Page 3 of 11 FirstFirst 1234567 ... LastLast
Results 21 to 30 of 102

Thread: ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

  1. #21
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Mỹ - Trung - Liên Hiệp Quốc căng thẳng, Mỹ bác bỏ nghị quyết biểu dương WHO của LHQ
    Minh Thanh • 19:58, 11/05/20• 317 lượt xem


    Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 69 tại Trụ sở Liên Hợp Quốc vào ngày 24 tháng 9 năm 2014 tại Thành phố New York (Ảnh: Andrew Burton/Getty Images)

    Hoa Kỳ và Trung Quốc lại một lần nữa giao chiến tại Liên Hiệp Quốc (LHQ). Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) yêu cầu tuyên dương Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong một nghị quyết ngừng bắn toàn cầu đã bị phía Hoa Kỳ ngay lập tức phủ quyết.

    Vào tháng 3 năm nay, Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres, đã kêu gọi ngừng bắn toàn cầu để chống đại dịch và kêu gọi các bên tham chiến trên toàn thế giới rút lui khỏi chiến sự.

    Lệnh ngừng bắn toàn cầu vốn không liên quan gì đến WHO, nhưng ĐCSTQ muốn bổ sung WHO vào nghị quyết này của Liên Hợp Quốc. Chính phủ Bắc Kinh hy vọng đề cập đến tác dụng của WHO trong ứng phó với dịch viêm phổi Vũ Hán. Trong khi đó, Hoa Kỳ cho rằng cần sử dụng ngôn ngữ nghiêm khắc hơn với WHO .

    Theo AP, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được thỏa hiệp về nghị quyết của Hội đồng Bảo an này vào ngày 7/5 nhưng đến ngày 8/5, tất cả đã thay đổi và ĐCSTQ vẫn muốn sử dụng theo cách diễn đạt của mình, còn các quan chức Mỹ kiên quyết phản đối.

    Fox News đưa tin rằng mặc dù văn bản sau khi sửa đổi không đề cập cụ thể đến WHO, nhưng nó đã thể hiện rõ sự hỗ trợ cho hệ thống của Liên Hợp Quốc, "bao gồm cả các cơ quan y tế chuyên ngành".

    Một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với Fox News: "Chúng tôi đã làm việc với các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong hơn 6 tuần và đề xuất hợp tác mang tính xây dựng để đạt được thỏa thuận về nghị quyết này. Chúng tôi cho rằng mục tiêu nên là hỗ trợ Tổng thư ký kêu gọi ngừng bắn".

    Quan chức này nói: "Thật không may, ĐCSTQ đã quyết định sử dụng nghị quyết để tự thuật một cách giả dối về phản ứng đối với sự bùng phát của đại dịch. ĐCSTQ đã nhiều lần ngăn chặn Hội đồng Bảo an dung hòa các kiến nghị".

    Để chống lại sự cản trở này, Hoa Kỳ đã phủ quyết nghị quyết. Quan chức này nói: "Chúng tôi cho rằng Hội đồng Bảo an nên thông qua một nghị quyết chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ ngừng bắn, hoặc làm một nghị quyết mở rộng. Trong bối cảnh virus bùng phát, nó đòi hỏi các quốc gia thành viên phải đưa ra các cam kết về tính minh bạch và trách nhiệm".

    ĐCSTQ sử dụng đội quân mạng ‘máy tính ma’ để tạo ra dư luận giả mạo
    Lea Gabrielle, Đặc phái viên và Điều phối viên của Trung tâm Phối hợp Toàn cầu (Global Engagement Center) thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cho biết trong một cuộc họp qua điện thoại vào ngày 8/5 rằng: Kể từ tháng 3/2020, tài khoản Twitter của Bộ ngoại giao ĐCSTQ bắt đầu tăng vọt từ 30 người mỗi ngày lên 720 người mỗi ngày. Trong số những "người hâm mộ mới" này, nhiều tài khoản mới được tạo gần đây và nhiều tài khoản được sao chép.

    Ví dụ, bà đã trích dẫn rằng tài khoản Twitter “@ zlj517” của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), và tài khoản Twitter "@spokespersonch n" của bà Hoa Xuân Ánh” mới tăng thêm 10.000 người hâm mộ. Trong đó có 3.423 người giống nhau, 40% trong số đó là các tài khoản mới được tạo từ ngày 1/3 đến ngày 15/4.

    Bà Gabrielle nói: "Đánh giá của chúng tôi là việc triển khai mạng lưới này có thể cho phép ĐCSTQ nhanh chóng khuếch đại, truyền bá thông tin trên toàn cầu, và bóp méo thảo luận (đối với sự kiện) vì lợi ích của ĐCSTQ”.

    Theo nghiên cứu của Quỹ Marshall của Hoa Kỳ, bắt đầu từ năm ngoái khi xảy ra cuộc biểu tình phản đối của Hồng Kông chống Dự luật dẫn độ, xu hướng của Đại sứ quán và các nhà ngoại giao Trung Quốc là đẩy mạnh xây dựng các tài khoản Twitter. Một cuộc khảo sát do Twitter công bố vào tháng 8 năm 2019 nói rằng 200.000 tài khoản ủng hộ ĐCSTQ đã được thiết lập với mục đích là để tạo tiếng ồn cho dư luận về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông.

    Bà Gabrielle nhấn mạnh: "Những hành vi này ở nhiều nơi còn gây phản tác dụng. Chúng tôi đã thấy các chính phủ nước ngoài, các học giả và giới truyền thông từng kêu gọi tuyên truyền thông tin giả mạo của ĐCSTQ, đã gia nhập hàng ngũ của Hoa Kỳ yêu cầu sự minh bạch (của Trung Quốc)".

    Ngày càng có nhiều quốc gia đề xuất truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ hoặc tránh xa ĐCSTQ
    Vào tháng Tư năm nay, chính phủ Úc đã nhắc lại lời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc virus Corona Vũ Hán. Họ đã phớt lờ mối đe dọa kinh tế do đại sứ của ĐCSTQ tại Úc nói, rằng người tiêu dùng Trung Quốc có thể tẩy chay các sản phẩm của Úc.

    Ông Maurizio Gasparri, cựu Bộ trưởng Bộ Truyền thông Ý, thậm chí còn chỉ trích trực tiếp ĐCSTQ là một căn bệnh ung thư của trái đất. Ông cáo buộc ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và sử dụng các biện pháp kinh tế không phù hợp để kiếm lợi nhuận, khiến các quốc gia khác rơi vào khủng hoảng kinh tế.

    Sau khi ĐCSTQ đổ nguồn gốc virus sang Ý, chuyên gia y tế người Ý Giuseppe Remuzzi đã khiển trách nặng nề truyền thông của ĐCSTQ “cắt câu lấy nghĩa, ác ý bẻ cong” bài viết học thuật.

    Thụy Điển đã đóng cửa tất cả các Học viện Khổng Tử ở đất nước này. Đồng thời, phần lớn trong hơn 100 thành phố ở Thụy Điển chấm dứt mối quan hệ kết nghĩa với các thành phố của Trung Quốc.

    Vào ngày 30/3, tờ Guardian đưa tin Bộ trưởng Văn phòng Nội các Vương quốc Anh, ông Michael Gove gần đây đã tuyên bố rằng khi mới xuất hiện trường hợp mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán đầu tiên ở Trung Quốc, đã không nói rõ “quy mô, tính chất và khả năng lây nhiễm của virus", điều này khiến cho nước Anh không chuẩn bị kịp. Trong một bài viết chuyên mục trên tờ The Mail on Sunday, cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ Anh, ông Ian Duncan Smith đã cáo buộc ĐCSTQ "che đậy" sự thật và "trì hoãn" thông báo cho thế giới về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Một số quan chức Anh cũng chỉ ra không thể để ĐCSTQ "lợi dụng dịch bệnh để thu được lợi ích kinh tế". Họ đang chuẩn bị để khi dịch bệnh kết thúc sẽ "tính sổ" về những "thông tin sai sự thật" đó với ĐCSTQ.

    Thư ký phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp, bà Amélie de Montchalin, cũng mô tả sự viện trợ của ĐCSTQ và Nga đối với các nước châu Âu là "diễn kịch".

    Sau khi ĐCSTQ đe dọa trả đũa các công ty Séc và ép Chủ tịch Thượng viện Séc Jaroslav Kubera (đã qua đời) không được đến thăm Đài Loan, đã dẫn đến sự bất mãn trong chính trị Séc. Chính phủ Séc đã tổ chức một cuộc họp ngoại giao cấp cao vào tháng 3 năm nay. Chủ tịch, thủ tướng, Chủ tịch Hạ Viện và Thượng Viện, bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng cùng những người cấp cao khác đã tham dự cuộc họp. Sau cuộc họp, đã chỉ ra chính quyền Trung Quốc cần tôn trọng chủ quyền đôi bên, lên án hành vi uy hiếp của của họ và nhấn mạnh sự sẵn sàng duy trì hợp tác kinh tế và văn hóa với Đài Loan. Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babiš và các nhà lãnh đạo đảng đối lập cũng yêu cầu ĐCSTQ thay thế đại sứ Trương Kiến Mẫn (Zhang Jianmin).

    Tổng thống Trump đã ký Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho năm tài chính 2019, bao gồm một quy tắc mới cấm sử dụng tài nguyên Lầu Năm Góc cho các trường ngôn ngữ học do Trung Quốc tài trợ. Nói cách khác, những người nhận được tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ không thể nhận được tài trợ của ĐCSTQ cùng một lúc, vì vậy hơn 20 trường đại học Hoa Kỳ đã đóng cửa Học viện Khổng Tử. Các nghị sĩ tại Hoa Kỳ gần đây đã yêu cầu Bộ Giáo dục công bố kết quả điều tra tại Quốc hội, còn có nghị sĩ đã đề xuất cấm người Trung Quốc học các khóa học về khoa học và kỹ thuật tại Hoa Kỳ .

    Minh Thanh

    Theo SOH

  2. #22
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    TIN HOA KỲ: Nhận Lệnh TT Trump Mỹ tái Khởi Động Chiến Dịch Biển Đông Tàu Cộng VỠ MỘNG BÀNH TRƯỚNG


  3. #23
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Mỹ liên tiếp tập trận trên Biển Đông, ‘dằn mặt’ Bắc Kinh
    May 11, 2020 cập nhật lần cuối May 11, 2020

    Tàu ngầm Mỹ tập trận chung với chiến hạm Mỹ ở biển Tây Phi Luật Tân. (Hình: US Navy)
    MANILA, Philippines (NV) – Tàu ngầm nguyên tử, oanh tạc cơ chiến lược, chiến hạm Mỹ liên tiếp phối hợp với nhau tập trận trên Biển Đông khi Bắc Kinh bị cáo buộc bắt nạt các nước nhỏ phía Nam.

    Từ ngày 2 đến 9 Tháng Năm, ba tàu ngầm nguyên tử cùng các chiến hạm của hạm đội 7 và oanh tạc cơ chiến lược đã tập trận trong vùng biển của Philippines.

    Bản tin Bộ tư lệnh Hạm đội 7 của Lực lượng Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho hay về các cuộc tập trận tượng trưng cho nhiều kỹ thuật tác chiến đặc biệt vừa diễn ra trên Biển Đông.


    Trong đó, các hoạt động tác chiến trên mặt nước, dưới lòng biển, trên không, cả trinh sát và giám sát đã được thi hành để “khai triển các khái niệm tác chiến, cải tiến kỹ thuật tiêu diệt trên biển, đạt hiệu năng thực tế và khả năng sẵn sàng phản ứng khi có lệnh”.

    Theo bản tin vừa kể trên, các lưc lượng tham dự đã thao diễn các khả năng khác nhau và đã chứng tỏ sự phối hợp linh động của các loại lực lượng khác nhau.

    Trong khi bản tin ngày 9 Tháng Năm của Hạm đội 7 chỉ tường thuật một cách tổng quát, một bản tin của Không quân Hoa Kỳ cho hay ngày mùng 8 Tháng Tư, một chiếc oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer đã cất cánh từ đảo Guam đã bay đến tập trận với các lực lượng khác trên Biển Đông nhằm “củng cố trật tự pháp luật quốc tế tại vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương”.

    Nhưng trong bản tin ngày 8 Tháng Năm, bản tin của Hạm đội 7 đưa tin kèm theo hình ảnh của 3 chiếc tàu ngầm nguyên tử USS Asheville, USS Topeka và USS Alexandria đã rời căn cứ tại đảo Guam tới vùng biển Philipines tham dự tập trận để chứng tỏ “khả năng đối phó với khủng hoảng và xung đột trong vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương” qua “tác chiến bên dưới mặt nước và yểm trợ nhiều nhiệm vụ khác nhau”.


    Chiếc oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer cất cánh từ căn cứ Andersen Air Force Base trên đảo Guam tới Biển Đông ngày 8 Tháng Năm, 2020. (Hình: US Air Force)
    Trước khi các nhóm tàu ngầm và oanh tạc cơ nói trên tập trận, người ta đã thấy chiến hạm tác chiến cận duyên USS Montgomery và tàu tiếp vận USNS Cesar Chavez tập trận ngày 7 Tháng Năm gần một tàu khoan tìm dầu khí của Malaysia trên vùng biển đặc quyền kinh tế của nước này khi bị nhóm tàu Trung Quốc tới quấy rối, theo tin của báo Navy Times.

    Chỉ một tuần trước đó, ngày 30 Tháng Tư, hai chiếc oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer đã bay một mạch 33 giờ từ căn cứ Ellsworth Air Force Base, tiểu bang South Dakota trên nước Mỹ tới Biển Đông rồi quay trở về không ngừng nghỉ và cũng không cần tiếp nhiên liệu trên không.

    Hành động biểu diễn nhằm chứng tỏ khả năng “hiện diện khắp nơi trên thế giới (kẻ địch) không thể dự đoán trước”, bản tin của Bộ tư lệnh Không quân Chiến lược Hoa Kỳ cho hay.

    Một ngày trước đó, Thứ Tư 29 Tháng Tư, tuần dương hạm USS Bunker Hill thực hiện chuyến “tự do hải hành trên vùng biển quần đảo Trường Sa, đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý gần đảo nhân tạo Đá Ga-ven mà Bắc Kinh xây dựng các căn cứ quân sự.

    Trước đó nữa, hôm 28 Tháng Tư, khu trục hạm USS Barry đã tiến hành “tuần tra hải hành” ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.

    Hai chiến hạm Mỹ trước khi đi tuần tra hải hành thách đố tuyên bố của quyền Bắc Kinh tại Trường Sa và Hoàng Sa, đã cùng mẫu hạm trực thăng USS America tập trận với một chiến hạm của nước Úc ở khu vực biển chồng lấn chủ quyền giữa Việt Nam và Malaysia. (TN) (kn)

  4. #24
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Khó khăn vì dịch, Trung Quốc có ‘xù’ thỏa thuận thương mại?
    12/05/2020


    Các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc

    Trung Quốc khó lòng giữ đúng lời hứa mua một số lượng lớn hàng hóa của Mỹ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã khiến nền kinh tế của họ bị suy giảm nặng nề, các nhà quan sát cho biết, mặc dù các quan chức Trung Quốc công khai tuyên bố họ vẫn giữ nguyên cam kết.

    Trong cuộc điện đàm đầu tiên kể từ khi ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 hồi cuối tuần trước, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer ‘cam kết sẽ thực hiện thỏa thuận thương mại’, Tân Hoa Xã đưa tin.

    Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa sẽ xé bỏ thỏa thuận giai đoạn 1 nếu Trung Quốc không tuân thủ các điều khoản, bao gồm mua 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Ngoài ra, ông còn dọa sẽ đánh thêm thuế lên hàng hóa Trung Quốc để trừng phạt nước này vì cái mà ông gọi là ‘đưa thông tin sai và xử lý tệ dịch Covid-19’.

    Tuy nhiên, một kinh tế gia nói với VOA rằng nếu Mỹ đánh thêm thuế Trung Quốc vào lúc này thì không những Trung Quốc bị thiệt hại mà bản thân Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

    Còn lâu mới đạt được mục tiêu?

    Dữ liệu thương mại được công bố trong tuần trước được tờ South China Morning Post (SCMP) dẫn lại cho thấy Trung Quốc còn lâu mới đạt được các mục tiêu nhập khẩu khi mà đại dịch đã làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng ở cả hai nước.

    Theo tờ báo này thì Trung Quốc đã thực hiện nhiều bước kể từ tháng 1 để mở cửa thị trường cho các sản phẩm của Mỹ, bao gồm dỡ bỏ lệnh cấm đối với thức ăn gia súc, khoai tây, sữa công thức, thịt gia cầm và thịt bò. Họ đã thu hồi lại một số mức thuế quan và mở ra một quy trình miễn trừ thuế quan, trong khi tiếp tục mua thịt lợn, cao lương, ngô và đậu nành của Mỹ hồi tháng Hai.

    Tuy nhiên, họ vẫn chưa tiến gần đến lượng mua lớn mà họ đã cam kết vào tháng Giêng. Theo đó, Trung Quốc sẽ phải mua thêm 76,7 tỷ đô la hàng hóa được chỉ định của Mỹ trong năm nay, nhưng kể từ đầu năm, hàng nhập khẩu của họ từ Mỹ đã thực sự giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2019.

    Nhập khẩu hàng hóa Mỹ của Trung Quốc đã giảm 11,1% trong tháng Tư, dữ liệu hải quan cho thấy, và giảm đến 85,5% trong tháng Ba. Do Trung Quốc đã mua ít hơn rất nhiều hàng hóa Mỹ vào năm 2019 so với năm 2017, họ còn lâu mới đi gần đến đạt được mục tiêu cam kết.

    Các nhà kinh tế của Bloomberg ước tính rằng trong các mục tiêu mà Trung Quốc phải đáp ứng trong thỏa thuận giai đoạn 1, họ đã nhập khẩu chỉ có 14,4 tỷ đô la trong quý đầu tiên, thấp hơn so với mức 16 tỷ đô la Mỹ trong quý đầu tiên của năm 2019 và thấp hơn mức 34 tỷ đô la theo yêu cầu của thỏa thuận.

    Giá dầu thế giới lao dốc càng khiến tình hình tồi tệ hơn. Theo thỏa thuận giai đoạn 1, Trung Quốc hứa tăng mua sản phẩm năng lượng của Hoa Kỳ thêm 33,9 tỷ đô la trong năm nay và thêm 44,8 tỷ đô la vào năm 2021, bao gồm khí tự nhiên, dầu thô, dầu tinh chế và than đá.

    Tuy nhiên, trong quý đầu tiên, Trung Quốc chỉ nhập khẩu từ Mỹ dầu và các loại nhiên liệu khác trị giá 114 triệu đô la Mỹ, tức chưa bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2019. Trong cùng thời gian đó, họ đã mua 11,3 tỷ đô la các sản phẩm năng lượng của Nga và 10,7 tỷ đô la từ Ả Rập Xê-út.

    ‘Muốn giữ thỏa thuận’

    Mặc dù mua hàng ít hơn cam kết, nhưng một số quan chức Trung Quốc khẳng định rằng nước này vẫn muốn giữ thỏa thuận với phía Mỹ để tránh leo thang chiến tranh thương mại một lần nữa.

    “Trung Quốc chắc chắn đang cố gắng tránh leo thang cuộc chiến thương mại, công nghệ hay tài chính,” ông Jian Chang, kinh tế gia trưởng về Trung Quốc thuộc Ngân hàng Barclays ở Hong Kong, được SCMP dẫn lời nói. “Nếu Trung Quốc được đảm bảo từ phía Mỹ rằng điều tồi tệ nhất sẽ không xảy ra, họ có thể trấn an Mỹ rằng họ vẫn giữ đúng các cam kết mua thêm hàng hóa.”

    “Chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước mua thêm các sản phẩm nông nghiệp và năng lượng đã được đề xuất như là một phương cách để Trung Quốc nghiên cứu,” một quan chức chính phủ giấu tên của Trung Quốc am tường về quá trình đàm phán được SCMP dẫn lời nói.

    Một cố vấn của chính phủ Trung Quốc cho biết thỏa thuận thương mại ‘tự nó rất mong manh’ vì Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc tuân thủ các cam kết mua hàng hóa của Mỹ và đặt câu hỏi liệu các công ty nhà nước có đủ khả năng để thực hiện các cam kết này hay không.

    “Ai sẽ mua? Ai sẽ dự trữ hàng hóa này? Quốc gia hay các công ty? Rồi sau đó để cho hàng hóa hư thối trong kho? Đó không phải là cách làm của các doanh nghiệp,” vị cố vấn chính phủ này nói với SCMP với điều kiện giấu tên do tính chất nhạy cảm của vấn đề.

    Nhiều người trong cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trì hoãn một số cam kết mua hàng cho đến năm 2021.

    “Không thể nào rút khỏi thỏa thuận, nhưng đàm phán lại lại là điều hợp lý,” một cố vấn khác của chính phủ Trung Quốc nói.

    “Chẳng hạn, giá dầu thô đã giảm hơn một nửa, cho nên cho dù chúng tôi mua nhiều bao nhiêu đi nữa thì vẫn không thể đáp ứng các cam kết,” người này nói với SCMP.

    Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung trong một tuyên bố hồi tuần trước kêu gọi thực hiện đầy đủ thỏa thuận.

    Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng ‘chỉ với hai tháng thực thi thỏa thuận cho đến nay, không có đủ thời gian để đánh giá việc thực hiện của Trung Quốc đối với một số cam kết - đặc biệt là các mục tiêu mua hàng hóa hàng năm’.

    ‘Thế khó của Mỹ’

    Trao đổi với VOA từ tiểu bang California, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa nói rằng ‘cho đến giờ Trung Quốc vẫn chưa tôn trọng những cam kết của họ’ trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được ký kết ở Nhà Trắng.

    Theo ông thì nếu như vào lúc này nếu như Trung Quốc không thể mua nhiều hàng hóa Mỹ thì họ ‘phải nhượng bộ ở những lĩnh vực khác’.

    Về lời đe dọa của Tổng thống Trump sẽ xé bỏ thỏa thuận hay tiếp tục tung ra đòn thuế với Trung Quốc, ông Nghĩa cho rằng hành động này ‘trong ngắn hạn có thể khiến cho Mỹ bị bất lợi nhưng Trung Quốc sẽ bị tổn thất về dài hạn’.

    “Đại dịch đã khiến cho nền kinh tế của Mỹ đã suy sụp chưa từng thấy chỉ trong vòng 60 ngày và có thể trở lại thời kỳ Đại khủng hoảng vào những năm 1929-1933,” ông lưu ý.

    “Dĩ nhiên nếu tăng thêm thuế thì ai sẽ trả? Doanh nghiệp của Mỹ trả, giới tiêu thụ của Mỹ trả. Nhưng bề nào thì giới tiêu thụ của Mỹ cũng đang kiệt quệ vì trận dịch này rồi,” ông lập luận.

    Ông giải thích thêm rằng do ‘kinh tế Mỹ đã gặp quá nhiều vấn đề trầm trọng rồi nên có thêm vấn đề từ đánh thêm thuế cũng không nghiêm trọng lắm’. “Người dân Mỹ không quên rằng cách nay chừng 4-5 tháng, nền kinh tế của họ rất vững mạnh mà bùng một cái xảy ra đại dịch này. Họ nhìn thấy nguyên nhân đó là do Trung Quốc,” ông nói và cho rằng điều này sẽ khiến người dân Mỹ ủng hộ thêm đòn thuế với Trung Quốc.

    Ngoài biện pháp đánh thuế, ông Nghĩa nói thêm: “Chính phủ Donald Trump đang chứng minh cho doanh nghiệp Mỹ thấy rằng việc đi vào cái gọi là chuỗi cung ứng toàn cầu có quá nhiều bất lợi cho Mỹ và ông đang muốn thuyết phục các doanh nghiệp Mỹ thấy điều đó và tìm giải pháp khác.”

  5. #25
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Trung Quốc tức giận khi Mỹ tăng cường thúc đẩy Đài Loan gia nhập WHO
    Gia Huy•Thứ Ba, 12/05/2020 • 104 Lượt Xem
    Trước việc Washington và nhiều nước tích cực đề xuất đưa Đài Loan tham gia vào Hội đồng Y tế Thế giới với tư cách quan sát viên, Trung Quốc đã tỏ thái độ phản đối mạnh mẽ.



    Washington tăng cường thúc đẩy để Đài Loan có đại diện tại Tổ chức Y tế Thế giới trong một động thái được dự kiến sẽ làm tăng hơn nữa sự rạn nứt với Bắc Kinh.

    Khi đại dịch COVID-19 hoành hành khắp thế giới, Mỹ đã khen ngợi “chuyên môn đáng kinh ngạc” của Đài Loan trong việc chống lại dịch bệnh và đã tập hợp các đồng minh – bao gồm Nhật, Canada, Úc và Liên minh châu Âu – để hỗ trợ Đài Loan tham gia vào cơ quan y tế toàn cầu. Các động thái của Washington đã bị Bắc Kinh phản đối kịch liệt, cảnh báo rằng bất cứ vai trò chính thức nào của Đài Loan tại WHO sẽ xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.

    Hội đồng Y tế Thế giới, cơ quan ra quyết định của WHO, sẽ tổ chức một buổi họp hai ngày để bàn về đại dịch bằng hình thức hội nghị qua truyền hình vào cuối tháng này.

    Đài Bắc bảy tỏ mong muốn mạnh mẽ được tham gia vào buổi họp này nhưng cho biết họ vẫn chưa nhận được lời mời.

    Trong một cuộc họp báo tại Geneva đầu tuần trước, Steven Solomon, trưởng bộ phận pháp lý của WHO, nói rằng WHO công nhận Bắc Kinh là “đại diện hợp pháp của Trung Quốc”, phù hợp với chính sách của Liên Hợp Quốc kể từ năm 1971.


    “Sự tham gia của Đài Loan với vai trò quan sát viên trong hội đồng là một câu hỏi đối với 194 nước tham gia WHO. Đây không phải là việc mà ban thư ký WHO có thẩm quyền quyết định,” ông lưu ý.

    Solomon cho biết WHO hiểu rằng một số quốc gia bày tỏ sự quan ngại của họ về vấn đề này, “nhưng vai trò của nhân viên WHO không phải để tham dự vào các vấn đề địa chính trị. Thực tế, các nguyên tắc trung lập và vô tư của chúng tôi tồn tại để giúp chúng tôi tránh các vấn đề đó”.

    Ông cho biết thêm năm ngoái đại diện của Đài Loan đã tham gia 8 cuộc họp của WHO dành cho các chuyên gia và 6 sự kiện không chính thức, ngoài ra hai chuyên gia y tế đã tham gia một hội nghị video năm nay để thảo luận về đại dịch.



    Lai I-chung, chủ tịch của Prospect Foundation, một tổ chức tư vấn độc lập cho chính phủ tại Đài Bắc cho biết Mỹ đang cố gắng thúc đẩy để Đài Loan tham gia vào cơ quan y tế toàn cầu nhằm phá vỡ “quy tắc bất thành văn” bấy lâu tại WHO là sự tham gia của Đài Loan cần được Trung Quốc chấp thuận.

    Ngoài Azar, các quan chức Hoa Kỳ và các thành viên của Quốc hội cũng đã đăng tin rộng rãi trên mạng xã hội để ủng hộ chiến dịch này, bao gồm người đứng đầu Cơ quan Phát triển Quốc Tế Hoa Kỳ John Barsa, Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Hạ nghị sĩ Michael McCaul.

    Liu Yuyin, phát ngôn viên của phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Geneva, đã cảnh báo rằng việc kêu gọi để Đài Loan tham gia vào hội đồng đã gửi một thông điệp sai lầm đến các lực lượng ủng hộ độc lập tại hòn đảo này và chỉ trích Washington “đang chính trị hóa” những nỗ lực toàn cầu để chống lại đại dịch.

    Liu ám chỉ đến cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Alex Azar với các quan chức y tế Đài Loan, bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn của Mỹ để Đài Loan tham gia vào các sự kiện của WHO với tư cách quan sát viên.

    “Với cách làm như vậy, Hoa Kỳ đã chính trị hóa công việc phòng chống dịch bệnh và gửi một tín hiệu rất sai lầm tới lực lượng ly khai tại Đài Loan, Trung Quốc. Trung Quốc kiên quyết phản đối điều này,” Liu nói trong một bản tuyên bố công khai.

    Ông Liu cũng phản đối các cáo buộc rằng Đài Loan đã không được thông báo chính xác khi COVID-19 xuất hiện lần đầu tiên tại Đại lục, khi nói rằng cả Bắc Kinh và WHO đã liên lạc với hòn đảo này kể từ khi dịch bệnh bùng phát và Bắc Kinh đã cung cấp “sự trợ giúp to lớn”.

    Zhu Songling, giáo sư chuyên về các vấn đề xuyên eo biển của Đại học Liên đoàn Bắc Kinh, cũng cảnh báo rằng các vết rạn nứt giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ ngày càng rộng khi hai nước chuyển hướng sang Đài Loan.

    Zheng Zhenqing, một chuyên gia về các vấn đề Đài Loan của Đại học Thanh Hoa tại Bắc Kinh, thì chỉ ra rằng Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ trong các vấn đề chủ quyền bất chấp áp lực từ Mỹ.

    “Lý do khiến Mỹ tăng cường áp lực lên Trung Quốc về các vấn đề Đài Loan là vì Washington có thái độ thù địch chống Bắc Kinh,” ông Zheng nói.

    “Quân bài Đài Loan chỉ là một trong nhiều quân bài mà Washington có thể chơi. Nếu Mỹ muốn thể hiện lập trường chống Trung Quốc, khi đó Trung Quốc sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài phải đứng vững và bảo vệ lợi ích của chính mình.”

    Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan Joanne Ou cho biết hôm thứ Ba rằng Bắc Kinh đã không cai trị hòn đảo này kể từ năm 1949, và quyết định năm 1971 thay thế đại diện tại Liên Hợp Quốc của Trung Quốc của Đài Bắc bằng Bắc Kinh đã không giải quyết câu hỏi về Đài Loan và không cho Bắc Kinh quyền đại diện cho hòn đảo này về mặt quốc tế.

    “Chỉ có chính phủ được bầu cử một cách dân chủ mới có thể đại diện cho 23 triệu người Đài Loan trong cộng đồng quốc tế,” ông Ou nhấn mạnh.

    Gia Huy (theo SCMP)

  6. #26
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Bộ Ngoại giao Mỹ: ĐCSTQ dùng lượng lớn tài khoản Twitter tuyên truyền nước ngoài
    Mộc Lan•Thứ Ba, 12/05/2020 • 207 Lượt Xem



    Ngày 8/5, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố phát hiện chính quyền Trung Quốc đang tăng tốc sử dụng các tài khoản Twitter giả nhằm đánh lạc hướng tâm điểm gây ra đại dịch toàn cầu, tuyên truyền các thuyết âm mưu về nguồn gốc virus và đẩy trách nhiệm sang các quốc gia khác.

    Bà Lea Gabrielle điều phối viên Trung tâm Cam kết Toàn cầu (GEC) chia sẻ, đã tìm thấy bằng chứng “một mạng lưới tài khoản Twitter mới, không trung thực mà theo đánh giá của chúng tôi được tạo ra nhằm khuếch đại chiến dịch tuyên truyền thông tin sai lệch của Trung Quốc.” Những hoạt động này nằm trong mục tiêu định hướng lại dư luận thế giới công nhận Trung Quốc là nhà lãnh đạo toàn cầu, đi đầu trong việc ứng phó với đại dịch chứ không phải là căn nguyên của dịch bệnh.

    Theo CNN, trung tâm GEC đã nêu ra một danh sách nhỏ làm ví dụ, trong đó liệt kê hơn 5.000 tài khoản “không khả tín” (tài khoản giả) từ mạng lưới hơn 250.000 tài khoản hỗ trợ các đại sứ quán và nhà ngoại giao Trung Quốc lan truyền thông tin sai lệch về đại dịch virus Vũ Hán. “Đây là kết luận rút ra từ phân tích tổng thể, đánh giá kết hợp nhiều yếu tố khác nhau.” – Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.

    Các tài khoản Trung Quốc gia tăng đột biến số người theo dõi
    Từ tháng 3/2020, khi chính quyền Trung Quốc đẩy mạnh chiến dịch phát tán thông tin sai lệch toàn cầu, theo phân tích từ GEC cho thấy sự gia tăng số người theo dõi (follower) mới các đại sứ, quan chức bộ ngoại giao của ĐCSTQ ở nước ngoài từ mức trung bình là 30 tài khoản mỗi ngày lên hơn 720 tài khoản – gấp 22 lần, bà Gabrielle nói. Đáng chú ý, rất nhiều trong số đó là các tài khoản được tạo mới hoặc tạo trùng lặp.

    Trung tâm GEC cho rằng việc xử lý dịch bệnh của Trung Quốc đã bị quốc tế lên án nghiêm trọng, Bắc Kinh đã tìm nhiều biện pháp để chuyển dời áp lực, từ tổ chức ca ngợi nỗ lực dập dịch của chính quyền, chỉ trích việc xử lý dịch bệnh của các quốc gia khác và thúc đẩy các giả thuyết vô căn cứ virus này bắt nguồn từ bên ngoài Trung Quốc, ví như Hoa Kỳ.

    “Phân tích dựa trên các đặc điểm, nội dung và hành vi của hệ thống tài khoản Twitter giả mạo, trung tâm GEC cho rằng rất dễ để nhận ra chúng có liên hệ với chính quyền ĐCSTQ.” Bà Gabrielle còn cho biết: “Chúng tôi cũng tin rằng đây là chiến dịch được tổ chức quy mô. Hầu như mọi tài khoản chính thức của một quan chức nào đó của ĐCSTQ được tạo ra đều có cùng danh sách người theo dõi, nhiều tài khoản thậm chí có hơn cả ngàn người theo dõi (follow) giống hệt nhau.”


    Twitter xóa bỏ 4301 tài khoản TQ bị cho là “nhà nước thao túng”


    Nga và Trung Quốc hợp tác phát tán thông tin sai lệch
    Trung tâm GEC còn cho biết thêm rằng Trung Quốc và Nga đang đứng sau tổ chức các vụ truyền bá thông tin sai lệch về viêm phổi Vũ Hán trên Internet, Bắc Kinh áp dụng theo các chiến lược của Moscow để tạo ra sự nhiễu loạn. Họ muốn định hướng dư luận về dịch viêm phổi Vũ Hán cho những mục đích riêng của mình.

    GEC cho hay, Nga đã hỗ trợ Trung Quốc lan truyền các tin nhắn bằng tiếng Trung thông qua mạng lưới truyền thông nhà nước và các tài khoản robot. Nội dung các tin nhắn và bài đăng từ các tài khoản Twitter Trung Quốc và Nga đều có cùng mục đích làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang như là: Mỹ tài trợ cho phòng thí nghiệm sinh học của Liên Xô cũ.

    Bà Gabrielle nói thêm: “Thời gian trước đại dịch, chúng tôi thấy rằng Nga và Trung Quốc đã có mối quan hệ ‘thân thiết’ với nhau trong lĩnh vực tuyên truyền, và giờ đây, sự hợp tác này càng trở nên mật thiết hơn”. Bà từ chối tiết lộ mức độ phối hợp giữa Nga và ĐCSTQ, nhưng chia sẻ thêm rằng các tuyên truyền nhiễu loạn của hai nước xuất hiện rất đồng bộ nhịp nhàng và “cộng hưởng với nhau”.

    Đầu tháng Ba, bà Gabrielle đã làm chứng trước Quốc hội Mỹ về việc Nga đang lan truyền tin tức giả về virus để thu lợi từ đó. Bà đã chia sẻ với truyền thông rằng ĐCSTQ đang lan truyền những tin tức sai lệch virus có nguồn gốc từ Mỹ, và rằng ĐCSTQ là tổ chức “chí cao vô thượng” trong việc ứng phó với dịch bệnh.

    Theo báo cáo ngày 7/5 từ Trung tâm An ninh mới của Hoa Kỳ cho biết, trong khi Nga và ĐCSTQ cố gắng lan truyền các thông tin sai lệch để làm suy yếu liên minh các quốc gia dân chủ tự do, họ đã để lộ sơ hở “chiến thuật phân công lỏng lẻo”.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Morgan Ortagus trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo Epochtimes đã cho biết, chính quyền ĐCSTQ những ngày đầu đại dịch đã nói rằng virus này là từ Vũ Hán, sự thật là chính họ chỉ ra rằng virus có nguồn gốc từ Vũ Hán, đây là sự thật, nhưng giờ đây ĐCSTQ lại muốn bẻ lái dư luận rằng Mỹ đã đưa thứ này vào để chống lại Trung Quốc.

    Bà nói rằng vào đầu tháng Hai, Ngoại trưởng Pompeo là quan chức đầu tiên gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng ĐCSTQ chắc chắn sẽ tìm cách trốn tránh trách nhiệm đối với dịch bệnh. “Vào thời điểm đó, Chính phủ ĐCSTQ không công khai và minh bạch, ví dụ như đối với các dữ liệu liên quan tới dịch bệnh mà chúng ta cần và cần xác nhận rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì, đều không có được hồi đáp cần có.”

    Gần đây, tài khoản Twitter của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc không ngừng đăng đăng tải các thông tin sai lệch về tình hình dịch bệnh nhắm vào Mỹ, làm chia rẽ cộng đồng Mỹ và cố tình thổi phồng sự lãnh đạo “vĩ đại, quang vinh, chính xác” của ĐCSTQ.

    Cuối tháng Tư, trong một cuộc phỏng vấn với VOA, bà Lea Gabrielle, người đứng đầu GEC, cho biết: “Trước đây khi gặp phải thông tin giả mạo, chúng tôi thường cho rằng không nghiêm trọng đến mức mà Bộ trưởng Ngoại giao hoặc tôi phải lên tiếng, chúng không đáng để phản hồi; tuy nhiên, việc các quan chức ĐCSTQ tổ chức chiến dịch lan truyền tin giả đã làm chúng tôi thật sự sốc và bắt buộc phải phản bác lại. Đây là lý do tại sao các bạn thấy chúng tôi giờ đây chủ động phản hồi hơn.”

    Mộc Lan

  7. #27
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Tổng thống Trump không muốn đàm phán lại thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
    Bình luậnNguyễn Sơn • 08:24, 12/05/20• 99 lượt xem


    Tổng thống Trump không muốn đàm phán lại thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp Hội nghị G20 tại Osaka ngày 29/6/2019. (Ảnh: BRENDAN SMIALOWSKI/AFP via Getty Images)

    Tổng thống Trump không ủng hộ ý tưởng đàm phán lại thỏa thuận thương mại, dù Trung Quốc rất muốn.

    Ngày 11/5, khi được hỏi về việc Trung Quốc đang muốn đàm phán lại thỏa thuận thương mại đã ký với Mỹ hồi tháng 1, Tổng thống Donald Trump nói: "Tôi không quan tâm điều đó. Chúng ta đã ký thỏa thuận rồi!", theo Reuters.

    "Không, không một chút nào... Tôi cũng nghe thông tin đó, họ muốn mở lại các cuộc đàm phán thương mại để có một thỏa thuận tốt hơn dành cho họ", nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định không ủng hộ ý tưởng trên.

    Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn một hồi tháng 1/2020 sau một thời gian chiến tranh thương mại, tăng thuế suất hàng hóa nhập khẩu.

    Theo thỏa thuận, chính quyền Mỹ đồng ý hoãn tăng thêm thuế bổ sung lên hàng hóa Trung Quốc, trong khi Trung Quốc cam kết tăng mua số hàng hóa và dịch vụ trị giá 200 tỉ USD từ Mỹ trong giai đoạn 2 năm (2020 và 2021).

    Tổng thống Trump nói thêm hôm 11/5: "Hãy chờ xem liệu họ có đáp ứng được thỏa thuận mà họ đã ký hay không".

    Trung Quốc muốn đàm phán lại với Mỹ?
    Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 11/5 cho biết các cố vấn thương mại của nước này đã giục Bắc Kinh hủy thỏa thuận giai đoạn 1 với Mỹ để đàm phán lại một thỏa thuận mới, có lợi hơn.

    Những chỉ trích của Mỹ đối với Trung Quốc thời gian gần đây đã khiến các cố vấn thương mại Bắc Kinh tức giận và đang chia thành hai phe, theo Thời báo Hoàn Cầu.

    Phe đầu tiên ôn hòa hơn, kêu gọi đánh giá lại thỏa thuận thương mại sơ bộ với Mỹ.
    Phe thứ hai cứng rắn hơn, chủ trương hủy luôn thỏa thuận này và đàm phán lại một thỏa thuận mới theo hướng nhiều lợi ích nghiêng về Trung Quốc.
    Một cố vấn thương mại khẳng định đây là thời điểm thích hợp để bỏ thỏa thuận đã ký, bởi vì nền kinh tế Mỹ đang suy yếu và nước này lại sắp bầu cử tổng thống.

    "Nước Mỹ bây giờ không còn đủ khả năng tái phát động một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc nếu mọi thứ quay trở về vạch xuất phát", một cố vấn của Chính phủ Trung Quốc nói.

    Trong khi đó, theo báo New York Times, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ sau khi thỏa thuận trên được ký kết, nhưng vẫn chưa đáp ứng được theo thỏa thuận. Một số chuyên gia lo ngại nếu giữ tốc độ mua hàng như vậy, Bắc Kinh khó có thể đáp ứng cam kết với Washington ngay trong năm đầu tiên.

    https://www.ntdvn.com/the-gioi/tong-...uoc-36748.html

  8. #28
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Ông Pompeo: Vì sao ĐCSTQ không đáng tin?


  9. #29
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Mỹ điều Không quân, hải quân, thuỷ quân lục chiến cùng vào biển đông phá thế trận Trung Cộng


  10. #30
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG: THƯƠNG MẠI - VIRUS WUHAN - CHIẾN TRANH LẠNH ?

    Nguyễn Xuân Nghĩa | Những Chiến Lược Tiếp Theo Của Hoa Kỳ Đối Phó TQ


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. TRUY LÙNG NGUỒN GỐC VIRUS CÔRONA WUHAN
    By dtkcamau in forum Tin Thế Giới
    Replies: 57
    Last Post: 27-05-2020, 09:42 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 17-05-2020, 09:27 AM
  3. Sự tham chiến của Trung Cộng trong chiến tranh Việt Nam
    By Hiếu Thiện in forum Ngược Dòng Lịch Sử
    Replies: 0
    Last Post: 18-02-2020, 12:50 PM
  4. Sự thật về chiến tranh Việt Nam. Website cuả cựu chiến binh Mỹ
    By Hiếu Thiện in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa
    Replies: 0
    Last Post: 20-03-2018, 10:49 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 15-01-2011, 04:51 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •