Page 3 of 9 FirstFirst 1234567 ... LastLast
Results 21 to 30 of 86

Thread: Remdesivir rút ngắn thời gian điều trị COVID-19

  1. #21
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỬ VONG CAO -Thuốc cứu mạng - để điều trị viêm phổi ĐCSTQ

    Chống Covid-19: Vác-xin pḥng lao có thể là trợ thủ hàng đầu


    Theo một số nghiên cứu, tiêm chủng lao có thể giúp kháng cự lại virus gây bệnh Covid-19. Trong ảnh test mantoux, phát hiện bệnh lao. © wikipedia

    Đại dịch Covid-19 làm hơn 100.000 người chết, khiến hơn một nửa nhân loại sống trong t́nh trạng bị phong toả hoặc giăn cách xă hội, đe dọa đẩy nền kinh tế toàn cầu vào đại suy thoái. Tuy nhiên, tác động của Covid-19 không giống nhau giữa các quốc gia. Gần đây xuất hiện một số điều tra sơ bộ đáng chú ư, cho thấy các quốc gia có truyền thống tiêm pḥng lao ít bị tác động bởi dịch Covid-19.



    Nhân tố này có thể giải thích một phần đáng kể cho tỉ lệ tử vong rất thấp tại nhiều quốc gia châu Á, v́ Covid-19. RFI tổng hợp thông tin về chủ đề này.

    Tương phản kỳ lạ giữa Nhật và Ư
    Trang mạng Asia Times, hôm 10/04/2020, trong một bài sơ kết về chủ đề này, dẫn điều tra của ông Gonzalo Otazu, giáo sư chuyên ngành y sinh học tại New York Institut of Technology, trong thời gian làm việc tại Nhật Bản mới đây, đă hết sức ngạc nhiên trước số lượng tử vong rất thấp, v́ bệnh dịch này. Kết quả nghiên cứu sơ bộ được công bố ngày 25/03 trên mạng medRxiv, chuyên công bố các nghiên cứu đă hoàn thiện, đang chờ các đồng nghiệp phản biện. Giáo sư Otazu và các cộng sự đă nhận ra một tương phản kỳ lạ giữa các quốc gia, nơi người dân được tiêm chủng pḥng lao, và các nơi không có.

    Tại Ư và Hoa Kỳ, nơi không có chính sách tiêm chủng lao đại trà, tỉ lệ tử vong do Covid-19 rất cao. Ngược lại, tại Nhật Bản, tỉ lệ này là rất thấp, cho dù Nhật đă '‘không thực thi chính sách phong toả xă hội nghiêm ngặt’’.

    Tương phản rơ nét ngay tại châu Âu
    Về nội bộ các nước châu Âu, sự tương phản cũng rơ nét. Tại Ư, nơi không có chương tŕnh vác-xin pḥng lao, tỉ lệ người chết là 292 trên một triệu dân. Trong khi tại Đức, số lượng người chết chỉ bằng một phần mười, 28 trên một triệu dân. Nhóm nghiên cứu ghi nhận việc vác-xin pḥng lao đă được sử dụng rộng răi tại miền đông nước Đức, tỉ lệ tử vong tại khu vực này thấp hơn phần c̣n lại của đất nước.

    Các quốc gia có chương tŕnh tiêm chủng lao khác, như Hàn Quốc, New Zealand cũng có tỉ lệ tử vong do Covid-19 thấp.

    Đọc thêm - Virus corona : Hàn Quốc chống dịch hiệu quả nhờ đâu ?
    Ê kíp nghiên cứu của giáo sư Otazu cũng đi sâu so sánh hai nhóm quốc gia. Một bên là các nước thực hiện chương tŕnh tiêm chủng từ sớm, và những người cao tuổi, nhờ được tiêm chủng khi c̣n nhỏ, dường như đă ít bị tổn thương do dịch bệnh Covid-19. Bên kia là những nước bắt đầu chương tŕnh tiêm chủng muộn hơn, như Iran, nơi nguy cơ tử vong cao hơn, có thể do những người cao tuổi không được tiêm chủng pḥng lao.

    Nhật Bản tiêm chủng sớm, Iran tiêm chủng muộn
    Nhật Bản bắt đầu tiêm chủng kể từ năm 1947, trong khi Iran chỉ mới tiêm chủng từ năm 1984. Tỉ lệ tử vong do Covid-19 của Nhật thấp hơn Iran đến 100 lần.

    Nghiên cứu của giáo sư Đại học New York không phải là duy nhất. Ngày 27/03, một điều tra khác đă được công bố trên mạng. Nghiên cứu do nhà niệu học Paul Hegarty, bệnh viện Mater, Dublin (Ailen) tiến hành liên quan đến 178 quốc gia. Tương tự như nghiên cứu của giáo sư Otazu, điều tra của bệnh viện Ailen cho thấy các quốc gia có chương tŕnh tiêm chủng lao có tỉ lệ tử vong thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia không có. Tỉ lệ bị nhiễm virus cũng tương tự.

    Nghiên cứu nhóm khoa học Ailen ghi nhận các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và Hồng Kông đă có chương tŕnh vác-xin pḥng lao ngay từ khi sinh. Tính trung b́nh các quốc gia này có tỉ lệ tử vong do Covid-19 là 0,7 người trên một triệu dân.

    Bệnh viện Ailen khuyến cáo sử dụng
    Riêng Đài Loan, tỉ lệ tử vong chỉ là 0,2 trên một triệu dân. Điểm đáng chú ư là Đài Loan có chương tŕnh tiêm pḥng lao từ những năm 1950, nhưng đă bắt đầu tiêm pḥng ngay từ những năm 1940. Một điểm khác tạo nên sự khác biệt của Đài Loan là do chính sách cách ly hiệu quả, dựa trên xét nghiệm.

    Nghiên cứu của bệnh viện Ailen kết luận là: ‘‘Vác-xin pḥng lao đă được sử dụng từ gần một thế kỷ. Ba tỉ liều vác-xin đă được tiêm kể từ khi vác-xin chính thức được sử dụng. Tính chất an toàn của loại vác-xin này đă được kiểm nghiệm... Trong khi chờ đợi có vác-xin đặc hiệu cho virus, việc sử dụng vác-xin pḥng lao đă có, và đă chứng tỏ độ an toàn, để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, là một công cụ quan trọng đẩy lùi dịch bệnh Covid-19’’.

    Lư do nào khiến người được tiêm pḥng lao ít bị tử vong hơn?
    Vác-xin pḥng lao, do hai nhà khoa học Pháp - bác sĩ, nhà vi trùng học Albert Calmette (1863 - 1933) và nhà thú y, nhà sinh học Camille Guérin (1872- 1961) - chế tạo, đă được sử dụng lần đầu tiên từ năm 1921. Vác-xin pḥng lao c̣n gọi là vác-xin BCG, tên viết tắt của “Bacille Calmette-Guerin” (vi trùng lao mang tên hai nhà khoa học Pháp).

    Trong suốt quá tŕnh sử dụng, loại vác-xin này đă chứng tỏ nhiều lợi ích, không chỉ trong việc pḥng lao. Vác-xin làm tăng cường hệ miễn dịch, cho phép bảo vệ người được tiêm khỏi nhiều căn bệnh và nhiều loại virus. Những người cao tuổi được tiêm pḥng lao ít bị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp hơn. Đối với các bệnh nhân bị ung thư bàng quang, vác-xin pḥng lao giảm kính thước của khối u và giảm tỉ lệ tử vong. Tiêm pḥng lao cũng được chứng minh giảm nguy cơ tiểu đường loại 1.

    Ông Mihai Netea, chuyên gia về bệnh lây nhiễm của Radboud University Medical Center, Hà Lan, phát hiện ra là loại vác-xin này có tác dụng đánh thức ‘‘một thứ kư ức của tế bào’’, kư ức của hệ thống miễn dịch bệnh sinh, cho phép cơ thể biết cách kháng cự lại các nhân tố gây bệnh mới. Đây là điều mà các nhà khoa học gọi là ‘‘miễn dịch được huấn luyện’’.

    Trang mạng Science et Avenir, trong bài '‘Vác-xin pḥng lao có hiệu quả để chống Covid-19 hay không?’’ giải thích thêm là, vác-xin này cho phép tránh cho hệ thống miễn dịch, phụ trách bảo vệ cơ thể, trong cuộc chiến chống lại virus, rơi vào t́nh trạng hoạt động quá tải, và chống lại chính cơ thể người bệnh. Hiện tượng - được gọi là '‘cơn cuồng phong cytokin’’, tức việc hệ miễn dịch sản xuất ồ ạt chất cytokin, các phân tử kích thích các phản ứng viêm - xuất hiện vào khoảng sau một tuần, kể từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên ở người bệnh. Khi phân tử này được sản xuất với khối lượng quá lớn, t́nh trạng viêm diễn ra quá mức nghiêm trọng, làm tổn thương các cơ quan nội tạng, như phổi.

    Pháp: Vác-xin pḥng lao giúp đề kháng với Covid-19 được nh́n nhận ra sao ?
    Cũng như nhiều nơi khác, Pháp đă ngay lập tức chú ư đến tiềm năng lớn của vác-xin pḥng lao. Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành song song. Trước hết là nghiên cứu điều tra về tiềm năng đă có có loại vác-xin này, bởi tại Pháp, tiêm pḥng lao đă từng là bắt buộc cho đến năm 2007.

    Inserm (Viện Quốc Gia về Y Tế và Nghiên Cứu Y Khoa) tiến hành một nghiên cứu lâm sàng với các hộ lư. Bà Camille Locht, giám đốc nghiên cứu của Inserm tại Viện Pasteur Lille, đang điều hành nghiên cứu này. Giám đốc nghiên cứu Viện Pasteur Lille cho biết đă tiến hành vác-xin lần thứ hai cho các hộ lư, tham gia nghiên cứu này, để theo dơi xem liều tiêm nhắc lại này có tác dụng như thế nào. Inserm sẽ so sánh kết quả này với các kết quả được tiến hành tại Hà Lan và Úc, nơi những người tham gia thử nghiệm lần đầu tiên được tiêm pḥng lao (hai quốc gia này không có chính sách tiêm pḥng lao đại trà trong quá khứ).

    Cùng nhóm nghiên cứu này chuẩn bị tiến hành một nghiên cứu lâm sàng quy mô lớn khác, phối hợp với Tây Ban Nha, cho phép đối chiếu kết quả tác động của vác-xin dựa trên sự so sánh hai nhóm, một được tiêm pḥng, và một không. Inserm cho biết kết quả sẽ chỉ có được sau từ 2 đến 3 tháng, kể từ khi nghiên cứu khởi sự.

    Hiện tại, các nhà nghiên cứu Pháp vẫn khá thận trọng, khi khẳng định khả năng tiêm pḥng lao giúp cơ thể kháng cự tốt hơn với virus gây bệnh Covid-19 là hướng rất đáng chú ư, nhưng cần phải được kiểm chứng qua các nghiên cứu lâm sàng nghiêm ngặt. Về mặt chính thức, Inserm cho rằng chưa đủ bằng chứng để đưa ra khuyến nghị tiêm pḥng lao nhằm tự vệ trước Covid-19.

    Thử nghiệm vác-xin pḥng lao: Ưu tiên các nhân viên y tế trên tuyến đầu
    Dù sao, nhóm nghiên cứu của Inserm nhấn mạnh, nỗ lực của Pháp trước hết nhắm vào các nhân viên y tế, họ là những người trên tuyến đầu, gánh chịu nhiều rủi ro nhất, cần được bảo vệ trước tiên, nếu phương pháp này tỏ ra thực sự hiệu quả. Ông Mihai Netea, chuyên gia về bệnh lây nhiễm của Radboud University Medical Center, Hà Lan, cũng khẳng định, đây cũng chính là mục tiêu của thực nghiệm lâm sàng, được khởi sự từ giữa tháng 3. Nghiên cứu được tiến hành trên 1.000 nhân viên y tế (chia làm hai nhóm đối chứng, 500 được tiêm, 500 không).

    Theo bà Camille Locht, giám đốc nghiên cứu của Inserm, cũng cần hỗ trợ khẩn cấp nhằm triển khai nghiên cứu này tại các quốc gia ''có tiềm lực giới hạn’’. Cuối tháng 3/2020, Inserm thông báo đang xem xét tiến hành nghiên cứu tại châu Phi.

    Một vấn đề khác cũng được đặt ra là, cần nhanh chóng tăng cưởng sản xuất vác-xin pḥng lao tại châu Âu, bởi với nhu cầu sử dụng vác-xin tăng vọt cho các bệnh nhân Covid-19 hiện nay, rất có nguy cơ thiếu vác-xin cho trẻ em tại nhiều quốc gia, nơi lao vẫn c̣n là một bệnh dịch đáng sợ.

    Hiện tại, nhiều phương pháp hứa hẹn có triển vọng đang được triển khai. Tuy nhiên, trước tốc độ lan truyền nhanh chóng của virus gây bệnh Covid-19, nhiều người cho rằng tốc độ nghiên cứu và phát triển các phương pháp vác-xin hay trị liệu như hiện nay là không đủ. Hôm qua, 12/02/2020, tỉ phú Bill Gates - người sáng lập Quỹ Bill và Melinda Gates, chuyên hỗ trợ tiến tŕnh nghiệm vác-xin và các phương pháp mới cho phép chóng có được miễn dịch - đă kêu gọi các cường quốc chung tay đầu tư mạnh, để khẩn trương cho ra đời một vác-xin mới chống Covid-19.

  2. #22
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỬ VONG CAO -Thuốc cứu mạng - để điều trị viêm phổi ĐCSTQ

    WHO: 70 vaccine chống corona đang được thử nghiệm trên toàn cầu
    14/04/2020



    Thử nghiệm Vaccine ngừa COVID-19 tại Mỹ.


    Có 70 loại vaccine có khả năng chống virus corona đang được thử nghiệm trên toàn cầu, trong đó có 3 loại đang được thử nghiệm trên người, theo Tổ chức Y tế Thế giới.

    Ứng viên lâu nhất là vaccine do Viện Công nghệ Sinh học Bắc Kinh thử nghiệm và Công ty Sinh học Hong Kong CanSino đang thử nghiệm ở giai đoạn 2, hăng tin Bloomberg loan tin.

    Hai vaccine khác đang được thử nghiệm trên người. Những vaccine này được hai công ty dược Mỹ Inovio và Moderna phát triển, Bloomberg cho biết, viện dẫn một tài liệu của WHO.

    T́nh trạng khẩn cấp của đại dịch khiến cho công nghiệp dược phải vội vă t́m vaccine, được dự trù sẽ sẵn sàng sử dụng vào năm tới là sớm nhất, sớm hơn rất nhiều so với từ 10 đến 15 năm trong tiến tŕnh có được vaccine đưa ra thị trường như trước đây.

    Moderna đă được các nhà ban hành qui định Mỹ vào tháng 3 chấp thuận bỏ qua giai đoạn thử nghiệm trên động vật và tiến hành trực tiếp trên người, trong khi những công ty lớn hơn như Pfizer và Sanofi đă có những ứng viên trong giai đoạn tiền lâm sàng sớm.

    Những thử nghiệm khác lạc quan hơn Giáo sư vaccine học Sarah Gilbert, Đại học Oxford, nói với tờ Times of London rằng kịch bản tốt nhất là đội nghiên cứu của bà có thể có vaccine sẵn sàng vào mùa thu 2020.

    “Tôi biết khá nhiều về dự án Oxford và thực sự rất tốt được thấy một số hy vọng, đặc biệt trên trang đầu của các tờ báo,” Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock tuần trước nói với tờ Washington Post

    Trong khi đó, quân đội Mỹ đă bắt đầu thử nghiệm trên loài khỉ tại Fort Detrick vào đầu tháng 4.

    Chuẩn tướng Không Quân Friedrick, Bác sĩ cố vấn y tế cho Chỉ huy trưởng Liên quân, nói với các phóng viên “Tôi nghĩ điều quan trọng đối với mọi ngưởi là hăy nhớ rằng tiến tŕnh này càng nhanh càng tốt. Chúng ta cân bằng rủi ro là làm thế nào chúng ta đảm bảo là ứng viên vaccine nào là an toàn?”

    (Nguồn The Hill/Bloomberg)

  3. #23
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỬ VONG CAO -Thuốc cứu mạng - để điều trị viêm phổi ĐCSTQ

    Sử dụng vắc-xin BCG ngừa lao, tỷ lệ tử vong do virus Vũ Hán giảm 6 lần?
    B́nh luậnThanh Long • 20:15, 14/04/20• 324 lượt xem


    Vắc xin ngừa lao BCG có từ ngày xưa, nhưng nay một số quốc gia đă ngưng tiêm pḥng bắt buộc... (Wikipedia)
    Theo các chuyên gia mới phát hiện, tỷ lệ tử vong do viêm phổi Vũ Hán tại các quốc gia có tiêm chủng vắc-xin BCG thấp hơn tới gần sáu lần...

    Mũi chích ngừa lao này đă có từ thế kỷ trước, nó từng được phát triển để bảo vệ chống lại bệnh lao, và với trẻ em từ 10 đến 14 tuổi, tiêm pḥng là bắt buộc; và ác chuyên gia cho biết, tỷ lệ tử vong do cúm Vũ Hán thấp hơn gần sáu lần ở các quốc gia có chích vắc-xin pḥng lao BCG.

    Vào năm 2005, khi tỷ lệ lao phổi giảm, việc tiêm vắc-xin BCG hàng loạt đă bị băi bỏ ở Anh.

    Nhưng giờ đây, các chuyên gia y tế tin rằng, mũi thuốc đó có thể đóng một vai tṛ quan trọng trong đại dịch virus Vũ Hán - bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch chống lại vi sinh vật gây bệnh. Họ đang cân nhắc việc chích nhắc cho mọi người một mũi vắc-xin lao, hay với một số người là liều đầu tiên, xem liệu nó có thể bảo vệ họ chống lại virus cúm Vũ Hán hay không.

    Đối với nghiên cứu mới phát hiện ra các quốc gia có tỷ lệ tử vong thấp hơn gần sáu lần so với các quốc gia không sử dụng BCG, nhóm nghiên cứu từ Hoa Kỳ đă điều chỉnh các yếu tố có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu - ví dụ t́nh trạng kinh tế của một quốc gia và tỷ lệ người cao tuổi. Sau đó, họ xem xét tỷ lệ tử vong trên một triệu cư dân của mỗi quốc gia với đủ dữ liệu.

    Theo Bloomberg, các chuyên gia của Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins cho biết: "Khảo sát mối liên hệ giữa việc chích ngừa BCG và giảm tỷ lệ tử vong do Covid-19 cho thấy có bằng chứng quá rơ ràng".

    Phát hiện trên của họ đă được công bố trên kho lưu trữ trực tuyến MedRix, mà không phải trên một tạp chí khoa học, v́ nghiên cứu này vẫn chưa được các học giả khác phản biện.

    Phân tích từ nghiên cứu
    Để phân tích, các nhà nghiên cứu đă sử dụng dữ liệu có sẵn công khai và ước tính tỷ lệ tử vong từ 50 quốc gia có báo cáo số liệu cao nhất.

    Để khử nhiễu và giúp cho dữ liệu các quốc gia có thể tương đồng, nhằm so sánh phân tích trên cùng trục thời gian dịch bệnh - khi mà mỗi quốc gia có thời gian phát dịch khác nhau, họ đă tính mốc thời gian từ ngày có trường hợp dương tính Covid-19 thứ 100; sau đó so sánh các số liệu nhiễm bệnh và tử vong lồng ghép với các chương tŕnh tiêm chủng BCG ở từng quốc gia.

    Kết quả cho thấy, tỷ lệ tử vong trung b́nh thay đổi đáng kể theo phân loại kinh tế của mỗi quốc gia. Tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên một triệu người đối với các nước thu nhập trung b́nh thấp là 0,4; đối với nước thu nhập trung b́nh và thu nhập cao lần lượt là 0,65 và 5,5.

    Nhóm nghiên cứu nói rằng, thực tế các quốc gia giàu có có tỷ lệ tử vong cao hơn là "phản logic" (không hợp lư) nhưng không thể giải thích được tại sao.

    Họ dẫn một nghiên cứu trước đây, theo đó: "Tử vong do bệnh hô hấp cấp tính thường cao hơn ở những nơi có thu nhập thấp do nhiều yếu tố rủi ro kinh tế và nhân khẩu học xă hội".

    Các học giả cho biết nghiên cứu của họ nên được thực hiện một cách thận trọng v́ có một số vấn đề có thể làm sai lệch những phát hiện.

    "Bất chấp tất cả những cảnh báo này, mối quan hệ nghịch đảo giữa t́nh trạng kinh tế của đất nước và tỷ lệ tử vong do Covid-19 và mối liên hệ sinh học mạnh mẽ với việc tiêm chủng BCG rất thú vị”.

    "Những phát hiện này đảm bảo sự giám sát dịch tễ học sâu hơn và xuất hiện triển vọng tiến hành các thử nghiệm ngẫu nhiên riêng lẻ".

    Thử nghiệm chích ngừa BCG
    Nghiên cứu này được các nhà khoa học bắt đầu thử nghiệm xem liệu chích ngừa BCG có thể giảm nguy cơ nhiễm COVID-19 hay không.

    Một nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu trẻ em Murdoch (MCRI) ở Melbourne đang theo dơi nhanh thử nghiệm trên người ở quy mô lớn, với khoảng 4.000 nhân viên bệnh viện Úc đang t́nh nguyện tham gia thử nghiệm kéo dài sáu tháng, theo Bloomberg.

    Một nhóm khác ở Hà Lan cũng đang thử nghiệm phương pháp đó trên 1.000 nhân viên chăm sóc sức khỏe.

    Trưởng nhóm nghiên cứu Nigel Curtis, người đứng đầu nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm tại MCRI cho biết: “Nó có thể tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại toàn bộ các bệnh nhiễm trùng khác nhau, toàn bộ các loại virus và vi khuẩn khác nhau theo cách tổng quát hơn rất nhiều”; và “Chúng tôi sẽ không làm điều này nếu nghĩ rằng nó không hiệu quả”.

    “Chúng tôi cần phải nghĩ ra mọi cách có thể để bảo vệ nhân viên y tế. Nếu những thử nghiệm này thành công, điều đó có nghĩa là vắc-xin giá rẻ có thể được triển khai để giúp bảo vệ nhân viên y tế tuyến đầu có nguy cơ cao”.

    Peter Openshaw, giáo sư y học tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn cũng hoan nghênh cách tiếp cận này. Ông nói rằng chích ngừa BCG có thể tăng cường khả năng miễn dịch thứ phát trong thời gian ngắn, khi đó cơ thể sẽ có cảnh giác cao hơn trong việc chống lại nhiễm trùng.

    Ông nói: “Điều đó có nghĩa là bạn có thể ít bị nhiễm trùng hơn trong thời gian đó v́ hệ thống miễn dịch có khả năng đáp ứng rất nhanh nếu phát hiện ra kẻ xâm lược ngoại lai”.

    Các chuyên gia khác hoài nghi về cách pḥng bệnh này, họ khuyến cáo cách tốt nhất là nên chờ đợi cho đến khi vắc-xin danh cho COVID-19 được sản xuất.

    Giáo sư Hugh Pennington, từ Đại học Aberdeen nói: “Chúng tôi phải thử mọi thứ và BCG có thể mang lại một số lợi ích, nhưng nó không nên được coi là Chén Thánh.”

    Thanh Long
    - Theo The Sun.

  4. #24
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỬ VONG CAO -Thuốc cứu mạng - để điều trị viêm phổi ĐCSTQ

    Miễn dịch cộng đồng: Nhà virus học Đức Drosten giải thích vai tṛ của „xét nghiệm kháng thể“
    27/03/2020 | | 1.582
    FacebookTwitterEmail

    Giáo sư Christian Drosten là một Nhà virus học, Viện trưởng Viện virus học Charité – Đại học y khoa Berlin. Ông là một cố vấn y tế quan trọng của Chính phủ Liên bang Đức.
    “Những người này là dương tính đối với kháng thể chống lại virus Sars-CoV-2 và như chúng tôi có thể giả định, họ miễn dịch với virus”. Con số „những người miễn dịch âm thầm“ này sẽ lên tới từ 60% đến 70% dân số (tức là có tới 60% đến 70% dân số bị nhiễm bệnh), trước khi làn sóng đại dịch dừng lại.

    Để có thể ước tính chính xác đại dịch coronavirus, người ta phải t́m hiểu xem có bao nhiêu người đă bị lây nhiễm và sau đó miễn dịch với virus này, nhà virus học Đức Drosten nói. Cho việc này, các xét nghiệm nhanh về kháng thể sẽ được triển khai trong vài tuần tới.



    Trong cuộc chiến chống lại virus corona, các xét nghiệm kháng thể mà được thực hiện trên diện rộng theo phương pháp xác xuất chọn lọc, chỉ c̣n là vấn đề thời gian vài tuần nữa, nhà virus học Christian Drosten từ Viện virus học Charité tại Berlin nói trong podcast của ḿnh tại đài NDR.

    Các xét nghiệm kháng thể này nhằm t́m ra ai đă miễn dịch với virus Sars-CoV-2 và để làm rơ bức tranh dịch tễ học (lây lan) của virus. “Kết quả sẽ là trụ cột thông tin thứ ba mà chúng ta cần ước tính trong tương lai gần, bên cạnh dữ liệu hiện nay về con số các ca nhiễm đă được phát hiện qua xét nghiệm PCR và con số người nhiễm bệnh đă chết“, ông Drosten nói.

    Hiện tại vẫn chưa biết rơ tỷ lệ các ca nhiễm chưa phát hiện (những người đă bị nhiễm nhưng không phát hiện) cao đến mức nào. “Rất tiếc là cũng không có dữ liệu đáng tin về điều này từ Trung Quốc“, ông Drosten nói. Bây giờ điều quan trọng là t́m ra có bao nhiêu người bị nhiễm bệnh mà họ không nhận ra hoặc không lấy làm nghiêm trọng v́ họ chỉ có các triệu chứng rất nhẹ.

    “Tuy nhiên, những người này là dương tính đối với kháng thể và như chúng tôi có thể giả định, họ miễn dịch với virus“. Con số „những người miễn dịch âm thầm“ này sẽ lên tới từ 60% đến 70% dân số (tức là có tới 60% đến 70% dân số bị nhiễm bệnh), trước khi làn sóng đại dịch dừng lại.



    “Nếu chúng ta bị nhiễm bệnh Covid-19, phải mất khoảng 10 ngày để chúng ta tạo ra kháng thể“, ông Drosten giải thích. Dĩ nhiên lúc ban đầu tỷ lệ của kháng thể trong máu vẫn rất thấp. Nó chỉ có thể được chứng minh rơ ràng (qua xét nghiệm kháng thể) sau khi nhiễm bệnh từ 2 đến 3 tuần. “Sau đó người ta có thể sử dụng xét nghiệm này để đo xem bệnh nhân có kháng thể trong máu hay không – bất kể là bị nhiễm bệnh nặng, nhẹ hoặc thậm chí hoàn toàn không biết ḿnh bị nhiễm bệnh“.

    Drosten nói rằng mặc dù đă có khả năng thực hiện các xét nghiệm kháng thể trong pḥng thí nghiệm, nhưng nó rất phức tạp và chỉ có thể thực hiện ở một mức độ nhỏ. “Các xét nghiệm miễn dịch tự động và nhanh là cách thức thực tế duy nhất để xác định một người đă từng bị nhiễm bệnh Covid-19 hay chưa“, nhà virus học tự tin nói.

    Hiện tại có rất ít công ty sản xuất xét nghiệm kháng thể này và cung cấp với số lượng lớn, v́ các xét nghiệm kháng thể vừa mới được phát triển. Tuy nhiên, ông Drosten tin tưởng rằng thời gian sẽ chỉ kéo dài vài tuần nữa cho tới khi có các cuộc “xét nghiệm với mức độ lớn và hàng loạt, trong đó chúng tôi sẽ kiểm tra hàng ngh́n người” có thể được thực hiện.

    Hiếu Bá Linh – Thoibao.de (Biên dịch)
    Nguồn: https://www.n-tv.de/panorama/Drosten...e21668886.html

  5. #25
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỬ VONG CAO -Thuốc cứu mạng - để điều trị viêm phổi ĐCSTQ

    Mỹ, Trung ráo riết chạy đua t́m vaccine cho COVID-19
    16/04/2020
    AP



    Vaccine thử nghiệm ngừa COVID-19.


    Ba loại vaccine có tiềm năng ngừa COVID-19 đang tiến bộ nhanh chóng trong thử nghiệm đầu tiên lên những người t́nh nguyện tại Trung Quốc và Mỹ nhưng c̣n một con đường dài để chứng tỏ vaccine hiệu nghiệm.

    Công ty Trung Quốc CanSino Biologics đă bắt đầu giai đoạn 2 thử nghiệm một loại vaccine, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ngày 14/4 cho biết.

    Tại Mỹ, vaccine do Viện Y tế Quốc gia NIH và công ty Moderna sản xuất cũng đang được thử nghiệm rốt ráo. Người đầu tiên nhận vaccine thử nghiệm tháng trước đă trở lại một bệnh viện ở Seattle ngày 14/4 để nhận liều thứ hai.

    Người đứng đầu bệnh truyền nhiễm của NIH, bác sĩ Anthony Fauci, nói với AP là cho tới nay “chưa có báo động đỏ” và ông hy vọng giai đoạn thử nghiệm kế tiếp, lớn hơn, có thể bắt đầu vào khoảng tháng 6.

    Một ứng viên vaccine thứ ba của Inovio Pharmaceuticals, bắt đầu thử nghiệm bước đầu về an toàn từ tuần trước tại Mỹ và hy vọng mở rộng các cuộc nghiên cứu tại Trung Quốc.

    Những thử nghiệm ban đầu chú trọng đến an toàn và các nhà nghiên cứu tại cả hai nước đang nỗ lực thử những liều khác nhau của những loại vaccine khác nhau.

    Tuy nhiên tiến đến giai đoạn thứ hai là một bước quan trọng cho phép vaccine được thử nghiệm trên nhiều người để t́m dấu hiệu chứng minh là vaccine có khả năng bảo vệ chống lây nhiễm.

    Tuần qua, CanSino báo cáo đặt mục tiêu tuyển mộ 500 người trong cuộc thử nghiệm kế tiếp. Tính đến đầu tuần này, 237 trong số những người t́nh nguyện đă được chích vaccine, truyền thông nhà nước nói.

    Nh́n về phía trước, ông Fauci nói nếu virus corona chủng mới tiếp tục lưu chuyển rộng răi cho đến mùa hè và mùa thu, th́ có thể kết thúc những cuộc nghiên cứu rộng răi sớm hơn thời hạn 12 đến 18 tháng ông tiên đoán trước đây—có thể là “giữa hay cuối mùa đông năm tới.”

    “Cho phép tôi nói rơ: Đó là giả dụ vaccine hiệu nghiệm. Đó là nếu,” ông Fauci nhấn mạnh. “Cần phải hữu hiệu và cần phải an toàn.”

    Trong một cuộc họp báo tại Trung Quốc, nhà chức trách cũng dè dặt là các cuộc nghiên cứu phải được thực hiện đúng đắn.

    “Dù chúng ta đang trong t́nh trạng khẩn cấp, chúng ta không thể hạ thấp tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả của vaccine,” ông Wang Junzhi, một chuyên gia sinh dược học Trung Quốc, nói. “Công chúng đang hết sức quan tâm.”

    Tổ chức Y tế Thế giới tuần này đếm được hơn năm chục ứng viên vaccine khác trong giai đoạn đầu của việc phát triển đang được theo đuổi trên toàn cầu. Nhiều nhóm nghiên cứu đang đẩy mạnh việc này.

    Trên danh sách của WHO là một loạt các phương cách khác nhau để chế tạo vaccine—do đó nếu một phương thức không thành công th́ hy vọng sẽ có cách khác thành công.

    Vaccine của CanSino căn cứ trên một loạt thuốc vận dụng gen đă được chế tạo để ngừa Ebola. Những vaccine ứng viên hàng đầu của Mỹ dùng phương thức khác, chế tạo vaccine bằng cách sao chép mă số gen của virus corona.

  6. #26
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỬ VONG CAO -Thuốc cứu mạng - để điều trị viêm phổi ĐCSTQ

    Hydroxychloroquine không tấn công được coronavirus, nhưng có thể làm giảm bớt các triệu chứng


    Chris Ciaccia (Fox News) * CTV (Danlambao) lược dịch - Tại Trung Quốc, nghiên cứu trên bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán đă sử dụng hydroxychloroquine cho thấy thuốc chống sốt rét không tấn công được virus trong cơ thể bệnh nhân.

    "Tỷ lệ chuyển biến tiêu cực trong 28 ngày không khác nhau giữa [nhóm điều trị tiêu chuẩn] so với nhóm [hydroxychloroquine và điều trị tiêu chuẩn] (Kaplan-Meier ước tính 85,4% so với 81,3%, P = 0,341)," các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo.

    "Tỷ lệ chuyển biến tiêu cực ở ngày 4, 7, 10, 14 hoặc 21 giữa hai nhóm tương tự nhau. Không có khác biệt ở tỷ lệ thuyên giảm trong 28 ngày giữa hai nhóm."

    Nghiên cứu được thực hiện trên 150 bệnh nhân nhập viện v́ COVID-19, căn bệnh do coronavirus mới gây ra. Báo cáo này chưa được đánh giá đồng cấp và đă được xuất bản hồi đầu tháng này trên medXiv.

    Mặc dù tấn công được virus trong cơ thể bệnh nhân, các nhà nghiên cứu lưu ư loại thuốc được Tổng thống Trump gọi là "chất thay đổi cuộc chơi", đă làm giảm bớt một số triệu chứng.

    "Việc sử dụng [hydroxychloroquine] không dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi âm tính cao hơn nhưng làm giảm các triệu chứng lâm sàng nhiều hơn so với [chăm sóc tiêu chuẩn] ở bệnh nhân nhập viện COVID-19 mà không được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút, có thể thông qua các tác dụng chống viêm", các nhà nghiên cứu nói thêm. Các bác sĩ cũng quan sát thấy "phản ứng b́nh thường hóa protein và số lượng bạch cầu trong máu" trong khoảng thời gian 28 ngày.

    Nghiên cứu được thực hiện tại 16 trung tâm điều trị ở Trung Quốc cho đến ngày 11 đến 29 tháng 2 năm 2020 giữa hai nhóm: 75 bệnh nhân dùng thuốc và 75 người khác được chăm sóc theo tiêu chuẩn.

    Có một số tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị sốt rét, 10% trong số 75 người sử dụng bị tiêu chảy.

    Cục Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm gần đây đă công bố ủy quyền sử dụng khẩn cấp để thử một số loại thuốc, bao gồm hydroxychloroquine và chloroquine, trong nỗ lực chống lại COVID-19, mặc dù không có bằng chứng rơ ràng về hiệu quả của chúng.

    Một nghiên cứu ở Brazil thử nghiệm chloroquine ở bệnh nhân COVID-19 đă phải dừng lại hồi đầu tuần này sau khi bệnh nhân dùng thuốc liều cao xuất hiện các vấn đề nguy hiểm như rối loạn nhịp tim.

    Tháng trước, Đại học Washington và Đại học New York đă công bố một nghiên cứu kéo dài 8 tuần nhằm xác định xem hydroxychloroquine có thể ngăn ngừa COVID-19 hay không.

    Nghiên cứu được công bố hồi tháng 3 bởi các nhà nghiên cứu Pháp cho rằng bệnh nhân COVID-19 có thể được điều trị bằng thuốc chống sốt rét và kháng sinh trong cuộc chiến chống lại coronavirus mới.

    Tiểu bang New York gần đây đă bắt đầu thử nghiệm thuốc coronavirus trong nỗ lực kiểm soát tác động của đại dịch, theo Thống đốc Andrew Cuomo thông báo đă nhận được 70.000 liều hydroxychloroquine, 10.000 liều zithromax và 750.000 liều chloroquine.

    Hydroxychloroquine và chloroquine là thuốc chống sốt rét. Không nên dùng thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ.

    Tính đến sáng thứ Ba, hơn 2 triệu ca nhiễm đă được ghi nhận trên toàn thế giới, trong đó Hoa Kỳ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất hành tinh có 609.000 ca.

    Nguồn:

    https://www.foxnews.com/science/hydr...oms-study-says

    16.04.2020


    CTV Danlambao
    danlambaovn.blogspot .com

  7. #27
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỬ VONG CAO -Thuốc cứu mạng - để điều trị viêm phổi ĐCSTQ

    Nghiên cứu Vaccine có khả năng chuyển sang giai đoạn 2 với liều khởi đầu cao hơn
    B́nh luậnHương Xuân • 11:01, 17/04/20• 9 lượt xem


    (Minh họa) Một người tham gia thử nghiệm được tiêm vaccine ngừa Coronavirus... (Pixabay)

    “Chúng tôi đang làm việc với chính quyền về những việc có thể thực hiện vào cuối năm nay để bảo vệ cộng đồng, trong t́nh huống virus quay trở lại vào mùa thu”...

    Vào ngày 14/4, giám đốc điều hành công ty công nghệ sinh học Moderna (CEO), ông Stéphane Bancel cho biết một vaccine ngừa virus ĐCSTQ (hay c̣n gọi là virus viêm phổi Vũ Hán hay COVID-19) có thể sẽ được chuyển sang thử nghiệm giai đoạn 2, ngay sau khi dữ liệu thử nghiệm giai đoạn 1 an toàn.

    Bài liên quan: Đặt tên đúng cho loại virus gây ra đại dịch toàn cầu

    Trước đó, Moderna đă nhanh chóng thử nghiệm một loại vaccine ngừa virus Vũ Hán, và cung cấp những liều thử nghiệm đầu tiên cho các nhà nghiên cứu liên bang vào tháng Hai. Trong tháng Ba, những t́nh nguyện viện đă được chích các mũi vaccine thử nghiệm đầu tiên này.

    Khi xuất hiện trong chương tŕnh “Squawk Box” của đài CNBC vào ngày 14/4, ông Bancel cho hay thử nghiệm được diễn ra tốt đẹp và đang chờ sự phê duyệt của Cục Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

    Giai đoạn 1 có 45 đối tượng tham gia nghiên cứu, c̣n giai đoạn 2 sẽ có vài trăm đối tượng tham gia. Theo kế hoạch, giai đoạn 3 sẽ khởi động vào đầu mùa thu, cùng lúc đó, các nghiên cứu khác ngoài Hoa Kỳ có thể cung cấp thêm nhiều dữ liệu hơn để tham khảo.


    Ông Stéphane Bancel (Eric Piermont / AFP qua Getty Images)
    Hy vọng vào năm 2021
    Ông Bancel thông báo: “Chúng tôi tin rằng năm 2021 là thời gian sớm nhất mà chúng tôi có thể sản xuất được một loại vaccine được phê duyệt”.

    “Chúng tôi đang làm việc với chính quyền về những việc có thể thực hiện vào cuối năm nay để bảo vệ cộng đồng, trong t́nh huống virus quay trở lại vào mùa thu”.

    Moderna đang làm việc với các cơ quan liên bang, bao gồm cả Trung tâm kiểm soát và pḥng ngừa dịch bệnh (CDC) và Cục quản lư thực phẩm và dược phẩm (FDA).

    Theo ông Bancel cho biết, an toàn là ưu tiên hàng đầu v́ vaccine sẽ được chích cho những người chưa bị nhiễm bệnh.

    Vào ngày 14/4, công ty Moderna tuyên bố các t́nh nguyện viên đă được tiêm liều 25 và 100 microgam; các nhà nghiên cứu hiện đang tuyển thêm t́nh nguyện viên tham gia thử nghiệm với liều cao nhất là 250 microgam.

    Tuần trước, ông Bill Gates, người đang tài trợ cho nhiều thử nghiệm vaccine, nói rằng vaccine cúm này không có hiệu quả ở người cao tuổi. Ông nói, vaccine ngừa virus ĐCSTQ sẽ phải là loại khác.

    Khi được yêu cầu b́nh luận về những nhận xét trên, ông Bancel nói các nhà nghiên cứu của Moderna có quan điểm tương tự, có thể những người trẻ tuổi khỏe mạnh sẽ dùng liều khác so với người già, những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

    Ông nói thêm: “V́ hệ thống miễn dịch thay đổi theo thời gian khi người ta già đi, chúng ta có thể thấy trên toàn thế giới, những người trưởng thành khỏe mạnh chỉ cần chích nhắc lại vaccine sau mỗi 3 năm, hay 10 năm”. Tuy nhiên, người cao tuổi có thể cần phải chích nhắc liên tục hàng năm.

    CEO của Moderna nhấn mạnh rằng, các nhà nghiên cứu cũng không chắc chắn về điều này khi chủng virus pay quá mới, nhưng họ đang t́m hiểu tác động của vaccine trên các nhóm tuổi khác nhau.

    Hiện có 4 loại vaccine khác đang trong thử nghiệm giai đoạn 1, trong đó có 3 loại được các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát triển. Loại thứ tư là do công ty Inovio Enterprises nghiên cứu, một công ty có trụ sở tại Pennsylvania và được nhận tài trợ từ Quỹ Gates. Nhiều thử nghiệm dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào tháng Năm, trong đó có thử nghiệm vaccine của công ty Novavax có trụ sở tại Maryland.

    Hương Xuân
    - Theo The Epoch Times.

  8. #28
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỬ VONG CAO -Thuốc cứu mạng - để điều trị viêm phổi ĐCSTQ

    Thế giới đón nhận tin vui từ Mỹ - Trung Cộng điều tin tặc xoá dấu vết?


  9. #29
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỬ VONG CAO -Thuốc cứu mạng - để điều trị viêm phổi ĐCSTQ

    Viện y tế Quốc Gia Hoa Kỳ: Thuốc Remdesivir ‘làm giảm đáng kể’ virus Corona Vũ Hán ở khỉ
    B́nh luậnÁnh Dương • 21:55, 19/04/20• 52 lượt xem


    Viện y tế Quốc Gia Hoa Kỳ: Thuốc Remdesivir ‘làm giảm đáng kể’ virus Corona Vũ Hán ở khỉ
    Các nhà khoa học lấy thuốc Remdesivir để tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên khỉ trong điều trị COVID-19. (Ảnh: Pixabay)

    Theo một nghiên cứu được công bố hôm thứ Sáu, một loại thuốc thử nghiệm có tên Remdesivir đă làm giảm đáng kể virus Corona Vũ Hán ở khỉ.

    Virus Corona Vũ Hán, một loại coronavirus mới xuất hiện từ Trung Quốc đại lục năm ngoái, gây ra bệnh COVID-19. Những lo ngại về sự lây lan của virus đă buộc Hoa Kỳ rơi vào t́nh trạng phong tỏa gần như toàn bộ, tuy nhiên trong tuần trước, một số bang đă công bố kế hoạch sớm bắt đầu mở cửa trở lại.

    Thuốc Remdesivir làm giảm đáng kể cả bệnh lâm sàng và thiệt hại phổi ở khỉ maca bị lây nhiễm virus Corona Vũ Hán, theo các nhà khoa học của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH).

    Nghiên cứu chưa được đánh giá ngang hàng và không được coi là lời khuyên lâm sàng, cơ quan chính phủ nhấn mạnh, “nhưng đang được chia sẻ để hỗ trợ bảo vệ sức khỏe cộng đồng đối với COVID-19’’.

    “Các dữ liệu này hỗ trợ cho việc bắt đầu điều trị bằng thuốc Remdesivir sớm ở bệnh nhân COVID-19 để ngăn ngừa tiến triển thành viêm phổi nặng’’, các nhà nghiên cứu đă viết. Một nhà nghiên cứu của Gilead Sciences (Khoa học Gilead), nơi sản xuất Remdesivir, đă hợp tác trong nghiên cứu này.


    Thuốc Remdesivir cũng đang được thử nghiệm lâm sàng với các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng và vừa phải, dự kiến kết quả công bố vào tháng này. (Ảnh minh họa: Qimono/Pixbay)
    Các nhà nghiên cứu đă tiến hành thử nghiệm với hai nhóm khỉ, họ đă cho một nhóm được điều trị bằng thuốc Remdesivir và nhóm c̣n lại không được điều trị ǵ. Cả hai nhóm đều bị cho lây nhiễm virus. Mười hai giờ sau, nhóm được điều trị đă nhận được một liều Remdesivir tiêm tĩnh mạch trước khi dùng liều tăng cường mỗi ngày trong sáu ngày tiếp theo.

    Chỉ 12 giờ sau khi điều trị ban đầu, các nhà khoa học đă t́m thấy sáu động vật được điều trị có sức khỏe tốt hơn đáng kể so với nhóm không được điều trị. Chỉ một trong số sáu chú khỉ macca bị khó thở, trong khi cả sáu chú khỉ không được điều trị đều gặp khó khăn trong khi thở. Xu hướng đó tiếp tục trong suốt quá tŕnh nghiên cứu.

    Các nhà nghiên cứu cũng t́m thấy lượng virus trong phổi của nhóm được điều trị thấp hơn đáng kể so với sáu chú khỉ macca không được điều trị, và virus gây ra ít thiệt hại trong phổi ở động vật được điều trị hơn.

    Hiện tại chưa có vaccine hoặc thuốc điều trị nào được chứng minh là hiệu quả và được chấp nhận bởi cơ quan y tế đối với virus Corona Vũ Hán. Có lẽ là các nhà nghiên cứu điều trị lạc quan nhất với thuốc Remdesivir này, cùng với thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine.

    Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy thuốc Remdesivir đă giúp những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng. Các nhà khoa học của Gilead Siences đă tiến hành thử nghiệm thuốc Remdesivir cho hai nhóm bệnh nhân t́nh nguyện.

    Một thử nghiệm xem xét Remdesivir ở những bệnh nhân mắc COVID-19 nghiêm trọng với 400 người. Một thử nghiệm khác xem xét Remdesivir ở những bệnh nhân mắc COVID-19 vừa phải với 600 người. Số người đăng kư t́nh nguyện thử nghiệm đang ngày càng tăng.

    Cả hai thử nghiệm, bắt đầu vào tháng 3, dự kiến sẽ cung cấp kết quả vào tháng 5.

    Nhưng vẫn c̣n chưa đủ dữ liệu phù hợp để kết luận rằng loại thuốc Remdesivir này có tiềm năng trong điều trị các bệnh nhân bị lây nhiễm. Cả hai loại thuốc đều đang được sử dụng cho các bệnh nhân bị lây nhiễm COVID-19 trên khắp Hoa Kỳ và các nơi khác và cả hai đều đang trong các quá tŕnh thử nghiệm lâm sàng.

    Kết quả các nghiên cứu Remdesivir khác ở người dự kiến được công bố trong tháng này.

    Thực sự virus Corona Vũ Hán đă gây nhiều khó khăn cho các nhà khoa học khắp thế giới để t́m ra phương cách ngăn chặn đại dịch lan rộng hiệu quả. Tính năng độc lực của nó cũng tùy theo kháng thể của từng người mà có các cách xử sự khác nhau, hiện nay các nhà khoa học chưa t́m ra bất cứ quy luật nào của loại virus này.

    Mọi người cần b́nh tĩnh, rèn luyện sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể, đồng thời thay đổi phong cách sống theo hướng ôn ḥa, tĩnh tâm hy vọng sẽ vượt qua đại dịch lần này.

    Ánh Dương

    Theo The Epoch Times

  10. #30
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TỬ VONG CAO -Thuốc cứu mạng - để điều trị viêm phổi ĐCSTQ

    Chuyên gia y tế quân đội TQ tiết lộ: Virus Vũ Hán phá hủy hệ thống miễn dịch như virus AIDS & lây lan như virus SARS
    VIRUS WUHAN RẤT DỂ LÂY LAN


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 15-02-2020, 02:40 AM
  2. Replies: 10
    Last Post: 02-02-2020, 05:54 AM
  3. Replies: 7
    Last Post: 27-01-2020, 02:46 AM
  4. Replies: 42
    Last Post: 12-01-2015, 10:09 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 14-02-2012, 09:47 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •