Results 1 to 6 of 6

Thread: Đảng Nhà Nước Việt Nam: Làm Gì Giúp Đở Dân Nghèo?

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đảng Nhà Nước Việt Nam: Làm Gì Giúp Đở Dân Nghèo?

    Câu chuyện cô gái bán rau ở Băi Cháy
    19/04/2020
    Trân Văn




    Cô gái bán rau. (H́nh trích xuất từ video trên YouTube của Linh Hoàng)

    Có lẽ chẳng riêng vợ tôi mà c̣n nhiều người ứa nước mắt khi xem cảnh một cô gái bán rau khóc, van - nài nỉ một người cũng là phụ nữ như cô… “thương cháu, tha cho cháu” v́… “cháu đă bị bắt rồi, cháu không có tiền, con cháu bé, đừng lấy của cháu nữa” (1)…

    Tuy người xem không có bất kỳ thông tin nào về cô gái bán rau nhưng ai cũng có thể đoán ra tại sao cô lại vi phạm qui định cấm tụ tập, hạn chế giao tiếp để ngăn chặn COVID-19 lây lan: Con cô đang đói!..

    Đó cũng là lư do hàng chục người đàn ông, có người mặc cảnh phục, có người mặc đồng phục dân pḥng, có người mặc thường phục, vây quanh cô gái bán rau ngần ngừ, không nỡ xuống tay… Đó cũng là lư do khiến người nào đó h́nh như là khách mua rau ngỏ lời xin cho cô… Người ta không thấy, không nghe vị khách ấy nói ǵ, chỉ nghe người phụ nữ chỉ huy “lực lượng thi hành công vụ” chất vấn: Chị trả tiền chưa? Trả rồi th́ về đi!.. Nước mắt, những lời cầu xin của cô gái bán rau không lay chuyển được người phụ nữ giữ vai tṛ chỉ huy. Bà gọi cô gái bán rau là… con điên và đanh giọng ra lệnh cho thuộc cấp: Không nói nhiều. Thu giữ, mang về phường!...

    Lúc những người đàn ông thực thi công vụ bắt đầu lượm những trái mướp, bó rau từ chiếc xe thồ đă đổ xuống ḷng đường để bỏ lên công xa, cô gái bán rau cuống quít xoay qua, xoay lại để ngăn cản và khi nhận ra mớ rau trái - chén cơm của cô, của người thân - lại bị giựt khỏi tay của cô thêm một lần nữa, cô chụp lấy con dao dùng để cắt rau, gọt mướp như nỗ lực cuối cùng để xin “đừng lấy của em” - bảo vệ cơ hội sinh tồn của cô và gia đ́nh… Xem video clip có thể thấy rất rơ, cô chẳng có ư định chém ai, chính xác là cô không dám chém ai, con dao chỉ giống như cái phao khi nài van không có người nghe. Cũng v́ vậy, những người thi hành công vụ rất dễ dàng khống chế cô…

    Thêm một lần nữa, tiếng người phụ nữ chỉ huy lực lượng thi hành công vụ lanh lảnh trỗi lên, xua đuổi những đồng loại chứng kiến sự việc, không kiềm chế được bất b́nh nên can ngăn: Các chị về đi!..

    Đồng thời đanh giọng bảo thuộc cấp: Cầm dao chém lại “lực lượng”! Khóa tay lại! Công an… khóa tay lại… Chống đối người thi hành công vụ… Khóa tay lại… Cho lên xe! Đưa về xử lư! Lên xe giữ “nó”, đề pḥng “nó” nhảy xuống!..

    ***

    Trong bối cảnh như hiện nay, khi chưa ai biết bao giờ mới có vaccine ngừa COVID-19, bao giờ y giới mới t́m ra thuốc đặc trị loại virus này, cấm tụ tập, hạn chế giao tiếp là biện pháp chẳng đặng đừng mà nhiều quốc gia cùng áp dụng để bảo vệ sinh mạng công dân của ḿnh, không để COVID-19 trở thành một đợt thảm sát. Chẳng riêng Việt Nam, nhiều quốc gia khác cũng có nhiều triệu người cứ ráo mồ hôi là hết gạo và lệnh cấm tụ tập, hạn chế giao tiếp đẩy người nghèo vào thực trạng thiếu đói...

    Những quốc gia khác chỉ khác Việt Nam ở chỗ, song hành với cấm tụ tập, hạn chế giao tiếp là nhiều giải pháp khác nhau để giúp những người yếu thế không rũ rượi. Cho dù cuối tháng trước, Thủ tướng Việt Nam chính thức thừa nhận: Mấy tháng nay, nhiều người khổ lắm rồi, nhiều gia đ́nh khó lắm rồi (2)… cho dù chính phủ loan báo đă dành 61.580 tỉ hỗ trợ những cá nhân, doanh nghiệp gặp khó khăn, tùy trường hợp mà một cá nhân, một gia đ́nh, những cơ sở kinh doanh nhỏ sẽ được hỗ trợ một lần 500.000 đồng hay từ 1 triệu đến 1,8 triệu đồng/tháng (3), song đến giờ, ai thắc mắc, đến đâu để nhận khoản trợ giúp chính thức ấy, câu trả lời phổ biến là: Lên… TV mà… nhận!

    ***

    Video clip vừa kể không chỉ làm công chúng ứa nước mắt. Kèm theo nước mắt là sự căm phẫn. Lửa giận không c̣n âm ỉ mà có dấu hiệu bùng lên, lan rộng. Cũng v́ vậy, tuy là chủ nhật nhưng Thành ủy thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) phải soạn – gửi công văn, yêu cầu Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND phường Băi Cháy trực tiếp đến tư gia của cô gái bán rau xin lỗi về phát ngôn thiếu chuẩn mực của lực lượng thi hành công vụ! Đồng thời yêu cầu Ủy ban Kiểm tra - Thanh tra xử lư vi phạm theo đúng quy định của đảng đối với đảng viên, đề xuất h́nh thức xử lư đối với cán bộ công chức, viên chức, báo cáo Thường trực Thành ủy trước ngày 25 tháng 4.

    Công văn vừa kể khiến nhiều người hạ hỏa nhưng ở Việt Nam c̣n bao nhiêu người đói quá mà phải ḅ, vừa ḅ, vừa bị chà đạp do vi phạm lệnh “cách ly toàn xă hội”? Bao giờ th́ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền thôi trưng bày ư thức trách nhiệm trên TV hay qua công văn để có những biện pháp trợ giúp cụ thể, đỡ nâng những người yếu thế như thiên hạ? Thiên đường trên TV và những công văn dập lửa chắc chắn không thể làm khô nước mắt và giữ cho xă hội ổn định. Chắc chắn như thế!

    Chú thích

    (1) https://www.youtube.com/watch?v=UDGj...nnel=linhhoang

    (2) https://tuoitre.vn/thu-tuong-may-tha...3311516103.htm

    (3) https://www.thesaigontimes.vn/302244...dich-benh.html

    (4) https://nongnghiep.vn/lanh-dao-phuon...g-d262822.html
    Last edited by dtkcamau; 22-04-2020 at 01:43 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đảng Nhà Nước Việt Nam: Làm Gì Giúp Đở Dân Nghèo?

    Bao giờ hết cảnh dân bán vỉa hè van xin cán bộ cho họ kiếm sống trên đường!
    RFA
    2020-04-20


    Vỉa hè đường Đông Du, quận 1 bị xe gắn máy lấn chiếm trở lại.
    RFA

    Mạng xă hội trong nước vào cuối tuần qua liên tục loan truyền đoạn video dài hơn 3 phút ghi lại h́nh ảnh lực lượng chức năng phường Băi Cháy, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh thu giữ xe chở rau của một người phụ nữ khi bà này đang bán dạo.

    Đáng chú ư, trong video có đoạn người bán rau kêu khóc xin bỏ qua th́ một nữ cán bộ nói “Con này, mày có bị điên không, thu giữ đưa hết về phường... không nói nhiều”.

    Được biết, người nữ cán bộ xuất hiện trong đoạn video là Phó Chủ tịch phường Băi Cháy, tỉnh Quảng Ninh.

    Truyền thông trong nước cho hay Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND phường Băi Cháy đă trực tiếp đến nhà riêng gặp gỡ, xin lỗi người phụ nữ bán rau về phát ngôn thiếu chuẩn mực của đội ngũ thực thi công vụ. Đồng thời cũng tuyên truyền vận động công dân chấp hành chủ trương của địa phương trong quản lư trật tự đô thị trong việc buôn bán ở vỉa hè.

    Bên cạnh đó, sẽ kiểm tra xử lư vi phạm theo đúng quy định của Đảng đối với Đảng viên và đề xuất h́nh thức xử lư đối với cán bộ, công chức, viên chức.

    Trao đổi với RFA tối 20/4, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, nhà xă hội học hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xă hội Việt Nam cho rằng hành động của nữ cán bộ Phó Chủ tịch phường Băi Cháy là không nên. Bà lư giải:

    “Điều này cho thấy chị cán bộ này chưa có kinh nghiệm v́ nếu có kinh nghiệm sẽ không làm những việc như thế. Ta phải hiểu xă hội có rất nhiều mặt và nhiều cung bậc khác nhau, ở những tầng lớp suốt ngày va chạm ở ngoài đường phố sẽ khác với văn pḥng hoặc các tầng lớp trên th́ văn phong lịch sự, nho nhă sẽ rất khác nhau. Nên mang cách ứng xử và ngôn từ của không gian này sang không gian khác chắc chắn sẽ không phù hợp.”

    Bên cạnh việc phê phán hành động của cán bộ có chức vụ trong bộ máy nhà nước, nhiều người c̣n bày tỏ sự thông cảm với những người buôn gánh bán bưng tại các vỉa hè hiện nay.

    Theo Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, việc người dân buôn bán vỉa hè khá phổ biến chẳng phải riêng Việt Nam mà các nước Đông Nam Á nói chung đều có kinh tế vỉa hè khá phát triển. Bà cho hay:

    “Người dân sống dựa trên vỉa hè là lực lượng khá đông, chính quyền Việt Nam cũng như các nước cố dẹp vỉa hè nhưng không thể dẹp được v́ nếu dẹp như thế th́ người ta không biết sống bằng ǵ v́ đó là sinh kế của họ. Nếu mọi người nhớ truyện Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ngày xưa có ông cảnh sát đi dọc đường bắt những người bán hàng rong. Nó bắt đầu từ thời Tây đă thế, suốt quá tŕnh bao năm bây giờ vẫn thế.”

    Do đó, dưới góc độ kinh tế, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện Trưởng Viện Quản Lư Kinh Tế Trung Ương cũng cho rằng cần phải có một kế hoạch chi tiết và cụ thể mới có thể giúp người dân không bám vào vỉa hè kiếm sống nữa. Ông nhận định:

    “Ở Việt Nam hiện nay có đến 19 triệu người làm việc ở khu vực phi h́nh thức tức không có hợp đồng cố định, không có bảo hiểm, một trong những h́nh thức đó là bán hàng vỉa hè. Việc bán hàng vỉa hè một mặt tạo cho người ta một số thu nhập nhất định qua ngày, mặt khác đáp ứng nhu cầu người dân Việt Nam: người đi chợ mua mớ rau, người ngồi xuống ăn bát bún ốc thành thói quen.


    Ông Phó chủ tịch quận nhất, Đoàn Ngọc Hải, chỉ huy dọn dẹp vỉa hè trung tâm Sài G̣n hôm 27/2/2017. Photo courtesy of baogiaothong.vn
    Bây giờ muốn giải quyết việc đó đă có những nỗ lực ở các thành phố như thành phố Hồ Chí Minh trước đây ở quận 1 có một ông Phó chủ tịch đi nhắc nhở, dọn dẹp nhưng sau một thời gian vẫn hồi phục lại v́ công ăn việc làm cho số người đó chưa giải quyết được và chưa đào tạo nghề cho họ. Nếu muốn giải quyết vấn đề này đ̣i hỏi một khoảng thời gian và đầu tư, cơ bản giảm bớt số người kiếm ăn ở khu vực phi h́nh thức, tạo điều kiện cho người ta có tŕnh độ, chuyên môn, và đặc biệt là có số vốn nhất định để người ta có thể kinh doanh, có cửa hàng hoặc chỗ cố định để sản xuất hoặc dịch vụ.”

    Xác nhận thực tế mà Tiến sĩ Lê đăng Doanh vừa đưa ra, Facebooker Sang Nguyễn đang sống tại quận Tân B́nh, Sài G̣n kể về trường hợp gia đ́nh bạn:

    “Hồi đó mẹ em bán xe bánh ḿ đầu hẻm cũng bị dân pḥng dẹp, có lần chạy thoát, có lần bị đưa cả người và xe về phường, không cần biết bán được hay chưa, cứ đóng tiền thoát thân trước rồi hôm sau lên lấy xe bánh ḿ, em phải đi theo mẹ đẩy xe về. Bán đâu hai năm chị em học hết lớp 12 nên đi làm lễ tân khách sạn rồi kêu mẹ em nghỉ luôn v́ tiền bán không bao nhiêu mà tiền đóng phạt cũng vậy. Mấy người đó không nghĩ nếu có việc th́ không ai đi bán lề đường để bị dí chạy mệt vậy đâu. Trông chờ nhà nước kiếm phương án th́ ḿnh tự lo cho ḿnh chắc ăn hơn, như bây giờ kêu hỗ trợ dịch bệnh đến giờ chỉ thấy trên tivi, tới giờ mà không có tiền để dành lấy ra xài chắc đói chết trước khi chết v́ bệnh rồi.”

    Trước đó, từ tháng 1/2017, thành phố Hồ Chí Minh diễn ra quá tŕnh triển khai lập lại trật tự vỉa hè tại quận 1 do Phó Chủ tịch Đoàn Ngọc Hải đứng đầu với tuyên bố nổi tiếng “Không lấy lại được vỉa hè, tôi cởi áo từ quan”.

    Lúc bấy giờ, ông Đoàn Ngọc Hải huy động các lực lượng chức năng, ra quân dọn dẹp vỉa hè trên địa bàn Quận 1, mạnh tay đập phá tất cả những ǵ mà ông Hải và đoàn công tác liên ngành do ông chỉ huy cho là lấn chiếm v́a hè, ḷng lề đường, mà không cần xem xét đến những yếu tố khác.

    Tuy nhiên, đến ngày 19/5, ông Đoàn Ngọc Hải cho biết Quận ủy Quận 1 cũng như Ủy Ban Nhân Dân Quận 1 đều ra văn bản yêu cầu ông phải ngưng ngay việc xuống đường dẹp dọn trật tự ḷng lề đường. V́ thế, việc xử lư lấn chiếm vỉa hè đă không c̣n mạnh tay như trước nữa.

    Đến nay, việc người dân buôn bán trên các vỉa hè đă trở lại t́nh trạng sầm uất như trước.

    Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho rằng việc dẹp bỏ hành vi buôn bán lấn chiếm ḷng, lề đường tại Việt Nam hiện nay không phải “ngày một, ngày hai” là có thể hoàn thành. Bà giải thích:

    “Những người thu nhập thấp đô thị khá đông và họ vẫn phải sống dựa vào nguồn sinh kế như thế th́ không thể nào dẹp được. Cách đây 2 năm hay sao ở Bangkok tôi thấy có phong trào cũng dẹp vỉa hè, người dân lao đao, phản đối. Sau đó cũng không giả quyết được ǵ, người dân vẫn bán hàng như cũ.”

    Biện pháp của chính quyền địa phương xua đuổi, tịch thu hàng hóa, phạt tiền đối với những người buôn bán trên ḷng- lề đường với mục tiêu ‘lập lại trật tự’ đến nay hoàn toàn không đạt được hiệu quả. Cách làm đó vấp phải nhiều chỉ trích và bị cho là làm theo phong trào. Nếu không giải quyết căn cơ kế mưu sinh cho người dân, th́ thực trạng vừa diễn ra vào ngày 18 tháng 4 ở Băi Cháy, Thành phố Hạ Long tiếp tục xuất hiện ở nhiều nơi khác tại Việt Nam.

  3. #3
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đảng Nhà Nước Việt Nam: Làm Gì Giúp Đở Dân Nghèo?

    Quyền làm chủ của người dân dưới góc nh́n một lá cờ
    28/04/2020


    Một buổi lễ tưởng niệm biến cố 30 tháng Tư của cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ. H́nh minh họa.


    Đông Phong (từ Sài G̣n)


    Những ngày cuối tháng 4 người dân Việt Nam thường hay bàn luận nhiều đến 2 thể chế Việt Nam Cộng Ḥa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa trong cuộc nội chiến kéo dài mấy mươi năm. Trong những câu chuyện luận bàn ấy luôn hiện hữu vấn đề màu cờ, tuy chiến tranh đă chấm dứt nhưng quan điểm về màu cờ đại diện cho 2 thể chế ấy đến nay vẫn chưa bao giờ lặng sóng.
    Tôi nhớ có một lần tôi và một anh bạn tranh luận về vấn đề lá cờ nào mới thật sự đại diện cho Việt Nam. Theo bạn ấy Hoàng Kỳ (lá cờ nền vàng ba sọc đỏ) mới xứng đáng làm đại diện cho quốc gia, dân tộc.
    Khi ấy tôi đă thử đặt ra một giả thuyết, nếu sau này Việt Nam có tự do dân chủ thật sự, nhưng lúc đó sau khi trưng cầu dân ư th́ 51% dân chúng (hoặc thậm chí nhiều hơn) vẫn chọn Hồng Kỳ (lá cờ nền đỏ sao vàng) th́ sao?
    Bạn ấy đă không do dự và trả lời tôi rằng bạn và 49% c̣n lại sẽ tiếp tục đấu tranh cho Hoàng Kỳ, bạn ấy cũng không ngại phán rằng 51% người dân kia đầu óc đều có vấn đề và cần phải khai dân trí cho họ.
    Chuyện tưởng chừng đơn giản
    Những lời của bạn ấy đă khiến tôi phải giật ḿnh, tôi không thể hiểu sao bạn ấy lại có suy nghĩ như vậy, v́ câu chuyện màu cờ tưởng chừng như đơn giản ấy lại làm rất ít người có thể hiểu đúng với bản chất dân chủ vốn dĩ của nó.
    Bởi lẽ khi người dân đă có quyền làm chủ thật sự th́ hăy để họ dùng lá phiếu tự quyết định những vấn đề của quốc gia theo tâm tư và nguyện vọng của họ. Sao lại có thể bảo họ có vấn đề và cần khai dân trí khi họ đă tự chọn lá cờ cho ḿnh nhưng chỉ v́ trái với ư chí của bạn kia?
    Bạn ấy có thể cùng 49% người dân c̣n lại tiếp tục tranh đấu cho Hoàng Kỳ, v́ đó là quyền và khát vọng của bạn, tôi rất luôn tôn trọng. Nhưng không v́ điều đó mà bảo 51% người dân kia là đầu óc có vấn đề, khi giả thuyết mà tôi đă đặt ra trong bối cảnh như vậy.
    Lá cờ cũng chỉ là một vật thể vật chất, mang tính h́nh thức bên ngoài, được chọn để làm đại diện cho một quốc gia, dân tộc vào một thời kỳ nào đó. Nó không thể mang tính quyết định hoàn toàn cho việc quốc gia đó thuộc thể chế ǵ, độc tài hay dân chủ, phong kiến hay tư bản.
    Nếu Việt Nam thật sự có được tự do, dân chủ, th́ lá cờ màu ǵ do chính người dân tự chọn lựa theo tôi đă không c̣n là quan trọng nữa rồi.
    Màu cờ theo ḍng người xuống đường
    Có thể nh́n lại những ḍng sự kiện đă diễn ra tại Việt Nam trong gần mười năm qua để cảm nhận phần nào về tâm tư và t́nh cảm của một số lượng rất lớn người dân dành cho lá cờ nền đỏ sao vàng.
    Vào năm 2011, khi tàu B́nh Minh 2 của Việt Nam bị các tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm ḍ, khoảng hơn 200 người bất b́nh đă xuống đường phản đối trước hành động ngang ngược, bá quyền của Trung Quốc. Khi ấy rất nhiều người mặc áo đỏ, một số người trên tay c̣n cầm lá cờ nền đỏ sao vàng để tuần hành.
    Mấy năm sau, h́nh ảnh chiếc áo và lá cờ đỏ ấy đă thưa dần trong các sự kiện xuống đường của người dân như: Phản đối vụ hạ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vào năm 2014; Phản đối việc Chủ tịch của Trung Quốc Tập Cận B́nh sang thăm Việt Nam và Phong trào bảo vệ cây xanh tại Hà Nội và Sài G̣n cùng năm 2015.
    Đến năm 2016, khi những ḍng người khổng lồ xuống đường tại Hà Nội và Sài G̣n, để phản đối Formosa đầu độc biển (sự kiện cá chết), th́ người ta đă không c̣n trông thấy bóng dáng của những chiếc áo đỏ hay lá cờ đỏ ấy đâu nữa.
    Cũng như hai năm sau đó, trong ḍng người bất b́nh tiếp tục xuống đường kia, để yêu cầu nhà cầm quyền chấm dứt Luật đặc khu, với quy mô từ Bắc đến Nam chưa từng có tiền lệ, th́ h́nh ảnh lá cờ đỏ ấy đă trở nên mất hút - tâm tư của người dân trong sự kiện hôm ấy đă định.
    Nhưng không v́ vậy mà có thể quơ đũa cả nắm rằng người Việt Nam hiện nay đă chán chường, không muốn nh́n nhận lá cờ đỏ nền vàng kia là quốc kỳ, bởi các con số trong những sự kiện ấy chưa thể nói lên hết tâm tư, nguyện vọng của hơn 90 triệu dân Việt Nam được.
    Quyết định thuộc về số đông
    Tuy cái khát khao về một Việt Nam được dân chủ, hùng cường, cái mong muốn bài trừ tham nhũng, bạo quyền, xóa bỏ bất công, xă hội được thay đổi tốt đẹp vẫn luôn cháy bỏng trong ḷng mỗi người đang tranh đấu.
    Song, sự khập khiễng của đa số họ hiện nay là quên rằng quyền làm chủ của người dân mới thật sự là cái cốt lơi mà họ phải hướng đến, đấu tranh là để trả quyền làm chủ về cho người dân. Chứ không phải đấu tranh để lật đổ hay tiêu diệt ai, để có cơ chế chính trị ǵ, đưa ai lên làm lănh đạo hay cho lá cờ màu ǵ.
    Đấu tranh mà cuối cùng người dân phải tuân theo ư chí của một ai đó trong việc lựa chọn mọi thứ, nếu không th́ những người dân đó đều có vấn đề, cần được uốn nắn lại. Như vậy th́ khác nào độc tài?
    Tôi là tôi, hôm nay tôi mặc áo đỏ, ngày mai tôi mặc áo vàng th́ cũng là tôi, hoặc hôm nay mẹ tôi gọi tôi tên Tèo, ngày mai bạn tôi gọi tên Tí th́ cũng chỉ chính tôi.
    Chúng ta quan trọng chi cái h́nh thức bên ngoài để rồi hục hặc, tranh căi măi "Màu cờ ǵ, tên gọi ǵ?". Mà quên đi việc cốt yếu là làm thế nào quyền làm chủ về tay người dân, để họ tự quyết mọi vấn đề của quốc gia, và ta cũng chỉ là một trong hơn 90 triệu lá phiếu ấy để quyết định điều đó cùng với họ.
    Chỉ mới từ góc nh́n của màu một lá cờ mà đă có quá nhiều tranh căi, chụp mũ và thậm chí bài xích nhau khi ai đó khác với cái mong muốn của ḿnh.
    Đó tưởng chừng là một vấn đề nhỏ nhưng nó lại là căn nguyên lớn để hiểu về quyền làm chủ đất nước của người dân, một khi chúng ta chưa thể thấu đáo th́ ắc luôn tồn tại nhiều mâu thuẫn.
    Bởi từng màu cờ ấy đă được chạm khắc sâu vào cảm xúc của nhiều người, thế hệ đi trước, thế hệ đi sau, những người đàng trong, những người đàng ngoài, trong nước và cả hải ngoại.
    Nếu cứ tiếp tục như thế th́ đến bao giờ người Việt mới có thể nắm chặt tay lại với nhau, bước đi trên một con đường để đưa đất nước thoát cảnh bể dâu? Đến khi nào con cháu ta mới được thấy một ngày mai sáng trời tự do, khi mà hôm nay thế hệ ông, bà, cha, mẹ của chúng cứ măi loay hoay tranh căi nhau trong cái mâu thuẫn truyền kiếp ấy - câu chuyện màu cờ ǵ sẽ đại diện cho quốc gia.
    (Đông Phong là bút danh của một luật sư từ Sài G̣n)

  4. #4
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đảng Nhà Nước Việt Nam: Làm Gì Giúp Đở Dân Nghèo?

    Dân nghèo chờ tiền hỗ trợ an sinh mùa dịch corona


  5. #5
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đảng Nhà Nước Việt Nam: Làm Gì Giúp Đở Dân Nghèo?

    Thanh Hóa: Cán bộ ‘cướp’ tiền hỗ trợ COVID-19 của nhiều ‘hộ nghèo’
    May 21, 2020 cập nhật lần cuối May 21, 2020

    Bà Cúc phải lên Ủy Ban Nhân Dân xă Thiệu Thành để xin b́nh bầu lại “hộ nghèo” cho gia đ́nh bị cán bộ xă cướp cho người thân hưởng lợi.(H́nh: H.L/Zing)
    THANH HÓA, Việt Nam (NV) – Nhiều gia đ́nh nghèo ở các xă thuộc huyện Thiệu Hóa, uất ức bật khóc v́ bị lănh đạo xă đoạt mất phần chính sách “hộ nghèo” của họ rồi đem cho gia đ́nh, người thân giàu có hưởng lợi số tiền hỗ trợ bởi dịch COVID-19.

    Hai tuần qua, người dân các xă thuộc huyện Thiệu Hóa (tỉnh Thanh Hóa) căm phẫn khi biết vợ, con lănh đạo xă, cùng nhiều gia đ́nh giàu có ở nhà lầu, đi xe hơi được “lọt” vào danh sách “hộ cận nghèo.”

    Trong khi đó, những gia đ́nh nghèo thực sự lại không được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước. Nhiều người đă tới Ủy Ban Nhân Dân xă Thiệu Thành để xin cán bộ được xét lại “hộ nghèo,” hoặc “hộ cận nghèo.”

    Kể với báo Zing, cụ Nguyễn Thị Cúc (87 tuổi, trú thôn Thành Tiến, xă Thiệu Thành), cho biết ḿnh sống cùng con gái 50 tuổi và cháu trai đă 30 tuổi, nhưng cả ba người thường xuyên đau ốm, sống nhờ ba sào ruộng, quanh năm đói ăn. Dù vậy, nhà cụ bà vẫn không được công nhận “hộ nghèo” hay “hộ cận nghèo.”

    “Tôi mong muốn được ‘hộ nghèo’ để được hỗ trợ. Cả nhà ba người ai nấy cũng thường xuyên ốm đau nhưng không có thẻ Bảo Hiểm Y Tế, cũng không có tiền đi bệnh viện, chỉ biết nằm một chỗ,” cụ Cúc lo lắng nói.



    Tương tự, bà Trịnh Thị Lan (40 tuổi, thôn Thành Đồng, xă Thiệu Công), cho biết ḿnh cùng nhiều người nghèo khác nhiều lần đạp xe lên xă, huyện xin được xét lại hộ nghèo nhưng chưa có kết quả.

    “Khi chấm điểm ở thôn, gia đ́nh tôi có 65 điểm, đủ điều kiện ‘hộ nghèo,’ nhưng không hiểu sao khi lên xă th́ lại bị đưa vào diện ‘hộ cận nghèo.’ Từ năm 2019 đến nay, tôi đă nhiều lần hỏi cán bộ xă Thiệu Công nhưng họ cứ ṿng vo, hứa hẹn rồi thôi,” bà Lan bật khóc, nói.

    Nhiều người dân ở xă Thiệu Thành cho biết họ bất ngờ khi biết vợ, con lănh đạo xă nằm trong danh sách hộ cận nghèo để hưởng chính sách dù thực tế gia đ́nh rất giàu hay khá giả.

    Điển h́nh như vợ, con ông Hách Văn Thắng, bí thư đảng ủy xă Thiệu Thành. Hay người thân của ông Nguyễn Quốc Cường, chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam xă, và cả gia đ́nh bà Nguyễn Thị Giảng, bí thư đoàn xă…

    Họ cho rằng việc b́nh bầu “hộ nghèo,” và “hộ cận nghèo”của lănh đạo huyện thiếu sự khách quan, công bằng đă khiến những người thực sự nghèo khó không thể hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước.

    Thừa nhận sự việc trên, ông Trịnh Ngọc Dũng, giám đốc Sở Lao Động Thương Binh và Xă Hội tỉnh Thanh Hóa, biện minh với báo Zing: “Việc rà soát, đánh giá hộ nghèo được thực hiện hàng tháng, hàng quư. Nhưng khi thực hiện, cơ sở đă làm không đúng hướng dẫn nên xảy ra sai sót.” (Tr.N) (kn)

  6. #6
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đảng Nhà Nước Việt Nam: Làm Gì Giúp Đở Dân Nghèo?

    Hải Pḥng: Không có tiền học bán trú, học tṛ nghèo đi học sớm bị phạt
    May 21, 2020 cập nhật lần cuối May 21, 2020

    Cô giáo Lê Thị Kim Lan tường tŕnh lại sự việc. (H́nh:Lê Tân/Thanh Niên)
    HẢI PH̉NG, Việt Nam (NV) – Một nữ sinh lớp 1ở phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền do nhà nghèo không có tiền đóng để ăn trưa bán trú, buổi chiều đến học sớm 15 phút đă bị cô phê b́nh và không được “sao đỏ” cho vào trường, bắt đứng ngoài cổng trường dưới nắng nóng.

    Báo Người Lao Động cho biết ngày 21 Tháng Năm, nhiều người trên mạng xă hội phẫn nộ khi nh́n thấy h́nh ảnh một bé gái mặc đồng phục được cho là đứng ngay trước cổng trường giữa trời nắng.

    Theo trang Facebook Trinh Thùy, chị MM có con gái tên Th., học sinh lớp 1A1 trường tiểu học Quang Trung (phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, Hải Pḥng). Do nhà nghèo, sau đợt nghỉ học v́ dịch bệnh COVID-19, chị không có tiền cho con gái ăn ở trường nên phải đưa đón con về ăn trưa tại nhà.


    Để kịp giờ làm việc buổi chiều, chị M. đă cho con đến trường sớm 15 phút. Và buổi vào học sau đó, cháu bé và các bạn cùng lớp đi học sớm đă bị cô giáo chủ nhiệm Lê Thị Kim Lan, bắt đứng lên bục giảng chụp h́nh để thông báo phê b́nh trên group của nhà trường.

    Sợ con bị “phê b́nh,” ngày hôm sau chị M. vẫn cho con đến sớm nhưng dặn con ngồi ở gốc cây trong trường chờ đúng giờ mới lên lớp. Tuy nhiên, sau khi đi được một đoạn, bất an chị quay lại th́ thấy con đứng ở cổng trường dưới nắng nóng gần 40 độ C. Hỏi th́ con gái cho biết “sao đỏ” (học sinh làm nhiệm vụ nhắc nhở nề nếp) không cho vào trong sân trường v́ chưa tới giờ học.

    Con bị mệt lại bị phê b́nh trước lớp, bất b́nh nên chị M. đành đưa sự việc lên mạng xă hội.


    Cháu Th. đứng ngoài cổng trường được đăng cùng phản ảnh của phụ huynh trên một diễn đàn. (H́nh: Facebook)
    Ngay sau khi đăng tải, thông tin cùng h́nh ảnh trên đă nhanh chóng lan truyền và nhận được gần 20,000 lượt like nhiều b́nh luận.

    “Chuyện đuổi bé ra đứng cổng trường là sai, bắt phạt v́ đi học sớm lại càng sai nhưng đó thật sự không phải là cái sai khủng khiếp nhất. Ở thời đại này, các bé nhận biết giá trị bản thân rất sớm. Khi mà bị cô giáo bắt đứng lên bục giảng phê b́nh cách không chính đáng, cô giáo cố t́nh để các bạn khác (các bạn có tiền ăn bán trú) cười chê (dẫn đến t́nh trạng phân biệt giàu nghèo) th́ sẽ ăn sâu vào tâm trí trẻ rồi hằn những vết thương tâm lư không đáng có.

    Ngoài ra, đăng h́nh phê b́nh chung các cháu lên group là không được. Các cha mẹ nào hiểu th́ không sao, nhưng chắc chắn có nhiều người cố t́nh không hiểu và xúi con cái ḿnh khinh thường các bạn nghèo, các bạn học không tốt. Đấy không phải là giáo dục,” người có tên JenNg. bày tỏ.

    Trong khi đó, người có tên B́nh An bất b́nh: “Giáo dục giờ lạ nhỉ? Cô giáo cấp 1 th́ trong giờ dạy livestream khoe thành tích quản lư lớp tốt. Về nhà th́ livestream chửi đồng nghiệp ầm ĩ. Giờ học sinh đến sớm cũng bị phạt. Gíao viên có tâm giờ càng ngày, càng ít”.

    “Đội ‘sao đỏ’ trong trường học là quái thai của chuyên chính vô sản!,” Luật Sư Đặng Huỳnh Lộc viết trên trang Facebook cá nhân.

    Theo báo Tuổi Trẻ, sau khi bị công luận chỉ trích dữ dội, chiều 21 Tháng Năm, ông Nguyễn Văn Tùng, chủ tịch thành phố Hải Pḥng đă đến trường tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo về sự việc.

    Tại cuộc họp, bà Đào Thị Cẩm Ly, hiệu trưởng trường tiểu học Quang Trung, khẳng định trường không đóng cổng ngăn học sinh vào học nên không biết có chuyện học sinh bị “sao đỏ” ngăn không được vào cổng. Song, bà Cẩm Ly thừa nhận “đúng là có chuyện giáo viên đă phê b́nh học sinh đi học sớm.”

    Bà Ly giải thích “do cô giáo sợ các con đi sớm sẽ đi lang thang bên ngoài, không có người kiểm soát, có thể không an toàn nên đă phê b́nh các con.”

    Trong khi đó, cô Lê Thị Kim Lan cho rằng “Vào ngày 19 Tháng Năm, có bảy học sinh đến sớm nô đùa, làm ồn, ảnh hướng đến các học sinh bán trú nghỉ trưa nên tôi có chụp ảnh các con và đưa lên nhóm Zalo để phê b́nh. Tôi thừa nhận hành vi của ḿnh là nóng vội, chưa báo cáo với Ban Giám Hiệu nhà trường.”

    Bà Cẩm Ly cho biết nhà trường đă nhắc nhở, kiểm điểm cô giáo, đồng thời mời phụ huynh học sinh đến trường để xin lỗi. (Tr.N) (kn)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 27-11-2014, 12:26 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 07-12-2012, 06:34 PM
  3. Replies: 25
    Last Post: 22-07-2012, 08:28 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 28-06-2012, 02:49 PM
  5. Replies: 41
    Last Post: 16-11-2011, 01:27 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •