Page 6 of 10 FirstFirst ... 2345678910 LastLast
Results 51 to 60 of 92

Thread: TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

  1. #51
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    WHO: Chưa đến lúc nới lỏng các biện pháp chống corona
    22/04/2020


    VOANews
    Bác sĩ Takeshi Kasai, giám đốc vùng Tây Thái B́nh Dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)


    Ngày 21/4, một quan chức Tổ chức Y tế Thế giới nói nếu các nước quá nhanh chóng trong việc nới lỏng các biện pháp đóng cửa, th́ họ sẽ gặp nguy cơ virus corona trở lại.

    “Đây không phải là lúc để nới lỏng các biện pháp. Thay vào đó chúng ta cần sẵn sàng cho một cách sống mới trong một tương lai có thể thấy trước được,” Bác sĩ Takeshi Kasai, giám đốc khu vực Tây Thái B́nh Dương của WHO, nói trong một cuộc họp báo trên mạng.

    Thông điệp dè dặt này được đưa ra vào lúc cách chính phủ trên thế giới đang xem xét thời điểm nới lỏng các biện pháp được áp dụng để chặn đứng virus lây lan làm gián đọan đời sống toàn cầu trong 4 tháng nay.

    Thủ tướng Ư Giuseppe Conte viết trên Facebook là chính phủ ông sẽ loan báo kế hoạch vào cuối tuần này sau khi làm việc với các chuyên gia để soạn thảo việc “tái mở cửa từng phần và bền vững.” Ông nói một “tiên đoán hợp lư” là kế hoạch sẽ bắt đầu vào ngày 4/5.

    Ông Conte viết là trong khi ông mong muốn mọi việc có thể được mở cửa trở lại ngay tức th́, một hành động như thế “sẽ là vô trách nhiệm” và “làm hỏng những nỗ lực từ trước tới nay của chúng ta.”

    Quốc hội Anh đang có khuynh hướng áp dụng biện pháp từng giai đoạn cho chuyện trở lại làm việc sau kỳ nghỉ lễ quá dài.

    Các thành viên Quốc hội dự trù gặp lại ngày 21/4 trong khi theo đúng những hướng dẫn cách ly xă hội, để bỏ phiếu cho phép các phiên họp Quốc hội vẫn tiến hành dù chỉ có 50 người có mặt trong số 650 dân biểu của Hạ viện, trong khi những người khác tham dự qua video trực tuyến.

    Lo ngại về COVID-19 lây lan mạnh, ngày 21/4 chính phủ Indonesia cho biết cấm người dân về quê theo truyền thống cuối tháng chay Ramadan của người Hồi Giáo bắt đầu vào tuần này.

    Các chuyên gia y tế cảnh báo là các ca lây nhiễm virus có thể tăng mạnh nếu hàng triệu người trở về làng xóm của họ. Indonesia có hơn 6.700 ca được xác nhận, với khoảng 600 người chết.

    Virus bùng phát làm các giới chức Đức hủy bỏ lễ hội bia Oktoberfest năm nay, nói rằng việc này quá nguy hiểm khi tổ chức một sự kiện thu hút 2 triệu du khách nước ngoài mỗi năm.

    Tại Hàn Quốc, đời sống trở lại b́nh thường nhiều hơn với việc bắt đầu các cuộc tranh tài của liên đoàn bóng chày nhà nghề.

    Hai đội DoosanBears và LG Twins giao đấu trước mùa giải tại Seoul mà không có cổ động viên xem.

    Trận đấu nằm trong khuôn khổ chuẩn bị khai mạc mùa bóng hàng năm của Tổ chức Bóng chày vào ngày 5/5. Các trận này cũng sẽ diễn ra với những khán đài trống rỗng.

    Những biện pháp an toàn được thêm vào trong đó có việc đo thân nhiệt các cầu thủ hai lần trước mỗi trận đấu và yêu cầu các cầu thủ không bắt tay, không đánh bàn tay với nhau hay nhổ nước bọt.

  2. #52
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    WHO không làm tốt trong đại dịch toàn cầu v́ bị ĐCS Trung Quốc thao túng
    B́nh luậnNguyên Hương • 11:34, 21/04/20• 6309 lượt xem


    Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus tại trụ sở của WHO ở Geneva vào ngày 06/4/2020. (AFP qua Getty Images)

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang phải đối mặt với sự chỉ trích gay gắt về cách ứng phó với đại dịch viêm phổi Vũ Hán toàn cầu, và phần lớn vấn đề này là do WHO ngày càng chịu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

    Các ư kiến chỉ trích bao gồm:

    WHO quá chậm trễ trong việc đưa ra khuyến cáo hạn chế đi lại và một số biện pháp pḥng ngừa khác mặc dù t́nh h́nh đă ở mức báo động.
    WHO tiếp nhận và xử lư thông tin từ Trung Quốc một cách hời hợt và mù quáng.
    Trong khi các chuyên gia Trung Quốc “rung chuông” cảnh báo về việc ĐCSTQ che đậy sự bùng phát của virus, WHO vẫn tiếp tục ca ngợi phản ứng của Trung Quốc và không hề cảnh báo thế giới rằng dữ liệu ĐCSTQ cung cấp là đáng nghi ngờ.

    WHO, một cơ quan của Liên Hợp Quốc, từ lâu đă chịu ảnh hưởng bởi các ưu đăi chính trị của Bắc Kinh. Người đứng đầu WHO là tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, là cựu thành viên của một nhóm hoạt động chính trị theo tư tưởng cộng sản Mao Trạch Đông ở Ethiopia.

    Trước đây, The Epoch Times đă từng báo cáo rằng trong nhiều năm qua, Trung Quốc đă và đang tăng cường quyền lực đối với các tổ chức của Liên Hợp Quốc. Giờ đây, Bắc Kinh đă tiến xa hơn, làm suy yếu chức năng cơ bản của WHO là cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về t́nh h́nh sức khỏe của cộng đồng thế giới.

    Mốc thời gian
    The Epoch Times tuyên bố trong một bài xă luận ngày 18/3 rằng virus này cần được gọi là virus ĐCSTQ, bởi v́ tên gọi này sẽ “buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm v́ đă coi thường mạng sống nhân loại và từ đó gây ra đại dịch toàn cầu”.


    Một cảnh trên không cho thấy pḥng thí nghiệm P4 tại Viện Virus học Vũ Hán ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc vào ngày 17/4/2020. (Ảnh của HECTOR RETAMAL / AFP qua Getty Images)
    Virus Corona Vũ Hán đă khởi phát ở thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung của Trung Quốc vào tháng 11/2019, sau đó lan rộng trong và ngoài Trung Quốc, tạo thành đại dịch toàn cầu.

    Tính đến ngày 20/4/2020, toàn thế giới xác nhận có hơn 2,4 triệu ca nhiễm virus và hơn 165 ngàn ca tử vong v́ virus này.

    WHO cho biết, ngày 31/12/2019, họ nhận được thông báo về sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán từ các nhà chức trách Trung Quốc. Mặc dù đây có thể là một cơ hội vàng để giảm thiểu đáng kể sự lây lan của virus trên toàn cầu, WHO đă không hề thông báo lại cho thế giới vào ngày hôm đó.

    Vào thời điểm đó, chỉ có một quốc gia “biết lưu tâm và cẩn trọng” để hành động ứng phó theo đúng nghĩa - đó chính là quốc đảo Đài Loan.

    Đến ngày 31/12/2019, quốc đảo ngoài khơi Trung Quốc này đă bắt đầu theo dơi khách du lịch nhập cảnh từ Vũ Hán. Trước đó, chính quyền Đài Loan cũng thông báo với WHO rằng, các bác sĩ Đài Loan nhận được thông tin từ các đồng nghiệp ở Đại lục rằng có một số nhân viên y tế ở Vũ Hán bị nhiễm virus corona mới bí ẩn này.

    Đây là thông tin hết sức quan trọng v́ nó chỉ ra rằng loại virus này có khả năng lây truyền từ người sang người. Tuy nhiên, các quan chức Đài Loan cho biết, WHO đă phớt lờ, không lưu tâm.


    Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan Chen Shih-chung trong một cuộc họp báo tại trụ sở của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tại Đài Bắc vào ngày 11/3/2020. (Sam Yeh / AFP qua Getty Images)
    Cũng không bất ngờ khi WHO bỏ mặc lời cảnh báo của Đài Loan. ĐCSTQ xem Đài Loan là một tỉnh cần hợp nhất của Trung Quốc và gây áp lực lên Liên Hợp Quốc để không công nhận chủ quyền của quốc đảo này.

    Đài Loan đă bị WHO từ chối quyền trở thành thành viên. WHO c̣n cấm nhân viên sử dụng tài liệu hoặc thậm chí là thông tin từ các nguồn chính thức của Đài Loan mà không có sự cho phép đặc biệt trước đó, theo Bản ghi nhớ năm 2010 của WHO bị ṛ rỉ.

    Bản ghi nhớ nêu: Sự cho phép như vậy sẽ liên quan đến “sự phối hợp của Phái đoàn [LHQ] Thường trực của Trung Quốc tại Geneva”.

    Khi Đài Loan bắt đầu hành động ứng phó với virus Corona Vũ Hán th́ t́nh h́nh ở Vũ Hán lúc đó đang leo thang.

    Ngày 2/1/2020, The Epoch Times đă báo cáo về những nỗ lực của ĐCSTQ trong việc ngăn chặn thông tin về sự bùng phát của dịch bệnh và về mức độ lo lắng cao độ của dân chúng trên khắp thành phố Vũ Hán.

    Ủy ban Y tế Vũ Hán ra chỉ thị cấm các cơ sở y tế trong thành phố “không được công khai thông tin y tế khi không được phép”. Các đàm luận trực tuyến về dịch bệnh nhanh chóng bị kiểm duyệt. Ngày 1/1/2020, cảnh sát Vũ Hán cho biết họ đă bắt giữ 8 người dân địa phương v́ đă lan truyền “tin đồn” về sự bùng phát của dịch bệnh.

    Trên thực tế, trong số những người “thổi c̣i” cảnh báo về dịch bệnh và bị chính quyền đàn áp này có hai bác sĩ đă cố gắng thông tin cho các đồng nghiệp về loại virus mới này.

    Người dân địa phương đă hoảng loạn và mua sạch khẩu trang phẫu thuật và thuốc pḥng ngừa Trung y từ các nhà thuốc ở Vũ Hán. Ông Tang Jingyuan, một chuyên gia về Trung Quốc và là bác sĩ đă cảnh báo rằng sự che đậy của chính phủ có thể khiến sự lây lan của virus trở nên trầm trọng hơn.

    Trong thời gian này, WHO vẫn “im hơi lặng tiếng”.

    Ngày 3/1/2020, WHO nhận được thông báo từ chính quyền Trung Quốc về 44 ca nhiễm, trong đó có 11 ca bệnh nặng. Đó có lẽ chỉ là “phần nổi của tảng băng ch́m”.

    Ngày 5/1/2020, The Epoch Times đưa tin, trích dẫn từ nhiều nguồn chuyên gia, rằng ĐCSTQ có thể đă và đang che đậy thông tin về virus, gây bất lợi cho việc kiểm soát ổ dịch.


    Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus (ở giữa) phát biểu trong cuộc họp báo về t́nh h́nh virus Corona Vũ Hán ngày 30/1/2020 tại Geneva (Ảnh: FABRICE COFFRINI/AFP via Getty Images)
    Đó là ngày đầu tiên WHO đưa ra lời b́nh luận về sự bùng phát của dịch bệnh virus Corona Vũ Hán, tuyên bố rằng WHO đă biết về sự bùng phát của “bệnh viêm phổi không rơ nguyên nhân” ở Vũ Hán 5 ngày trước đây; và “khuyến cáo mọi người nên thận trọng”. Tuy nhiên, WHO không hề đưa ra khuyến nghị cụ thể nào đối với khách du lịch.

    Thay vào đó, WHO đă khuyến cáo điều ngược lại khi nói rằng:

    “Trên cơ sở các thông tin hiện có về dịch bệnh, WHO khuyến cáo không áp dụng bất ḱ hạn chế đi lại hoặc hạn chế thương mại nào đối với Trung Quốc”.

    Sau đó 5 ngày, WHO lại lên tiếng về dịch bệnh.

    “Từ các thông tin hiện có, sự điều tra sơ bộ cho thấy rằng không có sự lây truyền đáng kể từ người sang người, không xảy ra sự lây nhiễm giữa các nhân viên y tế”, tuyên bố của WHO trái ngược với thông tin được Đài Loan cung cấp.

    WHO nói: “WHO không khuyến nghị bất kỳ biện pháp y tế cụ thể nào đối với khách du lịch”. WHO chỉ đưa ra một số thông tin chung về cách đối phó với việc nhiễm virus.

    Ngày 12/1/2020, WHO điều chỉnh lại ngôn ngữ và cho biết “không có bằng chứng rơ ràng về việc lây truyền từ người sang người”.

    Sau đó 2 ngày, WHO công bố: “Các cuộc điều tra sơ bộ do chính quyền Trung Quốc thực hiện đă không t́m thấy bằng chứng rơ ràng về sự lây truyền từ người sang người”. WHO đă không thể hiện một chút nghi ngờ đối với các tuyên bố chính thức của ĐCSTQ.

    Vào thời điểm này, Đài Loan cử một nhóm chuyên gia đến Vũ Hán để t́m hiểu t́nh h́nh thực tế.

    “Họ [ĐCSTQ] đă không cho chúng tôi thấy những ǵ họ không muốn, nhưng các chuyên gia của chúng tôi cảm thấy t́nh h́nh không mấy lạc quan”, phát ngôn viên của chính phủ Đài Loan Kolas Yotaka cho NBC News biết.

    Ngay sau khi đoàn chuyên gia trở về, Đài Loan bắt đầu yêu cầu các bệnh viện tiến hành xét nghiệm và báo cáo kết quả.

    Trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây với phóng viên Jan Jekielek của The Epoch Times, Tiến sĩ William Stanton, phó chủ tịch Đại học Quốc gia Yang-Ming Đài Loan và là cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc nói: “Trong trường hợp cụ thể này, họ [Đài Loan] không lắng nghe WHO mà tự t́m biện pháp để lo cho người dân của họ. Tôi thấy điều này thực sự có ư nghĩa”.

    Điều mà WHO làm chỉ là cử đoàn chuyên gia đến Vũ Hán để “nghiên cứu thực địa” vào ngày 20/1/2020.

    Ngày 17/1/2020, Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đă tiến hành sàng lọc khách du lịch nhập cảnh từ Vũ Hán tại 3 sân bay lớn của Hoa Kỳ là JFK, Los Angeles International và San Francisco International, những nơi có lưu lượng khách du lịch cao nhất đến từ ​​tâm dịch. Những tuần tiếp theo, nhiều sân bay khác của Hoa Kỳ cũng bắt đầu làm như vậy.

    Ngày 20/1/2020, Trung Quốc xác nhận virus có thể lây truyền từ người sang người.

    Ngày 23/1/2020, ĐCSTQ đóng cửa Vũ Hán. Cũng vào ngày này, WHO tuyên bố “t́nh trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu” mặc dù WHO nói rằng trong nội bộ chưa hoàn toàn thống nhất với tuyên bố này.


    Sau lệnh phong tỏa, thành phố Vũ Hán - tâm chấn của đại dịch Corona trở thành một thành phố ma đúng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Thành phố vắng lặng không một bóng người bởi lệnh phong tỏa cũng như nỗi ám ảnh về số người chết ngày càng gia tăng. (Ảnh: Getty Images)
    Đến lúc này, số ca nhiễm đă bắt đầu bùng phát khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ.

    Ba ngày sau (26/1/2020), Đài Loan ban hành lệnh cấm các chuyến bay từ Vũ Hán và đưa chuyên cơ tới Vũ Hán để đón người Đài Loan về nước.

    Ngày 28/1/2020, Tổng giám đốc WHO Tedros công du đến Trung Quốc và kêu gọi các quốc gia trên thế giới “giữ b́nh tĩnh, không phản ứng thái quá.” Ông ta c̣n bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng kiểm soát dịch bệnh của ĐCSTQ, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin.

    Ngày 3/2/2020, ba ngày sau khi Tổng thống Trump ban hành lệnh cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ đối với người nước ngoài mà gần đây du lịch đến Trung Quốc, ông Tedros đă lên tiếng phản đối các lệnh cấm du lịch, với lư do biện pháp này “có thể can thiệp vào việc đi lại và buôn bán một cách không cần thiết”.

    Trong một tweet ngày 20/3/2020, Tedros lặp đi lặp lại tuyên truyền của ĐCSTQ, rằng “lần đầu tiên Trung Quốc báo cáo không có trường hợp nhiễm COVID-19 nào trong nước của ngày hôm trước”. Trong khi đó, tất cả các tin tức từ các chuyên gia Trung Quốc đều khẳng định rằng số liệu ĐCSTQ báo cáo là giả mạo, Tedros lại gọi đó là “một thành tích đáng kinh ngạc, điều đó khiến chúng tôi yên tâm rằng #coronavirus có thể bị đánh bại”.

    Theo các mô h́nh thống kê, tài khoản nhân chứng và tài liệu cung cấp cho The Epoch Times, chính quyền Trung Quốc đă che giấu quy mô thực sự của dịch bệnh ở Vũ Hán và các khu vực khác của Trung Quốc.

    Vậy mà, Tedros lại liên tục ca ngợi Trung Quốc về “sự minh bạch” trong quá tŕnh ứng phó dịch bệnh - điều mà các chuyên gia và quan chức chính phủ trên thế giới đă nhấn mạnh là Trung Quốc hoàn toàn thiếu mất.

    Quỹ tưởng niệm nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản, một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào những năm 1990 bởi chính phủ Hoa Kỳ, đă xuất bản vào ngày 10/4/2020 một ḍng thời gian chi tiết về sự che giấu của ĐCSTQ về sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán, và sự thiếu trách nhiệm của WHO. Tổ chức này cũng tuyên bố sẽ bổ sung các trường hợp tử vong do virus ĐCSTQ trên toàn cầu vào số người chết bởi ĐCSTQ trong lịch sử.

    Marion Smith, giám đốc của tổ chức này nói trong một tuyên bố báo chí rằng “WHO đă bỏ mặc trách nhiệm của ḿnh đối với toàn bộ thế giới để làm tay sai cho ĐCSTQ”.

    Cá nhân người lănh đạo WHO chịu ảnh hưởng của ĐCSTQ

    Kể từ đầu tháng 12/2019, WHO và lănh đạo tổ chức này đă có thái độ quá nhu nhược đối với Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)
    Trong khi một phần ảnh hưởng của ĐCSTQ đối với WHO đến từ Liên Hợp Quốc, phần kia đến từ chính Tedros.

    Tedros là cựu thành viên Bộ Chính trị của Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray, một nhóm theo tư tưởng Mao Trạch Đông, đă tiến hành một cuộc chiến tranh du kích trong những năm 1980 chống lại chế độ Mengistu do Liên Xô hậu thuẫn ở Ethiopia.

    “Nước gần nhất có thể đề xuất [hệ tư tưởng Tigray] có lẽ là Bắc Triều Tiên ngày nay”, theo Trevor Loudon, một chuyên gia về các phong trào cộng sản và các nhóm mặt trận.

    Đầu những năm 1990, khi Liên Xô sụp đổ, chế độ Mengistu mất đi nguồn tài trợ, liên minh của Tigray và các nhóm khác đă lật đổ chế độ này và cai trị đất nước Ethiopia cho đến năm 2019.

    Ông Loudon nói, trong khi trên bề mặt, chính phủ chấp nhận cải cách thị trường và bầu cử dân chủ, về mặt hệ tư tưởng vẫn là xă hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong chính sách đối ngoại.

    “Họ vẫn giữ mối liên hệ với cộng sản nước ngoài”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn điện thoại với The Epoch Times.

    Tedros, một cựu Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Ngoại giao của Ethiopia, đương nhiên là duy tŕ mối quan hệ chặt chẽ với ĐCSTQ, bám vào các dự án như Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường mà ĐCSTQ sử dụng để mở rộng ảnh hưởng địa chiến lược của ḿnh.

    Năm 2017, với sự vận động hành lang mạnh mẽ của ĐCSTQ, Tedros đă đắc cử vị trí cao nhất của WHO, vượt qua những cáo buộc rằng ông ta đă che đậy ba đợt dịch tả trong nhiệm kỳ làm Bộ trưởng y tế tại Ethiopia.

    “Các nhà ngoại giao Trung Quốc đă vận động mạnh mẽ cho ứng cử viên người Ethiopia, sử dụng ngân sách tài chính và ngân sách viện trợ mờ ám của Bắc Kinh để xây dựng hành lang hỗ trợ cho ứng viên này trong các nước đang phát triển”, nhà chuyên mục Rebecca Myers đă viết vào thời điểm đó.

    Tedros đă phủ nhận sự che đậy bệnh dịch tả, nói rằng đó chỉ là “bệnh tiêu chảy cấp tính”.

    Ông ta đă thể hiện sự lăo luyện để vượt qua các cáo buộc và lấy ḷng phương Tây.

    Khi một cố vấn của đối thủ tranh cử người Anh đề cập đến vấn đề che giấu dịch tả, Tedros ta đă nói ông ta có “tư duy thuộc địa cố hữu”.

    Khi Đài Loan lên án Tedros v́ đă bỏ qua thông tin của họ về virus Corona Vũ Hán, Tedros đă cáo buộc Đài Loan “kỳ thị chủng tộc”.


    Tổng giám đốc WHO Tedros bất ngờ nhắc đến Đài Loan nhiều lần trong cuộc họp báo vào ngày 8/4. H́nh ảnh Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (đứng thứ 2 bên trái ), và Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Trần Th́ Trung (đứng thứ 2 bên phải), và các đồng nghiệp. (Chen Baizhou / Epoch Times)
    Lời cáo buộc đó của Tedros không có tác dụng làm chệch hướng sự chỉ trích khi một bản kiến ​​nghị kêu gọi ông ta từ chức đă thu được gần một triệu chữ kư.

    Đồng thời, chính quyền Tổng thống Trump đang xem xét cắt nguồn tài trợ cho WHO. Hoa Kỳ cho đến nay là nhà tài trợ lớn nhất của WHO, với khoản tài trợ thường xuyên hàng năm lên đến hơn 110 triệu USD và hàng trăm triệu USD đóng góp tự nguyện.

    Theo quan điểm của ông Stanton, WHO, theo kiểu vận hành hiện tại, không nên được tiếp tục trợ cấp.

    Ông nói: “Tôi nghĩ rằng chúng ta phải có biện pháp xử lư cứng rắn hơn đối với WHO về vấn đề virus Corona Vũ Hán. Bởi v́, tôi thấy rằng WHO rơ ràng đă trở thành một cơ quan ngôn luận của chính phủ Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa”.

    Nguyên Hương

    Theo The Epoch Times

  3. #53
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Gần 25.000 email của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ từ thiện của Bill Gates bị hack
    B́nh luậnMinh Dũng • 10:51, 23/04/20• 43 lượt xem

    Trụ sở của WHO tại Thụy Sỹ AFP PHOTO / FABRICE COFFRINI (Photo credit should read FABRICE COFFRINI/AFP via Getty Images)

    Gần 25.000 địa chỉ email và mật khẩu được cho là của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Viện Y tế Quốc gia (NIH), Quỹ Gates Foundation và một số tổ chức khác liên quan đến pḥng chống dịch viêm phổi Vũ Hán đă bị công khai, theo thông tin từ SITE Intelligence Group, một nhóm chuyên theo dơi khủng bố trên mạng, theo thông tin từ Washington Post.

    Mặc dù SITE không thể xác minh liệu các địa chỉ email và mật khẩu có xác thực hay không, nhưng nhóm này cho biết thông tin đă được công bố vào 19 và 20/4. Một chuyên gia an ninh mạng của Úc, Robert Potter, cho biết ông có thể xác minh rằng các địa chỉ email và mật khẩu của WHO là có thật.

    Một số lượng ít hơn những email này thuộc về quỹ từ thiện của tỷ phú Bill Gates, Gates Foundation. Bill Gates tuần trước đă công bố 150 triệu đô la tài trợ cho WHO sau khi Tổng thống Trump tạm thời đóng băng khoản đóng góp cho tổ chức này.

    Mục tiêu khác cũng bị nhắm đến là Viện Virus học Vũ Hán, một trung tâm nghiên cứu của chính quyền Trung Quốc tại thành phố nơi đại dịch khởi phát và đă bị cáo buộc có vai tṛ trong việc kích hoạt ổ dịch.

    NIH đă đưa ra một tuyên bố vào hôm 22/4 rằng, “Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo an toàn và an ninh mạng tối ưu cho NIH và có hành động thích hợp để giải quyết các mối đe dọa hoặc mối quan tâm”.

    WHO đă xác nhận vụ việc trong một tuyên bố hôm 22/4 và trích dẫn số lượng thông tin bị ṛ rỉ cao hơn số báo cáo của SITE là 6.835. Nhưng WHO cho biết chỉ có 457 trong số trên là đang sử dụng và không ai trong số đó bị xâm nhập. “Để pḥng ngừa, mật khẩu hiện đă được đặt lại cho 457 người dùng có địa chỉ email bị lộ”, tuyên bố của WHO cho biết.

    Ngày càng có nhiều câu hỏi và tranh căi xung quanh vai trong của WHO trong việc ứng phó với đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Tổ chức này bị chính giới Hoa Kỳ cáo buộc bao che cho chính quyền Trung Quốc khiến đại dịch trở nên nghiêm trọng hơn trên toàn thế giới.

    Tổng thống Trump đă đóng băng khoản tài trợ cho tổ chức này và cáo buộc WHO lấy Trung Quốc làm trung tâm, trong khi Hoa Kỳ là nước tài trợ lớn nhất. Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nước này tài trợ hơn 400 triệu đô la cho WHO vào năm 2019, trong khi Trung Quốc chỉ đóng góp hơn 40 triệu đô la.

    Minh Dũng

  4. #54
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Covid-19 : Bị Mỹ đả kích, WHO bào chữa


    Tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), Tedros Adhanom Ghebreyesus trong một cuộc họp báo về dịch Covid -19 tại Genève, Thụy Sĩ, ngày 28/02/2020. REUTERS - Denis Balibouse
    Minh Anh
    Lănh đạo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Tedros Ghebreyesus, ngày 22/04/2020, trả lời giới báo chí đă phản bác những cáo buộc của tổng thống Mỹ cho rằng WHO đă báo động chậm trễ về dịch Covid-19.



    Từ Geneve, thông tín viên Jeremi Lanche tường thuật :

    Tedros Ghebreyesus tái khẳng định với một nhà báo : KHÔNG, Tổ Chức Y Tế Thế Giới đă không chậm trễ đưa ra báo động đỏ. Khi ấy, chỉ có 82 ca nhiễm ngoài lănh thổ Trung Quốc và chưa có một ca tử vong nào. Tedros Ghebreyesus cho rằng thế giới lúc đó có đủ thời gian để chuẩn bị. Khi được hỏi về việc Hoa Kỳ cắt tài trợ, lănh đạo các chiến dịch khẩn cấp của WHO Mike Ryan thoáng tỏ vẻ khó chịu.

    Ông nói : Đành phải chịu thôi… Chúng tôi đang phải đối mặt với một công việc rất khó khăn. Cũng như bao nước khác trên thế giới. Tôi mong là các nhóm làm việc của tôi tập trung vào công việc chống dịch, chứ đừng để ư vào nguồn tiền lương cuối tháng. Một thành viên của WHO vừa qua đời và một người khác trong t́nh trạng nguy kịch khi họ vận chuyển các mẫu Covid-19 tại Miến Điện. Tôi không tin rằng gia đ́nh của họ lại chỉ quan tâm đến các vấn đề tài chính của chúng tôi.

    Tổng giám đốc Tedros Ghebreyesus hy vọng là Washington sẽ xem xét lại việc đóng góp tài chính cho WHO. Hậu quả của việc Hoa Kỳ thoái lui sẽ chưa cho thấy tác động tức th́, nhưng quyết định này của Mỹ có nguy cơ ảnh hưởng đến nhiều chương tŕnh của WHO trong tương lai. Tổ Chức Y Tế Thế Giới đă cân đối hơn 80% ngân sách của ḿnh đến tận năm 2021.

    Trung Quốc tài trợ thêm 30 triệu đô la cho WHO


    Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 23/04/2020 thông báo sẽ chi thêm 30 triệu đô la cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới nhằm tăng cường công tác « pḥng chống và kiểm soát dịch Covid-19 tại các nước đang phát triển ». Thông báo này được đưa ra vài ngày sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định ngưng tài trợ cho WHO. Chủ nhân Nhà Trắng cáo buộc tổ chức này quá gần gũi với Bắc Kinh.

  5. #55
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Liên Hiệp Quốc cảnh báo về việc lấy dịch Covid-19 làm cớ để đàn áp
    23/04/2020


    Tổng Thư kư Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres.


    Hôm 23/4, Tổng Thư kư Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho biết một số quốc gia có thể lấy lư do dịch bệnh Covid-19 để áp dụng các biện pháp đàn áp mà những lư do này chẳng có liên quan ǵ đến đại dịch, theo Reuters.

    Ông Guterres đă công bố một báo cáo của LHQ nêu bật việc cần phải lấy nhân quyền làm chỉ dẫn cho hoạt động ứng phó và khôi phục liên quan đến cuộc khủng hoảng y tế, xă hội và kinh tế trên thế giới. Ông nói thêm rằng mặc dù chính Covid-19 không phân biệt đối xử, nhưng ảnh hưởng của nó th́ có.

    “Chúng tôi thấy những tác động không cân xứng đối với một số cộng đồng nhất định, sự gia tăng của ngôn từ thù ghét, việc nhắm mục tiêu vào các nhóm dễ bị tổn thương, và rủi ro của các phản ứng an ninh mạnh tay đang làm suy yếu các biện pháp ứng phó về kinh tế”, ông Guterres nói.

    Báo cáo của LHQ cho biết di dân, người tị nạn và người bị mất nhà cửa ở trong nước là những người đặc biệt dễ bị tổn thương. Báo cáo c̣n cho biết hơn 131 quốc gia đă đóng cửa biên giới, chỉ c̣n có 30 quốc gia mở cửa cho người xin tị nạn.

    “Trong bối cảnh của chủ nghĩa dân tộc-sắc tộc, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa độc tài dâng cao, và nhân quyền bị đẩy lùi ở một số quốc gia, cuộc khủng hoảng có thể tạo ra một cái cớ để áp dụng các biện pháp đàn áp cho các mục đích không liên quan đến đại dịch”, ông phát biểu. “Đây là điều không thể chấp nhận được”, ông nói thêm.

    Người đứng đầu LHQ kêu gọi các chính phủ hăy minh bạch, nhanh nhạy, có trách nhiệm và ông nhấn mạnh rằng các quyền công dân và tự do báo chí là “trọng yếu”. Ông nói: “Phản ứng tốt nhất là phản ứng tương xứng với các mối đe dọa ngay lập tức trong khi vẫn bảo vệ quyền con người và pháp quyền”.

  6. #56
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    HRW kêu gọi Mỹ giúp Facebook trước ‘sức ép’ của chính quyền Việt Nam
    23/04/2020
    VOA Tiếng Việt


    Facebooker và nhà hoạt động nhân quyền Lă Việt Dũng với bức thư ngỏ gửi tới người sáng lập mạng xă hội Mỹ, Mark Zuckerberg, hồi tháng 4/2018. HRW chỉ trích việc Facebook "đầu hàng" trước sức ép của chính quyền Việt Nam.


    Tổ chức Theo dơi Nhân quyền hôm 23/4 phát biểu rằng Facebook đă đầu hàng trước sức ép của chính quyền Việt Nam và đồng ư chặn bài của những người bất đồng chính kiến, đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ dùng đ̣n bẩy ngoại giao để hỗ trợ công ty mạng lớn nhất của Mỹ trước sức ép này.

    Trước đó một ngày, một bài báo chi tiết của Reuters có dẫn các nguồn tin trong nội bộ công ty Facebook, tiết lộ rằng trong mấy tháng gần đây chính quyền Việt Nam đă chặn đường truy cập tới máy chủ của công ty này khiến tốc độ truy cập dịch vụ bị chậm lại, là một cách gây sức ép buộc công ty mạng xă hội, hiện đang được 65 triệu người Việt Nam sử dụng, phải gỡ bỏ hoặc hạn chế các nội dung phê phán chính quyền.

    Tổ chức Theo dơi Nhân quyền (HRW) có trụ sở ở New York, Mỹ, đă kêu gọi Facebook rút lại quyết định nói trên v́ cho rằng nó làm gia tăng nguy cơ có thêm nhiều rào cản về nội dung trong tương lai.

    “Facebook đă tạo ra một tiền lệ tồi tệ qua việc thỏa hiệp khi bị chính quyền Việt Nam tống tiền”, giám đốc vận động châu Á của Tổ chức Theo dơi Nhân quyền, John Sifton, nói. “Giờ đây các quốc gia khác cũng biết cách đạt được điều họ muốn từ Facebook, để buộc công ty này đồng lơa trong việc vi phạm quyền tự do ngôn luận. Tất nhiên, trước hết chính quyền Việt Nam đáng lẽ không được ngăn chặn đường truy cập của Facebook, nhưng Facebook lẽ ra không nên chấp nhận các yêu cầu của họ”, HRW nói.

    Một người dùng mạng Facebook ở Hà Nội đang xem trang tin Thông tin Chính phủ trong bức ảnh chụp hôm 30/12/2015. Facebook đă phải tăng cường kiểm duyệt tin "chống phá nhà nước" sau khi bị Việt Nam yêu cầu, theo Reuters.

    Theo HRW, chính quyền Việt Nam thường xuyên yêu cầu các công ty truyền thông xă hội gỡ bỏ các bài đăng hay cả tài khoản v́ vi phạm các điều luật mơ hồ và lỏng lẻo trong bộ luật h́nh sự của quốc gia này, có nội dung h́nh sự hóa các phát ngôn phê phán chính quyền hay lănh đạo, các nỗ lực tổ chức biểu t́nh và các h́nh thức bất đồng chính kiến khác.

    Luật An ninh mạng của Việt Nam, có hiệu lực từ tháng 1/2019, buộc các nhà cung cấp dịch vụ và các công ty internet phải gỡ bỏ các nội dung không vừa ư chính quyền trong ṿng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.

    Trong quá khứ, được biết Facebook đă phản đối các yêu cầu chặn đường truy cập tới các bài đăng của người sử dụng, dù đă có một số lần đă gỡ bỏ các bài đăng.

    Thời gian các máy chủ của Facebook bị ngắt kết nối và bóp băng thông lại trùng vào đúng lúc những người sử dụng Facebook và internet gia tăng sử dụng các dịch vụ trên mạng để liên lạc với nhau và thu thập hay trao đổi các thông tin trong đợt khủng hoảng dịch COVID-19.

    Chính phủ Việt Nam chưa đưa ra phản ứng ǵ về bài tường thuật của Reuters.

    Theo tổ chức nhân quyền quốc tế, Việt Nam có một lịch sử lâu dài về việc h́nh sự hóa bất đồng chính kiến và truy tố các nhà hoạt động nhân quyền chỉ v́ phê phán chính quyền.

    HRW cho rằng Facebook cần công khai giải thích lư do đi đến quyết định đó. Tổ chức theo dơi nhân quyền kêu gọi Facebook chia sẻ các thông tin về đánh giá tác động nhân quyền trong t́nh huống này nếu có tiến hành; tường tŕnh về việc có hay không có ư định, và bằng cách nào, khắc phục hậu quả cho các nạn nhân của việc kiểm duyệt, và trao đổi về kế hoạch của công ty nhằm tránh bị trở thành trung gian kiểm duyệt cho các chính quyền độc tài khác trong tương lai.

    Việc gây sức ép với Facebook cũng trùng khớp với một nghị định mới của chính phủ quy định phạt tiền với cá nhân và công ty internet đăng hoặc phát thông tin ở hàng loạt hạng mục với “nội dung bị cấm,” hay các tài liệu “truyền bá tư tưởng phản động” hoặc “xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc”.

    HRW cho rằng lẽ ra Hoa Kỳ và các quốc gia khác cần sử dụng tốt hơn đ̣n bẩy ngoại giao để hỗ trợ Facebook trong t́nh huống bị chính quyền Việt Nam gây sức ép. Các doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp khác lẽ ra cũng cần ủng hộ Facebook một cách công khai hơn để ngăn ngừa các chiến thuật mạnh tay của chính quyền.

    “Đây chưa phải là hồi kết của câu chuyện: chính quyền Việt Nam sẽ đưa ra thêm các yêu sách khác trong tương lai và không chỉ đối với Facebook”, ông Sifton nói. “Cách duy nhất để ngăn cản Việt Nam chấm dứt việc ép buộc các doanh nghiệp phải kiểm duyệt ngôn luận tự do là bảo đảm rằng họ phải trả giá về hành động đó."

  7. #57
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Hoa Kỳ có thể vĩnh viễn dừng tài trợ cho WHO
    B́nh luậnMinh Dũng • 10:41, 24/04/20• 46 lượt xem


    Hoa Kỳ có thể vĩnh viễn dừng tài trợ cho WHO
    Một cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới (Photo by -/AFP via Getty Images)

    Hoa Kỳ có thể không bao giờ khôi phục khoản tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết.

    Tổng thống Donald Trump tuần trước đă ra lệnh Hoa Kỳ sẽ tạm dừng tài trợ cho WHO, một cơ quan của Liên Hợp Quốc, trong khi giới chức Mỹ đang điều tra xem xét về trách nhiệm của tổ chức này trong việc xử lư đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

    Hoa Kỳ đă thúc đẩy cải cách WHO sau dịch SARS, nhưng điều này không mang lại kết quả khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu và các quan chức chính quyền Trung Quốc đă không thông báo chính xác cho các quan chức y tế quốc tế về mối đe dọa mới này.

    Các quan chức WHO đă nhiều lần bảo vệ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trước những bằng chứng rộng răi về sự lừa dối và thao túng của ĐCSTQ.

    Ông Pompeo chỉ ra trong một cuộc phỏng vấn với Fox News rằng ông ủng hộ các lời kêu gọi ngày càng tăng về việc yêu cầu Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức.

    Khi được hỏi từ người dẫn chương tŕnh Fox News, Laura Ingraham, rằng liệu ông có ủng hộ sự thay đổi lănh đạo của WHO không, ông Pompeo cho rằng điều đó là cần thiết.

    “Thậm chí c̣n hơn cả việc đó nữa. Có thể trong trường hợp đó Hoa Kỳ sẽ không bao giờ đóng góp những khoản tiền đóng thuế của người dân Mỹ cho WHO. Chúng ta có thể cần phải có sự thay đổi thậm chí táo bạo hơn thế”, ông nói.

    “Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải có một cái nh́n thực tế về WHO và bài học chúng ta rút ra từ việc này. Chúng ta đă cải tổ nó từ tận năm 2007. V́ vậy đây không phải là lần đầu tiên chúng ta gặp phải những thiếu sót của tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc này. Chúng ta cần chỉnh sửa nó. Chúng ta cần một sửa đổi về cấu trúc của WHO”.

    Hoa Kỳ tài trợ cho WHO hơn 400 triệu đô la vào năm ngoái. Trong thời gian tạm đóng băng tài trợ, các quan chức Mỹ đang xem xét chuyển tiền tài trợ, bao gồm cả tài trợ về xóa bỏ bệnh bại liệt, cho các tổ chức khác.

    Việc cải cách WHO năm 2007 bao gồm có việc thực thi một điều luật rằng các quốc gia cần thông báo về việc bùng phát của loại bệnh mới trong ṿng 24 giờ. Một thay đổi khác là cho phép người đứng đầu WHO công khai bất kỳ thông tin nào về một quốc gia thành viên không tuân theo các quy tắc.

    Ông Tedros và các quan chức khác đă tự bảo vệ ḿnh. Các hành động của họ là thường xuyên né tránh các câu hỏi liên quan đến ứng phó của chính quyền Trung Quốc trước đại dịch.

    Ông Pompeo cũng cho biết vào ngày 22/4 rằng ĐCSTQ vẫn chưa cho phép các nhà khoa học Hoa Kỳ vào Trung Quốc để tiếp cận Viện Virus học Vũ Hán. Đây là một pḥng thí nghiệm cấp cao nằm gần nơi virus xuất hiện .

    Nếu không có quyền tiếp cận của người ngoài vào pḥng thí nghiệm, th́ các nhà khoa học không thể đánh giá chính xác cách thức virus khởi nguồn và lây lan trên toàn thế giới.

    Hai nhà khoa học Hoa Kỳ đă được phép vào Trung Quốc vào hồi tháng Hai với tư cách là thành viên trong nhóm công tác thuộc WHO. Báo cáo mà nhóm này phát hành trong chuyến thăm và hợp tác với nhóm của Trung Quốc là cực kỳ khen ngợi ứng phó của chính quyền Trung Quốc.

    Minh Dũng

    Theo The Epoch Times

  8. #58
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    YouTube đứng về phía WHO, loại bỏ bất kỳ video virus Corona Vũ Hán trái với khuyến nghị của tổ chức này
    B́nh luậnVăn Thiện • 01:16, 24/04/20• 888 lượt xem

    YouTube cho biết họ sẽ gỡ bỏ mọi video mâu thuẫn với những công bố của WHO về virus Corona Vũ Hán. (Ảnh: Getty Images)

    YouTube cho biết họ sẽ gỡ bỏ mọi video mâu thuẫn với những công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về virus Corona Vũ Hán (COVID-19). Nhưng trong t́nh h́nh WHO đang bị chỉ trích nặng nề v́ bao che cho Trung Quốc trong đại dịch th́ việc này liệu có c̣n đúng đắn?

    Tất nhiên, vấn đề kiểm duyệt của các công ty công nghệ lớn nhất thế giới là không có ǵ mới, và có khả năng điều này sẽ khó thay đổi trong thời gian gần.

    YouTube ủng hộ thông tin của WHO về virus Corona Vũ Hán
    Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, Giám đốc điều hành YouTube Susan Wojcicki cho biết công ty đă thấy số lượt xem tăng 75% đối với các video lấy tin tức từ “các nguồn chính thức” trong khoảng đầu năm 2020. Bà cũng cho biết công ty này đă bận rộn “xóa thông tin có vấn đề” - không có căn cứ về mặt y tế.

    Bà Susan đă đưa ra các ví dụ về các video khuyên mọi người nên uống vitamin C hoặc bột nghệ để pḥng ngừa virus như những nội dung vi phạm chính sách của YouTube. Một chủ đề video bị loại bỏ nữa là lư thuyết âm mưu cho rằng các tháp 5G gây ra các triệu chứng virus Corona Vũ Hán. Bà nói thêm rằng ngay cả trong thời gian chưa xảy ra đại dịch, công ty này đă xóa những thông tin vi phạm chính sách của họ. Ngoài ra, YouTube đă thực hiện “nhiều thay đổi chính sách” để đi trước những thay đổi nhanh chóng.

    Nhưng liệu thông tin từ WHO có thực sự là “đáng tin cậy”?
    WHO có thực sự chắc rằng virus Corona Vũ Hán không đến từ pḥng thí nghiệm?
    Một trong những thuyết phổ biến nhất về virus Corona là nó có nguồn gốc từ một pḥng thí nghiệm ở tâm dịch Vũ Hán. Thuyết đă thu được rất nhiều sự ủng hộ đến nỗi Hoa Kỳ đă quyết định đưa ra một cuộc điều tra chính thức về pḥng thí nghiệm Vũ Hán.

    Tuy nhiên, về mặt lư thuyết, YouTube có thể xóa các video nói về thuyết này v́ WHO đă chính thức thông báo vào thứ Ba (21/4) rằng COVID-19 không đến từ bất kỳ pḥng thí nghiệm nào. Người phát ngôn của WHO cho rằng virus có khả năng có nguồn gốc động vật.

    Nhưng USA Today và Reuters đưa tin rằng phát ngôn viên của WHO cho biết họ không rơ làm thế nào virus Corona có thể lây từ dơi sang người và tin rằng có một động vật trung gian truyền bệnh.

    Đây không phải là lần đầu tiên các chuyên gia y tế công cộng nói rằng COVID-19 được tạo ra trong pḥng thí nghiệm. Reuters đặc biệt yêu cầu người phát ngôn của WHO giải thích về việc liệu virus Corona Vũ Hán có thể vô t́nh ṛ rỉ khỏi pḥng thí nghiệm hay không, nhưng người này đă từ chối. Viện Virus học Vũ Hán đă nhiều lần bác bỏ các lư thuyết cho rằng các giao thức an toàn lỏng lẻo tại cơ sở này đă khiến virus vô t́nh thoát ra.

    Tổng thống Trump không c̣n tin tưởng vào WHO
    Tổng thống Donald Trump tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tạm dừng tài trợ cho WHO và ông chỉ trích việc xử lư dịch bệnh kém cỏi của tổ chức này. Nhưng ông không phải là người chỉ trích duy nhất.

    Sự kém cỏi của WHO thể hiện khi tổ chức này đă chấp nhận các báo cáo của Trung Quốc về số lượng ca nhiễm bệnh và tử vong do COVID-19 mà không đặt câu hỏi về tính chính xác của dữ liệu. Trong khi đó, nhiều báo cáo khác từ Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh không hoàn toàn minh bạch về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.

    Nhiều lời kêu gọi từ chức đă được gửi tới người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Một số người gọi ông là con rối của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dân biểu Michael McCaul thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện nói với USA Today rằng ông Tedros được Bắc Kinh lựa chọn cho vị trí tổng giám đốc WHO và đă “sử dụng WHO để công bố những lời nói dối của họ [Trung Quốc] về virus”.

    Ông Lawrence Gostin thuộc Viện O’Neill về Luật Sức khỏe Quốc gia và Toàn cầu tại Đại học Georgetown, nói với tờ New York Times vào tháng 5/2017 rằng trong thời gian ông Tedros là Bộ trưởng Y tế của Ethiopia, chính phủ nước này đă che đậy 3 đợt dịch tả. Ông Tedros phủ nhận cáo buộc này, và ông đă trở thành tổng giám đốc của WHO với hồ sơ về việc chống lại bệnh sốt rét và các bệnh nghiêm trọng khác trong thời gian đó.

    Đơn kiện chống lại WHO
    Tổng thống Trump cũng không phải là người duy nhất có hành động nhắm vào WHO. 3 người đàn ông ở Westchester, New York đă đâm đơn kiện WHO v́ cho rằng tổ chức này đă tắc trách trong việc ứng phó với đại dịch. Đơn kiện yêu cầu WHO phải bồi thường cho những thiệt hại “không thể tính toán hết được” mà những người đàn ông này phải chịu đựng do dịch bệnh.

    Theo USA Today, luật sư đại diện cho các nguyên đơn trong vụ kiện cho biết rằng WHO đă không làm hoàn thành trách nhiệm trong việc đảm bảo chính phủ Trung Quốc cởi mở và trung thực về các biện pháp bảo vệ mà họ đă thực hiện để ngăn chặn dịch COVID-19.

    Văn Thiện

    Theo valuewalk

  9. #59
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Covid-19 : Di cư trong nước, những nạn nhân không được quan tâm đến


    Người di cư, nạn nhân của Covid-19. Ảnh chụp trong một trại nhập cư tại Somalia ngày 24/04/2020. REUTERS - Feisal Omar
    Minh Anh
    Đài Quan sát về t́nh trạng di cư trong nước (IDMC – đọc theo tiếng Anh) ngày 28/04/2020 báo động thế giới có gần 51 triệu người phải di cư, chạy lánh nạn trong nước do xung đột và thảm họa thiên nhiên. Phần lớn t́nh trạng này xảy ra ở Syria, Colombia, Cộng Ḥa Dân Chủ Congo, Yemen và Afghanistan.



    Tổ chức này quan ngại rằng số dân di cư này c̣n là nạn nhân « thầm lặng » của dịch Covid-19. Nguyên nhân là v́ cứu trợ nhân đạo bị cắt giảm. Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche, giải thích :

    "Đ́nh chỉ các chiến dịch tiêm pḥng, chậm giao trang thiết bị và lương thực… Dịch Covid-19 đang gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Giám đốc tổ chức IDMC, Alexandra Billak, lo lắng cho những hệ quả của việc đóng cửa các trường học trong các trại sơ tán.

    Bà nói : « Đúng là chúng tôi rất lo lắng cho những đứa trẻ không được đến trường vào thời điểm. Quư vị thử nghĩ xem những đứa trẻ này hầu như đă không được đi học do nhiều năm chiến sự, giờ lại không được đến trường v́ Covid-19. Điều này sẽ làm cho t́nh h́nh ngày thêm nghiêm trọng. »

    Đây đúng là một mối họa trong dài hạn. Thêm vào đó là nguy cơ virus corona lây lan trong các trại quá tải tại Syria và ở Bangladesh. Nếu như các nhà hoạt động nhân đạo không c̣n phương tiện để duy tŕ các chương tŕnh hành động, những người dân di cư này có nguy cơ bị thế giới quên lăng hoàn toàn.

    Alexandra Bilak cho biết tiếp : « Nếu như các đối tác của chúng tôi không c̣n khả năng làm công việc này nữa, sang năm sẽ không c̣n số liệu thống kê. Và t́nh h́nh này có nguy cơ diễn tiến tồi tệ hơn trong những tháng sắp tới. Nhất là, khả năng của chúng tôi bắt đầu suy giảm dần. Điều này làm tôi lo sợ ».


    Nhiều tổ chức phi chính phủ như MSF đă phải xem xét việc giảm bớt các hoạt động hỗ trợ dân di cư tại Nigeria và Cộng Ḥa Dân Chủ Congo. Dịch bệnh c̣n làm gia tăng số lượng người sơ tán tại những vùng có chiến sự như ở Sahel chẳng hạn. Việc đóng cửa biên giới v́ lư do dịch tễ đă cản trở nhiều người đến tị nạn ở những nước lân cận."

  10. #60
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    WHO cảnh báo về gián đoạn nguồn cung trong khủng hoảng virus Corona Vũ Hán
    B́nh luậnDu Miên • 00:01, 29/04/20• 257 lượt xem


    Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus (phải) và Giám đốc Chương tŕnh Cấp cứu Sức khỏe của WHO Michael Ryan tham dự một cuộc họp báo hàng ngày về virus Vũ Hán tại trụ sở của WHO vào ngày 6/3/2020, tại Geneva. (Ảnh: FABRICE COFFRINI / AFP qua Getty Images)
    Hôm thứ Ba (28/4), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đă kêu gọi các hăng hàng không tăng thêm chuyến bay để tăng cường việc vận chuyển các lô hàng như bộ xét nghiệm chẩn đoán và thiết bị bảo hộ y tế tới các khu vực đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch viêm phổi Vũ Hán, đặc biệt là khu vực Mỹ La-tinh.

    Giám đốc Hỗ trợ Điều hành và Hậu cần của WHO, ông Paul Molinaro cho biết trong tháng Tư các lô hàng vaccine vận chuyển toàn cầu đă bị gián đoạn. Nếu t́nh trạng này tiếp tục kéo dài sang tháng Năm sẽ tạo thành lỗ hổng trong tiêm chủng thông thường và các chiến dịch chống lại các loại dịch bệnh khác. Ông Molinaro cũng cho biết, Chương tŕnh Lương thực Thế giới (WFP) của Liên Hợp Quốc (LHQ) đă đưa ra báo cáo về những gián đoạn đầu tiên trong một số chuỗi cung ứng thực phẩm.

    Trong một cuộc họp tin tức trực tuyến với LHQ, ông Molinaro đă nói: “Chúng ta chứng kiến hệ thống vận tải hàng không quốc tế mà chúng tôi phụ thuộc khá nhiều để thực hiện việc vận chuyển hàng hóa từ từ ngừng hoạt động. Vậy nên, chúng ta đang ở thời điểm cần phải t́m kiếm giải pháp cho vấn đề này”.

    Ông cũng cho biết, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đă chấp thuận cung cấp máy bay để tiếp nhận nguồn hàng tại Trung Quốc, sau đó phân phối thông qua một trung tâm tại Dubai, và các quốc gia khác cũng đă cung cấp thêm tuyến bay.

    “Đối với máy bay thương mại, chúng tôi luôn sẵn sàng nhận thêm ưu đăi. Chúng tôi vẫn tiếp tục kêu gọi cung cấp thêm nhiều tài nguyên (hàng không), hoặc các loại mặt hàng hàng không siêu giảm giá”, ông Molinaro nói.

    Hiện, ngày càng có nhiều lời kêu gọi từ chính giới Mỹ yêu cầu điều tra và ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Những lời kêu gọi này không chỉ đến từ giới chức chính quyền Tổng thống Trump mà c̣n từ nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ khi họ cáo buộc tổ chức này có vai tṛ trong việc trợ giúp chính quyền Trung Quốc che đậy dịch viêm phổi Vũ Hán. Thậm chí, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết Hoa Kỳ có thể không bao giờ khôi phục khoản tài trợ cho tổ chức này nếu không có sự thay đổi lănh đạo ở WHO.

    Du Miên

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •