Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 16

Thread: VỈỆT NAM ĐA ĐẢNG: DÂN CHỦ - THOÁT TRUNG "

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    VỈỆT NAM ĐA ĐẢNG: DÂN CHỦ - THOÁT TRUNG "


    VN: Triển vọng đa đảng – TQ „lo lắng“


  2. #2
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    VỈỆT NAM ĐA ĐẢNG: DÂN CHỦ - THOÁT TRUNG "

    Vạch trần bản chất phản động trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền.


  3. #3
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    VỈỆT NAM ĐA ĐẢNG: DÂN CHỦ - THOÁT TRUNG "

    Từ tái sắp xếp Bộ Công An tới 'hợp tác chung’ Việt–Trung trên biển


  4. #4
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    VỈỆT NAM ĐA ĐẢNG: DÂN CHỦ - THOÁT TRUNG "

    Công đoàn độc lập ở Việt Nam: Con đường c̣n dài


    Một nhà máy lắp ráp xe gắn máy tại Hải Pḥng. Ảnh chụp ngày 03/11/2018. Reuters
    Thanh Phương
    Để đáp ứng đ̣i hỏi của các hiệp định tự do mậu dịch, Việt Nam đă buộc phải sửa đổi Luật Lao động. Văn bản sửa đổi đă được các đại biểu Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019. (Tạp chí phát lần đầu vào tháng 12/2019)



    Sẽ có hiệu lực vào năm 2021, luật mới đặc biệt cho phép thành lập các công đoàn độc lập, tức là không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công đoàn duy nhất hiện nay. Đây được coi là một thay đổi quan trọng nhất trong Luật Lao động của Việt Nam.

    Trong thông cáo đưa ra ngày 20/11, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế ILO Việt Nam, Chang Hee Lee nhận định bộ Luật Lao động sửa đổi vừa được thông qua là “một tiến bộ quan trọng”, c̣n đại sứ quán Mỹ th́ xem đây là một “đạo luật lịch sử”.

    Điểm tích cực

    Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 04/12, luật sư Hoàng Cao Sang, Văn pḥng Luật sư Hoàng Việt Luật, một trong những luật sư chuyên về lao động ở Việt Nam, ghi nhận một điểm tích cực, đó là Việt Nam đă sửa đổi Luật Lao động ngay cả trước khi phê chuẩn Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế, tức là công ước về việc thành lập công đoàn độc lập:

    "Thường là người ta phê chuẩn công ước rồi th́ mới thực hiện cái sửa đổi. Thường người ta hay kéo dài việc sửa đổi những cái ǵ mang tính bất lợi. Vấn đề thành lập hiệp hội tự do, ở đây là công đoàn độc lập, vẫn là chuyện nhạy cảm đối với xă hội Việt Nam, cho người ta hay có tâm lư kéo dài. Nhưng ở đây họ lại sửa đổi luật lao động trước, rồi theo lịch tŕnh th́ đến năm 2023 mới kư Công ước 87. Đó là một thiện chí, nếu thật sự họ muốn thay đổi."

    Tuy nhiên, con đường đi đến việc thành lập thật sự các công đoàn tự do ở Việt Nam hăy c̣n dài. Luật Lao động sửa đổi đă được thông qua, nhưng c̣n phải chờ xem luật sẽ được áp dụng trên thực tế như thế nào, cụ thể là các nghị định, thông tư sẽ có nội dung cụ thể ra sao.

    Bất hợp lư trong việc ban hành

    Về vấn đề này, luật sư Hoàng Cao Sang nêu lên một điểm bất hợp lư trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam:

    "Theo luật quy định về việc ban hành các văn bản pháp luật của Việt Nam, thường là sau khi Quốc Hội thông qua luật, chính phủ sẽ là bộ phận viết thêm các điều luật cho nó chi tiết để áp dụng. Sau khi chính phủ đă ban hành nghị định rồi, nếu có những cái ǵ chi tiết hơn nữa, th́ một bộ nào đó, ở đây có thể là bộ Lao Động-Thương Binh-Xă Hội, ban hành một thông tư để hướng dẫn thực hiện bộ Luật Lao động này.

    Ở đây có một điều bất hợp lư : luật là ư chí của nhân dân thông qua đại diện là các đại biểu Quốc Hội, tuy nhiên, Quốc Hội ban hành luật th́ chỉ quy định những cái chung nhất c̣n sau đó các cơ quan hành pháp lại ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn luật này. Trong thực tế lại có những cái hướng dẫn đi sâu hơn hoặc xa hơn, thậm chí c̣n trái với các điều luật mà Quốc Hội ban hành, thường là theo hướng có lợi cho các cơ quan hành pháp, đẩy những cái khó về phía người dân."

    Trong thông cáo đưa ra ngày 20/11/2019, đại sứ quán Mỹ cũng đă khuyến cáo chính phủ Việt Nam “ củng cố những cải cách trong bộ Luật Lao động, bao gồm cải cách thông qua các văn bản pháp luật sắp được ban hành về thành lập, đăng kư và hoạt động của các tổ chức công đoàn độc lập và sự bảo vệ đầy đủ đối với quyền thương lượng tập thể và quyền đ́nh công.”

    Về phần Giám đốc ILO Việt Nam, ông lưu ư là quyền tự do hiệp hội trong bộ Luật Lao động sửa đổi hiện chỉ áp dụng đối với người lao động trong doanh nghiệp, nên sẽ cần phải được mở rộng phạm vi trong những năm tới đây « để song hành với những nỗ lực của chính phủ hướng tới phê chuẩn Công ước số 87 của ILO vào năm 2023 ». Tuy nhiên, theo ông, trước mắt phải giải thích các điều khoản mới, thông qua việc ban hành các nghị định hướng dẫn và thiết lập các thiết chế thực chất để áp dụng và triển khai những điều khoản mới đó.

    Phải sửa nhiều luật

    Mặt khác, theo luật sư Hoàng Cao Sang, cùng với việc sửa đổi Luật Lao động và việc phê chuẩn Công ước 87, Việt Nam c̣n phải sửa đổi những luật khác có liên quan đến việc thành lập hội:

    "Tôi nghĩ là không chỉ có luật về thành lập hội, mà rất nhiều luật cũng phải được sửa đổi theo tinh thần Công ước 87. Chúng ta thường hay gọi Công ước 87 là công ước về quyền tổ chức công đoàn độc lập trong lao động, nhưng thật ra công ước quy định về quyền tự do hiệp hội, tức là đối với các hiệp hội nói chung, chứ không riêng ǵ công đoàn."

    V́ có những hội khác, cho nên chúng ta cũng phải sửa tất cả những ǵ liên quan đến hội và các tổ chức cho nó phù hợp với tinh thần của Công ước 87.

    Cũng theo tinh thần này th́ các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động đều có quyền thành lập các liên đoàn và tổng liên đoàn một cách tự do, có thể thuộc Tổng liên đoàn Việt Nam hoặc không".

    The Diplomat: Nên thận trọng

    Trên trang mạng The Diplomat ngày 29/11/2019, nhà báo David Hutt cũng đề cập đến sự kiện Quốc Hội Việt Nam thông qua bộ Luật Lao động sửa đổi cho phép thành lập công đoàn độc lập. David Hutt trước hết tỏ ra thận trọng khi viết : « Dĩ nhiên chúng ta phải chờ xem có phải đây là một sự thay đổi bề ngoài mà đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn quen làm, trên giấy tờ th́ rất là hay, nhưng không bao giờ được thực thi đàng hoàng ». Tác giả bài viết đặc biệt ghi nhận Luật Lao động sửa đổi quy định là công đoàn độc lập phải xin phép thành lập từ các cơ quan Nhà nước, như vậy là đảng Cộng Sản sẽ có thể từ chối cấp phép cho các lănh đạo công đoàn thẳng thắn và đ̣i hỏi khắt khe.

    Nhà báo David Hutt viết tiếp : « Nếu các công đoàn độc lập thật sự được phép thành lập ở Việt Nam, ta có thể dự báo là đ́nh công sẽ trở nên phổ biến hơn. Công nhân cũng sẽ có một tổ chức đại diện cho họ tốt hơn. Thứ hai, cho phép các công đoàn độc lập hoạt động là một dấu hiệu khác cho thấy Đảng sẵn sàng nới lỏng sự kiểm soát của họ lên xă hội như thế nào để tối đa hóa mức tăng trưởng kinh tế, nay là yếu tố chủ yếu tạo nên tính chính đáng của Đảng ».

    David Hutt viết tiếp: « Trong những năm 2000, Đảng về cơ bản đă mất sự thống trị đối với công chúng, với sự xuất hiện của Internet và mạng xă hội của Mỹ, chủ yếu là Facebook. Các phương tiện truyền thông do Đảng điều hành hiện đang thất thế, sau khi đă nắm giữ quyền lực đáng kể vào những năm 1990. Khi thoái vốn khỏi các doanh nghiệp Nhà nước và trao quyền lực cho nhiều thực thể ngoài Đảng hơn, đảng Cộng Sản hiện cũng đang tự ḿnh rời khỏi nền kinh tế. Sự phát triển nhanh chóng của y tế và giáo dục tư nhân trong thập kỷ này cũng thách thức độc quyền của Đảng về mặt phúc lợi xă hội. »

    Đảng sẽ công nhận các tổ chức khác?

    Ông David Hutt viết tiếp : « Ta có thể nói, đúng phần nào, rằng ở Việt Nam hiện đang có một cuộc chiến giữa một khối xă hội dân sự, tập hợp các nhóm cộng đồng phi Nhà nước h́nh thành từ cơ sở, và một khối xă hội « phi dân sự », gồm các tổ chức xă hội của Đảng do Mặt trận Tổ quốc quản lư. ( … ). Khối xă hội phi dân sự th́ được nhiều ưu đăi, c̣n khối xă hội dân sự bên ngoài sự kiểm soát của Đảng hiện c̣n nhỏ và phân tán, nhưng nó đang phát triển. Và các sửa đổi của bộ Luật Lao động sẽ thêm một yếu tố quan trọng vào xă hội dân sự đó dưới h́nh thức thành lập công đoàn độc lập. Điều này phải chăng sẽ thúc đẩy đảng Cộng Sản chính thức thừa nhận các tổ chức ngoài Đảng khác? Hiện giờ có lẽ là không. Nhưng các tổ chức nhà báo, trí thức, nhà văn, nông dân và phụ nữ « bất hợp pháp và không chính thức » đă mọc lên như nấm trong những năm gần đây, tất cả đều nhằm cạnh tranh với các tổ chức xă hội phi dân sự của Đảng. »

    David Hutt kết luận : « Bằng cách chấp nhận không c̣n là tổ chức đại diện cho toàn thể công nhân, đảng Cộng Sản đă có một sự thừa nhận không thể thay đổi. Vai tṛ lănh đạo một nền « chuyên chính vô sản » đă bị khai tử từ cách đây nhiều năm. Bây giờ Đảng nói là họ bảo vệ cho mọi giai cấp, chứ không riêng ǵ những người bán sức lao động. Nhưng nếu bây giờ họ mất độc quyền đối với các định chế xă hội, giống như họ đă mất độc quyền đối với nền kinh tế và công chúng, liệu tiếp theo đó có sẽ mất luôn cả độc quyền đối với chính trị? Hăy nhớ rằng chính công đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan, công đoàn độc lập đầu tiên ở các nước Cộng Sản Đông Âu, đă là một động lực thúc đẩy các sự kiện năm 1989 ».

  5. #5
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    VỈỆT NAM ĐA ĐẢNG: DÂN CHỦ - THOÁT TRUNG "

    Động đến lănh đạo Việt Nam nên bị án nặng hơn người có cùng hành vi!
    RFA
    2020-05-11


    Mă Phùng Ngọc Phú và Đinh Vĩnh Sơn tại toà.
    RFA edit

    Facebooker Mă Phùng Ngọc Phú, 28 tuổi vào ngày 11/5 bị Toà án Nhân dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, tuyên án 9 tháng tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân”.

    Báo trong nước dẫn cáo trạng cho biết cô Phú đă dùng tài khoản có tên James Ng để đăng bài viết vào ngày 25/2 với nội dung: “Mới nhận được tin hôm nay có người chết v́ virus corona ở Việt Nam, sao không thấy tờ báo nào viết hết vậy ta”.

    Ngoài ra, cơ quan an ninh điều tra xác định cô Phú đă sử dụng tài khoản facebook nói trên để đăng tải, chia sẻ 14 bài viết không đúng sự thật về đại dịch COVID-19, và xuyên tạc, phỉ báng nhà nước, thậm chí c̣n b́nh luận, bôi nhọ, xúc phạm lănh đạo đảng và nhà nước.

    Trước đó một tuần, một thanh niên khác là Đinh Vĩnh Sơn, 27 tuổi, ngụ tại huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng cũng bị ra ṭa vào ngày 6/5 v́ bị kết tội đă sử dụng facebook để loan tin rằng Đà Lạt có 3 người nhiễm COVID-19, trong đó có 1 người chết.

    Tuy nhiên, anh Sơn chỉ bị kết án 9 tháng tù treo, 18 tháng thử thách và phạt bổ sung số tiền 30 triệu đồng với tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”.

    Trên các diễn đàn và các trang mạng xă hội, nhiều người bày tỏ nghi ngờ về việc cùng đưa tin bị cho là sai nhưng mức án chênh lệch hoàn toàn, phải chăng mức án khác biệt do cô Mă Phùng Ngọc Phú đưa tin được cho là sai lệch về lănh đạo chính phủ Hà Nội?

    Theo quan điểm cá nhân, Nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng nhận định:

    “Chúng ta thấy khi những người chúng ta tạm gọi là bất đồng chính kiến, những người lên tiếng về bất dung xă hội thường bị ghép vào tội h́nh sự hóa tất cả vụ án về chính trị. Nhà nước Việt Nam đều nói Việt Nam không có tù chính trị mà các nước dân chủ trên thế giới đều không coi đây là tội v́ mọi người đều được quyền tự do chính trị. Tôi cũng đồng ư với các nhận xét khi người lên tiếng như người ta nói tội phạm h́nh sự là phỉ báng lănh đạo th́ đúng là người ta mang facebooker này và v́ tội đó nhưng họ tránh thành đưa tin sai lệch về dịch COVID-19.”

    Dưới góc độ luật pháp, Luật sư Hà Huy Sơn từ Hà Nội cho rằng sở dĩ có sự chênh lệch người án treo và người có án tù là do luật pháp có quy định rơ hơn về việc ai được hưởng án treo và ai không được. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh:

    “Trong luật không quy định nói xấu cán bộ Đảng, nhà nước không được hưởng án treo.”

    Giải thích rơ hơn, Luật sư Đặng Đ́nh Mạnh cho biết sự khác nhau giữa hai mức án phục thuộc hai yếu tố trong đó một yếu tố có thể chấp nhận được gọi là cá nhân hóa h́nh phạt, yếu tố thứ hai cũng có thể do sự cảm nhận, đánh giá tùy tiện của ṭa án. Ông giảng giải:

    “Trong cùng một vụ án, ví dụ cướp giật chẳng hạn, cùng một loại tài sản bị cướp nhưng có người mức án cao hơn, người mức án thấp hơn là hết sức b́nh thường. Trong luật h́nh sự gọi là cá nhân hóa h́nh phạt, tức là h́nh phạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như một trong hai người có tiền án, tiền sự, nhân thân xấu, th́ lần này phạm tội khả năng h́nh phạt của họ sẽ cao hơn người chưa bao giờ phạm tội. Nên việc chênh lệch mức án là nguyên tắc luật h́nh sự. Riêng ở Việt Nam đôi khi cũng có trường hợp mỗi một cấp ṭa có việc xử khác nhau. Bên cạnh cá nhân hóa h́nh phạt là nguyên tắc th́ cũng có việc ṭa áp dụng hơi tùy tiện v́ những tội đưa hoang tin tức tin không có thật, th́ việc đánh giá mức độ tác động thế nào tới xă hội hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi một thẩm phán khi họ xét xử, thuộc vào yếu tố cảm tính của họ.”


    Ứng dụng Facebook có thể được dùng trên các thiết bị khác nhau. Reuters
    Vẫn theo Luật sư Mạnh, sở dĩ Facebooker Mă Phùng Ngọc Phú bị mức án nặng hơn do phía ṭa cho rằng cô này có tiền sử hay đưa tin mà theo chính quyền gọi là hoang tin và ṭa đưa những chi tiết này vào hồ sơ vụ án để cân nhắc nên cô bị tuyên 9 tháng tù giam.

    Báo trong nước trích nội dung phiên ṭa 11/5 cho hay, bên cạnh việc đăng tải không đúng sự thật, gây hoang mang trong dư luận, Hội đồng xét xử nhận định hành vi của cô Mă Phùng Ngọc Phú c̣n gây nguy hiểm cho xă hội, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của Đảng, Nhà nước; xâm phạm đến danh dự, uy tín của lănh đạo Đảng, Nhà nước và gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xă hội.

    V́ vậy, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam cho rằng mức án chênh lệch nhau giữa hai Facebooker được dựa trên những quy định pháp luật đă được ban hành từ trước.

    “Chính phủ đă ban hành Nghị định 174, sau này thêm Nghị định 15 bắt đầu ngày 15/4, xử phạt đến 30 triệu đồng đối với hành vi sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín. Tùy theo tính chất, người đó vi phạm gây hoang mang nhân dân, thiệt hại kinh tế xă hội th́ ngoài mức xử phạt c̣n có thể xử lư h́nh sự. Mỗi một nơi tôi nghĩ có hành vi khác nhưng tôi nghĩ các quy định pháp luật Việt Nam là thống nhất. Nên người vận dụng pháp luật thấy hành vi này nặng th́ phải xử nặng hơn.”

    Trong trường hợp cô Mă Phùng Ngọc Phú, Luật sư Hậu cho rằng ngoài việc xử lư tùy theo tính chất những tin đồn sai lệch, thiếu kiểm duyệt, xác minh gây khó khăn cho công tác ngăn chặn pḥng chống dịch, cô c̣n bị xử phạt v́ thông tin bịa đặt với cán bộ, lănh đạo chính phủ:

    “Cô vu khống, nói không đúng sự thật chính sách nhà nước th́ phải xử lư h́nh sự. Điều 156 của Bộ luật H́nh sự có xử lư tội vu khống có quy định rơ người phạm tội vu khống có thể bị phạt tù 3 tháng tới 7 năm.”

    Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, cần xử lư nghiêm khắc cá nhân đưa thông tin sai lệch về dịch bệnh COVID-19 và cả đường lối, chính sách, lănh đạo nhà nước v́:

    “Việt Nam sở dĩ xử lư nghiêm như vậy th́ bây giờ mới trở lại b́nh thường được, phải làm vậy để làm gương cho những người khác.”

    C̣n theo nhà báo Ngô Nhật Đăng, sở dĩ chính phủ Hà Nội đang mạnh tay xử phạt những Facebooker đưa tin được cho là xuyên tạc, không đúng là do:

    “Tôi cho rằng nhà nước đang chọn phương án đàn áp một cách khốc liệt hơn để quay trở về như ngày xưa: nhà nước có thể quản lư toàn bộ vấn đề trong xă hội.”

    Không chỉ mạnh tay với người dân trong nước, chính phủ Hà Nội cũng đă có những biện pháp hạn chế truy cập đối với máy chủ địa phương khiến Facebook không thể sử dụng trong nhiều khoảng thời gian.

    Rốt cuộc, vào ngày 21 tháng 4, Reuters đăng tải bài viết cho biết Facebook đă bắt đầu tăng cường đáng kể việc kiểm duyệt những nội dung ‘chống chính quyền’ tại Việt Nam.

  6. #6
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    VỈỆT NAM ĐA ĐẢNG: DÂN CHỦ - THOÁT TRUNG "

    Facebook trở thành nơi mà các quan chức bày tỏ quan điểm!
    RFA
    2020-05-13


    Ảnh minh họa: ĐBQH Lê Thanh Vân (phải) và Phó Chánh án Ṭa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Trí Tuệ.
    RFA Edited
    Facebook trở thành nơi mà các quan chức bày tỏ quan điểm!
    00:00/11:11
    Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
    Phó Chánh án Ṭa án Nhân dân (TAND) Tối cao Nguyễn Trí Tuệ, tại buổi họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông, hôm 12/5 cho biết: Sau quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao về vụ án Hồ Duy Hải, trên mạng xă hội xuất hiện nhiều thông tin bịa đặt về vụ án, bôi nhọ nền tư pháp và Chánh án TAND Tối cao.

    Cụ thể theo ông Nguyễn Trí Tuệ được truyền thông trong nước trích dẫn nguyên văn, cho rằng: “Nguy hiểm hơn nữa là một vài đại biểu Quốc Hội (ĐBQH) phát biểu không đúng những nội dung của vụ án, đưa ra những ư kiến chủ quan dựa trên những thông tin trên mạng xă hội làm cho vấn đề phức tạp thêm.”

    Không lâu sau đó, ĐBQH Lê Thanh Vân đă lên trang Facebook cá nhân viết đáp trả: “Tôi t́m măi trong Hiến pháp cùng các đạo luật về tổ chức và hoạt động của Quốc hội nước ta, để t́m xem có quy định nào cho phép Phó Chánh án TAND Tối cao được "kết tội" ĐBQH là phát ngôn "nguy hiểm" khi họ thực hiện quyền giám sát của ḿnh không, nhưng t́m không ra. Phải chăng ông Nguyễn Trí Tuệ tự cho ḿnh cái quyền nhân danh cơ quan xét xử để phán quyết ư kiến của ĐBQH - người mà Hiến pháp trao sứ mệnh đại diện cho ư chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân?”

    Không chỉ ĐBQH Lê Thanh Vân dùng mạng xă hội để bày tỏ quan điểm, ĐBQH Lưu B́nh Nhưỡng ngoài lên tiếng tại nghị trường, cũng thường trang Facebook để lên tiếng về những vấn đề bức xúc trong xă hội.

    Qua sự việc này cho thấy Facebook trở thành nơi mà các quan chức bày tỏ quan điểm, các vị lănh đạo thừa nhận việc sử dụng mạng xă hội của ḿnh.

    ...Mạng xă hội đă có thể khuynh đảo xă hội, tạo nên quyền lực mạnh mẽ bên cạnh những quyền lực truyền thống như lập pháp, hành pháp, tư pháp và truyền thông của chính quyền...
    -LS. Đặng Đ́nh Mạnh
    Trao đổi với RFA liên quan vấn đề này qua tin nhắn hôm 13/5, Luật sư Đặng Đ́nh Mạnh hiện sinh sống ở Sài G̣n, nhận định:

    “Tôi tin rằng, đến thời điểm hiện nay th́ trang mạng xă hội Facebook đă chiếm lĩnh một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xă hội. Không chỉ giúp công chúng truyền thông đi những thông điệp mà ḿnh muốn gởi đến cộng đồng, mà nó đă có thể khuynh đảo xă hội, tạo nên quyền lực mạnh mẽ bên cạnh những quyền lực truyền thống như lập pháp, hành pháp, tư pháp và truyền thông của chính quyền... V́ thế, nó mau chóng được các đại biểu Quốc hội tận dụng để làm phương tiện bày tỏ quan điểm đến với công chúng theo cách nhanh nhất, lan tỏa nhất và dĩ nhiên, hiệu quả nhất.”

    Theo Luật sư Đặng Đ́nh Mạnh, việc các đại biểu Lưu B́nh Nhưỡng và Lê Thanh Vân dùng trang Facebook cá nhân của ḿnh để phát biểu quan điểm đánh giá về phán quyết của Hội đồng Thẩm phán - Ṭa án Tối cao về vụ án Hồ Duy Hải là chứng cứ minh chứng.

    Không chỉ phản bác vị Phó Chánh án TAND Tối cao, ĐBQH Lê Thanh Vân c̣n giải thích rơ, ông rất thận trọng khi viết status trên Facebook, khi xem xét một vấn đề nào đó bao giờ cũng xem xét nhiều chiều, điều ǵ hiểu rơ ràng th́ nói, điều ǵ chưa rơ ràng th́ không nói.

    Từ Sài G̣n hôm 13/5, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, cho RFA biết ư kiến của ḿnh:

    “Tôi đánh giá hai ông này (ĐBQH Lê Thanh Vân và ĐBQH Lưu B́nh Nhưỡng) tiến bộ hơn các đồng chí của ổng, ví dụ như ông Vơ Trọng Việt không biết sử dụng Facebook và c̣n đ̣i kéo đám mây điện toán ǵ đó về VN rất buồn cười. Thứ hai, việc ông Nhưỡng và ông Vân sử dụng Facebook, điều đó đồng nghĩa rằng chính các ổng là đảng viên, là người đại diện cho dân, cũng bị bóp nghẹt tự do ngôn luận, mà các ông buộc phải nói. Đó là điều để cho mọi đảng viên, thấm thía, tự do ngôn luận, tự do báo chí quan trọng như thế nào trong bối cảnh xă hội VN nhiều chục năm qua. Chắc chắn ông Nhưỡng và ông Vân đă được báo chí phỏng vấn rồi, xoay quanh vụ án của tử tù Hồ Duy Hải, tuy nhiên chưa nói được hết các ư bởi v́ nền báo chí kiểm duyệt gắt gao, cắt xén hết những ǵ đụng chạm tới sự thật, đụng chạm tới chế độ.”

    Một ư nữa theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, khi ông Nguyễn Trí Tuệ nhậm chức Phó Chánh án Ṭa án Nhân dân Tối cao, tức là do Quốc hội phê chuẩn. Điều này có nghĩa là ông Vân và ông Nhưỡng có góp phần trong đó và bây giờ họ phải nhớ lại câu thành ngữ ‘gậy ông đập lưng ông’. Chính ông Nhưỡng và ông Vân là một trong năm trăm người bổ nhiệm ông Tuệ, tức là ông Tuệ là cấp dưới, mà bây giờ dám chụp mũ các ổng ăn nói nguy hiểm. Điều đó theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, là một điều cay đắng cho hệ thống chính trị và nhà nước pháp quyền gọi là xă hội chủ nghĩa.


    Phiên giám đốc thẩm y án tử h́nh anh Hồ Duy Hải. Screen Capture of CAND
    Nhà báo tự do Sương Quỳnh, hiện sống ở Sài G̣n, hôm 13/5 cho RFA biết ư kiến của ḿnh về việc các ĐBQH tŕnh bày quan điểm trên Facebook:

    “Theo tôi đó là một sự tiến bộ, như vậy họ đă biết có một số đại biểu Quốc hội có ḷng với nhân dân, họ phải dùng mạng xă hội để lên tiếng, tức là họ muốn được sự ủng hộ của người dân, điều đó rất tốt và tích cực. Thật sự th́ xưa nay, cũng đă có một số cán bộ dùng mạng xă hội để đưa ra thông tin nội bộ nhá ra, để dùng dư luận của nhân dân đánh nhau. Nhưng bây giờ ông Lưu B́nh Nhưỡng, Lê Mạnh Hà, và một số ĐBQH đă dùng mạng xă hội để đối thoại, để đưa ư kiến của ḿnh. Mặc dù họ rất dè dặt, nhưng như thế là tốt, v́ họ đă lên mạng, họ đọc, họ hiểu những người dân có những tiếng nói như thế nào... Và như thế sẽ mở rộng được tiếng nói mà họ tiếp nhận từ chính người dân.”

    Tại Việt Nam, việc cán bộ công chức sử dụng mạng xă hội thường không được khuyến khích, dù chưa có luật quy định cụ thể trừ ngành công an. Theo Thông tư 27 của Bộ Công an, quy định về quy tắc ứng xử của Công an nhân dân như: cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không giới thiệu, sử dụng tên, h́nh ảnh, phiên hiệu đơn vị công an lên các trang mạng xă hội, ví dụ Facebook, Instagram…

    Một số tỉnh thành cũng có những quy định cấm hay hạn chế việc cán bộ sử dụng Facebook. Đơn cử như trường hợp Chủ tịch tỉnh Cà Mau cấm cán bộ, công chức, viên chức ở tỉnh này, sử dụng các trang mạng xă hội khi trao đổi thông tin, xử lư công việc hành chính của cơ quan, đơn vị.

    Theo UBND tỉnh Cà Mau, một số tổ chức, cá nhân sử dụng các trang mạng xă hội như Facebook, Zalo… với dụng ư xấu, đưa thông tin không đúng sự thật, xúc phạm uy tín của tổ chức, cá nhân, làm ảnh hưởng đến t́nh h́nh an ninh trật tự, gây dư luận không tốt trong nhân dân...

    Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già cho biết thêm:

    “Tôi nghĩ qua sự việc quá chấn động này, đến nỗi ngay cả những đại biểu quốc hội như ông Nhưỡng và ông Vân phải lên tiếng... th́ có thể sắp tới Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam sẽ ban hành thêm điều thứ 20, những điều đảng viên không được làm, đó là đảng viên không được sử dụng Facebook, và nếu điều này xảy ra nói sẽ trở thành tṛ cười bởi v́ nó càng bộc lộ tự do ngôn luận, tự do báo chí bị bóp nghẹt. Và tôi tin chắc rằng, nếu Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam yêu cầu tất cả đảng viên, ĐBQH không được sử dụng Facebook, th́ đó là một yêu cầu bất khả thi... Và nó càng phơi bày ra một chế độ độc đảng toàn trị và một chế độ luôn luôn dối trá và bóp nghẹt thông tin.”

    Đó là điều để cho mọi đảng viên, thấm thía, tự do ngôn luận, tự do báo chí quan trọng như thế nào trong bối cảnh xă hội VN nhiều chục năm qua.
    -Nhà báo Nguyễn Ngọc Già
    Trở lại với phát biểu của ĐBQH Lê Thanh Vân liên quan tử tù Hồ Duy Hải. Ông cho biết dưới góc nh́n của ông trong vụ án Hồ Duy Hải, là sự tuân thủ pháp luật, một số người hiểu nhầm cho rằng ông nói về sự tuân thủ pháp luật tố tụng h́nh sự đồng nghĩa với việc bảo vệ cho Hồ Duy Hải. Hiểu như vậy là không đúng. Việc hiểu sai như thế mới là sự lạm dụng xuyên tạc, bịa đặt. Ông chỉ đưa ra quan điểm của ḿnh trong đó không hề bao che, biện hộ hoặc t́m những chứng cứ trên mạng xă hội. Nếu ai nói ông dựa trên thông tin từ mạng xă hội để phát biểu về vụ án Hồ Duy Hải th́ đó là sự bịa đặt.

    Liên quan đến quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao về vụ án Hồ Duy Hải, Nhà báo tự do Sương Quỳnh, nhận định:

    “Cái phán quyết vừa rồi của 17 thẩm phán do ông Nguyễn Ḥa B́nh chủ tŕ th́ người dân như tôi, đă từng đấu tranh, đă từng lên tiếng cho Hồ Duy Hải cách đây sáu bảy năm, th́ ngày hôm nay khi nghe phán quyết giám đốc thẩm của ông Nguyễn Ḥa B́nh, th́ chúng tôi rất hẫn nộ, v́ đấy là chà đạp lên pháp luật. Họ làm điều đó trong khi có rất nhiều chứng cứ cho thấy sai phạm trong quá tŕnh điều tra. Thậm chí, có cả những bài báo cũ đưa ra hẳn nghi phạm là Nguyễn Văn Nghị, mà họ rút hồ sơ không làm mà phải dứt khoát là Hồ Duy Hải phải nhận tội này. Điều này cho thấy ngay đó là sự oan khuất. Cho dù khẳng định là Hồ Duy Hải, vậy tại sao không lật hồ sơ và điều tra lại, khi đầy đủ t́nh tiết luật sư đă đưa ra, và họ chứng minh rằng vi phạm luật tố tụng, nhưng họ vẫn bao che cho nhau. Bởi v́ nếu không tuyên như vậy th́ phải điều tra lại và đưa ra xử án những người sai phạm... và ông Nguyễn Ḥa B́nh chính là người đă kư bác đơn kháng án của Hồ Duy Hải, mà ổng bây giờ lại bác tiếp, th́ làm sao mà công bằng được, và sự phán quyết đó gây phẫn nộ vô cùng, trong đó có tôi.”

    Nhà báo Sương Quỳnh cho biết, hôm 9/5 Chị cùng các tổ chức Xă hội dân sự và các cá nhân đă kư tên trong Tuyên bố “Yêu cầu làm rơ sự thật về vụ án Hồ Duy Hải”. Cụ thể, yêu cầu ĐCSVN nhận toàn bộ trách nhiệm liên quan đến vụ án này và làm mọi việc có thể làm để buộc các cơ quan dưới sự lănh đạo toàn diện của ĐCSVN phải làm rơ tất cả sự thật liên quan đến vụ án này; yêu cầu Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khởi tố vụ án làm mất chứng cứ và sai lệch hồ sơ, di lư Hồ Duy Hải ra Hà Nội để điều tra; yêu cầu Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội xem xét lại vụ án...

    Dù hiện nay chưa nhiều vị ĐBQH, những người được cho là đại diện cho tiếng nói của người dân, dám bày tỏ quan điểm trên mạng xă hội. Tuy nhiên, theo nhà báo tự do Sương Quỳnh, đây là một dấu hiệu tốt, cho thấy họ có lên mạng xă hội, họ đọc, họ hiểu những người dân có những tiếng nói như thế nào... Và như thế sẽ mở rộng được tiếng nói mà họ tiếp nhận từ chính người dân.

    Chính v́ Facebook trở nên ngày càng phổ biến, vừa qua những công ty viển thông thuộc nhà nước Việt Nam trong thời gian qua t́m cách gây khó khăn cho việc truy cập vào Facebook buộc tập đoàn này phải chịu nhân nhượng những yêu cầu của Hà Nội.

  7. #7
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    VỈỆT NAM ĐA ĐẢNG: DÂN CHỦ - THOÁT TRUNG "

    Tư duy thoát Trung và câu chuyện đặc khu
    Hải Đăng
    2020-05-19


    H́nh minh hoạ. Người biểu t́nh phản đối dự luật Đặc khu tại TP Hồ Chí Minh hôm 10/6/2018
    AFP
    Thoát Trung là ǵ?
    Gần đây, cách hành xử một cách độc đoán, thô lỗ của Trung Cộng trong Đại dịch COVID-19 đă khiến nhiều quốc gia trên thế giới kêu gọi tẩy chay Trung Cộng. Trong bối cảnh đó, cũng đă có một số chuyên gia Việt Nam kêu gọi đây là dịp tốt để Việt Nam có thể “Thoát Trung”.

    Vấn đề “Thoát Trung” đă được đặt ra từ năm 2014 với nhiều tranh luận sôi nổi. Ư kiến về nội hàm của khái niệm “Thoát Trung” của nhiều nhà trí thức đưa ra, không hẳn là hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung mà hầu hết các chuyên gia đều đồng ư, đó là “Thoát Trung” cần được hiểu một cách đơn giản là thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào Trung Cộng.

    Thế nhưng vấn đề cần đặt ra là liệu Đảng Cộng sản Việt Nam có thực sự muốn “Thoát Trung”?

    Lệ thuộc chính trị
    Việt Nam hiện nay lệ thuộc vào Trung Cộng nhiều thứ, nhưng về cơ bản, có thể kể ra đó là lệ thuộc về chính trị, kinh tế và đối ngoại.

    Về mặt đối ngoại là lĩnh vực mà mọi người cảm thấy có nhiều hy vọng, khi thấy Việt Nam càng ngày càng có xu hướng ngả về phía Mỹ. Quan hệ Việt - Mỹ gần đây hết sức nồng ấm. Nhiều người nghĩ rằng, với việc Việt Nam đang xích về phía Mỹ sẽ khiến Việt Nam thoát khỏi “cái bóng” của Trung Cộng. Tuy nhiên, người cộng sản thường quan niệm “Chính sách đối ngoại là “cánh tay nối dài” của chính sách đối nội”, v́ thực ra, chính sách đối ngoại lại được quyết định bởi các nhân vật chính trị quan trọng trong nước. Thậm chí, có thể nói, chính sách đối ngoại Việt Nam phụ thuộc vào quyết định của những nhân vật cao cấp trong Bộ Chính trị Việt Nam, vốn có quyền quyết định tất cả vận mệnh của đất nước, chứ không chỉ riêng chính sách đối ngoại.


    H́nh minh hoạ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh (trái) và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) bắt tay tại văn pḥng Trung ương Đảng ở Hà Nội hôm 5/11/2015 AFP
    Về mặt chính trị, sự gần gũi giữa hai Đảng Cộng sản, cộng với những sự tương đồng trong văn hoá, đă khiến bộ máy nhà nước Việt Nam như một bản sao thu nhỏ từ bộ máy nhà nước Trung Cộng. Tất cả các cơ quan nhà nước Việt Nam đều có cấu trúc và tên gọi giống như cơ quan tương tự bên Trung Cộng. Trong chương tŕnh đào tạo các quan chức Việt Nam, có rất nhiều chương tŕnh đưa các cán bộ sang đào tạo tại Trung Cộng. Và đă có chuyên gia lên tiếng cảnh báo việc Trung Cộng t́m cách khai thác, mua chuộc, khống chế cán bộ Việt Nam khi đi học tại Trung Cộng.

    Ngay cả việc “nhóm ḷ” chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, người quan sát thấy rơ đây là “phiên bản” của kế hoạch “đả hổ diệt ruồi” của Tổng bí thư Trung Cộng Tập Cận B́nh. Mặc dù giương lên ngọn cờ “cao cả” là chống tham nhũng, nhưng thực chất đây là việc tiêu diệt các phe phái đối lập, để phe ḿnh nắm giữ quyền lực.

    Kinh tế lệ thuộc v́ đâu?
    Về mặt kinh tế, bao lâu nay Chính phủ Việt Nam vẫn lúng túng khi cố tuyên bố t́m cách phát triển kinh tế, tránh lệ thuộc quá nhiều vào Trung Cộng. Vấn đề này đă được nhiều chuyên gia và quan chức công khai đặt ra, nhưng trong thực tế, Nhà nước Việt Nam vẫn loay hoay chưa t́m được lối ra. Vậy lực cản nào đă dẫn đến sự lệ thuộc này?

    Báo chí trong nước mới đây cho biết, khi cử tri Hải Pḥng kiến nghị “t́nh trạng người Trung Cộng mua đất đai gần các khu vực trọng yếu về quốc pḥng, an ninh hiện nay là rất đáng ngại”. Bộ Quốc Pḥng Việt Nam đă cung cấp số liệu, theo đó, từ năm 2011 đến 2015, trên địa bàn khu vực biên giới biển TP.Đà Nẵng có 134 lô, 1 thửa đất liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp người Trung Cộng đang sở hữu, “núp bóng” sở hữu và thuê của UBND TP.Đà Nẵng.

    Bộ Quốc Pḥng cũng cho biết thêm để sở hữu các lô đất ở TP.Đà Nẵng, người Trung Cộng chủ yếu dựa theo 2 h́nh thức:

    Thứ nhất, là thành lập doanh nghiệp liên doanh với Việt Nam. Ban đầu, người Trung Cộng góp vốn thấp hơn người Việt (người Việt Nam góp vốn chủ yếu bằng đất), doanh nghiệp sẽ do người Việt Nam điều hành. Sau một thời gian, bằng nhiều cách, người Trung Quốc tăng vốn, giành quyền điều hành doanh nghiệp. Do tài sản góp vốn là đất, nên quyền sở hữu các lô đất rơi vào tay người Trung Cộng.

    Thứ hai, người Trung Quốc đầu tư tiền cho cá nhân người Việt Nam (chủ yếu người Việt gốc Hoa) để mua đất. Hầu hết các lô đất đều ở vị trí các đường lớn, ven biển, đắc địa cho hoạt động kinh doanh và có ư nghĩa quan trọng trong khu vực pḥng thủ.

    Bộ Quốc pḥng cho rằng cử tri và dư luận xă hội thấy “đáng ngại” về việc cơ quan chức năng TP.Đà Nẵng cấp chứng nhận quyền sử dụng 21 lô đất cho người Trung Cộng là có cơ sở.

    Đây không phải là vấn đề mới, ngay từ giai đoạn 2015 đă có nhiều chuyên gia tỏ ư lo ngại về vấn đề này trên báo chí.

    Thêm nữa, báo chí mới đây cũng đưa thêm những thông tin “giật ḿnh”. Ngoài việc sở hữu bất động sản có vị trí trọng yếu mà Bộ Quốc pḥng vừa chỉ ra, các nhà đầu tư đến từ Trung Cộng đang ồ ạt thâu tóm thêm nhiều dự án của Việt Nam, đặc biệt lĩnh vực liên quan đến năng lượng, tài nguyên, thương mại điện tử..

    Trong lĩnh vực năng lượng, có thể kể đến dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (B́nh Thuận) với công suất 1.240 MW, tổng mức đầu tư 1,755 tỉ USD. Dự án này hiện đă thuộc sở hữu của Công ty lưới điện Phương Nam TQ (chiếm 55% vốn), Công ty điện lực quốc tế Trung Cộng (CPIH) 40%, trong khi Tổng công ty điện lực (Vinacomin) chỉ nắm giữ có 5%.


    H́nh minh hoạ. H́nh chụp hôm 23/4/2019: nhà máy điện Vĩnh Tân ở B́nh Thuận AFP
    Tại Hà Tĩnh, dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2 có tổng mức đầu tư 2,187 tỉ USD, công suất 1.200 MW, cũng đă rơi vào tay Công ty One Energy Asia (Hồng Kông), sau khi công ty này thâu tóm lại cổ phần của Tổng công ty lắp máy VN (LILAMA) 25%, Công ty CP cơ điện lạnh (REE) 23%. Chưa dừng lại ở đó, tại dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 (B́nh Thuận), Công ty One Energy cũng rót 55% vốn để kiểm soát, c̣n EVN nắm 29% và Tập đoàn Thái B́nh Dương nắm 16% vốn.

    C̣n nhiều thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) khác có giá trị lớn do công ty TQ tiến hành dưới dạng mua cổ phần chi phối, như Tập đoàn China Investment nhận chuyển nhượng 19% cổ phần (96,9 triệu USD) từ một tập đoàn VN để đồng sở hữu liên doanh Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 tại Quảng Ninh. Thương vụ đ́nh đám nhất trong lĩnh vực nông nghiệp là vụ thâu tóm C.P VN. Công ty mẹ CPG ở Thái Lan đă chuyển nhượng toàn bộ cổ phần nắm giữ ở C.P VN (71%) sang cho công ty con - Công ty Pokphand (CPP) trụ sở ở Hồng Kông. Khi đó, C.P VN đang nắm thị phần chủ yếu lĩnh vực thức ăn chăn nuôi của VN.

    Đáng chú ư là tất cả những vấn đề này đă được các chuyên gia và người dân nói lên nỗi lo ngại của ḿnh từ rất lâu, trên các phương tiện truyền thông chính thống. Việc công dân Trung Cộng mua bất động sản gần căn cứ quân sự đă xảy ra nhiều lần, cụ thể năm 2012, báo chí đă gióng lên hồi chuông báo động khi nhiều người Trung Cộng nuôi cá bè ngay gần cảng quân sự Cam Ranh, dẫn đến những đe doạ về an toàn quân sự đối với quốc pḥng Việt Nam. Thế nhưng tất cả vẫn lặp lại, người Trung Quốc vẫn có thể dễ dàng “thâu tóm, khống chế” các doanh nghiệp cũng như toàn bộ xương sống của nền kinh tế Việt Nam, thậm chí dễ dàng mua đất có vị trí quốc pḥng quan trọng.

    Câu chuyện đặc khu
    Năm 2018, Nhà nước Việt Nam đă công bố Dự thảo Luật đơn vị kinh tế hành chính đặc biệt (Gọi tắt là Luật Đặc khu), với ba địa điểm: Vân Đồn; Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Dự luật này được chuẩn bị một cách vô cùng cẩu thả, sao chép lẫn nhau một cách thô vụng, và không dựa trên những cơ sở thuyết phục. Mặc dù bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khẳng định trước Quốc Hội rằng “Bộ Chính trị đă kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật”. Tuyên bố này của bà Chủ tịch Quốc Hội hàm ư Bộ Chính trị là quyết định cao nhất, tất cả nhân dân có nghĩa vụ phải tuân theo.

    Sau đó, đă dẫn đến sự kiện người dân cả nước cùng xuống đường biểu t́nh để tỏ thái độ không đồng ư với Dự luật này. Điều mà tất cả người dân lo ngại là sự đe doạ trước sự “xâm lăng không tiếng súng” của Trung Cộng, đặc biệt với Vân Đồn - một khu vực biển có vị trí tiền tiêu của Tổ quốc. Các chuyên gia cũng đă chỉ rơ khả năng các doanh nghiệp Trung Cộng có thể thâu tóm hoặc mua đất đai khu vực này (Dự luật cho thuê đất tới 99 năm), và như nhiều trường hợp trước đây ở Việt Nam, người Trung Cộng làm ǵ trong đất đai mà họ nắm giữ đó th́ Chính quyền Việt Nam không thể hay biết.

    Những tưởng với quyết tâm giữ ǵn chủ quyền biển, đảo, Nhà nước Việt Nam phải cảnh giác trước các âm mưu “thực dân mới” của Trung Cộng thông qua các khoản vay, đầu tư và tham nhũng, hối lộ mà “Vành đai, Con đường” là kế hoạch tiêu biểu. Thế nhưng, câu chuyện lại không phải như vậy.

    Mới đây, báo chí tỉnh Quảng Ninh tưng bừng công bố Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ về việc thí điểm thành lập Ban Quản lư Khu kinh tế (KKT) Vân Đồn trực thuộc UBND tỉnh.

    Điều đó cho thấy, mặc dù các khuyến cáo, lo ngại của người dân và các chuyên gia, Đảng và Nhà nước vẫn “đánh úp” nhân dân bằng các quyết định “âm thầm” của ḿnh. Dự luật người dân phản đối th́ Chính phủ ban Nghị quyết, và chẳng có ai c̣n hơi sức để phản đối nữa. Và như vậy, câu chuyện đặc khu Vân Đồn lại được tiếp tục. Rồi có thể 5 hoặc 10 năm nữa, các cơ quan như Bộ Quốc pḥng lại công bố một loạt các thông tin “chấn động” khi Trung Cộng đă “làm chủ” toàn bộ đặc khu này. Và nếu người dân phản đối th́ lại “Đảng và Nhà nước biết hết rồi, có phương án hết cả rồi” hay “chúng ta chỉ chống lại hay khởi kiện Trung Cộng khi nào chúng ta đủ mạnh, thoát khỏi sự lệ thuộc từ Trung Cộng đă”. Tuy nhiên, với các kế hoạch như hiện nay của Nhà nước Việt Nam, việc thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Cộng là măi măi không thể.

    Trong một bài trả lời pḥng vấn gần đây, Tiến sĩ Trần Đ́nh Thiên cho rằng “thoát Trung cũng chính là hàm nghĩa "thoát Ta”. Ư kiến này xem ra rất đúng. Có lẽ, ông Trần Đ́nh Thiên chưa thể nói thẳng ra được rằng, muốn “Thoát Trung”, lănh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam cần thoát khỏi các lợi ích cá nhân của chính họ đi đă. Phải đặt lợi ích của đất nước và dân tộc lên trên, chứ cứ chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân của chính “Ta” th́ muôn đời cũng chẳng “Thoát Trung” được.

    * Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

  8. #8
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    VỈỆT NAM ĐA ĐẢNG: DÂN CHỦ - THOÁT TRUNG "

    Ảo vọng ‘thoát Trung!’
    May 19, 2020 cập nhật lần cuối May 19, 2020

    May gia công quần áo cho các nhăn hiệu nước ngoài trong một nhà máy ở Hà Nội. (H́nh minh họa: Manan Vatsyayana/AFP via Getty Images)
    Hiếu Chân/Người Việt

    Như chúng tôi đă thưa với quư độc giả trong một bài trước, cùng với đại dịch COVID-19 phơi bày bản chất thật của đảng Cộng Sản Trung Quốc, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang đi tới chỗ đổ vỡ, khó mà hàn gắn được, ít nhất là trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.

    Chưa bao giờ chính phủ Hoa Kỳ quyết tâm “thoát Trung” như hiện nay, từ cắt nguồn cung cấp linh kiện bán dẫn và nhu liệu điện toán cho tập đoàn Hoa Vi (Huawei) đến dự tính lập “quỹ hồi hương” $25 tỷ để khuyến khích các công ty Mỹ chuyển sản xuất về nước hoặc sang các nước khác nhằm tránh lệ thuộc vào hệ thống cung ứng hàng hóa của Trung Quốc.


    Hoa Kỳ không làm chuyện này một ḿnh. Đại dịch COVID-19, sự thiếu hụt bất ngờ những mặt hàng thiết yếu như khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế, đang làm nhiều quốc gia nhận ra rủi ro của việc phụ thuộc vào dây chuyền sản xuất của Trung Quốc. V́ thế, nhiều nước sẽ đi theo con đường thoát Trung do Mỹ dẫn dắt.

    Anh là một ví dụ.

    Sau khi ra khỏi Liên Âu, Anh chủ trương mềm mỏng với Trung Quốc để khai thác thị trường rộng lớn hơn 1.4 tỷ dân cho nền kinh tế Anh. Bất chấp sự phản đối của Washington, London vẫn quyết chấp nhận cho Hoa Vi tham gia xây dựng mạng viễn thông thế hệ thứ năm (5G) của nước này, đến mức trong cuộc điện đàm hồi Tháng Hai, Tổng Thống Donald Trump phải to tiếng với Thủ Tướng Anh Boris Johnson. Nhưng rồi, khi bản thân ông Johnson phải vô bệnh viện, suưt chết v́ COVID-19, thủ tướng Anh suy nghĩ lại và cánh cửa cho Hoa Vi vào thị trường Anh xem chừng sẽ đóng lại vĩnh viễn.

    Nhật là một ví dụ khác.

    Cay đắng với Trung Quốc, Nhật quyết định dành $2.2 tỷ trong kế hoạch kích thích kinh tế hơn $900 tỷ, để khuyến khích các công ty Nhật chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

    Muốn đối đầu với Trung Quốc, bản thân Hoa Kỳ cũng lôi kéo đồng minh và xây dựng quan hệ đối tác. Ư tưởng lập Mạng Lưới Thịnh Vượng Kinh Tế quy tụ bảy quốc gia (Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn, và Việt Nam) để ổn định chuỗi cung ứng hàng hóa bên ngoài Trung Quốc do Ngoại Trưởng Mike Pompeo đưa ra mới đây đang được các chính trị gia của cả hai đảng quan tâm và có thể sớm biến thành hiện thực.

    “Thoát Trung” đang là xu thế cấp bách hiện nay.

    Âu đó cũng là hướng đi khó cưỡng của thế giới thời hậu toàn cầu hóa. Lịch sử vận động theo đường xoáy trôn ốc, loanh quanh rồi cũng trở về t́nh trạng đối đầu vĩnh cửu giữa hai cực của nền văn minh, giữa tự do và độc tài, giữa dân chủ và chuyên chế – thay cho cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên xô thời trước sẽ là cuộc chiến tranh lạnh phiên bản 2.0 giữa thế giới tự do và trục độc tài do Trung Quốc làm trung tâm.

    ***

    “Thoát Trung” cũng là đề tài được giới trí thức ở Việt Nam bàn tán từ lâu, khi nhận ra rủi ro của sự lệ thuộc toàn diện vào Trung Quốc. Bàn luận rất sôi nổi nhưng chỉ trên bàn phím, c̣n thực tế th́ ngược lại, dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản, Việt Nam chẳng những không thoát mà ngày càng lệ thuộc nặng nề hơn vào người láng giềng to xác mà tham lam cùng cực ở phía Bắc.

    Bây giờ, làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc lại thắp lên ngọn lửa hy vọng, dù rất leo lét, của những người c̣n ưu tư với thời cuộc. Trong bài viết cho báo Tuổi Trẻ trong nước nhan đề “Không để mất thời cơ lần thứ ba,” Giáo Sư Trần Văn Thọ, một nhà khoa bảng về kinh tế học ở Nhật, nhận định: “Do đó, để pḥng rủi ro đứt găy mạng lưới cung ứng, làn sóng chuyển dịch nhà máy từ Trung Quốc sang các nước khác sẽ mạnh hơn nữa. Ta nhân cơ hội này tích cực tiếp nhận có chọn lọc các dự án FDI mới để đưa công nghiệp Việt Nam lên cao trong chuỗi giá trị sản phẩm và từng bước giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.” (1).

    Ḥa với lập luận của Giáo Sư Thọ, nhất là từ sau tuyên bố về Mạng Thịnh Vượng Kinh Tế của ông Pompeo, nhiều trí thức trong nước ca ngợi “thời cơ trăm năm có một” cho Việt Nam khi Mỹ chuyển hệ thống cung ứng hàng hóa ra khỏi Trung Quốc. (Xem tường thuật của VOA tiếng Việt: Mỹ quyết tâm đưa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc: Cơ hội ‘trăm năm có một’ cho Việt Nam?) (2)

    Nhưng đây là niềm hy vọng hay chỉ là ảo vọng? Cần để ư rằng, Việt Nam là một bản sao thu nhỏ của Trung Quốc ở tŕnh độ lạc hậu hơn nhiều. Cả hai nước đều theo ư thức hệ và mô h́nh quản trị cộng sản, đều công an trị, đều chà đạp nhân quyền, đều tham nhũng từ trên xuống dưới, đều coi kinh tế quốc doanh là chủ đạo, và đều có hệ thống tư pháp kiểu luật rừng… Việt Nam kém xa Trung Quốc về phẩm chất nguồn nhân lực và t́nh trạng hạ tầng giao thông.

    Những khó khăn vướng mắc mà doanh nghiệp nước ngoài phải đối mặt ở Trung Quốc đều có ở Việt Nam với mức độ tệ hại hơn. Ai dám khẳng định Cộng Sản Việt Nam sẽ ứng xử tử tế hơn, minh bạch hơn Cộng Sản Trung Quốc khi xảy ra một thảm họa có thể gây hại cho quyền lănh đạo độc tôn của họ? Thế th́, có bao nhiêu công ty sẽ chuyển tới Việt Nam làm ăn khi quyết định rời Trung Quốc? Tránh vỏ dưa để gặp vỏ dừa? Thực tế trong nước cho thấy, phần lớn các “nhà đầu tư nước ngoài” làm ăn ở Việt Nam – tuy không phải tất cả – là những tay buôn bất động sản và mồ hôi người lao động, lợi dụng nạn tham nhũng, cấu kết với nhà cầm quyền cộng sản để trục lợi mà không mang lại sự thăng tiến cần thiết cho nền kinh tế, công nghệ hay khoa học kỹ thuật của đất nước – chuyện này khác hẳn với Trung Quốc.

    Sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc có nguồn gốc rất sâu xa, từ trước khi đảng Cộng Sản chưa ra đời ở một sân banh Hồng Kông đầu thế kỷ trước, kéo dài qua gần thế kỷ, dù đánh nhau tàn độc trong cuộc chiến đẫm máu ở biên giới phía Bắc năm 1979, hay ở quần đảo Trường Sa năm 1988, mà sau đó hai bên vẫn “cộng sinh” để tồn tại giữa một thế giới ngày càng tự do hóa, dân chủ hóa. V́ thế “thoát Trung” với người Mỹ, người Anh, người Nhật có thể có khó khăn ban đầu nhưng sẽ sớm vượt qua, c̣n đối với người Việt, đó gần như là một ảo vọng, một nhiệm vụ bất khả thi.

    Muốn “thoát Trung” trước tiên phải “thoát Cộng” – chừng nào nước Việt Nam chưa có tự do và dân chủ, chưa xây dựng thể chế chính trị đa đảng, tam quyền phân lập, kinh tế thị trường tự do và nhà nước pháp quyền th́ “thoát Trung” chỉ là một ước mơ, bao nhiêu cơ hội kinh tế cũng sẽ đến rồi đi, để lại cho người dân những tiếng thở dài nuối tiếc trong một cuộc sống ngày càng bế tắc.

    Nguồn:

    (1) https://tuoitre.vn/khong-de-mat-thoi...9230447643.htm

    (2) https://www.voatiengviet.com/a/my-qu...m/5424756.html

  9. #9
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    VỈỆT NAM ĐA ĐẢNG: DÂN CHỦ - THOÁT TRUNG "

    Làm ǵ để nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc?
    Đinh Hoàng Anh
    2020-05-21

    H́nh minh hoạ. Một em học sinh Việt Nam cầm cờ Trung Quốc và Việt Nam tại lễ đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh ở Hà Nội hôm 12/11/2017
    Reuters
    Báo cáo của Nhà Trắng vừa mới đây, với tựa đề “Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ đối với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa” đă nêu bật các lo ngại của phía Hoa Kỳ trước các thách thức và đe doạ từ Trung Quốc, trong đó có các đe doạ về kinh tế.

    Phần các biện pháp cần thiết để thực hiện việc bảo vệ nền kinh tế Hoa Kỳ trước các đe doạ từ Trung Quốc, có nhắc tới một biện pháp quan trọng là Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tăng cường khả năng và sức mạnh của Uỷ ban Đầu tư nước ngoài ở Hoa Kỳ (CIFIUS) nhằm bảo vệ an ninh kinh tế Hoa Kỳ trước sự đe doạ từ các doanh nghiệp Trung Quốc.

    Trông người lại ngẫm đến ta
    Gần đây, báo chí Việt Nam đang hồ hởi đăng các thông tin về việc các địa phương đua nhau xây dựng các khu công nghiệp để đón làn sóng đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong cuộc “chiến tranh thương mại”.

    Dư luận Việt Nam có vẻ hồ hởi khi kỳ vọng về một sự thu hút đầu tư nguồn vốn từ Trung Quốc tràn sang. Một số báo chí nước ngoài c̣n cho rằng Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất trong “Thương chiến Mỹ - Trung”.

    Tuy nhiên, “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, trong thực tế, cho tới nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Chính v́ vậy, những rủi ro rất lớn đang đe doạ nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trước bối cảnh Việt Nam “sẵn sàng” đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông.

    Những con số không phản ánh thực chất
    Số liệu trên báo chí cho biết, năm 2019 ghi nhận đă có 125 quốc gia và vùng lănh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc vẫn dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7,92 tỷ USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư. Hồng Kông đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 7,87 tỷ USD (trong đó, có 3,85 tỷ USD mua cổ phần vào Công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội, chiếm 48,9% tổng vốn đầu tư của Hồng Kông), Singapore đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng kư 4,5 tỷ USD. Tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc…

    Bộ kế hoạch đầu tư nhận xét là đầu tư từ Trung Quốc tăng gần 1,65 lần, từ Hồng Kông tăng 2,4 lần so với cùng kỳ 2018 và nhận định: “đầu tư từ Trung Quốc, Hồng Kông có xu hướng tăng so với cùng kỳ do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung”.

    Một tờ báo chuyên về kinh tế đă đánh giá về sự tăng trưởng từ ḍng vốn đầu tư nước ngoài năm 2019 như sau:

    “(1) vốn góp mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp trong nước là 10,4 tỉ đô la, tăng 82,3% so với cùng kỳ năm 2018 nhưng là tăng trưởng không thực chất v́ chỉ là nhà đầu tư “chuyển từ tay trái sang tay phải”.

    (2) Hà Nội thành địa phương thu hút vốn đầu tư FDI lớn nhất qua 9 tháng với tổng số vốn đăng kư 6,15 tỉ đô la song thực chất cũng chỉ là thu hút đầu tư trên giấy v́ thực chất cũng là xử lư số liệu như trên.

    (3) Những e ngại hay đánh giá khả quan về t́nh h́nh góp vốn tăng mạnh của doanh nghiệp ngoại vào doanh nghiệp nội qua h́nh thức mua cổ phần, góp vốn do nh́n những số liệu thống kê trên cũng không có cơ sở, bởi như đă nói là doanh nghiệp trong cùng hệ sinh thái ThaiBev chuyển đổi vốn cho nhau. C̣n thực chất, 9 tháng đầu năm, vốn đăng kư FDI cấp mới không có dự án lớn nào vượt quá 300 triệu đô la.”


    H́nh minh hoạ. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân do Trung Quốc đầu tư Photo: RFA
    Như vậy, số liệu thống kê về ḍng vốn đầu tư nước ngoài chỉ cho thấy một mảnh ghép nhỏ trong một bức tranh rộng lớn của kinh tế Việt Nam. Đó chưa phải là tăng trưởng thực sự. Tuy nhiên, số liệu lại chỉ cho ta thấy sự đáng lo ngại trước nguồn vốn từ Trung Quốc, thông qua các nhà đầu tư trung gian từ Hồng Công, Thái lan…

    Mới đây, đánh giá về việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, Giáo sư kinh tế Trần Văn Thọ cho biết kinh nghiệm trên thế giới về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Viết tắt là FDI), thường phải đảm bảo 4 vấn đề trong đó, bao gồm:

    Một là, thu hút FDI phải được đặt trong một kế hoạch tổng thể. Những ngành cần thu hút FDI là những ngành mà doanh nghiệp chưa có khả năng nhưng sẽ là ngành phát triển trong tương lai. Đặc biệt là các ngành sử dụng hàm lượng tri thức cao.

    Hai là, khuyến khích thu hút FDI dưới h́nh thức liên doanh với doanh nghiệp trong nước. Bởi v́ không chỉ tạo điều kiện thu hút FDI mà c̣n phải tạo điều kiện để phát triển doanh nghiệp trong nước một cách song hành.

    Ba là, khuyến khích các doanh nghiệp FDI sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa. Từ đó mới kéo toàn bộ nền sản xuất phát triển.

    Bốn là, ưu tiên các doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc tôn trọng các quy định về lao động, môi trường.

    Xét trên bốn tiêu chí trên th́ việc thu hút FDI ở Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu này. Thậm chí, Giáo sư Trần Văn Thọ cũng chỉ ra những lo ngại về nguồn vốn FDI từ Trung Quốc đối với nền an ninh quốc gia. Theo đó, trong 100 công ty đa quốc gia lớn nhất của Trung Quốc hiện nay th́ có tới 81 là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần nhưng nhà nước Trung Quốc chi phối. V́ thế, với những tham vọng lănh thổ và cách thực hiện “phương cách kinh tế cưỡng đoạt”, th́ các hoạt động của các doanh nghiệp Trung Quốc luôn ẩn giấu đằng sau là các âm mưu của chính quyền Trung Quốc.

    Thêm nữa, h́nh thức FDI ra nước ngoài chính của doanh nghiệp Trung Quốc là mua bán và sáp nhập (M&A). Đây là h́nh thái xâm nhập, sở hữu kinh doanh nhanh chóng nhất ở thị trường nước ngoài. Báo chí Việt Nam mới đây cho biết nhiều nhà máy điện đă bị nhà đầu tư Trung Quốc thâu tóm. Đây là lĩnh vực nhạy cảm đối với an toàn năng lượng. Ngoài ra, mới đây Bộ Quốc pḥng Việt Nam cũng chỉ rơ các tư nhân Trung Quốc núp bóng hoặc thâu tóm để sở hữu các bất động sản có vị trí quân sự quan trọng.

    Doanh nghiệp trong nước bị vắt kiệt
    Việc thu hút FDI là cần thiết, nhưng phải nằm trong sự kiểm soát và song song với đó, phải tạo động lực cho doanh nghiệp trong nước phát triển. Trong suốt thời gian qua, kể từ khi mở cửa nền kinh tế, Chính quyền Việt Nam chỉ tập trung vào việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. C̣n các doanh nghiệp trong nước th́ bị kỳ thị, chèn ép và hành hạ bởi bộ máy chính quyền.

    Cho tới nay, sau hơn 30 năm thu hút vốn FDI th́ lượng vốn FDI thực hiện khoảng 211,78 tỷ đô. Con số này là ngang ngửa với tài sản nhà nước hơn 7,79 triệu tỷ đồng (gồm: tổng nguồn vốn của Nhà nước là trên 4,65 triệu tỷ đồng; tổng nợ Nhà nước phải trả là 3,14 triệu tỷ đồng).

    Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam nhỏ về quy mô so với mức trung b́nh tại các nước ASEAN. Quy mô vốn hóa trung b́nh của các công ty niêm yết, đại diện điển h́nh về những công ty tư nhân tốt nhất của Việt Nam, chỉ đạt mức khoảng 190 triệu USD. Trong khi đó, con số này là 810 triệu USD tại Indonesia, 840 triệu USD tại Thái Lan, 1,16 tỷ USD tại Singapore và 1,2 tỷ USD tại Philippines.

    Quy mô nhỏ của các doanh nghiệp Việt Nam khiến cho các hoạt động đầu tư về nghiên cứu phát triển, nâng cao tŕnh độ công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất gặp nhiều khó khăn. Tŕnh độ về quản trị công ty của các doanh nghiệp Việt Nam cũng thua xa so với các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN.

    Sự yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu từ trong chính sách của Nhà nước Việt Nam. Chính sách phát triển doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay đặt trọng tâm nhiều hơn tới h́nh thức thay v́ quan tâm đến chất lượng của doanh nghiệp Việt Nam.

    Một rào cản quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam đó là tư duy phát triển bị lạc hậu khi chuyển đổi sang kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. Từ đó đi đến các chính sách kiểu “bao cấp” và thậm chí quan điểm “bao cấp” chỉ ưu tiên một số nhóm doanh nghiệp. Đó là điều kiện tạo môi trường cho tham nhũng, nhất là đất đai, tài sản công và gây ra t́nh trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp, với cơ chế “xin - cho”.

    V́ vậy, yêu cầu đ̣i hỏi là xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và thích ứng với quá tŕnh chuyển đổi. Các quy định trong Luật Doanh nghiệp cho thấy vẫn c̣n tư tưởng gây cản trở, phiền hà để “hành” doanh nghiệp với các quy định quá rườm rà.

    Sau luật đến hàng loạt thông tư, nghị định cũng rất chậm, thậm chí có một số điều bị “gài” để cán bộ các ban ngành, địa phương có quyền “hành” doanh nghiệp và người dân do quyền “anh”, quyền “tôi” rất phổ biến hiện nay. Thậm chí, các ngành, địa phương đến cấp thấp nhất cũng ra các “quy chế” gây khó dễ cho doanh nghiệp.

    Chính v́ vậy, muốn xây dựng nền kinh tế phát triển để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, từ đó có thể dẫn đến những hệ luỵ nguy hiểm đối với an ninh quốc gia th́ một mặt, Chính quyền Việt Nam cần phải t́m cách hạn chế “sự cưỡng đoạt kinh tế” từ phía Trung Quốc. Mặt khác, cần tạo điều kiện để cho doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân được tạo điều kiện để phát triển b́nh đẳng so với các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nhà nước. Làm được như vậy, nền kinh tế Việt Nam mới có bước phát triển thực sự.

    * Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

  10. #10
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    VỈỆT NAM ĐA ĐẢNG: DÂN CHỦ - THOÁT TRUNG "

    Việt Nam bắt giữ hai thành viên Hội Nhà báo Độc lập


    Việt Nam đứng thứ 175/180 trong danh sách tự do báo chí thế giới của RSF 2020. Ảnh chụp màn h́nh minh họa. © RSF
    Thụy My
    Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) có trụ sở tại Paris hôm nay 26/05/2020 ra thông cáo đ̣i hỏi trả tự do cho hai nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Thành đồng thời kêu gọi các đối tác thương mại của Việt Nam gây áp lực để chấm dứt chiến dịch trấn áp mới này.



    Blogger Nguyễn Tường Thụy bị bắt tại Hà Nội hôm thứ Bảy 23/05 và di lư về Sài G̣n. Ông Thụy, 68 tuổi, là cựu chiến binh, phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN).

    Hai ngày trước đó, ông Phạm Chí Thành (bút hiệu Phạm Thành) cũng đă bị bắt tại nhà ở Hà Nội theo điều 117 Luật H́nh sự (tội danh chống Nhà nước) và đang bị tạm giam. Ông Phạm Thành là chủ blog Bà Đầm X̣e, và vừa công bố một cuốn sách mang tựa đề « Nguyễn Phú Trọng : Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo ». Ông cũng là hội viên IJAVN.

    Ông Daniel Bastard, phụ trách châu Á-Thái B́nh Dương của RSF tuyên bố, việc bắt giữ hai ông Nguyễn Tường Thụy và Phạm Chí Thành là một gáo nước lạnh cho những ai đang cố gắng tranh luận công khai tại Việt Nam, trong bối cảnh sắp đến Đại hội Đảng lần thứ 21. RSF kêu gọi các đối tác thương mại của Việt Nam, đứng đầu là Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ gây áp lực để Hà Nội chấm dứt trấn áp.

    Ông Bastard nhắc lại, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là ông Phạm Chí Dũng đă bị bắt từ tháng 11/2019, từng được RSF trao danh hiệu « Anh hùng thông tin ».

    Việt Nam hiện đứng thứ 175/180 trong danh sách tự do báo chí thế giới của RSF.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 219
    Last Post: 26-05-2020, 09:36 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 04-09-2019, 04:05 AM
  3. Đảng viên lão thành kêu gọi thoát Trung
    By Nhân Dân Tự Vệ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 13
    Last Post: 04-08-2014, 07:17 AM
  4. Đối thoại Mỹ - Việt về tự do thông tin
    By NguyễnQuân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 02-03-2011, 06:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •