Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 30

Thread: TƯƠNG LAI Tedros Adhanom Ghebreyesus: TÙ HAY TỬ ?

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TƯƠNG LAI Tedros Adhanom Ghebreyesus: TÙ HAY TỬ ?

    Cô gái bé nhỏ Đài Loan đang học ở Anh Quốc yêu cầu Ông Tedros - WHO xin lỗi Đài Loan


  2. #2
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TƯƠNG LAI Tedros Adhanom Ghebreyesus: TÙ HAY TỬ ?

    Chính giới Hoa Kỳ kêu gọi điều tra WHO
    B́nh luậnMinh Dũng • 17:18, 11/04/20• 130 lượt xem


    Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh (Photo by Naohiko Hatta / AFP) (Photo by NAOHIKO HATTA/AFP via Getty Images)

    Ngày càng có nhiều lời kêu gọi từ chính giới Mỹ yêu cầu điều tra và ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Những lời kêu gọi này không chỉ đến từ giới chức chính quyền Tổng thống Trump mà c̣n từ nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ khi họ cáo buộc tổ chức này có vai tṛ trong việc trợ giúp chính quyền Trung Quốc che đậy dịch viêm phổi Vũ Hán.

    Dân biểu Guy Reschenthaler đă đưa ra nghị quyết vào ngày 7/4, kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ dừng tài trợ cho WHO cho đến khi Tổng giám đốc của tổ chức này, ông Tedros Ghebreyesus từ chức. Ông cũng kêu gọi điều tra WHO về những hành động bao che cho chính quyền Bắc Kinh.

    Ông Reschenthaler cho biết, “WHO đă trợ giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu cả thế giới về mối đe dọa của COVID-19. Và hiện có hơn 10.000 người Mỹ đă chết, số này dự kiến ​​sẽ tăng mạnh trong vài tuần tới”.

    Ông Reschenthaler nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ là nước đóng góp lớn nhất cho tổ chức này. Ông cho biết thêm rằng thật phi lư khi tiền đóng thuế của người dân Mỹ được sử dụng để tuyên truyền cho chính quyền Bắc Kinh và che giấu thông tin có thể cứu người. Dự luật này sẽ buộc WHO phải chịu trách nhiệm về sự bất cẩn và lừa dối của họ.

    Trong một bài đăng trên Twitter ngày 14/1, WHO đă lặp đi lặp lại tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc rằng “Các cuộc điều tra sơ bộ do giới chức Trung Quốc thực hiện đă không t́m thấy bằng chứng rơ ràng về việc lây truyền từ người sang người của chủng virus corona mới (2019-nCoV) vốn được t́m thấy ở Vũ Hán, Trung Quốc."


    World Health Organization (WHO)

    @WHO
    Preliminary investigations conducted by the Chinese authorities have found no clear evidence of human-to-human transmission of the novel #coronavirus (2019-nCoV) identified in #Wuhan, #China🇨🇳.

    View image on Twitter
    19.1K
    7:18 AM - Jan 14, 2020
    Twitter Ads info and privacy
    30K people are talking about this
    Theo các tài liệu nội bộ từ chính quyền Trung Quốc mà The Epoch Time thu được, cho thấy chế độ này đă cố t́nh ghi giảm các ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán khiến dịch lây lan mạnh.

    Hiện nay, tổng cộng hàng năm Hoa Kỳ đóng góp 22% vào ngân sách của WHO.

    “Thay v́ hành động để cứu người trên toàn thế giới, WHO đă sát cánh với chính quyền Trung Quốc. Họ cũng như coi nhẹ mức độ nghiêm trọng của virus này để không làm mất ḷng các quan chức Trung Quốc”, ông Resenthenther nói.

    Cùng lúc, nhiều Thượng nghị sĩ khác gồm gồm Lindsey Graham, Marco Rubio, Rick Scott và Martha McSally, cũng đă công khai kêu gọi xem xét việc tài trợ của Hoa Kỳ cho tổ chức này. Một số họ cho biết phải quy trách nhiệm cho giới lănh đạo của WHO, đặc biệt là tổng giám đốc.

    “Đảng Cộng sản Trung Quốc đă sử dụng WHO để đánh lạc hướng thế giới. Ban lănh đạo của tổ chức này hoặc là đồng lơa [với Bắc Kinh] hoặc là năng lực quá kém cỏi. Tôi sẽ làm việc với Chính quyền Trump để đảm bảo tính độc lập của WHO và không bị ĐCSTQ mua chuộc, trước khi chúng tôi tiếp tục việc tài trợ”, thượng nghị sỹ Rubio nói trong một tuyên bố

    Thượng nghị sỹ Scott tuyên bố rằng, ngoài việc cắt tài trợ, Quốc hội Hoa Kỳ nên tổ chức một phiên điều trần và điều tra vai tṛ của WHO về việc trợ giúp Trung Quốc che đậy thông tin liên quan đến mối đe dọa của virus Corona Vũ Hán.

    “Họ cần phải chịu trách nhiệm về vai tṛ của ḿnh trong việc quảng bá thông tin sai lệch và giúp ĐCS Trung Quốc che đậy đại dịch toàn cầu”, ông Scott nói trong một tuyên bố.

    “Chúng ta biết ĐCS Trung Quốc đang lừa dối [thế giới] về các ca nhiễm và tử vong. Và WHO th́ không bao giờ bận tâm điều tra thêm nữa. Việc không có hành động ǵ từ WHO đă trả giá bằng những mạng sống”, ông Scott cho biết thêm.

    Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên tuyên bố vào ngày 7/4 rằng Hoa Kỳ có kế hoạch tạm ngừng tài trợ cho WHO. Ông nói rằng tổ chức này quá thiên vị Trung Quốc. Ông cũng chỉ trích tổ chức này đă phản đối quyết định ban đầu của ông về việc cấm đi lại từ Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus sang Hoa Kỳ.

    Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng trao đổi với báo giới rằng Hoa Kỳ sẽ đánh giá lại việc tài trợ và WHO đă không làm tṛn vai tṛ của ḿnh.

    Minh Dũng

    Theo The Epoch Times

  3. #3
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TƯƠNG LAI Tedros Adhanom Ghebreyesus: TÙ HAY TỬ ?

    Corona: Tổng thống Trump chỉ trích WHO có đúng không?
    10/04/2020


    Nguyễn Hùng
    Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đứng đầu WHO.


    Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Donald Trump, vẫn luôn gây sóng trên truyền thông nhưng liệu những chỉ trích của ông đối với Tổ chức Y tế Thế giới có đáng gây tranh căi?

    Mọi lư lẽ không đi kèm với dữ liệu đều chỉ là suy đoán và chủ kiến nên ta hăy xem dữ liệu nói ǵ về hành động của Tổ chức Y tế Thế giới, gọi tắt là WHO, trước đại dịch corona.

    Đây là nguyên văn thông điệp được WHO đưa ra trên Twitter hôm 14/1/2020, hai tuần sau khi cố bác sỹ Lư Văn Lượng của Trung Quốc toan cảnh báo về nguy cơ của vi rút mới và đă bị trừng trị:

    “Các điều tra ban đầu của chính quyền Trung Quốc không t́m thấy bằng chứng rơ ràng về việc truyền nhiễm từ người sang người của coronavirus mới (2019-nCov) được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc.”

    Giờ đọc lại những ḍng này tôi mới để ư thấy chuyện họ viết rằng “không t́m thấy bằng chứng rơ ràng”, nguyên văn tiếng Anh là “no clear evidence”, chứ không phải là “không t́m thấy bằng chứng”.

    Ai cũng hiểu rằng khi một cuộc khủng hoảng xảy ra, nạn nhân đầu tiên là dữ liệu và thông tin, nhất là tại các quốc gia cộng sản. Do vậy chuyện kiểm chứng thông tin vô cùng quan trọng. Tổ chức Y tế Thế giới đă thực sự nói như một con vẹt của chính quyền Trung Quốc chứ không phải là một chú đại bàng có tầm nh́n bao quát.

    Điều này c̣n đáng trách hơn nữa v́ ngay từ ngày 31/12 Đài Loan đă gửi điện thư cho WHO cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm từ người sang người của vi rút corona mới. Đài Bắc cũng lập tức kiểm tra hành khách tới từ Vũ Hán từ hôm đó. Đài Loan không phải là thành viên của WHO do bị Trung Quốc cản trở và cũng có thể điều này khiến WHO không muốn công khai cảnh báo của Đài Loan. Từ năm 2017 tới nay, Đài Loan thậm chí c̣n không được tham gia cuộc họp thường niên của WHO do sức ép từ Trung Quốc, nước chỉ đóng góp chưa tới 30 triệu đô la tiền hội viên cho năm 2020 so với gần 60 triệu đô la từ Hoa Kỳ.

    Hai tuần sau khi phát đi thông điệp trên Twitter, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus của WHO tới Trung Quốc gặp Chủ tịch Tập Cận B́nh. Trong thông cáo báo chí sau đó, WHO ca ngợi sự “minh bạch” và “cởi mở” của Trung Quốc trong việc chia sẻ thông tin. Trong lúc đó truyền thông thế giới đă cảnh báo về cố gắng kiểm soát thông tin của Bắc Kinh. Tờ New York Times hôm 27/1 đă đăng bài về sự bất b́nh của chính người dân Trung Quốc và dẫn lại một phản ứng trên mạng xă hội của Trung Quốc với thị trưởng Vũ Hán: “Nếu vi rút công bằng, hăy đừng tha con người vô dụng này.”

    Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus tới từ Ethiopia, một quốc gia đang phát triển tại châu Phi và khó tin ông không hiểu Trung Quốc, nước đă ủng hộ ông trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế cao nhất tại WHO. Người ta cũng đặt câu hỏi phải chăng sự hàm ơn Trung Quốc đă ảnh hưởng tới cách hành xử của vị tổng giám đốc.

    Tới ngày 30/1, WHO công bố t́nh trạng khẩn cấp y tế trên toàn thế giới đối với Covid-19 nhưng trong những ngày đầu tháng Hai đă phản đối khi Hoa Kỳ cấm nhập cảnh với những ai từng tới Trung Quốc trong 14 ngày trước đó. Tổng giám đốc WHO được dẫn lời nói:

    “Chúng tôi nhắc lại lời kêu gọi tới tất cả các nước không đưa ra các hạn chế có thể gây cản trở không cần thiết đối với đi lại và thương mại quốc tế. Những hạn chế như thế có thể làm tăng sự sợ hăi và mặc cảm mà đem lại ít lợi ích y tế công cộng.”

    Gần một tháng sau vẫn có những tít báo đặt câu hỏi tại sao WHO vẫn chưa tuyên bố đại dịch. Phải tới ngày 11/3 Tổ chức Y tế Thế giới mới công bố đại dịch trên toàn thế giới, điều nhiều chuyên gia nói họ phải làm như vậy sớm hơn nhiều. Có lẽ không phải là nói quá khi tuyên bố rằng WHO đă chỉ huy từ phía sau.

    Nói như vậy cũng không có nghĩa là WHO phải chịu trách nhiệm chính trong việc các nước có số ca tử vong v́ corona mới lên tới cả vạn. Trách ḿnh bao giờ cũng phải là việc nên làm trước tiên v́ trách người bao giờ cũng dễ và cũng là cách để giảm bớt trách nhiệm cá nhân. Những cách làm hiệu quả ban đầu của Đài Loan, Việt Nam và Hàn Quốc cho thấy quyết tâm đúng lúc và sáng tạo có thể giảm thiệt hại về người do Covid-19 gây ra. C̣n thiệt hại về kinh tế, và không loại trừ cả nhân mạng, do các biện pháp khắt khe được đưa ra lại là bài toán khác.

    Nhưng chuyện người ta đặt câu hỏi liệu Tổ chức Y tế Thế giới chỉ có mỗi nhiệm vụ đặt tên cho con vi rút mới không phải là không có lư do. Mà cho tới giờ người Việt Nam mỗi khi t́m kiếm vẫn dùng corona nhiều hơn Covid-19. Ngay cả việc đặt tên cho con vi rút xuất phát từ Trung Quốc cũng khiến WHO mất quá nhiều thời gian th́ nói ǵ tới chuyện chống nó.

  4. #4
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TƯƠNG LAI Tedros Adhanom Ghebreyesus: TÙ HAY TỬ ?

    Giám Đốc WHO Có Nên Từ Chức V́ Che Giấu Dịch Corona? | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt


  5. #5
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TƯƠNG LAI Tedros Adhanom Ghebreyesus: TÙ HAY TỬ ?

    Vai tṛ của WHO trong chiến dịch tuyên truyền của Bắc Kinh
    B́nh luậnDu Miên • 14:14, 13/04/20• 220 lượt xem




    Một số thành viên đảng Cộng ḥa của Ủy ban Giám sát Hạ viện đang yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cung cấp thông tin về mối quan hệ của tổ chức này với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sau khi Bắc Kinh liên tục bị chỉ trích v́ những sai lầm khi xử lư đại dịch virus ĐCSTQ.

    The Epoch Times gọi virus Corona gây bệnh COVID-19 là virus ĐCSTQ, v́ sự che đậy và quản lư sai lầm của ĐCSTQ khiến virus này lây lan khắp thế giới và gây ra đại dịch toàn cầu.

    Trong một lá thư ngày 09/4 gửi cho Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đă đặt ra mối lo ngại rằng tổ chức quốc tế này đă ưu tiên hỗ trợ phục vụ lợi ích của Bắc Kinh hơn so với những quốc gia khác, bằng cách lặp lại những lời dối trá của chính quyền Trung Quốc về t́nh h́nh dịch bệnh và làm giảm mức độ nghiêm trọng của căn bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).

    Bức thư được đưa ra trong bối cảnh Ủy ban này đang điều tra về vai tṛ của ĐCSTQ trong việc lan truyền đại dịch, bao gồm cả chiến dịch tuyên truyền bóp méo thông tin ở quy mô lớn.

    Chiến dịch bóp méo thông tin toàn cầu của ĐCSTQ chủ yếu nhằm chuyển hướng chỉ trích, gây bất ḥa trên phạm vi quốc tế và khắc họa h́nh ảnh chính quyền Bắc Kinh đă ngăn chặn đại dịch bùng phát thành công. Các nhà lập pháp cũng chỉ trích nặng nề vai tṛ của ông Tedros , giám đốc của WHO.

    Trong thư, các nhà lập pháp đă viết: “Trong suốt cuộc khủng hoảng, WHO đă né tránh việc điều tra trách nhiệm của ĐCSTQ đối với nguồn gốc của loại virus này”.

    “Với tư cách là lănh đạo của WHO, ông thậm chí đă vượt giới hạn tới mức ca ngợi sự 'minh bạch' của chính phủ Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng; trong khi trên thực tế, chính quyền này đă liên tục lừa dối thế giới bằng cách giảm số liệu thống kê về số ca nhiễm và số ca tử vong v́ virus Corona Vũ Hán thực tế của họ”.

    Các tài liệu chính phủ nội bộ mà The Epoch Times thu thập được đă chứng minh cách thức ĐCSTQ cố t́nh báo cáo không đúng số liệu thực tế các trường hợp nhiễm virus ĐCSTQ, và kiểm soát các b́nh luận về sự bùng phát của đại dịch.

    Các nhà lập pháp đă yêu cầu xem xét tất cả các tài liệu và thông tin liên lạc giữa WHO và Trung Quốc về sức khỏe cộng đồng và virus Corona Vũ Hán, cũng như số liệu thực của “tổng số người nhiễm bệnh và số người chết liên quan đến đại dịch COVID-19 hiện nay ở Trung Quốc, bao gồm cả những người bị nhiễm virus nhưng không có triệu chứng”.

    Ngoài yêu cầu về một cuộc họp ngắn cấp nhân viên muộn nhất là vào ngày 16/4, các nhà lập pháp c̣n yêu cầu xem xét tất cả các tài liệu có từ tháng 8/2019.

    Trong một bài đăng trên Twitter ngày 14/1, WHO đă lặp đi lặp lại tuyên truyền của Trung Quốc, nói rằng “các cuộc điều tra sơ bộ do chính quyền Trung Quốc thực hiện đă không t́m thấy bằng chứng rơ ràng về việc loại virus mới #coronavirus (2019-nCoV) có khả năng lây truyền từ người sang người được xác định ở #Wuhan, #Trung Quốc".


    Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong cuộc họp báo sau ủy ban khẩn cấp của WHO để thảo luận về việc liệu coronavirus, virus giống SARS, bùng phát ở Trung Quốc có phải là một trường hợp khẩn cấp y tế quốc tế hay không, vào ngày 30/1/2020 ở Genève (Ảnh: FABRICE COFFRINI / AFP qua Getty Images)
    Tuần trước, một số thành viên đảng Cộng ḥa của Ủy ban Giám sát đă gửi một lá thư riêng cho Ngoại trưởng Mike Pompeo, đề nghị ông cho biết thêm thông tin về cách Hoa Kỳ phản ứng với “những nỗ lực tuyên truyền nguy hiểm và không trung thực” của Trung Quốc.

    Trong khi đó, ngày càng có nhiều người lên tiếng yêu cầu ngưng tài trợ cho WHO khi nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ tham gia cùng chính quyền Tổng thống Trump trong việc cáo buộc tổ chức này đang giúp che đậy các phản ứng yếu kém của ĐCSTQ. Tổng cộng, các khoản đóng góp tài chính của Hoa Kỳ, chiếm 22% trong số các quỹ được đánh giá của WHO từ các quốc gia thành viên.

    Trách nhiệm của ĐCSTQ
    Trong một cuộc phỏng vấn với ông Sean Hannity thuộc đài Fox News, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện cho biết, Bắc Kinh nên trả phí bồi thường cho Hoa Kỳ v́ đă thất bại khi xử lư đại dịch.

    Ngày 09/4, ông Graham đă nói với đài này rằng: “Điều đầu tiên tôi muốn làm là đưa Thượng viện Hoa Kỳ vào hồ sơ, trong đó chúng tôi không đổ lỗi cho ông Trump, chúng tôi đổ lỗi cho Trung Quốc. ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm cho 16.000 cái chết của Mỹ và 17 triệu người Mỹ đang thất nghiệp”.

    Ông Graham nói thêm rằng ông muốn hủy một số khoản vay từ Hoa Kỳ cho Trung Quốc.

    Nikki Haley, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc (LHQ), cũng ủng hộ ư tưởng thực hiện một cuộc điều tra độc lập về WHO.

    Ngày 09/4, ông Haley đă nói trên chương tŕnh “Fox & Friends” như sau: “Người dân Mỹ có quyền đặt câu hỏi cho WHO. Người dân Mỹ xứng đáng được biết tại sao Đài Loan bị bỏ qua và Trung Quốc th́ được lắng nghe. Đó mới chính là những câu hỏi mà chúng ta cần có câu trả lời thực sự”.

    “Tôi đă làm việc với những người này tại LHQ trong một thời gian dài... Họ lật mặt bất cứ khi nào họ bị chỉ trích và họ phải bị buộc chịu trách nhiệm, giống như cách chúng tôi sẽ yêu cầu bất kỳ cơ quan nào của Mỹ chịu trách nhiệm”.

    Ngày 07/4, Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên tuyên bố sẽ tạm dừng kế hoạch tài trợ cho WHO. Ông nói WHO đă quá “ưu ái” cho Trung Quốc, và chỉ trích tổ chức này đă phản đối quyết định ban đầu của ông về việc cấm du khách từ Trung Quốc nhập cảnh nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus ĐCSTQ sang Hoa Kỳ.

    Du Miên

    Theo The Epoch Times

  6. #6
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TƯƠNG LAI Tedros Adhanom Ghebreyesus: TÙ HAY TỬ ?

    Chính giới Hoa Kỳ kêu gọi điều tra WHO


  7. #7
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TƯƠNG LAI Tedros Adhanom Ghebreyesus: TÙ HAY TỬ ?

    Tổng thống Trump nói Hoa Kỳ tạm ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
    B́nh luậnMinh Dũng • 07:13, 15/04/20• 1714 lượt xem


    Tổng thống Trump cập nhật t́nh h́nh viêm phổi Vũ Hán tại Nhà Trắng (Official White House Photo by Andrea Hanks)

    Tổng thống Donald Trump cho biết rằng ông đă chỉ thị cho chính quyền của ông tạm thời ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc xử lư đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán, vào hôm thứ Ba giờ địa phương (14/4).

    Ông Trump, tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng, cho biết WHO “đă thất bại trong nghĩa vụ cơ bản của ḿnh và họ phải chịu trách nhiệm”. Ông nói rằng tổ chức này đă quảng bá cho những thông tin sai lệch của chính quyền Trung Quốc về virus viêm phổi Vũ Hán, khiến virus này gây ra đại dịch trên toàn cầu mà lẽ ra đă có thể tránh được.

    Ông Trump cho biết Hoa Kỳ tài trợ 400 đến 500 triệu đô la cho WHO mỗi năm. Ông cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc chỉ đóng góp khoảng 40 triệu đô la.

    “Nếu như WHO thực hiện đúng nghĩa vụ của ḿnh bằng việc đưa các chuyên gia y tế vào Trung Quốc để đánh giá t́nh h́nh một cách khách quan, đồng thời chỉ ra tính thiếu minh bạch của chính quyền Trung Quốc, th́ hẳn đại dịch đă có thể được ngăn chặn tại nơi khởi nguồn với rất ít người chết”, ông Trump nói.

    Ông Trump cho biết nếu WHO hành động thích hợp, th́ ông hẳn có thể đă ban hành lệnh cấm đi lại với những người đến từ Trung Quốc sớm hơn.

    Ông cũng nói rằng việc WHO chống lại quyết định hạn chế đi lại của ông với người người đến từ Trung Quốc là một quyết định “nguy hiểm và gây tổn thất”.

    Việc ông Trump tạm dừng tài trợ cho WHO là diễn biến mới nhất liên quan đến việc tổ chức này khi họ bị nhiều chính trị gia cũng báo giới chỉ trích v́ không khách quan trong việc xử lư dịch viêm phổi Vũ Hán.

    Tổ chức này bị chính giới Mỹ kêu gọi điều tra. Những lời kêu gọi này không chỉ đến từ giới chức chính quyền Tổng thống Trump mà c̣n từ nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ khi họ cáo buộc tổ chức này có vai tṛ trong việc trợ giúp chính quyền Trung Quốc che đậy dịch viêm phổi Vũ Hán.

    Trong một bài đăng trên Twitter ngày 14/1, WHO đă lặp đi lặp lại tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc rằng “Các cuộc điều tra sơ bộ do giới chức Trung Quốc thực hiện đă không t́m thấy bằng chứng rơ ràng về việc lây truyền từ người sang người của chủng virus corona mới (2019-nCoV) vốn được t́m thấy ở Vũ Hán, Trung Quốc."


    World Health Organization (WHO)

    @WHO
    Preliminary investigations conducted by the Chinese authorities have found no clear evidence of human-to-human transmission of the novel #coronavirus (2019-nCoV) identified in #Wuhan, #China🇨🇳.

    View image on Twitter
    19.9K
    7:18 AM - Jan 14, 2020
    Twitter Ads info and privacy
    31.1K people are talking about this
    Ngoài ra, theo một bài báo trên Daily Caller; Tổng giám đốc của WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đă giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2017 với sự hậu thuẫn của chính quyền Trung Quốc. Ông Tedros hiện đang “trả ơn” bằng cách bao che cho chiến dịch tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm chối bỏ trách nhiệm gây ra đại dịch đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) này.


    Ông Tedros đă ca ngợi Trung Quốc về “sự minh bạch” thông tin, và nói rằng phản ứng của Trung Quốc đối với dịch viêm phổi Vũ Hán này là mô h́nh kiểu mẫu cho các quốc gia khác, bất chấp sự thật rằng Trung Quốc đă bằng mọi cách che đậy sự bùng phát của dịch virus, và ép buộc những người đứng lên cảnh báo dịch bệnh phải im lặng.

    Ông Tedros là Tổng giám đốc WHO đầu tiên không phải là bác sĩ y khoa. Ông cũng bị buộc tội che đậy 3 dịch tả khác nhau ở Ethiopia khi c̣n giữ chức Bộ trưởng Bộ y tế của quốc gia này. Ở cương vị người đứng đầu một tổ chức quyền lực của Liên Hợp Quốc, ông Tedros giờ đây đang lănh đạo WHO để “đứng sau” ĐCSTQ nhằm giúp họ che đậy và trốn tránh trách nhiệm đối với đại dịch toàn cầu này, theo Daily Caller.

    Bài báo này có đoạn "Bất chấp tất cả các bằng chứng về sự vô trách nhiệm và việc che dấu, đàn áp thông tin khiến bệnh dịch bùng phát toàn cầu, giới chức Trung Quốc lại đang thêu dệt câu chuyện rằng Trung Quốc thực sự là nạn nhân của một loại virus ngoại lai, và ĐCSTQ đă nhanh chóng kiểm soát được sự lây truyền của nó. Tệ hơn nữa là WHO đang giúp họ làm điều này".

    Minh Dũng

  8. #8
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TƯƠNG LAI Tedros Adhanom Ghebreyesus: TÙ HAY TỬ ?

    Gần 1 triệu chữ kư yêu cầu Tổng giám đốc WHO từ chức
    15/04/2020



    VOA Tiếng Việt
    Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus.


    Gần một triệu người trên khắp thế giới đồng kư tên vào thỉnh nguyện thư gửi Liên hiệp quốc, yêu cầu Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, phải từ chức.

    Thư ngỏ đăng trên trang change.org với bản chính tiếng Anh được dịch sang rất nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt. Tính tới ngày 14/4/2020 lá thư đă thu được trên 947.135 chữ kư chỉ trích ông Tedros trong cách xử lư đại dịch COVID-19.

    Thư nhắc lại rằng từ hôm 23/1/2020, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đă không chịu công bố dịch bùng phát virus corona từ Trung Quốc là một t́nh trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

    “Virus corona tới nay vẫn chưa chữa trị được. Số người bị nhiễm và thiệt mạng tăng gấp hơn chục lần (từ 800 người nhiễm lên tới gần 10.000 người) chỉ trong 5 ngày. Một phần có liên hệ tới ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đă đánh giá thấp virus corona,” thỉnh nguyện thư nêu lên.

    “Chúng tôi cực lực cho rằng Tedros Adhanom Ghebreyesus không phù hợp với vai tṛ là Tổng giám đốc WHO. Chúng tôi kêu gọi ông Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức ngay lập tức,” thư viết tiếp.

    Thư ngỏ cũng tŕnh bày rằng nhiều người thật sự thất vọng, mọi người tin là WHO trung lập về mặt chính trị thế mà ‘không cần điều tra, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cứ tin vào số tử vong và lây nhiễm mà chính quyền Trung Quốc cung cấp.’

    Thỉnh nguyện thư cũng yêu cầu chớ nên loại Đài Loan ra khỏi WHO v́ bất kỳ lư do chính trị nào. Lập luận được nêu ra là công nghệ của Đài Loan tiên tiến hơn nhiều so với một số quốc gia trên danh sách của WHO.

    Bức thư kết thúc với lời kêu gọi hăy để thế giới lấy lại ḷng tin với Liên hiệp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/4 chỉ trích mạnh mẽ Tổ chức Y tế Thế giới, cáo buộc WHO quá chú trọng đến Trung Quốc và đưa ra những khuyến cáo tệ hại trong vụ virus corona bùng phát.

    Đáp lại, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus thúc giục đoàn kết chống đại dịch, kêu gọi lănh đạo các nước chớ chính trị hoá virus corona v́ điều này sẽ làm tổn thất thêm nhiều sinh mạng.

  9. #9
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TƯƠNG LAI Tedros Adhanom Ghebreyesus: TÙ HAY TỬ ?

    Tổ Chức Y Tế Thế Giới : Vị nhạc trưởng không có đũa chỉ huy ?


    Tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus. © GenèvePHOTO - AFP

    Hai ngày sau khi tổng thống Pháp Emmanuel Macron có bài phát biểu trên truyền h́nh, báo chí Pháp vẫn tập trung phân tích những biện pháp chấm dứt phong tỏa kể từ ngày 11/05 và cả những khó khăn mà người dân sẽ phải đương đầu sau thời kỳ phong tỏa v́ dịch Covid-19.


    Le Monde chạy tít : « Chấm dứt phong tỏa : Những thách thức của ngày 11/05 ». Le Figaro đi t́m lời giải đáp cho những điều c̣n chưa rơ ràng trong những biện pháp mà tổng thống đă nhắc tới trong bài phát biểu tối ngày 13/04 qua hàng tựa « Chấm dứt phong tỏa : 11 câu hỏi cho ngày 11/05 ». C̣n Libération đặc biệt chú ư đến biện pháp mở cửa dần dần các trường học kể từ ngày 11/05. Trên nền bức ảnh một cậu học sinh đeo khẩu trang đứng một ḿnh với vẻ ngần ngại, Libération đặt câu hỏi : « Ngày 11/05 : Mọi nguy cơ đối với các lớp học ? » Việc tổng thống thông báo các trường học sẽ dần được mở cửa trở lại gây nhiều lo ngại trong công luận. Nhiều bác sĩ, các tổ chức công đoàn, giáo viên và phụ huynh đều tỏ vẻ ngạc nhiên và thắc mắc lư do.

    Trong khi đó, báo kinh tế Echos nói tới « Cuộc suy thoái tồi tệ nhất ». Bộ Kinh Tế Pháp dự báo GDP năm nay sẽ giảm sút 8%, c̣n Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự báo thế giới sẽ rơi vào cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất tính từ năm 1930. Báo Công Giáo La Croix hôm nay th́ đặc biệt chú ư đến công cuộc trùng tu nhà thờ Đức Bà Paris. Cách nay tṛn 1 năm, vào đúng ngày 15/04/2019, Notre Dame de Paris đă bị hỏa hoạn thiêu rụi một phần. Trang nhất của La Croix là bức h́nh chụp cận cảnh hai người dân đeo khẩu trang, phía xa là nhà thờ Đức Bà Paris với giàn giáo và cần cẩu. Hai hồ sơ lớn của La Croix hôm nay dành để nói về « Notre Dame de Paris, một năm sau (hỏa hoạn) » và « Chấm dứt phong tỏa như thế nào ? »

    WHO : Nạn nhân liên đới đầu tiên của cuộc chiến chống virus corona ?
    Về thời sự quốc tế, Le Monde giới thiệu bài viết « Virus corona : Cách quản lư đại dịch của t-Tổ Chức Y Tế Thế Giới dưới ngọn lửa chỉ trích », khẳng định cho dù Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) bị tố cáo phản ứng chậm trễ với dịch bệnh v́ ngả về phía Trung Quốc, bị Bắc Kinh mua chuộc, nhưng định chế này cũng là một nạn nhân của sự yếu kém do bị chính các quốc gia thành viên bỏ mặc. Đối với Le Monde, WHO và tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus chính là nạn nhân liên đới đầu tiên của cuộc chiến chống virus corona.

    Trên các mạng xă hội, những h́nh ảnh một vị bác sĩ tên là Tedros bị bịt mắt bằng quốc kỳ Trung Quốc hay bị chủ tịch Tập Cận B́nh tḥng dây dắt đi được cư dân mạng chia sẻ rộng răi. Một thư kiến nghị được tung lên mạng của công chúng đ̣i ông Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức tổng giám đốc WHO đă thu được chữ kư của 800.000 người, nhiều hơn 10 lần so với số người kư vào kiến nghị ủng hộ ông.

    WHO c̣n « bị bồi thêm một cú đánh » từ tổng thống Mỹ Donald Trump. Hôm 07/04, trên mạng xă hội Twitter, nguyên thủ Mỹ đă đả kích kịch liệt định chế này. WHO bị cho là đă góp phần khiến Covid-19 trở thành một đại dịch toàn cầu. Đương nhiên, đối với phe Dân Chủ Mỹ, việc ông Trump chỉ trích WHO cũng là nhằm « đổ tội cho Tedros », bởi chính tổng thống Mỹ cũng có phần trách nhiệm về cuộc khủng hoảng dịch bệnh.

    Về phản ứng của định chế y tế quốc tế, bác sĩ Sylvie Briand, người đứng đầu cơ quan về các bệnh truyền nhiễm thuộc WHO nhấn mạnh khi dịch bệnh nổ ra, cơ quan này chỉ có 1 chuyên gia về virus corona, với ngân sách 3,4 tỉ đô la cho năm 2019. Bà cũng cho rằng những lời chỉ trích như trên nhắm vào WHO là « rất quen thuộc » và « vào thời khủng hoảng, luôn cần có một lối thoát và một thủ phạm ». Tuy nhiên, Le Monde nhấn mạnh, trên thực tế, Tổ Chức Y Tế Thế Giới đă chần chừ né tránh rất nhiều lần kể từ khi dịch bùng lên ở Vũ Hán, Trung Quốc, hồi cuối năm 2019.

    Ngoài ra, cũng phải nh́n vào một thực tế khác, WHO là một tổ chức không có quyền cưỡng chế. Đây chính là hạn chế của định chế liên chính phủ này. WHO không có quyền ép buộc các quốc gia thành viên phải hợp tác, nhất là đối với các chế độ chuyên quyền độc đoán. Nhà nghiên cứu virus Marie-Paule Kieny, từng là phó tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho đến năm 2017, giải thích với Le Monde là các nước thành viên WHO chỉ muốn định chế này yếu kém bởi « y tế, sức khỏe là một vấn đề mang tính chính trị rất cao và là một đặc quyền quốc gia ».

    Sau cuộc khủng hoảng SARS hồi năm 2003, 194 thành viên WHO đă thành công trong việc thiết lập Quy định y tế quốc tế. Từ năm 2005, Tổ Chức Y Tế Thế Giới có vai tṛ điều phối quốc tế trong trường hợp xảy ra dịch bệnh. Tuy nhiên, các nước này lại không chấp thuận để WHO có quyền ép buộc họ. Nhà dịch tễ học Antoine Flahault, giám đốc Viện Sức Khỏe Toàn Cầu, nhận định t́nh trạng này giống như việc « một nhạc trưởng bị trách cứ là không chỉ huy được dàn nhạc, trong khi không được trao đũa chỉ huy ».

    Le Monde nhắc đến « một vấn đề muôn thuở » khác trong quản lư dịch bệnh : mỗi lần dịch bệnh xảy ra, chẳng hạn SARS năm 2003, cúm H1N1 năm 2009 hay Ebola năm 2014, Tổ Chức Y Tế Thế Giới đều bị chỉ trích phản ứng không đúng thời điểm : hoặc quá sớm, hoặc quá muộn, quá mạnh hay quá yếu. Giám đốc Viện Sức Khỏe Toàn Cầu lưu ư là các nước có tầm ảnh hưởng nhất đều dựa vào cơ quan y tế của riêng họ, chẳng hạn Trung tâm kiểm soát và pḥng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) có ngân sách cao gấp 10 lần ngân sách của WHO. Ngược lại, đối những quốc gia nghèo nhất, Tổ Chức Y Tế Thế Giới lại giữ vai tṛ kiểm soát và những chỉ dẫn của định chế rất được chú ư lắng nghe và làm theo.

    Không ai biết WHO sẽ làm thế nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng niềm tin lần này trong bối cảnh chủ nghĩa đơn phương đang lên ngôi trên trường quốc tế. Nhưng Le Monde kết luận bài viết bằng cách trích dẫn một nhà nghiên cứu, theo đó cuộc khủng hoảng lần này cho thấy trong một thế giới mà các nước phụ thuộc lẫn nhau, sức khỏe, y tế là một thách thức toàn cầu và cần phải củng cố vai tṛ điều phối của WHO. Và đây chính là bài học cho các nước thành viên, bởi Tổ Chức Y Tế Thế Giới, nếu bị suy yếu, sẽ càng khó có khả năng đối phó với các dịch bệnh trong tương lai.

    Ngoại giao y tế Cuba : Các bác sĩ đẩy lùi biên giới
    Trong những tuần qua, nhiều « đoàn quân » bác sĩ Cuba đă rời đất nước để trợ giúp 60 quốc gia trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Không những xuất khẩu bác sĩ sang các nước láng giềng như Nicaragua, Venezuela, La Habana c̣n điều bác sĩ sang tận Trung Quốc, Ư và cả Pháp.

    Libération nhắc lại ngoại giao y tế là một loại vũ khí được Cuba sử dụng từ nhiều năm nay. Với 9 bác sĩ/1.000 dân, Cuba là nước có tỉ lệ bác sĩ cao nhất thế giới, cao gấp đôi Thụy Điển, gấp 3 lần Pháp.

    Cuba điều bác sĩ ra nước ngoài hoặc dưới h́nh thức làm việc t́nh nguyện, chẳng hạn trong các thảm họa động đất ở Haiti, dịch bệnh Ebola ở châu Phi, hoặc các nước phải trả thù lao. Việc « xuất khẩu chất xám » đă góp phần nuôi sống đất nước từ 2 thập kỷ nay : kỷ lục là vào năm 2011, nhờ xuất khẩu 50.000 bác sĩ và y tá, chủ yếu sang Venezuela và Brazil, Cuba thu về 11,5 tỉ đô la, trong khi doanh thu từ du lịch chỉ đạt 2,6 tỉ đô la. Bác sĩ và y tá Cuba chủ yếu đảm nhiệm công việc chăm sóc y tế cơ bản ở những nơi nhân viên y tế nước sở tại không muốn mạo hiểm đến công tác : vùng nông thôn, khu ổ chuột, nơi có thổ dân …

    Tuy nhiên, Cuba lại bị Mỹ chỉ trích v́ đă biến các bác sĩ thành nô lệ. Hoa Kỳ thậm chí c̣n khuyên thế giới không dùng y bác sĩ Cuba. Dựa trên những lời kể của người trong cuộc, công chúng nay có thể hiểu thêm về điều kiện các bác sĩ Cuba. Trên danh nghĩa là hoạt động t́nh nguyện, họ phải chấp nhận ra nước ngoài 2 năm, thậm chí thời gian bị kéo dài gấp đôi mà không được báo trước. Lương của họ tùy thuộc vào thỏa thuận giữa chính phủ các nước, khoảng 3000-4000 đô la/tháng, được chuyển thẳng cho Nhà nước Cuba và La Habana chỉ trả cho y bác sĩ 20% số tiền nói trên, và một nửa số tiền đó chỉ được chuyển vào tài khoản các y bác sĩ này, nếu họ trở về nước khi hết hạn làm việc ở nước ngoài. Đây là cách để hạn chế t́nh trạng y bác sĩ « đào ngũ ». Theo một blogger Cuba, những người đào ngũ bị cấm về nước trong ṿng 8 năm. C̣n những ai hoàn thành công tác trở về sẽ được thăng tiến và được nhận một phần thưởng « trong mơ » : mua một chiếc xe hơi với giá phải chăng !

    Libération kết luận là trong bối cảnh khó khăn chồng chất như hiện tại, bác sĩ trong nước dư thừa, th́ việc xuất khẩu bác sĩ không chỉ là phương tiện để Cuba thể hiện t́nh đoàn kết quốc tế mà c̣n giúp cho nền kinh tế Cuba khỏi « chết ch́m ».

    Cháy rừng ở Tchernobyl khơi dậy nỗi sợ thảm họa hạt nhân
    Trong khi cả thế giới đang đối đầu với virus corona, nh́n sang Ukraina, La Croix lưu ư « Cháy rừng ở Tchernobyl khơi dậy nỗi sợ hăi » về một thảm họa môi trường nơi trước đây là nhà máy điện nguyên tử Tchernobyl. Khu vực cấm ở Tchernobyl, với bán kính 30 km quanh nơi xảy ra thảm họa hạt nhân lớn nhất lịch sử, từ chục ngày nay, đang bị cháy rừng. Hỏa hoạn lan rộng tới mức chính quyền Ukraina đă phải huy động khoảng 500 lính cứu hỏa, 6 phi cơ chở bom nước đă thực hiện hơn 200 chuyến bay cứu hỏa chỉ riêng trong ngày 13/04. Theo bộ Nội Vụ Ukraina, các đám cháy rừng đă được khống chế, nồng độ phóng xạ ở Tchernobyl không tăng đáng kể.

    Tuy nhiên, giới bảo vệ môi trường, nhất là tổ chức Greenpeace chi nhánh Nga cho biết các h́nh ảnh vệ tinh cho thấy đám cháy rừng bao trùm 12.000 ha, chứ không phải chỉ có vài trăm ha như bộ T́nh Trạng Khẩn Cấp thông báo. Nếu đám cháy lan đến khu lưu trữ rác thải hạt nhân ở Prypiat th́ sẽ lại gây ra một thảm họa khôn lường. Có ư kiến chỉ trích chính phủ Ukraina hoặc không nắm được thông tin, hoặc chọn giải pháp im lặng như thời Xô Viết. 30 đă trôi qua kể từ khi xảy ra vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Tchernobyl, nhưng cách xử lư khủng hoảng dưới thời Liên Xô vẫn c̣n khiến dân chúng Ukraina mất niềm tin vào chính quyền.

  10. #10
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    TƯƠNG LAI Tedros Adhanom Ghebreyesus: TÙ HAY TỬ ?

    TT Donald Trump chính thức cắt sổ gạo của WHO


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •