Page 2 of 10 FirstFirst 123456 ... LastLast
Results 11 to 20 of 92

Thread: TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

  1. #11
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    TT Trump ‘đấu khẩu’ với tổng giám đốc WHO về COVID-19
    Apr 8, 2020 cập nhật lần cuối Apr 8, 2020

    Tổng Thống Trump (phải) và tổng giám đốc WHO cáo buộc nhau chính trị hóa COVID-19. (H́nh: Fabrice Coffrini và Mandel Ngan/AFP via Getty Images)
    WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump tiếp tục chỉ trích Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) sau khi tổng giám đốc cơ quan này yêu cầu ông Trump không “chính trị hóa con virus này,” theo CNN.

    Tại buổi họp báo vào Thứ Tư, 8 Tháng Tư, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc WHO, đáp trả việc ông Trump chỉ trích cách tổ chức này đối phó đại dịch COVID-19.

    “Làm ơn đừng chính trị hóa con virus này… Nếu không muốn nh́n thấy thêm bao đựng thi thể, th́ hăy ngưng chính trị hóa nó. Tôi chỉ muốn nói ngắn gọn: Làm ơn cách ly việc chính trị hóa COVID,” ông Ghebreyesus nói.

    Trong buổi họp báo cùng ngày sau đó tại Ṭa Bạch Ốc, Tổng Thống Trump tuyên bố chính ông Ghebreyesus mới là người chính trị hóa đại dịch này.

    Ông Trump c̣n nói ông tin rằng WHO thiên vị Trung Quốc.

    “Không thể tin được ông ấy lại đang nói về chính trị khi mọi người nh́n vào mối quan hệ giữa họ với Trung Quốc. Trung Quốc tài trợ $42 triệu, chúng tôi tài trợ $450 triệu, mà dường như cái ǵ cũng theo ư Trung Quốc. Chẳng phải đạo chút nào. Không công bằng với chúng tôi, và thực sự cũng không công bằng với thế giới,” ông Trump nhấn mạnh.

    Tổng Thống Trump cũng ngụ ư rằng nếu WHO “phân tích chính xác” th́ sẽ có ít người chết v́ COVID-19 hơn hiện nay.

    Hôm Thứ Ba, ông Trump cho biết có thể ông sẽ cân nhắc giảm tài trợ cho WHO v́ cách tổ chức này đối phó đại dịch COVID-19. (Th.Long)

    https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/tt...o-ve-covid-19/

  2. #12
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Đài Loan phản đối việc bị tổng giám đốc WHO cáo buộc kỳ thị chủng tộc
    Apr 9, 2020

    Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn (giữa) đến thăm một đơn vị quân đội thời gian có dịch COVID-19. (H́nh: Sam Yeh/AFP/Getty Images)
    TAIPEI, Đài Loan (AP) — Bộ Ngoại Giao Đài Loan hôm Thứ Năm, 9 Tháng Tư, mạnh mẽ phản đối cáo buộc của người đứng đầu Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) là dung túng cho các cuộc tấn công cá nhân có tính cách kỳ thị chủng tộc, xuất phát từ Đài Loan, và nhắm vào ông.

    Bộ Ngoại Giao Đài Loan đưa ra bản thông cáo bày tỏ “sự bất b́nh sâu xa và rất lấy làm tiếc, đồng thời cũng mạnh mẽ phản đối,” cáo buộc nói trên.

    Bản thông cáo nói rằng Đài Loan “là một quốc gia rất văn minh, tiến bộ, và không bao giờ mở cuộc tấn công cá nhân nhắm vào tổng giám đốc WHO, chứ đừng nói ǵ đến lời lẽ kỳ thị chủng tộc.”

    Cũng theo bản thông cáo, 23 triệu dân Đài Loan trong thời gian qua đă bị tổ chức y tế thế giới này “đối xử kỳ thị nặng nề” v́ những lư do thuần túy chính trị. Do vậy, Đài Loan “lên án mọi h́nh thức kỳ thị và bất công,” bản thông cáo cho hay.

    Hôm Thứ Tư, tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cáo buộc bộ ngoại giao Đài loan là có liên hệ tới một chiến dịch tấn công trên mạng, kéo dài đă mấy tháng nay, nhắm vào ông giữa khi có đại dịch COVID-19.


    Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. (H́nh: Fabrice Coffrini/AFP/Getty Images)
    Trong cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ, ông Tedros nói kể từ khi dịch xuất hiện, cá nhân ông đă bị tấn công, bị đe dọa tới tính mạng và có các lời lẽ kỳ thị chủng tộc nhắm vào ông.

    “Cuộc tấn công này xuất phát từ Đài Loan,” theo lời ông Tedros, cựu bộ trưởng y tế và ngoại giao của Ethiopia, cũng là tổng giám đốc gốc Phi Châu đầu tiên của WHO.

    Ông Tedros nói rằng các nhà ngoại giao Đài Loan biết về các cuộc tấn công nhưng không lên tiếng can thiệp về việc này, mà c̣n khởi sự chỉ trích ông ta “giữa khi có những sự nhục mạ kia.”

    Hiện chưa rơ Tổng Giám Đốc Tedros nói về việc ǵ, nhưng cách đây không lâu các giới chức Đài Loan nói họ bị WHO bỏ lơ, không nhận các tin tức mà Đài Loan thu thập được trong cuộc chiến chống COVID-19, mà cũng không thông báo cho chính quyền Đài Bắc biết những tin tức quan trọng về dịch.

    Ông Tedros được bầu vào vai tṛ hiện nay với sự ủng hộ và vận động mạnh mẽ của Trung Quốc, một trong năm thành viên có quyền phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An.

    Bắc Kinh vẫn thường nói Đài Loan là một tỉnh nổi loạn và đang chờ ngày thống nhất, bằng vơ lực nếu cần.

    Tổng Giám Đốc Tedros đă mấy lần khẳng định rằng Bắc Kinh có sự minh bạch và xác thực khi công bố các tin tức về dịch COVID-19, dù có chứng cớ rơ rệt là chính quyền Trung Quốc che dấu các báo cáo lây nhiễm lúc đầu.

    Theo đ̣i hỏi của Trung Quốc, Đài Loan bị đẩy ra khỏi Liên Hiệp Quốc và các cơ quan trực thuộc, ngay cả không cho làm quan sát viên tại cuộc họp thường niên của y tế thế giới.

    Trong khi đó, Đài Loan có hệ thống y tế cộng đồng được coi vào hàng hữu hiệu nhất trên thế giới, và cũng được sự ca ngợi về cách đối phó với đại dịch COVID-19.

    Dù ở ngay sát Trung Quốc và có lượng người rất lớn thường xuyên qua lại, Đài Loan chỉ có 379 ca bệnh và 5 trường hợp tử vong v́ virus.

    Các giới chức Mỹ và Đài Loan thảo luận trên mạng hồi tháng qua để t́m cách gia tăng sự tham gia của đảo quốc này vào hệ thống y tế thế giới, khiến gây phản ứng giận dữ từ Bắc Kinh, vốn chống mọi giao tiếp chính thức giữa Washington và Đài Bắc. (V.Giang)

  3. #13
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Covid-19: WHO mất uy tín lâu dài vì “theo đuôi” Trung Quốc


    Trụ sở của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Genève, Thụy Sĩ. REUTERS - Denis Balibouse

    Ngay từ khi dịch Covid-19 bùng lên ở Trung Quốc cho đến ngày nay, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO/OMS không hề lên tiếng chỉ trích bất kỳ tuyên bố của chính quyền Trung Quốc. Theo nhật báo Pháp Les Echos ngày 08/04/2020, sự thiếu vắng phản ứng nói trên của WHO giải thích phần lớn sự chậm trễ trong việc xử lư đại dịch Covid-19.


    Trả lời phỏng vấn của Les Echos, ông François Godement, chuyên gia kỳ cựu về châu Á tại Viện Montaigne (Pháp) cho rằng thái độ phục tùng Bắc Kinh của lãnh đạo WHO đã làm cho hình ảnh của định chế này sứt mẻ lâu dài.

    Tổng thống Mỹ (ngày 07/04/2020) đă chỉ trích WHO về cách xử lư kém cỏi hồ sơ virus corona. Những chỉ trích này có cơ sở hay không?

    François Godement: Từ nhiều tuần lễ nay, cách xử lư của WHO quả là đă bị chỉ trích nhiều lời chỉ trích, chứ không đợi đến lượt ông Donald Trump.

    Ngày nay, khi người ta nh́n lại diễn tiến t́nh h́nh từ tháng 11/2019, nhiều điểm then chốt đã cho thấy rõ là WHO đă phản ứng chậm trễ ở chỗ nào.

    Đài Loan đã hoài công cảnh báo WHO vào cuối tháng 12 về một dạng mới của virus corona xuất hiện ở Trung Quốc, nhiều ngày trước khi chính quyền Bắc Kinh gợi lên chuyện này.

    Thế nhưng WHO vẫn không hề có phản ứng, mà phải đợi đến ngày 12/02/2020 mới cử một phái bộ đến xem xét tại chỗ. Trong lúc đó th́ ngay ngày 24/01, vị tổng giám đốc đă công nhận, sau Trung Quốc, là virus corona có thể lây từ người sang người. Tất cả những điều này đă làm chậm trễ việc tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp.

    Và cuối cùng th́ WHO phải đợi đến ngày 11/03 mới tuyên bố việc virus lây lan là đại dịch toàn cầu. Có lẽ đây là điểm WHO có thể ít bị chỉ trích, v́ theo nguyên tắc của mình, định chế này chỉ có thể thông báo một sự kiện khi sự kiện đó thật sự xẩy ra: trước đó th́ WHO đã gợi lên nguy cơ cao về đại dịch.

    WHO như vậy đă bị mất tư cách?

    François Godemen: Phải nhớ là về mặt kỹ thuật, WHO là một cỗ máy hùng mạnh, với một chính sách pḥng ngừa và hoạt động trên hiện trường nhờ việc phân cấp quyền hành cho các văn pḥng khu vực.

    Nhưng về mặt chính trị, và người ta đã thấy rõ điều này với dịch Covid-19, h́nh ảnh của tổ chức ngày nay đã bị sứt mẻ lâu dài.

    WHO chủ yếu bị phê phán về những lập luận quá thiên về Trung Quốc. Vì sao có tình trạng đó?

    François Godemen: Đúng vậy. Tổ Chức Y Tế Thế Giới đă và cũng đang không phản bác bất kỳ phát biểu chính thức nào của Trung Quốc. Ngay cả khi có những lời chứng bác bỏ các tuyên bố đó. WHO không hề có thông báo ǵ về nguồn gốc thật sự của dịch bệnh, tất cả đều chỉ tập trung trên việc xử lư khủng hoảng.

    Tình trạng đó cũng có thể xuất phát từ việc Trung Quốc đă không hoàn toàn mở cửa cho chuyên gia của WHO vào xem xét.

    Về phần ḿnh th́ tổ chức có trụ sở ở Genève này luôn luôn tránh công khai chỉ trích những quốc gia thành viên mà họ tùy thuộc. Đối bác sĩ Tedros, được bầu lên nhờ Trung Quốc vào năm 2017, việc không chỉ trích Bắc Kinh cho phép ông hy vọng được Trung Quốc hợp tác trên nhiều hồ sơ khác.

    Vấn đề Đài Loan, mà Trung Quốc đă làm cho bị loại ra khỏi WHO, phải chăng đó là thêm một bằng chứng cho thấy vấn đề cũng mang tính chất chính trị?

    François Godemen: Một phần lớn mối quan tâm của Trung Quốc đối với các định chế của Liên Hiệp Quốc bắt nguồn từ động cơ muốn cản đường Đài Loan, mà Trung Quốc xem là một tỉnh của họ.

    Gần đây th́ Bắc Kinh đă thành công trong việc cấm những người mang hộ chiếu Đài Loan vào các trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York và Genève. Điều này đủ để cho thấy là giới lănh đạo Bắc Kinh có thể đi đến đâu. Đó chính là chính sách ngoại giao tẩy chay mà Bắc Kinh thực hiện trong một chiến dịch trường kỳ.

    (Nguồn: Les Echos)

  4. #14
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Thất lạc ở Bắc Kinh : Câu chuyện của WHO


    Ông Bruce Aylward, nguời đứng đầu phái đoàn WHO-Trung Quốc về virus corona trong cuộc họp báo tại Genève ngày 25/02/2020, sau chuyến thăm Bắc Kinh. © REUTERS/Denis Balibouse/File Photo

    Chuyên gia : « Hoa Kỳ cần phải hành động tích cực hơn để thay đổi cung cách làm việc và lănh đạo ở WHO, tổng giám đốc sắp tới không thể là con dấu cao su của Bắc Kinh. Nếu các nỗ lực chuyển đổi WHO không hiệu quả, có lẽ Hoa Kỳ không c̣n cách nào khác là ra đi và làm lại từ đầu. »


    Trên trang Ư kiến của Wall Street Journal ngày 08/04/2020, tác giả Lanhee J.Chen (Trần Nhân Nghi), thành viên Hoover Institution có bài viết mang tựa đề « Thất lạc ở Bắc Kinh : Câu chuyện của WHO » (Lost in Beijing: The Story of the WHO – dựa theo tựa đề bộ phim nổi tiếng Lost in Translation). Chuyên gia này nhận định, Trung Quốc đang thao túng nặng nề Tổ chức Y tế Thế giới. Hoa Kỳ cần phải chỉnh đốn điều này, c̣n nếu không th́ nên ra đi và thành lập một tổ chức khác.

    Theo tác giả, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không chỉ « thiên về Trung Quốc » như tổng thống Trump đă nói hôm thứ Ba 7/4, mà c̣n đă « hỏng bét và thỏa hiệp ».

    WHO đă lúng túng khi dịch Ebola xảy ra tại Tây Phi năm 2014, khiến trên 11.000 người thiệt mạng. Giờ đây phản ứng của WHO trước đại dịch virus corona chứng tỏ tổ chức này đặt chính trị lên trên sức khỏe công chúng. Cung cách WHO thường xuyên ca ngợi các nhà lănh đạo Trung Quốc cho thấy rơ nhu cầu cần phải cải cách một cách căn cơ.

    Hoa Kỳ là nước đóng góp tài chính nhiều nhất cho WHO, với hơn 400 triệu đô la năm 2019, c̣n Trung Quốc đóng chỉ có 44 triệu đô la, theo bộ Ngoại Giao Mỹ. Donald Trump đề nghị nước Mỹ giữ lại số tài trợ này trong lúc chính quyền giám sát kỹ những ǵ đạt được. Theo ông Chen, tổng thống Mỹ và Quốc Hội cần phải đi xa hơn nữa.

    Trong khi Washington chi tiền, th́ Bắc Kinh đứng sau hậu trường để giựt dây các nhà lănh đạo WHO. Tổng giám đốc hiện nay, Tedros Adhanom Ghebreyesus, đă được chính quyền Trung Quốc ủng hộ hết sức mạnh mẽ trong cuộc chạy đua vào chức vụ này.

    Ông Tedros là một chọn lựa gây tranh căi, do bị cáo buộc đă che giấu nạn dịch tả tại quê hương Ethiopia của ông, lúc đang là bộ trưởng y tế (2005-2012) và sau đó là ngoại trưởng (2012-2016). Trong những năm đó, Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào Ethiopia và cho vay nhiều tỉ đô la. Chẳng bao lâu sau khi được bầu làm tổng giám đốc WHO, ông Tedros đến ngay Bắc Kinh và ca ngợi hệ thống y tế của nước này : « Tất cả chúng ta đều học được điều ǵ đó từ Trung Quốc ».

    Dưới sự lănh đạo của ông Tedros, Tổ chức Y tế Thế giới đă chấp nhận những dối trá của Trung Quốc về virus corona, và giúp Bắc Kinh phủi trách nhiệm, thông qua những tuyên bố có vẻ nghiêm túc. Ngày 14/01/2020, ngay cả trước khi phái đoàn chính thức của WHO đến Trung Quốc, họ đă nhắc lại như vẹt tuyên bố của Bắc Kinh là « không có bằng chứng rơ ràng là virus này lây từ người sang người ».

    Hai tuần sau đó, khi Trung Quốc cho biết có hơn 4.500 ca nhiễm virus và trên 70 người tại các nước khác lâm bệnh, ông Tedros đến thăm Bắc Kinh và ca ngợi « tính minh bạch » của các nhà lănh đạo Trung Quốc.

    Cần nhắc lại rằng Trung Quốc đă đợi đến sáu tuần lễ sau khi những bệnh nhân đầu tiên ở Vũ Hán xuất hiện các triệu chứng, mới bắt đầu cho phong tỏa. Trong thời gian đó, chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt và trừng phạt tất cả những ai cố gắng đưa ra lời cảnh báo, nhắc đi nhắc lại những lời dối trá là con virus không lây từ người này sang người khác, lại c̣n tổ chức một buổi tiệc lớn ngoài trời ở Vũ Hán với mấy chục ngàn gia đ́nh tham dự.

    Cùng lúc ấy đă có hơn năm triệu người rời Vũ Hán, theo như thị trưởng cho biết. Trong đó có cả bệnh nhân đầu tiên được xác nhận là dương tính tại Mỹ.

    Rốt cuộc WHO cũng phải tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp về y tế vào ngày 30/1, sau khi đă xác định được gần 10.000 ca dương tính với virus corona. Con số mà Trung Quốc đưa ra vào đầu tháng Hai tăng lên trên 17.000 ca dương tính và 361 trường hợp tử vong.

    Tuy vậy ông Tedros lại chỉ trích tổng thống Donald Trump v́ đă hạn chế số khách từ Trung Quốc đến Mỹ, và cổ vũ các nước khác không nên theo chân Hoa Kỳ. Tedros nói rằng nguy cơ virus lan ra bên ngoài Trung Quốc là « tối thiểu và rất chậm ».

    Măi đến ngày 11/3, WHO mới chịu tuyên bố đại dịch. Vào lúc đó, con số chính thức đă lên đến 118.000 người tại 114 quốc gia bị nhiễm con virus từ Vũ Hán!

    Ảnh hưởng của Trung Quốc c̣n thấy rất rơ trong việc WHO loại Đài Loan ra ngoài. WHO thậm chí c̣n không thèm trả lời khi Đài Loan cho biết kết quả điều tra vào tháng 12/2019, rằng ngược với những ǵ Bắc Kinh khẳng định, virus corona chủng mới có thể lây từ người sang người.

    Tháng trước, một phóng viên truyền h́nh Hồng Kông đă đặt câu hỏi với Bruce Aylward, người lănh đạo phái bộ chung WHO-Trung Quốc về virus corona, là liệu Tổ chức Y tế Thế giới có suy nghĩ lại về việc từ chối không cho Đài Loan gia nhập hay không. Trong video được nối kết, ông Aylward im lặng không nói được ǵ trong gần 10 giây đồng hồ. Phóng viên phải nhắc « Hello ? ». Aylward rốt cuộc trả lời :



    Rất tiếc, tôi không nghe được câu hỏi của cô.
    Để tôi hỏi lại.
    Không, như vậy được rồi. Hăy chuyển sang câu khác.


    Khi cô phóng viên cứ hỏi tiếp về Đài Loan, ông ta ngắt kết nối. Nhà báo gọi lại và cố khai thác theo một góc độ khác : « Tôi chỉ muốn biết nếu ông có thể b́nh luận một chút về việc Đài Loan đă làm thế nào để ngăn chận được con virus ».

    Ông Aylward trả lời : « Chúng ta đă nói về Trung Quốc và cô biết đấy, khi nh́n vào tất cả các địa phương của Trung Quốc, họ đều làm tốt công việc ».

    Cuộc trao đổi này cho thấy WHO đă đặt chính trị lên trên sức khỏe cộng đồng như thế nào. Cũng như Tedros, ông Aylward đă đánh đồng quan điểm của Trung Quốc với Đài Loan và lúc nào cũng t́m cách ca ngợi các nhà lănh đạo Trung Quốc.

    Trong cuộc khủng hoảng, chưa bao giờ WHO điều tra kỹ lưỡng về những ǵ Bắc Kinh tuyên bố về con virus, hay tỏ ra minh bạch về cách nghĩ phía sau các quyết định.

    Là quốc gia đóng góp tài chính nhiều nhất cho WHO, Hoa Kỳ có quyền thúc đẩy một sự cải cách triệt để. Quốc Hội nên đặt điều kiện cho mọi tài trợ trong tương lai, WHO phải giải thích cụ thể cho những quyết định về y tế cộng đồng, điều tra nghiêm túc và độc lập khi nạn dịch lan rộng.

    Hoa Kỳ cần phải hành động tích cực hơn để thay đổi cung cách làm việc và lănh đạo ở WHO. Chính quyền Trump đă có một bước đầu tốt đẹp hồi tháng Giêng khi đặt ra chức đặc phái viên ở bộ Ngoại Giao, tập trung vào việc chống lại các mưu toan của Trung Quốc nhằm kiểm soát các tổ chức quốc tế. Tổng giám đốc sắp tới của WHO không thể là con dấu cao su của Bắc Kinh.

    Tác giả Lanhee J.Chen kết luận, nếu các nỗ lực chuyển đổi WHO không hiệu quả, có lẽ Hoa Kỳ không c̣n cách nào khác là ra đi và làm lại từ đầu. Có thể thành lập một tổ chức tương tự, mở rộng cho tất cả các nước tôn trọng các tiêu chí cao nhất về minh bạch, quản lư giỏi và chia sẻ những phương pháp tốt nhất.

    Thế giới cần có một tổ chức khả tín để đối mặt với những vấn đề sức khỏe cộng đồng xuyên biên giới – nếu không phải là WHO, th́ sẽ là một tổ chức khác.

    * Lanhee J.Chen (Trần Nhân Nghi) là thành viên của Hoover Institution, giám đốc nghiên cứu về chính sách đối nội của chương tŕnh chính trị công, trường đại học Stanford (California, Hoa Kỳ). Chuyên gia này từng là cố vấn chính trị trong chiến dịch tranh cử tổng thống của thượng nghị sĩ Mitt Romney năm 2012, được tổng thống Barack Obama bổ nhiệm vào Hội đồng cố vấn lưỡng đảng về chính sách an sinh xă hội.

  5. #15
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Trung Quốc bênh WHO sau khi Trump doạ cắt tài trợ


  6. #16
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Bộ Ngoại giao Đài Loan yêu cầu Tổng giám đốc WHO xin lỗi v́ cáo buộc vô căn cứ
    B́nh luậnMinh Thanh • 18:07, 09/04/20• 766 lượt xem


    Tổng giám đốc WHO Tedros bất ngờ nhắc đến Đài Loan nhiều lần trong cuộc họp báo vào ngày 8/3. H́nh ảnh Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (đứng thứ 2 bên trái ), và Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Trần Th́ Trung (đứng thứ 2 bên phải), và các đồng nghiệp. (Chen Baizhou / Epoch Times)

    Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros bất ngờ nhiều lần nhắc tới Đài Loan trong một cuộc họp báo vào ngày 8/3. Ông cáo buộc Đài Loan tiến hành "tấn công cá nhân" ông. Tedros chỉ trích dữ dội Đài Loan, nhưng dường như ông đă quên điều ǵ đó.

    Tại một cuộc họp báo ngày 8/3, một phóng viên đă hỏi Tổng giám đốc WHO về việc một ngày trước đó Tổng thống Trump chỉ trích WHO ‘làm rối tung’ t́nh h́nh dịch bệnh với một bài phát biểu dài và đe dọa các nhà lănh đạo của nhiều quốc gia rằng: "Nếu không muốn có thêm nhiều túi đựng xác, đừng chính trị hóa cuộc khủng hoảng Covid-19".

    Đáp lại, ông Tedros đă công khai chỉ trích chính phủ và Bộ Ngoại giao Đài Loan đă "phát động cuộc tấn công này" vào ông trong ba tháng qua và nói: "Tôi không quan tâm".

    Vào ngày 7/3, Tổng thống Trump đă chỉ trích ban lănh đạo WHO "mù quáng nghe theo Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)", và nói rằng tổ chức này "đă làm rối tung mọi việc" trong ứng phó với đại dịch Covid-19 , bao gồm cả những dự đoán và tuyên bố của họ đều sai lầm.

    Bộ Ngoại giao Đài Loan đưa ra một tuyên bố nghiêm trọng
    Đối với việc ông Tedros buộc tội Đài Loan ‘tấn công cá nhân’ ông này, ngày 9/3 Bộ Ngoại giao Đài Loan đă chỉ ra rằng đó là một cáo buộc vô căn cứ, đồng thời bày tỏ sự thất vọng và phản đối mạnh mẽ.

    Bộ Ngoại giao nhấn mạnh rằng Đài Loan là một quốc gia dân chủ tiên tiến và có tŕnh độ học vấn cao, hoàn toàn không có chuyện xúi giục người dân nước này tấn công vào cá nhân ông Tedros, càng không thể phát biểu bất kỳ ngôn luận phân biệt chủng tộc nào.

    Tuyên bố nói rằng Đài Loan rất lấy làm tiếc v́ ông Tedros phải chịu những lời công kích phân biệt đối xử; người dân Đài Loan bị tổ chức chính trị của WHO phân biệt đối xử nghiêm trọng, v́ vậy cảm thông với ông, và lên án bất kỳ h́nh thức phân biệt đối xử bất công nào.

    Bộ Ngoại giao chỉ ra rằng WHO và ông Tedros, với tư cách là tổ chức y tế quốc tế quan trọng nhất và là nhà lănh đạo của tổ chức, nên tiếp nhận sự giám sát hợp lư của người dân toàn cầu đối với các biện pháp ứng phódịch bệnh.

    Tuy nhiên, ông Tedros không hề điều tra chứng cứ, đă vội buộc tội Đài Loan một cách hoàn toàn vô lư và gây tổn hại nghiêm trọng cho chính phủ và người dân Đài Loan. Hành vi này rất vô trách nhiệm. Chính phủ Đài Loan yêu cầu ông Tedros phải ngay lập tức đính chính những cáo buộc vô căn cứ của ḿnh, ngay lập tức làm sáng tỏ và xin lỗi Đài Loan.

    Bộ Ngoại giao Đài Loan tuyên bố rằng với tư cách là người đứng đầu phụ trách WHO, ông Tedros nên chấp nhận sự tham gia rộng răi của tất cả các bên để đạt được mục tiêu "chỉ có đoàn kết mới có được sức mạnh". Tuy nhiên, ông không chỉ gạt Đài Loan ra, mà thậm chí chưa hề t́m hiểu đă lan tin đồn bôi nhọ Đài Loan.

    Đài Loan một lần nữa kêu gọi ông Tedros từ bỏ định kiến ​​chính trị, trở lại lập trường trung lập và chuyên nghiệp, mời Đài Loan tham gia đầy đủ vào tất cả các cuộc họp và cơ chế chống lại dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, tiếp tục mời Đài Loan tham gia với tư cách là quan sát viên của Hội đồng Y tế Thế giới để đảm bảo phúc lợi y tế của Đài Loan và người dân thế giới.

    Nhà ngoại giao Đài Loan: Chưa bao giờ tấn công cá nhân ông Tedros
    Liên quan đến "lời buộc tội" của ông Tedros, đại diện của Đài Loan tại Liên minh châu Âu, ông Tằng Hậu Nhân (Zeng Hooren), cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNA rằng đây hoàn toàn là một lời buộc tội ác ư do ông Tedros sự tạo dựng nên.

    Ông Tằng nói rằng Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan, ông Ngô Chiêu Nhiếp (Wu Zhaoxie) chưa bao giờ có bất kỳ tấn công cá nhân nào chống lại ông Tedros trên các kênh truyền thông hoặc thông cáo báo chí chính thức, và chính phủ Đài Loan chưa bao giờ phát động bất kỳ cuộc tấn công ngôn luận nào đối với ông.

    "Lời cáo buộc của ông Tedros là không có cơ sở, là những lời buộc tội ác ư bịa đặt, không đáng để quốc tế chú ư", ông nói.

    Văn pḥng Đài Loan tại Geneva nhấn mạnh rằng rất thất vọng trước việc ông Tedros đă đưa ra những lời buộc tội sai trong cuộc họp báo. Văn pḥng Đài Loan tại Pakistan tuyên bố rơ ràng với Ban Thư kư WHO rằng cáo buộc này là hoàn toàn vô nghĩa. Là một chính phủ dân chủ, Đài Loan đă nhận được sự hỗ trợ lớn khi tham gia WHO. Chính phủ Đài Loan sẽ không và cũng không cần phải thực hiện các cuộc tấn công cá nhân vào ông Tedros.

    Cư dân mạng Đài Loan: Ông Tedros đang mắng ĐCSTQ?
    Ông Tedros “uất ức” bất ngờ nhiều lần nhắc đến "Đài Loan", một từ vốn nhạy cảm đối với ĐCSTQ tại một cuộc họp báo của WHO, khiến cư dân mạng Đài Loan không ngớt b́nh luận. Một số cư dân mạng cho rằng điều này chứng tỏ rằng ông Tedros không có khả năng và chỉ biết trốn tránh trách nhiệm.

    Một số cư dân mạng cho rằng Đài Loan không phải là thành viên của Liên Hợp Quốc v́ nguyên tắc ‘một Trung Quốc’ của ĐCSTQ, ông Tedros nhắc vậy có "xúc phạm ĐCSTQ không? Hay đó là cách biến tướng thể hiện ông ấy ủng hộ độc lập của Đài Loan?"

    Một số cư dân mạng viết: "Ông ấy không nói China Taiwan, tôi nghi ngờ ông ấy là một phần tử độc lập của Đài Loan", "Điều buồn cười là ông ấy thừa nhận ‘một Trung Quốc’, nhưng lại chửi Đài Loan. Đây là một sự thừa nhận ngầm rằng Đài Loan là một quốc gia độc lập". “Lúc này chúng tôi lại không thuộc Trung Quốc nữa sao?","Đơn giản là tuyên truyền rằng Đài Loan là một quốc gia".

    Một số cư dân mạng nói: "Tôi thực sự cảm thấy thời kỳ này Đài Loan được nhắc đến nhiều nhất từ trước tới nay". Một số người mỉa mai: "Thật đáng ngưỡng mộ ông ấy can đảm ủng hộ nền độc lập của Đài Loan trên thế giới".

    Các quan chức cấp cao của WHO tránh nói tới Đài Loan
    Vào tháng 3, Tiến sĩ Bruce Aylward, trợ lư của Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros, đă chấp nhận một cuộc phỏng vấn video với phóng viên RTHK. Khi phóng viên nhắc tới Đài Loan, ông đă giả vờ không nghe thấy và cuối cùng cắt ngang cuộc gọi để tránh nói về Đài Loan.

    Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan, ông Ngô Chiêu Nhiếp đă tweet trên trang web chính thức của Bộ Ngoại giao vào ngày 28/3: "Wow! Thậm chí đến từ "Đài Loan" mà ở trong WHO cũng không thể nói?"

    "Khi đối phó với đại dịch, WHO nên đặt chính trị sang một bên. WHO, tôi cung cấp cho bạn một thông tin tham khảo, cho đến nay, hơn 450 tin tức từ hơn 40 quốc gia / khu vực đă đưa tin tích cực về những nỗ lực ứng phó của Đài Loan với COVID-19. Không có bài báo nào trong số này nhầm chúng tôi là một phần của Trung Quốc. Đài Loan có thể giúp đỡ".

    Minh Thanh

    Theo Epoch Times

  7. #17
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Virus corona : Hội Đồng Bảo An cố vượt qua sự chia rẽ


    Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres phát biểu tại khóa họp thứ 74 Đại Hội Đồng, New York, Hoa Kỳ, ngày 24/09/2019 REUTERS - Carlo Allegri

    Hôm qua, 09/10/2020, lần đầu tiên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đă có một cuộc họp bàn về dịch Covid-19. Cuộc họp qua video diễn ra vào lúc định chế này đang bị chia rẽ nặng nề từ nhiều tuần qua về cách đối phó với đại dịch toàn cầu.


    Sở dĩ cho đến nay Hội Đồng Bảo An mới họp được về dịch Covid-19, đó là do bất đồng về vấn đề từ ngữ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai thành viên thường trực. Washington vẫn đ̣i là trong các văn bản chính thức phải ghi rơ nguồn gốc của virus là từ Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh dứt khoát không chấp nhận điều này. Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Trương Quân (Zhang Jun) nhấn mạnh rằng « mọi hành vi gán ghép và chính trị hóa đều phải bị bác bỏ ». Đó là chưa kể cho tới nay, Trung Quốc vẫn không muốn có sự can dự của Hội Đồng Bảo An vào việc chống dịch virus corona, cho rằng việc này không thuộc thẩm quyền của Hội Đồng.

    Là một thành viên không thường trực và là quốc gia đă đề xuất cuộc họp đầu tiên này, nước Đức, qua lời đại sứ Christoph Heusgen, đă chỉ trích nặng nề Hội Đồng Bảo An về sự im lặng của định chế này trong suốt nhiều tuần qua.

    Cuộc họp hôm qua chính là dịp để Hội Đồng Bảo An vượt qua sự chia rẽ giữa các thành viên. Ngay trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp, tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đă thúc giục các thành viên Hội Đồng Bảo An phải đoàn kết với nhau để đối phó với dịch Covid-19, v́ đối với ông đây « cuộc chiến của cả một thế hệ » và cũng là lư do tồn tại của chính Liên Hiệp Quốc. Ông Guterres nói: « Để chiến thắng dịch bệnh, chúng ta phải làm việc chung với nhau, có nghĩa là phải tăng cường sự đoàn kết ». Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 tuy là một cuộc khủng hoảng về y tế, nhưng đe dọa nghiêm trọng ḥa b́nh và an ninh thế giới, mà nhiệm vụ của Hội Đồng Bảo An chính là bảo đảm những điều đó.

    Thế nhưng sau cuộc họp kín kéo dài 3 tiếng đồng hồ, 15 thành viên Hội Đồng Bảo An chưa thông qua một nghị quyết nào, mà chỉ ra được một tuyên bố ngắn ngọn với vài ḍng, khẳng định sự « ủng hộ » của họ đối với Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc.

    Không chỉ có đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Hội Đồng Bảo An c̣n bị chia rẽ giữa các thành viên thường trực với các thành viên không thường trực. Năm thành viên thường trực, với sự điều phối của Pháp, đang bàn với nhau về một dự thảo nghị quyết ủng hộ lời kêu gọi ngưng bắn trên toàn thế giới để toàn cầu tập trung chống đại dịch, do tổng thư kư Guterres đưa ra vào tháng trước. Nhưng bên cạnh đó, 10 thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An (trong đó có Việt Nam) lại đưa ra dự thảo nghị quyết thứ hai với nội dung tương tự. Đây là một sự chia rẽ rất hiếm khi thấy trong nội bộ định chế này và đây cũng là cách để họ gây áp lực lên 5 đại cường.

    Nhưng trước khi thương lượng giữa toàn bộ 15 thành viên Hội Đồng Bảo An th́ phải giải quyết bất đồng giữa 5 thành viên thường trực. Theo hăng tin AFP, Pháp vẫn hy vọng sẽ sớm tổ chức được một cuộc họp thượng đỉnh (qua video) giữa lănh đạo của năm nước này để t́m ra đồng thuận.

    Nhưng dù là văn bản nghị quyết nào đi nữa, th́ điểm mấu chốt vẫn là làm sao giải ḥa được Hoa Kỳ với Trung Quốc, một điều không phải là đơn giản, trong bối cảnh mà chính quyền Donald Trump vẫn cáo buộc Bắc Kinh che giấu thông tin về dịch Covid-19 ở nước này.

  8. #18
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Covid-19: Giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới chỉ là "cái loa" của Bắc Kinh ?


    Tedros Adhanom Ghebreyesus, đảng viên Cộng Sản Ethiopia trước đây, được bầu làm giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới vào năm 2017. Christopher Black/WHO/Handout via REUTERS

    Ḷng quả cảm của nhân viên bệnh viện tiếp cận tử thần Covid-19 được vinh danh mỗi ngày. Pháp chuẩn bị ngân sách khổng lồ tài trợ các tập đoàn chiến lược. Tokyo khuyến khích xí nghiệp bỏ Trung Quốc. Người Á châu bị kỳ thị tại Mỹ. Bắc Kinh thao túng tổ chức Y Tế Thế Giới ... Các chủ đề liên quan đến dịch Covid-19 tiếp tục áp đảo thời sự quốc tế.



    Thảm họa Covid-19 trên toàn cầu
    Chưa thể xác quyết là làn sóng Covid-19 chựng lại, nhưng công lao của nhân viên y tế tiếp tục được vinh danh. "Làm việc với nỗi sợ trong ḷng" là tựa của báo Libération. Les Echos cảnh giác "Bệnh viện Pháp lo ngại đợt dịch thứ hai". Trên trang nhất, Le Monde dành hàng tựa long trọng vinh danh giới bác sĩ chuyên khoa, đa khoa, sinh viên y khoa nội trú, y tá, nữ hộ sinh và nhân viên phụ trợ thấp nhất trong các bệnh viện Pháp ngày đêm cứu cấp, chăm nom bệnh nhân siêu vi corona.

    Tại Mỹ, bên cạnh thông tin thượng nghị sĩ Bernie Sanders bỏ cuộc, ủng hộ cựu phó tổng thống Joe Biden đại diện đảng Dân Chủ chạy đua với Donald Trump vào Nhà Trắng, Le Monde tập trung vào hai cộng đồng nạn nhân của Covid-19, nhất là người Mỹ gốc Châu Phi, chiếm đa số bệnh nhân. Nghèo, sức khỏe không tốt, béo ph́, cao huyết áp, tiểu đường nên dễ bị siêu vi Corona chủng mới quật ngă. Tại Chicago và Louisiana, người da đen chiếm 32% dân số và tỷ lệ tử vong lên đến 70%. Trung b́nh, cộng đồng người Mỹ gốc châu Phi chiếm 14% dân số nhưng tỷ lệ nhập viện lên đến 33% v́ Covid-19.

    Bị tác hại gián tiếp là cộng đồng người Á châu. Như tác giả đă nói trong tựa "Người châu Á, nạn nhân của kỳ thị", dường như dù có thuộc thành phần xă hội nào, kể cả bác sĩ, y tá, người da vàng cũng có trường hợp bị kỳ thị. Một gia đ́nh bị tấn công bằng dao, có người bị phun nước bọt kèm theo lời mắng "đồ Trung Quốc dơ bẩn". Sau vụ không tặc 11/09/2001, người Ả Rập cũng gặp t́nh cảnh tương tự nhưng tổng thống George Bush đă nhanh chóng đi thăm một nhà thờ Hồi giáo để đánh tan mối hoài nghi. Donald Trump không có một cử chỉ nào tuơng tự để bênh vực người châu Á. Chỉ đến khi bị chỉ trích dùng từ "siêu vi Trung Quốc" làm tăng thêm căng thẳng, tổng thống Mỹ mới không nói như vậy nữa và lên tiếng kêu gọi bảo vệ cộng đồng Á châu.

    Về trị liệu, Libération đặt câu hỏi "Macron xuống tỉnh Marseille gặp chuyên gia siêu vi Raoult để làm ǵ ?" Le Figaro dự báo : Tổng thống Pháp sẽ cho dùng Hydroxy Chloroquine để trị bệnh viêm phổi do siêu vi corona gây ra.

    Bằng cánh nào Trung Quốc kiểm soát WHO/OMS
    Mục điều tra của Le Figaro tập trung vào hồ sơ Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO/OMS) mà Hoa Kỳ tố cáo là "đồng lơa" với Bắc Kinh, che giấu, thậm chí đưa tin thất thiệt về quy mô dịch viêm phổi chủng mới ớ Vũ Hán.

    Trong bài "Làm cách nào Bắc Kinh giật dây Tổ Chức Y Tế Thế Giới ?", nhật báo thiên hữu phân tích do Washington không chú tâm đến hệ thống đa phương, Bắc Kinh khai thác cơ hội đẩy các quân cờ vào các định chế quốc tế để áp đặt chuẩn mực. Bắc Kinh kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp một số tổ chức như Cơ Quan Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO, Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Cho đến gần đây, Trung Quốc c̣n có người trong ban lănh đạo Interpol. Một nhà ngoại giao Pháp cho rằng Trung Quốc đang t́m cách kiểm soát cả Liên Hiệp Quốc.

    Sau khi tranh giành chủ quyền ở Biển Đông và nối kết mạng 5G, Trung Quốc tiếp tục mưu toan biến các định chế quốc tế thành công cụ phát triển ảnh hưởng, kết hợp liên minh vi phạm nhân quyền với châu Phi chống lại phương Tây. Trụ sở của Liên Hiệp Châu Phi UA do Bắc Kinh xây cất cho nên đừng ai lấy làm ngạc nhiên khi chủ tịch UA bênh vực giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới.

    Ethiopia c̣n có một vị thế đặc biệt đối với Trung Quốc, theo nhà phân tích Valérie Niquet. Những nhân vật lănh đạo hiện nay đều là cựu cộng sản. Cũng nhờ Trung Quốc mà Tedros Adhanom Ghebreyesus, đảng viên Cộng Sản trước đây được bầu làm giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới vào năm 2017. Từ đó, Tổ Chức Y Tế Thế Giới luôn luôn nói rập khuôn Bắc Kinh "như con két". Tổ Chức Y Tế Thế Giới không đóng vai tṛ của ḿnh mà chỉ làm theo ư muốn của Bắc Kinh, do vậy không cho Đài Loan làm quan sát viên.

    Trong vụ dịch Covid-19, các nước Tây phương không che giấu bực tức v́ Bắc Kinh một mặt núp dưới chiêu bài ngoại giao y tế cộng đồng, sử dụng quân cờ là các nước thân Trung Quốc, vừa phát huy ảnh hưởng vừa t́m cách viết lại lịch sử đại dịch tại Vũ Hán. Đối với chuyên gia Valérie Niquet, không nên ảo tưởng Bắc Kinh sẽ thay đổi. Chúng ta đă cho Trung Quốc những quyền lực mà họ không xứng đáng nhận. Nhận rồi th́ họ cố bám. Trung Quốc không tôn trọng luật chơi. Tuy Washington đôi khi cũng ngang ngược như Bắc Kinh, nhưng không thế đánh đồng Mỹ với Trung Quốc. Siêu vi corona gây hại cả thế giới xuất phát từ Trung Quốc. Do vậy, phải chỉ đích danh thủ phạm kể cả việc thành lập một toà án quốc tế.

    Tokyo cũng ngán ngẩm Bắc Kinh
    Trang kinh tế Les Echos nhắc đến hai sự kiện : Pháp sẽ sử dụng ngân sách 100 tỷ euro để cứu nguy nền kinh tế suy thoái trong cơn đại dịch. Trong số này, 20 tỷ euro là để hỗ trợ cho các công ty chiến lược. Nhật Bản chơi bạo hơn, thông báo ngân sách 1.000 tỷ đôla để vực dậy kinh tế và tài trợ cho các công ty Nhật quyết định bỏ Trung Quốc. Từ tháng 01/2020, nhiều tập đoàn Nhật Bản bị lao đao v́ các khu công nghiệp ở Hoa lục đóng cửa. Họ cho biết sẽ t́m một nơi khác làm ăn.

    Phục Sinh trong ṿng vây siêu vi corona
    Phục Sinh lại đến trong t́nh trạng thế giới đảo điên, con người đang ở đâu phải ở nguyên tại đó, hạn chế đi lại, hạn chế tụ họp. Không hẹn mà nên, La Croix và Le Figaro cùng nói đến Giáo hội gia đ́nh v́ Phục Sinh năm nay thật là đặc biệt ai ở nhà nấy, không đi lễ nhà thờ mà cầu nguyện tại gia. Nhật báo công giáo nhắc lại lời Jesus : Hễ có 2 hay 3 người họp lại cầu nguyện nhân danh ta th́ ta sẽ ở đó với họ. Le Figaro không quên những người lớn tuổi sống trong các nhà dưỡng lăo. Tại Pháp, hơn 4.000 người đă chết trong đợt dịch virus corona. Già yếu, cộng với cô đơn do tác động của dịch bệnh, nhiều bô lăo đă xuôi tay đầu hàng số phận.

    Cũng mang số phận hẩm hiu trong cơn đại dịch là các tù nhân. Với tựa "Lănh hai bản án", Libération đưa độc giả đến các nhà tù ở Brazil, Côte d' Ivoire và Indonesia t́m hiểu t́nh cảnh của tù nhân đă bị mất tự do mà c̣n bị cách ly.

    Vũ khí hóa học : Damas khó chối
    Libération cũng không quên hồ sơ vũ khí hóa học ở Syria với tựa : Chính quyền Damas đối mặt với cáo trạng. Lần này th́ chế độ Bachar al Assad và đồng minh Nga khó chối. Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học công bố hôm thứ Tư 08/04/2020 kết quả hai năm điều tra chứng minh Damas là thủ phạm dùng hai loại khí độc là Chlore và Sarin trong các vụ oanh kích ở Latané năm 2017.

    Vào thời điểm đó, Matxcơva đă làm mọi cách cản trở báo cáo của một nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc bằng những lư giải linh tinh và cuối cùng là phủ quyết. Thế nhưng, Tây phương và nhất là Pháp quyết tâm phản công. Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học nhập cuộc dẫn đến kết quả như đă nói ở trên.

    Về tác động địa chính trị, Les Echos cho rằng trong ngắn hạn, đại dịch Covid-19 sẽ làm những nước thuộc diện đang phát triển dở sống dở chết. Các nước Tây phương từ tâm trạng xem thường dịch bệnh lúc đầu nay theo chính sách mạnh ai nấy lo. Tuy nhiên, Les Echos hy vọng siêu vi Corona sẽ bị khắc phục, cũng bằng những phân tử li ti. Khi đó, trật tự thế giới cũ sẽ tái hồi.

  9. #19
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    KÝ TÊN KIẾN NGHỊ BẢI NHIỆM WHO DIRECTOR
    809000 NGƯỜI ĐÃ KÝ




    Link kiến nghị: http://chng.it/8fNGXGFhqZ

  10. #20
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Mỹ phát hiện: T.G.Đốc Tổ chức y tế thế giới là cựu đảng viên ĐCS


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •