Page 2 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 11 to 20 of 32

Thread: THẾ GIỚI THỜI SỰ TỔNG HỢP

  1. #11
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THẾ GIỚI THỜI SỰ TỔNG HỢP

    Covid-19: Bất b́nh tổng thống thiếu trách nhiệm, một thị trưởng Brazil cầu cứu quốc tế


    Một cư dân thành phố Manaus, Brazil, bên phần mộ bà, qua đời v́ nhiễm virus corona, ngày 06/05/2020. REUTERS/Bruno Kelly
    Tú Anh
    Thị trưởng Manaus cầu cứu quốc tế trợ giúp bang Amazonas chống dịch virus corona. Sau khi kêu gọi cô bé Greta Thunberg, nữ sinh người Thụy Điển tranh đấu v́ môi trường, hôm 06/05/2020, thị trưởng Arthur Virgilio gửi một đoạn băng video cầu cứu đến 21 nhà lănh đạo thế giới, trong đó có tổng thống Pháp, xin được hỗ trợ tài chính đương đầu với đại dịch vượt tầm tay của chính quyền địa phương, thiếu thốn mọi phương tiện.



    Thảm cảnh tại Manaus, hàng trăm tử thi tạm cất trong xe đông lạnh trong khi chờ đợi các hố chôn tập thể trong nghĩa trang, cho thấy quy mô tàn phá của Covid-19.

    Từ Sao Paolo, thông tín viên Martin Bernard tường thuật:

    « Manaus là thủ phủ của bang Amazonas, nằm giữa khu rừng già nhiệt đới. Manaus bị siêu vi corona hoành hành khủng khiếp. Các bệnh viện thành phố, do thiếu trang thiết bị, bị tràn ngập với số bệnh nhân quá đông. Ở nghĩa trang, người ta phải đào hố an táng tập thể.

    Thị trưởng Manaus, ông Arthur Virgilio, đẫm lệ bất lực trước quy mô quá lớn của đại họa. Ông không ngần ngại thú nhận là chính quyền địa phương bó tay trước một thảm họa vượt sức con người trước khi tung lời kêu gọi 21 nguyên thủ quốc tế trợ giúp. Một lời cầu cứu SOS đúng nghĩa để ngăn dịch siêu vi corona.

    Thị trưởng Manaus là người chủ trương phong tỏa sinh hoạt để chống dịch. Ông lên án tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro khuyến khích người dân bất tuân biện pháp cách ly. Chính thái độ này đă góp phần làm cho khủng hoảng y tế nghiêm trọng thêm.

    Chỉ trong ngày thứ Tư 06/05/2020, Manaus ghi nhận 530 nạn nhân tử vong, 5.500 người bị lây nhiễm. Thống kê chính thức này sẽ gia tăng nhanh chóng. »

  2. #12
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THẾ GIỚI THỜI SỰ TỔNG HỢP

    Covid-19 : Sức kháng cự kỳ diệu châu Phi hay bài học cho các nước giàu ?


    Khách hàng tuân thủ "giăn cách xă hội" trước một tiệm bánh ở Nam Phi, ngày 05/05/2020. REUTERS - Siphiwe Sibeko
    Anh Vũ
    Gần đến ngày được giải tỏa 11/05, người dân Pháp vừa mong chờ vừa lo lắng. C̣n chính phủ, chính quyền địa phương th́ căng thẳng với các giải pháp sau ngày dỡ bỏ lệnh phong tỏa đang gây không ít hoài nghi, tranh căi và các vấn đề nảy sinh. Đó là những thông tin chiếm phần chính các trang báo Pháp ra ngày 07/05/2020.



    Trong khi nước Pháp cũng như các nước ở khắp châu Âu đang ḍ dẫm từng bước để thoát ra khỏi ṿng phong tỏa của đại dịch virus corona, th́ nhật báo Libération chú ư đến châu Phi. Dường như lục địa nghèo và lạc hậu này đă thoát được nạn dịch của thế giới một cách ngoạn mục. Đây là sự kiện chính của Libération với câu hỏi lớn trên trang nhất : « Covid-19 : V́ sao châu Phi thành công ? ».

    Khi trận dịch Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc và hoành hành khắp thế giới, giới chuyên môn đă cảnh báo liên tục lục địa đen sẽ rơi vào thảm họa y tế. Thế nhưng « thảm họa đă không diễn ra ở châu Phi », ít ra là cho đến thời điểm này, như ghi nhận của Libération.

    Đây cũng là thắc mắc của các chuyên gia dịch tễ. Phải chăng câu trả lời nằm ở các điều kiện dân số, khí hậu, cách sống… tất cả chỉ có thể là những giả thuyết cố gắng lư giải thực tế châu Phi được trận đại dịch này chừa ra.

    Libération nhận thấy châu Phi từ trước đến giờ vẫn gắn với những bất hạnh, nghèo khổ, dịch bệnh, hạ tầng cơ sở y tế thấp kém nhất thế giới và nhất là đang có trao đổi làm ăn rất tấp nập với Trung Quốc, nước xuất khẩu dịch Covid-19, thế mà giờ đây lục địa này lại ít bị dính dịch nhất, bất chấp các dự báo thảm họa của các chuyên gia ở Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng như t́nh trạng nghèo nàn lạc hậu của châu lục.

    Theo tờ báo, trên số dân hơn 1 tỷ người của lục địa đen đến giờ có hơn 48 ngh́n ca nhiễm, số tử vong là hơn 1.900 người và hơn 16 ngh́n người khỏi bệnh. « Chiếm 17% dân số địa cầu, châu Phi chỉ có 1% bệnh nhân và dưới 1% số tử vong của thế giới. Một tỷ lệ mà các nước phát triển nhất thế giới lúc này đều phải ghen tỵ ».

    Giả thuyết đánh giá thấp số liệu thống kê cũng bị loại trừ v́ giới y tế quốc tế đă theo dơi khá sát t́nh h́nh dịch bệnh ở các bệnh viện nhiều nước trọng điểm của châu lục, hầu hết không có ǵ là căng thẳng hay quá tải.

    Tuy nhiên, những lo lắng cho châu Phi là có cơ sở. Tờ báo dẫn ra số liệu : Tại khu vực Bắc Phi b́nh quân 10 ngh́n dân mới có 2,2 bác sĩ. Trong khi châu Âu con số này là 35. Chi phí cho y tế tính theo đầu người ở những nước khá giả của châu Phi như Mozambique, Cameroun cũng không vượt quá 25 đô la. Nếu dịch lan tràn th́ các nước châu Phi làm sao có khả năng chống chịu nổi.

    Bất ngờ của châu Phi hay chỉ là phản ứng nhanh ?
    Bên cạnh những giả thuyết về độ tuổi dân số châu Phi chủ yếu là trẻ (2/3 dân số dưới 35 tuổi), một số nhà quan sát ghi nhận, châu Phi là nơi có tần số cao nhiễm các dịch bệnh khác, từ HIV, lao hay sốt rét và sốt xuất huyết Ebola, từng làm hàng trăm ngh́n người châu Phi thiệt mạng… có thể v́ được trải qua các thử thách lớn đó mà dân cư châu Phi đă phát triển một số kháng thể đặc biệt nào đó ?

    Một lư do khác có lẽ thực tế và thuyết phục hơn. Theo ghi nhận của Libération đó là các nước châu Phi nh́n chung đă phản ứng nhanh. « Ngay từ khi phát hiện những ca nhiễm đầu tiên các nước châu Phi đă áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt và hành động nhanh hơn các nước châu Âu rất nhiều ».

    Thí dụ như Maroc, khi mới ghi nhận 7 ca nhiễm ngày 13/03, nước này đă đóng cửa ngay với bên ngoài. Ngay sau đó, Maroc chuyển đổi các nhà máy dệt may sang sản xuất khẩu trang với công suất 5 triệu chiếc mỗi ngày. Nhiều nước khác ở châu lục này cũng đă hành động tương tự và nhanh chóng ra lệnh phong tỏa cả nước dưới sự giám sát chặt chẽ nếu không muốn nói là hà khắc, nhưng hiệu quả.

    Giờ đây một loạt nước châu Phi đă bắt đầu tiến hành dỡ bỏ phong tỏa. Tất nhiên là vẫn phải thận trọng v́ mối đe dọa virus corona vẫn c̣n đó. Nhiều tổ chức phi chính phủ lo ngại niềm tự hào đă khống chế trước mắt được dịch có thể khiến châu Phi tin là đă được miễn dịch với virus.

    Dù chưa thể có lư giải nào thích đáng cho hiện tượng « kỳ diệu châu Phi » kháng cự khá tốt với đại dịch, Liberation vẫn nh́n nhận đó là « bài học » đáng phải suy ngẫm cho phần c̣n lại của thế giới. Rơ ràng châu Phi lại tỏ ra có kinh nghiệm và hiệu quả chống dịch bệnh nhiều hơn cả các nước Âu – Mỹ.

    Căn nguyên của dịch bệnh
    Vẫn trong chủ đề về dịch bệnh, Libération có bài : « Y tế và khí hậu: Căn bệnh gốc », phác họa một vài nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh trên thế giới.

    Theo tờ báo, chính việc làm đảo lộn môi trường tự nhiên, phá hủy đa dạng sinh học, làm rối loạn bầu khí hậu là những yếu tố thuận lợi cho bệnh tật tràn lan và xuất hiện các đại dịch.

    Libération nhận xét : « Trong ṿng một thế kỷ, các tiến bộ khoa học kỹ thuật đă giúp giảm số người mắc bệnh, nhưng số lượng bệnh dịch cùng với sự biến hóa tiếp tục gia tăng. Thế giới đă biết đến nhiều trận dịch xuất hiện, lây lan cùng với quá tŕnh nóng lên toàn cầu, chất lượng không khí giảm sút, hệ sinh thái bị đảo lộn, hủy hoại… »

    Tờ báo dẫn cảnh báo của Marion Borderon, nhà nghiên cứu địa lư thuộc Đại học Vienna, Áo : « Nếu dưới tác động từ cách thức sản xuất của chúng ta, môi trường tiếp tục bị hủy hoại, có thể lại sẽ có một trận dịch khác giống như Covid-19 xuất hiện ».

    Như thế không phải loài người không có cách tránh. Tôn trọng không gian sinh tồn của các sinh vật sống, động cũng như thực vật, đó là giữ ǵn lá chắn thiên nhiên bảo vệ xă hội. Tổng giám đốc Tổ chức Bảo vệ Thiên nhiên Hoang dă (WWF) của Pháp, bà Véronique Andrieux khẳng định : « Chúng ta phải hiểu là cội rễ của trận đại dịch này nằm ở trong sự lựa chọn tiêu thụ của chúng ta, như trong thực phẩm của chúng ta. Đ̣n bẩy có hiệu quả để thay đổi là ngừng phá rừng, giảm tiêu thụ thịt, khoanh vùng lại sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở mô h́nh nông nghiệp sinh thái. Chúng ta phải thay đổi cơ bản trong quan hệ với thiên nhiên ».

    Trách nhiệm h́nh sự trong xử lư dịch bệnh ?
    Liên quan đến khủng hoảng dịch tễ hiện nay, nhật báo Công Giáo La Croix quan tâm đến thời sự ở nước Pháp : Cuộc tranh luận tại Quốc Hội Pháp về trách nhiệm h́nh sự trong việc xử lư dịch.

    Xă luận tờ báo ghi nhận : « Như trong những lĩnh vực khác, cuộc khủng hoảng dịch tễ hiện nay đang làm nổi lên một thách thức pháp lư và tư pháp ». Tờ báo nhắc lại những sự kiện thời sự liên quan : Ṭa Bảo Hiến Đức, hôm thứ Ba 05/5, đ̣i Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu phải giải thích trước ṭa về hành động đối phó với khủng hoảng kinh tế. Donald Trump muốn Trung Quốc phải bồi thường hàng tỷ đô la thiệt hại v́ gây ra vụ dịch này. Tại Pháp th́ là cuộc tranh luận gay gắt về trách nhiệm h́nh sự của các thị trưởng, lănh đạo làng xă hoặc người chủ thuê lao động trước nguy cơ để dịch lây lan.

    La Croix kết luận : « Hiện tượng gia tăng "tư pháp hóa" đời sống xă hội này đáng lo ngại. Xu hướng này sẽ dẫn đến t́nh trạng đổ xô kiện cáo và làm chậm lại các ứng phó với khủng hoảng… Trách nhiệm cần phải làm sáng tỏ. Nhưng không nhất thiết phải qua vô số các phiên ṭa. »

    Pháp : Huấn luyện chó đánh hơi t́m bệnh nhân Covid-19
    Phần cuối của mục điểm báo hôm nay là thông tin về một thử nghiệm khá hấp dẫn liên quan đến Covid-19 trên Le Figaro với tiêu đề : « Covid-19 có mùi không ? »

    Theo tờ báo từ hôm 30/04, hơn chục chú chó berger chuyên đánh hơi t́m ma túy, hàng lậu hay chất nổ, tại Pháp và Liban được tập trung tham gia vào dự án Nosais, của Dominique Grandjean, giáo sư Trường Thú Y Quốc Gia Alfort. Mục đích là thử dùng tài đánh hơi của các chú chó để xác định người nhiễm Covid-19, kể cả trường hợp không phát triệu chứng bệnh.

    Các chú chó được cho làm quen với mùi mồ hôi của một số bệnh nhân để sau đó có thể phát hiện những điểm chung ở các mẫu liên quan đến người bị dương tính với Covid-19.

    Sau thành công thử nghiệm cho chó đánh hơi phát hiện người mắc bệnh ung thư và dựa trên cơ sở mỗi nhân tố truyền nhiễm đều sinh ra các chất chuyển hóa, được bài tiết ra ngoài, giáo sư Grandjean nhận thấy bệnh nhân Covid-19 dường như cũng tiết ra những thành phần có mùi khác thường và với khả năng đánh hơi đặc biệt, chó có thể t́m ra sự khác biệt này.

    Thử nghiệm đang được tiến hành và cho kết quả bước đầu khá khả quan, các chú chó đường như phân biệt được mùi của người âm tính và dương tính, nhưng những người thực hiện khóa huấn luyện này c̣n phải tiếp tục tập hợp các số liệu và kiểm chứng khoa học tin cậy hơn.

    Nếu dự án Nosais thành công th́ sẽ là công cụ bổ trợ có thể làm trên diện rộng, để sau đó người có khả năng nhiễm bệnh được làm các xét nghiệm khác kỹ hơn. Kết quả của « khóa huấn luyện » đặc biệt này sẽ có vào giữa tháng 5 này. Biết đâu những chú chó tinh khôn này lại chẳng hiệu quả không kém ǵ các phần mềm thông minh truy t́m ca nhiễm virus mà các nhà khoa học đang đau đầu t́m kiếm ?

  3. #13
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THẾ GIỚI THỜI SỰ TỔNG HỢP

    Tướng Trung Cộng cảnh báo Tập Cận B́nh sẽ trả giá đắt nếu đánh Đài Loan


  4. #14
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THẾ GIỚI THỜI SỰ TỔNG HỢP

    TIN TỔNG HỢP


    (AFP) – Covid-19 : Số ca nhiễm mới tại Nga lại vượt ngưỡng 10.000. Hôm nay, 08/05/2020, tức là ngày thứ 6 liên tiếp, nước Nga ghi nhận thêm hơn 10.000 ca nhiễm Covid-19, trong đó hơn nửa là ở thủ đô Matxcơva, nơi mà lệnh phong tỏa được triển hạn đến 31/05. Như vậy, Nga hiện là quốc gia đứng hàng thứ 5 thế giới về số ca nhiễm virus corona, với 187.859 người, nhưng số ca tử vong vẫn c̣n thấp (1.723).

    (AFP) – Covid- 19 : Kinh tế Brazil có nguy cơ sụp đổ ? Hôm qua, 07/05/2020, bộ trưởng Kinh tế Paulo Guedes cảnh báo là trong một tháng nữa kinh tế Brazil có thể sụp đổ, kèm theo nạn khan hiếm thực phẩm và t́nh trạng « phân ră » xă hội. Vị bộ trưởng này ám chỉ các biện pháp phong tỏa đang có hiệu lực để ngăn chận dịch Covid -19 tại nhiều bang của nền kinh tế hàng đầu châu Mỹ Latinh. Hiện giờ, dịch virus corona tại Brazil đang tăng nhanh với tốc độ rất đáng ngại. Tính đến tối qua đă có 135.106 ca nhiễm và hơn 9.000 ca tử vong.

    (AFP) – Nghị sĩ Mỹ muốn đặt tên đường trước sứ quán Trung Quốc theo tên bác sĩ Lư Văn Lượng (Li Wenliang). Hôm qua, 07/05/2020, các nghị sĩ Mỹ đă đệ tŕnh lên cả hai viện Quốc Hội một dự luật chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh phẫn nộ : Đặt tên Li Wenliang Plaza cho con đường có đại sứ quán Trung Quốc ở Wahsington. Con đường này hiện có tên là Quảng trường Quốc tế (International Place). Bác sĩ nhăn khoa Lư Văn Lượng ở Vũ Hán là người đầu tiên báo động về dịch Covid-19 tại thành phố này vào cuối tháng 12/2019, nhưng bị công an Trung Quốc bắt giữ về tội « loan tin đồn thất thiệt ». Sau khi qua đời v́ căn bệnh này vào cuối tháng 2, ông lại được tuyên dương là « anh hùng dân tộc ».

    (AFP) – Virus corona cũng lây qua đường t́nh dục ? Một êkíp nghiên cứu Trung Quốc vừa phát hiện là tinh dịch của nhiều người nhiễm Covid-19 được xét nghiệm dương tính với virus, kể cả các bệnh nhân đang hồi phục. Nghiên cứu này, được thực hiện trên 38 người đàn ông tại tỉnh Hà Nam, vừa được đăng trên tạp chí y khoa Mỹ Journal of American Medical Association. Tuy nhiên, các tác giả công tŕnh nghiên cứu nhấn mạnh là c̣n phải tiến hành thêm các nghiên cứu khác để biết được là virus corona sống được bao lâu trong tinh dịch và lây như thế nào. Cho tới nay, người ta chỉ t́m thấy virus corona trong nước bọt, nước tiểu và phân.

    (AFP) – Tàu không gian mới của Trung Quốc trở về Trái đất an toàn. Được phóng lên không gian vào đầu tuần trong một chuyến bay thử, nhưng không có phi hành gia, tàu vũ trụ mới của Trung Quốc đă trở về Trái đất hôm nay, 08/05/2020, mà không gặp trục trặc ǵ, theo thông báo của cơ quan không gian đặc trách các chuyến bay có người lái của Trung Quốc. Đây được xem là một thành công về công nghệ của Trung Quốc. Như vậy, năm nay Bắc Kinh có thể khởi động việc xây dựng một trạm không gian lớn, dự kiến sẽ được hoàn tất vào năm 2022.

    (AFP) – Mỹ rút giàn tên lửa Patriot khỏi Ả Rập Xê Út. Hôm qua, 07/05/2020, một nguồn tin quân sự Mỹ cho biết là quân đội Hoa Kỳ đă quyết định rút 4 giàn tên lửa Patriot ra khỏi Ả Rập Xê Út, v́ cho rằng mối đe dọa của Iran đối với các lợi ích của Mỹ trong khu vực đă giảm.

  5. #15
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THẾ GIỚI THỜI SỰ TỔNG HỢP

    Mỹ giáng đ̣n 60 công ty Trung Cộng, Ấn độ thu hút 1000 công ty Mỹ rời Trung Quốc


  6. #16
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THẾ GIỚI THỜI SỰ TỔNG HỢP

    TQ bị “hắt hủi” – Tập “đứng ngồi không yên”


  7. #17
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THẾ GIỚI THỜI SỰ TỔNG HỢP

    Hoa Kỳ và Anh: Tin tặc đang tấn công các tổ chức ứng phó với virus Corona Vũ Hán
    Văn Thiện • 15:55, 08/05/20• 417 lượt xem


    Một sinh viên từ một trường kỹ thuật tham dự một thử thách tấn công mạng gần Paris vào ngày 16/3/2013. (Thomas Samson / AFP / Getty Images)

    Vào ngày 5/5, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đưa ra một cảnh báo chung rằng tin tặc “đang tích cực tấn công vào các tổ chức liên quan đến việc ứng phó với virus Corona Vũ Hán (COVID-19) ở tầm quốc gia và quốc tế”.

    Trung tâm An ninh mạng Quốc gia của Anh (NCSC) và Cơ quan An ninh Mạng và An ninh Cơ sở hạ tầng Nội địa Hoa Kỳ (CISA) đă vạch trần các chiến dịch tấn công (pdf) nhắm vào các tổ chức liên quan đến việc ngăn chặn sự bùng phát virus Corona Vũ Hán.

    Theo cảnh báo của CISA, các chiến dịch được thực hiện bởi các nhóm “tấn công liên tục nâng cao” (APT) đă sử dụng kỹ thuật “phun mật khẩu” (password spraying) để đánh cắp hàng loạt thông tin cá nhân từ chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu y tế, dược phẩm, tổ chức học thuật cũng như chính quyền địa phương.

    Theo công ty an ninh mạng Fire Eye, các tác nhân của APT thường là các nhóm tin tặc được tài trợ bởi các quốc gia nước ngoài. Các nhóm này có quyền truy cập trái phép vào mạng máy tính để đánh cắp dữ liệu hoặc phá hoại các hoạt động. Ngoài ra, họ cũng có thể tiếp tục tấn công trên cùng một mạng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm mà vẫn không bị phát hiện. Trung Quốc, Nga, Iran và một số quốc gia khác được cho là đă tài trợ những nhóm tin tặc này.

    Theo sự cảnh báo của NCSC, với sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán, các tác nhân của APT đă tăng cường các hoạt động tấn công “để có được thông tin về chính sách chăm sóc y tế quốc gia và quốc tế hoặc thu thập dữ liệu nhạy cảm về nghiên cứu liên quan đến COVID-19 v́ các lợi ích thương mại và chính trị”.

    Phun mật khẩu là một kỹ thuật tấn công sử dụng một mật khẩu mà thường được sử dụng đối với một số lượng lớn tài khoản. Mật khẩu sẽ được thử một lần cho mỗi tài khoản và nếu thất bại, tài khoản tiếp theo sẽ được thử. Càng nhiều tài khoản được thử, khả năng t́m thấy tài khoản sử dụng mật khẩu đó càng cao.

    Cách tiếp cận này cho phép tin tặc tránh bị khóa tài khoản v́ nhiều hệ thống có chức năng giới hạn số lần nhập mật khẩu không hợp lệ và sẽ khóa tài khoản khi đạt đến giới hạn của các lần thử thất bại.

    Khi một tài khoản bị xâm nhập, tin tặc có thể sử dụng quyền truy cập để đánh cắp dữ liệu cá nhân, gây hại cho nhiều tài khoản khác và đánh cắp thông tin t́nh báo hoặc sở hữu trí tuệ từ hệ thống.

    Một màn h́nh máy tính chứa đầy mă khi Dan Vera viết một chương tŕnh mà cho phép những người sống ở Cuba vượt qua sự kiểm duyệt của chính phủ nước này trong sự kiện Hackathon cho Cuba
    Một màn h́nh máy tính chứa đầy mă khi Dan Vera viết một chương tŕnh mà cho phép những người sống ở Cuba vượt qua sự kiểm duyệt của chính phủ nước này trong sự kiện Hackathon cho Cuba ở Miami, Florida, Vào ngày 1/2/2014. (Joe Raedle / Getty Images)
    Ngăn chặn các cuộc tấn công mạng
    Để giảm nguy cơ bị tấn công, CISA khuyến nghị 2 biện pháp, thay đổi tất cả mật khẩu có thể dễ dàng đoán được thành mật khẩu mạnh hơn bằng cách sử dụng chuỗi 3 từ ngẫu nhiên và thực hiện xác thực 2 yếu tố.

    Xác thực 2 yếu tố yêu cầu người dùng cung cấp cho hệ thống 2 trong số 3 thông tin liên quan đến “thứ ǵ đó bạn biết” như mật khẩu, “thứ ǵ đó bạn có” như điện thoại thông minh, mă thông báo, thẻ tín dụng hoặc “thứ ǵ đó để nhận dạng bạn” như một mô h́nh sinh trắc học của dấu vân tay, quét mống mắt hoặc giọng nói.

    Cung cấp “thứ ǵ đó bạn có” nghĩa là người dùng cần nhập mă do hệ thống tạo được gửi đến điện thoại thông minh hoặc thiết bị mă thông báo hoặc cung cấp dữ liệu thẻ tín dụng.

    Ngoài ra, các cơ quan của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh cũng đă ban hành các hướng dẫn cho các chuyên gia công nghệ thông tin về cách bảo mật hệ thống và làm cho chúng chống lại các cuộc tấn công mạng tiềm năng.

    Ông Bryan Ware, Trợ lư Giám đốc An ninh mạng của CISA cho biết: “CISA ưu tiên hỗ trợ các dịch vụ an ninh mạng cho các tổ chức y tế và tư nhân mà cung cấp các dịch vụ và vật tư y tế trong nỗ lực phối hợp để ngăn chặn sự cố và cho phép họ tập trung vào ứng phó với COVID-19”.

    Ông nói thêm: “Sự hợp tác an ninh mạng đáng tin cậy và liên tục giữa CISA với NCSC và các đối tác trong ngành đóng vai tṛ quan trọng trong việc bảo vệ công chúng và các tổ chức, đặc biệt trong thời gian này khi các tổ chức chăm sóc y tế đang hoạt động hết công suất”.

    Văn Thiện

    Theo The Epoch Times

  8. #18
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THẾ GIỚI THỜI SỰ TỔNG HỢP

    BẢN TIN 09/05: Phát hiện TQ chơi xỏ Mỹ Thẳng Tay rút giấy phép xuất khẩu khẩu trang của hơn 60 C.Ty


  9. #19
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THẾ GIỚI THỜI SỰ TỔNG HỢP

    TQ nhận HUNG TIN - Công sức hàng chục năm gầy dựng với cả núi tiền đổ vào châu Phi sẽ ĐỔ SÔNG ĐỔ BỂ?


  10. #20
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THẾ GIỚI THỜI SỰ TỔNG HỢP

    BÀI PHÂN TÍCH CỰC HAY: BỐN CÁCH MỸ SẼ TRẢ THÙ TÀU CỘNG TỘI G.I.Ế.T NGƯỜI HÀNG LOẠT BẰNG Cúm Tàu


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •