Page 1 of 10 12345 ... LastLast
Results 1 to 10 of 92

Thread: TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG


    Trung Quốc bị chỉ trích nặng nề v́ ‘được bổ nhiệm’ vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc
    B́nh luậnDu Miên • 00:11, 07/04/20• 179 lượt xem


    Các đại biểu tham dự khai mạc phiên họp chính hàng năm của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 24/2/2020 tại Geneva. - (Fabrice Coffrini / AFP qua Getty Images)
    Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đă được chỉ định tham gia vào một ủy ban trong Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ), chuyên trách việc chọn các nhà điều tra nhân quyền của hội đồng, bất chấp hàng loạt thông tin về các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với các nhóm tôn giáo, những người bất đồng chính kiến ​​và dân tộc thiểu số của ĐCSTQ.

    Jiang Duan, đặc sứ phụ trách nhiệm vụ của Trung Quốc đối với LHQ tại Geneva, được bổ nhiệm vào ngày 01/4 để trở thành đại diện châu Á-Thái B́nh Dương của nhóm tư vấn bao gồm 5 thành viên của Hội đồng.

    Nhóm này sẽ đề cử các ứng cử viên cho vai tṛ các chuyên gia độc lập, với nhiệm vụ điều tra và báo cáo về các t́nh huống nhân quyền ở các quốc gia cụ thể, hoặc về các vấn đề như tự do tôn giáo hoặc tự do ngôn luận.

    Tổ chức UN Watch (có trụ sở tại Geneva) - một nhóm vận động nhân quyền chuyên giám sát các hoạt động và biểu quyết của LHQ, đă chỉ trích việc quyết định bổ nhiệm này là “vô lư và vô đạo đức”.

    Trong một tuyên bố vào ngày 02/4, giám đốc điều hành UN Watch, ông Hill Neuer đă phát biểu: “Việc cho phép một chế độ áp bức và vô nhân đạo như ĐCSTQ có quyền lựa chọn các nhà điều tra thế giới về quyền tự do ngôn luận, lạm quyền tùy tiện giam giữ và cưỡng chế mất tích, cũng giống như việc để một người mắc chứng ‘cuồng phóng hỏa’ vào ban chỉ huy toàn đội chữa cháy vậy”.

    ĐCSTQ thường xuyên được Hoa Kỳ và các cơ quan đấu tranh v́ nhân quyền gọi là “một trong những chính quyền lạm dụng nhân quyền và quyền tự do tôn giáo hàng đầu thế giới”. Cùng với việc đàn áp các nhóm tín ngưỡng như các học viên Pháp Luân Công, Cơ Đốc giáo, Phật giáo Tây Tạng và Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), chính quyền này cũng đàn áp những người chỉ trích ĐCSTQ hoặc lên tiếng về các vấn đề nhạy cảm của chế độ xă hội chủ nghĩa.

    Khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) mới khởi phát tại Vũ Hán, ĐCSTQ đă bịt miệng những bác sĩ đầu tiên lên tiếng cảnh báo về loại virus Corona Vũ Hán (c̣n gọi là virus ĐCSTQ) này, và khiển trách họ v́ “lan truyền tin đồn”.

    Bác sỹ nhăn khoa Lư Văn Lượng đă chết v́ nhiễm bệnh khi điều trị cho bệnh nhân, được phong là 'anh hùng'
    Bác sỹ nhăn khoa Lư Văn Lượng đă chết v́ nhiễm bệnh khi điều trị cho bệnh nhân, được phong là 'anh hùng'
    The Epoch Times gọi virus Corona Vũ Hán, căn nguyên của căn bệnh COVID-19, là “virus Đảng Cộng sản Trung Quốc” hay “virus ĐCSTQ” v́ ĐCSTQ đă che đậy và quản lư sai lầm, khiến đại dịch bùng phát, lây lan khắp Trung Quốc và gây ra đại dịch toàn cầu.

    Ông Neuer đă nêu rơ vấn đề: “Khi mà thế giới đang phải hứng chịu đại dịch viêm phổi Vũ Hán, vốn lây lan và gây chết người với tốc độ chóng mặt ở Vũ Hán, th́ ĐCSTQ lại “bịt miệng” các bác sĩ, nhà báo và các công dân khác, những người đă cố gắng gióng lên hồi chuông cảnh báo. Vậy v́ lẽ ǵ mà chính quyền Bắc Kinh có thể tham gia vào việc lựa chọn giám sát viên toàn cầu về quyền sức khỏe tiếp theo của LHQ?”

    Tư cách thành viên của Hội đồng Nhân quyền gồm 47 quốc gia đă thu hút sự quan tâm trong nhiều năm qua. Hoa Kỳ đă rút khỏi tổ chức này vào năm 2018, tiếp sau đó là LHQ. Đại sứ Nikki Haley của Hoa Kỳ đă gọi tổ chức này là “người bảo vệ cho các vi phạm nhân quyền và là ‘vũng bùn’ của sự thiên vị chính trị”.

    Ở thời điểm đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đă có nhận xét: “Hội đồng Nhân quyền đă trở thành nơi tập trung những kẻ đạo đức giả đến không biết xấu hổ, với hàng loạt vụ việc lạm dụng nhân quyền tồi tệ nhất thế giới hoàn toàn bị phớt lờ và một số người phạm tội nghiêm trọng nhất thế giới lại đang đường hoàng ngồi trong chính hội đồng đó”.

    Ông nêu đích danh Trung Quốc, Cuba và Venezuela là một trong những quốc gia vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất đang giữ vị trí trong hội đồng này.

    Du Miên

    Theo The Epoch Times

  2. #2
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Syria: LHQ tránh nêu tên Nga trong các vụ không kích bệnh viện

    Môt xe cứu thương biến thành đống sắt vụn sau vụ oanh kích vào thành phố do phiến quân kiểm soát Atareb, gần Aleppo, Syria, ngày 15/11/2016. REUTERS - Ammar Abdullah

    Hôm qua 06/04/2020, AFP cho hay, báo cáo của ủy ban nội bộ của Liên Hiệp Quốc, được thành lập hồi mùa hè năm ngoái để điều tra về các vụ tấn công vào các cơ sở dân sự ở Syria hồi năm 2019, đă tránh trực tiếp nêu vai tṛ của Nga.



    Vị trí của các cơ sở dân sự, trong đó có nhiều bệnh viện đă được Liên Hiệp Quốc thông báo cho các bên tham chiến để tránh không kích vào những nơi này. Theo tóm tắt của báo cáo kết luận mà AFP có được, « phía Syria đă nhiều lần không đáp lại yêu cầu » cho ủy ban điều tra tới hiện trường. Không hề nêu tên Nga, báo cáo của Liên Hiệp Quốc kết luận « chính phủ Syria cùng với các đồng minh, hoặc các đồng minh của họ đă tiến hành các vụ không kích » vào các bệnh viện.

    Năm 2019, nhật báo Mỹ New York Times đă công bố một điều tra riêng trong đó Nga bị nêu đích danh đă trực tiếp tham gia vào các vụ tấn công bệnh viện tại Syria. Nga vẫn luôn bác bỏ các cáo buộc tấn công vào các mục tiêu dân sự ở Syria.

    Hồi cuối tháng 7/2019, 10 thành viên Hội Đồng Bảo An LHQ ( Đức, Pháp, Anh, Mỹ, Indonesia, Koweit, Peru, Ba Lan và CH Dominicana) đă yêu cầu tổng thư kư LHQ Antonio Guterres điều tra về các vụ tấn công vào các cơ sở y tế ở Syria.

    Trong một bức thư, ông Antonio Guterres nhấn mạnh công việc của ủy ban điều tra không phải là truy t́m tội phạm, mà mục tiêu chỉ nhằm cải thiện việc ngăn ngừa những cuộc tấn như vậy.

    Một số nước phương Tây và tổ chức phi chính phủ cho rằng các vụ không kích vào mục tiêu dân sự ở Syria phải bị coi là tội ác chiến tranh

  3. #3
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Việt Nam phản đối Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc
    2020-04-07


    H́nh minh hoạ. H́nh chụp vệ tinh một thực thể không có người ở thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa các nước ở Biển Đông
    Reuters
    Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc vào ngày 30 tháng 3 vừa qua đă gửi công hàm cho tổ chức này để phản đối hai công hàm của Trung Quốc đưa ra vào ngày 12 tháng 12 năm ngoái và ngày 23 tháng 3 năm nay về vấn đề Biển Đông.

    Nội dung chính trong công hàm của Phái đoàn Thường Trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc là bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông, sau khi Bắc Kinh phản đối công văn của Philippines và Malaysia.

    Vào ngày 23 tháng 3 vừa qua Trung Quốc đă gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản hồi tài liệu của Philippines. Theo đó Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc ‘ có chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa và vùng biển liền kề’, ‘ có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan, với đáy biển và ḷng đất’. Bắc Kinh cũng nhắc lại Trung Quốc có quyền chủ quyền’ ở Biển Đông dựa trên ‘bằng chứng lịch sử và pháp lư’.

    Trước đó vào ngày 12/12 năm ngoái, Bắc Kinh cũng gởi lên Liên Hiệp Quốc công ước phản hồi tài liệu của Malaysia với yêu sách Trung Quốc có chủ quyền đối với các quần đảo ở Biển Đông gồm Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa.

    Tây Sa là tên Trung Quốc gọi Hoàng Sa và Nam Sa là Trường Sa. Trung Quốc tự vạch ra đường đứt khúc 9 đoạn để tuyên bố chủ quyền đến gần 90% Biển Đông.

    Vào tháng 7 năm 2016, Ṭa Trọng Tài Thường Trực của Liên Hiệp Quốc ra phán quyết tuyên đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vạch ra ở Biển Đông để tuyên bố chủ quyền là phi pháp không có cả căn cứ pháp lư và lịch sử.

    Củng tin liên quan, vào ngày 7 tháng 4, toàn bộ tám ngư dân trên chiếc tàu cá bị Trung Quốc đâm ch́m hôm khuya ngày 2 tháng 4 đă về đến đất liền.

    Số này về cùng ngư dân trên hai tàu ứng cứu khác của ngư dân Quảng Ngăi. Tất cả được cách ly để pḥng dịch COVID-19. Lư do được Giám đốc Trung tâm Y tế Huyện B́nh Sơn tỉnh Quảng Ngăi cho biết v́ những người này bị tiếp xúc với lực lượng trên tàu Hải cảnh Trung Quốc.

  4. #4
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Tổ Chức WHO: COVID-19 có thể lây lan 1 đến 3 ngày trước khi thấy triệu chứng bệnh
    Apr 7, 2020 cập nhật lần cuối Apr 7, 2020

    Bác Sĩ Maria Van Kerkhove. (H́nh: CNN)
    GENEVA, Thụy Sĩ (NV) — Các giới chức thuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) hôm Thứ Hai, 6 Tháng Tư, nói rằng virus COVID-19 có thể khởi sự lây lan từ người nhiễm, nhưng không có triệu chứng bệnh, khoảng từ một đến ba ngày trước khi bệnh phát ra.

    Theo bản tin của NBC News, Bác Sĩ Maria Van Kerkhove, người đứng đầu toán chuyên gia của WHO về COVID-19, nói trong cuộc họp báo ở Geneva rằng điều quan trọng nhất cần phải lưu ư là ngay cả trong thời gian trước khi bệnh phát ra, người nhiễm virus vẫn có thể truyền bệnh qua những hạt nước nhỏ bắn ra từ mũi và miệng.

    Bà nói rằng các dữ kiện có được cho thấy có nhiều trường hợp bị lây lan mà không hay biết.


    Bác Sĩ Mike Ryan, giám đốc đặc trách chương tŕnh đối phó t́nh trạng khẩn cấp của WHO, nói có thể có số lượng đông đảo người trong t́nh trạng này mà giới chức y tế không phát giác được v́ t́m kiếm họ không đúng cách.

    Kết quả một cuộc nghiên cứu ở Singapore, được CDC công bố hồi tuần qua, cho thấy những người nhiễm COVID-19 mà không biết, đang góp phần làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm này, cho dù vẫn cảm thấy khỏe mạnh.

    “Các kết quả này cũng cho thấy để có thể ngăn chặn dịch, việc chỉ ngăn không cho người có triệu chứng bệnh tiếp xúc với người khác có thể là không đủ, v́ người không có triệu chứng vẫn có thể truyền bệnh,” theo các nhà nghiên cứu. (V.Giang)

  5. #5
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    WHO cảnh báo thiếu hụt y tá trầm trọng trên thế giới
    08/04/2020



    Lisa Schlein
    Y tá Ukraine giúp Thành phố New York


    Tổ chức Y tế Thế giới WHO cảnh báo t́nh trạng thiếu hụt y tá trầm trọng trên thế giới đang đặt sinh mạng của hàng triệu người trước rủi ro, đặc biệt là trong thời điểm thế giới đang phải chống chọi với đại dịch COVID-19.

    Để đánh dấu Ngày Y tế Thế giới, Phúc tŕnh T́nh trạng Y tá Thế giới lần đầu tiên được WHO và Hội đồng Y tá Quốc tế công bố.

    Dữ liệu của 191 nước cho thấy sự đóng góp tích cực của y tá thường được đánh giá thấp. Thay v́ trân trọng đón chào kỹ năng và ḷng nhiệt thành của họ, cuộc thăm ḍ cho thấy các y tá thường bị bạo hành, kỳ thị và làm việc nhiều giờ dưới những điều kiện căng thẳng nhưng bị trả lương thấp.

    Y tá chiếm hơn phân nửa tất cả nhân viên y tế trên thế giới và là xương sống của bất cứ hệ thống y tế nào. Phúc tŕnh cho thấy có dưới 28 triệu y tá trên toàn cầu, tức thiếu gần 6 triệu y tá.

    T́nh trạng thiếu y tá lớn nhất được phát hiện tại các nước Châu Phi, ĐôngNam Á, vùng Đông Địa Trung Hải và một phần Châu Mỹ Latin. Giám đốc điều hành Hội đồng Y tá Quốc tế và đồng tác giả của phúc tŕnh, Howard Catton, nói thiếu hụt y tá khiến nhiều sinh mạng gặp nguy cơ, nhất là trong bối cảnh COVID-19 lây lan mạnh.

    “Chứng cứ cho thấy những nơi thiếu y tá th́ mức độ lây nhiễm, sai lầm y khoa, xác định bệnh nhân ngày càng kém, tỉ lệ tử vong cao hơn,” ông Catton nói.

    “Con số y tá là một vấn đề an toàn của bệnh nhân, là vấn đề đáng lưu ư v́ thiếu y tá làm lực lượng y tá của chúng ta hiện nay kiệt sức. Mức trầm cảm cao, ṃn mỏi, cũng như tỷ lệ bỏ việc cao.”

    Phúc tŕnh ghi nhận là nhiều nước giàu đào tạo không đủ y tá để đáp ứng nhu cầu y tế của họ. Do đó họ dùng y tá của những nước nghèo với mức lương cao hơn lương tại quê nhà của họ.

    Một đồng chủ tịch khác của phúc tŕnh vừa kể là ông Baroness Mary Watkins. Ông nói có một cách để ngưng chảy máu chất xám của những nước đang phát triển là cải thiện điều kiện làm việc của những y tá tại các nước này.

    “Không chỉ về mặt tiền lương nhưng c̣n về mặt an toàn và điều kiện làm việc, tránh bạo hành nơi làm việc và, như nhấn mạnh hiện nay, với đầy đủ trang bị bảo hộ cá nhân chống COVID-19 để đảm bảo là y tá không bị lây nhiễm tại nơi làm việc như lúc này,” ông Watkins nói.

    Không có con số chính xác về tỉ lệ lây nhiễm trong số nhân viên y tế. Tuy nhiên các giới chức WHO nói dữ liệu hiện nay cho thấy con số lây nhiễm COVID-19 đang lên cao ở mức báo động.

    Italy chẳng hạn, đă báo cáo tỉ lệ lây nhiễm 9% trong số nhân viên y tế trong 3 tuần qua, và mới đây Tân Ban Nha cho biết con số này là 14%. Họ lưu ư có tới 100 y tá và những nhân viên y tế khác chết v́ virus corona do thiếu trang bị bảo hộ cá nhân và những vật dụng cần thiết khác để giúp họ an toàn.

  6. #6
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Virus Corona: Đài Loan Đấu Với WHO và Trung Quốc


  7. #7
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Tổ Chức Y Tế Thế Giới : Vai tṛ suy yếu v́ các nước « mạnh ai nấy làm »



    Tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới edros Adhanom Ghebreyesus (G) họp báo tại Geneve, Thụy Sĩ, ngày 16/03/2020 Christopher Black/WHO/Handout via REUTERS

    Kể từ khi được thành lập vào ngày 07/04/1948, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), với 194 thành viên, chưa bao giờ phải đối mặt với đại dịch xảy ra đồng thời trên tất cả các châu lục như hiện nay.

    Chưa bao giờ Tổ Chức Y Tế Thế Giới có cơ hội khẳng định vai tṛ lănh đạo về vấn đề sức khỏe của người dân toàn cầu như hiện nay. Thế nhưng, dường như các ư kiến chỉ đạo của WHO không được các quốc gia lắng nghe và tổ chức này c̣n gặp khó khăn hơn nữa khi muốn thuyết phục các nước. Lư do : Quan điểm ích kỷ của các quốc gia, kiểu « nước nào lo cho nước đó ». Trên đây là nhận định của Libération, trong bài viết đăng ngày 31/03/2020.

    Điều đầu tiên khiến Tổ Chức Y Tế Thế Giới bị chỉ trích là sự phản ứng chậm chạp. WHO đă phản ứng chậm trễ khi virus Ebola bùng phát ở Tây Phi (Liberia, Sierra Leone, Guinea) vào năm 2014, mặc dù các thành viên của tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới khi đó đă báo động về t́nh trạng khẩn cấp. Lần này cũng vậy, WHO không kịp thời phản ứng khi virus corona hoành hành tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, trong khoảng thời gian từ tháng 12/2019 đến tháng 01/2020. Phải đến ngày 11/03, khi virus corona làm chết biết bao người trên khắp thế giới, Covid-19 mới được gọi là « đại dịch » và những nước vốn xem nhẹ dịch bệnh, như Vương quốc Anh hoặc Hoa Kỳ, mới bắt đầu có biện pháp đối phó.

    Sự chậm trễ này có thể là do WHO không muốn làm giảm uy tín của Trung Quốc. Khi được báo Libération hỏi về vấn đề này, tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói : « Chúng tôi chưa và cũng không chịu áp lực từ các quốc gia thành viên. Chúng tôi đề ra nguyên tắc và đưa ra các lời khuyên, và chúng tôi tôn trọng cách thức các quốc gia áp dụng để chống lại virus, dù đó là nước giàu hay nghèo ».

    Tuy nhiên, điều đáng lưu ư là mối liên hệ gần gũi giữa tổng giám đốc WHO với chính quyền Bắc Kinh, quốc gia đóng góp tài chính nhiều thứ hai cho định chế này, sau Hoa Kỳ. Thực ra, trước khi được bầu lên làm lănh đạo định chế y tế của Liên Hiệp Quốc, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus từng là ngoại trưởng của Ethiopia, một trong những « thành tŕ » Trung Quốc tại châu Phi. Hồi cuối tháng Giêng 2020, trong một cuộc họp với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, tổng giám đốc WHO không tiếc lời ca ngợi Bắc Kinh, trong khi chính Trung Quốc trước đó đă để virus lây lan nhanh chóng.

    Vấn đề thứ hai là sự yếu kém của WHO trước thái độ ích kỷ của các quốc gia trong thời kỳ khủng hoảng dịch bệnh chưa từng có. Antoine Flahault, giám đốc Viện Sức Khỏe Toàn Cầu thuộc đại học Genève, Thụy Sĩ, nhấn mạnh : « Tổ Chức Y Tế Thế Giới đă không đưa ra chỉ dẫn rơ ràng cho các quốc gia, nhất là về việc triển khai biện pháp đóng cửa trường học, hạn chế tụ tập đông người … Về biên giới giữa các nước, WHO đề nghị các nước không đóng cửa khẩu, nhưng khi các nước như Đức, Ư, Áo phong tỏa biên giới th́ tổ chức Y Tế Thế Giới lại không có phản ứng. Thực ra, biện pháp của các nước nói trên hoàn toàn vi phạm các quy định quốc tế về y tế mà chính các nước đă kư và có tính bắt buộc ».


    WHO có nguồn tài chính rất khiêm tốn. Ngân sách dành cho WHO chỉ là 4,4 tỷ đô la (4 tỷ euro), chỉ gần gấp đôi so với ngân sách dành cho hoạt động của Bệnh viện đại học Genève, Thụy Sỹ. Chi phí đóng góp của 194 quốc gia thành viên hiếm khi được thanh toán đúng hạn. Và số tiền đóng góp đó cũng chỉ chiếm 1/5 tổng số ngân sách của WHO. 80% c̣n lại là từ các nguồn đóng góp tự nguyện từ các nước và các tổ chức tư nhân như vợ chồng tỉ phú Bill Gates và Melinda Gates hoặc các tỉ phú Jack Ma của Trung Quốc hay Aliko Dangote của Nigeria. Đây là những tỉ phú được cho là rất hào phóng với Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Đổi lại, các nhà hảo tâm này có quyền đ̣i hỏi tiền của họ được đầu tư vào đâu. Vấn đề là lựa chọn của họ không phải lúc nào cũng phù hợp với các ưu tiên của WHO.

    Rơ ràng là, lẽ ra cuộc chiến chống virus corona phải mang lại cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới khả năng lănh đạo thế giới, nhưng trên thực tế, WHO lại hài ḷng với việc chỉ đồng hành cùng quyết định mà chính phủ các nước đưa ra. Chuyện này tương tự như t́nh trạng trong buồng lái máy bay không có ai điều khiển. Chúng ta hiện giờ không có bất cứ kế hoạch toàn cầu nào với những đường hướng rơ ràng để áp dụng cho toàn bộ thế giới.

    Hàng ngày, vào một giờ cố định, từ pḥng họp báo trống trải, đại diện Tổ Chức Y Tế Thế Giới chỉ nhắc lại là bằng mọi giá phải « làm gián đoạn chuỗi truyền bệnh ». Trong khi đó, lănh đạo các Nhà nước và chính phủ chỉ quan tâm đến dư luận trong nước, thông báo với dân chúng rằng họ đang nỗ lực tối đa để pḥng chống dịch bệnh. Bác sĩ người Anh, David Nabarro, giám đốc Viện sáng kiến sức khỏe toàn cầu, Đại học Hoàng gia Luân Đôn, một chuyên gia trong cuộc chiến chống dịch Ebola, đặc phái viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới về dịch Covid-19 từ cuối tháng 02, nhấn mạnh một thực tế là hiện giờ thế giới không có một giải pháp nào với sự phối hợp liên chính phủ.

    Vào năm 2005, hai năm sau khi dịch SARS bùng phát ở các nước châu Á, WHO đă sửa đổi hoàn toàn các tiêu chuẩn để có khả năng phản ứng nhanh nhạy trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng dịch bệnh mới. Điều này phát huy hiệu quả khi xảy ra dịch cúm A (H1N1) năm 2009. Tuy nhiên, Tổ Chức Y Tế Thế Giới khi đó ngay lập tức bị tố cáo hành động thái quá.

    Điều cơ bản trong quy định mới về y tế của quốc tế khi đó là các Nhà nước thành viên trước hết phải báo cáo trực tiếp lên trụ sở của định chế WHO ở Genève, Thụy Sỹ, báo cáo ngay khi bùng phát dịch bệnh, và nhất là khẩn trương chia sẻ thông tin để cộng đồng khoa học quốc tế có thể nhanh chóng nắm bắt t́nh h́nh. Sau đó, Tổ Chức Y Tế Thế Giới đảm nhiệm việc điều phối hoạt động kiểm dịch, đưa ra các báo động và kiến nghị.

    Nước nào lo cho nước đó

    Các nguyên tắc mới này đă được tất cả các quốc gia phê chuẩn và có tính ràng buộc về mặt pháp lư. Tuy nhiên, một nhà ngoại giao châu Phi ở Genève nhận định : « Không mấy nước tôn trọng những quy định đó. Kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng virus corona, các nước chỉ hành động v́ nước đó mà thôi. Tất cả mọi quốc gia đều quên mất các chỉ thị mà chúng tôi đă phải vất vả đàm phán và có được, bởi v́ không nước nào muốn từ bỏ một phần chủ quyền của ḿnh cho một « bộ máy quốc tế ». Luôn luôn là như vậy ». Tổ Chức Y Tế Thế Giới không thể trừng phạt những nước làm sai, cũng không buộc các quốc gia phải thực hiện biện pháp này hay hủy bỏ biện pháp khác, ngay cả khi rơ ràng là biện pháp đó không tốt.

    Hồi tháng 02, giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đă gửi 2 lá thư riêng cho các quốc gia thành viên để nhắc nhở họ về nghĩa vụ. Thế nhưng, định chế y tế thế giới lại không chịu nêu đích danh các nước không tuân thủ quy định. Ông Michael Ryan, quan chức số 2 của tổ chức này nhắc lại : « WHO không can thiệp vào cuộc tranh luận công khai và không chỉ trích quyết định của các quốc gia thành viên ».

    Trong khi chờ đợi, từ pḥng họp lớn vắng vẻ, các quan chức của WHO hàng ngày vẫn kiên nhẫn trả lời những câu hỏi ẩn chưa nỗi lo từ khắp các châu lục. Câu trả lời của các đại diện Tổ Chức Y Tế Thế Giới mang tính hướng dẫn chứ không mang lại kết quả, bởi v́ các quyết định hiện nay vẫn do chính phủ từng nước đưa ra từ thủ đô mỗi quốc gia. Báo Libération kết luận Tổ Chức Y Tế Thế Giới và cơ quan mẹ là Liên Hợp Quốc, xét đến cùng th́ giống nhau ở chỗ đều bị chia rẽ.

    ́
    Last edited by dtkcamau; 08-04-2020 at 10:38 PM.

  8. #8
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Tổng thư kư của WHO - Đừng chính trị hóa coronavirus trừ khi muốn có thêm nhiều túi đựng xác chết!


    CTV Danlambao - Sau khi tổng thống Donald Trump hăm doạ sẽ cắt bỏ tài trợ đối với WHO v́ cách tổ chức này giải quyết đại dịch Vũ Hán, Tổng thư kư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đă khuyến cáo lănh đạo các quốc gia là đừng chính trị hoá đại dịch Covid-19.

    Với luận điệu "hăy tập trung vào việc cứu người", Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố: "If you want to be exploited and if you want to have many more body bags, then you do it. If you don’t want many more body bags, then you refrain from politicizing it." (Nếu bạn muốn bị lợi dụng và nếu bạn muốn có nhiều túi đựng xác hơn th́ bạn làm điều đó. Nếu bạn không muốn có nhiều túi xác chết th́ bạn kiềm chế việc chính trị hóa nó.)"



    Tuyên bố không chính hoá vi khuẩn Vũ Hán của Tedros diễn ra một ngày sau khi tổng thống Hoa Kỳ - Donald Trump nhiều lần lên tiếng phê phán WHO và Tàu cộng trong cách giải quyết đại dịch và cho rằng WHO - một cơ quan của Liên Hợp Quốc chịu trách nhiệm về sức khỏe cộng đồng quốc tế - đă có thái độ thiên vị và bao che cho Bắc Kinh.

    Hoa Kỳ là quốc gia tài trợ lớn nhất của WHO và ông Trump có ư định sẽ dừng hỗ trợ tài chánh cho tổ chức này. Ông cho rằng WHO đă có quá nhiều sai lầm, không cung cấp nhiều thông tin khi đại dịch vừa bùng phát và nghiêng về phía Trung cộng trong việc che giấu thông tin.

    Trong vai tṛ tổng thư kư của WHO, Tedros đă nhắm mắt làm ngơ những ǵ đă xảy ra ở Vũ Hán cũng như ở Trung Quốc sau khi gặp Tập Cận B́nh vào tháng Giêng. Tedros đă giúp Tập làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng, tầm lây lan và ảnh hưởng sâu rộng của vi khuẩn Vũ Hán.

    Ngay từ đầu, Tedros Adhanom Ghebreyesus đă bảo vệ Trung Quốc mặc dù Bắc Kinh đă quản lư sai lầm dịch bệnh gây ra bởi vi rút có khả năng truyền nhiễm rất cao. Khi số ca mắc bệnh và số người chết tăng vọt, WHO đă cố t́nh chần chừ nhiều tháng trước khi tuyên bố ổ dịch Vũ Hán là một đại dịch, mặc dù Covid-19 đă đáp ứng các tiêu chí lây truyền giữa người, tỷ lệ tử vong cao và lây lan trên toàn thế giới. Chỉ đến khi Bắc Kinh tuyên bố đă kiểm soát được dịch tại Trung Quốc, Tedros mới tuyên bố Covid-19 là đại dịch.

    Tedros là người Ethiopia. Quốc gia vùng Đông Phi này được mệnh danh là "Little China / nước Tàu nhỏ" và là đầu cầu cho Bắc Kinh gây ảnh hưởng toàn châu Phi và là ch́a khóa để Tập Cận B́nh mở rộng cửa cho sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc tại Phi Châu.

    Với sự vận động hành lang của Bắc Kinh đối với các thành viên quốc gia Phi Châu vốn nhận nhiều viện trợ và các công tŕnh xây dựng của Tàu, Tedros đă được bầu vào vị trí Tổng thư kư của WHO vào năm 2017, mặc dù ông ta không được đào tạo như một bác sĩ y khoa và không có kinh nghiệm trong lănh vực quản lư sức khỏe toàn cầu.

    Tedros vốn là cựu bộ trưởng bộ y tế và bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho Ethiopia. Ông cũng thành viên điều hành cao cấp của đảng chính trị Mặt trận giải phóng nhân dân Tigray (TPLF) - một tổ chức bị liệt vào danh sách Khủng bố toàn cầu. Sau khi ông trở thành người đứng đầu WHO, Tedros đă bổ nhiệm nhà độc tài Robert Mugabe của Zimbabwe làm "đại sứ thiện chí" của WHO.

    Hiện nay đă có hơn 752 ngàn người trên khắp thế giới kư thỉnh nguyện thư yêu cầu băi nhiệm Tedros ra khỏi chức vụ Tổng thư kư của WHO.

    Trang thỉnh nguyện thư ở tại link:

    https://www.change.org/p/united-nati...rector-general

    Nguồn tham khảo:

    - https://thehill.com/policy/internati...u-want-to-have

    - https://thehill.com/opinion/internat...e-for-pandemic

    09.04.2020


    CTV Danlambao
    danlambaovn.blogspot .com

  9. #9
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    Tin vui từ TT Donald Trump |W|H|O| như cá nằm trên thớt


  10. #10
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỔ CHỨC QUỐC TẾ: UN - WHO - WTO - HUMAN RIGHT: BI HÀI KỊCH BẤT XỨNG

    WHO nói người khỏe không cần đeo khẩu trang, trong khi CDC khuyến cáo dân Mỹ che mặt
    Apr 8, 2020 cập nhật lần cuối Apr 8, 2020

    Người dân đeo khẩu trang trên đường phố ở New York. (H́nh: Cindy Ord/Getty Images)
    GENEVA, Thụy Sĩ (NV) — Việc người khỏe mạnh có nên sử dụng khẩu trang trong thời đại dịch COVID-19 này hay không, hiện đang là một đề tài gây tranh căi gay gắt giữa các khoa học gia và tạo sự hoang mang trong công chúng khắp nơi.

    Theo bản tin của Business Insider, hôm Thứ Sáu tuần qua, Trung Tâm Pḥng Ngừa Dịch Bệnh Mỹ (CDC) đề nghị là tất cả mọi người dân Mỹ đều mang khẩu trang khi ra đường. Tuy nhiên, sang đến ngày Thứ Hai, 6 Tháng Tư, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) lại đưa ra hướng dẫn mới, nói rằng người khỏe mạnh không cần phải mang khẩu trang, cho dù là loại nào chăng nữa, v́ làm điều này không có thêm được sự bảo vệ nào đối với COVID-19.

    Hướng dẫn của WHO nói có một số chứng cớ cho thấy người chăm sóc cho những kẻ bị lây nhiễm virus có thể bảo vệ sức khỏe của họ bằng cách đeo khẩu trang, nhưng “hiện nay chưa có chứng cớ nào cho thấy việc đeo khẩu trang (dù là y tế hay các loại khác) của người khỏe mạnh khi ra ngoài công chúng, giúp họ không bị lây nhiễm các loại virus đường thở, kể cả COVID-19.”


    Tổ chức WHO cũng nói việc cả cộng đồng cùng đeo khẩu trang có thể đưa tới cảm tưởng sai lầm về sự an toàn, khiến người ta không tuân hành các biện pháp bảo vệ khác, có chứng cớ hiệu quả rơ rệt, như rửa tay và tự cách ly.

    WHO nói rằng khảu trang nên dành cho người nhiễm COVID-19 hay thường xuyên tiếp xúc với những người này, như giới chăm sóc bệnh nhân và nhân viên bệnh viện.

    WHO cũng khuyến cáo là người có các triệu chứng COVID-19 như ho hoặc khó thở hăy mang khẩu trang, cho dù họ chưa thấy dương tính, và nên tự cách ly, hỏi ư kiến bác sĩ từ nhà của ḿnh, và giữ vệ sinh, gồm cả rửa tay và thay khẩu trang.

    Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế lại cho rằng khuyến khích cả cộng đồng đeo khẩu trang là điều có lợi.

    Giáo sư Ben Cowling, dạy về môn dịch tễ và cũng là nhà nghiên cứu về khẩu trang tại University of Hong Kong, nói rằng nên đeo khẩu trang “không v́ sẽ giúp mọi người không bị lây nhiễm, mà là để giúp làm chậm sự lây nhiễm trong cộng đồng.” (V.Giang)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •