Page 7 of 10 FirstFirst ... 345678910 LastLast
Results 61 to 70 of 92

Thread: TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

  1. #61
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Covid-19 : Mỹ-Trung cản một dự thảo nghị quyết tại Hội Đồng Bảo An


    Ảnh minh họa. Một phiên họp Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 10/03/2020, tại New York, Hoa Kỳ. REUTERS - Carlo Allegri
    Thu Hằng
    Ngày 30/04/2020, Trung Quốc và Hoa Kỳ đă cản trở việc thông qua một dự thảo nghị quyết do Pháp và Tunisia cùng soạn thảo, đề nghị « tăng cường phối hợp » trước t́nh h́nh dịch Covid-19. Nguyên nhân bất đồng là Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO.



    Dự thảo nghị quyết, mà AFP có một bản sao, được thảo luận từ hai tuần nay và ủng hộ lời kêu gọi đ́nh chiến trên thế giới để tạo điều kiện cho công tác chống dịch Covid-19 mà tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đưa ra ngày 23/03. Cụ thể, bản dự thảo nghị quyết của Pháp và Tunisia đề nghị « hưu chiến nhân đạo trong ṿng 90 ngày » để trợ giúp người dân cực khổ nhất tại các nước đang có xung đột.

    Theo nhiều nhà ngoại giao ẩn danh trả lời AFP, bất đồng xuất phát từ việc Trung Quốc « kiên quyết nhắc đến Tổ Chức Y Tế Thế Giới » trong văn bản, nhưng Hoa Kỳ « không muốn ». Phía Mỹ từ chối « b́nh luận các cuộc đàm phán đang tiến hành », phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc không đưa ra bất kỳ b́nh luận nào. Một quan chức ngoại giao khác cho biết phải « chờ tuần tới xem có điều ǵ mới không ».

    Theo AFP, dự thảo nghị quyết sẽ nhanh chóng được thông qua nếu Mỹ và Trung Quốc thỏa hiệp được, v́ Tổ Chức Y Tế Thế Giới chỉ là một chủ đề phụ trong dự thảo nghị quyết ủng hộ ngừng bắn. Hiện tại, có khoảng 20 cuộc xung đột đang xảy ra trên khắp thế giới.

  2. #62
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Bổ nhiệm đại diện Trung Quốc vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc - 'Giao trứng cho ác'
    B́nh luậnMinh Dũng • 18:02, 30/04/20• 431 lượt xem




    Ngày càng có nhiều quan chức và các nhà hoạt động kêu gọi Liên Hợp Quốc (LHQ) loại đại diện của Trung Quốc ra khỏi nhóm tư vấn của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) với vai tṛ đại diện của các quốc gia khu vực châu Á – Thái B́nh Dương.

    Việc nhà ngoại giao Trung Quốc Jiang Duan gần đây được bổ nhiệm vào nhóm tư vấn của UNHRC gồm năm thành viên “giống như hành động giao trứng cho ác”, ông Tony Perkins, chủ tịch Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ nhận xét.

    Khi được bổ nhiệm vào vị trí này, Trung Quốc sẽ đóng vai tṛ chính trong việc chọn lựa các nhà giám sát và điều tra nhân quyền về các vấn đề tự do ngôn luận, nghĩa là họ có ảnh hưởng đến việc điều tra các vấn đề nhân quyền trên toàn thế giới.

    Ông Perkins đă chia sẻ với chương tŕnh “American Thought Leaders” của The Epoch Times rằng Ủy ban Tự do tôn giáo của Hoa Kỳ đă lên tiếng phản đối quá tŕnh bổ nhiệm này.

    “Nói thẳng ra, bất kỳ quốc gia nào quan tâm đến quyền con người cũng cần lên tiếng về điều đó và làm mọi cách có thể để ngăn chặn điều đó xảy ra”, ông nói thêm.

    Ủy ban đă tập hợp lời kêu gọi của các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, các luật sư về nhân quyền cùng hơn 100 tổ chức để phản đối động thái này.

    Đầu tháng 4, Ṭa án độc lập điều tra về việc mổ cướp nội tạng các tù nhân lương tâm của chính quyền Trung Quốc đă gửi thư cho Tổng thư kư Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres, kêu gọi ông điều tra việc bổ nhiệm này.

    Kết thúc cuộc điều tra kéo dài một năm, vào tháng 6/2019, Ṭa án độc lập đă công bố kết luận: nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm, chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho phép và hậu thuẫn. Nội tạng của họ được bán trên thị trường cấy ghép và việc mổ cướp nội tạng đă diễn ra rất nhiều năm ở Trung Quốc “trên quy mô đáng kể”, và hiện vẫn đang tiếp tục diễn ra.

    Bức thư của Chủ tọa ṭa án, ông Geoffrey Nice, và các thành viên khác, cảnh báo rằng việc cho phép Bắc Kinh đóng vai tṛ quan trọng trong Hội đồng này cũng có nghĩa là “Hoa Kỳ trong khi mộng du mà vô t́nh đồng lơa với các hành vi vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh”. Toà án này cũng nói thêm rằng họ quan ngại về một vấn đề, đó là các cường quốc và các tổ chức quốc tế lớn, bao gồm cả Hoa Kỳ, không sẵn sàng đối đầu với một chính quyền vi phạm nhân quyền liên quan đến việc mổ cướp nội tạng.

    Bức thư so sánh nạn mổ cướp nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc xét về số nạn nhân bị bức hại với số người chết với các cuộc diệt chủng tồi tệ nhất xảy ra trong thế kỷ 20. Bức thư đă trích dẫn bản án của toà án: “Cuộc diệt chủng người Do Thái (1941-1945) của Đức quốc xă, cuộc diệt chủng người Tutsi (1994) tại Rwanda, cuộc diệt chủng của Khmer đỏ (1975-1979), khủng bố đỏ dưới thời Cách mạng văn hóa vô sản Trung Quốc (1966-1976), v.v. có lẽ không thể tồi tệ bằng việc lấy đi tim, gan và nội tạng khác – và chính linh hồn – của một người đang sống vô tội, vô hại và an ḥa”.

    Người phát ngôn của UNHRC nói với The Epoch Times rằng các thành viên của Nhóm tư vấn làm việc theo năng lực cá nhân của họ, và nhóm tư vấn không có bất kỳ ảnh hưởng nào, và cũng không thể dẫn dắt bất kỳ cuộc thảo luận nào của Hội đồng Nhân quyền.

    Văn pḥng Tổng thư kư LHQ đă không trả lời ngay lập tức đề nghị đưa ra b́nh luận về vấn đề này của The Epoch Times.

    Một số thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, bao gồm ông John Cornyn và Marco Rubio, cũng đă viết thư cho Tổng Thư kư LHQ, lên án việc bổ nhiệm này. Nội dung bức thư có đoạn: “Việc chính quyền Trung Quốc lừa dối cộng đồng quốc tế về những nguy cơ nghiêm trọng của đại dịch virus Corona Vũ Hán (COVID-19) vào thời gian đầu năm 2019 ở Vũ Hán, khiến họ không c̣n được tín nhiệm đối với vấn đề nhân quyền nữa. Do đó nên loại họ khỏi vị trí trong Nhóm tư vấn của UNRHC”.

    Thùy Minh

    Theo The Epoch Times

  3. #63
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Liên Hiệp Quốc, biểu tượng của một thế giới hỗn loạn


  4. #64
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Tổng thống Trump gọi WHO là ‘công cụ tuyên truyền’ của Trung Quốc
    B́nh luậnThùy Minh • 07:20, 02/05/20• 42 lượt xem

    Tổng thống Donald Trump phát biểu trong cuộc gặp với Thống đốc bang Louisiana John Bel Edwards tại Pḥng Bầu dục của Nhà Trắng ở Washington vào ngày 29/4/2020. (Mandel Ngân / AFP qua Getty Images)

    Vào thứ Tư (ngày 30/4), Tổng thống Donald Trump đă đưa ra tuyên bố cáo buộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc che giấu thông tin về t́nh h́nh dịch bệnh, và trở thành “công cụ tuyên truyền” của chính quyền Trung Quốc trong bối cảnh dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát toàn cầu.

    Được biết, Nhà Trắng đă lệnh cho các cơ quan t́nh báo tiến hành điều tra đối với Trung Quốc và WHO về những vấn đề liên quan đến việc cung cấp thông tin về virus Corona Vũ Hán cho Hoa Kỳ và thế giới, NBC News đă đưa tin sau khi trích lời của các quan chức đương nhiệm và cựu quan chức của Nhà Trắng.

    Tại cuộc họp với Thống đốc bang Louisiana John Bel Edwards tại Pḥng Bầu dục, một phóng viên đă hỏi Tổng thống Trump: “Thưa ngài Tổng thống, Ngài hy vọng sẽ t́m hiểu được điều ǵ về Trung Quốc và WHO thông qua cuộc điều tra của các cơ quan t́nh báo Hoa Kỳ?”

    Trả lời phóng viên, ông Trump nói rằng ông hiện vẫn đang dơi theo các thông tin được cập nhật từ cuộc điều tra này.

    “Thông tin đang được gửi về và tôi đă nhận được một số. Chúng tôi không hài ḷng về chúng. Cho đến nay, chúng tôi là người đóng góp lớn nhất cho WHO”, ông Trump nói.

    “Họ đă lừa dối chúng tôi. Tôi không biết. Họ chắc chắn phải biết nhiều hơn thế, v́ họ muốn khiến công chúng biết những điều chẳng liên quan ǵ đến sự việc này cả”, ông nói tiếp. “Chúng tôi biết những điều mà họ không biết. Và dù là họ không biết hay không nói với chúng tôi, th́ các bạn biết đấy, ngay bây giờ, họ đúng là ‘công cụ tuyên truyền’ của chính quyền Trung Quốc. Tôi cho là vậy”.

    Tổng thống Trump lưu ư rằng, trong nhiều năm, Hoa Kỳ đă đóng góp hơn 400 triệu USD cho WHO - tổ chức có trụ sở tại Geneva, trong khi Trung Quốc chỉ đóng góp 38 triệu USD.

    Theo hồ sơ dữ liệu của WHO, tính đến năm 2019, Trung Quốc chỉ mới đóng góp tổng số 86 triệu USD cho WHO, trong khi con số này của Hoa Kỳ lên tới 893 triệu USD.

    “Tuy nhiên, họ [WHO] dường như đang làm việc cho Trung Quốc. Và họ lẽ ra nên có mặt ở đó [Trung Quốc] từ sớm. Họ lẽ ra nên biết về những ǵ đang diễn ra”, ông Trump nói, và tuyên bố thêm rằng WHO lẽ ra đă có thể đă ngăn chặn được sự lây lan của virus.

    “Tại sao Trung Quốc cho phép máy bay bay ra khỏi đất nước họ nhưng lại cấm chiều ngược lại?” Tổng thống Trump thắc mắc. “Và những chiếc máy bay sắp sửa và cả những chiếc đang bay ra khỏi Vũ Hán; họ bay đi khắp thế giới. Họ đến Ư, và ở đó trong khoảng thời gian rất, rất lâu; rồi họ bay đi khắp nơi trên thế giới. Nhưng họ lại không tới Trung Quốc. Có thể giải thích điều này thế nào đây?”

    Thùy Minh

    Theo The Epoch Times

  5. #65
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Trung Quốc không mời WHO tham dự điều tra nguồn gốc COVID-19
    May 1, 2020 cập nhật lần cuối May 1, 2020

    Pḥng thí nghiệm P4 tại Wuhan Institute of Virology ở Vũ Hán. (H́nh: Hector Retamal/AFP/Getty Images)
    BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Chính quyền Trung Quốc đă không mời Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) tham dự cuộc điều tra về nguồn gốc dịch COVID-19, theo lời đại diện của WHO tại quốc gia này.

    Bác Sĩ Gauden Galea hôm Thứ Sáu, 1 Tháng Năm, nói với đài Sky News rằng: “Chúng tôi biết đang có cuộc điều tra ở cấp quốc gia nhưng hiện vào lúc này, chúng tôi chưa được mời tham dự,” theo bản tin của NBC News.

    “Nguồn gốc của virus này là một điều rất quan trọng, vấn đề lây lan giữa thú vật và người là điều vô cùng quan trọng và cần phải được nghiên cứu. Chúng ta cần phải biết càng nhiều càng tốt để ngăn ngừa sự tái diễn,” Bác Sĩ Galea nói thêm.

    Theo Bác Sĩ Galea, ông dự trù sớm có được tin tức mới từ chính quyền Trung Quốc, nhưng cho tới nay chưa được mời cộng tác.

    Hôm Thứ Năm, Tổng Thống Donald Trump nói ông tin tưởng mạnh mẽ là virus COVID-19 có thể phát xuất từ viện nghiên cứu về vi trùng học ở Vũ Hán, có tên Wuhan Institute of Virology, một cơ quan nhà nước Trung Quốc.

    Trước đây có các tin tức nói rằng pḥng thí nghiệm P4 ở nơi này đă để lọt virus ra ngoài.

    Tổng Thống Trump cho hay ông “có chứng cớ, nhưng không thể nói cho báo chí. Chưa được nói cho báo chí.”

    Viện Wuhan Institute of Virology bác bỏ các cáo buộc tương tự. Các giới chức Mỹ, kể cả trong ngành t́nh báo, đă nói rằng nhiều phần virus không xuất phát từ viện này. Tuy nhiên, các cuộc điều tra vẫn được tiến hành để làm sáng tỏ vấn đề. (V.Giang) (đ.d.)

  6. #66
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    WHO yêu cầu Bắc Kinh cho tham gia điều tra nguồn gốc Covid-19




    Logo của Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO tại trụ sở ở Geneve, Thụy Sỹ, ngày 30/01/2020. REUTERS - Denis Balibouse
    Trọng Thành
    Đại dịch Covid-19 từ Vũ Hán, Trung Quốc, lan ra toàn thế giới, khiến hơn 230.000 người chết, hơn một nửa dân cư địa cầu bị phong tỏa. Nhiều quốc gia, trước hết là Hoa Kỳ, cáo buộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) bao che cho Trung Quốc, khiến thế giới lâm vào thế bị động trước nguy cơ đại dịch virus corona mới. Ngày 01/05/2020, WHO kêu gọi Trung Quốc cho tham gia điều tra nguồn gốc dịch bệnh.



    Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn lại thông báo của phát ngôn viên Tổ Chức Y Tế Thế Giới Tarik Jasarevic, theo đó « WHO mong muốn phối hợp với các đối tác quốc tế và theo lời mời của chính phủ Trung Quốc, để tham gia vào cuộc điều tra về nguồn gốc » của đại dịch Covid-19. WHO cho biết thêm là cho dù « hiện tại đă có một số nghiên cứu đang diễn ra nhằm hiểu rơ hơn về nguồn gốc bệnh dịch tại Trung Quốc, bao gồm các trường hợp đầu tiên có triệu chứng nhiễm virus tại Vũ Hán, và vùng phụ cận, trong giai đoạn cuối năm 2019 », nhưng Tổ chức Y Tế Thế Giới này đă không hề được tham gia vào các nghiên cứu nào tại Trung Quốc.

    Trong điện thư trả lời VOA, người phát ngôn WHO cũng nhấn mạnh rằng các điều tra là rất quan trọng, cho phép đối phó tốt hơn với các bệnh dịch mới trong tương lai. Phát ngôn viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng nhắc lại khả năng virus corona mới xuất phát từ loài dơi, có thể được truyền đến người thông qua một động vật trung gian khác, có nhiều tiếp xúc hơn với con người.

    Trước đó, hôm 30/04, đại diện của WHO tại Trung Quốc, bác sĩ Gauden Galea đă đưa ra một phát biểu được một số nhà quan sát đánh giá là hiếm có trong quan hệ giữa WHO và Trung Quốc, khi khẳng định WHO đă « không được Bắc Kinh mời » tham gia vào các cuộc điều tra về nguồn gốc đại dịch.

    Trong thời gian gần đây, lănh đạo một số quốc gia tỏ ư nghi ngờ, thậm chí tố cáo Trung Quốc không minh bạch về nguồn gốc của dịch Covid-19. Ngày 30/04, tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên nói có bằng chứng về virus gây bệnh Covid-19 thoát ra từ một cơ sở thí nghiệm tại thành phố Vũ Hán, nhưng không đưa ra chi tiết. Khả năng virus thoát ra từ pḥng thí nghiệm là điều mà chính quyền Bắc Kinh thường xuyên cực lực bác bỏ.

    Hiện tại, nguồn gốc trực tiếp của virus khiến dịch bùng lên tại Vũ Hán vẫn hoàn toàn bí ẩn. Báo mạng Anh The Daily Telegraph hôm nay, 02/05, cho biết hiện có trong tay tài liệu dài 15 trang, do một số quốc gia phương Tây soạn thảo, tố cáo chính quyền Bắc Kinh « đă xóa bỏ hay phá hủy các bằng chứng » về nguồn gốc và diễn biến của bệnh dịch, bao gồm « các bằng chứng trong pḥng thí nghiệm ».


    Về phía Trung Quốc, báo South China Morning Post hôm nay dẫn lại thông tin từ báo chí chính thức Trung Quốc, yêu cầu Washington minh bạch một số nghiên cứu bí mật về virus trong pḥng thí nghiệm, cũng như công khai các phản ứng đầu tiên của chính quyền Mỹ trước dịch bệnh Covid-19.

    Vẫn liên quan đến mối nghi ngờ xung quanh khả năng virus thoát ra khỏi pḥng thí nghiệm tại Vũ Hán, từ hai ba hôm nay, trên các mạng xă hội lan truyền tin đồn về việc nhà nghiên cứu hàng đầu về virus corona ở loài dơi, bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) đă đào thoát khỏi Trung Quốc, và hiện xin tị nạn tại đại sứ quán Mỹ ở Paris, cùng với hàng ngàn trang tài liệu.

    Hiện các bên liên quan chưa đưa ra phát biểu chính thức về tin đồn này. Các cơ quan t́nh báo trong nhóm Five Eyes (Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zealand) đang tập trung hướng điều tra vào vai tṛ của các nhà khoa học hàng đầu Trung Quốc về virus corona, trong đó có bà Thạch Chính Lệ, người thường được mệnh danh là « bà dơi » (batwoman).

  7. #67
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    WHO: Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ về nguồn gốc corona là suy đoán
    05/05/2020


    Reuters
    Ngoại trưởng Mike Pompeo gia tăng sức ép lên Trung Quốc về nguồn gốc virus corona chủng mới


    Tổ chức Y tế Thế giới WHO ngày 4/5 nói phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo rằng có bằng chứng cho thấy virus corona xuất phát từ pḥng thí nghiệm Trung Quốc là ‘suy đoán’ và kêu gọi một cuộc điều tra trên cơ sở khoa học.

    Ông Pompeo hôm 3/5 nói có ‘số bằng chứng đáng kể’ rằng virus này khởi phát từ một pḥng thí nghiệm của Trung Quốc ở Vũ Hán nhưng ông không tranh căi với kết luận của các cơ quan t́nh báo Mỹ rằng virus này không phải nhân tạo.

    Chuyên gia khẩn cấp hàng đầu của WHO, bác sĩ Mike Ryan, nói: “Chúng tôi chưa nhận được bằng chứng cụ thể dựa trên dữ liệu từ chính phủ Mỹ liên quan tới nguồn gốc chủ ư của virus. Cho nên, theo chúng tôi, điều này vẫn là suy đoán.”

    Là một cơ quan ‘dựa trên chứng cứ,’ bác sĩ Ryan nói, WHO mong nhận được các thông tin về nguồn gốc của virus v́ điều này hết sức quan trọng cho sự kiểm soát trong tương lai.

    “Vậy nếu dữ liệu và bằng chứng có rồi th́ chính phủ Mỹ sẽ phải quyết định xem có nên chia sẻ và chia sẻ vào thời điểm nào,” bác sĩ Ryan kêu gọi.

    Tới nay, giới khoa học tin rằng virus corona chủng mới có nguồn gốc tự nhiên. (Reuters)

  8. #68
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Quan chức WHO bao che Trung Quốc bị Hạ viện Canada triệu tập
    Thanh Thuỷ•Thứ Hai, 04/05/2020 • 2.2k Lượt Xem
    Hạ viện Canada vừa mới ban hành lệnh triệu tập hiếm hoi đối với ông Bruce Aylward, quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), về mối quan hệ của WHO với Trung Quốc trong đại dịch.



    Trợ lư Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Bruce Aylward, người gần đây đă bị chỉ trích v́ tránh né các câu hỏi liên quan tới Đài Loan, đă được Hạ viện Canada chính thức triệu tập để làm rơ những phản ứng của tổ chức Liên Hợp Quốc này với đại dịch Viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Ông Aylward là người mang quốc tịch Canada.

    Theo tờ Liberty Times, ông Aylward sẽ phải tham gia một cuộc họp video bắt buộc của các nhà lập pháp Canada sau khi ông đă từ chối hai lời mời tương tự vào tháng Tư.


    Trong một bài đăng trên Facebook, Nghị sĩ Đảng Bảo thủ Matt Jeneroux xác nhận rằng kiến ​​nghị triệu tập ông Aylward của Hạ viện đă được thông qua sau một cuộc bỏ phiếu nhất trí vào hôm 30/4.

    Theo ông Jeneroux, ông Aylward sẽ được yêu cầu giải thích thông tin sai lệch của WHO về việc virus truyền từ người sang người, cũng như việc sử dụng khẩu trang. Ông Jeneroux cho biết WHO đă thay đổi lời khuyên mà ban đầu họ đă đưa ra cho thế giới về hai vấn đề trên khá muộn màng, và ông hy vọng nhà dịch tễ học Canada có thể thay mặt WHO giải tŕnh vấn đề này.



    Trong khi WHO bị nhiều quốc gia, tổ chức và cá nhân trên thế giới chỉ trích v́ phản ứng chậm trễ đối với sự bùng phát của COVID-19 cùng mối quan hệ mật thiết với chính quyền Trung Quốc, ông Aylward cũng bị la ó bởi những phát ngôn và phản ứng trong đại dịch.

    Trước đó, ông Bruce Aylward đă dẫn đầu một nhóm chuyên gia đến Trung Quốc “điều tra” về dịch bệnh. Hôm 25/2, ông đă hết lời ca ngợi biện pháp pḥng dịch của Chính phủ Trung Quốc, đồng thời tuyên bố rằng nếu bị nhiễm bệnh, ông cũng muốn ở lại Trung Quốc chữa trị.

    Ngày 28/3, trong một buổi phỏng vấn trực tuyến với đài Hồng Kông RTHK, ông Aylward đă “giả vờ” không nghe thấy câu hỏi của phóng viên về tư cách thành viên Đài Loan trong WHO. Sau đó, ông yêu cầu đổi câu hỏi khác, và khi phóng viên tiếp tục đặt câu hỏi tương tự, mạng Internet “đột nhiên” bị ngắt kết nối. Rốt cuộc, ông Aylward miễn cưỡng trả lời với nội dung không hề liên quan đến câu hỏi.

    Thanh Thuỷ

  9. #69
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    WHO thúc đẩy các nước điều tra các ca COVID đầu tiên
    06/05/2020
    Reuters



    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) hội thảo trực tuyến với các nhà lănh đạo thế giới về COVID-19, ngày 24/4/2020.


    Tổ chức Y tế Thế giới ngày 5/5 nói phúc tŕnh cho biết COVID-19 đă xuất hiện vào tháng 12 năm ngoái tại Pháp, sớm hơn mọi người từng nghĩ, là “không có ǵ bất ngờ”, đồng thời WHO thúc đẩy các nước điều tra về những ca nghi nhiễm đầu tiên.

    Chứng bệnh sau này được gọi là COVID-19 được nhà cầm quyền Trung Quốc báo cáo đầu tiên lên WHO vào ngày 31/12/2019. Thoạt đầu không ai nghĩ là virus corona đă lây lan sang Châu Âu trước tháng 1/2020.

    “Việc này cho thấy một bức tranh mới về mọi chuyện,” phát ngôn viên WHO, Christian Lindmeier, nói tại một cuộc họp báo của Liên hiệp quốc ở Geneva về phúc tŕnh của Pháp.

    “Phát hiện này giúp hiểu rơ hơn về khả năng luân chuyển của virus gây bệnh COVID-19,” ông nói và cho biết là khả năng có những ca sớm hơn có thể xuất hiện sau khi tái xét nghiệm các mẫu.

    Một bệnh viện Pháp xét nghiệm lại mẫu bệnh phẩm của những bệnh nhân sưng phổi phát hiện là họ đă chữa cho một bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 vào ngày 27/12/2019, gần một tháng trước khi chính phủ Pháp xác nhận ca đầu tiên.

    Phát ngôn nhân Lindmeier khuyến khích các nước khác kiểm tra lại những ca sưng phổi không rơ nguồn gốc vào cuối năm 2019, nói rằng việc này có thể giúp các nước có một “h́nh ảnh mới và rơ rệt” về dịch bệnh bùng phát.

    Được hỏi về xuất xứ của virus tại Trung Quốc, người phát ngôn của WHO nhấn mạnh “hết sức quan trọng” phải t́m hiểu việc này.

    Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết nước ông có bằng chứng là virus corona chủng mới phát xuất từ một pḥng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc, dù các nhà khoa học cho WHO biết là virus có nguồn gốc từ động vật.

    “Chuyện này cần những phái bộ hay một phái đoàn đến Trung Quốc để chúng ta có thể t́m hiểu thêm nữa,” người phát ngôn Lindmeier nói.

    Chuyên gia khẩn cấp hàng đầu của WHO, bác sĩ Mike Ryan, ngày 4/5 nói Tổng giám đốc của tổ chức đă nêu vấn đề nguồn gốc virus với “cấp cao nhất” trong chuyến thăm Trung Quốc của WHO vào tháng 1 năm nay.

  10. #70
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    WHO kêu gọi thế giới đầu tư y tế lúc này để chống đại dịch tới
    May 6, 2020 cập nhật lần cuối May 6, 2020

    Logo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) bên ngoài trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ. (H́nh: Fabrice Coffrini/AFP/Getty Images)
    GENEVA, Thụy Sĩ (NV) — Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) hôm Thứ Tư, 6 Tháng Năm, lên tiếng kêu gọi các quốc gia trên thế giới hăy đầu tư vào hệ thống y tế của ḿnh để sẵn sàng đối phó với trận đại dịch tới, thay v́ phải hốt hoảng đương đầu như hiện nay.

    Theo bản tin của hăng thông tấn AFP, Bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đứng đầu tổ chức WHO, nói rằng đầu tư lúc này sẽ giúp cứu mạng dân chúng sau này, trong ngày mà số tử vong trên toàn thế giới v́ COVID-19 vượt qua mức 250,000.

    “Đại dịch COVID-19 cuối cùng rồi sẽ đi qua, nhưng chúng ta sẽ không thể quay trở lại như b́nh thường,” ông Tedros nói trong cuộc họp báo ở Geneva.


    “Trong khi có nỗ lực đối phó với đại dịch này, chúng ta cũng phải cố gắng hơn nữa để chuẩn bị cho đại dịch tới,” ông nói thêm.

    Theo ông Tedros th́ thế giới chi khoảng $7.5 ngàn tỷ năm cho lănh vực y tế, tức khoảng 10% tổng sản lượng nội địa toàn cầu, tuy nhiên việc đầu tư vào chuẩn bị đối phó với dịch bệnh lan truyền qua đường hô hấp đă bị bỏ lơ quá lâu.

    Ông nói việc ngừa bệnh không chỉ tốt hơn là trị bệnh, mà c̣n ít tốn kém hơn trên đường dài.

    “Nếu có điều ǵ mà chúng ta học từ COVID-19, th́ đó là đầu tư vào lănh vực y tế lúc này sẽ giúp cứu được mạng người trong tương lai,” cũng theo Bác sĩ Tedros.

    “Lịch sử sẽ xét đoán chúng ta không chỉ qua việc chúng ta có qua khỏi trận đại dịch này hay không, mà c̣n là những bài học chúng ta học được, và những hành động chúng ta có sau đó,” ông Tedros kết luận. (V.Giang)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •