Page 2 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 11 to 20 of 49

Thread: ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

  1. #11
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

    Bản Tin 05/03: Trung Cộng đă đánh mất Đài Loan và họ biết rơ điều đó!


  2. #12
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

    Covid -19: Đài Loan tuyên bố Trung Quốc không xứng đáng trong Tổ Chức Y Tế Thế Giới


    Tổng thống Thái Anh Văn kiểm tra t́nh h́nh chống dịch Covid-19 tại một đơn vị quân đội tại Đài Nam, Đài Loan, ngày 09/04/2020. REUTERS - ANN WANG
    Tú Anh
    Chỉ có Đài Loan, với một chính quyền được bầu một cách dân chủ mới xứng đáng đại diện cho nhân dân trong một định chế quốc tế. Trung Quốc là một chế độ không xứng đáng. Đài Bắc kêu gọi Tổ Chức Y Tế Thế Giới loại Trung Quốc ra khỏi tổ chức v́ thiếu trách nhiệm trong vụ đại dịch Covid-19.


    Bị Trung Quốc xem là một tỉnh nổi loạn và gây áp lực loại ra khỏi Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO/ OMS, Đài Loan không ngừng vận động cộng đồng quốc tế ủng hộ tái gia nhập. Bước thứ nhất là xin làm quan sát viên Hội Đồng Y Tế Thế Giới World Health Assembly (WHA), cơ cấu quyết định của WHO / OMS, cho dù Bắc Kinh sẽ ngăn chận.

    Hội Đồng sẽ nhóm họp trong tháng 5 này. Vấn đề Đài Loan là một trong những chủ đề sẽ được 194 thành viên thảo luận, theo bản tin của Reuteurs.

    Từ Đài Bắc, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Đài Loan Joanne Ou cho rằng việc Hoa lục giành chiếc ghế thành viên của Trung Hoa Dân Quốc tại Liên Hiệp Quốc vào năm 1971, cho đến nay chỉ giải quyết vấn đề ai là đại diện cho Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc không có tư cách đại diện cho Đài Loan ở các định chế quốc tế khác.

    Theo bộ Ngoại Giao Đài Loan, chỉ có một chính phủ dân cử mới xứng đáng đại diện cho 23 triệu dân Đài Loan. Do vậy, Đài Bắc kêu gọi Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho phép Đài Loan tái gia nhập, không thể loại 23 triệu người ra khỏi cuộc chiến quốc tế chống Covid-19 mà Đài Loan đă chứng minh tiến hành hiệu quả hơn chính quyền Hoa lục.

    Hiện nay, ước nguyện của Đài Loan được nhiều cường quốc hậu thuẫn, đứng đầu là Hoa Kỳ cũng như Úc và Nhật Bản.

    OMS: "Không có bằng chứng đại dịch Covid-19 xuất phát từ một pḥng thí nghiêmk ở Vũ Hán"

    Trong khi đó, từ Genève, một chuyên gia trong Tổ Chức Y Tế Thế Giới bác luận điểm của Mỹ, theo đó, siêu vi corona chủng mới gây đại dịch "lọt" ra từ một pḥng thí nghiệm của Trung Quốc tại Vũ Hán.

    Bác sĩ Michael Rayan, giám đốc Chương tŕnh Khẩn cấp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho rằng cho đến thời điểm này, không có bằng chứng xác minh corona chủng mới có nguồn gốc từ pḥng thí nghiệm. Chính phủ Mỹ chưa cung cấp "bằng chứng và sự kiện"; Nói cách khác những cáo buộc của Washington là "suy đoán" không có cơ sở.

  3. #13
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

    Bắc Kinh sắp lập ‘vùng nhận diện pḥng không’ trên Biển Đông?
    May 5, 2020 cập nhật lần cuối May 5, 2020

    Ông Nghiêm Đức Phát (Yen Te-fa), bộ trưởng Quốc Pḥng Đài Loan. (H́nh: AP photo)
    ĐÀI BẮC, Đài Loan (NV) – Bắc Kinh đang chuẩn bị thiết lập “vùng nhận diện pḥng không” trên Biển Đông, theo lời bộ trưởng Quốc Pḥng Đài Loan xác nhận trong một buổi chất vấn hôm Thứ Ba, 5 Tháng Năm.

    Đây là câu trả lời của Bộ Trưởng Quốc Pḥng Đài Loan Nghiêm Đức Phát (Yen Te-fa) cho câu hỏi của bà Ôn Ngọc Hà (Wen Yu-hsia), một nhà lập pháp thuộc Quốc Dân Đảng, về các “vùng nhận diện pḥng không” (Air Defense Identification Zone – ADIZ) quanh Đài Loan, theo báo Tin Đài Loan (Taiwan News) của chính phủ Đài Loan tường thuật.

    Theo ông Nghiêm Đức Phát, quanh Đài Loan có hai vùng ADIZ là vùng biển Đông Trung Hoa (East China Sea) và vùng biển Nam Trung Hoa (South China Sea).


    “Vùng nhận diện pḥng không” là lời tuyên bố xác định phạm vi không phận của một nước mà tất cả các loại máy bay dân sự đều phải tự xác định và thông báo vị trí cho cơ quan kiểm soát không phận của nước chủ quyền. Nếu không, có thể bị bắn hạ. Tuy nhiên quan niệm về ADIZ không được xác định trong các hiệp định quốc tế cũng như không được một tổ chức quốc tế nào quy định.

    Lời xác nhận của ông Nghiêm Đức Phát diễn ra vào lúc đang có những dấu hiệu căng thẳng trên Biển Đông. Từ Tháng Bảy năm ngoái đến nay, Trung Quốc cho một số tàu khảo sát địa chất hoạt động bất hợp pháp trong các vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia.

    Tháng Ba năm nay, Bắc Kinh gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc lập lại tuyên bố chủ quyền theo h́nh “lưỡi ḅ” chiến hơn 80% đến 90% Biển Đông và bị Hà Nội phản bác. Ngày 2 Tháng Tư, 2020, Trung Quốc cho tàu Hải Cảnh đâm ch́m tàu đánh cá của Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sau đó Trung Quốc loan báo thành lập hai huyện “Tây Sa” (tức Hoàng Sa) và “Nam Sa” (tức Trường Sa) là những khu vực cướp của Việt Nam. Rồi Trung Quốc lại c̣n ngang nhiên đặt tên cho những đảo nhỏ, băi đá ngầm ở cả những khu vực biển nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines.

    Không riêng ǵ Việt Nam, cả chính phủ và quốc hội Mỹ đều lên án các hành động ngang ngược của Trung Quốc. Đồng thời, mới đây, Mỹ vừa cho các chiến hạm đi vào bên trong phạm vi 12 hải lư của một số đảo và đảo nhân tạo ở Hoàng Sa và Trường Sa, vừa cho hai oanh tạc cơ chiến lược từ một căn cứ trên đất Mỹ bay thẳng tới Biển Đông. Hành động nhằm chứng tỏ cho Bắc Kinh biết tuyên bố chủ quyền “lưỡi ḅ” là vô giá trị.


    Oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer vừa mới bay thẳng từ Mỹ tới Biển Đông để cảnh cáo Bắc Kinh. (H́nh: AFP/Getty Images)
    Việc Bắc Kinh nhăm nhe thiết lập ADIZ trên Biển Đông từng được đề cập nhiều lần trước đây khi họ bồi đắp các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa rồi trang bị hỏa tiễn pḥng không, hỏa tiễn diệt hạm cùng nhiều trang bị quân sự tối tân khác.

    Năm 2016, khi ông John Kerry vẫn c̣n là ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng Thống Barack Obama, ông từng cảnh cáo Bắc Kinh là nếu Trung Quốc thiết lập “vùng nhận diện pḥng không” (ADIZ) trên Biển Đông là “hành vi khiêu khích, gây bất ổn,” theo tin thông tấn Reuters.

    Cũng trong năm này, khi đến tham dự “Đối thoại Shangri La” ở Singapore về vấn đề an ninh khu vực, bộ trưởng Quốc Pḥng Trung Quốc không xác nhận hay phủ nhận về ADIZ ở Biển Đông, mà chỉ nói úp mở rằng sẽ xem xét vấn đề tùy thuộc t́nh h́nh.

    Khi Bắc Kinh loan báo thành lập ADIZ trên vùng Biển Hoa Đông, năm 2013, bao trùm luôn một khu vực không phận của Nam Hàn và nơi có quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) mà Bắc Kinh và Tokyo cùng tuyên bố chủ quyền, Hoa Kỳ, Nam Hàn và Nhật Bản đều cho máy bay quân sự bay trên đó để chứng tỏ họ không công nhận.

    Cái tuyên bố chủ quyền ngang ngược theo h́nh “lưỡi ḅ” trên Biển Đông đă bị Ṭa Trọng Tài Quốc Tế tại The Hague, Ḥa Lan, phán quyết là vô giá trị, nay nếu Bắc Kinh lập thêm ADIZ nữa, như lời tiết lộ của bộ trưởng Quốc Pḥng Đài Loan, sẽ tạo thêm những rắc rối mới và tăng thêm căng thẳng ở khu vực. (TN) [qd]

  4. #14
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

    Áp chế Trung Quốc, chính quyền Trump mời Đài Loan tham gia WHO hoặc lập tổ chức y tế khác thay thế
    B́nh luậnMinh Thanh • 07:05, 06/05/20• 72 lượt xem


    Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Win McNamee/Getty Images)

    Theo Fox News, trong nội bộ chính quyền Tổng thống Trump đă đưa ra một đề xuất dự thảo nhằm đưa Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để trấn áp sự ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và trừng phạt WHO v́ "bao che quá mức cho ĐCSTQ".

    Ngoài ra, trong số nhiều lựa chọn, Cơ quan An ninh Quốc gia của chính phủ Hoa Kỳ thậm chí đang xem xét việc thành lập một tổ chức y tế toàn cầu mới, không chịu ảnh hưởng của ĐCSTQ mà sẽ thân cận hơn với các nền dân chủ châu Âu và Mỹ.

    Vào tháng trước, Tổng thống Trump đă tuyên bố rằng ông sẽ dừng hẳn tài trợ cho WHO v́ những cáo buộc rằng WHO đă giúp ĐCSTQ che đậy sự lây nhiễm của bệnh viêm phổi Vũ Hán, cho đến khi nó trở thành đại dịch toàn cầu.

    Fox News cho biết, đối với vấn đề WHO, để chống lại sự ảnh hưởng của ĐCSTQ cần có sự liên quan của "toàn bộ chính phủ Hoa Kỳ".

    Trong những ngày gần đây, trên Twitter, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc đă lên án hành vi loại trừ Đài Loan khỏi các tổ chức quốc tế như WHO; họ cũng sử dụng các mối quan hệ thân thiết với Đài Loan, kêu gọi sớm đưa nước này gia nhập WHO.

    Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đă tweet nội dung: "Vui ḷng tham gia hành động "Tweet để Đài Loan gia nhập" (#TweetforTaiwan’s inclusion) của chúng tôi để cho phép Đài Loan tham gia Hội nghị Y tế Thế giới sắp tới, để Đài Loan có thể đưa ra những tri thức chuyên nghiệp của ḿnh trong cuộc chiến chống lại virus Corona. Thế giới cần Đài Loan trong cuộc chiến này! Nói với @WHO rằng đă đến lúc cần phải lắng nghe Đài Loan".


    IO Bureau @ State

    @State_IO
    Join us to #TweetforTaiwan's inclusion at the upcoming World Health Assembly so #Taiwan can bring its incredible expertise to the fight against #Covid19. The world needs Taiwan in this fight! Tell @WHO that it is time for Taiwan to be heard.

    2,692
    2:05 PM - May 1, 2020
    Twitter Ads info and privacy
    1,562 people are talking about this

    U.S. Mission to the UN

    @USUN
    .@UN was founded to serve as a venue for all voices, a forum that welcomes a diversity of views & perspectives, & promotes human freedom. Barring #Taiwan from setting foot on UN grounds is an affront not just to the proud Taiwanese people, but to UN principles. #TweetForTaiwan

    13K
    10:32 AM - May 1, 2020
    Twitter Ads info and privacy
    7,535 people are talking about this
    Theo thông tin mà Fox News có được, động thái này của Nhà Trắng đă nhận được sự ủng hộ từ Úc cho rằng cần trao cho Đài Loan vị trí quan sát viên trong WHO. Hoa Kỳ hiện đang t́m kiếm sự ủng hộ từ Đức, Pháp và Vương quốc Anh.

    Một nguồn tin nói rằng hành động đưa Đài Loan gia nhập WHO giống như "chọc vào mắt" ĐCSTQ v́ chính quyền này không coi Đài Loan là một quốc gia độc lập. Nguồn tin nói rằng việc cho phép Đài Loan có vị trí trong WHO sẽ nâng cao vị thế của Đài Loan.

    Vào tháng 3 năm nay, trong một cuộc phỏng vấn video, cô vấn viên của WHO, ông Bruce Aylward đă lúng túng khi được hỏi liệu tổ chức này có xem xét tư cách thành viên của Đài Loan không. Ông Aylward đă giả vờ không nghe thấy và lảng tránh câu hỏi này.

    Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, các quan chức của phái đoàn Liên Hợp Quốc dẫn đầu WHO đến khảo sát Trung Quốc đă không trả lời các câu hỏi về phản ứng tuyệt vời của Đài Loan đối với sự bùng phát virus Corona Vũ Hán.

    Vào ngày 31/12/2019, Đài Loan đă đưa ra một lời nhắc nhở với WHO rằng đă phát hiện ra bệnh lây nhiễm từ người sang người. Nhưng WHO một mực không quan tâm.

    Tổng thống Trump cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào ngày 3/5 rằng: “WHO đă là một thảm họa”.

    Tổng thống Trump nói: "WHO đă làm ǵ, họ đă bỏ lỡ mọi thời điểm quan trọng cần phải lên tiếng". Ông cáo buộc tổ chức này cung cấp thông tin "sai lệch" về virus Corona Vũ Hán và lên án WHO là "chạy ṿng quanh ĐCSTQ".

    Đồng thời, Fox News giải thích rằng Cơ quan An ninh Quốc gia của chính phủ Hoa Kỳ đang xem xét nhiều cách khác nhau để buộc WHO phải chịu trách nhiệm, bao gồm cả khả năng thành lập một tổ chức thay thế.

    Một nguồn tin nói với Fox News rằng trong vài tuần qua, Nhà Trắng đă chỉ thị cho Bộ Ngoại giao, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Phái bộ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc "t́m các Tổ chức y tế khác” để chuyển khoản tiền vốn định đầu tư cho WHO.

    Nhưng các nguồn tin từ Cơ quan An ninh Quốc gia nói với Fox News rằng họ cũng đang xem xét việc “một tổ chức y tế toàn cầu hoàn toàn mới” sẽ mang lại cho Hoa Kỳ tầm ảnh hưởng lớn hơn như thế nào.

    Trước đó, ông Trump đă tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ ngay lập tức ngừng tài trợ cho WHO, cáo buộc WHO “đặt chính trị lên vị trí quan trọng hơn lcác biện pháp cứu người”, và tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tiến hành điều tra WHO trong 60 đến 90 ngày; điều tra lư do tại sao WHO "chạy ṿng quanh ĐCSTQ" và gây ra "số lượng người chết lớn như vậy", có phải v́ "sự quản lư kém và che đậy nghiêm trọng" đă gây ra đại dịch toàn cầu?

    Hoa Kỳ là quốc gia tài trợ lớn nhất của WHO. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trước đây đă lên kế hoạch tài trợ cho WHO 893 triệu USD trong giai đoạn 2 năm. Tổng thống Trump nói rằng Hoa Kỳ tài trợ khoảng 400-500 triệu USD cho WHO mỗi năm, trong khi Trung Quốc chỉ đóng góp khoảng 40 triệu USD, chỉ bằng 10% của Hoa Kỳ.

    Vào tháng trước, Tổng thống Trump cũng tuyên bố rằng tiền sẽ được sử dụng cho những nơi "cần thiết nhất".

    Minh Thanh

    Theo SOH

  5. #15
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

    Bộ Ngoại giao Úc ủng hộ Đài Loan gia nhập WHO
    B́nh luậnDu Miên • 06:55, 06/05/20• 27 lượt xem

    Bộ Ngoại giao Úc ủng hộ Đài Loan gia nhập WHO
    Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan Trần Thời Trung đang quan sát trong một cuộc phỏng vấn với AFP tại Geneva vào ngày 21/5/2017. (Fabrice Coffrini / AFP / Getty Images)

    Bộ Ngoại giao Úc (DFAT) ủng hộ Đài Loan tham gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với tư cách là một “quan sát viên”, và điều này phù hợp với chính sách “một Trung Quốc” của Úc.

    DFAT đă bày tỏ sự ủng hộ của ḿnh sau khi Bộ trưởng Y tế Đài Loan Trần Thời Trung (Chen Shih-chung) gửi email đến các cơ quan truyền thông trên toàn cầu, kêu gọi WHO chấp thuận để quốc gia này tham gia và trở thành một phần trong nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn virus Corona Vũ Hán.

    Bộ trưởng Trần đă chỉ ra sự thành công của các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh mà Đài Loan áp dụng, và nói thêm rằng: “Mặc dù có khoảng cách gần với Trung Quốc, Đài Loan đứng thứ 123 trong số 183 quốc gia về tỷ lệ số ca [nhiễm virus] được xác nhận trên một triệu người”.

    Ông cho biết: “Trong 17 năm kể từ khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch SARS, Đài Loan đă luôn ở trong tư thế sẵn sàng trước mọi mối đe dọa của (các dạng) bệnh truyền nhiễm mới”.

    Mặc dù dân số của Đài Loan là 23,8 triệu người; tương đương với dân số của Úc, nhưng quốc đảo châu Á này chỉ có 432 trường hợp nhiễm virus Corona Vũ Hán và 6 trường hợp tử vong. Trong khi đó, Úc có hơn 6.801 ca nhiễm bệnh được xác nhận và đă ghi nhận 95 trường hợp tử vong.

    Trong email gửi tới The Epoch Times, DFAT cho biết WHO cần đảm bảo tính “bao hàm, hợp tác thực tế và trao đổi thông tin mạnh mẽ” giữa các quốc gia, đồng thời tổ chức này phải duy tŕ “mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với tất cả các cơ quan y tế”.

    Thượng nghị sĩ Đảng Tự do James Paterson và Thượng nghị sĩ Đảng Lao động Kimberley Kitching đă ủng hộ động thái này.

    Tranh chấp về chính sách ‘một Trung Quốc’
    Chính quyền Bắc Kinh đă nhiều lần cố gắng ngăn cản các nỗ lực của Đài Loan để được công nhận như một quốc gia chính thức. Lư do là v́ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố Đài Loan là một phần của lănh thổ Trung Quốc đại lục. Tranh chấp này bắt nguồn từ việc thành lập chính phủ Trung Hoa Dân Quốc trên quốc đảo này vào năm 1945.

    ĐCSTQ đă gây áp lực tới các chính phủ và các tổ chức quốc tế để họ ủng hộ chính sách “một Trung Quốc” của ḿnh. Vào năm 2019, nhăn hiệu thời trang Christian Dior đă phải xin lỗi công khai, sau khi một bức ảnh trong bài thuyết tŕnh tại một hội nghị nội bộ của hăng này được lưu hành trực tuyến. Lư do là v́ phần bài thuyết tŕnh này đă sử dụng h́nh ảnh một tấm bản đồ của Trung Quốc mà không bao gồm quốc đảo Đài Loan trong đó, đại diện Dior cho biết.

    Trong một tuyên bố chính thức của ḿnh, thương hiệu thời trang này cho biết: “Dior luôn tôn trọng và duy tŕ nguyên tắc ‘một Trung Quốc’, cũng như sự bảo vệ nghiêm ngặt chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Trung Quốc”; và bổ sung rằng những sự cố như vậy sẽ không bao giờ xảy ra nữa, kèm theo lời khẳng định: “Dior là bạn của Trung Quốc”.

    Từ năm 2009 đến 2016, các bộ trưởng y tế của Đài Loan đă tham gia vào Hội nghị Y tế Thế giới (WHA) - cơ quan ra quyết định của WHO - với tư cách là quan sát viên.

    Tuy nhiên, vào năm 2017, Trung Quốc đă ngăn cấm Đài Loan tham gia vào WHA cũng như các cuộc họp của tổ chức này.

    WHO cũng đă bị buộc tội “cúi đầu” trước quyền lực của Bắc Kinh khi phớt lờ lời khuyên từ Đài Loan và phản ứng quá chậm với sự lây lan ban đầu của virus Corona Vũ Hán.

    Phó Tổng thống Đài Loan Trần Kiến Nhân (Chen Chien-jen) cho biết, vào ngày 31/12/2019, chính phủ Đài Loan đă cảnh báo WHO về nguy cơ truyền nhiễm từ người sang người của một căn bệnh giống như bệnh viêm phổi ở Trung Quốc.

    Đài Loan hiện vẫn chưa được công nhận là quốc gia thành viên của WHO.

    Du Miên

    Theo The Epoch Times

  6. #16
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

    Đài Loan t́m cách tham dự Hội đồng Y tế Thế giới


  7. #17
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

    Đài Loan khẳng định với WHO rằng Trung Quốc không có quyền đại diện cho họ
    B́nh luậnDu Miên • 11:56, 07/05/20• 1612 lượt xem


    Một người dân địa phương đeo khẩu trang (thứ 2 bên trái) được kiểm tra nhiệt độ khi mọi người xếp hàng mua khẩu trang từ máy bán hàng tự động tại Trung tâm Y tế quận Xinyi ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 14/4/2020. (Sam Yeh / AFP qua Getty Images)


    Vào ngày 05/2, Bộ Ngoại giao Đài Loan nhấn mạnh, chỉ có chính phủ được bầu chọn một cách dân chủ của Đài Loan mới có thể đại diện cho người dân của quốc đảo này trên các diễn đàn thế giới, chứ không phải Trung Quốc. Bộ này đồng thời kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) “thoát khỏi” sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong đại dịch virus Corona Vũ Hán.

    Đài Loan không thể tham gia WHO v́ sự phản đối của chính quyền Bắc Kinh khi ĐCSTQ coi quốc đảo này là một trong những tỉnh của ḿnh. Việc này đă gây phẫn nộ cho Đài Bắc, chính quyền này cho biết điều này đă tạo ra một khoảng trống nguy hiểm trong cuộc chiến toàn cầu chống lại virus Corona Vũ Hán.

    Đài Loan đang vận động sự ủng hộ từ phía quốc tế để có thể trở thành một quan sát viên của WHO. Tuy nhiên, trong cuộc họp tháng này của Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) - cơ quan ra quyết định của WHO, các nguồn tin chính phủ và ngoại giao cho biết Trung Quốc sẽ ngăn chặn động thái này.


    Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan Trần Thời Trung (Chen Shih-chung) trong cuộc họp báo tại trụ sở của Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh (CDC) tại Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 11/3/2020. (Sam Yeh / AFP qua Getty Images)
    WHO đă công nhận Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa là “đại diện hợp pháp của Trung Quốc”, là phù hợp với chính sách của Liên Hợp Quốc (LHQ) từ năm 1971. Đồng thời, vào ngày 04/5, ông Steven Solomon, quan chức phụ trách pháp lư chính của WHO cho biết, câu hỏi về sự tham dự của Đài Loan với tư cách thành viên chính thức, là vấn đề đặt ra cho 194 quốc gia thành viên của WHO.

    Theo quyết định năm 1971, Cộng Ḥa Nhân dân Trung Hoa thay thế Trung Hoa Dân quốc và đảm nhận vị trí đại diện cho Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Đài Loan, bà Âu Giang An (Joanne Ou) cho biết, quyết định này chỉ giải quyết vấn đề ai đại diện cho Trung Quốc, chứ không phải vấn đề của Đài Loan và không trao cho Trung Quốc quyền đại diện cho Đài Loan trên trường quốc tế.

    Bà Âu nói với phóng viên rằng: “Chỉ có chính phủ Đài Loan đắc cử thông qua bỏ phiếu dân chủ mới có thể đại diện cho 23 triệu người dân Đài Loan trên trường quốc tế”.


    Người dân xếp hàng chờ đợi tại một hiệu thuốc để lấy khẩu trang được đặt hàng trực tuyến, tại Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 18/3/2020. (Paula Bronstein / Getty Images)
    Bà Âu c̣n nói thêm rằng WHO nên “loại bỏ sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc”, và để Đài Loan tham gia đầy đủ vào công tác pḥng chống thảm họa đại dịch virus Corona Vũ Hán trên toàn cầu.

    “Đừng để cho việc Trung Quốc can thiệp chính trị không đúng cách trở thành một trở ngại, cản trở thế giới cùng đoàn kết chiến đấu chống lại virus”.

    Đài Loan tham dự Hội nghị Y tế Thế giới với tư cách quan sát viên từ năm 2009-2016 khi quan hệ Đài Bắc - Bắc Kinh dần ấm lên. Nhưng Trung Quốc đă ngăn không để Đài Loan tham gia sâu hơn sau khi bà Thái Anh Văn đắc cử Tổng thống Đài Loan. ĐCSTQ gọi bà Thái là một kẻ ly khai, nhưng bà đă bác bỏ cáo buộc này.


    Học sinh đeo khẩu trang để ngăn ngừa sự lây lan của virus Corona Vũ Hán khi tham dự một lớp học tại Trường tiểu học Dajia ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 29/4/2020. (Sam Yeh / AFP qua Getty Images)
    Hoa Kỳ đă mạnh mẽ ủng hộ việc Đài Loan tham gia WHA với tư cách là một quan sát viên- Đây được cho là một “đường găy” trong quan hệ ngoại giao Washington - Bắc Kinh. Mối quan hệ này càng thêm lu mờ khi chính quyền Trump liên tục lên tiếng chỉ trích cách thức ĐCSTQ và WHO xử lư đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).

    Trung Quốc nói rằng Đài Loan được đại diện đầy đủ bởi chính quyền Bắc Kinh và Đài Loan chỉ có thể tham gia vào WHO theo chính sách “một Trung Quốc”, trong đó Đài Loan sẽ phải chấp nhận trở thành một phần lănh thổ của Trung Quốc. Đây là điều kiện mà chính phủ bà Thái Anh Văn không bao giờ chấp nhận.

    Trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán, tính đến thời điểm hiện tại, số trường hợp báo cáo nhiễm dịch tại Đài Loan ít hơn hẳn so với nhiều nước láng giềng. Đây là kết quả nhờ vào công tác phát hiện, pḥng ngừa sớm và có hiệu quả của chính quyền quốc đảo này.

    Du Miên

    Theo The Epoch Times

  8. #18
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

    Phó Tổng thống Đài Loan Trần Kiến Nhân (phải) phát biểu trong cuộc họp báo ngày 21/6/2018 (Ảnh: DANIEL SHIH/AFP via Getty Images)
    'Làn sóng thứ 2 của đại dịch chắc chắn sẽ đến': Phó Tổng thống Đài Loan nhận định
    B́nh luậnNguyễn Sơn • 23:37, 08/05/20• 725 lượt xem

    Phó Tổng thống Đài Loan cho rằng làn sóng thứ 2 của đại dịch sẽ xuất hiện vào mùa thu hoặc mùa đông năm nay.

    Trong một cuộc phỏng vấn hôm 7/5 với báo France 24, Phó Tổng thống Đài Loan Trần Kiến Nhân (Chen Chien-jen) cho biết về cách xử lư của Đài Loan đối với đại dịch Covid-19. Ông Trần cũng bày tỏ lo ngại về một làn sóng dịch thứ hai xuất hiện vào mùa thu hoặc mùa đông.

    Đài Loan có khoảng 440 trường hợp được xác nhận nhiễm dịch Covid-19 và cho đến nay chỉ có 06 ca tử vong, mặc dù khá gần với tâm dịch Vũ Hán. Trong khi đó, để pḥng chống dịch, Đài Loan đă không cần phải cách ly hay phong tỏa toàn bộ dân cư.

    Phó Tổng thống Trần nói, Đài Loan có thể kiểm soát được đại dịch v́ quyết định rất sớm về việc cách ly các du khách đến từ Vũ Hán (Trung Quốc) và nhanh chóng truy vết các ca nhiễm. Ông giải thích rằng phản ứng nhanh là kết quả của kinh nghiệm đối phó với dịch SARS năm 2003.


    Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (trái) và Phó Tổng thống Trần Kiến Nhân (phải) tham dự lễ nhậm chức ngày 20/5/2016 tại Đài Bắc, Đài Loan. (Ảnh: Ashley Pon/Getty Images)
    Ông Trần nói rằng Trung Quốc rơ ràng không đưa ra con số thực sự về nạn nhân của đại dịch. Ông nói rằng trong giai đoạn đầu ở Trung Quốc, "chỉ các trường hợp viêm phổi nặng mới được cách ly và điều trị tại bệnh viện", do đó con số thực phải cao hơn rất nhiều.

    Kêu gọi điều tra độc lập về Tổ chức Y tế Thế giới
    Ông Trần cho biết, Đài Loan đă gửi một cảnh báo rơ ràng đến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 31/12/2019 về việc virus corona lây truyền từ người sang người, nhưng bị WHO "gạt sang một bên".

    Phó Tổng thống Đài Loan cũng cáo buộc WHO đă phản ứng quá muộn khi đến cuối tháng 1/2020 mới tuyên bố "T́nh trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng". Ông kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về cách WHO xử lư đại dịch.

    Ông Trần cho rằng, Đài Loan nên được tham gia với tư cách quan sát viên trong cuộc họp tiếp theo của Hội đồng Y tế Thế giới dự kiến tổ chức ​​vào ngày 17/5. Nhưng ông nói thêm rằng Trung Quốc vẫn phản đối và đến nay Đài Loan không được mời tham dự cuộc họp.

    "Làn sóng thứ hai chắc chắn sẽ đến"
    Phó Tổng thống Trần Kiến Nhân từng là một nhà dịch tễ học, và ông lo ngại về đợt bùng phát thứ hai của virus corona trong những tháng tới.

    Phó Tổng thống Đài Loan nói:

    "Tất nhiên tôi tin rằng một làn sóng thứ hai chắc chắn sẽ đến. Đến bây giờ, dân số bị nhiễm virus quá nhỏ để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng. Tôi tin rằng một đỉnh thứ hai có thể sẽ xuất hiện vào mùa thu, mùa đông năm nay. Chúng ta phải tiếp tục theo dơi virus này để xem liệu nó có trở thành một bệnh truyền nhiễm theo mùa hay không."

    Ông Trần cho rằng đây là lư do để tất cả các quốc gia cần phải hợp tác chặt chẽ trong việc chống lại virus chết người này.

    Cuối cùng, khi được hỏi liệu đại dịch này có tạo thêm căng thẳng với Trung Quốc không, Phó Tổng thống nói rằng ông hy vọng vào điều ngược lại, có nghĩa sẽ có hợp tác nhiều hơn giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.

    Nguyễn Sơn

  9. #19
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

    COVID-19: Đài Loan dùng kỹ thuật “trao đổi huyết tương” cứu sống bệnh nhân nặng
    Huệ Anh•Thứ Bảy, 09/05/2020 • 247 Lượt Xem
    Bệnh viện Đào Viên thuộc Bộ Y tế Phúc lợi Đài Loan thông qua kỹ thuật thanh lọc máu (kỹ thuật trao đổi huyết tương) liên tiếp 3 ngày để thay gần 10.000 cc máu cho một người phụ nữ bị viêm phổi Vũ Hán có triệu chứng nguy kịch, và đă thành công giúp bệnh t́nh có chuyển biến tốt. Đây cũng là ca bệnh đầu tiên trên thế giới dùng kỹ thuật trao đổi huyết tương để điều trị cho bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán có triệu chứng nặng, đồng thời được tạp chí quốc tế chính thức chấp nhận.


    Bác sĩ chuyên khoa Thận của Bệnh viện Đào Viên trực thuộc Bộ Y tế Phúc lợi Đài Loan, ông Vương Vĩ Kiệt cho biết, một người phụ nữ 52 tuổi nhiễm viêm phổi Vũ Hán và có triệu chứng nặng, qua điều trị bằng “kỹ thuật thanh lọc máu” đă b́nh phục trở lại. Phương pháp điều trị này đă được tạp chí quốc tế chính thức chấp nhận. (Ảnh: CNA)
    Theo FTV News và SET News tại Đài Loan đưa tin, Đài Loan có một nữ bệnh nhân 52 tuổi xác nhận lây nhiễm viêm phổi Vũ Hán, trong lúc cận kề cái chết, Bệnh viện Đào Viên đă sử dụng phương pháp thanh lọc máu và đă cứu sống được bà. Bệnh nhân này sau khi được chẩn đoán lây nhiễm viêm phổi Vũ Hán vào ngày 15/3, vốn chỉ có bệnh cao huyết áp nhẹ, nhưng không ngờ bệnh t́nh lại chuyển biến xấu đi trong một tuần, trong một tuần đă dẫn đến nhiễm trùng máu, khó thở, phổi bị xâm lấn, t́nh h́nh xấu đi nên phải buộc sử dụng kỹ thuật Oxy hóa màng ngoài cơ thể (ECMO). Trong lúc phía bệnh viện chưa có biện pháp nào tốt hơn, Phó giám đốc bệnh viện Vương Vĩ Kiệt và chuyên khoa Thận đă nghĩ đến phương pháp “thanh lọc máu” để loại bỏ “cơn băo cytokines” (phản ứng miễn dịch quá mức) trong cơ thể bệnh nhân. Đội ngũ chuyên khoa thận của bệnh viện này tổng động viên, áp dụng kỹ thuật thanh lọc máu (kỹ thuật trao đổi huyết tương) để loại bỏ tế bào miễn dịch xấu trong cơ thể bệnh nhân, khi đó chỉ thấy từng túi từng túi huyết tương được dùng để thay máu cho bệnh nhân này. Trong 3 ngày, đă sử dụng gần 10.000 cc huyết tương, cuối cùng kỳ tích cũng xuất hiện.

    Thực ra, trong ngày đầu tiên, phổi của nữ bệnh nhân này đă bị trắng toàn bộ, đă ở trong trạng thái hoàn toàn không thể tự hô hấp được, nhưng trải qua “thanh lọc máu” đến ngày thứ 3, t́nh h́nh bệnh có cải thiện lớn, đến ngày 15/4 không c̣n cần đến ống thở nữa. Hiện tại, người phụ nữ phục hồi một cách kỳ diệu này nếu được xét nghiệm cho kết quả âm tính là có thể lập tức xuất viện.

    Đối với thay đổi về bệnh t́nh của mẹ ḿnh trong một tuần, con trai của bệnh nhân cho biết: “Mẹ tôi ở trong trạng thái hôn mê, và hiện giờ đă tỉnh lại, hiện bà có thể tṛ chuyện, gọi điện thoại cho chúng tôi qua phần mềm Line, khoảng thời gian này đối với chúng tôi mà nói là sự thấp thỏm lo sợ.”

    Nh́n lại t́nh trạng khẩn cấp khi đó của nữ bệnh nhân, Phó Giám đốc bệnh viện Vương Vĩ Kiệt nói: “Khi đó ô-xy đă dùng đến 100%, nhưng nồng độ ô-xy trong máu vẫn không đạt được yêu cầu của chúng tôi, huyết áp của bệnh nhân bắt đầu đi xuống, theo phán đoán lâm sàng trong quá khứ có thể nửa ngày hoặc một ngày là bệnh nhân tử vong.”



    Ông Vương Vĩ Kiệt (Ảnh: Epoch Times)


    Do đó, trước t́nh trạng bệnh t́nh của bệnh nhân nhanh chóng chuyển biến xấu, phía bệnh viện quyết định tham khảo các tài liệu, vận dụng “kỹ thuật trao đổi huyết tương” liên tiếp trong 3 ngày từ 30/3 đến 1/4, tổng cộng đă thay 100 túi với khoảng gần 10.000 cc huyết tương, và kết hợp liệu pháp lọc máu ngoài thận (CCRT), bệnh t́nh cuối cùng đă có chuyển biến tốt.

    Nhắc đến lần điều trị cho người phụ nữ mắc viêm phổi Vũ Hán có triệu chứng nặng bằng cách áp dụng “kỹ thuật thanh lọc máu/kỹ thuật trao đổi huyết tương” này, ông Vương Vĩ Kiệt nhấn mạnh, “Chúng tôi thanh lọc máu tương đối sạch thông qua xử lư liên tục, các nhân tố gây viêm phổi trong tế bào, phế nang có cơ hội đi thẳng vào trong máu, sẽ được loại bỏ bằng phương pháp của chúng tôi.”

    Người nhà chứng kiến thân nhân hồi phục trở lại, v́ để cảm ơn phía bệnh viện dụng tâm điều trị, đă đặc biệt chế tác video để cảm ơn bệnh viện đă cứu sống mẹ ḿnh.

    Có truyền thông hỏi “kỹ thuật thanh lọc máu” có hiệu quả như thế, nhưng liệu có thích hợp cho bất cứ người bệnh nào hay không?

    Ông Vương Vĩ Kiệt giải thích thêm, “Hiện tại người bệnh trong nước dường như đều sẽ tự khỏi, hiện tại chúng tôi vẫn kiến nghị dùng cho người có triệu chứng tương đối nặng, sử dụng cứ phương pháp điều trị nào cũng đều cần cân nhắc đến cái lợi, cái hại, cái lợi lớn hơn th́ mới có thể dùng.”

    Lần này, Bệnh viện Đào Viên đă dùng “kỹ thuật trao đổi huyết tương” để loại bỏ các nhân tố miễn dịch không tốt trong cơ thể người bệnh, không chỉ là trường hợp đầu tiên ở Đài Loan, mà c̣n là lần đầu tiên trên thế giới sử dụng phương pháp điều trị này để điều trị cho người nhiễm virus Trung Cộng (virus viêm phổi Vũ Hán).

    Hiện tại, nữ bệnh nhân này đă khôi phục rất tốt, đối với người nhà và đội ngũ y tế, điều này giống như “tiêm một mũi trợ tim”. Ca bệnh viêm phổi Vũ Hán nghiêm trọng đầu tiên trên thế giới được điều trị dựa vào thanh lọc máu để loại bỏ “cơn băo cytokines” trong cơ thể, cũng đă được tạp chí quốc tế chính thức chấp nhận, kỳ vọng sau này có thể cứu được nhiều người viêm phổi nặng.

    Huệ Anh

  10. #20
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

    Nghị sĩ Mỹ kêu gọi gần 60 nước ủng hộ Đài Loan gia nhập WHO
    Như Ngọc•Thứ Bảy, 09/05/2020 • 933 Lượt Xem
    Lănh đạo của hai ủy đối ngoại của Hạ viện và Thượng viện Mỹ hôm thứ Sáu (8/5) đă viết thư gửi gần 60 nước kêu gọi họ ủng hộ Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nghị sĩ Mỹ đưa ra lư do rằng việc Đài Loan tham gia WHO là cần thiết cho nỗ lực toàn cầu rộng lớn ứng phó với đại dịch virus corona.



    Đài Loan không phải là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc (LHQ) và họ đă bị loại khỏi WHO – một tổ chức thuộc LHQ, do bị Trung Quốc phản đối.

    Theo Reuters, trong lá thư gửi gần 60 nước hôm 8/5, các nhà lập pháp Mỹ viết: “Khi thế giới hợp tác chống lại sự lây lan của COVID-19, virus corona chủng mới được xác nhận lần đầu tại Vũ Hán, Trung Quốc, th́ đây là thời điểm quan trọng hơn bao giờ hết cho tất cả các quốc gia cần phải đặt ưu tiên về sức khỏe và an toàn toàn cầu lên trên chính trị”.

    Các nghị sĩ Mỹ kư vào lá thư nêu trên gồm Dân biểu Dân chủ Eliot Engel, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện; Dân biểu Michael McCaul, lănh đạo Đảng Cộng ḥa trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện; Thượng nghị sĩ Cộng ḥa Jim Risch, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Thượng nghị sĩ Bob Menendez, lănh đạo Đảng Dân chủ tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.

    Các nghị sĩ Mỹ đă gửi thư tới gần 60 quốc gia cả lớn và nhỏ, có “cùng chí hướng” và là đồng minh của Đài Loan, trong đó có Canada, Thái Lan, Nhật Bản, Đức, Anh Quốc, Ả Rập Saudi và Úc.


    Động thái ủng hộ Đài Loan gia nhập WHO của nghị sĩ lưỡng đảng Quốc hội Mỹ đến vào thời điểm Tổng thống Donald Trump và nhiều quan chức Mỹ đang gia tăng chỉ trích Trung Quốc về sự lây lan của virus corona chủng mới gây bệnh hô hấp COVID-19. Chính quyền Trump đă và đang cáo buộc chế độ Trung Quốc đă làm trầm trọng thêm đại dịch do che giấu thông tin.

    Đài Loan thời gian qua cũng đang nỗ lực vận động cộng đồng quốc tế ủng hộ họ tham gia vào phiên họp cấp bộ trưởng trong tháng này của Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) – cơ quan ra quyết định của WHO. Nỗ lực của Đài Loan nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ và đồng minh, nhưng cũng vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Trung Quốc.

    Trung Quốc trước nay vẫn chỉ xem Đài Loan là lănh thổ ngoài khơi xa của họ. Bắc Kinh nói rằng nỗ lực của Đài Loan nhằm tham gia phiên họp của WHA sẽ thất bại và họ khẳng định cố gắng đó của Đài Bắc chỉ dựa trên mục tiêu chính trị, không phải xuất phát từ lo lắng về vấn đề sức khỏe toàn cầu.

    >>Trung Quốc: Đài Loan sẽ không thể tham gia hội nghị WHO

    Trong khi đó, Đài Loan lập luận rằng việc họ bị loại ra khỏi WHO đă và đang tạo ra một khoảng trống nguy hiểm trong cuộc chiến toàn cầu chống virus corona.

    Trong bức thư gửi gần 60 nước, các nghị sĩ Mỹ cho biết nguồn lực và chuyên môn của Đài Loan là tài sản có thể đem lại lợi ích cho thế giới khi cộng đồng quốc tế cùng nhau chiến đấu chống đại dịch virus corona. Các nghị sĩ Mỹ cũng lưu ư rằng trước đây, trong giai đoạn 2009 đến 2016, Đài Loan cũng đă được mời tham gia các cuộc họp của WHA với tư cách quan sát viên.

    “Dịch bệnh không phân biệt biên giới. Chúng tôi kêu gọi chính phủ các bạn hăy tham gia cùng chúng tôi trong việc giải quyết vấn đề cấp bách của việc Đài Loan tham gia vào các tổ chức sức khỏe và an toàn toàn cầu. Với những ǵ thế giới đă và đang hứng chịu do COVID-19, đă đến lúc các Thành viên LHQ bắt đầu cùng nhau khẳng định việc Đài Loan được mời tham gia vào cuộc họp trực tuyến sắp tới của WHA vào tháng 5/2020 là đúng đắn”, lá thư của các nghị sĩ Mỹ viết.

    Trước đó, vào đầu tháng Năm, Mỹ cũng đă lên tiếng ủng hộ Đài Loan gia nhập Liên Hiệp Quốc bất chấp sự phản đối gay gắt từ Trung Quốc.

    Tài khoản Twitter của phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Liên Hiệp Quốc (USUN) hôm 1/5 viết: “Liên Hiệp Quốc được thành lập như một cơ sở phục vụ mọi tiếng nói, một diễn đàn cho mọi quan điểm, góc nh́n đa dạng và thúc đẩy tự do con người. Việc cấm Đài Loan đặt chân vào Liên Hiệp Quốc là sự sỉ nhục không chỉ đối với người dân Đài Loan đầy tự hào mà c̣n đối với các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc”.

    USUN c̣n phát động một phong trào ủng hộ Đài Loan trên Twitter với hastag tweetforTaiwan (tweet v́ Đài Loan) để kêu gọi việc đưa quốc gia này vào các tổ chức quốc tế bất chấp sức ép từ Trung Quốc.

    “Hăy tham gia cùng chúng tôi vào phong trào TweetforTaiwan, yêu cầu Đài Loan được gia nhập Hội đồng Y tế Thế giới để Đài Loan có thể đem khả năng chuyên môn xuất sắc của họ vào cuộc chiến chống COVID-19. Thế giới cần Đài Loan trong cuộc chiến này! Hăy nói với WHO rằng đây là lúc Đài Loan cần được lắng nghe.”



    Đáp trả các tuyên bố của Mỹ, Phát ngôn viên phái bộ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc tố cáo các hành động này đă “vi phạm nghiêm trọng” nghị quyết Đại Hội đồng LHQ bảo đảm vị trí của Trung Quốc, ba công báo chung Mỹ-Trung và xâm phạm toàn vẹn lănh thổ, chủ quyền của Trung Quốc.

    “Các phát ngôn này đă xâm phạm nghiêm trọng sự vụ nội bộ của Trung Quốc, làm tổn thương nghiêm trọng 1,4 tỷ người dân Trung Quốc”, người phát ngôn của Trung Quốc nói, theo tờ Time. “Chỉ có một Trung Quốc trên thế giới. Chính phủ Cộng ḥa Nhân Dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn bộ Trung Quốc, và Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc”.

    Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền hoàn toàn đối với đảo Đài Loan, nơi họ gọi là một tỉnh tự trị và chắc chắn sẽ đoạt lại, kể cả phải dùng vũ lực. Đài Loan bị hất ra khỏi LHQ vào năm 1971 khi Trung Quốc đạt thỏa thuận thế chân. Không những thế, Đài Loan c̣n bị loại trừ khỏi mọi cơ quan của LHQ, trong đó quy chế quan sát viên tại Hội đồng Y tế Thế giới cũng bị thu hồi vào năm 2016. Trong khi đó, Đài Loan có một hệ thống y tế công mạnh mẽ nhất thế giới và đă chứng tỏ tính hiệu quả của ḿnh trong công tác chống dịch COVID-19.

    Như Ngọc

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Cô dâu Việt bị sát hại ở Đài Loan
    By Dr_Tran in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 28-12-2011, 01:50 AM
  2. Đài Loan giành giật Trường Sa?
    By anlocdia in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 21-10-2011, 11:20 AM
  3. Đài Loan tăng cường pḥng thủ Biển Đông.
    By nghiep in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 21-04-2011, 06:13 AM
  4. Giải Oan Cho Tướng Loan
    By Phú Yên in forum Tin Việt Nam
    Replies: 24
    Last Post: 12-03-2011, 04:19 AM
  5. Nhà Báo Mail Loan Giă Từ Độc Giả
    By TuDochoVietNam in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 4
    Last Post: 17-11-2010, 09:07 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •