Page 8 of 10 FirstFirst ... 45678910 LastLast
Results 71 to 80 of 92

Thread: TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

  1. #71
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    WHO “ngả” theo Trung Quốc như thế nào ?


    Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho rằng virus corona có nguồn gốc tự nhiên chứ không phải nhân tạo. AFP/File
    Thu Hằng
    Phải chăng Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO/OMS) chỉ công bố những ǵ Bắc Kinh đă duyệt trước liên quan đến đại dịch Covid-19, khiến hơn 264.000 người chết và hơn 3,77 triệu người bị nhiễm trên khắp thế giới, tính đến ngày 07/05/2020 ? Sau gần 5 tháng khủng hoảng, WHO chỉ đưa được một tuyên bố, có vẻ độc lập vào ngày 01/05, kêu gọi Bắc Kinh mời các chuyên gia của tổ chức và các đối tác quốc tế đến tham gia điều tra về nguồn gốc động vật của virus corona.


    Quá tŕnh phát triển của “Tổ Chức Y Tế Thế Giới là lịch sử giữa các cuộc chiến chống dịch và các tranh giành ảnh hưởng”, theo nhận định của nhà nghiên cứu Chloé Morel trên trang The Conversation (30/03/2020). Từ ảnh hưởng gần như độc quyền của Mỹ trong thời gian đầu hoạt động của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (thành lập năm 1948), đến sự chia sẻ ảnh hưởng giữa Mỹ và khối Liên Xô, cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc bắt đầu bị “lép vế” so với Ngân Hàng Thế Giới từ thập niên 1980, do định chế này cũng đầu tư vào sức khỏe và thương mại, cho các nước vay vốn để cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

    Trung Quốc chiếm ghế của Đài Loan trong WHO

    Năm 1971, Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa chính thức thay thế Trung Hoa Dân Quốc, tên gọi chính thức của Đài Loan, ở Liên Hiệp Quốc, cũng như ở tất cả các cơ quan thuộc định chế này, trong đó có Tổ Chức Y Tế Thế Giới, dù Đài Loan là thành viên từ năm 1947 đến 1970. Yêu cầu từ năm 1997 của Đài Bắc được tham dự Đại Hội Đồng của Tổ Chức Y Tế Thế Giới với tư cách là quan sát viên đă được chấp nhận vào năm 2008, với tên gọi “Đài Bắc Trung Hoa” khi chính phủ Bắc Kinh lúc đó tỏ ra ḥa dịu hơn.

    Trung Quốc đổi giọng, kịch liệt yêu cầu loại hoàn toàn Đài Loan khỏi Tổ Chức Y Tế Thế Giới vào năm 2016, khi bà Thái Anh Văn, thuộc đảng Dân Tiến, trở thành tổng thống Đài Loan. Bà Thái Anh Văn trở thành người cản đường cho chính sách một nước Trung Hoa thống nhất, trong đó Đài Loan là một tỉnh. Thêm một gáo nước lạnh cho Bắc Kinh khi bà Thái Anh Văn tái đắc cử tổng thống ngày 11/01/2020 và tiếp tục chiến lược kinh tế và chính trị riêng.

    Năm 2003, Đài Loan chống dịch SARS thành công và hiện là một trong những nước hiếm hoi trên thế giới khống chế được dịch Covid-19, nhờ các biện pháp pḥng ngừa được áp dụng ngay từ cuối năm 2019 : kiểm soát thân nhiệt người từ Vũ Hán vào Đài Loan, tầm soát, cách ly, theo dơi người nhiễm và người nghi nhiễm…

    WHO phớt lờ cảnh báo của Đài Loan, ra sức bảo vệ Trung Quốc

    Ngay từ ngày 31/12/2019, Đài Loan cũng là nước đầu tiên cảnh báo Tổ Chức Y Tế Thế Giới về nguy cơ lây nhiễm virus corona chủng mới từ người sang người. Tuy nhiên, do sức ép của Trung Quốc, cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc phải chờ đến ba tuần sau, ngày 20/01/2020, mới cảnh báo thực tế này. Đến ngày 10/04, Tổ Chức Y Tế Thế Giới chấp nhận nói dối để bảo vệ Bắc Kinh. Theo thư điện tử trả lời RFI, Tổ Chức Y Tế Thế Giới xác nhận nhận được các cảnh báo đề ngày 31/12/2019 từ một quan chức cấp cao Đài Bắc nhưng “không nêu khả năng truyền từ người sang người”. Để phản đối việc WHO “cố t́nh lờ” cảnh báo, Đài Loan công bố những bức thư trên, trong đó nêu rơ khả năng virus lây nhiễm từ người sang người.

    Trả lời thông tín viên RFI Adrien Simorre tại Đài Bắc (26/03), giảng viên Jean-Yves Hertebise, đại học Fu Jen, nhận thấy Bắc Kinh đă “thao túng” WHO : “Tổ Chức Y Tế Thế Giới đơn giản là chỉ theo những thông tin chính thức của Trung Quốc mà không bao giờ chất vấn về độ tin cậy, tin vào sự minh bạch và tính khách quan của những thông tin đó. Chưa hẳn là WHO đă nói dối, nhưng tổ chức này đă tin Trung Quốc mà không áp dụng nguyên tắc đề pḥng”. Nói một cách khác, theo cáo buộc của nhà nghiên cứu Pháp Valérie Niquet, thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS), khi trả lời nhật báo kinh tế Les Echos ngày 05/05, “Trung Quốc đă không tôn trọng những cam kết khi gia nhập Tổ Chức Y Tế Thế Giới”.

    Thậm chí, tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đi xa hơn khi lên án những b́nh luận kỳ thị chủng tộc mà ông tự nhân là “nạn nhân”. Tuy nhiên, ngày 09/04, chính quyền Đài Bắc yêu cầu đích thân tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới phải xin lỗi v́ những lời cáo buộc vô căn cứ và nhấn mạnh : “Chúng tôi là một đất nước trưởng thành, sống trong một nền dân chủ tiến bộ và chúng tôi không cần phải xúi giục người dân tấn công đích danh tổng giám đốc WHO và lại càng không đưa ra những b́nh luận phân biệt chủng tộc”.

    WHO bị cáo buộc ưu tiên chính trị hơn sức khỏe cộng đồng

    Sau tiết lộ về những lời cảnh báo của Đài Loan bị WHO phớt lờ, tổng thống Mỹ lên án cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc “ưu tiên chính trị hơn sức khỏe cộng đồng”, đưa ra những lập trường “rất có lợi cho Trung Quốc”. Từ đó, Hoa Kỳ liên tục bảo vệ quan điểm : V́ Trung Quốc thiếu minh bạch, làm mất “khoảng thời gian quư báu cho thế giới” và v́ bênh vực Bắc Kinh, “những hành động của WHO đă lấy đi sinh mạng của nhiều người”.

    Vấn đề mời Đài Loan tham dự, với tư cách là quan sát viên, phiên họp hàng năm của Đại Hội Đồng Y Tế, dự kiến diễn ra ngày 18-19/05/2020, chưa bao giờ lại được chú ư như hiện nay, trong khi những năm trước đề nghị để Đài Loan tham dự thường bị WHO bỏ ngoài tai v́ sức ép của Trung Quốc. Lời đề nghị gần đây nhất, được ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đưa ra ngày 06/05. Trung Quốc, thường xuyên khẳng định “không chính trị hóa vấn đề y tế” nhưng kiên quyết bác bỏ vai tṛ quan sát viên của Đài Loan từ năm 2016.

    Đối với chính quyền Đài Bắc, bất công ở chỗ Đài Loan là một trong những nước pḥng chống dịch bệnh hiệu quả nhất thế giới, nhưng lại không được tham gia lập chiến lược điều phối trên quy mô thế giới của WHO. “Đài Loan đă cho thấy bằng chứng tốt nhất để họ xứng đáng có vị trí trong Tổ Chức Y Tế Thế Giới”, theo đánh giá của nhà nghiên cứu Pháp Stéphane Corcuff.

    Tedros Adhanom Ghebreyesus : Con rối trong tay Bắc Kinh ?

    Nếu như Đài Loan xứng đáng có vị trí trong WHO, th́ “đây lại không phải là trường hợp của tổng giám đốc” Tedros Adhanom Ghebreyesus, vẫn theo chuyên gia về Trung Quốc Stéphane Corcuff.

    “Bác sĩ Tedros”, 55 tuổi, người Ethiopia, được Trung Quốc ủng hộ để trở thành tổng giám đốc WHO vào năm 2017. Từ đầu mùa dịch, ông thường xuyên ca ngợi chính phủ Trung Quốc “đưa ra những biện pháp chưa từng có để dập dịch, bất chấp những hậu quả nặng nề về xă hội và kinh tế do các biện pháp này gây ra đối với người dân Trung Quốc”. Năm tháng sau, dân số nửa thế giới phải chịu chung số phận.

    Theo Le Point, tổng giám đốc WHO chỉ là chức vụ có tiếng nhưng không có thực quyền. Tuy nhiên, điều chắc chắn là ông Tedros Adhanom Ghebreyesus và Trung Quốc có mối quan hệ mật thiết, không chỉ v́ Bắc Kinh đă ủng hộ chính trị gia Ethiopia vào chức tổng giám đốc WHO năm 2017 .

    Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu Valérie Niquet, thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS), được Le Point trích dẫn, “Trung Quốc là nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất và là đối tác thương mại lớn nhất của Ethiopia. Từ năm 2005 đến 2019, tổng đầu tư của Trung Quốc chiếm 8% tổng đầu tư vào vùng Nam Sahara ở châu Phi. Ethiopia đứng hàng thứ hai các nước nhận được đầu tư của châu Phi”.

    Cuối cùng, “bác sĩ Tedros”, khi c̣n trẻ, từng là thành viên của Mặt trận Giải phóng Dân tộc Tigray (FLPT), một tổ chức cách mạng Cộng sản được Trung Quốc hậu thuẫn. Từ khi ông Tedros Adhanom Ghebreyesus trở thành tổng giám đốc WHO, tổ chức này từ bỏ khuynh hướng Mác - Lê-nin nhưng không cắt đứt liên lạc với người anh cả Trung Quốc.

    (Tổng hợp từ RFI, The Conversation, AFP, Le Point, Courrier International)

  2. #72
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    WHO nói không thể mời Đài Loan tham gia Hội nghị thường niên
    B́nh luậnNguyễn Minh • 08:32, 12/05/20• 39 lượt xem


    Chính quyền Trung Quốc tác động lên WHO

    Tổ chức Y tế Thế giới cho biết họ không thể mời Đài Loan tham dự hội nghị thượng đỉnh về sức khỏe quốc tế sắp tới v́ Trung Quốc phản đối.

    Bất chấp kêu gọi từ Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh, cũng như nỗ lực của Đài Loan, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ không thể mời Đài Loan tham dự hội nghị thượng đỉnh về sức khỏe quốc tế sắp tới sau khi Trung Quốc nói rằng việc tham gia sẽ "vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc một Trung Quốc", theo National Review.

    Nhân viên pháp lư chính của WHO Steven Solomon đă giải thích với các phóng viên hôm thứ Hai (11/2) rằng Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom không thể mời Đài Loan - vốn không phải là thành viên của WHO - tham gia cuộc họp thường niên của Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) nếu các thành viên của Cơ quan quốc tế không đồng ư.

    Nói rơ hơn là, tổng giám đốc của WHO chỉ có thể mời Đài Loan khi các quốc gia thành viên ủng hộ điều này, v́ như thế th́ vị giám đốc mới có cơ sở và là việc bắt buộc phải làm, ông Solomon giải thích.

    Tuy nhiên, t́nh huống hiện tại lại không như thế. Thay v́ bày tỏ sự ủng hộ rơ ràng, các quốc gia thành viên có các quan điểm khác nhau và không có cơ sở nào - không phải là việc bắt buộc - để ông Tổng giám đốc có thể mời Đài Loan, ông Solomon nói.

    Tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng ông Tedros cần đưa Đài Loan vào cuộc họp thường niên sắp tới và nói rằng "ông có quyền để làm điều đó, giống như những người tiền nhiệm của ông đă làm nhiều lần trước đây. Kêu gọi này đă được các các quốc gia khác ủng hộ như New Zealand, Canada, Úc và Đức.

    Tuy nhiên, Trung Quốc đă phê phán đề xuất trên, nói rằng những người ủng hộ đề xuất này được xem là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc một Trung Quốc.

    Vào ngày 7/4, Tổng thống Trump đă chỉ trích ban lănh đạo WHO "mù quáng nghe theo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)", và nói rằng tổ chức này "đă làm rối tung mọi việc" trong ứng phó với đại dịch Covid-19 , bao gồm cả những dự đoán và tuyên bố của họ đều sai lầm, theo The Epoch Times.

    Trước đó, Đài Loan tuyên bố vào tháng 3 rằng WHO đă bỏ qua các cảnh báo vào tháng 12 rằng việc truyền virus corona từ người sang người là có thể xảy ra. WHO đă tweet vào ngày 14/1 rằng các cuộc điều tra sơ bộ được thực hiện bởi chính quyền Trung Quốc đă không t́m thấy bằng chứng rơ ràng về sự lây truyền từ người sang người.

    Cũng trong tháng 3, Tiến sĩ Bruce Aylward, trợ lư của Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros, đă chấp nhận một cuộc phỏng vấn video với phóng viên RTHK. Khi phóng viên nhắc tới Đài Loan, ông đă giả vờ không nghe thấy và cuối cùng cắt ngang cuộc gọi để tránh nói về Đài Loan.

    Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan, ông Ngô Chiêu Nhiếp đă tweet trên trang web chính thức của Bộ Ngoại giao vào ngày 28/3: "Wow! Thậm chí đến từ "Đài Loan" mà ở trong WHO cũng không thể nói?"

    "Khi đối phó với đại dịch, WHO nên đặt chính trị sang một bên. Cho đến nay, hơn 450 tin tức từ hơn 40 quốc gia / khu vực đă đưa tin tích cực về những nỗ lực ứng phó của Đài Loan với COVID-19. Không có bài báo nào trong số này nhầm chúng tôi là một phần của Trung Quốc. Đài Loan có thể giúp đỡ".

    Nguyễn Minh

  3. #73
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    WHO: Các nước dỡ bỏ phong tỏa phải "hết sức cảnh giác"


    Đông đảo người dân đi đạo trong khu rừng Bois de Vincennes (gần Paris - Pháp) hôm 10/05/2020, một ngày trước khi quyết định nới lỏng phong tỏa để chống dịch Covid-19 có hiệu lực. REUTERS - Charles Platiau
    Thanh Phương
    Hôm qua, 11/05/2020, Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đă khuyến cáo các nước đang dỡ bỏ phong tỏa là phải « hết sức cảnh giác », tuy rằng dịch Covid-19 đang lùi bước tại một số quốc gia. Một số nước châu Âu, trong đó có Pháp, từ hôm qua đă nới lỏng một số biện pháp hạn chế đi lại, đă được ban hành để kềm chế đà lây lan của virus corona và tránh cho hệ thống y tế không bị quá tải.


    Trong cuộc họp báo tại Genève, trụ sở của WHO, tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng việc dỡ bỏ phong tỏa cho thấy « thành công » của các nỗ lực pḥng chống Covid-19. Nhưng giám đốc đặc trách các chiến dịch khẩn cấp của WHO, Michael Ryan, kêu gọi các nước có liên quan phải « hết sức cảnh giác », bởi v́ vẫn có nguy cơ là dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại.

    Ông Michael Ryan lấy làm tiếc là một số quốc gia đă lao vào việc dỡ bỏ phong tỏa « một cách mù quáng » mà không chuẩn bị đủ phương tiện để xét nghiệm và định vị những ca nghi nhiễm.

    Các lănh đạo của WHO nhân dịp này cũng cảnh báo không nên trông chờ vào sự « miễn dịch cộng đồng » để đẩy lùi dịch Covid-19.

    Từ Genève, thông tín viên Jérémy Lanche gởi về bài tường tŕnh :

    « Trong dịch tễ học súc vật, người ta lo cho t́nh trạng sức khỏe chung của bầy đàn, một cá thể duy nhất không có nghĩa lư ǵ cả. Nhưng con người không phải là súc vật. »

    Miễn dịch bầy đàn, đó là từ tiếng Anh mà giám đốc đặc trách các chiến dịch khẩn cấp của WHO, Mike Ryan, dùng để bày tỏ thái độ của ông khi nói về miễn dịch cộng đồng. Đối với ông, giả thuyết này không đứng vững.

    Trước hết, chúng ta vẫn chưa biết chắc là những người bị nhiễm Covid-19 có thật sự được miễn dịch hay không và nếu có th́ trong bao lâu. Thứ hai, ngoài tính chất liều lĩnh, chiến lược dựa trên miễn dịch cộng đồng c̣n không hợp với đạo lư.

    Ông Micheal Ryan nói: « Chiến lược này có nghĩa là những nước nào thi hành các biện pháp ít nghiêm ngặt nhất th́, như có phép lạ, sẽ đạt đến một sự miễn dịch cộng đồng. Nếu có những người lớn tuổi chết trong thời gian từ đây đến đó th́ mặc kệ. Đó là một cách tính toán rất, rất nguy hiểm ».

    Chính cách tính toán đó đang gây lo ngại cho WHO, bởi v́ trái với kết luận của một số nghiên cứu vào đầu mùa dịch, số ca bệnh được xem là nặng trên thực tế có thể cao hơn, tính về tỷ lệ. Và số ca nhiễm không có triệu chứng ít hơn so với dự báo. Nếu để cho dịch bệnh lây lan không có kiểm soát, số ca tử vong có thể lên đến hàng triệu người. Hiện nay con số này là chưa tới 280.000. »

  4. #74
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    TQ & WTO SAI PHẠM TRONG LUẬT Y TẾ QUỐC TẾ!


  5. #75
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Quan chức Trung Quốc thao túng một tổ chức của Liên Hợp Quốc
    B́nh luậnTuệ Minh • 16:50, 14/05/20• 61 lượt xem

    Houlin Zhao (thứ 2 từ trái sang) tham dự buổi họp báo trong buổi khai mạc Hội nghị phát triển viễn thông thế giới tại Trung tâm hội nghị quốc tế Hyderabad (HICC) vào ngày 24/5/2010. (Ảnh của NOAH SEELAM / AFP qua Getty Images)

    Tầm ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Liên Hợp Quốc (LHQ) và các tổ chức quốc tế trực thuộc đă gia tăng đáng kể trong thập kỷ qua.

    Các quan sát viên về Trung Quốc từ lâu đă hi vọng rằng sự hội nhập vào hệ thống quốc tế của quốc gia này sẽ giúp “b́nh thường hóa” Trung Quốc. Họ hi vọng rằng Trung Quốc sẽ dần coi trọng các giá trị của việc tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực quốc tế và trở nên tự do hơn về kinh tế và chính trị.

    Tuy nhiên, hiện nay, rơ ràng là mọi việc đang thực sự diễn ra không như mong đợi, thậm chí theo chiều hướng ngược lại, khi Trung Quốc đă tạo dựng được tầm ảnh hưởng sâu sắc đến các tổ chức này.

    Ví dụ điển h́nh nhất là cách đối xử khó lư giải của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dành cho Trung Quốc, mặc dù nước này thiếu minh bạch và không hợp tác trong việc đối phó với dịch viêm phổi Vũ Hán (dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra). Tuy nhiên, đó vẫn không phải là ví dụ duy nhất.

    Một ví dụ khác liên quan đến Liên minh Viễn thông quốc tế, đứng đầu là ông Houlin Zhao - người Trung Quốc, với tư cách là Tổng Thư kư từ năm 2015, sau khi ông này được bổ nhiệm trong phiên họp toàn thể của tổ chức này. Đây là một tổ chức toàn cầu được thành lập vào năm 1865 với tên gọi là Liên minh Điện báo quốc tế, tổ chức này chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin và truyền thông.

    Ngay cả trước khi trở thành Tổng Thư kư của Liên minh này, ông Zhao cũng đă t́m cách khiến Trung Quốc “không phải tuân thủ” các quy tắc thực hành thống nhất về quản trị mạng. Ông Zhao đă nỗ lực làm suy yếu vai tṛ của Tập đoàn Internet về cấp số và tên miền (ICANN) (một tổ chức tư nhân phi lợi nhuận, có mục tiêu là chịu trách nhiệm điều phối các quy tŕnh và thủ tục chủ chốt cần thiết để đảm bảo Internet hoạt động trơn tru, và thực hiện việc đó thông qua bộ máy quản trị với sự tham gia của nhiều bên).

    Ông Zhao đă “ép” các công ty và nhà cung cấp dịch vụ Internet Trung Quốc đăng kư với Cơ quan Quản lư Đăng kư Internet Quốc gia tại Bắc Kinh, thay v́ đăng kư với Trung tâm Thông tin Mạng Châu Á – Thái B́nh Dương, theo như ICANN quy định.

    Khi c̣n là Cục trưởng Cục Tiêu chuẩn Viễn thông trực thuộc Liên minh Viễn thông Quốc tế, ông Zhao đă đấu tranh để các giới chức Trung Quốc được phép trực tiếp cấp các địa chỉ [mạng] mới.

    Từ khi trở thành Tổng Thư kư của Liên minh Viễn thông Quốc tế, ông Zhao đă ủng hộ các ưu tiên đối với Bắc Kinh, mặc dù điều này là hành vi vi phạm nghĩa vụ khi ông cần phải giữ tư cách là một công dân quốc tế trung lập.

    Đầu năm nay, tạp chí Financial Times đă chỉ ra rằng Liên minh Viễn thông Quốc tế đă tổ chức một diễn đàn để thảo luận các đề xuất của Trung Quốc về một sự “thay đổi cốt lơi cách thức vận hành mạng Internet, mà theo các nhà phê b́nh nhận định th́ cách thức này sẽ đưa chủ nghĩa độc tài vào kiến trúc hạ tầng làm nền tảng cho trang mạng”.

    Năm 2019, ông Zhao tuyên bố sẽ hợp tác với Trung Quốc trong “Sáng kiến Vành đai và Con đường”. Ông nói rằng: “Đó là nền tảng và chỉ dẫn tổng thể về kế hoạch viện trợ nước ngoài của Trung Quốc. Đó là một chuyến tàu cao tốc mà nếu bạn lên tàu th́ bạn sẽ chung sức với Trung Quốc và cùng phát triển với họ”.

    Năm 2017, ông Zhao ủng hộ nỗ lực đầu tư chủ chốt của Trung Quốc. Ông cho biết: “Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc có thể giúp cải thiện đời sống trên quy mô lớn thông qua đầu tư vào công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)”.

    Gần đây, ông Zhao cho rằng lo ngại về vấn đề an ninh của Hoa Kỳ khi có sự tham gia của công ty công nghệ Trung Quốc Huawei [vào việc phát triển mạng lưới viễn thông 5G] là không cần thiết và coi đó là “thái độ của kẻ thua cuộc”.

    “Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng [ǵ đáng để phải] bận tâm về các thiết bị của Huawei”, ông Zhao cho biết. “Tôi khuyến nghị rằng Huawei cần có cơ hội b́nh đẳng tham gia đấu thầu kinh doanh; và trong quá tŕnh vận hành, nếu quư vị thấy có điều ǵ sai sót th́ có thể phạt và buộc tội họ. Nhưng nếu chúng ta không có bằng chứng ǵ mà đưa họ vào danh sách đen – tôi nghĩ điều này là không công bằng”.

    Thái độ của ông Zhao phớt lờ các quan ngại về vấn đề an ninh theo quy định của luật pháp liên quan đến Huawei.

    Là một công ty Trung Quốc, Huawei phải tuân thủ luật an ninh quốc gia và an ninh mạng của Trung Quốc, theo đó chính phủ được quyền truy cập tất cả thông tin được truyền tải, lưu trữ hoặc bằng bất kỳ cách nào tiếp cận tới mạng lưới thông tin của quốc gia – kể cả khi thông tin được thu thập từ bên ngoài Trung Quốc.

    Hơn nữa, do Trung Quốc tập trung vào việc tích hợp thông tin của các ngành công nghiệp dân sự với quân sự, nên nhiều khả năng, các sản phẩm tích hợp này của Huawei sẽ được khai thác bởi Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.

    Điều này chỉ làm trầm trọng thêm đối với các tiêu chuẩn an ninh mạng [vốn đă được chứng minh là] thấp trong lịch sử, chẳng hạn như trong trường hợp đánh cắp dữ liệu và quyền sở hữu trí tuệ và việc cố t́nh lách trừng phạt quốc tế áp dụng đối với các quốc gia “cứng đầu” như Iran.

    Khi được bổ nhiệm, các quan chức của Liên minh Viễn thông quốc tế, bao gồm cả Tổng Thư kư đă tuyên thệ nhậm chức. Ông Zhao đă tuyên thệ như sau:

    “Tôi thề sẽ thực hiện bằng tất cả ḷng trung thành, sự thận trọng và lương tâm [của ḿnh] đối với các nhiệm vụ chức năng được giao phó cho tôi với tư cách là thành viên của Liên minh Viễn thông quốc tế; thực hiện các nhiệm vụ chức năng và đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp rằng chỉ phục vụ lợi ích của Liên minh mà không t́m kiếm hoặc tuân theo chỉ dẫn của bất kỳ chính phủ hay cơ quan nào khác bên ngoài Liên minh trong quá tŕnh hoàn thành nhiệm vụ của tôi”.

    Thật kinh ngạc khi một công chức quốc tế lại ngang nhiên cổ súy cho một công ty từ quê nhà của ḿnh, như cách mà ông Zhao đang làm cho Huawei, hoặc ủng hộ mạnh mẽ các sáng kiến của quê hương ḿnh như cách ông Zhao đi tiên phong [trong việc] cổ vũ Sáng Kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Thậm chí điều này c̣n “kỳ quặc hơn” khi đó là những tuyên bố liên quan đến trách nhiệm chính thức của ông Zhao.

    Có vẻ như là các quốc gia thành viên của Liên minh Viễn thông quốc tế cần nhắc nhở ông Zhao phải báo cáo cho tổ chức này, chứ không phải là báo cáo cho Bắc Kinh.

    Tuệ Minh

    Theo The Daily Signal

  6. #76
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Tổng thư kư WTO từ chức trước 1 năm do không thể giải quyết tranh chấp thương mại Mỹ - Trung và ảnh hưởng của đại dịch
    B́nh luậnMinh Thanh • 17:57, 15/05/20• 381 lượt xem

    Tổng thư kư WTO từ chức trước 1 năm do không thể giải quyết tranh chấp thương mại Mỹ - Trung và ảnh hưởng của đại dịch
    Tổng Thư kư Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ông Roberto Azevedo (Ảnh: FABRICE COFFRINI/AFP via Getty Images)


    Vào hôm thứ Năm (14/5), Tổng Thư kư Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ông Roberto Azevedo đă bất ngờ đệ đơn từ chức trong khi vẫn c̣n hơn một năm mới kết thúc nhiệm kỳ. Ông Azevedo cho biết lư do từ chức của ông có liên quan đến việc không thể giải quyết các vấn đề mà WTO phải đối mặt, như các tranh chấp thương mại Mỹ-Trung và các vấn đề thương mại do đại dịch gây ra.

    Theo thông tin từ Geneva, cựu nhà đàm phán thương mại cao nhất của Brazil, Tổng thư kư WTO, ông Roberto Azevedo, 62 tuổi, dự kiến ​​sẽ từ chức vào ngày 31/8. Nhiệm kỳ bốn năm thứ hai của ông ban đầu dự kiến ​​kết thúc vào tháng 9 năm 2021.

    Hôm 14/5, ông Azevedo đă đưa ra các lư do cá nhân v́ sao ông rời đi. Ông cũng nói rằng các quyết định của WTO đ̣i hỏi các quốc gia thành viên phải đạt được sự đồng thuận, điều đó có nghĩa là bất kỳ quốc gia nào trong 164 quốc gia thành viên của WTO cũng có thể cản trở tiến tŕnh đi đến thống nhất của tổ chức. Điều này rất khó cho WTO để đưa ra quyết định.

    Ông nói rằng Tổng thư kư phải t́m ra giải pháp cho xung đột lợi ích quốc gia và đạt được thỏa thuận, đây là một nhiệm vụ quá nặng nề và khó khăn. Ngay cả khi ông ở lại WTO, ông cũng không thể giải quyết các vấn đề tranh chấp thương mại Mỹ-Trung và các vấn đề thương mại khác do đại dịch gây ra, v́ vậy ông quyết định từ chức.

    Ông Azevedo cho biết mặc dù không gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, nhưng gần đây ông đă trải qua phẫu thuật đầu gối. Sau ca phẫu thuật và phong tỏa v́ dịch bệnh, "tôi có nhiều thời gian hơn để suy ngẫm".

    Kể từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra vào năm 2018, vai tṛ của WTO đă bị đặt nhiều nghi vấn. Hệ thống trọng tài tranh chấp thương mại của tổ chức chỉ có chức năng lên án, dẫn đến tranh chấp thương mại giữa các quốc gia thành viên không thể thực sự giải quyết được.

    Do Hoa Kỳ, quốc gia lănh đạo thành lập tổ chức WTO, từ chối đưa ra ứng cử viên cho phán quyết cuối cùng của WTO, ṭa trọng tài thương mại của WTO đă bị tê liệt trong vài tháng kể từ cuối năm ngoái. Kể từ đầu năm 2020, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, lĩnh vực thương mại quốc tế đă phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn hơn và triển vọng tương lai của WTO vẫn không lạc quan.

    Đại diện thương mại Hoa Kỳ, ông Robert Lighthizer đă trả lời trong một tuyên bố hôm 14/5 rằng: "Mặc dù WTO vẫn c̣n nhiều nhược điểm, nhưng ông Roberto đă lănh đạo tổ chức với thái độ tuyệt vời và kiên định".

    Minh Thanh

    Theo SOH

  7. #77
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    TT Trump nói đang cân nhắc khôi phục một phần ngân quỹ cho WHO
    16/05/2020



    Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày thứ Bảy nói chính quyền của ông đang xem xét nhiều đề xuất về Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bao gồm một đề xuất cấp khoảng 10% mức hỗ trợ tài chính trước đây.

    Viết trên Twitter, ông Trump nhấn mạnh chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra và rằng tiền tài trợ của Mỹ cho cơ quan y tế toàn cầu vẫn bị phong tỏa.

    Ông Trump đă đ́nh chỉ các khoản đóng góp của Mỹ cho WHO vào ngày 14 tháng 4, cáo buộc họ truyền bá “thông tin xuyên tạc” của Trung Quốc về vụ bùng phát virus corona và nói rằng chính quyền của ông sẽ duyệt xét lại tổ chức này. Các quan chức WHO phủ nhận các tuyên bố đó và Trung Quốc khẳng định họ minh bạch và công khai.

    Fox News, dẫn một bản thảo bức thư, đưa tin vào cuối ngày thứ Sáu rằng ông Trump đă sẵn sàng khôi phục một phần tài trợ cho WHO, ngang bằng với mức đóng góp của Trung Quốc.

    Mỹ là nước tài trợ lớn nhất của WHO. Nếu Mỹ để mức đóng góp của ḿnh ngang bằng với Trung Quốc, theo như tin của Fox, th́ mức tài trợ mới của Mỹ sẽ bằng khoảng một phần mười số tiền tài trợ trước đó khoảng 400 triệu đôla mỗi năm.

    Đáp lại những chỉ trích về việc nối lại các khoản tài trợ, ông Trump nói, “Đây chỉ là một trong nhiều ư tưởng đang được cân nhắc mà theo đó chúng ta sẽ trả 10% số tiền chúng ta đă trả suốt nhiều năm qua, ngang bằng với khoản tiền của Trung Quốc vốn thấp hơn nhiều. Chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Mọi ngân quỹ đều bị phong tỏa.”

  8. #78
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Covid-19 : WHO họp đại hội trong bầu không khí căng thẳng Mỹ - Trung


    Tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO/OMS) Tedros Adhanom Ghebreyesus, trong một buổi họp báo về virus corona ngày 29/01/2020, tại trụ sở WHO ở Geneve, Thụy Sĩ. REUTERS - Denis Balibouse
    Minh Anh
    Ngày 18/05/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) họp đại hội đồng Y tế Thế giới trong ṿng hai ngày nhằm t́m cách phối hợp đối phó với dịch virus corona chủng mới. Căng thẳng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc rất có thể sẽ phá hỏng các cuộc tranh luận.


    Trong t́nh h́nh dịch bệnh hiện nay, các cuộc hội thảo trong khuôn khổ cuộc họp thường niên của WHO năm nay với sự tham gia của 194 quốc gia thành viên được tổ chức trực tuyến.

    Mục tiêu của cuộc họp là đạt được một đồng thuận cho dự thảo nghị quyết yêu cầu lănh đạo WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus phải « sớm khởi động một quy tŕnh đánh giá nhằm xem xét khả năng ứng phó dịch tễ của cộng đồng quốc tế cũng như là các biện pháp do WHO đưa ra ».

    Hơn nữa, việc « xác định nguồn gốc bệnh truyền nhiễm của virus từ động vật sang người và t́m hiểu rơ đường lây nhiễm của virus trong dân chúng » là điều cấp thiết.

    Lănh đạo chiến dịch Y sĩ Không Biên giới Gaelle Krikorian nhấn mạnh rằng nghị quyết cũng nên kêu gọi « các sản phẩm y tế phải được phân phối rộng răi, nhanh chóng và công bằng nhất có thể » th́ công cuộc chống virus mới có hiệu quả.

    Làm thế nào đạt được một đồng thuận chung cho những câu hỏi trên trong khi các chủ đề gây bất đồng không phải là ít : Từ việc cải cách tổ chức, sự gia nhập của Đài Loan, phân phối vác-xin, cho đến việc gởi chuyên gia đến Trung Quốc… trong đó nguồn gốc dịch bệnh hiện đang là tâm điểm của cuộc khẩu chiến giữa Mỹ và Trung Quốc.

    AFP nhắc lại thời gian gần đây Hoa Kỳ liên tiếp cáo buộc Trung Quốc che giấu tầm mức của dịch bệnh và chỉ trích mạnh mẽ Tổ chức Y tế Thế giới đă đi theo lập trường của Trung Quốc, phớt lờ lời cảnh báo của Đài Loan, gây đại họa cho thế giới. Chính quyền Washington, với sự ủng hộ của một số nước kêu gọi WHO nên mời Đài Loan tham gia cuộc họp đại hội đồng năm nay, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.

  9. #79
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    WHO họp Hội Đồng Y Tế Thế Giới về Covid-19, Đài Loan không được mời


    Biểu hiệu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), tại trụ sở ở Geneve, Thụy Sĩ. AFP/File
    Thu Hằng
    Dịch Covid-19 buộc 194 nước thành viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO/OMS) họp đại hội đồng qua hệ thống viễn thông trong hai ngày 18 và 19/05/2020. Chủ đề chính là đại dịch Covid-19, trong bối cảnh nhiều nước nghi ngờ vai tṛ của WHO trong cách xử lư khủng hoảng dịch tễ. Đây cũng là một trong những điểm bất đồng làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung.


    Chính quyền Đài Bắc, từng cảnh báo sớm với WHO về nguy cơ lây nhiễm từ người sang người và có chiến lược chống dịch Covid-19 rất hiệu quả, vẫn không được mời do Bắc Kinh luôn khẳng định Đài Loan là một phần lănh thổ của Trung Quốc.

    Thông tín viên RFI Jérémie Lanche tường tŕnh từ Genève:

    Về mặt chính thức, từ "Covid-19" không xuất hiện trên lịch làm việc. Nhưng trên thực tế, Hội Đồng Y Tế Thế Giới sẽ chỉ bàn về vấn đề này. Đầu tiên là văn kiện của Liên Hiệp Châu Âu cùng với khoảng 50 nước thành viên khác, yêu cầu quyền được tiếp cận các biện pháp điều trị một cách phổ quát, nhanh chóng và công bằng cho tất cả các quốc gia trên thế giới.

    Hoa Kỳ, nước muốn được độc quyền một loại vác-xin, có thể sẽ không đồng ư về điểm này. Ngược lại, Mỹ lại yêu cầu văn kiện trên đ̣i Tổ Chức Y Tế Thế Giới phải giải tŕnh rơ ràng về cách xử lư khủng hoảng của tổ chức này. Washington từng cáo buộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới chịu ảnh hưởng của Trung Quốc.

    Cuộc đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh sẽ là một hồ sơ khác được theo dơi, với yêu cầu mời Đài Loan trở lại Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Đài Bắc bị mất tư cách quan sát viên vào năm 2016, do Bắc Kinh gây áp lực.

    Cuối cùng, bài phát biểu của phía Mỹ cũng rất được trông đợi, v́ một số nước lo ngại rằng Washington sẽ rút hẳn khỏi Tổ Chức Y Tế Thế Giới ».

  10. #80
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Lộ thư mật ĐCS Trung Quốc gửi Tổng giám đốc WHO để ngăn cản Đài Loan tham gia Hội nghị Y tế Thế giới
    B́nh luậnMinh Thanh • 10:54, 18/05/20• 50073 lượt xem


    Cách đây vài ngày, lá thư bí mật của ĐCS Trung Quốc gửi Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros yêu cầu không cho Đài Loan tham gia Hội nghị Y tế Thế giới, đă bị lộ (Ảnh: Naohiko Hatta - Pool/Getty Images)

    Hội nghị Y tế Thế giới (WHA ) sẽ được tổ chức vào ngày 18/5. Một số quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á đă lên tiếng ủng hộ Đài Loan tham dự hội nghị lần này, nhưng đến nay Đài Loan vẫn chưa nhận được lời mời. Cách đây vài ngày, một bức thư bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gửi cho Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros, đă bị lộ. Trong thư, ĐCSTQ yêu cầu không cho Đài Loan tham gia Hội nghị và cứng rắn yêu cầu ông Tedros phải tuân thủ nguyên tắc ‘một Trung Quốc’.

    Vào ngày 15/5, tạp chí Hoa Kỳ Foreign Policy đă tiết lộ bức thư mật của ĐCSTQ. Trong thư, Bắc Kinh yêu cầu chính phủ của tất cả các nước đă gửi thư chung cho ông Tedros không được nêu các vấn đề về Đài Loan tại hội nghị, và phải tuân thủ nguyên tắc "một Trung Quốc".

    Bức thư viết: "Sự tham gia của Đài Loan vào WHA cần tuân theo nguyên tắc ‘một Trung Quốc’. Nhưng chúng tôi đă biết được rằng một số quốc gia thành viên có ư định nêu ra vấn đề tham gia của Đài Loan khi khai mạc Hội nghị. Điều này đi ngược lại với sự đồng thuận chung của các quốc gia thành viên, và không nên đưa ra vấn đề gây tranh căi nào trong hội nghị trực tuyến".

    Trong thư, ĐCSTQ cũng kêu gọi ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tuân thủ nguyên tắc "Một Trung Quốc" về vấn đề Đài Loan, và lấy cớ "đối mặt với những thách thức chưa từng có", các nước nên tập trung chống dịch bệnh thay v́ để cho những thao túng chính trị làm phân tâm.

    ĐCSTQ cũng yêu cầu chính phủ của tất cả các quốc gia kư bức thư này để gây áp lực với WHO không nêu ra vấn đề "khôi phục lại vị trí quan sát viên của Đài Loan trong WHO" tại Hội nghị.

    Trên thực tế, đợt bùng phát đại dịch lần này đă cho Đài Loan một cơ hội để nâng cao vị thế quốc tế. Tính đến ngày 16/5, đă có hơn 4,68 triệu ca nhiễm dịch được chẩn đoán trên toàn cầu và số ca tử vong vượt quá 310.000. Tại Đài Loan, chỉ cách Trung Quốc một eo biển, hiện mới có 440 ca được xác nhận nhiễm dịch, trong đó có 7 ca tử vong.

    Thành tích chống dịch của Đài Loan đă nhận được sự chú ư và công nhận trên toàn thế giới. Trong những tuần gần đây, chính quyền Tổng thống Trump ở Hoa Kỳ đang t́m kiếm sự hỗ trợ của các đồng minh quan trọng để khôi phục vị thế Đài Loan như một quan sát viên của WHO. Hiện tại, với sự hỗ trợ của Nhật Bản, Hoa Kỳ đă thuyết phục thành công một số đồng minh quan trọng bao gồm Úc, Anh, Canada, Pháp, Đức và New Zealand để cùng kư một bức thư gửi ông Tedros yêu cầu ông mời Đài Loan tham gia Hội nghị trực tuyến của WHA tổ chức vào ngày 18 và 19/5 . Sự việc này đă khiến ĐCSTQ vô cùng bất măn.

    Minh Thanh

    Theo NTDTV

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •