Các hành động bị cho là thừa nước đục thả câu của Bắc Kinh không chỉ bị các nước bị hại phản đối, mà còn buộc Hải Quân Mỹ và Úc hành động, cho chiến hạm đến tập trận ngoài khơi Malaysia nơi có tàu Trung Quốc hoành hành.



    Vào lúc nhiều nước ngoài vùng Biển Đông như Mỹ, Úc, Nhật và cả Liên Hiệp Châu Âu đều đã bày tỏ thái độ quan ngại, Ấn Độ chưa thấy lên tiếng, dù rằng ít hay nhiều thì cũng đã tham gia nhóm Bộ Tứ Mỹ-Nhật-Úc-Ấn. Trước quan điểm thận trọng của New Delhi, nhiều chuyên gia Ấn Độ đã lên tiếng, kêu gọi nước họ từ bỏ thái độ trung lập để dấn thân mạnh mẽ hơn vào Biển Đông.

    Trong một bài biên khảo mang tựa đề “Bắc Kinh siết chặt thêm quyền kiểm soát trên Biển Đông - Ấn Độ có nên lo lắng hay không”, công bố ngày 25/04/2020 trên trang web của trung tâm tham vấn Ấn Độ ORF (Observer Research Foundation), chuyên gia về an ninh hàng hải Abhijit Singh đã phân tích các diễn biến mới đây tại Biển Đông để cảnh báo chính quyền New Delhi về nguy cơ đến từ Bắc Kinh. Theo ông, những gì Trung Quốc đang làm ở vùng biển Đông Nam Á, sẽ tạo điều kiện cho Bắc Kinh lấn lướt thêm tại các vùng biển trong tầm ảnh hưởng của Ấn Độ.

    Trung Quốc gây thêm bất ổn định tại một vùng vốn đã căng thẳng

    Nhà nghiên cứu Ấn Độ trước hết nêu bật ý đồ của Trung Quốc khi quyết định tổ chức lại bộ máy hành chính trên các vùng lănh thổ mà họ đã chiếm đóng hoặc đang yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.



    Đối với chuyên gia Abhijit Singh, hành động của Trung Quốc đã gây thêm bất ổn định trong một khu vực vốn đă căng thẳng. Việc thiết lập hai quận đảo mới – Tây Sa để quản lý Hoàng Sa và Nam Sa để quản lý Trường Sa - trước đây gộp chung dưới trướng của “thành phố Tam Sa" có mục đích rơ ràng là tăng cường quyền kiểm soát trên vùng Biển Đông đang tranh chấp.

    Giới phân tích an ninh đặc biệt chỉ trích việc thiết lập quận đảo Nam Sa, đặt trụ sở trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross) - một trong ba đảo nhân tạo đã được mở rộng thành tiền đồn quân sự của Trung Quốc trong khu vực Trường Sa. Hành động này của Bắc Kinh đă làm tăng khả năng xảy ra xung đột khu vực.

    Hà Nội, Jakarta và Kuala Lumpur cố chống lại ý đồ của Bắc Kinh

    Các láng giềng Đông Nam Á như đă dự phòng trước việc làm của Trung Quốc. Việt Nam, Indonesia và Malaysia trong những tháng gần đây đă t́m cách đẩy lùi các hành vi xâm lấn của Trung Quốc tại các vùng biển gần nước họ, sử dụng cả các công cụ hành chính, pháp lư lẫn các phương tiện tác chiến.

    Vào tháng 12/2019, Malaysia đă gởi đến Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về Ranh Giới Thềm Lục Địa, bản đề nghị kéo dài thềm lục địa Malaysia ra ngoài phạm vi 200 hải lư của vùng đặc quyền kinh tế nước này ở phía bắc Biển Đông. Động thái này của Kuala Lumpur được cho là nhằm chống lại việc Bắc Kinh cho tàu hiện diện thường xuyên bên trong và xung quanh băi cạn Luconia của Malaysia.

    Vài tuần sau, đến lượt Indonesia cho triển khai chiến hạm và một chiếc tàu ngầm đến vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna sau khi khu vực này bị tàu cá và tàu hải cảnh Trung Quốc xâm lấn.

    Và mới đây, vào thượng tuần tháng Tư này, Việt Nam đă gửi công hàm ngoại giao đến Liên Hiệp Quốc phản đối các yêu sách rộng khắp của Trung Quốc tại Biển Đông. Công hàm phản đối của Việt Nam được tung ra sau vụ một chiếc tàu Trung Quốc đâm ch́m một tàu cá Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa.

    Trung Quốc hung hăng, Mỹ và Úc đưa chiến hạm đến khu vực

    Các nỗ lực kể trên tuy nhiên đã lại làm Trung Quốc hung hăng thêm, gửi thêm lực lượng dân quân biển và hải cảnh đến các khu vực tranh chấp.

    Chuyên gia Ấn Độ ghi nhận: Hành vi bắt nạt của Trung Quốc được thấy rơ nhất ở vùng biển ngoài khơi Việt Nam và Malaysia, nơi lực lượng tuần duyên Malaysia đang theo dõi một đội tàu Trung Quốc. Một chiếc tàu khảo sát của chính phủ Trung Quốc được tàu hải cảnh hộ tống đã bị buộc tội quấy rối một tàu thăm ḍ do công ty dầu khí Nhà nước Malaysia điều hành.

    Hoa Kỳ đă cấp tốc phản ứng, ra lệnh cho tàu tấn công đổ bộ USS America cùng hai chiến hạm trang bị tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill và USS Barry đến khu vực. Trong bối cảnh lo ngại về khả năng đối đầu xảy ra với Trung Quốc, Úc cũng cho chiến hạm HMAS Parramatta đến tham gia “tập trận” cùng với các tàu chiến Mỹ gần nơi có tàu Trung Quốc.

    Ba yếu tố đáng ngại cho Ấn Độ

    Theo nhà phân tích Abhijit Singh, tình hình đang diễn ra ở Biển Đông có ba yếu tố có liên quan đến Ấn Độ.

    Đầu tiên hết, các hoạt động của lực lượng Trung Quốc tập trung vào một khu vực rất gần Ấn Độ Dương, lại nhắm vào các quốc gia mà Ấn Độ có mối quan hệ chính trị và quân sự chặt chẽ.

    Kể từ tháng 9 năm 2018, sau vụ một khu trục hạm của Hải Quân Trung Quốc áp sát chiến hạm Mỹ USS Decatur gần Đá Ga Ven ở Trường Sa, Hải Quân và dân quân biển Trung Quốc đă gia tăng quấy rối tàu chấp pháp của Việt Nam và Indonesia vốn thường xuyên hợp tác với Hải Quân và Tuần Duyên Ấn Độ trong các sáng kiến ​​tăng cường an ninh khu vực.

    Yếu tố thứ hai là các diễn biến hiện nay ở Biển Đông trùng khớp với sự gia tăng hoạt động của Trung Quốc ở khu vực Đông Ấn Độ Dương, đặc biệt là sự hiện diện của tàu nghiên cứu và khảo sát Trung Quốc.

    Vào tháng 9 năm ngoái, chiến hạm Ấn Độ đă trục xuất tàu nghiên cứu Thập Yển 1 (Shiyan) của Trung Quốc xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi Quần Đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ. Vào thời điểm xuất hiện thông tin về kế hoạch được Trung Quốc hậu thuẫn để xây dựng một kênh đào xuyên Thái Lan và một thỏa thuận bí mật cho Trung Quốc thiết lập một căn cứ hải quân tại Cam Bốt, sự hiện diện của Trung Quốc ở phía đông Ấn Độ Dương đă làm dấy lên quan ngại của New Delhi.

    Ấn Độ lại càng lo lắng hơn khi các hoạt động khai thác của Trung Quốc tại khu vực Nam Ấn Độ Dương đă được mở rộng đáng kể, cũng như sự hiện diện của các khu vực dành cho tàu đánh cá Trung Quốc gần vùng lănh hải của Ấn Độ.

    Tàu gián điệp Trung Quốc ngày càng nhiều ở Ấn Độ Dương

    Một yếu tố thứ ba thu hút mối quan tâm của giới phân tích Ấn Độ là sự hiện diện ngày càng nhiều của tàu gián điệp Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.


    Các loại tàu thu thập thông tin t́nh báo lớp Đông Điều (Dongdiao) của Trung Quốc – từng được dùng để theo dơi tàu chiến của Mỹ, Úc và Nhật Bản ở Tây Thái B́nh Dương - hiện đang hoạt động ở vùng biển phía đông Ấn Độ Dương, để theo dõi động thái của Hải Quân Ấn Độ. Một chiếc tàu tình báo điện tử loại này đã bị phát hiện ở vùng biển phía đông gần quần đảo Andaman và Nicobar vào cuối năm ngoái đã gây tranh cãi trong giới an ninh Ấn Độ.

    Giới quan sát tình hình khu vực hiện đang quan ngại trước các nỗ lực của Bắc Kinh để lợi dụng t́nh h́nh địa chính trị lỏng lẻo do dịch Covid-19 gây ra. Trong lúc nhiều nước Đông Nam Á hoặc bị bệnh hoặc đang tự cách ly, và Washington bị đại dịch tại Mỹ làm phân tâm, lực lượng dân quân biển Trung Quốc đă tăng sức hoành hành tại các điểm nóng quan trọng trong khu vực.

    Ấn Độ nên từ bỏ thái độ trung lập

    Theo chuyên gia Singh, Ấn Độ phải thay đổi đường lối trung lập về tranh chấp Biển Đông vẫn được duy trì cho đến nay.

    Xu hướng nh́n khu vực thông qua lăng kính địa chính trị và sự “cân bằng quyền lực” đã khiến giới có thẩm quyền quyết định tại Ấn Độ thận trọng trong việc đối phó với lập trường hung hăng của Trung Quốc. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho thái độ chỉ nói mà không làm ǵ đang tăng lên. Đối với nhiều người ở New Delhi, rơ ràng là việc Bắc Kinh khống chế chặt chẽ được các vùng lănh thổ tranh chấp ở Biển Đông sẽ cung cấp cho Trung Quốc một uy lực lớn hơn ở miền đông Ấn Độ Dương.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Sự tham chiến của Trung Cộng trong chiến tranh Việt Nam
    By Hiếu Thiện in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 0
    Last Post: 18-02-2020, 12:50 PM
  2. Replies: 21
    Last Post: 11-09-2018, 07:42 AM
  3. Sự thật về chiến tranh Việt Nam. Website cuả cựu chiến binh Mỹ
    By Hiếu Thiện in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 20-03-2018, 10:49 AM
  4. Công bố tư liệu cuộc chiến Việt Nam
    By nguoibatcao in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 13-05-2011, 07:16 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 15-01-2011, 04:51 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •