Page 3 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 21 to 30 of 49

Thread: ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

  1. #21
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

    Trung Quốc: Đài Loan sẽ không thể tham gia hội nghị WHO
    Trọng Đức•Thứ Bảy, 09/05/2020 • 1.0k Lượt Xem
    Thứ Sáu (8/5), chính quyền Trung Quốc tuyên bố Đài Loan sẽ không thể tham gia cuộc họp quan trọng sắp tới Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về vấn đề kiềm chế sự lây lan của virus corona. Bắc Kinh nói lư do là v́ động cơ của Đài Loan là chính trị chứ không phải quan tâm đến y tế.



    Đài Loan, một trong những nước ngăn chặn virus thành công nhất hiện nay đă cố gắng vận động để được tham gia vào cuộc họp Đại Hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết sách của WHO, được tổ chức vào ngày 18-19 tháng Năm này. Nỗ lực này của Đài Loan hiện được Mỹ và nhiều đồng minh ủng hộ mạnh mẽ. Tuần trước, phái bộ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc phát động phong trào ủng hộ Đài Loan gia nhập Liên Hiệp Quốc và được tham dự cuộc họp WHA. Hôm nay (8/5 theo giờ Mỹ), lănh đạo các ủy ban đối ngoại trong Quốc hội Mỹ lại gửi thư tới gần 60 quốc gia thúc giục họ ủng hộ Đài Loan tham gia vào WHO.

    Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh tự trị và kiên quyết phản đối Đài Loan được độc lập tham gia bất kỳ một diễn đàn thế giới nào.

    Khi Đài Loan tỏ ư muốn tham gia vào hội nghị của WHO, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thẳng thừng chỉ trích Đảng Dân tiến cầm quyền Đài Loan đang cố gắng lợi dụng đại dịch cho mục đích chính trị. Bà này nói: “Cái gọi là nỗ lực để tham gia vào WHO hay Hội đồng Y tế Thế giới (WHA – một cơ quan của WHO) hoàn toàn không phải v́ sức khỏe và hạnh phúc của người Đài Loan mà là một hoạt động thao túng chính trị, và điều này sẽ không thành công”.


    Tuy nhiên, giám đốc pháp lư của WHO Steven Solomon hôm thứ Sáu nói 6 trong số 194 thành viên của WHO đă đề nghị mời Đài Loan vào làm quan sát viên của cuộc họp WHA.

    Kể từ năm 1972, WHA công nhận Bắc Kinh là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc và “quyết định đó vẫn c̣n hiệu lực”, ông Solomon nói. Tuy vậy, cũng theo ông này Tổng giám đốc WHO Tedros vẫn có quyền “tự đưa ra lời mời theo điều kiện”, miễn là chúng phù hợp với điều lệ của WHO và chính sách của WHA.

    Đài Loan nói rằng việc họ bị gạt ra khỏi WHO đă tạo ra một lỗ hổng nguy hiểm trong cuộc chiến của toàn cầu chống lại COVID-19.

    Cũng hôm thứ Sáu, Phó Thủ tướng Đài Loan Chen Chi-mai có cuộc họp trực tuyến với Trung Tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tại Washington, cùng với các quan chức cấp cao của Mỹ. Ông nói: “Chúng tôi tin rằng Đài Loan có khả năng đóng góp nhiều cho WHO về nỗ lực phản ứng chống đại dịch virus corona”. Ông Chen cũng khẳng định rằng Đài Bắc sẽ tiếp tục làm việc với Washington để được tham gia WHO.

    Cũng tại cuộc họp này, Thứ trưởng Y tế Mỹ Eric Hargan ca ngợi công tác kiềm chế dịch bệnh của Đài Loan, ông nói:

    “Thật đáng thất vọng khi WHO không cho phép Đài Loan tham gia vào tổ chức này và các cuộc họp chuyên gia mang tính kỹ thuật khác. Chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ khôi phục lại việc mời Đài Loan tới làm quan sát viên trong cuộc họp WHA năm nay”.

    Đài Bắc và Washington cho biết Tổng giám đốc WHO có đủ quyền lực để mời Đài Loan nếu ông ấy thực sự muốn. Nhưng các nguồn tin ngoại giao ở Đài Loan tiết lộ ông này khó có thể làm điều đó nếu Trung Quốc không chấp thuận.

    Hội đồng sự vụ Đại lục của Đài Loan hôm thứ Năm buộc tội Trung Quốc “dùng chiêu bài chính trị để làm tổn hại quyền con người và y tế”, và nói WHO không nên bị thao túng bởi lập trường chính trị của một quốc gia đơn lẻ.

    Giai đoạn 2009-2016, Đài Loan được phép tham dự WHO với tư cách Quan sát viên, khi đó chính phủ Đài Bắc có quan hệ thân thiện hơn với Bắc Kinh.

    Sau khi bà Thái Anh Văn, một người bị Bắc Kinh coi là có chủ trương ly khai đắc cử Tổng thống, Trung Quốc lập tức chặn quyền đặt chân tới các cuộc họp WHO của Đài Loan.

    Trọng Đức

  2. #22
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

    Các nhà lập pháp Mỹ gửi thư kêu gọi ủng hộ Đài Loan tại WHO
    09/05/2020



    Các nhà lănh đạo của các ủy ban đối ngoại Quốc hội Hoa Kỳ đă viết thư cho gần 60 quốc gia vào ngày thứ Sáu yêu cầu họ ủng hộ Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới, dẫn ra lí do cần nỗ lực rộng lớn nhất có thể để chống lại đại dịch virus corona.

    Đài Loan không phải là thành viên của Liên Hiệp Quốc. Ḥn đảo này đă bị gạt khỏi WHO, một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, do những phản đối từ Trung Quốc.

    “Trong khi thế giới nỗ lực chống lại sự lây lan của COVID-19, virus corona chủng mới được phát hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, điều tối quan trọng là đảm bảo rằng tất cả các quốc gia đặt ưu tiên y tế và sự an toàn của toàn cầu lên trên chính trị,” các nhà lập pháp nói trong bức thư gửi vào ngày thứ Sáu.

    Nó được kí bởi Dân biểu Đảng Dân chủ Eliot Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện và Dân biểu Michael McCaul, thành viên cao cấp Đảng Cộng ḥa của ủy ban, cũng như Thượng nghị sĩ Cộng ḥa Jim Risch, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, và Bob Menendez, thành viên Dân chủ cao cấp của ủy ban.

    Bức thư được gửi đến các quốc gia “cùng chí hướng,” lớn và nhỏ, được coi là bạn bè và đồng minh của Đài Loan, bao gồm Canada, Thái Lan, Nhật Bản, Đức, Anh, Ả-rập Saudi và Úc.

    Bức thư được gửi đi vào lúc Tổng thống Donald Trump và các quan chức Mỹ khác lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về sự lây lan virus corona, gây nên bệnh hô hấp COVID-19. Chính quyền Trump đă cáo buộc Trung Quốc làm cho đại dịch trở nên trầm trọng hơn bằng cách che giấu thông tin.

    Tháng trước, ông Trump tuyên bố ông sẽ đ́nh chỉ viện trợ cho WHO, cáo buộc tổ chức này “thiên Trung Quốc” và truyền bá “thông tin xuyên tạc” của Trung Quốc về vụ bùng phát dịch bệnh, những tuyên bố mà WHO phủ nhận.

    Đài Loan đă t́m cách gia nhập một cuộc họp cấp bộ trưởng trong tháng này của cơ quan ra quyết định của WHO, Hội đồng Y tế Thế giới (WHA), với sự ủng hộ từ Washington và một số đồng minh của Mỹ.

    Nhưng Trung Quốc, nước coi Đài Loan là một tỉnh li khai dưới chính sách “một Trung Hoa,” nói rằng nỗ lực tham gia cuộc họp của Đài Loan sẽ thất bại, khẳng định rằng những nỗ lực này xuất phát từ ư đồ chính trị chứ không phải lo ngại về y tế.

    Đài Loan lập luận rằng việc loại họ ra khỏi WHO đă tạo ra một khoảng trống nguy hiểm trong cuộc chiến toàn cầu chống lại virus corona.

  3. #23
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

    Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Bob Menendez phát biểu tại một cuộc họp báo ủng hộ sự phục hồi của Puerto Rico từ cơn băo Maria 18/9/2018 tại Washington, DC. (Ảnh của Aaron P. Bernstein / Getty Images)


    Các nhà lập pháp Hoa Kỳ chỉ trích Trung Quốc và kêu gọi ủng hộ Đài Loan tham gia vào WHO

    Các nhà lập pháp Hoa Kỳ chỉ trích Trung Quốc và kêu gọi ủng hộ Đài Loan tham gia vào WHO
    B́nh luậnNguyên Hương • 07:34, 12/05/20• 25 lượt xem
    Ngày 8/5, các nhà lănh đạo Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Hoa Kỳ đă gửi thư tới gần 60 quốc gia để đề nghị họ ủng hộ Đài Loan tham gia vào Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Họ cho rằng điều này có thể giúp thế giới tận dụng được tối đa mọi nỗ lực để đẩy lùi đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

    Đài Loan, không phải là thành viên của Liên Hợp Quốc (UN), và đă bị loại khỏi WHO một cơ quan trực thuộc UN, do sự phản đối từ chính quyền Trung Quốc.

    Bức thư từ Quốc hội Hoa Kỳ viết rằng: “Khi toàn thế giới phải vật lộn để chống lại sự lây lan của virus Corona, chủng virus mới được xác định lần đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, th́ không ǵ quan trọng bằng việc tất cả các quốc gia đều đảm bảo đặt vấn đề sức khỏe và an toàn toàn cầu lên trên chính trị”, theo tin từ Reuters vào ngày 8/5, sau khi bức thư này được gửi đi.

    Bức thư bao gồm chữ kư của ông Eliot Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, chính trị gia Michael McCaul của bang Texas, thượng nghị sĩ Jim Risch của bang Idaho, và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Bob Menendez.


    Thành viên xếp hạng của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, Đại diện Dân biểu Eliot Engel, một ứng cử viên hàng đầu để tiếp quản ủy ban, chụp ảnh chân dung trong văn pḥng của ông trên Ṭa nhà Quốc hội 15/11/2018 tại Washington, DC. (Ảnh của Brendan Smialowski / AFP qua Getty Images)
    Bức thư được gửi đến các quốc gia đồng minh [lớn và nhỏ], được xem là bạn bè và đồng minh của Đài Loan, bao gồm: Canada, Thái Lan, Nhật Bản, Đức, Anh, Ả Rập Saudi và Úc.

    Bức thư này được gửi đi trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump và các quan chức Hoa Kỳ khác cùng lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về sự lây lan của virus Corona chủng mới - căn nguyên của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Chính quyền tổng thống Trump đă cáo buộc Trung Quốc che giấu sự bùng phát của dịch bệnh và không minh bạch thông tin khiến virus lây lan thành đại dịch, gây họa loạn toàn cầu.

    Tháng trước, Tổng thống Trump tuyên bố rằng ông đă đ́nh chỉ viện trợ cho WHO với cáo buộc rằng, họ đă hỗ trợ chính quyền Trung Quốc trong việc: truyền bá thông tin sai lệch về sự bùng phát của dịch bệnh, phủ nhận những cảnh báo về dịch bệnh từ chính phủ Đài Loan, cũng như chỉ trích chính sách hạn chế du lịch mà một số quốc gia đưa ra vào thời kỳ đầu của dịch bệnh.


    Dân biểu Michael McCaul phát biểu trong một cuộc thảo luận về việc chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực, tại Ṭa nhà Ronald Reagan và Trung tâm Thương mại Quốc tế, 23/10/2017 tại Washington, DC. (Ảnh của Drew Angerer / Getty Images)
    Một số đảng viên Đảng Cộng ḥa trong Quốc hội đă hưởng ứng những lời chỉ trích của Tổng thống. Tuy nhiên, Đảng Dân chủ lại phản đối Tổng thống Trump v́ đă tấn công WHO trong bối cảnh cuộc khủng hoảng sức khỏe lan rộng toàn cầu, mặc dù họ cũng đồng thời nói rằng WHO cần có sự cải cách.

    Được Washington và các đồng minh của Hoa Kỳ ủng hộ, Đài Loan đang cố gắng giành quyền tham gia cuộc họp giữa các bộ trưởng do Hội đồng Y tế Thế giới WHA [trực thuộc WHO] tổ chức vào tháng 5/2020.

    Ngược lại, Trung Quốc, vốn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai khỏi chính sách “Một Trung Quốc”, đă nói rằng mọi nỗ lực tham gia cuộc họp này của Đài Loan sẽ thất bại, đồng thời cũng nhấn mạnh rằng những nỗ lực của Đài Loan là nhằm mục đích chính trị, chứ không phải v́ lư do sức khỏe.

    Đài Loan đă lập luận bảo vệ rằng việc họ bị loại trừ khỏi WHO đă và đang tạo ra một lỗ hổng nguy hiểm trong cuộc chiến chống lại virus Corona Vũ Hán trên toàn cầu.

    Bức thư của các nhà lập pháp Hoa Kỳ viết rằng tài nguyên và chuyên môn của Đài Loan là tài sản quan trọng, có thể mang lại lợi ích cho thế giới để chiến thắng đại dịch. Bức thư cũng lưu ư rằng từ năm 2009 đến 2016, Đài Loan đă có vị trí trong các cuộc họp của WHA .

    Các nhà lập pháp Hoa Kỳ kêu gọi: “Dịch bệnh không có biên giới. Chúng tôi kêu gọi chính phủ của các bạn cùng tham gia với Hoa Kỳ để giải quyết vấn đề nổi cộm là đưa Đài Loan vào các tổ chức sức khỏe và an toàn toàn cầu. Bởi v́ những tổn thất mà đại dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra cho thế giới, các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc cần liên kết với nhau để yêu cầu quyền được tham dự phiên họp trực tuyến của WHA vào tháng 5/2020 dành cho Đài Loan. Đây là điều đúng đắn mà ngay bây giờ chúng ta cần phải đứng ra bảo vệ”.

    Nguyên Hương

    Theo The Epoch Times

  4. #24
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

    22 hăng hàng không sửa tên gọi Đài Loan như một quốc gia riêng biệt
    Xuân Lan•Thứ Tư, 13/05/2020 • 315 Lượt Xem
    Bộ Ngoại giao Đài Loan (MOFA) mới đây cho biết đă thuyết phục thành công 22 hăng hàng không quốc tế sửa lại tên gọi về Đài Loan bất chấp những đe dọa của Bắc Kinh, theo Taiwan News.


    Nhiều ư kiến cho rằng hăng hàng không quốc gia Đài Loan China Airlines nên đổi tên để tránh nhầm lẫn với Trung Quốc
    Ngày 25/4/2018, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) đă gửi thư đe dọa tới 36 hăng hàng không quốc tế yêu cầu thay đổi tên hiển thị cho Đài Loan trên trang web của họ thành “Đài Loan, Trung Quốc” hoặc “Khu vực Đài Loan”, ám chỉ ḥn đảo là một phần không thể tách rời của Đại lục. Vào ngày 5/5, Nhà Trắng đă lên án Bắc Kinh bắt nạt các hăng hàng không.

    Trong những năm sau đó, hàng chục hăng hàng không đă phải tuân thủ các yêu cầu của Trung Quốc. Tuy nhiên, Đài Loan đă phát động chiến dịch riêng của ḿnh để chống lại việc này và dần dần bắt đầu thuyết phục các hăng hàng không khôi phục lại chỉ dẫn của họ về Đài Loan.


    Hôm 9/5 vừa qua, Nhà lập pháp của Đảng Dân chủ (DPP) Chiu Chih-wei nói với giới truyền thông rằng ông đă nhận được hồi âm bằng văn bản từ MOFA thông báo về những nỗ lực của Đài Loan nhằm đảo ngược việc thay đổi tên này. Bức thư nói rằng 22 hăng hàng không đă khôi phục tên gọi Đài Loan như một quốc gia riêng biệt, trong khi 39 hăng vẫn đang hiển thị Đài Loan như một phần của Trung Quốc, CNA đưa tin.

    Tuy nhiên, ông Chiu cho biết MOFA không nêu tên cụ thể các hăng hàng không đă điều chỉnh v́ sợ rằng họ sẽ trở thành nạn nhân của những đe dọa từ Bắc Kinh.



    Ông Chiu nói rằng trong khi đại dịch Viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đă hạ bệ ngành hàng không của nhiều quốc gia, Đài Loan đă ngăn chặn thành công loại virus này và được công đồng quốc tế ghi nhận. Nhiều quốc gia hiện đang hỗ trợ Đài Loan tham gia Hội đồng Y tế Thế giới (WHA).

    Nhận định rằng Đài Loan đang tăng cường vị thế của ḿnh trên trường quốc tế, ông Chiu kêu gọi Bộ Ngoại giao Đài Loan nắm bắt cơ hội này để đảo ngược các chiến dịch mà Trung Quốc đă thực hiện để hạ thấp vị thế của quốc đảo trên sân khấu toàn cầu.

    Lănh đạo DPP cho biết mặc dù MOFA đă có nhiều bước tiến, nhưng vẫn c̣n một chặng đường dài để đi. Ông khuyến khích MOFA tăng gấp đôi nỗ lực khôi phục tên gọi riêng biệt về Đài Loan trên các trang web của hăng hàng không.

    Ông Chiu nói thêm rằng hăng hàng không quốc gia của Đài Loan, China Airlines (CAL), nên đổi tên để giúp làm rơ sự khác biệt giữa Đài Loan và Trung Quốc với cộng đồng quốc tế, theo FTV News.

    Xuân Lan

  5. #25
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

    Trung Quốc mắng New Zealand v́ ủng hộ Đài Loan
    Thứ Ba, 12/05/2020 • 1.2k Lượt Xem
    Hôm thứ Hai 11/5, Trung Quốc lên án New Zealand v́ ủng hộ Đài Loan tham gia vào tổ chức Y tế Thế giới WHO, cảnh báo nước này không nên tiếp tục đưa ra các phát ngôn sai lầm để tránh làm tổn hại quan hệ song phương.


    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Ảnh: chụp màn h́nh video)
    “Các phát ngôn sai lầm của New Zealand đă vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc một Trung Quốc. Chúng tôi mạnh mẽ bày tỏ sự không hài ḷng trước các phát ngôn này và kiên quyết phản đối, và chúng tôi đă tŕnh bày sự phản kháng nghiêm khắc với New Zealand”, ông Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.

    “Nguyên tắc một Trung Quốc” là nền tảng chính trị của quan hệ song Phương Trung Quốc – New Zealand, ông này nói thêm.


    “Trung Quốc thúc giục New Zealand tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc một Trung Quốc và ngay lập tức chấm dứt các phát ngôn sai trái về Đài Loan để tránh làm tổn hại quan hệ hai bên”.

    Đài Loan đă nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ và đang tiếp tục vận động để có thể tham gia vào cuộc họp Hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết sách của WHO với tư cách quan sát viên vào tuần sau. Từ năm 2016, sau khi bà Thái Anh Văn đắc cử Tổng thống Đài Loan, WHO đă trục xuất tư cách tham gia của Đài Loan do sự phản đối của Trung Quốc.

    Đài Loan nói rằng việc loại bỏ họ khỏi WHO đă tạo ra lỗ hổng nghiêm trọng trong việc pḥng, chống dịch bệnh và lên án WHO đă cúi ḿnh trước áp lực của Bắc Kinh. Hồi tháng 12, các nhà khoa học Đài Loan đă cảnh báo về một loại virus lây nhiễm đang bùng phát ở Trung Quốc nhưng không được WHO để ư.

    Tuần trước Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Tài chính New Zealand lên tiếng ủng hộ Đài Loan được tham gia cuộc họp của WHO.

    “Đài Loan có thể đóng góp cho WHO vào ngay lúc này. Họ đă từng là quan sát viên trong quá khứ, và tôi nghĩ trong thời kỳ hậu khủng hoảng Covid-19 này, WHO vẫn c̣n một chỗ trống cho họ quay lại”, ông Grant Robertson, Bộ trưởng Tài chính NZ nói.

    Theo ông Robertson, Đài Loan đă ứng dụng những mô h́nh chống dịch bệnh thành công và có một số chuyên gia dịch tễ, chuyên gia y tế công cộng có chuyên môn cao, đă tư vấn và đem lại lợi ích cho rất nhiều quốc gia.

    Trung Quốc gần đây chỉ trích nỗ lực vận động vào WHO của Đài Loan không phải là v́ sức khỏe cộng đồng mà là một chiêu tṛ chính trị, và khẳng định Đài Loan sẽ thất bại.

    Bộ Trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp hôm Thứ Hai nói trước Quốc hội rằng để có thể vượt qua ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với WHO, cần phải có “sức mạnh của lá phổi quốc tế mạnh mẽ hơn nữa”.

    “Bầu không khí quốc tế năm nay tương đối có lợi cho việc Đài Loan tham gia [WHO], và v́ vậy áp lực lên ban Thư kư của WHO và Trung Quốc cũng ngày càng lớn hơn”, ông Ngô nói.

    Trần Minh

  6. #26
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

    Thượng viện Mỹ thông qua dự luật ủng hộ việc đưa Đài Loan vào WHO
    Lê Vy•Thứ Ba, 12/05/2020 • 877 Lượt Xem
    Dự luật kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ soạn thảo kế hoạch đưa Đài Loan vào Hội đồng Y tế thế giới (WHA) với tư cách quan sát viên.



    Hôm 11/5, Thượng viện Hoa Kỳ đă thông qua luật hỗ trợ Đài Loan tham gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

    Dự luật S.249, được soạn thảo bởi Jim Inhofe Và Bob Menendez, đề nghị Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát triển chiến lược cho phép Đài Loan tham gia vào cơ quan chủ quan của WHO là Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) với tư cách quan sát viên.

    Dự luật lưu ư rằng Đài Loan đă từng là một quan sát viên của WHA từ năm 2009 đến 2016. Tuy nhiên, kể từ khi bà Thái Anh Văn đắc cử Tổng thống Đài Loan và từ chối thừa nhận “Đồng thuận 1992”, Trung Quốc đă t́m cách trừng phạt chính quyền của bà bằng cách loại trừ Đài Loan ra khỏi các tổ chức quốc tế, bao gồm cả WHO, từ năm 2017.


    Dự luật cũng chỉ ra rằng Đài Loan là “h́nh mẫu đóng góp cho y tế thế giới”, đă đầu tư 6 tỷ USD vào các nỗ lực y tế và nhân đạo quốc tế tại hơn 80 quốc gia trong 24 năm qua. Tuy nhiên, Trung Quốc đă thực hiện một chiến dịch rộng khắp để loại trừ Đài Loan khỏi các cuộc họp của các tổ chức quốc tế, như Hội đồng của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) và Đại hội đồng của Tổ chức Cảnh sát H́nh sự Quốc tế (INTERPOL).



    > Trung Quốc mắng New Zealand v́ ủng hộ Đài Loan

    Trong Phần 2 của dự luật, Thượng viện kêu gọi Ngoại trưởng tŕnh bày cho Ủy ban Quốc hội về những hành động của Mỹ “nhằm tái khẳng định và củng cố các mối quan hệ ngoại giao chính thức và không chính thức của Đài Loan.” Nội dung trong này bao gồm các kế hoạch hành động với những quốc gia củng cố hoặc muốn làm suy yếu mối quan hệ với ḥn đảo.

    Dự luật kết thúc bằng cách kêu gọi thực thi Mục 209 của Đạo luật Sáng kiến ​​Tái bảo đảm châu Á, trong đó nêu rơ các cam kết của Mỹ đối với Đài Loan như là một đối tác quan trọng trong khu vực Ấn Độ – Thái B́nh Dương.

    Khi thông báo về dự luật trên trang web của ḿnh, ông Inhofe đă viết rằng việc Trung Quốc loại trừ Đài Loan khỏi WHO là “không thể chấp nhận được – và khi chúng ta nh́n vào phản ứng toàn cầu đối với đại dịch virus corona của Trung Quốc, ‘ngoại giao bắt nạt’ của nước này thậm chí c̣n nghiêm trọng hơn”.

    Ông Inhofe nhấn mạnh rằng Đài Loan là một “đối tác tin cậy trong y tế cộng đồng” và họ đă quyên góp một lượng lớn vật tư y tế cho các quốc gia có nhu cầu. Ông cho rằng việc ngăn chặn Đài Loan ra khỏi WHO, “đặc biệt là theo yêu cầu của Trung Quốc, trong khi thế giới vật lộn với đại dịch toàn cầu, là không thể chấp nhận được.”

    Trong khi đó, ông Menendez nói rằng, “bảo đảm Đài Loan giữ một vị trí trong bàn ra quyết định của WHO không chỉ là điều đúng đắn, mà c̣n là điều bắt buộc, v́ chúng ta nên học hỏi từ sự trách nhiệm và thành công của Đài Bắc trong việc xử lư dịch corona.”

    Lê Vy (theo Taiwan News)

  7. #27
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

    Pháp bán vũ khí cho Đài Loan: Paris bác bỏ phản đối của Bắc Kinh


    Hộ tống hạm lớp Lafayette của hải quân Đài Loan tham gia cuộc tập trận ở ngoài khơi căn cứ Tả Doanh ( Tsoying) Cao Hùng (Kaohsiung), Đài Loan, ngày 21/07/2014 AFP - MANDY CHENG
    Trọng Nghĩa
    Hôm nay, 13/05/2020, Paris đã lên tiếng bác bỏ tuyên bố phản đối và đe dọa của Bắc Kinh liên quan đến một thương vụ theo đó Pháp sẽ hiện hóa hệ thống tên lửa trang bị trên các chiến hạm được bán trước đây cho Đài Loan. Paris đồng thời khuyên Bắc Kinh nên “đặt trọng tâm” vào nỗ lực chung hiện nay nhằm chống đại dịch Covid-19.


    Theo hãng tin Pháp AFP, trong một tuyên bố, bộ Ngoại Giao Pháp đã cho rằng đối mặt với cuộc khủng hoảng Covid-19, mọi sự chú ư và nỗ lực của chúng ta phải tập trung vào cuộc chiến chống đại dịch”.

    Phát biểu này được đưa ra một hôm sau khi Trung Quốc kêu gọi Pháp “hủy bỏ” thỏa thuận vũ khí vừa ký kết với Đài Loan, và đe dọa rằng một giao dịch như vậy với Đài Loan có thể “gây tổn hại cho quan hệ Pháp-Trung”.

    Bộ Ngoại Giao Pháp nhấn mạnh: “Theo khuôn khổ tuyên bố Pháp-Trung năm 1994, Pháp vẫn thực hiện chính sách một nước Trung Hoa duy nhất và tiếp tục kêu gọi đối thoại giữa hai bên bờ eo biển (Đài Loan)”, và trong bối cảnh đó “Pháp tôn trọng nghiêm ngặt các cam kết hợp đồng đă thiết lập với Đài Loan và không hề thay đổi lập trường kể từ năm 1994”.

    Hợp đồng gây tranh cãi liên quan đến thiết bị trên 6 chiếc hộ tống hạm lớp Lafayette mà Pháp đã bán cho Đài Loan vào năm 1991, một thương vụ từng gây ra khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng giữa Paris và Bắc Kinh.

    Trong một thông cáo báo chí ngắn gọn ngày 07/04/2020 vừa qua, Hải Quân Đài Loan cho biết ý định hiện đại hóa các chiến hạm do Pháp sản xuất.

    Một nguồn tin thạo tin đă xác nhận với AFP rằng một hợp đồng đă được bộ Quốc Pḥng Đài Loan ký kết với đối tác Pháp DCI-Desco, một đơn vị của tập đoàn vũ khí Pháp Défense Conseil International DCI - liên quan đến việc hiện đại hóa hệ thống phóng mồi nhử chống tên lửa Dagaie trang bị trên 6 chiếc hộ tống hạm mua của Pháp.

    Theo truyền thông Đài Loan, trích dẫn một trang web của chính phủ Đài Loan, trị giá hợp đồng là 800 triệu đài tệ tương đương với khoảng 24,6 triệu euro.

  8. #28
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

    Đài-Trung căng thẳng đỉnh điểm bất chấp đe dọa từ Bắc Kinh Đài Loan vẫn làm việc này


  9. #29
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

    Đài Loan khẩu chiến với TQ để vào WHO / Trung Quốc bất ngờ THỪA NHẬN huỷ mẫu CÚM TÀU


  10. #30
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐÀI LOAN TƯƠNG LAI: ĐỘC LẬP?

    Ngoại trưởng Đài Loan: « Chống Covid-19, chế độ chuyên chế Trung Quốc khó thể minh bạch »


    Ngoại trưởng Đài Loan, Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu), trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài RFI. Pang Chia-Shan / Ministère des Affaires étrangères de Taïwan
    Minh Anh
    Trước những thành công chống dịch Covid-19 mà không cần thiết lập lệnh phong tỏa hà khắc như tại Trung Quốc, ngày càng có nhiều nước lên tiếng ủng hộ Đài Loan gia nhập Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO).


    Nhân sự kiện cuộc họp đại hội đồng của WHO sắp diễn ra tại Genève, Thụy Sĩ, từ ngày 17-21/05/2020, mục Tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này, giới thiệu một số quan điểm của ông Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu), ngoại trưởng Đài Loan về cuộc chiến chống dịch Covid-19, khả năng gia nhập WHO và mối quan hệ giữa Trung Quốc – Đài Loan hiện nay, khi trả lời phỏng vấn nhà báo Adrien Simorre, ban tiếng Pháp đài RFI.

    RFI : Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, người Ethiopia, gần đây lên án Đài Loan có những lời lẽ phân biệt chủng tộc nhắm vào cá nhân ông ấy. Ngoại trưởng có quan điểm ra sao trước những cáo buộc này ?

    Ông Ngô Chiêu Tiếp : Quả thật chúng tôi có nghe Tiến sĩ Tedros cáo buộc thẳng thừng Đài Loan là phân biệt chủng tộc và đă khởi xướng những lời lăng nhục kỳ thị nhắm vào ông ấy. Chúng tôi lấy làm tiếc trước những kiểu tấn công như thế. Nhưng tôi có thể bảo đảm với quư vị rằng chính phủ Đài Loan không làm như vậy và chúng tôi cũng chưa bao giờ khuyến khích bất kỳ người dân Đài Loan nào hành động như vậy cả.

    Đài Loan từ lâu đă bị gạt ra khỏi cộng đồng quốc tế và chúng tôi hiểu hơn bất kỳ ai khác tâm trạng bị đối xử kỳ thị. Kể từ khi được dân chủ hóa, Đài Loan luôn lên án mọi h́nh thức phân biệt đối xử, và cam kết của chúng tôi trên phương diện này mạnh hơn bất kỳ nước nào khác, chỉ v́ chính bản thân chúng tôi đă bị gạt ra khỏi cộng đồng quốc tế.

    Những lời cáo buộc này của ông Tedros được đưa ra ngay sau khi có nhiều quan chức chính phủ Đài Loan lên tiếng chỉ trích cách thức Tổ Chức Y Tế Thế Giới xử lư cuộc khủng hoảng dịch tễ. Ông có nghĩ rằng chính việc Trung Quốc gây ảnh hưởng (với WHO) đă dẫn đến hậu quả là thế giới chậm trễ phản ứng trước dịch bệnh ?

    Thứ nhất, quả thật Đài Loan cũng nằm trong số những nước lên tiếng cho rằng một số quyết định của WHO có thể là sai lầm. Ví dụ như trường hợp người ta đă thấy rơ là khi dịch bệnh đă trở nên nghiêm trọng ở Trung Quốc, th́ Tổ Chức Y Tế Thế Giới lại khẳng định rằng giao thương quốc tế hay du lịch quốc tế vẫn nên tiếp tục. Đài Loan đă có lập trường riêng, nhưng chúng tôi không phải là những người duy nhất. Trên trường quốc tế, có rất nhiều chỉ trích về cách xử lư cuộc khủng hoảng của WHO và những chỉ trích của Đài Loan cũng giống với những ǵ các nước khác đưa ra.

    Điểm thứ hai, đó là những ǵ tự bản thân chúng tôi nhận thấy được. Ví dụ như bức thư mà chúng tôi gởi đến WHO hồi cuối năm 2019 để báo động nguy cơ lây nhiễm giữa người với người xung quanh thành phố Vũ Hán. Bức thư này vẫn không được hồi âm. Đây không phải là phương pháp làm việc phù hợp, nếu muốn hành động một cách minh bạch liên quan đến căn bệnh truyền nhiễm này.

    Hệ quả là cộng đồng quốc tế gánh lấy dịch bệnh một cách nặng nề, không chỉ có Trung Quốc, mà cả châu Âu, Hoa Kỳ và giờ là châu Phi nữa. V́ lư do này mà chúng tôi cho rằng Tổ Chức Y Tế Thế Giới lẽ ra đă có thể làm được nhiều hơn để hiểu rơ hơn nguồn gốc và sự phát triển của dịch bệnh, và cho phép tất cả các nước trên thế giới chuẩn bị tốt hơn để đối phó với đại dịch.

    Đài Loan đă phản ứng rất nhanh ngay từ những dấu hiệu đầu tiên của dịch bệnh. Điều ǵ giải thích cho phản ứng sớm này ?

    Năm 2003, Đài Loan đă bị dịch SARS tấn công nặng nề, làm hàng ngàn người bị nhiễm bệnh và có số ca tử vong đáng kể. Đây là một bài học đau đớn cho chúng tôi, và từ đó chúng tôi hiểu rằng phải luôn sẵn sàng để đối mặt với một nguy cơ dịch bệnh mới.

    Ngày 31/12/2019, tức đúng vào ngày chúng tôi gởi thư báo động cho WHO cũng như là nhiều thư điện tử cho chính phủ Trung Quốc, chúng tôi đă bắt đầu cho kiểm soát tất cả các chuyến bay đến từ Vũ Hán để xác định những hành khách nào có những triệu chứng viêm phổi không điển h́nh.

    Đến tháng Giêng năm 2020, vào lúc các báo cáo xung quanh một căn bệnh truyền nhiễm tại Vũ Hán tiếp tục được gởi về, Đài Loan đă cử các chuyên gia của ḿnh đến tiến hành các cuộc điều tra tại chỗ. Dù rằng họ không thể thu thập được hết các thông tin cần thiết cho cuộc điều tra, nhưng họ hiểu rằng có điều ǵ đó không b́nh thường đang diễn ra. Khi các nhà điều tra về đến Đài Loan, chúng tôi đă bắt đầu chuẩn bị cho khả năng có một đợt dịch bệnh. Trung tâm chỉ huy chống dịch bệnh được kích hoạt cho phép áp dụng cách tiếp cận liên chính phủ để đối phó với dịch.

    Rồi vào trung tuần tháng Giêng, ngay sau khi có xác nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Đài Loan, chúng tôi đă đ́nh chỉ mọi chuyến bay đến từ Vũ Hán và đưa ra một loạt biện pháp nhằm ngăn chận những ḍng du khách đến từ những vùng bị nhiễm dịch nặng có thể vào Đài Loan. Chúng tôi cũng quyết định ngưng xuất khẩu khẩu trang y tế và khởi động dây chuyền sản xuất hàng loạt trong nước để bảo đảm mỗi công dân Đài Loan đều được bảo vệ.

    Cuối cùng, chúng tôi cho thiết lập một cơ chế để có thể truy t́m được tất cả các điểm tiếp xúc của các ca nhiễm được xác nhận. Giới lái xe taxi đă được huy động sao cho việc vận chuyển một số người bệnh đến các trung tâm cách ly một cách an toàn, và chính quyền địa phương chăm lo cho những người bị cách ly.

    Nhờ vào chiến lược này mà dịch bệnh ngày nay dường như trong tầm kiểm soát của Đài Loan. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không được an toàn chừng nào cộng đồng quốc tế chưa khống chế được dịch bệnh. Chính v́ lư do này mà chúng tôi rất mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm của ḿnh với cộng đồng quốc tế.

    Nh́n vào phản ứng có hiệu quả này, ông có nghĩ rằng t́nh h́nh thế giới có thể sẽ khác đi, nếu như Đài Loan là thành viên của WHO hay không ?

    Thật khó h́nh dung được chuyện ǵ có thể xảy ra nếu như Đài Loan là thành viên, hay đơn giản chỉ là quan sát viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Trước tiên, tôi nghĩ rằng Đài Loan phải có quyền tiếp nhận tất cả các thông tin cần thiết từ phía WHO, ngay khi chúng tôi cần đến. Bởi v́, lúc này đây, quả thật là Đài Loan hầu như không thể tiếp cận các thông tin kịp thời từ phía WHO.

    Một điểm khác nữa là chính những thông tin mà Đài Loan mong muốn chia sẻ với cộng đồng quốc tế đă không được truyền đi. Chúng tôi chỉ biết gửi các thông tin tới bộ phận phụ trách « Các quy định y tế quốc tế (IHR) », nhưng không biết là sau đó chúng đi đâu.

    Cuối cùng, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi cũng có nghĩa vụ đến giúp đỡ những nước nào cần đến sự hỗ trợ của Đài Loan, nhất là bởi v́ chúng tôi có những chuẩn mực về y tế cao hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực. Cơ chế tốt nhất có lẽ là thông qua WHO để đến giúp đỡ những nước đó, nhưng điều này vẫn chưa thể làm được trong hoàn cảnh hiện nay.

    Tôi có thể đưa ra một ví dụ cụ thể : Năm 2019, chúng tôi nhận thấy cuộc chiến chống virus Ebola rất quan trọng, và chúng tôi đă đề nghị một khoản hỗ trợ cho WHO để chống dịch. Thế nhưng, WHO đă bác đề nghị của chúng tôi.

    T́nh trạng này cho thấy Đài Loan cần phải tham gia vào WHO một cách trực tiếp hơn nữa, bất kể với tư cách là thành viên chính thức hay quan sát viên. Như vậy chắc chắn mới có lợi cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới.

    Hội đồng Y tế Thế giới của WHO sẽ diễn ra từ ngày 17 – 21/05/2020. Liệu ông có mong là sẽ có những tiến bộ thật sự cho việc Đài Loan gia nhập WHO hay không ?

    Có hai cấp độ quan sát. Một mặt, điều này phụ thuộc vào thái độ của WHO, và nhất là từ ông tổng giám đốc, tiến sĩ Tedros. Nh́n vào các phản ứng và b́nh luận của ông ấy, chúng tôi không hy vọng lập trường của WHO có chút thay đổi nào về sự tham gia của Đài Loan. Chúng tôi cũng h́nh dung ra rằng Bắc Kinh tiếp tục gây áp lực, không cho Đài Loan gia nhập. Trong những điều kiện này, khả năng Đài Loan có thể được cấp quy chế quan sát viên xem như rất hạn hẹp, nếu không muốn nói là không tồn tại.

    Tầm mức thứ hai, chính là sự ủng hộ của quốc tế. Chắc chắn là có một nước từ chối sự tham gia của chúng tôi, nhưng c̣n có nhiều nước khác ủng hộ, đặc biệt là từ những nước mà chúng tôi cùng chia sẻ những giá trị chung. Gần đây, chính phủ Mỹ, Úc, New Zealand, Canada và Nhật Bản đă lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ Đài Loan tham gia WHO.

    Chúng tôi nhận thấy các nước châu Âu kín đáo bày tỏ là họ sẽ ủng hộ Đài Loan vào WHO. Tôi không thể nói với quư vị những ǵ họ đang trao đổi trong hậu trường, nhưng tôi có thể bảo đảm với quư vị rằng số các nước châu Âu sẵn sàng viết thư yêu cầu WHO để Đài Loan tham gia vào tổ chức này là khá lớn. Ngay cả tại châu Mỹ Latinh, khu vực mà chúng tôi chỉ c̣n lại một đồng minh ngoại giao duy nhất, nhiều nước cũng sẵn sàng làm tương tự.

    Khi gộp tất cả những tiếng nói này, người ta có thể nói là việc tán đồng Đài Loan gia nhập WHO như là một quan sát viên hiện nay đang lên đến đỉnh điểm. Kể từ giờ chúng tôi có một cơ sở tinh thần để yêu cầu WHO cấp cho chúng tôi quy chế thành viên quan sát.

    Chính quyền Donald Trump mới đây thông báo rút đóng góp tài chính của Mỹ cho WHO. Ông vẫn luôn tin vào tầm quan trọng và năng lực của định chế để tổ chức phối hợp y tế thế giới ?

    WHO vẫn là tổ chức quốc tế duy nhất xử lư các vấn đề dịch tễ thế giới. Lẽ đương nhiên là có nhiều người lấy làm tiếc rằng WHO do một tác nhân duy nhất chi phối, và cho rằng WHO lẽ ra phải được cải tổ để vận hành một cách hiệu quả hơn. Quan điểm này chúng tôi cũng đồng t́nh, và chúng tôi nghĩ rằng cải cách đầu tiên mà WHO lẽ ra phải tiến hành là cho phép Đài Loan gia nhập.

    Tiếp đến, mỗi nước có phương pháp riêng của ḿnh thử suy nghĩ t́m cách để khuyến khích hay thúc đẩy WHO cải tổ một cách nghiêm túc, do vậy tôi sẽ không b́nh luận quyết định của tổng thống Trump. Những ǵ tôi thấy, đó là cả một nỗ lực của quốc tế để t́m hiểu, điều tra về nguồn gốc dịch Covid-19 và suy nghĩ một phương cách chung nhằm chống dịch bệnh. Tất cả những nỗ lực đều đáng quư cả, và điều quan trọng nhất đối với Đài Loan là có thể được tham gia vào nỗ lực này.

    Trung Quốc dường như đang lao vào một chiến lược quảng bá về hiệu quả của mô h́nh chuyên chế trong việc xử lư dịch bệnh. Nền dân chủ Đài Loan thể hiện một mô h́nh phản biện không thể chối căi. Phải chăng hệ thống dân chủ của Đài Loan đă giúp các ông chống chọi được với dịch bệnh ?

    V́ quư vị đang ở Đài Loan, đương nhiên quư vị cũng có theo dơi các buổi họp báo của trung tâm chỉ huy của chúng tôi và thấy rơ cách thức các buổi họp báo diễn ra đều trên cơ sở một sự minh bạch toàn diện ! Quư vị có thể đưa ra bất cứ câu hỏi ǵ và giám đốc trung tâm chỉ huy sẽ tiếp tục trả lời các câu hỏi cho đến khi mối nghi ngờ nhỏ nhất được xóa tan. Sự minh bạch toàn diện này chỉ có thể tồn tại trong một hệ thống dân chủ. Điều này cho phép đáp ứng mong muốn tạo dựng niềm tin mạnh mẽ giữa người dân và chính phủ.

    C̣n ở bên kia, hệ thống của Trung Quốc cộng sản rất khác biệt, một hệ thống chuyên chế được ghi trong Hiến Pháp, không thể nào minh bạch, trung thực về t́nh h́nh dịch bệnh, bởi v́ mục tiêu của họ là sự ổn định chế độ và củng cố quyền lực. Đây là một mối liên hệ với quyền lực rất khác biệt.

    Kể từ khi t́nh h́nh đă được cải thiện ở trong nước, Trung Quốc quả thật bắt đầu cung cấp trang thiết bị y tế, bằng cách phô trương điều này dưới h́nh thức trao tặng và t́m cách đ̣i các nước tiếp nhận phải ca ngợi mô h́nh của Trung Quốc. Nhưng có nhiều quốc gia nhận thấy đó không phải là những khoản ban tặng mà là những là đợt giao hàng được bán với mức giá cao hơn thị trường rất nhiều, và một số nước cũng nhận thấy một phần trang thiết bị gởi đến đă bị hư hỏng. Do vậy, tôi nghĩ là Trung Quốc đă cố gắng « rao bán » mô h́nh của ḿnh với cộng đồng quốc tế và t́m cách chứng tỏ tính ưu việt của mô h́nh đó, chẳng hạn so với mô h́nh của Đài Loan, thế nhưng cộng đồng quốc tế chối bỏ.

    Tôi tin chắc rằng những nước chia sẻ cùng những giá trị với chúng tôi, nếu họ chú ư đến kinh nghiệm của Đài Loan, họ sẽ nhận thấy rằng các phương pháp dân chủ vẫn là tốt nhất để xử lư dịch bệnh, hơn là một cách tiếp cận chuyên chế.

    Trong những thông báo gần đây, Trung Quốc bóng gió rằng Đài Loan rất có thể tận dụng dịch bệnh để tiến đến tuyên bố độc lập. Ông có thể cho biết rơ hơn lập trường của Đài Loan về vấn đề này hay không ?

    Vào một thời điểm dịch bệnh đổ ập đến Đài Loan cũng như những nơi khác trên thế giới, điều duy nhất mà chúng tôi lo lắng là làm sao có khả năng đối phó với t́nh h́nh này và hỗ trợ tốt nhất phần c̣n lại của thế giới.

    Nếu lấy ví dụ chiến dịch để gia nhập WHO, chúng tôi đă tiến hành việc này hàng năm kể từ những năm 2000, và năm nay chúng tôi chẳng làm ǵ hơn ngoài những ǵ chúng tôi đă làm trước đây.

    Năm nay, c̣n có một sự khác biệt, đó là Đài Loan đă chứng tỏ được khả năng kềm hăm dịch bệnh, và v́ lư do này, đă có một sự công nhận mạnh mẽ hơn cho việc Đài Loan gia nhập WHO. Và điều đó chẳng có liên hệ ǵ với việc Đài Loan mong muốn tuyên bố hay đ̣i độc lập.

    Dù Trung Quốc khẳng định mạnh mẽ rằng Đài Loan thuộc về Trung Quốc th́ ai cũng biết điều đó là sai, thực tế không phải như thế. Thực tế chính là Đài Loan đă tự thân tồn tại, rằng Trung Quốc và Đài Loan là khác nhau, và hai bên bờ eo biển Đài Loan được quản lư bởi hai chính phủ khác biệt.

    Cho nên, cần cẩn trọng trước những ǵ Trung Quốc đang làm cho một số nước phải tin, thậm chí trước những ǵ Trung Quốc buộc những nước đó phải nói công khai, nhất là khi Bắc Kinh muốn làm cho mọi người tin rằng Đài Loan thuộc về Trung Quốc.

    Tuy nhiên, tôi có cảm giác rằng ngày càng có nhiều nước hiểu rơ t́nh h́nh thực tế của Đài Loan, rằng chúng tôi không phải là một phần của Trung Quốc. Và những ǵ chúng tôi mong muốn chính là duy tŕ nguyên trạng hiện nay sao cho mối quan hệ giữa đôi bờ eo biển có thể tiếp tục trong ḥa b́nh và ổn định.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Cô dâu Việt bị sát hại ở Đài Loan
    By Dr_Tran in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 28-12-2011, 01:50 AM
  2. Đài Loan giành giật Trường Sa?
    By anlocdia in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 21-10-2011, 11:20 AM
  3. Đài Loan tăng cường pḥng thủ Biển Đông.
    By nghiep in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 21-04-2011, 06:13 AM
  4. Giải Oan Cho Tướng Loan
    By Phú Yên in forum Tin Việt Nam
    Replies: 24
    Last Post: 12-03-2011, 04:19 AM
  5. Nhà Báo Mail Loan Giă Từ Độc Giả
    By TuDochoVietNam in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 4
    Last Post: 17-11-2010, 09:07 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •